Tuy nhiên, khách quan mà nói, toàn cầu hoá không chỉ mang lại lợi ích. Giả dụ nền kinh tế thế giới như một con tàu mà tập đoàn Daewoo vẫn thường đóng. Nó được các kĩ sư Hàn Quốc của Daewoo thiết kế sao cho ván gỗ đóng tàu được nhập từ Anh, đinh của Trung Quốc, bánh răng của Đức, các thiết bị khác bằng sắt nhập từ Singapore. Các chi tiết lắp vào nhau phù hợp, chắc chắn, vận hành nhuần nhuyễn và được người thuyền trưởng mang quốc tịch Mỹ chèo lái. Nhưng chỉ cần một con ốc nhỏ long ra, gặp bão ngoài biển, thì lập tức cả con tàu gặp nạn. Người nào nhanh nhẹn hoặc có tầm nhìn xa, chuẩn bị áo phao đầy đủ thì sẽ thoát, những người không kịp sẽ chết. Daewoo trong nền kinh tế thế giới cũng vậy. Bởi thế giới lúc này liên kết với nhau nhờ những con ốc vô hình mang tên “toàn cầu hoá”, nên khi cơn bão mang tên “Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á” nổi lên, lập tức cá thể đang dần yếu Daewoo lao đao, không kịp chống đỡ. Năm đó, hàng loạt những nhà máy sản xuất ô tô của ông Kim ngưng trệ hoạt động, các chi nhánh hoạt động khác cũng tương tự. Cộng thêm đó là những khoản nợ khổng lồ từ các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài của ông trùm Kim Woo Choong, phát sinh từ những đầu tư không tính toán lời lãi của ông. Tới năm 1998, ông Kim nợ tổng cộng 468 triệu đô la Mỹ. Kết cuộc là vào năm 1999, Daewoo phá sản với số nợ lên tới 80 tỉ đô la Mỹ.
Do cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, một Daewoo dưới trướng của Kim Woo Choong đã không thể đi tiếp cùng lịch sử, mà thay vào đó là một Daewoo khác do những con người khác điều hành. Nổi bật là mảng sản xuất ô tô, được General Motor mua lại năm 2002. Cho đến nay, nó được General Motor và Suzuki đồng sở hữu. Đó cũng là một đặc điểm khác của nền kinh tế thế giới hiện nay: tập đoàn của Hàn Quốc nhưng do người Mỹ và người Nhật sở hữu.
30 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những tác động tích cực cũng như tiêu cực của toàn cầu hoá lên tập đoàn Daewoo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến các cụm từ “toàn cầu hoá” và “hội nhập kinh tế quốc tế”, chính vì thế mà chúng không còn xa lạ nữa. Ai cũng hiểu rằng, hay ít nhất là các nhà hoạch định kinh tế hiểu rằng, muốn phát triển kinh tế của một quốc gia, không có cách nào khác là hội nhập kinh tế, cùng phát triển với bước đi của thời đại.
Tuy nhiên, người ta cũng nói nhiều tới hai mặt của toàn cầu hoá, khi mà nó mang nhiều cái bất cập song song với những thuận lợi. Khi đối mặt với sự thách thức của toàn cầu hoá, các quốc gia hay các doanh nghiệp nên đặt câu hỏi: nếu xuất phát điểm của mình thấp hơn, làm cách nào để tham gia toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả, khiến cho phần thu được lớn hơn nhiều so với phần bị mất, phải làm sao để tận dụng được mặt tích cực của nó mà không bị mặt tiêu cực của nó ảnh hưởng? Đó thực sự là một câu hỏi khó cho tất cả các quốc gia và doanh nghiệp bởi họ không thể nào chống lại toàn cầu hoá cũng như việc hội nhập kinh tế được. Chính vì vậy, việc xem xét các thành công cũng như thất bại của các doanh nghiệp đi trước là một việc nên làm cho một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Em chọn tập đoàn Daewoo và nền kinh tế Hàn Quốc để phân tích bởi chúng có những đặc trưng riêng rất nổi bật mà các nước khác không có. Xuất phát điểm của Hàn Quốc lúc bấy giờ cũng hết sức thấp, nhưng có được một chiến lược kinh tế cụ thể và đúng đắn. Đó là chiến lược hướng ngoại thông qua xuất khẩu. Cho đến nay, nền kinh tế Hàn Quốc được xếp thứ 11 trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người hơn 20.000 đô la/năm. Đó quả thật là những nỗ lực phi thường mà Hàn Quốc có được.
Daewoo là một trong các nhân tố đầu tiên tham gia cùng quốc gia thực hiện từng bước chiến lược đó. Cũng như đất nước mình, Daewoo đã đạt được những thành tựu hết sức rực rỡ như trở thành tập đoàn lớn thứ 3 ở Hàn Quốc, hay là một trong các thương hiệu nổi tiếng thế giới với mạng lưới phân phối sản phẩm khắp toàn cầu. Tuy nhiên, đáng buồn là tập đoàn Daewoo của người sáng lập ra nó – ông Kim Woo Choong đã không thể tiếp tục tồn tại cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước Hàn Quốc. Đó chính là do các mặt tiêu cực của toàn cầu hoá đã tác động lên tập đoàn. Em sẽ cố gắng để những tác động tích cực cũng như tiêu cực của toàn cầu hoá lên tập đoàn Daewoo được làm rõ bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư_Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường - Giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và năng lực có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng thầy cô giúp đỡ để những bài viết sau của em được thực hiện tốt hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Linh Giang
CHƯƠNG I
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN DAEWOO
Toàn cầu hoá là gì?
Trên thực tế, chưa một nhà kinh tế nào có được một định nghĩa cụ thể và chính xác cụm từ “toàn cầu hoá”. Ngay cả Thomas L.Friedman, người đã có những tác phẩm nổi tiếng thế giới về vấn đề này như “Chiếc Lexus và cây O-liu” hay “Thế giới phẳng” cũng vậy. Ông chỉ đưa ra các khía cạnh, các phần liên quan tới toàn cầu hoá, để người đọc thông qua đó có thể hiểu được và dễ hình dung ra toàn cầu hoá là gì.
Theo Friedman, toàn cầu hoá thực chất là một hệ thống quốc tế, đã âm ỉ tồn tại rất lâu cùng với lịch sử thế giới và đến những năm 1980 thì nó thực sự bùng nổ, ảnh hưởng tới tất cả các mặt trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Thực sự mà nói, để có được “cú nổ” này, phải kể đến sự tiến bộ vượt bậc cùng với những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của loài người, mà cụ thể là trong ngành công nghệ thông tin và giao thông vận tải. Song song với nó, chính là sự nỗ lực không ngừng vươn ra khỏi biên giới một quốc gia của chính phủ các nước hay các doanh nghiệp tại các nước đó, được thể hiện rõ ràng nhất ở mảng chính trị và kinh tế. “Hội nhập kinh tế” chính là cụm từ được nhắc tới nhiều nhất song song với toàn cầu hoá, bởi nó có thể là một khía cạnh rõ ràng nhất để giải nghĩa toàn cầu hoá. Người ta vẫn cứ hiểu nôm na rằng, toàn cầu hoá là khi một doanh nhân ôm tham vọng sản phẩm của mình được toàn thể nhân loại sử dụng hay lá phiếu của một nước nghèo trên diễn đàn chính trị có thể quyết định cả một chính sách thương mại.
Trên các diễn đàn kinh tế cả trong và ngoài nước, hay thậm chí chỉ là một diễn đàn rất nhỏ của các sinh viên kinh tế, người ta vẫn tranh luận đến sự tồn tại của toàn cầu hoá. Bên ủng hộ toàn cầu hoá nói rằng đó là điều tất yếu phải có, đưa loài người tới một trang khác của lịch sử với những tiến bộ chưa từng có. Bên phê phán chỉ trích toàn cầu hoá lại cho rằng, toàn cầu hoá khiến cho sự bất bình đẳng trong hệ thống thương mại nảy sinh, khiến cho sự chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phiển và kém phát triển ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận, chúng ta đang sống trong một thế giới đang được “toàn cầu hoá” hàng ngày, chúng ta sống song song với nó. Người phê phán toàn cầu hoá không thể phủ nhận từ những việc nhỏ như ông ấy vẫn dùng sản phẩm nhập khẩu hay hàng ngày ông vẫn gửi mail tới đầu kia của Trái Đất, đến những việc lớn như hôm nay Mỹ và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, ví dụ như vậy. Sự vật, sự việc, hiện tượng đều có hai mặt. Toàn cầu hoá đặc biệt phức tạp, mặt tích cực đem lại nhiều cơ hội, mặt tiêu cực đem đến những thách thức đối với mọi quốc gia. Toàn cầu hoá gây sức ép mãnh liệt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp nỗ lực để giành lấy vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm cũng như các yếu tố quan tọng khác trong môi trường cạnh tranh đã, đang và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng mang lại cho doanh nghiệp những cách thức hoạt động mới, những thị trường mới rộng lớn và tiềm năng, cũng như các đối tác kinh doanh mới.
Nếu biết nắm bắt, toàn cầu hoá có thể nói là mở ra thời cơ lịch sử cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng và tham vọng quá lớn, doanh nghiệp sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Tập đoàn Daewoo là một bài học.
Lịch sử Daewoo
Những con số và sự kiện
Năm 1967, Kim Woo Choong cùng với số vốn ít ỏi-10.000 đô la Mỹ đã sáng lập nên tập đoàn Daewoo. Cơ hội thực sự đến với Daewoo vào năm 1975, khi được chính phủ Hàn Quốc cấp phép để trở thành Tập đoàn thương mại tổng hợp quốc tế, là một trong các nhân tố mũi nhọn trong quá trính vươn ra thế giới của quốc gia. Sau khi có được cơ hội này, Daewoo đã tận dụng để rồi phát triển nhanh như vũ bão, đạt được những thành tựu to lớn như: sở hữu 100 nhãn hiệu mang tính toàn cầu, có trong tay 3.500 sản phẩm các loại được phân phối trên 130 quốc gia và lãnh thổ, đặc biệt, Daewoo đã tạo công ăn việc làm cho hơn 150.000 người lao động trên thế giới. Đó quả là những con số ấn tượng. Để có được kêt quả như vậy, Daewoo đã không ngừng vươn xa, thực hiện hàng loạt những vụ làm ăn quốc tế, mà nổi bật là liên doanh Daewoo Motor-liên doanh giữa Daewoo và General Motor với tỉ lệ 50/50 vào năm 1986. Tuy nhiên, thương vụ này lại dễ dàng sụp đổ do những mối hiềm khích giữa chủ tịch của 2 bên, dẫn tới năm 1992, General Motor bán 50% cổ phần của mình trong liên doanh cho Daewoo với giá 170 triệu đô la Mỹ. Sau đó, Kim Woo Choong đã sử dụng rất nhiều các phương thức để vực lại Daewoo Motor sau nhiều tháng không có lãi. Một trong các cách ông làm là mua hàng loạt các nhà máy sản xuất ô tô ở các nước đang phát triển. Con số lớn nhất là vào năm 1995, Daewoo mua 60% cổ phần của công ty xe hơi FSO thuộc sở hữu nhà nước ở Ba Lan với số tiền lên tới 1,1 tỉ đô la Mỹ. Thực tế cho thấy, Kim Woo Choong đã làm đúng trong thời điểm đó. Con số 2 triệu ô tô được bán ra tính đến năm 2000 đã minh chứng điều đó.
Tuy nhiên, do không dừng bước đúng lúc trước thời cuộc mà sau này, Daewoo phải hứng chịu những hậu quả nặng nề. Năm 1996, Kim Woo Choong bị buộc tội hối lộ quan chức. Năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nổ ra, giáng thêm một đòn khiến Daewoo lao đao, không thể chống đỡ nổi. Sau hai năm tìm đủ mọi cách, cuối cùng đến năm 1999, Daewoo cũng chính thức tuyên bố phá sản khi phải đối mặt với món nợ lên tới 80 tỉ đô la Mỹ.
Toàn cầu hoá tác động lên quá trình kinh doanh quốc tế của Daewoo
Thành lập từ những năm 1967 với số vốn hết sức khiếm tốn-10.000 đô la Mỹ, nhưng Kim Woo Choong và các đồng nghiệp đã đưa Daewoo trở thành một trong ba tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, cũng như trở thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Cánh cửa ra thế giới với thị trường rộng lớn đã được mở khi Daewoo chính thức được chính phủ Hàn Quốc lựa chọn trở thành một trong các nhân tố chủ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của quốc gia này. Có được sự ủng hộ to lớn từ phía chính phủ, cộng thêm tham vọng cũng như tầm nhìn toàn cầu của ông chủ Kim Woo Choong, Daewoo tiến rất nhanh trên vũ đài kinh tế trong nước, và đặc biệt là ngoài nước. Kim Woo Choong liên tục thực hiện các nghiệp vụ mua bán thương mại quốc tế trong hầu hết tất cả các ngành, từ đóng tàu, xây dựng cho đến đồ điện tử, gia dụng và sau này, thương vụ nổi tiếng nhất là liên doanh sản xuất ô tô với tập đoàn General Motor tạo nên Daewoo Motor. Thương vụ này đem lại cho Daewoo một ngành kinh doanh mới cũng như nguồn lợi không hề nhỏ, đồng thời, thoả mãn được tham vọng thâm nhập vào thị trường ô tô thế giới của Kim Woo Choong. Để sau này, khi một mình chèo lái Daewoo Motor, lúc mà GM đã rút khỏi liên doanh, ông Kim vẫn đưa Daewoo Motor trở thành một trong 10 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với con số bán ra 2 triệu chiếc tính đến năm 2000.
Toàn cầu hoá trong con mắt của Kim Woo Choong nói riêng và tập đoàn Daewoo nói chung không hề đơn giản nhưng họ nhận thức được, muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chỉ có con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Ngay từ lúc đó, Kim Woo Choong đã đưa Daewoo tiến gần với nền kinh tế toàn cầu hơn. Đồng thời, có thể nói rằng, toàn cầu hoá cũng có tác động hết sức tích cực lên tập đoàn Daewoo, tạo những ưu thế nhất định để họ tiến lên. Nếu thế giới không hội nhập, toàn cầu hoá không tồn tại trong lịch sử, các quốc gia vẫn cứ đóng cửa hạn chế thông thương, thì liệu Daewoo có thể vượt biển để mua những nhà máy xa xôi ở tận Châu Phi, Châu Mỹ, rồi dễ dàng bán các sản phẩm mang thương hiệu của họ trên toàn thế giới, mang lại cho họ những lợi nhuận khổng lồ hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi có nền kinh tế toàn cầu, bởi giao thông vận tải phát triển, bởi công nghệ thông tin có những tiến bộ vượt bậc mà Daewoo mới có thể sở hữu trong tay hàng loạt các nhà máy đặt trên toàn thế giới, có thương hiệu và sản phẩm toàn cầu và tạo công ăn việc làm cho hơn 150.000 dân lao động khắp nơi. Toàn cầu hoá hoàn toàn có những mặt tích cực nhất định của nó, không đơn thuần chỉ là tác động lên tập đoàn Daewoo.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, toàn cầu hoá không chỉ mang lại lợi ích. Giả dụ nền kinh tế thế giới như một con tàu mà tập đoàn Daewoo vẫn thường đóng. Nó được các kĩ sư Hàn Quốc của Daewoo thiết kế sao cho ván gỗ đóng tàu được nhập từ Anh, đinh của Trung Quốc, bánh răng của Đức, các thiết bị khác bằng sắt nhập từ Singapore. Các chi tiết lắp vào nhau phù hợp, chắc chắn, vận hành nhuần nhuyễn và được người thuyền trưởng mang quốc tịch Mỹ chèo lái. Nhưng chỉ cần một con ốc nhỏ long ra, gặp bão ngoài biển, thì lập tức cả con tàu gặp nạn. Người nào nhanh nhẹn hoặc có tầm nhìn xa, chuẩn bị áo phao đầy đủ thì sẽ thoát, những người không kịp sẽ chết. Daewoo trong nền kinh tế thế giới cũng vậy. Bởi thế giới lúc này liên kết với nhau nhờ những con ốc vô hình mang tên “toàn cầu hoá”, nên khi cơn bão mang tên “Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á” nổi lên, lập tức cá thể đang dần yếu Daewoo lao đao, không kịp chống đỡ. Năm đó, hàng loạt những nhà máy sản xuất ô tô của ông Kim ngưng trệ hoạt động, các chi nhánh hoạt động khác cũng tương tự. Cộng thêm đó là những khoản nợ khổng lồ từ các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài của ông trùm Kim Woo Choong, phát sinh từ những đầu tư không tính toán lời lãi của ông. Tới năm 1998, ông Kim nợ tổng cộng 468 triệu đô la Mỹ. Kết cuộc là vào năm 1999, Daewoo phá sản với số nợ lên tới 80 tỉ đô la Mỹ.
Do cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, một Daewoo dưới trướng của Kim Woo Choong đã không thể đi tiếp cùng lịch sử, mà thay vào đó là một Daewoo khác do những con người khác điều hành. Nổi bật là mảng sản xuất ô tô, được General Motor mua lại năm 2002. Cho đến nay, nó được General Motor và Suzuki đồng sở hữu. Đó cũng là một đặc điểm khác của nền kinh tế thế giới hiện nay: tập đoàn của Hàn Quốc nhưng do người Mỹ và người Nhật sở hữu.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ LÊN
QUÁ TRÌNH KINH DOANH CỦA DAEWOO
Tác động tích cực của toàn cầu hoá lên Daewoo
Những ngày đầu của Daewoo
Tác động của chính phủ Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc, hay nói chính xác là các vị Tổng thống đương nhiệm chính là một trong các nhân tố quan trọng đưa Daewoo đến với thị trường thế giới, mang lại thành công cho tập đoàn.
Năm 1975, sau 7 năm thành lập và đi vào hoạt động Daewoo được chính phủ cấp phép trở thành tập đoàn thương mại tổng hợp quốc tế, nhằm phục vụ cho mục đích phát triển xuất khẩu của quốc gia. Trong giai đoạn này, để cạnh tranh cùng hai đối thủ trong cùng khu vực là Hồng Kông và Đài Loan, chiến lược của chính phủ Hàn Quốc là tập trung vào xuất khẩu để phát triển cán cân thương mại quốc gia, đồng thời tăng tổng sản phẩm quốc nội. Đó là mục tiêu của cả đất nước, và đó cũng chính là cơ hội của Daewoo. Theo số liệu của các nhà phân tích kinh tế, thì cứ hàng năm, trung bình Daewoo đóng góp khoảng 38,6% vào số lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Thông qua quá trình làm giàu đất nước, Daewoo cũng đã tự phát triển. Tập đoàn kinh doanh rất nhiều các ngành nghề và sản phẩm: xây dựng, đóng tàu, công nghiệp nặng, đồ điện tử gia dụng, viễn thông hay thậm chí cả dịch vụ tài chính...Sự ủng hộ tài chính của chính phủ vẫn tiếp tục khi bỏ ra một khoản đầu tư rất quan trọng giúp Daewoo, hay lúc đó đã là một tập đoàn thương mại quốc tế được chính phủ đỡ lưng, thực hiện những dự án xây dựng ở tận Châu Phi và Trung Đông. Có những dự án mà Daewoo đã bỏ ra tới hơn 400 triệu đô la Mỹ để thực hiện tại những nơi này. Và tất nhiên, với tầm nhìn được đánh giá là xa và chính xác của Kim Woo Choong, thì những dự án này đã mang lại cho Daewoo và quốc gia những món lợi không hề nhỏ.
Ta có thể thấy, khi mà thời đại hội nhập bắt đầu một trang mới của lịch sử nhân loại, thì không một quốc gia nào có thể từ chối tham gia để đứng ngoài cuộc. Bởi đứng ngoài cuộc đồng nghĩa với việc bị loại bỏ, bị cô lập và rất khó để có thể cùng phát triển với thế giới. Chính vì thế, mà hội nhập kinh tế quốc tế là việc một quốc gia nên làm và nên đặt nó như một mục tiêu hàng đầu. Chính phủ nắm bắt rất rõ về vấn đề này và họ đã từng bước để thực hiện nó. Dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng không ai có thể phủ nhận sự ngày một hùng mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc. Theo báo cáo mới nhất của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, tới năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của người dân Hàn Quốc đã lên tới con số 20.000 USD/năm, cao gấp nhiều lần con số 100 USD/năm vào năm 1963, và 10.000 USD/năm vào năm 1995. Các chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định rằng, có được thành quả này hoàn toàn là nhờ vào những bước đi đúng đắn của chính phủ Hàn quốc trong chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Chính chiến lược này đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Hàn Quốc từ giai đoạn những năm 1980-giai đoạn chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược nói trên.
Hình 2.1_GDP của Hàn Quốc qua các giai đoạn
(Nguồn: Báo cáo về kinh tế của Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam, wikipedia)
Có thể nói, chiến lược chú trọng xuất khẩu của Hàn Quốc lúc đó đã giúp không ít các doanh nghiệp trong nước phát triển. Dưới sự ủng hộ hết sức của chính phủ, Daewoo không ngừng vươn xa, không từ chối hay bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để có thể hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới. Chính vì thế, mà không lâu sau, Daewoo đã trở thành một tập đoàn lớn trong nước cũng như ngoài nước có hàng trăm sản phẩm được phân phối trên toàn cầu, hay có trong tay hàng trăm nhà máy đặt trên toàn thế thới.
Tuy vậy, một phần lớn nguyên nhân của sự thành công này phải kể đến công lao của ông chủ lớn Kim Woo Choong.
Những khoản đầu tư của Kim Woo Choong
Kim Woo Choong, cựu chủ tịch của tập đoàn Dewoo có thể được ghi nhận là một trong các nhân vật lỗi lạc đối với nhiều nhà kinh tế và là một hình mẫu với nhiều doanh nhân ngày nay. Nếu tìm hiểu về người đàn ông này qua nhiều tài liệu hay qua chính cuốn tự truyện của ông (Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm) ta có thể thấy ông là mẫu người của công việc và sự chinh phục. Hầu như không có việc gì có thể làm khó ông, thậm chí như việc chân ướt chân ráo bước ra thị trường thế giới mà nhiều doanh nhân thời bấy giờ còn e ngại.
Trong thập kỷ 70, Kim Woo Choong nổi tiếng là người am hiểu về kinh doanh toàn cầu, thâm nhập bạo dạn vào thị trường nước ngoài. Ông làm việc không ngừng nghỉ, nói một cách tiêu cực thì ông hoàn toàn bị công việc ám ảnh. Có một nhân viên của ông kể lại rằng, họ đã ngủ ở châu Á, thức dậy ở châu Âu sau lại ngủ lại ở châu Âu và thức dậy tại châu Phi chỉ để ông Kim tiết kiệm được thời gian. Chính ông Kim cũng thừa nhận rằng, thời gian ông ở trên máy bay còn nhiều hơn thời gian ông ở nhà với vợ con. Tất cả bởi tham vọng toàn cầu của ông quá lớn. Nhưng cũng phải nói rằng, chính ông đã mang lại cho Daewoo những lợi nhuận và khoản thu khổng lồ từ những chuyến bay đó.
Như đã nói ở trên, những năm 80 là khoảng thời gian nền kinh tế Hàn Quốc mở cửa tự do, hướng ngoại thông qua xuất khẩu. Đó thực sự là thời cơ của tất cả các doanh nghiệp. Chính vì thế mà rất nhiều những công ty tư nhân nhỏ được thành lập, khiến cho thị trường trong nước trở nên hết sức gay gắt. Daewoo đã đáp lại tình hình đó bằng cách thành lập hàng loạt các liên doanh với các công ty Mỹ và châu Âu. Vào năm 1986, chi nhánh của Daewoo chuyên về ngành công nghiệp nặng đã phát hành tới 40 triệu đô la cổ phiếu châu Âu, nhằm mở rộng xuất khẩu các loại máy móc, vũ khí và cả phụ tùng vũ trụ. Lee Kyung Hoon-giám đốc chi nhanh công nghiệp nặng của Daewoo nói rằng, chi nhánh của ông đã tiến rất xa trong việc đưa các sản phẩm ra nước ngoài, và đã đặt được một mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nước ngoài.
Liên doanh 50/50 với tập đoàn kinh doanh phụ tùng không gian vũ trụ Sikorsky là một ví dụ điển hình cho những lợi ích Daewoo thu được thông qua việc làm ăn với các đối tác Mỹ. Daewoo bắt đầu bằng việc sản xuất loại trực thăng S-76 mà Mỹ đặt hàng để nhập khẩu, sau đó sản xuất loại này cho thị trường Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc nhận ra đây là một thị trường khá tiềm năng, nên đã đầu tư một khoản lớn để Daewoo xây dựng nhà máy mới. Cho đến cuối năm 1988, Daewoo đủ tự tin để có thể tự sản xuất ra những loại máy bay trực thăng cũng như máy bay thường với chi phí thấp hơn các công ty của Mỹ. Coi như họ đã đạt được thêm một thành công nữa trong quá trình hội nhập quốc tế của mình.
Thực tế, Daewoo có rất nhiều các phương thức để có thể thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Ví dụ như nhận thức được việc sản xuất sợi dệt ở Bangladesh và Indonesia rẻ hơn rất nhiều so với ở Hàn Quốc. Vậy là họ quyết định đầu tư luôn, mặc dù dệt không phải là ngành thế mạnh của Daewoo. Sự phát triển mạnh mẽ của Daewoo trong khả năng kinh doanh quốc tế được thể hiện rất rõ bằng việc hàng loạt các hợp đồng buôn bán với các đối tác nước ngoài được kí kết. Năm 1993, Daewoo kí với Caterpillar, một thương hiệu nổi tiếng thế giới về sản xuất máy móc xây dựng một bản hợp đồng xuất khẩu tới 100.000 cái máy nâng. Hay bản hợp đồng marketing kí với IBM để được bán loại máy tính cá nhân trên thị trường Hàn Quốc. Hoặc có thể nhắc tới thương vụ Daewoo trở thành nhà sản xuất chính cho hãng hàng không European thay mặt cho một công ty kinh doanh phụ tùng vũ trụ của Anh.
Nếu nhìn vào lịch sử phát triển của Daewoo rất khó để chúng ta có thể thống kê được hết tất cả các thương vụ quốc tế mà tập đoàn đã thực hiện, mà chỉ có thể kể đến những thương vụ thực sự nổi tiếng, mang lại cho Daewoo những món lợi khổng lồ, góp phần đưa tập đoàn trở nên lớn mạnh như vậy. Tuy vậy, hoàn toàn vẫn có thể thấy được, Daewoo đã thành công ở thị trường nước ngoài như thế nào.
Thời đại mới và chính phủ Hàn Quốc mang thế giới đến cho Daewoo nhưng chính Daewoo bằng thực lực của mình, hay cụ thể là tầm nhìn và sự điều hành cuả ông chủ Kim Woo Choong đã tự hội nhập với nền kinh tế thế giới, tự làm giàu cho mình, một việc mà rất nhiều các doanh nghiệp thời bấy giờ không thể làm nổi bởi quá sợ hãi trước sự cạnh tranh từ khắp nơi trên thế giới cũng như sự ảnh hưởng vô hình của toàn cầu hoá.
Daewoo Motor
Daewoo Motor là kết quả của một thương vụ lớn nhất mà tập đoàn Daewoo thực hiện trong suốt chiều dài lịch sử của mình, cũng có thể coi là một thành công lớn của tập đoàn. Vào giữa những năm 1980, khi mà ngành công nghiệp ô tô đang phát triển, mặc cho chính phủ Hàn Quốc lúc đó đang lo sợ sự cảnh giác của thị trường nước ngoài dành cho họ thì mưu đồ trở thành một trong các nước xuất khẩu ô tô của thế giới vẫn nằm trong chiến lược phát triển của đất nước này. Thời cơ đến với Daewoo khi đồng Yên của Nhật lên giá so với đồng đôla 25% năm 1986 khiến các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ của Daewoo càng trở nên hấp dẫn thị trường hơn. Daewoo quyết định liên doanh với General Motor, hãng sản xuất xe hơi hàng đầu nước Mỹ cũng như hàng đầu thế giới để sản xuất loại xe hơi nhỏ cạnh tranh với các hãng khác trên thị trường ô tô đang sôi động lúc bấy giờ. Liên doanh được thành lập theo tỉ lệ 50/50 cho cả hai bên. Thời điểm đó, bước đi này của Daewoo là hoàn toàn đúng đắn bởi hai lí do. Thứ nhất, Daewoo sẽ không bị cản trở bởi các khó khăn vốn có đối với một doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường như việc cần phải có các công nghệ sản xuất cao mà có thể dựa trên các kinh nghiệm mà General Motor có. Thứ hai chính là thị trường nước ngoài rộng lớn mà General Motor đang sở hữu. Hai điều này cũng giúp cho liên doanh của cả hai bên làm ăn khá tốt vào những năm đầu. Vào năm 1987, liên doanh bán ra loại xe Pontiac LeManses, được thiết kế dựa trên một loại xe của Đức, tổng số bán được 247.000 cái. Loại xe này cũng rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, khi Huyndai thâm nhập vào thị trường ô tô quốc tế thì việc làm ăn của liên doanh chững lại, thêm vào đó là các tin đồn về sự bất hoà giữa ban quản trị của hai bên. Vào năm 1990, loại xe nói trên chỉ bán được vỏn vẹn 39.081 cái, thấp hơn 39% so với 2 năm trước đó. Lúc này GM không đồng ý với kế hoạch hồi phục liên doanh của Daewoo nên đã có ý mua lại cổ phần của Daewoo trong liên doanh hoặc ngược lại, ra điều kiện để Daewoo mua lại phần của họ. Trước sự bàng hoàng của giới phân tích kinh tế lúc bấy giờ, Kim Woo Choong quyết định mua phần cảu GM với giá 170 triệu đô la vào năm 1992. Và ông quyết định sẽ tự mình điều hành và vực lại công ty. Bằng nhiều cách như nâng cao chất lượng các loại xe, kiểm dịnh sự an toàn cảu xe một cách công khai, Daewoo Motor đã có khả năng theo sát được Huyndai trên thị trường ô tô nội địa, và điểm sáng vào năm 1995 khi mà Daewoo Motor thu được lợi nhuận.
Để tiếp tục tiến bước trên thị trường ô tô quốc tế, ông Kim đã bỏ ra tới 11 tỉ đôla thành lập các liên doanh với các đối tác nước ngoài. Trong đó, các khoản đầu tư lớn nhất là: mua 60% cổ phần của hãng sản xuất ô tô nhà nước ở Ba Lan với giá 1,1 tỉ đôla, đầu tư 1 tỉ đôla cho một liên doanh ở Ấn Độ, 800 triệu đô cho một liên doanh khác ở Uzabekistan. Sản xuất ở những nước kém phát triển sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, do vậy, giá thành xe của Daewoo thấp. Năm 1995, Daewoo đạt được thành công đầu tiên khi thâm nhập được vào thị trường ô tô tại Anh. Sau đó là thị trường Mỹ vào năm 1997 và 1998. Ngoài ra, việc lựa chọn Ba Lan và Ấn Độ là nơi đặt nhà máy còn một mục đích khác ngoài việc chi phí nhân công rẻ. Đó là nhu cầu ô tô ở những nước này đang phát triển và cao hơn các nước phương tây, do vậy, Daewoo cũng bán được một lượng khá ở hai thị trường này. Cho đến năm 2000, người ta thống kê lại rằng, Daewoo đã bán được tổng cộng hơn 2 triệu ô tô các loại, trở thành một trong 10 nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới.
Chính vì những thành công không ngờ tới như vậy mà Kim Woo Choong được xếp vào là những doanh nhân lỗi lạc. Sau khi vực dậy Daewoo Motor tại thị trường nội địa, Kim Woo Choong đã không ngần ngại hướng ra thị trường nước ngoài. Và thực tế cho thấy, một lần nữa ông lại thành công. Thế giới quả là rộng lớn để Kim Woo Choong thoả sức chinh phục và kiếm lời.
Tuy nhiên, khi mà tập đoàn nên đi vào hoạt động một cách ổn định và lâu dài thì Kim Woo Choong vẫn cứ mải mê với những tham vọng mới, khiến cho sau này, ông phải trả giá quá đắt khi mà sự ảnh hưởng tiêu cực từ phía toàn cầu hoá lên tiếng.
Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá lên Daewoo
Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á
Các yếu tố chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á
Năm 1997, nền kinh tế thế giới lao đao bởi sức ảnh hưởng to lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á. Một trong những yếu tố căn bản dẫn đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng. Khi các quy định trong thị trường tài chính ở các quốc gia tại Đông Á được nới lỏng vào đầu những năm 90, thì hoạt động cho vay tăng rất mạnh, đặc biệt là hoạt động cho vay tín dụng. Trong khi đó, các cơ quan quản lý và giám sát tài chính những nước này lại non kém về nghiệp vụ, hay chính các chuyên gia tại các ngân hàng cũng vậy khiến cho các khoản lỗ do nợ xấu tăng lên, tác động tiêu cực lên nguồn vốn thực của ngân hàng. Như một chuỗi liên hoàn, các khoản vay không được thanh toán, ngân hàng không còn tiền để cho vay, hoạt động vay bị đình trệ dẫn đến hàng loạt các hoạt động khác trong nền kinh tế bị trì hoãn theo.
Một yếu tố khác khiến cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn là sự bất ổn trên thị trường chứng khoán. Trong hầu hết các tài liệu, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình trạng này được biểu hiện rõ nhất tại Thái Lan và Hàn Quốc, hai quốc gia được coi là nền kinh tế mới nổi của thế giới lúc bấy giờ. Trước khủng hoảng, hai nước này đã phải chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt các tập đoàn tài chính và phi tài chính lớn, khiến cho nền kinh tế càng trở nên bất ổn.
Yếu tố quan trọng cuối cùng đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng trên mọi phương diện chính là hoạt động đầu cơ trục lợi. Ngân hàng nhà nước Thái Lan đã phải thả nổi đồng baht vào tháng 7/1997 khi mà một công ty tài chính lớn của nước này là Finance One sụp đổ khiến hoạt động đầu cơ nở rộ. Điều tương tự đã xảy ra với đồng tiền của Hàn Quốc. Khi đồng tiền mất giá lập tức dẫn đến việc lạm phát tăng, từ đó dẫn theo một loạt những tác động tiêu cực khác mà chính phủ các nước phải rất khó khăn để có thể kiểm soát được, cộng thêm vào đó là sự giúp đỡ của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Cho đến lúc đó, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á mới thực sự chấm dứt, để lại rất nhiều những thiệt hại cho rất nhiều quốc gia.
Toàn cầu hoá qua đó đã bộc lộ tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế thế giới. Nó khiến cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn đi bởi nó tác động trực tiếp tới hệ thống kinh tế, tài chính và tiền tệ toàn cầu. Các quốc gia nói chung và con người của từng quốc gia nói riêng luôn sống trong nỗi bất an về những nguy cơ không lường trước được như khủng hoảng có thể đột ngột xảy ra và những tác hại dây chuyền theo sau nó. Chẳng ai muốn ngày mai mình sẽ mất nhà, mất việc chỉ vì một ngân hàng nào đó ở tận một nước xa xôi bên kia bán cầu bị phá sản.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á lên tập đoàn Daewoo
Như đã phân tích ở trên thì Hàn Quốc là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Bởi là một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán vẫn còn non trẻ, do vậy khó chống đỡ được trước cuộc khủng hoảng. Daewoo không tránh khỏi việc bị tác động.
Các chuyên gia kinh tế đã cố gắng phân tích tìm hiểu, vì sao một tập đoàn lớn như Daewoo lại có thể lao đao đến vậy trong khi những tập đoàn tương đương khác tại Hàn Quốc đang trong quá trình khôi phục lại theo hướng khả quan?
Cuộc khủng hoảng này đã khiến cho thị trường ô tô dao dộng, doanh số bán sụt giảm nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới Daewoo Motor, chi nhánh mũi nhọn của tập đoàn Daewoo tại thị trường nước ngoài, khiến cho nó không thể kiếm ra một chút lợi nhuận nào từ thời điểm này. Tham vọng của ông Kim là chiếm lĩnh thị trường xe hơi ở các nước đang phát triển một cách nhanh chóng khi mà thời gian cần thiết để thực hiện là 15 năm thì ông muốn rút ngắn xuống chỉ còn 5 năm. Trong quá trình thực hiện thì cuộc khủng hoảng nổ ra, chính nó cùng với sự vội vàng của ông Kim đã đưa Daewoo tới bờ vực phá sản. Hầu hết các nhà máy ông cho xây dựng tại các nước đang phát triển này đều chưa qua giai đoạn lỗ nặng của mấy năm đầu. Nền tảng không vững chắc dẫn tới sụp đổ khi khủng hoảng xảy ra. Thêm nữa, khi tình hình diễn biến không khả quan, ông Kim liền rút tiền từ các chi nhánh khác của tập đoàn để tiếp tục đầu tư vào ngành ô tô bởi lúc đó chẳng có ngân hàng nào đủ dũng cảm để cho ông Kim vay một lượng lớn như vậy. Tình trạng này xảy ra tương tự với các ngành khác mà Daewoo kinh doanh như công nghiệp nặng, điện tử điện gia dụng... Điều tất yếu cuối cùng cũng xảy ra. Năm 1998, 12 công ty trực thuộc tập đoàn Daewoo lỗ tổng cộng tới 468 triệu đô la Mỹ.
Daewoo phá sản
Tháng 7/1999, Daewoo tuyên bố phá sản với khoản nợ lên tới 80 tỉ đôla Mỹ. Cùng với sự kiện này là việc ông trùm Kim Woo Choong và một số giám đốc các chi nhánh của Daewoo phải ra hầu toà vì các tội danh hối lộ và gian lận tài chính. Đó là cái giá phải trả khi ông có tham vọng toàn cầu quá lớn và không biết điểm dừng. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tập đoàn phá sản như sức ép từ phía chính phủ hay ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thì nguyên nhân từ chính ông Kim là nguyên nhân lớn nhất. Ông coi toàn cầu hoá là sân chơi của ông, nơi ông có thể thoả sức thực hiện những tham vọng bá chủ của mình. Có lẽ ông không lường trước được sự hai mặt của toàn cầu hoá. Daewoo thành công nhanh và vang dội trên trường quốc tế nhờ có những mặt tích cực của toàn cầu hoá. Nhưng ông Kim đã ngủ quên trong chiến thắng và tiếp tục đam mê chinh phục các khó khăn khác mà không có các phương án để củng cố những thứ mình đã có. Ông quá tham lam khi đầu tư kinh doanh vào quá nhiều ngành nghề sản phẩm để rồi sau đó không quản lý hết được, phải bán bớt đi những chi nhánh ngành nghề đó chỉ để tập trung vào ngành ô tô và tài chính khi bước vào khủng hoảng. Nhưng lúc đó thì đã quá muộn. Đó chính là lí do cốt yếu khiến Daewoo phá sản mà không cứu vãn được.
Ngoài ra, người ta còn đưa ra rất nhiều lí do giải thích cho việc sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn Daewoo. Trong một cuốn sách bàn về vấn đề này, tác giả có đưa ra một giả thuyết rằng, liệu rằng Mỹ có phải là một trong các nhân tố gây ra hay không? Để chứng minh cho giả thuyết của mình, tác giả cho rằng việc ông Kim mở rộng kinh donah vào khu vực Trung Đông và Đông Âu khiến cho Mỹ tức tối bởi sau thời kì chiến tranh lạnh, đây là hai điểm cần đến của Mỹ. Ngoài ra, ông Kim cũng đã động vào một ssó các điểm nóng khác liên quan tới Mỹ như Iran vào thập kỉ 80 và Iraq vào thập kỉ 90. Cả thế giới đều biết đây là hai kẻ thù của Mỹ. Thực ra, luận cứ này cũng có cơ sở bởi thực sự trong mưu đồ tham vọng của mình, ông Kim đã đầu tư không cần tính toán lời lỗ vào những địa điểm trên. Và thực sự nếu Mỹ là một trong các nhân tố thì sự ảnh hưởng vô hình từ toàn cầu hoá thoe hwongs tiêu cực đã được hiển hiện thông qua việc này. Bởi cho đến nay, người ta vẫn tin rằng, Mỹ là nước thao túng nền kinh tế của thế giới.
Thực tế thì ông Kim cũng đã tìm đủ mọi cách để cứu vãn cơ đồ của mình. Như thời điểm Daewoo Motor lỗ nặng, ông đã rao bán một nửa số cổ phần cho General Motor với giá 7-10 tỉ đô la Mỹ. Thương vụ không đạt được bất cứ thoả thuận nào khi hai bên không thống nhất được cách định giá. Càng lún sâu, tập đoàn càng vỡ. Daewoo đã phải rao bán các chi nhánh công ty khác của tập đoàn nhưng thực tế là, chắng ai muốn mua số tài sản đó cả. Họ cho rằng, cái giá mà ông Kim đưa ra không đúng so với thực tế tài sản. Thậm chí họ còn không buồn hỏi giá. Đó quả thật là giai đoạn địa ngục đối với ông Kim.
Daewoo hôm nay
Từ lúc phá sản đến nay, Daewoo luôn nằm trong sự quản lí của nhà nước. Tên tập đoàn Daewoo vẫn được giữ cho đến bây giờ như một biểu tượng của nền kinh tế Hàn Quốc. Tập đoàn được chia ra thành ba phần bao gồm: Daewoo quốc tế, Daewoo thiết kế và xây dựng và cuối cùng là Daewoo hợp tác. Những phần nhỏ thuộc tập đoàn này hoạt động hết sức rộng rãi trên nhiều thị trường, tập trung vào sản xuất thép, đóng tàu và dịch vụ tài chính. Vào năm 2007, Daewoo phát triển thêm một ngành nghề khác nhiều tiềm năng, đó là đầu tư vào dầu mỏ và khí gas.
Tuy nhiên, nổi tiếng thế giới về cả thương hiệu và chất lượng có lẽ là sản phẩm thuộc hai chi nhánh Daewoo Motor và Daewoo Electronic. Daewoo tuy thuộc sự quản lý của nhà nước nhưng nhiều ngành kinh doanh của nó được bán cho các tập đoàn khác. Ví dụ như năm 2002, 42% của Daewoo Motor được chính phủ Hàn Quốc bán lại cho General Motor với giá 251 triệu đôla Mỹ, không phải cái giá 7-10 tỉ đôla một thời ông Kim từng giao bán. Cho đến nay, Daewoo Motor được sở hữu bởi các tập đoàn lớn trên thế giới như GM (Mỹ), Suzuki (Nhật) và Tata (Ấn Độ). Sự hợp tác và đồng sở hữu này giúp cho Daewoo Motor có một chỗ đứng vững trên thị trường ô tô thế giới ngày càng khốc liệt. Năm 2004, GM đưa thành công Daewoo Motor tấn công vào thị trường Úc và New Zealand. Cùng năm đó, GM đưa Daewoo thâm nhập thị trường châu Âu với cái tên Chevrolet, cho đến nay vẫn rất được ưa chuộng. GM nhận thấy Daewoo thực sự là một đối tác tiềm năng để có thể cùng chiếm lĩnh thị trường ô tô, do vậy, họ đã không ngần ngại bỏ ra thêm 49 triệu đô la Mỹ vào năm 2005 để tăng số cổ phần của mình lên 48,2%. Cùng năm đó, GM mua lại phần cổ phần của Suzuki với giá 21 triệu đô la Mỹ để nâng số cổ phần của mình trong GM Daewoo lên hơn 50%. GM Daewoo cho đến nay là một trong các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
Chi nhánh thứ hai hoạt động cũng rất hiệu quả trên toàn cầu là Daewoo Electronic. Họ đã đạt mức doanh số lên tới 1 triệu sản phẩm được bán ra trong vòng 5 năm kể từ ngày ra mắt (2003). Ngay từ thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động một năm, doanh số của Daewoo Electronic đã hết sức ấn tượng. 50.000 sản phẩm được tiêu thụ trong năm đầu tiên. Đến năm 2007, con số này đã tăng gấp 6 lần, đạt 320.000 sản phẩm. Và đến năm 2008 là con số kỉ lục nói trên. Hiện nay, tới 80% sản phẩm của Daewoo Electronic được xuất khẩu tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á thông qua mạng lưới phân phối toàn cầu của họ. Chính vì thế, mà họ đã trở thành một trong các hãng sản xuất đồ điện tử lớn nhất thế giới. Kế hoạch của họ trong những năm tiếp theo, là đạt doanh số 2 triệu sản phẩm được bán trên phạm vi toàn cầu vào năm 2010.
Daewoo lớn mạnh một thời tuy đã bị chia năm xẻ bảy, thuộc quyền sở hữu của những ông chủ khác nhau, nhưng chúng vẫn là các nhân tố chủ chốt trong chiến lược hướng ngoại bằng con đường xuất khẩu mà chính phủ Hàn Quốc đã theo đuổi suốt 30 năm qua.
CHƯƠNG III
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
Kim Woo Choong hiện nay vẫn đang trong thời hạn thực hiện những phán quyết của toà án về tội trạng của mình. Ông không còn quan tâm nhiều tới nền kinh tế nữa bởi dù sao tuổi ông cũng đã cao và dù có quan tâm ông cũng không còn đủ sức để thay đổi điều gì. Tuy vậy, cho dù thời đại của ông đã qua thì những việc ông làm cho quốc gia, cho tập đoàn Daewoo và cho bản thân ông vẫn có một giá trị của chính nó. Doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tiến ra thị trường nước ngoài thì bài học kinh nghiệm từ Kim Woo Choong và tập đoàn Daewoo thực sự là cẩm nang nên xem xét.
3.1 Nắm bắt thời cơ
Thực ra, đó là một trong các lý thuyết dành cho bất kì một doanh nhân nào chứ không riêng gì người muốn thâm nhập thị trường nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là họ nắm bắt thời cơ đó ra sao. Ông Kim đã hết sức tỉnh táo khi được lựa chọn là nhân tố trong chiến lược xuất khẩu của quốc gia, để từ đó tận dụng hết mọi cơ hội để có thể tự tiếp tục phát triển mà không cần sự hậu thuẫn ban đầu đó nữa. Hay lúc bế tắc trong việc làm sao để Daewoo Motor có lãi những năm sau khi mua lịa cổ phẩn của GM, ông Kim đã nắm bắt được thị trường các nước đang phát triển. Ở đó chi phí nhân công rẻ, thích hợp để đặt nhà máy sản xuất. Đồng thời nhu cầu sử dụng ô tô ở những nước đó ngày một tăng. Đó chính là thời cơ cho ông. Thời cơ này đã giúp Daewoo Motor thoát được lần phá sản sớm. Mỗi thời điểm khác nhau lại xuất hiện những thời cơ khác nhau. Mỗi doanh nghiệp ở từng hoàn cảnh khác nhau lại có những thời cơ khác nhau. Thời cơ chỉ có thể chính thức được gọi là “nắm bắt thành công” khi mà doanh nghiệp tận dụng hiệu quả thời cơ đó. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì việc Việt Nam gia nhập WTO chắc chắn là thời cơ cho tất cả các doanh nghiệp, cơ hội cho họ là bằng nhau. Nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp nắm bắt thành công thời cơ này?
3.2 Mạnh dạn thâm nhập thị trường nước ngoài
Người ta nói ông Kim quá liều lĩnh khi đầu tư quá nhiều ra nước ngoài như vậy. Nhưng doanh nhân không chỉ trang bị cho bản thân số vốn và kiến thức kinh tế, mà còn phải có chút liều lĩnh. Giai đoạn đầu, những đầu tư nước ngoài của ông Kim là hoàn toàn đúng đắn và tỏ ra có hiệu quả thực sự khi mang lại cho tập đoàn những lợi nhuận khổng lồ. Thời đại hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy ông thực hiện những khoản đầu tư như vậy. Bởi thực tế thì không có một quốc gia nào, một doanh nhân nào có khả năng chống lại hội nhập kinh tế quốc tế. Đi ngược lại một xu thế thời đại chưa bao giờ là một ý kiến sáng suốt. Nếu cứ đóng cửa tự lực tự cường thì không những chẳng thể phát triển mà còn bị chính xu thế thời đại chi phối theo hướng tiêu cực. Chính vì thế mà năm 1986, Việt Nam cũng đã mở cửa để hội nhập và đến năm 2007 vừa qua đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tuy còn bỡ ngỡ và hiện nay, Việt Nam vẫn còn đang cần rất nhiều các khoản đầu tư nước ngoài, kể cả đầu tư trực tiếp hay viện trợ thì vươn ra nước ngoài vẫn là con đường chính xác để các doanh nghiệp thử sức.
3.3 Không nên pha loãng thương hiệu
Một trong các nguyên nhân gây thất bại của tập đoàn Daewoo là họ kinh doanh quá nhiều ngành nghề và sản phẩm. Theo thống kê thì Daewoo có tới 100 nhãn hiệu và hơn 3000 sản phẩm trên toàn cầu. Chắc chắn một điều là ông Kim không thể quản lý toàn bộ tất cả các chi nhánh và phân phối đều lượng vốn cho mỗi chi nhánh được. Chính vì thế mà khi sụp đổ một chi nhánh mà ông hết sức chú trọng là Daewoo Motor thì các chi nhánh khác chẳng thể làm được gì giúp ông ngoài trừ việc ngồi chờ cùng sụp theo ông. Các ví dụ điển hình khác cho bài học này có thể thấy thông qua các tập đoàn lớn cùng phát triển với Daewoo. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90, cùng với Daewoo có hai tập đoàn là Mitsubishi và Samsung suy sụp trầm trọng. Samsung đa dạng ngành nghề từ may mặc, đóng tàu, chíp điện tử, bảo hiểm, hóa chất đến tài chính, ngân hàng, truyền thông, bất động sảnMitsubishi thì bao luôn việc sản xuất bia và nhiên liệu. Trái lại, Sony và Honda chỉ phát triển dựa trên năng lực lõi và tay nghề chuyên môn: điện tử (Sony) và động cơ (Honda). Kết quả, hai công ty này không bị ảnh hưởng nhiều sau cơn sóng thần kinh tế và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Khi lao vào cuộc chơi mới, nguồn lực, tài lực phải phân tán cho nhiều mặt trận khác nhau có thể khiến năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp yếu đi. Nhiều khi dù thành công trong lĩnh vực mới, thương hiệu truyền thống của doanh nghiệp vẫn bị pha loãng, mờ nhạt, thậm chí bị xóa sổ trong tâm trí khách hàng. Vấn đề này xuất hiện trong các doanh nghiệp Việt Nam, tuy không nhiều những vẫn là bài học đắt giá. Vinamilk đã bị các cổ đông phản đối quyết liệt khi bỏ số vốn lớn liên doanh với bia SAB Miller. Kết quả của việc liên doanh này là chỉ số chứng khoán của VNM (Vinamilk) mất giá nặng nề chỉ trong sáu tháng qua.
Kinh doanh nhiều ngành nghề không phải là không tốt. Việc đó chỉ nên thực hiện khi bạn có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính và kĩ năng quản lý để có thể chắc chắn đảm bảo rằng mình có thể điều hành tốt và phân phối vốn đầy đủ cho tất cả các ngành đó. Đa dạng hóa phải dựa trên năng lực lõi của doanh nghiệp để không làm mất đi bản sắc thương hiệu.
3.4 Phải biết dừng đúng lúc
Xưa tục ngữ Việt Nam đã có câu “Tham thì thâm” và điều này ứng nghiệm cho tất cả mọi người khi bước chân vào kinh doanh. Nếu như khi xưa, ông Kim biết dừng lại đúng lúc, biết kiềm chế tham vọng của mình lúc ông đã tìm ra con đường đúng đắn cho những bước đi của Daewoo Motor thì có lẽ kết cuộc ngày hôm nay đã không thảm hại như vậy. Ông đã có nhiều nhà máy sản xuất ô tô ở những nước có tiềm năng như Ấn Độ, Phần Lan hay Uzabekistan, mang lại cho ông con số 2 triệu ô tô được bán vào năm 2000. Nếu ông dừng lại, củng cố các nhà máy và tập trung nguồn lực cho các chi nhánh ngành nghề khác trong tập đoàn thì có lẽ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cũng không làm khó được ông. Nhưng sai lầm của ông là tiếp tục tìm địa điểm tại các nước đang phát triển để xây dựng nhà máy. Chính vì thế mà ông thất bại. Bài học ở đây cho các doanh nghiệp là phải biết tự lượng sức mình, hãy biết chọn đúng thời điểm để dừng và xem lại mình, để tiếp tục có cơ sở tiến xa hơn.
KẾT LUẬN
Daewoo cho đến nay vẫn là một thương hiệu nổi tiếng cuả Hàn Quốc, cho dù nó không còn thuộc quyền sở hữu của người sáng lập ra nó nữa. Trải qua hớn 30 năm thăng trầm, cuối cùng ông chủ Kim Woo Choong cũng không tránh được sức ép cũng như những tác động vô hình của toàn cầu hoá.
Qua bài học Daewoo, các doanh nghiệp Việt Nam nên nhìn nhận vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một cách tích cực và cởi mở hơn để phù hợp với thời đại. Thời cơ chính là lúc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mang lại rất nhiều lợi ích đến cho quốc gia. Tuy nhiên, không nên vì quá chú trọng tới lợi ích mà xem thường mặt trái của toàn cầu hoá. Daewoo chính vì điểm mấu chốt này mà đã sụp đổ, không thể trụ vững cùng thời đại.
Các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập đã có những bước đi đáng kể để tham gia trên trường quốc tế. Nhưng đóng vai trò là một nền kinh tế còn non trẻ, đang tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp nên xem xét sự thành bài của những người đi trước, để từ đó rút ra kinh nghiệm cụ thể cho doanh nghiệp mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Hường đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đề án này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, giáo trình
Giáo trình kinh doanh quốc tế tập I, Đại học kinh tế quốc dân, Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, Bộ môn Kinh doanh quốc tế. Chủ biên: PGS_TS Nguyễn Thị Hường. NXB: Thống kê(2001)
Giáo trình kinh doanh quốc tế tập II, Đại học kinh tế quốc dân, Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, Bộ môn Kinh doanh quốc tế. Chủ biên: PGS_TS Nguyễn Thị Hường. NXB: Lao động xã hội(2003)
Sách “The lexus and the Olive tree” _ Thomas Friedman. NXB Khoa học xã hội(2005)
Sách “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” _ Kim Woo Choong. NXB Văn hoá thông tin(2002)
Internet
Các trang web chủ yếu:
NHẬN XẾT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6193.doc