Đề tài Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên đại học

MỞ ĐẦU “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giao cho cá nhân gánh nặng của việc tự theo đuổi việc học tập của chính mình” (I.W.Gardener). Bản chất của giáo dục đại học (GDĐH) chính là học để biết cách tự học hay nói một cách khác chính là rèn luyện tư duy độc lập. Trong thế giới phát triển như vũ bão ngày nay, sống cũng có nghĩa là không ngừng phải học hỏi, học suốt đời. Bởi vì trước hết tri thức là vô tận và ngày càng vô tận. Nếu phải mất 1500 năm đầu Công nguyên khối lượng kiến thức của toàn nhân loại mới nhân lên được gấp đôi thì tốc độ nhân đôi đó ngày nay chỉ là 18 tháng, và khoảng thời gian để đạt được tốc độ đó trong nền kinh tế tri thức lại ngày càng được rút ngắn. Tiếp theo, từ các quan điểm đuổi theo kiến thức, chỉ biết có học kiến thức, nếu nền giáo dục chỉ ra sức nhồi nhét vào đầu sinh viên (SV) bao nhiêu thứ, thì nhiều mấy cũng không thấy đủ. Vả lại, khối lượng kiến thức thì tăng hàng ngày hàng giờ, nhưng thời gian dành cho đào tạo ở hệ đại học hàng thế kỷ nay hầu như không thay đổi. Vậy bằng cách nào để người học có thể nắm bắt được kiến thức của nhân loại mà không bị quá tải hay hụt hẫng? Ở Việt Nam, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định từ Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993). Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự phát triển của nước ta . Do đó, tư tưởng này được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12-1998) và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4-1999). Nội dung cơ bản của phương hướng này là chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh, làm cho người học phải huy động toàn bộ chức năng tâm lý, toàn bộ nhân cách và các điều kiện của bản thân để chủ động phấn đấu đạt được mục tiêu giáo dục cho thầy giáo và nhà trường đặt ra. Thực hiện được phương hướng này, chúng ta sẽ thực sự biến được quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục, chương I điều 4). Hoạt động tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của họ. Phát huy được tính tự giác, năng động, sáng tạo của tập thể học sinh cũng như của từng cá nhân học sinh trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn các biện pháp giáo dục là tiền đề tất yếu để đảm bảo sự thành công của công tác giáo dục nói chung, đào tạo nói riêng. Tuy nhiên, học tích cực không phải là một thủ thuật hay một công cụ. Để chấp nhận khái niệm sư phạm của học tích cực cần có sự thay đổi hành vi của cả thầy và trò. Học không phải là điều được làm cho học sinh mà là điều học sinh tự làm cho mình. Người thầy phải khuyến khích học sinh của mình nhận ra rằng các em phải tự dạy mình với sự giúp đỡ của thầy (chứ không phải ngồi đó và chờ có kiến thức nhờ thẩm thấu). Chúng ta cần nghiên cứu để phát hiện ra những thay đổi hành vi đó và điều quan trọng hơn là chúng ta cần tìm ra được những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi trong quá trình dạy - học. Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành triển khai học chế tín chỉ cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV đại học”. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về tính tích cực (TTC) học tập và kết quả của đề tài sẽ giúp cho người dạy, người học và người quản lý nhận rõ TTC trong hoạt động học của SV (SV) đại học, từ đó có những phương pháp dạy, phương pháp học và quản lý dạy và học có hiệu quả cao.

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa SV khá cao, với R2=0,568. Điều đó có nghĩa là các biến độc lập của môi trường học tập có thể giải thích được 56,8% tỷ lệ khác biệt trong việc thực hành học tập tích cực ở SV. Đây là một giá trị khá cao của một mô hình hồi quy tuyến tính. Trong mô hình này, có 4 biến số có tác động nghịch đối với biến thực hành học tập tích cực là vị trí ngồi trong lớp, số năm học đại học, mức độ phổ biến của phương pháp độc thoại liên tục và kiểm tra thường xuyên kiến thức học tập. Số năm học đại học thể hiện một mức độ tác động rất cao. Nếu một SV học tới 4 năm ở đại học thì có thể kém tích cực hơn các SV học ít hơn tới 20,174 điểm phần trăm. Biến số “Số năm học đại học” là một biến số có tác động trái chiều lên mức độ thực hành học tập tích cực. Điều này có nghĩa là, nếu SV càng học lên một năm thì mức độ học tập tích cực sẽ giảm xuống 20,174 điểm phần trăm. Kết quả này phản ánh nghịch lý đối với tư duy thông thường của chúng ta. Dường như tất cả chúng ta vẫn thường cho rằng càng học lên thì SV càng định hình rõ ràng hơn về phương pháp học tập, có nhiều kinh nghiệm hơn và có khối lượng học tập nặng hơn nên họ học tích cực hơn. Mặt khác, càng về sau, với sự trải nghiệm thì SV cũng suy nghĩ chín chắn hơn đối với việc học do đó sẽ học càng ngày càng tích cực hơn. Tuy nhiên, thực thế phân tích hồi quy đang chứng minh càng SV mới vào học đại học ở các năm đầu thì họ càng tích cực học tập hơn. Vậy, cái gì là nguyên nhân làm giảm hứng thú học tập của SV qua thời gian ở đại học? Có thể các SV mới vào đại học đang mang theo một hi vọng, một khát vọng mới nên họ rất tích cực học tập. Có thể điều này phản ánh một tác động nào đó của môi trường giáo dục ở trường đại học đối với SV. Tuy nhiên, phân tích hồi quy này vẫn buộc ta phải đi tìm nguyên nhân 57 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. tại sao những SV càng học nhiều năm thì càng trở nên kém tích cực như vậy qua các nghiên cứu tiếp theo. Vị trí ngồi trong lớp là một yếu tố có tác động đến tính tích cực học tập của SV (xem Nguyễn Quý Thanh và cộng sự, 2008). Kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính ở nghiên cứu này tiếp tục chứng minh điều này. Vị trí ngồi trong lớp được tôi phân chia ra thành 3 phần, gồm 1/3 đầu lớp, 1/3 giữa lớp và 1/3 thuộc vị trí cuối lớp. Phân tích hồi quy cho thấy SV càng ngồi tiến về vị trí cuối thì mức độ học tập tích cực của SV sẽ giảm đi 6,677 điểm phần trăm. Những SV ngồi đầu lớp thường chịu sự giám sát mạnh hơn từ phía giảng viên cũng như các SV khác trong lớp do đó họ ít có khả năng thực hiện những hành vi học tập phi tích cực như chép bài bạn, làm việc riêng, không chú ý nghe giảng v.v. Ngược lại, chỗ ngồi càng về cuối lớp lại tạo ra một sự an toàn tương đối cho những SV khi họ không chịu sự giám sát của giảng viên và các SV khác trong lớp. Đó là những “ốc đảo lý tưởng” cho những “Robinson crusoe” tiến hành làm việc riêng, nói chuyện hay không chú ý học. Hãy xem hộp 1 dưới đây về trường hợp được quan sát tại một lớp học. Hộp 3.1 – Quan sát trường hợp một lớp học 7h17 phút, nhóm bắt đầu báo cáo. Giảng viên ngồi ở bàn thứ 3 từ trên xuống. Ở dưới một số bạn vẫn nói chuyện. 2 bàn đầu gần với sự quan sát của giảng viên có sự chú ý vào nhóm báo cáo. Ở phía bên trái thuộc dãy bàn trong cùng, bàn cuối một SV nữ đang ngủ, một SV nữ khác đang lấy gương và son môi, các SV khác từ bàn 8 từ trên xuống lại khá chú ý. Ở bên trái gần với cửa ra vào phía sau cùng, các SV ở 4 bàn cuối nói chuyện khá thoải mái. Một SV ở bàn cuối dãy bên phải đang nằm gục xuống bàn. 7h31: Nhóm báo cáo kết thúc. Chỉ có vài ba tiếng vỗ tay vang lên. Giảng viên lên tiếng. Các SV phía sau có vẻ ngừng nói và im lặng hơn. Các SV nhóm dưới vẫn đang bàn về báo cáo môn xã hội học truyền thông. Một SV nam ngồi ở bàn thứ 3 từ trên xuống phía bên dãy trái phát biểu. Các SV nữ ở bàn cuối cả hai dãy vẫn đang nói chuyện và trao đổi chuyện gì đó. Các SV khác có vẻ không nghe ý kiến của bạn. Không khí lớp khá trầm. Một SV nam ở bàn cuối bên dãy phải nghịch điện thoại và nói chuyện. .... 8h42: Ở bàn thứ hai cuối dãy phải, một SV nữ đang đọc tiểu thuyết, một SV khác học tiếng anh, SV nữ kia lại tiếp tục gục xuống bàn, nói chuyện với một bạn nam khác. Ở phía trên vẫn có những tiếng rả rích nói chuyện. Hai SV 58 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. nữ ở bàn hai ba từ dưới lên ở dãy phải nói chuyện. Hai SV nữ ngồi trên đó đang thảo luận về một tờ báo. Trên bàn của các SV, điện thoại bỏ trước mặt. Các SV ở dãy bên trái bỏ trên bàn các chai nước và túi nước uống dở. Nói chuyện ở hai bàn cuối ở 2 dãy vẫn diễn ra. Các SV ở bàn trên có vẻ hướng chú ý vào giảng viên hơn. Một SV nữ ở bàn 3 từ trên xuống đang ăn. Giảng viên đang kể chuyện về một lần giảng dạy ở Điện Biến. Các SV ở dưới đang trao đổi nhau một tờ báo của nhóm nghiệp vụ báo chí và trao đổi về nội dung tờ báo đó. Chuông reo hết giờ thứ hai. 8h51: Các SV ở bàn thứ 5 bên dãy trái trao đổi nhau. Một SV ở bàn thứ 6 rút điện thoại ra nhắn tin. Lớp học rất trầm. Các SV im lặng, ngơ ngác, bâng quơ nghe giảng. Một số SV nằm xoài ra bàn. Một số khác làm việc riêng. Các bạn SV mới ở bên ngoài vào ngồi ở phía dưới, nói chuyện. Một bạn đang xem tranh. Một số nói chuyện. Một số khác nhìn nganh ngửa. Ở trên cũng vậy. Chuông reo vào giờ thứ 3. 9h00: Giảng viên đã giảng khá lâu. SV ở phía dưới vẫn rì rào nói chuyện. Ngày càng nói chuyện ồn hơn. Một SV nữ ở bàn cuối quay cả lại nói chuyện với bạn ở bàn cuối. Hai nữ SV này nói chuyện rất say sưa. Từ trên xuống dưới, SV nói chuyện nhiều hơn, mọi người quay nganh quay ngửa nhiều hơn. Nhưng bàn đầu vẫn có một sự chú ý hơn, ít làm việc riêng hơn. Ở dưới nghe tiếng nói chuyện át cả tiếng giảng. (Quan sát trường hợp, một giờ học chuyên ngành, trường ĐHKHXH&NV) Nguồn: Nguyễn Quý Thanh, Trần Thị Minh Giang, Nguyễn Trung Kiên, Nhận thức, thái độ và thực hành của SV với phương pháp học tập tích cực, Đề tài QCL 0107, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Mức độ phổ biến của hai phương pháp giảng dạy việc giáo viên độc thoại liên tục làm cho SV giảm hứng thú học tập đi 4,206 điểm phần trăm. Việc độc thoại của giảng viên chỉ là hình ảnh của một “dòng sông” thông tin. Dòng thông tin chỉ chảy xuôi chứ không chảy ngược lại, điều đó đồng nghĩa với việc các SV không thể có sự phản biện đối với việc giáo viên và các kiến thức mà họ truyền tải. Thiếu đi sự phản biện, SV chỉ trở thành một cái “thùng” bị động, nhàm chán và mệt mỏi vì giáo viên “đổ tri thức” cho họ. Một phương pháp giảng dạy đọc chép là phương pháp giảng dạy truyền thống. Vì cũng là một phương pháp truyền thông tin một chiều. Tuy vậy, đáng ngạc nhiên là sự phổ biến của phương pháp này lại khiến SV tích cực lên 4,806 điểm phần trăm trong học tập. Tại sao lại như vậy? Theo tôi, các giáo viên đọc chép thường yêu cầu rất cao đối với việc học đầy đủ các kiến thức mà họ “đọc”, và đây là 59 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. cơ sở gần như duy nhất mà các SV phải có để “hoàn thành được” bài kiểm tra. Ngoài ra, đọc chép là phương pháp có thể khiến SV ghi chép một cách đầy đủ và hệ thống bài học. Đồng thời dễ nhớ hơn vì theo quy luật tâm lý thì trí óc dễ ghi nhớ thông tin khi mà cá nhân thực hiện “ghi chép” bằng nhiều giác quan và hành động hơn: vừa nghe, vừa ghi, vừa nhìn giảng viên. Vì vậy, các SV phải tự cố gắng ghi chép một cách đầy đủ và học một cách đầy đủ kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Có thể vì lẽ này mà trên một khía cạnh nào đó thúc đẩy SV học tập tích cực lên. Bên cạnh đó, một kết quả khác đáng chú ý là sự phổ biến của phương pháp kiểm tra thường xuyên kiến thức của SV lại có tác động tỉ lệ nghịch tới thực hành học tập tích cực. Nó làm cho việc thực hành học tập tích cực của SV giảm đi 2,140 điểm phần trăm. Chúng ta thường cho rằng việc kiểm tra lại kiến thức là một cách khiến SV luôn phải học bài ở nhà và tìm tòi thêm kiến thức. Tuy nhiên, có thể việc kiểm tra lại kiến thức có thể thường thực hiện một cách hình thức, các kiến thức kiểm tra lại chỉ là các kiến thức đơn giản, chỉ học thuộc lòng, vì vậy nó không kích thích SV tìm tòi thêm, sáng tạo thêm mà còn khiến SV nhàm chán và học một cách đối phó. Một mối quan hệ không có nhiều khác biệt với tư duy thông thường là mức độ phổ biến phương pháp giảng viên cung cấp nhiều tài liệu cho SV tỏ ra khích lệ SV học tập tích cực tăng lên 1,78 điểm phần trăm. Việc cung cấp tài liệu nhiều cho SV có thể là giúp SV hiểu biết thêm nhiều tài liệu và giúp họ có điều kiện để học tập tích cực. Bên ngoài việc học ở đại học, đi làm thêm là hoạt động mà SV có thể tham gia vào một môi trường mới ngoài môi trường quen thuộc của họ ở đại học. Môi trường làm việc đặt ra những yêu cầu khác đối với môi trường học tập. Nếu đại học yêu cầu SV học các kiến thức thì môi trường làm việc buộc SV phải tích cực vận dụng kiến thức để làm việc. Chính vì vậy việc đi làm thêm có thể khiến SV học tập một cách tích cực hơn đến 6,279 điểm phần trăm. Điều này có thể chứng minh một lần nữa quan điểm của Becker khi ông nói đến mối liên hệ giữa thành tích giáo dục và việc kiếm tiền. Có thể phát biểu là các SV vì đi làm thêm nên nhận thức được việc phải học tập tốt để đáp ứng nhu cầu công việc. 60 MÔ HÌNH 3 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trên đây chúng ta đã phân tích riêng rẽ các nhân tố tác động tới việc thực hành học tập tích cực của SV và đã cho những kết quả dự đoán khả quan về thực hành học tập tích cực của SV. Tuy nhiên, trong thực tế thì không thể có sự tách biệt. Bởi vì các yếu tố cá nhân của SV luôn tương tác với các nhân tố môi trường khi họ thực hiện bất cứ hoạt động nào. Vì vậy, khi tách rời các biến số cá nhân và môi trường có thể dẫn tới phiến diện và quy kết các nhân tố theo kiểu duy ý chí. Để khắc phục điều này, tôi xây dựng mô hình 3 với sự kết hợp của các nhân tố thuộc cả cá nhân và môi trường. Tuy nhiên, chỉ có các nhân tố đã có ý nghĩa ở hai mô hình trước mới được sử dụng trong mô hình này. Do đó, ở mô hình hồi quy này, tôi đưa vào các biến số thuộc môi trường là: việc đi làm thêm; vị trí ngồi trong lớp, số năm học đại học, chất lượng phòng học, số môn giáo viên đọc chép, độc thoại liên tục, cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu, thường xuyên kiểm tra kiến thức. Các biến số thuộc cá nhân là: tính cách, tiếp tục chọn ngành học nếu thi lại đại học, điểm trung bình học kỳ gần nhất, mục đích học đại học để có bằng đại học, có kiến thức sâu rộng và có thu nhập cao trong tương lai. Mô hình hồi quy tuyến tính được chạy bằng phương pháp mặc định (enter). Có thể xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội của mô hình 3 như sau: Thực hành học tập tích cực = α + β1 Tính cách (biến dummy2) + β2 Điểm trung bình của học kỳ gần nhất + β3 Mục đích học để có kiến thức sâu rộng (biến dummy) + β4 Mục đích học để có bằng đại học (biến dummy) + β5 Mục đích học để có thu nhập cao trong tương lai (biến dummy) + β6 Tiếp tục lựa chọn ngành học (biến dummy) + β7 Đi làm thêm (biến dummy) + β8 Vị trí ngồi trong lớp + β9 Số năm học đại học (biến dummy) + β10 Chất lượng phòng học + β11Số môn giáo viên đọc chép + β12 Số môn giáo viên độc thoại liên tục + β13Số môn giáo viên cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu + β14 Số môn giáo viên thường kiểm tra kiến thức 2 Biến dummy là biến giả, được tạo ra với hai giá trị 1 và 0 61 Kết quả phân tích Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, R2 của mô hình bằng 0,360, có nghĩa là mô hình có khả năng giải thích được sự khác biệt trong việc thực hành học tập tích cực của SV đạt mức 36,0 %. Các biến số có ý nghĩa thống kê Trong 14 biến số của mô hình có 8 biến số có ý nghĩa thống kê. Vị trí ngồi trong lớp Vị trí ngồi càng ở cuối trong một lớp học tiếp tục là một yếu tố có tác động tỷ lệ thuận đối với với việc thực hành học tập tích cực. Tuy nhiên, khác với ở mô hình 2, mức độ tác động của vị trí ngồi trong lớp đã suy giảm. Nó chỉ ảnh hưởng làm cho thực hành tích cực giảm đi 2,557 điểm phần trăm, đứng thứ hai trong các yếu tố có tác động tiêu cực tới thực hành học tập tích cực ở mô hình 3. Điều này có thể lí giải khi khi ta thêm các biến số cá nhân. Cụ thể, nếu một SV có tính cách mạnh dạn thì rõ ràng, việc ngồi ở cuối hay ngồi ở đầu cũng không phải là quan trọng đối với việc họ có tham gia học tập một cách tích cực hay không: “Ngồi ở đầu giúp cho SV tích cực hơn thật. Vì ngồi ở cuối nhiều bạn có thể nói việc riêng. Nhưng thật ra đối với một số người ham phát biểu thì họ cũng không khác gì khi ngồi đầu hay ngồi cuối…” (PVS 2, nữ, 20 tuổi, Đại học Ngoại Ngữ). Hoặc nếu một SV có mục đích học tập là đạt kiến thức sâu rộng hoặc có quyết tâm lựa chọn và theo đuổi ngành học của mình thì họ sẽ cố gắng để đạt được kiến thức, dù họ có bị đẩy xuống bàn cuối. Số năm học đại học Số năm học đại học càng nhiều cũng có sự suy giảm trong việc tác động tiêu cực tới SV trong thực hành học tập tích cực. Từ 20 điểm phần trăm, việc học thêm một năm ở đại học chỉ làm giảm đi tích cực học tập của SV 2,142 điểm phần trăm. Việc quy kết tất cả các SV càng về năm cuối càng “lười” có vẻ như là một cách “vơ đũa cả nắm”. Bởi vì, thực tế, có một số SV tự ý thức được việc học và họ luôn cố gắng để đạt được kiến thức, dù là học ở năm bao nhiêu ở đại học. “Với em thì kiến thức năm nào cũng quan trọng. Vì vậy học năm nào cũng phải cố gắng” (PVS 3, 62 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. nam, 21 tuổi, Đại học Luật). Điều này có thể xuất phát từ tính cách và mục đích học tập của SV. Mức độ phổ biến của phương pháp giảng viên: cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu Như vậy, tác động tích cực của phương pháp đọc chép và thường xuyên kiểm tra kiến thức và tác động tiêu cực của việc giáo viên độc thoại liên tục đã không còn ý nghĩa. Chỉ duy nhất số môn mà giáo viên thực hiện cung cấp tài liệu mới là biến số tác động có ý nghĩa thống kê. Điều này khẳng định việc cung cấp tài liệu càng nhiều ở các môn học khác nhau là một liệu pháp kích thích SV phải đọc, phải nghiên cứu các tài liệu đó. Với cách làm đó, SV khó có thể đối phó, họ chỉ có cách đọc thêm, học thêm và qua đó tích cực lên. Tuy vậy, mức độ tác động của biến số này cũng không cao, nó chỉ làm tăng thực hành học tập tích cực 0,945 điểm phần trăm. Các biến số cá nhân hầu như vẫn giữ được ý nghĩa thống kê của khả năng giải thích đối với sự thay đổi ở biến phụ thuộc. Tính cách vẫn có tác động tích cực tới việc thực hành học tập tích cực. Nếu cứ mạnh dạn thì SV có thể học tập tích cực hơn khoảng 5,643 điểm phần trăm. “Sự mạnh dạn của em đôi khi cũng có ích. Vì em giơ tay phát biểu nhiều lần nên thầy cô cũng quý mình. Mà nhờ vậy em cũng nổi bật hơn các bạn khác trong lớp” (PVS 3, nam, 21 tuổi, Đại học Luật). Mục đích học để có bằng đại học chứng tỏ tác động của nó khi nó vẫn có thể làm cho thực hành học tập tích cực giảm đi 3,641 điểm phần trăm. Rõ ràng, với mục đích học tập là hình thức thì dù giáo viên có dạy hay đến mấy, môi trường học tập có tốt đến mấy cũng không thể giúp họ học tích cực được. Không có động cơ tích cực thì khó có hành động tích cực. Ngược lại với mục đích đó, mục đích để có kiến thức sâu rộng đã làm tăng lên 4,991 điểm phần trăm ở việc thực hành học tập tích cực của SV. Như vậy, cặp mục đích học tập để có bằng đại học và có kiến thức sâu rộng là hai mục đích trái ngược, quan trọng đối với việc học tập của SV ở đại học. 63 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Thực hành học tập tích cực tiếp tục phụ thuộc vào việc đạt điểm trung bình học tập cao. Có điểm trung bình học tập ở kỳ gần nhất cao hơn một điểm sẽ làm SV tăng tính tích cực lên 5,376 điểm phần trăm. Nhiều người cho rằng, chính điểm trung bình học tập ở kỳ gần nhất là biến phụ thuộc của việc thực hành học tập tích cực. Song, cần nhớ rằng tôi xem xét điểm học tập ở học kỳ gần nhất, tức là khi được hỏi thì SV đã bước vào kỳ sau đó. Như vậy, xét về tính thời gian thì chính là có kết quả học tập học kỳ gần nhất trước rồi mới có thực hành học tập tích cực ở hiện tại. Các biến số không có ý nghĩa thống kê Một trong những điều dễ nhận thấy của mô hình 3 chính là có những biến số có ý nghĩa trong mô hình 1 và 2 lại không có ý nghĩa ở mô hình này. Đó là: việc đi làm thêm; chất lượng phòng học; số môn giáo viên đọc chép; số môn giáo viên độc thoại liên tục; số môn giáo viên thường xuyên kiểm tra kiến thức và mục đích đạt thu nhập cao trong tương lai. Nguyên do của việc các nhân tố này có thể xuất phát từ sự tương tác giữa các biến số này với các biến số môi trường và biến số cá nhân. Ở những mô hình trước, khi đặt riêng rẽ các biến số môi trường hoặc cá nhân với nhau thì sự tác động của các biến số đó không chịu sự tương tác với các biến số cá nhân hoặc môi trường. Tuy nhiên, khi đặt cạnh nhau thì các biến số độc lập này sẽ phải trải qua một sự tương tác với nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau. Mô hình hồi quy tuyến tính bội giúp ta xác định được đâu là tác động thực đến biến số phụ thuộc. Qua 3 mô hình hồi quy tuyến tính ở chương trước, chúng ta có thể rút ra mấy tiểu kết như sau: Thứ nhất, mô hình 1 là mô hình dự đoán về các nhân tố tác động thuộc cá nhân. Kết quả phân tích của nó cho thấy, một số biến thuộc nhóm các nhân tố thuộc về cá nhân như Giới; Tuổi; Điểm thi đầu vào đại học và Mức chi tiêu của bản thân trung bình mỗi tháng và các mục đích học đại học như để đáp ứng sự mong đợi của cha mẹ, để mọi người khâm phục và khen ngợi, để có địa vị xã hội trong tương lai và để thu nhập cao trong tương lai, chưa có tác động tới hành vi học tập tích cực của SV. Các yếu tố cá nhân thực sự có tác động tới việc thực hành học tập tích cực chính là: 64 Mục đích học đại học Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Học để có bằng đại học và có kiến thức sâu rộng là cặp mục đích đối lập nổi bật trong các nhân tố cá nhân tác động tới việc thực hành học tập tích cực. Như vậy, việc tạo cho cá nhân SV một mục đích học tập hình thức hay thực chất là rất quan trọng. Trường đại học phải là nơi tạo cho SV mục đích học tích cực và thực chất như có kiến thức sâu rộng thì mới có thể thúc đẩy người học tích cực lên được. Tiếp tục lựa chọn ngành học Việc cá nhân mong muốn tiếp tục lựa chọn ngành mình đang theo học cũng là một biến số tác động tích cực đến mức độ thực hành tích cực học tập của SV. Vì vậy, việc tạo cho SV một sự gắn bó với ngành học của họ là điều rất quan trọng. Tính cách Tính cách luôn đóng vai trò quan trọng đối với thực hành học tập tích cực. SV có tính cách mạnh dạn thì sẽ học tập một cách tích cực hơn. Do đó, việc tạo cho SV một tính cách mạnh dạn là điều tối quan trọng đối với các chương trình giáo dục. Điểm trung bình học tập của học kỳ gần nhất Điểm trung bình học tập của học kỳ gần nhất là một biến số tác động khá mạnh tới việc thực hành học tập tích cực lên SV. Điều đó cho thấy, điểm số vẫn luôn là “món ăn” quan trọng và hấp dẫn đối với việc học tập của SV. Thứ hai, mô hình 2 đưa ra dự đoán dựa trên các biến số thuộc môi trường. Kết quả phân tích cho thấy, các biến số không có ý nghĩa thống kê trong việc dự đoán thực hành tích cực của SV gồm: Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập (trừ chất lượng phòng học); Ảnh hưởng từ phía gia đình (Phương pháp giáo dục của cha mẹ; nghề nghiệp của bố/mẹ hay người trong gia đình); Độ khó của môn học; Nơi cư trú trước khi vào học đại học; Ngành học ở trường Đại học; Trường Đại học; Hệ đào tạo chuẩn hay chất lượng cao. Các nhân tố có ảnh hưởng tới thực hành học tập tích cực gồm: Vị trí ngồi trong lớp Vị trí ngồi càng cuối lớp có tác động tiêu cực tới việc học tập của SV. Cho nên, cấu trúc lớp học xây dựng theo hình chữ nhật có những hạn chế của nó, dẫn tới 65 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. việc khó có sự tham gia được một cách đầy đủ của SV toàn lớp. Việc tổ chức các lớp hình tròn, bán nguyệt giúp cho SV có thể tiếp nhận thông tin một cách đồng đều nhau hơn. Đi làm thêm Đi làm thêm có tác động tích cực lên việc học tập của SV qua việc tiếp thu các giá trị, chuẩn mực của môi trường làm việc. Số năm học đại học Càng học nhiều ở năm học cuối thì SV càng biểu hiện lười hơn, kém tích cực hơn trong việc học tập. Chất lượng phòng học Chất lượng phòng học đáp ứng hơn thì có thể giúp SV học tập một cách tích cực hơn. Phương pháp giảng dạy của giảng viên Mức độ phổ biến của các phương pháp giảng dạy của giảng viên như đọc chép, cung cấp nhiều tài liệu nghiên cứu tác động tích cực đến việc học tập của SV trong khi mức độ phổ biến của các phương pháp khác như độc thoại liên tục hay thường kiểm tra kiến thức lại tác động tiêu cực đến thực hành học tập tích cực. Thứ ba, mô hình 1 và mô hình 2 là hai mô hình dự đoán được thiết lập tương ứng với các biến số thuộc cá nhân SV và các biến số thuộc môi trường mà SV sống và học tập. Kết quả phân tích hai mô hình cho thấy, mô hình 2 bao gồm các biến số thuộc môi trường có khả năng dự đoán về thực hành học tập tích cực của SV cao hơn so với mô hình 1. Mô hình 2 có thể giúp chúng ta giải thích được tỷ lệ khác biệt trong thực hành học tập tích cực của SV là 56,8%, trong khi mô hình 1 chỉ giải thích được khoảng 33,9%. Như vậy, có thể nói, để dự đoán về việc thực hành học tập của SV thì mô hình hồi quy tuyến tính gồm các yếu tố môi trường có thể giúp ta tốt hơn là các yếu tố cá nhân. Có thể, mô hình hồi quy tuyến tính không đo lường được các tác động tiềm ẩn mà các yếu tố cá nhân đối với việc thực hành tích cực học tập của chính ngay chủ thể hành động của nó. Người ta nói “Cọc đèn tối chân”, có thể hiểu là chính các cá nhân SV cũng khó có thể nói rõ hoặc không chú ý để nói rõ được tác động của các yếu tố nội tâm đối với hành động của bản thân mình. Có thể, chúng ta 66 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. cần sử dụng thêm các nghiên cứu và phương pháp định tính xác định các vấn đề cá nhân một cách tốt hơn. Mô hình 3 là mô hình dự đoán được xây dựng một cách hỗn hợp từ nhiều biến số độc lập thuộc cá nhân và môi trường. Kết quả phân tích của mô hình này cho thấy, một số biến số có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình trước đã không còn ý nghĩa thống kê như việc đi làm thêm; chất lượng phòng học; số môn giáo viên đọc chép; số môn giáo viên độc thoại liên tục; số môn giáo viên thường xuyên kiểm tra kiến thức và mục đích đạt thu nhập cao trong tương lai. Điều này cho thấy sự tương tác giữa hệ thống biến số cá nhân và môi trường làm cho các biến số không có hoặc có ít tác động bị lộ diện. Mô hình 3 cũng có khả năng dự đoán cao với khả năng giải thích biến phụ thuộc đạt 36,8%. Các biến số có khả năng dự đoán cao vẫn còn giữ ý nghĩa thống kê: Cá nhân Tính cách (mạnh dạn)  Môi trường Vị trí ngồi trong lớp Điểm trung bình học kỳ gần nhất Học để có kiến thức sâu rộng (có=1) Học để có bằng đại học (có=1) Tiếp tục chọn ngành học (có=1) Thực hành học tập tích cực 67 Số năm học đại học Số môn giáo viên cung cấp tài liệu Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bảng 3.1: Các mô hình hồi quy tuyến tính dự đoán thực hành học tập tích cực Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 NHÓM NHÂN TỐ THUỘC CÁ NHÂN Tính cách (mạnh dạn) Điểm trung bình học kỳ gần nhất Học để có kiến thức sâu rộng (có=1) Học để có bằng đại học (có=1) Học để có thu nhập cao trong tương lai (có=1) Tiếp tục chọn ngành học (có=1) Tuổi NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG Đi làm thêm (có=1) Vị trí ngồi trong lớp Số năm học đại học Chất lượng phòng học Số môn giáo viên đọc chép Số môn giáo viên độc thoại Số môn giáo viên cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu Số môn giáo viên thường kiểm tra kiến thức HẰNG SỐ Hệ số R bình phương Mẫu nghiên cứu  6,110*** 7,082*** 6,372*** -4,451** 3,999** 6,281** -0,992 [0,064] 65,451*** 0,339 480  6,279* -6,677*** -20,174*** 3,062** 4,806* -4,206* 1,780** -2,140** 81,324*** 0,568 480  5,643*** 5,376*** 4,991*** -3,641** 2,707 [0,084] 4,278** -0,262 [0,84] -2,557** -2,142** 0,766 [0,144] 0,993 [0,308] -0,249 [0,734] 0,945** 0,368 [0,328] 56,634*** 0,357 480 Chú thích: *p<0,05  68 **p< 0,01 ***p< 0,001 1. KẾT LUẬN Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chữ học tập bắt nguồn từ gốc chữ la-tinh “studere” có nghĩa là nỗ lực. Học tập không thể làm một cách nửa vời, cũng không thể làm qua loa cho xong chuyện. Hiện nay, vẫn còn nhiều người có quan niệm sai như vậy. Nhưng học tập cũng không phải là một việc đáng sợ đến mức không thể làm được mà người ta buộc phải nhận lấy. Nếu ai nỗ lực cố gắng, người đó sẽ được bù đắp với kết quả xứng đáng. Các Mác đã viết trong lời nói đầu của tác phẩm “Tư bản” tập I như sau: “ Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang cả. Chỉ người nào không sợ gian khổ dám mạnh bước trên con đường nhỏ hẹp đầy sỏi đá đó mới mong vươn tới những đỉnh cao chói lọi của khoa học mà thôi”. Khi tham gia vào quá trình học tập, SV nào cũng có những mục đích nhất định. Những SV càng tích cực thì càng có mục đích rõ ràng và có ý chí nỗ lực hết sức mình để đạt được mục đích đó thông qua những hành vi tích cực: đi nghe giảng đầy đủ, chăm tìm đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến nội dung học, chú ý tham gia thảo luận nhóm và phát biểu xây dựng bài…Nếu SV thực hiện công việc kể trên một cách đều đặn, thường xuyên, trở thành sự ham thích tự nhiên thì chính những nhân tố đó biến thành chất lượng mới của thái độ, tư tưởng đúng đắn. Nó quyết định cho việc đạt mục đích học tập mà SV mong muốn. Tuy nhiên, tính tích cực học tập của SV không chỉ phụ thuộc vào tư chất và sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân SV mà còn bị ảnh hưởng, chi phối bởi môi trường xã hội như: điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập, phương pháp giảng dạy của giảng viện, cách giáo dục của gia đình… 2. KIẾN NGHỊ - Đối với nhà quản lý + Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng sư phạm tích cực. Hiện nay, ĐHQGHN đang triển khai đào tạo theo tín chỉ. Đây là một chủ chương đúng đắn, tuy nhiên, tiến độ còn chậm và chưa thực sự đồng bộ giữa các đơn vị trực thuộc. Phương pháp giảng dạy và kiểm tra 69 - Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. đánh giá cần phải được đổi mới hơn nữa để phù hợp với phương thức đào tạo theo hình thức tín chỉ + Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm tốt + Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường. Đối với giáo viên + Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy Giáo viên thường có xu hướng dạy học theo cách mà họ thích, mặc dù cách này có thể không phù hợp với một số SV. Tuy nhiên, SV có những cách học khác nhau và chỉ có các hoạt động đa dạng mới đảm bảo là giáo viên phát huy được sở trường và sở thích của từng SV ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi định hướng sẽ phát triển khả năng sáng tạo của SV, làm việc theo nhóm giúp các em phát triển kỹ năng thảo luận, thuyết phục và làm việc với người khác, cung cấp cho các SV nhiều tài liệu tự nghiên cứu sẽ làm các em phát triển kỹ năng tự học. + Xác định mục tiêu môn học và giúp SV nghĩ về các mục đích học tập của bản thân họ Việc giúp SV hiểu rõ tầm quan trọng, cấu trúc môn học và cách thức để SV đạt kết quả tốt là việc đơn giản. Chẳng hạn, trong thời gian đầu cung cấp thông tin cho SV và phác thảo tại sao kiến thức cơ bản cần thiết đối với việc áp dụng đặc trưng trong các môn học khác, trong nghề nghiệp tương lai hoặc trong cuộc sống hàng ngày. Trong buổi học đầu tiên, giáo viên nên đưa ra phác thảo các mục tiêu của môn học trong chương trình giảng dạy và thảo luận về các mục tiêu đó. Từ đó, SV có thể nghĩ ra mục đích của họ đối với môn học. + Quán triệt tính vừa sức của SV. 70 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Thực tiễn dạy học chứng tỏ rằng hoạt động giảng dạy và học tập vừa sức với học sinh, SV sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ năng lực và phẩm chất trí tuệ nói riêng, phát triển toàn bộ nhân cách nói chung của học sinh: học sinh sẽ hứng thú học tập hơn nếu có thái độ học tập đúng đắn hơn, có niềm tin vào năng lực của bản thân v.v…Ngược lại, nếu giảng dạy và học tập ở mức độ dễ quá hay khó quá, nội dung nghèo nàn, lạc hậu đều mang lại hậu quả kìm hãm sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. + Dạy cho SV kỹ năng tự học Để có được hiệu quả lâu dài đối với tri thức của SV, GV phải giúp SV hiểu và kết hợp các nguyên tắc học tập độc lập với việc học tại trường. Theo thuật ngữ hiện nay, hình thức giáo dục này được gọi là “học tự điều chỉnh” (self-regulated learning) mà theo Paul Pintrich thì “bao gồm các hoạt động tích cực, tự định hướng và tự chủ, các động lực học tập và nhận thức về các bài tập trên lớp của từng SV.” Việc giảng dạy cần nhắm vào việc giúp đỡ SV có ý thức với hành vi, động cơ học tập và nhận thức của chính mình bằng cách phản ánh những vấn đề về học tập. Giáo viên có thể làm việc này bằng cách sử dụng các phương pháp giảng dạy giúp SV nghĩ cách để có thể tiếp cận với việc học thuật, làm thế nào học tốt và duy trì động lực học tập. Thông thường mà nói, phương pháp giảng dạy tăng cường việc tự học là giới thiệu hoặc tăng cường những thói quen cần thiết. Những thói quen này tạo cơ sở cho các thành tích mang tính sáng tạo và có ý nghĩa trong học tập. + Thường xuyên cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích Giáo viên cũng nên công nhận các nỗ lực của SV trong các hoạt động ngoại khóa bằng các thông tin phản hồi đủ để họ cảm thấy những nỗ lực đó là xứng đáng và giúp họ tiến gần đến mục đích hơn. Giáo viên phản hồi về các bài tập về nhà và các kỳ thi càng sớm thì sẽ càng giúp SV suy nghĩ nhiều không những về kiến thức mà còn là các phương pháp học của họ. Tuy điểm số là yếu tố tạo động lực cho SV học tập nhưng các góp ý trong quá trình học tập sẽ giúp SV nhiều hơn trong việc trau dồi kỹ năng của họ. Điều này có 71 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. nghĩa là khi GV chỉ ra những điểm sai của SV thì cũng cần chỉ ra cách cụ thể để giúp SV cải thiện kết quả học tập sau này. + Yêu cầu SV cho ý kiến phản hồi về môn học, đặc biệt là vào những tuần giữa học kỳ. Việc này là biểu hiện sự quan tâm của giáo viên đối với việc học tập của SV. Đây cũng là cách kích thích sự nhiệt tình ở SV vì họ sẽ cảm thấy họ có ảnh hưởng lớn đến môn học theo hướng giúp họ đạt được mục tiêu mà họ mong muốn. - Đối với sinh viên + SV cần tự rèn luyện 4 kỹ năng học tập cơ bản sau: a) Kỹ năng định hướng học tập: Cụ thể SV phải biết xây dựng đúng và nhanh các mục đích học tập dài và ngắn hạn. Đồng chí Tạ Quang Bửu đã nói: “Để tự học có kết quả, điều quan trọng là phải có thái độ và động cơ học tập đúng đắn, tức là mục đích học tập phải được rõ ràng. Khi có động cơ, mục đích học tập mạnh mẽ sẽ thú đẩy chúng ta vượt mọi khó khăn, huy động hết mọi năng lực để đạt được mục đích đó. Các bạn phải nhận thức rõ ràng, việc học tập bao giờ cũng là trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội và gắn liền với quyền lợi cuả cá nhân. Giành được kết quả học tập cao là các bạn thể hiện được phần nào trách nhiệm đó của mình. Trong khi đó, kết quả học tập thu được luôn tương xứng với ý thức sẵn sàng của các bạn, và đó lại phụ thuộc vào thái độ, vào quan điểm đối với học tập. Việc các bạn không ngừng đúc rút kinh nghiệm để lĩnh hội ngày càng nihều tri thức chính là quá tình xác định và thể hiện quan điểm, thái độ đúng đắn. Đó còn là quá tình từ điều khiển bản thân một cách có ý thức của mỗi người chúng ta” b) Kỹ năng thiết kế: cụ thể là kỹ năng đặt kế hoạch cho việc học tập từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ vạch ra kế hoạch một bài học, một môn học đến việc vạch ra kế hoạch hoạch học cả một ngày, một tuần, một năm học, một cấp học. Học tập có phương pháp khoa học trước hết phải có 72 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. kế hoạch học tập hợp lý và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng kế hoạch đó. c) Kỹ năng thực hiện kế hoạch đã vạch ra Kế hoạch và thời gian biểu tự học sau khi đã thiết kế thì cần đựơc SV thực hiện một cách nghiêm túc và mang lại hiệu quả cao. d) Kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra của quá trình học tập của mình. + Tự rèn luyện kỹ năng làm việc với bạn, với thầy Theo sự hướng dẫn của thầy, SV tự đặt mình vào vị trí của người tự nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra các kiến thức “mới” hoặc các giải pháp bằng cách tự lực suy nghĩ xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề thầy đã đặt ra cho mình. Bằng hành động của chính mình, học sinh đã tạo ra “sản phẩm giáo dục ban đầu” hay “sản phẩm thô”, bao gồm cả kiến thức, chuẩn mực cuộc sống, cách học, cách làm. “Sản phẩm ban đầu” thực sự có giá trị và ý nghĩa đối với học sinh vì đó là kết quả đạt được do hoạt động của bản thân học sinh, song dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Để mang tính khách quan hơn, khoa học hơn, sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể, xã hội - lớp học, tức là chủ thể học sinh phải hợp tác với các bạn, học bạn thông qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm, lớp, các hoạt động tập thể. Song trong hoạt động và thảo luận tập thể, thường xảy ra tình thế: cả lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận khoa học. Giờ đây, nhà giáo là trọng tài khoa học kết luận cuộc thảo luận của lớp thành một bài học thật sự khoa học từ những gì học sinh đã tự tìm mình ra. Cho nên chủ thể học sinh phải học thầy và biết cách học thầy. + Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách 73 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Thực tế cho thấy, không thể có một trường nào, một chương trình giảng dạy nào bảo đảm cung cấp đủ cho học sinh, SV những kiến thức cần thiết đối với toàn bộ quá trình hoạt động của học sau này. Chính vì vậy, SV đại học không chỉ có nhiệm vụ nắm vững những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực mà họ được đào tạo, mà cần được trang bị cả những phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp khai thác nguồn tài liệu để thu thập thêm những thông tin cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu về thông tin khoa học ngày càng lớn, bởi cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật, những kiến thức con người sáng tạo ra cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu và cần được bổ sung, đổi mới thường xuyên. Trong khi đó, việc tìm hiểu và sử dụng thông tin ngày càng trở lên khó khăn do khối lượng tri thức khoa học tăng lên không ngừng và bị phân tán trong nhiều ngành thông tin. Vì vậy, bồi dưỡng cho mình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng hiện nay. SV phải biết cách chọn sách và tài liệu phục vụ cho vấn đang học tập và nghiên cứu, đồng thời phải tìm ra phương pháp đọc sách để tránh lãng phí thời gian và không hiệu quả. 74 A. Các tài liệu nước ngoài Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carroll E.Jzard (1992), Những cảm xúc của người, NXB Giáo dục 2. John Holt (1967, sửa đổi 1983), Trẻ em học như thế nào, Lon don: Penguin 3. Ruđích.PA (1980), tâm lý học thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, HN 4. Allan C.Onstein, Loyola University of Chicago ST.John’s University; Thomas J.Lasley II University of Dayton. Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, tài liệu tham khảo nội bộ. 5. Carl Lee và đồng sự: A Study of Affective and Metacognitive Factors for Learning Statistics and Implications for Developing an Active Learning Environment, trên 6. Carrol.E.Jzard, Những cảm xúc của con người, NXB Giáo dục, 1992. 7. Côvaliốp.A.G (1971), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục Hà Nội 8. Hetty Hofman, Pamela Wright, Lê Thu Hoà và Nguyễn Hữu Cát biên dịch, Học tích cực - Bước tiếp theo để tăng cường giáo dục y khoa tại Việt Nam, Dự án Việt Nam – Hà Lan: “tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam”, 2005. 9. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXBGD 10. Meyers và Jones: Promoting Active Learning, 1993 trên 11. Xôlôvâytrich.L.X (1975), Từ hứng thú đến tài năng, NXB Phụ nữ B. Các tài liệu trong nước 12. BS Trần Bá Hoành, Phó Đức Hòa (2003): Áp dụng dạy và học tích cực trong môn tâm lý giáo dục học: Tài liệu dùng cho giảng viên sư phạm môn tâm lý giáo dục học, Nxb ĐH SPHN 13. Bùi Gia Thịnh (cb) , Lương Tất Đạt, Vũ Thị Mai Lan (2008), Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Nxb Giáo dục 75 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 14. Bùi Thị Hường (2005): Phát huy TTC, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học giải các bài toán có lời văn ở phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 127, 15. Bùi Tiến Lâm: Một số khó khăn của giảng viên đại học trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của SV, Tạp chí giáo dục, số 119 16. Cao Thị Thành: Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 9 theo hướng tích cực, Tạp chí giáo dục, số 121 17. Chu Văn Tình: Tổ chức hoạt động nhận thức về học tập tích cực tự chủ của học sinh trong dạy học phần điện học, Tạp chí giáo dục, số 136 18. Đặng Hồng Phương (2007): Phát triển TTC vận động cho trẻ mầm non, NXB ĐHSP 19. Đặng Văn Đức (cb), Nguyễn Thị Hằng (2004): Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực hóa, Tblt1, có sửa chữa, Nxb ĐHSPHN 20. Đặng Văn Hương, Nguyễn Chí Thanh (2007):: Một số phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát huy TTC học tập của học sinh trung học cơ sở: sách trợ giúp giảng viên cao đẳng sư phạm – trao đổi kinh nghiệm, NXB ĐHSP. 21. Đặng Vũ Hoạt (2008): Bài giảng chuyên đề về tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Giáo trình xêmina về lí luận dạy học, Trường ĐHSPHN, lưu hành nội bộ 22. Đào Lan Hương (2000): Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của SV Cao đẳng sư phạm Hà Nội, H.: Luận án TS Tâm lí : 5.06.02 23. Đào Ngọc Thắng (2006), “Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh các trường Trung học phổ thông tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục] 24. Đào Quốc Trị (2003): Một số biện pháp tổ chức quá trình học tập nhằm phát huy TTC nhận thức của SV các trường kỹ thuật quân sự, LA TS Giáo dục học: 5.07.01 25. Đinh Thị Thái Quỳnh (2006): Phương án dạy học "khái niệm lực" vật lí 6 theo hướng phát triển hoạt động học tích cực tự chủ của học sinh, Tạp chí giáo dục, số 136 26. Đỗ Thị Coỏng (2003): Nâng cao tính tự giác tích cực trong hoạt động học tập của SV, Tạp chí tâm lý học, số 3 76 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 27. Đổ Thị Coỏng (2004): Nghiên cứu TTC học tập môn tâm lí học của SV đại học sư phạm Hải Phòng, LA TS Tâm lí học: 5.06.02 28. Đỗ Thị Minh Liên (2005): Phát huy TTC nhận thức của trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non, Tạp chí giáo dục, số 124 29. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội, 1997. 30. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực , Nhà xuất bản Giáo dục 31. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, Nguyễn Kỳ, Nhà xuất bản Giáo dục 32. Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên (1993), Một số vấn đề về phương pháp giáo dục, tài liệu tham khảo nội bộ, Vụ Giáo viên. 33. Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên, Một số vấn đề về phương pháp giáo dục, Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên, Vụ Giáo viên, 1993, 34. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1997), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQGHN 35. Nguyễn Thu Hường (2005), Đại học Sư phạm Hà Nội, Tìm hiểu TTC trong học tập của SV đối với môn học, Đề tài NCKH đạt giải SV Nghiên cứu khoa học cấp Bộ 36. PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh (2007), Nhận thức, thái độ và thực hành của SV với phương pháp học tích cực”, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN 37. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến Bộ Maxcơva 38. Phạm Minh Hạc (1996), Tuyển tập J.Piaget, NXB Giáo dục Hà Nội 39. Phạm Thị Minh Đức (cb), Hữu Dung, Nguyễn Ngọc Lanh (1998): Dạy học tích cực trong đào tạo y học, Nxb Y Học 40. Tài liệu dịch, Về hệ thống tín chỉ học tập (1994), Vụ Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 77 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. PHỤ LỤC PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN (dành cho SV) Thưa các bạn SV, Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV. Chúng tôi rất hy vọng có được sự đóng góp của các bạn vào nghiên cứu này thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Các ý kiến thẳng thắn của các bạn sẽ giúp cho nghiên cứu này tăng thêm chất lượng. Các thông tin chỉ dùng cho mục đích của cuộc nghiên cứu và sẽ không dùng vào bất cứ việc gì mà có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn. Bạn không cần phải ghi tên vào bảng hỏi này. PHẦN I. CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA SV Câu 1: Dưới đây là một số dạng hành vi học tập. Xin bạn hãy cho biết bạn thực hiện các hành vi này ở mức độ nào? Các mức độ được đánh giá theo thang điểm như sau: 1 = Không bao giờ;2 = Rất hiếm khi; 3 = Thỉnh thoảng; 4 = Thường xuyên;5 = Rất thường xuyên STT  Nội dung cách thức học  Các mức độ (đề nghị khoanh tròn vào con số tương ứng) 1 Lập thời gian biểu cho việc học tập 1 2 3 4 5 2 Tìm hiểu kỹ về mục tiêu của mỗi môn học trước khi môn học bắt đầu 1 2 3 4 5 3 Tìm phương pháp học phù hợp với từng môn học 4 Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn 5 Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo 6 Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu 7 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 8 Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình 9 Phát biểu xây dựng bài trong giờ học 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 10 So sánh, liên tưởng và gắn kết nội dung các môn học với nhau 1 2 3 4 5 11 So sánh những vấn đề đã học với kinh nghiệm của bản thân 1 2 3 4 5 12 Tìm những ví dụ cụ thể để làm rõ nội dung đã học 13 Tìm hiểu ý nghĩa của môn học với thực tế cuộc sống hằng ngày 14 Theo dõi những vấn đề có liên quan đến ngành học trên các phương tiện truyền thông đại chúng (bao gồm cả tin tức trên internet) 15 Thức rất khuya (sau 12h đêm) để học 16 Thảo luận, học nhóm 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 STT Nội dung cách thức học 78 Các mức độ (đề nghị khoanh tròn Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. vào con số tương ứng) 17 Đòi hỏi giáo viên giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày 1 2 3 4 5 18 Tìm đến nơi mà bạn có thể tập trung vào việc học một cách tốt nhất 1 2 3 4 5 19 Cố gắng học ngay cả khi sức khoẻ không được tốt 20 Tranh luận với giáo viên khi bạn có quan điểm khác với quan điểm giáo viên đưa ra 21 Tham gia nghiên cứu khoa học 22 Tham khảo kinh nghiệm học tập của những khóa trên 23 Nghỉ học 24 Đi học muộn 25 Sử dụng tài liệu khi thi mà chưa được phép 26 Làm việc riêng trong giờ học 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Câu 2: Mục đích học đại học của bạn là gì? (Có thể lựa chọn nhiều phương án. Đánh dấu ü vào ô vuông tương ứng). - Chỉ để có bằng đại học - Đáp ứng sự mong đợi của cha mẹ - Muốn có kiến thức sâu rộng - Muốn được mọi người khâm phục và khen ngợi - Muốn có địa vị xã hội trong tương lai - Muốn có thu nhập cao trong tương lai ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ - Khác (ghi rõ)………………………………………………………… Câu 3: Bạn đã đến với ngành bạn đang học bằng cách nào? (Đánh dấu ü vào ô vuông tương ứng). - Tự bạn chọn - Người khác chọn cho bạn ¨ ¨ Câu 4: Nếu bây giờ thi lại đại học, bạn có tiếp tục chọn học ngành mà bạn đang học không? (Đánh dấu ü vào ô vuông tương ứng). - Có: - Không: ¨ ¨ Câu 5: Gia đình bạn (bố mẹ, anh chị em ruột) có ai làm việc có liên quan đến ngành bạn đang học hay không? (Đánh dấu ü vào ô vuông tương ứng). - Có: - Không: ¨ ¨ Câu 6: Xin bạn cho biết trình độ của giảng viên, cách thức giảng dạy và thái độ mà các thầy cô giáo của bạn đã và đang áp dụng trong các môn bạn đang học trong học kỳ này là gì? (Có thể lựa chọn nhiều phương án bằng cách khoanh tròn vào môn học tương ứng). Các môn học được mã hoá như sau: - M1: …………………………………………………………………………… - M2: …………………………………………………………………………… - M3: …………………………………………………………………………… 79 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. - M4: …………………………………………………………………………… - M5: …………………………………………………………………………… - M6: …………………………………………………………………………… Trình độ, cách thức giảng dạy và thái độ của giảng viên Giáo viên chỉ đọc cho SV chép Giáo viên thuyết trình kết hợp đọc cho SV tự ghi Giáo viên độc thoại liên tục Giáo viên có sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ Giáo viên cho SV thảo luận nhóm Giáo viên gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi định hướng Giáo viên cho SV làm bài tập theo nhóm Giáo viên cung cấp nhiều tài liệu cho SV tự nghiên cứu Giáo viên di chuyển nhiều trong giờ giảng Giáo viên có kiến thức sâu rộng những vấn đề có liên quan đến môn học Giáo viên nhiệt tình giảng dạy Giáo viên tạo không khí sôi nổi trong lớp học Giáo viên đề ra những bài tập khả thi cho tất cả SV trong lớp Giáo viên có chú trọng đến việc khen thưởng cho SV (lời khen, sự quan tâm hoặc các hình thức động viên khác) Giáo viên thường xuyên kiểm tra kiến thức đã dạy trước đó để giúp SV ôn lại bài Giáo viên gợi ý cho SV hướng đi thuận lợi cho việc học (chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, các phương tiện cần sử dụng và các kết quả cần đạt được) 80 Môn học M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Câu 7: Bạn đánh giá như thế nào về độ khó của các môn bạn đang học trong học kỳ này? Mức độ khó của mon học được đánh giá theo thang điểm như sau: 1 = Rất dễ; 2 = Dễ; 3= Không khó, không dễ; 4= Khó Môn học Độ khó của môn học (Đề nghị khoanh tròn vào con số tương ứng) Môn:…………………………………………………………. 1 Môn:…………………………………………………………. 1 Môn:…………………………………………………………. 1 Môn:…………………………………………………………. 1 Môn:…………………………………………………………. 1 Môn:…………………………………………………………. 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 Câu 8: Theo bạn, các yếu tố sau đây đáp ứng như thế nào so với yêu cầu phục vụ học tập và giảng dạy? (Đánh giá theo thang 5 điểm. Trong đó: 1 = Đáp ứng dưới 20% yêu cầu; 2 = Đáp ứng từ 20% - 40% yêu cầu; 3 = Đáp ứng 40%-60% yêu cầu; 4 = Đáp ứng 60%-80% yêu cầu; 5 = Đáp ứng 80%-100% yêu cầu) STT Các yếu tố Mức đánh giá (đề nghị khoanh tròn vào con số tương ứng) 1 Chất lượng phòng học 2 Trang thiết bị phục vụ học tập 3 Tài liệu môn học 4 Hệ thống điện, nước 5 Vệ sinh môi trường 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 Câu 9: Bạn có làm thêm hay không? (Đánh dấu ü vào ô vuông tương ứng). - Có: - Không: ¨ ¨ Câu 10: Bạn nghĩ rằng bạn thuộc dạng người có tính cách nào dưới đây? - Mạnh dạn - Nhút nhát ¨ ¨ (Mạnh dạn: Không dấu dốt, luôn hỏi thầy, hỏi bạn khi chưa hiểu một vấn đề nào đó, dám tranh luận với giáo viên khi có quan điểm khác, trong giờ học hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài…; Nhút nhát: không dám thể hiện quan điểm của mình, không dám hỏi lại giáo viên khi chưa hiểu bài…). Câu 11: Đánh giá chung về việc giáo dục của bố mẹ đối với bạn, xin bạn cho biết cách giáo dục của bố mẹ bạn đối với bạn theo phong cách nào dưới đây? - Bỏ mặc  81 ¨ - Dân chủ - Độc đoán Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. ¨ ¨ - Ý kiến khác (ghi rõ)………………………………………………………… Câu 12: Nếu chia lớp của bạn thành 3 phần từ trên xuống thì vị trí ngồi thường xuyên của bạn là ở đâu? (Đánh dấu ü vào ô vuông tương ứng). - Ngồi một phần ba phía trên lớp - Ngồi một phần ba phía giữa lớp - Ngồi một phần ba phía cuối lớp ¨ ¨ ¨ Câu 13. Bạn có ý kiến gì về việc tăng cường tính chủ động tích cực trong học tập của SV? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… PHẦN II. CÁC THÔNG TIN CHUNG 1. Học năm thứ………………………..Khoá học: ........................................... 2. Tuổi: ........................................................................................................ 3. Giới tính:  Nam ¨  Nữ ¨ 4. Nơi cư trú trước khi vào học đại học: Nông thôn ¨ Đô thị ¨ 5. Tổng số điểm thi vào đại học (cả 3 môn, không tính hệ số) 6. Ngành học: ........................................................................................ 7. Tên trường đại học: ......................................................................... 8. Điểm trung bình chung của học kỳ gần đây nhất: 9. Mức chi tiêu cho riêng bạn trung bình hàng tháng là bao nhiêu?..........đồng Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn! 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van TNTran Lan Anh DLDG2005.doc
Tài liệu liên quan