Đề tài Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành du lịch Việt Nam

Ngành du lịch cùng các ngành văn hóa, hàng không, ngoại giao tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các lễ hội, sự kiện du lịch có tính chuyên nghiệp cao và những thị trường khách lớn. Về lâu dài, phải tăng cường cơ chế phối hợp các địa phương, doanh nghiệp để hoàn thiện môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh; thúc đẩy xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên biệt dựa vào thế mạnh tiềm năng của đất nước và của từng vùng miền. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực; thiết lập những trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách tại các trung tâm du lịch lớn. Thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và tăng cường kiểm tra, giám sát như TP Hồ Chí Minh đang làm thử với việc công nhận 65 điểm dịch vụ nhà hàng đạt chuẩn du lịch vừa qua. Bên cạnh việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế, huy động các nguồn vốn đầu tư, Nhà nước cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, thành lập quỹ xúc tiến du lịch quốc gia, nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý cho ngành du lịch và ỏp dụng chớnh sỏch hoàn thuế giỏ trị gia tăng cho du khách quốc tế như một số nước trong khu vực đó làm.

doc33 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
song phương, những cam kết của thành viên mới cũng phải phù hợp với tất cả các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Mặt khác, những cuộc đàm phán cũng quyết định các lợi ích (chẳng hạn như những cơ hội về xuất, nhập khẩu) mà các nước thành viên cũ mong đợi thành viên trong tương lai mang lại. Vì thế, những cuộc đàm phán có thể sẽ rất căng thẳng và phức tạp. Định ra một thời điểm thực hiện các cam kết gia nhập. Sau khi quốc gia hay lãnh thổ hoàn thành hai bước trên, ban công tác WTO sẽ quyết định thời hạn gia nhập của họ và cho ghi trên một văn bản có tên là "Hiệp ước thành viên sơ bộ" (còn gọi là "Nghị định thư về quá trình gia nhập"). Đồng thời đưa ra danh sách (và cả thời hạn thực hiện) những cam kết khi trở thành thành viên WTO của quốc gia, lãnh thổ này. Quyết định. Trong bước cuối cùng này, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập WTO phải đệ trình Nghị định thư về quá trình gia nhập cũng như danh sách các cam kết lên Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng WTO. Nếu 2/3 thành viên của tổ chức này bỏ phiếu chấp thuận, quốc gia, lãnh thổ đó sẽ được phép ký vào bản Nghị định thư và trở thành thành viên của WTO. II. C¬ héi vµ th¸ch thøc khi héi nhËp WTO ®èi víi c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh ViÖt Nam Thách thức nhiều hơn cơ hội", đó là lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Những hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên gay gắt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh. Ðiều đáng lo ngại là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nước ta còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã hoạt động kinh doanh dưới hàng rào bảo hộ chắc chắn của Nhà nước, khi các công ty nước ngoài không được phép mở chi nhánh hoặc tham gia trong lĩnh vực này với 100% vốn, mà chỉ có thể hoạt động dưới dạng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong một tỷ lệ vốn đóng góp khá hạn chế. Nhưng tình thế đã thay đổi, doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước đang phải đối diện trước một thực tế là vào WTO thì hàng rào bảo hộ sẽ được dỡ bỏ. Việt Nam phải thực hiện cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ lữ hành, trong đó cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến nước ta dưới hình thức đầu tư 100 % vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn lớn hơn. Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách, nhiều khả năng, các công ty nước ngoài sẽ áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và không ít doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh sẽ phải ra đi. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập khi sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện. Trước hết là cạnh tranh về sản phẩm, mà ở đây các công ty chú trọng về tính hấp dẫn và sự tiếp cận nhu cầu của khách, phù hợp đặc tính tâm lý chủng tộc, tôn giáo. Với những lợi thế của mình, các công ty nước ngoài sẽ có chiến lược cạnh tranh nhằm phân chia thị phần khách sử dụng sản phẩm du lịch Việt Nam, như dùng hệ thống đại lý phân phối hùng mạnh của họ để giành giật thị phần khách đến Việt Nam hoặc sử dụng hãng hàng không của họ hoặc do họ khống chế thông qua việc điều tiết vận chuyển khách đến nước ta. Ngoài ra, các công ty nước ngoài thường tận dụng khả năng tài chính để tung ra các chương trình khuyến mại trong những thời gian nhất định nhằm loại bỏ những đối thủ cạnh tranh không mạnh về tài chính và sử dụng các biện pháp tài chính để hạ giá thành sản phẩm, như giữ lại toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm ngoài lãnh thổ Việt Nam để tránh nộp thuế trên phần giá trị gia tăng và tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chi trả các dịch vụ tại Việt Nam thông qua các tập đoàn dịch vụ bên ngoài lãnh thổ nước ta để giảm bớt thuế giá trị gia tăng. Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các công ty kinh doanh lữ hành, bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn sẽ "bắt tay" tạo ra những liên kết nhằm giành ưu đãi như đặt chỗ, đặt phòng cho họ và đẩy các công ty yếu tiềm lực đã khó khăn về nguồn khách, lại càng rơi vào tình trạng thiếu và khó khăn hơn. Còn khi, nếu hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng đủ, các liên kết này lại tiếp tục dành cho nhau ưu đãi về giá, chất lượng dịch vụ. Một điểm khác là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng tài chính sẽ không ngần ngại có những chính sách thu hút nhân lực giỏi chuyên môn từ các doanh nghiệp trong nước.  Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình. Muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phải am hiểu luật pháp quốc tế, nắm vững các cam kết và lộ trình mở cửa cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài; tìm cách củng cố và phát huy các lợi thế so sánh của chính doanh nghiệp trong điều kiện thị trường mở; đánh giá đúng thực trạng tiềm lực của mình để có những chiến lược liên doanh, liên kết đúng hướng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ đặt chỗ qua mạng internet nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện đại và xây dựng các sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý, mang nét đặc sắc dựa trên ưu điểm nổi bật của tiềm năng du lịch Việt Nam. Một điểm các doanh nghiệp lữ hành cần chú trọng là không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm thâm nhập các thị trường và thành lập được mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước để chiếm lĩnh chắc chắn thị trường du lịch trong nước và thị trường đưa khách Việt Nam đi các nước; tăng cường đào tạo cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có tầm hoạch định và cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để tránh tình trạng "chảy máu chất xám" sang các công ty lữ hành nước ngoài. Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành, Tổng cục Du lịch đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá tại các thị trường du lịch trọng điểm và truyền thống; cung cấp các thông tin và đưa ra được những dự báo chính xác về tình hình phát triển du lịch và thị trường khách; phối hợp liên ngành để giảm giá tua du lịch; thực hiện liên kết chống độc quyền, phá giá trong kinh doanh lữ hành quốc tế giữa các doanh nghiệp. Cơ hội của du lịch Việt Nam Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng. Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta. Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Thách thức đối với du lịch Việt Nam Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v… Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc. Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Điểm yếu của du lịch Việt Nam Nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước thừa nhận đang gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng và tiềm lực vốn. Hầu hết trong số 10.400 doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay cho biết cơ sở hạ tầng của họ quá thiếu và yếu, vốn đầu tư thấp và trình độ chuyên môn của nhân viên chưa cao. Chính những điểm yếu này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành nội địa khi phải cạnh tranh với các tập đoàn lữ hành quốc tế chuyên nghiệp đến từ những nước đã có “công nghệ du lịch. Không chỉ yếu về cơ sở hạ tầng.Thực tế cho thấy, các công ty lữ hành Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch có chất lượng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vì thời gian này lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch (khách Inbound) thường cao nhất trong năm và thường là đối tượng khách có khả năng chi trả cao, đến từ các nước Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Điểm yếu nữa của du lịch Việt Nam là chưa có sự phối hợp giữa các ngành, kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, du lịch và thương mại là 2 ngành có sự gắn kết chặt chẽ nhất. Đơn giản vì nếu không gắn kết, thì cơ cấu thu của ngành là lệch. Nguồn thu chủ yếu từ khách du lịch phải là mua bán hàng hoá trong khi đi du lịch, chứ nếu chỉ trông vào phí du lịch và tiền khách sạn là làm du lịch chưa thành công. Đây cũng là mong muốn của du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Thế mạnh của du lịch Vi ệt Nam Những lợi thế của du lịch Việt Nam được bạn bè quốc tế nhìn nhận là, Việt Nam là nước nhiệt đới, có khí hậu ổn định, với các mùa đặc trưng khác nhau, rất thích hợp cho du lịch. Việt Nam có nhiều nghề truyền thống với những món đồ thủ công tinh xảo, mang đậm chất nghệ thuật, cùng những lễ hội văn hoá truyền thống, với những dân tộc khác nhau… đã làm nên một Việt Nam khá ấn tượng trong lòng du khách. Người Việt Nam dễ mến, hiền hoà và thân thiện. Hơn  nữa, Việt Nam là một đất nước của hoà bình, có nền chính trị ổn định, an ninh trật tự đảm bảo, đó là những điều kiện tốt cho du lịch phát triển và thu hút được khách quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam du lịch đã bị hút hồn vào những nhạc cụ cổ, những điệu hát dân ca truyền thống… chính nó đã đem lại cho du khách sự ngọt ngào, êm ái và cảm giác thanh bình trong những ngày du lịch. Theo các chuyên gia kinh tế, chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về sự hiện đại của du lịch, chúng ta cần có bản sắc riêng bằng việc khôi phục lại những gì thuộc về văn hóa truyền thống, cội nguồn. Và những điều đó mới làm nên một Việt Nam ấn tượng trong lòng du khách. Cán cân du lịch nước ta chủ yếu tập trung tại hai trung tâm là TP.HCM và Hà Nội, hai cửa ngõ và cũng là thị trường khách chính có tác động rất lớn đến tình hình phát triển tại các địa bàn lân cận và các tuyến điểm du lịch khác trên cả nước. Một trong những nét đặc thù của hai trung tâm du lịch lớn của VN mà nhiều quốc gia khác không có được chính là sự bổ trợ của các tuyến điểm lân cận, từ đó có thể thiết kế những tour phụ trợ (side trip) vừa tạo ra sức hút cho tuyến điểm, vừa tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm chào bán. Tâm điểm từ TP Hồ Chí Minh Trong vòng bán kính 150-450km tính từ TP.HCM có rất nhiều khu vực phụ cận như thế. Đó là tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ với tài nguyên biển, vịnh, các đảo và các bãi tắm tuyệt đẹp như Mũi Né, Ninh Chữ, Nha Trang, nơi sinh sống tập trung của đồng bào Chăm với phong tục tập quán cùng kiến trúc hoàn toàn riêng biệt, là lợi thế để phát triển mạnh du lịch biển, du lịch văn hóa; có rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với những vườn cây trái rộng lớn; có bãi biển Hồ Cốc, Long Hải và khu vực suối nước nóng Bình Châu của Bà Rịa - Vũng Tàu, thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển; có Côn Đảo thích hợp với loại hình du lịch đảo. Đó là khu vực Đông Nam bộ với các di tích chiến tranh và lịch sử như địa đạo Củ Chi, Trung ương Cục, núi Bà Đen, có kiến trúc tôn giáo độc nhất vô nhị là Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh), có khu bảo tồn thiên nhiên Mã Đà (Bình Phước)... là những thế mạnh về du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo. Đó là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với vựa lúa lớn nhất nước và hệ thống sông rạch chằng chịt, với các làng nghề dọc theo các dòng sông, các chợ nổi sầm uất và các vườn cây ăn trái xum xuê; cũng là nơi hội tụ nhiều loài động vật được ghi trong Sách đỏ ở các sân chim, các tràm chim lớn, thế mạnh để khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông thôn... Một điểm nhấn của khu vực này là đảo Phú Quốc, một tuyến điểm du lịch mang tầm quốc tế có sức hút lớn. Xa hơn, đó là tiểu vùng Tây nguyên (cách TP.HCM từ 300-500km) với khí hậu ôn đới, nơi tập trung vô số thác nước, sông hồ, những thắng cảnh đẹp, buôn làng của các dân tộc ít người vùng cao nguyên, thích hợp phát triển du lịch núi, du lịch mạo hiểm. Xa hơn nữa là những tuyến điểm tại khu vực Trung bộ cách TP.HCM trên dưới 1.000km như Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình hiện đang sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận, đã thành thương hiệu “Con đường di sản miền Trung”, là thế mạnh để đi sâu khai thác loại hình du lịch di sản, đồng thời du lịch biển cũng là lợi thế lớn tại khu vực này. Tâm điểm từ Hà Nội Thủ đô Hà Nội với 4.000 năm lịch sử là nơi còn lưu giữ nhiều kiến trúc lâu đời, đi cùng sự trù phú của đồng bằng sông Hồng, sự hấp dẫn của các làng nghề truyền thống, và sự bổ trợ của các tuyến điểm lân cận sẽ là thế mạnh riêng biệt của du lịch phía Bắc. Ở đây, nên tập trung xây dựng du lịch lịch sử và văn hóa: tham quan các lễ hội dân gian, các điểm văn hóa lịch sử, dân tộc, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu đời sống nông thôn, thưởng thức đặc sản địa phương. Loại hình du lịch xanh hiện đang là xu thế và sở thích của du khách muốn trở về với thiên nhiên, tìm hiểu đời sống hoang dã với các hoạt động lặn biển, lướt sóng, chèo thuyền trên sông, đi rừng, lội suối, tắm thác... cũng là một trong những thế mạnh của du lịch lân cận thủ đô Hà Nội, nhất là tại vùng rừng núi Tây Bắc, đặc biệt tuyến điểm Sa Pa cần qui hoạch để trở thành điểm du lịch mang tầm quốc tế. Với viên ngọc quí giá vịnh Hạ Long, cần có những biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường, khai thác bền vững đi kèm. Hiện nay Hạ Long chưa cần thiết xếp vào danh mục những điểm đến nhạy cảm cần hạn chế lượng khách tham quan, nhưng về lâu dài cần qui hoạch việc khai thác đánh bắt thủy sản, khai thác đá, hạn chế lượng tàu bè sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm môi trường, xây dựng ý thức cho tất cả du khách để bảo vệ sự bền vững của một tuyến điểm đẹp và hiếm. Mice và con đường ven biển Trên thực tế, hai địa bàn Hà Nội và TP.HCM luôn tập trung các sản phẩm xoay quanh loại hình MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại và mua sắm). Trong vòng mười năm tới, MICE là dòng sản phẩm chính để chúng ta thu hút nguồn khách và ngoại tệ, góp phần đánh bóng thương hiệu quốc gia. Ngoài các phương tiện kết nối giao thông đã có giữa TP.HCM và Hà Nội, theo chúng tôi, con đường du lịch ven biển chạy dài trên 3.200km từ Nam ra Bắc sẽ là một lợi thế so sánh lớn của VN khi được đưa vào sử dụng. Mới đây Trung Quốc đã chi trên 3 tỉ USD để xây dựng đường sắt nối Bắc Kinh - Tây Tạng với mục đích phát triển du lịch xứ sở tâm linh huyền bí Tây Tạng; đó sẽ là một kinh nghiệm quí giá để chúng ta học tập. So với những quốc gia trong khu vực ASEAN, du lịch VN có những lợi thế so sánh bằng hoặc hơn. Thế nhưng hiệu quả từ ngành du lịch nước ta mang lại vẫn còn thua kém Thái Lan, Malaysia, Singapore... Nguyên nhân căn bản là chúng ta chưa biến được những lợi thế so sánh thành những lợi thế cạnh tranh vốn chỉ tồn tại một thời gian và sẽ trôi qua nếu như chúng ta không biết tận dụng mọi cơ hội. Trong suốt quá trình qui hoạch phát triển du lịch tại hai trung tâm đô thị TP.HCM và Hà Nội cùng các tuyến điểm lân cận, chúng ta cần chú trọng đến yếu tố bền vững, coi đó là then chốt để phát triển lâu dài và phát triển du lịch phải gắn liền với việc phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống của cả khu vực. Có thực hiện được như vậy thì ngành du lịch VN mới có thể biến những lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều du khách và góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước. 2.1 C¬ héi ®èi víi ngµnh du lÞch ViÖt Nam Tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch Việt Nam đứng trước 3 cơ hội lớn. Cơ hội đầu tiên và rõ nhất sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trên thực tế, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 vừa qua đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế, làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngày càng có nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn và có ý định đến tìm hiểu và làm ăn với Việt Nam. Số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng trên hai con số. Nếu năm 2000, Việt Nam mới thu hút được khoảng 2,12 triệu lượt khách quốc tế, thì đến năm 2006, con số này đã đạt gần 3,6 triệu lượt. Dự kiến, đến năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nâng mức thu nhập từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 4 - 5 tỷ USD. Ngoài việc gia tăng về số lượng khách, thị trường khách cũng được mở rộng. Vào WTO, do đặc điểm của thị trường du lịch khác với thị trường hàng hóa nên du lịch có tính độc lập cao trong cạnh tranh toàn cầu, không bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp định về thuế quan và thương mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Dự báo, trong những năm tới, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng bình quân 7-8%. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam xúc tiến các chương trình quảng bá, thu hút du khách. Cơ hội lớn thứ hai mà du lịch Việt Nam có thể tận dụng từ việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách MICE. Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong khu vực, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vào bậc cao nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã và đang mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư ở khắp thế giới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2006 có tới 2,2 tỷ USD (chiếm gần 43% tổng vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam) đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Trong đó, các dự án đầu tư lớn như Đan Kia - Suối Vàng (Đà Lạt, Lâm Đồng) với vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD, Tổ hợp khách sạn, căn hộ tại Tp.HCM do Hàn Quốc đầu tư với số vốn 200 triệu USD… Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới đây, làn sóng đầu tư vào du lịch - dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Bởi theo cam kết gia nhập WTO về du lịch, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành. Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là năng lực cạnh tranh và quản lý yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, gia nhập WTO chính là môi trường để các doanh nghiệp vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trường. Đây là cơ hội thứ ba mà doanh nghiệp du lịch Việt Nam được hưởng. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các ngành khác, hội nhập là đi cùng với sự thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém về năng lực cạnh tranh và chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế tối đa được tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” như trong thời gian qua. Nhưng đối với những doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi và thương hiệu thì đây chính là cơ hội tốt nhất để họ nâng cao vị thế của mình. Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch. Không chỉ vậy,việc thực hiện đẩy đủ các cam kết của một thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước, khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững. Sau khi hội nh ập nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo luồng khách du lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin, công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành Du lịch. Việc gia nhập WTO tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh, người dân có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn, tăng sức thu hút khách du lịch 2.2 Th¸ch thøc ®èi víi c¸c doanh nghiÖp du lÞch kh¸ch s¹n Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp. Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng. Vấn đề bức xúc nhất vẫn là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhu cầu của ngành với gần 50% nhân lực chưa qua đào tạo chuyên môn. Lực lượng hướng dẫn viên vừa thiếu, vừa yếu trong kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ, không được trang bị đầy đủ những kiến thức văn hóa - xã hội và hạn chế về khả năng tổ chức, điều hành. Cơ cấu đào tạo không cân đối giữa đào tạo đại học và dạy nghề, giữa giảng dạy và thực hành. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam chưa mang tính chuyên nghiệp và ít năng động, nhạy bén với tình hình, quy mô nhỏ, tính định hướng thị trường không rõ ràng. Ðiều này thể hiện khá rõ ở sự chậm chạp và thiếu tính liên kết trong triển khai kế hoạch quảng bá du lịch nhân dịp Năm APEC vừa qua. Qua sự thống kê số lượng khách quốc tế đã đến Việt Nam rồi quay trở lai Việt Nam ta thấy cứ 10 khách quốc tế đến Việt Nam thì chỉ có 1-2 người quay trở lại.Điều này cho thấy: sự hấp dẫn của thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam chỉ mới mời gọi được du khách đến thăm. Còn chất lượng dịch vụ du lịch thì chưa chinh phục được du khách, khiến cho họ chỉ đến một lần rồi thôi, đa số “một đi không trở lại”! Phần lớn những du khách được hỏi cảm tưởng khi đến Việt Nam đều cho biết họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam, rất khâm phục lịch sử và văn hoá Việt Nam… nhưng họ không hài lòng về sự phục vụ, về giao thông đi lại, về vệ sinh, về sự đa dạng sản phẩm du lịch. Nói tóm lại, họ không thấy tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch của nước ta. Chính vì thế, việc du khách không quay trở lại là điều dễ hiểu. Thực tế này đang đẩy ngành du lịch nước ta đứng trước những thách thức lớn. Thứ nhất: phải tăng chi phí quảng bá để mời gọi những người chưa biết Việt Nam là gì, đến với Việt Nam. Thứ hai: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng giảm, do chi tiêu của khách tại Việt Nam là rất thấp. Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hoá Việt Nam sẽ bị huy động quá mức cho mục tiêu chào đón khách, không có điều kiện tái đầu tư, không được bảo vệ để phát triển bền vững. Thứ tư: năng lực cạnh tranh sẽ ngày càng suy yếu, trong khi các điểm đến ở các quốc gia xung quanh ta ngày càng toả sáng, trở nên hấp dẫn du khách và sẽ “hút” khách về phía họ. Đó là chưa kể đến lúc, Việt Nam bị mất lợi thế là một điểm đến mới, khi đó chi phí để kéo được một du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ còn phải tăng lên nhiều hơn. Chưa kể khi hội nhập với kinh tế toàn cầu, ngành du lịch nước ta sớm muộn cũng sẽ phải đương đầu với cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nếu không sớm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém hiện nay trong quản lý và kinh doanh du lịch, sẽ đến lúc xảy ra cảnh ngang trái: tài nguyên của chúng ta, thiên nhiên của chúng ta, văn hoá của chúng ta nhưng lại do người nước ngoài khai thác, và lợi nhuận lại đem về nước họ! Hiện tượng các văn phòng du lịch quốc tế chui, hướng dẫn viên lậu xuất hiện tại một số trung tâm du lịch lớn thời gian qua là những cảnh báo nghiêm khắc cho vấn đề này. 2.3Mét vµi kinh nghiÖm ph¸t triÓn du lÞch cña c¸c quèc gia chung quanh d· gia nhËp WTO Trung Quốc trước khi gia nhập WTO Kinh nghiệm của một số nước phát triển về du lịch cho thấy họ rất chú trọng kích thích nhu cầu du lịch trong nước để tránh những rủi ro do môi trường kinh doanh quốc tế mang lại đồng thời lấy đó làm cơ sở và động lực để thu hút khách quốc tế. Họ cho rằng một lễ hội chỉ thực sự hấp dẫn khi cả chủ và khách đều đông, nếu chủ nhiều khách ít thì kém hấp dẫn, ngược lại chủ ít khách nhiều thì khách sẽ cảm thấy rất tẻ nhạt. Từ đó họ có chiến lược để kết hợp giữa việc không ngừng thu hút khách quốc tế với đẩy mạnh các chính sách kích cầu nội địa. Ví dụ điển hình là Trung Quốc, họ rất thành công trong việc kích thích thị trường du lịch nội địa phát triển. Chương trình hành động của họ là không ngừng nâng cao mức tiêu dùng nội địa, coi trọng vai trò nhu cầu tiêu dùng nội địa trong việc lôi kéo đối với sự tăng trưởng của kinh tế vĩ mô. Do vậy trong tình hình nhu cầu du lịch bên ngoài tăng không cao, Trung Quốc đã chú trọng kích cầu du lịch trong nước. Đây được coi là quốc sách bất biến và lâu dài của Trung Quốc. Quốc sách đó đã và đang được thực hiện có hiệu quả và chứng minh tính đúng đắn của nó đối với một nước trên 1,2 tỷ dân. Trên bình diện chung, tăng trưởng kinh tế vĩ mô đã thoát khỏi cục diện quá phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài, từng bước tiến vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào mở rộng nhu cầu nội địa. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều cho rằng họ có tiềm năng rất lớn trong việc kích cầu nội địa và do đó mức tăng trưởng thực tế kinh tế vĩ mô vẫn còn khoảng cách nhất định so với tiềm năng. Biểu đồ: Khách du lịch nội địa của Trung Quốc từ 1996 - 2001 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Khách nội địa (triệu lượt) 639 644 659 720 744 784 - Tăng so với năm trước (triệu lượt) - 5 15 61 24 40 - Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) - 7.8 2.3 9.3 3.3 5.4 2. Mức chi tiêu bình quân (NDT) 256.2 328.2 344.5 394.0 426.6 464.2 - Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) - 28.1 5.0 14.4 8.3 8.8 Nguồn: W.W.W. CNTO. ORG Nhờ chính sách đúng đắn đó nên thị trường du lịch nội địa của Trung Quốc trong một số năm qua rất sôi động. Số liệu biểu trên cho thấy khách du lịch Trung Quốc năm 1999 tăng 61 triệu lượt người so với 1998, năm 2001 tăng 40 triệu lượt người so với năm 2000. Đây là con số rất đáng kể cho sự thành công của chính sách kích cầu nội địa. Nếu so sánh giữa số lượt khách và dân số thì năm 2001 Trung Quốc đạt 61.6% (784/1.273), trong khi đó tỷ lệ này ở nước ta năm 2002 là 16.3% (13/79.93). Bên cạnh đó Trung Quốc đã chú trọng để nâng cao đáng kể mức chi tiêu bình quân một khách du lịch nội địa (Trong 2 năm 2000 - 2001 tăng bình quân mỗi năm trên 8%). Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc kích cầu du lịch trong nước và không ngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch. Nghiên cứu sự phát triển du lịch Trung Quốc và từ thực tiễn Việt Nam trong những năm qua đã cho chúng ta thấy rằng: - Du lịch hướng ngoại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. - Du lịch hướng nội mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng đảm bảo sự phát triển ổn định hơn và là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành một cách bền vững. Kinh nghiệm và sự thành công của Trung Quốc đáng để cho chúng ta suy nghĩ về chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Với một nước gần 80 triệu dân, tiềm năng du lịch dồi dào phong phú, địa hình và khí hậu đa dạng, đa dân tộc, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng khá, đặc biệt là ở các đô thị lớn, chúng ta có khả năng rất lớn để kích cầu du lịch nội địa trong những năm tới. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Trung Quốc năm 2006 đạt 8,7%, đóng góp 35,079 triệu USD vào GDP nước này. Với đà phát triển như hiện nay, Giám đốc Cơ quan Du lịch quốc gia Trung Quốc Shao Qiwei cho biết, trong 5 năm tới khách du lịch tới Trung Quốc sẽ tăng trung bình 8%/năm và nguồn thu ngoại tệ tăng 12%/năm. Hiện nay, ngành du lịch nước này đã thu hút 93 tỷ USD vốn nước ngoài. Các tập đoàn khách sạn, các công ty lữ hành hàng đầu thế giới đã đổ vốn vào Trung Quốc. Thống kê của đơn vị điều hành, quản lý du lịch Bắc Kinh cho thấy, từ tháng 1-10.2006, thành phố đã đón tiếp 2,826 triệu du khách quốc tế trong tổng số 3,262 triệu khách tham quan, tăng 8,5% so với năm 2005. Dẫn đầu về số lượng khách tham quan là Mỹ, với 428.000 người, chiếm 13,1% trong tổng số du khách quốc tế, kế đến là Nhật Bản, Hàn Quốc. Qua tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc cho thấy, ngành du lịch nước này đã biết phát huy thế mạnh giá trị du lịch tự nhiên và giá trị du lịch nhân văn, dựa trên tiềm năng văn hóa đặc sắc, phong phú. Trung Quốc là một trong 4 quốc gia có nền văn minh cổ đại lâu đời nhất, với những di chỉ văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố khắp nơi. Vì vậy, đến bất cứ địa phương nào, du khách cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn. Người Trung Quốc đã biết gìn giữ, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ấy để phát triển du lịch. Những ngày hội văn hóa độc đáo của người Choang, người Mông, người Dao ở Vân Nam, Quảng Tây; những điệu múa, khúc ca của những người du mục trên cao nguyên Thanh – Tạng; mỗi địa danh, tên mỗi nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ... Tất cả đều được gìn giữ và biến thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, không chỉ mang đậm nét tri thức, mà còn được biết đến như những món ăn tinh thần níu chân du khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa như Trường Thành, Di Hòa Viên, Thập Tam Lăng ở Bắc Kinh; Hồ Tây ở Hàng Châu; lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán... dẫu bị thời gian và chiến tranh tàn phá ghê ghớm, song đều được người Trung Quốc hôm nay không tiếc tiền của, công sức, xây dựng và khôi phục. Bên cạnh kiến trúc cổ, du khách đến tham quan Bắc Kinh còn có thể ngắm phố đêm Tràng An lộng lẫy, dạo phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh sầm uất. Còn ở Thượng Hải, ngoài Dự Viên, tháp truyền hình Minh Châu, phố đi bộ Nam Kinh… là những điểm đến không thể thiếu trong hành trình của du khách. Trong xu thế hội nhập phát triển kinh tế, Trung Quốc đã biết kết hợp du lịch và thương mại. Các địa phương ở Trung Quốc đã xây dựng thành công phố đi bộ – mua sắm như Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh, thu hút du khách đến tham quan, mua sắm, tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sức hấp dẫn và thành công của ngành du lịch Trung Quốc còn do công tác quảng bá du lịch luôn được chú trọng. Những lời quảng cáo ấn tượng như Bất đáo Trường Thành phi Hảo Hán hay Non nước Quế Lâm đứng đầu thiên hạ… đã thôi thúc hàng triệu khách du lịch quốc tế đến với Trung Quốc. WTO dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thị trường du lịch lớn nhất thế giới với 10% số lượt khách du lịch được hỗ trợ nhờ internet. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 5.000 địa chỉ trang web về du lịch, trong đó, hơn 300 địa chỉ đã được chuyên môn hóa. Theo các chuyên gia, mặc dù du lịch qua mạng của Trung Quốc hiện vẫn còn tương đối nhỏ so với các quốc gia khác, nhưng ngành này đang phát triển nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và có những chính sách thiết thực để thúc đẩy du lịch phát triển, ví như vào các dịp Tết nguyên đán, ngày Quốc tế lao động 1.5, Quốc khánh hàng năm, Trung Quốc đều cho nghỉ trọn một tuần, gọi là Tuần lễ Vàng, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại mua sắm và thu hút du khách quốc tế. Trong Tuần lễ Vàng 2006, Trung Quốc đã đón trên 4 triệu khách du lịch, thu hơn 3,6 tỷ NDT. Bốn điểm thu hút du khách nhất là Đền Ngọc Hoàng, Vườn Bách Thú – Bắc Kinh, công viên Beiha và Cung điện mùa hè. Thành công của du lịch Trung Quốc cũng phải kể đến việc quy phạm hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên làm công tác du lịch; tạo hành lang pháp lý, cải tiến trong việc cấp thị thực nhập cảnh, đã tạo tiền đề quan trọng cho việc tổ chức, thu hút khách. Có thể nói, giữa các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại, hải quan, giao thông vận tải… ở Trung Quốc đã tìm được tiếng nói chung, phối hợp nhịp nhàng. III.ChiÕn lîc cña c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh ViÖt Nam 3.1HÖ thèng chÝnh s¸ch chiÕn lîc cña nhµ níc vµ c¸c c¬ quan qu¶n lý nhµ níc vÒ du lÞch 1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây: a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch; c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch; e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia; g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, ghóp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. 3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. 4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. 6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 3.2 ChiÕn l­îc cña c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh Hiện nay vấn đề được lãnh đạo của các công ty du lịch lữ hành Việt Nam quan tâm nhiều nhất là thị trường du lịch, một trong những dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa khi trở thành thành viên của WTO, theo dự đoán là vào cuối năm nay. Chủ động vươn ra bên ngoài Mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, theo Tổng cục Du lịch, có nghĩa là cho phép các công ty lữ hành nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Các công ty lữ hành 100% vốn nước ngoài, một hình thức mới của công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh liên doanh được cho phép lâu nay, sẽ được tham gia bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên Việt Nam chỉ cho phép công ty 100% vốn nước ngoài khai thác ở thị trường inbound quốc tế, thị trường mang lại lượng khách du lịch nước ngoài nhiều nhất cho Việt Nam. Thị trường inbound vốn đang là sân chơi của các pháp nhân Việt Nam trong khi các pháp nhân nước ngoài chỉ được phép hoạt động đến vùng biên giới hay nói cách khác họ muốn tham gia inbound phải thông qua các đối tác Việt Nam.Đối với nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước, sự tham gia của công ty nước ngoài chính là tạo ra nguy cơ mất thị trường inbound mà lâu nay họ phải phụ thuộc. Chủ động nguồn khách quốc tế là cách mà các công ty du lịch lữ hành trong nước phải thực hiện. Cạnh tranh trong nước sẽ gay gắt hơn Mỗi hãng lữ hành đều có chiến lược cạnh tranh chuẩn bị cho thời kỳ WTO. Điểm khác biệt giữa những hãng này chính là mức độ chuẩn bị cho việc cạnh tranh khi gia nhập WTO,sự tham gia của liên doanh hiện nay thể hiện điều đó.Mặc dù là liên doanh nhưng phần lớn các hãng lữ hành nước ngoài gần như điều hành toàn bộ hoạt động, nhất là thị trường inbound,đối tác nước ngoài không phụ thuộc vào đối tác trong nước khi khai thác thị trường inbound và tạo ra một sự canh tranh không kém phần gay gắt với các hãng đối thủ trong nước khác. Các doanh nghiệp cho rằng trong giai đoạn đầu, các hãng nước ngoài còn rất cần đối tác trong nước để giúp họ đưa khách quốc tế vào Việt Nam. Bài toán kinh tế chính là lý do buộc các hãng nước ngoài không lựa chọn hình thức thành lập công ty 100% để khai thác chỉ thị trường inbound trong giai đoạn đầu. Dẫu vậy sự cạnh tranh sẽ không thể tránh khỏi khi điều kiện và cơ hội của giai đoạn sau đến. Thị trường nội địa sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn,một số hãng trong nước bị mất thị trường inbound sẽ nhảy vào thị trường nội địa, tạo sức ép cạnh tranh nhiều hơn lên những công ty chuyên về du lịch trong nước. Trong khi những công ty bị chia sẻ thị trường inbound cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa và làm cho cạnh tranh của thị trường du lịch trong nước càng gay gắt hơn. KÕt luËn Những thành tựu trong năm qua cùng sự kiện gia nhập WTO đã mở ra triển vọng phát triển cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cho thấy không ít trở ngại, khó khăn tồn đọng từ nhiều năm nay như: Sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, thiếu khách sạn cao cấp và các điểm vui chơi, giải trí; chất lượng dịch vụ thấp, giá cả còn cao so với các nước trong khu vực làm giảm sút khả năng cạnh tranh. Vấn đề bức xúc nhất vẫn là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhu cầu của ngành với gần 50% nhân lực chưa qua đào tạo chuyên môn. Lực lượng hướng dẫn viên vừa thiếu, vừa yếu trong kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ, không được trang bị đầy đủ những kiến thức văn hóa - xã hội và hạn chế về khả năng tổ chức, điều hành. Cơ cấu đào tạo không cân đối giữa đào tạo đại học và dạy nghề, giữa giảng dạy và thực hành. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam chưa mang tính chuyên nghiệp và ít năng động, nhạy bén với tình hình, quy mô nhỏ, tính định hướng thị trường không rõ ràng. Ðiều này thể hiện khá rõ ở sự chậm chạp và thiếu tính liên kết trong triển khai kế hoạch quảng bá du lịch nhân dịp Năm APEC vừa qua. Việc thành lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm dù vô cùng cần thiết và đã được đề cập cách đây vài năm, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Những đợt quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường nước ngoài ít hiệu quả do thiếu trọng tâm, trọng điểm và quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường trước đó, chưa liên tục và ít đổi mới, sáng tạo về hình thức, do vậy dễ bị chìm khuất, không gây ấn tượng. Hoạt động quảng bá mới chỉ dừng lại ở mức tham gia các liên hoan, hội chợ, và tổ chức các chương trình xúc tiến riêng lẻ chứ chưa có những chiến dịch dài hơi, đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung với sự tham gia tổng lực của nhiều ngành như một số nước trong khu vực đã và đang thực hiện. Ngoài ra, các ấn phẩm tuyên truyền và những trang thông tin điện tử giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam còn thiếu và ít sinh động. Nhiều sự kiện lễ hội chưa có tính liên kết, thống nhất nên không làm nổi bật được thương hiệu du lịch vùng, miền. Sự yếu kém trong lĩnh vực này khiến du khách quốc tế không có sự hiểu biết và cập nhật thường xuyên thông tin về điểm đến Việt Nam. Chính vì vậy, có những liên hoan, lễ hội du lịch diễn ra khá lãng phí do không mang lại hiệu quả quảng bá như mong muốn. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ghi nhận nỗ lực vươn lên trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu hóa và khẳng định vị thế của đất nước. Nhưng cũng không nên quá lạc quan về điều này như trong nhận thức của nhiều người vì phía trước còn vô vàn những thử thách và khó khăn phải vượt qua, đòi hỏi bản lĩnh, trình độ, sự hiểu biết và năng lực tự thân của mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Du lịch Việt Nam được hưởng thuận lợi nhất định từ quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, mở rộng thị trường du lịch, thu hút vốn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền du lịch phát triển khi gia nhập WTO. Tiến trình đó cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trong khi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thuộc loại nhỏ, thiếu vốn, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Việc hiểu rõ điểm mạnh cùng những hạn chế và các cơ hội, thách thức có ý nghĩa quan trọng để đề ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, bền vững. Cần bổ sung và có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển của ngành du lịch phù hợp tình hình mới, đặt ra những mục tiêu rõ ràng trên cơ sở nhận thức đúng về những ưu thế của du lịch Việt Nam. Ðể chuyên nghiệp hóa du lịch và thực hiện hoạt động một cách bài bản, thì trước hết phải bắt đầu từ yếu tố con người. Trong đó cần gấp rút trang bị cho đội ngũ những người làm du lịch sự am hiểu các cam kết quốc tế, hệ thống luật lệ, các kỹ năng tranh tụng, sự hiểu biết văn hóa, giỏi ngoại ngữ và tin học để có thể nắm thông tin, hiểu được yêu cầu của khách và đối tác làm ăn, có kiến thức quản lý và quản trị doanh nghiệp. Muốn làm điều này, ngành du lịch phải nhanh chóng triển khai tiêu chuẩn hóa từng bước nhân lực du lịch ở các lĩnh vực theo yêu cầu thực tế trong nước và phù hợp hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tăng tính thực hành; tạo điều kiện hội nhập quốc tế về lao động du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Việc cần làm ngay đối với ngành du lịch là đổi mới về nhận thức và phương pháp xúc tiến, quảng bá. Nghiên cứu và mở rộng thị trường, xác định rõ thị trường trọng điểm để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp; hình thành chiến lược tiếp thị thương hiệu du lịch quốc gia và chiến lược quảng bá nhằm cung cấp thông tin du lịch Việt Nam đến du khách thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi; thậm chí có thể thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp của nước ngoài thực hiện. Xây dựng các văn phòng đại diện, thông tin du lịch Việt Nam ở các thị trường nước ngoài, trước mắt là tại thị trường Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Quảng bá qua internet nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng của Việt Nam, kết nối với chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ, hình ảnh để khách dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang thông tin như: Google, MSN, Infoseek để du khách nước ngoài dễ tìm kiếm. Ngành du lịch cùng các ngành văn hóa, hàng không, ngoại giao tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các lễ hội, sự kiện du lịch có tính chuyên nghiệp cao và những thị trường khách lớn. Về lâu dài, phải tăng cường cơ chế phối hợp các địa phương, doanh nghiệp để hoàn thiện môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh; thúc đẩy xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên biệt dựa vào thế mạnh tiềm năng của đất nước và của từng vùng miền. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực; thiết lập những trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách tại các trung tâm du lịch lớn. Thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và tăng cường kiểm tra, giám sát như TP Hồ Chí Minh đang làm thử với việc công nhận 65 điểm dịch vụ nhà hàng đạt chuẩn du lịch vừa qua. Bên cạnh việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế, huy động các nguồn vốn đầu tư, Nhà nước cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, thành lập quỹ xúc tiến du lịch quốc gia, nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý cho ngành du lịch và áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho du khách quốc tế như một số nước trong khu vực đã làm... Năm 2007, du lịch Việt Nam phấn đấu đưa mức tăng trưởng lượng khách du lịch lên hai con số, từ 16 đến 18% đối với khách quốc tế và 11% với khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt khoảng hơn 40 nghìn tỷ đồng. Ðây là những con số hoàn toàn có khả năng thực hiện với thành tựu của năm 2006 tạo đà chắc chắn, với sự quyết tâm, đồng lòng cùng vị thế đất nước ngày càng được nâng cao và một môi trường quốc tế thuận lợi như hiện nay. ************************************** Tài liệu tham khảo Các báo điện tử: Nhân dân Media Việt namnet Lao động Các trang wed: Bộ tài chính Tổng cục du lịch Saigontourist Hanoitourist Tuổi trẻ online Mục lục NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0089.doc
Tài liệu liên quan