Đề tài Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng

Cải cách thuế không chỉ đơn giản là sự cân nhắc tối ưu giữa mục tiêu hiệu quả và công bằng trong điều khện của một nền kinh tế "đóng", mà còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những nhân tố mới nảy sinh từ tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra một cách nhanh chóng. Những khác biệt này một mặt phản ánh sự chuyển hướng chính sách trong cải cách thuế nhằm đạt tới sự tối ưu trong điều kiện nền kinh tế "mở"; mặt khác lại hàm ý nhiều vấn đề cần phải gải quyết. Ở nước ta, thuế GTGT được đánh giá là sắc thuế tiến bộ nhất hiện nay và thực tế đã chứng minh những ưu điểm vượt trội của nó. Qua 5 năm áp dụng, thuế GTGT đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế xã hội nước ta, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT ngày càng có vai trò quan trọng do đó cần thiết phải hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung để phát huy ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế để nó trở thành một đòn bẩy quan trọng của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu xã hội.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế giá trị gia tăng (GTGT) Giá trị gia tăng (GTGT) là phần giá trị của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Thuế GTGT tiếng Anh là Value Added Tax (VAT), tiếng Pháp là Taxe sur la Valeur Ajoutee (VAT) là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản suất, lưu thông đến tiêu dùng. Do thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dich vụ nên đối tượng nộp thuế phải là các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có giá trị tăng thêm, nhưng thực chất phần thuế mà họ nộp là do người mua hàng hoá, dịch vụ phải thanh toán. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu Là một loại thuế hay là một phương pháp đánh thuế nên thuế GTGT có thể có nhiều loại như: thuế GTGT về tài sản, thuế GTGT về thu nhập, thuế GTGT về doanh thu... Nhưng chủ yếu, các nước chỉ sử dụng thuế GTGT về doanh thu. Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước và sản xuất hàng hoá, nên khi nền sản xuất xã hội phát triển, năng suất lao động tăng, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước tăng lên, Nhà nước không ngừng cải tiến bổ sung các loại thuế để tăng thêm nguồn thu cho mình. Để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhằm động viên sự đóng góp rông rãi của quảng đại quần chúng nhân dân, thuế doanh thu được nghiên cứu áp dụng đầu tiên ở Pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu, thuề doanh thu chỉ thu ở giai đoan cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá (khâu bán lẻ) với thuế suất rất thấp. Do chỉ thu ở khâu bán lẻ với thuế suất thấp nên số thu từ thuế ít và khó quản lý thu thuế, đến đầu năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Khi thuế doanh thu được tính và nộp cho từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông sẽ làm cho thuế được san sẻ qua các khâu nên đáp ứng được việc tăng nguồn thu cho nhà nước, mặt khác tiền thuế đươc thu kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Trên thực tế việc tính và thu thuế theo cách này đã phát sinh nhược điểm vì tính trùng lặp. Khi quá trình sản xuất ra sản phẩm càng qua nhiều khâu của nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau thì thuế càng cao và thuế trùng lên thuế càng nhiều. Để khắc phục nhược điểm này, năm 1963 Pháp đã cải tiến thuế doanh thu từ việc đánh vào doanh thu của từng khâu sang hình thức đánh thuế một lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (tức là trước khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu). Việc đánh thuế độc lập một lần như vậy khắc phục được hiện tượng đánh thuế trùng lặp, nhưng cách tính này lại phát sinh nhược điểm là thuế bị chậm trễ so với trước, vì chỉ khi hàng hoá đưa vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được thuế ... Trước một thực tế là Nhà nước muốn thu được nhiều thuế và thu kịp thời, vừa thúc đẩy sản xuất phát triển để bồi dưỡng nguồn thu cho giai đoạn sau, các nhà kinh tế đã liên tục sửa đổi, bổ sung cho thuế doanh thu ngày càng hoàn thiện. Trên cơ sở đánh thuế doanh thu một lần trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông.Vào đâu những năm năm mươi, môt người Đức tên là Cart Friedrich Von Simens ( thành viên sáng lập ra công ty Simensa.G - Một công ty sản xuất máy móc điện tử lớn nhất nước Đức), đã nghĩ ra một chính sách thuế có thể thay thế cho thuế Doanh thu. Đó là thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ khi qua mỗi công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Mặc dù được khai sinh ở Đức, nhưng vào thời điểm này những lý luận của Simens đưa ra không đủ sức thuyết phục Chính phủ nên không được thực hiện đầu tiên ở nước Đức. Trên thực tế thì thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng đầu tiên tại Cộng hoà Pháp ngày 1 tháng 7 năm 1954. Vì Pháp là một trong những nước có nền công nghiệp rất phát triển (tiến hành cách mạng công nghiệp sớm). Ban đầu thuế GTGT ở Pháp ra đời chỉ nhằm vào một số ngành cá biệt, chủ yếu nhằm hạn chế việc thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu trong lĩnh vực công nghiệp. với thuế suất đòng loạt là 20% và chỉ khấu trừ thuế ở khâu trước đối với nguyên liệu,vật liệu. Đến năm 1966, trong xu hướng cải tiến hệ thống thuế "đơn guản và hiện đại"chung ở châu Âu, TVA được ban hành chính thức để thay thế một số sắc thuế gián thu. Đến năm 1986, thuế GTGT ở Pháp được áp dụng cho mọi ngành nghề và trong mọi lĩnh vực. Năm 1953, người Nhật cũng nghiên cứu thuế GTGT và dự thảo ra bộ luật về thuế GTGT, nhưng không được quốc hội thông qua (đến năm 1988, Nhật mới áp dụng loại thuế này). Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã chứng minh được sự thành công của việc điều tiết nền kinh tế bằng phương pháp gián tiếp là chủ yếu.Trong bối cảnh đó với những ưu điểm đặc biệt của thuế GTGT mà nó đã được nhanh chóng triển khai, áp dụng rộng rãi. Từ 1954 đến giữa tháng 7 năm 1991 đã có hơn 100 nước đưa thuế GTGT vào hệ thống thuế khoá của nước mình. Riêng tại châu á theo nhận định của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, thuế GTGT ngày càng trở thành một sắc thuế phổ biến trong khu vực này. Khởi đầu tại Korea (1977), Indonesia (1984), Đài Loan (1986), Philipines (1988), Nhật Bản (1988), TháiLan (1992) ... Hiện nay trên Thế giới đã có nhiều nước chuyển sang áp dụng thuế GTGT, để hợp nhất và hiện đại hoá cơ cấu thếu quan của nước mình như: Chi Lê, Haiti, Indonesia, Mêhicô... Có những nước nhờ áp dụng thuế GTGT đã đạt được những tiến bộ to lớn về khoa học kỹ thuật, cải thiện nền kinh tế đất nước như: Anh áp dụng mức thuế suất 15%; Đan Mạch: 25%; Thuỵ điển với 3 mức thuế: 6%, 15%, 22%. Ngoài ra còn có các nước: Đức, Sinhgapore, Trung Quốc... và đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện này vẫn là Cộng hoà Pháp. Các nước thành viên EC đã chọn thuế GTGT như một giải pháp tốt nhất để thống nhất việc đánh thuế, khuyến khích quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng năng suất lao động. Qua khảo sát cho thấy sau khi thay thuế doanh thu hoặc một số loại thuế khác đã làm gia tăng số thu ngân sách, trở thành một yếu tố quan trọng trong tổng số thu của các nước đang sử dụng loại thuế này. ở Việt Nam, luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997 và có hiệu lự thi hành rừ ngày 1-1-1999. Việc chuyển sang áp dụng thuế GTGT ngoài mục đích từng bước hoà nhập với chính sách thuế của các nước trong khu vực và trên Thế giới, còn vươn tới việc cải cách hệ thống thuế khoá thích hợp cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nến kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. II. Thuế giá trị gia tăng của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm 1. Đặc điểm của thuế GTGT. Thuế GTGT có phạm vi thu rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh kể cả gia công , chế biến và hoạt động dịch vụ tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hoá nhập khẩu.Tuy nhiên, một số hàng hoá, dịch vụ miễn thuế được quy định tuỳ thuỗc vào mỗi nước trong từng thời kỳ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ một nước nào khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT, đồng thời cũng phải rà soát lại pham vi và thuế của các chính sách thuế khác. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụthu thuế GTGT qua việc bán cá hàng hoá, dịch vụ này. Tiền thuế ẩn trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào Ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng. Thuế GTGT là thuế gián thu có tính chất điển hình và vì vậy , đây cũng là chính sách thuế tốt xét cề mặt "trách nhiệm chính trị ". Thuế GTGT không đánh vào đầu tư vì thuế nằm ngoài giá trị tài sản cố định và giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền thuế này sẽ được tách riêng để khấy trừ khi tính thuế GTGTphải nộp ổ giai đoạn sau. Thuế GTGT được tính dựa trên giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chứ không căn cứ vào hình thái hiện vật, cũng như công dụng của chúng. Một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT là cho dù sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế phải nộp cũng không thay đổi. Đó chính là số thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả Tổng thuế GTGT phải nộp của một sản phẩm = Thuế suất x Giá mua của người tiêu dùng cuối cùng Thuế GTGT ở mỗi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào GTGT ở khâu đó, vì vậy thuế GTGT không làm tăng giá đột biến khi sản phẩm trải qua nhiêu giai đoạn sản xuất, lưu thông, cung ứng dịch vụ nên không gây xáo trộn lớn cho hoat động sản xuất, kinh doanh. Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao. Xét về cơ bản, thuế GTGT không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh , cung ứng dịch vụ, tiêu dùng theo ngành nghề cụ thể, không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều, không khuyến khích việc hội nhập doanh nghiệp theo chiều dọc để tránh thuế. Mục tiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản như thuế thu nhập, thuế tài sản.Vì thế, thuế GTGT thường ít mức thuế suất, số đối tượng được miễn giảm rất hạn chế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và ít gây sự rối loạn hay méo mó . GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh là căn cứ để tính số thuế GTGT phải nộp. Điều quan trọng là phải xác định một cách đúng đắn phần GTGT thực sự phát sinh qua mỗi giai đoan sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ đến tiêu dùng. Để thực hiện được điều đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải áp dụng nghiêm ngặt chế độ sử dụng hoá đơn, chứng từ. Các đối tượng nộp thuế cần có đầy đủ hoá đơn đầu ra và hoá đơn đầu vào tương ứng . Thuế suất thuế GTGT căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không phân biệt ngành nghề và gía trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ . 2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT ở một số nước 2.1. Nội dung cơ bản của thuế GTGT ở Pháp. Thuế GTGT ở Pháp được ban hành năm 1954, với tên gọi theo tiếng Pháp là Taxe sur la valeur ajoutée (được viết tắt là T.V.A) - thuế trị giá gia tăng (TGGT). * Phạm vi áp dụng của thuế TGGT. Được xem xét trên các mặt: Những hoạt động và đối tượng phải nộp thuế, tính lãnh thổ và những trường hợp không thuộc diện đánh thuế. Cụ thể: Những hoạt động và đối tượng phải nộp thuế TGGT được xác định theo 3 điều kiện cơ bản là: - Thực hiện việc giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ thuộc loại phải trả tiền. - Thuộc phạm vi hoạt động kinh tế, mang tính độc lập. - Do một đối tượng thuộc diện nộp thuế TGGT thực hiện. Tính lãnh thổ của thuế TGGT dược xác định theo 2 nguyên tắc cơ bản là: - Việc giao hàng hoá được thực hiện tại nước Pháp. - Việc cung ứng dịch vụ do người hoạt động dịch vụ có của hàng giao dịch và cơ sở ổn định, hoạt động trên nước Pháp hoặc có chỗ cư trú trên nước Pháp. - Từ 2 nguyên tắc trên, nói chung hàng xuất khẩu không phải nộp thuế TGGT. Ngược lại, hàng nhập khẩu vào nước Pháp phải nộp thuế TGGT. Từ 1-1-1993, hàng từ các nước ngoài nhập khẩu vào Cộng đồng châu Âu phải nộp thuế TGGT, còn hàng nhập khẩu giữa các nước trong Cộng dồng châu Âu không phải nộp thuế TGGT. Những trường hợp không thuộc diện đánh thuế TGGT. Đó là những hoạt động thông thường thuộc phạm vi đánh thuế, được chia thành 3 nhóm theo nột số điều kiện nhất định sau đây: - Đối với hoạt động thông thường trong nội địa: có tính chất phụ, hoạt động trong ngành giáo dục, văn hoá, thể thao, xã hội, ngân hàng, bảo hiểm phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở kinh doanh nhỏ, phục vụ công cộng ... - Đối với hàng nhập: đang chờ làm thủ tục hải quan, tái xuất, tái sản của cá nhân, hàng của các tổ chức từ thiện, hàng với số lượng ít không mang tính chất buôn bán, hàng thuộc hành lý, văn hoá phẩm không có tính chất kinh doanh, một số cổ phần, trái phiếu được phép nhập... - Đối với hàng xuất khẩu: hàng xuất, cung ứng dịch vụ gắn với thông thương quốc tế, giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thuộc loại tiếp tế cho táu thuỷ, máy bay... * Căn cứ tính thuế Về cơ bản , căn cứ tính thuế TGGT đối với mọi hoạt động giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ là trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bằng tiền hoăc bằng hiện vật. Trị giá hành hoá (hoặc tiền dịch vụ) bao gồm mọi khoản cấu thành trong giá, như chi phí vật chất, các chi phí khác, tiền lãi của đơn vị kinh doanh, các khoản thuế , lệ phí phải nộp, trừ vản thân thuế TGGT. Nói cách khác, thuế TGGT tính trên trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) không gồm bản thân thuế TGGT. Riêng đối với hoạt động đại lý, môi giới, thuế tính trêm tiền hoa hồng được hưởng khi có đủ điều kiện về hợp đồng và hoạt động đúng hợp đồng đại lý (hợp đồng ghi rõ giá bán, tiền hoa hồng được hưởng, thực hiện hạch toán trên sổ kế toán đầy đủ, rõ ràng). Đối với bất động sản, bao gồm cả việc mua bán bất động sản và hoạt động xây dựng, sửa sang để bán. Căn cứ tính thuế là giá ghi trên hợp đồng mua bán, hoặc bản thanh toán, hay hoá đơn hợp lệ... Đối với hàng nhập, thông thường, căn cứ tính thuế là giá hàng được xác định theo luật thuế quan, bao gồm cả những yếu tố cấu thành trong giá hàng nhập (giá CIT) và các loại thuộc lệ phí, các khoản thu lhác giống như đối với hàng hoá trong nước, trừ bản thân thuế TGGT. Thuế TGGT không tính đối với khoản tiền giảm giá do khách hàng đặt tiền trước hoạc trả tiền mặt, tiền hoa hồng được trích hay tiền phạt do người kinh doanh giao hàng chậm. *Thuế suất thuế TGGT. Từ năm 1986, thuế TGGT có 4 thuế suất: 5,5%; 7%; 18,6% và 33,3%, tuỳ mặt hàng và ngành nghề kinh doanh cần thiết nhiều hay ít cho sản xuất, đời sống nhân dân. Để đơn giản hoá cơ cấu hệ thống thuế suất, từ 1-1-1989, các hoạt động trước đây chịu thuế suất 7% đuợc gộp chung với thuế suất 5,5% và loại chịu thuế suất 33,3% được điều chỉnh dần xuống 28%, 25%, 22% rồi hoà nhập vào loại 18,6%. Hiện nay thuế GTGT ở Pháp có 2 thuế suất là: - 5.5% áp dụng đối với nông sản chưa chế biến, cho thuê nhà ở, vận chuyển hành khách, biểu diễn văn nghệ, thuốc chữa bệnh... - 18,6% áp dụng đối với các mặt hàng, dich vụ khác. * Chế độ khấu trừ thuế TGGT. Theo nguyên tắc cơ bản của thuế TGGT, nghiệp vụ tính và thu thuế TGGT qua từng khâu chỉ mang tính chất "tạm ứng". Số thuế TGGT đã nộp ở khâu trước sẽ được khấu trừ ở khâu sau cho đơn vị kinh doanh, còn đối với ngưòi tiêu dùng, không phải trả thuế TGGT đối với từng khâu riêng biệt mà phải trả toàn bộ số thuế TGGT phải nộp cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh tế. Phần thuế TGGT được khấu trừ chỉ được giải quyết cho đối tượng nộp thuế đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết về đăng ký, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và có cơ sở để chứng minh được là: trong toàn bộ giá thành của hoạt động giao bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thực tế đã có thuế TGGT nộp ở khâu trước. Khi số tiền được khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp, số chênh lệch sẽ được hoàn dần vào số thuế TGGT nộp lần sau cho đến khi hết số tiền được hoàn và đợc coi là một " khoản tín dụng thuế". Về nguyên tắc, thuế TGGT phải nộp vào kho bạc trong tháng phát sinh hoạt động bán hàng hoạc cung ứng dịch vụ. Trên thục tế, chỉ có vất động sản , ô tô , máy móc ... mới đựơc tính khấu trừ thuế theo nguyên tắc đó. Còn thuế TGGT đối với hàn hoá, dịch vụ khác chỉ được khấu trừ vào tháng tiếp theo sau tháng đơn vị kinh doanh phải nộp thuế. Quy định này gọi là "Quy định chênh lệch một tháng" nhằm tạo cho Nhà nước được hưởng một khoản tiền trong kho bạc tương đương với một tháng khấu trừ đối với hàng hoá, dịch vụ nói trên. Đây cũng là điều kiện không hợp lý mà Chính phủ Pháp đang nghiên cứu khắc phục. * Chế độ hoàn thuế TGGT: Các đối tượng nộp thuế có quyền làm đơn gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý cở để xin được xét hoàn lại số thuế TGGT đã nộp thừa hoặc khoản thuế được giảm nhưng chưa được gải quyết. Việc hoàn thuế được giải quyết theo năm dương lịch.Trong năm, các đơn xin hoàn thuế phảu nộp theo quý, vào các tháng 4, 7, 10 để họ được xét cho 3 quý đầu năm. Hoàn thuế theo quý được giải quyết trong trường hợp số tiền hoàn trong quý ít nhất là 5000 FRF (tương đương 1000 USD). Việc hoàn thuế cho tháng 1 năm sau được giải quyết mang tính tổng kết số thuế TGGT phải nộp cho cả năm trước. Trong chế độ thuế TGGT có quy định việc giảm thuế TGGT đối với một số trường hợp liên quan đến bất động sản mà bản thân xí nghiệp là người chịu thuế ( việc giảm thuế được định theo tỷ lệ tính trên giá trị bất động sản...). Thuế chỉ được giảm khi điều đó được ghi trong tờ khai của người chịu thuế. Khi số thuế được giảm lớn hơn số thuế phải đóng, số dư sẽ là "tín dụng thuế" và thông thường được chuyển dần cho đến hết đối với tờ khai tiếp theo. Giảm thuế đối với việc mua bất động sản sẽ bị ngừng lại khi những bất động sản không còn sử dụng cho nhu cầu kinh doanh nữa. Việc rút quyền được giảm thuế còn đựơc thực hiện trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản giữa các ngành khác nhau. * Chế độ khoán miễn nộp thuế TGGT. Những đơn vị kinh doanh thuộc loại vừa, được áp dụng chế độ thuế TGGT khoán trong trường hợp doanh thu hàng năm (không gồm thuế TGGT) không quá giới hạn dưới đây: - 500.000 FRF đối với cơ sở buôn bán bách hoá, thực phẩm mua mang về, đồ ăn uốmg tại chỗ, cho thuê nhà. - 150.000 FRF đối với cơ sở buôn bán khác. - 175.000 FRF đối với các cơ sở kinh doanh không phải là buôn bán. Chế độ thu khoán không hoàn toàn bắt buộc mà các cơ sở này có thể đề nghị cho áp dụng chế độ thu thuế khoán hoặc chế độ thu đơn giản. Viêc lựa chọn này được áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế lợi tức theo chế độ khoán. - Từ ngày 1-1-1991, thuếTGGT được miễn cho các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế TGGT là loại nhỏ mà doamh thu (không gồm thuế TGGT) của năm trước không vượt quá 700.000 FRF. Nếu trong năm sau mà doanh thu vượt 70.000 FRF thì đơn vị bắt đầu phải nộp thuế TGGT từ ngày 1-1 năm tiếp theo. Trong quá trình thêo dõi hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện doanh thu trong năm vượt 100.000 FRF thì đơn vị bắt đầu phảo nộp thuế TGGT từ 1-4-1991, thuế TGGT còn được miễn đối với các hoạt động nghề nghiệp hợp pháp của các luật sư có doanh thu của năm trước (không gồm thuế TGGT) không vươt quá 245.000 FRF. * Nghĩa vụ khai báo, nộp thuế TGGT: Về nguyên tắc, những đối tượng thuộc diện áp dụng thuế TGGT phải thực hiện đầy đủ sổ kế toán, chứng từ hóa đơn. Sổ kế toán và các tài liệu có liên quan phải được bảo quản, lưu trữ cẩn thận trong thời gian 6 năm. Nếu không thuộc diện đựoc nộp thuế TGGT khoán thì hàng tháng hàng quý tuỳ quy định của cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh phải làm tờ khai theo mẫu về tình hình hoạt động trong tháng (hoặc quý) và phải nộp đầy đủ thuế TGGT trong thời hạn quy định. Đối với số cơ sở kinh doanh gặp khó khăn, không có điều kiện nộp tờ khai dúng hạn, có thể xin cơ quan thuế xem xét, gia hạn thời gian nộp tờ khai, nộp thuế hoặc đơn giản là tạm nộp trước khoảng 80% số thuế TGGT phải nộp. Từ 1-1-1991, những đối tượng thuộc diện nộp thuế TGGT có doanh thu trên mức quy định đối với loại thuế nộp rhuế khoán có thể được xin áp dụng chế độ thanh toán và nộp thuế theo biện pháp đơn giản, nếu doanh thu hàng năm (không gồm thuế TGGT) thấp hơn mức quy định dưới đây: - 3.500.000 FRF đối với các cửa hàng bán bách hoá, thực phẩm mua mang về, hàng uống tại chỗ hiặc cho thuê nhà. - 1.000.000 FRF đối với các cơ sở kinh doanh khác. Hàng tháng hoặc quý, các đối tượng náy phải kê khai đơn giá, tạm ứng một số thuế TGGT nhất định và thanh toán số thuế phải nộp chính thức vào cuối năm. 2.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT ở Hung- ga-ri. Hung-ga -ri là nước XHCN đầu tiên áp dụng thuế GTGT từ năm 1989. Mục đích của cuộc cải cách thuế lúc ấy nhằm iảm bớt gánh nặng về thuế đối với cơ sở kinh doanh, xây dựng hệ thống thuế thống nhất hơn, đơn giản hoá việc đánh thuế và quan hệ giữa thuế với ngân sách Nhà nước. Trước đây, Hung-ga-ri áp dụng thuế chu chuyển đánh trên toàn bộ doanh thu qua từng khâu gán hàng (như thuế doanh thu ở nước ta). Loại thuế này có nhược điểm là thuế đánh trùng lên thuế, đẩy giá cả tăng cao. Sau nhiều năm chuẩn bị, năm 1989, Quốc hội Hung-ga-ri đã thông qua đạo luật thuế chu chuyển có khấu trừ thuế đã nộp ở khâu trước như kiểu VAT, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi cũ là thuế chu chuyển. Đối tượng đánh thuế gồm tất cả các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ, không phân biệt hàng hoá sản xuất trong nươc hay nhập khẩu. * Đối tượng nộp thuế : gồm tất cả các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhập khẩu hàng tiêu thụ. Đối với công ty nước ngoài kinh doanh ở Hung-ga-ri, nhưng trụ sở chính ở nước ngoài, có thể giải quyết theo cách khai báo doanh thu với cơ quan thuế theo luật ưu tiên có giảm trừ. Không phải nộp VAT đối với người sản xuất nông nghiệp nhỏ, người làm nghề mộc , sửa chữa nhà cửa, các tổ chức và nhân viên ngoại giao, các tổ chức, cá nhân hoạt động theo luật được miễn trừ, sản phẩm tự sản, tự tiêu. * Căn cứ tính thuế: Là doanh thu bán hàng hay cung ứng dịch vụ, không gồm VAT. Đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế quan (CIF) và các khoản thuế, lệ phí phải nộp VAT. * Thuế suất gồm 3 mức là 0%, 15%, 25%. - Thuế suất 0% áp dụng đối với các mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu, xe lăn cho người tàn tật, ống tiêm thuốc, năng lượng điện, hơi nước, nước nóng, gọng kính, tân dược, than cốc, sản phẩm dầu khí... - Thuế suát 15% áp dụng đối với một số mặt hàng, dịch vụ thộm thường như bảo sưỡng sửa chữa tài sản, hàng công nghiệp tiêu dùng, hoạt động vận tải (trừ taxi và vận tải hàng không); dịch vụ về nhà cửa, dịch vụ du lịch và các dịch vụ công nghiệp khác. - Thuế suất 25% áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ khác. * Chế độ kê khai, nộp thuế, miễn thuế: - VAT nộp mỗi tháng một lần vào thời gian từ 01 đến 2 tháng sau. Các cơ sở tự tính thuế, tự nộp thuế qua ngân hàng hoặc bưu điện, quỹ tiết kiệm theo quy định của cơ quan thuế (cơ quan thuế không trực tiếp nhận tiền thuế). Đơn vị nào có nhiều mặt hàng thuộc cả ba thuế suất thì tạm nộp VAT theo thuế suất 15%; hai thuế suất 0% và 15%, tạm nộp thuế 10%. Đến ngày quyết toán theo luật định, phải kê khai tính thuế theo thuế suất cụ thể. Một số hoạt động kinh doanh quá nhiều mặt hàng (bách hoá) đợc căn cứ theo tờ khai hàng hoá năm trước để tính ra một tỉ lệ trên doanh thu áp dụng cho năm sau. Hoạt động khách sạn, du lịch áp dụng chung một thuế suất và khômg được trừ đối với hoạt động được miễn thuế. - Có hai loại hoạt động được xét miễn VAT là: + Hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo (phải hạch toán riêng trên sổ kế toán). + Buôn bán tạp hoá, kinh doanh khách sạn có doanh thu dưới 300.000 Forint/năm. Cơ quan thuế có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn thuế cho các trường hợp cơ sở có khó khăn về đời sống. Sau ba năm thực hiện VAT, Hung-ga-ri đánh giá bị thất thu đến 50%, vì tình hình lập hoá đơn, sổ kế toán chưa tốt, trình độ quản lý của cán bộ còn yếu. 3. Kinh nghiệm chung ở các nước và điều kiện áp dụng thuế GTGT. 3.1. Kinh nghiệm chung ở các nước. Thuế GTGT đựơc áp dụng tuỳ theo điều kiện và quan điểm của mỗi nước. Nên các mô hính thuế ở các nước có nhiều điểm khác biệt. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện thuế GTGT ở một số nước, những kinh nghiệm mang tính khái quát nổi lên là: - Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ưu điểm cần được nghiên cứu, áp dụng nhằm góp phần thúc đẩy hoạt độmg sản xuất, kinh doanh phát triển theo chế chế thị trường. Mở rộmg kinh tế đối ngoại, tạo nguồn thu ổn định và phát triển cho ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, không nên áp dụng thí điểm thuế GTGT trong phạm vi hẹp ở một số ngành, một số đơn vị và không thể triển khai một cách vội vã, thiếu thận trọng, chủ quan. - Đối tượng nộp thuế nên bao quát cho tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhập khẩu. Có quy định rõ các trường hợp không áp dụng thuế GTGT. - Thuế suất phải quy định rõ theo sản phẩm, ngành nghề và qui định ở mức hợp lý. Số lượng thuế suất tốt nhất là áp dụng một thuế suất (không kể thuế suất 0%0.Trường hợp phải áp dụng nhiều thuế suất thì cũng không nên quá 3 mức; một thuế suất chuẩn mang tính phổ biến, phổ thông và các thuế suất cao hoặc thấp so với một số hàng hoá hay dụch vụ cụ thể, mang tính cá biệt cần được khuyến khích hay hạn chế. - Việc khấu trừ thuế, cần được xác định đầy đủ trên cơ sở thực hiện tốt chế độ hoá đơn sổ kế toán và cho khấu trừ theo kỳ tính thuế. Không nên khấu trừ theo tỷ lệ trên doanh thu hay phân bổ theo lượng sảm phẩm sản xuất. - Phải có đầy đủ thời gian cần thiết, ít nhất là 2-3 năm cho quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thuế GTGT từ việc điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích tài liệu, tình hình, thiết kế các văn bản pháp quy đầy đủ rõ ràng đến việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy tuyên truyền, gải thích chíng sách thuế mới, đồng thời dự kiến đầy đủ những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện thuế GTGT. 3.2. Điều kiện áp dụng. Từ đặc diểm và kinh nghiệm áp dụng thuế GTGT ở các nước chúng ta thấy cần phải có môi trường và điều kiện thuận lợi mới có thể áp dụng thành công luật thuế này. Những điều kiện đó bao gồm: - Nền kinh tế phát triển ổn định: Thuế GTGT là sắc thuế của nền kinh tế ổn định đảm bảo cho giá cả khâu sau thường cao hơn khâu trước, khi đó thuế đầu ra thường xuyên lớn hơn thuế đầu vào.Trường hợp phải hoàn thuế hầu như rất ít xảy ra. - Nhà nước phải quản lý được nến kinh tế bằng pháp luật: Thu thuế và quản lý thuế của Nhà nước đối với nền kinh tế là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng với nhau. Trong trường hợp áp dụng thuế Doanh thu, thuế được thu ở từng khâu và từng cơ sở kinh doanh nên nếu như có thất thu thuế ở một cơ sở hay một khâu nào đó chỉ là hiện tượng riêng lẻ, độc lập tạm thời. Đối với thuế GTGT nếu nhà nước không quản lý được nền kinh tế không những không thu đựoc thuế, thu được ít mà có thể mất đi một phần thuế của các khâu trước đó do phải hoàn thuế. - Các cơ sở kinh doanh đều thực hiện việc ghi chép, sổ sách kế toán phải thống nhất và hoá đơn chứng từ phải phải được sử dụng trong mọi giao dịch: Việc tính toán, theo dõi và quản lý của cơ quan thuế chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở chế độ kế toán thống nhất, hoá đơn chứng từ đầy đủ. Vì vậy, mặc dù nền kinh tế có tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp đều phải được bình đẳng trước pháp luật, hệ thống tài khoản phải thống nhất, Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều khiển của Nhà nước. - Quan hệ thanh toán trong nền kinh tế phải phát triển: Khi mà đại bộ phận các quan hệ thanh toán, giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống Ngân hàng thì cũng có nghĩa là Nhà nước thông qua Ngân hàng kiểm tra, giám sát được tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế cũng nhờ đó kiểm tra được việc kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp. - Trình độ của cán bộ quản lý, thu thuế: Cán bộ quản lý, thu thuế phải được đào tạo, đủ trình độ và năng lực để thực hiện các qui trính, kỹ thuật, quản lý thu thuế đúng theo qui định của Luật thuế và Nhà nước. - Các cơ sở kinh doanh phải có ý thức chấp hành pháp luật nói chung và tính tự giác trong kê khai nộp thuế. - Trình độ dân trí tương đối cao. Người dân phải hiểu về nghĩa vụ đóng thuế, biết ghi chép, đọc, viết, lưu giữ hoá đơn chứng từ. Đó là cơ sở cho việc tính thuế. - Phải có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quản lý thu thuế. Cụ thể là cần có hệ thống máy vi tính nối mạng giữa các cơ sở kinh doanh và các cơ quan thuế cũng như nội bộ ngành Thuế. III. Chế độ thuế GTGT ở Việt Nam Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam từ 1/1/1999 theo Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997. Sau hơn 5 năm thực hiện, luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sóng kinh tế - xã hội, như: khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư; thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng. Trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những tồn tại để Thuế GTGT phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Vừa qua, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Chính phủ đã ban hành Nghị định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT (thay thế Nghị định số 79/2000/NĐ-CP); Bộ Tài chính đã ban hánh Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị địng quy dịnh chi tiết thi hành Luật thuế GTGT. Luật thuế GTGT quy định. 1. Thuế GTGT: Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 2. Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiệ dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế aía trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Luật thuế GTGT. 3. Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện luật thuế GTGT: Cơ sở khinh doanh và người nhập khẩu có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Luật này. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Luật Các cơ quan Nhà hước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành Luật thuế GTGT. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành Luật này. 5. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT Thuế suất: Gồm 3 mức thuế suất là 0%; 5%; 10%. Mức thuế suất 0% áp dụng cho hàng xuất khẩu. Mức thuế suất 5% áp dụng cho các loại háng hoá tiêu dùng thiết yếu. Mức thuế suất 10% áp dụng cho các loại hàng hoá thông thường. Các mức thuế suất thuế GTGT áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản suất, gia công hay kinh doanh thương mại. 6. Phương pháp tính thuế: Thuế gía trị gia tăng phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trường hợp vơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khuấ trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua,bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau: Phương pháp khấu trừ thuế: - Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướ ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. - Số thuế phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó. Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuấtkinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT số thuế ghi trên chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thau cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chưcs, cá nhân nước ngoài có hoatn động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nứơc ngoài tại Việt Nam. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: - Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là: + Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Vuệt Nam; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căm cé tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; + Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó GTGTcủa háng hoá, dịch vụ = Doanh số của háng hoá, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra IV. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện thuế GTGT ở việt nam. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thuế GTGT. Hệ thống chính sách thuế của một nước, dù hoàn hảo nhất, sau một thời gian triển khai thực hiện luôn phát sinh những vấn đề không còn phù hợp do tình hình kinh tế - xã hội thường xuyên biến động. Yêu cầu nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cải cách cả hệ thống chính sách hay từng loại thuế cho phù hợp với biến chuyển của mỗi nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập đã trở thành đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan ở hầu hết các nước. Việc áp dụng thuế GTGT ở nước ta cùng với những kết quả đạt được, trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, Luật thuế GTGT cũng bộc lộ một số tồn tại về cơ chế, chính sách và quy định 1.1. Ưu điểm chủ yếu của thuế GTGT: Trong quá trình áp dụng, thuế GTGT biểu hiện những ưu nhược điểm rõ rệt. Mặc dù đã bị phản ứng và không được chấp nhận một cách dễ dàng, gây nhiều tranh cãi ở một số nước, nhưng nhìn chung, trong các sắc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế. - Tránh được hiện tượng đánh thuế chồng lên thuế, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. - Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá, hoặc được cung ứng dịch vụ, nên có thể tạo được nguồn thu kớn cho ngân sách Nhà nước. - Thuế tính trên giá bán hàng hoặc giá dịch vụ, nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu. - Thuế được hoàn đối với hàng xuất khẩu nên có tác dụng giảm chi phí, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. - Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất, kinh doanh hàng nội địa. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doang thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bá để trốn lậu thuế. ở khâu bán lẻ, thường xẩy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hoá đơn, vì đối với họ không còn xẩy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vâỵ, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này thường không nhiều. Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế.Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế. Từ đó, tạo được tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế GTGT có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải lập và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ, nên việc thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động kinh doanh. - Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Nhược điểm - Thuế GTGT có ưu điểm là tính trung lập rất cao. Đồng thời cũng lại có nhược điểm là thiếu linh hoạt, mềm dẻo, không thật thích hợp với nền kinh tế mới bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiếu thành phần kinh tế tham gia. - Chi phí về quản lý, thu thuế GTGT rất tốn kém. Để thực hiện tốt thuế GTGT, công tác ghi chép hoá đơn, sổ sách kế toán của người nộp thuế phải rõ ràng, minh bạch. Trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc mọi thành phần kinh tế đều làm tốt công tác này. Do đó, hầu hết các nước đang thực hiện thuế GTGT đều phải sử dụng máy vi tính để bảo đảm chống thất thu thuế đạt hiệu quả và quản lý thu thuế được thuận lợi. Nếu không theo dõi, quản lý thuế chặt chẽ, dễ xảy ra tình trạng phải hoàn thuế nhiều hơn là thu thêm được thuế. - Thuế GTGT có ít thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải nộp thuế giống nhau, thuế mang tính luỹ thoái. - Tính thuế theo phương pháp trực tiếp đối với một số ngành rất khó khăn và không chính xác, ví dụ như các ngành phục vụ, sửa chữa, nghiên cứu khoa học công nghệ... - Biện pháp ấn định mức doanh thu tính thuế đối với các hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc chưa thực hiênh đầy đủ hệ thống hoá đơn chứng từ còn mang tính chủ quan, chưa sát với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với việc xác định tỉ lệ phân bổ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng để sản xuất hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT đầu ra,Luật thuế quy định: Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cả hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ % doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng bán ra. Cách quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa hợp lý, chứa đựng nhiều yếu tố may rủi vì doanh thu là do thi trường quyết đinh nên tỷ lệ khấu trừ có thể ít hay nhiều tuỳ theo từng thời điểm mà thuế GTGT đầu vào lại là yếu tố gắn liền với sản xuất chứ không phải tiêu thụ. Do đó để chính xác hơn có thể căn cứ vào yếu tố sản xuất để tìm tỷ lệ thuế GTGT được khấu trừ Đặc biệt là đối với tài sản cố định (có thuế GTGT đầu vào không nhỏ) việc xác định tỷ lệ phân bổ không chính xác dẫn đến sai lệch lớn của số thuế được khấu trừ. Trong trường hợp không xác định được doanh số của hàng không chịu thuế GTGT thì căn cứ để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định như thế nào?. Nếu doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, việc tính thuế trên phần giá trị còn lại để được khấu trừ hay phải nộp Nhà nước mang yếu tố chủ quan và khó kiểm soát. - Về cơ chế hoàn thuế GTGT, còn những tồn tại: Thứ nhất: Hoàn thuế còn chậm so với thời gian quy định. Do thủ tục hoàn thuế còn rất phức tạp, hồ sơ hoàn thuế đơn giản nhưng đơn vị phải chạy đi chạy lại nhiều lần mới có thể hoàn tất được hồ sơ, một số doanh nghiệp lại chưa hiểu rõ về chính sách thuế, trình tự, thủ tục hoàn thuế nên mất rất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục. Bên cạnh đó, trên thị trường còn rất nhiều loại hoá đơn bất hợp pháp đang lưu hành, ngành thuế mất nhiều thời gian để xác minh tính trung thực của các hoá đơn xin hoàn thuế. Thứ hai: Phương pháp tính thuế khấu trừ đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước bằng cách gian lận trong khai thuế làm tăng thuế đầu vào được khấu trừ và thu nhỏ thuế đầu ra. Các doanh nghiệp thường sử dụng hoá đơn không có thực hoặc biến các loại thuế đầu vào không được khấu trừ thành được khấu trứ để tăng thuế đầu vào được khấu trừ; hàng bán không lập hoá đơn hoặc ghi giá trị thấp hơn giá thực tế để giảm thuế đầu ra. - Các loại hoá đơn chứng từ đang được sử dụng hiện nay chưa bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên trong một số trường hợp như chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại...có liên quan đến tính thuế GTGT nhưng không có chứng từ để làm căn cứ.Bên cạnh đó quy định cho phép doanh nghiệp tự in hoá đơn theo mẫu dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và phát hiện gian lận. - Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử, thương mại điện tử đang trở thành xu hướng toàn cầu. Ngoài những ưu thế mà thương mại truyền thống không thể có được nó cũng tạo ra những thách thức to lớn và phức tạp cho ngành thuế khi cơ sở hạ tầng như công nghệ bảo mật thông tin và kiến trúc thượng tầng như hệ thống luật pháp nước ta còn chưa phát triển và xu hướng hội nhập quốc tế khiến các giao dịch thương mại điện tử tăng lên nhanh chóng. Khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử, các văn bản, chứng từ, hợp đồng, chữ ký...đều được lưu trữ dưới dạng các dữ liệu điện tử vì vậy khả năng bị đột nhập phá hoại hay mất mát do sự cố máy tính là rất cao đồng thời khả năng bị thay đổi nguồn gốc, nội dung một cách bất hợp pháp rất lớn và khó kiểm soát. - Việc áp dụng đồng thời 2 phương pháp tính thuế như hiện nay dẫn đến tình trạng thuế đánh chồng lên thuế. Các cơ sở đăng ký theo phương pháp trực tiếp khi tính thuế là giá thanh toán (có thuế GTGT), thì chính giá trị giá trị tăng thêm đó cũng đã có thuế GTGT, như vậy phần thuế GTGT này lại tính thêm một lần nữa. 2. Hướng hoàn thiện. (1) Chứng từ hoá các giao dịch kinh tế Hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần chủ yếu nhất để hình thành nên căn cứ tính thuế của các luật thuế, đặc biệt là thuế GTGT. Vì vậy, một điều kiện tất yếu để áp dụng luật thuế GTGT là sử dụng các chứng từ trong mọi giao dịch kinh tế. Tuy nhiên nếu không quản lý được việc in ấn, phát hành, lưu hành, quản lý sử dụng các loại hoá đơn, còn để tình trạng gian lận thuế qua hoá đơn thì hiệu quả và tính khoa học của luật thuế sẽ giảm đi nhiều, lúc đó tất cả các phương pháp tính thuế về mặt thực tế sẽ trở thành phương pháp khoán, tình trạng "hiệp thương" doanh thu giữa đối tượng nộp thuế với người thu thuế sẽ mãi không triệt tiêu và cải cách thuế dù đến giai đoạn nào cũng sẽ chỉ là hình thức. Để áp dụng có hiệu quả thuế GTGT cần: - Đưa nội dung sử dụng hoá đơn vào như một nội dung của Luật Thương mại để chi phối toàn bộ các hành vi sử dụng hoá đơn trên diện rộng. Do hoá đơn vhỉ gây tác hại lớn tronh lĩnh vực thuế và tài chính vì vậy cho dù quy định trong luật vào cũng nên giao trách nhiệm điều tra, đối chiếu và xử phạt cho thanh tra viên tài chính mà cụ thể là thanh tra viên thuế để phục vụ đắc lực hơn trong công cuộc chống thất thu thuế và qua đó có thể phát hiện các hiện tượng gian lận thương mại. - Đảm bảo mọi trường hợp bán hàng, cung cấp dịch vụ đều phải có hoá đơn để xuất cần củng cố lại việc phát hành hoá dơn in sẵn của Bộ Tài chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của các tỏ chức, cá nhân; các hoá thuế GTGT dụng cho các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hiện nay, có thể chừa trống tên người bán để tất cả các doanh nghiệp khi mua hoá đơn phải đóng dấu xác nhận quyền sử dụng của mình trên hoá đơn. Ngoài ra các yêu cầu về sử dụng hoá đơn tự in đều cơ thể được chấp thuận với những điều khoản quản lý chặt chẽ, các biện pháp xử lý nghiêm khắc nếu tự lạm dụng hoá đơn phát hành của chính mình. - Có cơ chế quản lý bảo đảm người mua hàng nào cũng cần phải lấy hoá đơn. Điều này không chỉ đơn thuần thực hiện bằng cách tuyên truyền ý thức tuân thủ pháp luật mà còn phải có các quy dịnh chặt chẽ trong việc sử dụng hoá đơn và các lợi ích của ngưới mua hàng khi lấy hoá đơn. Vì vậy cần mau chóng áp dụng rộng rãi thuế thu nhập cá nhân và qua đó thự hiện khấu trừ chi phí và khấu trừ xã hội đối với các khoản mua hàng hoá dịch vụcó hoá đơn hợp lệ. Ngoài ra cần phải thực hiện nghiêm túc việc xuát toán và bồi hoàn các khoản chi tiêu có nguốc từ ngân sách Nhà nước của xá doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp nếu mua hàng hoá dịch vụ không lấy hoá đơn. - Xử lý nghiêm những trường hợp cá nhân, tập thể sử dụng hoá đơn giả để chiếm đoạt tiền của Nhà nước và cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào, nhằm hạn chế thấp nhất các vi phạm sẽ diễn ra. (2) Sử dụng các giải pháp kinh tế - hành chính dể thúc đẩy luân chuyển vốn qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, cùng sự phát triển và mở rộng của các quan hệ kinh tế nó biểu hiện ngày càng rõ những lợi ích đối với Nhà nước, người sử dụng và cả hệ thống Ngân hàng. Khi đại bộ phận các quan hệ thanh toán, giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được chính xác. Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nước ta hiện nay cần: - Đối với cơ quan nhà nước, khi mua bán, chi tiêu với các doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các cơ quạn nhà nước, Nhà nước cần cho phép và bắt buộc các cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức phải mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng thương mại gần nhất. Hạn mức khinh phí của cơ quan nhà nước sẽ được Kho bạc Nhà nước chuyển vào tài khoản của cơ quan ở đầu mỗi quý. Thể thức thanh toán được sử dụng chủ yếu là uỷ nhiệm thu và séc. - Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, việc mở tài khoản tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh hằng ngày là bắt buộc (trừ trường hợp mua bán các khoản nhỏ và mua bán với nông dân, trả các dịch vụ nhỏ. Trong đó các khoản chi từ năm triệu đồng trở lên đều phải đượn thanh toán qua ngân hàng. Những doanh nghiệp nào vi phạm đều phải bị xử phạt hành chính. - Đối với cá nhân các giao dịch mua bán lớn, có đăng ký quyền sở hữu như mua bán nhà, đất, phương tiện đi lại (xe máy, tàu, thuyền...), mua bán giấy tờ có giá... đều phải thanh toán qua ngân hàng một cách bắt buộc. - Về phía ngân hàng, ngân hàng cần cải cách việc thanh toán qua ngân hàng sao cho thực sự có ý nghĩa kinh tế đối với người dân. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần thương lượng với cơ sở thu thuế để thực hiện hợp đồng thu hộ, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa sự quản lý của nhà nước với hoạt động kinh tế. (3) Hoàn thiện chế tài xử phạt: Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi vi phạm. Đặc biệt để có thể áp dụng cơ chế tự tính thuế, các chế tài pháp luật nghiêm minh càng trở nên cần thiết trong bối cảnh khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nước để trốn lậu thuế là khá lớn, với một nước trình độ phát triển chưa cao về mọi mặt như nước ta. Theo hướng này, cần giao thêm quyền cho cơ quan thuế trong việc xử lý các vi phạm về thuế, hoàn thiện và nâng tính pháp lý của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính lên thành Luật xử lý các vi phạm hành chính. Định nghĩa rõ hành vi trốn thuế tương đương với mức hình phạt của tội tham nhũng - theo quy định hiện hành, tội trốn thuế chỉ bị phạt tối đa 7 năm tù giam; còn tội tham nhũng có thể bị áp dụng hình phạt tử hình - với mục đích ngăn ngừa một loại tội phạm mà tuy tính chất vi phạm khác với tội tham nhũng song, xét vế hậu quả kinh tế, đều là chiếm doạt ngân sách Nhà nước. Định hướng cải cách thuế GTGT ở nước ta. Theo định hướng cải cách thuế ở nước ta, thuế GTGT dần được sửa đổi bổ sung nhằm vào 4 mục tiêu quan trọng đó là: Khắc phục những tồn tại hiện nay để Luật thuế GTGT thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; Thể hiện đơn giản, rõ ràng tính trung lập, bình đẳng của luật thuế GTGT, cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công tác thu thuế; Phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Theo đó các phương án đề ra la: áp dụng thống nhất một thuế suất 10% đối với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế; áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế trên cả nước từ ngày 1/1/2006 (hiện đang được tổ chức thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh); Thực hiện đồng bộ một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ, ấn định mức thuế thống nhất trên mỗi mức doanh thu với cơ sở không đủ điều kiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ... Như vậy, một số vấn đề cần quan tâm là: Hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, người dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu chính sách thuế; Trình độ dân trí cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp lụt đạt hiệu quả thiết thực; các cơ quan hành pháp phải có năng lực quản lý cao và phối hợp tốt với cơ quan Thuế trong công tác quản lý hành chính; Nâng cao tính hiệu quả trong công tác kiểm tra của ngành Thuế; Có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi vi phạm. Kết luận Cải cách thuế không chỉ đơn giản là sự cân nhắc tối ưu giữa mục tiêu hiệu quả và công bằng trong điều khện của một nền kinh tế "đóng", mà còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những nhân tố mới nảy sinh từ tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra một cách nhanh chóng. Những khác biệt này một mặt phản ánh sự chuyển hướng chính sách trong cải cách thuế nhằm đạt tới sự tối ưu trong điều kiện nền kinh tế "mở"; mặt khác lại hàm ý nhiều vấn đề cần phải gải quyết. ở nước ta, thuế GTGT được đánh giá là sắc thuế tiến bộ nhất hiện nay và thực tế đã chứng minh những ưu điểm vượt trội của nó. Qua 5 năm áp dụng, thuế GTGT đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế xã hội nước ta, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT ngày càng có vai trò quan trọng do đó cần thiết phải hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung để phát huy ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế để nó trở thành một đòn bẩy quan trọng của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu xã hội. Đề tài này là cái nhìn khái quát, tổng thể về thuế GTGT dựa trên kiến thức của các môn chuyên ngành Kế toán, những văn bản luật thuế GTGT mới nhất và có sự tham khảo các bài phân tích kinh tế trên các tạp chí. Bài viết này còn mang tính chủ quan và có nhiều sai sót nhưng nó đã cho em một cơ hội tốt để tìm hiểu, phân tích và mạnh dạn nêu ra những đề xuất của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - tiến sĩ Phạm Quang đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Tài liệu tham khảo Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế GTGT Giáo trình Quản lý thuế - Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tạp chí Tài Chính Tạp chí thuế Nhà nước Tạp chí Phát triển kinh tế Tạp chí Ngân hàng Thời báo kinh tếViệt Nam 285 câu hỏi đáp về việc triển khai các luật thuế mới sửa đổi bổ sung- tập 2 - Tổng cục thuế - Tạp chí thuế Nhà nước Mục lục Trang Đề án môn học chuyên ngành kế toán tổng hợp Một số vấn đề cơ bản về thuế Giá trị gia tăng Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Quang Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Mai Đông Lớp: Kế Toán 43B Khoa: Kế Toán Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35548.doc
Tài liệu liên quan