Đề tài Những làn sóng du nhập văn minh bên ngoài trong lịch sử Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia thành công nhất ở châu Á trong việc phát triển kinh tế - xã hội và hiện tại đang là cường quốc kinh tế đứng thứ ba thế giới, mặc dù nước Nhật không phải là quốc gia được tạo hoá ban cho những điều kiện thiên nhiên thuận lợi. Một trong những nguyên nhân đem lại thành công ấy là ngay từ thời lập quốc, người Nhật đã luôn luôn có ý thức học tập bất kỳ nước nào vì họ nhận thấy rằng, vào thời điểm đó việc bắt chước là có lợi cho sự phát triển, cho sự phồn vinh của đất nước Nhật. Nhật Bản đã 3 lần tiếp thu văn minh bên ngoài một cách ồ ạt. Lần thứ nhất trong các thế kỷ VII - VIII: học tập văn minh Trung Hoa. Lần thứ hai, vào nửa cuối thế kỷ XIX: tiếp thu văn minh phương Tây. Lần thứ ba: tiếp thu văn minh Mỹ sau khi bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bài viết này dừng lại ở lần tiếp thu văn minh phương Tây dưới chính quyền Minh Trị. 1. Du nhập nền văn minh Trung Hoa 1.1. Nhật Bản và quan hệ Trung – Nhật những thế kỷ đầu sau Công nguyên Mặc dù trên quần đảo Nhật Bản đã xuất hiện cư dân từ khá sớm nhưng vào những thế kỷ đầu Công nguyên, một số nhà nước phôi thai mới xuất hiện mà Nhật Bản gọi là Buraku kokka (Bộ lạc quốc gia). Theo Đông Di truyện của Trung Quốc thì Nhật Bản lúc này có khoảng hơn 100 quốc gia như vậy mà điển hình là quốc gia Yamatai1 (Đại Hoà) ở vùng Osaka và Nara ngày nay. Đây cũng là nơi khởi nghiệp của dòng họ Thiên hoàng Nhật Bản. Cho nên Yamato còn được coi là tên đầu tiên của nước Nhật. Ngoài việc tìm cách mở rộng lãnh thổ ở trong nước, Yamato còn tiến hành công cuộc xâm lược sang bán đảo Triều Tiên. Đây là thời điểm xã hội Nhật Bản chuyển biến nhanh hơn sang chế độ chiếm hữu nô lệ, trong khi chế độ này đang suy tàn trên phạm vi thế giới để thay bằng chế độ phong kiến mà điển hình là nước Trung Hoa láng giềng. Kết luận 1) Nhật Bản là một dân tộc rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài, có thiện cảm với những dân tộc ngoại lai, và hơn thế nữa họ có khuynh hướng bị mê hoặc bởi những sự vật ngoại lai. Trước kia, người Nhật đã say mê Trung Quốc và văn minh Trung Hoa. Vào thế kỷ VII sau T.L., không những Hoàng thân Shotoku đã viết Hiến pháp đầu tiên của Quốc gia – vẫn gọi là Hiến pháp 17 điểm – bằng chữ Hán, mà ông còn cố gắng đưa vào toàn thể đời sống quốc gia một ảnh hưởng Trung Hoa mạnh mẽ: gồm việc du nhập quần áo Trung Quốc và những hàng nghệ thuật Trung Quốc. Cũng vậy, khi người Âu châu lần đầu tiên đến các đảo Nhật vào thế kỷ XVI, dân Nhật hăng hái tìm hiểu văn hoá Tây phương. Người ta có ghi lại, khi các giáo sĩ viếng thăm Nhật Bản, họ rất ngạc nhiên về việc phổ biến nhiều loại súng ở Nhật, và họ công nhận đây là sự khác biệt quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Đông phương khác. 2) Nếu trong việc tiếp thu văn minh Trung Hoa, Thái tử Shotoku là người có công đầu tiên, thì Thiên hoàng Minh Trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc du nhập văn minh phương Tây. 3) Mỗi lần du nhập văn minh bên ngoài, nước Nhật lại trưởng thành một cách nhanh chóng. Lần thứ nhất, việc tiếp thu văn minh Trung Hoa đã từng bước xác lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản. Lần thứ hai, việc học tập các nước phương Tây đã đưa đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở nước này. Rút kinh nghiệm của lần tiếp thu trước, việc học tập văn minh phương Tây của người Nhật tỏ ra bài bản hơn, quyết liệt hơn và kết quả là những thành công đưa lại cũng nhanh chóng hơn. 4) Việc tiếp thu văn minh bên ngoài của người Nhật luôn luôn dựa vào nguyên tắc tiếp thu cái mới, biến cái mới thành cái của mình trên cơ sở duy trì cái cũ, giữ vững bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc tiếp thu văn minh bên ngoài chỉ làm phong phú thêm nền văn hoá của nước nhà. Đó là bài học kinh nghiệm không phải chỉ cho nước Nhật mà cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam chúng ta

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những làn sóng du nhập văn minh bên ngoài trong lịch sử Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH÷NG LµN SãNG DU NHËP V¡N MINH B£N NGOµI TRONG LÞCH Sö NHËT B¶N Đặng Xuân Kháng* Nhật Bản là một quốc gia thành công nhất ở châu Á trong việc phát triển kinh tế - xã hội và hiện tại đang là cường quốc kinh tế đứng thứ ba thế giới, mặc dù nước Nhật không phải là quốc gia được tạo hoá ban cho những điều kiện thiên nhiên thuận lợi. Một trong những nguyên nhân đem lại thành công ấy là ngay từ thời lập quốc, người Nhật đã luôn luôn có ý thức học tập bất kỳ nước nào vì họ nhận thấy rằng, vào thời điểm đó việc bắt chước là có lợi cho sự phát triển, cho sự phồn vinh của đất nước Nhật. Nhật Bản đã 3 lần tiếp thu văn minh bên ngoài một cách ồ ạt. Lần thứ nhất trong các thế kỷ VII - VIII: học tập văn minh Trung Hoa. Lần thứ hai, vào nửa cuối thế kỷ XIX: tiếp thu văn minh phương Tây. Lần thứ ba: tiếp thu văn minh Mỹ sau khi bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bài viết này dừng lại ở lần tiếp thu văn minh phương Tây dưới chính quyền Minh Trị. 1. Du nhập nền văn minh Trung Hoa 1.1. Nhật Bản và quan hệ Trung – Nhật những thế kỷ đầu sau Công nguyên Mặc dù trên quần đảo Nhật Bản đã xuất hiện cư dân từ khá sớm nhưng vào những thế kỷ đầu Công nguyên, một số nhà nước phôi thai mới xuất hiện mà Nhật Bản gọi là Buraku kokka (Bộ lạc quốc gia). Theo Đông Di truyện của Trung Quốc thì Nhật Bản lúc này có khoảng hơn 100 quốc gia như vậy mà điển hình là quốc gia Yamatai1 (Đại Hoà) ở vùng Osaka và Nara ngày nay. Đây cũng là nơi khởi nghiệp của dòng họ Thiên hoàng Nhật Bản. Cho nên Yamato còn được coi là tên đầu tiên của nước Nhật. Ngoài việc tìm cách mở rộng lãnh thổ ở trong nước, Yamato còn tiến hành công cuộc xâm lược sang bán đảo Triều Tiên. Đây là thời điểm xã hội Nhật * Phó Giáo sư Tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1 Yamatai là quốc gia cổ thuộc vùng Trung bộ nước Nhật. Hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác vị trí của quốc gia này. Có thể ở phía bắc Kyushu hoặc khu vực Osaka, Nara ngày nay. Bản chuyển biến nhanh hơn sang chế độ chiếm hữu nô lệ, trong khi chế độ này đang suy tàn trên phạm vi thế giới để thay bằng chế độ phong kiến mà điển hình là nước Trung Hoa láng giềng. Đối với Trung Quốc, thực tế Nhật Bản đã có quan hệ từ rất sớm. Vào thế kỷ III - II tr.CN, các loại lúa nước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp, cách chế tạo đồ đồng, đồ sắt nối tiếp truyền sang Nhật Bản, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước này. Tuy nhiên, trong những buổi đầu, việc tiếp thu này chủ yếu thông qua con đường Triều Tiên. Theo sử sách, vào thời kỳ Tây Hán có khoảng 30 “quốc gia” ở Nhật Bản quan hệ thường xuyên với Trung Hoa. Điều này được khẳng định qua việc tìm thấy chiếc ấn vàng ở Nhật Bản vào năm 1874 có khắc chữ Hán Oải Nô Quốc vương2 là ấn của vua Hán Quang Vũ Đế tặng vua nước Nô Nhật Bản vào năm 57 sau Công nguyên đã được ghi trong Hậu Hán thư. Năm 238, Nữ Vương Yamatai cũng sai sứ đến Lạc Dương. Sau đó 10 năm, hai bên chính thức cử sứ giả qua lại tất cả 6 lần. Những hoạt động này đã mở đường cho việc Nhật Bản du nhập nền văn hoá Trung Hoa sau này. Nhiều người am hiểu kỹ thuật của Trung Quốc liên tiếp sang sống ở Nhật Bản do phải trốn chạy cuộc xung đột trong nước. Trong số họ có nhiều người giỏi về nghề tằm tơ, dệt vải, may mặc, làm đồ sứ, nấu ăn… Đồng thời, văn hoá nghệ thuật cũng được truyền vào Nhật Bản. Trong đó việc truyền bá chữ viết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là công cụ chuyển tải nền văn minh Trung Hoa sang Nhật Bản. Không có bằng chứng về những mối quan hệ trực tiếp chính thức giữa Yamato với các vương quốc ở Trung Quốc trước năm 400. Chữ viết riêng của Nhật Bản lúc này cũng chưa có. Nhưng vào năm 405, một nhà nho tên là Wani từ Bách Tế (Paekche) đã sang làm việc trong triều đình Nhật Bản3. Như vậy, Nhật Bản đã chính thức chấp nhận chữ Hán và dùng nó vào các công việc nhà nước, mở đầu cho việc ghi chép, đăng ký, ra sắc chỉ, mệnh lệnh bằng văn bản. Bức thư được coi là đầu tiên của Nhật Bản gửi sang Trung Quốc là thư trần tình của vua Yamato gửi triều đình Trung Quốc năm 478. Từ đó, Nhật Bản từng bước thu nạp dần kiến thức từ nước Trung Hoa láng giềng. 1.2. Sự tiếp nhận văn minh Trung Hoa Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: sự phát triển của Nhật Bản sau này, truy đến cùng là do vay mượn của Trung Quốc thời nhà Đường. Không giống thời kỳ đầu 2 Một số tác giả dịch là Mãn Oa Nô Quốc Vương. Đọc đúng phải là Kan no Wa no Na no Koku Oo, nghĩa là Hán Oải Nô Quốc Vương. 3 Wani (Vương Nhân) sang từ nước Bách Tế. Hiện chưa khẳng định chắc chắn ông là người Hán hay người Hàn. Nhưng ông được Thiên hoàng Ứng Thần mời sang Nhật Bản. Ông đã mang sang Nhật Bản cuốn Thiên tự văn và 10 tập của bộ Luận ngữ. Từ đó ông được coi là ông tổ chữ Hán của người Nhật. Công nguyên, từ nửa sau thế kỷ VI, Trung Quốc thực sự ở vào địa vị những người dạy và Nhật Bản ở vào địa vị những người học. Bởi lẽ, như một số học giả cho rằng nền văn hoá Hán có sức sống phong phú chỉ để làm cho người ta thèm và sợ chứ không làm cho người ta dám bắt chước. Còn nền văn minh Đường với hình thức bề ngoài thể hiện trong luật pháp, nghi lễ… thì có thể sao chép ở đó những cái hay cái đẹp. Theo quan điểm của người Nhật, việc tiếp xúc với Trung Quốc lúc này dễ hơn những thế kỷ trước đó vì Nhật Bản đã có hàng trăm năm làm quen với chữ Hán. Hơn nữa, việc Nhật Bản bị đẩy hoàn toàn ra khỏi bán đảo Triều Tiên từ năm 562 đã khiến cho phái cấp tiến trong triều đình Yamato nhận thấy sức mạnh của các vương quốc trên bán đảo Triều Tiên, thấy rõ sự thua kém của nước Nhật và sự cần thiết phải có một cuộc cải cách, nghĩa là phải tiếp thu nhanh nền văn minh Trung Hoa mà nó có sức mạnh đe doạ cả nước Nhật. Từ nhận thức đó, người Nhật đã chủ động sang Trung Hoa học hỏi, tiếp thu nền văn hoá tiên tiến của Trung Quốc dưới hai thời Tùy – Đường. Lịch sử đã ghi lại những phái đoàn Nhật Bản sang Trung Hoa thời kỳ này như sau: STT Năm xuất phát Năm trở về Nhân vật chính 1 607 608 Ono Imotoko 2 608 609 Ono Imotoko 3 614 615 Inugamino Mitasugi 4 630 632 Inugamino Mitasugi 5 653 654 Kishino Nagani 6 654 655 Nakamuno Kuromaro 7 659 661 Sakai Benoiwashiki 8 665 667 Morino Ooiwa 9 667 668 Yoshikichi Hakitoku 10 669 ? Kawachino Kujira 11 702 704 Awatano Mahito 12 707 718 Tajihino Agatamori 13 733 734 Tajihino Hironari 14 746 (hoãn lại) Ishigami Otsumaro 15 752 753 - 754 Fujiwarano Kiyokawa 16 759 761 Kogento 17 761 (hoãn lại) Nakano Iwatomo 18 762 (hoãn lại) Nakatomino Takanushi 19 777 778 Saekino Imaemishi 20 779 781 Fuseno Kiyotada 21 803-804 805 - 806 Fujiwara Katonomaro 22 836-838 839 - 840 Fujiwara Tsunetsugu 23 894 (hoãn lại) Nagawarano Michizane Nguồn: Nihonshi Jiten, NXB Tokyo Sogen, 1992, tr.1134 - 1136 (tiếng Nhật) Sứ thần và nhân viên trong đoàn được lựa chọn kỹ lưỡng cả về cấp bậc và học vấn. Các đoàn đi gồm trưởng đoàn, 2 hoặc 3 sứ thần tùy tùng. Các thư ký, phiên dịch, thầy thuốc, thầy phong thuỷ, nghệ nhân và cả thợ mộc, thợ rèn, thợ đúc, số lượng ngày càng đông. Vào thế kỷ VIII, mỗi đoàn sang thường gồm 4 thuyền với tổng số 500 - 600 người. Do điều kiện lúc đó, việc đi lại rất nguy hiểm bởi dòng hải lưu mạnh chảy từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Nhật Bản. Vì vậy, gần như không chuyến đi nào lại không bị thiệt hại. Sau khi tới Trung Quốc, nhiều người đã lưu lại 20 năm, thậm chí 40 năm. Trong đó, một số người khi về nước đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá Nho giáo, Phật giáo, thiết chế chính trị, hình luật, kỹ thuật nông nghiệp, mỹ thuật… tiên tiến của Trung Hoa. Đây thực sự là chương trình du học có tổ chức đầu tiên trên thế giới. Người có công đầu trong sự nghiệp này phải kể đến là Thái tử nhiếp chính Shotoku (Thánh Đức, 574-622)4. Là một vĩ nhân đích thực, với học vấn uyên bác và tầm nhìn xa trông rộng, Shotoku đã khởi xướng một cách có hiệu quả phong trào cải cách, đưa khuôn mẫu từ lục địa du nhập vào nước Nhật trên mọi lĩnh vực. 1.2.1. Lĩnh vực hành chính Vào thời điểm này, khó có xã hội nào được tổ chức tốt như ở Trung Hoa. Nhật Bản dù đã tập quyền ở mức độ nhất định, nhưng về căn bản mới chỉ là một nhóm gia tộc gắn bó lỏng lẻo với nhau mà vị trí cao nhất là Hoàng tộc. Nhật Bản còn xa mới là đơn vị hành chính duy nhất. Vì vậy, khi gặp gỡ Trung Quốc, người Nhật mơ tưởng ngay đến một thể chế chính trị có thể giao thiệp ngang hàng với người láng giềng Trung Hoa. Tương truyền, vị đại sứ đầu tiên của Nhật Bản đến triều đình Trung Quốc (607) là Ono Imotoko đã trình lá thư của Thái tử Shotoku có lời mở đầu như sau: “Thái tử nước Mặt trời mọc ở phương Đông kính dâng thư lên Hoàng đế nước Mặt trời lặn ở phương Tây”. Vì vậy, người Nhật Bản những thế hệ sau đã tự nhận nước mình là nước “Mặt trời mọc” và các Thái tử triều đình Yamato bắt đầu chấp thuận phong cách và nghi thức của hoàng đế Trung Quốc. 4 Shotoku làm Nhiếp chính cho người cô của ông là Súy Cổ Thiên hoàng (Suiko Tenno) nhưng lại là người có thực quyền. Trong thời ông nhiếp chính, Nhật Bản chuyển dần sang nền chính trị quan liêu. Về đối ngoại, Nhật Bản mở rộng quan hệ với nước ngoài, lấy Bách Tế làm trung tâm. Ông được người Nhật tôn vinh như Thiên hoàng Minh Trị sau này. Cấu tạo của bộ máy chính quyền được quy định ngay từ đầu năm 647 và hoàn chỉnh với bộ luật Taiho (702). Theo đó, hệ thống chính quyền trung ương bao gồm một bộ phận lo việc lễ nghi (Jingikan) và một bộ phận lo công việc nhà nước (Dajokan). Jingikan có quyền lực cao hơn bộ phận lo công việc nhà nước. Bộ phận này chủ trì các lễ nghi có tính tôn giáo như lễ đăng quang của nhà vua, lễ cầu đảo, lễ hội mùa… đồng thời còn có nghĩa vụ quản lý các lăng tẩm, đền đài, chỉ huy việc thực hiện đúng lễ nghi thời vua chúa và thần thánh, nhưng không lo công việc của Phật giáo. Dajokan gồm Tể tướng, Tả thừa tướng, Hữu thừa tướng và 8 Thượng thư đứng đầu 8 Bộ là Bộ Truyền chỉ dụ, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Di trú, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Ngân khố và Bộ trông coi công việc của Hoàng gia. Nước chia ra thành nhiều tỉnh, đứng đầu là Tổng đốc do chính quyền Trung ương bổ nhiệm, thường là người thuộc số quý tộc trong triều. Mỗi tỉnh lại chia thành các huyện, đứng đầu là Huyện trưởng được chọn trong số quý tộc và ở địa phương. Vào đầu thế kỷ thứ VIII, Nhật Bản có 66 tỉnh và 592 huyện. Ngoài ra, cả nước còn chia ra thành 7 đạo dựa vào khu vực địa lý. Các đạo này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Như vậy, hệ thống chính quyền mới ở Nhật gần như bản sao hệ thống chính quyền nhà Đường. Nhưng về chức năng của các cơ quan có một số thay đổi cho phù hợp với tình cảm dân tộc và điều kiện của Nhật Bản. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, bộ phận lo việc lễ nghi ở hàng cao hơn bộ phận lo việc nhà nước. Có thể vì ở Nhật Bản, truyền thống tôn sùng vua chúa, coi vua là đấng tối cao, thiêng liêng vẫn mạnh hơn các lĩnh vực khác. Tôn ti trật tự ở Nhật chủ yếu dựa vào tuổi tác chứ không dựa vào tài năng. Xã hội Nhật rất coi trọng dòng dõi xuất thân, phả hệ, cấp bậc, chức danh. Trong chỉ dụ năm 682 có viết: Muốn tuyển dụng quan cai trị trước hết phải xem dòng dõi của họ rồi mới đến tính cách, cuối cùng mới xét đến năng lực. Chức năng của các vị Thượng thư tuy rất giống mô hình Trung Quốc nhưng vẫn có một số đặc điểm khác đáng chú ý. Việc bắt chước Trung Quốc định đô kể từ năm 710 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Nhật Bản. Cùng với hình thành chế độ hành chính từ trung ương tới địa phương theo mô hình nhà Đường thì hệ thống pháp luật cũng được sao chép. Nhưng sau một thời gian, Nhật Bản phát hiện ra những chỗ không thích hợp và sửa đổi nên nội dung về sau rất khác với mô hình Trung Quốc. Luật hình sự ít khắt khe hơn và luật hành chính được sửa đổi khá nhiều. Ruộng đất được chia cho nông dân tùy theo nhân khẩu của mỗi hộ. Vì số khẩu thay đổi theo thời gian nên việc đăng ký hộ khẩu phải được thực hiện chính xác và chi tiết. Có 3 loại thuế chính nông dân phải nộp là Tô, Dung và Điều. Với 3 ngạch thuế này, mọi người dân “sống trên đất của Thiên hoàng” phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, thanh niên trai tráng còn phải thi hành binh dịch 3 năm để tham gia bảo vệ các công sở, kiểm soát hệ thống giao thông… Tuy nhiên việc thực hiện cũng không đơn giản. Chính sách này được áp dụng chặt chẽ ở kinh đô và vùng xung quanh trong khoảng thế kỷ VII, nhưng gần như vô hiệu ở những vùng xa. Bên cạnh đó, số ruộng không phải nộp thuế như ruộng chùa, ruộng cấp cho quan chức thay lương… và số người thuộc diện chính sách không phải đi lao dịch, quân dịch ngày càng tăng, khiến cho gánh nặng trút lên vai người nghèo ngày càng lớn. Do số ruộng đất được miễn thuế hợp pháp và bất hợp pháp ngày càng tăng đã trực tiếp phá vỡ toàn bộ chế độ sở hữu ruộng đất cũ cùng với các khuynh hướng khác, dẫn đến việc hình thành chế độ phong kiến từ các thế kỷ sau. 1.2.2. Du nhập Phật giáo Suốt một thời gian dài, ảnh hưởng của Trung Quốc chỉ sâu đậm trong lĩnh vực tinh thần hơn là trong cơ cấu hành chính và thể chế chính trị. Nhiều hình thức rập khuôn và bắt chước dần dần biến mất. Hoặc có cái chỉ tồn tại trên hình thức, còn nội dung đã thay đổi hoàn toàn. Ngược lại, những quan niệm về tôn giáo, truyền thống nghệ thuật và các thể loại văn học Trung Hoa dần dần thấm sâu vào lõi cốt của văn hoá Nhật Bản. Trong sự giao lưu giữa hai nền văn hoá đã hình thành tính mẫn cảm mới mẻ và Phật giáo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Thật ra, việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản bằng con đường dân gian chắc chắn sớm hơn con đường chính thức của nhà nước một chút. Nhưng hiện nay người ta lấy mốc 538 là có lý so với niên đại 552 được ghi trong Nhật Bản thư kỷ (Nihonshoki). Nhưng sau khi dòng họ Soga thắng thế (587) đạo Phật mới được truyền bá nhanh chóng nhờ sự che chở của dòng họ này và trở thành quốc giáo ở Yamato từ cuối thế kỷ VI. Việc sốt sắng truyền bá đạo Phật vào Nhật Bản lúc này có lý do chính trị nhiều hơn lý do tôn giáo. Tể tướng Soga Umako cho rằng chỉ thông qua đạo Phật mới có điều kiện thuận lợi để tiếp cận văn minh Trung Hoa và tiến hành việc cải cách về thể chế, mới loại trừ được khuynh hướng bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của xã hội Nhật. Thông qua việc truyền bá đạo Phật để lôi kéo giới tăng ni, học giả, nghệ sĩ và nghệ nhân Trung Hoa vào nước Nhật với số lượng đông, từ đó hình thành một tầng lớp thượng lưu mới, đem nền văn minh tiên tiến khai sáng cho nước Nhật. Họ hướng dẫn người Nhật cách tổ chức, quản lý xã hội và tăng cường quyền lực. Nhưng Phật giáo thật sự hưng thịnh ở Nhật Bản dưới thời Thái tử Shotoku nhiếp chính. Ông đã dùng địa vị và ảnh hưởng của mình để khuyến khích Phật giáo. Với những cố gắng của ông, hàng trăm ngôi chùa đã được xây dựng trong thời kỳ này. Trong đó, Horyji (hoàn thành vào năm 607) là một công trình tuyệt tác vào loại bậc nhất Nhật Bản và là ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay. Việc tiếp thu Phật giáo đã mang lại cho Nhật Bản nhiều điều lợi, tạo nên những biến đổi quan trọng trong đời sống người Nhật. Đạo Phật chính là động cơ thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hoá dân tộc Nhật. Trong số phái đoàn gửi sang Trung Hoa, có rất nhiều thầy tu đi cùng. Họ không phải chỉ đi học kiến thức Phật giáo mà cả các lĩnh vực khác nữa. Nhân vật nổi tiếng nhất là vị cao tăng Kukai (Không Hải, 774 - 833). Người Nhật có câu: “Daishiwa Kukai Taishowa Hideyoshi”, nghĩa là: Nói đến Đại sư phải nhắc đến Kukai, nói đến Đại Tướng quân không thể không nói đến Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát, 1536 - 1598). Kukai trong phái đoàn sang Trung Quốc năm 804, về nước năm 806. Ông không chỉ là người khai sáng ra phái Phật giáo Shingon (Chân ngôn) ở Nhật Bản mà còn là người có nhiều đóng góp độc đáo trên lĩnh vực văn hoá. Kukai vừa là tư tưởng gia, hoạ sĩ, kỹ sư, nhà phát minh, vừa là một trong 3 người viết chữ Hán đẹp nhất của thư đạo Nhật Bản. Nhiều người còn cho rằng Kukai là người đã nghĩ ra chữ Nhật Kana bắt nguồn từ chữ Hán. 1.2.3. Văn hoá, khoa học – kỹ thuật Ngoài việc tiếp thu tri thức của Trung Quốc trong việc xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền từ trung ương đến địa phương và du nhập Phật giáo, Nhật Bản còn đạt được những thành tựu to lớn trong việc tiếp thu nền văn hoá rực rỡ của Trung Hoa. Có thể khẳng định rằng: Nara là thời kỳ người Nhật thu nhập thành tựu của Trung Quốc và sau đó Heian là giai đoạn lựa chọn và đồng hoá. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, Nhật Bản phỏng theo chế độ giáo dục của nhà Đường: ở kinh đô lập một trường đại học (daigaku) gồm 400 sinh viên; mỗi tỉnh có một trường Quốc học (kokugaku) từ 20 đến 50 sinh viên. Trước đó, dưới thời Thái tử Shotoku, ông coi Horyuji (Pháp Long tự) là chùa học vấn, nơi nghiên cứu Phật pháp, nghĩa là ông chủ trương xây dựng một cơ cấu giáo dục trong chùa. Sự nghiệp giáo dục nhà trường của Nhật Bản thực tế là bắt nguồn từ đây. Nhiều nhà sư có học vấn theo phái đoàn sang Trung Hoa rồi trở về dạy học ở các trường này. Chế độ học tập cũng dần dần được hoàn thiện. Các môn học chính gồm: Minh kinh (triết học Trung Quốc), Kỷ truyền (Lịch sử), Minh pháp (Pháp luật), Toán học. Nội dung môn học cũng giống như nhà Đường. Nhìn chung việc giảng dạy, thi cử đều theo tinh thần Khổng giáo. Về văn học, các nhân sĩ Nhật Bản cũng rất hâm mộ văn học Đường. Nhiều tập thơ văn của các tác giả nổi tiếng như Bạch Cư Dị… đã được truyền vào Nhật. Các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, mỹ thuật… cũng được truyền vào Nhật Bản. Cung đình Nhật Bản mời các thầy dạy nhạc triều Đường sang giảng dạy. Nhiều sách nhạc, nhạc cụ của Trung Quốc cũng được đưa sang Nhật đã có tác động lớn đến sự phát triển của nền âm nhạc Nhật Bản sau này. Cùng với sự du nhập Phật giáo, các công trình sư, thợ xây dựng cũng lần lượt kéo sang Nhật. Họ mang đến cho Nhật Bản nghệ thuật Phật giáo của Trung Hoa, thúc đẩy nghề điêu khắc, hội hoạ và trang sức Nhật Bản phát triển. Một trường phái hội hoạ mới hình thành ở Nhật trong thời Nara là trường phái hội hoạ Đường. Nghệ thuật viết chữ đẹp (thư pháp) của Nhật Bản cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Những di sản văn hoá còn lại cho thấy những thành công của người Nhật trong việc du nhập yếu tố ưu tú của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa cũng như sự phát triển rất sớm của sự phối hợp hài hoà khiếu thẩm mỹ với sự khéo tay tuyệt vời mà từ đó đã trở thành đặc trưng của người Nhật. Các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng lần lượt được truyền bá vào nước Nhật trong thời gian này như thiên văn, y học, toán học, kiến trúc, khắc gỗ, ấn loát… Đặc biệt những dụng cụ sản xuất nông nghiệp được tiếp thu gần như hoàn toàn. Đó là các loại guồng nước quay tay, đạp chân hoặc dùng bò kéo. Trong lịch sử Nhật Bản vẫn giữ lại những tên gọi về các dụng cụ như cái xẻng Đường, cái sàng gạo Đường, cần câu Đường, cối giã Đường… và cả những chiếc áo tơi lá dùng khi trời mưa. Các tập quán sinh hoạt, các trò chơi như đánh cờ ngựa, cờ vây, đấu võ cũng dần dần truyền vào Nhật Bản. Từ những hạt giống chè đầu tiên mang từ Trung Quốc về trồng ở miền Trung dưới thời Nara, người Nhật dùng làm thuốc rồi dần dần hình thành thói quen uống trà dưới thời Heian. Trang phục cũng như thế: Mũ đội đầu lót vải sa tanh mềm của Thái tử, áo xẻ nách… đều là trang phục Đường. Phong tục lễ tiết trong năm cũng bắt chước người Trung Quốc như: Tết Âm lịch, tết Đoan ngọ, lễ Rằm tháng Bảy, Trung thu, Lễ tế trời đất tổ tông… Những cái đó đủ nói lên rằng rất nhiều tập tục sinh hoạt của Nhật Bản được bắt chước từ triều Đường. 1.3. Hình thành nền văn hoá bản địa Như vậy, từ cuối thế kỷ VI đến giữa thế kỷ IX là thời kỳ Nhật Bản nỗ lực học hỏi Trung Hoa, tiếp thu mô hình Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Có người ví việc làm này của nước Nhật giống như đi mượn áo người khác để mặc nhưng cái áo đó lại quá khổ. Từ giữa thế kỷ IX, vì những lý do khác nhau, Nhật Bản thay đổi thái độ một cách tinh tế trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng có lẽ, sự phát triển về mặt tri thức của người Nhật đã đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thay đổi này. Sau 300 năm học hỏi Trung Quốc, Nhật Bản đã tạo nên cho mình một xã hội có văn hoá với thể chế chính trị và xã hội riêng. Ban đầu thuần túy theo mô hình Trung Hoa, nhưng dần dần được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Nhật Bản. Biểu hiện đầu tiên là chấm dứt quan hệ chính thức giữa hai nước. Đoàn sứ giả cuối cùng do Sugawarano Michizane dẫn đầu dự định sang Trung Hoa năm 894 đã bị đình hẳn lại. Nhật Bản quay về trạng thái biệt lập và điều đó đã làm cho việc “tiêu hoá” sản phẩm văn minh du nhập từ Trung Hoa diễn ra một cách nhanh hơn. Từ những nét chữ Hán, người Nhật chuyển thành hệ thống chữ viết được gọi Kana, bao gồm hai kiểu Hiragana và Katakana, để rồi từ đó nở rộ những tác phẩm văn học, chủ yếu của các mệnh phụ trong triều. Trong số đó, thiên tiểu thuyết dài Truyện kể Genji được coi là đóng góp xuất sắc của Nhật Bản vào nền văn chương thế giới. Các ngành hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc phát triển mạnh và mang đậm đặc trưng Nhật Bản. Để có những ông quan từ trung ương đến địa phương, người Trung Hoa đã thông qua hệ thống thi cử định kỳ để tuyển chọn một cách kỹ lưỡng từ nhiều tầng lớp khác nhau. Nhưng người Nhật chỉ mượn hình thức bên ngoài của hệ thống này bởi họ có truyền thống trung thành với thị tộc và quyền kế vị. Vì vậy hệ thống thi cử giữ vai trò không đáng kể trong việc bổ nhiệm quan chức. Hàng ngũ quý tộc địa phương vẫn còn nắm uy quyền chính trị ở các tỉnh và cận thần dòng dõi quý tộc tiếp tục chi phối hoạt động của nhà nước ở kinh đô. Quan chức có học chỉ đảm nhận công việc văn phòng ít quan trọng. Như vậy, người Nhật đã biến nền văn minh vay mượn của Trung Hoa thành nền văn hoá bản xứ. Trên cơ sở này, đến thế kỷ X - XI, Nhật Bản đã đạt tới trình độ phát triển văn hoá có thể cho phép họ bắt đầu đặt nền móng rộng rãi cho một xã hội mới và một cơ cấu chính trị mới – chế độ phong kiến. 2. Tiếp thu văn minh phương Tây 2.1. Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX Vào thế kỷ X - XI, người Nhật Bản đã biến đổi văn minh vay mượn của Trung Hoa thành văn hoá bản xứ. Những nền móng rộng rãi của một xã hội mới và một cơ cấu chính trị mới được thiết lập. Những cũng từ lúc này, nước Nhật rơi vào tình trạng cát cứ. Nhà vua và triều đình bất lực, tồn tại trong hư danh. Quyền kiểm soát đất nước thực sự rơi vào tay Shogun (Tướng quân) – người đứng đầu của chính quyền võ sĩ. Nhật Bản trong thế kỷ XIV - XV là một bức tranh hỗn loạn về chính trị. Chính quyền trung ương rời rã, không kiểm soát nổi tầng lớp quan lại địa phương. Ảnh hưởng của các lãnh chúa không ngừng được củng cố. Một số thực sự trở nên hùng mạnh, nắm quyền ở từng vùng riêng biệt và buộc võ sĩ trên địa phận của mình phải quy phục hoàn toàn. Vào thế kỷ XVI, lực lượng này tự phong cho mình là Daimyo (Đại danh) và giữ vai trò chính trên sân khấu chính trị cho đến hết thời phong kiến ở Nhật Bản. Trong khi đó, Hoàng gia lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những cuộc chiến tranh diễn ra liên miên nhằm giành giật đất đai và quyền lực giữa các thủ lĩnh Đại danh. Tuy nhiên, vượt ra khỏi trở lực chính trị, nền kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt là thương mại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy công cuộc tái thống nhất Nhật Bản. Tokugawa Ieyasu5 (1542 - 1616) là người khôn ngoan và may mắn, giành được vai trò là người cuối cùng trong sự nghiệp này. Ông đã xây dựng ở Nhật Bản một cơ chế đảm bảo cho sự thanh bình, ổn định và phát triển, để dòng họ Tokugawa lấy Edo làm trung tâm, liên tục cầm quyền hơn 2 thế kỷ. Nhưng đến nửa đầu thế kỷ thứ XIX, xã hội Edo đã bộc lộ tất cả sự trì trệ và trên đường suy sụp. Chế độ phong kiến trở nên lỗi thời trước một thế giới tư bản vận động như vũ bão. Chính quyền Mạc Phủ vốn được coi là chính quyền của những người thẳng thắn, liêm khiết và công minh, nhưng bây giờ không còn chính khách nào đủ uy tín, đủ năng lực điều hành. Tham nhũng và xa hoa vô độ. Các lãnh chúa địa phương theo gương Mạc Phủ cũng không chịu kém. Họ tung tiền vào những cuộc giải trí lấy từ các khoản tham nhũng, hối lộ và thi nhau xây dựng dinh thự sang trọng. Vẻ hào nhoáng bề ngoài của xã hội Nhật Bản trong những năm 1804 - 1830 đã chấm dứt bởi những thảm cảnh của nạn đói diễn ra trong những năm 5 Tokugawa Ieyasu là người có công lớn trong công cuộc tái thống nhất Nhật Bản và đặt cơ sở cho việc duy trì nền hoà bình lâu dài của đất nước. Ông được người Nhật gọi là Đức Phật giáng thế. 1833 - 1839. Núi lửa hoạt động trở lại. Rồi bão lụt, hạn hán, dịch bệnh và cả nạn sâu bọ phá hoại mùa màng. Nguồn dự trữ của các địa phương cạn kiệt. Không địa phương nào giúp được nhau. Trận động đất hãi hùng năm 1855 gây thiệt hại nặng nề cho thành phố Edo còn chưa kịp khắc phục thì lại tiếp đến nạn lụt vào năm 1856 khiến cho phần lớn thành phố này ngập chìm trong nước. Hai năm sau (1858) nạn dịch tả lại hoành hành ở 3 thành phố lớn: Edo, Kyoto, Osaka làm 3 vạn người chết. Cùng với thiên tai dồn dập là sự rời rã của cơ chế cũ. Bằng mọi sự kiểm soát ngặt nghèo, dòng họ Tokugawa đã giữ cho Nhật Bản thanh bình suốt hơn 2 thế kỷ. Nhưng chính sách Sankinkotai (Tham cần giao đại) và sự thuyên chuyển vị trí các Daimyo của Mạc Phủ khiến cho các lãnh chúa nợ nần chồng chất. Hoạt động của phần lớn các han kém hiệu quả gây nên sự bất bình của một số Đại danh miền Tây vốn đã bị Mạc Phủ thù ghét. Trong khi đó, quần chúng nhân dân ngày càng tỏ ra căm ghét giới cầm quyền. Tình trạng bi thảm trong cuộc sống đã đẩy người nông dân thành những nhóm vũ trang chống lại Mạc Phủ, đánh đuổi nhân viên thu thuế, chống lại các cuộc đàn áp của chính quyền. Công nhân và dân nghèo thành thị nổi dậy cướp phá kho tiền, kho thóc, cửa hàng, cửa hiệu, tấn công bọn cho vay nặng lãi và chủ buôn bán giàu có. Vào thế kỷ XIX, nước Nhật trở nên rối loạn. Đó chính là tiền đề để Nhật Bản bước sang một giai đoạn lịch sử mới. 2.2. Tiếp xúc với phương Tây và việc mở cửa của nước Nhật 2.2.1. Sự thâm nhập văn minh phương Tây của nước Nhật đóng cửa Kể từ năm 1639, Nhật Bản thi hành chính sách đóng cửa triệt để. Hà Lan là nước phương Tây duy nhất còn được phép buôn bán ở cảng Deshima thuộc Nagasaki. Mặc cho chính sách đóng cửa thực thi ngày càng khắc nghiệt, không ít người vẫn thông qua ô cửa sổ cỏn con này thấy được những biến đổi đang diễn ra dồn dập ở phương Tây. Từ đó, trường phái Hà Lan học (Rangaku: nghiên cứu khoa học kỹ thuật phương Tây bằng tiếng Hà Lan) dần dần hình thành. Arai Hakuseki (1657 - 1725), một nhà chính trị kiêm sử gia, tập hợp được khá nhiều tư liệu quý từ người Hà Lan ở Deshima đã cho xuất bản sách và công khai biểu lộ lòng hâm mộ khoa học phương Tây. Vì vậy, ông được coi là người đầu tiên thuộc giới quan chức lớp trên nhận thấy nhu cầu Nhật Bản phải mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài. Là vị tướng quân thông minh và nhanh nhạy, Yoshimune (1684 - 1751) đã nới lỏng việc cấm lưu hành sách phương Tây từ năm 1720 giúp cho nhiều học giả Nhật Bản bắt đầu say sưa học hỏi khoa học của châu Âu một cách có hệ thống. Rồi chính ông mời một phiên dịch đến Edo, đích thân sử dụng kính thiên văn nhập từ Hà Lan để quan sát các ngôi sao và cho xây dựng đài thiên văn Edo vào năm 1744. Năm 1741, ông lệnh cho Aoki Konyo (1698 - 1769) biên soạn từ điển và cuốn sách được xuất bản năm 1758 mang tên Oranda bunji ryakuko (Hà Lan văn trị lược khảo). Từ đấy, trào lưu nghiên cứu phương Tây lan nhanh ra cả nước. Chính vì vậy, nửa cuối thế kỷ XVII được coi là thời kỳ Ngọn gió mới Hà Lan thổi vào đất Nhật và từ “Ranpeki”, nghĩa là Niềm say mê nước Hà Lan được dùng một cách thông dụng. Việc học tiếng Hà Lan không phải chỉ vì khát vọng muốn biết những điều mới lạ, mà như một quốc sách để đưa nước Nhật phát triển một cách đa dạng. Tuy nhiên, ngành nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất vẫn là y học. Năm 1823, bác sĩ trẻ tuổi người Đức Philipp F. Siebold6 được cử sang phụ trách một thương quán Hà Lan ở Nagasaki. Năm sau, Siebold được phép mở phòng khám bệnh và giảng y học phương Tây. Những sinh viên Nhật Bản đầu tiên được tiếp cận với lý luận y khoa căn bản và y học lâm sàng. Mặc dầu Siebold về nước năm 1828 nhưng ông đã đặt nền móng cho y học hiện đại Nhật Bản. Từ đó các học giả Rangaku không chỉ chú tâm vào nghiên cứu Hà Lan mà cả các nước châu Âu khác Rangaku (Lan học) trở thành Yogaku (Dương học: nghiên cứu phương Tây). Họ ngày càng bất mãn với chính sách đóng cửa lỗi thời của Mạc Phủ và tiên phong trong việc thức tỉnh dân chúng thấy những tiến bộ đang diễn ra ào ạt ở phương Tây sau cuộc cách mạng công nghiệp. Như vậy, vào giữa thế kỷ XIX, cùng với yêu cầu của nhân dân và một bộ phận cấp tiến trong xã hội là áp lực từ bên ngoài thực sự gia tăng, đã đẩy chính quyền Mạc Phủ đến một sự lựa chọn có tính chất lịch sử: mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài. 6 Shiebold, Philipp Franz von là nhà y học, động vật học người Đức. Ông quan tâm nghiên cứu phương Đông từ rất sớm. Năm 1823, ông sang Nhật Bản với tư cách là một nhân viên y tế của một thương quán Hà Lan ở Nagasaki. Năm 1824, ông được phép mở trường dạy y học phương Tây. Năm 1828, khi về nước, chính quyền Nhật Bản đã phát hiện ông mang theo bản đồ Nhật Bản mà không được phép. Nhật Bản đã cấm ông không được trở lại nước này. Nhưng khi hiệp định thương mại Nhật – Hà Lan được ký kết, ông được xoá tội và trở lại Nhật năm 1859. Ông đã cho công bố rất nhiều sách viết về Nhật Bản ở Hà Lan như cuốn Nhật Bản, Thực vật Nhật Bản, Động vật Nhật Bản… 2.2.2. Phương Tây gõ cửa và Nhật Bản mở cửa Đoàn tàu 4 chiếc của Đô đốc Hải quân Hoa kỳ Matthew C. Perry7 vào vịnh Tokyo tháng 7/1853 yêu cầu nước Nhật mở cửa. Đây không phải là lần đầu tiên một quốc gia phương Tây đưa ra yêu sách này sau mấy thế kỷ Nhật Bản bài ngoại và đóng cửa. Trước đó, năm 1792, Adam Laxman được hoàng hậu Nga Catherine cử đến Nhật Bản thương lượng về việc trao đổi buôn bán và cư trú. Tuy không được chính quyền Mạc Phủ trả lời, nhưng người Nga nhiều lần vượt biển đến thay thế Bồ Đào Nha buôn bán ở vùng biển Đông Á đã tìm cách phá vỡ sự cô lập của quần đảo. Đặc biệt, khi xuất hiện tàu chạy bằng hơi nước, phương Tây càng muốn tàu của họ được vào ăn than ở các hải cảng Nhật Bản. Nhưng càng ngày chính quyền Mạc Phủ càng tỏ ra thái quá. Họ tử hình tất cả những người đặt chân lên đất Nhật với bất cứ lý do gì. Dường như đa số người Nhật đã quen với lối sống tách biệt nên không muốn tự ý mở cửa, ngay cả khi các học giả Rangaku đã dũng cảm lên tiếng. Cuối cùng, nước Mỹ quyết định không để tình trạng này tiếp tục kéo dài hơn nên đã dùng biện pháp gây áp lực, buộc Nhật Bản phải thay đổi thái độ. Xuất phát từ Hoa Kỳ ngày 24/11/1852, hạm đội của Perry tiến vào vịnh Tokyo ngày 8/5/1853 mang theo quốc thư của Tổng thống Fillmore, trong đó yêu cầu Nhật Bản: Cứu trợ và bảo vệ những thuỷ thủ Hoa Kỳ gặp nạn ở bờ biển Nhật Bản; Tự do buôn bán giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ; Thiết lập trạm tiếp than cho các tàu vận chuyển định kỳ giữa Trung Quốc và California. Điều đó thực sự đẩy chính quyền Edo vào tình trạng lúng túng, buộc phải hẹn khéo Đô đốc Perry được trả lời vào mùa xuân năm sau. Những chiếc tàu chạy bằng hơi nước cùng tiếng súng đại bác đe doạ khiến cho nhiều người Nhật ở Edo vừa ngạc nhiên vừa khiếp sợ. Nhưng những người thực tế nhất lại nhận thức được rằng: đấy chính là biểu tượng của văn minh khoa học phương Tây. Họ đã tiến quá xa trước một nước Nhật trì trệ, lỗi thời của chính sách đóng cửa. Lần đầu tiên sau hơn 600 năm cầm quyền của giới võ sĩ, người đứng đầu Mạc Phủ đã phải xin ý kiến của triều đình. Trong khi chưa có được những biện pháp khả dĩ cứu Mạc phủ khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ đã buộc phải 7 Matthew C. Perry (1794 - 1858), Thiếu tướng Tổng tư lệnh hạm đội Đông Ấn của Mỹ, dẫn đầu hạm đội gồm 4 thuyền chiến (2 chiếc chạy bằng máy hơi nước, 2 thuyền buồm) mang Quốc thư của Tổng thống Fillmore đến cảng Uraga (thuộc vịnh Tokyo) ngày 8/7/1853 yêu cầu Nhật Bản mở cửa. ký Điều ước Kanagawa (1854) với Mỹ, đánh dấu sự cáo chung của chính sách tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Mặc dầu nhận thấy xu hướng tất yếu của sự thay đổi, Mạc Phủ đã cử phái đoàn sang phương Tây vào các năm 1860, 1861 và buôn bán trở lại với các nước này, nhưng những sự kiện diễn ra dồn dập sau đó cho thấy chính quyền phong kiến Mạc Phủ không thể đảm đương được những nhiệm vụ mới. Mở cửa và cải cách đã vượt khỏi thói quen và khả năng của họ. Chính vì vậy, Tướng quân thứ 15 của dòng họ Tokugawa là Yoshibuno đã buộc phải trao trả lại quyền hành cho Thiên hoàng vào cuối năm 1867 tức ngày 3/1/1868 dương lịch, dẫn tới việc khai sinh chính quyền Minh Trị. 2.3. Chính quyền Minh Trị và công cuộc tiếp thu văn minh phương Tây Bất cứ người Nhật nào cũng thừa nhận rằng: trong bối cảnh khó khăn của buổi giao thời, Nhật Bản đã rất may mắn bởi trong chính quyền của Thiên hoàng Minh Trị đều là những người trẻ tuổi, hăng hái, có tài và có tầm nhìn xa trông rộng. Nhưng cái khó đối với họ lúc này là thiếu kinh nghiệm của những người lãnh đạo quốc gia. Hơn nữa, trên nhiều lĩnh vực, Nhật Bản lạc hậu so với phương Tây hàng thế kỷ. Nguy cơ phụ thuộc nước ngoài vẫn đang rình rập. Vì vậy, hai mục tiêu của Nhật Bản vào thời điểm này được xác định rõ ràng là độc lập dân tộc và từng bước tiến lên bình đẳng với các nước phương Tây. Nước Nhật phải có được thực lực, phải tự trang bị cho mình những phương tiện để có thể đương đầu với những đe doạ từ phương Tây. Để làm được điều này, một khẩu hiệu bất hủ đã được chính quyền Minh Trị đưa ra là Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây. Đường lối đó được xác định trong 5 lời thề do Thiên hoàng Minh Trị công bố ngày 14/3/1868 rằng: “Phải thu thập tri thức trên thế giới để chấn hưng cơ bản Hoàng triều”8. Việc du nhập văn minh phương Tây lúc này vừa có những điểm giống với việc du nhập văn minh Trung Hoa trước đây, lại vừa có những điểm khác nhau. Nhìn chung, có thể thấy được quá trình tiếp thu văn minh phương Tây của Nhật Bản có một số điểm sau: 1) Kinh nghiệm của những năm tháng du nhập nền văn minh Trung Hoa cho thấy, việc đưa vào một cách ồ ạt những kiến thức của phương Tây chưa hẳn có ý nghĩa tích cực do không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Vì vậy, trên thực tế, lúc đầu ban lãnh đạo Minh Trị tỏ ra khá bối rối, chưa có một 8 Yasuda Motohisa, Lịch sử Nhật Bản giản yếu, NXB Obunsha, 1989, tr.302 (tiếng Nhật). đường lối rõ ràng. Việc tổ chức bộ máy chính quyền là một thí dụ. Sau 4 lần thay đổi, bộ máy chính quyền mang tính hiện đại mới được xác lập. Theo Chính thể thư (Seitaisho) công bố ngày 21/4/1868, tất cả quyền lực trong nước tập trung vào Thái chính quan (Dajokan), một thể chế giống như thời Nara hơn 1000 năm trước. Dưới Thái Chính quan là Nghị chính quan, Hình pháp quan và Hành chính quan. Người phụ trách bộ phận mang tính lễ nghi tôn giáo là Thần kỳ quan đặt dưới sự quản lý của Hành chính quan. Nhưng sau sự kiện Bản tịch phụng hoàn (trả đất lại cho Thiên hoàng) vào tháng 7/1869, chức Thần kỳ quan được đặt ngang hàng với Thái Chính quan. Sau lệnh Phế Han lập Huyện (7/1871) vẫn tiếp tục giữ thể chế Thái chính quan, nhưng dưới Thái chính quan có 3 viện: Chính viện, Tả viện và Hữu viện. Đến tháng 12/1886, sau khi tham khảo một cách kỹ lưỡng thể chế của các nước phương Tây, chính quyền Minh Trị mới chính thức xác lập bộ máy nhà nước theo chế độ Nội các có tính hiện đại. 2) Để tiếp thu một cách cơ bản và toàn diện nền văn minh phương Tây, chính quyền Minh Trị vừa cử lưu học sinh sang các nước này học tập vừa thuê chuyên gia đến Nhật Bản giảng dạy. Có thể coi phái đoàn của Hữu đại thần Iwakura sang 12 nước phương Tây từ 23/12/1871 đến 13/9/1873 là đoàn lưu học sinh cao cấp nhất trong thời kỳ này. Bên cạnh hy vọng thương lượng để các nước phương Tây sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Nhật Bản thì nhiệm vụ chủ yếu của đoàn là nghiên cứu hoạt động của guồng máy chính quyền tại các nước này. Đoàn có khoảng 50 nhân vật cao cấp thuộc các ngành, các giới khác nhau, chịu trách nhiệm tìm hiểu nội dung hiệp ước bất bình đẳng, nhưng các thành viên đã tận mắt chứng kiến những cái hay, cái lạ ở phương Tây trong cuộc hành trình. Điều đó càng củng cố và gia tăng nhiệt tình cải cách, học tập phương Tây của ban lãnh đạo Minh Trị. Về việc đưa thanh niên sang học tập ở phương Tây, mặc dù một số quan lại cao cấp và quan lại giàu có những năm cuối thời Mạc phủ đã lén lút cho con em sang Anh, Mỹ du học, nhưng điều này chỉ thực sự trở thành chính sách và phong trào dưới thời Minh Trị. Hàng ngàn thanh niên đã sang phương Tây học tập theo các chế độ tài chính khác nhau. Rất nhiều người trong số họ khi trở về nước đã góp phần to lớn vào công cuộc canh tân đất nước. Cùng với việc cử người sang học, chính quyền Minh Trị đã mời rất nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau đến Nhật Bản. Trong khoảng 20 năm đầu thời Minh Trị đã có khoảng 3.000 chuyên gia ngoại quốc được mời đến Nhật Bản. Riêng Bộ Giáo dục đã sử dụng 348 chuyên gia người Đức, 43 người Pháp và 23 người các nước khác. Bị hấp dẫn bởi đồng lương cao, các chuyên gia đã nhiệt tình truyền bá kiến thức của họ cho Nhật Bản, thậm chí còn đứng hẳn về phía Nhật trong nhiều trường hợp. Nhiều người đã góp phần rất lớn cho việc hiện đại hoá Nhật Bản. Dưới đây là một số nhân vật có những đóng góp cho Nhật Bản trong các lĩnh vực khác nhau: Lĩnh vực Họ tên Quốc tịch Công việc phụ trách Luật pháp Boissonade F. (1825 - 1910) Albert Mosse (1846 - 1925) Roesler Herman (1834 - 1894) Pháp Đức Đức Biên soạn từ điển luật pháp Thảo chế độ tự trị địa phương Biên soạn Hiến pháp Minh Trị Văn hoá Koeber Raphael (1848 - 1923) Fenollosa Francisco(1853 - 1908) Vicenzo Ragusa (1841 - 1928) Lafcadio Hearn (1850 - 1904) Nga Mỹ Italia Anh Triết học Đức Triết học Điêu khắc Văn học Lịch sử Ludwig Riess (1861 - 1928) Đức Lịch sử trường phái thực chứng Giáo dục David Murray (1830 - 1905) William Clark (1826 - 1886) Mỹ Mỹ Hành chính giáo dục Trường Nông nghiệp Sapporo Khoa học tự nhiên Alan A.Milne (1882 - 1956) Edward Morse (1838 - 1925) Edmund Naumann (1854 - 1927) Anh Mỹ Đức Địa chất học Động vật học, Khảo cổ học Địa chất học Y học Johan Hoffmann(1805 - 1878) Erwin Von Balz (1849 - 1913) Wiliam Willis (1836 - 1894) Đức Đức Anh Truyền bá y học Đức Trường Y, Đại học Tokyo Bệnh viện ĐH Tokyo Nông nghiệp Horace Capron (1804 - 1885) Mỹ Khai thác Hokkaido Nguồn: Nghiên cứu lịch sử Nhật Bản. NXB Yamagawa, Tokyo, 1991, tr. 369 (tiếng Nhật). 3) Việc tiếp thu văn minh phương Tây dưới thời Minh Trị vừa ồ ạt nhưng lại vừa có chọn lọc. Việc tiếp thu ồ ạt thể hiện ở chỗ không trừ một lĩnh vực nào, người Nhật đã học tập tất cả, từ việc tổ chức bộ máy chính quyền, quân đội, luật pháp đến các ngành kinh tế, tài chính, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, các mặt thuộc về đời sống xã hội… Việc tiếp thu có chọn lọc thể hiện ở chỗ, Nhật Bản phân tích một cách kỹ lưỡng những mặt mạnh của từng nước, trên cơ sở đó đối chiếu với hoàn cảnh nước mình để cử học sinh đến học tập, hoặc mời chuyên gia sang Nhật Bản làm cố vấn, giảng dạy. Điều này được áp dụng một cách triệt để đối với những lĩnh vực ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của đất nước như thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp, các lĩnh vực kinh tế - tài chính, quốc phòng… Chẳng hạn, trong việc mời chuyên gia nước ngoài, người Anh đứng đầu trong lĩnh vực các môn cổ điển, tiếp theo là người Đức, người Mỹ và người Pháp. Đối với các ngành khoa học xã hội thì người Đức và người Mỹ ngang nhau, rồi mới đến người Pháp. Trong khoa học tự nhiên, trước hết là người Đức, kế đến là người Anh và người Mỹ. Với quân đội, hải quân học mô hình của Anh, lục quân theo mô hình của Phổ. Thương mại học người Mỹ. Giáo dục học người Pháp và người Mỹ. Luật pháp, tùy từng nước, lĩnh vực nào mạnh Nhật Bản bắt chước theo… Việc tiếp thu có chọn lọc vừa đem lại hiệu quả ở chỗ Nhật Bản tiếp cận được với những thành tựu hiện đại nhất, vừa tính toán cho phù hợp, không phải sửa sai như thời kỳ Nhật Bản học tập văn minh Trung Hoa. 4) Việc tiếp thu không phải chỉ giới hạn ở một nhóm người thuộc giới lãnh đạo hay tầng lớp trí thức mà là toàn dân tộc. Điều này được thể hiện trong thời kỳ mà lịch sử Nhật Bản gọi là Văn minh khai hoá (Bunmei Kaika). Nghĩa là, người Nhật tiếp thu tất cả những thành tựu văn minh vật chất của các nước phương Tây, làm xã hội Nhật Bản biến đổi một cách nhanh chóng. Thành phố thay đổi sớm và mạnh mẽ nhất. Những ngôi nhà gạch xây theo kiểu châu Âu xuất hiện. Đường phố được thắp sáng bởi hệ thống đèn dùng khí đốt. Cư dân ăn mặc đúng mốt. Tất cả những gì của phương Tây đều là sang trọng. Người ta đua nhau ăn thịt bò, cắt tóc ngắn. Nông dân và ngư dân không còn sử dụng Âm lịch quen thuộc nữa. Tất cả phải theo Tây. Việc chính phủ bỏ tiền xây dựng khu nhà sang trọng Minh Lộc Quán (Rokumeikan) làm nơi khiêu vũ là một biểu tượng. Từ đó, cao trào tiếp thu văn minh phương Tây đã lôi cuốn hết thảy người dân Nhật Bản, kể cả những người bảo thủ nhất. Như vậy, vào nửa cuối thế kỷ XIX, một lần nữa người Nhật lại say sưa học tập văn minh bên ngoài và cũng giống như lần trước, nước Nhật lại thay đổi một cách nhanh chóng. Kết luận 1) Nhật Bản là một dân tộc rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài, có thiện cảm với những dân tộc ngoại lai, và hơn thế nữa họ có khuynh hướng bị mê hoặc bởi những sự vật ngoại lai. Trước kia, người Nhật đã say mê Trung Quốc và văn minh Trung Hoa. Vào thế kỷ VII sau T.L., không những Hoàng thân Shotoku đã viết Hiến pháp đầu tiên của Quốc gia – vẫn gọi là Hiến pháp 17 điểm – bằng chữ Hán, mà ông còn cố gắng đưa vào toàn thể đời sống quốc gia một ảnh hưởng Trung Hoa mạnh mẽ: gồm việc du nhập quần áo Trung Quốc và những hàng nghệ thuật Trung Quốc. Cũng vậy, khi người Âu châu lần đầu tiên đến các đảo Nhật vào thế kỷ XVI, dân Nhật hăng hái tìm hiểu văn hoá Tây phương. Người ta có ghi lại, khi các giáo sĩ viếng thăm Nhật Bản, họ rất ngạc nhiên về việc phổ biến nhiều loại súng ở Nhật, và họ công nhận đây là sự khác biệt quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Đông phương khác. 2) Nếu trong việc tiếp thu văn minh Trung Hoa, Thái tử Shotoku là người có công đầu tiên, thì Thiên hoàng Minh Trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc du nhập văn minh phương Tây. 3) Mỗi lần du nhập văn minh bên ngoài, nước Nhật lại trưởng thành một cách nhanh chóng. Lần thứ nhất, việc tiếp thu văn minh Trung Hoa đã từng bước xác lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản. Lần thứ hai, việc học tập các nước phương Tây đã đưa đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở nước này. Rút kinh nghiệm của lần tiếp thu trước, việc học tập văn minh phương Tây của người Nhật tỏ ra bài bản hơn, quyết liệt hơn và kết quả là những thành công đưa lại cũng nhanh chóng hơn. 4) Việc tiếp thu văn minh bên ngoài của người Nhật luôn luôn dựa vào nguyên tắc tiếp thu cái mới, biến cái mới thành cái của mình trên cơ sở duy trì cái cũ, giữ vững bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc tiếp thu văn minh bên ngoài chỉ làm phong phú thêm nền văn hoá của nước nhà. Đó là bài học kinh nghiệm không phải chỉ cho nước Nhật mà cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghiencuuquocte20.pdf