Đề tài Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Nhà nước đã luôn tìm biện pháp để tháo gỡ cho doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt trong ba năm 1997-1999, ngân sách Nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp Nhà nước gần 8000 tỷ đồng trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp, 1464,4 tỷ đồng là bù lỗ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giảm bớt khó khăn về tài chính. Ngoài ra từ năm 1996 đến nay, Nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xoá nợ 1088,5 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ đồng, giảm nợ 540 tỷ đồng, cho vay tiến dụng ưu đãi 8685 tỷ đồng.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Nhà nước cho thấy lao động dôi dư tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau: - Khi chuyển sang cơ chế mới – cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Nhà nước ta đã mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong đó có quyền tuyển dụng lao động. Nhà nước không có cơ chế quản lý định biên lao động và định mức lao động gắn với công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tuyển dụng lao động nhiều hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh kể cả lao động đảm nhiệm các sự nghiệp phúc lợi xã hội (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, nhà điều dưỡng ). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay làm ăn kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém. - Nhiều doanh nghiệp Nhà nước do sản xuất gặp khó khăn không có lãi, thậm chí bị thua lỗ nên không có nguồn để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi họ bị mất việc làm. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ tài chính theo luật định để giúp các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn chưa được các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước hướng dẫn thực hiện hoặc một số văn bản quy định nhưng thực tế không thể thực hiện được (Điểm c Khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994” trường hợp đơn vị cũ đã giải thể hoặc thực sự khó khăn về tài chính thì khoản trợ cấp thôi vịêc do ngân sách Nhà nước chi trả’’; Khoản 4 Điều 17 Bộ Luật Lao động “ hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ ” ). Đây là yếu tố không tích cực, cần tìm mọi cách để khắc phục tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp. - Phần đông người lao động không muốn rời khỏi doanh nghiệp mặc dù thu nhập có thấp hoặc thiếu việc làm vẫn hơn là phải về nghỉ hưu sớm hoặc hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm; hoặc vẫn muốn có tên trong danh sách để hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, y tế và những quyền lợi khác. - Đối với người lao động đã vào làm việc trong doanh nghiệp trước năm 1995, gắn với hai cuộc kháng chiến nên theo luật lao động quy định đều thuộc loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Chậm ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, nên những người lao động khi thôi việc ở các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang làm việc tại các đơn vị không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến họ vẫn muốn giữ tên trong danh sách của doanh nghiệp để tiếp tục được bảo hiểm xã hội. - Các chế độ trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp đào tạo nghề, chưa khuyến khích người lao động tự nguyện đi tìm việc làm, tạo việc làm ở các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài khu vực kinh tế Nhà nước. - Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là một bộ phận doanh nghiệp đã có đổi mới về công nghệ và sản phẩm. Việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đã kéo theo việc phải đổi mới lao động và đã dẫn đến tình trạng có một số lao động bị dôi dư ra. Đây là yếu tố tích cực và tình trạng này còn tiếp diễn chưa thể dừng lại được vì tốc độ cơ giới hoá, hiện đại hoá ngày càng cao. b. Các chính sách hiện nay đang áp dụng đối với lao động dôi dư: - Chế độ khuyến khích người lao động tự nguyện nghỉ hưu sớm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp đã chủ động giải quyết theo hướng sau: * Đối với những người đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995: + Thưc hiện chế độ hưu trí theo điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Quà tặng của doanh nghiệp ( mức khoảng 1 triệu đồng / người). * Đối với những người đủ điều kiện giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 12/CP và đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998: + Thực hiện chế độ hưu trí theo điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Trợ cấp thêm của doanh nghiệp cho mổi năm về hưu sớm theo độ tuổi Quy định số 12/CP (mức khoảng 500.000 đồng/ người). *Chế độ đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: + Đối với các trường hợp ở thời điểm sắp xếp lại lao động đã hết thời hạn hợp đồng lao động: Trợ cấp thôi việc theo Khoản 1 Điều42 Bộ Luật Lao động: Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm công tác tại công ty được hưởng 1/2 tháng lương cơ bản theo cấp bậc bản thân hiện hưởng, cộng với phụ cấp lương nếu có. Trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Điều 28 điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 mức: Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng một tháng lương bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ việc. + Đối với lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc ở thời điểm sắp xếp lại lao động mà chưa hết thơì hạn của hợp đồng lao động: Trợ cấp mất việc làm theo Điều 17 Bộ Luật Lao động do doanh nghiệp trả. Trợ cấp thêm của doanh nghiệp (mức khoảng 300.000 đồng cho mỗi năm công tác tại doanh nghiệp ). Trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Điều 28 Điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995. C. những kết quả đã đạt được và nhận xét rút ra của việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. I. kết quả đạt được và những vấn đề cần tháo gỡ khó khăn trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước với việc thực hiện chính sách với người lao động: 1. Kết quả sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện Chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã quy hoạch tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó thì, tổng số doanh nghiệp Nhà nước (theo số liệu của ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp )đến năm 2001 là 5200 doanh nghiệp, bao gồm728 doanh nghiệp hoạt động công ích; 4472 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh (xem phụ lục số 1a). Số doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển quyền sở hữu đến 15/8/2001 (xem phụ lục số 2a).Trong đó: a. Cổ phần hoá : Tính đến 15/8/2001 cả nước đã có 532 doanh nghiệp Nhà nước có quyết định cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp, trong đó theo Nghị định 202/CT là 12 doanh nghiệp, theo NĐ 28/CT là 50 doanh nghiệp và 460 doanh nghiệp theo NĐ 44/CP. Riêng năm 1999 hoàn thành cổ phần hoá 250 doanh nghiệp, gấp 7 lần so với 6 năm trước khi ban hành NĐ 44/1999/NĐ-CP. Trong số 532 doanh nghiệp đã cổ phần hoá đến 10/8/2001. Biểu số1: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc các ngành Đơn vị tính: % Loại doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc các ngành Số lượng doanh nghiệp % trong tổng số DNNN CPH - Địa phương 336 73 - Bộ ngành 85 18,4 - Tổng công ty 35 8 - Công nghiệp và xây dựng 174 44,2 - Dịch vụ thương mại 163 39,2 - Giao thông vận tải 47 9,5 - Nông nghiệp 26 4,1 - Khác và thủy sản 12 2,1 Nguồn : Vụ chính sách lao động việc làm- Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Qua cổ phần hoá vốn Nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng thêm (460 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá có tổng số vốn 1920 tỷ đồng). Huy động thu hút thêm gần 1900 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân trên mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hoá, góp phần đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước đã rút bớt khoảng 1230 tỷ đồng ở các doanh nghiệp này đầu tư vào các doanh nghiệp khác có hiệu quả hơn. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá khi xác định đều tăng từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá đến tháng 8/2000 có khoảng trên 100 doanh nghiệp đã cổ phần hoá từ một năm trở lên. Trong đó có 40 doanh nghiệp đã báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hoá. Kết quả như sau: Doanh thu bình quân tăng gấp 2 lần số trước khi cổ phần hoá; lợi nhuận tăng từ 1-2 lần; nộp ngân sách Nhà nước tăng 2 lần; lao động tăng 20%; thu nhập của người lao động tăng 20%(chưa kể thu nhập từ cổ tức). Vốn điều lệ tăng 1,5 lần từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu. Phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá trên 1 năm tăng 60 tỷ đồng. Như vậy vấn đề lao động dôi dư không phải là vấn đề lớn với các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá vừa qua, mà là vấn đề dư thừa lao động tiềm ẩn khi hiệu quả của công ty cổ phần giảm xuống, vì theo quy định của Nghị định 44/CP khi cổ phần hoá và trong thời gian một năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần không có khả năng cắt giảm lao động. b. Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước: Theo phân loại của Chỉ thị 20/CP được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành các biện pháp giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP. Tính đến tháng 1/2001 cả nước có 24 tỉnh, thành phố,1 Bộ, 1 Tổng công ty 91 đã tiến hành thực hiện giao,bán,khoán,cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.Số doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao,bán,khoán kinh doanh,cho thuê là 105 doanh nghiệp,trong đó có 90 doanh nghiệp đã và đang thực hiện Nghị định 103/CP và 15 doanh nghiệp được thực hiện trước khi Chính phủ ban hành NĐ103/CP. Biểu số 2: Bảng tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện giao,bán,khoán kinh doanh,cho thuê doanh nghiệp Nhà nước tính đến hết tháng 1/2001 Chỉ tiêu Số lượng 1. Số Bộ, tỉnh, thành phố có DNNN thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, trong đó: 26 - Bộ 1 - Tỉnh, thành phố 24 - Tổng công ty 1 2. Số lượng DNNN giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê. Trong đó: 105 - Đã thực hiện xong trước khi ban hành NĐ 103 15 - Đã thực hiện sau khi cóNĐ 103 51 - Đang thực hiện 39 3. Hình thức thực hiện - Giao 9 - Bán 8 - Khoán kinh doanh 6 - Cho thuê 5 Nguồn:Vụ chính sách lao động việc làm.Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Các doanh nghiệp sau khi thực hiện giao,khoán,kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước đều tương đối ổn định, bước đầu trả được nợ và có hiệu quả. Như vậy khẳng định chủ trương của Đảng,Chính phủ về giao,khoán,bán,cho thuê ban hành kịp thời và đúng lúc đáp ứng được yêu cầu đổi mới doanh nghiệp,làm lành mạnh hoá doanh nghiệp Nhà nước.Việc thực hiện chủ trương này đã hạn chế việc giải thể,phá sản, tạo được ổn định việc làm cho người lao động,không gây căng thẳng cho xã hội. 2. Dự kiến lộ trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo Chỉ thị 20/CT giai đoạn từ 2000-2002: Căn cứ kết quả phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo Chỉ thị 20/CT của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, các địa phương, các Tổng công ty 91 thì đầu năm 1999 có khoảng 5.800 doanh nghiệp, dự kiến đến đầu năm 2003 sẽ còn 3000 doanh nghiệp, như vậy về số doanh nghiệp sẽ giảm 48%. Lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước từ 1.681.000 người sẽ còn 1.107.000 người, giảm 34%. Dự kiến các hình thức sắp xếp như sau: - Về hình thức sắp xếp, trong tổng số 2800 doanh nghiệp, có 1825 doanh nghiệp áp dụng hình thức cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu, chiếm 65%, doanh nghiệp áp dụng hình thức sáp nhập vào doanh nghiệp khác chiếm 23%,và 319 doanh nghiệp thuộc diện giải thể, phá sản chiếm 11%.Phân ra các năm trong biểu sau: Biểu số 3: Lộ trình sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước từ 1999-2002 Đơn vị tính: % Nguồn: Vụ chính sách lao động –Việc làm. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. - Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện sắp xếp là 574.219 người. Số người ra khỏi khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Năm 1999 là 49728 người, năm 2000 là 118244 người, tăng 138% so với năm 1999;năm 2001 là 164117 người,tăng 39% so với năm 2000; năm 2002: 242130 người, tăng 48% so với năm 2001. Nếu không có sự đột biến thì số người lao động mất việc làm tối đa là 77573 người thuộc các doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể, phá sản bằng 5% tổng số lao động hiện tại và 14% trong số dự kiến sắp xếp trong 4 năm.Cụ thể số lao động ở doanh nghiệp Nhà nước cần sắp xếp qua các năm 1999 đến 2002 như sau: Biểu số 4: Lộ trình sắp xếp lao động ở các doanh nghiệp Nhà nước từ 1999-2002 Đơn vị tính: % Hình thức sắp xếp 1999 2000 2001 2002 4 năm Tổng số 208 839 950 803 2.800 1. Sáp nhập 2. CPH, giao, bán, khoán, cho thuê - Cổ phần hoá - Giao, bán, khoán, cho thuê 3. Giải thể, phá sản - Giải thể - Phá sản Nguồn: Vụ chính sách lao động –Việc làm. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. 3.Những vấn đề cần tháo gỡ trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến chính sách của người lao động: Trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước,2 vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm là chính sách giải quyết đối với người lao động và xác định giá trị của doanh nghiệp.Trong phạm vi đề tài chỉ đề cập tới vấn đề lao động,đặc biệt là người lao động dôi dư trong quá trìng đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. a. Tác động của các hình thức sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến lao động dôi dư: Có thể nói một cách tổng quát: Mọi hình thức sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước qua quá trình thực hiện đều có thể dẫn đến dư thừa lao động ở mức độ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào các hình thức sắp xếp và cơ chế chính sách. - Việc lựa chọn các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, quan trọng trong nền kinh tế quốc dân giữ lại để đầu tư máy móc thiết bị mới tiến bộ, thay máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu và tổ chức lại sản xuất tất yếu dẫn đến dư thừa lao động. - Sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài,phải giải thể hoặc phá sản,tất yếu dẫn đến lao động mất việc làm. - Việc sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp hoặc chuyển doanh nghiệp Nhà nước về các Tổng công ty,các Bộ,ngành hoặc các địa phương cũng tạo ra dư thừa lao động. - Việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,việc giao,bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước cũng là một quá trình sàng lọc, để cơ sở phát huy vai trò tự chủ, loại bỏ những lao động thực sự không cần thiết làm lành mạnh hoá doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng sẽ tạo ra dư thừa lao động,tuy rằng trong số 460 doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần thì số lao động dôi dư là chưa đáng kể.Một mặt là do mới đầu các doanh nghiệp cổ phần hoá được chọn là những doanh nghiệp ổn định sản xuất hơn,ít dư thừa lao động hơn. Mặt khác là do quy định của pháp luật không được thải loại lao động, nên buộc các doanh nghiệp vẫn phải giữ lại số lao động lẽ ra không cần thiết phải sử dụng hết. Đối với các doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu theo Nghị định 103/CP, sự tiềm ẩn của lao động dôi dư sẽ diễn ra ở hậu của quá trình chuyển đổi: Đối với doanh nghiệp giao là sau 3 năm,với doanh nghiệp bán là sau 1 năm. Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương thì đến năm 2002 sẽ có khoảng trên 300 doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể phá sản với trên 7,5 vạn lao động mất việc làm và cũng khoảng 7,5 vạn lao động sẽ mất việc làm do quá trình cổ phần hoá và thực hiện giao,bán,khoán kinh doanh,cho thuê doanh nghiệp theo Nghị định 103/CP. Ngoài ra đối với những doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước, muốn nâng cao năng lực, tăng khả năng cạnh tranh vươn lên hội nhập khu vực và quốc tế buộc phải sắp xếp lại sản xuất, cải tiến công nghệ dẫn tới phải sắp xếp lại lao động.Như phân tích ở trên thì sẽ có một số lượng lao động không nhỏ thiếu hoặc không có việc làm cần phải có chính sách thoả đáng để giải quyết. Mặc dù pháp luật lao động và các văn bản dưới luật đã tương đối đầy đủ nhưng cũng còn nhiều vướng mắc khó khăn trong giải quyết lao động trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. b. Những vướng mắc về cơ chế chính sách (quy định của pháp luật): - Về trợ cấp mất việc làm và thôi việc: Trợ cấp mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ được quy định tại Điều 17 của Bộ luật Lao động, theo đó doanh nghiệp phải trợ cấp mất việc làm cho người lao động với mức một tháng lương cho một năm làm việc, doanh nghiệp phải đào tạo lại người lao động để bố trí việc làm mới, nếu không bố trí được mới lần lượt cho người lao động thôi việc. Quy định như vậy là không thực hiện được trong thực tế. Một khi đã thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì sử dụng lao động sẽ ít hơn. Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi chỉ được quyền lần lượt cho người lao động thôi việc vì vẫn phải giữ lại lao động và trả lương cho họ khi không làm việc. - Về hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực chất là không xác định được thời điểm chấm dứt.Việc chấm dứt có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ngay sau khi hợp đồng lao động có hiệu lực,cũng có thể là một vài tháng, vài năm, có khi vài chục năm.Theo quy định tại Nghị định 198/CP thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn được ký kết với loại công việc ổn định, lâu dài, thường xuyên từ một năm trở lên (Điều 3)làm mất đi ý nghĩa và mục đích của loại hợp đồng lao động này. Bên cạnh đó lại quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38 dẫn tới hiểu lầm là hợp đồng lao động suốt đời rất khó chấm dứt. Trường hợp doanh nghiệp sáp nhập, phân chia, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, thì Điều 31 lại quy định người sử dụng lao động kế tiếp phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động cho tới khi hai bên thoả thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng lao động mới. Quy định như vậy,về mặt hình thức người lao động được đảm bảo việc làm, nhưng trên thực tế thì người lao động không có việc làm, đặc biệt là khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì lại càng thiếu việc làm. Nghị định 103/1999/NĐ-CP đã góp phần giải toả khó khăn này nhưng lại trái với tinh thần của Bộ luật Lao động rất khó thực hiện. Về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,Khoản 3 Điều 38 Bộ Luật Lao động quy định người lao động có quyền chấm dứt bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động 45 ngày (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn );còn người sử dụng lao động muốn chấm dứt phải tuân theo các quy định của Điều 39 Bộ Luật Lao động. Quy định như vậy vừa bất hợp lý vừa không bình đẳng giữa các bên. Nếu coi hợp đồng lao động không xác định thời hạn là loại hợp đồng mà các bên không xác định trước được thời điểm chấm dứt, thì khi chấm dứt tức là việc xác định, quyết định thời điểm chấm dứt phải do hai bên quyết định hoặc ít ra khi chấm dứt cần có sự đồng ý của bên kia. - Bảo hiểm xã hội: Về cơ bản khi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội mới được coi là một thành công trong chính sách baỏ hiểm xã hội, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc nhất định khi thực hiện, đặc biệt khi sắp xếp lại lao động trong đổi mới doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 140 Bộ Luật Lao động quy định về bảo hiểm mất việc làm nhưng chưa hướng dẫn cụ thể, nếu hướng dẫn cũng rất khó khăn vì sự chồng chéo với các chế độ khác như chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp nếu có.Bộ Luật Lao động, Nghị định 12/CP mới chỉ quy định về loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, không có quy định loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện nên rất nhiều đối tượng không được tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động phải gửi lại danh sách tại doanh nghiệp để tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tuy chúng ta đã có chính sách tuyển dụng và cho thôi việc, nghỉ việc và các chế độ, chính sách như đã nêu ở trên, nhưng trong thực tế vấn đề lao động cũng chưa được giải quyết linh hoạt nên lao động dôi dư trong doanh nghiệp Nhà nước còn khá lớn cần được giải quyết. c. Những vướng mắc về lao động dôi dư: - Mặc dù qua các giai đoạn sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp để tháo gỡ như đã nêu ở các phần trên. Song vấn đề giải quyết lao động dôi dư chưa dứt điểm, khi chuyển sang cơ chế thị trường; cơ chế tự chủ của doanh nghiệp thì Nhà nước chưa có được cơ chế giám sát về tuyển dụng lao động, trả công lao động gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc tuyển dụng lao động ở nhiều doanh nghiệp còn rất tuỳ tiện, mặt khác cơ chế chính sách hiện hành chưa làm cho doanh nghiệp giảm được số lao động dôi dư. Vì vậy, lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một khó khăn lớn, ảnh hưởng xấu đến quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Theo số liệu báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trên 3.000 doanh nghiệp Nhà nước có báo cáo thì đến 1/6/2000 số lao động dôi dư 41800 người chiếm khoảng trên 6% tổng số lao động hiện có của các doanh nghiệp báo cáo, trong đó nữ trên 18000 người bằng 6,355% tổng số lao động hiện có của các doanh nghiệp và bằng 43% tổng số người lao động dôi dư (xem phục lục số 3). Phân tích số lao động dôi dư ta thấy: + Theo độ tuổi : Số lao động từ 40 tuổi trở xuống chiếm 59%; từ 41-50 tuổi chiếm 31%; trên 50 tuổi chiếm10%. Cụ thể ở một số tỉnh thành phố như sau: Biểu số 5: Số lao động dôi dư theo độ tuổi ở một số tỉnh, thành phố Đơn vị tính :% Hình thức sắp xếp 1999 2000 2001 2002 4 năm Tổng số 49728 118.244 164.117 242.130 574.219 1. Sáp nhập 2. Cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê 3. Giải thể, phá sản Nguồn: Vụ chính sách lao động –Việc làm. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. + Theo trình độ chuyên môn : Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 57,4% so với tổng số lao động không bố trí được việc làm, trong đó: Lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên chiếm 7,5%; trung cấp, chuyên nghiệp chiếm 16,5%; công nhân kỹ thuật chiếm 76%. Cụ thể ở một số tỉnh, thành phố như sau: Biểu số 7: Số lượng lao động dôi dư phân theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: % Tỉnh, thành phố Ê 40 tuổi 41 - 50 tuổi ³51 tuổi - Hà Nội 40,37 45,40 14,23 - Cao Bằng 79,00 19,80 1,20 - Hà Tây 59,20 37,15 3,65 - Bình Định 38,34 28,47 33,19 Chung cả nước 59 31 10 Nguồn : Vụ chính sách lao động –Việc làm. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. + Phân theo cấp quản lý: Số lao động không bố trí được việc làm thuộc doanh nghiệp Trung ương quản lý là: 16.721 người, chiếm 4,14% so với số lao động hiện có của các doanh nghiệp có báo cáo, trong đó nữ có: 6.396 người, chiếm 38,26% so với số lao động không bố trí được việc làm, chủ yếu tập trung ở một số ngành như: Xây dựng khoảng 10%, công nghiệp khoảng 10%, giao thông vận tải khoảng 5% Các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý là 25.086 người chiếm 8,82% so với số lao động hiện có của các doanh nghiệp có báo cáo, trong đó nữ có 11.701 người chiếm 46,64% so với lao động không bố trí được việc làm. Các tỉnh có tỷ lệ lao động không bố trí được việc làm cao trên 20% là: Yên Bái 28,52%; Hải Dương 28,18%; Ninh Bình 25,51%; Hà tây 23,31%; có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 10 đến 20%,còn lại dưới 10%. So với 1/10/1999, tỷ lệ lao động dôi dư trong các doanh nghiệp đến 1/6/2000 tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 4,72%(giảm 0,48%). Các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước do địa phương quản lý vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 8,82%. So với 1/8/1999 tỷ lệ lao động dôi dư của doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ương quản lý giảm 2,57%. + Phân theo các vùng: Đông Bắc 7,2%; Tây Bắc 7,46%; Nam Trung Bộ 2,33%; Cao Nguyên Miền Trung 5,76%; Đông Nam Bộ 2,41%; Đồng bằng sông Cửu Long 0,82%. Biểu số8: Số lượng lao động dôi dư phân theo vùng tính đến 1/6/2000 Vùng Số lao động hiện có đến 1/6/2000 Số lao động dôi dư đến 1/6/2000 % LĐ dôi dư so với số LĐ - hiện có Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ ĐBS. Hồng 129023 56689 12725 5542 9,86 9,78 Đông Bắc 143936 55854 10483 4552 7,28 8,15 Tây Bắc 21896 7939 1647 664 7,52 8,36 DHBTB 88423 34011 10454 5072 11,8 14,91 DHNTB 44615 19411 1038 385 2,33 1,98 CNMT 5850 1940 337 116 5,76 5,98 Đ. Nam Bộ 190473 82988 4599 1643 2,41 1,98 ĐB. Sông Cửu Long 63732 26241 524 123 0,82 0,47 Cộng chung cả nước 687948 285073 41807 18097 6,08 6,35 Nguồn : Báo cáo “Tình hình lao động trong các doanh nghiệp không bố trí được việc làm và dự kiến dôi ra vào quý 3/2000” Số 66/TTTT-TK Trung tâm thông tin – Thống kê lao động xã hội ,Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội. Khuyến nghị các giải pháp cơ bản về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước Phần thứ ba Trong khuôn khổ của đề tài em xin khuyến nghị một số giải pháp cơ bản để giải quyêt lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay. A. giải pháp lâu dài: 1. Phát triển sản xuất tạo nhiều chỗ làm việc: Chính sách phát triển sản xuât là một chính sách lớn của bất kỳ một quốc gia nào, vì sản xuất có phát triển, xã hội mới phát triển. Liên quan đến chính sách phát triển sản xuất còn có các yếu tố khác như: a.Đầu tư: Thông thường khi đầu tư người ta luôn nhằm vào mục tiêu hiệu quả (xét về mặt kinh tế ),và nhằm vào mục tiêu ổn định xã hội, bảo vệ môi trường. Đối với một nước nhiều lao động như Việt Nam, việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao để tạo bước bứt phá lớn là cần thiết nhưng cần được ưu tiên cho những ngành nghề, khu vực và công nghệ sử dụng nhiều lao động.Với chủ trương này Vịêt Nam thực hiện phương châm bên cạnh việc ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, là việc đi tắt đón đầu công nghệ tiên tiến.Với những đầu tư thích hợp cho công nghệ hiện đại thì chính tự nó cũng thu hút lao động và hỗ trợ cho sản xuất phát triển, sản xuất phát triển sẽ có nhiều chỗ làm việc mới. Đây là một chủ trương lớn của đảng và Nhà nước ta. b. Các chế định về quan hệ lao động: Để giải phóng triệt để sức sản xuất mà trong đó sức lao động là chủ yếu thì một trong những nhân tố quan trọng là các chế định về quan hệ lao động cần được hướng tơí mục tiêu quan hệ lao động hài hoà, bền vững và phát triển thì mới giải phóng được sức sản xuất. Như đã biết, bản chất của quan hệ lao động là lợi ích kinh tế của cả ba phía: Phía người lao động, chủ doanh nghiệp và quốc gia. Quan hệ lợi ích này cần phải có mối quan hệ hợp lý. Phá vỡ mối quan hệ hợp lý này đều là nguy cơ dẫn đến quan hệ lao động xấu đi.Vì vậy các chế định về quan hệ lao động cần được điều chỉnh theo hướng điều hoà các lợi ích của cả ba phía, một trong những giải pháp để điều hoà lợi ích là cơ chế ba bên. c. Chuyển dịch lao động: Chuyển dịch lao động ở đây bao hàm cả chuyển dịch lao động trong phạm vi một doanh nghiệp, một ngành, một khu vực, một địa phương và cả trong phạm vi toàn xã hội. Trong phạm vi một doanh nghiệp là rất cần thiết có như vậy doanh nghiệp mới có được sự chênh lệch về lao động là nhỏ nhất, tránh được dư thừa lao động, tránh được tình trạng người lao động không theo mãi được nghề cũ đặc biệt là những nghề nặng nhọc độc hại và nguy hiểm. Rộng ra là trong một ngành, khu vực và toàn xã hội đều nhằm điều chuyển lao động và sử dụng lao động hợp lý có như vậy thì dư thừa sẽ ít đi và được điều chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước (đang dư thừa ) sang các khu vực khác hoặc về nông thôn làm kinh tế trang trại hoặc nghề thủ công. Muốn vậy cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nghề, đào tạo nghề dự phòng Bên cạnh đó cần có cơ chế chính sách về nhiều lĩnh vực có liên quan đến việc dịch chuyển này. 2. Sửa đổi bổ sung một số quy định trong pháp luật lao động: Như đã phân tích, các quy định trong pháp luật lao động (Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn) có liên quan trực tiếp đến chính sách giải quyết lao động, nhất là lao động dôi dư trong quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước cần được sửa đổi bổ sung. Một trong những hướng cơ bản sửa đổi bổ sung pháp luật lao động là tạo dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với cơ chế thị trường với thực tiễn khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước hiện nay, thúc đẩy quan hệ lao động hài hoà và phát triển thị trường lao động. Muốn quan hệ lao động hài hoà và phát triển thì trước hết phải đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia quân hệ lao động và Nhà nước. Do đó mọi quy định kìm hãm sự phát triển hài hoà của quan hệ lao động và phát triển thị trường lao động cần được thay đổi. Với hướng này, thì một số quy định sau đây (xin đề cập đến những nội dung có liên quan đến quan hệ lao động khi giải quyết vấn đề lao động dôi dư )cần sửa đổi bổ sung: a. Quy định về loại hợp đồng lao động: Pháp luật lao động quy định 3 loại hợp đồng lao động: Không xác định thời hạn, có xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm; theo thời vụ và công việc nhất định thời hạn dưới 1 năm (Điều 27 Bộ luật Lao động ).Tuy nhiên khi hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 đã làm mất đi ý nghĩa của 3 loại hợp đồng lao động này, và có những bất hợp lý như đã phân tích. Các quy định này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo hướng hạn chế bớt loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, tăng loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn tạo cơ chế chấm dứt hợp đồng lao động linh hoạt,có như vậy mới tạo động lực để người lao động cố gắng,đồng thời tăng cường sự hợp tác trong quan hệ lao động. b. Điều 31 của Bộ luật Lao động đang là vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp chuyển đổi,khi phải tiếp nhận toàn bộ số lao động của doanh nghiệp cũ và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết trước đó.Bên cạnh đó các quy định để thay đổi nội dung của hợp đồng lao động bị ràng buộc và rất khó khăn để có thể thoả thuận được.Điều luật này cũng cần được sửa đổi bổ sung theo hướng được phép tiếp nhận những lao động cần thiết sử dụng cho kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp theo một hình thức nào đó (nhận,mua,cổ phần hoá, nhận khoán hoặc thuê doanh nghiệp ), nhưng cũng cần tính đến chủ trương chống sa thải hàng loạt của Nhà nước.Mặt khác khi các quy định về loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn được sửa đổi theo hướng nêu trên thì việc sử dụng và cho thôi việc cũng sẽ thông thoáng hơn. c. Các chế định về bảo hiểm xã hội cần nghiện cứu mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hình thành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được thuận lợi dễ dàng hơn. Thực tiễn cho thấy khi tiến hành sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 44/1998 NĐ-CP và Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì nhiều lao động được chuyển sang làm việc tại các khu vực khác ngoài Nhà nước như làm việc tại nhà, chuyển thành xã viên các hợp tác xã, vào những cơ sở sản xuất kinh doanh dưới 10 lao động, khu vực phi kết cấu không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt bụôc. 3. Nghiên cứu và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Việt Nam đã đi được một chặng đường của tiến trình đổi mới nền kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu đáng mừng như tăng trưởng khá, lạm phát được đẩy lùi. Nhưng mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần, tình trạng thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh các giải pháp tình thế đối với lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước còn dành khoản tiền lớn từ ngân sách để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm. Đồng thời Nhà nước cũng chủ trương xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, chủ trương này được thể hiện trong các nghị quyết Trung ươnng Đảng khoá VII lần 7 và Trung ương 4 khoá VIII và Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 24/09/2001. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp có cả nguyên nhân cố hữu, cả nguyên nhân tạm thời. Khi xuất hiện cùng một lúc sẽ làm cho tình trạng thất nghiệp thêm trầm trọng. Trong kinh tế thị trường, thất nghiệp đã trở thành hiện tượng kinh tế – xã hội tất yếu không nên áp dụng mãi biện pháp tình thế, cũng không nên dồn hết trách nhiệm cho người sử dụng lao động, mà cần phải có chính sách quốc gia về bảo hiểm thất nghiệp mang tính kinh tế xã hội mà người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước cùng chia sẻ trách nhiệm. Như vậy sẽ huy động được sự đóng góp của toàn xã hội, Nhà nước không bị động về nguồn nhất là khi tình hình thất có thể trở nên trầm trọng. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp những rủi ro khi người lao động bị mất việc làm, đồng thời tạo điều kiện giúp họ tiếp tục tham gia vào thị trường lao động, tìm kiếm việc làm mới. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước nhất là thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, không làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời phải đảm bảo lợi ích của người lao động và của quốc gia. Phải có hình thức và bước đi thích hợp từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nếu chưa áp dụng ngay được trên phạm vi cả nước thì áp dụng thí điểm ở một số địa bàn sau đó mở rộng ra cả nước. 4. Thúc đẩy việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: a. Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm: Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998. Tiếp tục nghiên cứu và lập chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho giai đoạn tiếp theo (2001-2005). b. Chương trình xuất khẩu lao động ,chuyên gia: Nghị định số 152/1999/NĐ-CP vừa được ban hành thay thế Nghị định số 07/CP trước đây.Theo quy định mới này thì việc xuất khẩu lao động , chuyên gia đã được mở rộng rất nhiều cả về đối tượng được xuất khẩu, cả về lĩnh vực ngành nghề Nhưng vấn đề lại là ở chỗ thị trường gắn liền với việc đào tạo nghề. c. Chương trình đào tạo, đào tạo lại nghề: Đào tạo và đào tạo lại đối với người lao động là một vấn đề khó khăn đối với Việt Nam khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm thấp. Mặt khác hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề cũng còn những vấn đề đáng bàn cả ở cấp vi mô (doanh nghiệp )và vĩ mô (toàn xã hội). Nếu không làm tốt công tác này thì sự chuyển dịch lao động (trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và khu vực trong toàn xã hội ) là rất khó khăn dẫn đến tình trạng không bố trí được việc làm cho người lao động ngày càng gia tăng. d. Chương trình xoá đói, giảm nghèo e. Mở rộng và phát triển sản xuất –kinh doanh để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới (đây là cái gốc để giải quyết vấn đề lao động dôi dư ). Các chương trình mục tiêu cần được lồng ghép, gắn kết không kể do ngành nào, cơ quan nào phụ trách nhằm phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành nghề, thu hút nhiều lao động. b. giải pháp trước mắt: Với mặt bằng chính sách như hiện tại thì việc giải quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp Nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt tài chính khi doanh nghiệp còn gặp khó khăn trên các quan điểm sau đây: I. quan điểm giải quyết: 1. Giải quyết số lao động dôi dư phải dựa trên những quy định đã có của pháp luật hiện hành, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt một số chế độ chính sách trong phạm vi luật pháp cho phép. 2. Trách nhiệm chính vẫn thuộc doanh nghiệp, nhưng những doanh nghiệp gặp khó khăn thì có sự hỗ trợ về tài chính của các cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý, sau đó là Chính phủ. 3. Giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động phải tạo điều kiện để người lao động ổn định cuộc sống và tìm được việc làm mới, không gây khó khăn cho xã hội và không làm mất ổn định xã hội. 4. Nhà nước cần có cơ chế quản lý lao động (trong đó coi trọng định mức lao động, quỹ lương gắn với hiệu quả )đối với doanh nghiệp đã giải quyết xong số lao động dôi dư, tránh tình trạng sau sắp xếp lại lập lại như cũ. II. một số chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết lao động dôi dư: Với quan điểm giải quyết như trên, Nhà nước không ban hành chính sách mới, làm như vậy sẽ giữ được mặt bằng pháp luật hiện hành, bên cạnh việc xem xét sửa đổi bổ sung các quy định không còn phù hợp cần quy định một số chính sách hỗ trợ theo phương thức: Theo mức quy định của pháp luật và phần hỗ trợ thêm. 1. Trường hợp nghỉ việc trước khi sắp xếp doanh nghiệp: Đối với người lao động đã nghỉ việc từ trước khi sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, còn trong danh sách doanh nghiệp nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách theo luật định thì: a. Về chế độ khi bị mất việc làm: Đối với người lao động bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ theo Điều 17 của Bộ luật Lao động thì ngoài chế độ hiện hành (1 tháng lương cho mỗi năm làm việc), người lao động còn được hỗ trợ chi phí cho việc đào tạo lại nghề với mức 10 tháng lương cơ bản tại thời điểm mất việc làm. Nguồn kinh phí do doanh nghiệp chi trả, lấy từ nguồn quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Tuy nhiên, vì đây là số lao động đã nghỉ việc từ lâu nên việc đào tạo lại theo quy định của pháp luật lao động hầu hết là chưa thực hiện. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp cũng đa phần là chưa có, nên nguồn chi trả ngân sách Nhà nước nên hỗ trợ nếu quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không có hoặc thiếu. b. Về chế độ thôi việc: Người lao động thôi việc hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định sau: Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động. Nguồn chi trả trợ cấp thôi việc được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 198/CP. Do số lao động này đã nghỉ việc từ lâu, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do đó không có nguồn chi trả, nên ngân sách Nhà nước hỗ trợ để chi trả. c. Về bảo hiểm xã hội: Đối với người lao động còn thiếu điều kiện nghỉ hưu được giải quyết như sau: - Người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng còn thiếu 5 năm tuổi đời hoặc thiếu một số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25và 26 Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ được Nhà nước hỗ trợ một khoản để đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế với mức đóng hàng tháng là 18% tiền lương (bảo hiểm xã hội 15%,bảo hiểm y tế 3%). - Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc bảo lưu chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Nếu có nguyện vọng tham gia đóng bảo hiểm xa hội thì được tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, mức đóng hàng tháng là 15% tiền lương do người lao động tự túc nguồn kinh phí. Nhà nước sẽ hỗ trợ thêm một khoản kinh phí theo thời gian đóng góp của người lao động cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ cho mỗi năm công tác được hưởng một tháng lương. 2. Đối với người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể: Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, giải thể người lao động được hưởng chế độ theo luật định và phần hỗ trợ thêm cho đào tạo, nghỉ chờ hưu, bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau: a. Các chế độ theo luật định: - Được trợ cấp thôi việc theo Điều 42 của Bộ luật Lao động, quy định tại Điều 3 Nghị định số 92/CP của Chính phủ, Điểm đ Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động, Điểm 4 mục III thông tư số 21 ngày 12/10/1995 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. - Nguồn chi trả lấy từ tài sản còn lại của doanh nghiệp (trường hợp phá sản), lấy từ tiền thanh lý tài sản doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp giải thể). b. Các chế độ khác được hỗ trợ thêm: - Bù 1/2 tháng lương cho 1 năm làm việc để được bằng khoản trợ cấp mất việc làm vì đây là trường hợp mất việc làm do phá sản giải thể. - Các hỗ trợ khác như: Đào tạo, nghỉ chờ hưu, bảo lưu chế độ bảo hiểm xã hội, như các đối tượng khác đã nêu trên. 3. Trong trường hợp thực hiện các hình thức chuyển đổi: a. Đối với người lao động không bố trí được việc làm do thực hiện các hình thức chuyển đổi: - Theo quy định hiện hành: Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động (cứ mỗi năm làm việc được hưởng 1/2 tháng lương và phụ cấp ,nếu có). Nguồn chi trả được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông. Đối với người lao động tự nguyện xin thôi việc, trong thời gian 3 tháng được hưởng 100% tiền lương và các khoản phụ cấp nếu có, hết thời hạn 3 tháng, nếu không tìm được việc làm mới thì giải quyết chế độ như sau: + Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động (cứ mỗi năm làm việc cho doanh nghiệp thì được hưởng một tháng lương cơ bản). + Người lao động hỗ trợ kinh phí đào tạo là 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước tại thời điểm mất việc làm. + Người lao động được bảo lưu chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Nếu có nguyện vọng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, mức đóng hàng tháng là 15% tiền lương và do người lao động tự túc nguồn kinh phí. + Ngoài chế độ như trên còn được hưởng các chế độ gồm: Trợ cấp mất việc làm, đào tạo, nghỉ chờ hưu, bảo lưu chế độ bảo hiểm xã hội. - Phần hỗ trợ thêm: Khuyến khích người lao động tự nguyện thôi việc theo mức 2 tháng lương cho một năm làm việc và hỗ trợ thêm 5-10 triệu đồng /người từ nguồn quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 4. Người lao động thuộc các đối tượng dôi dư trong thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ được cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm miễn phí. 5. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho người lao động và cho phép lấy từ nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. 6. Nghiên cứu và ban hành một cơ chế giám sát việc tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, để tránh tình trạng sau sắp xếp lại dôi dư lao động đòi Nhà nước phải giải quyết, nhưng vẫn đảm bảo được quyền sản xuất tự chủ và tuyển dụng lao động, trên cơ sở tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp gắn với năng suất lao động, gắn với lợi nhuận làm ra, khắc phục tình trạng tiền lương thu nhập tăng nhưng lợi nhuận tăng chậm hơn hoặc không tăng dẫn tới hiệu quả ngày càng giảm, thậm chí lỗ; sửa đổi chế độ bảo hiểm xã hội tạo điều kiện tăng chi phí sản xuất đúng, đủ gắn nghĩa vụ với quyền lợi trong thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội; chính sách đào tạo nghề trong doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các hình thức đào tạo gắn với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Kết luận Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước được đưa ra nhằm góp phần giải quyết tốt hơn. Thực hiện các định hướng chủ trương, chính sách nêu trên sẽ tạo môi trường và điều kiện cho các doanh nghiệp với các loại hình sở hữu khác nhau phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả hơn. Đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc sắp xếp lao động góp phần vào công cuộc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước, và đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tạo tiền đề để doanh nghiệp Nhà nước phát triển bền vững, xứng đáng là vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Chu Hoàng Anh – Phó vụ trưởng Vụ chính sách Lao động việc làm, Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Bài: “Một số vấn đề về chính sách việc làm, thất nghiệp và lao động dôi dư ở Việt Nam” NXB Thống kê - Tháng 06/2000, tr 45. 2. TS. Lê Duy Đồng- Thứ trưởng Bộ Lao động Thương và xã hội. Bài: Chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu. Tạp chí : Quản lý Nhà nước – Số tháng 02/2002, tr 23. 3. Nguyễn Đại Đồng- Vụ trưởng Vụ Chính sách lao động việc làm, Bộ Lao động Thương binh và xã hội.Tài liệu: “Các vấn đề lao động trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước” Hà Nội ngày 02/06/2000.Viện quản lý kinh tế trung ương. 4. Nguyễn Minh Thông –Phó trưởng ban thường trực Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương.Tài liệu: “Kinh nghiệm đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc” NXB Thống kê-ngày 02/06/2000. 5. PGS.TS. Phạm Đức Thành - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Bài: Sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước với vấn đề lao động dôi dư. Tạp chí: Kinh tế phát triển- Số tháng 03/2002,tr13. 6. Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật doanh nghiệp Nhà nước – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995. 7. Báo cáo số 66/TTTT-TK “Tình hình lao động trong các doanh nghiệp không bố trí được việc làm và dự kiến dôi ra vào Quý III/2000” – Trung tâm thông tin –Thống kê Lao động và xã hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội. 8. Nghị định 388/HĐBT, Ngày 20/11/1991 9. Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX: “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước ”. Hà Nội ngày 24/09/2001. 10. Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, ngày 11/04/2002 11. Quyết định số 217/HĐBT, ngày 14/01/1987. 12. Quyết định số 176/HĐBT, ngày10/09/1989. 13. Quyết định 315/HĐBT; ngày 01/09/1990. Mục lục số 1a Tổng hợp phân loại doanh nghiệp Nhà nước năm 2001 Tổng số doanh nghiệp Nhà nước 5317 I. doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích 732 Bao gồm: 1. Loại DNNN hoạt động công ích, giữ nguyên 100% vốn Nhà nước 212 2. Loại DNNN hoạt động công ích, Nhà nước giữ cổ phần chi phối 439 3. Loại DNNN hoạt động công ích, Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt 81 II. Doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh: 4585 Bao gồm: 1. Loại DNNN giữ nguyên 100% vốn Nhà nước 2268 2. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần chi phối 437 3. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt 34 4. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp 482 5. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước không giữ cổ phần 327 6. Loại DNNN sáp nhập, hợp nhất 385 7. Loại DNNN khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp 20 8. Loại DNNN chuyển thành đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu 43 9. Loại DNNN giao, bán doanh nghiệp 221 10. Loại DNNN giải thể, phá sản 368 Trong đó: 4585 a. Tổng công ty 91 488 1. Loại DNNN giữ nguyên 100% vốn Nhà nước 403 2. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần chi phối 39 3. Loại DNNN giải thể, phá sản 46 B. CáC TổNG CÔNG TY 90 1. Loại DNNN giữ nguyên 100% vốn Nhà nước 394 2. Loại DNNN sáp nhập, hợp nhất 86 3. Loại DNNNcổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần chi phối 237 4. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt 34 5. Loại DNNN giao, bán doanh nghiệp 19 6. Loại DNNN giải thể, phá sản 41 c. Các Doanh nghiệp Nhà nước độc lập 3286 1. Loại DNNN giữ nguyên 100% vốn Nhà nước 1471 2. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần chi phối 161 3. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp 482 4. Loại DNNN cổ phần hoá, Nhà nước không giữ cổ phần 327 5. Loại DNNN sáp nhập, hợp nhất 299 6. Loại DNNN khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp 20 7. Loại DNNN chuyển thành đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu 43 8. Loại DNNN giao, bán doanh nghiệp 202 9. Loại DNNN giải thể, phá sản 281. . MụC Lục Trang lời mở đầu Phần thứ nhất Những luận cứ khoa học và tính tất yếu của việc sắp xếp lại lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. I.Một số khái niệm cơ bản: 1. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 2. Đổi mới cơ chế quản lý DNNN 3. Tổ chức sắp xếp và cơ cấu lại DNNN 4. Công ty cổ phần 5. Cổ phần hoá DNNN 6. Giao một DNNN cho tập thể người lao động 7. Bán một số DNNN 8. Khoán kinh doanh một DNNN 9. Cho thuê một DNNN II. Tính tất yếu của việc sắp xếp lại DNNN dẫn tới việc sắp xếp lại lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN Sắp xếp doanh nghiệp là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường 2. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN III. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc sắp xếp lại lao động trong các DNNN Quan điểm chung Những nguyên tắc cơ bản trong việc sắp xếp lại lao động trong DNNN IV. Kinh nghiệm giải quyết về chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp DNNN ở một số nước Trung Quốc Ân Độ Hungary Đài Loan phần THứ HAI đánh giá thực trạng về chính sách đối với người lao động trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại dnnn A. Các chính sách hiện hành của việt nam đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN ở Việt Nam I. Chính sách của Nhà nước về lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN 1. Các quyết định của Chính phủ a. Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/01/1987 của Hội đồng Bộ trưởng b. Quyết định 176/HĐBT ngày 10/09/1989 của hội đồng bộ trưởng c. Quyết định 315/HĐBT ngày 01/09/1990 của Hội đồng Bộ trưởng d. Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng 2. Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người lao động khi rời khỏi DNNN II. Chính sách đối với người lao động không bố trí được việc làm 1. Thực hiện theo quyết định của pháp luật hiện hành a. Chính sách đối với người lao động bị mất việc làm do thay đổi công nghệ b. Chính sách đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động c. Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản d. Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá e. vận dụng Chế độ hưu trí f. Đối với người lao động tự nguyện xin thôi việc g. Đối với người lao động không bố trí được việc làm còn lại h. nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 B. Đánh giá thực trạng về việc thực hiện chính sách đối với người lao động trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại DNNN trong thời gian gần đây I. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1986 – 1991 1. Vai trò của Nhà nước và quyền tự chủ doanh nghiệp trong sử dụng lao động II. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1991 đến nay C. Những kết quả đạt được và nhận xét rút ra của việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN I. Kết quả đạt được và những vấn đề cần tháo gỡ khó khăn 1. Kết quả sắp xếp lại DNNN 2. Dự kiến lộ trình sắp xếp DNNN theo Chỉ thị 20/CT giai đoạn 2000- 2002 3.Những vấn đề cần tháo gỡ phần thứ ba khuyến nghị các giải pháp cơ bản về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước A. giải pháp lâu dài 1. Phát triển sản xuất tạo nhiều chỗ làm việc 2. Sửa đổi bổ sung một số quy định trong pháp Luật lao động 3. Nghiên cứu và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp 4. Thúc đẩy việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia B. giải pháp trước mắt I. Quan điểm giải quyết II. Một số chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết lao động dôi dư Trường hợp nghỉ việc trước khi sắp xếp Đối với người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản giải thể Trường hợp thực hiện các hình thức chuyển đổi kết luận 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 6 7 7 8 9 9 13 13 14 16 16 16 16 16 17 18 18 20 20 20 20 21 23 23 24 25 25 25 28 28 28 29 34 34 34 37 39 46 46 46 47 49 51 51 52 52 54 54 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3582.doc
Tài liệu liên quan