Đề tài Những tác động của nghề làm gạch ở xã Tân Chi - Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đối với môi trường tự nhiên

Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi đề tài và phương pháp nc 2.1. Phạm vi đề tài 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nội dung I. Các quy trình làm gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh 1. Nguyên liệu dùng để làm gạch. 2. Vị trí các lò gạch 3. Thời gian làm gạch 4. Kỹ thuật làm gạch II. Những tác động của nghề làm gạch ở xã Tân Chi, huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 1. Những tác động của nghề làm gạch với môi trường tự nhiên 2. Những vấn đề của nghề làm gạch với môi trường xã hội. 2.1. Những tác động tích cực 2.2. Những tác động tiêu cực III. Những biện pháp khắc phục những tài liệu của nghề làm gạch với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Kết luận

doc14 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những tác động của nghề làm gạch ở xã Tân Chi - Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đối với môi trường tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi đề tài và phương pháp nc 2.1. Phạm vi đề tài 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nội dung I. Các quy trình làm gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh 1. Nguyên liệu dùng để làm gạch. 2. Vị trí các lò gạch 3. Thời gian làm gạch 4. Kỹ thuật làm gạch II. Những tác động của nghề làm gạch ở xã Tân Chi, huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 1. Những tác động của nghề làm gạch với môi trường tự nhiên 2. Những vấn đề của nghề làm gạch với môi trường xã hội. 2.1. Những tác động tích cực 2.2. Những tác động tiêu cực III. Những biện pháp khắc phục những tài liệu của nghề làm gạch với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Kết luận LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, người dân Việt Nam đã sử dụng rất nhiều nguyên liệu để xây nên những ngôi nhà theo nhiều kiểu khác nhau có nhà được làm bằng gỗ, có nhà làm bằng tre, nứa, cũng có nhà được đắp bằng bùn…. Nhưng có lẽ, nhà được xây bằng gạch vẫn thể hiện được độ bền và những tính năng tốt hơn cả. Vì vậy, phần lớn người dân Việt về sau này đều chọn gạch để xây dựng nên nhiều công trình khác nhau: Trường học, bệnh viện, nhà ở, cầu cống, đường xá… và do đó, nghề làm gạch cũng theo nhu cầu đó của con người mà phát triển không ngừng. Đối với tất cả mọi người dân Việt Nam thì một viên gạch không còn xa lạ gì với họ. Nhưng để biết được cả một quy trình làm từ những cục đất ra thành viên gạch vô cùng hữu ích đối với loài người thì không phải ai cũng biết. Và chính điều này đã thôi thúc tôi cố gắng tìm hiểu kỹ thuật làm ra viên gạch đó như thế náo? Làm gạch là một nghề có từ xa xưa do ông cha ta truyền lại và cũng đã từ lâu các nhà khoa học đã cảnh báo cho chúng ta về những tác hại mà nghề làm gạch có thể đem đến cho tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên những giải pháp mà các nhà khoa học nêu ra để giảm thiểu những tác hại do nó mang lại còn chưa triệt để. Song do nhu cầu quá lớn của xã hội, nghề làm gạch vẫn diễn ra và những ảnh hưởng mà nó đã đem lại cho môi trường và con người vẫn mạnh mẽ. Cho nên tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu, qua đó góp phần làm rõ hơn những tác động tiêu cực mà nghề này mang lại. Đồng thời, tôi cũng muốn đưa ra một vài ý kiến đóng góp vào những biện pháp khắc phục những ảnh hưởng của nghề làm gạch đối với tự nhiên và xã hội. 2. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Phạm vi đề tài: Bài nghiên cứu của tôi chủ yếu tìm hiểu về kỹ thuật làm gạch, những tác hại mà nghề làm gạch gây ra cho môi trường tự nhiên và xã hội và những biện pháp khắc phục những tác hại đó ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, tôi có thể đưa ra mộtcái nhìn chung về nghề làm gạch trong cả nước. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Đây là một đề tài có rất ít các nhà nghiên cứu đặt bút viết cụ thể và chi tiết về nó. Cho nên, trong trong bài tiểu luận này, tôi lấy thông tin chủ yếu dựa vào các cuộc điền dã trong đó, tồi đã sử dụng các phương pháp: điều tra, phỏng vấn trực tiếp và kết hợp quan sát trực tiếp để từ một hoàn cảnh cụ thể rồi phân tích, đưa ra một cái nhìn bao quát… Ngoài ra tôi còn tham khảo những thông tin, ý kiến cần thiết trong các bài giảng môn “Con người - kỹ thuật - môi trường” của Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung phục vụ cho bài tiểu luận của tôi. NỘI DUNG I. CÁC QUY TRÌNH LÀM GẠCH Ở XÃ TÂN CHI - HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH. 1. Nguyên liệu để làm gạch. Để làm ra được một viên gạch thì nguyên liệu quan trọng nhất đó là đất. Đất được chọn làm gạch phải là loại đất tốt, tốt nhất là sử dụng đất thịt vì đất thịt được làm gạch sẽ làm cho gạch vừa có độ chắc vừa có độ đàn hồi rất tốt. Còn nếu sử dụng đất pha cát hay đất sét thì gạch được nung lên sẽ dễ bị rạn vỡ và rất dễ bị phồng gạch. Nguyên liệu quan trọng thứ hai không thể thiếu trong quy trình làm ra một viên gạch là than bột. Theo kinh nghiệm của các thợ lò lâu năm thì không được sử dụng than bùn hay than đá trong việc đốt lò. Vì các loại than này không thích hợp với nhiệt độ của lò than, chúng vừa bốc lửa to quá, vừa nhanh tàn nên tốt nhất là sử dụng than bột. Ngoài hai nguyên liệu trên thì vỏ lò gạch cũng được coi là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc làm gạch. Vỏ lò phải được xây sao cho vừa không bị mất nhiệt ra bên ngoài vừa có khả năng thu nhiệt tối đa từ “bầu lò” cung cấp lên. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên liệu khác được sử dụng trong việc làm gạch: nước, củi, quạt… Đây cũng là những nguyên liệu quan trọng không làm đất và than để làm ra được viên gạch tốt. 2. Vị trí các lò gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Lò gạch được xây dựng ở gần bờ sông, bên cạnh con đê, cho nên, đất được lấy lên làm gạch ở đây là loại đất thịt rất tốt, rất màu mỡ vì nó được con sông bồi đắp. Hơn nữa, việc lấy nước để dùng cho việc làm gạch cũng hết sức thuận tiện do nguồn nước ở đây rất phong phú. Bên cạnh đó, việc đặt lò gạch cạnh con đê sẽ làm cho việc vận chuyển các nguyên liệu đến đây đồng thời chuyển gạch đi các nơi khác cũng rất thuận tiện. 3. Thời gian tiến hành làm gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Để tiến hành công việc làm gạch sẽ phải lúc nào cũng được mà còn phải tuỳ theo từng điều kiện thời tiết, từng mùa vụ. Vì đây là công việc chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên, khí hậu. Công việc chỉ diễn ra thuận lợi khi trời nắng, ít mưa. Và đặc biệt ở đây nghề làm gạch chỉ được tiến hành từ tháng một đến tháng bảy, các tháng còn lại thì phải tạm nghỉ do nước sông lên cao, ngập hết cả lò gạch. 4. Kỹ thuật làm gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Để làm ra được một viên gạch, người thợ lò (lò gạch) phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Trước tiên, họ phải sử dụng máy xúc đất để xúc đất lên. Đất này phải là đất thịt thì viên gạch mới chắc và khó vỡ vì nêu dùng đất pha cát hoặc đất sét để làm thì gạch được làm ra sẽ dễ vỡ hoặc bị phồng gạch. Đất được xúc lên sẽ được người thợ cho vào máy đùn gạch. Vừa cho đất vào máy người thợ vừa đổ một lượng nước vừa đủ để máy có thể nhào trộn chúng lại với nhau. Sau đó máy sẽ “đùn” đất đã thành hình viên gạch rất dài ra dàn cắt rồi tự cắt gạch theo đúng độ dài đã được quy định trước. Thông thường, một viên gạch thường có độ dài là 22cm. Ngay lúc này, người thợ dùng một lượng cát nhỏ nèn lên bàn đựng “phơ” (gạch mà chưa qua lửa được gọi là phơ) và “phơ” để chúng không bị dính đất vào bàn và cũng không bị in hình tay lên rồi khiêng chúng xếp lên “cáng”. Phơ đa được xếp lên “cáng” sẽ có một đội công nhân làm nhiệm vụ “kiệu” gạch còn gọi là đi xếp phơ hay nói một cách cụ thể là xoay phơ theo các vị trí khác nhau theo hướng của mặt trời để chúng nhanh khô và sớm đưa được vào lò để đốt. Người ta chỉ thực hiện được công việc này khi phơ đã rắn vì nếu phơ nát thì không làm được mà thậm chí nếu có “kiệu” ra được thì nó sẽ bị in hình tay lên phơ và gạch ra sẽ rất xấu. Trước đây, để làm ra hình một viên gạch sẽ phức tạp, tốn nhiều công đoạn và mất thời gian hơn rất nhiều bây giờ. Thay vì sử dụng máy xúc để xúc đất, máy đùn để làm ra rất nhiều hình viên gạch… thì người thợ lò đã thực hiện các công việc đó hoàn toàn bằng tay và vì thế số lượng gạch được làm ra ít hơn nhiều so vơi bây giờ. Và chính việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay trong nghề làm gạch được ghi nhận là sự “cơ khí hoá”, “hiện đại hoá” trong lao động của con người. Tiếp theo, người thợ lò phải cho than bột ngâm với bùn và dùng một ít nước trộn đều lên. Khi lượng than và bùn đã vừa đủ và được trộn dẻo lên rồi thì người thợ lại tiếp tục cho chúng vào khuôn để đóng ra thành hình chữ nhật với bè dày và chiều dài vừa đủ toả nhiệt khi đưa vào lò gạch. Người thợ dùng than tiếp tục dải một lớp chấu mỏng trên bề mặt đất tương đối phẳng. Sau đó đưa những viên than vừa được đóng ra đặt lên đó để phơi khi than đã se se thì tiếp tục đặt chúng lên cáng để đợi cho vào lò đề đốt. Khi phơi than, người thợ cũng phải chú ý là chỉ phơi đến khi than se se khô là được. Nếu phơi than ít nắng quá than sẽ vẫn nhão, không dùng được, còn than được phơi “già” nắng quá sẽ rất khô và dễ vỡ vụn ra. Khi cả than và gạch đã phơi đủ nắng rồi thì lúc này, một đội công nhân sẽ có nhiệm vụ gánh than và gạch vào lò cho một đội công nhật (những người được thuê làm cả ngày và cả đêm đều phải ở lò để trông nom, quán xuyến công việc). Xếp gạch và than ở trong lò. Việc “đi” than và gạch trong lò là một kỹ thuật hết sức quan trọng vì đây là công việc ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của viên gạch. Nếu đi than dày quá so với gạch thì gạch sẽ rất dễ bị phồng và ngược lại than quá mỏng xẽ làm cho gạch bị non. Tuy nhiên, việc đi than và gạch vào lò cũng không theo một liều lượng nhất định. Vì như đã nói ở trên, đây là một công việc phụ thuộc rất nhiều và thiên nhiên, thời tiết. Nếu gạch ẩm quá khi cho vào lò thì phải tăng than lên và ngược lại, hoặc nếu thời tiết ngoài trời quá lạnh thì cũng phải tăng than lên, hoặc nếu lượng than cho đốt mà cháy không bền thì cũng phải đi than dày hơn… Nhưng trước khi cho cả than và gạch vào cùng một lúc, cần phải dải một lớp than dày ở bên dưới để lớp than này sẽ bén củi và truyền lửa cho lớp than bên trên. Khi đã xếp phơ và than đầy lò rồi thợ đốt lò tiếp tục xếp than vào “bầu lò”, chất đầy củi ngoài miệng của vòm bầu. Hoàn thiện xong mọi việc, người thợ bắt đâù châm lửa đốt, bắt đầu là cho củi ngoài miệng bầu lò cháy. Rồi dùng những chiếc quạt có tốc độ lớn thổi bên ngoài. Mỗi bầu lò là một chiếc quạt. Từ ngày đốt lò cho đến khi thành phẩm, người công nhật luôn phải túc trực quanh lò để cho thêm củi vào bầu, tắt quạt khi cần sử dụng, xem khói có lên đầu hay không… Đây được coi là công đoạn cuối cùng quan trọng nhất đối với nghề làm gạch vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc gạch ra lò là đạt loại một, loại hai hay loại ba (loại một là gạch tốt, loại hai là gạch trung bình, loại ba là gạch xấu hay gạch non quá hoặc phồng nhiều quá). Thông thường, quá trình đốt lò gạch kéo dài khoảng 6 đến 7 ngày là gạch được, đến hôm thứ ba kể từ ngày bắt đầu đốt sẽ có khói lên rất nhiều. Cuối cùng, để gạch ở trong lò khoảng 2,3 ngày cho gạch nguội hẳn. Sau đó gạch sẽ được gánh ra ngoài để tiêu thụ đi khắp nơi. Và họ lại bắt đầu dọn sạch lò và lại bắt đầu xúc đất, đùn gạch… đốt lò… giống như quy trình làm gạch của lần trước. II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ LÀM GẠCH Ở XÃ TÂN CHI - HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI. 1. Những tác động của nghề làm gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đối với môi trường tự nhiên. Làm gạch là một nghề chịu sự chi phối mạnh mẽ của thiên nhiên, khí hậu song nó cũng là một công việc gây tác động trở lại mạnh mẽ tới môi trường. Mà phần lớn, những hoạt động của một quy trình làm gạch có những ảnh hưởng xấu tới thế giới tự nhiên, trong đó phải kể đến những tác hại mà nó gây ra cho môi trường đất, nước và không khí… Đất là một thành tố quan trọng nhất để cấu thành nên một viên gạch. Vì thế việc khai thác triệt để nguồn đất sử dụng cho việc làm gạch là một hoạt động không thể thiếu cho nghề làm gạch. Và tất nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên đất một cách bừa bãi, không có quy hoạch sẽ dẫn tới một hệ quả vô cùng xấu đối với môi trường đất. Những chỗ đất bị đào sâu tới vài chục mét, nơi đặt lò gạch với nhiệt độ hàng nghìn độ C, việc đi lại thường xuyên của những người tham gia làm gạch…. Sẽ nhanh chóng làm cho đất bị thoái hoá, nhiều chỗ đã trở thành vùng đất trũng và phải mất rất nhiều năm mới có thể trở lại trạng thái ban đầu. Do hoạt động khai thác mạnh mẽ trên diện đất rộng, cộng với việc khói lò thường toả ra nghi ngút và dài ngày trong những ngày đốt lò đã làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng. Khi đốt lò, lượng nhiệt trong lò toả ra làm cho không khí trở nên nóng nực, ngột ngạt. Đồng thời, khí độc có trong khói lò cùng với lượng CO2 quá lớn toả ra bên ngoài đã làm cho không khí trong lành biến mất để nhường chỗ cho sự ô nhiễm môi trường len lỏi vào. Như đã nói ở trên, khu lò gạch này được xây dựng ngay cạnh con sông cho nên những hoạt động trong quá trình làm gạch cũng phần nào gây ra ô nhiễm cho nguồn nước cùng với đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều tại khu vực đó. Vì đê được xây đắp phần đông để bảo vệ mùa màng khi nước sông dâng cao, trong khi đó lò gạch thì lại nằm gần đê, cho nên khai thác đất quá nhiều cũng là nguyên nhân làm hỏng hệ thống đê điều. Những tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí mà nghề làm gạch lại chính là những nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống thực vật, động vật và môi trường sinh thái tại những khu vực đó. Hầu hết những nơi chịu ảnh hưởng của của khói lò thì cây cối đều bị khô héo, không cho năng suất cao và người ta đã gọi hiện tượng cây cối bị như thế là “bệnh táp lò”. Còn với động vật, thường thì chúng bị còi cọc, bệnh tật. Những con yếu có thể bị chết nếu sống quá gần với vùng chịu ảnh hưởng nặng của khói lò. Đặc biệt, với mảnh đất được sử dụng làm lò gạch đó thì rất nhiều năm sau, cây cối khó có thể mọc lên, cả vùng đất đó sẽ bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Hơn thế nữa, đây cũng là một ngành nghề sử dụng khá nhiều nguyên liệu than và củi đốt, do đó nó cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm cạn kiệt nguồn khoáng sản than và nguồn tài nguyên rừng ở nước ta. 2. Những tác động của nghề làm gạch ở xã Tân Chi - huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đối với môi trường xã hội. 2.1. Những tác động tích cực. 80% dân số Việt Nam sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, vì thế những người dân thuộc tỉnh Bắc Ninh cũng không nằm ngoài chỉ tiêu dân số thuộc ngành nghề đó. Song do cơ cấu của công việc sản xuất theo mùa vụ nên sẽ có những ngày nông nhàn, trong khi đó, số dân của tỉnh này càng tăng cao, do đó, việc tham gia vào các công việc phụ khác để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống là nhu cầu cần thiết của mỗi người dân. Và nghề làm gạch đã đáp ứng được phần nào nhu cầu làm thêm của nhân dân. Thông thường, để hoàn thiện từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi cho gạch ra lò để mang đi tiêu thụ của một lò gạch phải cần tới 40 công nhân, bao gồm cả thợ đóng than, thợ đóng gạch, công nhật, người phơi gạch và người gánh gạch vào lò và ra lò. Như vậy, nếu tính một lò gạch giải quyết được cồng việc làm thêm cho 40 người thì 10 lò sẽ đáp ứng được nhu cầu làm thêm của 400 người. Điều đó cho phép, đây là một ngành nghề mang lại khá nhiều lợi ích cho nông dân về mặt vật chất. Thành phẩm của một lò gạch chính là gạch và xỉ than. Với gạch thì thường có ba loại: gạch tốt, (gạch chín tới), gạch non và gạch già. Gạch tốt là loại gạch khi mới ra lò có phấn trắng, vỗ gạch thấy kêuđanh được con người sử dụng để xây nhà, xây các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng. Gạch non là gạch có màu da cam hơi đỏ, là loại gạch kém chất lượng, đễ gẫy vỡ thường được sử dụng trong việc xây các công trình phụ: nhà vệ sinh, nhà tắm… hay các bờ tường. Gạch phồng có màu đen và bị phồng hẳn lên chỉ được con người dùng vào việc xây móng nhà, xây bờ ao… vì loại gạch này rất rắn, chắc. Gạch tốt, gạch non, gạch phồng đều được con người sử dụng có hiệu quả trong việc xây dựng từ các công trình to lớn, quan trọng đến các công trình phụ. Thành phẩm cuối cùng còn lại trong một lò gạch chính là xỉ than, con người cũng đã biết tận dụng triệt để chúng vào việc đổ đường, đổ trần chống nóng rất tốt. Một trong những ý nghĩa tốt đẹp mà nghề làm gạch đã đem lại cho xã hội. Đó là tiền mà những địa phương cho nhân dân thuê đất đó đã được sử dụng trong việc xây dựng các công trình công cộng: trường học, đường xá, bệnh viện… 2.2. Những tác động tiêu cực: Bên cạnh những mặt mạnh, những điểm tích cực mà nghề làm gạch đã mang lại cho con người và xã hội thì nó cũng chứa đựng những yếu điểm gây tác hại không nhỏ tới con người và xã hội. Trước hết, với việc phá tan bầu không khí trong lành kéo theo đó là sự ngột ngạt, nóng bức, ô nhiễm môi trường… mà công việc đó mang lại đã làm cho con người mắc rất nhiều bệnh tật. Trong đó, bệnh thường gặp và phổ biến nhất đối với người thường xuyên tiếp xúc với khói lò là đau họng, khó thở, viêm phổi… Ngoài ra còn rất nhiều bệnh khác có liên quan đến đường hô hấp. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí… đã làm giảm khẳnông nghiệp sinh sôi, nảy nở của các loại động thực vật. Cùng với nó là việc canh tác lịa trên mảnh đất trước đó dùng để làm gạch gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, năng suất lao động của con người trong việc nuôi trồng động, thực vật là rất thấp. Từ đó, thu nhập của người dân sẽ bị giảm đáng kể. Và đây cũng là nguyên nhân gây tác động xấu trong các mối quan hệ xã hội. Việc cung cấp gạch không đúng chủng loại cho việc xây dựng công trình quan trọng sẽ làm cho các công trình đó sớm bị hỏng. Điều này làm thiệt hại rất nhiều tài sản cho quốc gia… III.NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC HẠI CỦA NGHỀ LÀM GẠCH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI Ở XÃ TÂN CHI - HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH. Nhận thức được những tác hại mà “lò gạch” đã gây ra cho môi trường tự nhiên và xã hội. Uỷ ban nhân dân xã Tân Chi đã đưa ra rất nhiều chính sách, nghị quyết nhằm giảm tối đa những tác hại đó: -Uỷ ban nhân dân xã đưa ra các công văn yêu cầu các làng trực thuộc của xã hạn chế việc cho tư nhân thuê đất đểư dụng vào việc làm gạch. -Uỷ ban nhân dân xã đã hết sức tạo điều kiện cho nhà nước sử dụng đất thuộc vùng quản lý của xã để xây dựng một nhà máy gạch có công nghệ xử lý rác thải và ống khói nhà máy rất cao. Đó là nhà máy gạch Tuynel. Nhà máy này được xây dựng nên vừa giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người dân trong xã, vừa làm giảm thiểu tối đa những tác động mà lò gạch tư nhân xây dựng mang lại. -Để giúp đỡ những nông dân bị mất mùa do khói lò mang lại, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã đã quyết định yêu cầu chủ lò gạch phải bồi thường những thiệt hại đó cho nông dân. Đồng thời, để giảm việc người dân tham gia đấu thầu thuê đất để làm lò gạch, nhà nước đã áp dụng việc đánh thuế rất cao cho chủ lò gạch. Và điều này đã đạt hiệu quả rất cao. -Do nắm được tình hình sản xuất của nhân dân đồng thời cũng để tránh những thiệt hại quá lớn cho những chủ lò gạch. Nhà nước đã yêu cầu chủ lò gạch thực hiện việc đốt lò theo thời gian quy định để tránh gây thiệt hại về mùa mang cho nông dân. Đó là việc đến khi mạ mới được gieo cấy và khi cây lúa mới trổ đòng thì chủ lò phải tuyệt đối không được đốt lò gạch và với chính sách này, Nhà nước đã phần nào giảm bớt được những thiệt hại cho cả người nông dân và cho cả chủ lò gạch. -Để tránh cho người dân mắc những căn bệnh không tốt về đường hô hấp đó, Nhà nước đã chủ trương cho thuê những mảnh đất xa dân cư để xây các lò gạch ở đó. KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển cùng với các cường quốc trên thế giới. Do đó, Việt Nam không chỉ tiếp tục giữ vững nền chính trị ổn định mà ngày càng phải phấn đấu để có một nền kinh tế phát triển toàn diện, trong đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đã trở thành công việc quan trọng hàng đầu đối với nước ta. Và song song với quá trình hội nhập đó của cả nước thì nghề làm gạch ở Bắc Ninh nói riêng và nghề làm gạch trong cả nước nói chung đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên mọt cách vững chắc. Và mặc dù còn rất nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhưng những gì mà ngành nghề đó đã đem lại cho toàn thể xã hội ta đó là những lợi ích đáng để cho chúng ta ghi nhận và coi đó là một ngành nghề truyền thống cần được bảo lưu cho thế hệ đời sau. Điều quan trọng là chúng ta - những con người của thế hệ tương lai phải tìm ra các cách để giảm thiểu tối đa những tác hại không có lợi của ngành nghề truyền thống đó cho môi trường tự nhiên và xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNh7919ng tc 2737897ng c7911a ngh7873 lm g7841ch 7903 x Tamp.doc
Tài liệu liên quan