Việc đào tạo các nguồn lực để phục vụ như kinh phí, khoa học công nghệ liên quan đến dự án đây là vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhất là ở địa pương xã Hiền Quan - huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. Vì vậy tạo lập nguồn kinh phí liên quan đến dự án địa phương cần phải giải quyết một số vấn đề, các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn rất đa dạng, từ đó việc đào tạo ra nguồn lực như kinh phí để cho một dự án có hiệu quả, thì nhà nước cần hỗ trợ ngân sách cho dự án, quỹ của địa phương, vay ngân hàng, các quỹ tín dụng, các doanh nghiệp và từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng một dự án về khoa học công nghệ liên quan đến dự án áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ thích hợp nhằm đạt yêu cầu tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, tăng năng xuất lao động hạ giá tình sản phẩm góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững để sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng xuất và quá trình sản phẩm, tăng sức đề kháng cho cây trồng, vật nuôi , giảm được chi phí sản xuất tăng thu nhập cho người lao động, áp dụng khoa học công nghệ phục vụ cho chăn nuôi nhằm lựa chọn nhân giống các loại gia súc có năng xuất chất lượng cao để giảm được chi phí tăng thu nhập cho người lao động.
53 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động để phát triển kinh tế hiền quan - Huyện tam nông theo hướng sản xuất hàng hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển ngành nghề hay xuất khẩu đi hợp tác lao động nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhất là từ nay đến năm 2010. Kịp thời thay đổi với sự thay đổi ngành kinh tế nông thôn sau khi các tuyến đường và cầu Ngọc Tháp được hoàn thành.
4. Các điều kiện khác:
Ngoài việc đầu tư hệ thống đào tạo và sự kết hợp với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư kết hợp với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông và tạo điều kiện cơ sở vật chất ra địa phương cần tranh thủ các điều kiện như các tổ chức quần chúng, các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ để tạo mọi điều kiện phát triển ngành nghề cơ sở vật chất lao động việc làm cho nhân dân địa phương để địa phương phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
Chương II
Thực trạng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã Hiền Quan -huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ.
I- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã hiền quan, ảnh hưởng đến đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
1. Điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lý:
Xã Hiền Quan có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi giao điểm của huyện Tam Nông với thị xã Phú Thọ là nơi có đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh lộ 315a, 315b, 315c, đồng thời có đường giao thông, đường thuỷ thuận lợi với 4km đường sông là Sông Hồng để giao tiếp với các vùng trong khu vực nhưng vì điều kiện dân số đông, đất đai để sản xuất nông nghiệp lại ít , hơn nữa đất đai để sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vùng chiêm chũng chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng. Tuy giao thông thuận tiện như vậy nhưng quốc lộ không có mà chỉ có tỉnh lộ đường giao thông liên xã ( các xã trong vùng), tuy có đường giao thông thuỷ thuận tiện nhưng đặc điểm của đường thuỷ lại không có bến bãi để neo đậu tàu thuyền và để khai thác tài nguyên thiên nhiên, tuy có dòng sông chảy qua nhưng để sang Phú Thọ giao lưu thông thường lại không có cầu bắc qua mà chỉ có bến đò ngang. Chính vì vậy việc giao lưu thông thường càng khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp, đào tạo nhân lực ở địa phương vì nếu sản xuất ra hàng hoá sẽ không tiêu thụ sản phẩm, vì vậy trong những năm qua tuy địa phương đã cố gắng đào tạo nguồn nhân lực nhưng thành công ít vì điều kiện đào tạo song không có việc làm.
- Về khí hậu:
Khí hậu của xã Hiền quan nằm trong vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng một phần của khí hậu Tây bắc bộ, một năm có bốn mùa rõ rệt nhiệt độ trung bình từ 120C đến 170C, lượng mưa trung bình trong năm từ 200mm đến 250mmm, mùa mưa thường tập chung từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm độ ẩm trung bình từ 70 – 80% nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết tương đối ổn định phù hợp cho đặc thù sản xuất nông nghiệp nhưng tuy là điều kiện tốt như vậy sản xuất nông nghiệp và đào tạo nghề lại gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cả hai vùng cho nên thường hay gặp thời tiết thiệt hại có thời gian mưa rét kéo dài , ảnh hưởng nắng miền tây làm cho cây cối chậm phát triển nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Tuy lượng mưa trung bình như vậy nhưng lại mưa bão thất thường ảnh hưởng đến mưa lũ của miền tây cho nên về mùa mưa lúa mùa hoặc các loại hoa màu thuộc vụ hè thu gặp rất nhiều khó khăn , từ những việc đó cho nên việc đào tạo nghề cho lao động khó khăn lại càng khó khăn hơn.
- Về tài nguyên:
Tài nguyên của xã Hiền Quan huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 555,7ha cả đất ở và đất trồng trên ao, hồ nuôi thả cá địa phương lại không có đất rừng để trồng cây.
Diện tích ao hồ lại ít gọi là ao hồ nhưng diện tích nhỏ hẹp chỉ có 5% quỹ đất cho đấu thầu giao khoán theo nghị định 64/CP của Chính phủ nên việc nuôi trồng thuỷ sản lại gặp nhiều khó khăn và thường bị ngập úng trong thời gian mưa lũ, vì vậy việc nuôi trồng thuỷ sản không đạt kết quả. Ngoài ra địa phương xã Hiền Quan không có loại tài nguyên khoáng sản nào khác để khai thác. Chính vì vậy cho nên cũng ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn lao động tại chỗ.
2/ Điều kiện kinh tế xã hội:
* Về đất đai:
Xã Hiền quan có 555,7ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất canh tác có 210ha diện tích trồng lúa 2 vụ lúa và 1 vụ màu là 115ha còn lại là đất trồng màu là đất đồi, chất đất chua không có khả năng phát triển cho cây trồng màu mỡ để đạt năng xuất cao mà chỉ trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra địa phương còn có quỹ đất 5% diện tích để nuôi trồng thuỷ sản , có 10% đất phù xa Sông Hồng để trồng các loại rau màu về vụ đông xuân , còn lại đất đai xã Hiền Quan không có quỹ đất màu khác để xâydựng kinh tế rừng kinh tế trang trại, chính vì vậy khó khăn cho việc đào tạo lao động ở địa phương.
* Về nguồn lao động:
Xã Hiền Quan là địa phương đông dân số mà nguồn tài nguyên đất đai lại có hạn, chính vì vậy mà nguồn lao động ở địa phương có thể nói rất dồi dào vì điều kiện trình độ văn hoá và từ trước tới nay gọi là có đào tạo cho nhân dân trong độ tuổi lao động nhưng mới chỉ là các chương trình khuyến nông kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi còn lại chưa đào tạo được những ngành nghề khác mà ở địa phương đất trật người đông thì việc đào tạo khuyến nông chỉ là vấn đề tạm thời tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, nhưng trong thực tế đất đã ít, người đã đông thì đào tạo vấn đề khuyến nông là cơ bản của người lao động trong nông nghiệp, nhưng thời vụ gieo trồng thì lại dài cho nên số lao động ở địa phương còn quá dồi dào so với những địa phương khác. Nếu tốc độ xây dựng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của xã Hiền Quan từ năm 2008 đến năm 2010 xây dựng lại các tuyến đường 315a, 315b, 315c đường xuyên á, đường mòn Hồ Chí Minh. Về xây dựng cây cầu Ngọc Tháp để giao lưu kinh tế xã hội thông thường thì xã Hiền Quan tỷ lệ thất nghiệp lao động không có việc làm có khả năng là cao nhất tỉnh Phú Thọ hiện nay, từ việc ruộng đất ít, trình độ văn hoá còn hạn chế làm nông nghiệp thuần tuý cho nên lao động lại hay ỉ nại vào làm theo thời vụ nếu rao động đi làm ở nơi khác mà việc không ổn định thì lao động lại sinh ra bệnh lười chầy ì trong lao động và trong học tập dẫn đến việc ảnh hưởng đến đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động tại địa phương.
* Về cơ sở vật chất:
Là địa phương có nguồn bình quân thu nhập đầu người trung bình của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bình quân đầu người là 4,5 triệu đồng trên năm, nguồn thu ngân sách trên địa bàn xã là 180 triệu đồng trên năm. chính vì vậy về cơ sở vật chất còn hạn chế so với các xã cùng huyện Tam nông, chủ yếu cơ sở vật chất và ngân sách là do sự hỗ trợ của cấp trên vì vậy khó có thể đào tạo được nguồn lao động tại địa phương, trong những năm gần đây trước những sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương huyện Tam Nông và tỉnh Phú Thọ đã đầu tư cho địa phương từ nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất, như 3 trạm bơm tưới, 1 trạm bơm tiêu trị giá hơn 10 triệu đồng, 3 tuyến đường giao thông thuộc tỉnh lộ trị giá hơn 4 tỷ đồng, xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia trị giá hơn 300 triệu đồng, xây dựng trường mầm non bán công đạt chuẩn quốc gia trị giá 500 triệu đồng xây dựng trường cấp 2 đạt chuẩn quốc gia trị giá hơn 3 tỷ đồng, hội trường làm việc của Đảng bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và khối dân chính Đảng được xây dựng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng, đường điện trạm biến áp cho dân sinh hoạt được xây dựng trị giá hơn 10tỷ đồng, cơ sở vật chất trong mới được xây dựng đã đưa vào sử dụng đã đạt hiểu quả cao. Nhưng địa phương vẫn rất khó khăn trong công tác đào tạo nguồn lao động trong cơ sở vật chất có thay đổi, nếu từ năm 2008 đến năm 2010 xây dựng xong các tuyến đường và cầu Ngọc Tháp thì việc cơ sở vật chất của xã Hiền Quan có khả năng sẽ đáp ứng và là địa phương có nhiều công trình nhất tỉnh Phú Thọ của huyện Tam Nông, nhưng có giao thông thủy lợi từ trước, có đường, có trạm, có cầu như vậy nhưng để đào tạo được lao động lại càng khó khăn khi ở tại địa phương vốn đang thừa lao động lại thừa hơn vì không đào tạo lao động để lao động có thể đi làm ở các cơ quan xí nghiệp lân cận mà chính tại địa phương không có một nhà máy cơ quan xí nghiệp nào dẫn đến tạo lao động có khó khăn.
- Về phong tục tập quán:
Tuy là địa phương có 2 tôn giáo, nhưng xã Hiền Quan có phong tục tập quán lâu đời, phong tục tập quán vẫn còn được lưu giữ từ trước công nguyên cho đến nay, là những ngày lễ và những ngày cầu của làng như ngày lễ khai xuân ở Đình làng, ngày lễ Đức Thánh tản, ngày lễ xuống đồng, nhất là ngày lễ hội 12 và 13 tháng giêng hàng năm với lễ hội phết Hiền Quan, là ngày tưởng nhớ bà Thiều Hoa công chúa đã giúp Trưng Trắc, Trưng Nhị khởi nghĩa hai bà Trung còn được lưu truyền cho đến ngày nay, vì chính bà Thiều Hoa là người tu hành tại Chùa Phúc Khách Tự xã Hiền quan luyện quân đánh giặc tại địa phương và chính lễ hội phết Hiền Quan là lễ hội đứng sâu lễ hội Đền Hùng ngày 10 tháng 3 âm lịch đó là những năm về trước nhưng từ năm 2005 – 2010 là những năm hướng về cội nguồn của ba tỉnh là Tỉnh Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai cho nên lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ của Hạ Hoà và đứng thứ 3 là Lễ hội xã Hiền Quan. Chính vì giữ được phong tục tập quán như vậy từ những năm trước lễ hội phết Hiền quan là do Đảng bộ và nhân dân trong xã đứng ra tổ chức nhưng từ năm 2005 – 2010 lễ hội phết Hiền Quan được Uỷ ban nhân dân huyện đứng ra tổ chức. Xã Hiền Quan được ưu ái hơn các xã ở trong vùng vì xã Hiền Quan có cụm di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Chính vì vậy ở xã Hiền Quan có phong tục “ Trẻ vui nhà, già vui chùa” cho nên các cụ là bà thường hay đến chùa để thực hiện lòng tôn kính tâm linh của mình, còn lại Đình và Đền là những nơi lui tới làm lễ và lòng thành kính tâm linh của các cụ là Nam giới ( không kể ngày lễ hội 12 – 13 tháng giêng) điều kiện để cho phong tục tập quán của xã Hiền Quan đáp ứng được tấm lòng tâm linh của các cụ các giơí đó là Hiền Quan lại có đạo công giáo và có 1 nhà xứ, 3 nhà thờ đây cũng là nơi hội tụ sinh hoạt văn hoá của người công giáo xã Hiền Quan. Chính vì vậy địa phương xã Hiền Quan có 3 ngày lễ cổ truyền đó là ngày lễ hội 12 và 13 tháng giêng, ngày phật đản 15 tháng 4 âm lịch, và ngày Noel 25 tháng 12 Dương lịch là địa phương có phong tục tập quán lâu đời của xã Hiền Quan.
Như vậy cho nên ở địa phương chỉ sinh hoạt theo phong tục tập quán của quê hương mình không theo 1 loại đạo nào khác và cũng không có tà đạo nào xâm nhập vào Hiền Quan.
3. ảnh hưởng điều kiện tự nhiên về kinh tế xã hội đến đào tạo nâng cao chất lượng người lao động.
* Thuận lợi:
Xã Hiền Quan có điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác về vị trí địa lý và giao thông thuỷ lợi về khí hậu, về cơ sở vật chất.
Nhân dân và người lao động của xã Hiền Quan có sức khoẻ, có nguồn lao động dồi dào, chịu khó lao động, chịu khó tìm tòi học hỏi các kinh nghiệm trong xã hội về đời sống tinh thần và đời sống vật chất nói chưng là về lĩnh vực kinh tế xã hội nhân dân và người lao động xã Hiền Quan luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội quy quy định của địa phương đề ra, 2 tôn giáo của xã Hiền Quan đoàn kết một lòng xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không có các tai tệ nạn xã hội.
* Khó khăn:
Tuy những thuận lợi của xã Hiền Quan đã đạt được như vậy song địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn như:
Điều kiện kinh tế đất đai còn hẹp hơn nữa dần dần đến năm 2010 diện tích đất của xã Hiền Quan chỉ còn khoảng 400ha nhường lại cho nhà nước đầu tư xây dựng công trình giao thông quốc gia và Cầu Ngọc Tháp.
Điều kiện kinh tế xã hội như vậy nhưng nếu không phát triển kinh tế thay đổi cơ cấu kinh tế sản xuất hàng hoá, đào tạo nguồn nhân lực lao động thì sẽ giảm kinh tế vào năm 2011.
Điều kiện cơ sở vật chất tuy đã một phần nào đáp ứng nhưng trong công tác giáo dục đào tạo không sớm phát triển thì càng tụt văn hoá vì tính cho đến nay trình độ văn hoá còn thấp so với các xã ở vùng nông thôn.
Trình độ văn hoá còn hạn chế từ trước tới nay nên để áp ứng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ xã tuy có trình độ trung bình khá nhưng chưa có khả năng tiếp nhận những kiến thức mới trong sant xuất hàng hoá, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, cũng chưa tiếp nhận được khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và kinh tế hội nhập, nhất là chưa hiểu thế nào là hội nhập kinh tế thương mại WTO.
* Chính vì những nội dung trên cho nên ảnh hưởng đến việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động ở địa phương.
ii- Thực trạng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
1. Khái quát số lượng nguồn lao động của xã Hiền quan
Số lượng nguồn lao động
Biểu về nguồn lao động như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
I. Dân số trung bình
II. Lao động
1. Trong độ tuổi
2. Dưới độ tuổi
3. Trên độ tuổi
Phân theo ngành
1. Lao động nông nghiệp
2. Lao động công nghiệp
3. Lao động dịch vụ
4. Lao động khác
5. Lao độn chưa có việc làm
1.2. Chất lượng nguồn lao động của xã qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng lao động
Trong đó
1.Trình độ văn hoá
- Chưa biết chữ
- Học hết cấp I
- Học hết cấp II
- Học hết cấp III
2. Trình độ chuyên môn
- Chưa qua đào tạo
- Đã qua đào tạo
- Trong đó
- Công nhân kỹ thuật
- Sơ cấp
- Cao đẳng
- Đại học
2. Thực trạng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
2.1. Đào tạo qua trường lớp:
Trong những năm qua công tác đào tạo của địa phương đã được chú trọng như đưa cán bộ đi học Đại học kinh tế quốc dân, đào tạp đại học kế toán tài chính, đào tạo trung cấp luật, đào tạo trung cấp nông nghiệp và các nguồn đào tạo khác như Trung cấp văn hoá, trung cấp chính trị, song số lượng được đào tạo còn quá ít so với số lượng cán bộ hiện có, lực lượng đào tạo của địa phương con em được đỗ vào các trường Đại học, Cao đảng, Trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật trọng các năm gần đây tăng cao so với các năm trước, nếu không tính đào tạo giáo viên sư phạm thì mỗi năm địa phương cung cấp nguồn đào tạo về Đại học Đại học 48, về Cao đẳng là 54 , trung cấp là 37, sơ cấp 33 , công nhân kỹ thuật 454 (chỉ tính riêng cho năm 2007). Như vậy trong những năm gần đây địa phương đã có chủ trương về công tác đào tạo nhân dân một phần nào đã suy nghĩ về công tác giáo dục đào tạo tại chính bản thân gia đình mình và đã tạo lao động tại chính bản thân lao động để tạo điều kiện cho lao động nâng cao nhận thức được trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kỹ thuật để nâng cao chất lượng lao động của địa phương.
- Sự biến động về công tác đào tạo.
Công tác đào tạo đã được sự quan tâm có khởi sắc và đó cũng là đi đôi với sự biến động về công tác đào tạo, bởi vì ngoài cán bộcơ sở được cử đi đào tạo là cán bộ đương nhận ra còn lại là 1 số cán bộ nguồn được đưa đi đào tạo để thay thế kế cận các cán bộ cao tuổi nghỉ công tác theo chế độ của Nhà nước. Ngoài ra các nguồn đào tạo khác như Đại học hệ chính quy, về xây dựng giao thông tuỷ lợi.....thì do các cơ quan tuyển dụng , đào tạo hệ công nhân kỹ thuật đã được lực lượng lao động đi đào tạ đông đảo, nhưng sau khi đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật xong về địa phương chưa có nhà máy xí nghiệp để cho lực lượng công nhân kỹ thuật này phục vụ tại địa phương. Chính vì vậy, lực lượng công nhân kỹ thuật vào các nhà máy, xí nghiệp khu công nghiệp ở trong tỉnh cũng như ở ngoài tỉnh để phục vụ, tuy là đào tạo xong lực lượng lao động đi là ở các cơ quan xí nghiệp ngoài địa bàn ở địa phương nhưng đây cũng là vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở xã Hiền Quan như hiện nay.
- Điều kiện được đào tạo:
Để phát huy hết khả năng và sự mong muốn được đào tạo ở địa phương xã Hiền Quan đã chủ động xây dựng kế hoạch phát huy hết khả năng của mình cùng đóng góp nguồn vốn và động viên những người con em ở địa phương đi công tác ở mọi miền tổ quốc huy động công tác ở nước ngoài ủng hộ giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất đối với hội khuyến học của xã, động viên con em địa phương mình phấn đấu học giỏi để thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệm hay công nhân kỹ thuật. Hội khuyến học địa phương động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần cho các đối tượng tham gia đi học, hơn nữa là đị phương có nhiều con em công tác ở các trường Đại học, Cao đẳng, nhất là trường công nhân kỹ thuật đưa con em ở địa phương mình về những trung tâm để đào tạo vì vậy điều kiện đào tạo ở xã Hiền Quan là tất cả những lao động trong độ tuổi nhất là ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi từ trình độ văn hoá cấp 2 đều được đi đào tạo nếu lao động đó có nguyện vọng được gia đào tạo.
- Sự phát huy của trường lớp sau đào tạo
Nhìn chung sau đào tạo sự phát huy của cán bộ đương chức cấp cơ sở và cán bộ nguồn địa phương đã phát huy được những kinh nghiệm đã học được từ các thầy cô giáo dạy ở lớp về địa phương áp dụng vào thực tế và cũng học hỏi rút kinh nghiệm để phát huy từ các học viên học cùng lớp về địa phương cungx đã tận dụng hết cơ hội hết khả nưng của mình để áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, cách thức quản lý tính năng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Về các học viên là Đại học, cao đẳng hệ chính quy cũng đem hết khả năng của mình để cống hiến cho các cơ quan, xí nghiệp và sản xuất hàng hoá xây dựng.
Các công nhân kỹ thuật đã nâng cao được tay nghề trong việc chế biến, sản xuất hàng hoá cho các doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp và khi được đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật, xong ra trường đều có việc làm ổn định góp phần vào công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là địa phương xã Hiền Quan, đây cũng là góp phần xoá đói, giảm nghèo để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
* Tóm lại:
Sau khi được đào tạo cơ bản qua các trường, các lớp cán bộ và lao động đã nâng cao nhận thức của mình, để góp phần xây dựng gia đình, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn, không những thế mà các cốt lõi nhất là từ công tác đào tạo đã làm cho chuyển biến về nhận thức từ địa phương có trình độ văn hoá hạn chế đến việc phát triển kinh tế lạc hậu thiếu công ăn việc làm chưa hiểu thế nào là sản xuất hàng hoá, thế nào là kinh tế thị trường, thế nào là kinh tế quốc tế, thế nào là thất nghiệp. Đến nay đã được đào tạo đã được hiểu, từ đó để tuyên truyền đến toàn thể quần chúng nhân dân để nhân dân hiểu và phát huy tính tự chủ của mình trên địa bàn xã Hiền Quan.
2.2. Đào tạo qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.
Trong những năm gần đây sau sự thiếu hụt về khoa học kỹ thuật công nghệ và sự thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệo địa phương đã kết hợp với các trường dạy nghề, trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ, huyện Tam Nông và các tổ chức Đoàn, Đội, Hội đoàn như Đoàn Thanh Niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh kết hợp với các tổ chức hội của cấp trên tổ chức học các lớp ngắn hạn để cho phù hợp với tình hình thực tế ở nông thôn hiện nay về sản xuất hàng hoá và các kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, hiểu rõ thế nào là sự cần thiết để đào tạo, như các lớp sơ cấp thú y, sơ cấp nông nghiệp do Hội nông dân tỉnh và hội phụ nữ tỉnh tổ chức đào tạo, giáo viên là trường trung học kỹ thuật giảng dạy, lớp mô hình làm kinh tế VAC của hội cựu chiến binh, lớp thanh nien lập nghiệp đào tạo đoàn viên thanh niên tham gia học tập các nghề do trung tâm dạy nghề của tỉnh giảng dạy, ngoài ra còn các lớp đào tạo như tập huấn từ 10 ngày đến 15 ngày, tập huấn cho lao động và nhân dân kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, các loại giống mới đạt hiệu quả kinh tế cao ở các vùng trong tỉnh và tỉnh bạn để đem áp dụng vào địa phương. Chính vì vậy được sự động viên của các đoàn, hội đội cho nên lực lượng tham gia là lao động ở địa phương đạt tỷ lệ theo các lớp tập huấn hay học sơ cấp đạt tỷ lệ khá cao, mở lớp tham gia lớp học ít nhất là 45 người lớp học cao nhất là 120 người đạt được kết quả trên phải nói đến là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền sự nhiệt tình vào cuộc của các đoàn thể nhân dân và sự ham học để chuyển biến kiến thức của quần chúng nhân dân và những người là lao động ở địa phương.
Sau các lớp đào tạo ngắn ngày các học viên và lao động địa phương đã sử dụng được kiến thức ở trường ở lớp do các giảng viên và giáo viên dạy và hướng dẫn, ngoài ra các học viên lao động địa phương còn tiếp thu rút kinh nghiệm từ các bạn cùng lớp để đưa vào sử dụng áp dụng tại địa phương, gia đình mình về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi tăng năng xuất về cây trồng, vật nuôi và cũng hiểu ra thế nào là sản xuất hàng hóa, thế nào là kinh tế thị trường, thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế và chính bản thân lao động đã đem lòng nhiệt huyết tiếp thu kiến thức của mình tuyên truyền hướng dẫn cho các người khai trong thôn xóm mình sinh sống để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình tạo ra thu hút được nguồn lao động tại chỗ để xóa đói giảm nghèo.
2.3. Đào tạo chuyền nghề:
Tuy địa phương đã có các nghề truyền thống như nghề mộc, nghề đan lát song không đáp ứng được thị trường và không theo được kỹ thuật công nghệ mới để đưa vào sản xuất xuất khẩu mà nghề chỉ chủ yếu là hàng hóa thông thường, chính vì vậy việc đào tạo nghề là cơ bản và cần thiết cho lao động nông thôn, việc đào tạo nghề chủ yếu là chuyền tại nghề do gia đình dùng họ chuyền lại cho nhau. Năm 2007 được sự quan tâm của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, ủy ban nhân dân huyện Tam Nông cho xã Hiền Quan xây dựng một làng nghề truyền thống là làng mộc và các nghề khác do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Hàn Quốc tài trợ về vốn và kỹ thuật bước đầu từ tay nghề mình đã có và đang sản xuất tại địa phương trung tâm nghiên cứu của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Hàn Quốc và Việt Nam đã đưa giáo viên về địa phương đào tạo và bổ trợ thêm cho những người đã có tay nghề và mở một trung tâm đào tạo nghề tại xã Hiền Quan để tất cả các lao động trên địa phương yêu nghề mộc học và được đào tạo các lứa tuổi kế cận làng nghề, chuyền nghề đan lát cũng bắt đầu có hướng khởi sắc ở địa phương, năm 2006 làng nghề của Tỉnh Phú Thọ mở lớp đào tạo nghề đan lát mây, tre nan xuất khẩu bước đầu đi vào hoạt động khá khả quan. Nói chung về đào tạo nghề ở xã Hiền Quan trong 2 năm qua đã đi vào hoạt động, các lớp sau khi đào tạo đã nâng cao được tay nghề đã làm cho những sản phẩm trước kia có giá trị kinh tế thấp cho đến nay đã có giá trị kinh tế cao, nếu được đào tạo tiếp tục thì hàng hóa ở xã Hiền Quan là nghề mộc, nghề đan lát sẽ xuất khẩu ra nước ngoài vào những năm gần đây, góp phần đem lại phát triển kinh tế xã hội cho địa phương nhưng quan trọng hơn là sau khi được đào tạo các nghệ nhân, các lao động hăng say với công việc hơn và tiếp cận được khoa học công nghệ, hơn nữa lao động hiểu biết thế nào là sản xuất hàng hóa để đáp ứng yêu cầu thị trường hàng hóa hiện nay.
2.4. Tác động nâng cao kinh tế của xã hội.
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo.
Để nâng cao nhận thức về kinh tế hội nhập và kinh tế sản xuất hàng hóa theo công cuộc đổi mới của đất nước, hơn nữa việc đào tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa phương xã Hiền Quan trong những năm qua Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân xã Hiền Quan đã cử cán bộ đi đào tạo ở các trường như Trường Đại học kinh tế quốc dân, trường trung cấp nông nghiệp,và đi dự các lớp tập huấn ngắn ngày do tỉnh Phú Thọ tổ chức như các lớp tìm hiểu về tổ chức thương mại thế giới WTO, quản lý nhà nước về kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới, hay đào tạo lao động để xuất khẩu lao động xóa đói giảm nghèo, qua các lớp đào tạo về địa phương để cán bộ lãnh đạo hiểu biết nắm chắc quy luật phát triển kinh tế theo thời kỳ đổi mới để lãnh đạo địaphương quản lý, nắm chắc hơn nguồn lao động ở địa phương có phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn hiện nay nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân để phát triển kinh tế văn hóa xã hội.
- Đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật.
Thực trạng kinh tế nông nghiệp của xã Hiền Quan sự phát triển còn hạn chế chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chính vì vậy trong những năm qua xã Hiền Quan đã đưa đi đào tạo cán bộ đội ngũ cán bộ kỹ thuật qua các lớp đào tạo của các trường kinh tế nông nghiệp qua các lớp về địa phương, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn nhân dân lao động trong địa phương áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi đã được đạt hiệu quả kinh tế và đã làm chuyển biến được trong nhân dân cách đầu tư mới áp dụng kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi. Phải nói rằng nếu đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật thường xuyên liên tục và đầu tư ngay từ những năm đổi mới thì sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, thu mô hình mới thì viên phát triển kinh tế xã hội ở địa phương còn phát triển hơn nữa.
- Tác động của đào tạo đến phát triển kinh tế.
Việc đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật là việc rất cần thiết vì cán bộ lãnh đạo , cán bộ kỹ thuật được đào tạo thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để có năng xuất cao là vấn đề thường xuyên mà nghị quyết của Đại hội Đảng đã đề ra, sự phát triển kinh tế trong nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nhân dân không phải là do tự nhân dân nghĩ ra cách làm để phát triển kinh tế mà hoàn toàn do các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu. Chính vì vậy cán bộ lãnh đạo cán bộ kỹ thuật khi tiếp thu qua các lớp đào tạo về địa phương hướng dẫn cho nhân dân cách đầu tư , cách làm, cách áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách đào tạo và đào tạo như thế nào để nhân dân hưởng ứng đồng tình ủng hộ để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cũng như đạt chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện việc làm cho người lao động ở địa phương để nâng cao đời sống, đó chính là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mà nhân dân mong đợi.
* Những hạn chế và những vấn đề cần giải quyết.
+ Những hạn chế. - Hạn chế của việc đào tạo là các cấp ủy chính quyền chưa quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ đương chức cũng như đội ngũ cán bộ dự nguồn của địa phương.
- Trình độ cán bộ ở cơ sở còn thấp chưa chịu khó tìm hiểu về quy luật thị trường chưa áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào cây trồng vật nuôi.
- Việc đào tạo lao động ở địa phương chưa có chương trình đào tạo chưa có đủ cơ sở vật chất để đào tạo cho lao động tại địa phương.
- Trình độ dân chí còn thấp dẫn đến việc áp dụng cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chưa kịp thời.
- Đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng nhưng sau khi được đào tạo chưa sắp xếp được cho người lao động về việc làm nếu có sắp xếp được thì không đúng ngành nghề được đào tạo mà lao động đã học được ở trường ở lớp, cho nên lao động chán nản không muốn làm việc.
- Một số cán bộ đã được đào tạo song sự chây ì dựa vào cấp trên là chủ yếu cho nên không phát huy được khả năng của mình.
+ Những vấn đề cần giải quyết.
- Đảng bộ và nhân dân địa phương cần phải quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực hiện có, đào tạo cán bộ là vấn đề cơ bản để phát huy việc nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Cần phải tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và cây trồng vật nuôi để sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường hiện nay.
- Cần phải đào tạo nghề cho lao động ở địa phương để đến năm 2010 địa phương không còn lao động thiếu việc làm.
- Khi cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo địa phương nên xếp việc đúng ngành, đúng nghề để phát huy tác dụng những vấn đề cán bộ đó đã tiếp thu ở trường, ở lớp về áp dụng thực tế tại địa phương.
Đạt được những vấn đề trên thì sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đã đóng góp một phần trong việc phát triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế hiện nay.
chương III
phương hướng và giải pháp đào tạo
II- Phương hướng đào tạo
Để đáp ứng nâng cao được nguồn nhân lực lao động để phát triển kinh tế xã hội của xã Hiền Quan trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay và nhất là địa phương xã Hiền Quan từ nay đến năm 2010, ngay từ bây giờ năm 2008 Đảng bộ và nhân dân xã Hiền Quan phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo từ cán bộ đến người lao động để nâng cao nhận thức về lao động và việc làm về sản xuất hàng hóa với xuất khẩu trong điều kiện mới. Chính vì vậy những năm tiếp theo phải có những phương hướng cụ thể.
1. Các loại hình đào tạo.
Phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo tập chung, đào tạo ngắn ngày, đào tạo qua các trường lớp tập huấn về tất cả các ngành, các nghề từ quản lý, đến cán bộ kỹ thuật đào tạo lao động đủ các ngành các nghề để khi thay đổi về đất đai thì lao động có thể tiếp ngay những khoa học kỹ thuật mới vào các cơ quan xí nghiệp doanh nghiệp có thể bắt tay vào lao động được ngay, tránh việc khi thay đổi cơ chế, thay đổi cơ cấu kinh tế nhất là xã Hiền Quan khi Cầu Ngọc Tháp và các tuyến đường xuyên á , đường mòn Hồ Chí Minh khởi công xây dựng thì đất canh tác trong nông nghiệp bị thu hẹp lao động lại không được đào tạo sẽ bị hẫng hụt về việc làm, đào tạo chú ý đến đào tạo các ngành nghề truyền thống để nâng cao được ý thức lao động, nâng cao được tay nghề sản xuất hàng hóa để hội nhập với cơ chế thị trường và kinh tế quốc tế, đào tạo để nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ của cán bộ lãnh đạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, nhưng đào tạo đa ngành, đa nghề phải tính tới đào tạo có tính kế thừa thường xuyên, liên tục.
Đào tạo tổng hợp kiến thức.
Công tác đào tạo là vấn đề cơ bản nhưng đào tạo phải đào tạo tổng hợp các kiến thức trong quy trình đào tạo như đào tạo văn hóa, đào tạo chuyên môn, đào tạo công nghệ, đào tạo khoa học kỹ thuật, đào tạo pháp luật.
+ Về văn hóa:
Đào tạo về văn hóa là vấn đề cơ bản và cần thiết theo sự nâng cao nhận thức của con người. Chính vì vậy chủ trương của Đảng và Nhà nước đa dạng xã hội hóa giáo dục, trong điều kiện của địa phương hiện nay, việc đào tạo văn hóa vô cùng quan trọng, vì tỷ lệ phổ cập cho đến nay mới chỉ là phổ cập hết cấp Imà nếu phổ cập hết cấp I thì việc đào tạo lao động lại càng khó khăn trong giao đoạn hiện nay, ngoài những lao động hay học sinh, sinh viên đã được đào tạo hoặc đang học ra địa phương cần tập chung đào tạo văn hóa phổ cập ít nhất phải là hết cấp 2, sau đó chuyển đổi các trung tâm đào tạo nghề để lao động có thể vừa học văn hóa, vừa học nghề ( Trung tâm đào tạo nghề tỉnh Phú Thọ, trường cao đảng hóa chất Lâm Thao, trường trung học kỹ thuật công nghiệp.
+ Đào tạo về chuyên môn.
Vì việc hạn chế về trình độ chuyên môn, về công tác quản lý chuyên môn còn có những vấn đề chưa hiểu biết, chưa nắm rõ được quản lý như thế nào, chuyên môn phải làm gì cho nên việc đào tạo chuyên môn là vấn đề rất cần thiết hiện nay ở địa phương xã Hiền Quan, vì trong công tác đại đa số là công chức xã làm kiêm nhiệm, có thể là đang làm việc này lại chuyển sang làm việc khác trái với ngành nghề đào tạo, hơn nữa còn một số cán bộ chưa có trình độ chuyên môn lại làm việc chuyên môn vì vậy việc đào tạo chuyên môn là vấn đề cần thiết như đào tạo chuyên môn về chuyên ngành kế toán, chuyên ngành giao thông, chuyên ngành thủy lợi, chuyên ngành địa chính môi trường, chuyên ngành văn hóa chính được đào tạo chuyên ngành cho nên khi được giao nhiệm vụ cán bộ chuyên môn tiếp cận được sớm và đi vào hoạt động giúp địa phương nhân dân hay cán bộ quản lý yên tâm tin tưởng vào chuyên môn để phát triển được lâu dài và bền vững.
+ Đào tạo về công nghệ.
Thực hiện theo nghị quyết của Đảng bộ xã Hiền Quan phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, vì vậy việc thay đổi tập quán về sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trường là vấn đề cơ bản và cần thiết vì vậy địa phương phải có hướng cụ thể đưa cán bộ và lao động đi đào tạo công nghệ mới có đào tạo được cán bộ và lao động đi đào tạo công nghệ mới trong sản xuất hàng hóa, thì khi thay đổi về đất sản xuất nông nghiệp thì việc áp dụng công nghệ mới vào trồng trọt chăn nuôi hay xây dựng cơ sở sản xuất cho phù hợp với lượng lao động sản xuất hàng hóa và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương. ngoài việc đào tạo công nghệ về sản xuất nông nghiệp còn phải đào tạo công nghệ về các ngành nghề như nghề mộc, nghề đan lát....
+ Đào tạo khoa học kỹ thuật gắn với thực tiễn.
Đào tạo là vấn đề cơ bản hiện nay nhất là đến với đào tạo khoa học kỹ thuật, việc sản xuất nông nghiệp là vấn đề then chốt trong nông nghiệp nông thôn xã Hiền Quan, nhưng việc đào tạo khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp lại là vấn đề quan trọng vì không ó khoa học kỹ thuật, thì việc tăng năng xuất cây trồng và vật nuôi khi có thể đưa lên năng xuất cao đạt được theo yêu cầu hiện nay và các ngành nghề khác, vì vậy cần phải đào tạo khoa học kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân lao động, nhưng đào tạo không chỉ đào tạo trên cơ sở là lý thuyết mà đào tạo lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Vì vậy khi cán bộ và người lao động được đào tạo địa phương cần căn cứ vào phương hướng phát triển để có địa điểm có cơ sở để thực hành hơn nữa những cán bộ và lao động đã được đào tạo phải gắn liền với thực tiễn thì hiệu quả đào tạo mới nâng cao được trình độ đào tạo.
+ Đào tạo luật pháp:
Để xây dựng được ý thức pháp luật, việc đào tạo con người về khoa học kỹ thuật, về chuyên môn nhưng không thể thiếu đó là đào tạo về luật pháp, vì người được đào tạo không hiểu về pháp luật, không hiểu về quy định của pháp luật thì sẽ đi đôi với việc không thành công trong lao động sản xuất mà lại bị phá họai trong kinh tế không những thế vi phạm luật kinh tế ,vì vậy ngoài đào tạo về chuyên môn kỹ thuật thì người lao động phải được đào tạo về luật pháp để chấp hành và tuân thủ theo quy định của pháp luật, không những đào tạo có pháp luật Việt Nam cần được đào tạo luật pháp quốc tế và các quan hệ quốc tế để khi tiếp cận với kinh tế quốc tế người quản lý hay người lao động không bị động khi quan hệ kinh tế quốc tế hay giao tiếp quốc tế.
3. Đào tạo phải gắn sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước.
Việc đào tạo cán bộ và người lao động cần thiết trong cơ chế mới hiện nay nhưng việc đào tạo mà cán bộ người lao động tự đi đào tạo có nghĩa là tự tìm việc làm, tự học hỏi vì vậy việc đào tạo hiện nay cần phải được sự giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội cả về vật chất và tinh thần, vì nếu nhà nước không tạo điều kiện cho cán bộ và người lao động về kinh phí về thời gian thì cán bộ và người lao động không có đủ điều kiện để đi đào tạo, với điều kiện kinh tế ở nông thôn hiện nay nhất là đối với địa phương xã Hiền Quan, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì người lao động đi đào tạo là khó có thể thực hiện được, nhà nước cần đầu tư về cơ sở vật chất, vị trí địa điểm để việc đào tạo được đạt kết quả, địa phương là nơi cung cấp cán bộ và lao động đưa đi đào tạo lấy kiến thức lấy khoa học kỹ thuật để áp dụng vào đời sống, hơn nữa các ngành, đoàn thể cần quan tâm hơn nữa đến đoàn, hội, đội của mình tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ được đào tạo để đưa khả năng của mình , lòng nhiệt huyết của mình kiến thức của mình áp dụng vào cuộc sống.
4. Đào tạo phải gắn với việc sử dụng lao động sau khi được đào tạo.
Việc đào tạo là vấn đề cần thiết song sử dụng lao động là vấn đề cần thiết và cấp bách hơn, bởi vì cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn hay lao động nông thôn sau khi được đưa vào đào tạo ở các trường hay các lớp hoặc đào tạo nghề về địa phương không được sử dụng vào làm việc hay đang công tác đi đào tạo về lại phải nghỉ việc chuyển sang làm việc khác không đúng với ngành nghề mình được đi đào tạo là vấn đề nổi cộm. Chính vì vậy những cán bộ nguồn hay lao động đã được đưa đi đào tạo chính quy hay không chính quy về địa phương không được xếp việc thì họ sinh ta chán nản không muốn làm việc tại địa phương vì trong quá trình tham gia đào tạo họ đã tốn thời gian theo học tại các trường, hơn nữa họ lại phải tốn thêm một phần kinh phí để đi đào tạo trong khi điều kiện kinh tế họ lại gặp nhiều khó khăn trong gia đình, vì vậy họ lại không muốn đi đào tạo và theo sau đó là những người đang muốn đi đào tạo lại gặp phải những người đi đào tạo về không được xếp việc cho nên ảnh hưởng đến việc đào tạo những lực lượng tiếp sau đó. Vì vậy việc đưa cán bộ và lao động đi đào tạo phải gắn với việc bố trí việc làm và sử dụng lao động sau khi được đào tạo.
II- Giải pháp đào tạo:
1- Nhà nước cũng như địa phương phải có quy hoạch sản xuất xác định nhu cầu lao động để đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Quy hoạch là một quá trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân để xây dựng chiến lược đối với quy hoạch và kế hoạch phát triển kin tế xã hội, trong việc quy hoạch phải được phát triển kinh tế xã hội, trong việc quy hoạch phải đạt được 2 vấn đề là xây dựng chiến lược và phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở các mục tiêu vĩ mô phương hướng phát triển và phân bổ các ngành trong địa phương, quy hoạch phải thay từng thời gian 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa để có tính lâu dài trong việc phát triển đào tạo. Trong quy hoạch gắn với việc bố trí chiến lược và quy hoạch phát triển ngày càng có ý nghĩa quan trọng căn cứ vào quy hoạch để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch, trong quy hoạch cần phải phân tích yếu tố tác động nguồn lực trong quá trình phát triển trong quy hoạch, xây dựng các phương án phát triển và lựa chọn cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong vùng nông thôn để quy hoạch nhất là đối với địa phương xã Hiền Quan.
Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương xã Hiền Quan huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ chính vì vậy địa phương phải quy hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách đúng hướng ổn định tránh được chồng chéo mâu thuẫn để tạo tiền đề cho địa phương phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
Quy hoạch cần xác định đúng các quan điểm, mục tiêu, định hướng chủ yếu có sự bố trí chiến lược đúng, đồng thời cần có tính linh hoạt trong các phương án, giải pháp nhất là với những ngành và lĩnh vực gắn với nhu cầu và diễn biến thị trường sản xuất và nhu cầu của lao động để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Quy hoạch phải thường xuyên bổ xung, tư liệu cần thiết để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp tình hình thực tế, song quy hoạch cần phải chú ý giải quyết các mâu thuẫn và tính đến những vấn đề có thể nảy sinh đảm bảo sự hoà tan bền vững của hệ thống tự nhiên kinh tế xã hội.
Quy hoạch trên cơ sở đánh giá nguồn lực tại địa phương khu vực về lao động, đất đai, các tiềm năng khác cơ hội thách thức và mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội cơ sở hạ tầng để căn cứ xây dựng cho từng ngành, từng lĩnh vực để đem lại kết quả phát triển cân đối nhịp nhàng theo một định hướng thống nhất thích hợp để đạt được tốc độ phát triển nhanh trình độ phát triển cao về kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
Trong thời gian quy hoạch nhà nước và địa phương cần đánh giá được các nguồn tài nguyên của địa phương và các vùng lân cận, về các nguồn lực để đáp ứng được yêu cầu của quy hoạch, quy hoạch phải tính đến quy mô chất lượng dân số của địa phương và những yếu tốt tác động đến dân số, lao động, tiềm năng nguồn nhân lực của địa phương cả về số lượng và chất lượng và các yếu tố về văn hóa truyền thống phong tục tập quán ở địa phương xã Hiền Quan và các xã lân cận.
Quy hoạch phải đánh giá tình hình phát triển kinh tế chung của địa phương đánh giá thực trạng phát triển các ngành để đào tạo lao động, đánh giá quá sự phát triển của cơ cấu hạ tầng, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đánh giá các yếu tốt bên ngoài tác động đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và tác động của kinh tế quốc tế, tác động của các vùng lân cận, từ đó đưa ra các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các phương án tăng trưởng kinh tế, lựa chọn cơ cấu đầu tư về khả năng các nguồn vốn của địa phương có thể huy động được từ các vốn của chương trình quốc gia như vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ nhân dân đóng góp, để lựa chọn các phương án phát triển đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ để đáp ứng mục tiêu và phù hợp với tiềm lực vốn có và khả năng nguồn vốn đầu tư.
2. Mở rộng các hình thức đào tạo của địa phương liên kết với các trường.
Việc đào tạo là vấn đề cơ bản của địa phương để lấy nguồn nhân lực là cán bộ được đào tạo và các cán bộ chuyên môn kỹ thuật hay lao động cần thiết phải được đào tạo để nâng cao kiến thức phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chính vì vậy địa phương cần phải liên kết với các trường đào tạo như trung tâm đào tạo nghề của tỉnh Phú Thọ, sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ, trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ và trường trung học kinh tế, trường trung học nông lâm của tỉnh Phú Thọ để đào tạo lao động hay đào tạo cán bộ kỹ thuật và lao động để phục vụ cho địa phương, địa phương đề nghị với huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ liên kết với trường Đại học kinh tế quốc dân để đào tạo các cán bộ quản lý lãnh đạo địa phương để đào tạo cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn để sau khi những cán bộ được đào tạo về quản lý cộng với thị trường với sản xuất hàng hóa và kinh tế quốc tế hội nhập hiện nay.
3. Tổ chức củng cố khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các tổ chức quần chúng nhân dân để đào tạo.
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, địa phương cần phải củng cố các tổ chức đoàn thể nhân dân để tạo điều kiện cho khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của xã hoạt động được tốt để phát triển kinh tế xã hội địa phương như.
Tổ chức củng cố xây dựng đội ngũ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm có đủ trình độ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả đạt năng xuất, sản phẩm có chất lượng cao, chuyển hóa từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập chung mang tính sản xuất hàng hóa, để giải quyết việc làm cho lao động đồng thời đào tạo lao động và cán bộ kỹ thuật áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống.
Từ những vấn đề trên các đoàn thể xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên phải thường xuyên kết hợp củng cố lại các chi hội cơ sở động viên đoàn viên, hội viên của mình tham gia vào công tác đào tạo khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm để đi vào sản xuất kinh doanh hàng hóa có hiệu quả hơn.
4. Đào tạo các nguồn lực phục vụ như kinh phí, khoa học công nghệ liên quan đến dự án.
Việc đào tạo các nguồn lực để phục vụ như kinh phí, khoa học công nghệ liên quan đến dự án đây là vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhất là ở địa pương xã Hiền Quan - huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. Vì vậy tạo lập nguồn kinh phí liên quan đến dự án địa phương cần phải giải quyết một số vấn đề, các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn rất đa dạng, từ đó việc đào tạo ra nguồn lực như kinh phí để cho một dự án có hiệu quả, thì nhà nước cần hỗ trợ ngân sách cho dự án, quỹ của địa phương, vay ngân hàng, các quỹ tín dụng, các doanh nghiệp và từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng một dự án về khoa học công nghệ liên quan đến dự án áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ thích hợp nhằm đạt yêu cầu tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, tăng năng xuất lao động hạ giá tình sản phẩm góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững để sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng xuất và quá trình sản phẩm, tăng sức đề kháng cho cây trồng, vật nuôi , giảm được chi phí sản xuất tăng thu nhập cho người lao động, áp dụng khoa học công nghệ phục vụ cho chăn nuôi nhằm lựa chọn nhân giống các loại gia súc có năng xuất chất lượng cao để giảm được chi phí tăng thu nhập cho người lao động.
Nguồn kinh phí và khoa học công nghệ là vấn đề nâng cao việc đào tạo các nguồn nhân lực cho dự án phát triển kinh tế nông nghiệp đào tạo các nguồn nhân lực cho dự án phát triẻn kinh tế nông nghiệp nông thôn nếu không có nguồn kinh phí không có khoa học công nghệ thì dự án phát triển nông nghiệp nông thôn và chủ thể kinh doanh nông nghiệp.
5. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và chủ thể kinh doanh nông nghiệp.
Xã Hiền Quan là một xa nông nghiệp của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ , muốn phát triển được nông nghiệp bền vững sản xuất hàng hóa ngày càng nhiều thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có một đội ngũ lao động có trình độ tổ chức quản lý và kỹ thuật nông nghiệp còn thiếu. Vì vậy để phát triển nông nghiệp vần đào tạo đội ngũ lao động bao gồm cán bộ có trình độ Đại học, cao đảng quản trị kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế toán, thương mại về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi , lâm nghiệp, thuỷ sản, cán bộ phải được đào tạo ở các trường đại học, cao đảng, có khả năng làm việc tốt ở địa phương.
Đào tạo cán bộ có trình độ chuyên sâu về kỹ thuật cây trồng vật nuôi để về làm được tại địa phương như hướng dẫn nhân dân trồng trọt và chăn nuôi hướng dân các trang trại làm kinh tế.
Đào tạo lao động trực tiếp có kỹ thuật thành thạo về chuyên sâu từng loại cây loại con, mở các lớp tập huấn kỹ thuật ngắn ngày cho nhân dân tại địa phương nhằm học tập kinh nghiệm trong chăm sóc cây và con cách chăm sóc kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất ngay tại địa phương.
Việc đào tạo phải gắn với việc bồi dưỡng lao động nông nghiệp nông thôn có hiệu quả vững chắc phải kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước với đầu tư của địa phương, cơ sở và người được đào tạo gắn với nhu cầu sản xuất thực tế ở địa phương.
6. Sử dụng hợp lý nguồn lao động đào tạo kết hợp với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Từ việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của địa phương vì vậy Xã Hiền Quan nên tập trung vào công việc sử dụng cán bộ và người lao động một cách hợp lý như những cán bộ được đào tạo đại học , cao đẳng và các chuyên ngành làm công tác quản lý, cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật làm công tác về kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi thú y, cán bộ lao động thành thạo và nghề nghiệp chuyên sâu nên giao nhiệm vụ cho chuyên về từng loại cây, con để áp dụng vào chế biến, nhân giống.
Cán bộ lao động được tập huấn chuyên môn , hay học tập tại chỗ về chăm sóc cây trồng, vật nuôi thì sử dụng theo phương pháp lao động. Như vâỵ muốn sử dụng hợp lý nguồn lao động địa phương phải sử dụng đúng lao động, đúng ngành, đúng nghề của lao động được học chuyên ngành của từng ngành để tất cả cán bộ và nhân dân xã Hiền Quan tập chung phát triển kinh tế xã hội của địa phương một cách hoàn thiện hơn để đáp ứng với việc đào tạo nguồn nhân lực nâng cao chất lượng nguồn lao động để phát triển kinh tế xã hội. Xã Hiền Quan – Huyện Tam Nông theo hướng sản xuất hàng hoá.
Sau 5 năm học tập tại trường Đại học kinh tế quốc dân những kiến thức em đã được học ở trường, ở lớp được các thầy cô của nhà trường của khoa kinh tế nông nghiẹp nhất là được thầy giáo Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Khôi , Phó khoa kinh tế nông nghiệp đã hướng dẫn em viết chuyên đề tốt nghiệp. “Những giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng để phát triển kinh tế ở xã Hiền Quan huyện Tam Nông, tỉnh Phú thọ theo hướng sản xuất hàng hóa”
Trên đây là chuyên đề của em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học kinh tế quốc dân, các thầy giáo, cô giáo khoa kinh tế nông nghiệp và các bạn đóng góp ý kiến để cho chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Mục lục
Lời mở đầu: Giới thiệu về địa phương xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ qua các thời kỳ xây dựng và trưởng thành.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Hiền Quan.
I- Sự cần thiết phải đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
1. Đặc điểm nguồn lao động nông nghiệp nông thôn.
2. Yêu cầu sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
II- Nội dung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn.
1. Đào tạo nâng cao trình độ văn hóa
2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật.
3. Đào tạo nâng cao trình độ ý thức pháp luật
4. Đào tạo nâng cao trình độ kinh tế thị trường, kinh tế hội nhập .
III- Phương thức đào tạo.
1. Đào tạo chính quy qua từng lớp
2. Đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
3. Đào tạo thông qua các lớp phổ biến kiến thức của khuyến nông, khuyến ngư và các tổ chức quần chúng.
4. Đào tạo ngành nghè trong doanh nghiệp trong gia đình.
IV- Các điều kiện đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
1. Hệ thống cơ sở đào tạo
2. Các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư.
3. Điều kiện vật chất, vốn
4. Các điều kiện khác.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
I- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hiền Quan ảnh hưởng đến đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế xã hội
3. ảnh hưởng điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đến đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
II- Thực trạng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
1. Khái quát chất lượng nguồn lao động của xã.
2. Thực trạng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
2.1. Đào tạo qua từng lớp
2.2. Đào tạo qua các lớp ngắn hạn
2.3. Đào tạo truyền nghề
2.4. Tác động của đào tạo nâng cao kinh tế xã hội của địa phương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đào tạo.
I- Phương hướng
1. Các loại hình đào tạo
2. Đào tạo để nâng cao kiến thức gắn lý luận với thực tiễn
3. Đào tạo gắn với sự hỗ trợ của Nhà nước
4. Đào tạo gắn với sự sử dụng lao động sau khi đào tạo.
II- Giải pháp đào tạo.
1. Nhà nước và địa phương phải có quy hoạch sản xuất xác định nhu cầu lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2. Mở rộng các hình thức đào tạo thông qua liên kết của địa phương với các trường và các cơ sở đào tạo.
3. Tổ chức củng cố khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các tổ chức quần chúng.
4. Đào tạo, tạo lập các nguồn lực phục vụ như kinh phí, khoa học công nghệ liên quan đến dự án.
5. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và chủ thể kinh doanh nông nghiệp.
6. Sử dụng hợp lý nguồn lao động đào tạo kết hợp với phát triển kinh tế của địa phương.
tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 , Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2006.
2. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ 21 nhiệm kỳ 2005 - 2010 tháng 7 năm 2006.
3. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tam Nông lần thứ 23 nhiệm kỳ 2005 - 2010 tháng 5 năm 2005.
5. Toàn bộ quá trình vở ghi và những tài liệu có liên quan mà em đi học được của trường Đại học kinh tế quốc dân khóa 36 ( khóa học 2003 - 2008)
6. Sự hướng dẫn của thầy giáo - Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Khôi - Phó khoa kinh tế nông nghiệp Trường Đại học kinh tế quốc dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25096.doc