• Mô hình làng sinh thái:
- Làng sinh thái được áp dụng cho địa bàn đồi núi với mục đích chính là bảo vệ và giữ gìn được 2 nguyên tố cơ bản cho sản xuất lương thực thực phẩm là đất và nước. Bài toán đặt ra mang ý nghĩa sâu sắc về bảo vệ môi trường sống và cải thiện tình hình kinh tế xã hội là phải có một phưng thức sản xuất trên đất đồi núi vừa nâng cao đời sống vừa ổn định lâu dài theo cách hiểu là phát triển bền vững. Khắc phục tình trạng đất đồi và núi hoang trọc lan rộng, xói mòn, lũ lụt và khô hạn gây mất cân bằng sinh thái trên diện rộng, phục hồi độ phì cho đất, đảm bảo duy trì sản lượng lương thực, thực phẩm lâu dài.
• Mô hình vườn - ao - chuồng:
- Vườn - ao - chuồng (viết tắt là VAC) là một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn , nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm
- VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập quan trọng trong chi tiêu gia đình. Qua điều tra thì thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50 - 70% tổng thu nhập của gia đình. Ở miền núi tỷ lệ này có thể chiếm tới 80 -90%, do đó việc nhân rộng mô hình này rất hữu ích trong công tác XĐGN
- Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở những địa phương thuần nông như Tỉnh ta, bên cạnh sản xuất lúa chỉ có phát triển kinh tế vườn mới tạo khả năng để thu hút lao động thừa và giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, tăng thu nhập. Đồng thời kinh tế VAC không những không làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa mà còn thuận lợi cho an ninh lương thực. Tuy nhiên, việc thực hiện kinh tế VAC cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần chú ý khắc phục trong thời gian tới như:
Chưa có quy hoạch tổng thể gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng do phần lớn các mô hình VAC đều tự phát;
Các mô hình VAC chủ yếu mới chú trọng phát triển sản xuất trước mắt, nhỏ lẻ, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, xã hội và tính thị trường sản xuất hàng hoá tập trung còn rất hạn chế;
Chưa có những biện pháp phù hợp, các cơ chế chính sách và sự phối hợp liên ngành của các cấp trung ương và địa phương để nhân rộng các mô hình VAC.
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp thiết thực đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tỉnh điện biên giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y
3.291
431
13.1
2.931
155
5.29
-7.81
3
H. Mường Nhé
6.129
4.624
75.44
9.591
5.614
58.53
-16.91
4
H. Mường Chà
7.477
3.425
45.81
9.539
5.336
55.94
10.13
5
Huyện Tủa Chùa
7.105
3.972
55.09
8.563
4.421
51.63
-4.28
6
Huyện Tuần Giáo
18.858
10.790
57.22
14.756
5.168
35.02
*
7
H. Mường Ảng
7.834
4.180
53.36
*
8
Huyện Điện Biên
21.435
8.467
39.5
24.961
4.565
18.29
-21.21
9
H.ĐiệnBiên Đông
7.472
4.265
57.08
9.643
4.804
49.82
-7.26
(* Huyện Mường Ảng chia tách từ huyện Tuần Giáo năm 2007)
Hộ nghèo phân bố ở cả 9 đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh hiện nay. Khu vực thành phố, thị xã, hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ (1.09% ở Tp. Điện Biên, 5.29% ở Tx. Mường Lay). Những huyện khác trong tỉnh tỷ lệ hộ nghèo khá cao và rất cao. Huyện Điện Biên và Tuần Giáo tỷ lệ này khá cao nhưng cũng có phần thấp hơn so với những huyện vùng sâu vùng xa khác. 4 huyện: Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông có tỷ lệ hộ đói nghèo rất cao (trên 50%). Đây là những huyện xa, giao thông đến các huyện này còn rất khó khăn và là những huyện trọng tâm của đói nghèo, cần được đặc biệt quan tâm xóa đói giảm nghèo.
Phân theo khu vực thành thị, nông thôn:
Theo chuẩn nghèo mới, giai đoạn 2006-2010: khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200.000đ/tháng trở xuống; khu vực thành thị 260.000đ/ tháng trở xuống thì Tỉnh Điện Biên có 36.394 hộ nghèo/ tổng số 82.600 hộ của toàn Tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo 44,06%. Trong đó:
+ Khu vực thành thị có 1.065 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,33%/tổng số hộ dân thành thị và 1,29%/ tổng số hộ dân toàn Tỉnh.
+ Khu vực nông thôn có 35.911 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 54,59%/ tổng số hộ dân nông thôn và 43,48%/tổng số họ dân toàn Tỉnh.
Phân theo thành phần dân tộc chủ yếu:
Hộ nghèo là dân tộc Kinh có 2.152 hộ, chiếm 2,56%/ tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Hộ nghèo là dân tộc thiểu số có 34.242 hộ, chiếm tỷ lệ 41,45%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh. Trong đó:
+ Dân tộc Thái có 14.065 hộ nghèo, chiếm 41,07%/tổng số hộ nghèo là dân tộc thiểu số và chiếm 38,64%/tổng số hộ nghèo toàn Tỉnh;
+ Dân tộc H'mông có 11.980 hộ nghèo, chiếm 34,98%/ tổng số hộ nghèo là dân tộc thiểu số và chiếm 32,8\91%/ tổng số hộ nghèo toàn Tỉnh;
+ Các dân tộc thiểu số khác có 8.197 hộ nghèo, chiếm 23,93%/ tổng số hộ nghèo là dân tộc thiểu số và chiếm 22,52%/tổng số hộ nghèo toàn Tỉnh.
Nguyên nhân của nghèo đói:
Đói nghèo có nhiều nguyên nhân song ở tỉnh Điện Biên tập trung chủ yếu ở 1 số nguyên nhân sau:
Nhóm nguyên nhân khách quan:
Là một tỉnh miền núi có tỷ lệ đói nghèo cao thứ 2 trong cả nước, có 44 xã thuộc 4 huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50%, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất cây lương thực (lúa nước, hoa màu...), lại thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, do đó tưới tiêu rất khó khăn, hầu như phụ thuộc vào thiên nhiên.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, rủi ro như bão, lũ, sạt lỡ đất, động đất, sương muối, mưa đá, hạn hán kéo dài… ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, do đó mất mùa và thiệt hại về người và của thường xuyên xảy ra.
Giao thông đi lại đến những vùng này hết sức khó khăn, do xa xôi, hẻo lánh, cách biệt, và thiên tai làm hư hỏng xuống cấp các công trình giao thông, vì thế những vùng này thường bị cách biệt, thiếu thông tin, sản xuất hầu như khép kín, mang tính chất tự cấp tự túc, khó hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất.
Nhóm nguyên nhân chủ quan:
Nền kinh tế của tỉnh chỉ đang ở trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng và phát triển, do đó hiệu ứng lan tỏa của sự tăng trưởng kinh tế chưa rộng và mạnh từ các trung tâm kinh tế đến các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói, khó khăn.
Vốn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo của Tỉnh chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế; công tác điều tra, khoanh vùng đối tượng nghèo chưa thể triệt để, do dân cư phân tán, nhất là đối với những nhóm người dân tộc ở những vùng cao, vùng sâu, việc thống kê đối tượng nghèo còn hạn chế và chưa triệt để.
Ở những xã nghèo, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là những bản làng vùng cao, tỷ lệ người mù chữ cao, phong tuc tập quán còn lạc hậu, nên việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, do đó người dân chậm thoát nghèo.
Những hộ nghèo thường là những hộ đẻ dày, đẻ nhiều, thiếu sức lao động (tỷ lệ tăng dân số trung bình của tỉnh rất cao: 17-18%/ năm, và còn cao hơn nhiều so với mức trung bình ở những xã, huyện nghèo, vùng cao, vùng sâu).
Một bộ phân người dân lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã hội (nghiện hút) cũng dẫn đến đói nghèo, tình trạng này còn tồn tại nhiều ở các bản người dân tộc vùng cao trong tỉnh.
+ Theo kết quả điều tra đói nghèo năm 2005, theo thứ tự từ cao xuống thấp:
Nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn = 22.200 lượt hộ, chiếm 61%/tổng số hộ nghèo, chiếm 26,8%/ tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do thiếu vốn = 16.377 lượt hộ, chiếm 45%/tổng số hộ nghèo và 19,82%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do thiếu đất sản xuất = 8.075 lượt hộ, chiếm 22,18%/tổng số hộ nghèo và 9,83%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do thiếu lao động = 5.532 lượt hộ, chiếm 15,2%/tổng số hộ nghèo và 6,7%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do không có việc làm = 3.021 lượt hộ, chiếm 8,3%/tổng số hộ nghèo và 3,65%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do có người tàn tật = 1.783 lượt hộ, chiếm 4,9%/tổng số hộ nghèo và 2,15%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do ốm đau, tai nan, rủi ro = 1.296 lượt hộ, chiếm 3,56%/tổng số hộ nghèo và 1,56%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Nghèo do các nguyên nhân khác = 1.201 lượt hộ, chiếm 3,3%/tổng số hộ nghèo và 1,45%/tổng số hộ dân toàn Tỉnh;
Phần III:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC XĐGN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn I (2001-2005)
Kết quả thực hiện:
Thứ nhất, việc tổ chức thực hiện được tiến hành kịp thời, nghiêm túc
Ngay sau khi có chủ trương của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 5 năm 2001-2005 là: Cơ bản xóa hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc; đến 2005 xóa hết hộ đói, giảm hộ nghèo còn dưới 15%; hàng năm giải quyết việc làm cho 5.000 lao động.. Ngày 26/7/2002UBND Tỉnh đã phê duyệt chương trình mục tiêu quố gia XĐGN Tỉnh đến năm 2005 và phân công nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện.
Tỉnh đã chỉ đạo củng cố, kiện toàn ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN từ Tỉnh tới cấp xã. Thành lập Ban giám sát cấp xã để tham gia quản lý các chương trình mục tiêu dự án trên địa bàn. Tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN từ tỉnh tới cơ sở, nhất là ở xã.
Tăng cường cán bộ xuống các xã vùng cao xung yếu, nơi đời sống của đồng bào đang gặp khó khăn, giúp cấp ủy và chính quyền cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự.
Cùng với triển khai, thực hiện các chương trình quốc gia, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã xây dựng những nghị quyết chuyên đề về phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, phát triển lâm nghiệp, xuất nhập khẩu, phát triển du lịch…Đặc biệt là Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội vùng cao với mục tiêu chương trình là hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông dân sinh, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt cho các bản đặc biệt khó khăn.
Vai trò của các tổ chức quần chúng: Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân được phát huy hiệu quả với những nội dung và phương thức tham gia thiết thực như: phối hợp chặt chẽ với chính quyền để bình xét, đánh giá hộ nghèo; quản lý nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình tại địa bàn…trên cơ sở qui chế dân chủ
Thứ hai, các dự án và chính sách XĐGN đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định:
Đã thực hiện 10 chương trình dự án với những kết quả cụ thể:
Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo: từ những nguồn vốn được huy động đã giải quyết cho 68.685 lượt hộ vay với số tiền 534.808 triệu đồng.
Dự án khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn người nghèo cách làm ăn: với tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 5.691 triệu đồng đã mở được 271 lớp tập huấn với 17.200 hộ được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, trong đó có 9.540 hộ trực tiếp tham gia thực hiện các mô hình.
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo, đặc biệt khó khăn với tổng số vốn thực hiện trong giai đoạn là 138.991 triệu đồng để đầu tư xây dựng 406 công trình cơ sở hạ tầng cho 59 xã đặc biệt khó khăn, biên giới (nay là 68 xã). Trong đó:
Giao thông nông thôn: 112 công trình, Vốn đầu tư: 45.423,8 triệu đồng;
Nước sinh hoạt: 122 công trình - phục vụ 58.706 người, Vốn đầu tư: 25.527,3 triệu đồng;
Thủy lợi: 98 công trình - tưới tiêu cho 1.781 ha, Vốn đầu tư: 54.288,3 triệu đồng;
Trường học: 89 công trình - 29.331 m2 xây dựng, Vốn đầu tư: 42,169,6;
Đường điện hạ thế: 8 công trình - 27 km, Vốn đầu tư 2.654,1 triệu đồng;
Phòng khám đa khoa: 8 công trình-1.480m2 xây dựng, Vốn đầu tư: 3,060,5 triệu đồng;
Chợ: 2 công trình, diện tích xây dựng 550m2
Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: trong 4 năm 2002-2005 đã đầu tư 6.521 triệu đồng để phát triển vùng cây nguyên liệu và chế biến sắn, chè cây cao tại các huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo gieo trồng cây đậu tương gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhân dân về thiết bị, vật tư để khôi phục ngành nghề truyền thống.
Dự án nâng cao năng lực cán bộ XĐGN: giai đoạn 2001 - 2005 đào tạo 14.860 lượt cán bộ của 64 xã, với tổng kinh phí 1.799 triệu đồng.
Dự án định canh, định cư: với 38.468 triệu đồng cho quy hoạch và xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất … đã ổn định và sắp xếp lại 9.821 hộ dân cư ở các xã nghèo, di dân ra biên giới và từ vùng cao xuống vùng thấp. Trong đó:
Dự án ĐCĐC, ổn định dân cư vùng KTM (thuộc chương trình XĐGN-VL) giai đoạn 2001-2005 đã đầu tư 23.045 triệu đồng để ổn định 8.868 hộ dân = 36.472 nhân khẩu.
Dự án di dân ra biên giới và từ vùng cao xuống vùng thấp (CT 186) với số vốn đầu tư 11.058 triệu đồng để thực hiện di chuỷen 546 hộ dân với 2.511 nhân khẩu.
Dự án qui hoạch bố trí lại dân cư những nơi cần thiết (CT 135) đã đầu tư 4.365 triệu đồng để bố trí lại 407 hộ dân với 1.600 nhân khẩu
Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: với kinh phí thực hiện 43.250 triệu đồng đã xây dựng và đưa vào sử dụng được 10 trung tâm với 37 công trình như chợ, thương mại, phòng khám đa khoa khu vực, trường học, nước sinh hoạt, trạm phát thanh-truyền hình,….
Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng cao (Chương trình riêng của Tỉnh đầu tư cho 252 bản vùng cao) đã đầu tư 50.058 triệđồng để mở mới 1.166km đường, thuỷ lợi 229 ha, nước sinh hoạt phục vụ 42.849 người, nhà lớp học 5.895,4m2
Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường đã đầu tư 10.709 triệu. Trong đó vốn Trung ương và địa phương là 10.129 triệu, vốn do tổ chức quốc tế tài trợ là 296 triệu và vốn do nhân daâ đóng góp là 284 triệu để xây dựng 40 công trình đầu mối cấp nước sinh hoạt, 11 mó nước tự chảy, cấp nước sinh hoạt cho 40.989 người
Dự án xây dựng mô hình XĐGN vùng đặc thù tại xã Tả Phình huyện Tủa Chùa và xã Na Son huyện Điện Biên Đông với tổng số vốn là 2.350 triệu đồng để xây dựng 2 công tình thuỷ lợi với năng lực thiết kế tưới tiêu cho 50ha ruộng, hỗ trợ 4 mô hình thâm canh lúa, ngô lai và chăn nuôi trâu, bò, dê cho 534 hộ nghèo.
Về thực hiện các chính sách XĐGN:
Hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 186/QĐ-CP, trong 3 năm 2002-2004 đã thực hiện 18.786 triệu đồng cho khai hoang 3.869 ha; hỗ trợ 23.786Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo: bằng nhiều nguồn vốn đã huy động, trong 5 năm (2001 -2005) đã giải quyết cho 68.685 lượt hộ vay với tổng số tiền 534.808 triệu đồng.
Hỗ trợ tư liệu sản xuất như phân bón, giống cây - con, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng cao, biên giới. trong đó, ngân sách địa phương là 25.087 triệu đồng và ngân sách Trung ương là 9.211 triệu đồng.
Hỗ trợ về nhà ở cho 6.757 hộ nghèo với tổng trị giá là 25.570,7 triệu đồng. Trong đó:
Quỹ "Ngày vì người nghèo": 773 nhà mới, 144 mái nhà với tổng trị giá là 6.218,8 triệu đồng;
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: 72 nhà mới với trị giá 1 tỷ đồng;
Quỹ Hội Phụ nữ: 91 nhà mới, 27 mái nhà với tổng trị giá là 658,9 triệu đồng;
Công ty Unilever Việt Nam: 37 nhà mới với trị giá 370 triệu đồng
Chương trình 186 hỗ trợ tấm lợp cho 3.912 hộ với trị giá 7.824 triệu đồng
Thực hiện Quyết định số 134/2004: hỗ trợ 1.623 hộ với tổng kinh phí là 8.115 triệu đồng;
Hỗ trợ về y tế: đến 2005 bđã cấp 361.750 thẻ BHYT cho người nghèo. Trong 5 năm 2001 - 2005 đã khám chữa bênh cho trên 1.700.000 lượt người nghèo với tổng kinh phí 50.051 triệu đồng;
Hỗ trợ về GD, ĐT trong 4 năm 2002-2005 cấp sách giáo khoa, giấy, vở, bút cho 37.với tổng kinh phí là 27.300 triệu đồng.
Thứ ba, hoàn thành cơ bản các mục tiêu và nhiệm vụ mà kế hoạch chương trình đã đề ra:
Tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh giảm từ 43% năm 2000 xuống còn 14% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm trên 5% (theo tiêu chí cũ) và đã cơ bản xóa hộ đói kinh niên
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá với:
+ 14 xã được đâu tư xây dựng đường ôtô đến trung tâm trong 5 năm (2001-1005), nâng số xã có đường ôtô lên 90/ tổng số 93 xã, phường, thị trấn;
+ Mở rộng mạng điện lưới Quốc gia ra 38 xã so với năm 2000, nâng tỷ lệ xã, phường có điện lưới quốc gia lên 70/93;
+ Hệ thống điện thoại được mở rộng mạnh mẽ với 67 xã, đưa tỷ lệ này lên 100% (93/93); và thêm 56 điểm bưu điện văn hóa xã, đưa tỷ lệ này lên 75/79;
+ Hệ thống trường học, bệnh viện Tỉnh, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực ở các trung tâm cụm xã được đầu tư nâng cấp và từng bước kiên cố hóa. Đến 2005, 100% số xã có trạm y tế;
Từ đó đem lại những chuyển biến tích cực về mặt xã hội:
+ Bộ phận dân cư đang sống phân tán ở các vùng núi cao, thiếu đất canh tác cây lương thực, thiếu nước sinh hoạt, đi lại khó khăn đã được ổn định và sắp xếp lại đến nơi đảm bảo ổn định lâu dài và có điều kiện phát triển kinh tế thông qua việc thực hiện các mục tiêu của chương trình XĐGN. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo đã tạo điều kiện cho người nghèo để ổn định chỗ ở để sản xuất
+ Việc thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm , chương trình khai hoang và hỗ trợ sản xuất, cho vây vốn và giải quyết việc làm… đã bước đầu tạo cho đồng bào biết cách làm ăn mới, hạn chế được nạn phá rừng làm nương rãy, giải quyết việc làm mới cho trên 4000 lao động/năm. Nhờ đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, XĐGN.
+ Các mặt văn hóa xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn có bước phát triển, tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 92%, sóng phát thanh đạt 97%; chương trình 159 về xóa phòng học tranh tre đang được triển khai tích cực. Đã duy trì được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xáo mù chữ, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở các xã tăng đáng kể. Việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh không thu tiền cho người nghèo đã tạo điều kiện cho đồng bào được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tóm lại, công tác XĐGN giai đoạn I đã góp phần tích cực làm chuyển biến nền kinh tế, văn hóa-xã hội trong Tỉnh, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước ổn định và nâng lên; chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; lòng tin của đồng bào dân tộc đối với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước được củng cố.
Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:
Thứ nhất, kết quả đạt được không bền vững do tỷ lệ đói nghèo vẫn cao, số hộ cận nghèo còn lớn. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng cao. Ví dụ: khu vực Thành phố Điện Biên Phủ có thu nhập bình quân đầu người 600USD/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 3,88%, trong khi đó tại một số huyện như Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông thu nhập bình quân đầu người mới đạt 160-180USD/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo từ 55-75%.
Thứ hai, công tác chỉ đạo điều hành chưa rõ ràng, nhịp nhàng giữa 3 cấp. Dẫn đến:
Thiếu tính chủ động trong các thành viên Ban Chỉ đạo XĐGN của Tỉnh trong các khâu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp sơ sở thực hiện cùng như các sở, ban ngành trong quá trình giúp cơ sở triển khai thực hiện.
Việc tiến hành rà soát thực trạng đói nghèo của các phòng ban, đơn vị và các xã - phường hàng năm chưa được Ban Chỉ đạo cấp huyện chỉ đạo tiến hành kịp thời. Từ đó, việc phát hiện, tạo lập và nhân rộng các mô hình bị hạn chế. Đặc biệt là những mô hình của chính những người nghèo hay nhóm người nghèo chưa được chú ý xây dựng tạo lập, nhằm giúp người nghèo có cơ hội học hỏi lẫn nhau để vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Một số chính quyền cấp xã chưa xác định được công tác XĐGN là trách nhiệm của mình còn cho đó là nhiệm vụ của cáp Tỉnh và huyện. Ban XĐGN của xã chưa nắm vững chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác XĐGN, vì vậy khi xác định các mục tiêu, giải pháp XĐGN còn chung chung, thiếu khả thi.
Thứ ba, cơ chế quản lý và chính sách đầu tư chưa thỏa đáng và phù hợp để có thể tạo ra những điều kiện tiền đề cần thiết
Các chương trình, dự án thực hện mục tiêu XĐGN đang thực hiện chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn ít; chính sách đầu tư cho hộ gia đình mới đang dừng lại ở mức độ trợ cấp, cho không, vì vậy người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo thiếu chủ động phát huy nội lực tự vươn lên.
Đầu tư mang tính bình quân, dàn trải dựa trên cơ sở tỷ lệ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu kém mà chưa quan tâm đến tính bền vững của kết quả (khả năng sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư). Trong khi đó sự không đồng bộ trong dầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với đặc thù của điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đã dẫn đến tình trạng tái nghèo và không tạo được ra những động lực bứt phá nhảy vọt.
Bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ việc XĐGN là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện, không chỉ giải quyết về ăn, ở, nước sinh hoạt mà còn phải giải quyết cùng với các vấn đề khác như: điện, đường, trường, trạm và văn hóa-tinh thần của người dân. Để làm được điều đó phải tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp với công tác XĐGN; thường xuyên kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, giúp dân XĐGN có hiệu quả.
Thứ hai, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, khơi dậy và khích lệ ý thức tự vươn lên, không cam chịu đói nghèo, không trông chờ ỷ lại, để người dân tích cực tham gia công tác XĐGN ở mọi nơi, mọi cấp, mọi công việc.
Thứ ba, mục tiêu XĐGN phải được đưa vào nghị quyết của cấp ủy Đảng, chương trình hành động của Chính quyền và phải đề ra được các giải pháp tổ chức thực hện cụ thể đối với từng cấp, từng ngành; phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho mỗi tập thể và cá nhân liên quan.
Thứ tư, các chương trình dự án phải được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở khảo sát điều tra kỹ lưỡng, khách quan, đảm bảo phù hợp với thực tế địa phương, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia thực hiện; việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải phân tán.
Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn II (2006-2010:)
Kết quả thực hiện 4 năm 2006-2009:
Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác XĐGN giai đoạn II:
+ Thuận lợi:
Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo và các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện để triển khai thực hiện.
Công tác XĐGN được thực hiện phù hợp với nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Mục tiêu XĐGN được xác định cụ thể, cơ chế quản lý đơn giản, mức vốn hàng năm được bố trí ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương lựa chọn danh mục đầu tư, cân đối nguồn lực và triển khai thực hiện.
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh ổn định và tăng trưởng khá, quốc phòng – an ninh được giữ vững, nhân dân các dân tộc tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Việc triển khai thực hiện công tác XĐGN giai đoạn I đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện tới xã, nhờ đó tích lũy được kinh nghiệm quản lý chỉ đạo thực hiện ở giai đoạn II.
+ Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện công tác XĐGN vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau:
Công tác XĐGN được triển khai ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới với địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân tán, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, nên rất khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện.
Văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án thành phần còn chậm và chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời nên khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở.
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều vướng mắc do có sự thay đổi quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về vấn đề này chưa kịp thời.
Việc phân bổ, bổ sung vốn cho công tác XĐGN chưa hoàn toàn kịp thời.
Năng lực họat động của một số đơn vị tư vấn, nhà thầy xây lắp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Giá các loại nhiên, vật liệu xây dựng trong năm 2007, 2008 tăng đột biến, nên phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiên các dự án.
Năng lực quản lý, thực hiện của một số đơn vị cấp huyện, xã còn hạn chế.
Việc chuyển giao nhiệm vụ giữa các phòng chuyên môn cấp huyện đã theo Nghị định 14 của Chính phủ (giải thể phòng Dân tộc cấp huyện) đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch năm, khó khăn trong việc nắm bắt thông tin, báo cáo.
Kết quả thực hiện(2006-2009)
1, Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất.
Kế hoạch giao:29.650 tr.đ
Thực hiện: 20.927 tr.đ, đạt 70.6% kế hoạch
Số hộ được hưởng thụ: 26.050 hộ
Số mô hình VAC thực hiện: 86 mô hình thử nghiệm, nhân rộng cây lúa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lâm nghiệp và mô hình nuôi cá.
Mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm sau thu hoạch: 4846 máy.
2, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Kế hoạch giao: 148.074 tr.đ
Thực hiện: 149.070 tr.đ, đạt 100.7% kế hoạch
Số công trình (CT) được đầu tư: 389
Thực hiện: 376 công trình, trong đó:
+ Giao thông: 115 CT
+ Thủy lợi:115 CT
+ Nước sinh hoạt: 67 CT
+ Trường, lớp học, nhà nội trú học sinh: 45 CT
+ Trạm y tế: 21 CT
+ Điện sinh hoạt: 16 CT
+ Nhà sinh hoạt cộng đồng: 2 CT
Năng lực tăng thêm từ dự án này sau 2 năm 2006, 2007 (chỉ tính với các công trình khởi công mới): 118km đường giao thông, 852m cầu, 53 cống thoát nước, 629 ha tưới tiêu, 10.966 người sử dụng nước sinh hoạt, 195 hộ sử dụng điện, 3868 m2 trường, lớp học và công trình phụ trợ.
3, Dự án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lưc:
Kế hoạch: 8.908 tr.đ
Thực hiện:3.386 tr.đ, đạt 38% kế hoạch
Số lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã: 74 lớp, với 4.170 học viên
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo tập trung tại tỉnh, huyện, cụm xã, xã; báo cáo viên là các đồng chí lãnh đạo các ngành, các phòng chuyên môn của tỉnh, huyện.
4, Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống và trợ giúp pháp lý
Kế hoạch: 19.996 tr.đ
Thực hiện: 19.996 tr.đ, đạt 100% kế hoạch
Từ năm 2008 tỉnh Điện Biên được Trung ương bố trí vốn để thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống và trợ giúp quản lý.
Các hoạt động chính của chính sách này:
+ Hỗ trợ hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lý: trên cơ sở kinh phí được giao, Ủy ban nhân dân các huyện đã phân bổ kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động của xã. Các xã thành lập câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để trợ giúp nhân dân.
+ Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo: Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí được giao cho Sở Giáo dục & đào tạo, UBND các huyện để thực hiện hỗ trợ cho học sinh đảm bảo đúng theo quy định.
+ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo (1 tr.đ/hộ)
5, Duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư:
Kế hoạch:3.685 trđ
Thực hiện: 3.685 tr.đ, đạt 100% kế hoạch.
6, Chi phí quản lý
Kế hoạch: 558 tr.đ
Thực hiện 558 tr.đ, đạt 100% kế hoạch
Đánh giá chung về kết quả thực hiện:
Về tổ chức thực hiện:
UBND Tỉnh đã thành lập được hệ thống tổ chức thực hiện chương trình thống nhất từ tỉnh đến huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành, kiện toàn được Ban giám sát xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thực hiện Nghị định số 14 của Chính phủ, năm 2008 phòng Dân tộc các huyện bị giải thể, phải bố trí sắp xếp lại tổ chức, công việc chuyển giao cho các phòng chuyên môn khác thực hiện.
Về cơ chế quản lý:
UBND tỉnh đã ban hành được hệ thống căn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của công tác XĐGN một cách phù hộ với điều kiện thực tế của địa phương. Song việc ban hành còn chậm và việc sửa đổi, bổ dung chưa kịp thời.
Về hiệu quả kinh tế, xã hội:
Công tác XĐGN đã giải quyết được những vấn đề cấp bách nhất của các xã đặc biệt khó khăn về đường giao thông, trường học, trạm xá, điện, nước, sinh hoạt, thủy lợi… góp phần giải quyết khó khăn về đời sống và sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo lập lòng tin của đồng bào dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Người dân được hưởng lợi từ các công trình, được tham gia giám sát và thể hiện vai trò làm chủ các công trình thông qua quy chế dân chủ cơ sở, các công trình được triển khai có sự tham gia bàn bạc của người dân từ bước lập kế hoạch đến giám sát chất lượng và nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng. Nhờ đó tính bền vững của các công trình được đảm bảo hơn.
Các tuyến đường giao thông liên bản được xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội… ngày càng phát triển rõ rệt.
Hệ thống thủy lợi được xây dựng đã nâng cao khả năng tưới tiêu, mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng; số lượng hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt cũng ngày một tăng.
Số nhà nội trú học sinh được xây dựng kiên cố với quy mô nhà cấp 4, đã giúp cho các em học sinh ổn định cuộc sống, yên tâm học tập, nhờ đó tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường ngày một tăng.
Một số trạm y tế cơ sở được xây dựng mới kiên cố, giảm bớt những khó khăn trong việc khám chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào, kỹ thuật canh tác mới với các giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chất lượng tốt đã dần dần thay thế cho tập quán sản xuất lạc hậu, đã hình thành một số vùng kinh tế hàng hóa, ngày càng có nhiều hộ làm ăn giỏi, mô hình sản xuất có hiệu quả.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, bản và cộng đồng với những nội dung thiết thực đã góp phần nâng cao năng lực và trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ xã, bản, góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở.
Các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý bước đầu hoạt động có hiệu quả, trợ giúp pháp luật miễn phí cho nhân dân khi có nhu cầu.
Việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn II kết hợp việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trong công tác XĐGN trên địa bàn tỉnh đã góp phần xóa đói, giảm nghèo tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 44.06% cuối kỳ năm 2005 xuống còn 33.72% năm 2009, bình quân mỗi năm giảm 4-5% số hộ nghèo.
Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:
Những tồn tại, hạn chế:
Một số mục tiêu về phát triển sản xuất, phát triển cơ sỏ hạ tầng, phát triển nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã, trưởng bản thực hiện được nhưng hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án thành phần của Bộ, ngành trung ương và của tỉnh còn chậm và chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Công tác xây dựng kế hoạch, điều tra, khảo sát để xây dựng công trình chưa được chú trọng, chưa sát thực dẫn đến phải chỉnh sửa lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình, việc thực hiện quy chế dân chủ từ cơ sở đã có những kết quả bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao.
Chất lượng một số hạng mục công trình còn thấp, công tác quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng chưa được quan tâm thường xuyên, nên một số công trình sau khi đầu tư đưa vào sử dụng đã nhanh bị hư hỏng, xuống cấp, kém phát huy hiệu quả.
Qua 4 năm thực hiện công tác XĐGN, công tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiếu số trong độ tuổi 16-25, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ xã chưa thực hiện được. Vì các đối tượng được đào tạo là lao động của chính các hộ dân. Mặt khác, kinh phí của chương trình chỉ hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo, không hỗ trợ cho học viên nên không thể chiêu sinh được các lớp đào tạo, tài liệu phục vụ cho công tác tập huấn thống nhất trên toàn quốc mới được điều chỉnh, bổ sung tháng 9 năm 2008, do đó việc phổ cập chưa đạt được kết quả.
Công tác phổ biến chính sách, tuyên truyền, vận động nhân dân còn hạn chế; thực hiện nguyên tắc xã có công trình, người dân có việc làm tăng thêm thu nhập từ việc tham gia xây dựng công trình chưa nhiều, vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xã còn hạn chế, nên số xã được giao làm chủ đầu tư còng ít (3/73 xã đặc biệt khó khăn, 3/9 xã khu vực II), việc tổ chức thực hiện còn chưa theo đúng lộ trình của tỉnh đã ban hành.
Công tác lập báo cáo quyết toándự án hoàn thành của các chủ đầu tư còn chậm, công tác thẩm định báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ở các phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện còn chậm, chưa thực hiên tốt việc thẩm tra báo cáo quyết toán trình UBND các huyện phê duyệt.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan:
Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của một số đơn vị cấp huyện, xã còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức xã tuy đã được tập huấn về kiến thức quản lý hàng năm, song chưa được đào tạo bài bản, còn chắp vá nên khi điều hành triển khai công việc ở cơ sở còn rất lúng túng, thực hiện chưa đúng yêu cầu. Mặt khác, một số cán bộ, công chức xã lại thay đổi theo nhiệm kỳ bầu cử nên một số cán bộ có kinh nghiệm lại được phân công đảm nhận công việc khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức thực hiện ở cơ sở.
Các dự án, chính sách được giao do nhiều phòng chức năng của các huyện thực hiện, phòng Dân tọc huyện là cơ quan thường trực. Nhưng đến năm 2008, thực hiện theo Nghị định 14 của Chính phủ sắp xếp lại tổ chức, phòng Dân tộc các huyện bị giải thể, do đó gặp nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo, nắm bắt thông tin tổng hợp báo cáo kịp thời.
Ban chỉ đạo các cấp đã được thành lâp, nhưng đều là hoạt động kiêm nhiệm, khối lượng công việc nhiều, địa bàn rộng; cơ quan chủ trì theo dõi giúp UBND ở các huyện không được quy định thống nhất.
Sự phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành trong Ban chỉ đạo của tỉnh, các phòng chức năng trong Ban chỉ đạo của huyện thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời.
Công tác thông tin, báo cáo định kỳ thực hiện chưa nghiêm túc, gây khó khăn cho cơ quan Thường trực trong khâu tổng hợp báo cáo.
Nguyên nhân khách quan:
Địa bàn triển khai công tác XĐGN rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán; trình độ dân trí đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế.
Giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi định mức xây dựng các công trình cơ bản không được điều chỉnh kip thời nên đã nảy sinh tình trạng vốn có nhưng không thể giải ngân.
Bài học kinh nghiệm:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của công tác XĐGN trên địa bàn.
Các ngành thành viên Ban chỉ đạo các cấp phối hợp chặt chẽ, tăng cường việc hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai sót để xử lý những điểm chưa phù hợp trong quy định quản lý đầu tư.
Kiện toàn Ban giám sát xã, đảm bảo kinh phí hoạt động cho Ban giám sát theo quy định.
Công tác tuyên truyền:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân để nhân dân hiểu và tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, đảm bảo nguyên tắc người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập góp phần XĐGN.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, quần chúng nhân dân để nâng cao sức mạnh tổng hợp, thực hiện hoàn thành mục tiêu của công tác XDGN, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở.
Công tác kế hoạch:
Kịp thời phân bổ kinh phí cho các đơn vị thực hiện khi được Trung ương thông báo vồn.
Tăng cường thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho địa bàn các xã.
Sửa đổi, bổ sung quy định quản lý đầu tư của công tác XĐGN cho phù hợp với những quy định mới của các Bộ, ngành trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.
Xây dựng kế hoạch đầu tư, hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, nội dung đầu tư, hỗ trợ.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và nội dung đầu tư của từng dự án, chính sách, cần có sự bàn bạc thống nhất từ xã, bản để tổng hợp trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế hoạch chi tiết đầu tư, hỗ trợ, đảm bảo đúng trình tự và hiệu quả.
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của công tác XĐGN:
Các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng kế hoạch, phê duyệt và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình sản xuất, phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản; mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng quy chế quản lý sử dụng các loại máy móc, công cụ sản xuất và chế biến sản phẩm đối với nhóm hộ và thôn bản, nhằm phảt huy hiệu quả vốn đầu tư.
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư để tiến hành thi công các công trình khởi công mới, đảm bảo tiến độ thực hiện trong năm; tiến hành giải ngân khi có đủ điều kiện, tránh để tồn đọng vốn và hoàn thiện các thủ tục thanh toán, quyết toán kịp thời. Ban giám sát xã cần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác giám sát, tổng hợp, phản ánh thường xuyên, kịp thời với chủ đầu tư để tăng cường quản lý thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng các công trình.
Các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các xã thực hiện tốt quy trình sử dụng, vận hành, suy tu bảo dưỡng các loại công trình sau đầu tư, nhằm phát huy hiệu quả và tính bền vững của cồn trình.
Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, bản và cộng đồng; tập trung cho công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ xã, đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:
Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của công tác XĐGN, kịp thời phát hiện những sai sót để xử lý, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; kiên quyết xử lý những công trình không đảm bảo yêu cầu về chất lượng; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng địa bàn, tránh việc đầu tư dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo:
Định kỳ hàng quý, hàng năm, hoặc báo cáo đột xuất về các cơ quan thường trực để kụp thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.
Phần IV:
NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XĐGN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
GIAI ĐOẠN 2010-2015
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015:
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đi đôi với tăng cường đầu tư phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên cạnh đó những vùng khó khăn biên giới, hải đảo sẽ là đối tượng được quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhằm rút ngắn chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách phát triển. Trọng tâm là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trên cả nước, chương trình xóa đói giảm nghèo dành cho các tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn đến năm 2014, cùng với các nguồn vốn hỗ trợ khác tiếp tục được triển khai, đây là cơ hội cho tỉnh Điện Biên huy động bổ sung nguồn lực hỗ trợ, phấn đấu giảm nghèo nhanh, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển so với cả nước và với các tỉnh trong khu vực.
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế - xã hội của Điện Biên nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đưa Điện Biên ra khỏi danh sách các tỉnh đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI; giai đoạn 2011 - 2020, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh và có khối đại đoàn kết các dân tộc vững chắc.
Nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xóa đói giảm nghèo:
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo phấn đấu thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 3,8% tỷ lệ hộ nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội bức xúc nhất là nghiện ma túy và lây nhiễm HIV-AIDS.
Mục tiêu chủ yếu trong công tác XĐGN:
Phấn đấu năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống còn dưới 20%; đến năm 2015 còn dưới 10% và đến năm 2020 còn dưới 3%. Từ nay đến năm 2015 mỗi năm bình quân giảm 3,8% tỷ lệ hộ nghèo. Xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà ở dột nát; 100% các xã, phường có đường ô tô đi được cả 2 mùa, 95% thôn, bản có đường ô tô vào năm 2010; trên 80% tổng số hộ có đủ điện, nước sinh hoạt vào năm 2015 và đạt 100% năm 2020. Hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và sắp xếp lại dân cư, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất cho đồng bào tái định cư thủy điện.
Những giải pháp thiết thực đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015:
Xây dựng chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Tỉnh giai đoạn tới trên cơ sở những căn cứ khoa học:
Trên cơ sở điều tra khảo sát thực trạng nghèo đói và phân loại cụ thể, đồng thời xác định rõ các nguyên nhân đói nghèo, các cơ quan chức năng của Tỉnh có thể xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN cụ thể, sát thực với những bước đi hợp lý để đạt hiệu quả thực tế cao nhất.
Gắn xoá đói giảm nghèo với phát triển bền vững từ trong nhận thức tới hành động thực tiễn:
Chỉ có gắn với phát triển bền vững thì hiệu quả XĐGN mới được đảm bảo:
Về kinh tế, phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng rưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Về xã hội: xây dựng nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội. Trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải đợc chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.
Về tài nguyên và môi trường: các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo được phải được sử dụng trong phạm vi cho phép nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng; các dạng tài nguyên không tái tạo được phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được đảm bảo, có như vậy mới đảm bảo được đời sống và sản xuất của người dân, làm cơ sở để XĐGN đạt hiệu quả cao nhất.
Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Điện Biên hiện nay để thực hiện XĐGN một cách bền vững cần khai thác,vận dụng thực hiện triệt để các chính sách liên quan đến phát triển bền vững vùng Dân tộc thiểu số và miền núi, như:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh thời kỳ 2010-2020. Bởi đây là nền tảng, là định hướng cho các kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể trong một giai đoạn nhất định nhằm phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bền vững.
Nhận thức đúng đắn đầy đủ để khai thác vận dụng tối đa hệ thống các chính sách liên quan đến Đất đai và rừng, Định canh định cư , Hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn đi đôi với XĐGN tạo việc làm, Nước sạch và vệ sinh môi trường, Giáo dục, Khoa học, công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, Dân số và kế hoạch hoá gia đình…
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức XĐGN:
Để đạt hiệu quả cáo trong công tác XĐGN, cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức: XĐGN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các nghành; kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của đồng bào các dân tộc trong Tỉnh; đồng thời phải làm cho người nghèo có nhận thức đúng đắn về XĐGN, từ đó khơi dậy và thôi thúc ý chí vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Hình thức tuyên truyền, giáo dục phải linh hoạt, mềm dẻo và sâu sắc
Phát huy tối đa vai trò, hiệu quả của hệ thống các phương tiện truyền thông tin đại chúng và thiết lập các kênh thông tin hai chiều về thực hiện chương trình XĐGN từ cơ sở đến Tỉnh và ngược lại.
Tập huấn và đưa vào khai thác khả năng to lớn của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc tuyên truyền giáo dục về XĐGN nói chung, đặc biệt trong việc vận động giác ngộ ý thức tự lực vươn lên XĐGN trong đại bộ phận dân cư, nhất là những khu vực có có tỷ lệ đói nghèo cao. Đội ngũ này chính là những cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể quần chúng, các già làng trưởng bản, các điển hình tiên tiến XĐGN trong cư dân địa phương. Họ vốn là những người có uy tín trong cuộc sống sinh hoạt của cư dân trên địa bàn, họ có sự am hiểu tường tận về tâm sinh lý của các loại đối tượng, do đó có khả năng rất cao trong việc tuyên tuyền giáo dục tư tưởng.
Đưa các nội dung tuyên truyền giáo dục về XĐGN lồng ghép vào nội dung của các cuộc thi, hội thi, nhất là các lễ hội mang tính truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của mỗi địa phương cơ sở một cách nhẹ nhàng, mềm mại, linh hoạt mà sâu sắc. Ví dụ như: tôn vinh danh hiệu, khen thưởng, biểu dương thành tích, giới thiệu điển hình, phổ biến kinh nghiệm làm giàu…
Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, điều hành theo hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình XĐGN;
Để tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác XĐGN cần:
Tổ chức Đảng phải là nòng cốt trong chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN; cấp ủy tại địa bàn phải chỉ đạo sát sao các hoạt động của Ban Chỉ đạo XĐGN cấp mình trong quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.
Cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng các cấp, phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện chương trình XĐGN bằng cách:
+ Tham gia bình xét, đánh giá phân loại hộ nghèo; tham gia quản lý, giám sát các chương trình, dự án đầu tư vào địa bàn và từng hộ nghèo;
+ Trực tiếp hỗ trợ cá thành viên thoát nghèo đồng thời gắn các phong trào phát triển kinh tế - xã hội với phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở khu dân cư, "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", "xóa đói giảm nghèo'. Qua đó củng cố niềm tin, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu XĐGN trên địa bàn.
Để tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành trong việc thực hiện công tác XĐGN:
+ Thứ nhất, Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo ở các cấp:
Kiện toàn Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo làm công tác XĐGN từ cấp tỉnh tới cấp xã, đặc biệt là hình thành hệ thống cơ quan giúp việc chuyên trách 2 cấp: tỉnh, huyện và cán bộ chuyên trách ở cấp xã để bảo đảm hiệu lực chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý các hợp phần của công tác XĐGN.
Tạo cơ chế quản lý phù hợp để cơ quan thường trực và các cơ quan quản lý các hợp phần của công tác XĐGN ở các cấp có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện để quản lý.
Có chính sách bố trí và phụ cấp cho các bộ chuyên trách làm công tác XĐGN và cán bộ khuyến nông ở cấp xã, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo. Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách sẽ là một trở ngại lớn cho việc xác định đối tượng và tiếp cận cảu hộ nghèo tới các chính sách, dự án của công tác XĐGN.
+ Thứ hai, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp, các ngành: Sở Lao động-Thương binh xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Tỉnh hướng dẫn và đôn đốc UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu XĐGN của Tỉnh giai đoạn 2010-2015.
Hướng dẫn xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các dự án; dạy nghề cho người nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác XĐGN; đề án hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo dục-đào tạo;
Phối hợp với các ngành hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh với các chương trình, dự án XĐGN trên cùng một địa bàn từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.
+ Thứ ba, Tăng cường theo dõi, giám sát, đánh giá
- Để việc theo dõi, giám sát, đánh giá đảm bảo tính khách quan, hiệu quả cần tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể, phù hợp. Hệ thống này bao gồm cả chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, hiệu quả và tác động của công tác XĐGN tới thực tế giảm nghèo và được xác lập ở cấp Tỉnh, huyện và xã.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu trước khi thực hiện Chương trình;
- Xây dựng cơ chế để các tổ chức đoàn thể xã hội, người dân chủ động tham gia cũng như chủ động giám sát và đánh giá hiệu quả của công tác.
Tạo lập hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện công tác XĐGN đồng bộ, chặt chẽ:
Đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cũng như sự tham gia mọi mặt của mọi tổ chức và người dân vào công tác XĐGN
Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn:
+ Khuyến khích doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc.
+ Khuyến khích người dân trên địa bàn tham gia vào mọi hoạt động của công tác XĐGN từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã; quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá.
Kịp thời cổ vũ, động viên, khuyến khích hộ, xã thoát nghèo.
Tiếp tục thực hiện các chính sách giai đoạn 2006-2010 trong giai đoạn 2010-2015 với những đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả
Nghiên cứu áp dụng xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển bền vững trong kinh tế nông nghiệp nông thôn:
Một số mô hình tiêu biểu nên áp dụng xây dựng và nhân rộng như:
Mô hình làng sinh thái:
Làng sinh thái được áp dụng cho địa bàn đồi núi với mục đích chính là bảo vệ và giữ gìn được 2 nguyên tố cơ bản cho sản xuất lương thực thực phẩm là đất và nước. Bài toán đặt ra mang ý nghĩa sâu sắc về bảo vệ môi trường sống và cải thiện tình hình kinh tế xã hội là phải có một phưng thức sản xuất trên đất đồi núi vừa nâng cao đời sống vừa ổn định lâu dài theo cách hiểu là phát triển bền vững. Khắc phục tình trạng đất đồi và núi hoang trọc lan rộng, xói mòn, lũ lụt và khô hạn gây mất cân bằng sinh thái trên diện rộng, phục hồi độ phì cho đất, đảm bảo duy trì sản lượng lương thực, thực phẩm lâu dài.
Mô hình vườn - ao - chuồng:
Vườn - ao - chuồng (viết tắt là VAC) là một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn , nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm
VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập quan trọng trong chi tiêu gia đình. Qua điều tra thì thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50 - 70% tổng thu nhập của gia đình. Ở miền núi tỷ lệ này có thể chiếm tới 80 -90%, do đó việc nhân rộng mô hình này rất hữu ích trong công tác XĐGN
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở những địa phương thuần nông như Tỉnh ta, bên cạnh sản xuất lúa chỉ có phát triển kinh tế vườn mới tạo khả năng để thu hút lao động thừa và giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, tăng thu nhập. Đồng thời kinh tế VAC không những không làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa mà còn thuận lợi cho an ninh lương thực. Tuy nhiên, việc thực hiện kinh tế VAC cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần chú ý khắc phục trong thời gian tới như:
² Chưa có quy hoạch tổng thể gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng do phần lớn các mô hình VAC đều tự phát;
² Các mô hình VAC chủ yếu mới chú trọng phát triển sản xuất trước mắt, nhỏ lẻ, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, xã hội và tính thị trường sản xuất hàng hoá tập trung còn rất hạn chế;
² Chưa có những biện pháp phù hợp, các cơ chế chính sách và sự phối hợp liên ngành của các cấp trung ương và địa phương để nhân rộng các mô hình VAC.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Lời mở đầu
1
Phần I: Cơ sở lý luận
4
Quan niệm về nghèo đói
4
Phương pháp xác định chuẩn nghèo và thước đo đói nghèo
6
Đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
11
Phần II: Thực trạng, nguyên nhân của nghèo đói trên địa bàn tỉnh Điện Biên
30
Đặc điểm chung của Tỉnh Điện Biên
30
Thực trạng đói nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên
32
Nguyên nhân của nghèo đói
37
Phần III: Thực trạng thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên
39
Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn I (2001-2005)
39
Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn II (2006-2010)
46
Phần IV: Giải pháp thiết thực đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015
56
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015
56
Những giải pháp thiết thực đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015
57
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25952.doc