Em xin chân thành cám ơn trường Đại Học KTQD – Khoa KTNN và PTNT đã tạo điều kiện cho chúng em có được cơ hội thực tập tại phòng Chính sách và Xây dựng nông thôn mới để hoàn thành được bản chuyên đề tôt nghiệp này. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Khôi và các bác, các chú, các anh chị đang làm việc tại phòng Chính sách và Xây dựng nông thôn mới. Những hành trang thu nhận được trong quá trình thực tập chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân em và các sinh viên khác sau này khi ra trường.
78 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề về kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm nông sản, thuỷ sản có thể tiếp cận người tiêu dùng đô thị khi đó công tác chế biến, bảo quản và tổ chức mạng lưới tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng. Mạng lưới chế biến bảo quản và tiêu thụ không chỉ đóng vai trò tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất mà đồng thời phải đóng vai trò hướng dẫn và đảm bảo các quyền lợi và tạo cơ hội lựa chọn một cách bình đẳng cho ngời tiêu dùng. Thông qua hệ thống tiêu thụ có tổ chức, các sản phẩm nông sản hàng hoá được sản xuất ở Đông Mỹ sẽ được , kiểm tra, kiểm soát và xác định được rõ nguồn gốc, tính chất và các điều kiện kỹ thuật sản xuất, mức độ đảm bảo về chất lượng và mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là cơ sở để người tiêu dùng có thể tiếp cận đến đúng các sản phẩm của nền nông nghiệp sinh thái - đô thị tại Đông Mỹ sản xuất.
+ Tăng cường đầu tư giúp các hộ nông dân có sự chuyển giao khoa học kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra các sản phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; phát triển các sản phẩm chăn nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng của Thủ đô. Để đạt được các yêu cầu trên cần tăng cường đầu tư nâng cao trình độ cho người sản xuât thông qua việc đào tạo họ, để họ nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật thì họ có thể tiếp thu áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Cũng như cần có các chính sách khuyến khích thu hút các đơn vị tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất.
+ Cần tăng cường công tác đầu tư cho xây dựng cơ bản và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng có kết cấu mang tính đồng bộ và hoàn chỉnh không chỉ đến các vùng dân cư nông thôn mà đến từng khu vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để tạo lập các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ động với trình độ kỹ thuật cao đáp ứng các yêu cầu của một nền nông nghiệp sinh thái - đô thị, đồng thời tạo cơ sở để tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh dễ dàng tiếp cận đến tận từng vùng sản xuất nhằm phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp, công nghiệp và du lịch - dịch vụ.
+ Huyện và xã phải tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các hộ sản xuất trong đầu tư phát triển và chuyển đổi các hoạt động sản xuất theo mô hình nông nghiệp sinh thái - đô thị – du lịch hai phương diện: để tăng lượng vốn đầu tư trên mỗi đơn vị diện tích, đơn vị sản xuất đồng thời tăng giá trị sản xuất mang lại và lợi ích tạo ra cho người sản xuất từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp sinh tháI và khẳng định vị thế của các sản phẩm nông nghiệp sinh thái trong thị trường, chứng minh sự tồn tại của các nông sản hang hoá sạch trước sự canh tranh hiện nay.
+ Ban lãnh đạo xã cần thực hiện nhanh, thông thoáng trong việc chuyển quyền sở hữu giữa các hộ nông dân tham gia chuyển đổi nhượng, thuê, mướn…hay ban lãnh đạo xã cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc đóng vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất tại địa phương tham gia vào việc chỉ đạo, lãnh đạo việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã. Nhưng cũng không vì thế mà áp đặt cho người nông dân làm giảm tinh tự quyết, tính sang tạo của họ trong sản xuât…giúp họ gắn chặt cuộc sồng của mình với công việc của mình, mặt khác tạo cho họ niềm tin để họ có thể tự tích luỹ đưa tái đầu tư mở rộng.
Nếu giải quyết tốt những, đòi hỏi, những yêu cầu đặt ra này sẽ góp phần hạn chế những tồn tại, vướng mắc, trở ngại đang cản trở quá trình thực hiện dự án chuyển đổi nông nghiệp Đông Mỹ theo mô hình nông nghiệp sinh thái - đô thị – du lịch và tạo cở sở thúc đẩy nền kinh tế của xã ngày càng đi lên tương xứng với nền nông nghiệp Thủ đô đang trên đà phát triển cùng cả nước.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển
nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ- Thanh Trì.
3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp.
3.1.1. Căn cứ phát triển.
Đông Mỹ là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội nên có ưu điểm là gần thị trường tiêu thụ, có yêu cầu quan trọng về các sản phẩm nông nghiệp, về dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí.
Giao thông liên lạc thuận tiện, có sự giao lưu hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, trung ương,các sở, ban, ngành của thành phố về việc chuyển giao cônh nghệ, trang bị kĩ thuật.
Diện tích đất nông nghiệp không nhiều, dân cư đông đúc, trên 50% sống bằng nghề nông nên có thể ảnh hưởng tiêu cực vè các tệ nạn xã hội và ô nhiễm môI trường.
3.1.2. Quan điểm phát triển.
Dựa vào những chủ chương, dự án quy hoạch của thành uỷ Hà Nội; dựa vào tình hình kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng của xã Đông Mỹ. Để đảm bảo sự phát triển của xã tương xứng với sự phát triển của thành phố. Xã đã đưa ra các quan điểm phát triển như sau:
Quan điểm 1: Nông nghiệp xã Đông Mỹ là nông nghiệp đô thị bởi nó có đặc điểm là đất ít người đông. Trong những năm tới diện tích đất nông nghiệp có thể tiếp tục giảm mạnh do quá trình đô thị hoá. Vì vậy, cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng cao cấp hoá sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân thủ đô về các sản phẩm nông nghiệp là ăn ngon và an toàn, tăng nhanh thu nhập cho nông dân trong xã để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao về vật chất, tinh thần, đáp ứng vai trò là trung tâm của huyện Thanh Trì, một khu vực kinh tế đô thị đang tăng trưởng cao.
Vấn đề dư thừa lao động là sức ép lớn, là lực cản trở của tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống. Vấn đề sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường nhằm tạo ra giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp là cao nhất là mục tiêu của sản xuất nông nghiệp.
Quan đIểm 2: Phát triển nông nghiệp của xã Đông Mỹ gắn với việc xây dựng nông thôn mới phù hợp với hướng phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch, phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hoá đồng thời giữ gìn nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hoá, lịch sử của xã, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, đường điện, cấp thoát nước, các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, các công trình thuỷ lợi,... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế đa dạng trong xã trong những năm tới và nhu cầu văn hoá xã hội nhanh chóng giảm dần chênh lệch về mức sống kinh tế – văn hoá giữa nông dân trong xã với các xã khác
3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp xã Đông Mỹ theo hướng nông nghiệp với du lịch.
3.2.1. Phương hướng chung.
Trong những năn tới, nông nghiệp kinh tế ngoại thành phát triển theo tinh thần Nghị Quyết 15 NQ/ TW của bộ chính trị (khoá IX), pháp lệnh thủ đô Hà Nội của uỷ ban thường vụ quốc hội (khoá X), chương trình 12 CTr-TU và đề án “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn” của thành uỷ Hà Nội. Do đó mà quy hoạch phát triển nông nghiệp năm 2010 đã chỉ rõ:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông sản thực phẩm hàng hoá: rau, hoa quả, thịt, trứng, sữa, cá,... Thực hiện đầu tư thâm camh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng xuất chất lượng, tạo ra những sản phẩm cao cấp có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị thị trường trong nước và ngoài nước.
- Phát triển nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội, để thực hiện nhanh chóng hiện đại hoá nông nghiệp. Hình thành những vùng sản xuất tập trung, những sản phẩm mũi nhọn, phát triển nhanh công nghiệp chế biến với hệ thống dịch vụ nông nghiệp đa dạng trong mối liên hệ chặt chẽ của kinh tế nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp của các vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Bắc.
- Nhận thức sâu sắc phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội nông thôn của xã, do vậy thúc đẩy nhanh, đồng bộ, lâu bền, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả kinh tế xã hội, có thêm nhiều việc làm và thu hút nhiều lao động.
- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong vùng và ngoài vùng, trong nước và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư vốn cho khoa học công nghệ để phát triển một cơ cấu hợp lý.
Trên đây là những phương hướng mà UBND thành phố Hà Nội đã đề ra nhằm định hướng cho sự phát triển nông nghiệp của xã, huyện ngoại thành Hà Nội trong đó có Đông Mỹ – Thanh Trì- Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Với phương hướng này yêu cầu phát triển nển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra các sản phẩm cao cấp, an toàn và các sản phẩm có tính nhân văn cao, đạc biệt là sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp góp phần làm sạch môi trường, tạo cảnh quan du lịch trong lành hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
3.2.2. Phương hướng cụ thể của Đông Mỹ.
Từ phương hướng chung nêu trên; căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kimh tế – xã hội của xã Đông Mỹ; khả năng đầu tư của thành phố, huyện uỷ; nhịp độ phát triển nông nghiệp của xã, có một số phương hướng nhằm phát triển nông nghiệp của xã theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch như sau:
- Khai thác lợi thế của vùng kết hợp với phát triển tổng hợp: Theo nội dung này, xã Đông Mỹ cần chỉ rõ lợi thế của mình và hướng khai thác lợi thế đó. Với lợi thế của mình là một xã có diện tích ao hồ nhiều, sản xuất nông nghiệp trên đất đai ở vùng trũng, bị úng vào mùa mưa nên xã cần tập trung vào đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích ao hồ sẵn có và trên diện tích ruộng trũng (do chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản) kết hợp với trồng cây ăn quả trên những diện tích chưa sử dụng hoặc không sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản, coi đó là thế mạnh của mình so với các vùng khác. Đồng thời kết hợp việc trồng lúa, phát triển trồng rau màu trên những diện tích thuận lợi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng vừa tập trung vừa phân tán nhằm tận dụng các sản phẩm phụ cho nuôi trồng thuỷ sản và ngành trồng lúa, hoa màu.
- Hình thành các mô hình sản xuất kết hợp vừa tạo mối liên kết hữu cơ giữa các ngành, vừa tận dụng các điều kiện về nguồn lực và các phế phụ phẩm của nhau trong từng ngành sản xuất kinh doanh. Xã Đông Mỹ cần có những biện pháp tạo điều kiện để các hộ nông dân tạo ra các mô hình sản xuất kết hợp: nuôi trồng thuỷ sản - trồng cây ăn quả - trồng lúa, rau màu – chăn nuôi lợn, gia cầm để một mặt vừa tận dụng các phế phẩm của nhau, mặt khác góp phần đưa nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp.
- áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp một mặt đáp ứng các yêu cầu sinh học của sản xuấtt nông nghiệp. Mặt khác đáp ứng yêu cầu tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư và hướng ra xuất khẩu. Theo yêu cầu này, xã cần phải xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp với công nghệ sạch như: mô hình sản xuất rau an toàn với việc sở dụng 100%phân chuồng đã hoai mục kỹ, phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc, phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM,...; mô hình chăn nuôi có sự kết hợp trồng trọt và công nghệ xử lý chất thải bằng bể khí bioga,...
- Đặc biệt, cần chú trọng tới hướng phát triển kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, bằng cách thực hiện các biện pháp sản xuất sạch theo quy trình công nghệ, đồng thời quan tâm cảI tạo và phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển ngành thương mại – dịch vụ – du lịch phục vụ khách tham quan.
3.3. Các giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp ở Đông Mỹ.
3.3.1. Quy hoạch và bố trí sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp.
Hà Nội đã xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010 theo hướng kêt hợp nông nghiệp với du lịch. Tuy nhiên, đề án này mới chỉ xây dựng ở những vùng có tính chất đặc thù và phần nhiều có tính chất xây dựng thí điểm như ở Phú Minh – Sóc Sơn, Phú Diễn – Từ Liêm, .. nó chưa được triển khai rộng. Cần tiếp tục triển khai quy hoạch các mô hình trên theo phạm vi không gian từng xã.cụ thể. Xã Đông Mỹ là một xã có bề dày truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, có lợi thế về trình độ nhận thức của nhân dân cũng như các cán bộ địa phương, có cơ sử hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện, lại được sự quan tâm của thành phố về đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, huyện Thanh Trì, UBND thành phố Hà Nội đã chọn Đông Mỹ là nơi phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch.
Trên cơ sở kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, căn cứ vào thực trạng và tiềm năng kinh tế tự nhiên của xã Đông Mỹ, cơ cấu kinh tế của xã Đông Mỹ đến năm 2020 như sau Thương Mại và dịch vụ chiếm 52,43% tổng thu nhập toàn xã; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,53%; nông – lâm- thuỷ sản chiếm 19,04% tổng giá trị thu nhẩp trên địa bàn. Xã Đông Mỹ cần quy hoạch, bố trí các khu sản xuất nông nghiệp như sau:
* Trồng trọt:
- Giai đoạn 2002 – 2005.
Thâm canh sản xuất lúa ở cánh đồng Sóc Đa Kô, Bìm Bìm, Ao Khoai, Ma Vang và Đồng Nội tăng năng suất và chất lượng.
Chuyển đổi toàn bộ diện tích 18,28 ha ở cánh đồng Vạn, đồng Hoa giáp với vùng nuôi trồng thuỷ sản sang trồng rau hoa chất lượng cao, thâm canh vườn quả ở khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung và cải tạo vườn tạp trong khu dân cư. Kết quả đạt được 2.172 triệu đồng giá trị ngành trồng trọt.
- Giai đoạn 2006 –2010.
Chuyển 18,28 ha vùng rau màu ở Đồng Hoa và Đồng Vạn sang trồng rau an toàn. Đầu tư thâm canh vùng sản xuất lúa ở cánh đồng Ao Khoai, Ma Vang, Bìm Bìm và Đồng Nội. Đầu tư trồng 2,3ha cây xanh dọc sông Tô Lịch, đất gò và đất di tích,,, giá trị sản lượng đạt được 4969 triệu đồng.
- Giai đoạn 2010 – 2020.
Đưa công nghệ cao nhất là giống và nhà lưới, đầu tư thâm canh cho khu vực trồng rau an toàn và hoa chất lượng.
* Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản:
- Giai đoạn 2002- 2005.
Phát triển đàn lợn siêu lạc và đàn lựn nái ngoại thuần để đảm bảo đủ con giống chất kượng cho nuôi lợn nạc xuất khẩu. Phát triển đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là vịt đẻ, gà thả vườn và ngan, đàn bò thịt.
Tiếp tục chuyển đổi vùng trũng cấy lúa bấp bênh ở các xứ đồng: Đồng Bình, Đình Sắc, ĐồngLáng, Nội Khu, Cuối chợ, và Vạch Bãi sang nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 80ha trong đó 69,2 ha mặt nước và 10,8 ha trồng cây ăn quả. Đưa tổng diện tích nuôi trồng tôm, cá của cả xã lên 84,16 ha, trong đó 69,2 ha nuôi tôm cá chất lượng cao.
Tổng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản năm 2005 đạt 14.489 triệu đồng.
- Giai đoạn 2006 –2010.
Chuyển 15,79 vùng lúa ở vùng Sóc Đa Kô thành vùng chăn nuôi tập trung khoảng từ 15 đến 20 trang trại có quy mô dưới 1ha, nuôi với khoảng 500 đầu lợn và 200- 400 gia cầm. Mở rộng và phát triển đàn lợn, gia cầm, chú trọng vịt siêu trứng, gà vịt thả vườn. Giảm chăn nuôi lợn và gia cầm quy mô lớn trong khu dân cư để đưa ra khu chăn nuôi trang trại tập trung.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 27.459 triệu đồng trong đó chăn nuôi thuỷ sản chiếm 81,01%.
- Giai đoạn 2010 – 2020.
- Đưa giống tôm cá có chất lượng cao và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Cải tạo ao hồ quanh làng và các khu dân cư bằng việc thu gom nước thải sinh hoạt vào một số ao hồ để xử lý. Giá trị sản lượng năm 2015 đạt 29.748 triệu đồng.
Để giám sát thực hiện các vấn đề trên, cần phân định rõ chức năng của UBND xã, của các ban hội và bổ sung nội dung triển khai dự án để dự án thường xuyên được kiểm tra, đánh giá cá hoạt động từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
3.3.2. Xã Đông Mỹ cần áp dụng triển khai các hoạt động và công nghệ theo hướng kết hợp.
Với việc áp dụng triển khai các hoạt động, thành tựu của công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nó đã mang lại những thành tựu và kết quả đáng khích lệ như: Năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên trên 1 đơn vị diện tích, chủng loại, chất lượng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường. Nhưng bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đó thì cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết do khoa học công nghệ đem lại đặc biệt là thành tựu của công nghiệp hoá chất ( phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích...) đã có những tác động tiêu cực đi ngược lại với sự phát triển của nền nông nghiệp sinh tháI bền vững.
Đã thế, trình độ nhận thức của người nông dân về vấn đề môi trường, về tác hại của việc sử dụng hoá chất quá liều lượng, không đúng nguyên tắc. Tính hấp dẫn của lợi nhuận đối với người nông dân đã dẫn đến tác động xấu đối với môi trường và đời sống, đối nghịch với tiêu trí phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Bởi vậy, để phát huy các thành tựu của khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp cần hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống của nhân dân xã Đông Mỹ. Chính quyền và các cán bộ xã cần giải quyết các vấn đề sau:
- Trước tiên cần phải nâng cao nhận thức của người nông dân trong xã bằng cách tổ chức các hoạt động tập huấn tuyên truyền, thông tin, quảng cáo... về yêu cầu của an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường sinh thái không làm ảnh hưởng đến thế hệ hiện nay và trong tương lai. Từ đó nông dân trong xã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái – du lịch. Thấy đó là yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội, là sự an toàn, là sức khoẻ và sự tồn tại của họ trước khắt khe của thị trường.
- Tiếp đến, các cấp các ngành cần ban hành các chính sách khuyến khích để người nông dân có thể sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ mang đặc trưng của nền nông nghiệp sinh thái bền vững như tăng sử dụng thuốc trừ sâu bệnh thảo mộc, các loại phân hữu cơ vi sinh... các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
- Xã cần tạo điều kiện để mở rộng mối liên kết giữa việc sản xuất nông nghiệp của xã, của các hộ nông dân với các cơ sở nghiên cứu của trung ương, thành phố, trường Đại Học Nông Nghiệp I, trung tâm khuyến nông Hà Nội... nhằm phát huy tiềm năng khoa học công nghệ của các đơn vị này cho sản xuất nông nghiệp của xã phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Các tổ chức khuyến nông cần tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò của mình là triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bằng cách kết hợp với xã, với một số hộ nông dân có nhận thức và sản xuất giỏi để tổ chức một số mô hình điểm để vừa nâng cao vai trò của trung tâm khuyến nông về chuyển giao khoa học công nghệ, vừa tạo điều kiện giới thiệu và giám sát, kiểm tra chất lượng nông sản phẩm sản xuất ra đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên đối với hoạt động sản xuất. Từ đó nhân rộng ra các hộ sản xuất trong xã.
- Học hỏi kinh nghiệm của các xã bạn, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.
- Ngoài ra xã cũng cần phải đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức này trong việc tổ chức tiếp nhận các hoạt động triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững để chúng thực hiện tốt các chức năng dịch vụ đầu vào, đầu ra.
3.3..3. Xây dựng cơ sở hạ tẩng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch .
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nó càng trở lên cần thiết và cấp bách hơn đối với yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Nhưng hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung đang chịu 2 sức ép lớn. Một là, sức ép về hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp ngoại thành với nội dung mới ở trình độ cao. Hai là sức ép từ quá trình đô thị hoá phá vỡ kết cấu hạ tầng của các công trình hạ tầng nông thôn. Bởi vậy, trong những năm tới để hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì nhiệm vụ cơ bản của các cấp, các ngành có liên quan và chính quyền địa phương xã Đông Mỹ cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thi hoá đã và sẽ tác động vào hệ thống hạ tầng nông thôn của xã. Cần khắc phục, thiết kế xây dựng mới để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. .
- Những công trình quy hoạch cho tương lai: trùng tu tôn tạo chùa Hưng Long, dự án cấp thoát nước sạch giai đoạn 2 cho các thôn còn lại,... cần tính tới sự tác động của quá trình đô thị hoá để loại bỏ những tác động tiêu cực của chúng ngay trong thiết kế. Nếu xã Đông Mỹ xử lý được các vấn đề trên một mặt sẽ có các công trình đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp sinh thái bền vững, mặt khác tránh được các tổn thất do công trình không phát huy tác dụng, các công trình phải phá đi, bị san lấp do tác động của quá trình đô thi hoá gây lên.
- Bên cạnh việc rà sát các nội dung theo yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, xã cần tập trung vào các vấn đề giải phóng mặt bằng để xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch nói riêng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng của xã cần quán triệt quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm. Ngoài việc được sự hỗ trợ của nhà nước ta vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thì nhân dân trong xã cũng cần đóng góp để xây dựng hệ thống cở hạ tầng nhàm đảm bảo những yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Những công trình lớn thì nhà nước đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là những công trình manh tính phúc lợi và có ảnh hưởng lớn đến môi trường thì được nhà nước ưu tiên đầu tư trước. Đối với xã Đông Mỹ hiện nay vấn đề xử lý ô nhiễm còn nhiều bất cập, làm chưa tốt, vì vậy, yêu cầu tập trung vào những vấn đề gay cấn theo thực trạng của xã để được đầu tư đồng bộ và dứt điểm.
Xã muốn có sự đầu tư cơ sử hạ tầng thì cần phải lập các dự án có tính khả thi cao và được phê duyệt của các cấp huyện, thành phố, trung ương, các dự án phải có chủ đầu tư là UBND xã Đông Mỹ, với nguồn vốn chủ yếu từ sự đóng góp của nhân dân trong xã có thể bằng tiền, vật tư hoặc lao động và vốn hỗ trợ của nhà nước (tiền, vật tư, kỹ thuật) như chính sách hỗ trợ 30% vốn cho việc đắp bờ nuôi trồng thuỷ sản của xã,... Nhưng điều quan trọng là khi xây dựng các cơ sở hạ tầng phải bàn bạc thống nhất ý kiến với nhân dân, có sự giám sát nghiệm thu và công khai hoá cho nhân dân cùng biết. Cụ thể:
* Về giao thông nông thôn:
- Giao thông nội đồng:
+ Hệ thống giao thông nội đồng khu nuôi trồng thuỷ sản và khu rau hoa bao gồm các tuyến đường sau:
. Đường D1 chạy theo nghĩa trang dọc theo đường điện cao thế, mặt đường rộng 3,5m, mặt đường được đổ bê tông.
. Đường D2 chạy song song với mương tiêu MT2, mặt dường rộng 4,5m được đổ bê tông.
. Đường D3 chạy theo mương cấp C3 và mương tiêu MT3 mặt đường rộng 4,5m.
. Đường D4 chạy song song với mương cấp C4 mặt đường rộng 2,5m.
. Đường D5 chạy theo đường bạch đàn và mương tiêu chính của trạm bơm Đông Mỹ dọc theo thôn 4 và thôn 5. Mặt đường rộng 2,5m.
. Đường D6 và D7 từ thôn 4 đến thôn 5 nối ra các trục đường ngoài đồng. Mặt đường rộng 2,5m.
+ Hệ thống giao thông khu chăn nuôi: Mở đường chính từ đường đi Vạn Phúc chạy giữa, mặt đường rộng 3m. Mở các đường vào cổng các trang trại hai bên đường, mặt đường rộng 3.
+ Hệ thống giao thông 2 khu công nghiệp được tổ chức liên hoàn trong từng khu có đường chính rộng 4,5m, nối với đường đi Vạn Phúc. Mở đường sát với xí nghiệp may Đông Mỹ nối với đường 70B. Mặt đường rộng 5,0m.
- Giao thông khu dân cư:
+ Đường liên xã đi Vạn Phúc, đường rộng 4,5m, dải nhựa mặt đường đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp 6.
+ Đường trục xã chạy từ đường đi Vạn Phúc qua trạm xá, bộ tư lệnh đặc công qua phố Hàng đến chân đê rộng 4,5m.
+ Mở rộng các đường trục các thôn và đường ngõ xóm có mặt rộng từ 2,5m đến 3m, nâng cấp mặt đường.
* Về điện: Cũng rất cần thiết để phát triển nông nghiệp theo theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Xã cần xây dựng ba trạm biến thế, hai trạm có công suất là 560KVA, một trạm có công suất là 350KVA. (giai đoạn 2002- 2010). Lắp đặt hệ thống đèn đường trên các cột điện li tâm dọc theo đường bê tông. Ngoài ra, cần cố gắng để giảm giá điện bằng cách không sử dụng điện vào giờ cao điểm mà nên sử dụng ngoài giờ cao điểm theo khuyến cáo của ngành điện.
* Về thông tin liên lạc: Nhà nước cần có chính sách giảm giá để khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều hơn các phương tiện thông tin liên lạc, nhằm phục vụ có hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch nói riêng.
Đối với xã Đông Mỹ cần nâng cấp trạm bưu điện Đông Mỹ, để có 1 tổng đài dung lượng 2000 số để phục vụ nhân dân trong xã và các đơn vị đóng trong điạ bàn xã, trong đó có gần 1000 số để dự trữ phát triển.
* Về cấp thoát nước: Xã cần tăng cường đầu tư để đảm bảo 100% dân trong xã được dùng nước sạch cho sinh hoạt và các ngành cần dùng nước trong sản xuất. Đối với một số ngành nghề chăn nuôi có nước thải gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý trước khi đổ ra ao hồ, sông tưới tiêu chung. Ngoài ra, xã cũng cần phải nghiên cứu, ký hợp đồng với các cơ quan khoa học trong việc xử lý các chất thải độc hại vào trong môi trường đất, nước, không khí.
Qua xem xét hiện trạng cấp và thoát nước xã Đông Mỹ cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Xây dựng thêm 1 trạm cấp nước tại khu công nghiệp Hoa Sen, Màn Di để cấp nước cho khu công nghiệp và trang trại chăn nuôi, khu dân cư mới Ma Vang, Bìm Bìm, xóm Đông Vinh và khu dân cư dọc đường đi Vạn Phúc với 700m3/ ngày đêm.
- Xây dựng mới hệ thống đường ống cấp nước phân phối ở trạm mới bằng ống kẽm có ỉ từ 50 đến 200mm. Tổng đường cấp nước có chiều dài là 8700m.
- Xây dựng 3 hồ xử lý sinh học ở thôn 2, thôn 3, thôn 4 để gom và xử lý nước thải khi đổ vào các kênh tiêu. Giành một phần ao hồ khu Hoa Sen, Màn Di xử lý nước thải công nghiệp.
- Cải tạo toàn bộ hệ thống tiêu nước bằng hệ thống cống có lắp đậy bằng bê tông, có tải trọng H3 – H5 đảm bảo chịu được tải trọng xe tải nhẹ. Hoàn thiện hệ thống thoát nước của đường 70B và đường đi Vạn Phúc.
Tổng chiều dài của đường thoát nước là 14220m. Trong đó đường thoát chính là 8310m, đường thoát nhánh là 5910m.
3.3.4. Giảm thiểu các ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt gây ra.
Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp của xã phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì cần phải hạn chế các ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra bằng cách: Hạn chế sử dụng hoặc không sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, các chất kích thích sinh trưởng..., tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học. Trong chăn nuôi cũng cần phải xử lý các chất thải do gia súc, gia cầm thải ra, có hệ thống xử lý chất thải một cách triệt để như xây dựng bể khí bioga.
Xã Đông Mỹ cũng là một xã thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội, Thanh Trì là huyện được đánh giá có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong 5 huyện ngoại thành do có nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn như nhà máy hoá chất, nhà máy pin, có nghĩa trang Văn Điển. Bởi vậy có rất nhiều khí, chất độc hại thải vào môi trường đất, nước, không khí trong khu vực huyện trong đó có xã Đông Mỹ. Như vậy, xã Đông Mỹ muốn trở thành một xã nông nghiệp – du lịch thì cần phải giảm thiểu các ô nhiễm của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn xã. Đối với các cơ sở hiện chưa có hệ thống xử lý chất thải, vẫn đang thải vào không khí, nguồn nước các chất độc hại cần phải được kiểm tra và yêu cầu có sự đầu tư bổ sung các hệ thống chất thải. Đối với các cơ sở sản xuất đang trong quá trình quy hoạch cần coi vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường như là tiêu chuẩn quan trọng để xét duyệt dự án một cách nghiêm túc hơn. Đối với vùng ao hồ, các diện tích nông nghiệp cần quản lý nghiêm ngặt hơn, xử lý một cách nhanh chóng và nghiêm khắc các cơ sở gây hại. Để giải quyết vấn đề này cần phải có lượng vốn lớn. Đây là vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, nếu không kiên quyết xử lý các vấn đề này thì không chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà môi trường sống sẽ bị phá hoại nghiêm trọng.
3.3.5. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, của thành phố Hà Nội đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nông nghiệp ngoại thành nói chung, nông nghiệp xã Đông Mỹ nói riêng đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực về trình độ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp xã phải phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì yêu cầu về trình độ của người nông dân càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn.
Việc đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch của xã Đông Mỹ cần chú trọng các vấn đề sau:
- Đối tượng đào tạo: Bao gồm tất cả những người tham gia sản xuất nông nghiệp của xã, người quản lý, người tham gia tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới đến người nông dân trong xã.
- Nội dung đào tạo: Bao gồm những kiến thức về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp như: Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, những thành tựu công nghệ mới có thể phát huy và đưa vào sản xuất như: Công nghệ về giống ( giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt), công nghệ canh tác..., những kiến thức về kinh tế thị trường như: Ma két tinh, phân tích kinh doanh, ... nhằm nâng cao năng lực trình độ cho nguồn nhân lực nông nghiệp của xã ngang tầm với các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Hình thức đào tạo: Xã Đông Mỹ có thể sử dụng hình thức đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3 đến 5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp điểm, có hiệu quả do đó trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học và công nghệ của tổ chức khuyến nông và các tổ chức quần chúng.
- Nguồn vốn cho đào tạo: Vốn cho đào tạo là một vấn đề nan giải vì lượng người cần đào tạo là quá lớn, hiện xã có 2018 lao động ( chiếm 55,36%) sản xuất nông nghiệp cần đào tạo và các khối lượng các nội dung cần đào tạo nhiều. Trong khi đó nguồn vốn trong dân còn hạn hẹp do thu nhập của người nông dân trong xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, yêu cầu các cấp có thẩm quyền như TW, thành phố, huyện cần phải giành một ngân sách hợp lý cho đào tạo nông dân, xã cần có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ... ngoài ra, trong điều kiện hiện nay xã Đông Mỹ chưa thể đáp ứng hết nhu cầu đào tạo cho nông dân nên cần biết lựa chọn những đối tượng trẻ, có kiến thức văn hoá, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nòng cốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã. Từ những cá nhân đó, xây dựng các mô hình trình diễn để nhân dân trong vùng cùng học tập, vấn đề về vốn cho đào tạo sẽ từng bước được tháo gỡ.
3.3.6. Giải pháp về thị trường.
Để sản xuất nông nghiệp Đông Mỹ phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì giải pháp về thị trường là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm của xã sản xuất ra và tạo những tác động tích cực để nông nghiệp xã Đông Mỹ phát triển theo đúng hướng mình đã chọn. Bởi hiện nay, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp sạch, cao cấp ngày càng cao mà sản xuất là để đáp ứng nhu cầu vì lẽ đó cần phải tổ chức tốt thị trường.
Trong những năm tới, cần giải quyết lập lại trật tự tiêu thụ lâm sản đến mở rộng thị trường thông qua tìm kiếm thị trường mới, mở rộng giới thiệu để nông sản không bị ứ đọng... tuy nhiên dưới góc độ phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch của xã thì cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Tạo điều kiện để các sản phẩm an toàn, chất lượng cao của xã được tiêu thụ với giá cả hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân trong xã để khuyến khích, thúc đẩy nông dân trong xã phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Như trên đã phân tích, để sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững thì yêu cầu người sản xuất phải đầu tư cơ sở hạ tầng tương ứng với yêu cầu của nền nông nghiệp sinh thái, phải thực hiện các quy trình sản xuất khắt khe với các yếu tố đầu vào và có chất lượng, phải tốn nhiều công lao động... làm cho chi phí sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có độ an toàn và chất lượng sẽ tăng, giá thành sản phẩm sẽ cao. Trong khi đó năng suất sinh học của cây trồng, vật nuôi không tăng mà thậm trí còn thấp hơn ( trong những năm đầu thực hiện) so với khi sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật. Ngày nay, người tiêu dùn đã biết tìm đến các sản phẩm nông sản có độ an toàn và chất lượng cao nên giá bán của các sản phẩm sản xuất theo hướng sinh thái của người nông dân trong xã đã cao hơn. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn eo hẹp, nên các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra đã có đủ tiêu chuẩn an toàn nhưng chưa có bao bì, nhãn mác nên gây ra hiện tượng nhầm lẫn với các sản phẩm thông thường gây khó khăn cho tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu ban quản lý xã kết hợp với người sản xuất xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
- Các cấp có thẩm quyền cần thực hiện trợ giá để người tiêu dùng có thể tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp mà xã sản xuất ra. Mặt khác các cấp cũng cần phối hợp với các chính quyền địa phương xã kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy trình sản xuất nông nghiệp, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy trình sản xuất từ đó tạo niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm nông nghiệp của xã sản xuất ra.
- Ngoài ra để giải quyết vấn đề thị trường xã cần có biện pháp tìm kiếm thị trường, giới thiệu và thâm nhập thị trường, tổ chức các hoạt động xuất khẩu như:
+ Tìm kiếm thị trường: Sản phẩm của xã Đông Mỹ là các sản phẩm cá, tôm, rau, hoa, gia cầm... bởi vậy thị trường tiêu thụ của xã không chỉ là khu vực nội thành, mà cần phải tìm hiểu mở rộng thị trường ra các tỉnh bạn, các quốc gia trên thế giới. Việc tìm hiểu thị trường phải làm sao khai thác được lợi thế của mình, tránh sự cạnh tranh gay gắt. Xã chỉ có thể tìm kiếm thị trường và xử dụng phương thức liên kết với sự đầu tư vốn, công nghệ và bao tiêu sản phẩm của những nước thiếu nông sản.
+ Giới thiệu và thâm nhập thị trường: Xã cần tổ chức các hoạt động thông tin, tiếp thị và nâng cao trình độ tiếp thị cho các hộ nông dân sản xuất trong xã và các tổ chức kinh doanh các sản phẩm nông sản của xã. Tổ chức hội nghị khách hàng cho các đơn vị bộ đội, trường học, các cơ quan đóng trên địa bàn xã và các nơi khác nhằm tạo thương hiệu cho các mặt hàng của xã, thông qua đó thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Xã cũng cần tổ chức, thành lập các hiệp hội những người sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm.
3.3.7. Giải pháp về vốn.
Vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung đòi hỏi phải một lượng vốn lớn, mà thu hồi vốn lại chậm. Yêu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch lại càng lớn. Bởi vậy để có lượng vốn đủ theo quy hoạch và để sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì xã Đông Mỹ cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
- Trước tiên, xã cần kịp thời tập trung các dự án như dự án chuyển đổi lúa- nuôi trồng thuỷ sản, dự án trồng rau, hoa trong nhà lưới, dự án làng du lịch... có tính cụ thể, khả thi cao về phát triển nông nghiệp theo các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái để thành phố và TW xét duyệt nhanh chóng.
- Hoàn thiện hệ thống tín dụng trên địa bàn xã có sự phối hợp với ngân hàng huyện Thanh Trì, ngân hàng TW về chuyên môn nhằm tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn với người gửi tiền.
- Thu hút sự đầu tư của các xí nghiệp, các công ty, tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất, sử dụng một số công trình nhằm gia tăng nguồn vôn không thuộc ngân sách nhà nước.
- Xã Đông Mỹ cần thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn bằng ngân sách của nhà nước, phần vốn còn lại được huy động trong dân để lập các quỹ đào tạo nguồn nhân lực, quỹ phát triển cơ sở hạ tầng...
- Xã cần để nghị ngân hàng huyện, TW giúp đỡ, ưu tiên cho vay vốn trung hạn và dài hạn để tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp khai thác theo chiều sâu, thực hiện hiện đại hoá cơ sở sản xuất và đổi mới công nghệ.
- Cần giải quyết các vướng mắc trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng cách tăng cường sự tiếp cận giữa các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng với các hộ nông dân trong xã.
- Cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay theo thông qua sự phối hợp giữa hộ nông dân với các tổ chức tín dụng, các cơ sở và tổ chức khuyến nông.
Tóm lại với biện pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả vào phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch là biện pháp cần thiết và cấp bách phải thực hiện ngay.
3.3.8. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách.
Góp phần thúc đấy sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch ở tầm vĩ mô yêu cầu nhà nước cần phải đổi mới và hoàn thiện các chính sách.
Cụ thể:
- Đối với chính sách đất đai: Trước hết cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những nơi đã quy hoạch rõ, xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai. Xã cần vận dụng linh hoạt các chính sách đất đai thích hợp nhằm tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt bằng, xử lý các tình trạng lấn chiếm đất đai, xác định rõ ranh giới quy hoạch, giải quyết vấn đề manh mún ruộng đất, xây dựng dự án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.
+ Giải quyết vấn đề manh mún ruộng đất: Đây là vấn đề rất khó khăn đối với xã Đông Mỹ. Theo ý kiến của người dân chỉ có thể giải quyết từng bước bằng các biện pháp cụ thể sau: Xã và hợp tác xã đứng ra làm trọng tài trên cơ sở xác định lại mức sản lượng, mức thuế và mức đóng thuỷ lợi phí cho từng cánh đồng và cho từng thửa ruộng, sau đó dân bàn bạc và tự trao đổi đất cho nhau theo xóm, đội sản xuất, theo dòng họ, theo anh em họ hàng. Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi xã sẽ đứng ra làm thủ tục cấp đất cho từng hộ.
+ Chính sách giá bồi thường giải phóng mặt bằng:
. Chính sách gía bồi thường phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như: Đổi đất nhà ở và đất thổ cư do cha ông để lại hoặc có giấy tờ hợp pháp thì giá bồi thường phải sát giá thị trường. Đối với đất nông nghiệp theo khung giá đất của nhà nước và quy định của thành phố trên từng khu vực đất nhất định nhưng không nên gây sự chênh lệch quá lớn. Bởi vì sự chênh lệch sẽ gây nên sự tị lạnh, so bì của người nông dân, gây ra sự chống đối của các hộ có đất bị thu hồi để xây dựng các cơ sở hạ tầng cho xã.
. Trong xã có nhiều hộ nông dân bị mất đất đã ảnh hưởng nhiều đến thu nhập và đời sống của gia đình họ. Nên nhà nước ngoài việc có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, phải gắn liền với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất nếu hộ nông dân đó sống chủ yếu bằng nông nghiệp như được ưu tiên tuyển dụng trong các chương trình việc làm của xã, huyện, thành phố... hoặc được ưu đãi vốn để phát triển các ngành nghề hoặc tạo lập ngành mới.
. Cần công khai hoá, dân chủ hoá các phương án đền bù và giải phóng mặt bằng để cho mọi đối tượng liên quan đều biết, tránh các hành vi tiêu cực, thiên vị.
+ Chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng: Nhằm tạo cơ sở hạ tầng được phân theo nhiều cấp có nhiều cơ sở hạ tầng đòi hỏi cần phải đầu tư vốn lớn. Bởi vậy, một mặt cần được sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước. Mặt khác cần huy động vốn trong nhân dân. Vì vậy cần xây dựng một chính sách đồng bộ nhà nước và nhân dân cùng làm tạo thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã. Với chính sách này cần phân định rõ vai trò, vị trí của nhà nước của nhân dân. Có thể phân định theo từng cấp độ của loại cơ sở hạ tầng, có thể phân định theo yếu tố xây dựng các cơ sở hạ tầng để xác định vai trò của từng bên tham gia.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư: Đầu tư cho nghiên cứu tạo giống, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách miễn giảm thuế cho các hộ, trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi lúa – cá trong 5 năm đầu hoặc cho vay với lãi xuất thấp hơn bình thường đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế xã phát triển.
-Chính sách giá: Hỗ trợ giá đầu vào và đầu ra cho người nông dân, thành lập quỹ bảo hiểm hàng nông sản của xã.
3.3.9. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền, uỷ ban nhân dân xã Đông Mỹ.
Nâng cao chất lượng công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội trên địa bàn xã. Đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực như tham nhũng, bè phái cục bộ, gây mất đoàn kết, mất uy tín, làm giảm sức chiến đấu và vai trò tiên phong lãnh đạo cuả Đảng, nâng cao tinh thần gương mẫu hi sinh của các cán bộ đảng viên. Cải tiến nội dung, hình thức và chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu mới.
Mở rộng dân chủ hoá đời sống chính trị – kinh tế – xã hội đặc biệt là dân chủ hoá từ cơ sở, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cũng như phương thức hoạt động của các tổ chức xã hội, tăng cường quan hệ chặt chẽ sâu sát giữa Đảng với nhân dân.
Những vấn đề nêu trên đều mang tính nguyên tắc và được đề cập nhiều nhưng nếu không tiếp tục triển khai có hiệu quả sẽ không huy động tốt các nguồn lực, nhất là sẽ không tạo được những điều kiện nhằm thực hiện nghiêm túc các quy trình trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái - đô thị – du lịch.
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền xã, các tổ chức, các cán bộ xã tích cực quán triệt và thực hiện đầy đủ nhanh chóng, nghiêm túc những chủ trương và chính sách của Đảng và chính phủ, cũng như thực hiện nghiêm túc những quy định thống nhất của đảng bộ và chính quyền thành phố, huyện. Đồng thời xã Đông Mỹ cũng cần mạnh dạn đề xuất các kiến nghị với cấp trên nhằm hoàn thiện các chính sách và những quy định pháp lý, tạo điều kiện đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống kinh tế – xã hội của xã. Thực hiện cải cách hành chính, xoá bỏ những bộ phận, thủ tục giấy tờ rườm rà không cần thiết đối với các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Xác định trách nhiệm cá nhân rõ ràng, cụ thể và nghiêm túc trong thực hiện các quy định của nhà nước. Coi trọng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chuẩn hoá, đổi mới, bổ sung cán bộ, để luôn đảm bảo có đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đề nghị TW, thành phố, huyện phân cấp rộng rãi hơn cho xã. Phân cấp cho xã tự chủ động trong việc thu, chi ngân sách, mở rộng quyền quản lý và sử dụng đất đai cũng như tạo quyền chủ động cao hơn đối với chính quyền cũng như nhân dân địa phương trong tất cả những hoạt động kinh tế – xã hội mà luật pháp không ngăn cấm.
Đề nghị TW, thành phố, huyện trong quản lý chỉ đạo các ngành cũng như quản lý chỉ đạo các doanh nghiệp của mình cần có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương xã cũng như cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa để thực hiện đúng với quy hoạch phát triển đã được xát lập và những nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản, nếu thực hiện tốt thì nó sẽ đưa sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ đi theo đúng mô hình nông nghiệp sinh thái - đô thị – du lịch mà xã, huyện, thành phố đã đề ra.
Kết luận
Hiện nay, quá trình đô thị hoá và phát triển thành phố Hà Nội đang mở rộng. Sự phát triển và hoàn thiện của Thành phố, trước hết là hệ thống cơ sở hạ tầng một mặt đang tạo ra điều kiện và là cơ hội chuyển dịch nhiều hoạt động kinh tế vươn ra phát triển mạnh ở khu vực ngoại thành nh dịch vụ đời sống, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi giải trí cuối ngày, cuối tuần. Mặt khác sự phát triển của công nghiệp và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã và đang làm cho môi trờng sinh thái ngày càng bị ô nhiễm. Hơn nữa theo đà phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lợng sống cũng được nâng lên và đáp ứng kịp thời. Với vai trò là bộ mặt chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nớc Hà Nội phải có sự phát triển tơng xứng trên tất cả các mặt với vị trí của Thủ đô ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực.
Em xin chân thành cám ơn trường Đại Học KTQD – Khoa KTNN và PTNT đã tạo điều kiện cho chúng em có được cơ hội thực tập tại phòng Chính sách và Xây dựng nông thôn mới để hoàn thành được bản chuyên đề tôt nghiệp này. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Khôi và các bác, các chú, các anh chị đang làm việc tại phòng Chính sách và Xây dựng nông thôn mới. Những hành trang thu nhận được trong quá trình thực tập chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân em và các sinh viên khác sau này khi ra trường.
TàI liệu tham khảo
1. Dự án xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững tại thôn Thượng – xã Mễ Trì - Từ Liêm – Hà nội.
2. Dự án xây dựng nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại 5 xã: Liên Hà - Đông Anh, Phú Diễn – Từ Liêm, Minh Phú – Sóc Sơn, Phù Đổng – Gia Lâm, Đông Mỹ – Thanh Trì.
3. PGS.TS.Phạm Thị Ngọc Trầm, 1997.
“ Môi trường sinh thái: cở sở và giải pháp”. NXB Giáo Dục Hà Nội, 1998.
4. Nguyễn Văn Chương,1994.
“ Nông nghiệp sạch( Nông nghiệp sinh thái)”. NXB Nông Nghiệp Hà nội, 1994.
5. TS.Trần Đức Viên, TS. Phạm Văn Khê, 1998.
“ Sinh thái học nông nghiệp”. NXB Giáo Dục Hà Nội, 1998.
6. TS.Nguyễn Văn Mẫn, TS.Trịnh Văn Thịnh, 1994.
“ Nông nghiệp bền vững: cơ sở và ứng dụng”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội,1997
7. PGS.Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, 2001.
“ Nông nghiệp và môi trường”. NXB Giáo Dục Hà Nội, 2001.
8. GS.TS.Đặng Trung Thuận, PGS.PTS. Trương Quang Hải, 1999.
“ Mô hình hệ kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1999.
9. Cục khuyến Nông và khuyến Lâm, 2001.
“ Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái công nghệ cao kết hợp với du lịch và văn hoá giáo dục nông nghiệp”. Tuyển tập báo cáo tổng kết “ Chỉ đạo sản xuất và khyến nông 1997-2000”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội,2001.
10. Mai Thế Hởn, 1999.
Tạp chí:” Khoa học công nghệ môi trường”. Số 5/1999.
11. TS.Lê Minh Đức, 1999.
Tạp chí: “Con số và Sự kiện”. Số 12/1999.
12. PTS.Phạm Đức Thành, 1999.
Tạp chí: “ Việt Nam và Đông Nam á ngày nay”. Số 5/1999.
13. Nguyễn Hoàng Giáp, Hoài Anh, 1999.
Tạp chí: “ Hoạt động khoa học”. Số2/1999.
14. Ths. Nguyễn Văn Tuấn, 2001.
Tạp chí: “ Kinh tế và Phát triển”. Số 46/2001.
15. Trần Nhâm, 2001.
Tạp chí: “Cộng Sản”. Số 10/2001.
16. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001.
Tạp chí: “Nghiêu cứu kinh tế”. Số 2/2001.
17. GS.TS. Nguyễn Điền, 2002.
Tạp chí: “Nghiêu cứu kinh tế”. Số 1/2002.
18. Đào Xuân Mùi, 2001.
Tạp chí: “ Kinh tế và Phát triển”. Số52/2001.
19. Trí Dũng, Trần Tống, 1999.
Tạp chí:” Khoa học công nghệ môi trường”. Số12/1999.
20. Trương Thị Xâm, 2002.
Tạp chí: “Khoa học xã hội”. Số 1/2002.
21. PGS.TS.Nguyễn Chu Hồi, 1999.
Tạp chí: “ Hoạt động khoa học”. Số4/1999.
22. Nguyễn Đình Hoà, 1997.
Tạp chí: “Triết học”. Số4/1997.
23. Nguyễn Thế Nghĩa, 2003.
Tạp chí: “Khoa học và xã hội”. Số1/2003.
24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2002.
“ Bản tin nông nghiệp”. Số 4/2002.
Lời nói đầu. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Phạm vi nghiên cứu. 2
4. Kết cấu chuyên đề. 2
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo 4
hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 4
1.1. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân. 4
1.1.1. Các xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. 4
1.1.2. Sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch. 10
1.1.3. Nội dung của sự kết hợp. 12
1.1.4. ý nghĩa của sự kết hợp. 14
1.2. Kinh nghiệm kết hợp. 16
1.2.1. Kinh nghiệm của một số vùng trong cả nước: 16
1.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 22
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ – Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 26
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp 26
2.1.1.Điều kiện tự nhiên. 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
2.1.3. Đánh giá chung về các ảnh hưởng của các điều kiện đến phát triển phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 32
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì. 35
2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 - 2002 35
2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 37
2.2.2.1. Sự kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với du lịch. 37
2.2.2.2. Sự kết hợp giữa trồng cây ăn quả, hoa với du lịch 42
2.2.2.3.Sự triển khai dự án hiện nay 44
2.2.3. Đánh giá chung. 45
2.2.4. Kết quả và những tồn tại cần giải quyết 46
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển 51
nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ- Thanh Trì. 51
3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp. 51
3.1.1. Căn cứ phát triển. 51
3.1.2. Quan điểm phát triển. 51
3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp xã Đông Mỹ theo hướng nông nghiệp với du lịch. 52
3.2.1. Phương hướng chung. 52
3.2.2. Phương hướng cụ thể của Đông Mỹ. 53
3.3. Các giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp ở Đông Mỹ. 55
3.3.1. Quy hoạch và bố trí sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 55
3.3.2. Xã Đông Mỹ cần áp dụng triển khai các hoạt động và công nghệ theo hướng kết hợp. 57
3.3..3. Xây dựng cơ sở hạ tẩng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch . 59
3.3.4. Giảm thiểu các ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt gây ra. 63
3.3.5. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 64
3.3.6. Giải pháp về thị trường. 65
3.3.7. Giải pháp về vốn. 67
3.3.8. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách. 69
3.3.9. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền, uỷ ban nhân dân xã Đông Mỹ. 70
Kết luận 73
TàI liệu tham khảo 74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0043.doc