Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ngành thủy sản đã xây dựng các định hướng, các giải pháp, bước đi cho quá trình phát triển tiếp theo 2003-2005. Những quan điểm cơ bản của của kế hoạch phát triển ngành là tiếp tục phát triển nghề cá nhân dân trên cơ sở công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hướng mạnh về xuất khẩu, thích nghi với điều kiện sinh thái, trong mối quan hệ liên ngành và có mối liên hệ mật thiết gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng của tổ quốc. Mục tiêu và giải pháp được thể hiện phương pháp và bước đi của ngành thủy sản trong thời gian tới. Với những giải pháp đưa ra, hy vọng ngành thủy sản không những hoàn thành mà còn vượt xa kế hoạch đề ra.
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngành thời kỳ 2003-2005, ngoài sự nỗ lực của toàn ngành, thủy sản cần được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa, đồng thời có các chính sách tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Thực hiện được như vậy, chắc chắn ngành thủy sản sẽ tạo được sự chuyển đổi về chất, hoàn thành tốt kế hoạch, tiếp tục phát triển bền vững xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Việt Nam ./.
23 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cộng đồng những người dân phải thực hiện tốt những hoạt động của mình theo định hướng chung nhằm duy trì và làm tăng hiệu quả của ngành thủy sản, phát huy những lợi thế so sánh để cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trường khu vực và thế giới. Như vậy, mục đích của kế hoạch phát triển ngành thủy sản đề ra là kiến tạo mục tiêu và đưa ra một tổng thể những hành động, những giải pháp để định hướng cho những hoạt động nhằm hướng tới những mục tiêu chung.
Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản được soạn thảo ra nhằm mục đích giúp Nhà Nước nói chung và Ngành thủy sản nói riêng tiến hành những cải cách và điều chỉnh cần thiết, nhằm đáp ứng hiệu quả những thách thức trong tương lai. Có thể xem đây như những giải pháp then chốt để thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới.
Thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ... ; là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nuớc. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa thủy sản cũng có những đặc thù riêng: Sản xuất bị phụ thuộc lớn vào những tác động của ngoại cảnh, thường gây ra những rủi ro khó lường cho những người sản xuất trực tiếp. Mặt khác trong sản xuất thủy sản những chi phí đầu tư rất lớn đặc biệt cho khai thác, cho xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng một ngành công nghiệp chế biến hiện đại.
Thời gian qua, mặc dù ngành thủy sản đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Thế nhưng ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhứng thách thức lớn như: Nguồn lợi hải sản ven bờ cạn kiệt, nguồn lợi xa bờ chưa nắm chắc, do phát triển ồ ạt diện tích nuôi thủy sản ở vùng bải triều, cửa sông, ven biển đã thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, diện tích trồng lúacó tác động xấu đến cân bằng môi trường sinh thái; các cơ sở chế biến thủy sản tuy nhiều nhưng đại bộ phận công nghệ đã củ kỹ, lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trương, cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ...
Từ thực tế đó, để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực hiện tốt kế hoạch phát triển của ngành trong thời gian tiếp theo, cần phải có các giải pháp rất cụ thể và thực sự khoa học. Ngành thủy sản đang tập trung xây dựng các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực sản xuất, từng vùng lãnh thổ để hướng dẫn và tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi ngành thủy sản đã đề ra.
Đề tài “Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005” gồm 3 chương :
Chương I - Phát triển thủy sản đối với phát triển kinh tế và những nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển thuỷ sản
Chương II - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản thời gian qua 2001-2002 trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005
Chương III - Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005
Khi nghiên cứu đề tài này, thực tế chưa có đầy đủ lượng thông tin và độ chính xác cần thiết, do vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và tất cả bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn !
ChƯơng I
Phát triển thuỷ sản đối với phát triển kinh tế và những nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển thuỷ sản
I. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế việt nam
1. Đặc trưng kinh tế - kỹ thuật và tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam
1.1. Đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của ngành thuỷ sản
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế biển quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội loài người. Có thể hình dung đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chung của ngành thủy sản như sau:
Thứ nhất, thuỷ sản là ngành kinh tế - kỹ thuật có đặc thù bao gồm các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại
Thứ hai, sự phát triển của ngành thuỷ sản phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu và thu nhập của dân cư.
Thứ ba, thuỷ sản là ngành phát triển phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ tư, sản xuất thủy sản có tính chất liên ngành và diễn ra trong phạm vi rộng, từ cung cấp các điều kiện sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Thứ năm, sự phát triển thuỷ sản gắn liền với sự tồn tại của các thành phần kinh tế.
Ngoài những đặc điểm tổng quát nói trên, ngành thủy sản Việt Nam còn có những đặc điểm thuận lợi của thiên nhiên ban tặng, nguồn lao động dồi dào, rẻ
1.2. Tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam
1.2.1. Tiềm năng về khai thác thuỷ sản thời gian tới
1.2.2. Tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản
1.2.3. Tiềm năng về xuất khẩu thủy sản
1.2.4.Một số tiềm năng khác để phát triển ngành thuỷ sản
2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế đất nước
2.1. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân
2.2 Vai trò của ngành thuỷ sản đối với giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân
2.3 Vai trò đối với môi trường sinh thái
2.4. Vai trò thủy sản đối với bảo vệ an ninh chủ quyền, lãnh thổ quốc gia
II. Các bộ phận cấu thành kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản
1. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
Nội dung của kế hoạch tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
i- Xác định các mục tiêu tăng trưởng bao gồm việc lập các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng sản lượng thuỷ sản
+ Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu thuỷ sản
+ Chỉ tiêu diện tích nuôi trồng thuỷ sản
+ Chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Chỉ tiêu cơ sở chế biến - hậu cần - dịch vụ nghề cá
+ Chỉ tiêu nguồn lao động phục vụ nghề cá
ii- Xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng kinh tế ngành như :
+ Chính sách tăng cường các yếu tố nguồn lực
+ Chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề lên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng làm kiệt quệ nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường...
2. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản
2.1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản
i-Xác định cơ cấu các lĩnh vực hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản
- Cơ cấu hoạt động khai thác hải sản
- Cơ cấu hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Cơ cấu hoạt động chế biến - xuất khẩu thuỷ sản
ii- Các yếu tố tác động đến các lĩnh vực hoạt động sản xuất ngành:
- Đối với khai thác thuỷ sản gồm :
+ Cơ cấu tàu thuyền đánh cá (sản lượng và công suất tàu thuyền)
+ Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
+ Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản
+ Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản gồm :
+ Cơ cấu diện tích mặt nước được sử dụng
+ Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
+ Cơ cấu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản
- Đối với chế biến thuỷ sản gồm :
+ Cơ cấu nhà máy chế biến và công suất hoạt động
+ Cơ cấu sản phẩm chế biến
2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế ngành thủy sản
Nội dung của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ngành thủy sản là : Xác định số lượng, cơ cấu và sự phân bổ thành phần kinh tế Nhà Nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế cá thể và thành phần kinh tế tư bản Nhà Nước sao cho hợp lý để phát huy hiệu quả cao nhất quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
3. Kế hoạch phát triển xuất khẩu thuỷ sản
Nội dung của kế hoạch phát triển xuất khẩu thuỷ sản bao gồm:
i - Cơ cấu thị trường : Xác định được các chỉ tiêu của thị trường, cơ cấu thị trường chính, thị trường mới - tiềm năng cần khai thác và mở rộng.
ii - Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu : Xác định tỷ trọng của các sản phẩm xuất khẩu và tỷ trọng đó trên các thị trường tiêu thụ đồng thời xây dựng các phương án nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường để thu được kết quả cao nhất.
4. Các kế hoạch nguồn lực cần thiết cho phát triển ngành thủy sản
4.1. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Nội dung của kế hoạch phát triển lao động ngành thuỷ sản bao gồm :
i - Xác định nhu cầu lao động cho các lĩnh vực ngành
ii - Xác định nhu cầu đào tạo lao động của ngành
4.2. Kế hoạch vốn đầu tư
Nội dung của kế hoạch hoá nguồn vồn đầu tư bao gồm :
i - Xác định nhu cầu khối lượng vốn đầu tư ngành
- Xác định được tổng khối lượng vốn đầu tư cần tích luỹ, phân chia nhu cầu vốn đầu tư theo các lĩnh vực hoạt động.
ii - Cân đối nguồn hình thành vốn đầu tư kỳ kế hoạch
- Cân đối nguồn vốn trong nước và ngoài nước
- Đảm bảo cân đối vốn đầu tư từ các nguồn trong nước đồng thời khai thác triệt để các nguồn đầu tư từ nước ngoài.
iii - Xây dựng các chính sách khuyến khích thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào đầu tư
Như vậy, kế hoạch phát triển ngành thủy sản bao gồm nhiều bộ phận kế hoạch mục tiêu cấu thành. Các bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu này được thực hiện tốt là tiền đề để thực hiện những mục tiêu tiếp theo và mục tiêu tổng thể.
III. Các yếu tố liên quan tới việc thực hiện Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản
1. Nhóm nhân tố tự nhiên
2. Những nhân tố thị trường sản phẩm thủy sản
3. Các nhân tố về kinh tế - xã hội
4. Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ
5. Nhân tố về nguồn lực phát triển ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản
6. Tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế bên ngoài
Chương II
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản thời gian qua 2001-2002 trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005
I. Những mục tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002
1. Phương hướng chung
Đẩy mạnh sự công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản, thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Nâng cao vai trò khoa học công nghệ tạo động lực mới cho sự phát triển và và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm nguồn vốn, tiếp thu công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực. Thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư, phát triển thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội vùng nông thôn ven biển
Những mục tiêu chung của kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 2001-2005 được cụ thể bằng những chương trình kinh tế sau:
2. Các chương trình kinh tế ngành thủy sản
2.1. Chương trình khai thác hải sản xa bờ
2.2. Chương trình nuôi trồng thuỷ sản
2.3. Chương trình chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
3. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 2001-2005 và 2 năm đầu thực hiện kế hoạch 2001-2002
Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển thuỷ sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2001-2002
2001-2005
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
+Mặn lợ, biển
+Nước ngọt
4-Tổng vốn đầu tư
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
1000Ha
1000Ha
Tỷ đồng
2.300
1.400
1.090
2.3
1.000
550
450
5.876
4.400
2.600
1.800
3.4
1.700
725
925
9.789,66
11.940
6.800
5.140
10,95-11,2
5.000
2.625
2.375
24.907,6
Bảng 2: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002 (Đơn vị: tỷ đồng)
Hạng mục
2001-2002
(A)
2001-2005
(B)
Tỷ lệ
(A/B)
Tổng vốn đầu tư
+ Nguồn vốn ngân sách
+ Nguồn vốn tín dụng
+Nguồn vốn huy động
+ Nguồn vốn nước ngoài
9.981,5
1.460
4.755
2.833
933,5
24.907,6
4.120
12.987,6
6.600
1.200
40,07
35,44
36,61
43
77,8
Khai thác hải sản
2309,9
3.966,6
58,23
Nuôi trồng thủy sản
3.962
18.189
21,7
Chế biến xuất khẩu thủy sản
1.234,6
1.935
63,8
Tăng cường quản lý ngành TS
475
817
18,14
Nguồn: Kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005-Bộ thủy sản
II. phân tích Tình hình thực hiện và kết quả đạt được của việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2002
1. Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
Hai năm đầu (2001- 2002) thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản, với sự phấn đấu liên tục ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển lớn mạnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành không ngừng tăng lên. Hai năm qua, tất cả các chỉ tiêu phát triển của ngành đều được thực hiện một cách xuất xắc và vượt kế hoạch, có chỉ tiêu vượt rất nhiều so với kế hoach đề ra. Cụ thể như sau :
Bảng 3: Kết quả thực hiện kế hoạch của ngành thuỷ sản 2001-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
2001-2002
Thực hiện
2001-2002
Kết quả thực hiện KH(%)
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
4-Tổng vốn đầu tư
5-Cơ sở chế biến
5-Lao động nghề cá
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
Tỷ đồng
Cái
1000Người
4.400
2.600
1.800
3.4
1.700
9981,5
210
3.600
4.637,8
2.782,6
1.855,2
3,799
1.842,5
10.889
210
3.600
105,40
107.02
103.07
111,7
108,35
109,10
100,00
100,0
Nguồn : Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch các năm- Bộ thuỷ sản
Như vậy, chỉ duy nhất chỉ tiêu cơ sở chế biến và lao động nghề cá đạt 100% kế hoạch còn lại tất cả các chỉ tiêu khác đều vượt so với kế hoạch. Tiêu biểu là kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 11% so với kế hoạch.
Mức tăng trưởng của ngành thuỷ sản trong 2 năm qua (2001-2002) như sau:
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng (TT) của ngành thủy sản Việt Nam thời kỳ 2000 - 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
TT.TB
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
4-Tổng vốn đầu tư
5-Cơ sở chế biến
5-Lao động nghề cá
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
Tỷ đồng
Cái
1000Ng
1.969,1
1.241,9
614,5
1,2
640
2.712,7
200
3400
2.226,9
1.347,8
879
1,776
887
5.013
205
3555
2.410,9
1.434,8
976,1
2,023
955
5.876
210
3600
10,7%
7,5%
27,.4%
30,9%
23,13%
51,0%
2,47%
2,91%
Nguồn: Thống kê báo cáo thực hiện kế hoạch các năm- Bộ thủy sản
Qua bảng ta có thể thấy, ngành thủy sản đã lớn mạnh lên rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10,7%/ năm về sản lượng; 30.9%/ năm về giá trị xuất khẩu và 23,13%/ năm về diện tích nuôi trồng thuỷ sản... Ngành thuỷ sản đã tạo công ăn việc làm cho 3,6 triệu người, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho hàng ngàn lao động, tạo động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản
2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản
2.1.1. Chuyển đổi cơ cấu trong khai thác hải sản
2.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền đánh cá
* Chuyển dịch số lượng tàu thuyền đánh cá
Trong 2 năm qua, số lượng tàu thuyền đánh cá ngày càng tăng nhanh. Năm 2002 toàn ngành có 96.235 cái tăng 4.235 chiếc so với năm 2000. Trong đó, tàu thuyền máy có 81.800 chiếc chiếm 85% tổng số tàu thuyền tăng 11% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 8,6%. Trong khi đó tỷ lệ tàu thuyền thủ công diễn biến theo chiều ngược lại.
Trong 4 vùng lãnh thổ thì tỷ lệ tàu thuyền máy vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tăng nhiều nhất, các tỉnh Nam Trung Bộ tăng chút ít còn các tỉnh Nam Bộ hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể từ năm 2000 đến nay.
* Chuyển dịch cơ cấu công suất máy của tàu thuyền đánh cá
Năm 2002, toàn ngành có 81.800 tàu thuyền máy với tổng công suất 4.038.365 CV, trung bình 49,4 CV/ tàu. Đến năm 2002, tỷ lệ tàu thuyền có công suất dưới 20 CV giảm đi trông thấy, loại từ 20CV đến 90 CV thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên loại tàu có công suất trên 90CV tiếp tục tăng nhanh, đến nay đạt tới 6.075 chiếc tăng 382 chiếc so với năm 2000 và chiếm 12,9% tổng tàu thuyền cả nước.
Sự phân bố các loại tàu thuyền công suất lớn tại các vùng kinh tế cũng khác nhau, phần lớn tập trung nhiều ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ. Ngược lại, những vùng có tỷ lệ tàu thuyền công suất thấp nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ.
2.1.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
Trong những năm qua, nhìn chung cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản cũng có những thay đổi. Trong 2 năm qua các họ nghề chính như lưới kéo, lưới vây, họ vó mánh và họ câu đã giảm đi đáng kể. Nghề lưới rê, nghề cố định và các nghề khác có xu thế tăng và có thể tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Cơ cấu họ nghề của từng vùng lãnh thổ cũng được thuộc vào đặc điểm nguồn lợi của từng vùng sinh thái.
2.1.1.3. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản
Hai năm qua, tổng sản lượng khai thác hải sản là 2.782,6 nghìn tấn tăng 7% so với kế hoạch, trong đó sản lượng khai thác hải sản xa bờ chiếm 30,86% tăng 10,1% so với kế hoạch, khai thác gần bờ chiếm 69.14% tăng 5,76 % so với kế hoạch. Nhìn chung diễn biến sản lượng khai thác hải sản của từng vùng trong giai đoạn 2000-2002 cao hơn những năm trước.
2.1.1.4. Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản
Sản lượng khai thác thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh đạt gần 60% tổng sản lượng thuỷ sản, chiếm phần lớn nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Sản lượng cá giảm xuống trong khi các sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng. Thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Biến động sản lượng khai thác thuỷ sản của Việt Nam trong thời kỳ 2000-2002 (Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn )
Sản lượng
2000
2001
2002
T.Bình(%)
Cá
986.6
1010
1100
5.64
Mực
110
165
176.8
28.5
Tôm
80
88.8
85
3.36
Hải sản khác
65
84
73
16.4
Tổng
1241.6
1347.8
1434.8
7.5
Nguồn: Quy hoach tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 năm 2002 - Viện chiến lược thủy sản
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản
2.1.2.1. Cơ cấu mặt nước được sử dụng
Trong 2 năm thực hiện kế hoạch 2001-2002, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên rất nhiều đạt 108,38% kế hoạch đề ra. Đến năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 955 ha tăng 55,14% so với năm 2000.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung phần lớn ở Miền Nam còn Miền Trung chiếm tỷ trọng thấp nhất.
2.1.2.2. Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh. Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước là 1855.1 nghìn tấn tăng 3.06% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 40% tổng sản lượng thuỷ sản, đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho chế biến và thị trường.
2.1.2.3. Chuyển đổi cơ cấu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản
Đến nay, toàn ngành có 4.186 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, tăng 441 cơ sở so với năm 2000, trong đó có 3.186 cơ sở sản xuất Tôm giống và 310 cơ sở sản xuất Cá giống. Với sự chuyển biến mạnh mẽ đó trong công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, số lượng con giống sản xuất ra cũng tăng lên một cánh đáng kể...
2.1.3. Chuyển đổi cơ cấu trong chế biến thuỷ sản
Hiện nay cả nước có 210 nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh với tổng công suất trên 1.500 tấn/ ngày. Tăng 10 nhà máy so với năm 2000, đạt 100% kế hoạch đưa ra. Ngoài ra trong 2 năm qua có 33 cơ sở được nâng cấp với công suất lớn hơn và trang thiết bị hiện đại hơn được đưa vào sản xuất.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành thủy sản
2.2.1. Kinh tế nhà nước
2.2.2. Kinh tế tập thể
2.2.3. Kinh tế tư bản tư nhân
2.2.4. Kinh tế cá thể
2.2.5. Kinh tế tư bản nhà nước
3. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong 2 năm qua đạt 3,799 tỷ USD tăng 11,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,023 tỷ USD là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch xuất khẩu qua con số 2,0 tỷ USD, tăng 68.58% so với năm 2000.
3.1. Tình hình biến động của sản phẩm xuất khẩu
Bảng 2.15: Biến động sản phẩm xuất khẩu thủy sản 2000-2002
Đơn vị: Triệu USD
Sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
TT B.Quân (%)
Tôm
662.3
781.47
966.71
20.85
Cá
229.3
310.07
462.78
42.26
Hải sản khô
198
188.5
312.18
30.4
Mực+B.Tuộc
109.1
118.42
142.78
14.54
H.sản khác
279.7
379.02
138.37
-14
Tổng
1478
177.6
2023.0
17
Nguồn: Thương mại thủy sản - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng, tốc độ tăng trưởng bình quân của các sản phẩm xuất khẩu thủy sản thời kỳ (2000-2002) đạt 17%/ năm. Thời kỳ này sản phẩm Tôm vẫn là sản phẩm chính của xuất khẩu, đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho kim ngạch xuất khẩu của ngành; giá trị các sản phẩm cá, hải sản khô và mực liên tục tăng qua các năm và lần lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao. Các sản phẩm này cũng được chú trọng và quan tâm vì chúng là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
3.2. Tình hình biến động thị trường xuất khẩu thủy sản
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Tình hình đó được thể hiện như sau :
Bảng 7: Biến động thị trường xuất khẩu thủy sản các năm 2000-2002
Đơn vị: Triệu USD
Thị trường
Năm 2000
Năm 20001
Năm 2002
TT B.Quân (%)
Mỹ
298.2
489.04
655.65
49
Nhật Bản
467.3
466.0
537.97
7.6
TQ + HK
291.64
316.72
363.0
11
EU
99
106.7
302.26
95.57
ASEAN
77.85
65.0
79.53
2.94
Các nước khác
244.6
334.1
84.4
-19.1
Nguồn: Thương mại thủy sản - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản tại các thị trường liên tục tăng lên các năm qua. Thị trường EU đang có tốc độ mở rộng rất nhanh đạt 95,57%/ năm, có tốc độ tăng trưởng cao nhất; các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông cũng có xu thế tăng lên. Thị trường ASEAN năm 2001 có giảm do giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị trường tái sản xuất này nhằm tăng giá trị sản phẩm, tuy nhiên thời gian này tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt 2,94%/ năm
4. Tình hình thực hiện các kế hoạch nguồn lực cần thiết cho phát triển ngành thủy sản
4.1. Kế hoạch nguồn nhân lực
Đến năm 2002, toàn ngành có 3,6 triệu lao động nghề cá, nhiều hơn 200 nghìn người hay tăng 5,88% so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm thời kỳ 2001-2002 là 1,42%/ năm.
4.2. Kế hoạch nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn ngành đạt 10.883 tỷ đồng tăng hơn 9,0% so với kế koạch. Cơ cấu đầu tư ngành thuỷ sản được phân bổ như sau :
Nguồn: Thương mại thuỷ sản - Bộ thuỷ sản
Nhìn vào biểu ta thấy, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch một cách đáng kể. Nuôi trồng thuỷ sản được ưu tiên cao nhất chiếm 45% tổng nguồn vốn đầu tư, tiếp đến là chế biến rồi khai thác và cơ sở hạ tầng.
Việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong những năm qua đã thu được những kết quả khả quan, đáp ứng gần như 100% kế hoạch thu hút vốn đề ra.
Bảng 2.19 : Biến động nguồn vốn đầu tư ngành thuỷ sản 2000-2002
Đơn vị: Nguồn vốn:Tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng (TT): %
Nguồn vốn
2000
2001
2002
B.Quân(%)
Ngân sách
433
640
458.2
9.7
Tín dụng
1060
2558
3120
81.6
Huy động
850
1400
1791
46.3
Nớc ngoài
370
415
500.8
16.42
Tổng Đ.Tư
2713
5013
5870
50.94
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch các năm - Bộ thủy sản
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng nguồn vốn đầu tư là gần 60%, trong đó vốn tín dụng tăng trưởng cao nhất đạt 81,64%/ năm; vốn tự huy động tăng 46,3 %/ năm
III- Đánh giá, nhận xét chung
1. Kết quả đạt được
Trong hai năm qua 2001-2002, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhờ có sự phấn đấu cao và tiến bộ trong chỉ đạo điều hành của Bộ, ngành thuỷ sản đã đạt được:
- Đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển khá toàn diện; các chỉ tiêu đạt được đều vượt kế hoạch
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, hiệu quả, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn.
- Nguồn vốn đầu tư đã được huy động và phân bổ tương đối hợp lý, bảo đảm được khá tốt nhu cầu phát triển.
- Chất lượng và giá trị của sản phẩm khai thác, nuôi trồng, chế biến ngày càng nâng cao.
- Đời sống ngư dân tiếp tục được cải thiện, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội đất nước.
- Các thành phần kinh tế đã phát triển theo hướng hiệu quả hơn; công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đã được chú trọng; nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng và đưa vào sản xuất
2. Những yếu kém và tồn tại
2.1. Sự tăng trưởng quá mức, tự phát và thiếu ổn định ở một số lĩnh vực
2.2. Những yếu kém trong chỉ đạo phát triển các lĩnh vực ngành
2.3. Sự bất cập trong cơ chế đầu tư
2.4. Một số yếu kém khác
Chương III
Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản Việt nam 2003-2005
I. Những thuận lợi khó khăn đối với phát triển thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2003-2005
1. Những thuận lợi
2. Những khó khăn
II. Mục tiêu kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 2003-2005
1. Mục tiêu chung
2. Nhiệm vụ cụ thể
3. Các chỉ tiêu kế hoạch 3 năm cuối kế hoạch phát triển 5 năm ngành thuỷ sản
Bảng 8: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của thời kỳ 2003-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001-2005
2003-2005
2005
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
+Mặn lợ, biển
+Nước ngọt
4-Lao động nghề cá
5-Cơ sở chế biến
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
1000Ha
1000Ha
1000ng
Cơ sở
4.400
2.600
1.800
3.4
1.700
725
925
-
-
7.540
4.200
3.340
7,55-7,8
3.300
1.850
1.450
-
-
2.550
1.400
1.150
3,0
1.200
700
500
4.000
225
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005
- Ngành thủy sản phấn đấu thời kỳ kế hoạch 2003-2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1,89%/ năm về sản lượng; kim ngạch xuất khẩu tăng trươởng đạt 12% - 14,3%/ năm; diện tích mặt nước nuôi trồng tăng 7,9% /năm.
- Tiếp tục không ngừng chuyển đổi cơ cấu nghề cá theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Bảng 9: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản thời kỳ 2003-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục
2001-2005
2003-2005
Tổng vốn đầu tư
Trong đó:
24.907,6
14.024,6
Khai thác hải sản
3.966,6
1.755,5
Nuôi trồng thủy sản
18.189
10.693,0
Chế biến xuất khẩu thủy sản
1.935
1.037,1
Tăng cường quản lý ngành thủy sản
817
539,0
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005
Trong thời kỳ này, tổng nguồn vốn đầu tư là 14.024,6 tỷ đồng chiếm 56,3% tổng nguồn vốn thời kỳ kế hoạch 5 năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,4%/năm. Trong đó, nguồn vốn được huy động chủ yếu là nguồn vốn tín dụng và vốn huy động chiếm tới 76% tổng nguồn vốn cần huy động, được phân bổ phần lớn cho chương trình nuôi trồng thuỷ sản (75.8%).
III. Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 2003-2005
1. Lựa chọn khâu đột phá cho kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005
a- Trong khai thác hải sản:
- Tăng cường năng lực khai thác hải sản ở các ngư trường trọng điểm.
- Mở rộng từng bước vững chắc hợp tác đánh cá với các nước khác
- Tăng cường năng lực hậu cần dịch vụ cho khai thác xa bờ và khai thác ở vùng biển nước ngoài.
- Tập trung đầu tư điều tra nguồn lợi hải sản xa bờ, Vùng Vịnh bắc Bộ, Trường Sa, DK1, tiến tới lập bản đồ ngư trường khai thác.
b- Trong nuôi trồng thuỷ sản:
- Cung ứng đủ giống thuỷ sản có chất lượng và giá bán hợp lý.
- Chuyển giao nhanh những kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến.
- Quản lý tốt việc nhập khẩu, sản xuất và lưu thông thức ăn và các chế phẩm dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Làm tốt công tác kiểm dịch giống thuỷ sản, nuôi thả đúng thời vụ, hạn chế rủi ro dịch bệnh.
c- Trong chế biến và xuất khẩu thủy sản:
- Tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại.
- Khuyến khích nâng cấp và đổi mới công nghệ các cơ sở chế biến
- Song song với tập trung đầu tư cho chế biến xuất khẩu, cần tăng cường đầu tư cho chế biến tiêu thụ nội địa.
2. Huy động các nguồn vốn cho phát triển thuỷ sản
Kế hoạch nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch 2003-2005 là: 14.024,6 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư cho thời kỳ 2003-2005 như sau:
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005
Nguồn vốn
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng: Trong đó
14.024,6
100,0
Tín dụng
7.309,6
52,0
Huy động
3.409,0
24,3
Ngân sách
3.021,8
21,55
Nước ngoài
284,2
2,15
Nguồn: Kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005 - Bộ thủy sản
Giải pháp huy động nguồn vốn thời gian tới được thực hiện như sau:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu tư.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên, ưu đãi về vốn cho khu vực gặp nhiều khó khăn.
- Tạo môi trường hấp dẫn hơn, đẩy mạnh hợp tác đầu tư khai thác, chế biến dịch vụ và thương mại thuỷ sản
- Ưu tiên cho các dự án đầu tư tạo lập hạ tầng hoàn chỉnh và xây dựng khu nuôi công nghệ sản xuất giống một số loài thuỷ sản quý hiếm.
3. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ xuất khẩu
Mục tiêu trong thời gian tới, cơ cấu thị trường thủy sản đạt được như sau:
Bảng 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản dự kiến
(Dự kiến tỷ lệ % theo giá trị xuất khẩu)
Thị trường
2002
Năm
2005
2010
Nhật Bản
26,6
40
40
Mỹ
32,4
18
20
EU
4,2
10
10
Tr.Q+H.Kông
14,9
10
10
ASEAN
3,9
4
4
Các nước khác
17,9
18
16
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010
Các giải pháp cụ thể là:
- Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên từng thị trường cho từng chủng loại mặt hàng.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu để tăng chất lượng và chữ “tín” các sản phẩm thủy sản mình trên thị trường.
- Nghiên cứu thị trường, tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm...đồng thời phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
4. Giải pháp về nhân lực ngành
- Tập trung đào tạo cán bộ quản lý ngành thuỷ sản giỏi kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành phát triển bền vững.
- Đào tạo cán bộ khoa học có khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới trong mọi lĩnh vực.
- Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên trong mọi lĩnh vực từ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất và hoạt động khuyến ngư ngành thủy sản
6. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế
IV. Những kiến nghị đối với Nhà nước
Kết luận
Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ngành thủy sản đã xây dựng các định hướng, các giải pháp, bước đi cho quá trình phát triển tiếp theo 2003-2005. Những quan điểm cơ bản của của kế hoạch phát triển ngành là tiếp tục phát triển nghề cá nhân dân trên cơ sở công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hướng mạnh về xuất khẩu, thích nghi với điều kiện sinh thái, trong mối quan hệ liên ngành và có mối liên hệ mật thiết gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng của tổ quốc. Mục tiêu và giải pháp được thể hiện phương pháp và bước đi của ngành thủy sản trong thời gian tới. Với những giải pháp đưa ra, hy vọng ngành thủy sản không những hoàn thành mà còn vượt xa kế hoạch đề ra.
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngành thời kỳ 2003-2005, ngoài sự nỗ lực của toàn ngành, thủy sản cần được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa, đồng thời có các chính sách tạo điều kiện khuyến khích phát triển... Thực hiện được như vậy, chắc chắn ngành thủy sản sẽ tạo được sự chuyển đổi về chất, hoàn thành tốt kế hoạch, tiếp tục phát triển bền vững xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Việt Nam ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0331.doc