Đề tài Những nét văn hóa của con người Việt Nam

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN I 7 TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM 7 1.Tổng quan về Việt Nam 8 1.1.Vị trí địa lý 8 1.2. Khí hậu - địa hình 9 1.3. Hành chính 9 1.4. Dân tộc 9 1.5. Tôn giáo 10 1.6. Các di sản thế giới ở Việt Nam 12 1.6.1 Di sản thiên nhiên 12 1.6.2. Di sản văn hóa 12 1.7. Cơ sở nảy sinh hình thành nên nền văn hoá Việt Nam 12 CHƯƠNG II 14 VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 14 Dẫn nhập 14 2.1. Khái niệm Văn hoá 14 2.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa 15 2 __________________________________________________ __________________ 2.2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội 16 2.2.2. Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên 16 2.2.3. Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì cộng đồng. 16 2.2.4. Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân tộc khác. 16 2.3. Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn vật và văn minh. 16 2.4. Cấu trúc của một nền văn hóa 18 2. 5. Các bộ môn nghiên cứu văn hóa 18 2.6. Hai loại hình văn hoá cơ bản trên thế giới 18 CHƯƠNG III 21 TỌA ĐỘ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 21 3. 1.Chủ thể văn hóa Việt Nam là các dân tộc Việt Nam 21 3.2. Không gian văn hóa 22 3.3 Các vùng văn hóa Việt Nam 23 3.3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 26 3.3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc (Vùng Đông Bắc) 27 3.3.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng đồng bằng sông Hồng) 28 3.3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ 28 3.3.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên 29 3.3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ 29 3 __________________________________________________ __________________ 3.4. Mối quan hệ không gian văn hóa Việt Nam - Trung Quốc 31 TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM 33 4.1.Giai đoạn 1: giai đoạn tiền sử 33 4.2. Giai đoạn 2: giai đoạn Văn Lang - Âu lạc 34 4.4. Giai đoạn 4: Văn hóa Đại Việt thời tự chủ 35 4.5.Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam 37 4.6. Giai đoạn 6: Văn hóa hiện đại 38 CHƯƠNG V 42 VĂN HOÁ NHẬN THỨC 42 CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA VÀ NAY 42 5.1. Triết lý âm dương 42 5.1.1. Khái niệm 43 5.1.2. Hai qui luật của triết lý âm dương (quan hệ giữa âm và dương) 44 5.1.2.1 Qui luật 1 44 5.1.1.2. Qui luật 2 45 5.2.Hai hướng phát triển của triết lý âm dương 47 5.2.1 Hướng lên phía Bắc 47 5.2.2. Tam tài 48 5.3. Triết lí về cấu trúc thời gian - lịch âm dương 49 5.3.1. Lịch 49 5.3.1.1. Lịch dương 49 5.3.1.2. Lịch âm 50 4 __________________________________________________ __________________ 5.3.1.3. Lịch âm dương 50 5.3.2. Hệ đếm Can -Chi 51 5.3.2.1. Hệ Can – thiên can 51 5.3.2.2. Hệ Chi - Địa chi 51 5.4.Triết lý - nhận thức về con người 54 5.4. 1.Nhận thức về con người tự nhiên 54 5.4. 2. Nhận thức về con người xã hội 56 CHƯƠNG VI 57 VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG 57 VÀ CÁ NHÂN 57 6. 1.Tổ chức cộng đồng 57 6.1.1.Tổ chức nông thôn: làng xã 57 6.1.2. Tổ chức quốc gia 61 6.1.3 Tổ chức đô thị 63 6.2.Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân 65 6.2.1.Tín ngưỡng 65 6.2. 2.Phong tục 69 6.2.3. Văn hoá giao tiếp và Tiếng Việt 72 6.2.3.1.Đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam 72 6.2.3.2. Ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp 73 6.2.4. Sinh hoạt nghệ thuật. 74 6.2.4.1. Văn chương 74 6.2.4.2. Nghệ thuật tạo hình 76 CHƯƠNG VII 795 __________________________________________________ __________________ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỒI 79 Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên 79 7.1. Ăn uống 79 7.2. Mặc (trang phục, trang điểm) 81 7.3. Nhà ở 82 7.4. Sự đi lại – giao thông 84 7.5 Văn hoá tình dục 85 CHƯƠNG VIII 88 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI 88 Giao lưu với Ấn Độ 89 8.1 Văn hóa Chăm và nguồn gốc Bà la môn, Hồi giáo 89 8.2. Văn hoá Phật Giáo (Buddhism) 90 8.2.1. Sự hình thành đạo Phật 90 8.2.2. Quá trình phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam 93 8.2.3. Một số đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam 95 Giao lưu với Trung Hoa 98 8.3.Nho giáo và văn hoá Việt Nam 98 8.3.1.Sự hình thành Nho giáo 98 8.3.2. Nội dung cơ bản của Nho giáo 101 8.3.3. Nho giáo Việt Nam 103 8.4. Đạo giáo và văn hoá Việt Nam 104 8.4.1.Đạo gia, Đạo, Đạo đức kinh, Đạo giáo 104 8.4.2. Đạo giáo ở Việt Nam 107 Phương Tây với văn hoá Việt Nam 109 8.5. Kitô giáo với văn hóa VN 109 6 __________________________________________________ __________________ 8.5.1 Quá trình phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam 109 8.5.2.Văn hóa phương Tây ở Việt Nam 111 CHƯƠNG IX 117 VĂN HOÁ VIỆT NAM 117 TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 117 9.1. Hằng số văn hoá Việt Nam 117 9.2. Bản sắc văn hoá dân tộc 117 9.3. Gía trị văn hoá truyền thống 118 9.4. Gía trị văn hoá tiêu biểu 118 9.5. Văn hoá truyền thống đứng trước công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa 119 Phụ Lục 122 Đất Nước 134 THƯ MỤC THAM KHẢO 139

pdf139 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nét văn hóa của con người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quí, yến sào, ngà voi, sừng tê, đồi mồi và các gia vị quí (hạt tiêu) … tạo ra”con đường hồ tiêu”(từ Địa Trung Hải đến Đông Nam Á). 8.5.1 Quá trình phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam Đầu tiên, linh mục Ignatio lén vào giảng đạo ở vùng Nam Định. Sau đó các giáo sĩ Bồ và Tây Ban Nha kế tiếp, đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung.(Kitô giáo, còn đọc là Cơ đốc giáo, thờ chúa Jesus Christ. Nguồn gốc do Jesus người Do Thái xứ Palestin khởi xướng, nhằm nâng cao và phát triển đạo Do Thái. Do thái giáo và Ki tô giáo vốn là tôn giáo của người nô lệ, kẻ bị áp bức, xua đuổi. Ở Châu Âu, Kitô giáo chia tách thành công giáo La Mã và Đạo Tin Lành. Tin Lành theo hệ tư tưởng tư sản, chỉ thờ Jesus và đọc Kinh Thánh, không thờ Maria và không chịu sự chỉ đạo của Tòa thánh La Mã, do đó mang tên là Protestanism, gốc chữ Latin là Protestatio- nghĩa là phản đối. Ở nước Anh thế kỉ XVI có một cuộc phân hóa sinh ra Anh giáo (Anglicanism) độc lập với Ki tô giáo La Mã.) Nhà truyền giáo và nhà tư bản liên kết với nhau vươn cánh tay tới phương Đông, truyền đạo và tìm hiểu thị trường, buôn bán. Chúa Trịnh, vua Lê, chúa Nguyễn đều sẵn lòng giúp đỡ họ để tranh thủ lực lượng trợ giúp mình củng cố quyền lực. Cuối năm 1624, giáo sĩ Pháp Alexandre de Rhodes (thuộc giáo hội Bồ Đào Nha) vận động tòa thánh La Mã thành lập 2 giáo hội Đàng Ngoài và Đàng Trong ở nước ta. Vị giám mục Đàng Trong, gọi tiếng Việt là Bá Đa Lộc, tên thật là Pièerre Pignneaux de Béhaine (1741-), dân gọi là Cha Cả, đỡ đầu hoàng tử Cảnh đi Pháp, thay mặt Nguyễn Ánh kí hiệp ước Versailles năm 1787. Do cách mạng Pháp 1789, hiệp ước này vô hiệu. Bá Đa Lộc tự mình mộ quân, sắm vũ khí giúp Nguyễn Aùnh đánh Tây 110 ____________________________________________________________________ Sơn. Hoạt động của ông linh mục này tạo cơ sở cho thực dân Pháp sau này mở đường vào VN. Khi lên ngôi Gia Long, Nguyễn Ánh lâm vào thế khó xử: nhận ra ảnh hưởng xấu của Kitô giáo đối với văn hóa dân tộc và nguy cơ bị xâm lấn nhưng lại chịu ơn giáo sĩ Pháp. Ánh chủ trương hạn chế Kitô giáo, giữ nguyên hiện trạng, ngăn cấm phát triển thêm. Nhà Nguyễn khôi phục, chấn hưng Nho giáo. Đến các đời Minh Mạng Thiên Trị, Pháp đẩy mạnh ý đồ xâm lược, tranh thủ đạo Kitô gây khó khăn cho triều đình PK VN khi Tự Đức ra lệnh cấm Đạo. Tháng 5- 1862, vua Tự Đức bị ép cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp và hủy bỏ lệnh cấm đạo. Các nhà Nho và sĩ phu yêu nước phản đối, kéo dài tới phong trào Cần Vương. Năm 1954, Pháp tung tin”Chúa đã vào Nam”để lôi kéo nhiều người di cư vào Nam. Sau 4 thế kỉ truyền đạo, đến nay Kitô giáo đã có khoảng 5 triệu tín đồ Công giáo và nửa triệu tín đồ Tin Lành ở VN. Kitô giáo không thể đạt đa số ở VN vì 2 lẽ: Thứ nhất, Kitô giáo đã dính líu đến các cuộc xâm lược của Đế Quốc Phương Tây ở nước ta, để lại ấn tượng xấu khó phai mờ. (dân chúng không chấp nhận thoải mái như Phật giáo Ấn Độ vô tư). Thứ hai là: Kitô giáo mang tính chất văn hóa du mục, mặc dù đã cố gắng cải biến hòa hợp văn hóa nông nghiệp nhưng vẫn trái với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ngày nay, với nhiều thay đổi quan trọng từ vấn đề truyền đạo phài phủ hợp với văn hoá của người bản địa được Vatican nhìn nhận từ thực tế ở các nước vùng Châu Á, các Kitô hữu VN sống hòa mình trong dân tộc, kính chúa gắn với yêu nước,”sống phúc âm trong lòng dân tộc”, được quyền thờ cúng tổ tiên như bao người Việt khác. 111 ____________________________________________________________________ 8.5.2.Văn hóa phương Tây ở Việt Nam Tóm tắt một số thành tựu cơ bản sau  Phát triển đô thị, xây dựng kiến trúc mới.  Xây dựng công nghiệp.  Giao thông vận tải  Trường học mới.  Tài chính, ngân hàng.  Báo chí xuất bản.  Hợp tác làm ra chữ quốc ngữ tiện lợi dễ dàng.  Khoa học xã hội - nhân văn phát tiển theo phương pháp mới. Khoa học tự nhiên - kĩ thuật được phổ biến có hệ thống. Văn học - nghệ thuật Tây Âu thấm sâu với các thể loại, phương thức sáng tác và tư tưởng nghệ thuật mới (văn học, kịch, hội họa, múa). Trong văn học: tiểu thuyết, thơ mới, kịch nói … theo phương pháp lãng mạn và hiện thực Tây Aâu thế kỉ 19, đã bùng nổ ở VN trong giai đoạn 1930 - 1945. Về tư tưởng, ban đầu chủ yếu là hệ tư tưởng dân chủ cộng hòa tư sản. Đầu những năm 20, Nguyễn Aùi Quốc và đồng chí đã tìm ra chủ nghĩa Mác - Lê nin truyền bá về Việt Nam khi hệ tư tưởng này vẫn bị các thế lực phản động cấm ở Tây Âu. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là biểu tượng kết hợp tuyệt vời của 2 nguồn văn hóa Đông và Tây (nông nghiệp phương Đông và du mục phương Tây). 112 ____________________________________________________________________ Đặc điểm văn hóa đối phó của dân tộc Việt Nam Vì sao một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam lại không bị đồng hóa sau HƠN 1000 năm xâm lược và đô hộ của Trung Quốc, và hơn 100 năm dưới tay Pháp và Mỹ ? Trái lại còn luôn luôn chiến thắng ! Đó là huyền thoại về sức mạnh quân sự và sức đề kháng của nền văn hóa Việt Nam. Người dân nông nghiệp thường yếu kém khả năng tổ chức và lực lượng quân sự. Khi cần phải đối phó với nạn ngoại xâm, truyền thống Việt Nam là tránh đối đầu bằng chiến tranh, cố gắng thương lượng tìm giải pháp hòa bình. Dân ta trọng văn hơn võ nên nhà nước không đầu tư tổ chức quân sự. Khi nhận thấy không thể tránh được nạn chiến tranh, nhân dân ta kiên quyết tổ chức kháng chiến, dùng chiến lược tổng hợp để đối phó, đó là:  Toàn dân kháng chiến  Toàn diện kháng chiến  Trường kỳ kháng chiến Đó là đường lối chiến tranh nhân dân. Khi có chiến tranh, mỗi người dân là một người lính,”giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đất quốc gia như đất làng xã, quyết không thể một tấc đất rơi vào tay kẻ khác. Khi đánh giặc, dân tộc ta sử dụng mọi cách đánh miễn là có kết quả. Đánh du kích (bất ngờ), phục kích, tránh giáp trận đối đầu) … Đánh bằng binh vận, đánh bằng tuyên truyền. Đặc biệt,”vừa đánh vừa đàm”, đàm phán để sớm chấm dứt chiến tranh, giảm bớt thiệt hại Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam rất khéo léo, tài giỏi và cương quyết, kéo dài thời gian làm cho quân giặc mỏi mệt. Quân ta còn tìm cách gửi thư lung lay ý chí quân Minh (Nguyễn Trãi - Quân Trung từ mệnh tập - gồm thư từ gửi tướng giặc Minh suốt 10 năm). Đó là lấy thời gian làm lực lượng tiêu hao ý chí giặc. 113 ____________________________________________________________________ “Biết trồng tre để đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu” (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm) “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma” (Thù nước trả chưa xong đầu đã bạc Vẫn ngồi mài kiếm dưới ánh trăng) (Cảm Hoài - Đặng Dung) Mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc Mẹ vẫn đào dưới tầm đại bác Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh… (Đất quê ta mênh mông- Dương Hương Ly) Khi chiến thắng, dân tộc ta tỏ lòng bao dung khoan thứ. Lý Thường Kiệt mở lối cho quân Tống rút chạy trong danh dự (giả xin điều đình khi quân Tống sắp thua trận). Sau khi đánh xong quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông sai đem đốt hết thư từ của những kẻ phản bội liên lạc, đầu hàng giặc. Sau khi đánh tan 10 vạn quân Minh tại Chi Lăng năm 1427, Lê Lợi đồng ý giảng hòa với Vương Thông, cấp ngựa xe tàu thuyền cho chúng rút chạy. Đề Thám tha mạng cho tên toàn quyền Pháp Paul Dumer sau khi bắt được y. Kết thúc 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân ta đối xử nhân đạo, cao thượng đối với kẻ bại trận, đi thu nhặt hài cốt lính giặc và trao trả cho gia đình họ. Trong thời phong kiến, sau khi chiến thắng, các vua chúa nước ta còn sai sứ sang Trung Quốc cống nạp (biếu quà quí) và xin làm chư hầu để giữ thể diện cho kẻ bại trận để tránh xung đột về sau. Nguyên nhân chiến thắng là sự tổng hợp của  Lòng yêu nước của nhân dân ta 114 ____________________________________________________________________  Đoàn kết một lòng.  Khả năng tổng hợp  Tính linh hoạt Tổng kết về sự giao lưu văn hóa Việt Nam với quốc tế - Khả năng dung hợp các nguồn văn hóa  Chung đúc các nền văn hóa phương Đông: Vốn bản tính bao dung, người Việt Nam không kì thị dân tộc, trước hết chấp nhận văn hóa ngoại lai. Sau đó xảy ra sự dung hợp và tiếp biến (tích hợp) để cuối cùng sáng tạo giá trị văn hóa mới. Nói cách khác, mọi giá trị văn hóa nước ngoài lan vào VN đều được”Việt Nam hóa”, sao cho thích hợp với bản lĩnh / bản sắc văn hóa VN. Ba hệ tư tưởng phương Đông Nho, Phật, Đạo khi vào VN trở thành”tam giáo đồng qui”coi như cùng một gốc với văn hóa bản địa. Tận dụng tất cả những ưu điểm của tam giáo để bồi dưỡng cho con người và văn hóa dân tộc. Tăng dần chất dương tính bằng Đạo Nho, Đạo Lão và Đạo Phật làm cho văn hóa quân bình trở lại bằng chất âm tính. Nhà Trần có đền thờ cả 3 vị: Phật Thích Ca ngồi giữa, Lão Tử ngồi bên trái (âm tính), Khổng Tử ngồi bên phải (dương tính)  Tiếp thu văn hóa phương Tây, kết hợp Đông - Tây Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp truyền thống dịu dàng, nhẹ nhàng với tính táo bạo của phương Tây. Kiến trúc cổ truyền kết hợp kiến trúc gothic của phương Tây còn để lại các tòa biệt thự thời Pháp, nhà thờ Phát Diệm, Lăng Khải Định. Hãy xem Lăng Khải Định có cấu trúc tổng hợp: Phần ngoài: trang trí kiểu cung đình (Nho giáo) như tứ linh, tứ bình, nhật nguyệt, rồng mây. Chính điện: những môtif bát bửu của Đạo Lão xuất hiện, vầng mặt trời (vua) đang lặn xuống. Hậu điện: trang trí 400 chữ”vạn”() ước mơ được siêu thoát ở cõi Niết Bàn (Phật). Đan xen ở ba phần là những con vật nuôi của nông dân (chó, mèo, gà, chuột,….) và những đồ vật phương Tây như đồng hồ, vợt tennis, ly rượu sâm banh, cây kính loupe, hộp thuốc lá, cây đèn hoa kì 115 ____________________________________________________________________ Đạo Cao Đài (Đại đạo tam kì phổ độ) hình thành vào những năm 20 thế kỉ XX. Đạo Cao Đài tìm lối thoát tư tưởng cho tâm trạng buồn nản của dân tộc khi hàng loạt phong trào yêu nước chống Pháp đầu thất bại. Cao Đài đã tổng hợp các tôn giáo cũ để tạo ra một tôn giáo mới Thượng Đế là vị giáo chủ có tên là Cao Đài Tiên ông: biểu tượng”con mắt trái”(thiên nhãn). Các thần tượng gồm nhiều bậc như sau: Tam giáo tổ sư:  Lão Tử, Phật Thích Ca, Khổng Tử (cao nhất)  Quan Công, Lý Bạch, Quán Thế Âm Bồ Tát  Victor Huygo, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Tôn Dật Tiên Còn có tranh thờ Jesus, Khương Tử Nha. Sau 1975, có chân dung Hồ Chí Minh. Cấu trúc Cao Đài là con số 3 và số 5 (tam tài và ngũ hành) Người sáng lập đạo Cao Đài là ông Ngô Minh Chiêu, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu (mất năm 1932). Ngày nay có khoảng 2 triệu tín đồ Cao Đài với 20 tổ chức chi phái. Chùa Từ Lâm ở Tây Ninh gọi là tòa thánh thất Cao Đài. Đạo này có 2 phái: vô vi và phổ độ. Phổ độ rộng mở cho mọi người, giản dị và dễ hiểu. Vô vi chỉ dành cho số tín đồ trí thức. Nghi lễ Cao Đài đơn giản, không phiền phức. + Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới - sự tích hợp văn hóa Đông Tây với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Suốt nửa cuộc đời bôn ba năm châu bốn biển, Nguyễn Aí Quốc - Hồ Chí Minh vẫn giữ được giá trị văn hóa dân tộc Việt, văn hóa phương Đông, lại còn tiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Tây và thế giới. Người thực là sự dung hợp Nho - Phật - Đạo vớiø tư tưởng văn hóa hiện đại Aâu - Mỹ, thấu suốt tư tưởng Mác - LêNin đỉnh cao nhân loại. Về quan điểm giáo dục, Hồ Chí Minh học tập ở Nho học cái vai trò, phương pháp giáo dục cải thiện và cải tạo con người 116 ____________________________________________________________________ Người có tầm nhìn rộng lớn, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc và nhân dân thế giới vì lợi ích dân tộc ta và cách mạng của nhân loại. Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đến một người cộng sản chân chính. Nhà báo Nga Mandelstamm đã nhận xét”Nguyễn Aùi Quốc thấm đượm một chất văn hóa - không phải thứ văn hóa Châu Aâu, có lẽ đấy là nền văn hóa của tương lai”. Nghị quyết của UNESCO ghi rõ:”sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình”. 117 ____________________________________________________________________ CHƯƠNG IX VĂN HOÁ VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 9.1. Hằng số văn hoá Việt Nam Những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa - văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử (và trong tương lai) - gọi là hằng số văn hóa. Lớp văn hóa bản địa Việt Nam được tạo ra trên nền tảng Nam Á và Đông Nam Á (nguyên là vùng Đông Nam Á cổ đại) đã sinh ra những đặc điểm bền vững sau đây: Nghề nông trồng lúa nước. Kéo theo những giá trị văn hóa khác như: kĩ thuật canh tác, một số gia súc chăn nuôi như trâu, bò, heo, gà, vịt, một số cây trồng: khoai, sắn, bắp, rau trái... Cơ cấu bữa ăn chủ yếu vẫn là: cơm - rau - ca ù. Từ những hằng số văn hóa ấy, một số đặc trưng được hình thành gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. 9.2. Bản sắc văn hoá dân tộc Xuất phát từ nghề nông trồng lúa nước và các hằng số văn hóa, dẫn đến các giá trị văn hóa chủ yếu sau:  Tổ chức làng xã bền vững, ổn định.  Tính cộng đồng, tính đoàn kết  Tính tự trị, tính dân chủ, ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn  Lối sống thiên về quân bình hài hòa âm dương,trọng tình cảm hơn lí trí, trọng văn hơn võ, mềm dẻo hiếu hòa.  Lối ứng xử năng động, linh hoạt, khả năng thích nghi cao với mọi tình huống, biến đổi. 118 ____________________________________________________________________  Lối tư duy tổng hợp và biện chứng  Tinh thần dung hợp và xu hướng kết hợp, tích hợp nhiều nguồn văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự kết tinh toàn bộ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tồn tại dưới dạng tinh thần (trong mỗi con người Việt Nam tiêu biểu). Bản sắc ấy còn gọi là tính cách văn hóa - cá tính văn hóa của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng chứa đựng cả mặt trái (những nhược điểm cố hữu). Chúng ta cần nhìn nhận nhược điểm ấy để có quyết tâm và biện pháp sửa chữa Bản sắc văn hóa rất ổn định, bền vững, chậm thay đổi. 9.3. Gía trị văn hoá truyền thống Là tất cả những giá trị văn hóa còn thích hợp với thời đại ngày nay.(Truyền: lớp trước chuyển giao, Thống: lớp sau tiếp nhận. Khi truyền và nhận đều có sự chọn lựa, gạn lọc bỏ đi những giá trị lỗi thời) Giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả những giá trị văn hóa dân tộc khác vốn đã được dân tộc ta tiếp thu,trải nghiệm qua thời gian, đã được dung hợp, tích hợp (còn gọi là Việt Nam hóa). 9.4. Gía trị văn hoá tiêu biểu Là một số trong những giá trị văn hóa truyền thống,đặc biệt riêng của Việt Nam, là phần đóng góp vào nền đại văn hóa vô cùng phong phú của nhân loại. Gồm một số nhóm giá trị văn hóa sau:  Đồ cổ: Trống đồng,thạp đồng,đồ gốm, đồ thủ công mỹ nghệ cổ, đồng tiền cổ … Những thứ này cần được bảo tàng. Đó là những kỉ vật của tổ tiên để lại.Viện (nhà) bảo tàng là nơi trưng bày các di vật cổ cho các thế hệ con cháu xem, nhằm thỏa mãn tình cảm của người dân một nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc và giới thiệu, giao lưu với bạn bè dân tộc khác.Bên cạnh đó, viện baỏ tàng cũng phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đồ cổ là những vật quí,di sản chung của dân tộc, không thể sản xuất thêm nữa.Các quốc gia đều nghiêm cấm buôn bán đồ cổ, đặc biệt không để lọt ra nước ngoài. 119 ____________________________________________________________________  Công trình kiến trúc cổ: Đền đài, lăng tẩm, công trình cổ khác cần được bảo tồn (giữ gìn, trùng tu, khai thác)  Tiếng Việt: Là sản phẩm đặc biệt do tất cả người Việt tạo nên suốt trường kì lịch sử.Tiếng Việt cần được giữ gìn, phổ thông hóa, chính âm, chính tả và trong sáng.  Các giá trị văn nghệ dân gian: cần được sưu tầm, khai thác, kế thừa và phát huy. Đây là những giá trị cổ nhưng vẫn còn sức sống như:  Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ.  Âm nhạc cổ truyền, dân ca, sân khấu dân gian (Chèo, tuồng, ca tài tử Nam bộ, dân ca kịch các vùng, như Quan họ Bắc Ninh, Nghệ Tĩnh, và các dân tộc như Khmer, Tây nguyên, Tày, Thái. v.v…  Những tác phẩm cổ điển đặc sắc như Thơ văn Lý -Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Truyện Kiều, Bà huyện Thanh Quan..v.v…  Một số nghề thủ công độc đáo như mây tre đan (đương), làm trống, kim hoàn, thêu may, áo dài phụ nữ, dệt lụa tơ tằm...  Những thủ thuật y học cổ truyền (Đông Nam Y), cây thuốc nam  Những món ăn dân tộc độc đáo. . v. v... 9.5. Văn hoá truyền thống đứng trước công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa Từ cuối thế kỉ 20 sang thế kỷ 21, Việt Nam bước vào cuộc giao lưu rộng rãi đa phương với các nền văn hóa Aâu - Mỹ, Đông Nam Á và các dân tộc khác.Chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi giao lưu với các nền văn hóa Aâu - Mỹ. Đứng trước thời đại mở cửa, đất nước ta tiến hành đổi mới, trước hết phải đối mặt với nền kinh tế thị trường. (Trong nền văn hóa truyền thống, dân tộc Việt Nam đã quen với kinh tế bao cấp và lối sản xuất nhỏ tiểu nông, chưa trải qua kinh tế thị trường) Chắc chắn sẽ có những cái được và cái mất. Được những cái hay nhưng cũng”được”cả những”cái dở”. Mất đi những cái cũ xấu, nhưng cũng có nguy cơ mất luôn cả những giá trị tốt đẹp truyền thống. Xem bảng dự báo dưới đây: 120 ____________________________________________________________________ CÁI HAY CÁI DỞ Cái được(thêm) Cái thoát khỏi Cái mất mát Cái nhiễm phải Đô thị, công nghiệp phát triển Đô thị nông thôn bị khống chế Môi trường tự nhiên Nạn ô nhiễm môi trường Đời sống vật chất cao, tiện nghi đầy đủ Sự nghèo nàn thiếu thốn Lối sống tình nghĩa Lối sống thực dụng Tinh thần tự do phê phán Thói gia trưởng Tính tập thể, Sự ổn định gia đình Lối sống cá nhân chủ nghĩa Sự liên kết quốc tế rộng rãi Thói địa phương cục bộ chủ nghĩa Tính tự trị, tự lực Hiện tượng đồi trụy Theo Trần Ngọc Thêm 2006 Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TPHCM, t584 Trong tình hình đó , chúng ta cần phát huy những ưu điểm của bản sắc văn hóa dân tộc như : tính tổng hợp , năng động , thích nghi cao trong việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến . Đặc biệt , chúng ta cần mạnh dạn , dũng cảm sửa chữa những căn bệnh như :  Bệnh tùy tiện  Ý thức yếu kém về pháp luật  Thói quen sản xuất nhỏ  Thói gia trưởng , bệnh quan liêu và cửa quyền  Thói gia đình chủ nghĩa , xuề xòa đại khái  Thói cục bộ địa phương. . . 121 ____________________________________________________________________ Hiện nay , đất nước ta cũng đã có sẵn những điều kiện thuận lợi cơ bản là :  Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông , giao thương quốc tế  Tình hình an ninh chính trị quốc gia ổn định , bền vững  Nhân dân đoàn kết một lòng Tóm lại , đất nước ta đã có đủ ba điều kiện : thiên thời - địa lợi - nhân hòa để bước vào giai đoạn phát triển mới . 122 ____________________________________________________________________ Phụ lục Thành phần và phân bổ các dân tộc STT Tên gọi Tên gọi khác Các nhóm nhỏ Địa bàn cư trú 1 Kinh Việt Trong cả nước 2 Tày Thổ Ngạn, Phán, Thu lao, Pa dí Hà giang, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Hà Bắc. 3 Thái Táy Táy Khao(Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng hay Táy Mương(Hàng Tổng), Táy Thanh(Man Thanh), Táy Mười, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu(Táy Đeng) Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng... 4 Mường Mol, Mual, Mọi Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá) Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình 5 Hoa Khách, Tàu, Hán Triền Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh,Đồng Nai, Hậu Giang, Minh Hải, tp Hồ Chí Minh 6 Khơ-me Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khơ-me, Khơ-me Krôm Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang 7 Nùng Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dín, Nùng Inh... Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Bắc, Quảng Ninh, tp. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Lào Cai 8 Hơmông Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hoà Bình, Bắc Thái 9 Dao Mán, Động, Trại, Dìu, Miền, Kiềm, Kìm Mùn Dao Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Cóc Mùn, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt, Dao Tam Đảo, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiẻn, Dao áo Dài Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây 10 Gia-rai Mọi, Chơ-rai Chỏ, Hđrung, Aráp, Mdhur, Tbuăn Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc 11 Ê-đê Đe, Mọi Ra-đê, Rha-đê, Êđê-Êga, Anăk Êđê, Kpă, Ađham, Krung, Ktul Dliê, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur, Bih, Kđrao, Dong Kay, Dong Măk, Êning, Arul, Hning, Kmun,Ktlê Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà 12 Ba-na Bơ-nâm, Roh, Tơ-lô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Kon Tum, Bình Định, Phú 123 ____________________________________________________________________ Kon Kde, Ala Công, Kpang Công Krem, Giơ-lơng(Y-lơng) Yên 13 Sán Cháy Mán, Cao Lan- Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử Cao Lan, Sán Chỉ Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Yên Bái 14 Chăm Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà Và Ku, Chăm Pôông Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, tp. Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Khánh Hoà 15 Xơ-đăng Kmrâng, Hđang, Con- lan, Brila Xơ-teng,Tơ-đrá, Mơ-nâm, Hà- lăng, Ca-dong, Châu, Ta Trẽ(Tà Trĩ) Kon Tum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi 16 Sán Diù Trại, Trại Đát, Sán Dợo, Mán quần Cộc, Mán Váy Xẻ Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Tuyên Quang 17 Hrê Mọi Đá Vách, Chăm-rê, Mọi Luỹ, Thạch Bých, Mọi Sơn Phòng Quảng Ngãi, Bình Định 18 Cơ-ho Xrê, Nốp (Tu Nốp), Cơ-don, Chil, Lát (Lách), Tơ-ring Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà 19 Ra-glay O-rang, Glai, Rô-glai, Radlai, Mọi Ra-clay (Rai), Noong (La- oang) Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng 20 Mnông Gar, Chil, Rlâm, Preh, Kuênh, Nông, Bu-Đâng, Prâng, Đip, Biêt, Si Tô, Bu Đêh Đắc Lăc, Lâm Đồng 21 Thổ Kủo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai- Ly Hà, Tày Poọng (Con Kha, Xá La Vàng) Nghệ An, Thanh Hoá 22 X'tiêng Xa-điêng, Mọi, Tà-mun Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc 23 Khơmú Xá Cốu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tềnh Quảng Lâm Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Yên Bái 24 Bru-Vân Kiều Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru Quảng Bình, Quảng Trị 25 Giáy Nhắng, Giẳng, Sa Nhân, Pầu Thỉn, Chủng Chá, Pu Nắm Pu Nà (Cùi Chu hoặc Quý Châu) Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu 26 Cơ-tu Ca-tu, Ca-tang, Mọi, Cao, Hạ Phương, Kan-tua Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế 27 Gié- Triêng Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong) Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum 28 Ta-ôi Tôi-ôi, Ta-hoi, Ta-ôih, Tà-uất (Atuất) Pa-cô, Ba-hi, Can-tua Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế 29 Mạ Châu Mạ, Chô Mạ, Mọi Lâm Đồng, Đồng Nai 30 Co Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa Quảng Ngãi, Quảng Nam-Đà Nẵng 124 ____________________________________________________________________ 31 Chơ-ro Châu-ro, Dơ- ro, Mọi Đồng Nai 32 Hà Nhì U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen Lai Châu, Lào Cai 33 Xinh-mun Puộc, Pụa, Xá Dạ, Nghẹt Sơn La, Lai Châu 34 Chu-ru Chơ-ru, Kru, Mọi Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận 35 Lào Lào Bốc, Lào Nọi Lai Châu, Sơn La 36 La-chí Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí Hà Giang 37 Phù Lá Bồ Khô Pạ (Xá Phó), Mun Di Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hoa, Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán, Chù Lá Phù Lá Lao Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang 38 La Hủ Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi Lai Châu 39 Kháng Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng Kháng Xúa, Kháng Đón, Kháng Dống, Kháng Hốc, Kháng ái, Kháng Bung, Kháng Quảng Lâm Lai Châu, Sơn La 40 Lự Lừ, Duôn, Nhuồn Lai Châu 41 Pà Thẻn Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống Tống, Mèo Lài Hà Giang, Tuyên Quang 42 LôLô Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai 43 Chứt Xá La Vàng, Chà Củi (Tắc Củi), Tu Vang, Pa Leng Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo Quảng Bình 44 Mảng Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai Mảng Hệ, Mảng Gứng Lai Châu 45 Cờ lao Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Đỏ Hà Giang 46 Bố Y Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí Bố Y, Tu Dí Hà Giang, Lào Cai 47 La Ha Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga Khlá Phlạo, La Ha ủng Yên Bái, Sơn La 48 Cống Xám Khôống, Xá Xeng, Xa, Xá Côống Lai Châu 49 Ngái Sán Ngái Xín, Lê, Đản, Khánh Gia, Hắc Cá (Xéc) Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng 50 Si La Cú Đề Xừ Lai Châu 51 Pu Piéo Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán Hà Giang 52 Brâu Brao Kon Tum 53 Rơ-măm Kon Tum 125 ____________________________________________________________________ 54 Ơ-đu Tày Hạt Nghệ An Nước sạch, dân an, phú cường! Trông người... Hãy thử lấy Nhật Bản làm tấm gương soi. Nói đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, lịch sử thường nhắc đến ba thời kỳ: cải cách Minh Trị những năm 70 của thế kỷ XIX, sau Chiến tranh thế giới thứ hai và từ những năm 70 thế kỷ trước cho đến nay. Mỗi một chặng đường, người Nhật đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, thiết thực, thể hiện quyết tâm của cả một dân tộc. Khẩu hiệu của thời kỳ Minh Trị là:”Học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây và vượt phương Tây". Kết quả chỉ sau hai thập niên (đến cuối thế kỷ XIX), Nhật Bản đã trở thành một cường quốc. Nhật không những thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa của tư bản phương Tây, mà còn tiến hành chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc và đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904-1905. Rồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước hoang tàn đổ nát, khẩu hiệu của họ lúc này là:”Trước mắt người Nhật, cả thế giới đều là người lười". Nhờ cái tinh thần lao động ấy mà họ đã khôi phục nền kinh tế nhanh chóng và đến những năm 70 của thế kỷ trước, Nhật đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Lúc này thì khẩu hiệu của họ là:”Những cái gì con người có thể tưởng tượng được thì con người có thể đạt được". Đến bây giờ đã là một siêu cường rồi thì mục tiêu phía trước của Nhật Bản là phải trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. ...Rồi nghĩ đến ta Vì sao Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng nhiều vùng dân vẫn loay hoay với miếng ăn ? Ảnh: Đào Ngọc Thạch 126 ____________________________________________________________________ Những thành tựu mà Việt Nam đã làm được trong hai mươi năm đổi mới là rất lớn, không ai có thể phủ nhận. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, sự phát triển đó còn nằm dưới mức tiềm năng. Đến bây giờ, tuy ta đã có chút dư dật, song thực tế là cả nước vẫn loay hoay với miếng ăn. Là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng nhiều vùng dân vẫn đói, rét. Đặc biệt là quốc nạn tham nhũng đang hoành hành. Ước tính khoảng 5% số vụ tham nhũng được phanh phui, 95% còn lại thì hình thù như thế nào, di căn đến đâu vẫn đang là một câu hỏi lớn (theo TS Lê Đăng Doanh, Tuổi Trẻ ngày 11.4.2006). Thử hỏi, bộ nào, ngành nào mà không có tham nhũng? Đi đôi với sự thất thoát tài sản quốc gia là sự giảm sút nghiêm trọng niềm tin của người dân vào cán bộ quản lý và bộ máy Nhà nước. Nạn tham nhũng lớn cũng làm cho hình ảnh nước Việt Nam ta trở nên bé nhỏ trong mắt người nước ngoài. Những gì xảy ra ở vụ PMU 18 đang được người dân quan tâm cho thấy, nếu không giải quyết vấn đề chống tham nhũng một cách quyết liệt, tận gốc và hiệu quả thì quốc nạn số một này sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chính thể. Vì vậy, để nước Việt Nam ta không nhỏ, tâm nguyện của muôn dân lúc này là: Đại hội Đảng lần thứ X phải đặt nhiệm vụ làm sạch bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Đấy là cách duy nhất để bảo vệ chính thể, là con đường ngắn nhất để lấy lại niềm tin của người dân và cũng là con đường duy nhất đúng để Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững. Đặt một mục tiêu cụ thể trong thời hạn ngắn mươi lăm năm chẳng hạn, để toàn Đảng, toàn dân hướng vào quyết tâm thực hiện kỳ được. Mục tiêu đó có thể là:”Nước sạch, dân an, phú cường”(nhà nước trong sạch, dân an lạc tin vào Nhà nước, đất nước giàu mạnh). Nước có sạch thì dân mới an, và lúc đó mới có thể nói đến đất nước giàu mạnh được. Xin được đưa ra để tiện đường trao đổi. Lê Quang Dũng (huy_romance83@yahoo.com) Chưa mạnh vì thiếu đoàn kết Vì sao một dân tộc có hơn 80 triệu dân mà vẫn bị coi là một dân tộc nhỏ? Là vì chúng ta chưa đoàn kết. Vì sao một dân tộc có 3.260 km đường bờ biển và sở hữu hơn 1.000.000 km2 mặt biển mà vẫn bị xem là một dân tộc nhỏ? Là vì chúng ta chưa đoàn kết. Tại sao chúng ta chưa đoàn kết? Vì mỗi người chỉ lo sống cho cá nhân mình, lo cho quyền lợi của mình, chỉ mong cho cuộc đời mình, gia đình mình ấm no, yên ổn chứ không hề nghĩ vận mệnh của đất nước sẽ đi về đâu. Vì trong mỗi chúng ta có tầm nhìn quá hạn hẹp nên mỗi người chỉ là một 127 ____________________________________________________________________ cá thể chứ chưa hẳn đoàn kết thành một sức mạnh dân tộc to lớn. Người Việt Nam có tính tự trị quá cao, tinh thần làng xã quá lớn nên nhà ai nấy giữ, làng ai nấy quản chứ không nhìn rộng hơn, nghĩ xa hơn, ngoài làng, xã còn là quốc gia, dân tộc. Cái bản tính ích kỷ như kiểu”ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”chỉ càng hun đúc cho mỗi người mình một cái nhìn thiển cận xem ta là trên hết và xem người khác không ra gì mặc dù người khác có nhiều điều để ta học hỏi. Cái tâm lý ganh ghét, kèn cựa, hãm hại khi người khác tài hơn mình, giàu hơn mình, có nhiều ưu điểm hơn mình càng làm cho dân mình nhỏ lại, đất nước mình không thể vươn mình. Hơn bao giờ hết, nếu chúng ta muốn theo kịp các nước thì trước hết phải thức tỉnh dân tộc mình, thức tỉnh chiều sâu ý thức dân tộc, lòng tự tôn dân tộc và thể diện công dân một nước trước hoàn cảnh này chứ không phải để khi giặc đến rồi thì mọi người mới cầm súng, dựng lũy thì không kịp. Phải làm thế nào cho người mình thương yêu người mình và nghĩ đến vận mệnh dân tộc, đất nước nhiều hơn. Phải làm sao để người mình hiểu là người mình phải sử dụng sản phẩm do người mình sản xuất. Phải làm cho người mình ý thức được là nước mình cũng có nhiều thứ có giá trị chẳng thua gì nước ngoài. Phải làm sao cho người mình biết căm giận khi người nước ngoài coi thường người nước mình, xem người mình như hàng hóa trưng bày trong các shop. Phải làm sao cho người mình biết căm hờn khi bị các ông chủ nước ngoài đánh đập. Phải làm sao cho người mình phẫn nộ khi người mình bị bắn dã man khi đánh cá ngoài khơi. Khi công dân của một quốc qia bị người nước ngoài khinh rẻ, đánh đập, sát hại mà không biết lên tiếng thì đó là cái nhục của một dân tộc, là sự xúc phạm đến quốc thể. Nếu biết căm giận khi người khác coi rẻ người mình, nếu biết căm phẫn khi người khác sát hại người mình thì đó là đoàn kết. 54 dân tộc Việt Nam là anh em gắn bó keo sơn, tình đà thắm thiết thì không có lý do gì chúng ta lại không đoàn kết. Đoàn kết là phát triển. Như thời điểm này, đất nước ta như một con rồng đang nằm ngủ, ẩn mình chờ thời vùng vẫy nhưng như người xưa có nói, nếu ngủ nhiều quá sẽ phát sinh bệnh. Đã đến lúc con rồng ấy xuất hiện và bay lên trời xanh. Bài tham gia diễn đàn, xin gửi về e-mail: thanhhang@thanhniennews.com Đỗ Văn Ảnh (dophilip2003@yahoo.com) 128 ____________________________________________________________________ 129 ____________________________________________________________________ Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Tổng Giám đốc công ty cà phê Trung nguyên)vừa gửi đến tham gia diễn đàn một bài viết dài, rất súc tích Một nước Việt vĩ đại, tại sao không? Xin giới thiệu phần đầu của bài viết và mời bạn đọc tham gia tranh luận. Chúng ta vẫn thường tự hào về truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhưng có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi tại sao Việt Nam luôn phải đối mặt với các cuộc chiến tranh? Chúng ta tự hào là một đất nước có rừng vàng biển bạc, tài nguyên phong phú, con người thông minh nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng những yếu tố đó Nhật Bản, Hàn Quốc thua kém chúng ta nhiều nhưng tại sao hiện nay họ lại đang giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần? Tại sao đất nước ta lại là một đất nước có truyền thống đói nghèo? Quả thật, soi rọi lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mình trong hàng ngàn năm nay, chúng ta đều có thể thấy hiển hiện những mâu thuẫn, những nghịch lý lớn. đó luôn là nỗi trăn trở trong mỗi người Việt, đòi hỏi chúng ta cần phải nhận ra và có lời giải đáp trọn vẹn. Dân tộc ta, đất nước ta có hai nghịch lý chính như sau: Nghịch lý thứ nhất: Yêu hòa bình nhưng luôn bị chiến tranh Đây là một nghịch lý cơ bản nhất, lớn nhất của dân tộc Việt. Lịch sử cho thấy chúng ta luôn phải vừa dựng nước vừa giữ nước, luôn luôn ở trong thế của kẻ bị chinh phục. Sau khi thoát khỏi sự nô lệ hơn nghìn năm của phong kiến phương Bắc, dân tộc Việt chưa bao giờ được hưởng một thời kỳ thái bình tới ba trăm năm. Hết Nam Hán, đến Nam Tống, đến Nguyên Mông, đến Minh, đến Thanh, rồi đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ gần đây. Trong lịch sử phát triển của loài người từ trước đến nay, không có một dân tộc nào, không có một quốc gia nào lại phải chịu nhiều cảnh đao binh máu lửa đến như vậy. Chúng ta có những chiến công hiển hách của dân tộc, nhưng đó chỉ là những chiến công trong việc giữ nước, trong những tình thế bị dồn vào đường cùng, bị bức bách lựa chọn nô lệ Không ít lần những tài năng trẻ Việt Nam làm rạng danh đất nước tại các kỳ thi quốc tế 130 ____________________________________________________________________ hay tự do. Vậy tại sao chúng ta luôn luôn bị rơi vào các cuộc chiến tranh về quân sự trong khi chúng ta là một dân tộc vô cùng yêu chuộng hòa bình? Chúng ta còn gì để tự hào trước thế giới ngoài những chiến thắng thật anh hùng nhưng cũng thật quá nhiều đau thương mất mát? Nghịch lý thứ hai: Các điều kiện để phát triển kinh tế đầy đủ nhưng luôn sống trong đói nghèo và chưa bao giờ thực sự giàu mạnh Việt Nam có đầy đủ những điều kiện để trở thành một nước giàu mạnh nhưng trên thực tế chúng ta lại là một nước có truyền thống đói nghèo. Chúng ta có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên tương đối ưu đãi, tài nguyên khoáng sản phong phú, con người cần cù, thông minh, sáng tạo. Nhưng tại sao chúng ta vẫn nghèo? Chúng ta còn bao nhiêu nghịch lý nhỏ trong một nghịch lý lớn? Nghịch lý về”mở cửa": Nước ta có vị trí địa chính trị mang tầm chiến lược cao và thuận lợi cho giao lưu văn hóa và văn minh với thế giới. Nhưng hầu hết trong chiều dài lịch sử, chúng ta luôn thực hiện chính sách”bế quan tỏa cảng", từ chối học hỏi những cái hay của thế giới để cho quốc gia, cho dân tộc. Trong khi điều kiện tương tự của Nhật Bản kém thuận lợi so với ta nhiều nhưng họ lại luôn biết chủ động cưỡi thuyền đi học hỏi những tinh hoa của các quốc gia khác trên thế giới và họ đã thành công như thế nào hẳn chúng ta đều đã thấy. Chúng ta có nghịch lý biển: Việt Nam có hơn 3.000 km đường biển(chính xác là 3260km), của một vùng biển có ý nghĩa chiến lược lớn trên bình diện thế giới. Nhưng Việt Nam chúng ta lại đã và đang chối bỏ tiềm năng hướng ra biển, khai thác và chinh phục biển để trở thành một cường quốc biển. Chúng ta có nghịch lý về trí tuệ Việt Nam: Người Việt Nam luôn được các dân tộc khác trên thế giới ví là một dân tộc thông minh như người Do Thái nhưng đồng thời, mọi người lại chấp nhận điều nghịch lý”một người Việt Nam hơn hẳn một người Nhật, ba người Việt thì thua 3 người Nhật". Phải chăng do chúng ta thiếu đoàn kết, thiếu một mục tiêu chung và đúng đắn để trí tuệ Việt Nam có thể hội tụ và thăng hoa? Chúng ta có thể đổ lỗi cho chiến tranh gây nên đói nghèo, nhưng có phải vì bị suy yếu nên mới phải rơi vào tình trạng chiến tranh? 131 ____________________________________________________________________ Có một số người còn đổ lỗi cho thể chế, chính sách nhưng ngay cả trong thời điểm hiện tại, người Việt đã cư ngụ khắp năm châu và vẫn luôn được các dân tộc khác tôn trọng vì sự thông minh cần cù hiếm có, nhưng cũng không có lấy một tỉ phú người Việt tầm cỡ thế giới, không có những cá nhân thành đạt ở tầm mức toàn cầu? Những quốc gia, dân tộc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, rồi tới Thái Lan, Malaysia, Singapore thì lại có, và ngày càng có nhiều. Tóm lại, chúng ta thấy nghịch lý của một dân tộc có truyền thống anh hùng bất khuất nhưng dân khí lại không cao, không liền mạch. Một dân tộc có truyền thống thông minh và hiếu học nhưng dân trí lại không hữu dụng. Một dân tộc có đầy đủ điều kiện làm giàu mà dân sinh lại không được sung túc. Chúng ta có nhận ra, có thấy trăn trở, có thấy đau xót trước hàng loạt nghịch lý đó? Hay phải chăng điều nghịch lý duy nhất là chúng ta đã chấp nhận tất cả những nghịch lý trên là chân lý, là điều hiển nhiên? Những nghịch lý nêu trên đã tồn tại ngàn năm nay, vậy đâu là căn nguyên đích thực gây nên nghịch lý? Bất cứ ai có một lòng yêu nước thật sự sẽ không ảo tưởng về sức mạnh của dân tộc mình. cần phải dũng cảm tìm ra cho được căn nguyên của những nghịch lý nêu trên để có thể có những liệu pháp chữa trị tận gốc. Theo tôi, có thể nêu ra ba nguyên nhân sau: Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa chính trị có ý nghĩa chiến lược trong khu vực cũng như trên bình diện thế giới. Với vị trí địa chính trị của mình, từ thuở đầu dựng nước đến nay, Việt Nam luôn là đối tượng thôn tính của các thế lực bành trướng. Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc bành trướng sang Đông Nam Á; là cửa biển để Nhật Bản hay Hoa Kỳ ảnh hưởng đến các nước Đông Dương, và tới cả Ấn Độ và Trung Quốc; là vùng đệm của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến phần còn lại của châu Á. Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người giàu có, đa dạng và phong phú. Đó chính là miếng mồi béo bở cho những thế lực bành trướng hăm he chiếm đoạt. Và với điều kiện sống tương đối sung túc và dễ dàng như vậy, người Việt không cần phải cố gắng nhiều cũng có thể tự nuôi bản thân mình. 132 ____________________________________________________________________ Yếu tố thứ ba là những rào cản về văn hóa. Những rào cản về văn hóa ở đây được xác định là những tính chất tiêu cực không phù hợp của nền văn hóa Việt gây nên những nghịch lý Việt Nam. Đầu tiên là những đặc tính cố hữu của nền văn hóa dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước. Nó bao gồm các tính cách: tính manh mún, tính ưa ổn định và thiên về bảo tồn, không muốn khám phá và phát triển. Tóm lại, đó là các đặc tính rất thiên về Âm tính. Ban đầu, đó là những tính chất văn hóa âm tính để cân bằng với môi trường sống gần với thiên nhiên ở một vùng nhiệt đới. Nhưng sau đó, chính những đặc tính văn hóa ngoại lai đã biến nhiều đặc trưng của nền văn hóa lúa nước truyền thống thành nguyên nhân chủ yếu tạo nên nghịch lý Việt Nam. Đó là những mặt trái khi chúng ta phải tiếp thu văn hóa một cách cưỡng ép, thiếu chủ động và thiếu chọn lọc từ bên ngoài. Người Trung Hoa mang theo Nho, Lão và Phật giáo dạy cho dân tộc Việt sự”dĩ hòa vi quý", hài lòng với hiện tại, ít khát vọng khám phá và chinh phục. thêm vào đó là người Pháp, người Mỹ mang lại sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc Việt với sự phân chia Bắc, Trung, Nam và còn chia rẽ tới làng xã họ tộc. Đó là những nguyên nhân chính làm cho người Việt mất đoàn kết mà đã đẩy tính Âm của nền văn hóa Việt thành Thái Âm, tức là gần như mất đi khát vọng lớn mạnh, chỉ muốn sự ổn định và kìm hãm trong cái”ao làng”nhỏ bé của mỗi người. Không những vậy, nguy hiểm hơn nữa là tâm lý cào bằng, kéo lùi mọi nhân tố mới nổi trội và có thể có tính đột phá. Thuộc tính Thái Âm chỉ thể hiện sức mạnh khi người Việt bị dồn vào đường cùng, vào thế không còn sự lựa chọn mà bắt buộc phải chiến đấu. Nhưng sau khi được coi là”chiến thắng", sự âm tính thái quá đó lại phát huy tác dụng, như ru ngủ cả một dân tộc, để dân tộc đó lại trở nên yếu ớt và lại bị dồn vào bước đường cùng. Vậy đã đến lúc chúng ta nên nhận ra cái vòng tròn luẩn quẩn đó và phải tìm cách thoát khỏi nó cho bằng được, thoát khỏi cái hậu quả của”một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”hay không? Chúng ta có dám cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng một nước Việt vĩ đại ngàn năm giàu mạnh, ngàn năm thái bình hay không? Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận, trong ba nguyên nhân trên, chính nguyên nhân cuối cùng - những rào cản về văn hóa, là căn nguyên tạo nên những nghịch lý Việt Nam. 133 ____________________________________________________________________ Một nền văn hóa thiên về âm tính chỉ có thể bảo toàn một quốc gia chứ không thể tạo nên một quốc gia giàu mạnh và phát triển, không thể tạo nên một nền văn minh lớn. Chúng ta cần cải sửa một nền văn hóa ưa hài hòa thiên về âm tính sang một nền văn hóa một mặt vẫn giữ được đặc tính hài hòa, nhưng mặt khác phải thiên về dương tính, thiên về phát triển, khám phá, chinh phục. Khi đó, chúng ta có thể biến hai nguyên nhân đầu tiên thành những điều kiện vô cùng thuận lợi để trở thành một quốc gia vĩ đại, thật sự sánh vai với các cường quốc năm châu. Đặng Lê Nguyên Vũ (tỔng Giám đốc công ty cà phê Trung Nguyên) 134 ____________________________________________________________________ Đất Nước (chương 5 của trường ca Mặt Đường Khát Vọng - tác giả Nguyễn Khoa Điềm) Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa . . .mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo , cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng Đất Nước có từ ngày đó . . . Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm * 135 ____________________________________________________________________ Quốc hiệu Việt Nam qua các thời đại Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác. Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên nước. ♦ Văn Lang - Tồn tại 2671 năm (2876 trước CN - 258 trước CN): Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó. Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng với một phần phía nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc). ♦ Âu Lạc - Tồn tại 50 năm (257 trước CN - 207 trước CN): Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộ các nhóm người Việt. Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt - được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần. Năm 208 TCN, quân Tần phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ 136 ____________________________________________________________________ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc. Năm 207 TCN, Triệu Đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ tiếp đó, mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước ta thành nhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫn không xoá nổi cái tên”Âu Lạc”trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày của nhân dân ta. ♦ Vạn Xuân - Tồn tại 58 năm (544-602) Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giải phóng lãnh thổ. Tháng 2/544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời. Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân bị vùi dập và chỉ được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Ðằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc. ♦ Ðại Cồ Việt - Tồn tại 86 năm (968-1054) Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn). Quốc hiệu này duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053). ♦ Ðại Việt - Tồn tại 748 năm (1054-1804) Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần… 137 ____________________________________________________________________ Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802). ♦ Ðại Ngu - Tồn tại 7 năm (1400-1406) Tháng 3/1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Ðại Ngu ("ngu”tiếng cổ có nghĩa là”sự yên vui"). Quốc hiệu đó tồn tại đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407). ♦ Việt Nam - Tồn tại 80 năm (1804-1884) Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804. Tuy nhiên, hai tiếng”Việt Nam”lại thấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến hai chữ”Việt Nam". Ðiều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu:”Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ”Việt Nam”trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thành (1664) ở Bắc Ninh.... Ðặc biệt bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu:”Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan”(đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ”Việt Nam”kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). ♦ Ðại Nam - Tồn tại trên lý thuyết 107 năm (1838-1945) 138 ____________________________________________________________________ Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam. Dù vậy, hai tiếng”Việt Nam”vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội. ♦ Việt Nam Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Suốt 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, rồi chia cắt, hai tiếng”Việt nam”vẫn được phổ biến từ Bắc chí Nam và trở thành thân thiết, thiêng liêng với mọi người. Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một mối. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế. 139 ____________________________________________________________________ THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh 1938 Việt Nam văn hóa sử cương, Quan Ngoại Tùng Thư, Huế. 2. Phan Ngọc 1998 Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb VH-TT 3. Will Durant Lịch sử văn Minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê (dịch) 1971, Nxb Lá Bối, Sài Gòn. 4. Trần Ngọc Thêm 1997 cơ sở văn hóa Việt Nam , Nxb Giáo Dục 5. Trần Ngọc Thêm 2001 Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam , Nxb TPHCM 6. Ngô Đức Thịnh 2001 Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ. 7. Trần Quốc Vượng 1997 Cơ sở văn hóa Việt Nam - Văn hóa học đại cương – Nxb Giáo Dục 8. và nhiều tài liệu khác liên quan đến vấn đề… Các trang web 1. www. egov.gov.vn – www.chinhphu.vn 2. www.vanhoanghethuat.org.vn 3. www.suutap.com 4. www.ctu.edu.vn- khoa sư phạm- Giảng viên :Lê Đình Bích. 5. www.agu.edu.vn -khoa sư phạm- Giảng viên :Phùng Hoài Ngọc 6. www.google.com.vn – trang web tìm kiếm thông tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcsvhvn_5192.pdf