Đề tài Những nội dung cơ bản của nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã và đang trở thành một điều kiện tiên quyết của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Lời giải cho công thức “hoà nhập nhưng không hoà tan” chỉ có thể tìm thấy từ một môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh và lòng tự tôn dân tộc phải trở thành “bộ Jen” di truyền, bộ chỉnh bên trong của văn hoá. “Xây dựng văn hoá là nhiệm vụ chung của toàn xã hội”, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp lâu dài, cần tới nhiều công sức và trí tuệ. Đối với nước đang phát triển như nước ta, chiến lược con người phải giữ vị trí trung tâm trong quan điểm phát triển. Sự phát triển các tài nguyên con người là cơ chế sâu lắng và cơ bản nhất của sự hình thành các giá trị văn hoá. Nó bao gồm cả cơ chế sinh học, trên sinh học, ngoài sinh học, gắn với các thế hệ người, với lao động, giao tiếp, gia đình, tâm linh, niềm tin, các động lực, các phẩm cách cá nhân, hệ thống kinh tế chính trị – xã hội, giáo dục và y tế.

doc18 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những nội dung cơ bản của nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lời nói đầu Ngày này, không ai còn có thể phủ nhận được vai trò của văn hoá đối với sự phát triển mỗi dân tộc cũng như đối với sự phát triển nhân loại. ở Việt Nam, chúng ta xây dựng CNXH trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với nước ngoài và trong hoàn cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn về mọi mặt. Những điều kiện trên đưa tới nhiều yếu tố tích cực, đồng thời cũng đưa tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là trong văn hoá. Khẳng định độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng trực tiếp khẳng định các đặc trưng cơ bản của CNXH mà “Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một bộ phận cấu thành. Bởi vậy, xây dựng và phát triển “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã và đang là một nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi Đảng, toàn dân và toàn quân vưa phải tiến hành các hoạt động thực tiễn để văn hoá có thể góp phần tốt nhất bảo đảm cho dân tộc vững bước trên con đường của sự lựa chọn XHCN. Ngày nay sự lựa chọn XHCN chúng ta biết rằng khi đề ra bất kỳ một chủ chính sách gì, Đảng ta đều lấy cơ sở chủ yếu là lý luận của chủ nghĩa Mác, mà triết học đóng vai trò nền tảng. Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm ngoài quy luật này, cơ sở triết học đầu tiên ta nhận thấy đó chính là các nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nguyên lý này nêu rõ, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối quan hệ khách quan phong phú, và trong mọi sự vật biến đổi thì phát triển là xu hướng chủ yếu. Văn hoá Việt Nam tồn tại trong mối quan hệ không biết với vốn văn hoá các nước láng giềng trên thế giới, với văn hoá thế giới vì vậy việc tiếp theo, có sự đan xen và hội nhập là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong các mối liên hệ này, vấn đề chủ chốt là hội nhập, giao lưu và phát triển không cao bằng, mà trên cơ sở là bản sắc riêng đậm đà tính dân tộc. Các quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ rõ, mọi sự vật hiện tượng đều bao gồm mẫu thuẫn bên trong nó, đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nhau. Văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển yếu tố tích cực, đó là truyền thống văn hoá lâu đời với bản sắc riêng mang đậm truyền thống tốt đẹp được hun đúc một chiều dài lịch sử người Việt Nam, nó luôn đấu tranh với các mặt tiêu cực, đó chính là những hủ tục lạc hậu, cái sau phần văn hoá đồ truỵ cổ đại cho lối sống buông thả cuộc đấu tranh này là tất yếu, tuy nhiên quy luật sự phát triển cũng nêu rõ chính sự đấu tranh này là nguồn gốc động lực cho sự phát triển. Quá trình đấu tranh này làm xoá bỏ dần các mặt tiêu cực, làm chuyển biến nó. Với cơ sở lý luận này, quan điểm của Đảng là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đận đà bản sắc dân tộc là một quan điểm hết sức đúng đắn. Mặt khác theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì trong quá trình phát triển luôn có quá trình phủ định biện chứng, đó chính là phủ định để kế thừa phát triển. Quá trình hội nhập phát triển văn hoá luôn tồn tại sử dụng mối quan hệ giữa các mặt tích cực và tiêu cực của văn hoá. Tuy nhiên quá trình phát triển đó không phải diễn ra dễ dàng theo đường tuyến mà đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, có sự đấu tranh giữa cái cũ, và cái mới, song quy luật chỉ rõ cái mới là cái quy luật nêu tất yếu giành thắng lợi. Nắm chắc quy luật này, tức là đã có quan điểm đúng đắn là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một quá trình lâu dài, tuy vậy phải có định hướng đúng đắn, nó như vậy mà tạo điều kiện cho quá trình này để thắng lợi xây dựng nền văn hoá mới là mục đích của CNXH. Chúng ta không thể xây dựng CNXH trên nền tảng cộng hoà, trong đó sự thống nhất giữa văn hoá truyền thống, thích hơn văn hoá nhân loại và các giá trị của CNXH là sự thống nhất biện chứng. Văn hoá XHCN là phương diện biểu hiện cơ bản của CNXH. Chúng ta không thể xây dựng CNXH nếu không có văn hoá XHCN và ngược lại. Bằng văn hoá CNXH tiến hành cấu tạo những di sản xã hội cũ, loại trừ giá trị không phù hợp đấu tranh chống lại các tư tưởng lạc hậu, đặc biệt là chống lại cuộc tiến công tư tưởng văn hoá của các thế hội thù địch. Vấn đề quan trọng là ở chỗ chồng văn hoá dân tộc lại phải kết hợp với xây dựng nền văn hoá mới. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN diễn ra hàng ngày sau thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu không có một nền văn hoá mới và những con người mới sẽ làm suy yếu tính ưu việt của CNXH, tạo địa bàn cho sự xâm nhập của văn hoá hệ hệ thống phản động gây suy thoái từ bên trong. Như vậy với những cơ sở du học, bằng việc hiểu biết thực tiễn cách mạng phong phú, Đảng ta ngay từ đầu đã coi trọng xây dựng nền văn hoá mới, nó được khẳng định trong suốt lịch sử hơn 70 năm của Đảng. Và điều đó được hiểu rõ hơn khi ba nguồn nội dung của nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được trình bày dưới đây. II. Những nội dung cơ bản của nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. * Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá phát triển tới trình độ cao của văn minh và tiến bộ trên mọi phương diện vật chất và tinh thần. Nền văn hoá tiên tiến đang là mục đích cao cả của CNXH ở Việt Nam, đó là nền văn hoá lấy thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, làm cơ sở duy nhất quyết định cả về tư tưởng và lý luận cho văn hoá. Văn hoá XHCN với chủ nghĩa nhận đạo cộng sản thấm sâu vào nền dân chủ XHCN, đặc biệt thể hiện trong quan điểm về con người: Lờy con người làm trung tâm, làm mục đích và xây dựng văn hoá vì con người, do con người, giải phóng những năng lực sáng tạo của con người. Văn hoá tiên tiến tập trung xây dựng: văn hoá đạo đức chân chính với những quan hệ đạo đức, chuẩn mực đạo đức lành mạnh, con người sống có lương tâm, hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi, cọi lao động như một hành vi đạo đức. Văn hoá tiên tiến chú trọng xây dựng văn hoá thẩm mỹ tiến bộ với một nền nghệ thuật mới đem lại cho con người cảm xúc thẩm mỹ sinh độg, thị hiếu thẩm mỹ phong phú, hướng tới một lý tưởng thẩm mỹ trong sáng. Văn hoá tiên tiến còn thẻ ở một nền giáo dục có chất lượng cao và phổ cập trong toàn dân; kỷ cương phép nước nghiêm minh; văn hoá hôn nhân xây dựng trên cơ sở tình yêu hạnh phuc, bình đẳng, phù hợp với đạo đức làm cho gia đình thực sự là tổ ấm, là bề phóng cho con người đến với xã hội. văn hoá tiên tiến coi kinh tế, kho học kỹ thuật và công nghệ là bộ phận cấu thành của văn hoá, mọi thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ đều phải nhằm phục vụ xã hội, giúp cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn. Văn hoá tiên tiến coi kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ là bộ phận cấu thành của văn hoá, mọi thành tựu kinh tế, khoa học ký thuật và công nghệ đều phải nhằm phục vụ xã hội, giúp cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn. Văn hoá tiên tiến xây dựng và phát triển các hình thức, loại hình hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và có ý nghĩa giáo dục Với những nội dung chủ yếu nói trên, văn hoá tiên tiến làm cho xã hội ngày càng lành mạnh, phong phú, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, hình thành một môi trường văn hoá - xã hội có đủ phẩm chất, năng lực đào tạo con người. Nền văn hoá tien tiến kết tinh mọi giá trị của cuộc sống hiện đại phù hợp với đặc điểm dân tộc cho nên nó phải “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nếu “Tính dân tộc” găn với bản chất bên trong văn hoá, “đặc điểm dân tộc” là nét riêng biệt, cụ thể, phân biệt văn hoá này với những văn hoá khác thì “Bản sắc dân tộc” là khái niệm bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt những đặc điểm tạo nên diện mạo, sắc thái văn hoá riêng của dân tộc. Về nội hàm, bản sắc văn hoá là tổng hoà các giá trị, các đặc điểm, các yếu tố vừa đa dạng, vừa lâu dài của một dân tộc. Bản sắc dân tộc không ra đời một cách ngấu nhiên, nó hình thành, khẳng định và phát triển như sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh chính trị lịch sử, địa lý của dân tộc; của quá trình dựng nước và giữ nước; của quá trình sáng tạo những giá trị văn hoá nội sinh kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá ngoại sinh. Bản sắc dân tộc gắn với những giá trị cơ bản, cốt lõi của dân tộc, vưa được biểu thị trong sinh hoạt hàng ngày. Nói ngắn hơn, bản sắc dân tộc là sự lựa chọn về văn hoá của mỗi dân tộc trong hoàn cảnh riêng của mình. Bản sắc dân tộc là giá trị thiêng liêng trong tầm thức dân tộc và có thể định hình qua câu nói: “Thà làm quỹ nước Nam hơn làm vương đất Bắc”, và vọng ra từ lời ru của mẹ: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba”. Muốn có một bản sắc văn hoá, dân tộc phải đổ mồ hôi và đổ cả máu mới có được. Như một nhà nghiên cứu nói: “Muốn chuyển từ một nước nghèo đói sang giầu có chỉ mất vài chục năm, nhưng muốn xây dựng một văn hoá có bản sắc riêng phải mất một nghìn năm” Chúng ta cọi bản sắc dân tộc là tấm “căn cước văn hoá” dân tộc trước văn hoá thế giới, giữ vững được bản sắc dân tộc là giữ vững được bản lĩnh, cốt cách tinh thần dân tộc trước thách thức của thời đại: Bước đầu có thể khái quát những nét chủ yếu của bản sắc dân tộc Việt Nam ở lòng yêu Tổ quốc, lối sống cộng đồng, tình yêu quê hương, tinh thần cần cù lao động, ham học hỏi, nếp sống gia đình có trật tự, lễ độ và thân tình, trong đó nổi bật là tinh thần nhân đạo truyền thống thể hiện ở quan hệ tình nghĩa. “Chị ngã em nâng, lá lành đùm là rách.”. Cao hơn tất cả là lòng tự hào về cội nguồn, về Tổ quốc, về nòi giống rồng tiên. Những phẩm chất đó vẫn còn giá trị tới hôm nay, tiếp tục là hành trang tinh thần cho con cháu Hùng vương, con cháu Hồ Chí Minh tiếp bước trong thời kỳ lịch sử mới để xây dựng một xã hội “Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, theo định hướng XHCN“. * Phân tích văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chủ yếu nhằm nắm bắt những nội dung cơ bản, còn trong tổng thể một nền văn hoá, các nội dung của văn hoá tiên tiến và bản sắc dân tộc đan xen, thâm nhập vào nhau, làm tiền đề cho nhau, cùng kết hợp trong một chỉnh thể của hệ tiêu chí văn hoá XHCN. Văn hoá của CNXH là sự tiếp tục dòng chảy của van hoá tới một trình độ cao hơn về mọi mặt. Vậy Hệ tiêu chí văn hoá XHCN là hệ thống các giá trị, các tiêu chuẩn, dấu hiệu để xác định bản chất và nhận diện một nền văn hoá XHCN. Cách đây gần một thế kỷ, chống lại quan điểm hư vô chủ nghĩa của nhóm “PROLECUN” đòi vứt bỏ toàn bộ văn hoá quá khứ để xây dựng nền văn hoá hoàn toàn mới của giai cấp công nhân, Lênin khẳng định: “Nền văn hoá vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình chuyên gia về văn hoá vô sản bịa đặt ra. Tất cả cái đó là hoàn toàn ngu ngốc. Nền văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã sáng tạo nên“ ý kiến của Lênin trực tiếp chỉ rõ xây dựng văn hoá mới là hành động phù hợp với quy luật như một quá trình lịch sử tự nhiên và đặt thành vấn đề muốn nắm bắt văn hoá XHCN phải xem xét quan hệ: Dân tộc – giai cấp – nhân loài. Trong văn hoá, dân tộc và nhân loài là hai phạm trù trường tồn, còn giai cấp là một phạm trù lịch sử. Trong các HTKTXH có giai cấp, trong văn hoá luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giá trị nhân loại, với giá trị giai cấp vì lợi ích của giai cấp thống trị luôn đối với lợi ích dân tộc. Cuộc đấu tranh chỉ chấm dứt dưới CNXH vì lúc này lợi ích của giai cấp vô sản là thống nhất với lợi ích của dân tộc và nhân loại. Điều đó cần được nhấn mạnh hơn vì giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất trong lịch sử đặt ra mục đích phấn đấu cho lợi ích dân tộc và nhân loài. Điều đó cần được nhấn mạnh hơn vì giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất trong lịch sử đặt ra mục đích phấn đấu cho lợi ích dân tộc ngày càng tốt hơn. Trong bản chất của nó, văn hoá XHCN là sự thống nhất giữa văn hoá dân tộc – văn hoá giai cấp – văn hoá nhân loại. Cụ thể hhoá quan điểm này thông qua khảo sát nội dung của nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta thấy Hệ tiêu chí văn hoá XHCN là sự kết hợp giữa các giá trị của CNXH với văn hoá truyền thống và tinh hoa văn hoá nhân loại. Sự kết hợp không diễn ra theo kiểu toàn học mà là một thể thống nhất hữu cơ cùng nằm trong một quá trình tiếp biến văn hoá để cùng tiến lên một trình độ mới. Phân tích quan hệ trên có ý nghĩa quan trọng trong phê phán quan điểm coi văn hoá XHCN là sự áp đặt văn hoá của giai cấp vô sản lên văn hoá dân tộc, là ý muốn chủ quan của giai cấp vô sản. Mặt khác, còn là cơ sở lý luận để phê phán những kẻ nấp dưới chiều bài “tính nhân loại” chung chung mà chà đạp lên lợi ích dân tộc và tấn công quan niệm về tính giai cấp trong văn hoá của chủ nghĩa Mác – Lênin . * Về lý luận và thực tiễn, xây dựng văn hoá tiên tiến, đậm đà bảo sắc dân tộc là phát triển văn hoá dưới ánh sáng của Chủ Nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự nghiệp đưa tinh thần yêu nước truyền thống tới chủ nghĩa yêu XHCN, đưa chủ nghĩa anh hùng tới chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đưa lòng nhân ái truyền thống tới chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Tinh hoa văn hoá truyền thống mang giá trị trường tồn nhưng dù sao cũng là sản phẩm của lịch sử, chúng phải được cải biến sao cho phù hợp với đòi hỏi mới của thời đại. Tính tiên tiến của văn hoá không đồng nhất với tính hiện đại của văn hoá dù giữa chúng có sự gần gủi. Tính hiện đại bao quát tất thảy những gì thuộc về thời đại ngày nay, thường gắn liền với những phát minh, những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật. Sự phân biệt này rất cần thiết nhất là khi trong xã hội, nhân danh hiện đại có người nảy sinh tư tưởng phủ định truyền thống, tảng lờ quá khứ dụng cao cấp làm thước đo nhân cách là biểu hiện của một thứ chủ nghĩa hiện đại trong văn hoá sẽ dẫn tới “chế độ nô lệ no đủ” nghèo nàn về tâm hồn, sa đoạ về đạo đức đang làm cho các nước công nghiệp phát triển rơi vào suy thoái. Vì vậy, phần nào có thể nói tính hiện đại chỉ thật sự có giá trị khi được truyền vào đó một tinh thần của văn hoá tiên tiến. Đối với bản sắc dân tộc, cũng cần được nhìn nhận với một thái độ khách quan trên cơ sở của quy luật phủ định biện chứng. Bản sắc dân tộc do nguôn gốc đa dạng của nó, có thể được tạo nên bởi nhân dân lao động, cũng có thể được tạo nên bởi giai cấp thống trị vào thời kỳ lợi ích còn gần gủi với lợi ích dân tộc, thậm chí được tạo nên bởi bộ phận nhân dân lao động bị tha hoá trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Trong các yếu tố được xem xét là bản sắc có cả cái tích cực, có cả cái tiêu cực, đôi khi cái tích cực của quá khứ lại là cái tiêu cực đối với hiện tại. Tinh thần cộng đồng vốn quý giá nhưng lại sinh ra thói địa phương cụ bộ theo kiểu “phép vua thua lệ làng”; nếp sống tình nghĩa quả đáng trân trọng nhưng xủ lý công việc xã hội theo lối tình cảm “dĩ hoà vi quý” lại gây cản trở cho thực hiện pháp luật; tinh thần hiếu học cần được đề cao nhưng mặt trái lại là học để làm qua, chạy trốn khỏi lao động chân tay, tập quán kính trọng tổ tiên, kính trọng các anh hùng dân tộc là tài sản quý của văn hoá truyền thống lại dễ tạo ra tiền đề cho hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vì thế với bản sắc dân tộc cũng phải lựa chọn để tiếp nhận yếu tố tinh hoa, cấp cho yếu tố tinh hoa hơi thở của thời đại. Không thể vì giữ gìn bản sắc mà phục hồi những giá trị đã lỗi thời, lạc hậu. Đặc biệt cần chú ý tới hai xu hướng cực đoan trong khi nhấn mạnh bản sắc dân tộc: Một là dự trên kinh nghiệm thuần tuý, tự ti, “ôn cố tri tân” (ôn cũ biết mới) mà nghi ngại, không chủ động tiếp thu cái mới. Hai là đề cao bản sắc dân tộc mình, xem thường văn hoá dân tộc khác theo tinh thần sô vanh. Xu hướng thứ hai đang hiện là chiêu bài chính trị của một số thế lực dân tộc cực đoan ở một số quốc gia, lợi dụng bản sắc người ta đưa ra những khẩu hiệu mị dân, bài ngoại, phân biệt chủng tộc đẩy nhân dân tới cảnh huynh đệ tương tán. Về vấn đề này, cần tham khảo ý kiến của ông FMAYOR “Văn hoá phải trở thành ký ức của tương la, rộng mở với người khác, phong phú không ngừng, bất tận, bằng cách phát huy những nhân tố nội tại, tiếp thụ các nhân tố ngoại lai và pha trộn các nhân tố đó một cách hoà”. 2. Phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. * Đánh giá khuyết điểm trong văn hoá sau mười năm đổi mới văn kiện của Đại hội Đảng VIII nêu rõ “Chất lượng giáo dục đào tạo thấp.. những hoạt động văn hoá không lành mạnh và các tệ nạn xã hội vẫn phát triển sự phân hoá giầu nghèo diễn ra không bình thường” “văn hoá phẩm độc hại lan tràn. Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự xã hội còn nhiều phức tạp. Các đánh giá trên thể hiện thái độ khách quan của Đảng ta với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” vì đó là thái độ duy nhất giúp chúng ta xác định quan điểm xây dựng văn hoá nói riêng xây dựng xã hội nói chung. Kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu kinh tế giao lưu văn hoá hướng chúng ta tới những triển vọng thực tế hoà nhập vào cộng đồng thế giới, tạo ra điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhưng cũng đưa tới những tác động mà văn hoá dân tộc hàng ngàn năm chưa tiếp xúc. Văn minh vật chất, ” phương tiện nghe nhìn đen đã làm cho một bộ phận xã hội bị đảo lộn nếp sống, thoái hoá về đạo đức. Đồng tiền lên ngôi và sức ép của đô thị hoá đè nặng lệ các gia đình. Làm giầu và làm giầu bằng mọi giá trở thành phong cách sống của không ít cá nhân. “Hội chứng vô cảm” đang là hiện tưởng có xu hướng tràn lan, khi tệ nạn xã hội không chỉ diễn ra trong xã hội mà dã len lỏi vào các quan hệ gia đình. Nếu như ma tuý, mại dâm, ADIS, trẻ em toàn xã hội thì xu hướng mất cân đối giữa văn hoá và phát triển đang nguy cơ đe doạ cả tương lai dân tộc. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì văn hoá đang là mục tiêu của “Diễn biến hoà bình”- công cụ kẻ thù sử dụng nhằm làm biến chất, làm chệch hướng xã hội.Thất bại trong quân sự, kẻ thù ráo riết triển khai cuộc tấn công không tiếng súng, lấy văn hoá làm đột phá khẩu tấn công vào tư tưởng, vào hệ thống chính trị xã hội. Cùng với những tuyên bố rùm beng về “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do tôn giáo” nhằm bôi nhọ nền dân chủ XHCN, các thế lực phản động bằng con đường len lút hoặc công khai du lơ là nghĩa vụ và phẩm giá. Ngộ nhận về cái bánh vẽ của “nền dân chủ tư sản”, không cần biết ở phương Tây con người đang điêu đứng về chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ nhân danh một thứ lý thuyết “nguỵ dân tộc” có người mò mẫm đi “tìm lời giải mới cho CNXH”, nghĩ tới việc “chia tay với ý thức hệ vô sản” bằng một lối tư duy sắc mùi nguỵ biện theo xu hướng chối từ xã hội đã từng tạo điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành của chính họ. Hư vô về chính trị, trong sinh hoạt nghệ thuật xuất hiện một số tác phẩm có ý đồ hạ bệ thần tượng, phỉ báng quá khứ, cố tình đánh lộn con đen giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa reo rắc mầm độc vào lương tri dân tộc. Thực trạng văn hoá đang phát triển ra tín hiệu đáng lo ngại, Đảng ta nhận định: “Đã xuất hiện một số tư tưởng lệch lạc, coi nhẹ văn nghệ dân tộc và cách mạng, nhìn xã hội toàn mầu đen”, “sự nghiệp văn hoá , xã hội có những mặt tiếp tục xuống cấp, để cho tràn lan các văn hoá, tinh thần và đạo đức bị xói mòn”.Tất cả các hiện tượng văn hoá tiêu cực nảy sinh trong thời kỳ quá độ đang là những vật cản nguy hiểm trên dòng chảy văn hoá, nếu không kịp thời khắc phục sẽ gây nên tác hại không thể lường hết. * Để tiến tới mô hình, mục tiêu của CNXH, cần phải vạch ra phương hướng có tính chất chỉ đạo cho sự nghiệp văn hoá. Đối với văn hoá, chúng ta khẳng định văn cốt tinh thần bào giờ cũng thuộc về hệ tư tưởng – linh hồn của văn hoá chính trị, đồng thời cũng là hạt nhân của văn hoá. Coi chủ nghĩa Mác – Lênin là đỉnh cao của văn hoá nhân loại và tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị tinh hoa của văn hoá của văn học dân tộc, văn hoá nhân loài và là hiện thân của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, Đảng ta xác định: “Chủ nghĩa Mác –lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ”. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, dời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh ”, chỉ được hiện thực hoá dưới ánh áng của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng hồ chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong mọi hoạt động xã hội , tạo ra nền tảng tinh thần vững chắc nhất cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến bộ xã hội. Văn hoá tiên tiến lấy con người làm trung tâm, vì thế xã hội văn hoá vì lợi ích chân chính, vì phẩm giá con người với hệ giá trị văn hoá mang ý nghĩa Chân – Thiện – Mỹ chân chính là một phương hướng cực kỳ quan trọng. “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” lời Bác Hồ là nguyên tắc của văn hoá. “Trồng người” theo Bác Hồ là vun xới cho các thế hệ người được thực sự thành “người”, là đào tạo các thế hệ người trên tất cả các mặt thể chất và tinh thần. Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta cho rằng: “Lờy việc phát triển huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chòng và bền vững ” chúng ta rất cần tới các thế hệ công dân có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ và năng lực, có tâm hồn và tình cảm, ý thức tự giác về quyền lợi và nghĩa vụ. Đây là sự nghiệp cao quý nhưng hết sức khó khăn, song với một chiến lược con người đúng đắn, một chính sách xã hội phù hợp, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân chúng ta có đủ khả năng để hoàn thành. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của tất cả 54 tộc người trên Tổ quốc Việt Nam. Phương hướng kế thưa và phát huy truyền thống văn hoá, chú trọng những mặt tốt đẹp trong đời sống văn hoá của tất cả các tộc người không phân biệt đa số hay thiểu số, không những phù hợp với định hướng “đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân” còn hết sức phù hợp với quy luật kế thừa văn hoá, giao lưu văn hoá. Cần xây dựng mặt bằng văn hoá phát triển thống nhất giữa các tộc người trên cơ sở tôn trọng bản sắc văn hoá tộc người. Các tộc người học hỏi lẫn nhau, bổ sung thành tựu văn hoá cho nhau là xu hướng giao lưu trong cộng đồng vốn xuất hiện sớm trong văn hoá. Không có phương hướng nhất quán trong quan hệ văn hoá nội bộ cộng đồng rất dễ đưa tới biện pháp áp đặt, thiếu tôn trọng, đề cao văn minh cộng đồng mình hạ thấp văn minh cộng đồng khác. Văn hoá XHCN loại trừ khỏi nó quan niệm văn hoá chỉ phục vụ cho một nhóm người có đặc quyền, nó thuộc về tất cả nhân dân, nó đem lại cho nhân dân quyền được khẳng định, thừa nhận bản sắc riêng của văn hoá người. Tham gia vào văn hoá cộng đồng, tinh hoa văn hoá các tộc người càng làm cho văn hoá Việt Nam thêm rực rỡ, dòi dào sinh lực, đậm sắc hương của lý tưởng và tình người. Xác định “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận trận”, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn với phương hướng nâng cao tính chiến đấu, vừa kiên quyết đấu tranh vừa xây dựng văn hoá, chống lại các xu hớng phản văn hoá. Chúng ta thừa hưởng thành tựu của cha ông khi huy động các lực lượng văn hoá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngày nay, chúng ta cũng nhận thức rằng văn hoá là vũ khí lợi hại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cuộc đấu tranh chống lại “tấn công văn hoá” của kẻ thù, chống lại các hiện tượng văn hoá tiêu cực mới này sinh đang diễn ra trong mỗi con người, mỗi lĩnh vực, mỗi bộ phận xã hội. Cuộc đầu tư quyết liệt theo cả không gian và thời gian, văn hoá dân tộc phải đối mặt với uy lực vật chất và văn hoá tư sản, với hệ thống thông tin hiện đại, tinh vi, đòi hỏi phải được đối phó kiên quyết linh hoạt, mềm dẻo. Vì vậy, nâng cao và ngày càng nâng cao phẩm chất của văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là chỗ dựa vững chắc cho CNXH. Trên đây là các phương hướng cơ bản của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam thể hiện qua các quan điểm của Đảng ta. Sự nghiệp văn hoá là sự nghiệp lâu dài, phức tạp, khó khăn vì đụng chạm đến cội rễ sâu xa của đời sống tinh thần, đến những tập quán lâu đời của dân tộc. Di huấn của Lênin: “Nhiệm vụ văn hoá không thể thực hiện nhanh chóng được như nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự Trong một cuộc chiến tranh, trong vài tháng có thể giành được thắng lợi, nhưng trong lĩnh vực văn hoá thì trong thời gian như thế không thể giành được thắng lợi; vì do chính ngay bản chất của sự việc, nên cần phải một thời gian dài hơn và phải thích ứng với thời gian dài hơn đó, phải tính toàn công việc của mình, phải tỏ ra hết sức kiên quyết, bền bỉ và có hệ thống” vẫn còn nguyên ý nghĩa với chúng ta để xây dựng nền văn hoá mới và con người mới. * Để những thập kỷ tiếp theo mô hình văn hoá mới trở thành hiện thực, cần lấy phương châm: “Mọi hoạt động văn hoá văn nghệ nhằm xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội ” làm điểm xuất phát cho việc thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản trước mắt, đó là: Xây dựng môi trường văn hoá có nội dung phong phú, đa dạng nhân đạo và tiến bộ theo lý tưởng XHCN, văn hoá cần “kế thưa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc tieenps thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giầu đẹp nền văn hoá Việt Nam khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta; tạo ra sự thống nhất trong đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam ”. Xúc tiến xây dựng mô hình gia đình văn hoá, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, “nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong ứng xử từ gia đình, trường học, xã hội đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp”. Thực chất của nhiệm vụ này là “văn hoá xã hội, văn hoá hoá học con người”, các yếu tố nhân văn phải tham gia cấu thành nên phẩm chất của sinh hoạt và hoạt động xã hội, nhanh chóng khắc phục sự xuống cấp của một số mặt văn hoá. Nhiệm vụ này cần quán triệt trong mọi thiết chế xã hội, mọi cộng dân, nhất là trong sản xuất kinh doanh, trọng tâm là xã hội, gia đình, nhà trường để hình thành nên một phong trào rộng khắp. Xây dựng văn hoá trong hoàn cảnh phải đối với “Diễn biến hoà bình” và sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá không phù hợp với quan niệm và lối sống xã hội, đã đặt ra nhiệm vụ khắc phục những biểu hiện lạc hậu, tiêu cực, xu hướng sùng ngoại trong văn hoá, đặc biệt chống lại các thủ đoạn của “Diễn biến hoà bình ” trong văn hoá. Nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với một trong các nguy cơ đe doạ sự chệch hướng CNXH là “Diễn biến hoà bình” một chiến lược thâm độc tỏ ra có hiệu quả qua quá trình sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, chúng ta cần hết sức tận dụng các khả năng của văn hoá. Hiện tại, chúng ta có thể còn thua kém về kinh tế nhưng không thể để thua kém về văn hoá cường tráng sẽ có đủ khả năng đánh bại “Diễn biến hoà bình”, một cơ thể văn hoá suy nhược là điều kiện cho “Diễn biến hoà bình”, và các sản phẩm văn hoá độc hại cần tới một nhãn quan văn hoá tỉnh táo trong nhận thức của xã hội, đặc biệt trong giao lưu và tiêu dùng văn hoá. Một nền văn hoá muốn phát triển trước hết phải dựa trên cơ sở của chính nó, nó không thể tồn tại chỉ bằng kế thừa hay giao lưu, tức là một nền văn hoá phải có những giá trị của riêng mình. Do đó, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có nhiệm vụ sản xuất các giá trị văn hoá, vụn đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại”.. Nhiệm vụ đã đề cập tới sáng tạo văn hoá của toàn dân mà nòng cốt là trí thức, văn nghệ sĩ. Df ta coi tự do sáng tạo văn hoá là trách nhiệm công dân trên cơ sở nhận thức con đường tất yếu đi tới CNXH. Khuyến khích sáng tạo văn hoá mới làm cho CNXH đứng vững trên các giá trị của chính mình, làm cho văn hoá ngày càng tăng thêm chất lượng và phong phú. Ba nhiệm vụ nói trên được hoàn thành đến đâu, hoàn thành như thế nào phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong tổ chức, quản lý sự nghiệp văn hoá, Đảng ta coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, mang ý nghĩa quyết định. Nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với văn hoá cần quan tâm tới hai vấn đề: Một là nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng để nhận thức, hiểu biết sâu sắc về văn hoá qua đó có chiến lược, biện pháp đúng đắn phù hợp. Hai là thông qua Nhà nước, văn hoá được thể chế hoá và có kỷ cương trong các hoạt động văn hoá, vừa tránh được xu hướng cảm tình, chủ quan trong lãnh đạo văn hoá vừa có cong cụ Nhà nước để xử lý các hoạt động văn hoá đi ngược lợi ích xã hội làm cho quá trình sản xuất, phân phối, bảo quản, tiêu dùng văn hoá vận hành đúng quỹ đạo của nó. Nhiệm vụ này đỏi hỏi mỗi Đảng viên, mỗi công dân, mỗi tổ chức xã hội, mỗi cơ quan Nhà nước cần quan tâm đúng mức, thường xuyên, không thể xem nhẹ. Kết luận Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã và đang trở thành một điều kiện tiên quyết của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Lời giải cho công thức “hoà nhập nhưng không hoà tan” chỉ có thể tìm thấy từ một môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh và lòng tự tôn dân tộc phải trở thành “bộ Jen” di truyền, bộ chỉnh bên trong của văn hoá. “Xây dựng văn hoá là nhiệm vụ chung của toàn xã hội”, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp lâu dài, cần tới nhiều công sức và trí tuệ. Đối với nước đang phát triển như nước ta, chiến lược con người phải giữ vị trí trung tâm trong quan điểm phát triển. Sự phát triển các tài nguyên con người là cơ chế sâu lắng và cơ bản nhất của sự hình thành các giá trị văn hoá. Nó bao gồm cả cơ chế sinh học, trên sinh học, ngoài sinh học, gắn với các thế hệ người, với lao động, giao tiếp, gia đình, tâm linh, niềm tin, các động lực, các phẩm cách cá nhân, hệ thống kinh tế chính trị – xã hội, giáo dục và y tế. Hiện nay, muốn khắc phục các phản văn hoá, có một yêu cầu là nền văn hoá Việt Nam phải hoà nhập nền văn minh của loài người. Sự hoà nhập này một mặt tạo điều kiện cho chúng ta nâng mình lên, tranh thủ nguồn các lực bên ngoài để giải quyết nhiều vấn đề trong nước, mặt khác, do độ chênh về trình độ phát triển của Việt Nam và quốc tế mà có thể các chất thải sẽ chảy xuống khi ta chưa được miễn dịch. Như vậy, cần có cách nhìn đúng đắn hướng về tương lai để đón nhận mọi thời cơ và thách thức. Chỉ có như vậy mới hạn chế được các phản văn hoá. Khi nhiệt độ văn hoá điều hoà, bản sắc dân tộc gia tăng, các giá trị Việt Nam sẽ hoà nhập các giá trị quốc tế trong sự phát triển toàn cầu của văn hoá. Tài liệu tham khảo Pham Ngọc – Bao văn nghệ (Hội nhà văn Việt Nam ) số 28(13-7-1996) FMA YOR – người đưa tin UNESCO – tháng 6.1994. Tr 9 (báo tiến việt) ĐCS Việt Nam văn kiện Đại hội VIII. NXB chính trị quốc gia – H.1996.Tr65 ĐCS Việt Nam – chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000- NXH chính trị quốc gia – 1996.Tr.65. ĐCS Việt Nam – chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000-NXB sự thật – H.1991.Tr3. ĐCS Việt Nam – văn kiện Đại hội VIII – NXB chính trị quốc gia – H.1996.Tr8 Lênin toàn tập 44 – NXB tiến bộ M.1978.Tr.219. ĐCS Việt Nam – văn kiện Đại hội VIII – NXB chính trị Quốc gia – 1996-Tr110. Tạp chí cộng sản – Số 4 (1992)Tr34. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0293.doc
Tài liệu liên quan