Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình

Để có thể tồn tại, phát triền bền vững lâu dài, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cần thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay như nâng cao chất lượng con người, chất lượng kiểm tra kiểm soát, chất lượng thông tin, có như vậy chi nhánh mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong những năm tới khi mà trên thị trường tài chính đã bắt đầu xuất hiện một loạt các tổ chức tín dụng mới đó là các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nông thôn vươn ra thành thị, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán,

doc82 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dư nợ VNĐ 1309 tỷ đồng tăng 36 tỷ đồng (+2.8%) so với kế hoạch đạt 88,4% . Dư nợ ngoại tệ : 585 tỷ đồng tăng 155 tỷ đồng (+36%) so với kế hoạch đạt 118%. Dư nợ cho vay đến 31/12/2005 đạt 2816 tỷ đồng so với dư nợ cuối năm 2004 tăng 922 tỷ đồng tương đương 48,7% trong đó dư nợ VNĐ 1950 tỷ, tăng 641 tỷ (+48,96%) dư nợ ngoại tệ qui đổi VNĐ 866 tỷ , tăng 281 tỷ (+48,03%) Mức dư nợ tăng cao hơn so với đầu năm 2005 chủ yếu do chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại chi nhánh như công ty cổ phần VILEXIM vay 25 tỷ, VINAFOOD 665 tỷ đồng … đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính cua các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, và nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậy tình hình dư nợ của chi nhánh có nhiều chuyển đổi. Dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2360 tỷ đồng so với kế hoạch bằng 93,35% so với cuối năm trước bằng 83,8% trong đó dư nợ cho vay VNĐ 1710 tỷ đạt 90% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước bằng 87,69% dư nợ ngoại tệ quy VNĐ 650 tỷ đạt 103% so với kế hoạch so cuối năm trước bằng 75%. Bình quân dư nợ trong năm 2006 đạt 2383 tỷ đồng bằng 93,6% so dư nợ bình quân năm trước. Dư nợ bình quân, dư nợ cuối kỳ đều giảm hơn so năm trước bởi năm 2006 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón … có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, Nhà máy đạm Phú mỹ giảm 43 tỷVINACHEM 40 tỷ, CTY TRAENCO giảm 14 tỷ,Cty Kim Khi Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng CTY XDCTGT giảm 71 tỷ … Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm, một số doanh nghiệp tình hình kinh doanh, tài chính vẫn gặp nhiều khó khăn, không trả được nợ đúng hạn, và không thể xử lý được dứt điểm trong năm 2006. 2.2.1.3 Khả năng thu hồi và xử lý nợ đọng Khả năng thu hồi và xử lý nợ đọng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình qua các năm là tương đối tốt, có những thời điểm nợ xấu tăng cao và đến mức báo động thậm trí đe dọa đến tình hình kinh doanh của chi nhánh có thể kinh doanh thua lỗ nhưng nhờ sự nỗ lực và chỉ đạo sát sao cùng khả năng thu hồi xử lý nợ tốt của các cán bộ chi nhánh nên đã tạo ra nhiều sự chuyển biến mới đem lại thành công cho chi nhánh. Năm 2004 nợ tồn đọng của 03 nhóm phải tiếp tục xử lý là 6913 triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ đã được khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị sản xuất kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tổ chức sắp xếp lại. Đã xử lý tài sản, thu bằng tiền được 325 triệu đồng của nhóm 1, NHCTVN cho xử lý nợ tồn đọng như nợ nhóm 2 được 6538 triệu đồng. Đến cuối năm 2004 nợ đọng Chi nhánh chỉ còn 01 món duy nhất 50 triệu đồng. Năm 2005 do nhiều đơn vị không còn tồn tại và vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất kinh doanh yếu kém và chuyển đổi được sang hình thức sở hữu mới không có tiền trả nợ, nợ đọng có tài sản đảm bảo cơ quan thi hành án không thực hiện xử lý được … nên việc thu nợ rất hạn chế, chỉ thu được 103 triệu đồng, bằng 3,3% kế hoạch được giao. Tuy nhiên đến 31/12/2006, do được quản lý sát sao hơn nên tình hình xử lý nợ đọng tiến triển rất tốt, số nợ đọng thu hồi được tăng 87,37% so với năm 2005 và đạt 193 triệu đồng. Một phần là do được Chính phủ cấp nguồn xử lý. Một phần là do thu được từ các đơn vị trong đó có đơn vị đã thu được hết nợ thu vượt kế hoạch 143% để thu hết dư nợ, mặc dù vậy một số đơn vị còn lại thu được ở mức thấp. 2.2.1.4 Lãi từ cho vay qua các năm Bảng 10 - Lãi từ cho vay qua các năm Đơn vị : tỷ đồng Nguồn : Báo cáo KQKD của chi nhánh CTBĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Qui mô Tăng trưởng Qui mô Tăng trưởng Qui mô Tăng trưởng Lãi từ cho vay 171,99 9% 191,1 11,11% 225,9 18,21% Biểu đồ 3 - lãi suất từ cho vay qua các năm Đơn vị : tỷ đồng Nguồn : Báo cáo KQKD của chi nhánh CTBĐ Mặc dù doanh số cho vay và dư nợ cho vay có xu hướng điều chỉnh giảm và ổn định tuy nhiên lãi từ cho vay lại có xu hướng tăng với một nhịp độ cao và tương đối bền vững ở mức trên dưới 10 % điều này nói lên Chi nhánh Ngân hàng Công thương đã tổ chức công tác cho vay đạt hiệu quả kinh tế đáng kể. Năm 2004 lãi từ cho vay đạt 171,99 tỷ đồng chiếm 48% doanh thu của chi nhánh tăng 9% so với năm trước. Năm 2005 lãi từ cho vay tiếp tục tăng đạt 191,1 tỷ đồng tăng 11,11% chiếm 49 % doanh thu của chi nhánh. Năm 2006 lãi từ cho vay tiếp tục tăng với tốc độ ấn tượng đạt 225,9 tỷ chiếm 50,2 % doanh thu tăng 18% so với năm 2005. 2.2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. - Độ rủi ro của các khoản vay : Biểu đồ 4 - Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm Đơn vị : phần trăm Nguồn : Báo cáo KQKD của chi nhánh CTBĐ Tỷ lệ nợ quá hạn là một tỷ lệ quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay của các Ngân hàng Thương mại nói chung và của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng. Nó phản ánh tỷ lệ những khoản cho vay mà khách hàng vay vốn đã không thể trả được nợ theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký, tỷ lệ này càng cao nghĩa là số lượng khách hàng không trả được nợ càng nhiều và hiệu quả càng thấp. Tỷ số này của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình ở mức rất tốt mặc dù trong cả quá trình có những lúc nợ xấu nợ quá hạn tăng cao , tuy nhiên vào những thời điểm cuối năm thì tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp hơn 5 %, theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì đây là một tỷ lệ cho vay đạt chất lượng cao. Biều đồ 5 - Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo Đơn vị : phần trăm Nguồn : Báo cáo KQKD chi nhánh CTBĐ Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nhìn chung luôn được duy trì ở mức trên 50% đây là một mức độ có thể chấp nhận được, tuy nhiên nó vẫn hàm chứa rất nhiều rủi ro. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm và trong năm 2006 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chỉ còn chiếm 55.7% trên tổng dư nợ, điều này nói lên hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình đang có xu hướng rủi ro cao hơn. Biểu đồ 6 - Tỷ lệ dư nợ cho vay / tổng vốn huy động Đơn vị : tỷ lệ Nguồn :báo cáo KQKD chi nhánh CTBĐ Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động của chi nhánh năm 2004 là 0.52 năm 2005 tăng lên 0.67 tuy nhiên sang năm 2006 lại giảm xuống 0.54 chỉ số này cho biết khoảng trên 50% vốn huy động được của chi nhánh được sử dụng để cho vay, một tỷ lệ không cao nhưng cũng ở mức chấp nhận được, điều này cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn còn rất tiềm năng có thể tăng cao hơn nữa, tuy nhiên duy trì ở mức 50% sẽ đảm bảo được độ an toàn cao hơn. Biểu đồ 7 - Tỷ lệ dư nợ cho vay / tổng tài sản có Đơn vị : phần trăm Nguồn : Báo cáo KQKD chi nhánh CTBĐ Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có của chi nhánh năm 2004 chỉ đạt 48,9% sang năm 2005 đạt 65% nhưng sang năm 2006 giảm xuống chỉ còn 52%. Như vậy trong tổng tài sản có của Chi nhánh thì tài sản cho vay vẫn chiếm khoảng 50% . Tức là hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính chủ yếu của chi nhánh , mà đây là hoạt động có hệ số rủi ro cao nhất trong các tài sản có khác ( 100% ) như vậy có thể coi Chi nhánh có tiềm ẩn rủi ro là tương đối cao. - Cơ cấu cho vay + Cơ cấu ngành Nói chung qua các năm hoạt động thì chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba đình tài trợ cho vay chủ yếu cho ngành xây dựng, và ngành Xuất Nhập khẩu, ngành xây dựng chiếm khoảng 30% tổng dư nợ cho vay , ngành xuất nhập khẩu chiếm 40% dư nợ cho vay, ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 25% dư nợ cho vay còn lại là các ngành khác. Với cơ cấu tài trợ như trên thì có thể coi hoạt động cho vay của Chi nhánh là khá an toàn bởi nó phân tán được rủi ro tương đối đồng đều cho các ngành xây dựng , xuất nhập khẩu, công nghiệp chế biến và các ngành còn lại mỗi ngành chiếm khoảng 30 %. Biểu đồ 8 - Cơ cấu kỳ hạn cho vay Đơn vị : phần trăm Nguồn : Báo cáo KQKD của chi nhánh CTBĐ Năm 2006 cho vay trung dài hạn của chi nhánh đạt 499 tỷ VNĐ chiếm 21.15 % dư nợ cho vay của toàn chi nhánh, thấp hơn năm 2005 ( là 966 tỷ ). Cho vay ngắn hạn đạt 1861 tỷ chiếm 78.85% dư nợ cho vay của toàn chi nhánh.Như vậy cho vay ngắn hạn chiếm gấp 3.7 lần cho vay dài hạn của chi nhánh. Với tỷ trọng như vậy thì chi nhánh sẽ đạt được độ an toàn cao bởi cho vay trung dài hạn luôn hàm chứa nhiều rủi ro. Biều đồ 9 - Cơ cấu thành phần kinh tế Đơn vị : phần trăm Nguồn : Báo cáo KQKD chi nhánh CTBĐ Chi nhánh cho vay đối với hai khu vực ngoài quốc doanh và nhà nước là tương đối đồng đều năm 2006 nhóm doanh nghiệp nhà nước chiếm 41.8% nhóm ngoài quốc doanh chiếm 52.2%. Như vậy với cơ cấu phân đều giữa các ngành, và giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nợ ngắn hạn chỉ bằng 1/3 nợ dài hạn thì cơ cấu cho vay của chi nhánh được coi là hợp lý và đạt độ an toàn. - Khả năng sinh lợi từ cho vay Biều 10 - Tỷ lệ thu từ lãi vay / tổng thu ngân hàng Đơn vị : phần trăm Nguồn : Báo cáo KQKD chi nhánh CTBĐ Thu lãi trên tổng thu của chi nhánh qua các năm đều tăng. Như vậy hoạt động cho vay của chi nhánh đạt hiệu quả cao và đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận cho chi nhánh, năm 2004 thu lãi chiếm 48% doanh thu sang năm 2006 thu lãi chiếm trên 50% doanh thu. Biều đồ 11- Tỷ lệ thu từ lãi vay / doanh số cho vay Đơn vị : tỷ lệ Nguồn : Báo cáo KQKD của chi nhánh CTBĐ Tỷ lệ thu tử lãi vay trên doanh số cho vay của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, năm 2004 là 0.041 năm 2005 tăng lên 0.042 sang năm 2006 một đồng doanh số cho vay ra đã đem lại 0.053 đồng lãi. Chỉ tiêu này nói lên hoạt động cho vay của chi nhánh đạt hiệu quả về kinh tế tăng liên tục theo thời gian. Hiệu quả sinh lời của một đồng vốn cho vay liên tục tăng đem lại lợi nhuận cao cho chi nhánh ngân hàng. + Tỷ lệ thu từ lãi vay / dư nợ cho vay Một đồng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng năm 2005 chỉ tạo ra 0.067 đồng lãi, nhưng sang năm 2006 một đồng dư nợ 2006 đã tạo ra 0.096 đồng lãi. Như vậy tại thời điểm cuối năm 2006 tình hình sinh lợi của hoạt động cho vay tại chi nhánh đang ở mức cao hứa hẹn cho một thời kỳ mới tăng trưởng tốt. + Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu suất sử dụng vốn để cho vay, nó thể hiện khả năng sử dụng vốn tín dụng và khả năng thu hồi được nợ đúng hạn. Vòng quay của vốn tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình năm 2006 đạt 1.8 nghĩa là trung bình một đồng dư nợ cho vay được cho vay 1.8 lần. với hiệu suất sử dụng vốn tín dụng này thì chi nhánh đã tăng được hiệu suất sử dụng vốn của mình lên 1.132 lần ( so với năm 2005 là 1.59 ) Như vậy có thể kết luận tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương là đạt hiệu quả với tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, và một cơ cấu đồng đều giữa các ngành, các loại hình doanh nghiệp, một tỷ lệ sinh lời cao, và một vòng quay vốn tín dụng ở mức tương đối, hoạt động cho vay của chi nhánh Ngân hàng Công thương chiếm 50% tài sản có của chi nhánh và có khả năng tăng lên nữa do vốn huy động được vẫn còn dư gần 50% được chuyển về hội sở chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm 2006 doanh số cho vay của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình giảm xuống tuy nhiên lãi thu từ cho vay vẫn tăng do hiệu suất sử dụng vốn tín dụng tăng lên và tỷ suất sinh lời của mỗi đồng vốn tăng lên do lãi suất cho vay đạt hiệu quả kinh tế hơn. 2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. 2.3.1 Kết quả đạt được - Về quy mô : Doanh số cho vay qua các năm ở mức ổn định và bền vững, Doanh số cho vay luôn đạt được ở mức trên dưới 4000 tỷ một năm, Dư nợ cho vay cũng ở mức cao năm 2004 là 1894 tỷ VNĐ sang năm 2006 tăng lên 2360 tỷ VNĐ góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình liên tục qua các năm. - Về cơ cấu : Trong năm 2006 chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đã tăng được tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này vốn không có được ở các năm trước bởi chi nhánh chỉ chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn. Năm 2006 tỷ trọng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 35% so với năm 2005 là 30% tăng 5% việc gia tăng này vừa làm giảm độ rủi ro cho hoạt động cho vay vừa làm tăng thêm lợi nhuận từ cho vay cho chi nhánh ngân hàng. Về cơ cấu ngành chi nhánh ngân hàng đã đa dạng hóa được ngành nghề tài trợ cho vay, trong đó có ba ngành chính là ngành xây dựng cơ bản, ngành thương mại xuất nhập khẩu và ngành công nghiệp chế biến, đồng thời chi nhánh Ngân hàng cũng bắt đầu tìm kiếm khách hàng ở thêm các ngành nghề tiềm năng khác như thương mại dịch vụ, công nghiệp khai khoáng… - Độ an toàn : Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình luôn đạt ở mức thấp hơn 5 % được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng tốt trong suốt nhiều năm vừa qua, Chi nhánh tiến hành thu được nhiều nợ xấu, nợ quá hạn, đặc biệt cả những khoản nợ đã tiến hành xử lý rủi ro trích lập ở mức 100%. Điều này được thể hiện rõ ở cuối năm 2006, trong khi năm 2005 có cả nợ nhóm IV ( 22 tỷ ) nhóm V ( 1 tỷ ) thì sang cuối năm 2006 không còn nợ nhóm IV và nhóm V nữa nợ nhóm I năm 2006 chiếm khoảng 92.25% ( 2177 tỷ ). Nợ nhóm II là 183 tỷ VNĐ chiếm 7.75% Nợ nhóm III là 927 triệu VNĐ chiếm 0.04%. Trong năm 2006 chi nhánh đã thu được 20.004 tỷ đồng từ nguồn xử lý rủi ro đạt 53.06% so với kế hoạch. Trong đó thu tiền từ bán tài sản Cty 136 lả 14 tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo luôn ở mức trên 50%, đảm bảo một được một độ an toàn cần thiết cho chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình. - Khả năng sinh lãi : Thu lãi cho vay liên tục tăng trưởng ở mức cao và ổn định qua các năm, mặc dù dư nợ cho vay và doanh số cho vay không tăng nhưng thu lãi từ cho vay đạt mức cao tăng từ 171.99 tỷ năm 2004 lên 225.9 tỷ năm 2006 chiếm khoảng 50.2% tổng doanh thu của chi nhánh ngân hàng một tỷ lệ tương đối cao so với toàn hệ thống và các chi nhánh thuộc hệ thống khác nhưng cùng qui mô. Chênh lệch lãi suất bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất cho vay ở mức 0.4% – 0.5%. Trong hoàn cảnh như hiện nay, khi mà một loạt các ngân hàng nông thôn được chuyển thành các ngân hàng đô thị , và ngay tại trên địa bàn của chi nhánh có rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần khác, việc đạt được một tỷ lệ sinh lãi như trên là rất đáng khích lệ. 2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những tồn tại Dư nợ cho vay và Doanh số cho vay mặc dù ở mức ổn định qua các năm, xong bắt đầu có dấu hiệu đi xuống trong năm 2006, dư nợ cho vay năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ đồng so với kế hoạch bằng 93.35% so với cuối năm 2005 chỉ bằng 83.8%. Bình quân dư nợ trong năm 2006 chỉ đạt 2.383 tỷ đồng bằng 93.6% so với dư nợ bình quân năm 2005. Dư nợ bình quân, dư nợ cuối kỳ đều giảm hơn so với năm 2005 đây là một thực trạng cần phải lưu ý. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh có những thời điểm nợ có vấn đề và nợ xấu tăng cao, đặc biệt vào cuối tháng 9 năm 2005 tình hình tín dụng của chi nhánh đã xuất hiện nợ xấu có tỷ lệ cao, số phải trích rủi ro lớn, có nguy cơ kinh doanh thua lỗ. Mặc dù tình hình nợ xấu nợ quá hạn sang năm 2006 đã tiến triển tốt hơn khi không còn nợ nhóm IV và nợ nhóm V tuy nhiên, Nợ nhóm II lại tăng gấp 2.91 lần so với kế hoạch ( 183.390 Tr / 63.000 Tr ). Phát sinh chủ yếu ở các doanh nghiệp xây dựng giao thông. Nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng 0.04% còn 927 triệu của Cty sàn xuất vật liệu và XDCT I xếp loại nhóm III. Ngoài ra có nhóm nợ xấu được xử lý ra ngoại bảng trong năm 2006 là 23.651 triệu chiếm tỷ trọng 0.1% tổng dư nợ. Nợ gia hạn đến 31/12/2006 là 68.837 triệu đồng tăng 64% so với năm trước. Trong khi tình trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này đa số vẫn trong tình trạng yếu kém, có nguy cơ một vài món chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn vẫn còn khoảng 4.461 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0.189% tổng dư nợ. Các cán bộ tín dụng chưa bám sát và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng chưa quyết liệt nên thực hiện chỉ tiêu thu nợ đọng và nợ quá hạn chưa đạt chỉ tiêu. Công tác kiểm tra kiểm soát của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình còn tồn tại một số thiếu xót, đôi lúc còn lỏng lẻo, nên quản lý tình hình xử dụng các món vay chưa thực sự tốt nhất. Chi nhánh ngân hàng tài trợ cho vay đối với ngành xây dưng cơ bản chiếm tới 30% tổng dư nợ, trong khi thị trường bất động sản trong những năm qua đóng băng khiến việc xử lý vốn vay trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn. Trong cơ cấu cho vay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn còn chú trọng nhiều vào việc tài trợ cho vay các doanh nghiệp lớn, bỏ qua một bộ phận khách hàng rất tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động hết sức có hiểu quả trong nền kinh tế hiện nay. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo luôn ở mức trên 50% tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm xuống năm 2005 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo là khoảng 60% sang năm 2006 tỷ lệ này chỉ còn 55% giảm xuống 5% việc tỷ lệ này giảm xuống trong khi dư nợ cũng giảm cho thấy Chi nhánh đang tích cực cho vay rủi ro hơn nhưng cũng không làm tăng dư nợ cho vay lên theo kế hoạch được, hoạt động cho vay đang bị chững lại do có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo cơ chế tự chủ về mặt tài chính, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào hội sở chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam qua tỷ lệ vốn điều hòa. Hàng năm Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn chuyển vốn điều hòa về hội sở chính khoảng 50% vốn huy động được, cụ thể năm 2006 huy động được 4350 tỷ trong khi cho vay được 2360 tỷ còn lại khoảng 2000 tỷ chuyển về hội sở chính. ... 2.3.2.2 Nguyên nhân - Nguyên nhân từ phía ngân hàng Chính sách tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình còn chưa thực sự hoàn thiện và phát huy được đúng hiệu quả của nó. Chính sách khách hàng chưa có định hướng rõ rệt ở tầm vĩ mô khiến gây hậu quả của sự sai lệch về cơ cấu cho vay, Chi nhánh ngân hàng đã tài trợ quá chênh lệch cho các doanh nghiệp lớn mà bỏ quên mất các khách hàng tiềm năng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách giới hạn tín dụng chưa đưa ra được hạn mức tín dụng cụ thể với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng gây khó khăn trong quyết định cho vay. Trong khi thực tế yêu cầu áp dụng một chính sách lãi suất cho vay linh hoạt bởi sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng thì chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình cũng mới chỉ đưa ra cách tính lãi suất, chứ chưa đưa ra qui định cụ thể để các cán bộ tín dụng , cán bộ thẩm định áp dụng khi cho vay đối với từng trường hợp khách hàng cụ thể. Chính sách tài sản đảm bảo là một biện pháp phòng chống rủi ro hết sức hữu hiệu, một khách hàng có thể vay vốn bằng cách thế chấp cầm cố tài sản đảm bảo của mình, hoặc dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm và dùng tín chấp, tuy nhiên các hình thức bảo đảm này tại chi nhánh ngân hàng vẫn chưa có qui định cụ thể đến từng cán bộ tín dụng để áp dụng trong thực tiễn mà vẫn chủ yếu dựa theo qui định của ngân hàng nhà nước và các qui định riêng của chi nhánh được hướng dẫn một cách hình thức đã gây nhiều khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo. Qui trình cho vay, và qui trình thẩm định các khoản vay chưa hoàn chỉnh gây ra nhiều bất cập trong việc phối hợp giữa các cán bộ tín dụng khi ra quyết định cho vay, nhất là khi khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình lại là những khách hàng doanh nghiệp lớn, có quan hệ thường xuyên với chi nhánh ngân hàng, dư nợ thường xuyên ở mức cao, nếu không thực hiện đúng qui trình cho vay một cách đầy đủ, thì với những quyết định cho vay những khoản vay lớn như vậy sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro có thể gây đến đổ vỡ. Hiện nay các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn hoạt động riêng lẻ. Trong việc quản lý khách hàng cũng không có sự gắn kết tập trung, phòng thương mại vẫn quản lý các khoản thanh toán quốc tế, trong khi các phòng khách hàng quản lý các món vay, như vậy một khách hàng có thể vừa vay vừa có các khoản thanh toán quốc tế sẽ rất khó để cho cán bộ tín dụng đánh giá được rủi ro của khách hàng này nếu như không có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên nhanh chóng giữa các phòng ban với nhau. Chất lượng phân tích tín dụng còn kém chưa thực sự hiệu quả , điều này có nguyên nhân rất lớn từ các cán bộ phân tích tín dụng, mặc dù các cán bộ tín dụng trong ngân hàng đều được đào tạo rất bài bản và đúng với các qui định của ngân hàng, nhưng do khối lượng công việc của các phòng khách hàng tương đối nhiều, do sự thay đổi liên tục về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng trong sự hội nhập quốc tế, các cán bộ phân tích tín dụng lâu năm có kinh nghiệm hay bị quá tải về lượng công việc và không kịp cập nhật những thông tin thay đổi, trong khi đó những cán bộ trẻ lại chưa đủ năng lực để thẩm định đưa ra những quyết định cho vay hiệu quả. Hơn nữa trong quá trình làm việc một số cán bộ tín dụng có thái độ làm việc qua loa phân tích không kỹ càng không theo đúng qui trình thẩm định tín dụng đã làm cho hoạt động cho vay kém tính hiệu quả. Mạng lưới thu thập thông tin và sự liên hệ thông tin giữa các phòng ban trong chi nhánh, giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống hay giữa các hệ thống ngân hàng khách nhau là chưa tốt dẫn đến việc thu thập thông tin chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả, nhiều lúc thông tin thu thập được từ khách hàng bị sai lệch và mang tính ước lượng tượng trưng khiến cho chất lượng của công tác thẩm định và kiểm soát đưa ra quyết định kịp thời bị sai lệch theo. Hoạt động kiểm tra kiểm soát của chi nhánh Ngân hàng không thực sự sát sao và thường xuyên với tình hình sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp điều này đã dẫn đến nhiều lúc nợ xấu tăng cao, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Do hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn chịu sự chỉ đạo của Hội sở Chính Ngân hàng Công thương Việt Nam, hàng năm chi nhánh vẫn được phép chuyển vốn điều hòa về hội sở chính để hội sở điều phối vốn đi những nơi khác thiếu vốn. Chính vì vậy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình không thực sự bắt buộc phải sử dụng hết số vốn huy động được điều này khiến cho doanh số cho vay và dư nợ cho vay tăng chậm và có xu hướng giảm. - Nguyên nhân từ khách hàng Các khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương có đến trên 50% là các Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp lớn. Trong những năm gần đây các Doanh nghiệp Nhà nước chịu sự điều chỉnh lớn của pháp luật về việc giải thể, sát nhập, cổ phần hóa,... dẫn đến việc thay thế của các giám đốc cũ và giám đốc mới, việc người mới đến tiếp nhận tài sản dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc trả nợ cho chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình. Hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây thường hoạt động không có hiệu quả và thường xuyên phải nhờ nhà nước bù lỗ và trả nợ hộ. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nên không trả được nợ và phải giảm hạn mức tín dụng xuống , trong khi chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình lại khó khăn trong việc tìm những doanh nghiệp mới có tình hình kinh doanh đạt hiệu quả. Một loạt các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém phải giảm dư nợ đó là VINAFOOD, CTY TRAENCO, CTY Kim Khí Hà Nội, Tổng CTY XDCTGT I, Ngoài ra một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng giao thông không trả được nợ buộc phải phân loại nợ vào nợ nhóm II là : Cty CPXDCTGT 134 ( nợ 54 tỷ ), Cty gạch ốp lát Hà Nội ( 31.8 tỷ )... - Những nguyên nhân khác Trong năm 2006 tình hình nền kinh tế có nhiều biến động Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại diễn ra rất sôi động, Nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao dịch của các Ngân hàng Thương mại được mở ra, Một số lượng lớn các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển thành Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị đã vươn ra hoạt động tại các thành phố lớn, nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần tăng thêm vốn điều lệ làm tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng nói chung và ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng đặc biệt hoạt động cho vay bởi sự xuất hiện của một loạt những đối thủ cạnh tranh mới này. Tình hình giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng cao gây sức ép lên lãi suất lên tiền gửi của các tổ chức cá nhân từ đó buộc lãi suất cho vay bị đẩy lên cao gây khó khăn cho hoạt động cho vay và hàm chứa nhiều rủi ro hơn. Lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, Fed đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất và hiện đang ở mức 5.25% đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất đồng Việt Nam. Mặt khác trong quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, sự biến động của giá cả, lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần đều áp dụng vượt các mức lãi suất đã thỏa thuận của hiệp hội ngân hàng. Một số doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn đang gửi vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình lại là nhà cổ đông chiến lược của một số Ngân hàng Thương mại cổ phần khác nên tạo ra sự cạnh tranh, dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, tình hình đó đã làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn,lãi suất cho vay cao khó cho vay hơn và hiệu quả cho vay bị giảm sút. Tình hình lạm phát trong những năm qua cũng luôn ở mức cao năm 2004 là 9.5% năm 2005 là 8.4 % và năm 2006 là 6.6 % gây sức ép rất nhiều lên lãi suất hơn nữa nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải một loạt những khó khăn tự nhiên như hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát trên phạm vi rộng, từ đó dẫn đến sức ép tăng giá bán nhiều loại vật tư, hàng hóa đặc biệt là một số mặt hàng như lương thực, thuốc chữa bệnh, thép , than, xăng dầu .. điều này làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh và đổ vỡ về mặt tài chính dẫn đến không thể trả được nợ cho chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. Ngoài ra còn phải kể đến sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Việt Nam, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến đổi tuy nhiên hệ thống văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng vừa thừa, vừa thiếu, vừa chồng chéo, chậm sửa đổi những điều bất hợp lý. Chương 3 : Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. 3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trong thời gian tới. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến và tăng trưởng liên tục đạt ở mức cao, khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO và cam kết thực hiện những yêu cẩu của tổ chức này. Hoạt động của Ngành Ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến tích cực, các ngân hàng đang gấp rút tăng vốn điều lệ và hoàn thành những công đoạn cuối cùng để có thể sẵn sàng cạnh tranh được với sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang nhanh chóng ban hành đầy đủ một hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của ngành ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cũng đưa ra định hướng rõ ràng của mình trong thời gian tới, Chi nhánh đặt ra kế hoạch tiếp tục tăng trưởng mạnh về doanh thu trong thời gian tới, trong hoạt động cho vay chi nhánh đã lấy định hướng tăng trưởng đi đôi với chất lượng, tích cực tìm kiếm khách hàng, phương án tốt để cho vay, định hướng cho vay nhiều hơn với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể chi nhánh Ba đình đề ra các chỉ tiêu hoạch kinh doanh chủ yếu sau đây. Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho năm 2007 Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 : 4450 tỷ đồng Trong đó : Huy động vốn VNĐ : 3580 tỷ đồng Ngoại tệ quy VNĐ : 870 tỷ đồng Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 : 2653 tỷ đồng Trong đó : Dư nợ VNĐ : 1752 tỷ Ngoại tệ quy VNĐ : 901 tỷ Nợ xấu < 1 % / Tổng dư nợ Cơ cấu dư nợ tại thời điểm cuối năm : Tỷ lệ % cho vay Không có Bảo đảm bằng tài sản tối đa 43 % Tỷ lệ % cho vay Doanh nghiệp nhà nước tối đa 58% Lợi nhuận sau trích DPRR 100 tỷ VNĐ 3.2 Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. 3.2.1 Duy trì dư nợ cho vay ở mức ổn định và an toàn Để có thể đạt được hiệu quả cho vay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cần phải sử dụng vốn huy động được để cho vay ở một mức độ nhất định vừa đảm bảo được mức sinh lợi vừa đảm bảo được độ an toàn cần thiết, trong những năm qua, bắt đầu có dấu hiệu dư nợ cho vay suy giảm điều này sẽ ảnh hưởng đến mức sinh lợi của chi nhánh, chi nhánh cần chủ động hơn trong hoạt động cho vay. Để có thể đạt được sự chủ động hơn nữa trong hoạt động cho vay chi nhánh cần đa dạng các hình thức cho vay, đưa ra thêm nhiều sản phẩm cho vay để có cơ hội tiếp cận được với nhiều loại hình khách hàng, đạt được mức dư nợ cần thiết để sinh lời và vẫn đảm bảo không bị rủi ro. Chi nhánh cũng có thể thiết lập một cơ chế tài chính sát thực trong chính sách khuyến mãi và tiếp thị đối với khách hàng lớn. Bởi các doanh nghiệp lớn vẫn là những khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong những năm tởi, những doanh nghiệp này trong những năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động cho vay của chi nhánh, cũng như sự thành công của chi nhánh, tuy nhiên cũng đã có những doanh nghiệp lớn lâm vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính và chi nhánh buộc phải giảm dư nợ cho vay, dẫn đến dư nợ cho vay của chi nhánh trong năm 2006 bị suy giảm. Việc thiết lập cơ chế tài chính sát thực trong khuyến mãi và tiếp thị sẽ giúp chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình nhanh chóng tiếp cận được với nhiều khách hàng mới khác có tình hình tài chính tốt để tiến hành bán các sản phẩm cho vay của mình. Trong những trường hợp với những khác hàng quá lớn có dự án khả thi để có thể cho vay chi nhánh có thể liên kết với các chi nhánh khác cùng hệ thống hoặc có thể liên kết với các ngân hàng khác hệ thống để cho vay. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn chi nhánh cũng cần chú ý hơn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đây là một thị trường tiềm năng chưa được chi nhánh khai thác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua mới chính là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có khả năng sinh lời cao. Việc vươn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp chi nhánh đạt được mức dư nợ cho vay cần thiết một cách hợp lý và an toàn hơn. 3.2.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng và qui trình cho vay. Chính sách tín dụng và qui trình cho vay vẫn thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình hướng dẫn chỉ đạo xuống từng cán bộ tín dụng, tuy nhiên chính sách tín dụng hiện nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện, các cán bộ tín dụng vẫn chưa có được một sự qui trình cho vay rõ ràng đối với từng trường hợp khách hàng cụ thể, hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, lãi suất áp dụng cho từng khách hàng từng nhóm khách hàng, cũng như tài sản đảm bảo yêu cầu với mỗi trường hợp vay khác nhau cụ thể là phải đáp ứng những yêu cầu gì, tránh trường hợp như hiện nay đối với dự án khả thi thì yêu cầu tài sản đảm bảo khắt khe, trong khi các dự án không có hiệu quả thì lại không cần tài sản đảm bảo. Trong thời gian tới chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình cần phải hoàn thiện đầy đủ chi tiết hơn nữa chính sách tín dụng và qui trình cho vay, đồng thời ban hành và hướng dẫn tới từng cán bộ tín dụng, từng cán bộ thẩm định và các cán bộ khác có liên quan, để đảm bảo chính sách tín dụng và qui trình cho vay được thực hiện một cách đúng đắn chính xác đầy đủ hiệu quả tạo tiền đề cho các khoản vay tốt chất lượng. 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định ra quyết định cho vay. Thẩm định để ra quyết định cho vay là một khâu quan trọng trong qui trình cho vay, việc thẩm định có chất lượng hay không sẽ liên quan đến chất lượng của khoản vay, bởi việc thẩm định không tốt sẽ chọn lựa phải khách hàng hoạt động kém hiệu quả để cho vay, dẫn đến khoản vay rất có thể sẽ trở thành nợ xấu, và ngược lại nếu thẩm định tốt khoản vay sẽ đem lại hiệu quả cao. Để nâng cao được chất lượng thẩm định cần thiết phải có được mối quan hệ tốt với khách hàng nhất là khách hàng thường xuyên, việc hiểu biết rõ về khách hàng sẽ giúp cán bộ thẩm định không bị mắc phải những sai lầm khi thẩm định tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng, tuy nhiên cũng có nhiều khách hàng mới mà ngân hàng chưa hiểu rõ hết để thẩm định có chất lượng : Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đinh cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu để các cán bộ thẩm định có tiêu chuẩn để tiến hành thầm định một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa để việc thẩm định diễn ra nhánh chóng và chất lượng các cán bộ thẩm định của chi nhánh cần thường xuyên phân tích, đánh giá, chọn lọc, xếp hạng khách hàng vay vốn để xác định được tình hình của các khách hàng, luôn có những điều chính kịp thời với từng khách hàng để có quyết định cho vay đúng đắn. 3.2.4 Đưa ra một mức lãi suất cho vay cạnh tranh và linh hoạt Một mức lãi suất cho vay cạnh tranh và linh hoạt sẽ góp phần giúp chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho các khách hàng này có thể trả được nợ, chi nhánh có thể dễ dàng thu được cả gốc và lãi đúng hạn và tiếp tục tiến hành giải ngân cho vay sang giai đoạn mới. Để có được một lãi suất cho vay cạnh tranh trước hết phải giảm được phần chính hình thành nên lãi suất cho vay đó là lãi suất huy động vốn. Với ưu thế là một chi nhánh của một trong bốn ngân hàng lớn nhất trong cả nước, có uy tín cao và được người dân tin tưởng gửi tiền, chi nhánh hoàn toàn có thể giảm chi phí huy động vốn ở mức hợp lý nhất mà vẫn huy động được một số vốn theo kế hoạch, bằng cách đưa thêm nhiều sản phẩm tiết kiệm, tổ chức giao dịch một cửa, mở rộng các loại hình thanh toán, thẻ ATM chi nhánh hoàn toàn có thể giảm được chi phí huy động một cách đáng kể. Khách hàng của chi nhánh phần lớn là những doanh nghiệp lớn có sự gắn bó lâu năm với chi nhánh, do vậy để có thể giữ được khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trong việc trả lãi mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cần thiết cho chi nhánh, chi nhánh cần áp dụng cho phép các cán bộ tín dụng tự tính lãi suất cho vay để có thể điều chỉnh lãi suất một cách thường xuyên hơn, với từng khách hàng cho vay khách nhau trong những thời kỳ khác nhau. Đối với những khoản nợ quá hạn các khoản nợ xấu, để có thể thu hồi được nợ, xóa nợ, chi nhánh cần điều chỉnh lãi phạt hợp lý với các khoản nợ quá hạn, và tiến hành thu nợ gốc trước khi thu lãi, giúp các khách hàng có các khoản nợ xấu có thể trả được nợ và tiếp tục tiến hành sản xuất kinh doanh. 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi trường hợp. Trong qui trình cho vay các cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng đến tất cả các khâu của qui trình cho vay từ khâu tìm kiếm lựa chọn khách hàng, đến khâu thẩm định ra quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi khoản vay và ra quyết định cho vay mới. Do vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng của các cán bộ ngân hàng. Về mặt trình độ chuyên môn đối với các cán bộ ngân hàng lâu năm có kinh nghiệm, cần có những buổi đào tạo mới để họ có thể bắt kịp với những thay đổi mới về luật pháp và tình hình sử dụng công nghệ mới của ngân hàng tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng với các cán bộ trong cùng phòng và trong cùng chi nhánh. Đối với các cán bộ mới cần thiết phải có chính sách đào tạo, thu hút, nâng cấp để có được một đội ngũ nhân viên mới có thể hoạt động và làm việc hiệu quả tại chi nhánh. Về mặt đạo đức do trong quá trình làm việc có nhiều cán bộ tín dụng làm qua loa, không tuân đúng theo qui trình cho vay, chi nhánh cần có những biện pháp để yêu cầu nhữn người này thực hiện nghiêm túc các qui trình nghiệp vụ mà chi nhánh đã hướng dẫn chỉ đạo cũng như làm đúng theo chính sách của ngân hàng nhà nước, pháp luật của chính phủ ban hành. 3.2.6 Nâng cao Chất lượng Thông tin Hiện trong chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình có xảy ra hiện tượng không có sự liên kết về thông tin, thông tin của một khách hàng không tập trung gây khó khăn trong việc đánh giá khách hàng và quản lý tình hình cho vay đối với một khách hàng hay một nhóm khách hàng, yêu cầu phải nâng cao việc thống nhất đồng bộ và kịp thời thông tin trong nội bộ ngân hàng. Ngoài ra việc thu thập thông tin từ bên ngoài cũng vô cùng quan trọng, bởi đây sẽ là yếu tố quyết định cho việc ra quyết định cho vay, thông tin chính xác không sai lệch sẽ giúp cán bộ tín dụng có được nhận định đúng về khách hàng để quyết định cho vay hay không, luồng thông tin từ bên ngoài này bao gồm từ các trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan nhà nước, kiểm toán độc lập, thông tin tử các tổ chức tín dụng khác, và từ chính khách hàng đưa ra.... tất cả các luồng thông tin bên ngoài này đều rất đa dạng và phong phú với độ chuẩn xác không cao và phải mất chi phí để có được, nên để có được những thông tín chính xác và với chi phí thấp, chi nhánh cần hướng tới xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả tình hình kinh tế liên hệ được với các tổ chức tín dụng khác và các cơ quan chức năng như phòng thuế hải quan... để hệ thống này có thể cung cấp đáp ứng đẩy đủ nhu cầu thông tin cho toàn chi nhánh. Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thông tin từ khách hàng là tương đối nhiều và có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, hệ thống thu thập thông tin của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình còn cần phải đáp ứng một yêu cầu nữa đó là có khả năng chọn lọc được những thông tin cần thiết, chính xác có ảnh hưởng tới quyết định cho vay và nhiều quyết định khác của chi nhánh với khách hàng, như vậy mới có thể đảm bảo việc quản lý của chi nhánh với khách hàng trở nên hiệu quả và an toàn hơn. 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thu nợ Công tác kiểm tra kiểm soát đặc biệt cần phải chủ ý tăng cường nhất là với công tác tín dụng, cần tăng cường giám sát và quản lý chặt chẽ có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trước, trong và sau khi cho vay, không để tình trạng nợ gốc và lãi vay đến hạn khách hàng không trả được do buông lỏng quản lý giám sát tình hình tài chính, thanh toán của khách hàng, để nợ xấu nợ quá hạn tăng cao. Đồng thời tăng cường kiểm tra thường xuyên rà soát các khoản vay để có giải pháp xử lý phù hợp không để phát sinh nợ xấu, nợ nhóm II , giao trách nhiệm thu nợ cho từng lãnh đạo, từng cán bộ thu nợ xấu, thu nợ ngoại bảng. Phát hiện kịp thời những trường hợp sai phạm, thực hiện khoản vay không đúng mục đích để thu lại khoản vay và không tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng đó. Trong thời gian qua việc kiểm tra kiểm soát thu nợ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có những lúc lỏng lẻo không theo qui định các cán bộ tín dụng không theo sát khách hàng để nợ xấu tăng cao và đe dọa khả năng thu lợi của chính chi nhánh do vậy chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cần xiết chặt hơn nữa việc kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng của mình đồng thời, phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ thanh toán, giải quyết nợ nần dây dưa còn tồn đọng với các doanh nghiệp, để chi nhánh có thể xóa dần những khoản nợ xấu, nợ quá hạn, lấy lại vốn gốc tiếp tục cho vay, từ đó làm cơ sở để có thể nâng cao khả năng sinh lời bằng việc cho vay những khoản vay khác có hiệu quả hơn. 3.2.8 Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý ngân hàng Công tác quản lý tổ chức Chi nhánh Ngân hàng đóng một vai trò gián tiếp đến hiệu quả nói chung của toàn Chi nhánh Ngân hàng và nói riêng đến hiệu quả của hoạt động cho vay của chi nhánh. Một Chi nhánh Ngân hàng được tổ chức quản lý tốt, các phòng ban phối hợp chặt chẽ hiệu quả với nhau, các cán bộ của ngân hàng sẽ hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình, công việc không bị chồng chéo vừa thiếu vừa thừa, guồng máy hoạt động suôn sẻ ở tất cả các khâu, từ khâu huy động vốn đến cho vay, kiểm tra kiểm soát, thu hồi vốn vay và ngay cả việc đặt mục tiêu kế hoạch cho những năm kế tiếp cũng trở nên phù hợp hơn với tình hình thực tiễn của các phòng ban tại ngân hàng, điều này trở thành cơ sở cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay đạt được hiệu quả cao và liên tục tăng trưởng bên vững qua các năm. 3.3 Một số kiến nghị Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình là một chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để hoạt động cho vay của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đạt được hiệu quả cao hơn và an toàn hơn em xin đưa ra một số kiến nghị như sau : 3.3.1 Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam : Tạo một hạn mức tín dụng phù hợp hơn cho chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. Với một tỷ lệ sinh lời ổn định và tăng liên tục qua các năm cùng tỷ lệ tài sản đảm bảo luôn trên 50% tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn luôn thấp hơn 5% hoạt động cho vay của chi nhánh Công thương Ba Đình là khá an toàn và sinh lời cao, do vậy Ngân hàng Công thương Việt Nam cần thiết phải phân bổ hạn mức tín dụng hợp lý hơn, theo dõi sát sao việc đặt kế hoạch phù hợp cho chi nhánh, để thúc đẩy chi nhánh Công thương Ba Đình mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay, tránh để tình trạng dư nợ có xu hướng giảm như hiện nay. Cho phép chi nhánh Công thương Ba Đình mở thêm các địa điểm giao dịch mới. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường, các Ngân hàng Thương Mại đang rất tích cực trong công cuộc tìm kiếm thị phần, việc mở thêm các địa điểm giao dịch là cần thiết vì nó cho phép khách hàng tiếp xúc với chi nhánh Ngân hàng Công thương được trở nên dễ dàng và thường xuyên hơn điều này sẽ làm cho hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đạt hiệu quả cao hơn. Ngân hàng Công thương Việt Nam cần có một chính sách hợp lý hơn trong việc chu chuyển vốn điều hòa, hàng năm chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn có một lượng vốn điều hòa tương đối cao chiếm khoảng 50% vốn huy động được, việc hạn chế vốn điều hòa có thể sẽ thúc đẩy chi nhánh Ngân hàng Công thương cho vay nhiều hơn tăng doanh số và dư nợ cho vay tạo cơ sở để đem lại lợi nhuận cao hơn từ hoạt động cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam cần thường xuyên cử cán bộ xuống thanh tra kiểm tra việc thực hiện các qui định của Ngân hàng, tổ chức các buổi hội thảo nâng cao trình độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng của chi nhánh, cử các chuyên viên xuống làm việc thực tế tại chi nhánh để có được hiểu biết rõ hơn và đưa ra những giải pháp hợp lý hơn cho hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng, thường xuyên, kịp thời bổ sung và hoàn thiện luật các tổ chức tín dụng, tạo một hành lang pháp lý vừa chặt chẽ vừa linh hoạt, đảm bảo cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại nói chung và hoạt động cho vay nói riêng được tiến hành đúng qui trình theo khuôn khổ của pháp luật nhưng đồng thời lại không mất đi tính tự chủ linh hoạt của từng ngân hàng từng chi nhánh đáp ứng liên tục với tình hình mới. Thường xuyên tiến hành kiểm tra thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng Thương mại, có như vậy, mới có thể kịp thời phát hiện những sai phạm của các Ngân hàng Thương mại, xử lý kịp thời những sai phạm đó, tạo một sân chơi lành mạnh công bằng cho tất cả các Ngân hàng Thương mại. Đồng thời có được những biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu xót có thể có phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng Thương Mại. Tạo một loạt những danh mục sản phẩm cho vay mang tính chất tham khảo, để các Ngân hàng Thương mại có thể lựa chọn và đồng thởi từ đó có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với đặc trưng và lợi thế riêng của ngân hàng mình rồi đưa vào hoạt động thực tiễn. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cần có những qui định cụ thể và hợp lý hơn về tài sản đảm bảo và các qui định giới hạn về hạn mức tín dụng đối với các Ngân hàng Thương mại để các Ngân hàng Thương mại có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động cho vay một cách dễ dàng hơn, tìm kiếm khách hàng được tốt hơn đem lại hiệu quả cao hơn. Kết Luận Như vậy hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trong thời gian vừa qua có thể coi là rất có hiệu quả. Với tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp hơn 5 % theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,tỷ lệ sinh lời cao, thu lãi hàng năm từ cho vay luôn chiếm hơn 50% doanh thu của toàn chi nhánh, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ở mức cao, Chi nhánh tiến hành cho vay đồng đều với các ngành kinh doanh, ổn định mức dư nợ hàng năm và doanh số cho vay. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như hoạt động cho vay vẫn quá chú trọng vào các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhà nước, bỏ qua một thị phần rất tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ cho vay ngắn hạn còn cao, vẫn còn tồn tại nợ xấu, trong quá trình hoạt động có những lúc nợ xấu tăng cao đe dọa tình hình kinh doanh của chi nhánh có thể gây nguy cơ thua lỗ, nhiều cán bộ tín dụng thực hiện qui trình cho vay nặng tính hình thức không hiệu quả, thực hiện thu nợ giải quyết nợ đọng còn chưa nhanh chóng quyết liệt. Để có thể tồn tại, phát triền bền vững lâu dài, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cần thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay như nâng cao chất lượng con người, chất lượng kiểm tra kiểm soát, chất lượng thông tin, … có như vậy chi nhánh mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong những năm tới khi mà trên thị trường tài chính đã bắt đầu xuất hiện một loạt các tổ chức tín dụng mới đó là các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nông thôn vươn ra thành thị, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, … đây đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh, hứa hẹn sẽ tạo ra một thị trường tài chính rất sôi động trong thời gian sắp tới. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Quản trị ngân hàng thương mại ( Gs, Ts Lê Văn Tư ), NXB Tài Chính Tiền tệ , ngân hàng và thị trường tài chính ( Frederic S. Mishkin ) Ngân hàng thương mại ( PGS. TS. Phan Thị Thu Hà ), NXB Thống Kê Tạp chí ngân hàng . Sổ tay tín dụng NHCT VN. Quản trị ngân hàng thương mại ( Pgs, Ts Nguyễn Thị Mùi ), NXB Tài Chính Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình.( Năm 2003, 2004, 2005, 2006 ) Từ điển kinh tế tài chính ngân hàng ( Pgs,Pts Lê Văn Tề ), NXB Thanh Niên Lý thuyết tài chính tiền tệ ( Ts. Nguyễn Hữu Tài ), NXB Thống Kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0252.doc
Tài liệu liên quan