Công tác quản lý mức là một công tác rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó bao gồm các công việc từ xây dựng mức, tổ chức thực hiện mức đến sửa đổi mức.
Cơ sở thực tế :
Hệ thống tổ chức quản lý mức ở công ty còn cần phải được tổ chức xây dựng lại và hoàn thiện ở tất cả các khâu trong toàn bộ hệ thống. Để có thể thu được kết quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự phối hợp , sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên ,trước tiên là đội ngũ làm công tác định mức
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những lý luận chung về công tác quản lý định mức lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Kiên và Hà , kết quả thu được trong biểu số 9:
Biểu số 9:Tình hình thực hiện định mức
Tên công nhân
Sản lượng ca trung bình 3 ngày quan sát
Định mức sản lượng
(cái / ca)
Tỷ lệ hoàn thành mức
Hệ số thời gian gia công
Hệ số khả năng sử dụng ngày lao động
Hệ số khả năng tăng năng suất lao động
Nam
270
250
108 %
68,80 %
15,76 %
18,71 %
Kiên
153
125
122,4%
72,01 %
13,9 %
16,23 %
Hà
34
19
178,9%
65 %
11,81%
13,39 %
Qua sự phân tích ở trên ,căn cứ vào hệ thống mức ở công ty chúng ta thấy mức sản lượng ở công ty xây dựng hiện thời quá thấp (hay mức thời gain quá cao) cho các bước công việc tiện , phay dẫn đến hậu quả :
-Tính đơn giá không đúng giữa các bước công việc do đó ảnh hưởng tới nguyên tắc phân phối theo lao động
-Làm tăng giá thành sản phẩm
-Tăng quỹ lương
Người công nhân dễ dàng hoàn thành vựơt mức đặt ra ngay khi thời gian lãng phí còn chiếm khá lớn ,
ví dụ như trường hợp của công nhân Hà :
Tlpcn = 6,46 % thời gian ca
Tlpkt = 1,88 % thời gian ca
Tlptc = 3,47 % thời gian ca
Vậy mà công nhân Hà vẫn hoàn thành vượt mức 178,95 % .Việc dễ dàng vượt mức đặt ra khiến công nhân không tìm tòi sáng tạo ,nâng cao năng suất lao động ,...
Nguyên nhân của mức sản lượng quá thấp (mức thời gian quá cao) chính là do phương pháp xây dựng mức không khoa học dựa vào kinh nghiệm,suy nghĩ chủ quan của cán bộ định mức.
2.3 Công tác điều chỉnh mức :
Việc đIều chỉnh mức được thực hiện như sau :
Trước tiên căn cứ vào tiền lương sản phẩm của công nhân :
TLsp = ĐG x SL
Trong đó : TLsp : là tiền lương sản phẩm của công nhân cuối tháng
ĐG : là đơn giá sản phẩm .
SL : là số lượng sản phẩm làm ra trong tháng .
Sau 3 tháng ,cán bộ định mức tiến hành kiểm tra sổ trả lương cho công nhân của nhân viên thống kê các phân xưởng. Ví dụ : Đơn giá của bước công việc tiện cần khởi động là 2200 đồng.Công nhân Hà làm trong 26 ngày của tháng 3 được 328 cái.Như vậy tiền lương của công nhân Hà là :
TL = 2200 x 328 = 7216 Nhưng cũng trong tháng 3 làm việc 26 ngày công nhân Hằng thực hiện phay phẳng ,phay nghiêng kìm đIện 160 được 9000 cáI với đơn giá 66 đồng sễ được lĩnh :
TL = 9000 x 66 = 594000 (đồng).
Như vậy công nhân Hằng sẽ phản ứng vì cùng làm việc với cường độ như nhau ,bậc thợ 3 / 7 mà công nhân Hằng được hưởng lương ít hơn .
Sau khi xem xét cán bộ định mức sẽ giảm mức thời gian đối với công nhân Hà (vì đối với công nhân Hằng định mức này đã được áp dụng từ trước cán bộ định mức sẽ không thay đổi mà chỉ thay đổi định mức mới áp dụng cho sản phẩm công nhân Hà sản xuất) .
Cán bộ định mức đIều chỉnh sao cho thu nhập của công nhân Hà xấp xỉ bằng thu nhập của công nhân Hằng và bắt đầu ước chừng : tăng mức sản lượng tức là giảm mức thời gian , giảm mức thời gian thì kéo theo đơn giá cũng giảm xuống .
Và cuối cùng định mức cho bước công việc tiện cần khởi động là :
Msl = 19 .
Mtg = 1579’’ = 26’30’’.
Định mức được áp dụng vào công ty ,với định mức này 2 công nhân có bậc thợ như nhau ,làm việc với cường độ ngang nhau sẽ có thu nhập tương đương .
IV .Đánh giá tình hình định mức lao động ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu:
1. Thành tích :
Định mức lao động là một trong nhưng nội dung quan trọng nhất của tô chức lao động và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp . Định mức lao động hợp lý sẽ tạo khả năng kế hoạch hoá tốt hơn quá trình sản xuất ,xác định đúng đắn số lượng lao động cần thiết trong năm , khuyến khích sử dụng nguồn dự trữ trong sản xuất là cơ sở để tăng năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm, cảI thiện đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên.
Trong thực tế ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu ,công tác định mức lao động đã thu được một số thành tích đáng kể :
- Trong quá trình xây dựng xác định được đối tượng trực tiếp để định mức lao động là các bước công việc , trên cơ sở đó xác định định mức kĩ thuật lao động tổng hợp cho việc chế tạo một sản phẩm hay chi tiết sản phẩm
- Xây dựng được hệ thống mức cho 100 % sản phẩm của công ty .
- Mức xây dựng xong được tổ chức triển khai thực hiện
2. Tồn tại :
Bên cạnh những thành tích vừa nêu trên , công tác định mức lao động ở công ty trong thời gian qua đã bộc lộ rõ những tồn tạI sau :
- Tỷ lệ mức thống kê kinh nghiệm chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
- Nhiều mức lạc hậu không còn phù hợp với đIều kiện tổ chức kĩ thuật thực hiện công việc nữa nhưng vẫn còn được sử dụng .
- Không có hội đồng định mức của công ty để xem xét ,bổ xung mức xây dựng .
- Không phát hiện kịp thời sửa đổi ngay những mức sai.
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện mức gặp nhiều khó khăn.
- Công tác theo dõi ,quản lý đIều chỉnh mức không được tiến hành một cách khoa học , thường xuyên.
3. Nguyên nhân của những tồn tại.
- Chưa xác định đúng đắn và đầy đủ hệ thống căn cứ để xây dựng mức bao gồm :thời gian hao phí trong ngày làm việc người công nhân,kết cấu bước công việc ,những đIều kiện làm việc ,phương tiện dụng cụ xây dựng mức .
- Phương pháp xây dựng mức không khoa học.
- Đội ngũ cán bộ định mức không được đào tạo , bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về định mức lao động
- Không đảm bảo cung cấp đầy đủ ,kịp thời điều kiện vật chất cho lao động như nguyên vật liệu ,dụng cụ.
- Chế độ khen thưởng ,kỷ luật không rõ ràng ,nghiêm khắc.
- Sự hiệp tác lao động giữa các bộ phận quản lý với các xưởng, giữa các xưởng với nhau và giữa những người lao động trong cùng 1 phân xưởng chưa chặt chẽ.
Phần III
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý định mức lao động ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Biện pháp I : xác định đúng đắn hệ thống căn cứ để xây dựng mức thời gian ,mức sản lượng .
Cơ sở lý luận :
Để góp phần việc hoàn thiện công tác qquản lý định mức lao động, điều kiện đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong công việc xây dựng mức là phải xác định được hệ thống căn cứ để xây dựng mức thời gian, mức sản lượng.
Cơ sở thực tiễn :
Hệ thống căn cứ để xây dựng mức thời gian, mức sản lượng ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu được nói đến bao gồm; kết cấu thời gian hao phí trong ngày làm việc của công nhân, đối tượng xây dựng mức ( bước công việc ), quá trình phân chia bước công việc thành các thao tác , động tác và việc chuẩn bị những điều kiện làm việc cho công nhân , chuẩn bị phương tiện dụng cụ phục vụ cho xây dựng mức .
Phương thức tiến hành :
1.Phân loại thời gian hao phí :
Kết cấu thời gian hao phí trong ngày làm việc của công nhân bao gồm 2 loại thời gian: thời gian có ích và thời gian lãng phí.
1.1.Thời gian có ích:
-Thời gian chuẩn kết ( Tck ) bao gồm thời gian nhận nhiệm vụ ,thời gian thử máy ,thu dọn dụng cụ ,lau máy và thời gian giao nộp sản phẩm.
- Thời gian gia công (Tgc) bao gồm thời gian tiện ,khoan ,mài, phay, mạ.
- Thời gian phục vụ (Tpv) gồm hai loại:
+ Thời gian phục vụ có tính chất tổ chức(Tpvtc):thời gian đếm sản phẩm,chi tiết.
+ Thời gian phục vụ có tính chất kỹ thuật (Tpvkt) :thời gianthay dao và mài dao ,thời gian tra dầu vào máy ,đo chi tiết sản phẩm (với 1 số chi tiết).
- Thời gian nghỉ vì nhu cầu (Tnc) :thời gian nghỉ uống nước ,đi vệ sinh cá nhân.
1.2.Thời gian lãng phí :
- Thời gian lãng phí do nguyên nhân tổ chức (Tlptc):thời gian chờ vật liệu ,đi lấy vật liệu khi hết trong ca làm việc.
-Thời gian lãng phí do kỹ thuật (Tlpkt):thời gian mất điện ,máy hỏng chờ sửa.
-Thời gian lãng phí do công nhân;(Tlpcn) thời gian công nhân nói chuyện ,đi không lí do,đến muộn về sớm .
Thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm:
T = Tck + Tpv + Tgc + Tnc.
2. Chọn bước công việc là đối tượng xây dựng mức :
Theo phương pháp gia công được áp dụng ở công ty ,quá trình công nghệ được chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau và mỗi giai đoạn công nghệ lại được chia thành nhiều bước công việc khác nhau. Cho nên bước công việc là đối tượng trực tiếp để định mức lao động .
Dựa vào trình độ thiết bị của công ty ,có thể chia bước công việc thành 3 loại :
- Bước công việc thủ công và nửa cơ khí
- Bước công việc cơ khí
- Bước công việc tự động hoá
Trong đó bước công việc cơ khí chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số các loại bước công việc hiện có.
Nội dung định mức cho bước công việc thường gồm :
Định mức thời gian ,định mức phục vụ .Định mức lao động cho bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm phảI là cơ sở để xác định định mức kĩ thuật tổng hợp cho việc chế tạo một sản phẩm hay chi tiết sản phẩm.
3.Phân chia bước công việc thành các thao tác ,động tác :
Kết cấu bước công việc theo lao động được chia ra thành các thao tác, rồi chia thành các động tác ,cuối cùng chia thành các cử động.
3.1 Thao tác : là tổng hợp hoàn chỉnh các mặt hoạt động của công nhân nhằm một mục đích nhất định .
Đối với một số bước công việc chủ yếu như tiện ,phay chi tiết trên máy ta có thể có các thao tác :
- Gá phôi vào mâm cặp .
- Mở máy
- Đưa dao vào mặt gia công.
- Tiện hoặc phay.
- Đưa dao ra khỏi mặt gia công ,...
Đối với những thao tác mà thời gian thực hiện quá ngắn như mở máy ,ra dao,.. Để định mức kỹ thuật lao động được tiện lợi chúng ta phảI kết hợp lạI thành nhóm thao tác .
Một nhóm thao tác bao gồm những thao tác được thực hiện theo đúng trình tự công nghệ hoặc những thao tác có các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện giống nhau không kể đến tính chất liên tục khi thực hiện.
Để xây dựng phương pháp làm việc có hiệu quả nhất phảI phân chia mỗi thao tác ra nhiều động tác .
3.2 Động tác : là một bộ phận của thao tác ,biểu thị bằng những cử động của công nhân nhằm lấy hay di chuyển một vật nào đó.Như vậy trong một thao tác có thể chia ra thành nhiều động tác khác nhau. ở đây chỉ đơn cử một thao tác đó là thao tác gá phôi vào mâm cặp có các động tác sau :
- Lấy kơ-lê lắp vào mâm cặp .
- Nơí lỏng mâm cặp .
- Lấy phôi đưa vào mâm cặp .
- Xiết chặt mâm cặp vào phôi.
- Rà tròn,...
Ngoài ra để nghiên cứu sự hoạt động hợp lý của công nhân ,trong quá trình lao động người ta còn chia động tác thành các cử động.
3.3 Cử động:
Cử động là một phần của động tác ,biểu thị bằng sự thay đổi vị trí,tư thế bộ phận cơ thể công nhân trong quá trình lao động.
Ví dụ :động tác lấy phôi đưa vào mâm cặp có các cử động :
-Giơ tay.
-Nắm lấy phôi.
-Đưa phôi vào mâm cặp.
Việc phân chia bước công việc như trên là cơ sở hợp lý hoá bước công việc
và thiết kế bước công việc hợp lý nhất bằng cách loại bỏ những yếu tố thừa, nghiên cứu phương pháp làm việc của những công nhân có năng suất lao động cao, từ đó mới định mức thời gian lao động và định mức phục vụ được.
4.Chuẩn bị những điều kiện làm việc cho công nhân và phương tiện dụng cụ cho xây dựng mức.
4.1 Chuẩn bị những điều kiện làm việc cho công nhân :
Chọn công nhân ngành phay, tiện có bậc thợ 3/7là đối tượng thí điểm để xây dựng mức:
- Trang bị cho mỗi người công nhân : 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi giầy , mũ, kính đầy đủ khi làm việc .Ước tính chi phí cho một công nhân khoảng 150000 đồng .Công ty nên chọn ra mỗi ngành từ 3-5 công nhân để tiến hành thí điểm xây dựng mức. Số tiền phải chi ra là: 450000 - 750000 đồng.
- Do máy móc của phân xưởng sản xuất chủ yếu tại LIÊN XÔ, HUNG GA RI..người Việt nam lại vốn nhỏ bé cho nên khi làm việc luôn ở tư thế không thoải mái, vậy cần đóng thêm các bục gỗ kích thước
2,4m x0,5m x0,6m tạo điều kiện cho công nhân sản xuất đạt hiệu quả.
Chi phí cho một bục gỗ dự tính 30000 đồng. Tổng chi phí cho công việc này là 1590000 đồng.
-Bảo đảm nơi làm việc luôn sạch sẽ,có trật tự, hết sức coi trọng vệ sinh công nghiệp và môi trường .
Các phân xưởng cần tổ chức tôt hơn nữa công tác vệ sinh công nghiệp ở phân xưởng mình bằng cách bố trí công nhân làm công việc phục vụ như quét dọn, vận chuyển phế liệu ... thường xuyên vào sau mỗi ca làm việc. Có thể bố trí 2 - 3 công nhân làm công việc này.
4.2 Chuẩn bị các phương tiện ,dụng cụ phục vụ cho xây dựng mức:
-Đồng hồ : cần trang bị 2 đồng hồ phục vụ cho công viẹc xây dựng mức, trong đó một đồng hồ bấm giờ 2 kim và 1 đồng hồ 1 kim với chi phí cho cả 2 là 150000 đồng.
-Phiếu quan sát : phiếu chụp ảnh ,phiếu bấm giờ,bút chì ,thước kẻ,tẩy...để tránh những lúng túng khi tiến hành chụp ảnh bấm giờ .Chi phí in phiếu khoảng 10000 đồng
Ngoài ra công ty có thể tăng kinh phí ,đầu tư trang thiết bị hiện đại cho công tác định mức như : máy vi tính có các chương trình phần mềm để xây dựng ,quản lý và điều chỉnh mức, trang bị máy camera,phòng thí nghiệm xây dựng mức... Nhưng với điều kiện hiện nay công ty khó có thể trang bị được đầy đủ tất cả những thiết bị này. Yêu cầu trước mắt là công ty cần một máy vi tính cài đặt chương trình phần mềm phục vụ cho xây dựng mức với chi phí mua máy dự tính 7000000 triệu đồng
Tổng chi phí chuẩn bị những điều kiện làm việc cho công nhân và phương tiện dụng cụ cho xây dựng mức dự tính khoảng 74510000 -7760000 đồng. Công ty có thể lấy từ nguồn quỹ đầu tư phát triển 3000000đồng, từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi 3000000 đồng , còn lại có thể nợ ở nơi công ty ký hợp đồng may quần áo cho công nhân , đến cuối kỳ kinh doanh sẽ trích một phần lãi để trả nợ.
Những sự hỗ trợ này sẽ tạo điều kiện xây dựng đươc hệ thống mức chính xác, khoa học, thực sự là cơ sở tốt để tính toán đôn giá công bằng và lên kế hoạch sản xuất hợp lý.
Biện pháp 2 : áp dụng phương pháp có căn cứ khoa học để xây dựng mức
Cơ sở lý luận :
Phương pháp xây dựng mức có căn khoa học là phương pháp dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiện sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao đông hợp lý...
Phương pháp xây dựng mức được tiến hành bằng 2 hình thức : chụp ảnh và bấm giờ chụp ảnh và bấm giờ.
Công dụng chuyên môn của chụp ảnh ngày làm việc là tìm nguyên nhân gây lãng phí và hao phí thời gian làm việc bằng cách nghiên cứu toàn bộ hoạt động của công nhân trong ca làm việc.
Còn bấm giờ là tìm nguyên nhân gây ra lãng phí và hao phí thời gian hoàn thành bước công việc, thao tác, động tác bằng cách nghiên cứu các hoạt động của công nhân khi trực tiếp thực hiện công việc đó.
Cơ sở thực tế :
Giữa chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ có quan hệ hữu cơ và hỗ trợ nhau trong việc xây dựng và tính toán mức kỹ thuật lao động. Do đó muốn xây dựng mức được chính xác và hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ lành nghề hiện nay của công nhân thay thế hệ thống mức cũ quá lỏng ,lạc hậu, nhằm hạ giá thành ,tăng năng suất lao động ,khuyến khích tìm tòi sáng tạo ,rút ngắn các hao phí thực hiện công việc,... phải kết hợp chặt chẽ giữa chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ
Phương thức tiến hành :
Vì không có đủ điều kiện để đi vào nghiên cứu và hoàn thiện toàn bộ hệ thống mức ở Công ty, ở đây chỉ đi vào xây dựng mức mới cho một số các bước công việc:
1. Tiện vít M12 kìm KB30
2. Phay răng mỏ động kìm KB30
3. Phay răng mỏ tĩnh kìm KB30
4. Tiện cần khởi động X01
5. Tiện bước 1 thanh giảm sóc
Đây là 5 bước công việc đặc trưng cho các tổ tiện và nguội phay là các tổ quan trọng ở phân xương cơ khí 1- phân xưởng lớn nhất ở Công ty.
Căn cứ xây dựng mức mới
1. Yêu cầu về kỹ thuật công nghệ: Là máy móc thiết bị được trang bị cho phân xưởng cơ khí 1, yêu cầu về kỹ thuật gia công và yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
2. Phân công lao động hợp lý giữa công nhân chính và công nhân phụ
3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý
5. Nghị định 28/CP năm 1996 quy định về chế độ tiền lương của Chính phủ
6. Nghị định 197/CP ra ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều khoản Bộ luật lao động.
7. Thông tư số 13 ngày 10/4/1997 hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương thu nhập trong doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu là 144.000đ hệ số tăng không quá 1,5 lần.
Trình tự các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành để có kết cấu bước công việc hợp lý.
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để xác định trình độ lành nghề của công nhân, yêu cầu về máy móc, tổ chức phục vụ nguyên vật liệu hợp lý nhất.
Bước 3: Tạo điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng yêu cầu, cho công nhân làm thử, khi đã quen tay mới tiến hành khảo sát hao phí thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc.
Bằng phương pháp này có thể phân tích được tình hình sử dụng thời gian làm việc của công nhân, đánh giá được công nhân nào sử dụng thời gian hiệu quả nhất, phát hiện những yếu tố gây gián đoạn sản xuất, từ đó có biện pháp khắc phục. Do vậy mức lao động chính xác, phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất và kỹ thuật của phân xưởng, tổng kết kinh nghiệm sáng kiến của công nhân lành nghề.
Ta tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc của 3 công nhân tiện bậc 3 và 2 công nhân phay bậc 3 có năng suất trung bình tiên tiến, sức khỏe tốt trong 3 ngày làm việc và bấm giờ mỗi bước công việc 10 lần. Trong quá trình chụp ảnh bấm giờ tránh để ảnh hưởng đến người công nhân làm họ mất tập trung, làm việc không đúng năng suất.
Thứ nhất : đối với bước công việc tiện vít M12 của kìm điện KB30 do công nhân Sơn thực hiện.
Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm làm ra là:
Tiện đúng bản vẽ
Độ ô van Ê 0,1
Mài hết nhân hai đầu
Về mặt công nghệ bước công việc này được thực hiện như sau:
Tiện bóc lần 1
Tiện lần 2
Cắt
Về mặt lao động, bước công việc này được chia thành 9 thao tác sau:
1. Gá phôi
2. Mở máy và đưa dao tiện lần 1
3. Tiện bóc lần 1
4. Đưa dao ra và xoay dao cắt
5. Tiện lần 2
6. Đưa dao ra và xoay dao cắt
7. Cắt
8. Đưa dao ra và tắt máy
9. Đưa sản phẩm vào khay
Trước tiên lập phiếu chụp ảnh ngày làm việc :
Phiếu chụp ảnh ngày làm việc
( cho cá nhân )
Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Phân xưởng cơ khí 1
Tổ tiện
Ngày quan sát: 26, 27, 28/4
Thời gian quan sát 7h30’ - 12h
13h - 16h30’
Thời hạn 8h
Người quan sát
Lê Thúy Thanh
Công nhân
Công việc
Máy (thiết bị)
Họ tên: Vũ Cao Sơn
Nghề nghiệp: Thợ tiện
Cấp bậc: 3/7
Bước công việc:
Tiện và cắt vít M12
Bậc công việc: 3/7
Kiểu máy: A60- LX
Tình hình bình thường
Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tình hình chung đảm bảo có đủ dụng cụ cần thiết, công nhân tự đi mài dao
Chế độ cung cấp vật liệu: Công nhân nhận phối liệu tại kho
Chế độ điều chỉnh: máy hỏng có công nhân đến sửa chữa
ánh sáng: đầy đủ, sử dụng thêm bóng đèn 100W
Nhiệt độ: 22 - 27oC , thông gió, thoáng mát.
Từ phiếu này tiến hành chụp ảnh ngày công tác cụ thể cho công nhân có phiếu sau:
Phiếu chụp ảnh ngày làm việc
( cho ngày 26/4 )
STT
Yếu tố ghi chép
Trình tự thời gian
Thời gian hao phí(phút)
Ký hiệu
Ghi chú
1
Bắt đầu ghi chép
7h30
2
Đến muộn
7h32
2
TLPCN 1
3
Kiểm tra thử máy
7h36
4
TCK1
4
Tiện cắt đoạn
8h06
30
TGC1
5
Đo chi tiết
8h11
5
TPVKT1
6
Tiện cắt đoạn
8h31
20
T GC2
7
Đi không lý do
8h41
10
TLPCN2
8
Nói chuyện
8h46
5
TLPCN3
9
Tiện cắt đoạn
9h26
40
TGC3
10
Đo chi tiết
9h31
5
TPVKT2
11
Tiện cắt đoạn
9h56
25
TGC4
12
Mài dao tiện
10h18
22
TPVKT3
13
Tiện cắt đoạn
10h46
28
TGC5
14
Nói chuyện
10h52
6
TLPCN4
15
Tiện cắt đoạn
11h24
32
TGC6
16
Nghỉ uống nước
11h28
4
TNC1
17
Tiện cắt đoạn
11h50
22
TGC7
18
Nghỉ sớm
12h
10
TLPCN5
19
Nghỉ trưa
12h-13h
20
Đến muộn
13h05
5
TLPCN6
21
Nói chuyện
13h08
3
TLPCN7
22
Tiện cắt đoạn
13h50
42
TGC8
23
Nói chuyện
13h59
9
TLPCN8
24
Tiện cắt đoạn
14h30
31
TGC9
25
Đo chi tiết
14h37
7
TPVKT4
26
Thay dao và mài
15h17
40
TPVKT5
27
Tiện cắt đoạn
15h47
30
TGC10
28
Nghỉ uống nước
15h51
4
TNC2
29
Tiện cắt đoạn
16h05
14
TGC11
30
Đo chi tiết
16h08
3
TPVKT6
31
Đếm chi tiết
16h16
8
TPVTC1
32
Gạt phôi, lau máy
16h20
4
TCK2
33
Nghỉ trước giờ
16h30
10
TLPCN9
Tương tự, có phiếu chụp ảnh ngày làm việc 27/4 và 28/4 ( xem phụ lục)
Từ các phiếu chụp ảnh ngày 26/4, 27/4,28/4 ta lập một bảng tổng hợp thời gian hao phí cùng loại như sau.
Biểu 10: Bảng tổng hợp thời gian hao phí
Đơn vị :phút
Loại thời gian
Nội dung quan sát
Ký hiệu
26/4
27/4
28/4
Chuẩn kết
Kiểm tra máy
Gạt phôi, lau máy
TCK1
TCK2
4
4
4
3
4
5
Tổng
8
7
9
Phục vụ
Tự chỉnh máy
Thay dao mài
Đo chi tiết
Đếm chi tiết
Đi lấy phôi
TPVKT1
TPVKT2
TPVKT3
TPVTC1
TPVTC2
62
20
8
5
30
36
5
2
5
55
30
7
Tổng
90
78
97
Nhu cầu
Nghỉ uống nước
Vệ sinh cá nhân
TNC1
TNC2
8
3
3
10
Tổng
8
6
10
Lãng phí công nhân
Đi muộn về sớm
Đi không lý do
Nói chuyện
TLPCN1
TLPCN2
TLPCN3
27
10
23
24
10
22
21
10
11
Tổng
60
56
42
Lãng phí kỹ thuật
Máy trục trặc chờ sửa
Mất điện
TLPKT1
TLPKT2
7
19
11
Tổng
0
26
11
Gia công
Tiện
TGC
314
307
311
Tổng thời gian quan sát
480
480
480
Biểu 11: Bảng cân đối thời gian hao phí trung bình
Ký hiệu
Thời gian hao phí cùng loại thực tế (phút)
Lượng thời gian tăng giảm (phút)
Thời gian hao phí dự tính định mức (phút)
Lượng thời gian (phút)
% thời gian quan sát
Lượng thời gian (phút)
% thời gian quan sát
TCK
8
1,67
+10
18
3,75
TPV
88,33
18,39
-58,33
30
6,25
TNC
8
1,67
+12
20
4,16
TLPCN
52,67
10,97
TLPKT
12,33
2,57
TGC
310,66
64,73
+101,34
412
85,83
Tổng
480
100
480
100
Trong mức thời gian loại bỏ thời gian lãng phí . Tỷ lệ thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ vì nhu cầu trong ca phải hợp lý và đều hướng về mục tiêu tăng thời gian gia công. Từ khảo sát có thể tăng thời gian chuẩn kết và thời gian nghỉ vì nhu cầu, giảm thời gian phục vụ, khắc phục tonà bộ thời gian lãng phí và từ đó tăng thời gian gia công. Cụ thể như sau:
- Thời gian chuẩn kết tăng lên 10phút/ca. Trên thực tế thời gian chuẩn kết ở phân xưởng gồm thời gian kiểm tra máy, thời gian lau máy gạt phôi và ra sản phẩm. Trong đó thời gian giành cho việc ra sản phẩm chiếm 3 - 5phút/ca, như vậy thời gian lau máy gạt phôi còn lại 3 - 5 phút là quá ít. Nó không đảm bảo cho máy móc vận hành trong suốt ca làm việc dẫn đến thời gian phục vụ kỹ thuật sẽ tăng lên và lượng tăng này lớn hơn nhiều so với thời gian chuẩn kết cần thiết. Sau khi khảo sát thực tế, TCK dự tính định mức tăng lên là 18phút/ca tức là tăng thêm 10phút/ca so với TCK thực tế của công nhân nhằm khắc phục những vấn đề đã nêu ở trên.
- Thời gian phục vụ giảm đi 58,33phút/ca (từ 88,33phút/ca xuống còn 30phút/ca).
Trong thời gian phục vụ chủ yếu là thời gian phục vụ kỹ thuật, như trên đã nêu thời gian phục vụ tăng thêm một phần là do việc kiểm tra xem xét máy ở đầu ca không được tốt. Mặt khác do tổ chức nơi làm việc chưa hợp lý, công nhân phải tự đi mài dao tiện và máy mài lại để ở góc phân xưởng cách xa nơi làm việc của công nhân chính.
Từ quá trình khảo sát ta giảm thời gian phục vụ xuống còn 30phút/ca.
- Thời gian nghỉ ngơi do nhu cầu tăng thêm 12 phút tức là từ 8phút/ca tăng lên 20phút/ca.
Trong thực tế thời gian công nhân nghỉ uống nước, vệ sinh rất ít (1,67%). Điều này dẫn đến là họ không tập trung làm việc lâu, họ tự cho phép mình nghỉ ngắn bằng cách nói chuyện với công nhân máy bên cạnh, công nhân phục vụ... Việc nghỉ ngơi uống nước giúp hồi phục sức khỏe, nâng cao năng suất lao động, giảm số lượng sản phẩm sai. Do đó cần tăng thời gian nghỉ ngơi vì nhu cầu cho công nhân 20phút/ca giành cho các nhu cầu uống nước, đi vệ sinh đủ để công nhân có thể hồi phục sức khỏe, hăng hái làm việc.
- Qua khảo sát thực tế, thời gian lãng phí gồm thời gian lãng phí do công nhân và thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật. Vấn đề đặt ra là phải khắc phục triệt để hai loại thời gian này. Trong thực tế thời gian lãng phí do công nhân (chiếm 10,97% thời gian ca làm việc) chủ yếu là do công nhân đến muộn, về sớm và nói chuyện trong khi làm việc, tức là ý thức tự giác của công nhân rất kém.
Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật (chiếm 2,57% thời gian ca làm việc) là do máy móc trục trặc phải sửa chữa, thời gian mất điện trong khi đang sản xuất.
- Thời gian gia công tăng 101,33phút/ca tức là từ 310,67phút/ca (64,72% thời gian ca làm việc) giờ đây thời gian gia công tăng lên là: 412phút/ca (85,83%).
Tổng hợp các biện pháp ở trên đã khắc phục được thời gian lãng phí, ta có thể xác định các hệ số:
- Hệ số gia công (Hgc)
Tc + Tp 412
Hgc =–––– = –––– = 0,858 hoặc 85,8%
T 480
- Hệ số khả năng sử dụng ngày lao động (Hlđ)
Tổng thời gian tiết kiệm 52,67 + 12,33
Hlđ = –––––––––– = ––––––– = 0,135 hoặc 13,5%
T 480
- Hệ số khả năng tăng năng suất lao động
Hld 13,5
HW = –––– = ––––– = 0,156 hay 15,6%
100 - Hld 100 - 13,5
Tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc ta xác định được thời gian gia công trung bình trong 1 ca làm việc, để xác định được thời gian gia công cho 1 sản phẩm cần bấm giờ bước công việc tại nơi làm việc.
Loại hình sản xuất ở phân xưởng là sản xuất hàng loạt và thủ công nửa cơ khí (công nhân vừa làm bằng tay, vừa làm bằng máy). Do đó để đảm bảo độ chính xác phải bấm giờ bước công việc rất nhiều lần tại những thời điểm khác nhau. Song do thời gian có hạn, để đảm bảo độ chính xác tương đối mỗi thao tác ta bấm giờ 10 lần.
Hệ số ổn định của dãy số bấm giờ được xác định theo độ dài thời gian thực hiện thao tác và phương pháp hoàn thành thao tác.
Để xây dựng mức cần áp dụng cả hình thức bấm giờ:
Phiếu bấm giờ bước công việc
Bộ phận : Phân xưởng cơ khí 1
Ngày quan sát : 29/4/1999
Người quan sát: Lê Thuý Thanh
Công nhân : Vũ Cao Sơn Bậc thợ : 3/7
Công việc : Tiện vít M12 Bậc công việc : 3/7
Máy tiện : A60-LX
Tổ chức nơi làm việc:
Phôi liệu để dưới chân máy
Công nhân tự đi mài dao tiện
Nơi làm việc thoáng mát, có khay đựng sản phẩm bên phải, thước cặp để trên bệ máy.
Từ kết quả của phiếu bấm giờ ta xác định được thời gian gia công cho 1 sản phẩm như sau 9
Tgc 1 sản phẩm = ồTi = (3 + 3 + 60 + 5 + 40 + 5 + 27 +4 + 3)
i =1
= 150 (giây)
- Tổng hợp kết quả của phiếu chụp ảnh và phiếu bấm giờ bước công việc ta xây dựng mức sản lượng cho bước công việc tiện vít M12.
Theo bảng cân đối thời gian hao phí, thời gian gia công thực tế là 310,67. Sau khi có các biện pháp khắc phục thời gian lãng phí, cân đối lại TCK, TPV và TNC (đã trình bày ở trên) thời gian gia công tăng lên là 412 phút (24720 giây)
Như vậy, mức sản lượng cho bước công việc tiện và cắt vít M12 là:
Tgc ca 412 x 60
Msl = ––––– = ––––– = 164,8 cái/ca
Tgc sp 150
Mức sản lượng mới tăng so với mức sản lượng cũ:
Tăng tuyệt đối:
Msl mới - Mlscũ = 164,8 - 120 = 44,8 cái/ca
Tăng tương đối:
Msl mới - Msl cũ 146,8 - 120
–––––––– x100 = –––––– x100 = 37,33%
Msl cũ 120
Mức thời gian cho bước công việc tiện và cắt vít M12 tính như sau:
Tca 8 x60 x60
Mtg = ––––– = –––––– = 174,75 giây/cái
Msl 164,8
Mức thời gian mới giảm so với mức thời gian cũ là:
Mtg cũ - Mtg mới = 186 giây - 174,75 giây = 11,25 giây
Cũng bằng phương pháp tương tự như trên, ta tiến hành xây dựng mức sản lượng, mức thời gian cho 4 bước công việc còn lại.
Sau khi tính toán có thể tổng hợp định mức qua biểu sau:
Biểu sổ 12: Định mức lao động xây dựng cho 5 bước công việc
TT
Bước công việc
Định mức thời gian
Định mức sản lượng
Định
mmức cũ (giây/cái)
Định mức mới
Định
mmức cũ (giây/cái)
Định mức mới
(giây/cái)
Giảm (giây/cái)
(giây/cái)
Tăng (giây/cái)
1
Tiện vít M12 kìm KB30
186
174,75
11,25
120
164,8
44,8
2
Phay răng mỏ tĩnh kìm KB30
115
88,88
26,12
250
324
74
3
Phay răng mỏ động kìm KB30
206
163,63
42,37
125
176
51
4
Tiện bước 1 thanh giảm sóc
394
77,83
316,17
254
370
116
5
Tiện cần khởi động X01 Angel
1579
630,19
948,81
19
45,7
26,7
Với phương pháp xây dựng như trên, hệ thống mức mới có thể tổ chức triển khai thực hiện. Nó sẽ khắc phục được hệ thống mức cũ không chặt chẽ, không khoa học.
Nếu Công ty sử dụng hệ thống mức mới này, thì hiệu quả của nó có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau đây:
1. Hiệu quả tăng năng suất lao động
Để đánh giá khả năng tăng năng suất lao động ta dùng công thức sau:
Q2 - Q1
H = ––– x 100
Q1
Trong đó : H là khả năng tăng năng suất lao động
Q1 mức sản lượng cũ
Q2 mức sản lượng mới
Dựa vào công thức này ta tính toán hiệu quả tăng năng suất lao động khi áp dụng hệ thống mức mới, kết quả được tổng hợp trong biểu sau:
Biểu số 13: Tổng hợp hiệu quả tăng năng suất lao động
STT
Bước công việc
Mức sản lượng cũ(cái)
Mức sản lượng mới(cái)
Hiệu quả tăng năng suất lao động
Q1
Q2
H = (Q2 - Q 1) x100 / Q1
1
Tiện vít M12 kìm KB30
120
164,8
37,33%
2
Phay răng mỏ tĩnh kìm KB30
250
324
29,6%
3
Phay răng mỏ động kìm KB30
125
176
40,8%
4
Tiện bước 1 thanh giảm sóc
254
370
45,67%
5
Tiện cần khởi động X01 Angel
19
45,7
140,53%
2. Hiệu quả tiết kiệm lao động
Để đánh giá khả năng tiết kiệm lao động ta dùng công thức sau:
Qkh Qkh
H = –––– x8h - –––– x8h
Msl ca 1 Msl ca 2
Trong đó:
H : là khả năng tiết kiệm giờ công lao động
QKH : sản lượng trong kế hoạc
Mslca1 : mức sản lượng ca cũ
Mslca2 : mức sản lượng ca mới
8h : số giờ công 1 ca
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty giao cho phân xưởng cơ khí 1 tháng 4/1999
1. Tuýp buzi Toyota :12000 chiếc
2. Tuýp buzi FD 110 : 1000 chiếc
3. Thanh giảm sóc honda : 10000 chiếc
4. Cần khởi động XM : 1000 chiếc
5. Kìm điện KB30 : 5000 chiếc
6. Đùi đĩa xe đạp : 6000 bộ
7. Cần khởi động X01 : 1000 chiếc
áp dụng công thức trên ta tính khả năng tiết kiệm giờ công lao động cho phân xưởng cơ khí 1 trong tháng 4/1999. Kết quả được tổng hợp trong biểu sau
Biểu số 14: Tổng hợp hiệu quả tiết kiệm lao động .
STT
Tên
bước công việc
Tổng giờ công khi áp dụng mức cũ (h)
Tổng giờ công khi áp dụng mức mới (h)
Khả năng tiết kiệm giờ công lao động
1
Tiện vít M12 kìm KB30
333
242
91
2
Phay răng mỏ tĩnh kìm KB30
160
123
37
3
Phay răng mỏ động kìm KB30
320
227
93
4
Tiện bước 1 thanh giảm sóc
315
216
99
5
Tiện cần khởi động X01 Angel
421
175
246
Tổng
1549
983
566
Qua phân tích tình hình sản xuất tháng 4/1999 ta thấy nếu áp dụng mức lao động mới cho 5 bước công việc này thì có thể tiết kiệm được 566 giờ công.
Biện pháp III: Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý mức
Cơ sở lý luận :
Công tác quản lý mức là một công tác rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó bao gồm các công việc từ xây dựng mức, tổ chức thực hiện mức đến sửa đổi mức.
Cơ sở thực tế :
Hệ thống tổ chức quản lý mức ở công ty còn cần phải được tổ chức xây dựng lại và hoàn thiện ở tất cả các khâu trong toàn bộ hệ thống. Để có thể thu được kết quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự phối hợp , sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên ,trước tiên là đội ngũ làm công tác định mức
Phương thức tiến hành:
Để giúp cho việc nghiên cứu xây dựng mức có được những mức lao động trung bình tiên tiến cần phải tổ chức một hội đồng định mức gồm các cán bộ phân xưởng và các phòng ban liên quan do giám đốc chủ trì mà xem xét, bổ sung cho việc xây dựng mức lao động, giúp cho giám đốc xét duyệt các mức lao động mới xây dựng được chính xác.
Cơ cấu hội đồng định mức bao gồm các thành viên sau:
1. Giám đốc Công ty
2. 4 quản đốc ở 4 phân xưởng cơ khí 1, cơ khí 2, cơ khí 3, cơ khí 4.
3. Quản đốc ở phân xưởng rèn dập, mạ.
4. Trưởng phòng kỹ thuật
5. Trưởng phòng tổ chức lao động bảo vệ
Sơ đồ 3: Cơ cấu Hội đồng định mức
Chủ tịch hội đồng
(Giám Đốc)
Trưởng phòng
kỹ thuật
Trưởng phòng
tổ chức lao động bảo vệ
Quản đốc các phân xưởng
Trách nhiệm của mỗi thành viên:
- Giám đốc là người xét duyệt các mức lao động ký quyết định ban hành
Các quản đốc ở từng phân xưởng có trách nhiệm xem xét bổ sung cho mức lao động được xây dựng ở phân xưởng mình dựa vào tình hình sản xuất thực tế ở phân xưởng có tính đến những yếu tố ảnh hưởng xây dựng, thực hiện mức để từ đó có được mức trung bình tiên tiến.
- Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm nghiên cứu xem quy trình các bước công việc để định mức có hợp lý với bản vẽ kỹ thuật không.
Trưởng phòng tổ chức lao động bảo vệ: Có trách nhiệm xem xét bổ sung việc xây dựng mức cho toàn bộ các bước công việc.
Việc theo dõi chung tình hình thực hiện mức được giao cho cán bộ định mức ở phòng tổ chức lao động bảo vệ và các nhân viên thống kê ở từng phân xưởng.
Khi hệ thống mức mới được hoàn thiện cần chọn 1 bộ phận để thử nghiệm áp dụng mức mới, chuẩn bị tốt các điều kiện kỹ thuật, phục vụ nơi làm việc cho bộ phận thử nghiệm.
Tiến hành theo dõi tình hình thực hiện định mức ở bộ phận thử nghiệm này. Sau đó là đưa mức mới vào áp dụng trong công ty. Khi đưa vào áp dụng, cán bộ định mức cần có 1 văn bản thông báo rộng rãi về hệ thống mức thời và thời điểm bắt đầu áp dụng mức mới cho toàn bộ công nhân được biết .
Trong thời gian đầu phải có biện pháp khuyến khích người công nhân hoàn thành mức thông qua các hình thức khen thưởng, quỹ khen thưởng sẽ được trích ra từ hiệu quả của việc áp dụng mức mới (nhưng không quá 50%).
Trong 3 tháng đầu vẫn áp dụng đơn giá cũ để động viên công nhân hoàn thành mức. Cán bộ định mức phải thiết kế biểu mẫu để theo dõi, quản lý và điều chỉnh mức. Việc điều chỉnh sẽ tiến hành đối với những mức kỹ thuật lao động mà công nhân hoàn thành vượt mức 115% trong 3 tháng liên tiếp kể từ khi ban hành. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, xác định số lượng sản phẩm sai hỏng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Phục vụ cho việc quản lý và điều chỉnh mức, cán bộ định mức có thể thiết kế phiếu ghi năng suất lao động cá nhân. Dựa vào phiếu ghi năng suất lao động, cán bộ định mức xác định tỷ lệ thực hiện mức để có thể điều chỉnh, phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của công nhân, để có biện pháp khắc phục những bất hợp lý và phát huy những mặt tích cực của người công nhân trong quá trình lao động.
Phiếu ghi năng suất lao động cá nhân
Bộ phận: Phân xưởng cơ khí 1
Tổ sản xuất: Tổ tiện
Công nhân: Nam
Ngày tháng
Tên bước công việc
Mức sản lượng
(cái)
Thực tế thực
hiện (cái)
Thời gian hao phí
thực tế (h)
Thực tế hoàn thành mức
Ghi chú
Số tuyệt đối (cái )
Tỷ lệ %
Tổ trưởng tổ sản xuất
(Ký tên)
Nhân viên thống kê phân xưởng
(Ký tên)
Trách nhiệm ghi phiếu trên như sau:
Công nhân ghi công việc mình làm trong từng ngày, định mức lao động cho bước công việc, số lượng sản lượng làm ra và thời gian thực tế tiêu hao. Qua đó xác định tỷ lệ % hoàn thành mức và sản lượng vượt so với định mức.
Phần ghi chú là phần công nhân ghi hết những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện công việc. Để đảm bảo chính xác, công nhân phải ghi hàng ngày vào cuối ca hoặc đầu giờ làm việc của ngày hôm sau và phải có sự kiểm tra của tổ trưởng tổ sản xuất hoặc nhân viên thống kê lao động trong phân xưởng.
Đến cuối tháng nhân viên thống kê của phân xưởng sẽ tập hợp các phiếu ghi năng suất lao động cá nhân và ghi lên bảng tổng hợp thanh toán lương sản phẩm cho từng công nhân.
Biểu 15: Bảng tổng hợp lương sản phẩm tháng ... /99
STT
Tên công
nhân
Tổng tiền
lương sản
phẩm
Tên sản phẩm
Tên sản phẩm
Tên bước công việc
Tên bước công việc
Số lượng (cái)
Đơn giá (đồng)
Tổng thời gian hao phí
Số lượng (cái)
Đơn giá (đồng)
Tổng thời gian hao phí
Tổng
Nhân viên thống kê phân xưởng
(Ký tên)
Bảng này cho biết chính xác thời gian tiêu hao và số lượng sản phẩm thực hiện trong từng bước công việc của từng công nhân, từng tổ sản xuất. Nó là căn cứ quan trọng để cán bộ định mức đánh giá tình hình thực hiện mức hàng ngày, hàng tháng của công nhân một cách chính xác, thường xuyên. Từ đó cán bộ định mức phát hiện thấy khả năng thực hiện mức trong từng bước công việc của công nhân để theo dõi, thay đổi cho hợp lý.
Biên pháp IV: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác định mức.
Cơ sở lý luận :
Định mức lao dộng là một môn khoa học kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quản lý lao động, đồng thời là một công tác khá phức tạp đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có sự am hiểu về kỹ thuật sản xuất, được đào tạo về nghiệp vụ định mức lao động, sự nhiệt tình trong công việc.
Cơ sở thực tế :
ở công ty hiện nay có một cán bộ định mức thuộc phòng tổ chức lao động bảo vệ. Người này đã tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật, từng là công nhân sản xuất, tuy không được đào tạo về nghiệp vụ định mức lao động nhưng đã làm công việc này nhiều năm nay. Việc xây dựng và điều chỉnh mức chủ yếu là theo kinh nghiệm của bản thân dẫn đến mức xây dựng không khoa học, hợp lý .Do đó đòi hỏi phải tăng cường công tác đào tạo ,bồi dường trình độ cho cán bộ làm công tác định mức.
Phương thức tiến hành :
Theo ý kiến cá nhân, công ty cần cử thêm một cán bộ làm công tác định mức lao động. Người này phải là công nhân kỹ thuật bậc cao ( từ bậc 5 trở lên ) lành nghề, có tinh thần trách nhiệm.
Để bồi dưỡng kiến thức về định mức lao động cho hai cán bộ này có thể cho họ đi học thêm các chuyên ngành đào tạo : quản trị nhân sự hoặc quản trị doanh nghiệp tại các trường đại học theo loại hình đào tạo tại chức vào các buổi tối, thời gian học khoảng 4 năm, với chi phí đào tạo khoảng 5000000 đồng/người.
Ngoài trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về định mức lao động, cán bộ làm công tác định mức phải được trang bị thêm những kiến thức về sử dụng máy vi tính có các chương trình phần mềm phục vụ cho công việc xây dựng, quản lý và điều chỉnh mức.
Bên cạnh đó, cần trang bị những vốn hiểu biết cơ bản về định mức cho nhân viên thống kê các phân xưởng, tạo điều kiện cho công việc thống kê theo dõi tình hình thực hiện mức ở các phân xưởng được thuận lợi.
Để giải quyết được vấn đề này, công ty có thể tổ chức những khoá học đào tạo tại chỗ trong thời gian ngắn khoảng 1 tuần
Nguồn chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ làm công tác định mức lấy từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
Biện pháp V:hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và áp dụng hình thức cấp phát nguyên vật liệu theo hạn mức.
Cơ sở lý luận :
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Nếu thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu,... và là một trong những điều kiện để tiến hành xây dựng và thực hiện định mức lao động.
Để làm được điều này phải xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho các sản phẩm. Nó là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, điều hoà cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp và là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch.
1. áp dụng phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu khoa học làm cơ sở cho việc cung ứng nguyên vật liệu.
Cơ sở thực tiễn :
Việc cung cấp nguyên vạt liệu ở công ty chưa được quan tâm một cách đúng mức. Chế độ cung cấp nguyên vật liệu không theo định kỳ mà khi nhu cầu sản xuất đòi hỏi phòng vật tư sẽ trực tiếp cung cấp nguyên vật liệu. Tuy nhên vì chưa có định mức tiêu dùng nguyên vật liệu dẫn đến việc cung cấp nguyên vật liệu không một nguyên tắc nào. Do đó đòi hỏi trước mắt công ty phải xây dựng một hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
Phương thức tiến hành
Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành qua 3 bước :
- Bước 1 : thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến mức, trong dó dặc biệt chú ý đến các tài liệu về thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, đặc tính kinh tế kỹ thuật của nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, chất lượng của máy móc thiết bị và các số liệu thống kê và tình hình thức hiện mức của kỳ trước.
- Bước 2 : phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức và các nhân tố ảnh hưởng tới nó để tìm giải pháp xoá bỏ mọi hạn chế, cải tiến thiết kế sản phẩm, khắc phục các khuyết tật về công nghệ để tiết kiệm mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
- Bước 3: tổng hợp các thành phần trong cơ cấu của mức. Tính hệ số sử dụng (Hsd ) và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức.
Trọng lượng tinh của sản phẩm
Hsd = –––––––––––––
Trọng lượng NVL bỏ vào
Hệ số này càng gần 1 càng tốt
Khi đưa mức áp dụng vào trong sản xuất phải thông qua hội đồng định mức của công ty và được giám đốc chuẩn y.
2. áp dụng hình thức cấp phát nguyên vật liệu theo hạn mức:
Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sản xuất theo hạn mức (theo tiến độ kế hoạch)
Căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng và chủng loại sản phẩm đã được xác định trong kế hoạch tiến độ sản xuất ( kế hoạch tháng ) phòng vật tư lập phiếu cấp phát hạn mức sao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu đó kho chuẩn bị và định kỳ cấp phát số lượng ghi trong phiếu.
Trường hợp đã hết nguyên vật liệu mà chưa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất thì phải có lệnh của giám đốc kho mới cấp bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ . Trường hợp còn thừa nguyên vật liệu coi như thành tích tiết kiệm và được khấu trừ vào phiếu hạn mức tháng sau.
Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức
Tên đơn vị lĩnh :
Lĩnh tại :
Danh điểm vật tư
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
Đơn vị tính
Hạn mức lĩnh trong tháng (theo tiến độ KH)
Sản phẩm hay công việc
Số lượng tháng trước chuyển sang
Số lượng thực phát trong tháng
Giá đơn vị
Thành tiền
Hạn mức còn lại
Ngày
...
...
Cộng thành tiền (viết bằng chữ) ......................................................
Phụ trách vật tư Phụ trách kế hoạch Thủ kho
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
biện pháp VI: Cung cấp dụng cụ đầy đủ và áp dụng chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch đối với hệ thống máy móc thiết bị ở công ty.
1. Cung cấp dụng cụ đầy đủ
Việc trang bị các dụng cụ cho quá trình sản xuất ở công ty là do phân xưởng dụng cụ đảm nhiệm. Để đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng đúng quy cách đòi hỏi quá trình sản xuất ở phân xưởng dụng cụ phải tổ chức tốt, có khả năng trang bị và đổi mới toàn bộ các dụng cụ cơ khí. Khi có một sự thay đổi nhỏ trong quy trình chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng cơ khí đòi hỏi phân xưởng dụng cụ phải xem xét tính đến yếu tố này trong việc chế tạo các khuôn dập hình, dụng cụ sao cho phù hợp với đặc điểm chế tạo sản phẩm đó.
Mặt khác trong quá trình sản xuất người công nhân phải thường xuyên thay dao và đi mài. Để khắc phục được những thời gian loại này theo ý kiến cá nhân cần giao nhiệm vụ cho một người chuyên làm công việc mài dao ở phân xưởng hoặc lập một tổ mài cho tất cả các phân xưởng, tổ mài này do phân xưởng dụng cụ quản lí.
Trong quá trình sử dụng công cụ, dụng cụ công ty cần phải quy trách nhiệm cho từng người sử dụng và nên đưa vấn đề này vào nội quy ở các phân xưởng để tránh tình trạng người lao động không có ý thức trong sử dụng. Quản đốc và cán bộ kĩ thuật phân xưởng phải thường xuyên nhắc nhở công nhân giữ gìn và bảo quản tốt dụng cụ sản xuất.
2. áp dụng chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch đối với máy móc thiết bị
Cơ sở lý luận
Máy móc thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của quá trình tổ chức sản xuất cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
Cơ sở thực tiễn
Với đặc điểm sản xuất nửa thủ công nửa cơ khí xen lẫn với cơ khí, máy móc lại nhiều loại, do nhiều nước sản xuất. Hầu hết các máy đều cũ, lạc hậu, phụ tùng thay thế thiếu, do đó việc bảo dưỡng, sửa chữa hợp lí máy móc là rất quan trọng và phức tạp.
Phương thức tiến hành
Hiện nay, kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị ở Công ty Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu không theo định kì mà khi hỏng mới sửa. Điều đó ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của máy móc thiết bị. Thiết nghĩ công ty nên tổ chức chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch nhằm giảm hao mòn, ngăn ngừa sự cố, đảm bảo hoạt động bình thường của máy móc thiết bị.
Đặc điểm cơ bản của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là lấy sửa chữa dự phòng làm chính, tức là không đợi máy hỏng mới sửa mà nên bảo dưỡng đại tu kịp thời. Nội dung của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch bao gồm bảo dưỡng, kiểm tra định kì và sửa chữa lớn, vừa, nhỏ.
- Bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm việc tra dầu mỡ, giữ gìn máy móc sạch sẽ, tránh ẩm, tôn trọng nội quy bảo quản vận hành máy.Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên theo dõi máy móc, phát hiện sự cố. Nhiệm vụ này giao cho công nhân đứng máy.
- Kiểm tra định kì (1 đến 2 tháng một lần) qua đó phát hiện ra những bộ phận hư hỏng cần sửa chữa, thay thế. Nhiệm vụ này giao cho cán bộ kĩ thuật thuộc phân xưởng kết hợp với công nhân đứng máy thực hiện.
- Sửa chữa
+ Sửa chữa vừa và nhỏ (thay thế, sửa chữa chi tiết hoặc sửa chữa bộ phận không cơ bản) giao cho nhân viên kĩ thuật ở phân xưởng thực hiện.
+ Sửa chữa lớn (sửa và thay thế nhiều bộ phận, nhiều chi tiết cơ bản của máy) giao cho nhân viên kĩ thuật thuộc phòng cơ điện thực hiện.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu.
Phần I
Những lí luận chung về công tác quản lí định mức lao động.
I. Định mức lao động.
1.Khái niệm và tác dụng của định mức lao động
2 Những căn cứ xây dựng mức
II .Các phương pháp xây dựng định mức lao động.
1. Các phương pháp xây dựng định mức lao động
2. Các công thức tính mức kĩ thuật lao động
3.Phương pháp xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hoá
4.Những điều kiện đảm bảo xây dựng và thực hiện mức
III.Tổ chức quản lí mức, triển khai, đánh giá, sửa đổi mức.
1.Tổ chức triển khai thực hiện mức
2.Thống kê tình hình thực hiện mức
3.Sửa đổi mức lao động
Phần II
Phân tích thực trạng công tác định mức lao động ở công ty DCCk xuất khẩu
I . quá trình hình thành và phát triển .
II. những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác định mức lao động .
1 .Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ .
2.Đặc điểm về quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm .
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị .
4.Đặc điểm về nguyên vật liệu .
5. Đặc điểm về vốn .
6.Đặc điểm về cơ cấu sản xuất .
7. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
III. Phân tich thực trạng công tác định mức ở công ty DCCK xuất khẩu.
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động ở công ty.
2.1. Phương pháp xây dựng mức .
2.2 Tổ chức triển khai thực hiện mức .
2.3.Công tác điều chỉnh mức .
IV.Đánh giá tình hình định mức lao động ở công ty DCCK xuất khẩu.
1. Thành tích .
2. Tồn tại .
3. Nguyên nhân của tồn tại.
Phần III
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí định mức ở Công ty Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu.
Biện pháp I : Xác định đúng đắn hệ thống căn cứ để xây dựng mức thời gian, mức sản lượng.
Phân loại thời gian hao phí
Chọn đối tượng xây dựng mức
Phân chia bước công việc thành các thao tác, động tác
Chuẩn bị những điều kiện làm việc cho công nhân và phương tiện dụng cụ cho xây dựng mức
Biện pháp II : áp dụng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ để xây dựng mức.
Biện pháp III : Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lí mức.
Biện pháp IV : Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác định mức.
Biện pháp V : Hoàn thiện điều kiện vật chất cho người lao động.
1. Cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ đúng quy cách, số lượng, chất lượng tuân theo chế độ đã quy định
Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa tốt các máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển
Kết luận.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo.
Phiếu chụp ảnh ngày làm việc: Tiện cắt vít M12 - ngày 28/4
STT
Yếu tố ghi chép
Trình tự thời gian
Thời gian hao phí
Kí hiệu
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Bắt đầu ghi chép
Đến muộn
Kiểm tra máy
Tiện
Nói chuyện
Tiện
Đo chi tiết
Tiện
Mất điện
Đo chi tiết
Tiện
Nói chuyện
Tiện
Đo chi tiết
Nghỉ uống nước
Tiện
Mài dao
Nói chuyện
Tiện
Đo chi tiết
Nghỉ sớm
Vào muộn
Tiện
Đo chi tiết
Nghỉ uống nước
Tiện
Mài dao
Mất điện
Đo chi tiết
Đi không lí do
Tiện
Chỉnh máy
Tiện
Đo chi tiết
Tháo dao đi mài
Tiện
Đếm sản phẩm
Lau máy
Nghỉ sớm
7h30’
7h35
7h39
8h09
8h15
8h41
8h45
9h15
9h25
9h30
9h58
10h00
10h30
10h35
10h42
11h12
11h27
11h30
11h50
11h54
12h00
13h03
13h23
13h26
13h29
13h50
14h05
14h06
14h11
14h21
14h52
14h57
15h22
15h26
15h51
16h11
16h18
16h23
16h30
5’
4
30
6
26
4
30
10
5
28
2
30
5
7
30
15
3
20
4
6
3
20
3
3
21
15
1
5
10
31
5
25
4
25
20
7
5
7
Tlpcn1
Tck1
Tgc1
Tlpcn2
Tgc2
Tpvkt1
Tgc3
Tlpkt1
Tpvkt2
Tgc4
Tlpcn3
Tgc5
Tpvkt3
Tnc1
Tgc6
Tpvkt4
Tlpcn4
Tgc7
Tpvkt5
Tlpcn5
Tlpcn6
Tgc8
Tpvkt6
Tnc2
Tgc9
Tpvkt7
Tlpkt2
Tpvkt8
Tlpcn7
Tgc10
Tpvkt9
Tgc11
Tpvkt10
Tpvkt11
Tgc12
Tpvtc1
Tck2
Tlpcn8
Phiếu chụp ảnh ngày làm việc tiện cắt vít M12 - ngày 27/4
Stt
yếu tố ghi chép
Trình tự thời gian
Thời gian hao phí
Kí hiệu
Ghi chú
1
bắt đầu
7h30
2
đến muộn
7h35
5
Tlpcn1
3
kiểm tra thử máy
7h39
4
Tck1
4
tiện cắt đoạn
8h19
40
Tgc1
5
nói chuyện
8h22
3
Tlpcn2
6
mất điện
8h32
10
Tlpkt1
7
tiện
9h07
35
Tgc2
8
đo chi tiết
9h12
5
Tpvkt1
9
đi không lý do
9h15
3
Tlpcn3
10
Tiện
9h40
25
Tgc3
11
đo chi tiết
9h45
5
Tpvkt2
12
Tiện
10h07
22
Tgc4
13
nói chuyện
10h22
15
Tlpcn4
14
tháo dao đi mài
10h37
15
tpvkt3
15
đi vệ sinh
10h40
3
Tnc1
16
Tiện
11h10
30
Tgc5
17
đo chi tiết
11h15
5
Tpvkt4
18
Chỉnh máy
11h20
5
Tpvkt5
19
Tiện
11h53
33
Tgc6
20
đo chi tiết
12h00
7
Tpvkt6
21
nghỉ trưa
12h-13h
22
vào muộn
13h05
5
Tlpcn5
23
Tiện
13h42
37
Tgc7
24
đo chi tiết
13h48
6
Tpvkt7
25
Tiện
14h08
20
Tgc8
26
nói chuyện
14h12
4
Tlpcn6
27
Tiện
14h42
30
Tgc9
28
tháo dao đi mài
14h57
15
Tpvkt8
29
đo chi tiết
15h02
5
Tpvkt9
30
đi không lý do
15h09
7
Tlpcn7
31
Tiện
15h34
25
Tgc10
32
nghỉ uống nước
15h37
3
Tnc2
33
chờ sửa máy
15h44
7
Tlpkt2
34
đi lấy phôi
15h46
2
Tck2
35
Tiện
15h56
10
Tgc11
36
Tiện
15h59
3
Tgc11
37
mất điện
16h08
9
Tlpkt3
38
đếm chi tiết
16h13
5
Tpvtc1
39
gạt phôi lau máy
16h16
3
Tck3
40
Nghỉ sớm
16h30
14
Tlpcn8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0048.doc