Đề tài Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giáo dục tại Việt Nam thời Gian Tới

Bước vào thiên niên kỷ mới cùng với tiến trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, rất nhiều thời cơ cũng như thách thức đang chờ đón chúng ta và chính những thời cơ và thách thức này là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra nhanh chóng hơn. Trong các lĩnh vực cần đổi mới thì giào dục đào tạo là một trong những ngành đầu tiên phải kể đến bởi vì giào dục đào tạo có một tầm quan trọng hết sức đặc biệt trong phát triển nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc nghiên cứu đề tài “Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giào dục ở Việt Nam thời gian tới” là rất cần thiết bởi bên cạnh những đóng góp tích cực của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển giáo dục đào tạo đất nước thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn này mà chúng ta cần khắc phục.

doc90 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giáo dục tại Việt Nam thời Gian Tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển đất nước. Hệ thống các trường phổ thông phát triển rộng khắp và đa dạng. Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn trường tiểu học và THCS, hầu hết các xã đã có trường tiều học, phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường THCS, có khoảng 350 trường dân tộc nội trú, bảo đảm điều kiện ăn ở cho 50 nghìn học sinh con em đồng bào dân tộc ít người. Đến 2000, tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia vì xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Một số tỉnh, thành phố đã thực hiện chương trình phổ cập THCS. Quy mô dạy nghề tăng bình quân 16,8%/năm trong đó hệ dài hạn tăng 12,1%, hệ ngắn hạn tăng 18,5%. Chỉ tiêu tuyển mới đào tạo hệ dài hạn năm 2000 đã tăng gần 3 lần so với năm 1996, hệ ngắn hạn tăng bình quân 14%/năm. Đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng bình quân 13,2%, đào tạo đại học cao đẳng tăng bình quân đạt 14,2%. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ. Hệ thống trường lớp ngoài công lập tăng, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh, sinh viên ngày càng tăng và có nhiều hình thức đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu nâng cao dân trí và phát triển. Mạng lưới các trường đại học và cao đẩng được củng cố phát triển. Đã có 206 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng, trong số đó có 16 cơ sở dân lập, 2 viện đại học mở, trên 100 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh, 82 cơ sở đào tạo cao học, 2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng, nâng cấp 40 trường trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng. Đã nâng cấp hơn 100 trường sư phạm, hình thành hệ thống trường dân tộc nội trú từ tỉnh, huyện và cụm xã, xây dựng mới hơn 60000 phòng học, cải tạo nâng cấp hơn 80000 phòng học, hàng vạn mét vuông phòng thí nghiệm, thư viện, KTX. Môi trường sư phạm và cơ sở vật chất giáo dục đào tạo đã được cải thiện rõ rệt. Sở dĩ ngành giáo dục có được những thành tựu trên là do đại bộ phận nhân dân ta có tinh thần hiếu học, chăm lo cho việc học tập của con em; phần lớn các nhà giáo tận tuỵ với nghề. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và có những chủ trương chính sách đúng đắn phát triển giáo dục. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII và thi hành Luật giáo dục sự nghiệp giáo dục đã có những chuyển biến tích cực ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai phổ cập giáo dục THCS trong cả nước, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ đạo xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010; tập trung xây dựng và củng cố 2 đại học quốc gia và một số trường trọng điểm khác, quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, khắc phục một bước những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Chính phủ cũng đã tập trung hoàn thiện từng bước hệ thống các chính sách vĩ mô về giáo dục, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục các yếu kém, bất cập, đIều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng giáo dục. Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác tăng lên. Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 8% năm 1990 lên tới 15% năm 2000. Nhiều chương trình, đề án lớn huy động đa dạng nguồn lực để phát triển giáo dục, đặc biệt là cho giáo dục phổ thông đã được triển khai. Ngành giáo dục đã có một số đổi mới về mục tiêu giáo dục, đa dạng hoá các loại hình giáo dục và các nguồn kinh phí, huy động xã hội tham gia phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho nhiều người học tập, tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục. Sự ổn định chương trình, những thành tựu phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Những yếu kém Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên nhưng nhìn chung giáo dục nước ta còn yếu kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn với sử dụng, đội ngũ giáo viên còn yếu kém; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục. Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp một mặt chưa tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao, khả năng tự lập còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp còn thấp, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa (năm học 1999-2000 tỷ lệ này ở tiểu học và THCS xấp xỉ 70%, ở THPT 78%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm. Cơ cấu trình độ,cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối. Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội vẫn còn nặng nề về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề trình độ cao. Việc phát triển quy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu diễn ra ở bậc đại học; tỷ lệ học sinh, sinh viên cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, THCN và học nghề còn thấp và tăng chậm. Công tác dự báo, quy hoạch định hướng ngành nghề đào tạo chưa tốt. Học sinh, sinh viên chưa được nhà trường hướng dẫn đầy đủ về nghề nghiệp và tạo khả năng tự lập nghiệp. Các chính sách giáo dục nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người còn khó khăn. Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bên ngoài nhà trường, đặc biệt cho những người đang lao động. Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh chóng quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật thông tin, tri thức và những thành tựu KHCN mới trên thế giới. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa thanh toán hết các lớp học 3 ca; vẫn còn các lớp học tranh tre nứa lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn rất thiếu thốn và lạc hậu. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm HĐH. Chương trình giáo dục còn mang nặng tính hàn lâm, kinh viện nặng nề thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn hiệu quả với NCKH_CN và triển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội, ý thức tự tôn dân tộc chế độ thi cử còn lạc hậu. Cách tuyển sinh đại học còn nặng nề và tốn kém. Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực, thiết kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng “thương mại hoá giáo dục” như mua bằng bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của nhà giáo. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma túy và các tệ nạn xã hội đã được xâm nhập vào thị trường. Nhìn chung chất lượng và hiệu quả nâng cao dân trí, đào tạo nội lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trước hết là do nhiều yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý; chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn dể xử lý mối tương quan lớn giữa quy mô chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Các văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được quan tâm đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức. Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước nói chung được nhận thức đầy đủ và thực sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục, việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Về mặt khách quan, trong những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn vì nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng song lao động dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổi thang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển nhân cách người học. Giáo dục nước ta chưa có những biện pháp hiệu quả để tác động tích cực đến những thay đổi đó. Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiển lương cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục đã tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu rất lớn của quá trình CNH-HĐH đất nước. Nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người còn thấp, nguồn tài chính, CSVC, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, dù còn nhiều yếu kém và bất cập nêu trên, những thành tựu giáo dục đã đạt được trong những năm qua là rất đáng trân trọng. 3.1.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục đến 2010 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 đã nêu rõ: để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì vậy mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là : Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học- công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy- học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục. 3.1.1.3. Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục. Đồng thời với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp bậc học và trình độ đào tạo phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, THCN 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện phổ cập THCS trong cả nước. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống trường mầm non, thực hiện từng bước việc học 2 buổi 1 ngày ở bậc tiểu học, thực hiện chương trình phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đến năm 2005 sẽ có 30 tỉnh đạt chuẩn phổ cập THCS, tăng tỷ lệ học sinh THCS đi học trong độ tuổi lên 80%, hoàn thành thay SGK mới ở cấp THCS. Thực hiện phân ban THPT, hướng nghiệp và phân luồng học sinh gắn với nhu cầu phát triển nhân lực, chú trọng phát triển hệ thống các trường sư phạm đáp ứng nhu cầu cải cách giáo dục. Muốn vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất trường học đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Sẽ tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và xây mới các trường, lớp học bảo đảm đủ trường lớp học từ nhà trẻ mẫu giáo đến các trường PTTH. Thực hiện việc kiên cố hoá các trường học theo quy đinh của Chính phủ, quan tâm nhiều hơn các vùng khó khăn và vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Đồng thời đầu tư đổi mới nội dung chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, cung cấp đủ đồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiều học và THCS. Chú trọng phát triển và mở rộng các cơ sở đào tạo giáo viên bảo đảm đủ giáo viên có chất lượng cho các loại trường. Mở rộng quy mô đào tạo bậc đại học một cách hợp lý. Tốc độ tuyển mới vào đại học tăng bình quân 5%/năm, nâng tỷ lệ sinh viên trên 1 vạn dân từ 118 người (2000) lên 140 người (2005), tuyển mới học sinh sau đại học tăng 10%/năm. Phát triển hệ thống đào tạo mẫu giáo, đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục cơ sở. Thực hiện chương trình giáo dục cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm trẻ em nghèo có đủ mọi điều kiện thụ hưởng chương trình giáo dục của đất nước. Thực hiện cơ chế trợ giúp cho con em gia đình nghèo có điều kiện để theo học ở các cấp học xây dựng các trường nội trú ở vùng miền núi, trang bị thêm thiết bị dạy và học, thực hiện chương trình kiên cố hoá các trường học vùng thường bị bão lũ, thiên tai, trước mắt là hệ thống các trường phổ thông 3.1.2. Nhu cầu vốn cho phát triển giáo dục Để thực hiện “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế- xã hội” Chính phủ đã thực thi một chính sách đặt trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực nhằm đạt được sự phát triển toàn diện, năng động, bền vững và duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao. Định hướng này bao gồm sự phát triển của các ngành giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân, các chương trình kế hoạch hoá gia đình trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới ngành giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở định hướng trên, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư vào những trọng tâm. Tăng cường chất lượng của ngành giáo dục đào tạo trong đó: Cải tiến hệ thống giáo dục để phù hợp hơn với yêu cầu của nhân dân, của sự phát triển thông qua đổi mới mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp, bậc học và các lĩnh vực đào tạo. Kết hợp học đi đôi với hành, tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến trong giáo dục đào tạo, gắn giáo dục với phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục, thực hiện phân cấp các trường cả công lập và tư thục; tăng cường ứng dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại và ứng dụng CNTT vào các trường THCS. Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo đặt trọng tâm là: Xoá mù chữ cho người dân trong độ tuổi lao động Phát triển giáo dục mầm non Đồng bộ hoá chương trình giáo dục tiểu học Mở rộng giáo dục THCS, dạy nghề, đại học và sau đại học, giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng núi. Dự kiến vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục trong giai đoạn 5 năm 2001-2005 như sau: Bảng 8: Vốn đầu tư cho phát triển ngành giáo dục giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2001-2005 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 45,00 7,90 8,70 9,2 9,4 9,80 1. Vốn chương trình đầu tư công cộng 30,00 5,46 5,76 6,06 6,26 6,46 - Vốn NSNN 24,50 4,70 4,80 4,90 5,00 5,10 - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 1,20 0,20 0,20 0,20 0,30 0,30 - Vốn tự có của DNNN 0,30 0,06 0,06 0,06 0,06 0,06 - Vốn duy tu, bảo dưỡng 9,00 1,50 1,70 1,90 1,90 2,00 2. Các nguồn vốn khác 15,00 2,44 2,94 3,14 3,14 3,34 Nguồn : “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” Để đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo, nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm 2001- 2005 dự kiến khoảng 45 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 5,3% vốn đầu tư phát triển. Riêng chương trình đầu tư công cộng vào khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 67% so với tổng vốn đầu tư của ngành, trong đó vốn NSNN là 24,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư ngân sách cả nước. Còn lại 15 nghìn tỷ đồng được huy động từ các nguồn vốn khác mà chủ yếu là từ nguồn vốn ODA. Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của cả nước, có ý nghĩa hết sức trọng đại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhu cầu đầu tư phát triển trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là rất lớn, nguồn vốn của chương trình đầu tư công cộng cũng chỉ mới đáp ứng được 62,5% việc xã hội hoá và việc huy động tất cả các nguồn vốn có thể để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vừa là nhu cầu thiết yếu vừa là trách nhiệm của cộng đồng đối với tương lai của thế hệ mai sau của đất nước và dân tộc. Chính phủ cũng sẽ đưa ra các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, tập trung vào lĩnh vực mở trường lớp, các trung tâm dạy nghề, trung tâm thực nghiệm Dựa trên tình hình thực tế huy động và sử dụng nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực nói chung và trong giáo dục và đào tạo nói riêng tại Việt Nam trong những năm vừa qua, tin rằng khả năng huy động số vốn ODA nói trên cho nhu cầu phát triển giáo dục là hoàn toàn khả thi với điều kiện Việt Nam cũng sẽ phải có những cơ chế, chính sách và biện pháp hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. 3.1.3. Dự báo khả năng thu hút ODA cho phát triển giáo dục trong những năm tới Dự kiến thu hút đầu tư cho các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo từ các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn chương trình đầu tư công cộng vào khoảng 15 nghìn tỷ đồng, khoảng 35% vốn chương trình đầu tư công cộng của ngành. Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005 đã được TTCP phê duyệt tại công văn số 6759/VPCP- QHQT ngày 5/12/2002. Chương trình đầu tư công cộng là cốt lõi của đầu tư phát triển toàn xã hội, giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và động viên các nguồn vốn khác cùng đầu tư, tạo khả năng thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của đât nước trong thời kỳ kế hoạch. Chương trình này huy động nguồn lực từ: thu NSNN ; tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ; vốn của các doanh nghiệp nhà nước ; từ nguồn vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngoài của Chính phủ thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ; từ nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của dân cư. Phạm vi tác động của chương trình đầu tư công cộng là các ngành nông nghiệp nông thôn, các ngành hạ tầng kinh tế xã hội, giao thông, xoá đói giảm nghèo Bảng 9 : Thực hiện vốn đầu tư công cộng thời kỳ 1996- 2000 Đơn vị: tỷ đồng (giá năm 2000) KH (1996-2000) TH (1996-2000) Tổng số 301.430 295.330 - Vốn trong nước 196.580 209.660 - Vốn ngoài nước 104.840 85.680 1. Vốn NSNN 121.980 125.560 Trong đó vốn ODA 45.150 30.405 2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 96.270 72.430 Trong đó vốn ODA cho vay lại 59.690 36.915 3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước 83.180 97.340 Nguồn : Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005 được TTCP phê duyệt tại công văn số 6759/VPCP-QHQT ngày 5/12/2002 Bảng 10: Thực hiện vốn đầu tư công cộng 5 năm 1996-2000 theo ngành kinh tế Đơn vị : tỷ đồng (giá năm 2000) 1996-2000) 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 295.330 43.080 53.740 57.470 68.620 72.420 - TW 177.200 25.850 32.240 34.480 41.170 43.450 - Địa phương 118.130 17.230 21.500 22.990 27.450 28.970 Trong đó 1. Nông, lâm, ngư nghiệp 54.570 8.190 10.310 10.490 11.970 13.620 2. Công nghiệp, xây dựng 91.640 13.890 17.650 18.510 20.520 21.070 3. GTVT, bưu điện 79.130 11.770 14.870 15.820 18.110 18.550 4. KHCN 2.180 270 320 440 520 620 5. Giáo dục và đào tạo 7.780 1.220 1.440 1.570 1.680 1.860 6. Y tế, xã hội 7.100 970 1.140 1.270 1.720 2.000 7. Văn hoá, thể thao 6.740 730 980 1.260 1.760 2.010 8. Hạ tầng đô thị và cấp nước 18.270 2.260 2.840 3.230 4.880 5.050 9. Các ngành khác 27.920 3.780 4.190 4.880 7.460 7.640 Nguồn: Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005 Bảng 11: Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2001- 2005 Đơn vi: nghìn tỷ đồng (giá năm 2000) Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2005 Tổng số Cơ cấu vốn (%) Tổng số Cơ cấu vốn (%) Tổng số vốn đầu tư 555,0 100,0 840,0 100,0 Mức huy động vốn/GDP(%) 28-29 - Vốn trong nước (%) 61 66 - Vốn ngoài nước (%) 39 34 1. Vốn NSNN 125,6 22,5 216,5 25,8 2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 72,4 13,0 119,4 14,2 3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp CPH)* 97,4 17,5 162,3 19,3 4. Vốn của khu vực dân cư và tư nhân 121,6 21,9 188,8 22,5 5. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 138,0 24,9 153,0 18,2 (*) Dự kiến CPH ít nhất 3000 doanh nghiệp nên vốn giảm đi 30 nghìn tỷ đồng chuyển vào khu vực dân cư Nguồn: Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005 Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001- 2005 theo ngành kinh tế Đơn vị : nghìn tỷ đồng (giá năm 2000) 2001-2005 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 840,0 145,6 163,3 170,3 176,8 184,0 1. Công nghiệp, xây dựng 369,6 62,6 71,0 74,9 78,5 82,4 2. Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản 109,2 17,9 20,7 22,1 23,3 25,0 3. Giao thông, bưu điện 126 22,3 24,5 25,5 26,3 27,3 4. Nhà ở, công cộng, cấp nước, dịch vụ 95,4 15,7 18,8 19,4 20,0 20,5 5. KHCN, điều tra cơ bản, môi trường 7,8 1,1 1,3 1,4 1,4 1,6 6. Giáo dục đào tạo 45,0 7,9 8,7 9,2 9,4 9,8 7. Y tế, xã hội 26,8 5,8 5,4 5,4 5,5 5,7 8. Văn hoá thông tin, thể thao 14,0 2,3 2,7 2,9 3,0 3,1 9. Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 26,6 4,7 5,1 5,3 5,6 5,9 10. Các ngành khác 23,8 5,8 5,7 5 4,6 3,8 Nguồn: Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005 Mục tiêu đầu tư trong 5 năm tới là hoàn thiện bước cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành phát triển hệ thộng giáo dục mầm non, tiểu học, THPT. Đẩy mạnh giáo dục mầm non, xoá xã trắng về mẫu giáo. Chú trọng đầu tư hệ thống các trưòng phổ thông, xoá phòng học tranh tre, bổ sung phòng học cho các trường tiểu học để chấm dứt tình trạng học 3 ca và tạo điều kiện để học sinh tiểu học và THCS có thể học 2 buổi 1 ngày. Xây dựng thêm trường sở để tăng số lượng học sinh và hoạt động cả ngày tại trường. Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học ở bậc phổ thông, đặc biệt quan tâm đến các vùng thường xảy ra thiên tai. Xây dựng và củng cố các trường nội trú ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, gắn với thực hiện chương trình toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề, nhất là các trường dạy nghề chất lượng cao với những trang thiết bị được tăng cường, tiếp cận công nghệ hiện đại. Tăng cường đầu tư hệ thống các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc các tỉnh, thành phố, đầu tư chiều sâu và đồng bộ hệ thống các trường dạy nghề. Tập trung vốn đầu tư cho các trường đại học quốc gia ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học vùng, các trường đại học trọng điểm như Bách Khoa Hà Nội, đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Sư phạm Hà Nội và các trường đại học khác trong tiến độ cân đối với nguồn vốn ngân sách. Chú trọng công tác xã hội hoá gia đình, kể cả các trường đại học dân lập, tư thục, các trường quốc tế để đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí. Tăng cường trang thiết bị phục vụ việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, tạo điều kiện để nhiều trường nối mạng Internet. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống đào tạo đại học, xây dựng hệ thống thư viện trường học, đặc biệt là thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học, từng bước kết nối với các thư viện quốc gia, khu vực và quốc tế. Đầu tư để tăng năng lực đào tạo của các trường sư phạm hiện có. Nâng cấp các trường trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, tiến tới đào tạo giáo viên mầm non và tiểu học từ trình độ cao đẳng sư phạm trở lên. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phát triển các trường bán công, dân lập, tư thục tuỳ theo cấp học. Cải tiến chính sách học phí, mức học phí phải bảo đảm bù đắp một tỷ lệ hợp lý chi phí đầu tư. Huy động sự đóng góp cho giáo dục đào tạo từ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhân lực do các trường đào tạo. Tăng cường quan hệ hợp tác, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoàI vào lĩnh vực giáo dục. Như vậy đầu tư phát triển và chương trình đầu tư công cộng đều dành phần đầu tư tăng vượt trội cho giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 3.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển giáo dục Việt Nam 3.2.1. Hình thành một chiến lược ODA toàn diện cho phát triển giáo dục Các vùng, các địa phương cần phải có một chiến lược thu hút và sử dụng ODA cho giáo dục trong khuôn khổ chiến lược của địa phương mình và phù hợp với thực tế tình hình, mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục chung của quốc gia trong giai đoạn tới. Chiến lược này cần tập trung vào việc sử dụng ODA với những dự án, những mục tiêu cần đạt được rõ ràng, các ưu tiên, những khó khăn, vướng mắc.... Qua đó, Chính phủ có thể định hướng được nhu cầu ODA theo từng cấp học, bậc học, loại hình đào tạo, theo từng khu vực (địa phương) theo danh mục thứ tự ưu tiên. Đồng thời cần dự kiến khả năng tiếp nhận ODA tổng thể và cụ thể trên cơ sở xác định: Khả năng và xu hướng viện trợ của các đối tác tài trợ trong thời gian ngắn hạn và trung hạn. Mức độ ưu đãi, lãi suất cho vay. Các điều kiện cho vay kèm theo. Các phương án vận động, tạo nguồn vay. Xác định khả năng hoàn trả tổng thể và cụ thể. Ngoài ra, trong chiến lược đó cần xác định được hướng phân bổ ODA một cách hợp lý cho phát triển giáo dục, dựa trên Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trong Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Cần phân bổ ODA một cách công bằng hơn cho những người nghèo, những trẻ em ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa để các em có điều kiện học tập, tiếp cận được trình độ phát triển của nhân loại. Việc tiếp tục tăng cường thực hiện các dự án và phân bổ vốn ODA một cách công bằng đòi hỏi nỗ lực cộng tác ở mức độ lớn hơn và nhiều hơn không chỉ của phía Chính phủ Việt Nam mà cả phía các nhà tài trợ. Để đạt được điều này, chiến lược phát triển cần được giới thiệu với các nhà tài trợ, tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà tài trợ và để cho họ thấy được đây là những dự án, những chương trình ưu tiên và nằm trong chiến lược phát triển chung. 3.2.2. Giải quyết tốt vốn đối ứng Vốn đối ứng đang là một vấn đề gây ra tình trạng giải ngân chậm nguồn vốn ODA hiện nay. Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu hỏi đang chờ giải đáp. Bên cạnh đó, một số dự án do vốn đầu tư lớn nên càng khó khăn về vốn đối ứng, đặc biệt là đối với các địa phương. Một thực tế là đối với các dự án đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam thì vốn đối ứng của chúng ta thường chỉ là trên giấy tờ, tất cả những chi tiêu cho dự án đều sử dụng đồng vốn của các nhà tài trợ và việc lấy ra được những đồng vốn đối ứng trên là một việc hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó, nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng. Đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế vốn đối ứng đối với những dự án cùng loại. Mặt khác, cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA trong giáo dục sao cho phù hợp với quy định của Chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài các mục đích, nội dung của dự án. 3.2.3. Xây dựng cơ chế vay và trả nợ nước ngoài Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trong tương lai sẽ bị ba yếu tố làm tê liệt, đó là gánh nặng nợ nước ngoài trầm trọng, những khó khăn trong cán cân thanh toán và tình trạng thiếu vốn đầu tư mới. Hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam gần đây chủ yếu được thực hiện dưới hình thức vốn vay ưu đãi và trong những năm tới phổ biến sẽ là tín dụng hỗn hợp (tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại). Do vậy ODA thực chất là các khoản nợ phải trả. Theo sự phân loại của Quỹ tiền tệ quốc tế thì hiện nay, tuy không phải là nước nợ nhiều nhưng Việt Nam lại nằm trong số những nước có nền kinh tế nhỏ và mức thu nhập thấp, nghĩa là khó trả nợ. Do vậy, thời gian tới chúng ta cần có các biện pháp cần thiết cho vấn đề vay và trả nợ nước ngoài trong các dự án ODA nói chung và trong các dự án ODA cho giáo dục nói riêng. Cụ thể : ă Xây dựng quỹ trả nợ : Để đảm bảo thanh toán các khoản nợ, cần phải thành lập quỹ trả nợ. Nguồn để cung cấp cho quỹ này chủ yếu lấy từ phần chi ngân sách hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt để trả nợ nước ngoài và phần đóng góp theo quy định đối với các dự án sử dụng ODA đã bắt đầu thu hồi vốn. ă Phải có cơ chế xác định giới hạn tối đa được phép vay nợ nước ngoài. Việc phê chuẩn giới hạn vay, trả nợ nước ngoài hàng năm thuộc thẩm quyền Quốc hội, nhưng các cơ quan quản lý kinh tế của Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo và chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu vay cũng như các khoản nợ phải trả trình Quốc hội. ă Thiết lập và sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin để quản lý và theo dõi việc vay và trả nợ nước ngoài. Phải có các thông tin chính xác, cập nhật về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, thu chi ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế, tín dụng nội địa và một số chỉ tiêu chuyên dùng khác để đánh giá khả năng hấp thụ nợ, khả năng hoàn trả và khả năng vay mới ... ă Cần tăng cường công tác quản lý vay và trả nợ từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, cơ quan tiếp nhận và quản lý ODA không những cần nắm vững các khoản ODA, các khoản nợ của Chính phủ mà còn phải nắm được các khoản nợ của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đó là yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế mở bởi vì, chỉ xét riêng trong cán cân thanh toán quốc tế thì không chỉ có nợ Chính phủ mới nằm trong đó, mà nợ của các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng phải đưa vào và dù là ai trả nợ thì khi trả cũng phải lấy một phần từ GDP. 3.2.4. Kết hợp ODA với các nguồn lực tài chính khác trong phát triển giáo dục Hiện nay nguồn vốn cho phát triển giáo dục nước ta được huy động từ các nguồn: thu NSNN ; tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ; vốn của các doanh nghiệp nhà nước ; từ nguồn vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngoài của Chính phủ thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ; từ nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của dân cư. Mặc dù nguồn vốn ODA đóng góp một phần rất lớn trong cơ cấu nhưng việc phối hợp hài hoà giữa các nguồn vốn này với nhau là việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Do đó cần đảm bảo nguồn vốn trong nước để hấp thụ tốt vốn ODA cho phát triển giáo dục. Cần tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hoá và hiện đại hoá trường sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trọng tương quan với các ngành khác. Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất 18% năm 2005 và 20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), các tổ chức quốc tế và các nước. Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miên núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em gia đình người có công và diện chính sách, cơ hội học tập cho con em gia đình nghèo. Trong thời gian 2001-2005, hàng năm Nhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa 400-500 cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Huy động nhiều từ nguồn tài chính khác nhau, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước và sự đóng góp của xã hội cho phát triển giáo dục. đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủ động về tài chính cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục. Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường sở để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng số lượng học sinh phổ thông học tập và hoạt động cả ngày tại trường lên tới 70%, nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theo chuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Đặc biệt quan tâm xây dựng các trường kiên cố, bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục. Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và 100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng Internet. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống các trường đại học. Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều có thư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng tiến tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng. Kinh nghiệm cho thấy, muốn hấp thụ hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài thì cần có một lượng vốn trong nước thích hợp. Mặt khác trong mọi trường hợp, việc phát huy nội lực sẽ đảm bảo một sự phát triển bền vững. Vì vậy cần đề cao các biện pháp huy động nguồn lực trong nước để vừa đáp ứng nhu cầu dài hạn về vốn, vừa từng bước giải quyết những mất cân đối ngắn hạn. 3.2.5. Hài hòa thủ tục dự án Hài hoà thủ tục dự án là tìm một cách làm phù hợp giữa các bên tham gia vào quá trình ODA, đó là: Chính phủ, nhà tài trợ và đơn vị thụ hưởng. Sự thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ trong nội dung của một số văn bản pháp lý có liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình thực hiện các dự án và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này. Qua thực tế triển khai, cả phía Chính phủ ta, phía các nhà tài trợ cũng như Ban quản lý các dự án đều cho rằng cần phải chỉnh sửa lại các văn bản đó. Để hài hoà diễn ra trên thực tế, những nguyên tắc sau đây cần được thực hiện: Chính phủ phải làm đầu tàu trong quá trình thực hiện các hành động hài hòa thủ tục. Chính phủ phải có 'các khung' làm cơ sở để hài hoà thủ tục trong các hoạt động thực tiễn. Chính phủ và các nhà tài trợ đều có các quy định, quy trình rõ ràng và công khai về thực hiện ODA. Hài hoà thủ tục có thể được tiến hành giữa Chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở song phương hoặc giữa nhóm các nhà tài trợ với Chính phủ... Cải tiến các quy định về trình tự và thủ tục để tránh tình trạng rườm rà, phải qua nhiều bước khiến quá trình thực hiện dự án phải kéo dài. Ví dụ hiện nay dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của các nhà tài trợ. Thực tế cho thấy là tiến trình thẩm định và phê duyệt hiện đang còn "trục trặc". Các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo của các chủ đầu tư còn hạn chế, chưa cập nhật tình hình thực tế phát triển giáo dục Việt Nam, dẫn đến chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, và thiếu nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của phía các nhà tài trợ. Do đó, cả phía Việt Nam và phía các nhà tài trợ cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất cả về nội dung và thời gian thẩm định. Theo đó, nên để thời gian thẩm định của các nhà tài trợ sau khi có phê duyệt báo cáo khả thi của Chính phủ. Để tránh lãng phí thời gian, nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian, chuẩn bị thực hiện các bước tiếp sau. Đồng thời, phía các nhà tài trợ cũng cần tăng cường hợp tác và sẵn sàng dung hòa với các điều kiện khác nhau của mình để tránh làm phức tạp hóa chu trình thực hiện dự án ở Việt Nam. 3.2.6. Tăng cường năng lực quản lý dự án ODA Hiện tại, năng lực các Ban quản lý dự án phụ thuộc phần lớn vào năng lực cá nhân những người phụ trách, khả năng quan hệ của họ và vừa làm, vừa học để tích luỹ kinh nghiệm. Tình trạng này một phần là do các văn bản pháp quy còn chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng. Quyền hạn của các Ban quản lý dự án còn hạn chế, lại phải chịu nhiều trách nhiệm. Lực lượng cán bộ của Ban quản lý dự án, nhất là các Ban mới thành lập chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, cần cung cấp tài liệu hướng dẫn, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để bồi dưỡng kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ. Ngoài ra, cần hình thành hệ thống theo dõi và đánh giá dự án từ Trung ương đến các Ban quản lý dự án để có sự quản lý thống nhất về ODA. Qua đó kịp thời phát hiện các vấn đề vướng mắc phát sinh gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất biện pháp xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân, tăng hiệu quả của dự án ODA. 3.2.7. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dự án Đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ là biện pháp quan trọng nhất trong số các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn ODA hiện nay. Trong thời gian qua, trong khuôn khổ các chương trình và dự án ODA, một đội ngũ đáng kể các cán bộ Việt Nam ở các cấp đã được đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý dự án, phân tích và đánh giá dự ánTuy nhiên việc đào tạo và tăng cường năng lực cho cán bộ tham gia quản lý ODA chưa được thực hiện một cách có hệ thống, thiếu giáo trình chuẩn và cán bộ hướng dẫn đào tạo. Việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án ODA. Chương trình đào tạo cần được thiết kế cho từng chức danh khác nhau của các Ban quản lý dự án. Cần phải nâng cao năng lực của cán bộ phía Việt Nam về các mặt: Kiến thức kinh tế vĩ mô, tiến trình cải cách kinh tế và đường lối chính sách kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Các chính sách, chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam trong thời gian tới. Các chính sách, chương trình mới của các nhà tài trợ. Các kiến thức về ngoại ngữ, tin học, phân tích số liệu và thông tin ở các cấp vận hành, các kỹ năng đàm phán, xây dựng chính sách, vận động và quản lý, đánh giá dự án 3.2.8. Thiết lập mạng thông tin về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA giáo dục của các nhà tài trợ giữa: Các Bộ, Sở giáo dục địa phương với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thông tin về đối tác nước ngoài; chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành giáo dục nói riêng; danh mục thứ tự ưu tiên của các dự án ODA được phê duyệt; kế hoạch giải ngân; tình hình thực hiện dự án). Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tổng hợp tình hình thực hiện và các kế hoạch năm). Các đơn vị sử dụng nguồn vốn này với Ngân hàng chuyên trách (tình hình và tiến độ thực hiện dự án; lập và thẩm định dự án; kế hoạch cấp vốn; lập và duyệt quyết toán năm và quyết toán dự án, chương trình). Nguyên tắc của việc lập hệ thống thông tin này là phải đơn giản và phù hợp với từng loại đối tượng nhận thông tin. 6. Phát triển quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nhà tài trợ thông qua việc cải thiện và chia xẻ thông tin. Trong những năm qua, đã có nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị bày tỏ sự lo ngại về tình trạng trùng lắp giữa các nhà tài trợ. Điều đó chứng tỏ cộng đồng tài trợ còn có nhiều việc phải làm xung quanh vấn đề dung hòa thủ tục và phối hợp hoạt động nhằm giúp Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực triển khai thực hiện dự án ODA. Để cải thiện quá trình hoà hợp và điều phối trong cộng đồng các tổ chức tài trợ, ít nhất các tổ chức này cũng nên đảm bảo tất cả các quy trình thực hiện của mình được biên soạn đầy đủ và cung cấp cho tất cả các cơ quan hữu quan có thẩm quyền kể cả chính quyền địa phương. Ngoài ra cũng cần cải thiện quy trình chia xẻ thông tin và số liệu về kế hoạch và hoạt động của họ ở Việt Nam. Các cơ hội đối thoại của Chính phủ và các tổ chức tài trợ do quá trình phát triển quan hệ đối tác tạo ra có khả năng góp phần vào nâng cao điều phối trong cộng đồng các nhà tài trợ. Trong thời gian tới cần tăng cường trao đổi thông tin giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, cũng như giữa các nhà tài trợ với nhau nhằm giúp các bên hiểu biết lẫn nhau hơn, phối hợp hiệu quả hơn. Một trong những hoạt động đó là cùng phân tích và đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như tình hình viện trợ cho giáo dục. Từ đó có đường hướng viện trợ đúng đắn, hợp lý cho cả bên Việt Nam và cả phía các nhà tài trợ, nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA. Chính vì thế công tác thông tin về ODA cần được đẩy mạnh để các bên kịp thời có thông tin chính xác, tăng cường phối hợp trong quan hệ hợp tác phát triển. Ngoài những biện pháp mang tính lâu dài trên cần thực hiện ngay một số biện pháp cấp thiết sau để có thể đạt được mục tiêu thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển giáo dục giai đoạn 10 năm tới: Phải chuẩn bị một kế hoạch dài hạn cho phát triển ngành giáo dục và đào tạo trong đó chỉ rõ những chương trình, những định hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và cách thức huy động nguồn vốn này. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ giáo dục và đào tạo với các cơ quan có liên quan để có hướng chuẩn bị tích cực và chủ động nhằm có được những chương trình và dự án có chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu hiện tại và tương lai. Tăng cường kỹ năng và chuyên môn của đội ngũ nhân viên tham gia các dự án huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn này đặc biệt chú ý đến những quy định và quy trình thủ tục chuẩn bị, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án. Chuẩn bị kế hoạch các nguồn vốn đối ứng trong nước và cải tiến cơ chế quản lý tài chính cho các dự án ODA. Cải tiến cơ cấu tổ chức, tăng cường trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho nhân viên quản lý dự án ODA ở các cấp. Thiết lập một mạng lưới thông tin để theo dõi, quản lý việc thực hiện các dự án ODA Việc huy động khối lượng lớn nguồn vốn ODA là quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là phải sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả nhất. “Nên giao cho các trường phổ thông chủ động sử dụng ngân sách được cấp. Giao kinh phí trọng gói và cho phép cơ sở giáo dục được quyền điều hành sử dụng số ngân sách được cấp cho những hoạt động cụ thể của mình sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn lực, đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của các cơ sở giáo dục”. Đó là kiến nghị do các chuyên gia đưa ra trong cuộc hội thảo nghiên cứu về chi phí và chi tiêu trong giáo dục để đưa ra mô hình chi phí đơn giản, hiệu quả, cải tiến việc phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông, đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế giáo dục các cấp, do Bộ giáo dục và đào tạo và dự án hỗ trợ do cộng đồng châu Âu (EC) tài trợ. Cơ cấu nguồn thu của các trường tiểu học hiện nay có 72% là từ ngân sách, 21% là từ thu của cha mẹ học sinh. Đối với các trường trung học cơ sở thì tỷ lệ tương ứng là 79% và 18% (phần còn lại do các nguồn thu khác). Trên cơ sở những kết quả đó, các chuyên gia cũng đề nghị việc phân bổ nguồn lực cho giáo dục phổ thông nên theo hướng, định mức cơ bản cấp cho một học sinh cần tính đến chương trình tối thiểu của từng bậc học, thời lượng học tập trong một tuần, trình độ giáo viên, điều kiện địa lý (có thể dựa vào đầu người của từng tỉnh). Để giảm tình trạng chênh lệch trong đầu tư cho giáo dục giữa các vùng miền, các chuyên gia cho rằng đối với những trường tiểu học, trung học cơ sở vùng khó khăn không có hoặc có ít khoản thu ngoài ngân sách cần thực hiện công bằng giáo dục thông qua việc phân bổ ngân sách nhà nước, nâng mức chi tính theo đầu học sinh ở các trường này cao hơn trường có thu nhập này. Tóm lại, để đảm bảo tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các nhà tài trợ cho phát triển giáo dục, cần phải thực hiện tổng hòa các biện pháp trên. Nhưng quan trọng nhất là phải có một chiến lược tầm quốc gia trong việc khai thác nguồn vốn ODA. Nếu không có một chiến lược hợp lý, không ý thức rõ được trách nhiệm trong việc sử dụng và hoàn trả vốn ODA thì rất có thể nó sẽ trở thành gánh nặng cho thế hệ con cháu mai sau. Ngược lại, nếu không mạnh dạn, quyết đoán, dám vay, dám nợ như kinh nghiệm của một số nước thì cũng sẽ bỏ qua cơ hội phát triển, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm cũng như những tiến bộ của các nước trên thế giới. Đó là hai mặt của một vấn đề đòi hỏi có sự xử lý linh hoạt đặt ra cho những người có trách nhiệm. Kết luận Bước vào thiên niên kỷ mới cùng với tiến trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, rất nhiều thời cơ cũng như thách thức đang chờ đón chúng ta và chính những thời cơ và thách thức này là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra nhanh chóng hơn. Trong các lĩnh vực cần đổi mới thì giào dục đào tạo là một trong những ngành đầu tiên phải kể đến bởi vì giào dục đào tạo có một tầm quan trọng hết sức đặc biệt trong phát triển nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc nghiên cứu đề tài “Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giào dục ở Việt Nam thời gian tới” là rất cần thiết bởi bên cạnh những đóng góp tích cực của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển giáo dục đào tạo đất nước thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn này mà chúng ta cần khắc phục. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu của đề tài, khoá luận đã đạt được những kết quả sau : Về mặt lý luận, đã hệ thống hóa được những vấn đề mang tính tổng quan về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, bao gồm nguồn gốc, khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và ODA đối với giáo dục đào tạo nói riêng cũng như sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho quá trình phát triển của ngành. Về thực tiễn, đã tiến hành phân tích thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA trong giáo dục nói riêng tại Việt Nam, đánh giá những thành công và hạn chế còn tồn tại. Từ đó nêu ra các quan điểm và đề xuất những giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong thời gian tới. Với vốn hiểu biết ít ỏi của mình, tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài này. Song do đề cập đến một vấn đề lớn, phức tạp và trình độ bản thân còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đánh giá và nhận xét từ các thầy cô để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - TS. Vũ Thị Kim Oanh đã hướng dẫn tận tình tôi hoàn thành khoá luận này. Hà Nội - 2003. Danh mục tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt Giáo trình “Đầu tư nước ngoài” – Vũ Chí Lộc- NXB Giáo dục 1997. Tình hình tổng quan về viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam – Bộ Kế hoạch đầu tư 2002. Các đối tác hợp tác phát triển của Việt Nam- Bộ KHĐT và chương trình phát triển của Liên hợp quốc. Đưa quan hệ đối tác vào hoạt động ở Việt Nam- Báo cáo không chính thức cho Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam- Hà Nội 7-8/12/2001. Từ tầm nhìn đến hành động- Cập nhật về quan hệ hợp tác ở Việt Nam- Báo cáo không chính thức thực hiện bởi nhóm công tác Chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ quốc tế. Đánh giá viện trợ- Khi nào có tác dụng khi nào không và tại sao- NXB Chính trị quốc gia. Quy chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA – Bộ KHĐT. Nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành ngày 5/8/1997- Bộ KHĐT. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010- Hà Nội 28/12/2001. Giáo dục cho ai? Báo cáo đầu tư tài chính cho giáo dục cơ bản tại Việt Nam tập trung ở 3 tỉnh Lào Cai, Trà Vinh và Hà Tĩnh- Tháng 4/2002. Việt Nam- nghiên cứu tài chính cho giáo dục- Ngân hàng thế giới tháng 10/1996. Tạp chí Phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh- ĐHQG Hồ Chí Minh- Số 153 T7/2003. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới- Số 7 T7/2003. Thông tin Kinh tế và xã hội- Số 13(25) T7/2003 và Số 12(24) T6/2003, Số 10 T5/2003, Số 11 T12/2002. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Số 12/1998; Số T3/2003. Thời báo kinh tế Việt Nam- Số 1 ngày 2/1/1999. Tạp chí Kinh tế và phát triển- Số T4/2003; Số 76 T10/2003. Thời báo Kinh tế Sài Gòn- Số 27/2003. Tạp chí Kinh tế đối ngoại- Số 3/2003. Tài liệu tiếng Anh Report by the Government of Vietnam to “Sectoral aid Coordination meeting on education”- September/1995. Vietnam education and training directory- Education publishing house- 2000. The assessment of education for all in Vietnam 1990-2000 – October/1999. Các trang Web www.vinaseek.com www.mpi.org.vn www.moet.org.vn www.vnexpress.net www.tintucvietnam.com Phụ lục Contents

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan Hang.doc
  • docBia.doc
  • docPhu luc.doc
Tài liệu liên quan