Thực tế rằng không thể và không bao giờ giải quyết được với địa bàn thủ đô với đường sá nhỏ hẹp, chằng chịt và bất hợp lý như hiện tại. Nạn tắc đường thường xảy ra vào giờ cao điểm, giờ đi làm của nhân dân, trong khi ngoài thời điểm, giờ đi làm của nhân dân, trong khi ngoài thời điểm đó thì hầu như đường sá thông suốt ngoại trừ một số con đường nhỏ.
Cuối tháng 8-2007 đích thân chủ tích HĐQT tổng công ty Transerco Bùi Xuân Dũng đã ký quyết định số 2392 / QD-TCT về việc ban hành chương trình hành động bảo đảm an toàn giao thông đến năm 2010 và những việc làm cụ thể trong những tháng cuối năm 2007 triển khai thực hiện nghị quyết số 32
Để triển khai chương trình hành động này, Transerco đã thành lập riêng 1 ban ATGT do đích thân chủ tịch HĐQT làm trưởng ban. Theo ông Nguyễn Đoàn Dũng tổng giám đốc công ty Transerco, để đảm bảo ATGT trước hết phải cải thiện công tác quản lý điều hành và đào tạo, giáo dục lái xe và phụ xe.
Thời gian qua, Transerco đã xem xét thực trạng hoạt động của các xe buýt trên địa bàn Hà Nội để từ đó tiếp cận và giải bài toán an toàn giao thông dưới nhiều góc độ. Trong đó, transerco đặc biệt quan tâm đến những thách thức về cả 4 phương diện cấu thành đến ATGT là: lái xe. phương tiện, hạ tầng, MTGT. Từ đó Transcerco đã cụ thể hóa thành kế hoạch nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an toàn giao thông với những lộ trình và ưu tiên triển khai cụ thể.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những khuyết tật của xe buýt Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Bạn là sinh viên? Bạn là học sinh? Hay là một công nhân viên chức bình thường? Bạn đến từ Thanh Hóa, Nghệ An hay Lào Cai, Yên Bái? Cho dù bạn đến từ đâu bạn làm nghề gì thì hẳn khi sống ở thành phố Hà Nội thủ đô của cả nước, bạn cũng đã gặp không ít khó khăn. Chúng tôi cũng vậy 10 thành viên thì mỗi người đến từ mỗi nơi, có những người may mắn thì được ở cùng gia đình nhưng cũng có những người thì phải ở xa gia đình, phải thuê nhà trọ ở ngoài, bao khó khăn phải vượt qua nhất là khi chi phí sinh hoạt ở Hà Nội ngày càng trở nên đắt đỏ hơn, đối với những gia đình bình thường việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đã khó, đối với những gia đình khó khăn đặc biệt là những gia đình ở nông thôn những khó khăn ấy càng thêm bội phần. Việc chi tiêu cần phải tính toán hết sức kĩ lưỡng , không chỉ là chi tiêu trong ăn ở mà ngày cả vấn đề đi lại cũng cần phải hết sức cân nhắc, đi bằng gì vừa rẻ lại vừa an toàn mà lại thuận tiện không ảnh hưởng đến sinh hoạ. “Xe buýt “ là lựa chọn số một.
Với tình hình các đô thị lớn và điều kiện của Việt Nam hiện này thì chúng ta phát triển giao thông công cộng chủ yếu là một hướng đi đúng đắn vì xe buýt có thể hoạt động trên các con đường của Việt Nam hiện nay, vì Việt Nam hiện nay cơ sỡ hạ tầng chưa thể phát triển được các loại tàu điện. Xe buýt là một phương tiện đi lại hữu hiệu trong các thành phố lớn do nó tiện lợi và chi phí đi lại của nó là thấp hơn so với cái loại hình giao thông khác.
Nhưng hiện nay, xe buýt giờ đây nổi lên như nhưng hung thần trên đường phố Hà Nội, nhiều tại nạn giao thông nghiêm trọng do xe buýt gây ra. Những con đường mỗi khí tắc đều thấy xuất hiện những xe buýt đứng ngổn ngang không có hàng lối. Rồi nếu bạn là sinh viên đi học bằng xe buýt hay là người đi làm thì chắc chắn bạn không ít dưới một lần bị những chuyến xe buýt bỏ rời tại điểm chờ xe buýt, có những hôm bạn đi học hay đi làm muộn chỉ vì không bắt được xe buýt.
Sau khi học xong môn học Kinh Tế Công Cộng, nhóm chúng tôi gồm 10 người quyết định phân tích những nhược điểm của xe buýt và vận dụng những kiến thức của môn kinh tế công cộng giải thích những nhược điểm trên xe buýt Hà Nội. Nên nhóm quyết định lấy tên: “Những khuyết tật của xe buýt Hà Nội”
Cả nhóm xin chân thành cám ơn cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoa. Đã giảng dạy vào cho vào giúp chúng em kiến thức công cộng để thực hiện đề tài.
I- Những nhược điểm của xe buýt Hà Nội:
Tuy nhiên ở Hà Nội xe buýt vẫn còn rất nhiều nhược điểm gây nên bức xúc cho người dân: Thái độ phục vụ của tài xế cũng như phụ xe là chưa tốt, hiện tượng bỏ bến, cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ùn tắc giao thông, các vấn đề xã hội khác mà xe buýt gây ra.
a) Xe buýt bỏ bến, chạy không đúng giờ
Hiện tượng xe buýt bỏ bến hiện nay là hiện tượng thường nhật trên các tuyến đường Hà Nội. Khi xe đã đầy khách, hành khách trên xe không còn chỗ để cựa khách không thể lên được xe buýt bỏ bến, nhưng khi xe không có khách ghê trên xe còn nhiều thì tài xế vẫn bỏ bến. Có những người đi làm từ 6h30 đến 8h chưa bắt nổi một chuyến xe buýt, rồi những em học sinh, sinh viên đi học đã tới giờ vào lớp nhưng vẫn ngồi ngong ngóng từ chiếc xe buýt đi qua. Giờ chạy thì không ổn định, không theo lịch trình có khi khách chờ cả tiếng không có một chiếc xe nào đi qua nhưng nếu có xe đi qua thì những 2 đến 3 chiếc cùng đi qua. Nhiều ý kiến bạn đọc trên báo Vnexpress.net:
17h30 chiều 9/9, vừa rẽ từ đường Huỳnh Thúc Kháng sang, xe buýt 26 thả khách ngay đầu ngã tư Nguyễn Chí Thanh- Huỳnh Thúc Kháng, rồi phóng qua bến trước cổng đại học Luật. Trên vỉa hè hàng trục sinh viên xô xuống lòng đường chờ lên xe, nhìn theo tiếc nuối. Cùng ngày, trên đường Trần Bình Trọng chiếc xe buýt tuyến 32 đỗ cách bến 50 mét, tài xế chỉ mở của sau để trả khách, không mở cửa trước để đón khách, một thanh niên vội vã lên xe đã bị cửa xe buýt kẹp vào tay.
Các buổi sáng tại bến Cầu Đại La- Đại học kinh tế quốc dân các xe buýt tuyến 19 đều trả khách ngay cổng chợ Đồng Tâm mà không trả khách tại bến.
Sáng thứ 2, bến xe buýt cạnh khu công nghiệp Vĩnh Tuy chật cứng học sinh, sinh viên, công nhân cứ 15 phút có một tuyến đi Long Biên nhưng một số tài xế cho xe chạy thẳng qua nhiều khách phải bắt xe ôm chạy vượt tuyến.
Theo bạn Sơn_Giang độc giả của báo: “Bắt đầu từ việc chờ xe 35 với thời gian là 1h15' nhưng không có một xe nào xuất hiện đành phải bắt xe ôm đi học. Lúc đó tôi nghĩ chắc tại đội xe có vấn đề hoặc có thể là tắc đường... Nhưng đến lúc tan học, tôi ra bến chờ xe 26. Nhìn thấy trên xe rất ít người, tôi hí hửng với tâm trạng sắp được về nhà nghỉ ngơi. Tôi bước xuống vỉa hè từ vị trí trạm nhưng không, tài xế vội vã dừng xe cách biển đỗ khoảng 30 mét. Tôi liền theo phản xạ hộc tốc chạy tới nhưng chỉ có cửa trả khách mở còn cửa lên vẫn đóng im ỉm. Tôi lững thững quay trở lại bến với tâm trạng không hiểu vì sao lại thế. Một ông tây (cũng đang chờ xe buýt) nhìn tôi rồi mỉm cười nhẹ nhàng với tôi như thể "đấy là văn hóa làm việc ở Việt Nam" nên tôi đừng cố tìm câu trả lời. Hết tiền, không thể đi xe ôm được nữa nên tôi đành quay trở lại vỉa hè với duy nhất ý nghĩ chờ tiếp nếu không tôi sẽ phải đi bộ 10 km. Nhưng tôi đã thất bại vì chờ thêm 50' nữa (lúc ấy là 9h45') mà vẫn không thấy xe 26..”...
Nhiều ý kiến phụ huynh phản ánh về việc bỏ bến của xe buýt làm cho con họ đi học muộn: “Tôi rất bức xúc với việc xe buýt bỏ bến, cháu đi học bằng vé tháng xe buýt, nhưng cháu thường xuyên đi học muộn vì xe buýt bỏ bến. Chiều đi học về tình hình không khả quan hơn. Đặc biệt, xe buýt thường xuyên bỏ bến mà học biết là đông học sinh, sinh viên đi học bằng vé tháng. Các cháu học phổ thông như con tôi bị nhận diện từ xa nên việc chứng kiến xe buýt vừa dừng bánh chưa kịp chạy đến nới là xe đã vụt đi là chuyện khá thường xuyên...”
b) xe buýt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
Hằng ngày, trên các đường phố Hà Nội những người tham gia giao thông vẫn chứng kiến các chiếc xe buýt thải khói đen mù mịt. Đăc biệt là các tuyến xe buýt của công ty Bắc Hà, Bảo Yến như: Tuyến số 44 Trần Khánh Dư- Bến xe Mỹ Đình, tuyến số 43 Kim Ngưu - Đức Giang... Một phụ huynh học sinh trên đường đưa con đến trường nghe con gái 6 tuổi ngây ngô hỏi: “ Bố ơi, xe buýt cháy à?” mà người bố thật không biết trả lời con thế nào?”. Và những chiếc xe buýt này đi qua là một lần bụi tung mù mịt khiến không ít người tham gia giao thông, các hộ gia đình ở xung quanh than phiền. Trên những tuyến đường như Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng, Tam Trinh, Pháp Vân... mỗi khi có một chiếc xe buýt đi qua là một lần bụi mù cả một con đường. Hầu như các tuyến xe buýt Hà Nội đều sử dụng loại nhiên liệu là dầu diezel. Sản phẩm cháy dầu diezel sẽ tạo ra khí SO2, SO3, các khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo ở “báo động đỏ” kết quả đo được ở các quận nội thành của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần, trong đó có quận Đống Đa, Long Biên cao gấp 4 lần. Nồng độ SO2 cao gấp 6 lần cho phép... Tuy xe buýt không phải là nguyên nhân chủ yếu gấp nên tình trạng này tuy nhiên xe buýt cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở Hà Nội hiện nay.
c) Xe buýt một trong các nguyên nhân gây tắc đường, tai nạn giao thông.
Xe buýt chạy trên đường không có trật tự không khoảng cách thích hợp: cái bên dọc cái bên ngang qua các ngã tư; nối đuôi nhau dài ngoằng không một khe hở trên đường không có hàng lối cái làn đường bên này cái làn đường bên khác, rồi đi hàng ngang 2 -3 chiếc chiếm hết phần đường giành cho các phương tiện khác. Trên các đoạn đường, nút giao thông khi bị ùn tắc khi đèn đỏ thì xe máy nhỏ có thể len lỏi chen lên được nhưng xe buýt to lớn cồng kềnh về cố chen lên, thiệt nghĩ ở những con đường Hà Nội nhỏ 2 chiếc xe buýt to song song nhau thì làm sao mà không gây ra ắc tắc giao thông. Giao thông Hà Nội đã ùn tắc này với thái độ lái xe không chấp hành luật giao thông của các tài xế xe buýt như trên thì giao thông Hà Nội đã chật trội ún tắc nay lại càng ùn tắc hơn.
Khi bị tắc đường để đảm bảo thời gian đi về đúng giờ thì các tài xế xe buýt thường phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đến bến xe vẫn đi với tốc độ cao rồi tạt vào điểm dừng xe buýt. Nhiều tài xế thừa nhận, họ luôn trong tình trạng thái mệt mỏi, thậm chỉ ngủ gật khi đang lái xe giữa phố đông người. Quy định về thời gian ăn uống, nghỉ ngơi trong một ca đối với lái xe quá ít không hợp lý. Trung bình mỗi lượt các lái xe chỉ được nghỉ khoảng 5 phút, vì thế giờ làm việc làm sao tỉnh táo. Quy định của thành phố Hà Nội mỗi lái xe chỉ được làm 420 phút mỗi ngày và làm 24 ngày trên một tháng năm là 288 ngày nhưng theo ý kiến của nhiều lái xe thì để nhận lương cơ bản họ phải chạy 24 công vận chuyển và kèm theo đó là 2 công trực, thậm chí nhiều tài xế phải chạy tới 29-30 ngày mỗi tháng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều các các vụ tai nạn giao thông ở Hà Nội:
- 10h35 Ngày 29-1-2008 xe buýt mang biển kiểm soát (BKS) 30F-0275 đang vào bến đối diện khách sạn Daewoo đã quệt phải xe máy đi cùng chiều, vụ va chạm đã khiến người phụ nữ đang điều khiển xe may ngã xuống đường đầu bị bánh xe buýt nghiến qua, mũ bảo hiểm nát bét... Tại hiện trường của vụ tai nạn, nằm cách chiếc xe Weva Alpha mảu đỏ mang BKS 35N4-1598, thi thể của nạn nhân, cách đó khoảng 1,5m là hàng chục mảnh vụn và đệm xốp của một mũ bảo hiểm màu xanh.
- Khoảng 11h ngày 17/10/2008 trên đường Võng Thị, quận Tây Hồ, Hà Nội, một chiếc xe buýt tuyến 55 đi qua bến không dừng hẳn đã đâm vào chân một học sinh khi em cố chạy theo để lên xe. Nạn nhân là em Nguyễn Tuấn Lương( SN 1992) học trường PTTH dân lập Đông Đô, bị bánh xe buýt nghiến lên phần bắp chân, chèn làm vỡ mắt xương cá chân. ( Hanoimoi.com)
- Hồi 21h20 ngày 4/3, chiếc xe buýt số 26 mang biển kiểm soát 29T-3741, chạy tuyến Mỹ Đình - Mai Động, bất ngờ tông vào hông xe taxi BKS 30K-2460 đi cùng chiều rồi lao lên vỉa hè. Sau khi đâm làm móp hông chiếc taxi, xe buýt lạc tay lái, lao qua đường đâm thẳng lên vỉa hè, bẩy gốc cây xanh, đông thời cuốn theo chiếc xe máy, trên xe có hai người. Chiếc xe máy magn BKS 29S2-5387 nát vụn dưới bánh xe buýt, 2 người đi xe bất tỉnh, chảy nhiều máu, được đưa vào bệnh viện.
e) Thái độ phục vụ của lái xe và phụ xe
Các tài xế xe buýt thì lái xe không cẩn thận đón trả khách không đúng nơi quy định làm xảy ra nhiều vụ tại nạn giao thông không đáng có trên đường phố Hà Nội. Còn bên trên các chuyến đi thì thái độ phục vụ các phụ xe không được tốt, văn minh.
- Vào hồi 18h45 ngày 15-9 tôi đến nhà chờ xe buýt tại đường Kim Ngưu- Hà Nội theo như bảng thông báo cứ 10-15 phút có một chuyện nhưng đợi mãi đến 19h45 mới có xe. Khi tôi lên xe với thái độ của phụ xe khi thu tiền của tôi 5.000 đồng nhưng cuối cùng không trả lại, tôi có hỏi thì phụ xe bảo không có tiền trả lại, vị dụ phụ xe nào cũng nói như vậy... Tuy vậy khi xe đến trạm dừng đỗ đối diện 535 Kim Mã thì thì phụ xe không cần trình bày mà ra lệnh cho hành khách ai đi Bưởi và Hoàng Quốc Việt thì xuống xe đi xe khác và bến cuối cùng của xe đó là trạm chung chuyển Cầu Giấy. Tôi thiết nghĩ nước ta khuyến khích mọi người đi xe buýt và hô hào khẩu hiệu văn minh xe buýt vây mà lại tuyển vào công ty nhưng lái xe phụ xe như tôi đã gặp hay sao? ( Nguyễn Văn Tuấn, Bạn đọc báo VnExpress)
d) các vấn đề xã hội do xe buýt gây ra.
- Theo nguồn tin từ khách hàng thường xuyên đi xe buýt. Mấy tháng gần đây có nhiều đối tượng xấu tụ tập tại các điểm xe buýt, lợi dụng lúc đông người để thực hiện hành vi móc túi. Ngày 06-05-2008 đội kiểm tra giám sát tổng công ty vận tải Hà Nội phối hợp với đội 5- phòng CSĐT – CATPHN lập tổ công tác tiến hành mật phục theo dõi khoanh vùng các điểm phát hiện đối tượng đang lên xe tại điểm trung chuyển Cầu Giấy. Tổ công tác liền bám theo đối tượng lên xe. Đối tượng vừa lên xe đã thực hiện hành vi móc túi lấy một chiêc điện thoại di động của chị Đặng Thị Liên. Tổ công tác bắt đối tượng và thu hồi tang vật giao cho công an phường Ngọc Khánh- Ba Đình.
II. NGUYÊN NHÂN:
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc đường, tai nạn giao thông.
Do các loại phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng quá nhanh, hiện nay Hà Nội có mật độ giao thông 4000 xe máy/Km, 400 ô tô/Km. Hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp yêu cầu, việc quy hoạch phân luồng tuyến cho các loại xe lại không gắn với tình hình thực tế nên đã dẫn tới tình trạng gia tăng tắc đường. Khi tình trạng tắc đường trở nên gay gắt thời gian gần đây, người ta mới nhìn lại việc phát triển xe buýt quá nóng nhưng lại quên tính toán một cách chi tiết, bài bản trong điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng xe buýt là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tắc đường, ùn tắc giao thông.
Xuất phát chính từ những người xây dựng kế hoạch phát triển xe buýt, quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động cho xe buýt một cách không hợp lý.
Trong lúc xe buýt đang dần bị nhiều người ngán ngẩm, việc chuyển hàng loạt đường phố thành một chiều càng khiến nhiều người bỏ xe buýt bởi có chiều đi thì không có chiều về hoặc ngược lại!
Tình trạng dừng đậu xe lấn chiếm lòng, lề đường trước cổng trường học vào các giờ tan học Sau nhiều lần hạ quyết tâm lập lại trật tự, trả lại sự thông thoáng cho lòng lề đường, mốc thời hạn thành phố đặt ra là ngày 15/10 đã qua nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan: lòng đường, vỉa hè vẫn bị chiếm dụng vào nhiều mục đích khác nhau ngoài phục vụ giao thông.
Điểm dừng đỗ xe buýt bất hợp lý là nguyên nhân của nhiều vụ ùn tắc và tai nạn:Xe buýt đậu đỗ không đúng điểm dừng, điểm đỗ dày đặc và bất hợp lý đang là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến phố của Hà Nội không có lối thoát. Được ưu tiên hoạt động để giải tỏa ùn tắc giao thông, nhưng chính những tuyến xe buýt và những điểm dừng đỗ không hợp lý này lại đang làm cho giao thông Thủ đô thêm phức tạp hơn. do được “ưu tiên”, được tự do hoạt động nên khi các tuyến buýt chạy trên đường thường luồn lách và chạy với tốc độ cao cũng được xem là chuyện bình thường? Vào các giờ cao điểm khi lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông, nhưng các xe buýt, vẫn lạng lách, gầm rú, xả khói mù mịt như chạy trên xa lộ, ngoài ra khi tiếp cận các điểm dừng, đỗ còn “vô tư” và ép các phương tiện đi cùng chiều ra rìa đường, bất kể đó là ai, người già hay các em nhỏ.
Nếu tại các tuyến phố cổ, phố nhỏ xe buýt được nhiều người dân “qui kết” đang là một trong những nguyên nhân chính gây ùn tắc và khói bụi thì ở các tuyến phố lớn xe buýt lại được người dân biết đến nhiều hơn không chỉ với những điểm đậu đỗ vô lý mà còn là những vụ tai nạn thảm khốc. Nguyên nhân xe buýt bỏ điểm dừng:
Do nhu cầu người đi xe buýt đông, nhất là vào giờ cao điểm khiến xe đã quá tải nên có những điểm dừng lái xe không dám nhận thêm khách nữa để đảm bảo chất lượng phục vụ. Vấn đề này phải giải quyết bằng cách bố trí lại luồng tuyến, tăng tần suất tại một số tuyến quan trọng.
Phần nữa do tắc đường nên các xe buýt để đảm bảo lịch trình họ thường bỏ bến để chạy cho nhanh cho kịp giờ.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan là thái độ phục vụ của một số lái xe không tuân thủ quy định. Tại một số giờ thấp điểm, họ cố tình bỏ điểm dừng để kết thúc chuyến cho nhanh, để về nhà nghỉ ngơi, nhất là các tuyến cuối ngày. Khiến cho hành khách đi xe buýt phải đợi dài cổ.
Áp lực về lịch trình, thời gian đã khiến nhiều tài xế xe buýt tại Hà Nội và TPHCM phải phóng nhanh, vượt ẩu. Nhiều tài xế thừa nhận, họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí ngủ gật khi đang lái xe giữa phố đông người. Gần đây nhất có lái xe buồn ngủ đến mức xe lao cả lên vỉa hè mới tỉnh.
Quy định về thời gian ăn uống, nghỉ ngơi trong một ca đối với lái xe quá ít và không hợp lý. Trung bình mỗi lượt các lái xe chỉ được nghỉ không quá 5 phút, vì thế vào giờ làm việc làm sao mà tỉnh táo. Theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt áp dụng từ ngày 30/6/2003 (đến nay vẫn chưa thay đổi), thời gian làm việc của một lái xe là 420 phút mỗi ngày. Số ngày làm việc một tháng là 24 ngày, một năm là 288 ngày.
Theo một số tài xế, một trong những nguyên nhân khiến họ phải phóng nhanh, vượt ẩu gây TNGT còn xuất phát từ quy định về giờ xuất bến, khoảng cách giữa hai chuyến của ngành giao thông công chính.
III- Chứng mình bằng lý thuyết kinh tế công cộng:
Xe buýt là hàng hóa công cộng do nó có đầy đủ hai đặc tính của một hàng hóa cá nhân:
+ Có tính cạnh tranh trong tiêu dùng: Khi có thêm một người sử dụng sẽ làm giảm lợi ích của những người đang sử dụng nó khi việc tiêu dùng đã đạt tới giới hạn công suất thiết kế của nó
+ Có tính loại trừ bằng giá: Người đi xe buýt phải trả một mức giá phí nhất định để sử dụng dịch vụ này.
3
P (nghìn đồng)
MC
Xe buýt được cung cấp công cộng: Việc hành khách đi xe buýt được nhà nước trợ cấp 1 phần giá phí làm cho mức giá mà người đi xe buýt phải trả thấp hơn so với mức giá thị trường. Do mức giá mà nguwoif đi xe buýt phải trả thấp hơn so với giá thị trường do được nhà nước trợ cấp giá nên mức giá này là tương đối rất thấp dẫn đến tiêu dùng quá mức.
Q (người)
O
Trên đồ thị trục hoành biểu diễn số lượng người đi xe buýt, trục tung biểu diễn mức giá
QM
Q*
Trên đồ thị là đường cầu về việc sử dụng xe buýt
Theo điều kiện biên biên về hiệu quả:
+ Lượng tiêu dùng hiệu quả của loại dịch vụ này đạt tại điểm mà MB=MC. Trên đồ thị Q* là điểm tiêu dùng hiệu quả làm tối đa hóa lợi ích xã hội ròng.
+ Tuy nhiên như trên đã phân tích, lượng người đi xe buýt thực tế là quá mức Q*. Khi hàng hóa này được cung cấp miễn phí thì MC của việc cung cấp bằng 0 hay trong trường hợp này MC là rất thấp, nên tiêu dùng sẽ đạt ở mức Qm
+ Tuy nhiên, do MC của việc sản xuất HHCN là dương chứ không phải bằng 0 nên tiêu dùng ở mức Qm sẽ gây tổn thất xã hội do tiêu dùng quá mức.
+ Tại Qm, chi phí cận biên mà người tiêu dùng phải trả -MC, lớn hơn lợi ích biên mà họ nhận được –MB nên gây ra tổn thất phúc lợi xã hội do tiêu dùng tăng thêm từ Q* đến Qm. Đó là phần diện tích gạch chéo trên đồ thị. Nếu lượng tiêu dùng quá mức hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng càng lớn thì gánh nặng về chí phí sản xuất và cung cấp hàng hó đó đối với xã hội ngày càng cao. Điều đó giải thích việc hàng năm chính phủ phải bỏ ra một khoản tiến rất lớn để trợ giá cho xe buýt và lượng tiến mà chính phủ phải bỏ ra mỗi năm không ngừng tăng lên.
IV- Các giải pháp
Xe buýt trước đây được coi như là giải pháp tối ưu cho vấn nạn tắc đường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hậu quả của sự yếu kém trong quá trình quản lý, hạn chế trong quy hoạch, chậm chạp trong mở rộng đường sá, phương tiện giao thông công cộng. Nhưng liệu có thực sự xe buýt có giải quyết được hậu quả mà ngành giao thông công chính để lại không?
Thực tế rằng không thể và không bao giờ giải quyết được với địa bàn thủ đô với đường sá nhỏ hẹp, chằng chịt và bất hợp lý như hiện tại. Nạn tắc đường thường xảy ra vào giờ cao điểm, giờ đi làm của nhân dân, trong khi ngoài thời điểm, giờ đi làm của nhân dân, trong khi ngoài thời điểm đó thì hầu như đường sá thông suốt ngoại trừ một số con đường nhỏ.
Cuối tháng 8-2007 đích thân chủ tích HĐQT tổng công ty Transerco Bùi Xuân Dũng đã ký quyết định số 2392 / QD-TCT về việc ban hành chương trình hành động bảo đảm an toàn giao thông đến năm 2010 và những việc làm cụ thể trong những tháng cuối năm 2007 triển khai thực hiện nghị quyết số 32.
Để triển khai chương trình hành động này, Transerco đã thành lập riêng 1 ban ATGT do đích thân chủ tịch HĐQT làm trưởng ban. Theo ông Nguyễn Đoàn Dũng tổng giám đốc công ty Transerco, để đảm bảo ATGT trước hết phải cải thiện công tác quản lý điều hành và đào tạo, giáo dục lái xe và phụ xe.
Thời gian qua, Transerco đã xem xét thực trạng hoạt động của các xe buýt trên địa bàn Hà Nội để từ đó tiếp cận và giải bài toán an toàn giao thông dưới nhiều góc độ. Trong đó, transerco đặc biệt quan tâm đến những thách thức về cả 4 phương diện cấu thành đến ATGT là: lái xe. phương tiện, hạ tầng, MTGT. Từ đó Transcerco đã cụ thể hóa thành kế hoạch nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an toàn giao thông với những lộ trình và ưu tiên triển khai cụ thể.
Một trong những chương trình cải tiến điều hành được transerco đặc biệt lưu tâm là xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống các quy trình, quy định trong tổ chức và điều hành sản xuất. Trong đó tiêu chí chạy xe được đưa thành một trong chín tiêu chí chính để xét trả lương cao hay lương thấp cho đội ngũ lái xe. Thời gian gữi bậc nâng lương của lái xe cũng được xem xét đánh giá hàng năm trên cơ sở số Km chạy xe an toàn.
Các giải pháp công nghệ giúp quản lý, giám sát chất lượng điều khiển phương tiện giao cũng như việc tuân thủ giao thông đường bộ thời gian cũng được Transerco triển khai đồng loạt. Do vậy, tất cả những vi phạm của lái xe như phanh gấp, gia tăng tốc độ đột ngột, chạy quá tốc độ, sai lộ trình... đều được hệ thống công nghệ hiện đại lắp đặt trên xe ghi nhận, từ những thông số này lãnh đạo Transerco sẽ có sự chỉ đạo, nhắc nhở và xử lý kịp thời những lái xe vi phạm
Thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, Đoàn thanh niên. Transerco đã phát động nhiều phong trào thi đua như: Văn minh xe buýt, chung sức đồng lòng xây dựng văn hóa xe buýt, giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn, phục vụ văn minh... đã góp phần giảm thiểu những trường hợp TNGT do xe buýt gây ra, đồng thời nâng cao ý thức ATGT cho người lái xe nói riêng và cho hành khách nói chung.
Mới đây nhất, để triển khai Nghị Quyết số 32 của chính phủ, Transerco đã xây dựng chương trình hoạt động với bảy nhóm giải pháp lớn để chỉ đạo xuyên suốt trong toàn thể cán bộ công nhân viên – lao động.
Bên cạnh đó, transerco cũng tiếp tục chương trình cỉa tiến, hoàn thành hệ thống chính sách, quy định để tăng cường đảm bảo ATGT. Củ thể như các quy trình về bảo dưỡng, sửa chửa xử lý sự cố trên đường, kiểm tra, giám sát điều hành xe buýt, tuyển dụng đào tạo, quản lý lái xe, đều phải gắn với việc đảm bảo ATGT.
Giải pháp thay xe buýt lớn bằng xe buýt nhỏ để giảm ùn tắc giao thông. Dự kiến trong qúy III năm 2008 Hà Nội sẽ xây dựng phương án thay thế 100% xe buýt sức chứa trung bình 60 chỗ và lớn 80 chỗ hoạt động phục vự khu phố cổ bằng xe buýt có sức chứa nhỏ. Đến quý IV năm 2008 sẽ xây dựng phương án thay thế 100% xe buýt có sức chứa trung bình trên 80 chỗ bằng xe có sức chứa 60 chỗ
Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho việc xây dựng phương án điều chỉnh mạng lưới tuyến xe buýt góp phần chống ùn tắc giao thông. Các tuyến xe buýt đi qua các luồng tuyến thường xảy ra ùn tắc, giảm số lượng xe buýt trong khu phố cổ, phố củ sẽ được điều chỉnh lại.
Xe buýt trước đây được coi như là giải pháp tối ưu cho vấn nạn tắc đường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hậu quả của sự yếu kém trong quá trình quản lý, hạn chế trong quy hoạch, chậm chạp trong mở rộng đường sá, phương tiện giao thông công cộng. Nhưng liệu có thực sự xe buýt có giải quyết được hậu quả mà ngành giao thông công chính để lại không?
Thực tế rằng không thể và không bao giờ giải quyết được với địa bàn thủ đô với đường sá nhỏ hẹp, chằng chịt và bất hợp lý như hiện tại. Nạn tắc đường thường xảy ra vào giờ cao điểm, giờ đi làm của nhân dân, trong khi ngoài thời điểm, giờ đi làm của nhân dân, trong khi ngoài thời điểm đó thì hầu như đường sá thông suốt ngoại trừ một số con đường nhỏ.
Cuối tháng 8-2007 đích thân chủ tích HĐQT tổng công ty Transerco Bùi Xuân Dũng đã ký quyết định số 2392 / QD-TCT về việc ban hành chương trình hành động bảo đảm an toàn giao thông đến năm 2010 và những việc làm cụ thể trong những tháng cuối năm 2007 triển khai thực hiện nghị quyết số 32
Để triển khai chương trình hành động này, Transerco đã thành lập riêng 1 ban ATGT do đích thân chủ tịch HĐQT làm trưởng ban. Theo ông Nguyễn Đoàn Dũng tổng giám đốc công ty Transerco, để đảm bảo ATGT trước hết phải cải thiện công tác quản lý điều hành và đào tạo, giáo dục lái xe và phụ xe.
Thời gian qua, Transerco đã xem xét thực trạng hoạt động của các xe buýt trên địa bàn Hà Nội để từ đó tiếp cận và giải bài toán an toàn giao thông dưới nhiều góc độ. Trong đó, transerco đặc biệt quan tâm đến những thách thức về cả 4 phương diện cấu thành đến ATGT là: lái xe. phương tiện, hạ tầng, MTGT. Từ đó Transcerco đã cụ thể hóa thành kế hoạch nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an toàn giao thông với những lộ trình và ưu tiên triển khai cụ thể.
Một trong những chương trình cải tiến điều hành được transerco đặc biệt lưu tâm là xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống các quy trình, quy định trong tổ chức và điều hành sản xuất. Trong đó tiêu chí chạy xe được đưa thành một trong chín tiêu chí chính để xét trả lương cao hay lương thấp cho đội ngũ lái xe. Thời gian gữi bậc nâng lương của lái xe cũng được xem xét đánh giá hàng năm trên cơ sở số Km chạy xe an toàn.
Các giải pháp công nghệ giúp quản lý, giám sát chất lượng điều khiển phương tiện giao cũng như việc tuân thủ giao thông đường bộ thời gian cũng được Transerco triển khai đồng loạt. Do vậy, tất cả những vi phạm của lái xe như phanh gấp, gia tăng tốc độ đột ngột, chạy quá tốc độ, sai lộ trình... đều được hệ thống công nghệ hiện đại lắp đặt trên xe ghi nhận, từ những thông số này lãnh đạo Transerco sẽ có sự chỉ đạo, nhắc nhở và xử lý kịp thời những lái xe vi phạm
Thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, Đoàn thanh niên. Transerco đã phát động nhiều phong trào thi đua như: Văn minh xe buýt, chung sức đồng lòng xây dựng văn hóa xe buýt, giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn, phục vụ văn minh... đã góp phần giảm thiểu những trường hợp TNGT do xe buýt gây ra, đồng thời nâng cao ý thức ATGT cho người lái xe nói riêng và cho hành khách nói chung.
Mới đây nhất, để triển khai Nghị Quyết số 32 của chính phủ, Transerco đã xây dựng chương trình hoạt động với bảy nhóm giải pháp lớn để chỉ đạo xuyên suốt trong toàn thể cán bộ công nhân viên – lao động.
Bên cạnh đó, transerco cũng tiếp tục chương trình cải tiến, hoàn thành hệ thống chính sách, quy định để tăng cường đảm bảo ATGT. Củ thể như các quy trình về bảo dưỡng, sửa chửa xử lý sự cố trên đường, kiểm tra, giám sát điều hành xe buýt, tuyển dụng đào tạo, quản lý lái xe, đều phải gắn với việc đảm bảo ATGT.
Giải pháp thay xe buýt lớn bằng xe buýt nhỏ để giảm ùn tắc giao thông. Dự kiến trong qúy III năm 2008 Hà Nội sẽ xây dựng phương án thay thế 100% xe buýt sức chứa trung bình 60 chỗ và lớn 80 chỗ hoạt động phục vự khu phố cổ bằng xe buýt có sức chứa nhỏ. Đến quý IV năm 2008 sẽ xây dựng phương án thay thế 100% xe buýt có sức chứa trung bình trên 80 chỗ bằng xe có sức chứa 60 chỗ
Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho việc xây dựng phương án điều chỉnh mạng lưới tuyến xe buýt góp phần chống ùn tắc giao thông. Các tuyến xe buýt đi qua các luồng tuyến thường xảy ra ùn tắc, giảm số lượng xe buýt trong khu phố cổ, phố củ sẽ được điều chỉnh lại.
Nhận xét: Các giải pháp mà công ty Transerco đưa ra là hoàn toàn đúng và là những giải pháp tối ưu nhất cho các vấn đề xe buýt hiện nay. Tuy nhiên trong vấn đề ùn tắc giao thông thì các giải pháp đưa ra ở trên mới chỉ là những giải pháp tạm thời. Và để giải quyết vấn đề này thì Hà Nội cần phải xây dựng các hệ thống giao thông công cộng tiên tiến hơn như tàu điện ngầm hay tàu điện trên cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25018.doc