Đề tài Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

Nguyên tắc chung " tiếp tục chủ động tích cực tìm kiếm thị trường vươn ra những vùng đất mới". Do đó Công ty cần tăng cường đầu tư và làm tốt hơn công tác nghiên cứu thị trường và hoạt đông xúc tiến thương mại nhằm đưa ra chiến lược thích hợp, sát thực tế với từng loại thị trường. Tuy nhiên với thế và lực của ngành y dược Việt Nam nói chung và thế lực của Công ty Traphaco nói riêng hiện nay việc đưa sản phẩm vào thị trường thế giới rất khó. Do đó, trong định hướng phát triển trước mắt Công ty nên hướng trọng tâm vào thị trường nội địa. Đối với thị trường mới Công ty cần xúc tiến việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. Mặc dù đầu tư cho việc xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ triển lãm trong nước đặc biệt là nước ngoài tốn kém nhiều chi phí nhưng bù lại sản phẩm của Công ty được tiếp cận một cách nhanh và hiệu quả tới người tiêu dùng. Mặt khác theo quy định của nhà nước chỉ được phép chi phí quảng cáo trên doanh thu không qúa 5% nhưng công ty có thể chấp nhận một sự thiệt thòi trong việc tính thuế nhưng đổi lại với việc tăng chi phí quảng cáo giao tiếp, khuếch trương sẽ làm cho việc bất đối xứng về thông tin giảm dần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng biết được nhiều đến sản phẩm của mình, nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tới người tiêu dùng. Đối với thị trường nước ngoài công ty phải biết lựa chọn mặt hàng là thế mạnh của thị trường trong nước. Cụ thể, công ty nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm đông dược chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng hấp dẫn người tiêu dùng. Bởi vì để xâm nhập các sản phẩm Tây y sẽ bị thị trường đào thải ngay lập tức không thể đứng vững được nên chỉ có sản phẩm đông dược mới thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Hơn nữa, việc sản xuất sản phẩm đông dược lại là thế mạnh của Công ty so với các công ty dược trong nước

doc102 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn. Chỉ số hoạt động của toàn bộ vốn được biểu hiện thông qua số vòng quay của toàn bộ vốn. Đối với công ty cổ phần dược TRAPHACO ta có: Tổng vốn bình quân Năm 2001 = = 43.537.673.373,5 đồng Năm 2002 = = 66.060.826.622 đồng Vòng quay toàn bộ vốn Năm 2001 = = 1,77 vòng Năm 2002 = = 1,62 vòng. Vòng quay toàn bộ vốn năm 2002 thấp hơn năm 2001 là 0,15 vòng. Điều này thể hiện năm 2001 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được 1,77 đồng doanh thu còn năm 2002 cứ 1 đồng vốn bỏ ra chỉ thu được 1,62 đồng doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu do hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn lưu động đều giảm. Vấn đề đặt ra đối với công ty trong thời gian tới là nâng cao doanh thu từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhận xét chung: Qua việc phân tích về nhóm chỉ tiêu hoạt động của công ty ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty trong năm 2002 kém hiệu quả hơn năm 2001. Biểu phân tích hiệu suất sử dụng vốn của công ty TRAPHACO STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 N2 - N1 1 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,581 2,375 -0,224 2 Số ngày 1 vòng quayHTK Ngày 139,48 125,37 12,48 3 Vòng quay khoản phải thu Vòng 6,103 5,46 -0,643 4 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 58,98 65.96 6,98 5 Vòng quay vốn lưu động Vòng 2,25 2,15 -0,1 6 Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động Ngày 160 167,44 7,44 7 Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 8,38 6,528 -1,852 8 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1,77 1,62 -0,15 3.4. Phân tích khả năng sinh lời của công ty. Các bước phân tích trên chỉ phân tích từng khía cạnh và chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt chứ không phản ánh tổng hợp được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả năng lực quản lý doanh nghiệp. Để phục vụ cho mục đích trên cần phân tích khả năng sinh lời để có được sự đánh giá hợp lý. 3.4.1. Doanh lợi doanh thu. Đây là hệ số phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu thuần, áp dụng vào công ty cổ phần dược TRAPHACO ta có: Doanh lợi doanh thu: Năm 2001= x100 =14,12% Năm2002 = x100 = 10,82% Kết quả trên cho thấy nếu như năm 2001 trong 100 đồng doanh thu thì có 14,12 đồng lợi nhuận sau thuế , còn năm 2002 thì cứ 100 đồng doanh thu có 10,82 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy doanh lợi doanh thu năm 2002 thấp hơn so với năm 2002 là - 3,3 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do công ty quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hoạt động khác, hoạt động tài chính chưa được tốt. Đây là vấn đề bất cập cần giải quyết trong những kỳ tới. 3.4.2. Doanh lợi tổng vốn. Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lợi của đồng vốn. Nó phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng vào trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Với công ty cổ phần dược TRAPHACO ta có: Doanh lợi tổng vốn Năm 2001 = x100 = 25,01% Năm 2002 = x100 = 17,52% Trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo ra được 25,01 đồng lợi nhuận còn năm 2002 sử dụng công ty dùng 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 17,52 đồng lợi nhuận giảm 7,49 đồng so với năm 2001. Chứng tỏ công ty sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm 2001. 3.4.3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu tăng lợi nhuận ròng từ vốn chủ sở hữu của công ty. Với công ty cổ phần TRAPHACO ta có. Vốn chủ sở hữu bình quân Năm 2001 = = 21.453.339.261đ Năm 2002 = = 30.186.370.158đ Doanh lợi vốn chủ sở hữu Năm 2001 = x100 = 50,76% Năm 2002 = x100 = 38,33% Thông qua chỉ tiêu trên ta thấy rằng trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm 2001 mang lại 50,76 đồng lợi nhuận ròng, con số này vào năm 2002 giảm 12,43 đồng nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về 38,33 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2002 có nhiều hướng đi xuống. 3.4.4. Tình hình cổ phiếu Đối với công ty Traphaco nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được hình thành từ 2 nguồn là vốn cổ phần và vốn tự bổ xung hàng năm. Từ khi thành lập công ty cổ phần đến nay, công ty không phát hành thêm cổ phiếu. Mặt khác do cổ phiếu của Công ty chưa được niêm yết tại thị trường chứng khoán nên mức thay đổi giá cổ phiếu do ảnh hưởng của thị trường bằng 0. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ 1. Vốn cổ phần (0,1tr.đ x 100.000) 10.000 10.000 2. Vốn tự bổ xung 24.149 36.223 Vốn chủ sở hữu 34.149 46.223 Thu nhập mỗi cổ phiếu: Năm 2001 = = 108.886,07 đồng Năm 2002 = = 115.718,65 đồng Tỉ lệ lãi cổ phiếu năm 2001 = x 100 = 108,89% Tỉ lệ lãi cổ phiếu năm 2002 = x 100 = 115,72% Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy mặc dù doanh lợi của cổ phiếu năm 2001 và 2002 đều cao và tăng. Tuy nhiên do vốn tự bổ xung chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn chủ sở hữu và tăng nhanh do đó, 2 chỉ tiêu trên không phản ánh được thực chất kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác vốn tự bổ xung chủ yếu được trích từ lợi nhuận nên thực chất tỉ lệ lãi cổ phiếu của công ty có thể coi là tỉ lệ doanh lợi vốn chủ sở hữu.Dựa vào kết quả phân tích mục 3.4.3 ở trên nên ta có thực chất doanh lợi tương đối của cổ phiếu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 12,43%. Như vậy, hiệu quả của cổ phiếu công ty trong năm 2002 kém hiệu quả hơn so với năm 2001. Ngoài ra, công ty tiến hành cách thức trả lợi tức hàng năm theo mức lãi suất ấn định 18,12%/ mệnh giá năm, phần lãi còn lại được bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Với cách thức như vậy, Công ty một mặt duy trì lợi ích thường xuyên ổn định cho cổ đông, mặt khác huy động được vốn để tăng khả năng tài chính cho Công ty. Trong cơ cấu chứng khoán, công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường điều này sẽ làm hạn chế trong việc huy động và tập trung vốn vì có nhiều nhà đầu tư không thích mức độ rủi ro cao. Do đó trong thời gian tới công ty cần đa dạng hoá công cụ thu hút vốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của Công ty. * Nhận xét: Qua việc phân tích khả năng sinh lời và tình hình cổ phiếu của Công ty ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2002 kém hơn so với năm 2001. Ngoài ra trong cơ cấu chứng khoán của Công ty chỉ có duy nhất cổ phiếu thường điều này ảnh hưởng lớn đến việc huy động và sử dụng vốn của công ty. 4. Đầu tư dài hạn Hoạt động đầu tư dài hạn là hoạt động chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển Công ty. Tình hình đầu tư dài hạn của Công ty Traphaco: 4.1. Đầu tư liên doanh Trong năm 2001, Công ty liên doanh với Công ty Dược Sapha thành lập Công ty cổ phần Dược Traphaco Sapa với số vốn góp của công ty là 675.000.000đ. Năm đầu góp vốn liên doanh đã làm ăn có lãi nhưng đến năm 2002 hiệu quả hoạt động của Traphaco Sapa có phần bị giảm sút thể hiện: Tỉ suất lợi nhuận vốn góp liên doanh Năm 2001 = x 100 = 4,3% Năm 2002 = x 100 = 2,07% 4.2. TSCĐ hữu hình: Trong năm 2002, TSCĐHH của Công ty được đầu tư rất mạnh. Cụ thể tăng 6.977.381.965đ tương ứng với tỷ lệ tăng 92,86% so với năm 2001. TSCĐ hữu hình được đầu tư chủ yếu là máy móc thiết bị và nhà cửa vật kiến trúc. Ngoài ra chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty trong năm 2002 tăng 5.099.995.039đ tương ứng với tỉ lệ tăng 235,9% do công ty đang tiến hành xây dựng Nhà máy sản xuất đông dược ở Văn Lâm - Hưng Yên và Nhà máy sản xuất tân dược Hoàng Liệt - Thanh Trì - Hà Nội. Qua số liệu của BCĐKT ta thấy, ngoài hoạt động liên doanh với Công ty dược Sapa Công ty không tiến hành đầu tư chứng khoán dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn khác. Đây là một hạn chế của Công ty vì tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sẽ tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đó nhưng với môi trường kinh doanh luôn biến động, Công ty cần tiến hành đa dạng hoá loại hình đầu tư thông qua đó các hoạt động này sẽ bổ trợ lẫn nhau giảm rủi ro, tăng cường khả năng hoạt động của Công ty. 5. Tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn Qua bảng cân đối kế toán của Công ty ta có biểu sau: Qua số liệu bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp không những được bảo toàn mà còn tăng trưởng 35.798,8 triệu đồng trong đó 23.721,4 triệu đồng vốn lưu động và 12.077,4 triệu đồng vốn cố định.Như vậy, ta thấy công tác bảo toàn và tăng trưởng vốn của công ty khá tốt. Chương III: Một số giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của công ty TRAPHACO I. Dự báo thị trường lưu thông phân phối thuốc và xu hướng phát triển chủ yếu của việc dùng thuốc: Trong những năm tới, theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng của sản xuất và tiêu dùng thuốc sẽ không ngừng tăng. Ngành dược vẫn là ngành mang lại lợi nhuận cao, với doanh số bán không những chỉ tăng mà còn tăng nhanh, tăng mạnh. Các nhà sản xuất và nghiên cứu không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, các sản phẩm dược xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều với mẫu mã chủng loại khác nhau và được tiêu thụ với khối lượng lớn. Thị trường trường dược phẩm ngày càng mang tính cạnh tranh mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nào muốn tồn tại và phát triển phải được quan tâm đầu tư trên tất cả các mặt và ngày càng hoàn thiện, tạo thế cạnh tranh. Tại thị trường thuốc Việt Nam trong những năm tới, theo dự đoán vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân 12 - 18%/năm (so với GDP chiếm khoảng 1,2%) cụ thể: Vào năm 2005 với dân số gần 90 triệu người, mức tiêu thụ thuốc theo đầu người 12 -14USD, tổng lượng Dược phẩm tiêu thụ cả nước là 1080-1260 triệu USD. Vào năm 2010, với dân số 100 triệu người, mức tiêu dùng thuốc theo đầu người là 18 -20USD, tổng lượng dược phẩm tiêu thụ trong cả nước là 1800 - 2000 triệu USD. Xu hướng tiêu dùng thuốc của người dân phụ thuộc vào mô hình bệnh tật và đội ngũ thầy thuốc khám bệnh, kê đơn. Mô hình bệnh tật của Việt Nam về cơ bản vẫn là mô hình của nước đang phát triển: Các thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, hạ nhiệt, vitamin đã và vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng chủng loại và giá trị tổng thuốc tiêu thụ tại Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam cũng đã xuất hiện mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển với những căn bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư… và phát triển rất nhanh, tuy nhiên do thu nhập còn chưa cao nên số người có đủ tiền mua thuốc chữa còn thấp, các thuốc tim mạch, tâm thần, thuốc đặc trị… cũng được tiêu thụ ngày càng nhiều. Tóm lại, thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh và giàu tiềm năng. Chúng ta cần phải khai thác, sử dụng hợp lý các tiềm năng, có chiến lược, sách lược đúng đắn để tạo cơ sở thành công trong phát triển. II. Những thuận lợi và khó khăn Ngoài những thuận lợi và khó khăn như trong phần dự báo Công ty hiện có những mặt thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi - Ngành nghề và chiến lược sản xuất kinh doanh dựa chủ yếu vào nguyên liệu cây, con trên nền tảng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong việc khai thác dược phẩm từ thuốc. - Nhiều sản phẩm đã có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận, đã khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. - Công ty có dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP nên các sản phẩm có dây chuyền này có tính cạnh tranh rất cao, đáp ứng được các nhu cầu trên thị trường; Công ty không ngừng nghiên cứu sản phẩm mới, hàng năm luôn có sản phẩm mới đưa ra thị trường. Định hướng mặt hàng phù hợp với nhu cầu phòng chữa bệnh bồi dưỡng sức khoẻ của nhân dân (từ nguyên liệu cây, con trong nước) đang được Nhà nước ủng hộ và giúp đỡ. - Tình hình kinh tế chính trị ổn định tăng trưởng GDP hàng năm tương đối cao. Đây là điều kiện giúp công ty yên tâm sản xuất kinh doanh, phát huy được lợi thế thị trường trong nước rộng lớn. Sự gia nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới tạo nhiều cơ hội phát triển đặc biệt là công tác tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để xuất khẩu là cơ hội để tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại. Mặt khác trong tiến trình của AFTA về lộ trình cắt giảm thuế, hiện nay mặt hàng thuốc còn ở mức 10% nên không biến động nhiều. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới được thành lập, đây là nơi giúp Công ty huy động và tập trung, sử dụng vốn có hiệu quả. Công ty đã tiến hành đăng ký thương hiệu ở 32 quốc gia trên thế giới nhằm chuẩn bị cho công tác hội nhập. - Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học cao 32%. Ngoài ra Công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc để cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Xét riêng về mặt tài chính công ty TRAPHACO có những đặc điểm: Một là: Công tác kế toán được thực hiện trên máy tính, đồng thời kế toán viên thường xuyên được nâng cao trình độ sử dụng. Việc vi tính hoá giúp công tác kế toán công ty gọn và nhẹ,việc khai thác số liệu kế toán thuận tiện hơn rất nhiều. Đây là tiền đề để phân tích hoạt động tài chính trong công ty. Hai là: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty là 2,14 triệu đồng, đạt mức độ khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác cùng ngành. Ba là: Việc huy động vốn của công ty khá tốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bốn là: Công ty đã quan tâm hơn nữa việc sử dụng công cụ tài chính trong việc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, và ứng trước tiền cho người bán nhằm đối tác thuận lợi cho việc mua vào. Đồng thời công ty đã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý khoản phải thu nội bộ và giá vốn hàng hoá. Năm là : Xuất phát từ mô hình của một công ty sản xuất và thương mại, mặt khác do đặc thù của ngành dược nên TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Hơn nữa, TSCĐ của doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 là 12.077.377.024 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 116,7% và tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản tăng 2,26% do công ty đã chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị điều kiện làm việc, mua sắm máy móc phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh .Ngoài ra công ty còn quan tâm công tác bảo toàn và phát triển vốn, với TSCĐ công tác khấu hao được tiến hành linh hoạt đảm bảo cho giá trị thu hồi của TSCĐ đủ để tái sản xuất. Với TSLĐ, công ty đánh giá theo phương pháp kê khai thường xuyên vật tư hàng hoá được kế toán tổng hợp lại nên giá trị tài sản của doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ. Sáu là : nhờ hoạt động có hiệu quả và uy tín của công ty trong những năm qua nên năm 2001 thị trường của công ty không ngừng được củng cố và mở rộng thị trường trong và ngoài nước từ đó tăng được uy tín đối với khách hàng, doanh thu tăng trong năm 2002 tăng gấp 3 lần tốc độ tăng doanh thu của nghành 12%. 2. Khó khăn Đánh giá chung về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy còn nổi lên những vấn đề sau: Địa điểm sản xuất kinh doanh còn phân tán chưa tập trung, 6 phân xưởng sản xuất nằm trên 2 quận Hà nội (Tây hồ, Ba đình) cách nhau gần 12 km và một phân xưởng nằm trên địa phận tỉnh Hà Nam cách Hà Nội 60 km, nhiều hợp tác xã khai thác nguồn nguyên liệu, chế bíên ở các tỉnh cách xa Hà Nội hàng trăm km gây khó khăn cho việc vận chuyển đi lại và quản lý, nguyên liệu dạng hoá chất được nhập từ các nước như Ôxtraylia, Bỉ. Mặt khác, đó đồng thời cũng là thi trường chính tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của công ty (thực chất các sản phẩm này lại được tiêu thụ sang các nước Châu Phi) do đó nhiều khi Công ty bị ép lấy những nguyên liệu chất lượng không bằng các nước khác. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là thị trường nội địa mà chủ yếu là thị trường ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Điạ điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu là đi thuê. Điều này làm tăng chi phí của Công ty mặt khác yếu tố này làm ảnh hưởng tâm lý đầu tư của doanh nghiệp vì mức độ rủi ro của nó đem lại. Môi trường hoạt động kinh doanh phải cạnh tranh gay gắt với các công ty trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với Công ty nước ngoài do có lợi thế cạnh tranh mạnh là lợi nhuận thu nhiều từ đó có cơ chế khuyến mãi rất hấp dẫn cho người mua cũng như trả lương cao cho người có năng lượng thực sự…Mặt khác sự xuất hiện nhiều mặt hàng nhái, hàng đông dược nhập lậu (chiếm khoảng 40% tổng lượng hàng đông dược tiêu thụ trên thị trường). Cuộc các mạng KH - KT làm tăng năng suất, giảm chi phí, văn minh vật chất chuyển sang văn minh trí tuệ, hàng hoá nhiều chất lượng tốt,nhiều mặt hàng mới xuất hiện, giá rẻ, là yếu tố dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong nền kinh tế thị trường. Xét về riêng về hoạt động tài chính của công ty cổ phần dược còn những tồn tại sau: Thứ nhất: Tuy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng khá trong năm qua nhưng xét về hiệu quả lại giảm so với năm 2001. Thứ hai: Chi phí cho hoạt động tài chính chủ yếu là trả lãi vay tăng mạnh do quy mô vay tăng và lãi suất trong năm 2002 được đánh giá là cao nhất trong 3 năm trở lại đây do: quan hệ cung - cầu vốn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khá cao 7,1% so với 6,4% năm 2001 nên sản xuất kinh doanh phát triển từ đó nhu cầu vốn tăng; người dân bỏ vốn đầu tư trực tiếp thay vì gửi ngân hàng; đối tượng cho vay của ngân hàng được mở rộng; thị trường bất động sản nóng lên. Chi phí tiền thuê nhà xưởng cửa hàng, hàng huỷ kiểm kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn nhiều bất cập,chi phí bán hàng ,chi phí quản ký hiệu quả chưa cao. Thứ ba: Trong thời đại KH - KT phát triển nhanh, kinh doanh biến động nhưng công ty vẫn chưa lập được quỹ dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Thứ tư: Các khoản phải thu và một số khoản mục phải trả công ty quản lý chưa tốt. Khoản mục hàng tồn kho còn nhiều bất hợp lý. Thứ năm: Do không hạch toán riêng khoản mục chi phí sản xuất không đạt chất lượng theo quy định trong sản xuất hay sản phẩm hết hạn, cận hết sử dụng nhưng khoản chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Như vậy không phản ảnh chính xác giá thành sản phẩm và khó có thể xác định được trách nhiệm vật chất nhằm nâng cao ý thức của người lao động trong sản xuất, hạn chế hao hụt. Thứ sáu: Cơ cấu chứng khoán của công ty còn đơn độc, đầu tư dài hạn nhiều khoản mục chưa được quan tâm. 3. Phương hướng hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới. Qua xu hướng phát triển của thị trường Dược phẩm và kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua công ty đã đề ra định hướng phát triển chung như sau: Đến năm 2005 căn bản hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá công ty Đa dạng hoá loại hình đầu tư như đào tạo nghề, sản xuất kinh doanh dược phẩm dưỡng sinh,… cải tiến hình thức mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tối đa. Giữ và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 35% để thực hiện chiến lược thâm nhập, tham gia vào thị trường mậu dịch tự do AFTA và chứng khoán của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam. Công ty có khả năng cạnh tranh cao. Doanh thu năm 2003 đạt 150 tỷ, năm 2004 đạt 200 tỷ năm 2005 đạt 276 tỷ đồng. Thu nhập bình quân tăng 12% so với năm trước liền kế, năm 2003 ,năm 2004, năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng ít nhất 5% so với năm trước liền kề. Lao động bình quân tăng 10%/ năm, tập trung vào năm 2003 và 2004 để đào tạo nhân lực cho nhà máy Đông dược Văn Lâm. III. Những giải pháp tài chính chủ yếu đối với chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược TRAPHACO. A. Đối với công ty 1 Về thị trường: Nguyên tắc chung " tiếp tục chủ động tích cực tìm kiếm thị trường vươn ra những vùng đất mới". Do đó Công ty cần tăng cường đầu tư và làm tốt hơn công tác nghiên cứu thị trường và hoạt đông xúc tiến thương mại nhằm đưa ra chiến lược thích hợp, sát thực tế với từng loại thị trường. Tuy nhiên với thế và lực của ngành y dược Việt Nam nói chung và thế lực của Công ty Traphaco nói riêng hiện nay việc đưa sản phẩm vào thị trường thế giới rất khó. Do đó, trong định hướng phát triển trước mắt Công ty nên hướng trọng tâm vào thị trường nội địa. Đối với thị trường mới Công ty cần xúc tiến việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. Mặc dù đầu tư cho việc xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ triển lãm trong nước đặc biệt là nước ngoài tốn kém nhiều chi phí nhưng bù lại sản phẩm của Công ty được tiếp cận một cách nhanh và hiệu quả tới người tiêu dùng. Mặt khác theo quy định của nhà nước chỉ được phép chi phí quảng cáo trên doanh thu không qúa 5% nhưng công ty có thể chấp nhận một sự thiệt thòi trong việc tính thuế nhưng đổi lại với việc tăng chi phí quảng cáo giao tiếp, khuếch trương sẽ làm cho việc bất đối xứng về thông tin giảm dần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng biết được nhiều đến sản phẩm của mình, nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tới người tiêu dùng. Đối với thị trường nước ngoài công ty phải biết lựa chọn mặt hàng là thế mạnh của thị trường trong nước. Cụ thể, công ty nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm đông dược chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng hấp dẫn người tiêu dùng. Bởi vì để xâm nhập các sản phẩm Tây y sẽ bị thị trường đào thải ngay lập tức không thể đứng vững được nên chỉ có sản phẩm đông dược mới thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Hơn nữa, việc sản xuất sản phẩm đông dược lại là thế mạnh của Công ty so với các công ty dược trong nước. Thực hiện cơ chế giá, phương thức thanh toán năng động, cụ thể: + Đối với khu vực thành thị có thu nhập cao, nhận thức tốt về dược thì nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức ngẻo luôn đi trước một bước so vơi khu vực nông thôn. Thị trường này thường tiêu dùng các loại sản phẩm có công dụng cao và mang tính chủ đạo, nhân tố tác động lớn nhất là uy tín của công ty và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Do đó đối với khu vực này công ty cần kinh doanh những mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đặc biệt là công ty nên cung cấp các sản phẩm nhập khẩu cho thị trường này. + Đối với khu vực nông thôn: họ ít quan tâm đến nơi sản xuất (hàng ngoại nhập, hay hàng nội ) mà chỉ quan tâm đến công dụng sản phẩm và giá cả, trong đó giá cả là yếu tố quyết định nhất. Sự cạnh tranh về giá là lớn nhất, một sự thay đổi nhỏ của giá ở khu vực này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Trong khi đó, đây là thị trường tiềm năng để sản phẩm trong nước chiếm ưu thế vì thế công ty cần nắm bắt yếu tố này để tập trung sản xuất, thu mua sản phẩm từ các xí nghiệp, công ty sản xuất khác để phục vụ nhu cầu thị trường này với giá thấp. + Đối với thị trường xuất khẩu: nhân tố tác động chính của thị trường này là chất lượng, nhưng đi kèm với nó là giá cả để sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước trên thị trường quốc tế. Thực hiện phương thức thanh toán linh động: công ty cần phải có kế hoạch đối với từng mặt hàng, có thể bán theo theo phương thức trả chậm đối với những khách hàng truyền thống mua với số lượng lớn và những sản phẩm chậm tiêu thụ. Trên cơ sở giá cả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đối tác vì một người sáng giá làm ăn giỏi có thể trở thành người bị thua lỗ chỉ sau một đêm. Đối với thị trường nguyên vật liệu đầu vào. Công ty phải tích cực tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, chất lượng tốt, ổn định. Mặt khác để tránh bị ép nhập những nguyên vật liệu có chất lượng không bằng các nước khác, công ty cần phải nhập thêm nguyên vật liệu của một số nước khác. Đồng thời công ty còn thể tiến hành linh hoạt các biện pháp như: cơ chế giá mềm dẻo, sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán… nhằm tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa công ty và đối tác tiến dần đến vị thế độc tôn trên thị trường. Tiến hành ký kết hợp đồng đảm bảo bao tiêu dược liệu cho nông dân trên cơ sở các ràng buộc chặt chẽ bằng các điều khoản trong hợp đồng. 2. Về đầu tư Trong khả năng tài chính cho phép công ty nên thực hiện các giải pháp: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ vì lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty có đặc thù không giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường nên công ty không thể sản xuất với quy trình công nghệ lạc hậu, chắp vá tuỳ tiện được. Do đó, công ty phải chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, thanh lý nhượng bán những máy móc lạc hậu, công suất kém. Không ngừng đầu tư chất xám cho cán bộ công nhân viên bằng cách đào tạo và đào tạo lại. Tăng đầu tư cho việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động. Công ty cần tiến hành đa dạng hoá ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì môi trường kinh doanh luôn biến động, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có vừa giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, mặt khác các ngành nghề lĩnh vực khác sẽ hỗ trợ lẫn nhau nâng cao uy tín và khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu sản phẩm mới vì thường sản phẩm mới, đối thủ cạnh tranh ít. Mặt khác do nhu cầu chữa bệnh, phòng bệnh và làm đẹp nên tâm lý người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ tiền mua. 3 Về chi phí Phấn đấu giảm giá thành nguyên vật liệu đầu vào. Qua phần trên ta thấy, trong năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn còn nhiều tồn tại, sử dụng nguyên vật liệu chưa tính toán chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu còn nhiều biến động nên gây khó khăn cho công tác quản lý do vậy công ty phải tiến hành thêm một số biện pháp sau: Công ty phải có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm tránh sự biến động của giá và các khoản chi phí như bảo quản, thuê kho, bãi. Hiện nay, các phân xưởng sử dụng nguyên vật liệu cây, con chưa có đủ đất để tiến hành tự nuôi, trồng để vừa giảm chi phí thu mua vừa đảm bảo nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo. Để làm được việc này trong những năm tới công ty phải tiến hành đầu tư cho công tác chuyển địa điểm sản xuất các phân xưởng này về nơi mới có diện tích mặt bằng rộng hơn, nhằm tự nuôi trồng nguyên vât liệu được tốt hơn. - Công ty phải xây dựng định mức kỹ thuật chính xác cho từng loại sản phẩm vừa đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng, đủ hàm lượng kỹ thuật vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, vừa hạn chế sản phẩm không đạt chất lượng làm giảm giá thành nguyên vật liệu trong trị giá vốn xuống góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. - Tăng cường kiểm tra giám sát khâu thu mua cũng như nhập kho nguyên vật liệu cả về số lượng lẫn chất lượng. Do sản phẩm của công ty là thuốc nên việc dự trữ với khối lượng lớn và thời gian dài là không được phép, mà sản xuất đến đâu thì tiến hành thu mua đến đó. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, hạn chế sự biến động lớn của thị trường. Đối với những nguyên vật liệu hiếm, giá cả thường xuyên biến động lại chủ yếu được nhập từ nước ngoài công ty nên căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm để có kế hoạch dự trữ hợp lý, giảm chi phí ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Đối với những loại nguyên vật liệu có sẵn trên thị trường , các loại nguyên vật liệu phụ như: bột sắn, bột mì, các loại chè, vv…. Thì công ty không nên dự trữ quá nhiều mà khi có nhu cầu sử dụng thì tiến hành thu mua trực tiếp trên thị trường làm như vậy sẽ giúp công ty tránh được tình trạng ứ động vốn một cách không cấn thiết giảm được các chi phí bảo quản cất trữ mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục Hạch toán riêng khoản mục chi phí sản phẩm không đạt chất lượng theo quy địng trong sản xuất hay sản phẩm hết hạn, cận hết hạn sử dụng nhằm phản ánh chính xác giá thành sản phẩm và có thể xác định đựoc trách nhiệm vật chất nhằm nâng cao ý thức của người lao động trong sản xuất, hạn chế hao hụt. Sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý Qua việc phân tích trên ta thấy chi phí bán hàng, chi phí quản lý của Công ty chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh. Do đó để tiết kiệm kiệm khoản chi phí này Công ty cần lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp một cách chi tiết cụ thể hơn. còn trong quy trình dự toán, Công ty phải dựa vào nội dung của khoản chiphí trên cơ sở dự toán đã Xây dựng để kiểm tra tính hợp lý của chi phí phát sinh qua đó có thể loại trừ những khoản chi phí bất hợp lý. Đối với những khoản mục có thể khoán chi thì có thể tiến hành phân cấp quản lý và khoán. Riêng đối với chi phí chuyên gia, công ty có thể tiết kiệm bằng cách tiến hành tuyển dụng lâu dài đối với những chuyên gia giỏi thật sự từ đó tăng cường được mối quan hệ phụ thuộc giữa chuyên gia và công ty. Chủ động hơn trong việc tung ra thị trường sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. 4. Thực hiện giải pháp về cân đối cơ cấu vốn và nguồn vốn Thứ nhất: Xét bên tài sản. Qua việc phân tích ta thấy cơ cấu tài sản còn nhiều bất cập: ở khoản mục hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho của Công ty trong năm tăng với tốc độ tăng mạnh hơn tốc độ tiêu thụ chính điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. Do đó, Công ty cần tính toán duy trì hàng tồn kho một cách hợp lý vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa và vốn lưu động bị ứ đọng trong hàng tồn kho. - Vốn bằng tiền: là một nhu cầu thiết yếu trong công tác thanh toán việc mua bán hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tiền mặt tại quỹ thì không sinh, lãi, mặt khác hiệu quả tiền gửi hiện nay các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là không cao. Do đó, ngoài việc duy trì một lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, Công ty có thể rút bớt tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ đầu tư vào các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao có lẽ sẽ mang hiệu quả cao hơn mà khi cần vẫn có thể chuyển đổi nhanh các loại chứng khoán này thành tiền mặt phục vụ cho nhu cầu, thanh toán. Nhưng đồng thời Công ty cũng cần phải lập quỹ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn để tránh được những rủi ro tài chính bất ngờ. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Trong kinh doanh để có được lợi nhuận điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Mặt khác với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng vói sự xuất hiện của nhiều ngành nghề lĩnh vực mới nên rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu. Do vậy ngoài việc tăng cường đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong khả năng tài chính cho phép, Công ty phải lập quỹ dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn nhằm khắc phục được những rủi ro có thể xảy ra. Thứ hai. Về nguồn vốn. Hệ số nợ của Công ty tuy ở mức an toàn nhưng tăng so với năm 2001 điều này sẽ là một bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. Nhưng xét về nguồn gốc thì khoản nợ phải trả tăng lớn vì những bất hợp lý khoản phải thu khách hàng, những khoản phải thu không mang tính chất giao dịch kinh doanh và hàng tồn kho tăng mạnh. Do vậy vấn đề chủ chốt là Công ty phải có phương hướng xây dựng cơ cấu hàng tồn kho và những khoản phải thu một cách hợp lý. 5. Chủ động xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh a. Xây dựng kế hoạch huy động vốn. Xuất phát từ thực tế của Công ty trong năm qua ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm tăng 74,33% cho ta thấy khả năng huy động vốn của Công ty trong năm là khá tốt do các khoản nợ phải trả tăng 98,8% nguồn vốn chủ sở hữu tăng 50% trong nợ phải trả thì hầu hết các khoản nợ đều tăng chỉ riêng thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước (Khoản không phải trả lãi) lại giảm. Mặt khác, vay ngắn hạn và vay dài hạn đều tăng nhanh trong khi chi phí lãi vay (lãi suất) lại cao. Thêm vào đó hệ số nợ của Công ty mặc dù là hợp lý nhưng lại có xu hướng tăng thêm, chính yếu tố này sẽ làm cho khả năng huy động vốn từ bên ngoài bổ sung thêm cho vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn. Do đó: Thứ nhất: để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Công ty nên tập trung xác định chính xác nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch và chủ động xây dựng kế hoạch huy vốn. Thứ hai: Trên cơ sở tính toán trên, Công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn bằng cách tăng cường chiếm dụng những khoản vốn không phải trả lãi, đa dạng hoá chứng khoán. Khi có đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán Công ty nên tiến hành tham gia. Ngoài ra thấy cần thiết phải vay ngân hàng,thì nên tính toán lại các chính sách tín dụng sao cho phù hợp để đảm bảo khả năng trả nợ mà Công ty vẫn thu được lợi nhuận. b. Tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh Nguồn vốn có được chỉ là tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Muốn hoạt động này trôi chảy ổn định đòi hỏi các nhà quản trị phải có cách thức tổ sử dụng vốn hiệu quả với phương hướng chung là căn cứ vào kế hoạch vốn đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài các giải pháp đã trình bày ở trên, Công ty nên thực hiện các giải pháp. Huy động triệt để tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh mặt khác Công ty nên thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định, kịp thời xử lý tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý nhằm giải phóng một lượng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, thường xuyên bảo dưỡng nâng cấp tài sản cố định, đình kỳ sửa chữa lớn. Nhưng đối với tài sản đã có thời gian sử dụng lâu dài, không còn phù hợp với quy trình sản xuất thì Công ty nên xem xét cân nhắc chi phí bỏ ra để sửa chữa là bao nhiêu hay thanh lý nhượng bán thì phù hợp hơn. 6. Các biện pháp đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản nợ Công tác thanh toán diễn ra thường xuyên trong hoạt động tài chính của Công ty trong năm 2002 tình hình thanh toán của Công ty có nhiều sự thay đổi so với năm 2001. Xét về các khoản phải thu: Khả năng thu hồi nợ (kỳ thu tiền trung bình năm 2002 ) là 65,93 ngày tăng 6,497 ngày so với năm 2003) con số trên cho ta công ty quản lý các khoản pải thu của Công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2001. Chủ yếu do trong năm 2002 Các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh. Để nâng cao hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu hạn chế phát sinh chi phí và rủi ro Công ty cần thực hiện các giải pháp sau. Công ty cần xem xét thận trong các mối quan hệ kinh tế giữa 2 bên và tình hình tài chính của đối tác, kết hợp với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mình để có những chính sách hợp lý trong từng giai đoạn. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng trong những điều khoản thanh toán mà 2 bên thoả thuận phải ghi rõ ràng: thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán ngoài ra còn phải cam kết nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì phải chịu bồi thường theo đúng mức vi phạm. Xét về các khoản phải trả. Để quản lý tốt hơn nợ phải trả Công ty nếu có những biện pháp cụ thể. Công ty nên phân loại mức độ của các khoản nợ từ đó làm cơ sở lập kế hoạch và phân loại đối tượng được thanh toán. Tìm kiếm và cân đối nguồn tài trợ các khoản nợ đó nhưng Công ty nên tuân thủ nguyên tắc là không dùng các khoản nợ ngắn hặn để đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn mặt khác không dùng các khoản vay dài hạn để đầu tư cho các khoản vay ngắn hạn vì làm như thế không có nghĩa là công ty giảm bớt được nợ mà chỉ giảm các đối tượng cần thanh toán. Tăng cường chiếm dụng những khoản vốn không phải trả lãi. Hơn nữa, các khoản nợ dài hạn thường có lãi suất vay cao, chủ nợ của các khoản nợ này thường là các doanh nghiệp lớn nên nếu công ty chậm chạp trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn thì sẽ đánh mất uy tín trong sản xuất kinh doanh dần dần sẽ đánh mất đối tác quan trọng Như vậy việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ rất phức tạp đòi hỏi các cán bộ tài chính phải năng động, sáng tạo, cân nhắc mọi tình huống phát sinh, có chính sách thu hồi hợp lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đem lại lợi nhuận, trang trải các khoản nợ. B. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ y tế Mạnh dạn tăng tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu vì một mặt sẽ giúp Công ty đẩy mạnh tiêu thụ, hiệu quả sử dụng kinh doanh sẽ tăng từ đó các khoản đóng cho ngân sách Nhà nước sẽ tăng. Xây dựng các chính sách và biện pháp hữu hiệu góp phần bình ổn giá trên thị trường tránh cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến hạ giá bán, phá giá không có lợi cho sản xuất thuốc trong nước. Có chính sách ưu tiên, phát triển các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước và xuất khẩu ưu đãi miễn giảm thuế. Có chính sách gieo trồng thu mua chế biến dược liệu ngăn chặn nguồn được liệu bất hợp pháp. Ngăn chặn tình trạng nhập lậu và buôn bán trái phép thuốc gỉa , kém phẩm chất, qúa hạn sử dụng. Do lợi ích thu được từ sản xuất kinh doanh sản phẩm dược rất lớn nên hiện tượng hàng giả và hàng thật chất lượng tốt và kém thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp dược trong nước nguy hại tới sức khoẻ nhân dân. Do hầu hết địa điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là đi thuê từ đó rất hạn chế đến công tác đầu tư của công ty, do đó Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho công ty có được quyền sử dụng đất. Nhà nước cần chủ động tăng cường đào tạo cán bộ cho ngành dược vì nguồn nhân lực về dược của ta rất thiếu trong khi chi phí cho đào tạo cho rất lớn mà nguồn lực của doanh nghiệp có hạn. Trên đây là những đề xuất kiến nghị của tôi nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả sử dụng kinh doanh của Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO. Hy vọng rằng những kiến nghị đó có giá trị trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của Công ty. Lời kết Đề tài "Các giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược của công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay" là một đề tài mới do đó khi tiến hành nghiên cứu gặp phải những khó khăn nhất định. Với mong muốn góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cùng với kiến thức được học ở trường, kết hợp với những tài liệu chưa thật hệ thống qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO, bản thân tôi đã thực sự học hỏi và tìm hiểu thực tế để thấy rõ hơn tầm quan trọng của các giải pháp tài chính gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty và các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị trường như thế nào. Đây chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu của tôi nên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi khiếm khuyết trong quá trình đánh giá. Song đó là tất cả những gì bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu, mạnh dạn đưa ra nhận định. Qua bài viết này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Thanh Nghị cùng các cán bộ trong phòng kế toán tài chính của Công ty đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, Trường ĐHTM. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Trường ĐHKTQD. Phân tích hoạt động kinh tế Doanh nghiệp thương mại - Dịch vụ, PGS.TS. Trần Thế Dũng. Kinh tế học phát triển , Nxb Chính trị quốc gia. Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường ĐHKTQD. Phân tích hoạt động kinh doanh, Viện Đại học Mở. Tạp chí Dược học. Báo Thương mại. Báo Công an nhân dân. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 I. Sự cần thiết khách quan của sự phát triển đối với doanh nghiệp 3 1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 2. Khái niệm phát triển 4 II. Những dấu hiệu cơ bản đối với sự phát triển của doanh nghiệp 6 1. Tình hình doanh thu của doanh nghiệp 6 2. Tình hình chi phí, giá thành sản phẩm 6 3. Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 8 4. Về khả năng thanh toán 9 5. Tình hình nguồn vốn 10 6. Các chỉ tiêu bảo toàn và tăng trưởng vốn 12 7. Tình hình cổ phiếu 14 8. Uy tín 15 III. Những giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 15 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp 15 2. Các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp 19 Chương II: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Traphaco 24 I. Những nét khái quát về công ty cổ phần và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO 24 1. Giới thiệu chung 24 2. Quá trình hình thành và phát triển 25 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý 25 II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33 1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 33 1.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua báo cáo kết quả hoạt động 33 1.1.1. Tình hình doanh thu của công ty 36 1.1.2. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh 39 1.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh qua BCĐKT 46 2. Tình hình thanh toán 51 3. Tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty 58 3.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty 59 3.2. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 62 3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong công ty 64 3.4. Phân tích khả năng sinh lời 68 4. Đầu tư dài hạn 72 5. Tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn 72 Chương III: Một số giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty TRAPHACO 74 I. Dự báo thị trường lưu thông phân phối thuốc và xu hướng phát triển chủ yếu của việc dùng thuốc 74 II. Những thuận lợi và khó khăn 75 1. Thuận lợi 75 2. Khó khăn 77 3. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới 79 III. Những giải pháp tài chính chủ yếu đối với chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược TRAPHACO 80 A. Đối với Công ty 80 B. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ y tế 88 Lời kết 90 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 ST TT (%) ST TT (%) ST TL(%) A. TSLĐ và ĐTNH 37.810.810.491 78,51 61.532.217.755 73,29 23.721.407.264 62,74 I. Vốn bằng tiền 7.264.874.781 15,09 5.353.481.231 6,38 -1.911.393.500 -26,31 II. Các khoản phải thu 12.704.281.413 26,38 26.502.825.516 31,57 13.798.544.103 108,6 III. Hàng tồn kho 16.173.608.611 33,58 27.959.313.375 33,3 11.785.704.764 72,87 IV. TSLĐ khác 1.668.045.686 3,46 1.716.597.633 2,04 48.551.947 2,9 B. TSCĐ và ĐTDH 10.350.623.987 21,49 22.428.001.011 26,71 12.077.377.024 116,7 I. TSCĐ 7.513.767.087 15,6 14.491.149.072 17,26 6.977.381.985 92,87 II. Đầu tư tài chính dài hạn 675.000.000 1,4 675.000.000 0,91 0 0 III. XDCB dở dang 2.161.856.900 4,49 7.261.851.939 8,64 5.099.995.039 235,9 Nguồn vốn 74 ,33 A. Nợ phải trả 24.012.317.292 49,86 47.736.586.636 56,86 23.724.269.344 98,8 I. Nợ ngắn hạn 24.012.317.292 49,86 39.457.937.449 47 15.445.620.157 135,72 II. Nợ dài hạn 0 8.278.649.187 9,86 8.278.649.187 100 B. Nguồn vốn CSH 24.149.117.186 50,14 36.223.632.130 43,14 12.074.514.944 50 I. Nguồn vốn quĩ 23.282.523.239 48,34 35.138.696.949 41,85 11.856.173.710 50,09 II. Nguồn kinh phí - quỹ khác 866.593.947 1,8 1.084.935181 1,29 218.341.234 25,2 Tổng cộng nguồn vốn 48.161.434.478 100 83.960.218.766 100 35.798.784.288 74,33 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT traphaco Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Ths. Vũ Thị Thuận Phó giám đốc điều hành phụ trách KHKD D.S Lã Xuân Hạnh P. Kế hoạch kinh doanh D.S Lã Xuân Hạnh Kho 108 Thành Công D.S Hoàng Thị Rược - Các cửahàng bán buôn - Các cửa hàng bán lẻ - Đại lý các tỉnh Kho thành phầm Cung ứng vật tư Kho hoá chất Kho dược liệu Kho phụ liệu P.Đảm bảo chất lượng DS. Nguyễn Tất Vân P.Tổ chức hành chính. DS.Nguyễn Việt Thắng P.TCKT CNKT. Nguyễn Thị Mùi Tổ cơ điện P.nghiên cứu phát triển Th.S Nguyễn Huy - Xưởng thực nghiệm - D.S Nguyễn Văn Nhượng. - PX.GMP Viên nén - D.S Trương Văn Uyển. - PX. Thuốc mỡ, thuốc bôi - D.S Lê Quốc Đạt. - PX.thuốc ống - D.S Vũ Thế Tịnh - PX. Tây y - D.S Phạm Xuân Thành P.Kiểm tra chất lượng DS. Phạm Thị Phượng Biểu thống kê giá vốn hàng bán các sản phẩm chủ yếu của Công ty TRAPHACO STT Sản phẩm chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số lượng (q0) Số tiền (q0Z0) tr.đ BQ/1 đơn vị sản phẩm (đ) (Z0) Số lượng (q1) Số tiền (q1Z1) tr.đ BQ/1 đơn vị sản phẩm (đ) (Z1) Số lượng (q1 - q0) BQ/1 đơn vị sản phẩm (đ) (Z1 - Z0) (Z1 - Z0)q0 tr.đ (%) 1 Hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ 161.341 2.338,32 14.493 284.606 3.978,51 13.979 123.265 -514 -82,93 -3,5 2 Hoạt huyết dưỡng não 1 vỉ (hộp) 1.758.818 5.909,63 3.360 2.692.750 8.696,24 3.229,5 933.932 -130,5 -229,53 -3,9 3 Boganic (hộp) 436.420 1.524,85 3.494 401.943 1.428 3.552,7 - 34.477 58,7 25,62 1,6 4 Sáng mắt (hộp) 1.004.946 3.327,38 3.311 961.733 3.259,31 3.389 - 43.213 78 78,39 2,4 5 Nhân sâm tam thất (vỉ) 2.403.070 3.325,85 1.384 2.316.559 3.468,35 1.497,2 - 86.511 113,2 272,03 8,2 6 Tổng cộng 16.426,03 20.830,41 63,58 0,39 7 Doanh thu thuần (DTT) 39.479,6 53.179,4 8 Giá vốn hàng bán/100đ DTT 41,6 39,17 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị: VNĐ Diễn biến nguồn vốn Số tiền Tỉ trọng Sử dụng vốn Số tiền Tỉ trọng 1. Giảm tiền mặt tại quỹ 975.514.718 2,17 1. Tăng khoản phải thu KH 9.967.279.451 22,16 2. Giảm tiền gửi ngân hàng 935.878.832 2,08 2. Tăng trả trước người bán 3.245.112.021 7,21 3. Giảm phải thu nội bộ 11.400.000 0,02 3. Tăng khoản phải thu khác 597.552.631 1,33 4. Tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho 614.490.879 1,36 4. Tăng NVL hàng tồn kho 3.275.668.080 7,28 5. Giảm khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn 610.754.304 1,36 5. Tăng chi phí SXKDDD 1.998.402.531 4,44 6. Giá trị HM luỹ kế tăng 2.950.866.287 6,56 6. Thành phẩm tăng 2.816.736.503 6,27 7. Tăng vay ngắn hạn 3524494139 7,84 7. Tăng hàng hoá 4.309.388.529 9,58 8. Tăng phải trả người bán 3.685.217.890 8,19 8. Tạm ứng tăng 194.439.588 0,43 9. Tăng người mua trả tiền trước 2.624.954.790 5,84 9. Tăng chi phí trả trước 464.866.663 1,03 10. Phải trả CNV tăng 6.960.394.324 15,47 10. Tăng TSCĐHH 9.928.248.272 22,07 11. Phải trả phải nộp khác tăng 1.533.168.290 3,41 11. XDCB dở dang tăng 5.099.995.039 11,34 12. Tăng vay dài hạn 8.278.649.187 18,4 12. Giảm thuế và các khoản phải nộp NSNN 2.882.609.276 6,41 13. Tăng nguồn vốn kinh doanh 2.442.259.931 5,43 13. Quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 202.938.200 0,45 14. Tăng quỹ đầu tư phát triển 5.364.217.094 11,92 15. Tăng quỹ dự phòng TC 421.279.434 0,94 16. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 3.628.417.251 8,07 17. Quỹ dự phòng TC mất việc làm tăng 421.279.434 0,94 Tổng cộng 44.983.236.784 100 Tổng cộng 44.983.236.784 100 Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty cổ phần dược traphaco năm 2002 đơn vị: VNĐ Khoản mục Số ĐK (n1) Số CK (n2) n2 – n1 DBNV SDV 1.Tiền mặt tại quỹ 1.096.300.113 120.785.395. - 975.514.718 975.514.718 2.Tiền gửi ngân hàng 6.168.574.668 5.232.695.836 - 935.878.832 935.878.832 3.phải thu KH 12.782.697.742 22.749.977.193 + 9.967.279.451 9.967.279.451 4.Trả trước người bán 3.245.112.021 + 3.245.112.021 3.245.112.021 5.Phải thu nội bộ 18.057.700 6.657.700 - 11.400.000 11.400.000 6.Các khoản phải thu khác 61.208.644 658.761.275 + 597552631 597.552.631 7. Nhiên - nguyên liệu tồn kho 7.539.120.421 10.814.788.501 + 3.275.668.080 3.275.668.080 8. Chi phí SXKDDD 2.135.246.300 4133.648.831 + 1.998.402.531 1.998.402.531 9. Thành phẩm 6.455.170.293 9.271.906.796 + 2.816.736.503 2.816.736.503 10. Hàng hoá 410.338.970 4.719.727.499 + 4.309.388.529 4.309.388.529 11. Dự phòng giảm giá HTK (366.267.373) (980.758.252) (614.490.879) 614.490.879 12.Tạm ứng 709.330.662 903.770.250 + 194.439.588 194.439.588 13.Chi phí trả trước 147.200.000 612.066.663 + 464.866.663 464.866.663 14. Các khoản ký cược kỹ quỹ ngắn hạn 811.515.024 200.760.720. - 610.754.304 610.754.304 15. TSCĐHH 14.076.491.949 24.004.740.221 + 9.928.248.272 9.928.248.272 16. Giá trị HM luỹ kế (6.562.724.862) (9.513.591.149) (2.950.866.287) 2.950.866.287 17. Xây dựng CBDD 2.161.856.900 7.261.851.939 +5.099.995.039 5.099.995.039 18. Vay ngắn hạn 5.865.669.135 9.390.163.274 + 3.524.494.139 3.524.494.139 19. Phải trả cho người bán 5.948.459.270 9.633.677.160 + 3.685.217.890 3.685.217.890 20. Người mua trả tiền trước 37959.193 2.662.913.983 + 2.624.954.790 2.624.954.790 21. Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 8.477.766.546 5.595.157.270 -2.882.609.276 2.882.609.276 22. Phải trả CNV 3.383.364.122 10.343.758.446 + 6.960.394.324 6.960.394.324 23. Phải trả phải nộp khác 286.227.900 1.819.396.190 +1.533.168.290 1.533.168..290 24. Vay dài hạn 8.278.649.187 + 8.278.649.187 8.278.649.187 25. Nguồn vốn kinh doanh 9.387.653.614 11.8.29.913.545 + 2.442.259.931 2.442.259.931 26. Quỹ đầu tư phát triển 4.485.228.169 9.849.445.263 +5.364..217094 5.364.217.094 27. Quỹ dự phòng tài chính 996.793.572 1.418.073.006 + 421.279.434 421.279.434 28. Lợi nhuận chưa phân phối 8.412.847.884 12.041.265.135 + 3.628.417.251 3.628.417.251 29. Quỹ dự phòng TC, MVL 618.649.799 1.039.929.233 + 421.297.434 421.297.434 30. Quỹ khen thưởng phục lợi 247.944.148 45.005.948 - 202.938.200 202.938.200 Tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh 1. Tài sản lưu động và ĐTNH 38.334,8 62.670,7 24.335,9 2. Các khoảng dự phòng giảm giá Trong đó: Dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 524 157,7 366,3 1.138,5 157,7 980,8 614,5 0 614,50 3. Giá trị thực của TSLĐ &ĐTNH 37.810,8 61.532,2 23.721,4 4.TSCĐ - ĐTDH (nguyên giá) 16.913,3 31.941,5 15.028,2 5. Khấu hao luỹ kế 657,27 9.513,6 2.950,9 6.Giá trị thực của TSCĐ và ĐTDH 10.350,6 22.428 12.077,4 Tổng giá trị thực vốn kinh doanh 48.161,4 83.960,2 357.98,8 Bảng 4: Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Traphaco năm 2001 - 2002 Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 So sánh tăng (giảm) Số lượng Số tiền (tr.đ) Giá bán 1 đơn vị sản phẩm (đ) Số lượng Số tiền (tr.đ) Giá bán 1 đơn vị sản phẩm (đ) Số lượng Số tiền Giá bán Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Boganic (hộp) 436.420 3.605,6 8.261,8 401.943 3.380,5 8.410,5 -34.477 -7,9 225,1 -6,24 148,7 1,8 Hoạt huyết dưỡng não 5 vỉ 161.341 6.711,7 41.599,8 284.606 11.988,7 42.123,8 123.265 76,4 5.277 78,62 524 1,26 Hoạt huyết dưỡng não 1 vỉ 1.758.818 16.102,1 9.155 2.692.750 25.046,5 9.301,48 933.932 53,1 8.944,4 55,48 146,48 1,6 Sáng mắt (hộp) 1.004.946 6.448,9 6.417,2 961.733 6301,2 6.551,96 -43.213 -4,3 -147,7 2,29 134,76 2,1 Nhân sâm tam thất (vỉ) 2.403.070 6.611,3 2.751,2 2.316.559 6.462,5 2.789,7 -86.511 -3,6 -148,8 -2,25 38,5 1,4 Tổng 39.479,6 53.179,4 13.699,8 34,7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0106.doc
Tài liệu liên quan