Công cuộc cải cách, đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng tại Đại hội VI đến nay đã được trên 10 năm. Điều không thể nghi ngờ là, nhờ thực hiện chính sách này mà Việt Nam không chỉ thoát khỏi khủng hoảng mà bộ mặt đất nước thực sự thay đổi, trước hết về kinh tế . Thành công đó đã tạo lập cơ sở cần thiết để Việt Nam có những bước tiến mới trong tương lai. Chính sách đó không chỉ tác động trong nội bộ đất nước mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc giao lưu Quốc Tế và tăng cường hoạt động với bên ngoài . Đó chính là quan hệ Việt Nam -Nhật Bản đã và đang được phát triển mạnh mẽ và toàn diện, mang trong đó nhiều đặc trưng mới. Trong phạm vi của đề tài này tôi muốn nói đến là quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đây là lĩnh vực có điều kiện phát triển nhất một khi tìm được tiếng nói về lợi ích chung từ hai phía. Hiện nay đối với ngành thuỷ sản của Việt Nam Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn nhất : Dự báo cho một số năm tới . Thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn chiếm tỉ trong lớn, 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta . Do vậy , mức độ lệ thuộc vào Nhật Bản vẫn còn rất lớn, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường rất quan trọng, mọi biến động trên thị trường Nhật Bản đều ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Như ở phần trước đã phân tích việc trước nhất phải làm để đứng vững trên thị trường này chính là việc nghiên cứu những định chế của Nhật Bản về xuất khẩu thuỷ sản , từ đó tìm ra nhu cầu phương pháp tối ưu để thâm nhập vào thị trường này. Đối với việc nhập khẩu thuỷ sản, Nhật Bản có những quy định và luật pháp riêng, rất khắt khe với mặt hàng này.
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề về ngành thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhanh chóng . Nếu như vào những năm 80 thuỷ sản tiêu thụ chủ yếu là ướp đá muối hoặc các đối tượng cá nước ngọt rẻ tiền thì những năm 90,các cửa hàng thuỷ sản sống , thuỷ sản đông lạnh và đồ hộp đã trở thành phổ biến ở các đô thị lớn. Những đối tượng thuỷ sản cao giá như tôm biển ,cua, nghẹ , tôm hùm ,cá mú, cá trình, cá quả, cá trắm đen, v.v…được tiêu thụ khá rộng rãi.
Khoảng 30% sản lượng thuỷ sản còn lại chủ yếu được dùng để xuất khẩu . thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện ở trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ , nhưng tập chung lớn nhất là vào nhật bản ( 30-40%).Mỹ( 20-25%), một ssó thị trường châu á khác như Trung Quốc- Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, v.v…và các nước EU.
Nếu xem xét toàn diện các sản phẩm, co thể nói rằng thuỷ sản chưa có sản phẩm nào vượt quá ngưỡng cửa cân bằng cung- cầu, nghiã là hầu như không có sản phẩm nào không thể tiêu thụ được hoặc phải tiêu thụ ở mức thấp với giá thành sản xuất . Chỉ có những vấn đề có tính cục bộ như trong một khoảng thời gian nhất định , tại những địa phương cụ thể, sản phẩm có thể tiêu thụ chậm hoặc hiệu quả tiêu thụ không cao như trông đợi…
Cùng với sự phát triển của nghành thuỷ sản trong những năm qua , nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đã có những bước tiến triển được thể hiện qua con số bình quân tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 4-5%. Đến hết năm 1998 đã có 626.330 ha mặt nước được đưa vào sử dụng nuôi trồng thuỷ sản ( so với tiềm năng diện tích khoảng 1,7 triệu ha),trong đó 335.890 ha mặt nước ngọt( ao hồ nhỏ, hồ chứa, ruộng trũng) và 290.440 ha mặt nước lợ, mặn ( vùng triều, eo vịnh , đầm phá ven biển)với nhiều đối tượng nuôi phong phú: tôm cá nước ngọt ,nước lợ và nước mặn, nhuyễn thể, cua biển, rong câu… và hình thức nuôi đa dạng: nuôi cá ao hồ nhỏ, hồ chứa, ruộng trũng, nuôi lồng trên sông , ngoài biển, nuôi trong đầm, nước lợ, rừng ngập mặn…đem lại sản lượng 537.870 tấn,chiếm 32% tổng sản lượng cả nước .Bên cạnh đó, với 354 trại cá giống sản xuất khoảng 7 tỉ cá bột , về cơ bản chúng ta đã cung cấp đủ giống nhân tạo các loài cá nuôi nước ngọt phổ biến thoả mãn nhu cầu giống nuôi ở các loại hình mặt nước và các vùng sinh thái khác nhau, đòng thời di nhập , thuần hoá và sinh sản nhân tạo một số loài cá mới ,tôm càng xanh, sản xuất 3,4 tỉ giống tôm sú…trong bước đầu chuyển sang phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh, đã quan tâm tới viêc chế biến và sử dụng thức ăn công nghiệp . với 24 cơ sở sản xuất thứ ăn, năm 98 đã sản xuất 20.000 tấn thức ăn nuôi tôm cá, đáp ứng phần nhỏ thức ăn cho các vùng nuôi tôm , cá bè và đặc sản…Công tác phòng ngừa dịch bệnh , bảo vệ môi trường cũng có chuyển biến nhằm hạn chế sự phát sinh lây chuyền bệnh tật , ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi trông thuỷ sản .
Tình hình sản xuất thuỷ sản.
Tổng sản lượng 7 tháng ước đạt 1,314 triệu tấn, đạt 60,59% kế hoạch năm và bằng 113,2% cùng kì.
Trong đó . Khai thác hải sản, thang 7 năm 2001 nhìn chung thời tiết bìng thương cho khai thác hải sản , sản lượng ước đạt 12,8 vạn tấn, 7 tháng đạt 86,1 vạn tấn, đạt 65,23% kế hoạch năm và bằng 110,04% cùng kì .
Về nuôi trồng: các địa phương bước vào vụ thu hoạch tôm nuôi . sản lượng thuỷ sản nội địa tháng 7 đạt 8,0 vạn tấn; 7 tháng đạt 45,36 vạn tấn bằng 53,37% kế hoạch năm và bằng 119,61% cùng kì.
Xuất khẩu thuỷ sản : Đã dần dần ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thang 7 ước đạt 170 triệu USD , ước 7 thang đạt 1001,9 triệu USD đạt 62,62% kế hoạch năm và bằng 143,35% cùng kì .
Tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 215.263 tấn tăng 44,15% so cùng kì . Trong đó: Tôm đông xuất 44.835 tấn , tăng 19,83% cung kì; Mực đông 13.928 tấn , tăng 17,88% cùng kì; Mực khô 10.816 tấn tăng 45,69% cùng kì ;Cá các loại trên 6 vạn tấn , tăng 67,67% cùng kì; thuỷ sản khác 8,5 vạn tấn tăng 50,45% cung kì.
3. những định chế của Nhật Bản về nhập khẩu thuỷ sản
3.1 Quy định về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản
Hàng thuỷ sản Việt Nam trước khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản phải qua thủ tục kiểm dịch. Cũng như các nước khác trên Thế Giới , Nhật Bản duy trì chế độ kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu . Tuy nhien đối với hàng thuỷ sản, trước khi làm thủ tụchải quan, các mặt hàng này phải được kiểm dịchvà kiểm tra vệ sinh thực phẩm.
Để làm thủ tục kiểm dịch, người nhập khẩu điền vào "tờ khai nhập khẩu thực phẩm " ( Notification From for Importantion of food, ect.). Nếu hàng thuỷ sản nhập khẩu được xác định là cần phải kiểm tra theo Luật kiểm dịch tại bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của trạm kiểm dịch để họ lấy mẫu. Chậm nhất là hai ngày kể từ ngày lấy mẫu, trạm kiểm dịch phải đưa ra quyết định của mình: nếu thuỷ sản nhập khẩu không có vi sinh gây ra bệnh dịch tả thì bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của trạm kiểm dịch sẽ thông báo cho người nhập khẩu để thực hiện thủ tục sau đó: kiểm tra vệ sinh thực phẩm ; nếu phát hiện vi sinh có gây ra bệnh dịch tả thì phải huỷ những sản phẩm không đạt yêu cầu này đi. Vì vậy vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là phải làm thế nào để hàng thuỷ sản không có vi sinh gây ra bệnh. Để làm được điều này, theo tôi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện tốt các khâu trong vấn đề quản lý chất lượng va đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực tế đã cho thấy nhờ quản lý tốt chất lượng ngay từ đầu của quá trình sản xuất hàng thuỷ sản Việt Nam nên mặc dù lượng hàng tăng nhưng lượng hàng không đạt chất lượng bị gác lại so với tổng lượng hàng qua kiểm tra giảm đi.
Cùng với sự ra đời của NAFIQACEN hệ thống kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hàng hoá là các loại giống thuỷ sản, động vật, thực vật thuỷ sản sống, thức ăn cho nuôi thuỷ sản cũng được hình thành, cơ quan này được đặt tại cục BVNLTS và các chi cục BVNLTS địa phương. Việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hàng hoá chuyên ngành này ngày càng đi vào nề nếp, về cơ bản, giống và thức ăn thuỷ sản dạng viên được kiểm soát. Riêng năm 1999, cục và các chi cục đã triển khai cấp đăng ký và kiểm soát chất lượng theo đăng ký cho 26 cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn hỗn hợp dạng viên với 7136 tấn thức ăn, kiểm tra, cấp giấy chững nhận thức ăn dạng viên.
Khi kiểm tra vệ sinh thực phẩm, bộ phận kiểm tra sẽ xử lý " tờ khai nhập khẩu thực phẩm", kiểm tra chứng từ ( kiểm tra xem liệu có vi phạm về vệ sinh thực phẩm hay không dựa vào tờ khai và các giấy tờ có liên quam khác, tình hình nhập khẩu sản phẩm có liên quan thời gian qua kể cả các vụ vi phạm, kết quả kiểm tra của các phòng thí nghiêm…). Nếu cần kiểm tra thì bộ phận này sẽ quy định phương pháp kiểm tra. Nếu bộ phận này kết luận là không cần kiểm tra thì tờ khai được đóng dấu " đã khai báo" và giao lại cho người nhập khẩu để họ bổ xung vào hồ sơ làm thủ tục hải quan.
Về kiểm tra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, các giám định viên về vệ sinh thực phẩm của trạm kiểm dịch sẽ đến kho hàng nợ thuế hoặc bãi container để kiểm tra hàng tại chỗ. Nếu cần thiết, họ sẽ lấy mẫu và tiến hành kiểm tra tại các phòng thí nghiệm.
Những hàng hoá đã qua kiểm tra và đóng dấu " đã khai báo" sẽ được đóng dấu " đạt yêu cầu" và giao lại cho người nhập khẩu để họ làm thủ tục hải quan.
Trong trường hợp qua kiểm tra vệ sinh thực phẩm, hàng hoá không đạt yêu cầu sẽ được xử lý theo yêu cầu của trạm kiểm dịch theo các hướng: xuất trả lại người gửi, huỷ, tái chế cho đến khi đạt yêu cầu hoặc chuyển mục đích sử dụng.
Để đảm bảo hàng hoá của mình nhập khẩu nhanh chóng, các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ khai thuê thực hiện các công việc nói trên. Nếu muốn tự mình thực hiện và để nắm cụ thể các quy định đối với từng chủng loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể liên hệ trước với bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của các trạm kiểm dịch hay hiệp hội an toàn thực phẩm nhập khẩu Nhật Bản và cung cấp các thông tin sau càng chi tiết càng tốt để được tư vấn: nguyên liệu, xuất xứ, công thức chế biến, loại và số lượng các phụ gia sử dụng, phương pháp hay quy trình chế biến và đóng gói bao bì.
Chúng ta đều biết rằng, hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Tuy vậy, muốn có uy tín và ảnh hưởng lớn trên thị trường này thì cũng giống như các sản phẩm khác công việc chính yếu phải làm là quảng cáo và giơi thiệu hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Không giống như thị trường ở các quốc gia khác. Quy định về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản đã nêu rõ là các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu để tham dự hội trợ và không phải để bán thì tuỳ vào số lượng và chủng loại sản phẩm, cơ quan hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu chứng minh là hàng hoá ấy chỉ dùng để trưng bày. Quy định này rất khắt khe, để đảm bảo cho vấn đề an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản, khi các doanh nghiệp có dự tính là sẽ phát miễn phí cho khách tham dự triển lãm thì vẫn phải tuân thủ quy trình nhập khẩu thuỷ sản. Các mặt hàng này vẫn cần phải trải qua các bước kiểm dịch rất cẩn thận trước khi có ý định " phát miễn phí" cho khách tham dự, hàng thuỷ sản vẫn phải áp dụng quy trình nhập khẩu thuỷ sản theo luật vệ sinh thực phẩm.
3.2. Về luật pháp.
Về cơ bản, trong năm nay sẽ không có sự thay đổi về luật lệ nhập khẩu vào Nhật Bản về các loại thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ dưới dạng tươi sống so với Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản ban hành ngày 5/3/1993 và các điều khoản bổ xung 9/1993. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản là Bộ y tế và phúc lợi xã hội ngoài ra còn quy định bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn như HACCP, ISO, AFIQACEN…Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP. Thứ nhất là để mở rộng thị trường, tăng bạn hàng, tăng uy tín. Thứ hai là hoàn thành mục tiêu 2005 có 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP do Bộ thuỷ sản đề ra. Để đạt được điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải biết biến các tổ chức khác ( như KCS trước đây) thành các tổ chức không chỉ để kiểm tra chứng nhận mà có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và nghiệp vụ cũng như thực hiện các dịch vụ về chất lượng và an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chất lượng của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản là theo quy định của hợp đồng thương mại. Như vậy, ngay từ đầu, khi bắt đầu ký hợp đồng thương mại để buôn bán với Nhật Bản phải xác định rõ ràng những tiêu chuẩn chất lượng. Nếu trong hợp đồng có ghi rõ tiêu chuẩn chất lượng áp dụng theo phương thức nào thì khi nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản phải áp dụng đúng các quy định đó, còn nếu không quy định thì cần phải áp dụng một tiêu chuẩn chất lượng hợp lý mà đã được quốc tế công nhận.
Các sản phẩm chế biến từ hàng thuỷ sản phải đảm bảo các yêu cầu giữ được mùi vị và màu sắc. Bao bì của những mặt hàng này phải ghi rõ ràng, cụ thể và nhất thiết phải có thời hạn sử dụng ghi rõ trên bao bì. Nguyên liệu để sản xuất ra mặt hàng đó cũng phải được thông báo một cách rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng …để đảm bảo không có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân khi sử dụng hàng hoá này.
Nghiên cứu các vấn đề trên chúng ta thấy rằng luật lệ về quản lý chất lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản rất khắt khe. Nhưng không chỉ có vậy, trong những quy định nói trên Chính phủ Nhật Bản còn có sự quan tâm nhiều hơn đến trình độ quản lý chất lượng . Ngày càng nhiều khách hàng Nhật Bản ký kết hợp đồng căn cứ trên điều kiện sản xuất của Việt Nam . Trước đây, thường chỉ quan tâm đến giá cả và độ tươi do chỉ mua nguyên liệu là chính. Hiện nay Chính phủ Nhật Bản quan tâm đến những vấn đề trước đây chưa hề quan tâm. Đó là điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh, trình độ công nhân, trình độ quản lý chất lượng, trình độ quản lý sản phẩm kinh doanh, trình độ công nghệ. Quy định về các vấn đề này chính là quy định nguồn nhân lực trong ngành thuỷ sản nghĩa là từ công nhân cho tới cán bộ quản lý cấp cao phải được đào tạo một cách nghiêm chỉnh, cơ bản từ thấp đến cao. Do vậy nếu doanh nghiệp nâng cấp được điều kiện sản xuất và trình độ quản lý thì sẽ thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản một cách dễ dàng hơn.
3.3. Những vấn đề quan tâm khi xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản .
Về nhu cầu người Nhật:
Người dân Nhật Bản cần cù chịu khó đặc biệt trong thời buổi hiện nay cho nên họ rất bận rộn với công việc. Để tiết kiệm thời gian trong việc nội trợ người dân Nhật ưa thích những sản phẩm đã được chế biến sẵn, có chất lượng cao. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chú ý đến vấn đề này để sản xuất chế biến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu này. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải quan tâm đến thói quen của người Nhật. Theo tổ chức thương mại Hải ngoại Nhật Bản (JETRO) cho biết người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng để ý hơn đến việc cầm, xách hàng hoá. Người dân Nhật Bản không hề phân biệt đối xử với hàng hoá nước ngoài và sẵn sàng trả giá cao hơn một chút miến là hàng hoá đó có chất lượng cao. Các bà nội trợ Nhật Bản hầu như ngày nào cũng đi mua săm. Họ có khuynh hướng mua với số lượng nhỏ hơn để phù hợp với nơi cất trữ ở các gia đình Nhật Bản . Cũng cần lưu ý, cách nấu ăn của người Nhật Bản phụ thuộc vào nguyên liệu của từng mùa, và thường họ rất quan tâm đến sự kết hợp giữa màu sắc với cách bày trí.
Dự báo biến động thị trường :
Căng thẳng thương mại thuỷ sản giữa Nhật Bản và thị trường EU đã được dàn xếp tương đối ổn thoả, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đến các doanh nghiệp xuất nguyên liệu tôm nhỏ và vừa đi Nhật Bản để tái chế xuất sang châu Âu. Quan hệ thương mại Nhật Mỹ cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên những biến động lớn nhất sẽ liên quan đến giá mực trên thị trường Nhật Bản . Từ đầu năm 2000 thị trường mực của Nhật Bản bị đình trệ tụt giá, mực nạng Sushimi không tiêu thụ được, giá trị xuất khẩu mật hàng này từ đầu năm nay chỉ bằng 50% so với năm ngoái. Cần chú ý rằng thị trường mực của Nhật Bản quyết định giá mực của Việt Nam, do mực cỡ lớn không đi châu Âu được , giá mực ống ở châu Âu cũng rất rẻ. Mực ống khô năm ngoái bị Nhật Bản đẩy giá lên rất cao, điều đó sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho năm nay.
Đầu tư trực tiếp của các công ty lớn
Đã xuất hiện cu thế các công ty lớn của Nhật Bản đầu tư trực tiếp sản xuất sản phẩm thuỷ sản giá trị gia tăng tại Việt Nam. Dòng đầu tư theo hướng này bắt đầu chuyển từ Thái Lan, Malayxia sang Việt Nam .
Sự tham gia trực tiếp của các công ty nhỏ
Khi đồng Yên có biểu hiện sụt giá , một số côngty nhỏ ở Nhật Bản bắt đầu phải trực tiếp tìm đến các công ty Việt Nam để tránh bớt phí trung gian phải trả cho các công ty lớn, phí này ở Nhật Bản không nhỏ. Đây là một đối tác thích hợp với cho các DN Việt Nam quy mô nhỏ trong quá trình chuyên môn hoá sản phẩm. Nhưng các công ty nhỏ ở Nhật Bản không có khả năng chia sẻ rủi ro nhiều như các công ty lớn. Truyền thống của khách hàng Nhật Bản là chia sẻ rủi ro nhiều như các công ty lớn. Truyền thống của khách hàng Nhật Bản là san sẻ rủi ro , kể cả khi rủi ro do phía Việt Nam gây ra . Tình hình này kàm nảy sinh mâu thuẫn, một mặt họ muốn thoát ra khỏi công ty lớn, song lại vẫn muốn duy trì truyền thống chia sẻ rủi ro với bạn hàng.
4. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
4.1 Nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam
Hiện nay, nước ta đứng thứ 29 về xuất khẩu thuỷ sản , thị trường lớn của chúng ta là thị trường Nhật Bản . Riêng thị trường Nhật Bản đã chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2001 . Như tất cả các phần trên đã trình bày , đây là thị trường rất ổn định , thuận lợi đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam . Vì vậy công việc đầu tiên cần phải làm là vấn đề chất lượng hàng thuỷ sản khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản .Đối với hàng thực phẩm nói chung và thuỷ sản nói riêng thì phải đảm bảo các yêu cầu giữ mùi vị và sắc màu , trên bao bì phải ghi rõ thời hạn sử dụng.
Như vậy nhà nước và các cơ quan quản lý chất lượng cần phải có các biện pháp thích hợp để quản lý chất lượng hàng thuỷ sản trước khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản . Có quản lý chất lượng tốt thi chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam mới được nâng cao , mới đứng vững trên thị trường Nhật Bản - nơi mà có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh mạnh ở các quốc gia khác.
Thực tế đã cho thấy từ năm1994 nghành thuỷ sản đã chuyển cơ chế tự kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng bằng lấy mẫu sang kiểm soát chất lượng theo hệ thống, nghĩa là kiểm soát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng cuả quá trình sản xuất , thông qua việc áp dụng chương trình quản lí chất lượng theo HACCP.
Để thực hiện phương thức kiểm soát theo hệ thống, trong 4 năm qua, từ sau khi có Nghị địn 86 CP ngày 8/12/1995 của chính phủ ,Bộ Thuỷ sản đã phối hợp với bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư 02 T T /LB ngày 24/05/1996 hướng dẫn thực hiện nghị định 86CP . Bộ Thuỷ sản đã soạn thảo và ban hanh Thông tư 03 TT/TCCB-LĐ ngày 19/08/1999 về phân công công việc thực hiện quản lí Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản thuộc 3 cơ quan là Vụ Khoa học công nghệ , Nafiqacen và cục BVNLTS.
Về tiêu chuẩn, Bộ đã xây dựng và ban hành hàng loạt tiêu chuẩn trong quản lí chất lượng và an toan thực phẩm theo HACCP và các tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh , đó là tiêu chuẩn về Cơ sở chế biến thuỷ sản - điều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản ( ĐKCĐBATVSTS), về Tàu cá-ĐKCĐBATVSTS , về Cơ sở sản xuất nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ĐKCĐBATVSTS.
để thống nhất quản lí các hoạt động kiểm tra , kiểm soát ,giám sát các cơ quan quản lí Nhà nước , Bộ đã ban hành các quy chế về Kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng quy chế về Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
Cùng với việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức quản kí chất lượng được ra đời và phát triển . Ngoài cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ thống nhất quản lí nhà nước về mặt chất lượng hàng hoá thuỷ sản trên phạm vi cả nước là Vụ Khoa học công nghệ , năm 1994 .Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản được thành lập .Từ chỗ chỉ có cơ quan văn phòng , một số ít cán bộ và vài chi nhánh vơí trang thiết bị nghèo nàn, đến nay hệ thống tổ chức này đã hoàn chỉnh ,với 5 chi nhánh đạt tại hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Cà Mau và đội ngũ cán bộ bước đầu đáp ứng yêu cầu đề ra.
Qua công tác đăng ký chất lượng,kiểm tra thanh tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản, chúng ta đã đảm bảo được lợi ích cho người nuôi thuỷ sản, ngăn chặn kịp thời các cơ sở sản xuất, kinh doanh kém chất lượng .
Ngoài ra để phục vụ và hỗ trợ cho công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, từ Bộ đến các đơn vị đã tổ chức các lớp đào tạo, cử ra nước ngoài đào tạo cho hàng ngàn lượt cán bộ kỹ thuật ; đã hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở nâng cấp hoặc xây dựng mới đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP .
4.2 Trong tình hình hiện nay ngành thuỷ sản của Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức trước khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản
Về thuận lợi :
Thị trường Nhật Bản là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của nước ta , ở Nhật Bản mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người ở mức cao nhất Thế Giới, khoảng 70 kg thuỷ sản / đầu người / năm. Trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển chỉ khoảng 36 kg / năm , ở các nước đang phát triển khoảng 9,5 kg / năm. Ngoài ra , Nhật Bản lại là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất Thế Giới , chiếm khoảng 30% thị trường Quốc tế .
Như vậy, có thể nói rằng đây thực sự là một thị trường , một cơ hội to lớn đối với ngành thuỷ sản còn nhiều tiềm năng to lớn của Việt Nam. Nếu biết tận dụng tốt lợi thế này thì trong những năm tới ngành thuỷ sản sẽ đóng góp rất lớn và góp phần phát triển kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Hiện nay, chúng ta có nhiều những thuận lợi để đạt được những điều nói trên cụ thể là:
Từ năm 1999, Tổ chức lương thực Thế Giới đã xếp Việt Nam vào vị trí thứ 29 trên Thế Giới và thứ 4 trong các nước ASEAN về xuất khẩu thuỷ sản . Hiện nay , thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới 64 nước trên Thế Giới . Ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng và cạnh tranh mạnh mẽ với Thái Lan , Indonexia và Malayxia tại hầu hết các thị trường truyền thống của những nước này nhờ những ưu thế về sản phẩm sạch ít bị ô nhiễm , giá cả thấp …
Hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã được EU đưa vào danh sách .
Sau nhiều năm nỗ lực cả từ phía doanh nghiệp , các cơ quan quản lý chất lượng và cả các cơ quan nhà nước , sau nhiều lần các cơ quan quản lý chất lượng của EU kiểm tra , một tin vui đến với ngành thuỷ sản Việt Nam , ngày 16/11/1999 Cộng đồng ChâuÂu đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách I các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU .
Cùng theo quyết định này, tổ chức của Việt Nam có thẩm quyền trong việc chứng nhận chất lượng , điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của các DN xuất khẩu thuỷ sản là Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN) . Chính điều này đã khảng định uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam , uy tín về chất lượng của các mặt hàng thuỷ sản và uy tín của NAFIQACEN trên thị trường Nhật Bản và cả trên thị trường Quốc tế .
Như vậy , từ ngày 18/11/1999, Việt Nam được phép xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản từ các doanh nghiệp được phê chuẩn với tư cách là một nước thuộc Danh sách I . Nhờ có quyết định này mà hàng thuỷ sản của Việt Nam có thêm uy tín và bạn hàng trên thị trường Nhật Bản .
Trong việc chế biến xuất khẩu : xuất khẩu : Theo xu hướng hiện nay, nhất là các thị trường lớn đang hướng sang tiêu thụ các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một khắt khe hơn. Các xí nghiệp chế biến hàng thuỷ sản cần phải đổi mới nâng cấp trang thiết bị, công nghệ đáp ứng yêu cầu cao của thị trường , tăng sức cạnh tranh trên thị trường Thế Giới . Vài năm qua , có nhiều doanh nghiệp chế biến đã và đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm . Đến cuối năm 2000 đã có 61 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam được vào danh sách xuất khẩu hàng thuỷ sản vào EU .
Một trong những thuận lợi nữa phải kể đến là các chính sách cũng như các nghị quyết của chính phủ. Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của chính phủ về " một số chủ strương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp" có tầm quan trọng đặc biệt thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông- lâm -ngư nghiệp . Riêng đối với thuỷ sản,thực hiện tốt nghị quyết sẽ tạo điều kiện thuận lợi và có sự hỗ trợ mạnh hơn của nhà nước để có bước chuyển đổi mạnh mẽ, sử dụng tốt và hợp lý nhất tiềm năng hiện đang còn khai thác ít và chưa hợp lý. Một điều thuận lợi và khá đông bộ để thực hiện nghị quyết này, đó là chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999. Trong các nguyên tắc chỉ đạo có chương trình cónêu rõ "hướng mạnh vào phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt" và "tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng thuỷ sản khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu".
Về khó khăn
Trước những thuận lợi nêu trên chúng ta còn một số khó khăn tồn tại mà cần phải sớm khắc phục để đảm bảo cho các yêu cầu của xuất khẩu thuỷ sản.
Trong thời gian tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khó có thể trông đợi sư phát triển nhanh hơn của sản lượng đánh bắt mà chủ yếu phải tập trung tối đa sản lượng hiện có cho hoạt đông xuất khẩu có giá trị cao bằng các biện pháp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu, hạn chế tối đa hư hỏng trong quá trình đánh bắt , vận chuyển chế biến hải sản . Cần tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe về chất lượng của các thị trường như Nhật Bản , EU , Mỹ .
Hiện nay, gần 80% số nhà máy chế biến thuỷ sản đã hoạt động trên 10 năm chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng chế biến sản phẩm xuất khẩu , do đó tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm dưới 15% tổng giá trị xuất khẩu . Hầu hết hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay dưới dạng thô với giá rất thấp . Việc hiện đại hoá và nâng cao năng suất là vấn đề rất cấp bách không chỉ đối với lĩnh vực đánh bắt thuỷ sản mà còn phục vụ cho khu vực nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản của việt nam còn gặp một số khó khăn về đối thủ cạnh tranh. Trong khi Việt Nam mới bắt đầu phát triển lĩnh vực này thì một quốc gia xuất khẩu thuỷ sản hành đầu thế giới là Thái Lan đã xây dựng hoàn chỉnh lĩnh vực nuôi thuỷ sản xuất khẩu công nghiệp từ sản xuất giống - thức ăn - nuổitồng - phòng bệnh- thu hoạch - chế biến -xuất khẩu. Xuất khẩu tôm của Thái Lan dựa chủ yếu vào nguồn nuôi tôm thâm canh . Trong khi đó , thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam từ nuôi trồng chỉ chiếm 63% trong đó hơn 90% là nuôi quảng canh và bán thâm canh có chất lượng không ổn định và năng xuất rất thấp , chỉ bằng 15% so với Thái Lan. Với khả năng hiện nay, các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam khó có khả năng đầu tư nuôi tôm công nghiệp mà phải kết hợp họ lại theo hình thức HTX tự nguyện hay CTy cổ phần nông nghiệp mới đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực đoì hỏi nhiều vốn, trình đọ kỹ thuật và quản lý cao như nuôi tôm xuất khẩu . Những người có vốn và kinh nghiệm kinh doanh Quốc tế cũng sẽ bị hấp dẫn bởi lãi suất cao trong lĩnh vực naỳ.
Bên cạnh đó, giá xuất khẩu hải sản Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu thuỷ sản cùng chủng loại và chất lượng của Thái Lan do nước này là nước xuất khẩu có uy tín trên Thế Giới từ nhiều năm nay và trình độ marketing Quốc tế tốt hơn. Vì vậy, một phần không nhỏ thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu đến Hồng Kông , Thái Lan , Singapo với mức giá rất thấp , sau đó tái xuất đi Mỹ , EU và Nhật Bản .
Một thực tế đang đề ra cho các nhà doanh nghiệp xem xét , đó là tính thiếu đoàn kết trong sản xuất và kinh doanh, làm ăn theo kiểu chụp giật, từ đó ảnh hưởng mạnh đến uy tín của ngành thuỷ sản Việt Nam . Chính vì vậy các ngành ,các cấp có chức năng cần có những biện pháp nghiêm khắc để sử lý những trường hợp cố tình làm ăn chụp giạat kiểu này . Vì lợi ích chung có thể chúng ta phải đóng cưa một vài doanh nghiệp âu cũng là chuyện nên làm.
4.3 Đánh giá những kết quả đạt được từ trước tới nay và phương hướng trong những năm tới.
Năm 2001 , năm đầu của thế kỷ 21, cũng là năm đầu của kỳ kế hoạch 2001-2005, có vai trò quan trọng đối với ngành thuỷ sản trong quá trình thực sự đi vào thời kỳ CNH-HĐH. Sau những thắng lợi giòn giã thực hiện kế hoạch năm 2000 và kết thúc thắng lợi giai đoạn 1996-2000, thời kỳ chuyển tiếp từ một nền kinh tế nghề cá nặng về tự phát khai thác các nguồn lợi tự nhiên sang một nghề cá có đầu tư, giai đoạn 2001-2005 có vai trò như là thời kỳ tích cực đầu tư và phát huy hiệu quả đầu tư trong mọi lĩnh vực hoạt động để phát triển . Ngay từ đầu năm2001 , toàn ngành thuỷ sản đã rầm rộ ra quân, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế , thực hiện đồng bộ các chương trìng mục tiêu, tạo ta bước chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất -xuất khẩu ,nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên các thị trường .
Những số liệu đầu tiên thu được qua 6 tháng hoạt động thật đáng khích lệ. Toàn ngành đã đạt tổng sản lượng 1,106 triệu tấn thuỷ sản , đây là mức tăng cao nhất đạt được trong vòng 10 năm trở lại đây .Đặc biệt thành tích về xuất khẩu thuỷ sản còn nổi bật hơn. Như vây, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua đã tăng lên đang kể.
Về thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản : hiện nay thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam vẫn là thị trường Nhật Bản ( 6 tháng đầu năm 2001 xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm 26,9% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ).
Nhật Bản là nước tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người vào loại cao nhất Thế Giới với khoảng 70%/ năm. Tôm và cá ngừ tươi ( gồm cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp) chiếm tỉ trọng lớn nhất với tỉ lệ tương ứng là 21% và 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản trong những năm gần đây. Ngoài ra , phải kể đến những mặt hàng thuỷ sản khác nhập khẩu vao Nhật Bản với kim ngạch đáng kể như : Cá tươi , mực ống , mực nan, bạch tuộc …Cá đông lạnh là loai thuỷ sản nhập khẩu lớn thứ 3 vao thị trường Nhật Bản .
Cần phát huy những lợi thế sẵn có:
Nước ta có lợi thế về đa dạng sinh học căn cứ để định ra đối tượng, mùa vụ và phương thức nuôi trồng thuỷ sản . Chùng ta cũng có lợi thế từ độ lớn và tính đa dạng các loại hình mặt nước , trong tổng số khoảng 1,7 triệu ha mặt nước , có khoảng 619 ngàn ha mặt nước lợ phân bố dọc theo bỏ biển tứ bắc chí nam( 84.625 ha ở các tỉnh phía bắc; 39.700 ha ở khu vực bắc miền trung, duyên hải nam trung bộ có 33.600 ha , 23.500 ở đông nam bộ , và tây nam bộ - nơi có tiềm năng lớn nhất 437.480 ha) .Các vùng mặt nước ven biển này có ý nghĩa to lớn cho nghề cá , không chỉ ở chỗ là nơi để thông qua nuôi trồng cho sản lượng lớn các đối tượng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu, mà còn có ý nghĩa khác không kém phần quan trọng, đó là hệ sinh thái cửa sông , rừng ngập mặn bảo đảm nhịp tái tạo , đuy trì nguồn lợi biển và ven biển nước ta . Một loại hình mặt nước khác có tiềm năng sử dụng trong những năm tới cho nuôi thuỷ sản - đó là ruộng trũng , ít có hiệu quả trong trồng lúa mà cũng khó có phương án sử dụng khác trong nông nghiệp, với tổng diện tích khoảng 580 ngàn ha phân bố trong cả nước , có thể sử dụng khoảng 300 ngàn ha , không những chỉ nuôi cá phục cho cầu tiêu thụ nội địa , mà còn có thể tính đến , nếu quy hoạch tốt cho nuôi xuất khẩu .
Tận dụng tiềm năng nhân lực dồi dào : Với một nhà máy chế biến thuỷ sản bao giờ cũng cần một số lượng công nhân lớn , có tay nghề , sự cần cù, tỉ mỉ , ngoài một vài công đoạn là có thể dùng máy móc ( tự động hay cơ khí hoá),con lại phần lớn là dùng tay để thao tác thì sản phẩm có chất lượng , mẫu mã tốt hơn , tinh vi hơn . Công việc này rất thích hợp với nữ giới và nó giải quyết được một số lượng lao động lớn góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp hiện nay .
Phương hướng trong những năm tới:
Với giá thu mua hiện nay lợi nhuận cho ngươi khai thác hải sản , nhà nuôi tôm và nghề chế biến xuất khẩu rất nhỏ , trong khi các chi phí đầu vào khác như điện , nước , thông tin …không giảm nên chủ yếu là giữ vững sản xuất , đảm bảo việc làm cho người lao động , lợi nhuận hạn hẹp.
Để chủ động khác phục những tồn tại , cần bổ xung cho vay ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước để xây dựng hệ thống kho lạnh tại những vùng tập chung nguyên liệu và có sản phẩm chế biến xuất khẩu lớn ( như Đồng Bằng SCL ,Thành Phố HCM, Bà rịa- Vũng Tàu…), chủ động nắm bắt và ổn định thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam , giữa vững và duy trì tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tháng còn lại của năm 2001 nhằm đạt và vượt kế hoạch 1,6 tỷ USD. Phát triển nhiều mặt hàng thuỷ sản mới, ổn định thị trường chủ yếu và thị trường truyền thống.
Hiện nay việc khai thác nguồn lợi tự nhiên so với những năm trước đây , vấn đề khai thác bừa bãi có chiều hướng giảm. Song nhìn chung đội tàu đánh bắt ở nước ta chưa được trang bị đúng tầm vóc , đánh bắt xa bờ còn gặp nhiều khó khăn , vì trang thiết bị lạc hậu. Nhất là tàu thuyền của ngư dân, nhiều khi lại xảu ra tình trạng" bắt cá nhỏ , trừ cá lớn", đây cũng là một bài toán khó với ngư dân và chíng quyền địa phương .
Về phía các nhà doanh nghiệp : cần trang bị cho công nhân những kiến thức cần thiết cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm . Đặc biêt là ở khâu mua , vận chuyển , bảo quản. Đây là vấn đề mà lẽ ra chúng ta phải khắc phục được từ lâu. Cứ nhìn con số thất thoát 10% sản lượng, 30% giá trị sản phẩm thì chúng ta không thể đổ thừa cho ai ngoài ý thức thiếu trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp ,mỗi ngư dân trong quá trình đánh bắt và sản xuất thuỷ sản .
Phát triển các mặt hàng truyền thống : Hướng dẫn cho ngư dân cách bảo quản nguyên liệu sau khi đánh bắt . Vì nguyên liệu thuỷ sản là môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển .
Phải thực sự coi trọng triết kí đạo đức trong kinh doanh. Biết biến thù thành bạn , tạo các mối quan hệ đan xen tương hỗ lẫn nhau ở các doanh nghiệp trong nghành để phân bố , thực hiện các quá trình chuyên môn hoá được tốt và sâu hơn nhằm đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên Thế Giới .
5. giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
5.1 Tập trung vào một số mặt hàng chủ lực
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay với cơ sở hạ tầng của ngành thuỷ sản Việt Nam rất khó có thể đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản ở thị trường Nhật Bản. Do đó, để tiết kiệm chi phí và thời gian, chúng ta cần phải tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Hiện nay nhu cầu về hàng thuỷ sản ở thị trường Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Đối với hàng thuỷ sản Việt Nam người dân Nhật Bản từ lâu đã quen với các sản phẩm chủ yếu là: cá ngừ, mực và tôm. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần tập chung vào việc nuôi trồng và nâng cao chất lượng của 3 mặt hàng này.
Đối với cá ngừ :
Đối tượng sản phẩm khai thác đã được khẳng định hiệu quả trong vùng biển xa bờ của ta là cá ngừ , tập chung ở các loài cá ngừ vằn , cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to , cá ngừ vây dài , cá ngừ chù , về cá ngừ ố
Trên thị trường Thế Giới , các sản phẩm từ cá ngừ là một trong các nhóm sản phẩm đứng đầu về khối lượng ngoại thương , về giá trị đứng thứ hai , chỉ sau nhóm đối tượng là tôm. Thị trường tiêu thụ cá ngừ chủ yếu là Nhật Bản ,Mỹ và các nước EU về giá bán các loại cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và vây dài đông lạnh có giá không thấp hơn tôm sú bao nhiêu( một số doanh nghiệp của Việt Nam xuất được cá ngừ vây vàng với giá trungười bình 14-14,5USD/kg).Hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của ta khá cao ( trong quý 1/2001, sản lượng cá ngừ tươi xuất khẩu đạt 4,417 tấn , giá trị 22,8 triệu USD ,tăng 2,3 lần so với quý 1/2000), song với tổng khối lượng xuất khẩu chưa đến 10 nghìn tấn 1 năm như những năm qua , thị phần của ta còn quá nhỏ bé trên thị trường cá ngừ Thế Giới và còn nhiều tiềm năng gia tăng xuất khẩu trong những năm tới .
Đối với mực ống đại dương:
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nhật Bản và các nước EU , khối lượng khá ổn định. Tuy giá trị và giá đều thấp hơn nhiều so với tôm và cá ngừ , nhưng đây cũng là đối tượng thương mại cao trên thị trường Thế Giới . ở Việt Nam ngư dân khai thác chính bằng nghề câu trong cả vùng gần bờ và xa bờ và đatj hiệu quả khá cao( vào mùa câu mực năm 2000, một thuyền câu ở Ninh thuận , Bình thuận có thể đạt giá trị sản phẩm bình quân một triệu đồng trên một đêm câu).
Đối với chế biến, nuôi trồng và xuất khẩu tôm:
Đây là nhóm đối tượng có giá trị thương mại cao nhất trong ngoại thương thuỷ sản Thế Giới . Nhiều loài tôm biển đã được nuôi, trong đó tôm sú là loài có sản lượng nuôi cao nhất trên Thế Giới ( sản lượng 550-750nghìn tấn /năm). Hiện nay, chúng ta cũng đang tập chung vao nuôi tôm sú. Với phong trào chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tac diễn ra từ đầu năm 2001, ta đã có diện tích nuôi tôm sú trên 4 trăm nghìn ha . Sản lượng tôm sú của Việt Nam đã lên tới vị trí thứ 2 trong các nước nuôi tôm sú ,sau Thái Lan. Cùng với tôm sú, gần đây cũng phát triển nuôi tôm rảo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng , đây là đối tượng có sức hấp dẫn và giá đơn vị cũng vào loại cao nhất trong các đối tượng thuỷ sản trên thị trường Quốc Tế. Mặt khác, kĩ thuật nuôi tôm đã tương đối phổ cập trên Thế Giới , đầu tư thuận lợi và chu kì sản xuất rất ngắn ( 3 đến 4 tháng )nên nuôi tôm là nghè được các nước vùng nhiệt đới , đặc biệt là các nước đang phát triển hết sức quan tâm phát triển . ngay trong năm 2001 này , nhiều nước đã đặt ra kế hoạch ra tăng nuôi tôm biển nhu Trung quốc ,Thái Lan, MeHico…Nhiều nước cũng đã chú trọng phát triển nuôi loài tôm Nam Mỹ ( tôm chân trắng) để xuất khẩu chủ yếu vào các nước Bắc Mỹ. Như vậy ,cuộc cạnh tranh để xuất khẩu tôm chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt. Nếu chỉ tập chung vào một đối tượng tôm sú thì nước xuất khẩu sẽ khó tránh khỏi sự đe doạ rất nghiêm trọng. Đồng thời , nếu chỉ tập chung nuôi đơn một đối tượng tôm sú , môi trường sẽ dễ dàng bị thái hoá gây hậu quả lâu dài . Do đó, trong kế hoạch phát triển cần quan tâm đến tính linh động sẵn sàng chuyển đổi đối tượng luân canh hoặc xen canh với các đối tượng khác.
5.2. Chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm.
Không chỉ riêng người dân Nhật Bản mà cả người dân ở các nước khác trên Thế Giới cũng đều quan tâm đến vấn đề vệ sinh thực phẩm . Quy định của Nhật Bản về vấn đề này rất khắt khe nên trước khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý đặc biệt đến hai vấn đề lớn đó là chế biến bảo quản và kiểm soát yếu tố độc hại đối với hàng thuỷ sản . Để làm được tốt hai điều này trong thời gian tới chúng ta cần phải thực hiện một số bước sau:
Trước hết cần tiếp tục xây dựng và bổ xung các tiêu nghành và tiêu chuẩn Việt Nam , tập chung ưu tiên các tiêu chuẩn và quy định cân thiết phục vụ cho việc đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thuỷ sản . Đến hết năm 2000, nghành phải có một hệ thống văn bản tương đối hoàn chỉnh để kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh thuỷ sản, trong đó bao gồm cả việc cấm đánh bắt tại các vung nước mà sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Hai là, củng cố và tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan kiểm tra và kiểm soát hiện có của nghành. Nghiên cứu xây dựng tổ chức mạng lưới quản lí chất lượng của các địa phương trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt , thu gom, vận chuyển và chế biến bảo quản thuỷ sản . Nghiên cứu thành lập Cục Phòng dịch và Vệ sinh an toàn thuỷ sản trình Chính phủ phê duyệt để thống nhất việc quản lí vào một đầu mối .
Ba là, tổ chức đào tạo kiến thức về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người làm công tác quản lí Nhà nước từ trung ương đến địa phương, giám đốc các cơ sở sản xuất các cán bộ kĩ thuật, những người trực tiếp tham gia sản xuất , lưu thông và ngư dân để đảm bảo có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm thuỷ sản từ nuôi trồng đánh bắt đến thu gọn, vận chuyển, bảo quản và chế biến thuỷ sản .
Bốn là,triển khai việc nâng cấp điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để khi kết thúc năm 2000, chỉ có những cơ sở đáp ứng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn an toàn vệ sinh thuỷ sản và xây dựng hệ thống quản lí chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP , được cơ quan có thẩm quyền công nhận mới được phép tiến hành hoạt động chế biến sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm .
Năm là, hoàn thiện và xây dựng hệ thống cảng cá, bến cá và chợ cá bán buôn tập trung , đây là hệ thống cơ sở hạ tầng hàng thể thiếu được cho nghề cá các nước trên Thế Giới ,vì cảng cá và chợ cá là phần cứng tạo điều kiện hình thành các tụ điểm , các thị trường tập trung , trên cơ sở đó thị trường tự kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm , đồng thời là điều kiện để triển khai thực hiện sự kiểm soát của Nhà nước .
Sáu là, trên cơ sở kiểm tra, công nhận và kiểm soát điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh của các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuỷ sản ,Bộ thuỷ sản thực hiện chế độ kiểm tra giảm và miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm cuối cùng trước khi xuất khẩu hoặc bán ra thị trường . Công tác đăng kí chất lượng sẽ được xem xét loại bỏ khỏi hệ thống quản lí chất lượng cỏ nghành.
Cuối cùng, bên cạnh các công tác nêu trên,cân tăng cường phối hợp với các địa phương ,các cơ quan truyền thống đại chúng tuyên truyền rộng rãi trong ngư dân và những người tham gia kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.3. Lựa chọn kênh phân phối thích hợp.
Mục tiêu của chúng ta là xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, tăng nhanh các thị trường tiêu thụ trực tiếp có nhu cầu thuỷ sản lớn. Sử dụng trung gian bán sỉ, bán lẻ ở những thị trường mục tiêu để giảm chi phí lưu thông, tập trung vào nhu cầu của người dân Nhật Bản. Để thực hiện tốt điều này trước tiên chúng ta nên liên kết với một công ty ở Nhật Bản . Một mặt duy trì củng cố các thị trường truyền thống, mặt khác tích cực tìm các giải pháp để xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản lớn.
Thị trường Nhật Bản có cách thức phân phối hàng hoá theo kênh riêng , do vậy cần chú ý tìm hiểu các kênh phân phối ở Nhật Bản . Đến với thị trường Nhật Bản chúng ta cân lựa chọn kĩ đố tác, tìm hiểu cạn kẽ thị trường để thận trọng khi đưa ra mức giá cả hàng hoá( nếu không sẽ khó điều chỉnh lại được ).
Hiện nay Bộ thương mại đang có một trung tâm thương mại Việt Nam đặt tại Osaka, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trưng bày mẫu hàng hoá và dịch vụ của công ty mình tai trung tâm này.
Xuất khẩu thuỷ sản phải chuyển từ khai thác tài nguyên,thương mại là chủ yếu sang kinh tế lao động kĩ thuật , công nghệ sinh học và công nghệ chế biến sâu là chủ yếu.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường , nâng cao chất lượng sản phẩm ,bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm ,tích cực tham gia các hội trợ triển lãm , mở cửa các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tiếp cận với các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu thuỷ sản Việt Nam , là hàng hoá đã chế biến sâu.
Bộ thuỷ sản chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Bộ thương mại và Bộ ngoại giao để làm tốt công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường nhằm giữa vững và ổn định thị trường truyền thống .
Các hội và hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam động viên hướng dẫn và tổ chức các hội viên của mình tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thường xuyên phối hợp với Bộ Thuỷ sản tổ chức tốt thông tin thị trường giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp ,tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại , nghiên cứu thành lập văn phòng đại diện tại những thị trường chính( Nhật Bản ,EU , Mỹ Trung quốc )để làm đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại .
Nâng cao năng lực hoạt động của Hội nuôi trồng Thuỷ sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam , Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam để tập hợp các nhà sản xuất và kinh doanh thuỷ sản , giúp đỡ nhau về công nghệ,vốn kinh doanh thông tin kinh tế thương mại , kinh nghiệm sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của nghành thuỷ sản Việt Nam .
5.4 Chính phủ cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng
Miễn giảm các loại thuế sản xuất và xuất khẩu:
Hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam và trước đây có lợi thế cạnh tranh khá lớn, vì vậy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt tóc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua . Tuy nhiên,ngày nay lợi thế cạnh tranhnày đã giảm đi rất nhiều , vì chi phí tàu thuyền ngày càng cao , giá lao động cũng tăng lên theo thời gian, trong khi máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến lại quá lạc hậu so với trình độ chung của khu vực . Vì vậy để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu , cần có chính sách thuế thoả đáng . Việc nhà nước không đánh thuế xuất khẩu hàng thuỷ sản từ 15/02/1998 để các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về mặt giá cả là hợp lí và đúng thời điểm . Song song đó , theo chúng tôi, đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu , Nhà nước nên hoàn trả 100% thuế nhập khẩu và có chính sách khuyến khính việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu , chẳng hạn thông qua quy định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị…
Việc áp dụng linh hoạt các chính sách thuế có tác động rất tích cực đối với việc tăng cường sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam , khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu .
Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu …
Trước tiên phải xác định vấn đề tài trợ xuất khẩu -Export Tinancing - bao trùm toàn bộ các biện pháp tài chính , tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng thuỷ sản . Thực hiện được phương châm này sẽ tạo ra một trong những yếu tố quyết định thành công của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản theo hướng tăng cả chất lượng .
Trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu phải làm một số việc sau:
Tài trợ trước khi giao hàng: Vốn để đảm bảo đầu vào cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu , như mua nguyên liệu và máy móc thiết bị phụ tùng cần thiết, là rất quan trọng. Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là sản xuất nguyên liệu có tính thời vụ cao và nhiều loại nguyên liệu cần thiết cho chế biến lại phải nhập khẩu…,dẫn đến trong thời điểm mùa vụ lượng vốn lưu chuyển rất lớn , nhiều khi doanh nghiệp không thể đáp ứng mà cần phải có sự trợ giúp của hệ thống tài chính để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
*Tài trợ trong khi giao hàng: Thông thường hàng thuỷ sản đã được chế biến phải lưu kho chờ kí được hợp đồng bán hàng . Muốn thắng lợi trong chào hàng và giành được hợp đồng thì doanh nghiệp phải chào hàng với những điều kiện hấp dẫn về giá cả hay thanh toán( giảm giá hay thoả thuận một thời hạn thanh toan chậm- tín dụng thương mại ) do đó phát sinh nhu cầu tín dụng trong giao hàng và kéo theo là cần có sự vào cuộc của hệ thống ngân hàng tài chính .
*Tín dụng sau giao hàng : Khi nhà xuất khẩu chào bán chịu với thời hạn thanh toán 3 , 6, 9 tháng, 1 năm hay lâu hon nữa cần phải có tín dụng xuất khẩu cho nhà xuất khẩu tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh…
Tài trợ xuất khẩu , ngoài việc cung cấp vốn cho giao dịch xuất khẩu như trên, còn là sự hạn chế các rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất khẩu, và do vậy mà khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu ở mức lãi xuất phải chăng. Trong thực tế , nhiều ngân hàng cần thiết phải có sự bảo đảm chắc chắn về sự trả nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu trước khi đồng ý tài trợ. Do vậy, các ngân hàng nhấn mạnh tới vấn đề đặt cọc . Các hợp đồng bảo hiểm hay bảo lãnh do các cơ quan tín dụng xuất khẩu Nhà nước cấp( ví dụ như EximBank của Mỹ hay COFACE của Pháp) được coi là khoản đặt cọc chắc chắn đẻ các ngân hàng thương mại sẵn sàng cho các nhà xuất khẩu vay tiền với các điều kiện ưu đãi phục vụ tiến hành các hoạt động xuất khẩu …Đây là mô hình chúng ta có thể tham khảo để đảm bảo tính thông suốt và hiệu quả của hoạt động tài trợ xuất khẩu .
Phần kết luận
Công cuộc cải cách, đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng tại Đại hội VI đến nay đã được trên 10 năm. Điều không thể nghi ngờ là, nhờ thực hiện chính sách này mà Việt Nam không chỉ thoát khỏi khủng hoảng mà bộ mặt đất nước thực sự thay đổi, trước hết về kinh tế . Thành công đó đã tạo lập cơ sở cần thiết để Việt Nam có những bước tiến mới trong tương lai. Chính sách đó không chỉ tác động trong nội bộ đất nước mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc giao lưu Quốc Tế và tăng cường hoạt động với bên ngoài . Đó chính là quan hệ Việt Nam -Nhật Bản đã và đang được phát triển mạnh mẽ và toàn diện, mang trong đó nhiều đặc trưng mới. Trong phạm vi của đề tài này tôi muốn nói đến là quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đây là lĩnh vực có điều kiện phát triển nhất một khi tìm được tiếng nói về lợi ích chung từ hai phía. Hiện nay đối với ngành thuỷ sản của Việt Nam Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn nhất : Dự báo cho một số năm tới . Thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn chiếm tỉ trong lớn, 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta . Do vậy , mức độ lệ thuộc vào Nhật Bản vẫn còn rất lớn, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường rất quan trọng, mọi biến động trên thị trường Nhật Bản đều ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Như ở phần trước đã phân tích việc trước nhất phải làm để đứng vững trên thị trường này chính là việc nghiên cứu những định chế của Nhật Bản về xuất khẩu thuỷ sản , từ đó tìm ra nhu cầu phương pháp tối ưu để thâm nhập vào thị trường này. đối với việc nhập khẩu thuỷ sản, Nhật Bản có những quy định và luật pháp riêng, rất khắt khe với mặt hàng này. Do vậy, trước khi muốn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu một cách cẩn thận. Qua phân tích những định chế, qui định của Nhật Bản về nhập khẩu thuỷ sản tôi cho rằng vấn đề mà thị trường này quan tâm nhất chính là tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt đối với hàng thuỷ sản. Nhu cầu của người Nhật đối với hàng thuỷ sản cao nhất Thế Giới nên việc an toàn vệ sinh là rất cần thiết. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã hiểu rõ về những định chế này thì chắc chắn sẽ giành thắng lợi trên thị trường này. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài những vấn đề nêu trên theo tôi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần phải lưu ý một số đặc điểm khác. Để làm ăn với các công ty Nhật Bản, DN Việt Nam cần thiết ghi nhớ hàng loạt yêu cầu căn bản như : sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh tốt; kiểm soát chất lượng; các công ty của Nhật Bản yêu cầu giao hàng đúng thời hạn và cung cấp ổn định; ở Nhật Bản thị trường tiêu thụ với xu hướng nhiều hàng hoá với số lượng nhỏ và chủng loại có vòng đời ngắn… Một khi nắm vững các qui định nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản các DN Việt Nam sẽ xây dựng được phương án xuất khẩu của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất .
Chắc chắn trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thị trường Thế Giới .
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách :
Giáo trình TMQT - PGS.TS : NGUYễN DUY BộT
Giáo trình QTKD TMQT - PGS.TS: TRầN CHí THàNH
Tạp chí:
Công Nghiệp số 10/2000, 10/2001.
Kinh tế Châu á- TBD số 3/2000.
Kinh tế & Dự Báo số 1/2000, 5/2001, 8/2001.
Nghiên cứu kinh tế số 244/ 1998.
Nghiên cứu Nhật Bản số 3/ 2000.
Nghiên cứu Nhật Bản & ĐBA số 1/2000, 3/2000, 1/2001, 3/2001.
Những vấn đề kinh tế Thế Giới số 3/2000, 5/2000.
Thương mại số 9/2000, 15/2000, 16/2000
9/2001, 13/2001, 28/2001, 34/2001.
Thương Nghiệp TTVN số 8+9/1999, 6/2000, 9/2000, 9/2001.
Thuỷ sản số 3/1999, 6/1999
1/2000, 5/2000, 6/2000
2/2001, 4/2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33754.doc