Đề tài Những phương hướng và biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cơ khí, xây dựng và lắp máy điện nước

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, để tạo điều kiện cho sự phát triển Đảng và Nhà nước có chính sách xây dựng cơ sở hạ từng như: Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, thông tin bưu điện. chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bên cạnh đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng quy mô năng lực sản xuất. Một lượng vốn ngày càng tăng trong nền kinh tế được dành cho đầu tư xây dựng cơ bản. Để quản lý chặt chẽ nguồn vốn này cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành những điều lệ quản lý đầu tư. Một trong những số đó là quy chế đấu thầu mà nội dung của nó quy định đối với gần như hầu hết các công trình trước khi bàn giao cho các doanh nghiệp xây lắp thi công phải thông qua tổ chức đấu thầu. Do đó khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh của bắt buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thành dự thầu thấp hơn giá trị dự toán của công trình từ đó đặt ra vấn đề rất cấp bách và cần thiết là doanh nghiệp phải tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, chỉ có như vậy mới dành thắng lợi trong đấu thầu. Đây là vấn đề quyết định có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp trong điều kiện hiện nay

doc45 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những phương hướng và biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cơ khí, xây dựng và lắp máy điện nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí. Đồng thời cách phân loại này tạo điều kiện để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau và giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác kế hoạch hoá và tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp xây lắp còn phát sinh các khoản mục chi phí kinh doanh phụ, các chi phí thuộc quỹ Công ty và các nguồn chi phí khác. Các chi phí sản xuất phụ trợ sản xuất xây lắp chính sẽ được tập hợp, sau đó phân bổ cho các dối tượng sản xuất chính theo tiêu thức phù hợp. Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương pháp lập dự toán trong XDCB là dự toán được lập cho từng đối tượng xây dựng theo các khoản mục giá thành nên phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp được sử dụng phổ biến cho các doanh nghiệp xây dựng. 2.4-/ Giá thành sản phẩm xây lắp: 2.4.1 Nội dung kinh tế: Quá trình sản xuất ở doanh nghiệp, một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả của sản xuất doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả của sản xuất doanh nghiệp thu được những sản phẩm công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành cần phải tính được giá thành tức những chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng. Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá chi ra dể tiến hành sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm, dịch vụ và lao động nhất định hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và những chi phí khác...tính bằng tiền để hoàn thành một sản phẩm xây lắp nhất định. Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết kế và dự toán riêng, có thể là hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ. Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoang thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng đúng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp a. Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính gía thành thì giá thành sản phẩm xây lắp được chia ra thành: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. 1. Giá thành dự toán(Zdt): là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức theo thiết kế được duyệt và khung giá theo quy định đơn giá xây dựng cơ bản áp dụng vào từng vùng lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành. 2. Giá thành kế hoạch(Zkh): là giá thành được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành so với dự toán bằng các biện pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, vật tư, thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp Zkh = Zdt - Mức hạ giá dự toán Với doanh nghiệp không có giá thành dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chi phí gắn liền với chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo một danh mục thống nhất theo từng ngành sản xuất lập ra trên cơ sở hao phí lao động, hao phí vật chất và giá cả kế hoạch. Do vậy, bên cạnh giá thành kế hoạch còn có giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở mức hiện hành cho từng giai đoạn của từng thời kỳ(tháng, quý, năm ...) . 3. Giá thành thực tế (Ztt): Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành, bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành này bao gồm: các chi phí theo định mức, vượt định mức, không định mức, vượt định mức, không định mức( thiệt hại trong sản xuất như thiệt hại về ngừng sản xuất và thiệt hại phá đi làm lại, lãng phí lao động vật tư trong quá trình thi công... ). Giá thành thực tế là các khoản chi thực tế theo khoản mục quy định thống nhất cho phép tính vào gía thành. Nó được vào cuối thời kỳ kinh doanh. Trong lĩnh vực XDCB để xác định mức hạ giá thành(Mz) và tỉ lệ hạ giá thành(Tz) người ta chỉ so sánh giá thành tực tế với giá thành kế hoạch toán hoặc giá thành thực tế với giá thành dự toán trong cùng một khối lượng công tác xây lắp chứ không so sánh giữa năm này với năm khác Ví dụ: Mz = Ztt - Zdt Mz Tz(%) = Zdt Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp xây lắp đó trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác. Việc so sánh Ztt với Zkh cho phép ta đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trình độ quản lý của bản thân doanh nghiệp. b. Phân loại theo phạm vi tính giá thành: Vì đặc điểm sản phẩm xây dựng có thời gian thi công kéo dài nên để tiện cho việc theo dõi chặt chẽ những chi phí phát sinh người ta thường phân chia giá thành thực tế thành: giá thành công tác xây lắp thực tế và giá thành công trình và hạng công trình hoàn thành. - Giá thành công tác xây lắp phản ánh giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đến một điểm dừng nhất định, nó cho phép xác định, kiểm kê kịp thời những chi phí phát sinh để điều chỉnh cho thích hợp những giai đoạn sau, phát hiện những nguyên nhân gây tăng, giảm chi phí. Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành là toàn bộ chi phí chi để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công đến khi kêt thúc hoàn thành bàn giao cho bên A. Ngoài ra, trong XDCB còn sử dụng hai chỉ tiêu đánh giá sau: - Giá đấu thầu xây lắp : là một loại giá dự toán do chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào đó để tính toán giá thành của mình thấp hơn giá đấu thầu thì sẽ tăng giá đấu thầu công tác xây lắp. Giá hợp đồng công tác xây lắp là loại giá thành dự toán ghi trong hợp đồng kí kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi thoả thuận giao thầu. Đó cũng chính là giá thành của đơn vị xây lắp thắng thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu. Về nguyên tắc giá thành hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá thành đấu thầu công tác xây lắp. Việc áp dụng hai loại giá thành sản phẩm xây lắp trên là yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó sử dụng quan hệ tiền - hàng tạo ra sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp trong việc chủ động định giá sản phẩm của mình cũng như chủ động trong kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh. 2.5-/ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp: Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biều hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình sản xuất. Giá thành và chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp đều bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất khác nhau về lượng. Cách xác định: Tổng Chi phí Chi phí SX Chi phí giá thành = SXDD + phát sinh - SXDD sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán. Giá thành sản phẩm không bao gồm chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ cho kỳ sau. Nhưng nó lại bao gồm những chi phí sản xuất cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này. chương II thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước I-/ Những đặc điểm cơ bản của Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước: 1.1-/ Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Sau hoà bình lập lại (1954) chính phủ quyết định thành lập nhà máy cơ khí xây dựng vào tháng 10/1955. Trải qua nhiều năm, nhà máy cơ khí xây dựng đã sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ ngành xây dựng. Từ những năm 1960-1970 nhà máy cơ khí xây dựng là một trong những nhà máy đầu đàn của ngành cơ khí. Theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 167/QĐ/BXD ngày 17/3/1998 đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước. Ngành nghề kinh doanh bao gồm: sản xuất thiết bị, phụ tùng máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình đô thị; sửa chữa đóng mới ca-nô, xà lan; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông và cơ khí; xây dựng, hoàn thiện và trang trí nội thất công trình; lắp đặt cơ điện nước; kết cấu xây dựng và thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến áp; thi công xây lắp hệ thống cấp thoát nước; kinh doanh và phát triển nhà. Ngành nghề kinh doanh bổ sung: sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành điện; kinh doanh xuất nhập vật tư, thiết bị ( Theo quyết định số: 331/QĐ/BXD-TCLĐ- ngày 1/6/1998 của Bộ Xây Dựng ). Qua các năm Công ty đã không ngừng cố gắng và tự đứng vững trong nền kinh tế thị trường, thể hiện qua các chỉ tiêu như doanh thu, lợi tức sau thuế tăng nhanh đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển. Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang có triển vọng tốt với sự đa dạng hoá sản phẩm, Công ty đã tận dụng được nguồn lực sẵn có của mình để mang lại hiệu qủa cao, thích nghi với sự năng động của cơ chế thị trường. Uy tín của Công ty dã được thiết lập tạo điều kiện cho việc thu hút khách hàng là chủ đầu tư ký kết hợp đồng xây dựng và lắp đặt, tạo đầy đủ công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên của Công ty. Bảng kết quả kinh doanh của những năm gần đây: ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Chênh lệch 1. Tổng doanh thu 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lãi gộp 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí bán hàng 8.Lãi thuần từ HĐKD 9. Lãi thuần từ HĐTC 10. Lãi thuần từ HĐBT 11.Tổng lợi nhuận trước thuế 12.Thuế lợi tức phải nộp 13. Lợi tức sau thuế 35.471.981.343 709.302.112. 34.762.697.231 32.461.524.419 2.301.154.419 19.275.000 2.181.841.314 100.038.498 -50.270.000 287.510.031 337.278.529 63.675.959 273.602.570 41.446.098.839 378.119.818 41.067.979.021 39.303.573.280 1.764.405.741 12.504.269 1.023.812.855 728.088.617 -450.290.117 31.583.430 309.381.930 77.345.482 232.036.448 +5.974.117.496 -331.182.294 +6.305.281.790 +6.842.048.861 -536.748.678 -6.770.731 -1.158.028.459 +628.050.119 -400.020.117 -255.926.601 -27.896.599 +13.669.523 -41.566.122 1.2-/ Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty: Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước với hoạt động sản xuất tạo ra cả sản phẩm thuộc ngành cơ khí và cả sản phẩm thuộc ngành xây dựng. Với đặc thù đó, Công ty đã tổ chức hoạt động dưới một mô hình khá phù hợp: Dưới Công ty là các Xí nghiệp, Phân xưởng, Đội. Mỗi Xí nghiệp, Phân xưởng, Đội chuyên trách về một lĩnh vực hoạt động và có mối liên hệ với nhau trong quá trình hoạt động. Xí nghiệp, Phân xưởng, Đội giống nhau về những điểm sau: Đều chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty, bộ phận kế toán quan hệ trực tiếp với bộ phận kế toán của Công ty trong việc thực hiện các công tác hạch toán kế toán . Kế toán Xí nghiệp, Phân xưởng, Đội đều tiến hành hạch toán ban đầu, tập hợp các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kế toán phát sinh của đơn vị mình sau đó chuyển lên phòng kế toán của Công ty. Tuy nhiên giữa ba loại hình cơ sở này có những nét khác nhau cơ bản là: Về quản lý Xí nghiệp có Giám đốc Xí nghiệp, Phân xưởng có Quản đốc phân xưởng, Đội có Đội trưởng. Xí nghiệp có thể tự kí kết hợp đồng, có thể tự tìm kiếm nguồn hàng không thông qua sự chỉ đạo của Công ty. Tuy nhiên Xí nghiệp chưa phải là một pháp nhân kinh tế nên vẫn phải thông qua Công ty trong việc thanh toán và mở tài khoản. Đối với phân xưởng thì hoạt động phụ thuộc vào sự chỉ đạo chung của Công ty và tiến hành sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản phẩm phục vụ ngành xây dựng. Đối với Đội thì hoạt động linh hoạt hơn khi Công ty có các hợp đồng Công ty có thể điều động các Đội thực hiện. 1.3-/ Đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm: Xuất phát từ ngành nghề đăng ký kinh doanh, sản phẩm của Công ty rất đa dạng. Nói một cách khái quát nhất, có thể chia sản phẩm của Công ty thành ba loại chính: đó là sản phẩm cơ khí, sản phẩm xây dựng và sản phẩm của việc lắp máy. Ba loại sản phẩm trên mang ba đặc thù riêng chính vì vậy, quy trình công nghệ sản xuất ra nói chung cũng hoàn toàn khác nhau, do đó việc giám sát các chi phí tiêu hao vào sản phẩm qua các giai đoạn công nghệ cũng đòi hỏi có những nét khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, em chỉ quan tâm xem xét đến quy trình sản xuất của sản phẩm xây dựng và sản phẩm của việc lắp máy ở Công ty. - Với sản phẩm xây dựng: khi có các hồ sơ về khảo sát, thiết kế, lên dự toán về vật liệu, nhân công sau đó tiến hành mua vật tư, công nhân tiến hành xây dựng, thành phẩm xây dựng phải qua nghiệm thu, kiểm tra chặt chẽ. Sơ đồ 2: Khảo sát thiết kế Dự toán vật tư, nhân công Thành phẩm Tiến hành xây dựng Với sản phẩm của việc lắp máy: Từ những chi tiết đã chế tạo (mua ngoài), bản vẽ lắp, công nhân tiến hành đọc bản vẽ và lắp máy theo những quy định kỹ thuật. Sản phẩm lắp máy phải qua kiểm tra, chạy thử. Chi tiết máy Bản vẽ lắp Sản phẩm lắp máy 1.4-/ Đặc điểm tổ chức quản lý : Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cơ khí xây dựng, bộ máy quản lý chung của Công ty gồm có: Giám đốc Công ty, hai phó giám đốc và năm phòng ban. Theo quan hệ phân cấp quản lý, bộ máy quản lý chung thực hiện các chức năng: -Chỉ đạo phối hợp hoạt động kinh doanh của Công ty. -Thiết lập các quan hệ kinh tế với các cơ quan, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. -Xác định kết quả cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. II-/ Tình hình quản lý sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước: 2.1-/ Một vài nét về công tác kế hoạch giá thành ở Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước: Kế hoạch giá thành là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là vừa sản suất sản phẩm cơ khí vừa sản xuất sản phẩm xây lắp. Mỗi loạI sản phẩm mang đặc trưng riêng nên việc lập kế hoạch giá thành của Công ty được lập cho loại hình sẩm cơ khí riêng và loại hình sản phẩm xây lắp riêng. Đối với sản phẩm cơ khí thì việc lập kế hoạch căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của các đơn vị cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí như xí nghiệp, phân xưởng, các bộ phận để lập. Đối với sản phẩm xây dựng, kế hoạch giá thành thường được lập cho từng công trình cụ thể và kế hoạch hàng năm: A.Kế hoạch giá thành theo từng công trình cụ thể: Được lập căn cứ vào giá trị dự toán công trình, giá trị dự toán công trình do chủ đầu tư đưa ra, cố định không đổi, do đó kế hoạch giá thành thực chất là lập kế hoạch giá thành sản phẩm. Các bước lập kế hoạch như sau: Thứ nhất: ở giai đoạn lập giá trị dự thầu: Công ty căn cứ vào yêu cầu của bên chủ đầu tư kèm theo các tài liệu thiết kế để xác định giá trị dự thầu. Giá dự thầu được dựa vào số liệu ước tính của những chi phí cần thiết và mức lợi nhuận khả năng thu đựơc. Mức lợi nhuận xác định căn cứ vào tình hình cạnh tranh và thế mạnh của Công ty trên thị trường, ở giai đoạn này giá dự thầu xuống thấp hơn so với giá trị dự toán của chủ đầu tư đưa ra. Do đó Công ty phải lập kế hoạch giá thành lần thứ nhất. Thứ hai: ở giai đoạn xác định giá hợp đồng: ở giai đoạn này chủ đầu tư và Công ty tiến hành ký kết hợp đồng chính thức, trong đó có thể thay đổi bổ xung do đó mức giá thành và lợi nhuận có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp. ở giai đoạn này tiến hành điều chỉnh kế hoạch giá thành ở giai đoạn trên. Thứ ba: ở giai đoạn hạch toán chi phí chuẩn bị thi công: ở giai đoạn này Công ty có nhiệm vụ kiểm tra một lần nữa chi phí và lợi nhuận dự kiến khi lập giá hợp đồng và tiếp tục lập biện pháp thi công để hạ giá thành sản phẩm hơn nữa nếu điều kiện cho phép. ở giai đoạn này kế hoạch giá thành dùng để tính giá thành kế hoạch của công trình. -Phương pháp tính toán trong khi lập kế hoạch giá thành: Căn cứ để lập kế hoạch giá thành là khối lượng công việc do bên giao thầu tính sẵn, đơn giá dự toán theo quy định của nhà nước. Sau đó đề ra các biện pháp thi công và quản lý tài chính để giảm chi phí đối với từng khoản mục: +Đối với khoản mục chi phí vật liệu: Các biện pháp giảm chi phí ở đây là hướng vào tìm nguồn mua hợp lý, giảm chi phí vật liệu, giảm hao hụt, giảm chi phí bảo quản, lưu kho. +Đối với khoản mục chi phí nhân công: Các biện pháp giảm chi ở đây dựa vào biện pháp tổ chức lao động khoa học, lựa chọn công nghệ, sử dụng hợp lý nguồn lao động tạm thời, sử dụng định mức nội bộ để tính chi phí. +Đối với khoản mục chi phí máy thi công: Các biện pháp giảm chi ở đây hướng vào biện pháp quản lý theo công suất và theo thời gian lựa chọn hình thức sử dụng máy hợp lý (tự mua sắm hoặc đi thuê). Sau khi xác định chi phí xây lắp trực tiếp, Công ty sẽ căn cứ vào chi phí nhân công thực tế để xác định chi phí sản xuất chung. Sau khi tính toán như trên tổng hợp lại để xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành đối với từng công trình cụ thể. B. Kế hoạch giá thành quý, năm: Kế hoạch giá thành quý, năm được lập trên cơ sở tổng hợp giá thành kế hoạch của từng công trình đang xét trong quý, năm và kế hoạch chi phí quản lý doanh ngiệp.Kế hoạch chi phí quản lý doanh ngiệp được lập dựa trên mối quan hệ giữa từng khâu quản lý chi phí trong nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp và giá trị sản lượng xây lắp dự kiến trong năm. . 2.2-/ Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở những công trình xây lắp. 2.2.1.Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành theo phương pháp khoán +Nội dung phương pháp khoán: Đối tượng giao khoán: Là chi phí nhân công hoặc là toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt. Các bên tham gia hợp đồng: Đại diện bên giao khoán là giám đốc Công ty, đại diện bên nhận khoán là các đội trưởng sản xuất. Để xác định giá trị giao khoán, Công ty lập kế hoạch giá thành sản xuất của từng công trình (các bước lập kế hoạch và phương pháp lập đã nêu trên), một trong những nội dung của kế hoạch giá thành là xác định tỷ lệ hạ giá thành sản xuất và tỷ lệ hạ của từng khoản mục chi phí. Tỷ lệ kế hoạch đối với từng khoản mục được dùng để xác định giá thành giao khoán đối với khoản mục đó. Giá trị giao khoán Tỷ lệ Giá trị đối với từng = giao khoán X dự toán khoản mục dự toán khoản mục đó của khoản mục Sau đó tổng hợp lại xác định giá trị giao khoán đối với tổng công trình. -Trong quá trình thực hiện thi công công trình, trách nhiệm của hai bên như sau: +Bên nhận khoán: Phải thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng nhận khoán và phải đảm bảo chất lượng công trình theo như thiết kế, được quyền tổ chức thi công và quản lý mọi hoạt động liên quan đến quá trình thi công của công trình, tổ chức cung cấp vật tư cho công trình, tự tuyển mộ và sử dụng lao động, phải sử dụng máy thi công của Công ty nếu thiếu thì được thuê ngoài. +Bên giao khoán (Công ty ): Có quyền giám sát về mặt kỹ thuật trong quá trình thi công, kiểm tra chất lượng công trình, có trách nhiệm cố vấn về mặt kỹ thuật cho các đội sản xuất. Công ty có trách nhiệm cung cấp vốn cho các đội sản xuất trong quá trình thi công và căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành ở các đội để kiểm tra xem tình hình sử dụng vốn cấp có đúng mục đích hay không. -Trong quá trình thi công, khi có khối lượng công việc phát sinh thay đổi so vơí khối lượng trong dự toán dẫn đến thay đổi giá trị giao khoán thì chỉ những khối lượng công việc phát sinh được bên A chấp nhận thì mới được phép điều chỉnh chi phí ấy trong giá trị giao khoán. Sau khi công trình hoàn thành được bên A nghiệm thu và thanh toán, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng, giá trị thanh toán là giá trị theo hợp đồng của khối lượng công việc phát sinh. Do đó giá trị thanh toán đối với từng khoản mục chính bằng giá trị quyết toán khoản mục đó tính theo tỷ lệ giao khoán. Sau khi tổng hợp giá trị thanh toán đối với từng khoản mục chính là giá trị thanh toán của hợp đồng. Giá thành sản xuất thực tế của từng công trình là giá trị thanh toán của hợp đồng. Do đặc đIểm của phương pháp quản lý này là tỷ lệ hạ giá thành đối với từng công trình được xác định từ trước khi thi công công trình. Do đó trong quá trình áp dụng phương pháp này Công ty rất chú trọng đến khâu lập kế hoạch giá thành sản phẩm trên cơ sở đó xác định tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch, làm căn cứ để xác định tỷlệ giao khoán ở công trình đó. Bên cạnh đó Công ty yêu cầu các đội chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu trong hợp đồng giao khoán và thường xuyên đôn đốc kiểm tra kỹ thuật trong đó đi sâu vào kiểm tra quy cách vật liệu xuất dùng. Nhìn chung các công trình áp dụng phương pháp này có tỷ lệ hạ giá thành khá cao tuy nhiên trong công tác quản lý tài chính Công ty mới chỉ tập trung xác định tỷ lệ giao khoán trước khi ký kết hợp đồng giao khoán, còn thiếu khâu phân tích kinh tế sau khi công trình hoàn thành và thanh lý hợp đồng để kịp thời khắc phục sai sót nhằm rút kinh nghiệm xác định một tỷ lệ giao khoán hợp lý vừa đảm bảo yếu tố vật chất, khuyến khích các đội tiết kiệm chi phí. 2.3-/ Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo khoản mục: + Quản lý chi phí nguyên vật liệu : Chi phí nguyên vật liệu là một bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành xây lắp. Vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp ở Công ty bao gồm rất nhiều chủng loại. Khi có công trình thì dựa vào các tài liệu dự toán của công trình, các định mức kinh tế kỹ thuật mà xác định nhu cầu cần thiết. Bởi vậy vật liệu ở Công ty thường được mua ngoài và xuất thẳng đến công trình, điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, bởi vì công trình thi công thường xa so với hệ thống kho bãi, nhu cầu nguyên vật liệu cho từng công trình khác nhau thì lại rất khác nhau. Đồng thời với sự phát triển nhanh về vật liệu mới trong xây dựng việc dự trữ vật liệu sẽ là không hiệu quả có khi lại gây ra sự không đồng bộ dẫn đến ứ đọng vốn. Với đặc thù của của Công ty là vừa hoạt động xây lắp vừa hoạt động cơ khí, điều này tạo ra một sự thuận lợi cho Công ty là một bộ phận sản phẩm cơ khí được sử dụng làm nguyên vật liệu cho sản xuất xây lắp. Chẳng hạn như sản phẩm ốc vít, ống thép, bu lông... của phân xưởng đúc có thể phục vụ cho hoạt động xây lắp. Tuy nhiên ở Công ty một số nguyên vật liệu vẫn được mua về để dự trữ ở kho để tránh các biến động về giá cả và để đáp ứng nhu cầu kịp thời cho thi công. Tuỳ vào từng công trình, các đội thi công được giao khoán và căn cứ vào nguyên vật liệu trên cơ sở phòng kế hoạch giao. Phòng kế hoạch căn cứ vào khối lượng dự toán của từng công trình, căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư, quy trình, quy phạm về thiết kế kỹ thuật, công nghệ thi công cũng như nhiều yếu tố liên quan khác nhau mà kịp thời đưa ra các định mức thi công và sử dụng vật liệu để giao khoán cho đơn vị thi công thực hiện. Vật liệu sử dụng cho thi công mua về có thể nhập kho, có thể xuất thẳng đến công trình. Trong trường hợp vật liệu nhập kho thi khi có nhu cầu xây lắp , vật liệu xuất được tính theo giá thành thực tế đích danh, bởi vì theo từng công trình thi công, đội thi công có trách nhiệm mua vật tư và đảm bảo cho quá trình thi công xây lắp đạt đúng tiến độ và theo định mức kinh tế kỹ thuật. Khi vận chuyển vật liệu từ kho đến công trình nếu có chi phí phát sinh thì được tính giá thành thực tế vật liệu để hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Quản lý chi phí nhân công: Chi phí nhân công ở Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá thành xây lắp công trình. Chi phí bày là những khoản tiền lương, tiên công được trả theo số ngày của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công trình. Ngoài ra còn có tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Trong hoạt động xây lắp của Công ty, việc hạch toán thời gian lao động dược thực hiện ở các đơn vị cơ sở như: tổ, đội, phân xưởng, xí ngiệp... Mỗi tổ, đội .. có một bảng chấm công riêng, trên đó mỗi một người được ghi vào một dòng trong suốt một tháng để theo dõi số ngày làm việc và tính ra công làm việc của từng người. ở các đội thi công, đội tiến hành giao khoán cho các tổ thông qua hợp đồng giao khoán. Các đội tiến hành sản xuất thi công theo các hợp dồng giao khoán, tổ trưởng các tổ sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ của mình thông qua bảng chấm công ở ngay sau hợp đồng giao khoán. + Chi phí sản xuất chung: Khoản mục chi phí chung được trích trong giá thành sản phẩm là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất mang tính chất chung của toàn đội quản lý, bao gồm lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ, chi phí thuê máy thi công và các chi phí khác bằng tiền. Với tính chất là chi phí phát sinh chung nên đối tượng chịu khoản mục chi phí này là tất cả các công trình mà đội tham gia thi công. -Đối với chi phí là tiền lương cán bộ quản lý, các chi phí quản lý, các chi phí phục vụ cho sản xuất trong phạm vi công trình, chi phí bằng tiền phục vụ cho tiếp khách, hội họp .. phải có chứng từ hợp lệ. -Đối với máy móc thi công: Việc hạch toán chi phí này vào giá thành sản phẩm phảI dựa trên những căn cứ khác nhau đối với máy móc thuê ngoài và máy móc của doanh nghiệp. Máy thi công thuê ngoài: Căn cứ để thanh toán chi phí này là hợp đồng thuê máy và lịch trình hoạt động có xác nhận của bộ phận giám sát thi công để thanh toán. Máy thi công của Công ty: Nếu là công cụ, dụng cụ thì áp dụng trên tiêu thức phân bổ riêng. Nếu là tài sản cố định dựa trên tỷ lệ trích khấu hao trung bình hàng năm của Công ty để xác định giá trị hao mòn sau đó hạch toán vào giá thành công trình dựa trên công thức: Chi phí máy thi Mức trích Số ca máy chạy tại công trình công phân bổ = khấu hao X cho công trình năm Số ca máy chạy trong năm -Đối với chi phí sản xuất chung khác Công ty áp dụng phương pháp xuất theo định mức. 2.3-/ Đánh giá về tình hình áp dụng các biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành ở những công trình xây lắp riêng biệt Trong năm 1999, Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước đã thi công và hoàn thành rất nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết của mình em chỉ đưa ra một số công trình để làm số liệu phân tích: (Bảng số 2). * Nhận xét chung: Nhìn chung, qua bảng so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán của một số công trình cho thấy rằng Công ty đã thực hiện được vấn đề hạ giá thành, nhưng chưa phải là cao. Tỷ lệ hạ giá thành trung bình ở các công trình đó là 3,4%. Việc Công ty sử dụng các biện pháp quản lý khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ hạ giá thành. Những công trình mà Công ty sử dụng phương pháp khoán thường có tỷ lệ hạ lớn hơn những công trình sử dụng phương pháp quản lý theo khoản mục. Ví dụ như: công trình Hoàng Mai, công trình YAMAHA, công trình Nhật Linh, công trình HASECO, công trình Phú Mỹ, công trình Việt Xô. Những công trình này sử dụng phương pháp khoán nên có tỷ lệ hạ khá cao. Nghiên cứu việc quản lý chi phí và giá thành theo phương pháp khoán ta thấy nó có những ưu điểm sau: - Phương pháp khoán sử dụng đòn bẩy lợi ích vật chất thực sự tạo ra một động lực mạnh mẽ ở các tổ nhận khoán tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động, giảm hao hụt vật tư, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, phối hợp đồng bộ các bộ phận sản xuất trên công trường, đẩy nhanh tiến độ thi công. -Người đại diện đứng ra nhận khoán phải chịu trách nhiệm vật chất và thực sự được giao quyền chủ động trong quá trình sản xuất tại công trường, kích thích tính năng động, sáng tạo của các tổ nhận khoán trong việc chon lựa các nguồn vật liệu, tổ chức vận chuyển, bảo quản lựa chọn máy thi công, tổ chức và sử dụng lao động sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất và đem lạI hiệu quả cao nhất. -Do không phải tham gia quản lý sản xuất trực tiếp tại công trình, thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính ở một số khâu trong quá trình sản xuất cho nên giảm tối thiểu nhân viên quản lý ở doanh nghiệp cũng như công trường, tiết kiệm chi phí tiền lương cuả cán bộ quản lý. -ở những công trình này, để đảm bảo chi phí thực tế bỏ ra dưới giá trị thanh toán, một trong những biện pháp mà các đơn vị đề ra là đẩy nhanh tiến độ thi công. Chỉ có như thế mới tiết kiệm được những chi phí bất biến như: chi phí tiền lương quản lý, tiền điện nước, tiền bảo vệ... Đẩy nhanh tiên độ thi công dưới góc độ Công ty có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm mức căng thăng trong quan hệ cân đối thu chi tiền mặt, giảm lãi vay phải trả ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì ở phương pháp khoán giá thành thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào công việc xác định tỷ lệ giao khoán. Nếu xác định tỷ lệ giao khoán cao thì giá thành sản xuất ở những công trình sẽ tăng lên và ngược lại. Các đơn vị nhận khoán tự tổ chức và điều hành sản xuất ở từng công trình, Công ty chỉ giám sát về mặt kỹ thuật do đó gặp khó khăn trong quản lý chất lượng công trình. Theo yêu cầu của tiến độ thi công, Công ty cấp vốn cho các đội để tiến hành sản xuất, ở thời điểm đó, giá một số vật tư tăng mạnh, một số đội đã không mua vật tư gây tình trạng ngừng trệ sản xuất, ứ đọng vốn đồng thời không đảm bảo tiến độ thi công công trình theo hợp đồng. *Một vài nét về hồ sơ quy trình hoàn tất một công trình và cơ sở lập quyết toán: Trong bộ hồ sơ gồm có: Bảng dự toán Hợp đồng kinh tế Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình Bảng quyết toán công trình Cơ sở lập quyết toán: + Đơn giá dự toán 24/1999/QĐ-UBHN + Định mức 1242/1998/QĐ-BXD + Bảng ca máy QĐ: 1260/1998/QĐ-BXD Tổng hợp quyết toán theo thông tư số 01/1999/TT-BXD Ví dụ: Công trình sửa chữa nhà F và nhà xưởng tổ nước thành kho vật tư và phục vụ giải phóng mặt bằng nhà A Địa điểm: Viện vật lý kỹ thuật phường Bách Khoa Đơn vị chủ quản: Viện Vật lý kỹ thuật Đơn vị thi công: Công ty Cơ khí xây dựng & Lắp máy điện nước. Giá trị dự toán: 94.338.230 Giá trị quyết toán: 83.889.72 Bảng số 3: Bảng dự toán tổng hợp kinh phí Đơn vị tính: VNĐ STT Tên mục Công thức tính Giá trị Ký hiệu I II III IV V Chi phí theo đơn giá Vật liệu Chênh lệch vật liệu Nhân công Máy xây dựng Cộng trực tiếp Chi phí chung Thu nhập chịu thuế tính trước Giá trị quyết toán xây lắp trước thuế Thuế GTGT đầu ra Tổng cộng Làm tròn VL*1.02 NC*1.05 M*1 VL+CVL+NC+M NC*55/100 (T+C)*5.5/100 (T+C+TL) Z*10/100 Z+VAT 58.698.543 10.463.063 6.374.370 75.536.336 5.754.685 4.471.006 85.762.027 8.576.027 94.338.230 94.338.000 VL VCL NC M T C TL Z VAT Bảng số 4: Bảng quyết toán tổng hợp kinh phí: Đơn vị tính: VNĐ STT Tên mục Công thức tính Giá trị Ký hiệu Chi phí theo đơn giá Vật liệu Chênh lệch vật liệu Nhân công Máy xây dựng Cộng trực tiếp Chi phí chung Thu nhập chịu thuế tính trước Giá trị quyết toán xây lắp trước thuế Thuế GTGT đầu ra Tổng cộng Làm tròn VL*1.02 NC*1.05 M*1 VL+CVL+NC+M NC*55/100 (T+C)*5.5/100 (T+C+TL) Z*10/100 Z+VAT 57.291.539 9.244.895 4.108.120 70.644.554 5.084.692 4.165.109 79.894.354 3.994.178 83.889.072 83.889.000 VL VCL NC M T C TL Z VAT * Phân tích tình hình quản lý chi phí và giá thành ở công trình Hoàng Mai: ( Số liệu ở Bảng số 5) Qua bảng số ta thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giá thành (với mức hạ so với kế hoạch là 114.090.220 đ, tỷ lệ hạ là -4,5%). Giá thành thực tế thấp hơn giá thành dự toán thể hiện ở chỉ tiêu mức hạ là 149.361.830 đ, tỷ lệ hạ là 5,8%. So với các công trình khác mà Công ty đã hoàn tất năm 1999 thì công trình Hoàng Mai có mức hạ và tỷ lệ khá cao. Điều đó chứng tỏ ưsự cố gắng trong công tác quản lý chi phí và giá thành, tuy nhiên đẻ đánh giá xem xét Công ty đã phát huy hết khả năng của mình hay chưa, các mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý từng khoản mục chi phí cần đi sâu phân tích các khoản mục chi phí. Khản mục chi phí vật liệu Qua bảng 5 ta nhận thấy chi phí vật liệu so với dự toán có mức hạ là: 175.411.900 đ tương đương với tỷ lệ hạ là 8%. Chi phí vật liệu thực tế so với kế hoạch có mức hạ là 145.041.820 đ tương đương với tỉ lệ hạ là 6,7%. Số liệu này phản ánh Công ty có nhiều cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí vật liệu hạ giá thành sản phẩm bằng cách hạ vật liệu và giảm định mức tiêu hao vật tư trong một đơn vị khối lượng công tác. Vật liệu sử dụng cho công trình Hoàng mai được tổng hợp như sau: Vật tư do Công ty cấp: 790.231.200 đ Vật tư đội tự mua, xuất thẳng công trình: 1.072.864.900 đ Vật tư lấy từ kho do đội tự mua: 152.213.000 đ Tổng cộng: 2.015.309.000 đ Công ty có một điều thuận lợi là do hoạt động bao gồm sản xuất cả sản phẩm cơ khí và cả xây lắp nên có thể tận dụng ngay sản phẩm Công ty mình sản xuất để sử dụng làm nguyên vật liệu cho hoạt động xây lắp.Ví dụ như: Các loại ốc vít; ống thép; bu lông... Của phân xưởng đúc được xuất để phục vụ cho các công trình. Vật liệu mà các đội tự mua sẽ đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất tiến độ của công trình. Bảng kê chi tiết vật tư Công trình Hoàng mai Tháng 11 năm 1999 Xí nghiệp xây dựng số 2 Stt Tên, quy cách... vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền I. 1. 2. Do Công ty cấp ống thép đen 273x635 Thép ống f325x8 Cộng: m Kg 600 80.000 321.052 7.410 192.631.200 597.600.000 790.231.200 II. 1 2 3 Vật tư xuất thẳng Đá hộc Xi măng PC30 HT ống nước f73mm Liên Xô ................................... Cộng: m3 Tấn m ....... 165 150 700 ........... 700.000 850.000 60.000 ............ 11.550.000 127.500.000 42.000.000 ................... 1.072.864.900 III 1 2 Vật tư do đội mua Cầu giao cách ly 24Kw-30A Cầu chì HK-24Kv-30A ......................................... Cộng: Bộ Bộ ........ 8 8 ............ 2.800.000 2.600.000 .............. 22.400.000 20.800.000 ................... Tổng cộng 152.213.000 b.Khoản mục chi phí nhân công: Qua bảng số 5 ta thấy chi phí nhân công thực tế so với dự toán tăng 16.256.700 đ tương đương với tỉ lệ tăng 14,1%, chi phí nhân công thực tế so với kế hoạch tăng 7,7%. Nguyên nhân dẫn đến chi phí nhân công tăng so với dự toán và không hoàn thành kế hoạch về chi phí nhân công của công trình này là do trong quá trình thi công gặp một số trở ngại phát sinh thêm chi phí nhân công thuê ngoài. Ngoài ra do một số công việc trong hợp đồng nhận khoán nhân công sử dụng máy thi công nhưng trong quá trình thực hiện do thiếu máy phải sử dụng lao động chân tay. c. Khoản mục chi phí sản xuất chung: Khoản chi phí này bao gồm chi phí máy thi công, chi phí tiền lương của cán bộ quản lý, chi phí vật liệu dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí về tiếp tân đối ngoại ở công trình. *Chi phí máy thi công: Qua số liệuh bảng số 5 ta nhận thấy chi phí máy thi công thực tế tăng so với dự toán 18.350.000 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 9.4%. Nguyên nhân của sự tăng đó là do đơn giá dự toán máy thi công thường thấp hơn nhiều so với đơn giá máy thi công thuê ngoài. Trong khi đó trong thời gian thi công công trình này Công ty không đáp ứng được đủ nhu cầu về máy. Do đó phải đi thuê nhiều loại máy nhất là những máy có giá trị lớn. Ngoài ra việc sử dụng máy thi công vẫn chưa linh hoạt theo tiến độ thi công dẫn đến có những nơi thì máy không hoạt động, có những nơi thì thiếu máy nên làm tăng chi phí thuê ngoài. *Chi phí chung khác: ở công trình Hoàng Mai chi phí sản xuất chung khác thực tế là 119.614.730 đồng, so với dự toán thì đã giảm 8.529.630 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 6.6%. Nhưng vẫn không đạt kế hoạch, ở đây có thể là do trong quá trình lập kế hoạch chi phí chưa xác định được những chi phí có thể phát sinh trong quá trình thi công, nhất là các khoản chi tiền mặt phục vụ tiếp khách đối ngoại, những khoản chi phí này có những sự chi tiêu không hợp lý, hợp lệ. Chương III một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước. I-/ Vấn đề cấp thiết phải tăng cường quản lý chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, để tạo điều kiện cho sự phát triển Đảng và Nhà nước có chính sách xây dựng cơ sở hạ từng như: Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, thông tin bưu điện... chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bên cạnh đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng quy mô năng lực sản xuất. Một lượng vốn ngày càng tăng trong nền kinh tế được dành cho đầu tư xây dựng cơ bản. Để quản lý chặt chẽ nguồn vốn này cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành những điều lệ quản lý đầu tư. Một trong những số đó là quy chế đấu thầu mà nội dung của nó quy định đối với gần như hầu hết các công trình trước khi bàn giao cho các doanh nghiệp xây lắp thi công phải thông qua tổ chức đấu thầu. Do đó khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh của bắt buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thành dự thầu thấp hơn giá trị dự toán của công trình từ đó đặt ra vấn đề rất cấp bách và cần thiết là doanh nghiệp phải tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, chỉ có như vậy mới dành thắng lợi trong đấu thầu. Đây là vấn đề quyết định có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp trong điều kiện hiện nay. Trong ngành công nghiệp xây dựng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu xây dựng cơ bản, các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước hướng vào việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nhất là đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Điều này đã làm cho giá trị dự toán của các công trình xây dựng rất sát với chi phí mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra để hoàn thành công trình đó. Do đó vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xây lắp là tăng cường quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm để kinh doanh có lãi ngày càng trở nên quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc hạch toán kinh tế đó là sự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp tìm mọi biện pháp kinh doanh có lãi, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. II-/ Những phương hướng và biện pháp nhằm quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước. 2.1-/ Những tồn tại: Với những đặc thù riêng có của Công ty vừa mới chuyển sang lĩnh vực hoạt động xây lắp nên trong vấn đề quản lý chi phí và giá thành sản phẩm không tránh khỏi những tồn tại nhất định. Thứ nhất, việc quản lý chi phí chưa chặt chẽ, toàn diện vì thế giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong giá thành xây lắp của Công ty, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những hướng chính để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Việc khoán sản phẩm đi đôi với việc khoán nguyên vật liệu, giờ công và các chi phí phân bổ theo định mức là khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn khe hở về chi phí nguyên vật liệu do đội tự mua theo nhu cầu sản xuất. Phần nguyên vật liệu này làm cho giá thành sản phẩm có phần cao hơn hoặc chất lượng chưa được đảm bảo. Thứ hai, việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành của sản phẩm xây lắp tại Công ty là chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho việc phân tích đánh giá cop sản xuất và giá thành sản phẩm. Bất kỳ một công trình nào Công ty đảm nhiệm thi công cũng có một bảng dự toán chi phí, trong đó có 4 khoản mục là: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và chi phí chung. Do vậy khó có thể sử dụng thông tin kế toán tập hợp được để so sánh với giá dự toán. Mặc dù tỷ trọng của chi phí sử dụng máy trong Công ty không lớn trong tổng giá thành nhưng việc sử dụng máy thi công là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay khoa học kỹ thuật đã phát triển, những máy móc thi công thay thế dần những công việc nặng nhọc của người công nhân xây dựng. Càng đặt ra vấn đề kế toán phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng hao phí của việc sử dụng chúng. Tuy nhiên hiện nay không những tại Công ty Cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước mà tại các doanh nghiệp xây lắp nói chung, khoản mục chi phí sử dụng máy vẫn chưa được hạch toán rõ ràng. Vai trò của máy thi công trong xây dựng ngày càng quan trọng do đó phải phản ánh đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí này mang ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp cho lãnh đạo Công ty đề ra nhưng phương án đầu tư thích hợp để hạ giá thành công trình. Thứ ba,về công tác kế toán, việc phản ánh chi phí phát sinh của công trình thi cônglà không kịp thời. Nguyên nhân là do chứng từ từ các đội báo lên không thường xuyên. Điều này ảnh hưởng tới việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty trong việc kiểm soát chi phí một các chặt chẽ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí thực tế tăng lên. Ngoài ra Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung, điều này phù hợp với loại hình hoạt động xây lắp, tiện lợi cho việc sử dụng kế toán máy. Tuy nhiên, Công ty không sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt nên việc ghi chép, vào sổ số liệu trên sổ nhật ký chung quá nhiều. 2.2-/ Một số biện pháp quản lý những khoản mục giá thành: a. Quản lý khoản mục chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất nên việc tiết kiệm chi phí này phải được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm chi phí vật liệu không có nghiã là cắt xén lượng vật tư định mức cho thi công công trình mà theo quan điểm là giảm hao hụt trong bảo quản, trong thi công, giảm chi phí vân chuyển và nắm chắc giá thị trường để đổi chứng, kiểm tra hoá đơn mua về do nhân viên cung ứng mua về. Công ty nên thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp ổn định, giữ chữ tín trong quan hệ kinh doanh và nên ký hợp đồng mua vật tư với nhà cung cấp với thời gian dài (thời gian thi công công trình) với địa điểm và thời gian giao vật tư được xác định phù hợp với công việc, tiến độ thi công công trình. Điều này sẽ cho phép Công ty giảm được chi phí bảo quản vật tư ở kho, giảm ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, đảm bảo cung ứng vật tư đầy đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công chất lượng công trình. Hơn nữa việc giao nhận vật tư thoả thuận theo tiến độ thi công sẽ hạn chế được tình trạng hao hụt vật tư khi bảo quản trong thời gian dài nhất là các loại vật tư để trên công trường như: đá, cát, xi măng...Giảm được chi phí bảo vệ công trường đồng thời hạn chế được tình trạng hao hụt, giảm chất lượng do dự trữ lâu. Bên cạnh đó, để giảm chi phí vận chuyển vật tư ở cả hai quá trình: vận chuyển vật tư trong thu mua và vận chuyển vật tư trong sử dụng thì bộ phận kế hoạch nên xác định sơ đồ vận chuyển có hiệu quả kinh tế cao nhất đối với mỗi công trình. Công ty cần xây dựng quy chế thưởng rõ ràng cho cán bộ công nhân viên nào tìm được nguồn cung cấp vật tư với chất lượng cao, giá thấp đồng thời Công ty cũng cần lập mức thưởng cho các đội SX có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư ...(Mức thưởng có thể lên đến 70-80% giá trị vật tư tiết kiệm được) Quy định như vậy sẽ khuyến khích cán bộ công nhân viên tiết kiệm vật tư, từ đó hình thành ý thức lao động tốt. b.Khoản mục chi phí nhân công Trong kinh doanh XDCB hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa. Những năm gần đây các doanh nghiệp XDCB cũng đã áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý hợp lý tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm. Để quản lý tốt chi phí nhân công Công ty quan tâm những vấn đề sau: -Không để xảy ra tình trạng”khoán trắng” mà cần phải thường xuyên tham mưu cho các đội về biện pháp thi công đối với từng công việc cụ thể trong quá trình thi công để các đội nhận khoán sử dụng lao động một cách khoa học hợp lý nhằm tiết kiệm lao động, hạn chế sự biến động tăng lên của chi phí nhân công dẫn đến phải điều chỉnh tỷ lệ giao khoán. -Cần thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ an toàn lao động, củng cố và mua sắm thêm giàn giáo, nhiều công trình xây dựng ở độ cao do đó phải có hệ thống giàn giáo hiện đại, vững chắc mới có thể phát huy được năng suất lao động, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. c.Khoản mục chi phí sản xuất chung: *Chi phí máy thi công: Máy thi công dùng cho các công trình ở Công ty chủ yếu là thuê ngoài, tuỳ theo hợp đồng thuê máy mà có thể kèm theo nhân viên điều khiển máy hay không.Để quản lý tiết chi phí máy thi công Công ty có những biện pháp nhất định như: Phải bám sát với thực tế từng công trình để có sự điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi tiến độ thi công; Tránh kéo dài thời gian sử dụng máy thuê ngoài một cách lãng phí làm tăng chi phí thuê máy; Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị... *Chi phí sản xuất chung khác: Chi phí sản xuất thuộc nhóm này chủ yếu là chi phí không cấu thành trực tiếp giá trị công trình cho nên rất khó định mức và quản lý chi phí rất khó khăn. Để tăng cường quản lý chi phí này nhằm hạ giá thành sản phẩm Công ty cần thực hiện một số biiện pháp như: Kiện toàn sắp xếp lại bộ máy quản lý ở các công trình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ hiệu quả, giám sát chặt chẽ các khoản chi phí bằng tiền mặt như: Chi phí tiếp khách, hội họp, tiền điện nước, tiền điện thoại, chi phí đi lại... Mọi chi phí phát sinh phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cần phải thiết lập định mức đối với những chi phí này. 2.3-/ Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm của Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước: 2.3.1.Tổ chức bố trí lực lượng lao động hợp lý: Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí ,lại vừa hoạt động xây lắp. Nên việc phân bố lực lượng lao động khá phức tạp. Đòi hỏi Công ty phải có sự sắp xếp lực lượng lao động hợp lý. Bộ máy quản lý gián tiếp ở Công ty gồm năm phòng ban với 47 người . Tổng số công nhân viên là 340 người được bố trí cho các xí nghiệp, phân xưởng và các đội. Về hoạt động xây lắp, ở các đội sản xuất trực tiếp sử dụng lao động trong các hợp đồng dài hạn làm lực lượng chính thường xuyên yêu cầu đối với lao động trong hợp đồng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu về lao động có tính chất mùa vụ của ngành xây dựng, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, có tính chất linh hoạt đáp ứng đủ lao động ngay cả khi nhu cầu tăng mạnh, để đẩy nhanh tiến độ thi công. ở các đội sản xuất dần dần hình thành tổ chuyên môn hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức sắp xếp lực lượng lao động trong Công ty cho hợp lý tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất có tính khoa học và phù hợp nhằm loại trừ tình trạng lãng phí vật liệu lãng phí giờ máy thi công, đẩy nhanh tiến độ hạ giá thành sản phẩm. 2.3.2.Khuyến khích sáng kiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật đã trở thành lược lượng sản xuất trực tiếp, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại và các công nghệ mới . Điều này làm thay đổi các điều kiện sản xuất, tạo điều kiện sử ngày tiết kiệm hơn nguyên vật liệu, sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu mới, tiết kiệm lực lượng lao động vào sản xuất... Trong xu hướng phát triển của khoa học kỹthuật đó, Công ty đứng trước một đòi hỏi bức thiết phải dần dần hiện đại hoá máy móc thiết bị áp dụng công nghệ xây dựng mới vào các công trình. Hiện nay các máy móc thi công của Công ty chủ yếu là thuê ngoài tuy nhiên đó chỉ là tạm thời vì Công ty vừa mới chuyển dần sang hoạt động xây dựng. Để đứng vững trong lĩnh vực này Công ty cần mua sắm một lượng máy móc nhất định đảm bảo chất lượng, vấn đề khó khăn trước mắt là về vốn dài hạn để đầu tư mua sắm, trước yêu cầu bức thiết về vốn mà khả năng tài trợ từ con đường tích luỹ thì rát có hạn,Công ty nên xem xét vấn đề vay vốn dài hạn ở các ngân hàng, Công ty đã quan hệ vay vốn từ lâu với các ngân hàng như: Ngân hàng công thương Chương Dương; Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương, nên Công ty có thể đặt vấn đề vay vốn dài với các ngân hàng đó. Ngoài ra có thể vay vốn từ các cán bộ công nhân viên trong Công ty, điều này sẽ làm tăng mối quan hệ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên với Công ty. Kết luận Vấn đề quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như thế nào cho thật tối ưu là một vấn đề không đơn giản.Đặc biệt đối với sản phẩm xây dựng với đặc trưng là mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài nên việc quản lý lại càng phức tạp hơn. Nhưng do tính chất vô cùng quan trọng của việc hạ giá thành sản phẩm nên vạch ra phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết đối với công ty. Do trình độ có hạn, thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều, trong phạm vi chuyên đề này em chỉ mới đề cập tới một số vấn đề, chưa thật sự sâu sắc . Chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp- Trường ĐH TC-KT HN Nhà xuất bản Tài chính- 1999 - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp sản xuất - Trường ĐHTC-KT Nhà xuất bản tài chính- 1997 - Giáo trình Kế toán doanh nghiệp sản xuất- Trường ĐHTC-KT HN - Những quy định pháp luật về Quản lý đầu tư xây dưng và quy chế đấu thầu. NXB Tài chính -Định mức dự toán trong XDCB - NXB Thống kê - Một số tạp chí tài chính trong năm 1999 và năm 2000. mục lục lời nói đầu 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0059.doc
Tài liệu liên quan