Ptramesco luôn chú trọng tới công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động, bởi nó có ảnh hưởng lớn đến mức độ hoàn thành công việc của người lao động, mặt khác nếu không thực hiện tốt công tác này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như mặt tài chính của công ty. Chính vì vậy, những năm qua, trong toàn thể công ty, các đơn vị từ tổ đội sản xuất, các phòng ban, phân xưởng đều tổ chức đại hội công nhân viên chức và đăng ký cam kết đảm bảo an toàn trong sản xuất, quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch bảo hộ lao động cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau đó, công ty tổ chức hội nghị công nhân viên chức toàn công ty với nội dung bàn biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh, trong đó có phát động phong trào thi đua thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ và thực hiện tốt kế hoạch bảo hộ lao động. Trong hội nghị này, các đơn vị, phòng ban, chi nhánh, phân xưởng của công ty đều phải đăng ký thực hiện kế hoạch an toàn - bảo hộ lao động, đề xuất các giải pháp để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và cháy nổ.
Trong phong trào thi đua này, công đoàn luôn giữ vai trò vừa là người vận động đoàn viên thực hiện tốt công tác an toàn - bảo hộ lao động, vừa là người tham gia cùng ban lãnh đạo công ty kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động và người lao động thực hiện các chế độ chính sách về an toàn - bảo hộ lao động. Hàng năm công ty Ptramesco đều có những giải pháp thiết thực để kiện toàn, bổ sung các ủy viên hội đồng bảo hộ lao động, kiện toàn mạng lưới an toàn – vệ sinh viên, duy trì liên tục chế độ phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ an toàn - vệ sinh viên.
Đặc biệt, trong năm 2007, công ty tổ chức huấn luyện tập trung về an toàn - bảo hộ lao động cho hơn 700 cán bộ, công nhân viên; trong đó có khoảng 250 an toàn - vệ sinh viên và cấp thẻ an toàn có thời hạn 5 năm cho những người có kết quả học tập đạt yêu cầu. Cũng trong năm 2007, công ty đã hoàn thành công tác tập huấn về an toàn - bảo hộ lao động, bao gồm huấn luyện định kỳ, huấn luyện công nhân mới, huấn luyện học sinh thực tập, công nhân vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - bảo hộ lao động. Sau các khóa huấn luyện, những công nhân trực tiếp sản xuất được cấp thẻ an toàn, các cán bộ từ quản đốc phân xưởng, trưởng phòng, ban, tổ trưởng sản xuất, đốc công đến giám đốc, phó giám đốc, cán bộ làm công tác an toàn được cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp huấn luyện an toàn. Năm 2007, số người được huấn luyện về an toàn - bảo hộ lao động trong công ty Ptramesco chiếm 96% tổng số cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
Hàng năm, công ty đều mua sắm và cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo hộ lao động cho tập thể người lao động ở từng vị trí công việc, phù hợp với yêu cầu của ngành nghề.
51 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nghiệp vụ cơ bản của lao động - Tiền lương tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lt; 25 tuổi
289
361
476
25 - 35 tuổi
205
212
216
35 - 45 tuổi
44
44
45
> 45 tuổi
19
18
16
Tổng số
557
635
753
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Số lượng cán bộ, công nhân viên theo trình độ:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Tổng số
ĐH& trên ĐH
Cao Đẳng
Trung cấp
LĐ phổ thông
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Năm 2005
557
54
9,69
267
47,94
227
40,75
57
1,62
Năm 2006
635
54
8,50
304
47,87
213
33,54
64
10,08
Năm 2007
753
58
7,70
429
56,97
212
28,15
54
7,17
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Sau khi nghiên cứu về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực tại Ptramesco ta thấy:
Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên có thể thấy rằng số lượng lao động trực tiếp tại Công ty Ptramesco chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số cán bộ, công nhân viên, cụ thể là 84,92% (2005) – 88,58% (2007). Trong đó, số lượng cán bộ, công nhân viên nam tại công ty cao hơn so với nữ, tỉ trọng nữ chiếm khoảng 5,84% (2005) – 7,54% (2007), lao động nữ tập trung chủ yếu ở khu vực văn phòng và quản lý. Đây là tỉ trọng hợp lí vì lao động trong ngành kim khí nặng nhọc, vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe và độ dẻo dai lớn. Ngoài ra, công ty có một lực lượng lao động trẻ, mang trong mình bầu nhiệt huyết làm việc cao, năng động. Đây cũng là một thế mạnh của công ty khi khai thác, sử dụng được nguồn nhân lực trẻ tuổi này.
Tuy nhiên, trình độ của cán bộ, công nhân viên trong công ty không đồng đều giữa hai khối là khối văn phòng và khối sản xuất. Nhìn chung, chất lượng cán bộ, công nhân viên trong công ty không cao. Cụ thể cán bộ, công nhân viên có trình độ Đại học trở lên chỉ chiếm tỉ lệ thấp ( khoảng 7,7% - 9,7% ) chủ yếu gồm những người làm việc trong khối văn phòng, trong khi đó lực lượng lao động có trình độ cao đẳng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất ( khoảng 45,87% - 56,97% ). Như vậy, trong thời gian Ptramesco tới cần phải có những kế hoạch tuyển dụng nhân lực hợp lý, bố trí đúng người đúng việc, chú trọng tới công tác đào tạo nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
3. Công tác tuyển dụng:
Trình tự tiến hành công tác tuyển dụng:
Tuyển mộ lao động: là quá trình thu hút những người lao động có trình độ vào làm việc tại công ty, nguồn lao động được tuyển mộ chủ yếu từ bên ngoài. Quá trình tuyển mộ lao động được thực hiện thông qua các bước sau:
+ Xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển. Công việc này được thực hiện trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
+ Xác định phương pháp tuyển mộ như: Hình thức tuyển mộ chủ yếu của công ty là thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong công ty Ptramesco hoặc thông qua các hội chợ việc làm, cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với các nhà tuyển dụng, mở ra khả năng lựa chọn rộng hơn với quy mô lớn hơn.
Tuyển chọn lao động: là quá trình đánh giá ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu công việc, tìm ra người phù hợp trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ. Trước hết, công ty thành lập hội đồng thi tuyển nhân sự gồm 5 người, trong đó có 1 chủ tịch hội đồng và 4 ủy viên. Những người được đề nghị vào hội đồng thi tuyển nhân sự chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, nội dung, địa điểm và phương pháp phỏng vấn một cách công bằng và trung thực. Quá trình tuyển chọn được thực hiện thông qua các bước sau:
+ Sàng lọc qua đơn xin việc: thông qua công việc này các nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục chọn nhân viên vào vòng phỏng vấn hay chấm dứt quá trình tuyển chọn.
+ Phỏng vấn tuyển chọn: Hình thức phỏng vấn chủ yếu là phỏng vấn hội đồng. Các thành viên trong hội đồng thi tuyển nhân sự sẽ cùng phỏng vấn một ứng viên, giúp tránh tính chủ quan khi chỉ có một người phỏng vấn và tạo khả năng phản ứng đồng thời của các ứng viên.
+ Ra quyết định tuyển dụng: được dựa trên kết quả của vòng phỏng vấn. Khi đã có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ kí kết hợp đồng lao động.
Số lượng tuyển dụng:
Đơn vị: Người
Loại lao động
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nhân viên KD
0
1
1
Nhân viên văn thư
0
1
0
Nhân viên kế toán
1
0
1
Nhân viên bảo vệ
2
0
0
Lái xe tải
5
1
2
Lái xe con
1
1
0
Nhân viên cơ khí
16
56
95
Thợ hàn
12
11
9
Thợ tiện
9
3
10
Thợ nguội
2
5
2
Lao động phổ thông
2
4
5
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Số lượng cán bộ, công nhân viên được công ty tuyển dụng không ngừng tăng lên qua các năm, hoàn toàn phù hợp với quy mô và tiềm lực tài chính hiện tại của công ty. Trong đó, lực lượng lao động được tuyển dụng nhiều nhất là nhân viên cơ khí, nhằm phục vụ cho nhu cầu của công việc và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty; thấp nhất là số lượng cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng hầu như không có nhiều sự thay đổi.
4. Công tác đánh giá thực hiện công việc:
Trình tự đánh giá thực hiện công việc:
Xây dựng phương pháp đánh giá: công ty sử dụng chủ yếu phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. Để xây dựng phương pháp có 2 bước quan trọng là lựa chọn các tiêu thức đánh giá và đo lường chúng. Các tiêu trí đánh giá sử dụng trong phương pháp này có liên quan trực tiếp đến công việc và cả không liên quan đến công việc. Cụ thể:
+ Tích cực, chăm chỉ, ngày công cao.
+ Làm việc với năng suất và hiệu quả cao.
+ Đoàn kết tốt.
Xác định chu kì đánh giá: Công ty quy định đánh giá thực hiện công việc 1 lần/năm vào dịp cuối năm.
Hình thức đánh giá: Công ty giao nhiệm vụ cho từng phòng, phân xưởng, chi nhánh tự tổ chức bình xét phân loại A, B, C theo các tiêu trí trên. Sau đó lập danh sách gửi về phòng tổ chức văn thư để tổng hợp.
Xếp loại A, B, C cán bộ, công nhân viên:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Tổng số
Loại A
Loại B
Loại C
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Năm 2005
557
415
74,51
122
21,90
20
3,59
Năm 2006
635
542
85,35
74
11,65
19
2,99
Năm 2007
753
666
88,45
75
9,96
13
1,59
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Số lượng cán bộ, công nhân viên trong công ty xếp loại A là cao nhất, khoảng 74,5% (2005) – 88,45% (2007), còn loại C chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Qua đây có thể thấy tác phong làm việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty là khá cao, mọi người đoàn kết cùng nhau làm việc, phục vụ vì lợi ích chung của công ty.
5. Công tác định mức lao động:
Là quá trình xác định các mức lao động cho tất cả các loại công việc, nhằm tổ chức thực hiện các biện pháp kĩ thuật đưa vào sản xuất có năng suất lao động cao, đem lại lợi ích kinh tế cho công ty. Định mức lao động của công ty được xác định dựa vào các căn cứ sau: Hướng dẫn của thông tư số 06/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động, dựa vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng năm… Hiện nay, công tác định mức lao động của công ty được biểu hiện dưới dạng các mức lao động như sau:
Mức biên chế: Căn cứ để xây dựng mức biên chế là dựa vào kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, nhu cầu của công việc thực tế và khả năng tài chính của công ty. Trên cơ sở đó, công ty sẽ xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm và mức biên chế được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Mức biên chế thường áp dụng cho những trường hợp kết quả công việc không thể tách riêng cho từng người, không thể xác định mức thời gian hay mức sản lượng. Được phân chia dưới dạng 2 loại hợp đồng sau:
Hợp đồng xác định thời hạn: bao gồm những người lao động làm việc dưới 12 tháng hoặc nhân viên thử việc tại công ty.
Hợp đồng không xác định thời hạn: bao gồm những người lao động làm việc cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên có chức danh nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Sau khi xây dựng kế hoạch mức biên chế, công ty sẽ lên chương trình và kế hoạch tuyển dụng lao động, sau đó có trách nhiệm kí kết hợp đồng lao động với những người được tuyển dụng, sắp xếp và bố trí viên chức sao cho phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức quy định; phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan bảo hiểm cùng cấp theo dõi, kiểm tra trong việc quản lý, sử dụng biên chế, thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức theo đúng quy định của pháp luật…
Mức sản lượng: Hiện nay công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm như thép hình (chữ U, I, H, L, cọc ván thép và ống thép các loại ) với mọi kích cỡ, thép tấm, thép lá dạng cuộn, dạng kiện, phôi thép…Chính vì vậy, để đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, công ty luôn đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều này, công ty đã rất chú trọng tới công tác định mức lao động khoa học, làm sao vừa hạ giá thành sản phẩm vừa nâng cao năng suất lao động.
Tuy sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau song hầu hết các sản phẩm đều trải qua một quy trình công nghệ sau:
Vệ sinh sơn hoàn thiện
Hàn liên kết
Gá lắp đính
Cắt pha phôi
Lấy dấu
Chuẩn bị phôi
Xếp gọn thành phẩm
Kiểm tra sơn phủ
( Nguồn: Xưởng sản xuất chi nhánh Bến Kiền – Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí )
Các sản phẩm trải qua quy trình công nghệ liên tục bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau cho nên định mức lao động cũng được xây dựng cho từng bước công việc cụ thể, áp dụng với từng loại sản phẩm khác nhau và phải dựa trên những căn cứ nhất định như sau:
Kết cấu thời gian làm việc của công nhân ở công ty hiện nay bao gồm: thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian gia công, thời gian nghỉ vì nhu cầu.
Nghiên cứu cụ thể, rõ ràng các bước công việc. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật mà quy trình công nghệ sẽ chia ra thành các bước công việc theo mức độ tham gia của công nhân trong quá trình hoàn thành bước công việc.
Trình độ lao động và hình thức phân công lao động ở công ty.
Ngoài ra, để thực hiện định mức lao động có căn cứ và khoa học, công ty đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Cụ thể như:
Đảm bảo có đủ dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc;
Công nhân sẽ đi nhận phôi liệu tại kho cách nơi làm việc 80m;
Nếu máy móc hỏng hoặc gặp sự cố thì có công nhân đến sửa;
Nơi làm việc đảm bảo ánh sáng, thoáng gió, nhiệt độ theo đúng tiêu chuẩn, có bảng chỉ dẫn lao động…
Trên cơ sở đó, công ty sẽ xây dựng định mức cho sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.
Ví dụ 1: Sản xuất vì kèo thép hình khẩu độ lớn:
Thành phần công việc: Chuẩn bị, lấy dấu, cắt tẩy, khoan lỗ, hàn…sản xuất cấu kiện thép theo yêu cầu kĩ thuật. Xếp gọn thành phẩm, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.
Định mức cho sản xuất vì kèo thép hình khẩu độ lớn:
Đơn vị tính: 1 tấn
C«ng viÖc
Thµnh phÇn hao phÝ
§¬n
vÞ
KhÈu ®é (m)
18 - 24
≤ 36
> 36
S¶n xuÊt v× kÌo thÐp khÈu ®é lín
VËt liÖu
ThÐp h×nh
kg
860
879
898
ThÐp tÊm
kg
169
150
131
« xy
chai
1,72
1,59
1,50
§Êt ®Ìn
kg
8,16
7,276
6,487
Que hµn
kg
20,89
18,169
15,80
VËt liÖu kh¸c
%
5,0
5,0
5,0
Nh©n c«ng 4,0/7
c«ng
32,571
28,394
24,75
M¸y thi c«ng
M¸y hµn 23KW
ca
3,47
3,14
2,64
M¸y khoan 4,5KW
ca
0,43
0,40
0,38
CÇn cÈu 10T
ca
0,43
0,35
0,32
M¸y kh¸c
%
1,0
1,0
1,0
Ví dụ 2: Sản xuất vì kèo thép hình khẩu độ nhỏ:
Đơn vị tính : 1 tấn
C«ng việc
Thµnh phÇn hao phÝ
§¬n vÞ
KhÈu ®é (m)
£9
£12
<18
S¶n xuÊt v× kÌo thÐp h×nh khÈu ®é nhá
VËt liÖu
ThÐp h×nh
kg
802
810
855
ThÐp tÊm
kg
228
220
175
« xy
chai
2,82
2,00
1,62
§Êt ®Ìn
kg
20,923
11,638
8,2
Que hµn
kg
16,75
11,50
10,30
VËt liÖu kh¸c
%
5,0
5,0
5,0
Nh©n c«ng 3,5/7
c«ng
42,5
35,66
32,42
M¸y thi c«ng
M¸y hµn 23KW
ca
3,70
2,55
2,29
M¸y khoan 4,5KW
ca
2,739
2,436
1,35
CÇn cÈu 10T
ca
0,722
0,506
0,345
M¸y kh¸c
%
1,0
1,0
1,0
Ví dụ 3: Sản xuất hàng rào và cửa lưới thép, hàng rào và cửa song sắt:
Đơn vị tính: 1m2
C«ng viÖc
Thµnh phÇn hao phÝ
§¬n
vÞ
Hµng rµo líi thÐp
Cöa líi thÐp
Hµng rµo song s¾t
Cöa song s¾t
-S¶n xuÊt hµng rµo lãi thÐp
-S¶n xuÊt cöa líi thÐp.
- S¶n xuÊt hµng rµo song s¾t.
- S¶n xuÊt cöa song s¾t
VËt liÖu
ThÐp h×nh
kg
13,0
16
5
8,5
ThÐp trßn f>10
kg
0,7
0,5
16,5
13,5
Líi thÐp B40
m2
1,1
1,1
-
0,7
Que hµn
kg
0,42
0,51
0,65
0,95
« xy
chai
0,06
0,07
0,01
0,01
§Êt ®Ìn
kg
0,027
0,03
0,045
0,045
B¶n lÒ
c¸i
-
1,5
-
1,5
VËt liÖu kh¸c
%
0,5
0,5
0,5
0,5
Nh©n c«ng 3,5/7
c«ng
1,17
1,3
1,5
1,7
M¸y thi c«ng
M¸y hµn 23KW
ca
0,12
0,14
0,18
0,27
( Nguồn: Xưởng sản xuất chi nhánh Bến Kiền – công ty Cổ phần sản xuất và
kinh doanh kim khí )
Như vậy, công tác định mức lao động của công ty được xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học, tuân theo đúng tiêu chuẩn định mức mà Nhà nước quy định. Làm cơ sở cho việc tính chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, số máy móc cần thiết phục vụ sản xuất, từ đó có kế hoạch hạch toán chi phí sao cho vừa tiết kiệm mà hiệu quả cao.
6. Công tác đào tạo:
Ptramesco luôn coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty, bởi một mặt đây là hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân viên; mặt khác giúp công ty đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Có nhiều phương pháp để đào tạo nguồn nhân lực, song phụ thuộc vào điều kiện công việc, đặc điểm lao động và nguồn tài chính hiện tại mà công ty Ptramesco đang thực hiện 2 hình thức đào tạo chính là:
Đào tạo trong công việc: hình thức này được thực hiện ngay tại nơi làm việc và áp dụng chủ yếu với công nhân sản xuất tại các phân xưởng. Người học sẽ có được kiến thức thông qua việc thực hiện công việc thực tế và dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm hơn. Cụ thể quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của người dạy.
Ngoài ra, hình thức luân chuyển và thuyên chuyển công việc áp dụng với người quản lý cũng là một trong những phương pháp đào tạo trong công việc mà công ty đang sử dụng. Theo phương pháp này, người quản lý sẽ được chuyển công tác đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong công ty nhưng vẫn giữ chức năng và quyền hạn như cũ.
Đào tạo ngoài công việc: trong đó người học sẽ tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Công ty đang sử dụng 3 phương pháp:
Cử cán bộ, công nhân viên đi học ở các trung tâm dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức tại Hải Phòng.
Đào tạo dưới sự trợ giúp của máy vi tính, phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho nhà quản lý, bởi hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là rất cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng như vậy nên công ty đã mua các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm, người học chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của máy vi tính mà không cần có người phải dạy.
Ngoài ra, nếu cán bộ, công nhân viên có nhu cầu đi học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mà có cam kết trở lại làm việc cho công ty sau thời gian đào tạo thì công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí học tập. Đây cũng là một trong những phương pháp đào tạo mang lại hiệu quả công việc cao.
Chi phí cho công tác đào tạo mà Ptramesco đang thực hiện đều được trích từ quỹ đầu tư và phát triển của công ty. Quỹ đầu tư và phát triển được tính theo công thức sau:
Quỹ ĐT&PT = (Lợi nhuận sau thuế - Quỹ dự phòng tài chính) x 30%
= (Lợi nhuận sau thuế - 10% Lợi nhuận sau thuế) x 30%
= 0,27 x Lợi nhuận sau thuế
Cụ thể: Quỹ đầu tư và phát triển của công ty Ptramesco các năm:
Năm 2005: 1.666.912.610,43 đồng
Năm 2006: 2.904.021.297,18 đồng
Năm 2007: 17.388.626.978,34 đồng
Trong đó, công ty đã trích 10% Quỹ đầu tư và phát triển cho công tác đào tạo. Cụ thể, chi phí cho công tác đào tạo của Ptramesco trong 3 năm 2005, 2006, 2007 là:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Theo lĩnh vực đào tạo
- Quản lý
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Khác
166.691.261,043
120.705.650,043
15.235.870
30.749.741
0
290.040.212,718
205.256.212,018
52.564.231,700
32.219.769
0
1.738.862.697,834
550.564.213,004
287.324.511
230.235.564,083
270.738.409
2. Theo loại lao động
- Quản lý
- CBCNV
166.691.261,043
114.532.562,040
52.158.699,003
290.040.212,718
205.023.895,008
85.016.317,710
1.728.862.697,834
1.065.984.231,800
662.878.466,034
3. Theo phạm vi đào tạo:
- Đào tạo trong công việc
- Đào tạo ngoài công việc
166.691.261,043
55.023.458
111.667.803,043
290.040.212,718
62.785.296,718
227.254.916
1.728.862.697,834
552.234.756,834
1.176.627.941
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Công ty đã rất chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thể hiện ở chi phí cho công tác đào tạo không ngừng tăng lên và lĩnh vực đào tạo cũng được mở rộng. Chi phí cho việc đào tạo cán bộ quản lý luôn được công ty chú trọng bởi đây là lực lượng lãnh đạo công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hình thức đào tạo chính mà công ty đang thực hiện là đào tạo ngoài công việc cũng chiếm một khoảng chi phí lớn.
Đánh giá công tác đào tạo: Công ty sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo như sau:
Hiệu quả sử dụng cán bộ, công nhân viên.
Trình độ tay nghề, quản lý sau khi đào tạo so với trước khi đào tạo.
Độ gắn bó của nhân viên với công ty.
Công ty sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ đó có những điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.
7. Công tác thi đua khen thưởng:
Hàng năm Ptramesco luôn phát động phong trào thi đua trong toàn công ty theo đúng chỉ thị của Thủ tướng và luật thi đua khen thưởng mà Nhà nước ban hành. Cụ thể, công ty phát động phong trào thi đua trên nguyên tắc sau:
Tổ chức phong trào thi đua gắn với lao động, sản xuất, công tác.
Tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm động viên, khích lệ mọi người tự giác, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, công tác, cần kiệm, sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, sơ kết, tổng kết công tác thi đua.
Tuyên truyền, phát hiện, phổ biến để học tập và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.
Thực hiện tốt chính sách khen thưởng nhằm động viên mọi người tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác và chiến đấu.
Hình thức tổ chức thi đua mà công ty đang thực hiện là thi đua hàng năm theo phát động của Bộ, ngành, địa phương. Nội dung tổ chức phong trào thi đua mà công ty thực hiện là:
Xây dựng các danh hiệu thi đua đối với cán bộ, công nhân viên trong toàn thể công ty:
“ Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới ”;
“ Lao động tiên tiến ”, “ Lao động xuất sắc ”.
Xây dựng danh hiệu thi đua đối với tập thể công ty:
Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
“ Tập thể lao động xuất sắc ”, “ Đơn vị quyết thắng ”;
“ Tập thể lao động tiên tiến ”, “ Đơn vị tiên tiến ”.
Xây dựng tiêu chuẩn đạt danh hiệu cho cán bộ, công nhân viên:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất lao động cao.
Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua.
Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
Xây dựng tiêu chuẩn đạt danh hiệu cho tập thể công ty:
Hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả.
Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “ Lao động tiên tiến ”. Hoặc có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “ Lao động tiên tiến ” và không có cá nhân nào bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Để các phong trào thi đua trong toàn công ty thực hiện một cách có hiệu quả, công ty đã không ngừng tuyên truyền, động viên cán bộ, công nhân viên trong công ty tham gia tự giác, nhiệt tình; mặt khác không ngừng giám sát hoạt động thi đua để có những điều chỉnh kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các Đoàn thể, cơ quan Nhà nước cùng thực hiện công tác thi đua sao cho hiệu quả nhất.
Trong hơn 8 năm kể từ khi thành lập đến nay, công ty Ptramesco đã đạt được nhiều thành tích, đạt nhiều danh hiệu của Nhà nước trao tặng như:
Được tặng cờ thi đua, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nhận bằng khen của Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Cờ thi đua của Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam.
8. Thù lao lao động:
Thù lao lao động là một trong những yếu tố có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho công ty đạt hiệu suất cao cũng như tác động lớn tới đạo đức lao động của người lao động. Thù lao lao động là phần cơ bản nhất với người lao động bởi nó giúp cho họ chi trả cuộc sống hàng ngày, tạo động lực thúc đẩy họ làm việc. Mặt khác, nó cũng là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất của công ty, là công cụ để duy trì và giữ chân người lao động làm việc cho công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng như vậy của thù lao lao động mà Ptramesco luôn chú trọng tới trình tự, cách thức trả lương, thưởng và cung cấp các chương trình phúc lợi sao cho thỏa mãn, công bằng với tất cả người lao động mà vẫn đảm bảo trong khả năng chi trả của công ty. Cụ thể, công tác thù lao lao động của công ty được tiến hành như sau:
8.1. Tiền lương:
Nguồn hình thành và phân phối quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của công ty được trích trong giá thành sản phẩm của công ty, căn cứ vào quyết định giao đơn giá của Hội đồng quản trị trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và kết quả thực hiện năm trước liền kề của công ty, đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Nguyên tắc chung trong phân phối quỹ tiền lương là:
Thực hiện nguyên tắc phân phối quỹ tiền lương theo lao động: tức là cán bộ công nhân viên làm công việc gì hoặc giữ chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc đó và chức vụ đó và theo mức độ hoàn thành công việc được giao.
Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc tại công ty, không sử dụng vào mục đích khác. Quy chế trả lương sẽ luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi của chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước.
Quỹ tiền lương được phân bổ như sau:
Chi tiền lương hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên;
Trích một phần quỹ tiền lương để Tổng giám đốc khen thưởng và khuyến khích cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có năng suất, chất lượng cao và thành tích công tác tốt;
Trích dự phòng một phần sử dụng cho năm sau theo quy định của Bộ Lao động thương binh xã hội.
Cụ thể, quỹ tiền lương và tiền lương bình quân của công ty các năm 2005, 2006, 2007 :
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Quỹ tiền lương (đồng)
1.049.124.150
2.130.549.000
4.243.693.917
Lao động bình quân (người)
557
635
753
Tiền lương bình quân 1 lao động (đồng/người)
1.883.527
3.355.196
5.635.715
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí năm 2005, 2006, 2007 )
Trong đó, quỹ tiền lương của các bộ phận trong công ty là:
Đơn vị: Đồng
Quỹ tiền lương
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Văn phòng
492.281.735
791.525.954
1.411.798.419
Bán hàng
165.914.037
523.201.034
703.825.647
Xưởng sản xuất
390.928.378
815.822.012
2.128.069.851
Tổng quỹ tiền lương
1.049.124.150
2.130.549.000
4.243.693.917
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Quỹ tiền lương của công ty và tiền lương bình quân 1 lao động không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể: Quỹ tiền lương của công ty tăng từ hơn 1 tỷ (năm 2005) lên hơn 4 tỷ (năm 2007), tương ứng với 40,39%. Còn tiền lương bình quân của người lao động cũng tăng từ 1,8 triệu đồng/người (năm 2005) lên 5,6 triệu đồng/người (năm 2007). Nguyên nhân chính là do việc mở rộng quy mô sản xuất, số lượng lao động cũng tăng dần và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Ptramesco trong 3 năm 2005, 2006, 2007 có nhiều khởi sắc. Mặt khác, quỹ tiền lương cho xưởng sản xuất không ngừng tăng lên qua các năm, từ hơn 390 triệu đồng (năm 2005) đã tăng gấp 5 lần lên tới 2 tỷ đồng (năm 2007), điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô lực lượng lao động trực tiếp tại công ty, đồng thời phản ánh được sự quan tâm của công ty tới người lao động - lực lượng chính tạo ra sản phẩm cho công ty.
Trình tự xây dựng hệ thống trả công của công ty: Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ định được quỹ lương và có kế hoạch phân bổ mức lương hợp lí. Hệ thống trả công của công ty được tiến hành như sau:
Xem xét mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định: giúp công ty đảm bảo tính hợp pháp của hệ thống tiền công theo đúng quy định của Nhà nước.
Đánh giá công việc: Các công việc sẽ được đánh giá theo giá trị rồi sắp xếp theo một hệ thống thứ bậc từ cao xuống thấp.
Xác định mức lương cho từng chức danh khác nhau: trong đó sẽ quy định số tiền trả cho người lao động phù hợp với các bậc trong thang lương.
Xây dựng thang bảng lương: Trong thang bảng lương sẽ quy định mức lương cho từng bậc công việc ứng với những chức vụ khác nhau.
Cụ thể:
- Ban giám đốc:
Đơn vị: 1000 đồng
Chức vụ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Bậc 10
TGĐ
6.000
8.000
10.000
13.000
17.000
20.000
25.000
29.000
34.000
40.000
PTGĐ
5.000
6.500
8.000
10.000
12.000
14.000
17.000
19.500
22.000
26.000
KTT
4.000
5.000
5.500
7.000
8.500
10.000
12.000
14.000
16.000
19.000
( Nguồn: Biên bản họp HĐQT công ty ngày 26/09/2008)
- Cán bộ, công nhân viên:
Đơn vị: 1000 đồng
Chức vụ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Bậc 10
GĐ chi nhánh
5.500
6.205
7.100
8.100
9.250
10.550
12.050
13.500
15.500
17.500
Trưởng phòng
3.850
4.400
5.000
5.700
6.500
7.400
8.450
9.650
11.000
12.500
Phó phòng
3.350
3.800
4.350
5.000
5.700
6.500
7.450
8.500
9.700
11.000
Quản đốc
3.150
3.600
4.100
4.700
5.350
6.100
7.000
7.950
9.050
10.000
Nhân viên kế toán
2.300
2.900
3.350
Nhân viên thủ quỹ
2.300
2.900
3.350
Nhân viên KD
2.300
2.900
3.350
Thủ kho
3.000
3.250
3.500
Lái xe tải lớn 40t
3.900
Lái xe con
2.900
Lương CN xưởng Bến Kiền
1.820
2.080
2.340
( Nguồn: Trích thang Bảng lương cán bộ, công nhân viên công ty Cổ phần sản xuất
và kinh doanh kim khí )
Hình thức trả công: công ty đang sử dụng 2 hình thức trả lương đó là:
Trả lương theo thời gian: hình thức này được áp dụng cho những cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng bao gồm các phòng ban như: phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức văn thư, phòng đầu tư phát triển…và bảo vệ (khối gián tiếp ). Trả lương theo thời gian được tính theo công thức:
Ltt = Mức tiền công ngày x số ngày công thực tế
( Mức lương được áp dụng với 27 ngày công/tháng )
Người lao động chỉ được tiếp tục nhận mức tiền công theo công thức tính này với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước đó. Hiện nay, lương của khối này được trả từng tháng và trong một tháng thanh toán 1 lần vào tài khoản cá nhân của từng người.
Như vậy: cách tính lương theo thời gian làm việc cho khối văn phòng chỉ quan tâm đến thời gian làm việc mà không quan tâm đến chất lượng công việc. Để hạn chế mặt tiêu cực đó công ty đã trả thêm phụ cấp chức vụ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp trách nhiệm cho người quản lý; và có thêm thù lao cho những người trong Hội đồng bảo hộ lao động và tổ KCS. Nếu những người được giao trách nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của công ty sẽ bị trừ đi phần phụ cấp đó. Cụ thể:
- Phụ cấp cho người quản lý: Căn cứ vào công việc được giao, tính chất phức tạp của nhiệm vụ sản xuất, mức độ của những yêu cầu kĩ năng cơ bản để thực hiện công việc, và phụ thuộc vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty mà quy định mức phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chức vụ dựa trên các điều kiện :
+ Hoàn thành công việc được giao theo đúng kế hoạch ( chất lượng, số lượng, thời gian …).
+ Không để xảy ra bất cứ sự cố nào hoặc gây hậu quả đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty hay kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Không để xảy ra thất thoát hư hỏng.
Cụ thể, mức phụ cấp cho từng bậc lương mà công ty đang áp dụng là:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Bậc 10
Phụ cấp chức vụ
- TGĐ
5.000
6.000
8.000
10.000
13.000
16.000
20.000
24.000
28.000
34.000
- PTGĐ
4.000
5.000
6.000
8.500
10.500
12.500
15.000
18.000
21.000
24.500
- KTT
1.500
2.000
3.000
4.000
5.000
6.500
8.000
9.500
11.000
12.500
Phụ cấp trách nhiệm
- TGĐ
5.000
6.000
8.000
10.000
13.000
16.000
20.000
24.000
28.000
34.000
- PTGĐ
4.000
5.000
6.000
8.500
10.500
12.500
15.000
18.000
21.000
24.500
- KTT
1.500
2.000
3.000
4.000
5.000
6.500
8.000
9.500
11.000
12.500
Phụ cấp chuyên cần
- TGĐ
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
- PTGĐ
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
- KTT
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
( Nguồn: Trích thang bảng lương công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí )
- Thù lao đối với các thành viên trong hội đồng bảo hộ lao động:
+ Chủ tịch Hội đồng bảo hộ lao động: 200.000 đồng/tháng.
+ Phó chủ tịch Hội đồng bảo hộ lao động: 150.000 đồng/tháng.
+ Các ủy viên: 100.000 đồng/tháng.
- Thù lao với các thành viên trong tổ KCS:
+ Tổ trưởng: 100.000 đồng/tháng.
+ Tổ viên: 50.000 đồng/tháng.
Ví dụ: Bảng lương tháng 12/2008 của khối văn phòng công ty và khối văn phòng chi nhánh:
Đơn vị: Đồng
STT
Họ và tên
Cvụ
Số ngày công
Tiền lương theo khung lương
Bậc lương
Phụ cấp
BHXH+BHYT (6%)
Thực lĩnh
I.
Khối văn phòng công ty
1
Đào Trọng Khôi
TGĐ
27
26.500.000
3/10
200.000
185.136
26.314.864
2
Phạm Văn Miên
PTGĐ
27
17.000.000
2/10
173.652
17.026.348
3
Đặng Thị Mấm
TPTCKT
27
12.000.000
3/10
172.608
11.927.392
4
Vũ Thị Hồng Liên
NVKT
10
2.900.000
2/3
81.432
1.774.654
5
Lê Thị Thanh Huyền
TPKD
27
7.400.000
6/10
150.000
124.236
7.425.764
6
Nguyễn Tuấn Hải
Lái xe
27
2.900.000
1/1
75.964
2.824.136
7
Đặng Thị Xuân Nguyên
NVHC
27
2.900.000
2/3
81.432
2.818.568
II.
Khối văn phòng chi nhánh
8
Nguyễn Văn Danh
GĐCN
27
8.100.000
4/10
300.000
113.448
8.286.552
9
Tạ Viết Mây
QĐ
27
7.000.000
7/10
300.000
130.152
7.169.848
10
Nguyễn Duy Trinh
PPKTSX
27
5.700.000
5/10
100.000
88.392
5.711.608
11
Nguyễn Huy Hoàng
NVKT
27
3.000.000
2/3
165.385
135.372
3.030.013
12
Đào Minh Thắng
TK
27
3.250.000
2/3
96.744
3.153.256
( Nguồn: Trích bảng lương tháng 12/2008 khối văn phòng của công ty Cổ phần
sản xuất và kinh doanh kim khí )
Trả lương theo sản phẩm: Hiện nay công ty ban hành mức khoán tiền lương theo sản phẩm cho các bộ phận và các phần việc cụ thể tại xưởng sản xuất chi nhánh Bến Kiền như sau:
+ Sản xuất lưới thép:
- Lưới 5 – 6 mm: mức khoán 120 đồng / kg
- Lưới 3 – 4 mm: mức khoán 150 đồng / kg
- Lưới 2 mm: mức khoán 220 đồng / kg
+ Cắt cuộn ( Thép cuộn các loại ): Mức khoán 30 đồng / kg
+ Phần sắt hàn:
- Hàn kết cấu thép, yêu cầu kĩ thuật không cao: 780 đồng / kg
- Hàn dầm cầu trục: 1.130 đồng / kg
- Hàn lắp ráp máy: 2.000 đồng / kg
- Hàn, gò các chi tiết đường ống có bích, côn: 900 đồng / kg
- Lắp dựng: 600 đồng / kg
- Làm nhà mái tôn, xà gồ: 40.000 đồng / m2
+ Phần bốc xếp thủ công:
- Thép phế liệu: 30 đồng / kg
- Thép khác: 20 đồng / kg
- Chọn ống ( số phải bốc xếp thực tế ): 10 đồng / kg
- Cắt ống đèn bằng hơi: 650 đồng / mạch
Để thực hiện chế độ trả công khoán thực hiện một cách khoa học, chính xác và công bằng với mọi người lao động, công ty đã phải xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học. Cách tính đơn giá cũng được nghiên cứu, tính toán có căn cứ đảm bảo tốc độ tăng của tiền công không lớn hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Bên cạnh đó, công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt sẽ tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động; mặt khác công ty còn phải thành lập ban kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được sản xuất ra rõ ràng và công khai.
Ví dụ: Bảng thanh toán công tháng 12/2008 cho bộ phận xưởng sản xuất:
Đơn vị: Đồng
STT
Họ và tên
Số công
Bậc lương
Đơn giá
Tổng số tiền được lĩnh
BHXH+ BHYT (6%)
Đã tạm ứng
Phụ cấp
Số tiền còn được lĩnh
1
Nguyễn Quốc Liệu
22
B
80.000
1.760.000
88.740
300.000
1.371.000
2
Nguyễn Xuân Thủy
A
90.000
80.388
200.000
120.000
3
Nguyễn Danh Hữu
25
A
90.000
2.250.000
88.740
300.000
200.000
2.061.000
4
Đỗ Duy Phương
15
A
90.000
1.350.000
80.388
300.000
412.246
1.382.000
5
Nguyễn Duy Long
25
A
90.000
2.250.000
92.568
300.000
1.857.000
6
Lê Văn Khỏa
A
90.000
80.388
200.000
120.000
7
Bùi Mạnh Hùng
A
90.000
58.116
200.000
142.000
( Nguồn: Trích bảng thanh toán công tháng 12/2008 cho bộ phận xưởng sản xuất
chi nhánh Bến Kiền – Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí )
Như vậy: So sánh bảng thanh toán lương của khối văn phòng và xưởng sản xuất, ta thấy:
- Tuy quỹ lương của xưởng sản xuất chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng quỹ lương song số tiền thực lĩnh của công nhân sản xuất lại thấp hơn rất nhiều so với nhân viên thuộc khối văn phòng. Thậm chí, mức lương cao nhất mà một công nhân nhận được cũng chỉ bằng mức lương thấp nhất của nhân viên làm việc trong văn phòng.
- Có sự chênh lệch rất cao giữa tiền lương mà người quản lý nhận được so với người công nhân nhận được ( gấp khoảng 10 lần), trong khi đó theo quy định thì lương mà người quản lí nhận sẽ không được vượt quá 40% lương của công nhân sản xuất chính. Đây chính là điểm sai phạm trong công tác tiền lương tại Ptramesco mà trong thời gian tới công ty cần phải xem xét và điều chỉnh cho hợp lí.
Ngoài ra, công ty còn quy định mức lương riêng cho công nhân bộ phận lái phụ cẩu. Nếu thu nhập hàng tháng theo lương khoán của bộ phận này thấp hơn 1.650.000 đồng/người thì công ty áp dụng tính lương công nhật cho bộ phận lái phụ cẩu, và tháng đó không được tính lương thêm giờ.
Lái cẩu : 90.000 đồng/người/ngày.
Phụ cẩu : 80.000 đồng/người/ngày.
Như vậy, tiền lương cho bộ phận này được tính như sau:
Ltt = Lương theo doanh thu + Lương thời gian
Trong đó: Lương theo doanh thu = Doanh thu x Hệ số lương
Đối với lái cẩu: Hệ số lương = 13%
Đối với phụ cẩu: Hệ số lương = 9,5%
8.2. Tiền thưởng:
Căn cứ để tính thưởng cho cán bộ, công nhân viên trong công ty:
Căn cứ vào 3 tiêu trí để bình xét lao động theo các loại A, B, C.
Căn cứ vào kết quả bình xét thi đua của các đơn vị trong công ty bình chọn.
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm.
Chế độ tiền thưởng của công ty được áp dụng cho những đối tượng sau:
Những cán bộ, công nhân viên có thành tích cải tiến kĩ thuật, sáng kiến trong sản xuất, có những phát minh khoa học phục vụ trực tiếp hữu ích cho hoạt động sản xuất của công ty.
Những cán bộ, công nhân viên xếp loại lao động A, B, C đều được thưởng một tháng lương, cụ thể:
Loại A hệ số: 1
Loại B hệ số: 2
Loại C hệ số: 3
Để đảm bảo tính công bằng cho mọi người lao động trong công ty, phương pháp tính thưởng được áp dụng công thức tính sau:
Hệ số x Giá trị 01 tháng lương của NLĐ x Số tháng NLĐ làm việc trong 12 tháng
12 tháng
Tuy nhiên, công ty sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế mà xem xét trích bao nhiêu % cho quỹ khen thưởng phúc lợi.
Cụ thể, quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty các năm 2005, 2006, 2007 là:
Năm 2005: 3.611.643.989,27 đồng
Năm 2006: 6.292.046.143,89 đồng
Năm 2007: 37.675.358.453,07 đồng
Trong đó, công ty sẽ trích 70% quỹ khen thưởng phúc lợi cho việc khen thưởng, còn lại là dành cho việc cung cấp các chương trình phúc lợi cho người lao động .
8.3. Phúc lợi và các dịch vụ cung cấp cho người lao động:
8.3.1. Phúc lợi bắt buộc:
BHXH: người lao động đóng 5% lương/tháng, mức đóng góp của công ty là 15% lương/tháng.
BHYT: người lao động đóng 1% lương/tháng, mức đóng góp của công ty là 2% lương/tháng.
Nhân viên vào làm tại công ty sau 1 năm sẽ được tham gia đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 8/2008:
Đơn vị: Đồng
Họ và tªn
Chức vụ
Lương CB
Phụ cấp
Tổng số tiền nộp BHXH (23%)
§ç V¨n Thanh
CT H§QT
3.468.400
797.732
§µo Träng Kh«i
Tæng Gi¸m ®èc
3.085.600
709.688
Ph¹m V¨n Th×n
Phã Gi¸m ®èc
2.894.200
665.666
NguyÔn Xu©n Trưêng
L¸i cÈu
1.363.000
313.490
NguyÔn Thµnh ThØnh
CNCKhÝ
1.136,.800
261.464
Ph¹m Hång PhiÕn
Nh©n viªn kÕ to¸n
2.256.200
518.926
T¹ ViÕt M©y
Qu¶n ®èc xưëng SX
2.169.200
498.916
Lª ThÞ Thanh HuyÒn
TPKD
1.896.600
174.000
476.238
( Nguồn: Trích danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 8/2008 công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí )
Chế độ nghỉ thai sản:
Nghỉ khi sinh con: theo quy định của pháp luật tức là được nghỉ 4 tháng và được hưởng 2 tháng lương cơ bản trích từ quỹ phúc lợi của công ty.
Nghỉ để chăm sóc con khi ốm đau và vẫn được hưởng lương và sẽ có người của công ty đến thăm hỏi với một phần quà trị giá từ 200.000VNĐ/người đến 400.000VNĐ/người.
Trợ cấp ốm đau hoặc bị tai nạn:
Nhân viên làm việc từ 1 năm trở lên được nghỉ ốm và hưởng BHXH theo quy định của BHXH.
Thời gian buộc phải nghỉ ốm trên 3 ngày sẽ được công ty cử đại diện đến thăm và có một phần quà hoặc một phần tiền viện phí.
Chế độ hưu trí: Điều kiện để cán bộ, công nhân viên hưởng chế độ lương hưu tại công ty là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Mức lương hưu hàng tháng mà người lao động được hưởng tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người được hưởng lương hưu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 1%.
Chế độ tử tuất: Khi trong công ty có cán bộ, công nhân viên bị chết thì công ty sẽ trợ cấp mai táng cho nhân viên đó bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất một lần phụ thuộc vào số năm đóng bỏa hiểm. Ngoài ra, công ty sẽ cử người đén phúng viếng, thăm hỏi gia đình và còn trợ cấp một khoản tiền trích từ quỹ phúc lợi của công ty từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng.
8.3.2. Phúc lợi tự nguyện:
Nghỉ ngày lễ, Tết trong năm:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định tại điều 14 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của chính phủ và bên cạnh đó người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền theo quy định của công ty, cụ thể:
Tết Dương lịch nghỉ 1 ngày và được hưởng 150.000VNĐ/người.
Tết âm lịch nghỉ 4 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm) và được hưởng 500.000VNĐ/người.
Ngày chiến thắng 30-4 nghỉ 1 ngày và được hưởng 100.000VNĐ/người.
Ngày quốc tế lao động nghỉ 1 ngày (ngày 1-5 Dương lịch), trong ngày này công ty họp mặt nhân viên và tổ chức liên hoan cho mọi người thoải mái tinh thần và có cơ hội giao lưu với nhau.
Ngày Quốc khánh nghỉ 1 ngày và được hưởng 100.000VNĐ/người.
Nếu ngày trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo của ngày nghỉ hàng tuần đó.
Nghỉ phép hàng năm:
Trừ trường hợp Luật có quy định khác, chế độ nghỉ hàng năm đối với người lao động tại công ty được quy định như sau:
Người lao động làm việc tại công ty tối thiểu 1 năm tính từ khi kí hợp đồng lao động được nghỉ phép 12 ngày/năm và hưởng nguyên lương.
Chưa áp dụng chế độ nghỉ phép với nhân viên thử việc hoặc học việc hoặc thời gian làm việc tại công ty dưới 12 tháng.
Số ngày nghỉ phép sẽ tăng theo thâm niên công tác, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ phép nếu người lao động bị ốm thì thời gian đó vẫn được coi là hợp pháp và công ty sẽ cử đại diện đến thăm.
Nghỉ việc riêng có hưởng lương và không hưởng lương:
Kết hôn nghỉ 3 ngày và được hỗ trợ một phần quà áp dụng với những nhân viên có thâm niên khác nhau. Cụ thể:
+ Đối với nhân viên làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên sẽ được hỗ trợ một phần quà trị giá tương đương với 100% tháng lương.
+ Đối với nhân viên làm việc tại công ty từ 1 năm trở xuống sẽ được hỗ trợ một phần quà trị giá tương đương với 50% tháng lương.
Con kết hôn nghỉ 1 ngày và được nhận một phần quà từ công ty trị giá từ 300.000VNĐ/người đến 500.000VNĐ/người.
Bố mẹ (cả bên vợ hoặc chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết nghỉ 3 ngày và có những hỗ trợ khác từ phía công ty.
Người lao động được phép nghỉ việc riêng mà không hưởng lương trong các trường hợp được Ban điều hành chấp nhận.
Quy định về các loại phụ cấp khác:
Sinh nhật mỗi nhân viên sẽ được nhận một món quà trực tiếp từ công ty hoặc tiền mặt trị giá 300.000VNĐ/người
Phụ cấp làm thêm giờ đối với các trường hợp làm thêm giờ theo thỏa thuận, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm.
Khám sức khỏe định kì hàng năm: tiền khám không thanh toán bằng tiền mặt cho người lao động mà người lao động được tham gia vào chương trình khám sức khỏe của công ty tổ chức.
Nhân viên trong công ty được sử dụng các trang thiết bị của công ty như ô tô, điện thoại, máy fax, máy vi tính…theo quy định.
Công ty đài thọ cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát vào dịp hè hàng năm với các mức tiêu chuẩn khác nhau.
9. Công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động:
Ptramesco luôn chú trọng tới công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động, bởi nó có ảnh hưởng lớn đến mức độ hoàn thành công việc của người lao động, mặt khác nếu không thực hiện tốt công tác này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như mặt tài chính của công ty. Chính vì vậy, những năm qua, trong toàn thể công ty, các đơn vị từ tổ đội sản xuất, các phòng ban, phân xưởng đều tổ chức đại hội công nhân viên chức và đăng ký cam kết đảm bảo an toàn trong sản xuất, quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch bảo hộ lao động cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau đó, công ty tổ chức hội nghị công nhân viên chức toàn công ty với nội dung bàn biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh, trong đó có phát động phong trào thi đua thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ và thực hiện tốt kế hoạch bảo hộ lao động. Trong hội nghị này, các đơn vị, phòng ban, chi nhánh, phân xưởng của công ty đều phải đăng ký thực hiện kế hoạch an toàn - bảo hộ lao động, đề xuất các giải pháp để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và cháy nổ.
Trong phong trào thi đua này, công đoàn luôn giữ vai trò vừa là người vận động đoàn viên thực hiện tốt công tác an toàn - bảo hộ lao động, vừa là người tham gia cùng ban lãnh đạo công ty kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động và người lao động thực hiện các chế độ chính sách về an toàn - bảo hộ lao động. Hàng năm công ty Ptramesco đều có những giải pháp thiết thực để kiện toàn, bổ sung các ủy viên hội đồng bảo hộ lao động, kiện toàn mạng lưới an toàn – vệ sinh viên, duy trì liên tục chế độ phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ an toàn - vệ sinh viên.
Đặc biệt, trong năm 2007, công ty tổ chức huấn luyện tập trung về an toàn - bảo hộ lao động cho hơn 700 cán bộ, công nhân viên; trong đó có khoảng 250 an toàn - vệ sinh viên và cấp thẻ an toàn có thời hạn 5 năm cho những người có kết quả học tập đạt yêu cầu. Cũng trong năm 2007, công ty đã hoàn thành công tác tập huấn về an toàn - bảo hộ lao động, bao gồm huấn luyện định kỳ, huấn luyện công nhân mới, huấn luyện học sinh thực tập, công nhân vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - bảo hộ lao động. Sau các khóa huấn luyện, những công nhân trực tiếp sản xuất được cấp thẻ an toàn, các cán bộ từ quản đốc phân xưởng, trưởng phòng, ban, tổ trưởng sản xuất, đốc công đến giám đốc, phó giám đốc, cán bộ làm công tác an toàn được cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp huấn luyện an toàn. Năm 2007, số người được huấn luyện về an toàn - bảo hộ lao động trong công ty Ptramesco chiếm 96% tổng số cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
Hàng năm, công ty đều mua sắm và cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo hộ lao động cho tập thể người lao động ở từng vị trí công việc, phù hợp với yêu cầu của ngành nghề.
Về công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hàng năm Công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân viên, đạt tỷ lệ 90,2%, có số theo dõi, quản lý bệnh nghề nghiệp và tổ chức tốt công tác điều dưỡng cho người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong điều kiện độc hại, nặng nhọc. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động do công ty chịu. Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, công ty sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại việc để bố trí cho phù hợp. Công ty luôn đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi độc, phóng xạ, điện, từ trường, nóng, ẩm, ồn ào và các yếu tố có hại khác. Ngoài ra, công ty còn có đủ phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong nhà xưởng, nơi làm việc, nơi đặt máy thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm độc hại trong công ty sẽ bố trí để phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mọi người dễ thấy, dễ đọc và phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục. Người lao động có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.
Trong quá trình làm việc nếu người lao động bị tai nạn lao động thì công ty sẽ tổ chức cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo, đồng thời chịu trách nhiệm về việc xảy ra tai nạn lao động theo qui định của pháp luật. Nếu người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì cũng được điều trị chu đáo, khám sức khỏe định kỳ và có hồ sơ sức khỏe riêng biệt. Sau khi điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động còn tiếp tục làm việc thì được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động, được sắp xếp công việc phù hợp với kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Công ty chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra đối với công việc nặng nhọc nguy hiểm, độc hại thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn. Trường hợp làm thêm giờ thì công ty phải thỏa thuận với người lao động, nhưng không quá 4 giờ trong 1 ngày và 200 giờ trong một năm .
Ngoài các giải pháp cụ thể như bồi dưỡng hiện vật theo ca kíp, tổ chức điều dưỡng, điều trị bệnh nghề nghiệp, công ty còn tăng tiền ăn giữa ca cho công nhân từ 10.000 đ/ca lên 15.000 đ/ca. Xác định rõ là một đơn vị có điều kiện sản xuất khó khăn, nặng nhọc, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, hàng năm các đơn vị trong công ty đều có kế hoạch trồng cây xanh, nhất là tại chi nhánh mới thành lập như xưởng sản xuất ở Bến Kiền. Năm 2007, nhân dịp tổ chức hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ ” công ty đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hải Phòng tổ chức trồng hàng trăm cây xanh ở xưởng sản xuất chi nhánh Bến Kiền và nhiều cây xanh trong toàn công ty.
Để góp phần cải tạo môi trường lao động, công ty đã mở chiến dịch tổng vệ sinh và chuyên môn hóa công tác vệ sinh công nghiệp tại mặt bằng các phân xưởng, xây dựng mới nhà ăn ca tại các xưởng sản xuất chính, cải tạo khu vệ sinh cho công nhân trị giá hàng tỷ đồng.
Không chỉ vậy, công ty có các quyền hạn như buộc người lao động phải chấp hành các qui định chỉ dẫn về an toàn lao động và vệ sinh lao động khi làm việc, khen thưởng người thực hiện tốt qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và xử lý người vi phạm.
Tất cả những giải pháp nêu trên của công ty Ptramesco đều nhằm một mục đích duy nhất là cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong sản xuất – kinh doanh, phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện kế hoạch bảo hộ lao động theo đúng phương châm “ An toàn – Năng suất – Tiết kiệm – Hiệu quả ”.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Chính vì vậy, quản trị nhân lực và thực hiện tốt công tác lao động - tiền lương trong bất kì một tổ chức nào là rất cần thiết. Nhận thức được điều này mà hiện nay công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng đã và đang cố gắng thực hiện tốt công tác lao động - tiền lương, một mặt nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động với công ty, mặt khác củng cố vị trí và tên tuổi của mình trên thị trường. Các nghiệp vụ cơ bản của lao động - tiền lương trong công ty như: xây dựng chức danh, công tác cán bộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, an toàn và bảo hộ lao động…đều đã được công ty quan tâm thực hiện, tiến hành tương đối đầy đủ. Song do chưa lập kế hoạch cụ thể nên việc đánh giá, tổng kết hiệu quả của hoạt động lao động - tiền lương chưa có hệ thống, khoa học. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần xây dựng các chương trình hoạt động có kế hoạch, rõ ràng lấy đó làm cơ sở để thực hiện tốt hơn nữa các nghiệp vụ lao động – tiền lương.
Sau khi tìm hiểu những vấn đề chung nhất về công ty cũng như nghiên cứu sâu các nghiệp vụ cơ bản của lao động - tiền lương tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng, em nhận thấy công tác quản trị tiền công, tiền lương của công ty còn nhiều vấn đề bất cập, vì vậy em sẽ đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này để có thể có những đề xuất nhằm giúp công ty bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Cũng qua giai đoạn đầu của kì thực tập, em đã thêm được nhiều kiến thức thực tế hữu ích, phục vụ đắc lực cho công việc sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22694.doc