Đề tài Những thành công và thất bại bước đầu trong xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta

Thế giới đang coi Việt Nam là một con rồng đang chuyển mình ở khu vực châu Á. Vì vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam cần được đẩy mạnh để giúp con rồng ấy vươn mình lên tầm thế giới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là vấn đề rất khó khăn và đa dạng vì vậy rất dễ mắc bệnh chủ quan duy ý chí. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt, linh hoạt trong sự đổi mới. Và để thực hiện được công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải phát triển được khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ bị tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, để đạt được điều đó thì chúng ta phải tiếp cận nhanh với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền kinh tế tri thức có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao. Chúng ta phải kết hợp nhiệm vụ công nghiệp hoá với nhiệm vụ đi vào nền kinh tế tri thức làm một, không thể tuần tự kết thúc giai đoạn này mới đến giai doạn khác. Người Việt Nam có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới, đất nước ta phải dựa vào tri thức, dựa vào khoa học công nghệ, dựa vào giáo dục đào tạo để phát triển. Chúng ta cần phát triển kinh tế tri thức để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thành công và thất bại bước đầu trong xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Giới thiệu đề tàI Tại đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định: thời kỳ phát triển mới của đất nước là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo tinh thần của đại hội đảng VIII là: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, để có khả năng tiếp nhận những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì kinh tế tri thức chính là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản suất. Kinh tế tri thức dựa vào tri thức và thông tin là chủ yếu, trong đó khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu. Nền kinh tế tri thức đã hình thành, đã là hiện thực ở nhiều nước. Đó là xu thế tất yếu của quá trình phát triển sức sản xuất, là thành tựu quan trọng của loài người mà chủ nghĩa xã hội phải nắm lấy và vận dụng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước đang phát triển đã đang đi nhanh vào nền kinh tế tri thức và đây cũng là thời cơ và thách thức hết sức to lớn, quyết liệt. Công nghiệp hoá nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn: đó là chuyển từ kinh tế nông nhiệp sang kinh tế công nghiệp đồng thời chuyển sang nền kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ đó phải thực hiện đồng thời, hỗ trợ và bổ xung cho nhau. Điều đó có nghĩa phải nắm các tri thức và công nghệ mới của thời đại để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ. Dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận hẳn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong ý kiến và sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Cơ sở lý luận của đề tài Cơ sở lý luận triết học của đề tài:Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cơ sở thực tế: Giáo trình triết học – NXB Chính trị quốc gia Giáo trình kinh tế chính trị – NXB Chính trị quốc gia Kỷ yếu hội thảo kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra với Việt Nam Văn kiện Đại hội Đảng VIII, IX, X Các trang web: www.baodientudangcongsan.com www.chungta.com nội dung 1. Nền kinh tế tri thức là gì? Trước khi tên gọi kinh tế tri thức được sử dụng, đã có rất nhiều tên gọi khác nhau được các nhà nghiên cứu, các hội thảo sử dụng để chỉ giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế như: Kinh tế thông tin – information economy, kinh tế mạng – network economy, kinh tế số – digital economy (nói lên vai trò quyết định của công nghệ thông tin đối với nền kinh tế). Kinh tế học hỏi – learning economy (nói lên động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học hỏi suốt đời của mọi người). Kinh tế dựa vào tri thức – knowledge based economy, kinh tế dẫn dắt bởi tri thức – knowledge driven economy, kinh tế tri thức – knowledge economy (nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với sự phát triển của kinh tế). Kinh tế mới – new economy (tên gọi chung, không xác định nội dung). Kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Tổ chức OECD chính thức dùng từ năm 1995. Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới, còn kinh tế thông tin, kinh tế số chỉ mới nói về công nghệ thông tin, mặc dù công nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất nhưng không bao gồm được các yếu tố tri thức và công nghệ khác. Vậy nền kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoặc: Nền kinh tế tri thức (knowledge economy - KE, hoặc knowledge based economy - KBE) được định nghĩa là nền kinh tế, trong đó quá trình sáng tạo và khai thác tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải. Trên thế giới hiện nay, các nền kinh tế phát triển thuộc OECD được coi là kinh tế tri thức vì tại đây 50% GDP được sản xuất từ những ngành có nền tảng là tri thức. Cũng có thể định nghĩa đơn giản hơn: kinh tế tri thức là nền kinh tế, trong đó khoa học - công nghệ - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. Nói gọn hơn là: khoa học- công nghệ - kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất. So sánh khái quát các thời đại kinh tế: Kinh tế nông nghiệp Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức Đầu vào của sản xuất Lao động, đất đai, vốn Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị, tri thức, thông tin Các quá trình chủ yếu Trồng trọt, chăn nuôi Chế tạo, gia công Thao tác, điều khiển, kiểm soát, xử lý thông tin Đầu ra của sản xuất Lương thực Của cải, hàng hoá tiêu dùng, xí nghiệp, nền công nghiệp Sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, công nghiệp tri thức, vốn tri thức Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu Công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu Các ngành kinh tế tri thức thống trị Công nghệ chủ yếu thúc đẩy sản xuất Sử dụng súc vật, cơ giới hoá đơn giản Cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, chuyên môn hóa Công nghệ cao, điện tử hoá, tin học hoá, siêu xa lộ thông tin, thực tế ảo… Cơ cấu xã hội Nông dân Công nhân Công nhân tri thức Đầu tư cho R&D < 0,3% GDP 1 – 2% GDP > 3% GDP Tỷ lệ đóng góp của KHCN cho nền kinh tế < 10% > 30% > 80% Đầu tư cho giáo dục < 1% GDP 2 – 4% GDP > 6% GDP Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn Trình độ văn hoá trung bình Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Sau trung học Vai trò của truyền thông Không lớn Lớn Rất lớn Theo dự đoán đến năm 2030, các nước phát triển đều trở thành nền kinh tế tri thức. 2. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức Thứ nhất, là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Trong các năm qua các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển nhanh cơ cấu. Nhưng đây cũng là nền kinh tế mang tính rủi ro, và không ngừng thay đổi, luôn đặt ra nhiều thách thức mới (vì vậy có người gọi đây là xã hội rủi ro – risk society). Trong nền kinh tế tri thức, nông nghiệp và công nghiệp vẫn tồn tại nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ. Những ngành chiếm tỉ lệ cao là các ngành dựa vào tri thức, ứng dụng KHCN mới nhất như: công nghiệp thông tin (sản xuất phần cứng, phần mềm), các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa vào công nghệ cao (bán hàng qua mạng internet), cũng có thể là các ngành truyền thống nhưng được cải tạo bằng KHCN cao. Ví dụ: sản xuất ô tô thông minh, có độ an toàn cao, không cần người lái. Nếu như trong khi nền kinh tế công nghiệp dựa vào sự tổ chức sản xuất hàng loạt, qui chuẩn hoá, thì nền kinh tế tri thức được tổ chức trên cơ sở sự sản xuất linh hoạt hàng hoá và dịch vụ dựa vào công nghệ cao, đây cũng là kinh tế văn phòng (người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong các nhà máy ít đi, người làm việc ở văn phòng nhiều lên). Hiện nay ở Mỹ có hơn 93 triệu lao động (hơn 80% lao động) không phải tham gia vào việc làm ra vật phẩm, mà chuyển sang di chuyển vật phẩm, xử lý thông tin, cung cấp dịch vụ cho người dân. Thứ hai, là sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Hiện nay trên lĩnh vực công nghệ thông tin các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh, chỉ trong khoảng 5-10 năm từ chỗ tay không trở thành những tài sản khổng lồ hàng chục tỷ USD, như Nescape, Yahoo, Dell, Cisco... Người giàu nhất thế giới Bill Gate cũng là một người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông là chủ sở hữu tập đoàn Microsoft – tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới. Sự hình thành và phát triển các khu công nghệ (technology park) là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh sự ra đời các công nghệ mới. Đây là những vườn ươm công nghệ; ở đây có các điều kiện thuận lợi để nhất thể hoá quá trình nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất, nhờ đó các ý tưởng khoa học nhanh chóng trở thành công nghệ và đưa ra sản xuất. Khu công nghệ tiêu biểu nhất phải kể đến là thung lũng Silicon, được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ trước với các công ty do các nhà khoa học của trường đại học Stanford sáng lập. Ban đầu đó chỉ là các công ty nhỏ nhưng nhờ đi đúng hướng mà chúng liên tục phát triển. Rất nhiều công nghệ mới ra đời từ nơi đây, đáng kể nhất phải kể đến internet. Bây giờ tại đây đã có hàng ngàn công ty công nghệ thông tin với doanh số tại chỗ năm 1997 lên tới 267 tỷ USD. Những thập kỷ gần đây trên thế giới các khu công nghệ phát triển rất nhanh, đó là một cách tổ chức để đi nhanh vào kinh tế tri thức. Vì nền sản xuất dựa vào công nghệ cao, tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, thải ra ít phế thải, cho nên trong nền kinh tế tri thức có thể thực hiện được sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững. Trong xã hội mạng lại có điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; nhờ có mạng có thể sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, theo đơn đặt hàng, không để ứ đọng trong kho khối lượng lớn hàng hoá. Giữa sản xuất và tiêu dùng có thể đạt được sự hài hoà. Thứ ba, là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng. Thươg mại điện tử, thị trường ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa… được thiết lập làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên nhanh nhạy, linh hoạt, khoảng cách và ý nghĩa về vị trí địa lý ngày càng giảm. Thứ tư, là các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản. Mà trong nền kinh tế tri thức vì nảy sinh nhiều công nghệ mới nên luôn luôn xuất hiện nhiều công ty mới; sự ra đời của công ty gắn với sự ra đời của một công nghệ mới, một sáng chế mới. Các công ty phải luôn đổi mới và phải kịp thời chuyển hướng theo sự phát triển của công nghệ. Để tăng sức mạnh các công ty phải hợp tác với nhau, để tồn tại và phát triển. Gần đây nhất chúng ta phải kể đến sự kiện tập đoàn Microsoft đang thương thuyết để mua lại tập đoàn Yahoo, nếu thành công thì đây sẽ là vụ mua bán lớn nhất trong lĩnh vưc công nghệ thông tin từ trước tới nay. Thứ năm, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Thông tin đến với mọi người. Mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp. Do đó phải tạo không khí dân chủ, cách làm việc dân chủ. Khi chuẩn bị các quyết định, các chính sách, luật pháp cơ quan nhà nước rất dễ dàng đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Việc tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân cũng rất dễ dàng, thuận tiện. Nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" sẽ được thực hiện đầy đủ nhất. Cho nên CNTT thúc đẩy sự phát triển dân chủ. Có dân chủ mới phát huy được khả năng sáng tạo của mọi người. Cách tổ chức quản lý cũng sẽ thay đổi nhiều. Trong thời đại thông tin, mô hình chỉ huy tập trung, có đẳng cấp là không phù hợp. Xu thế là theo mô hình phi đẳng cấp, phi tập trung, mô hình mạng, trong đó tận dụng các quan hệ ngang; vì thông tin đến được một cách thuận lợi nhanh chóng tất cả mọi nơi, không cần đi qua các nút xử lý trung gian. Đó là mô hình tổ chức dân chủ, nó linh hoạt trong điều hành, dễ thích nghi với đổi mới, khơi dậy sự năng động sáng tạo của mọi người. Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Mọi người đều học tập, học thường xuyên, học ở trường và học trên mạng, để không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo. Không học tập thường xuyên thì không phát triển được nền kinh tế tri thức. Mọi người thường xuyên được bổ túc, cập nhật kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới. Với sự bùng nổ thông tin và sự luôn đổi mới kiến thức, mô hình giáo dục truyền thống: đào tạo xong rồi ra làm việc là không còn phù hợp, mà phải đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Con người phải học tập suốt đời, vừa học vừa làm việc. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu cũng có thể học tập được. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời. Đầu tư cho giáo dục và cho khoa học chiếm tỷ lệ rất cao. Nói chung đầu tư vô hình (cho con người, cho giáo dục, khoa học, văn hoá xã hội...) cao hơn đầu tư hữu hình (đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật). Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Vốn con người là yếu tố then chốt nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp tri thức. Thứ bảy, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia xẻ, và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Do đó nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm. Sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng quý giá. Giá cả và giá trị sản phẩm tri thức thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào người sử dụng ở các thời điểm khác nhau. Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất, hơn cả sở hữu vốn, tài nguyên, đất đai. Ai chiếm được nhiều sở hữu trí tuệ, người ấy thắng. Pháp luật về sở hữu trí tuệ trở thành nội dung chủ yếu trong quan hệ dân sự và quan hệ thương mại quốc tế. Rất nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ được đặt ra. Các ông chủ nhiều tập đoàn công nghệ thông tin thoạt đầu không có vốn liếng gì, nhưng nhờ có sở hữu trí tụê mà đã có tài sản hàng trăm tỷ USD. Nếu không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì họ không thể có được thành công như vậy. Luật pháp, thuế và các rào cản khó áp dụng đơn độc trong khuôn khổ quốc gia. Tri thức và thông tin luôn đi tới những nơi có nhu cầu cao nhất và rào cản ít nhất. Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Trước đây, người ta chọn các công nghệ đã chín muồi thì nay người ta lại tìm chọn các công nghệ mới nảy sinh vì cái chín muồi cũng rất có thể là cái sắp sửa tiêu vong. Trong nền kinh tế tri thức có những điều tưởng như nghịch lý: - Của cải làm ra chủ yếu dựa vào cái chưa biết, cái đã biết không còn giá trị nữa, tìm ra cái chưa biết chính là tạo ra giá trị. - Môi trường để tìm ra cái chưa biết là mạng thông tin. Mạng thông tin, thực tế ảo… gợi ra các ý tưởng mới, giải pháp mới đáp ứng nhu cầu mới. - Phát hiện ra cái chưa biết tức là loại trừ cái đã biết, cái cũ mất đi thay thế bằng cái mới, nền kinh tế xã hội luôn đổi mới, cái mới ngày càng nhiều. Đó là đặc trưng của sự phát triển, sự tiến hoá của xã hội sắp tới, phát triển từ cái mới chứ không phải phát triển từ cái lớn dần lên. - Sản phẩm có giá trị sử dụng ngày càng cao thì giá bán càng rẻ, thậm chí nhiều phần mềm cơ bản được cho không (để rồi sau đó nâng cao hơn dù chỉ một ít thì giá bán rất đắt), sản phẩm càng nhiều người dùng thì giá trị sử dụng càng cao. ở thời đại công nghệ thông tin thì cái được dùng nhiều nhất là cái có giá trị cao. Ví dụ: máy Fax sẽ không có tác dụng là bao khi có ít nhưng khi có hàng nghìn máy dùng để liên lạc với nhau thì sẽ có giá trị rất to lớn. Mạng cũng như vậy, phải có nhiều người dùng thì lúc đó mới có giá trị. Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Toàn cầu hoá một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh kinh tế tri thức ở các nước, nhưng đồng thời cũng đặt nhiều thách thức rủi ro. Trên thế giới hiện nay thì khoảng cách giàu nghèo vẫn đang tăng nhanh do chêch lệch nhiều về tri thức và điều đó chỉ có thể xoá được khi rút ngắn khoảng cách và tri thức. Thứ mười, là sự thách thức đối với văn hoá. Trong nền kinh tế tri thức - xã hội thông tin, văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ nền văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong phú đa dạng. Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là internet, một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến mọi nơi trên thế giới. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hoá đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc… Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá mỗi dân tộc trở nên rất nặng nề. Cái chính là phải giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có đủ sức mạnh nội sinh. 3. Kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay a. Thời cơ và thách thức Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra chiến lược: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Trong thời gian cho đến năm 2020, kinh tế thế giới sẽ có những biến động to lớn không lường trước được, theo chiều hướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, khoảng cách giữa các nước giàu và và các nước nghèo có thể sẽ còn tiếp tục gia tăng. Đó là thách thức gay gắt đối với các nước đang phát triển nói chung, cũng như đối với nước ta. Nếu không biết tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới cách nghĩ, cách làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, thực sự đi tắt đón đầu, thì sẽ tụt hậu rất xa. Chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hoá mà các nước đi trước đã đi. Cũng không nên hiểu công nghiệp hoá là chủ yếu xây dựng công nghiệp, mà phải hiểu đó là sự chuyển từ nền kinh tế lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, theo phương pháp công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất, vì vậy mà công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá. Như vậy kinh tế tri thức chính là vận hội ngàn vàng để chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn, mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước; cho nên công nghiệp hoá ở nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ lớn lao: chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau; điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Việc Việt Nam vừa mới trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng đặt cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức: - Chúng ta được tiếp xúc nhiều hơn với nền kinh tế thế giới, có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm của các nền kinh tế mạnh trên thế giới. - Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải canh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn tồn tại. Đây cũng sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp của ta đổi mới. - Tri thức Việt Nam qua thực tế sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm mới. Đây là một điều quan trọng để rút ngắn khoảng cách của tri thức nước ta với tri thức các nước phát triển. - Người lao động Việt Nam muốn đáp ứng nhu cầu mới thì phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phải có vốn ngoại ngữ tốt để phục vụ cho công việc. - Nhiều nhân tài của đất nước ta cũng sẽ dễ mất đi hơn (chảy máu chất xám) nếu như nhà nước ta không có các chính sách đãi ngộ phù hợp. b. Chiến lược phát triển của ta là chiến lược dựa vào tri thức, nội dung công nghiệp hoá ở nước ta là vận dụng các yếu tố của kinh tế tri thức Nước ta hiện nay vẫn còn nằm trong tốp 20 nước nước nghèo nhất thế giới, không có cách nào để đuổi kịp các nước về GDP. Để rút ngắn khoảng cách với các nước thì cách tốt nhất là chúng ta phải phấn đấu để nâng cao nhanh chóng trình độ tri thức, tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới nhất để hoàn thành thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta có thế mạnh về tiềm năng con người, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2005 xếp thứ 108/177 nước. Thực tế đã chứng minh người Việt Nam có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới và công nghệ hiện đại. Nhiều ngành mới xây dựng nhờ sử dụng công nghệ mới đã theo kịp trình độ các nước trong khu vực (bưu chính viễn thông, năng lượng, dầu khí, cầu đường…). Cho nên chúng ta phải thực hiện chính sách bằng và dựa vào con người, khoa học công nghệ như nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ ra: “Chiến lược phát triển đất nước ta là chiến lược dựa vào tri thức và thông tin, chiến lược đi tắt, đón đầu với mũi nhọn là công nghệ thông tin”. Vì vậy, Việt Nam cần tập trung phát triển công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển và hiện đại hoá các ngành, các lĩnh vực sản xuất dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý, đồng thời để phát triển các ngành công nghiệp thông tin là những ngành có giá trị gia tăng cao nhất, những ngành trụ cột trong xã hội tương lai. Chúng ta cần tập trung phát triển cho các học sinh thi tin học quốc tế đạt giải cao, đồng thời cố gắng lôi kéo lực lượng người Việt Nam làm tin học ở nước ngoài có trình độ cao trở về nước. Công nghệ thông tin trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nước ta. Nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình hai tốc độ: một mặt phải lo phát triển nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất những ngành công nghiệp cơ bản, lo giải quyết những nhu cầu cơ bản và bức xúc của người dân. Mặt khác đồng thời phải phát triển nhanh những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin để hiện đại hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ngành nghề mới, việc làm mới, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ta đã chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất đúng, như vậy phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh về khoa học công nghệ của Việt Nam, bắt kịp và làm chủ công nghệ hiện đại, đi nhanh đi tắt vào kinh tế tri thức. Không có đủ tri thức, không có khả năng vận dụng những công nghệ mới nhất thì không thể cạnh tranh được, hội nhập được. Ta phải tận dụng cơ sở vật chất hiện có, tận dụng lao động, nhưng đã đầu tư mới thì phải dùng công nghệ mới, tiên tiến nhất; sử dụng cơ sở vật chất hiện có cũng phải với tri thức mới. c. Giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri thức Thứ nhất, phải đổi mới cơ chế quản lý, phát huy mọi khả năng sáng tạo của người dân, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất. Nhà nước quản lý bằng luật pháp, bằng cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh, chăm lo phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học… mà không nên can thiệp vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để cho mỗi doanh nghiệp. Mỗi người dân phát huy hết quyền chủ động sáng tạo của mình. Phải thực sự giải phóng mọi lực lượng sản xuất, phát huy mọi thành phần kinh tế như các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Hiện nay còn nhiều vướng mắc lúng túng trong chính sách, mà chủ yếu là do nhận thức về mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được sáng tỏ. Nhiệm vụ trung tâm hiện nay là phát triển lực lượng sản xuất, phải xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất sao cho thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Mọi người ai có khả năng đóng góp vào phát triển sản xuất thì phải được khuyến khích, phải thực sự khuyến khích mọi người làm giàu. Nhà nước có chính sách điều tiết thu nhập, chăm lo phúc lợi xã hội, tạo công bằng xã hội, bảo vệ những người yếu thế. Thứ hai, là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trong những năm tới phải tăng mạnh đầu tư để phát triển giáo dục và phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới. Đây là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy nước ta đi nhanh vào kinh tế tri thức. Phải xây dựng những thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lý tưởng, có khả năng sáng tạo, làm chủ được tri thức hiện đại, quyết tâm đưa nước ta lên trình độ phát triển sánh kịp các nước. Khoảng cách với các nước phát triển chủ yếu là khoảng cách về tri thức. Ta có thể rút ngắn được bằng xây dựng và phát triển mạnh nền giáo dục tiên tiến phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Thứ ba, là tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, thực hiện tốt các chính sách, chủ trương về khoa học, công nghệ, mà nhất là: - Phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. - Phát huy sức sáng tạo trong khoa học: các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng dân chủ trong khoa học. - Các chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, cơ chế quản lý kinh tế phải buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh bình đẳng, phải lấy hiệu quả làm đầu, đồng thời có chính sách khuyến khích thích đáng các doanh nghiệp trong các ngành công nghệ cao. - Tăng đầu tư cho KHCN (nhà nước và doanh nghiệp) đạt 2% GDP, tăng đầu tư mạo hiểm. - Phát triển nhanh các khu công nghệ, tổ chức lại chương trình kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là cần có tổ chức có hiệu lực chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin. Thứ tư, là cải cách hành chính và tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới có khả năng thúc đẩy mọi khả năng sáng tạo, làm cho sản xuất "bung ra", đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp tri thức, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá mà nước ta đang trong quá trình hội nhập. Điều này được thực hiện trên cơ sở xác định đúng đắn vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không trực tiếp làm kinh tế nhưng vai trò của nhà nước trong việc định hướng, tạo môi trường, tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển, thể hiện trong chính sách của nhà nước, trong hệ thống luật pháp là yếu tố quyết định nhất đối với việc tiến nhanh vào kinh tế tri thức. 4. Những thành công và thất bại bước đầu trong xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta a. Thành công Ngày càng nhiều ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao phát triển, cùng với đó là các tập đoàn lớn trong lĩnh vực này xuất hiện. Tiêu biểu nhất chúng ta phải kể đến tập đoàn FPT – tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Ngành công nghệ thông tin ngày càng đóng góp nhiều hơn vào ngân sách chung của cả nước. Công nghệ thông tin cũng đã được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Chúng ta cũng đã có các dịch vụ bán hàng qua mạng, tìm kiếm việc trên mạng… Ngoài ra, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã có trang web riêng có đầy đủ các tin tức về Đảng, các Nghị quyết, chính sách, các bộ luật hiện hành. Ngoài việc tham khảo, mọi người còn có thể đóng góp ý kiến của mình thông qua mạng. Người Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi. Số lượng sinh viên du học ngày càng tăng, đây là lực lượng rất quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước sau này. Chúng ta cũng có nhiều nhân tài công nghệ thông tin đang theo học nước ngoài. Đáng kể chúng ta phải kể đến Vũ Duy Thức, người đạt giải nhì cuộc thi tin học Mỹ năm 2000 và giải nhất năm 2001. Do vậy đã có tới 7 trường đại học đồng ý cấp học bổng tiến sĩ cho anh sinh viên mới có 22 tuổi này: MIT, Stanford, Carnege Mellon, Berkeley, USC, Washington, Massachusetts Amherst. Ngoài ra, lực lượng học sinh của ta tham gia các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế luôn đạt thành tích rất cao. Trình độ lao động của ta ngày càng tăng, nhiều vị trí người lao động của ta đã có thể đảm nhận thay cho việc thuê lao động nước ngoài trước đây. Nhiều Việt kiều đang có xu hướng trở về nước để phát triển sự nghiệp của mình. Họ là lực lượng rất hùng hậu, họ đã làm việc và tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại, phong cách chuyên nghiệp, có các mối quan hệ tốt. Việc nâng cao dân trí cho người dân nông thôn được thực hiện rất tốt: - Gần 100% tổng số xã đã có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã. Người dân được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, được đọc các loại sách, báo, tạp chí về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật… - Nhiều người nông dân tiên tiến đã biết sử dụng khoa học công nghệ, internet để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Viễn thông của ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể: - Internet có mặt ở Việt Nam từ năm 1997, đến nay đã đạt khoảng 2 triệu thuê bao (đạt mật độ 1,6%). Internet chính là một công cụ quan trọng phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. - Số lượng người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam ngày càng tăng, đi kèm với đó là các dịch vụ truyền hình di động và internet tốc độ cao cung cấp cho điện thoại di động. - Chúng ta đã lắp đặt được các tuyến cáp quang nội địa và quốc tế đạt tốc độ 240 Gb/s sử dụng công nghệ ghép sóng WMA, có thể tải được 240.000 cuộc điện thoại cùng một lúc. Điều đó cũng đã tạo điều kiện cho nhiều loại hình dich vụ thông tin như: fax, truyền số liệu, truyền hình di động, đặc biệt tạo môi trường lý tưởng cho internet tốc độ cao. Trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia trên thế giới theo tiêu chí: “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Việc gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14 (năm 2006) càng chứng tỏ được vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy tiếp xúc với các nền văn hoá mới trên thế giới nhưng nền văn hoá Việt Nam vẫn luôn được các nước trên thế giới coi là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. b. Thất bại Việc tuyên truyền và giáo dục cho mọi người hiểu về kinh tế tri thức ở nước ta vẫn còn hạn chế. Rất nhiều người thậm chí còn chưa hề nghe thấy tên kinh tế tri thức. Tuy tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn ở mức cao nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta vẫn còn chậm. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế nước ta vẫn còn thiếu tính năng động. Thêm vào đó là kinh tế nước ta vẫn còn thiên về đầu tư hữu hình theo kiểu toàn dân, trong khi đó đầu tư vô hình, vốn trí tuệ chưa được quan tâm xây dựng và phát huy đúng mức; một số cơ chế chính sách của ta vẫn còn mang đậm tàn dư của nền kinh tế hoạch hoá tập trung bao cấp. Khả năng giải quyết việc làm của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế: mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,3 triệu lao động mới nhưng chỉ có 1,1 triệu trong số này có được việc làm. Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đang có xu hướng tăng lên. Nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng nhất cho nước ta tiến vào kinh tế tri thức tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điều đáng nói: - Hiện nay, Việt Nam có trên 43 triệu lao động nhưng 74,7% chưa được qua đào tạo, số còn lại thì không thật giỏi nghề. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 5,5%. - Những công việc đòi hỏi trình độ cao cấp thì hầu hết chúng ta vẫn phải thuê lao động, chuyên gia nước ngoài. - Xuất khẩu lao động là giải pháp giải quyết việc làm rất có hiệu quả, nhưng nhiều người lao động ở nước ngoài tự ý phá hợp đồng, điều này tạo ra ấn tượng không tốt, làm mất danh tiếng của người lao động Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. - Khả năng làm việc theo nhóm của lao động nước ta là rất kém, những việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người thì hiệu quả thường không bằng được công việc cần 1 hoặc 2 người. Điều này được phản ánh qua câu nói: “1 người Việt Nam hơn 1 người Nhật nhưng 2 người Việt Nam thua 2 người Nhật”. - Nhiều người có được việc làm là nhờ vào quan hệ, tiền bạc mà không hề có trình độ, tài năng. Nếu những người này được nắm các vị trí quan trọng thì không biết sẽ gây ra những hậu quả gì? Việc đào tạo nguồn nhân lực của ta vẫn còn yếu kém: - Chỉ có 15 – 20% sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Nhận xét chung của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên hiện nay là: “Thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, ứng xử vụng về, mơ hồ về nghề nghiệp, đặc biệt vốn ngoại ngữ thì rất ít người đáp ứng được nhu cầu”. Thậm chí nhiều sinh viên tuy đã học năm thứ 3 ở đại học nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp tương lai của mình thì vẫn còn rất mơ hồ. Điều này chứng tỏ khoảng cách giữa giảng đường và thực tế vẫn còn rất xa xôi và rất khó để thu hẹp khoảng cách này. - Kém ngoại ngữ có lẽ là điều khó chấp nhận nhất đối với sinh viên Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Kém ngoại ngữ chứng tỏ sinh viên nước ta vẫn còn tụt hậu so với các sinh viên nước khác. Phó giám đốc phụ trách nhân sự tập đoàn FPT đã phải nói : “Chúng tôi thà tuyển một người giỏi tiếng anh rồi đào tạo chuyên ngành còn hơn phải tuyển một người giỏi chuyên ngành nhưng lại kém tiếng anh”. Nền giáo dục của nước ta trong những năm gần đây còn nặng về bệnh thành tích và gian lận trong thi cử: - Chúng ta thực hiện phổ cập trung học nên số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở luôn đạt gần 100%, nhưng rất nhiều học sinh yếu kém vẫn được tốt nghiệp. - Trong tất cả các cuộc thi (trừ thi đại học) thì tình trạng gian lận vẫn còn diễn ra rất phổ biến. * Thực trạng trên đã làm giảm đi động lực học tập, sáng tạo của những người có tài thật sự và cũng tạo ra thái độ học tập lười biếng, trây ỳ của các học sinh ngay từ lúc còn nhỏ. Tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn diễn ra đối với nước ta hiện nay do nhà nước ta vẫn chưa có các chính sách thoả đáng đối với các nhân tài. Tình trạng này đã lấy đi rất nhiều nhân tài của đất nước ta. Chúng ta chưa có nhiều sản phẩm chất lượng tốt được cả thế giới công nhận như cà phê G7 của Trung Nguyên. Ngoài ra, chúng ta còn để ăn cắp bản quyền thương hiệu như thương hiệu thuốc lá Vinataba bị Indonesia sử dụng ở 10 nước, chúng ta chỉ mới đòi lại được thương hiệu ở 2 nước là Lào và Campuchia. c. Biện pháp khắc phục Chúng ta phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chú trọng tăng cường vai trò của các ngành dựa vào khoa học công nghệ, kĩ thuật cao. Đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp để làm tăng tính năng động của nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước cần thể hiện vai trò điều tiết của mình đối với nền kinh tế. Nhà nước cần có các chiến lược đào tào nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn nhằm có được nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho phát triển kinh tế trong tương lai. Đồng thời các doanh nghiệp muốn có được nguồn nhân lực đạt yêu cầu của mình cũng nên tăng cường hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm day nghề trong việc đào tạo. Việc sinh viên thực tập cũng phải đảm bảo trung thực, nghiêm túc, chất lượng, không phải là làm cho có. Tăng cường đầu tư vô hình, vốn trí tuệ để phát triển đội ngũ tri thức. Nhà nước cũng cần có các chính sách đãi ngộ với các nhân tài của đất nước, tạo mọi điều kiện để họ có thể phát huy tài năng của mình phục vụ cho đất nước. Đây chính là biện pháp tốt nhất để chống lại “bệnh chảy máu chất xám”, cái đã lấy đi của ta nhiều nhân tài. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước để có khả năng đảm nhiệm được mọi vị trí thay cho việc phải thuê các chuyên gia nước ngoài. Thực hiện đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Cần liên tục đổi mới sách giáo khoa, giáo trình cho phù hợp với thực tế. Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội vừa học trong sách vở vừa học ở ngoài thực tế. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ để tạo được nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có trình độ ngoại ngữ tốt. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay. Nhà nước cần đầu tư xây dựng nhiều khu công nghệ cao làm các vườm ươm công nghệ. Đây là nơi các nhà khoa học có thể tập trung nghiên cứu và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành quả cho khoa học công nghệ nước nhà. Ngoài ra, chúng ta cũng nên thu hút đầu tư công nghệ từ nước ngoài để tận dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới. kết luận Thế giới đang coi Việt Nam là một con rồng đang chuyển mình ở khu vực châu á. Vì vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam cần được đẩy mạnh để giúp con rồng ấy vươn mình lên tầm thế giới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là vấn đề rất khó khăn và đa dạng vì vậy rất dễ mắc bệnh chủ quan duy ý chí. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt, linh hoạt trong sự đổi mới. Và để thực hiện được công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải phát triển được khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ bị tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, để đạt được điều đó thì chúng ta phải tiếp cận nhanh với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền kinh tế tri thức có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao. Chúng ta phải kết hợp nhiệm vụ công nghiệp hoá với nhiệm vụ đi vào nền kinh tế tri thức làm một, không thể tuần tự kết thúc giai đoạn này mới đến giai doạn khác. Người Việt Nam có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới, đất nước ta phải dựa vào tri thức, dựa vào khoa học công nghệ, dựa vào giáo dục đào tạo để phát triển. Chúng ta cần phát triển kinh tế tri thức để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35933.doc
Tài liệu liên quan