Nước ta đang trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, đồng thời lại tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việc nhận thức đúng đắn và kịp thời phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết. Không những chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải có những biện pháp thật khả thi, thật cụ thể của nhà nước và của mỗi doanh nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trở thành hiện thực trong thời gian không cho phép được kéo dài. Như chúng ta đều biết, thời gian để triển khai thực hiện AFTA chẳng còn bao lâu nữa đối với nước ta (2006). Nếu sự lỗ lực của các doanh nghiệp bị kéo dài hợc ít hiệu quả thì các sản phẩm của các doanh nghiệp nước ta không bị ngã đổ trên "sân người" (về xuất khẩu) mà ngay cả trên "sân nhà" (tại thị trường Việt Nam) DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật và đồi hỏi nêu trên trong thời kỳ phát triển sắp tới và lâu dài hơn, đặc biệt trong điều kiện xuất phát của nền kinh tế và công nghiệp của Thái Nguyên ở mức thấp nhất, công nghệ lạc hậu, thiết bị nghèo nàn, cũ kỹ, không đồng bộ; tây nghề công nhân hạn chế; sản phẩm lượng còn non yếu, giá thành cao, sức cạnh tranh kém; hoạt động phân tán, Trước đòi hỏi của thị trường, trước nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp và chủ trương phát triển doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng của nhà nước và của tỉnh.
160 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m VLXD lại rất hạn chế, nên Hà Nội vừa là động lực to lớn để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành VLXD vừa là thị trường tiêu thụ VLXD rất lớn của Thái nguyên.
- Trong tương lai nguồn tài nguyên khoáng sản VLXD ở nớc ta sẽ được đầu tư khai thác và chế biến trở thành hàng hoá cung ứng thuận tiện đến tận tay người tiêu dùng. Thái Nguyên cũng có thể đầu tư phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ xây dựng để đáp ứng cho nhu cầu to lớn của thị trường trong tỉnh và các thị trường lân cận.
- Sản xuất VLXD của Thái nguyên trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực trong công việc đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩmnhiều cơ sở sản xuất VLXD đã và đang hình thành như: ximăng (sản xuất bằng lò đứng và lò quay), gạch tuy nen, tấm lợp Amiăng-xi măng khai thác đá xây dựng, cát xây dựng, đá ốp lát bêtông, vật liệu chịu lửa, thép xây dựng,đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng của tỉnh và mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh, đồng thời là nền tảng để ngành công nghiệp VLXD Thái Nguyên tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vật liệu của Thái Nguyên đến năm 2010.
TT
Loại VLXD
ĐVT
Năm 2005
Năm 2010
1
Xi măng
1000tấn
630
1.130
Thép xây dựng
1000tấn
704
1.281
Vật liệu lợp
1000m2
3220
4.890
Đá xây dựng
100m3
1.610
2.530
Cát xây dựng
1000m3
1.260
1.930
Gạch lát
1000m3
2.147
4.952
Gạch xây
triệu viên
383
547
Sứ vệ sinh
1000Sp
116
197
kính Xây dựng
1000m2
521
901
Nguồn: cục thống kê thái nguyên
Như vậy, trong thời gian tới dự báo tốc độ tăng trưởng về nhu cầu VLXD của tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Ximăng , thép xây dựng có mức tăng 18% -20% (thời kỳ 2000 - 2005) và 14% - 16% (thời kỳ 2006 - 2010).
- Vật liệu lợp , gạch, đá, cát xây dựng, sỏi có mức tăng trưởng 10% - 12% (Thời kỳ 2001 -2002) và 9% - 10% (thời 2006 - 2010).
- Các chủng loại vật liệu xây dựng khác như gạch lát các loại, sứ vệ sinh, kính xây dựng có mức tăng trưởng 12% - 14% (thời kỳ 2001 - 2005), 14% - 15% (thời kỳ 2006 - 2010).
Qua các tỷ lệ trên cho thấy các sản phẩm VLXD cao cấp vẫn có mức tăng trưởng cao cho đến thời kỳ 2010 trên toàn tỉnh Thái Nguyên .
Về xu hướng phát triển, mặc dù dự báo nhu cầu các sản phẩm cao cấp sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới nhưng do điều kiện tự nhiên và kinh tế của đại phương, do đặc điểm của sản phẩm nên công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh Thái Nguyên vẫn chủ yếu phát triển trên cơ sở lợi thế về tài nguyên của địa phương. Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 đã xác định công nghiệp sản xuất VLXD. Ngoài những sản phẩm thông thương truyền thống sẽ đợc mở rộng hoặc đa dạng hơn sản phẩm mới là sản phẩm sứ vệ sinh, sứ công nghiệp, vấn nhân tạo đá trang trí cao cấp, đá lát nền cao cấp, kính xây dựng, tất cả đều từ lợi thế so sánh của địa phương.
3.1.2 Khó khăn của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Ngoài những khó khăn như đã trình bày ở phần 2, các DNN&V nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng phải đối mặt với các khó khăn sau:
- Tỉnh Thái Nguyên chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong tỉnh trong vùng, quốc gia và quốc tế khi bước vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong cuộc cạnh tranh nay lợi thế ban đầu thuộc về các doanh nghiệp có kỹ thuật sản xuất tiên tiến, có thông tin và kinh nghiệm hợp tác làm ăn với quốc tế; điều này các DNN&V nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng của tỉnh Thái Nguyên chưa có nhiều.
- Chính sách của tỉnh Thái Nguyên thiếu một cơ chế, một định hướng đầu tư chiến lược, thiếu một nguồn lực để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị.
- Đội ngũ quản lý doanh nghiệp và lao động nhìn chung có trình độ chưa cao
- Các hoạt động và công cụ trợ giúp doanh nghiệp còn mang tính hình thức, thiếu kinh nghiệm và chưa gắn với hiệu quả hoạt động.
- Hầu hết các DNN&V sản xuất VLXD sử dụng công nghệ thô sơ và lạc hậu. Việc vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu mặt bằng sản xuất vì tỉnh chưa có định hướng quy hoạch mặt bằng cụ thể,
Quy mô vốn của các DNN&V sản xuất VLXD còn nhỏ và rất nhỏ nên chưa đáp ứng được việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy chủng loại VLXD của các doanh nghiệp chưa phong phú, đa dạng; sản phẩm VLXD cao cấp chưa có,
3.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển các DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên
Từ định hướng chung về DN, từ quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch ngành VLXD cảu tỉnh Thái Nguyên thời kỳ từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, rút ra một số phương hướng và mục tiêu phát triển DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên.
3.2.1 Mục tiêu phát triển
3.2.1.1 Về phát triển công nghiệp sản xuất VLXD
- Mục tiêu cho toàn tỉnh Thái Nguyên "Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên đến năm 2005 và 2010 hằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tận dụng tốt tiềm năng và thế mạnh sẵn có của tỉnh, sản xuất ra nhiều sản phẩm VLXD đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ các vật liệu xây, vật liệu lợp, đá, cát, sỏi, sắt thép, xi măng, gạch ốp lát, đồng thời phát triển sản xuất và đưa vào lưu thông các sản phâmt VLXD và các loại nguyên vật liệu làm VLXD mà vùng có thế mạnh cho các vùng khác và tham gia xuất khẩu như thép xây dựng, ximăng, đá ốp lát, gạch chịu lửa,để tăng thêm nguồn tích luỹ cho ngành sách địa phương và từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành VLXD góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho một số lao động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm về giá trị tổng sản lượng của ngành sản xuất VLXD (giá cố định năm1994): 13,34% thời kỳ 2001-2005 và 12,34% thời kỳ 2006 - 2010 và chiếm tỷ trọng trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn tỉnh (năm 2003: 1.269,6 tỷ đồng - giá cố định 1994) từ 6,35% trở lên vào năm 2005: 5,2% trở lên vào 2010 và 5,9% trở lên vào năm 2015.
- Phát triển công nghiệp trên địa bàn gắn với tổng thể phát triển công nghiệp của cả nước và tỉnh. Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP ngành công nghiệp (kể cả xây dựng) tăng từ 10,9% năm 10,9% năm 2000 lên 15% năm 2005 và trên 18% vào năm 2010 so với GDP toàn tỉnh. [30]
- Thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp đạt 16% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 10% đến 12%. [16]
- Tăng số lao động kỹ thuật tại các DN sản xuất công nghiệp lên 30% vào năm 2005; 50% 2010 và 65% 2015; từng bước nâng tỷ lệ thợ bậc cao trong các ngành sản xuất nói chung, ngành công nghiệp nói riêng. [16]
- Về sản lượng và năng lực sản xuất.
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, nhu cầu và tình hình phát triển VLXD tỉnh Thái Nguyên và vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra quy hoạch năng lực và vốn đầu tư cho sản xuất VLXD của tỉnh được thể hiện qua bảng 3.2
Để đạt được mục tiêu trên, cần tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm VLXD truyền thống phục vụ nhu cầu trogn tỉnh, trên cơ sở lợi thế về tài nguyên và lao động. Đồng thời, tập trung đầu tư có chọn lọc đi vào các chủng loại VLXD có lợi thế mạnh trong cạnh tranh. Phát triển sản xuất VLXD trong giai đoạn 2005 - 2015 cần hình thành các khu công nghiệp VLXD chuyên sâu vào một lĩnh vực sản xuất hoặc đa dạng các lĩnh vực sản xuất theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá ở mức cao.
Bảng 3.2: Quy hoạch năng lực và vốn đầu tư cho sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010
TTT
Danh mục
ĐVT
Công suất
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
2005
2010
2001 - 2005
2005 - 2010
1
Gạch xây
Tr.viên
150
200
30,00
40,00
2
Vật liệu lợp
1000m2
721
1.221
1,2
1,1
3
Đá xây dựng
1000m3
830
970
17,90
9,90
4
Cát xây dựng
1000m3
550
700
6,0
3,5
5
Bêtông
1000m3
30
50
8,7
8,0
6
Gạch lát
Tr.viên
1
1
-
-
7
Vật liệu chịu lửa
1000T
9
8
4,5
8
8
Chế biến gỗ
1000m3
20
-
14,00
-
9
Ximăng
1000T
1.500
2.000
2.775
3.435
10
Sắt thép
1000T
300
350
1.730
2.025
2.3.2 Ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại
2.3.2.1 Những đặc điểm chung
Sản phẩm của ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại bao gồm:
Sản xuất xi măng, sản xuất gạch, ngói, sứ, tấm lợp các loại.
Cùng với các doanh nghiệp khai thác, các doanh nghiệp sản xuất VLXD từ khoáng phi kim loại các tỉnh Thái Nguyên đã phát triển mạnh hơn 50 năm qua. Tuy vậy, sản phẩm xuất gạng, ngói, sứ, tấm lợp và sản xuất xi măng chưa phát huy được thế mạnh với các tỉnh lân cận. Do gạch, ngói, sứ, tấm là loại sản phẩm nặng, giá trị thấp, cước phí vận chuyển đi xa rất cao (1 tấn ngạch giá bán tậi thái nguyên là 100.000đ, nếu vận chuyển đi 100km nữa thì bán 150.000đ thì mơúi hoà vốn). Hiện nay, xi măng gạch, ngói, sứ, tấm lợp của Thái Nguyên chỉ tiêu thụ ở trong tỉnh và tỉnh Bắc Cạn. Với tình hình xây dựng như những năm qua sản lượng xi măng, gạch, ngói, sứ, tấm lợp, sứ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của sản xuất của xã hội, thị trường chẳng hạn như: sản lượng gạch chỉ cần sản xuất trên dưới 100 triệu viên là đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là trở ngại và thách thức đối với sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại của tỉnh Thái Nguyên. Theo dự kiến của sở xây dựng Thái nguyên thì từ 2002 - 2010 sản lượng gạch của tỉnh phải tăng lên từ 150 - 160 triệu viên/năm, sản lượng xi măng sẽ tăng lên 1,9 triệu tấn/năm mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang đầu tư một nhà máy sản xuất gạch 20 triệu viên/năm tại phổ yên năm 2005 sẽ đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy xi măng Thái Nguyên với các công suất 1,5 triệu tấn. Như vậy, vào năm 2005 sản xuất gạch sẽ đạt 150-160 triệu viên/năm và sản xuất xi măng sẽ đạt 1,9 triệu tấn. Nhu cầu mới đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho ngành sản xuất phẩm khoáng phi kim loại.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 383 DN hoạt động ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, chiếm tỷ trọng 28,54% tổng số DNN&V sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngành nghề này được tỉnh quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ phát triển.
Số lượng và quy mô của các DNNgV sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại thẻ hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2.15 Quy mô của các DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại năm 2003.
Quy mô vốn
Dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tổng cộng
DNNN
-
3
7
10
ĐNTN
14
13
-
27
CtyTNHH
3
2
--
5
Cty cổ phần
7
8
-
15
HTX
5
2
-
7
Hộ cá thể
317
-
-
317
Tổng cộng
346
28
7
382
Trong tổng số 382 DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại năm 2003, có 346 DN quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ đồng, tương ứng chiếm 64,39%; quy mô sử dụng vốn từ 1tỷ đồng đến 5 tỷ đồng có 28 DN chiếm 7,34%; quy mô sử dụng vốn từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng có 7 DN chiếm tỷ trọng chiếm 28,27%. Như vậy, đa số các DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng là các DN ngoài quốc doanh và DNNN, còn quy mô sử dụng vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ là DNNN. Qua những số liệu này ta thấy DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại có quy mô vốn nhỏ.
Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường trong nước, giá cả VLXD có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DNSX nói chung trong đó có DNN&V sản xất sản phẩm khoáng phi kim loại. Song, các DN hoạt động trong lĩnh vực này không ngừng phát triển, điều này được thể hiện qua kết quả mà các DN đạt được qua các năm như sau:
Từ số liệu bảng 2.16 ta thấy:
- Tình hình sử dụng vốn các DN sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại có quy mô lớn nhất với tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 681,794 tỷ đồng ; trong đó DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ đồng là 347,033 tỷ đồng chiếm 50,9%; Dn nghiệp có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng là 176,585 tỷ đồng. chiếm 25,9% và DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng là 158,176 tỷ đồng. Chiếm 23,2%. Năm 2002 là 1.027,984 tỷ đồng, tăng 50,78% so với năm 2002; Trong đó DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 50,5%; DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng chiếm 27,9% và DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm 20,94%. Bên cạnh đó, vốn chủ sở lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, nhưng vốn chủ sở hữu tăng dần hàng năm, năm 2001 là 144,736 tỷ đồng; trong đó DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ chiếm 36,2%; DN có quy mô vốn từ 1tỷ đến 5 tỷ chiếm 30,5% và DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm 33,3%. Năm 2002: 186,837 tỷ đồng tăng 29,09% so với năm 2001; trong đó DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ chiếm 39,32%; DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng chiếm 26,7%; DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm tỷ trọng 33,98%. Năm 2003: 250,398 tỷ đồng tăng 34,02% so với năm 2002. Vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu gia tăng qua các năm cho thấy các DN sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đang có xu hướng mở rộng quy mô của DN mình.
Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNN&V sản xuất sản phẩm phi kim loại
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng tài sản
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
681,794
347,033
176,585
158,176
1.027,984
519,132
286,807
222,045
1.224,834
598,475
369,899
256,487
Vốn chủ sở hữu
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
144,736
52,397
44,144
48,195
186,837
73,456
49,885
63,96
250,398
88,032
69,173
93,193
Lao động
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Người
6.612
3.250
1.662
1.700
6.885
3.014
1.935
1.936
6.527
2.570
1.972
1.958
Tổng doanh thu
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
Tổng lợi nhuận
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
Nộp ngân sách
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
3.2.1.2 Về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V công nghiệp.
Nằm trong tổng thể chung của khối DNN&V công nghiệp, công nghiệp DNN&V sản xuất VLXD cũng chung những mục tiêu của công tác này.
- Đến năm 2005: Triển khai thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp nhỏ và vừa ở khu công nghiệp Sông Công và khu công nghiệp La Hiên. Quy hoạch từng vung khai thác và sản xuất VLXD, như vùng khai thác đất sét và sản xuất gạch, vùng khai thác đá, khai thác quặng, vùng sản xuất thép và gia công cấu kiện thép, Hoàn thiện cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cáu DNNN công nghiệp hiện có, không còn DNNN công nghiệp nói chung và công nghiệp VLXD nói riêng yếu kém, làm ăn thua lỗ. Chuyển các DNN&V công nghiệp mà nhà nước giữ 100% vốn thành công ty TNHH 1 thành viên. Thực hiện cổ phần hoá cá DNNN công nghiệp mà nhà nước không nắm giữ vốn, sắp xếp giải thể các DNNN công nghiệp mà Nhà nước không cần duy trì loại hình DN hoặc làm ăn thua lỗ kéo dài. Đảm bảo đủ nguồn vốn điều lệ cho DNNN công nghiệp tạo điều kiện cho các DN mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 3/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bàn cổ phần ưu đãi cho các DN công nghiệp chế biến cho người trồng và nguyên liệu (như giấy, đũa, gỗ ván dăm, )
- Đến năm 2010: trên cơ sở cơ cấu DN đã được, xây dựng phát triển các DNN&V công nghiệp nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng không ngừng phát triển về số lượng và quy mô DN.
3.2.2. Phương hướng phát triển
3.2.2.1. Về phát triển công nghiệp sản xuất VLXD
- Công nghiệp VLXD là một trong 6 ngành công nghiệp chính trong quy mô phát triển của tỉnh từ nay đến 2010, phân ngành công nghiệp VLXD có thứ tự ưu tiên số 1 trong thứ tự ưu tiên của tỉnh.
- Trong tổng thể tăng trưởng, giá trị tổng sản lượng (giá cố định năm 1994) bình quân thời kỳ 2001 - 2005 và 2006 - 2010 của ngành công nghiệp tỉnhThái Nguyên tương ứng với các thời kỳ là 14% - 15% và 18%, trong đó công nghiệp VLXD dự kiến 13,33% và 12,34%.
- Tập trung đầu tư sản xuất cá loại VLXD có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào như gạch ngói các loại, xi măng, vật liệu lợp, các loại vật liệu chịu lửa, đá xây dựng, bê tông và các cấu kiện bê tông.
Hạn chế và tiến đến chấm dứt các công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Không khuyến khích khai thác bán nguyên liệu thô.
3.2.2.2 Về đổi mới, phát tiển và nâng cao hiệu quả của DNN&V công nghiệp.
- Sau năm 2005, tất cả các DN phải có chứng chỉ chất lượng sản phẩm và các chứng chỉ cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của ngành nghề sản xuất và thị trường để quản lý sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ, ổn định sản xuất, tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất VLXD, đặc biệt là các cơ sở khai thác cát trong và ngoài quốc doanh, tổ chức sắp xếp trên cơ sở phân vùng khai thác hợp lý để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các công trình giao thông và thuỷ lợi trên các tuyến sông theo chỉ thị 03/1999-CT về khai thác và nạo vét cát trên sông, đồng thời bố trí các bãi chứa cát tập trung làm đầu mối cung ứng cho nhu cầu xây dựng đại phương và các khu vực lân cận: Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất gạch, ngói
3.3 Các quản điểm, yêu cầu để nâng cao HQKD các DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên.
Từ nghị quyết đại Hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và các quy hoạch có liên quan rút ra những quan điểm phát triển DNN&V sản xuất VLXD của tỉnh từ nay đến 2010 và định hướng đến 2015 như sau:
3.3.1 về phát triển công nghiệp sản xuất VLXD
- Tập trung đầu tư phát triển các chủng loại VLXD mà vùng có nhu cầu lớn và tiềm năng tài nguyên sẵn có nhằm thảo mãn nhu cầu tại chỗ, tham gia cung ứng một phần cho các vùng khác và xuất khẩu. Các chủng loại VLXD cao cấp hoặc có công nghệ sản xuất phức tạp mà tỉnh chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu sẽ đợc đưa từ ngoài vào như gạch ốp lát tráng men các loại, sứ vệ sinh, kính xây dựng
- Phát triển sản xuất VLXD với quy mô hợp lý (chủ yếu quy mô vừa và nhỏ từ nay đến 2005) nhưng với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm nhằm tiêu thụ được sản phẩm và đạt hiệu quả đầu tư cao. Trong từng giai đoạn phát triển có thể chọn công nghệ thích hợp, nhưng nhất định không phải là công nghệ thủ công lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Phương châm là chú trọng tăng giá trị công nghệ - chất xám kết tinh trong giá thành sản phẩm là chính, không đặt nặng vấn đề tăng sản lượng để tăng tỷ trọng của ngành.
- Phát triển sản xuất VLXD đồng thời mở rộng lưu thông VLXD trên thị trường, có sự liên kết, hợp tác trong nội bộ tỉnh, với các tỉnh xung quanh về thị trường, có sự liên kết, hợp tác trong nội bộ tỉnh, với các tỉnh xung quanh về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm VLXD. Tổ chức tốt nghiệp mạng lưới buôn bán và cung ứng VLXD trong và ngoài tỉnh để đảm bảo cung ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm VLXD với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
- Phát triển sản xuất VLXD phải đảm bảo tính bền vững, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu đồng thời phải gắn với hiệu quả xã hội, bảo vệ đề tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên trong mối tương quan với các ngành du lịch, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên phải gắn với quy hoạch và tổng thể phát triển công nghiệp VLXD của vùng Đông Bắc và cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó.
- Phát triển công nghiệp VLXD trên địa bàn nằm trong tổng thể phát triển công nghiệp cảu tỉnh với các quan điểm như sau:
Phát triển công nghiệp là khâu bứt phá để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, khắc phục tụt hậu.
Đa dạng hoá các loại hình sản xuất công nghiệp, trú trọng và khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tập trung hỗ trợ để phát triển sản xuất công nghiệp với quy mô lớn.
Trong phát triển công nghiệp, lấy việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ làm nhiệm vụ trọng tâm. Tăng trưởng công tác đào tạo nguồn nhân lực, trước hết là đội ngũ cán bọ kỹ thuật, cán bộ quản lý và các công nhân lành nghề.
3.3.1. Về phát triển và nâng cao hiệu quả của DNN&V công nghiệp.
- Việc sắp xếp và phát triển các DNN&V công nghiệp nói chung và công nghiệp VLXD nói riêng thành các khu, cụm khai thác và sản xuất riêng biệt phải phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và có bước đi phù hợp với tình hình của tỉnh. Xây dựng cơ cấu DNN&V công nghiệp hợp lý để tránh tình trạng khai thác bừa bãi, sản xuất, kinh doanh phân tán, manh mún, Đây là những tế bào quan trọng nhất của tỉnh trong tiến trình hội nhập king tế.
- Việc xem xét đánh giá hiệu quả của các DNN&V công nghiệp phải có quan điểm toàn diện cả về mặt kinh tế, chính trị xã hội: trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả của DN kinh doanh,
3.4 Các giải pháp để nâng cao HQKD các DNN&V sản xuất VLXD
Để nâng cao HQKD và phát triển DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái nguyên theo đúng quan điểm, mục tiêu và phương hướng nêu trên và để khắc phục những hạn chế đã trình bày ở trên, xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
3.4.1 Các giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế
3.4.1.1 Các giải pháp về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp VLXD
Có thể nói rằng, quy hoạch là kim chỉ nam cho xây dựng và phát triển mọi ngành, cũng như xác lập chiến lược phát triển địa phương và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, quy hoạch là giải pháp đầu tiên cần tính đến để phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp sản xuất VLXD và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng.
Trong thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên chưa có quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2010 phù hợp với chiến lược phát triển của vùng và cả nước. Chưa có quy hoạch phát triển từng ngành sản xuất chính như ngành khai thác khoáng sản, ngành sản xuất VLXD, Do đó, đã phần nào làm cho công nghiệp sản xuất VLXD phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được tập trung đầu tư thích đáng, quy mô phán tán, sản phẩm chưa đa dạng, còn nặng về khai thác tính chất và tiềm năng tự nhiên sẵn có của nguyên liệu, vì vậy chưa khai thác được cao nhất giá trị có thể của sản phẩm.
Công tác quy hoạch công nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn Thái Nguyên trong thời gian tới cần được thực hiện trên một số nội dung sau:
- Trước hết lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên, ngành công nghiệp khai khoáng và ngành sản xuất VLXD bao gồm quy hoạch cả vùng nguyên liệu để sản xuất VLXD giai đoạn 2004 - 2010. Ssau đó cần công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch công nghiệp, quy hoạch VLXD, các quy hoạch chuyên ngành được duyệt trong từng thời kỳ và các dự án đầu tư dự kiến trên địa bàn cho các ngành, các địa phương, các DN và các nhà đầu tư nắm được, để tránh được sự đầu tư trùng lặp làm giảm hiệu quả đầu tư cho các DN và phức tạp trong quản lý quy hoạch. Đồng bộ trong triển khai, quản lý và nâng cao tính pháp lý của các dự án quy hoạch được duyệt.
- Tiếp tục rà soát, khảo sát nâng cấp trữ lượng, đánh giá chi tiết thêm về chất lượng các mỏ khoáng sản nguyên liệu đang triển khai thác, cũng như các mỏ dự kiến khai thác để bổ sung tài liệu điều tra cơ bản cho điều chỉnh quy hoạch, định hướng sản phẩm mới của công nghiệp sản xuất VLXD trong thời gian tới, cho nhu cầu nguyên liệu trong thời kỳ 2005 - 2010 theo quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành được duyệt; nhất là các mỏ sét cho công nghiệp sản xuất gạch Tuynen công suất lớn và mỏ than, quặng phục vụ cho công nghệ sản xuất thép.
- Cơ cấu, quy hoạch lại công nghiệp sản xuất VLXD trong tổng thể quy hoạch ngành công nghiệp, nhất là đối với các sản phẩm cùng sử dụng chung nguồn nguyên liệu; nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối chung, sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nguyên liệu và nguồn vốn đầu tư nói riêng.
- Đẩy mạnh thực hiện các quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế nói chung trong đó có VLXD. Sản xuất VLXD liên quan đến nhiều ngành, trước hết là năng lượng và giao thông vận tải. Cơ sở hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên chưa phát triển, đường giao thông từ thành phố Thái Nguyên tới các tỉnh còn hẹp, chưa được nâng cấp. Đường quốc lộ 3 qua tỉnh mới đang được nghiên cứu lập dự án mở rộng, nâng cấp nhưng chưa được thực hiện. Đặc biệt, đường giao thông từ tỉnh lỵ tới các huyện về thị xã tuy đã có đường ôtô nhưng còn kém phát triển, do đó đã ảnh hưởng trở ngại tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của ngành khai thác, ngành sản xuất VLXD. Bên cạnh đó, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế và văn hoá giữa vùng trung du và miền núi và miền núi phía Bắc, nơi có khối lượng vận tải nguyên liệu, hàng hoá, sản phẩm ra vào lớn giao thông đang chủ yếu là đường bộ. Vì vậy, cơ sở hạ tầng cần được quan tâm hàng đầu.
3.4.1.2 Các giải pháp về đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất
Để góp phần tăng khả năng cạnh tranh và HQKD cho các DNN&V sản xuất VLXD trong điều kiện công nghệ - thiết bị chủ yếu là trung bình và lạc hậu, cần thiết thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng ban hành quy chế hạn chế và tiến đến chấm dứt các công nghệ sản xuất lạc hậu, công đoạn thủ công trong quy trình sản xuất và tình trạng vượt quá tiêu chuẩn an toàn môi trường và an toàn lao động trong sản xuất vào năm 2005. Trong phát triển và đánh giá DNN&V, lấy việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và nâng cao HQKD làm mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, không phát triển theo hướng "quảng canh" làm giảm sút hiệu quả đầu tư.
- Thành lập quỹ khuyến công và đẩy mạnh hoạt động công tác khuyến công, nhằm có sự hỗ trợ thiết thực cho công tác nghiên cứu phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới cả các DN, nhất là cho các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm VLXD cao cấp.
3.4.1.3 Các giải pháp về phát huy, nâng cao hiệu lực quản lý ngành
- Trước hết cần tăng cường hiệu lực quản lý, nâng cao tính pháp lý và tính đồng bộ giữa các quy hoạch chuyên ngành liên quan và quy hoạch tổng thể của địa phương, của các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của các DN nói chung và DNN&V nói riêng nhằm giúp đỡ các DNN&V hoạt động đúng quỹ đạo của pháp luật.
- Xúc tiến nhanh và quản lý chặt chẽ lộ trình đổi mới và hiện đại hoá công nghệ - thiết bị của các DNN&V sản xuất VLXD, đồng bộ với các giải pháp hỗ trợ DNN&V. Đặc biệt ngành cần tham mưu cho địa phương ban hành quyết định liên quan đến việc khai thác cát, sỏi trên các dòng sông của tỉnh.
- Khuyến khích các DN thực hiện khấu hao TSCĐ nhanh để đổi mới công nghệ - thiết bị; việc đổi mới, hiện đại hoá công nghệ có thực hiện từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền và trước hết cho những khâu có tác động mạnh đến hạ giá thành hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Không phân biệt đối xử với các loại hình DN tham gia SXKD sản phẩm VLXD trên địa phương.
- Tham mưu cho tỉnh và cùng với DNN&V xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản trị DN, giữa lãnh đạo tỉnh các tổ chức chính trị, đoàn thể và lãnh đạo khối DNN&V một cách thực chất.
- Tập trung đầu mối quản lý ngành về DNN&V sản xuất VLXD, tăng hiệu quả, hiệu lực phối hợp công tác quản lý nhà nước đối với DN trong trường hợp phải chịu sự quản lý đa ngành.
- Cùng với ngành, UBND tỉnh và các tổ chức phi chính phủ thực hiện hỗ trợ DNN&V trong xúc tiến đầu tư, súc tiến thương mại; trong các chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ DNN&V, chính sách khao học công nghệ
- Định kỳ hàng năm cùng với tỉnh và các DNN&V sơ kết, tổng kết kịp thời các chương trình công tác, chương trình hành động thực hiện nghị quyết liên quan đến DNN&V và ngành để cùng tìm biện pháp tiếp tục thực hiện hay đề xuất những chương trình mới nằm thúc đẩy DNN&V phát triển.
3.4.1.4 Huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất VLXD.
Để tạo lập nguồn vốn cho phát triển VLXD cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có, vốn vây, phát triển trái phiếu, cổ phần hoá. Có biện pháp thu hút vốn đầu tư cảu nước ngoài: Liên doanh, đầu tư 100%, đối với các DN quốc doanh, tỉnh cần có chính sách tín dụng phù hợp cho từng giai đoạn và từng chủng loại sản phẩm.
3.4.1.5 Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ sản xuất, ổn định và mở rộng thị trường VLXD.
Nghiên cứu các chế độ chính sách tạo mặt bằng pháp lý chung cho các loại hình doanh nghiệp khi tham gia sản xuất VLXD. Nghiên cứu các biện pháp kích cầu VLXD ở khu vực nông thôn. Hỗ trợ sản xuất và có chính sách bảo hộ hợp lý các sản phẩm VLXD trong tỉnh tiến tới tiêu thụ sản phẩm VLXD ở các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu một số sản phẩm VLXD.
3.4.1.6 Tiếp tục xúc tiến điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của ngành VLXD.
Tỉnh cần có kế hoạch dành một tỷ lệ thích đáng về vốn cho công tác điều tra địa chất các mỏ nguyên liệu làm VLXD và thu hồi lại khi các DN sử dụng nguồn tài nguyên này. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở theo quy hoạch của ngành. Trong đó hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp VLXD của tỉnh.
3.4.2 Các giải pháp đối với DNN&V sản xuất VLXD
3.4.2.1 Giải pháp về thị trường
- Cần nâng cao danh tiếng, uy tín sản phẩm, thương hiệu DN trên thương trường trong và ngoài nước; thông qua chất lượng sản phẩm, thời hạn cung ứng, qua việc giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng cả đầu vào và đầu ra của snả phẩm nhằm tạo được mối quan hệ với bạn hàng thực sự trong sản xuất kinh doanh, bởi vì chính khách hàng là người trả tiền và mang lại lợi nhuận cho DN. Bên cạnh đó, còn xử lý tốt mối quan hệ với các cơ quan quản lý vĩ mô không chỉ mục đích tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giao thương hàng hoá của DN được thuận lợi, mà đây còn là những khách hàng tiềm năng hay có những ảnh hưởng đáng kể đến khách hàng tiềm năng có sử dụng vốn nhà nước - Một trong những khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm VLXD cho các công trình hạ tầng.
- Sản phẩm VLXD của Thái nguyên chủ yếu tiêu thụ nội địa, riêng đối với sản phẩm gạch, ngói chỉ tiêu thụ tại chỗ và cung ứng cho thị trường Bắc kạn, do đó cũng cần tăng cường công tác nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư, các dự án báo nhu cầu đầu tư và hệ thống công trình hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật và phát triển dân cư, đô thị trên địa bàn thông qua kênh thông tin, qua hệ thống QLNN để xây dựng chiến lược phát triển thị trường - sản phẩm phù hợp, ổn định và kế hoạch SXKD tương xứng với nhu cầu thị trường.
- Tăng cường mở rộng liên doanh, liên kết ra ngoài vùng đê thúc đẩy sự lưu thông và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm VLXD và công nghệ, đối với các sản phẩm tiêu thụ ra ngoài địa phương hoặc có yêu cầu cao về công nghệ, vốn đầu tư mà trên địa bàn chưa có điều kiện đáp ứng.
3.4.2.2 Giải pháp về sản phẩm
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển xây dựng trong xã hội ngành công nghiệp VLXD tỉnh Thái Nguyên phát triển tương đối mạnh so với các tỉnh vùng Việt Bắc. Sản lượng VLXD trong các năm qua không ngừng tăng lên, đã góp phần đáp ứng nhu cầu VLXD tại chỗ, tham gia vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người lao động. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm VLXD chưa đa dạng chẳng hạn như; chưa có nhà máy sản xuất gạch lát nền, nhà máy sản xuất kính, nhà máy sản xuất sứ. Bên cạnh đó, sản phẩm VLXD cao cấp mà thị trường nội địa và các thị trường lân cận cần có giải pháp về sản phẩm như:
- Tăng cường đầu tư cho những sản phẩm mà địa phương có lợi thế so sánh tài nguyên, về truyền thống sản xuất kinh doanh so với trong vùng như thép xây dựng, lâm sản, gạch tuynen, đá xây dựng, tấm lợp cá loại, để tiêu thụ thị trường ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu những sản phẩm khác mà địa phương có chính sách hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm đa dạng chủng loại, tăng giá trị sử dụng nguyên vật liệu trên địa bàn .
Hiện nay chất lượng công trình xây dựng đòi hỏi ngày càng cao và các hộ dân khi xây nhà hầu hết chọn mô hình nhà xây có trụ. Trong khi đó cả tỉnh chiếm có một nhà máy sản xuất gạch Tuynen nên không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tỉnh. Để đáp ứng được những đòi hỏi này tỉnh hay các DN cần phải xây dựng thêm nhà máy sản xuất gạch Tuynen, hạn chế các lò sản xuất gạch thủ công khai thác nguồn đất sét bừa bãi và gây ô nhiễm môi trường .
3.4.2.3. Giải pháp về phát huy hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng tác động liên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nghị quyết trung ương 3 khoá IX của BCH TW Đảng cũng đã xác định "lấy suất sinh lời trên vốn là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu qủa của doanh nghiệp kinh doanh "Vì vậy, việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn đối với các DN có nghĩa đặc biệt quan trọng; một số giải pháp cần được áp dụng trong thời gian tới đối với các DNN&V sản xuất VLXD như sau :
+ Thực trạng hiện nay DNN&V sản xuất VLXD đầu tư vào TSCĐ tương đối lớn. Vì chính sách cho thuê đất của tỉnh còn có nhiều bất cập, do vậy các DNTN và các hộ kinh doanh cá thể muốn mở rộng sản xuất kinh doanh họ phải mua đất vì thế đã làm cho vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh. Các giải pháp DNN&V cần phải thực hiện đối với vốn cố định là:
- Điều chỉnh cơ cấu TSCĐ hợp lý, kể cả tỷ lệ giữa các loại TSCĐ để nhằm khai thác đồng bộ, triệt để công suất các tài sản này đáp ứng nhu cầu thị trường, phát huy cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Đối với các loại hình doanh nghiệp định kỳ hàng năm phải kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo giá thị trường thời điểm, để phân loại xác định các tài sản hiện có của DN ,trên cơ sở đó xác định tỷ lệ tài sản đang tham gia sản xuất kinh doanh của DN, tìm giải pháp đầu tư bổ sung để duy trì, phát triển năng lực sản xuất cần thiết. Riêng đối với tài sản không cần dùng, phải thay thế, thanh lý,cần cương quyết giải toả để thu hồi vốn cho DN, tái quay vòng sử dụng .
- Trích lập và tính khấu hao TSCĐ hợp lý, trong đó có tính đến yếu tố hoa mòn vô hình; trong trường hợp cho phép DN có thể tính khấu hao nhanh, vì phần lớn công nghệ - thiết bị của DNN&V sản xuất VLXD đều ở mức trung bình và còn nhiều hộ dân kinh doanh cá thể sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị nghèo nàn cũ kỹ và không đồng bộ, càng thay thế sớm càng tạo điều kiện đeer nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cuả DN .
- Việc quản lý, sử dụng TSCĐ của DN cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất của các cá nhân có trách nhiệm liên quan trong DN .
- Thực hiện bảo hiểm TSCĐ thao quy định và những tài sản cần thiết khác, nhất là các tài sản ở các hầm mỏ .
Đối với các hộ sản xuất gạch thủ công và sản xuất thép gia công yêu cầu vốn đầu tư thích hợp với khả năng của mình .
+ Đối với lưu động: chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 55% trên tổng tài sản của DN, các giải pháp DN cần phải thực hiện là :
- Tìm mọi giải pháp để rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, xét trên từng khâu mà vốn chảy qua từ khâu dự trữ nguyên liệu, đến lưu thông hàng hoá và thu hồi công nợ .
- Trong dự trữ và sản xút đều phải xây dựng và thường xuyên cập nhật các mức một cách hợp lý, khoa học ngay cả đối với DN sử dụng là nguyên liệu là khoáng sản thông thường tại chỗ .
- Thông qua các công tác xúc tiễn thương mại , thông qua xử lý tốt mỗi quan hệ bạn hàng để tăng nhanh tiêu thụ và lưu chuyển hàng hoá, giảm tỷ lệ nợ phải thu. Bên cạnh đó, quản lý giám sát tốt số nợ phải trả bảo đảm sự chủ động, ổn định trong xử lý tài chính của DN .
- Thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định (đối với các loại hình DN).
3.4.2.4. Giải pháp về tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý DN
Hầu hết các DNN&V đều thiếu đội ngũ nhà doanh nghiệp thực thụ với "đầu óc và bản năng kinh doanh ", kiến thức quản lý, tay nghề công nhân hạn chế phần nào làm giảm đi khả năng cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng này các DN cần thực hiện:
- Trước hết cần tăng cường chất lượng đội ngũ, cả về năng lực chuyên môn và đạo đức, thông qua đào tạo bổ sung và đào tạo lại những cán bộ một cách có chọn lọc đã được thực tiễn hoạt động chứng minh; mạnh dạn đề bạt cán bộ tret đáp ứng nhu cầu năng lực chuyên môn và đạo đức giữ chức danh quan trọng của DN. Trong thời gian qua và điều kiện thực hiện của tỉnh Thái Nguyên, việc thu hút nhân tài từ bên ngoài vào và con em địa phương học giỏi ở các trường đại học về làm việc chưa nhiều. Do đó, trước mắt vẫn tập trung tăng cường năng lực cho đội ngũ hiện có; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, tay nghề cho các vị trí đã công tác, để người lao động trong DN phấn đấu thực hiện và tự đào tạo .
- Cùng với tỉnh từng bước các DN cần mở rộng chính sách và phương thức trả lương hấp dẫn, nhằm thu hút nhân tài vế công tác tại công ty.
- Không nên tuyển những người lao động trên phương thức quen biết , hoàn hành mà không có trình độ chuyên môn .
Gắn trách nhiệm cả kinh tế và chính trị của đội ngũ quản trị cao cấp của DN với các quyết định và những thành bại của DN .
Phát triển tương xứng hệ thống thông tin quản lý DN, từng bước phát triển thương mại điện tử theo xu thế mới, đặc biệt là các sản phẩm xuất ra ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ công tác quản lý và ra quyết định kịp thời cơ .
3.4.2.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Với ý nghĩa vừa là nhân tố vừa là chủ thể phát triển và quyết định đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của DN, nhân lực cần được quan tâm trước hết trong phát triển DN. Trong thực tế nguồn nhân lực của các DNN&V còn rất hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý, số lao động qua đào tạo chỉ chiếm 30% tổng số lao động và còn một tỷ lệ đáng kể những lao động chưa học hết phổ thông trung học, giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực của các DNN&V sản xuất VLXD của cần thực hiện trên một số mặt cho số lao động trực tiếp như sau :
- Đào tạo mới, đào tạo lại, tăng cường đào tạo bổ sung nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề, tác phong làm việc công nghiệp và kiến thức về an toàn sản xuất cho đội ngũ công nhân theo những chương trình huấn luyện được phê duyệt theo quy định. Đặc biệt, có kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật để có đủ khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ của thế giới .
Có chính sách tiền lương, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ ổn địng chỗ ở,để hình thành các gia đình nghề nghiệp truyền thống gắn bó với DN, tạo điều kiện cho quá trình tự đào tạo nghề phát triển ổn định nguồn lao động .
Thực hiện đồng bộ công tác với đào tạo sử dụng, bố trí công việc hợp lý cho người lao động ở các DNN&V, vừa để khuyến khích phát triển chất lượng nguồn nhân lực hiện có tạo sức hút lao động có chất lượng từ nơi khác về DN .
3.5 Kiến nghị.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên, việc tồn tại và phát triển DNN&V nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, vì nó tham gia khai thác các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giữ vai trò quyết định công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, tỉnh cần quan tâm đúng mức đến lĩnh vực kinh tế này.
Để có thể phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNN&V sản xuất VLXD trong thời gian tới, kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên một số vấn đề .
Đề nghị UBDN tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường nâng cao chất lượng phục vụ DN, đơn giản hoá thủ tục hàng chính vì cơ quan ban hành nghiện cứu cải cách thủ tục hành chính còn rườm rà. Bãi bỏ những văn bản trái quy định của pháp luật tạo thuận lợi cho kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo sở công nghiệp, các sở ban ngành có liên quan của tỉnh thành lập quy hoạch và công khai quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, triển khai các quy hoạch chi tiết, các quy hoạch chuyên ngành phát triển ngành sản xuất VLXD (bao gồm cả quy hoạch phát triển ngành sản xuất VLXD giai đoạn 2004 - 2010) trên các địa bàn toàn tỉnh và cấp huyện nhằm định hướng chung cho các DN nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng trong đầu tư phát triển doanh nghiệp và khai thác thông tin thị trường, đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện tổ chức thanh tra khoáng sản, bổ sung kinh phí, thiết bị nhằm tăng cường công tác thanh tra kiểm tra khoáng sản đối với các đơn vị tham gia hoạt động khoáng sản để đưa hoạt động khai thác khoáng sản trên tỉnh đi vào nề nếp tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản.
- Sớm thành lập và triển khai quỹ khuyến công, quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&N, quỹ hỗ trợ đầu tư, thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thành lập công ty mua bán nợ thuộc tỉnh để hỗ trợ thiết thực cho DNN&V.
- Đề nghị UBND tỉnh cấp giấy phép về khai thác cát sỏi cho các hộ khai thác cát sỏi hoạt động hợp pháp, có vậy thì sản xuất mới ốn định và phát triển.
- Thành lập trung tâm tư vấn nhằm hỗ trợ các DNN&V công nghiệp nói chung và DN sản xuất VLXD nói riêng, cung cấp những thông tin cần thiết nhằm nâng cao năng lực và hoạt động của các DN, tổ chức các đợt huấn luyện để nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, kỹ thuật và hiểu biết pháp luật cho các DN.
- Đầu tư cho công nghiệp sản xuất VLXD cần thiết được xác định là đầu tư cho hạ tầng cơ sở, do đó phải quan tâm đầu tư phát triển trước.
- Tăng cường tiếp xúc và chỉ đạo các ngành tiếp xúc với DN trên nhiều cấp để nắm bắt thông tin và có những đề xuất thực hiện hỗ trợ DN, như hỗ trợ về vốn, khoa học- công nghệ, tiêu thụ sản phẩm..
- Đề nghị tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan xuống đến các huyện, thành thị, các phường, xã theo chương trình hành động của chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân. Các ngành, cơ quan trong tỉnh tổ chức tốt công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đến 100% doanh nghiệp.
3.6 Tóm lược
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN&V trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ta thấy hoạt động kinh doanh của các DNN&V sản xuất VLXD còn nhiều hạn chế làm cho HQKD cảu các DN này chưa cao. Trong chương 3, đề tài đã nhận thấy những mặt những mặt hạn chế của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, từ đó đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa chỉ bàn tỉnh.
* Hạn chế:
- Quy mô vốn của các DNN&V sản xuất VLXD chủ yếu là nhỏ và rất nhỏ, vốn ít, kết cấu vốn, chất lượng nguồn vốn chưa cao. Hiệu quả vốn có xu hướng giảm qua các năm.
- Nhiều sản phẩm VLXD chưa có thương hiệu, sức mạnh cạnh tranh thấp, thị trường hẹp, chủ yếu là ở nội tỉnh.
- Đầu tư tự phát là chủ yếu, chưa có quy hoạch và hạn chế về định hướng và chiến lược kinh doanh.
- Trình độ quản lý hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, đội ngũ người lao động tay nghề chưa cao, tác phong nghề nghiệp công nghiệp chưa có.
- Nhiều DN chưa quan tâm đống bảo hiểm cho người lao động, khá đông DN chấp hành Luật doanh nghiệp chưa tốt.
* Giải pháp:
Hiện nay, trong qúa trình hoạt động kinh doanh DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn, yếu kém. Trong các mặt yếu kém trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:
+ Giải pháp phát huy hiệu quả sử dụng vốn.
+ Các giải pháp về đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất VLXD.
+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.
+ Giải pháp về sản phẩm.
Do thời gian nghiên cứu và khả năng tự nghiên cứu có nhiều hạn chế, do đó giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNN&V trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn mang nặng tính lý thuyết. Nên rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc để phần giải pháp được hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, đồng thời lại tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việc nhận thức đúng đắn và kịp thời phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết. Không những chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải có những biện pháp thật khả thi, thật cụ thể của nhà nước và của mỗi doanh nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trở thành hiện thực trong thời gian không cho phép được kéo dài. Như chúng ta đều biết, thời gian để triển khai thực hiện AFTA chẳng còn bao lâu nữa đối với nước ta (2006). Nếu sự lỗ lực của các doanh nghiệp bị kéo dài hợc ít hiệu quả thì các sản phẩm của các doanh nghiệp nước ta không bị ngã đổ trên "sân người" (về xuất khẩu) mà ngay cả trên "sân nhà" (tại thị trường Việt Nam) DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật và đồi hỏi nêu trên trong thời kỳ phát triển sắp tới và lâu dài hơn, đặc biệt trong điều kiện xuất phát của nền kinh tế và công nghiệp của Thái Nguyên ở mức thấp nhất, công nghệ lạc hậu, thiết bị nghèo nàn, cũ kỹ, không đồng bộ; tây nghề công nhân hạn chế; sản phẩm lượng còn non yếu, giá thành cao, sức cạnh tranh kém; hoạt động phân tán,Trước đòi hỏi của thị trường, trước nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp và chủ trương phát triển doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng của nhà nước và của tỉnh. Đề tài "Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái nguyên", chừng mực nào đó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp này và định hướng phát triển DNN&V của tỉnh theo yêu cầu đổi mới.
Trong phạm vi nghiện cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài về thực trạng HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn Thái Nguyên, nhằm đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao HQKD của các doanh nghiệp này cho thời kỳ đến 2005 và 2010. Đề tài tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau này:
1. Hệ thống những khái niệm cơ bản về HQKD của DNN&V, ý nghĩa cảu các chỉ tiêu đánh giá HQKD, các nhân tố tác động lên HQKD và sự cần thiết phải nâng cao HQKD đối với các DNN&V nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng.
2. Phân tích thực trạng hoạt động và HQKD tại các DNN&V sản xuất VLXD Thái Nguyên. Từ đó, rút ra những thành quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng lên HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD Thái Nguyên.
3. Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi nhằm nâng cao HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD Thái Nguyên cho thời kỳ tới, đồng bộ với các kiến nghị lên các cơ quan quản lý vĩ mô những chính sách, cơ chế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này nâng cao HQKD.
Danh mục tài liệu tham khảo
1- Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khoá IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2002
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội - 1996
3. Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hào, Lê Viết Thái, Tô Đình Thái, Hoàng Văn Thành. Báo cáo nghiên cứu "Doanh nghiệp nhỏ và vừa: hiện trạng và những kiến nghị giải pháp" Hà Nội 5/2000
4. Trần Đình, tăng sức cạnh tranh của các DNN&V. Thời báo kinh tế Việt Nam số 811, ngày 12/11/2003
5. TS. Trần Đình Hào, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trang, các vấn đề và triển vọng. 14/4/2000
6. GS. TS Hồ Văn Vĩnh. Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 17/3/2000
7. GS.TS Nguyên Đình Phan, Thạc sỹ Trần Đình Toàn. Phát triển DNN&V trong sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam và các giải pháp vĩ mô. T/C công nghiệp số 5/96.
8. PGS.TS Đỗ Văn Phức. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội 2003.
9. Ưong Tin Sinh. Chính sách Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia. Hội thảo Chính sách phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Nikki Hotel. 19-22/2/2003
10. TS. Nguyễn Đình Cung. So anhs hiệu quả phát triển kinh tế tư nhân giữa các tỉnh. Hà Nội 11/2003
11. TS Nguyễn Đình Cung, TS Bùi Anh Tuấn, Th.S. Bùi Văn, GS David Dapice. Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn.
12. TS. Nguyễn Minh Thọ, Nguyễn Thanh Bình, TS. Nguyễn Thị Thắc. Báo cáo nghiên cứu việc thực hiện cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. TN - 5/2004
13. Đặng Văn Thuần. Phó giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên. Điều tra đánh giá thực trạng, giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên năm 2000-2001
14. Nguyễn Văn Thử. Giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên. Báo cáo tổng quan về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.
15. Cục thống kê Thái nguyên: Niên giám thống kê 2003
16. Sở xây dựng Thái Nguyên. Dự thảo đề án quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thái nguyên 2004 đến 2010 định hướng phát triển đến năm 2015.
17. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, PGS.TS nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền (đồng chủ biên): Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp tập 1,2 - NXB Thống kê - 2001.
18. Hồ sỹ Giao. Khai thác mỏ vật liệu xây dựng - NXB Giáo dục 1997
19. GS Nguyễn Lân. Từ điển Từ và ngữ Việt Nam - NXB thành phố Hồ Chí Minh - 3/2000.
20. Hội đồng biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam. Từ điển Bách khoa Việt Nam - NXB Từ điển bách khoa - 2001.
21. GS-TS Nguyễn Đình Phan. Kinh tế và quản lý công nghệ - NXb Giáo dục - 1999.
22. GS-TSKH Phạm Phố. Vật liệu và vật liệu mới - NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh - 2001.
23. Viện chiến lược Bộ Công nghiệp. DNN&V sản xuất VLXD dự thảo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
24. Viện khoa học Công nghệ vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng. Đề án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020: Hà Nội - 12/2001.
25. Tỉnh uỷ Thái Nguyên. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chương trình "phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005)
26 . UBND tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của tỉnh uỷ về năm công nghiệp - doanh nghiệp trình đại hội Đảng bộ Thái Nguyên khoá X.
27. UBND tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2003 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004.
28. Các tạp chí: Kinh tế và dự báo, chiến lược và chính sách công nghiệp một số của năm 2001 - 2004.
29 Một số luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ của các khoá, tốt nghiệp năm 2001 - 2002 tại trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.
30. Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8488.doc