Đề tài Nhượng quyền thương mại – Công cụ hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam

Qua đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được cái nhìn toàn cảnh về hình thức Nhượng quyền thương mại. Từ đó có thể thấy được thực trạng về Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu được cách thức thực hiện nhượng quyền của một số mô hình nhượng quyền điển hình trên thế giới. Đây chính là cơ sở để thấy được những mặt tiến bộ cũng như những hạn chế trong quá trình vận dụng mô hình kinh doanh này ở Việt Nam, từ đó có thể rút ra được bài học kinh nghiệm từ hệ thống nhượng quyền này. Quá trình gia nhập WTO cũng đang đến gần, đây chính là công cụ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng thời cơ “đi trước”, “đón đầu”, để tăng sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Mặt khác, qua hệ thống Nhượng quyền thương mại Nhà Nước đã thấy được những yếu kem về hệ thống luật pháp ở Việt Nam, qua đó có thể nhanh chóng tự hoàn thiện đẻ hội nhâp cùng thế giới.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại – Công cụ hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh doanh nhượng quyền được xem là “kinh tế hót bạc” bởi đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh doanh thông thường. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền, chiếm 40% lợi nhuận tại đây. Tại Trung Quốc, cách đây 4 năm nhiều DN không hề biết Franchising là gì, thế nhưng hiện nay Trung Quốc là một trong những thị trường Nhượng quyền thương mại “nóng bỏng” nhất thế giới với sự có mặt của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng. Theo dự đoán của các chuyên gia thương mại, sau khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự mở cửa cho các tập đoàn bán lẻ, ngành hàng thức ăn nhanh và siêu thị sẽ xâm nhập thị trường VN một cách ồ ạt. Để chống đỡ, theo các chuyên gia, chỉ có cách nhượng quyền thương mại... Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này còn rất nhiều hạn chế và mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nói riêng. Từ nhận thức đó em chọn đề tài: “Nhượng quyền thương mại – Công cụ hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về Nhượng quyền Thương mại tại Việt Nam Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm thiết lập và phát triển hệ thống Nhượng quyền Thương mại đối với ngành hàng bán lẻ. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố nhằm thiết lập một hệ thống Nhượng quyền Thương mại: Bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, Xây dựng đội ngũ nhân sự cho việc kinh doanh nhượng quyền, Xây dựng nguyên tắc hoạt động, Chuẩn bị chương trình huấn luyện cho đối tác mua công thức kinh doanh, Xây dựng lực lượng hỗ trợ đối tác, Chuẩn bị cung cấp thông tin cho đối tác, Thiết lập tiêu chí và thủ tục chọn lựa vị trí kinh doanh, Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, Xây dựng chiến lược marketing cho hệ thống Nhượng quyền Thương mại. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các cách thức thiết lập một hệ thống Nhượng quyền Thương mại đối với ngành hàng bán lẻ. Về không gian: Xem xét các Doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng bán lẻ như là một chỉnh thể để nhằm phát triển hệ thống Nhượng quyền Thương mại. Về thời gian: Các nghiên cứu chủ yếu từ những giai đoạn gần đây và xem xét nội dung xu hướng phát triển trong những năm tới. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logic, biện chứng và lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp mô hình hóa, sơ đồ hóa. Kết cấu của đề tài Đề tài ngoài hai phần mở đầu và kết luận gồm ba phần: Một số lý luận cơ bản về nhượng quyền thương mại và thiết lập hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Thực trạng việc thiết lập và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại ngành hàng bán lẻ tại Việt Nam. Một số giải pháp thiết lập và phát triển hệ thống Nhượng quyền thương mại ngành hàng bán lẻ ở Việt Nam. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THIẾT LẬP HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI. Một số khái niệm cơ bản về Nhượng quyền thương mại. Thương hiệu. Để đi đến định nghĩa về thuật ngữ franchise – Nhượng quyền thương mại chúng ta không thể không tìm hiểu khái niệm thương hiệu vì cở sở để hình thành franchise chính là dựa trên nền tảng của thương hiệu. Tuy nhiên, trong Luật Việt Nam hiện nay chưa có một chưa có một định nghĩa về “thương hiệu” mà mới chỉ dừng lai ở định nghĩa về Nhãn hiệu, Nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại… Theo Luật sở hưu trí tuệ 2005: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Điều đó có nghĩa là nhãn hiệu là một thuật ngữ “Nguyên Thuỷ” hình thành lên Thương hiệu. Thương hiệu khác với Nhãn hiệu vì hầu như bất kể sản phẩm tốt xấu nào cũng có thể có một nhãn hiệu riêng, nhưng để trở thành một thương hiệu thì Nhãn hiệu đó phải mạnh, phải nổi tiếng và phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Khác với các hàng hoá thông thường, thương hiệu là một loại hàng hoá trí tuệ mang giá trị, và là một tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao chủ thương hiệu phải nên nghĩ đến chuyện làm thế nào để đánh bóng thương hiệu, tạo tiếng vang cho thương hiệu của mình để đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế từ tài sản trí tuệ này. franchise là một trong những phương thức có thể đáp ứng những nhu cầu vừa kể trên. Nhượng quyền thương mại – franchise. Fanchise tức là Nhượng quyền thương mại được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với bên nhận chuyển giao (bên kinh doanh độc lập). Theo đó, bên chuyển giao trao cho bên nhận quyền kinh doanh sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình trên thương hiệu của mình. Đổi lại bên nhận chuyển giao phải trả cho phía chuyển giao một khoản phí sử dụng bản quyền hay triết khấu % doanh thu trong thời gian do hai bên thoả thuận. thông thường, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực… do bên nhận chuyển giao đảm nhiệm, bên chuyển giao chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá… Theo Luật thương mại Việt Nam: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo điều kiện. trước khi bắt đầu nhượng quyền, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quản cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Ví dụ, vừa qua Công ty Thực phẩm Kinh Đô đã áp dụng hình thức franchise tại Việt Nam. Cụ thể, đối tác của Kinh Đô đã bỏ vốn đầu tư mở Bakery dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của Kinh Đô, Bakery này được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn, công nghệ sản xuất bánh tai cửa hàng, truyền cả “bí quyết” kinh doanh… và khách hàng của bakery này cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi từ Công ty Kinh Đô. Dù có khá nhiều hình thức kinh doanh theo kiểu franchise nhưng nhìn chung hình thức kinh doanh phổ biến nhất vần là: Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise) và nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise). Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ việc cho phép sử dụng tên nhãn, thương hiệu, biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. hình thức kinh doanh này cho phép bên mua franchise tự kinh hoanh và tự tiêu thụ hầu như không chịu sự ảnh hưởng của chủ thương hiệu. Do đó, mối quan hệ giữa chủ thương hiệu và người mua franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối phổ biến là các công ty sản xuất nước giải khát Coca-Cola, Pepsi... Đối với hình thức Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh mà có thể gọi tắt là Nhượng quyền kinh doanh thì hợp đồng nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh này phải tuyệt đối giữ đúng ở tất cả các cửa hàng. Mối liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ, bên mua franchise được bên bán hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và đổi lại, bên mua thường phải trả một khoản phí cho bên bán franchise, có thể là một khoản chi phí chọn gói một lần, có thể là một khoản chi phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí kể trên tuỳ thuộc vào giá trị của thương hiệu; Còn bên bán có quyền kiểm tra giám sát việc kinh doanh và thực hiện hợp đồng của bên mua. Mô hình này hiện nay đã phổ biến trên toàn thế giới như chuỗi các cửa hàng của Mc Donal’s, KFC… Cà phê Trung Nguyên, G7 Mart, Co-op Mart… Ví dụ: nếu muốn được nhượng quyền kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhanh của Mc Donald’s vào năm 2005, bên mua franchise phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu là 45.000USD và phí franchise hàng tháng là 1,9% trên doanh số. Chức năng và nhiệm vụ của người bán và người mua franchise Người bán franchise Người mua franchise Chọn mặt hàng Hỗ Trợ Chọn với sự đồng ý của chủ Thương hiệu Thiết kế Cung cấp mẫu thiết kế Áp dụng mẫu thiết kế, trả phí Nhân viên Giới thiệu hỗ trợ Tuyển dụng, giám sát, điều hành Thực đơn Xây dựng, quy định Thay đổi khi được chấp nhận Giá Đề nghị tư vấn Quyết định Nguồn cung cấp Có thể yêu cầu người mua franchise mua hàng của mình hoặc mua theo chỉ định nguồn cung cấp cho hệ thống franchise; hoặc yêu cầu theo các tiêu chuẩn nhất định Phối hợp, tuân theo Quảng cáo Thiết kê chương trình, yêu cầu đóng góp Trả phí quảng cáo. Phải được chấp thuận Kiểm soát chất lượng Xây dựng tiêu chuẩn Đào tạo nhân viên thanh tra Huấn luyện nhân viên Triển khai giám sát hàng ngày Khác biệt cơ bản giữa người bán và người mua franchise Người bán franchise Người mua franchise Sở hữu thương hiệu Được cấp phép sử dụng thương hiệu Cung cấp hỗ trợ: Đào tạo Quảng cáo Tiếp thị Điều hành cửa hàng dưới sự giúp đỡ của chủ thương hiệu Nhận phí franchise Trả phí franchise Các lợi ích của Nhượng quyền thương mại. Lợi ích của bên bán nhượng quyền: franchise đem lại hệ thống kinh doanh rộng khắp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, phát triển nhanh hệ thống kinh doanh. Franchise là phương tiện quảng bá hình ảnh nhanh và có hiệu quả. Thông qua franchise, danh tiếng và uy tín của bên chuyển nhượng cũng như đối tượng chuyển nhượng tăng mạnh, giá trị tài sản vô hình phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của cả DN nhượng và nhận quyền. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư phát triển kinh doanh thấp, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Mặc dù có phạm vi hoạt động rộng, DN nhượng quyền vẫn có khả năng kiểm soát được quá trình phân phối, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua các nguyên tắc, quy tắc, thỏa thuận của franchise. Lợi ích của bên mua nhượng quyền: Với bên nhận quyền, đặc biệt là những DN mới kinh doanh, franchise là con đường thâm nhập vào một thị trường chuyên nghiệp nhanh nhất, ít rủi ro nhất. Lợi ích thu được là có ngay một nhãn hiệu, một hệ thống kinh doanh đã có uy tín nên khả năng thâm nhập thị trường nhanh, rủi ro thấp mà không phải mất chi phí và thời gian đầu tư ban đầu. Thêm vào đó, bên nhận chuyển nhượng còn có được sự hỗ trợ tối đa về nghiệp vụ, kỹ thuật, quản lý... đã được kiểm chứng thực tế. Franchising không chỉ đem lại lợi ích cho bên nhượng quyền, nhận quyền mà còn góp phần tăng doanh thu toàn xã hội, đem lại số lượng việc làm lớn. Năm 2000, doanh thu từ hoạt động nhượng quyền trên thế giới đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN trong 75 ngành khác nhau. Thiết lập một hệ thống Nhượng quyền thương mại Thẩm định dự án trước khi nhượng quyền thương mại Thẩm định sản phẩm của chủ thương hiệu Trên nguyên tắc bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng có thể bán franchise. Tuy nhiên mô hình kinh doanh nào nên bán franchise, mô hình nào không nên hay không phù hợp để bán franchise đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải trả lời một số câu hỏi cơ bản sau: Sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn nhượng quyền đang có nhu cầu đối với thị trường hiện nay hay không? Sản phẩm hay dịch vụ muốn nhượng quyền có gì độc đáo so với thị trường? Sản phẩm hay dịch vụ muốn nhượng quyền có đối tuợng khách hàng rõ ràng không? Những phần quan trọng hay bí quyết kinh doanh của sản phẩm hay dịch vụ có thể chuyển giao dễ dàng cho đối tác mua franchise thông qua đào tạo huấn luyện hay không? Sản phẩm hay dịch vụ muốn nhượng quyền sễ mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư kinh doanh hay không? Doanh nghiệp có sẵn sàng và có khả năng để tuyển dụng thêm những cán bộ quản lý giỏi cần thiết để xây dựng và quản trị hệ thống franchise hay không? Nếu doanh nghiệp trả lời “không” hay không biết câu trả lời cho các câu hỏi trên thì xem như sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp không phù hợp hay chưa sẵn sàng cho việc kinh doanh nhượng quyền. Thẩm định đối tác mua “Nhượng quyền thương mại” Thẩm định mặt bằng kinh doanh Các chủ thuơng hiệu thường thẩm định về vị trí địa điểm cửa hàng, quy mô diện tích cũng như tính pháp lý của mặt bằng kinh doanh, có đáp ứng tốt nhu cầu cả khách hàng hay không? Vị trí các cửa hàng có được sắp xếp theo một hệ thống đảm bảo tính hiệu quả của mô hình kinh doanh hay không? Có đông dân cư sống gần đó không? mật độ người đi lại có đông không… Sự thiện chí của đối tác mua nhượng quyền Để một hệ thống franchise thành công thì sự thiện chí của đối tác mua nhượng quyền rất quân trọng. Các chủ thương hiệu cần phải xem xét đối tác có khả năng tiếp cận tốt mô hình này không? Đối tác có am hiểu về sự vận động của thị trường hay không? hiểu biết về luật pháp kinh doanh không? Ngoài ra vấn đề tài chính của bên mua nhượng quyền cũng rất quan trọng. Do đó bên mua nhượng quyên cần phải có một tiềm lực tài chính mạnh để có thể đầu tư và kinh doanh được và trả phí cho bên nhượng quyền. Các yếu tố cơ bản làm nên tính đồng bộ của một hệ thống franchise Mặt tiền phía trước cửa hàng Phần trang trí bên trong Sản phẩm và dịch vụ Phần quảng bá khuyên mãi Đồng phục của nhân viên Ấn phẩm. Một số bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị bản franchise Bảo vệ tài sản trí tuệ Đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước là một công việc tất yếu đối với bất cứ chủ thương hiệu nào nếu muốn sử dụng tên thương hiệu đó cho riêng mình ở các quốc gia. Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện trong các Điều ước quốc tế về Sở hữu Trí tuệ của thế giới (Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá…) nói chung và trong pháp luật Việt Nam nói riêng quy định chi tiết về chuyển giao sử dụng Li xăng… Nếu doanh nghiệp chần chừ không không tiến hành đăng ký bảo hộ thì những người khác đặc biệt là các đối tác tiềm năng đầy kinh nghiệm sẽ tự do khai thác quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại nước đó. Xây dựng cẩm nang hoạt động Để xây dựng tính đồng bộ ở tất cả các địa điểm nhượng quyền thì cần có một cẩm nang hoạt động chung, mang tính bắt buộc đối với tất cả các đối tác mua nhượng quyền. Thông thường một cuốn cẩm nang hoạt động cần phải có một số tiêu đề quy định như sau: Thông tin liên quan đến nghĩa vụ của các bên mua franchise Quy định về giá cả Quy định về quảng cáo Kiểm soát hàng tồn kho Hành chính và kế toán sổ sách Quy trình và cung cách phục vụ Quy trình giải quyết thanh phiền khách hàng Tiêu chuẩn đánh giá hoàn thiện công việc Tuyển dụng nhân sự In ấn và văn phòng phẩm An toàn về điện, hồ sơ, mặt tiền… Chuẩn bị chương trình huấn luyện cho đối tác mua franchise Đây là điều kiện khá quan trọng để bên nhượng quyền hiểu biết về kinh doanh nhượng quyền và sản phẩm nhượng. Chương trình đào tạo và huấn luyện bao gồm chương trình đào tạo lục xây dựng thành lập cửa hàng bản đầu và chương trình đào tạo lúc cửa hàng nhượng quyền đã đi vào hoạt động ổn định. Phí đào tạo này có thể đã bao gồm trong phí franchise ban đầu và cũng có thể chưa tính, tất cả cũng tuỳ vào sự thương lượng giữa bên mua và bên bán franchise. Thời gian đào tạo tuỳ theo mức đọ phức tạp của sản phẩm nhượng quyền. Xây dựng lực lượng hỗ trợ tại chỗ cho đối tác mua franchise Đó là chương trình hỗ trợ tại hỗ của chủ thương hiệu đối với mỗi cửa hàng franchise. có hai hìh thức hỗ trợ phổ biến: Chủ thương hiệu cử đại diện có chuyên môn thường xuyên xuống tận cửa hàng để thăm hỏi và giúp đỡ kịp thời. Chủ thương hiệu cử luôn một đại diện thường trú đóng tại khu vực địa phương để thường xuyên giúp đỡ và giám sát chặt chẽ hơn khâu chất lượng, tiêu chuẩn đồng bộ của cửa hàng franchise. Chuẩn bị cung cấp thông tin cho các đối tác mua franchise Để được phép bán franchise cho người khác thì chủ thương hiệu phải thoả mãn một số thủ tục pháp lý mà trong đó tập thông tin gửi khách hàng mua franchise là một hồ sơ cơ bản mà thuật ngữ về franchise gọi là Uniform Franchise Offering Circular(UFOC). Hồ sơ này được cung cấp cho người mua franchise đầy đủ thông tin về chủ thương hiệu và kinh doanh nhượng quyền trước khi họ quyết định. Nếu chủ thương hiệu không thực hiện điều này thì có nguy cơ bị đối tác mua franchise khiếu kiện sau này. Thiết lập các tiêu chí và thủ tục chọn lựa mặt bằng hay vị trí kinh doanh Đối với ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn hay dịch vụ bán lẻ thì tiêu chí về vị trí rất quan trọng. một vị trí mà ở đó đong dân cư, thuận tiện giao thông hay mật độ người đi qua đông là một nơi mơ ước của các chủ doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng… Do đó, chủ thương hiệu cần phải tư vấn cho bên mua franchise trong việc lựa chọn mặt bằng để kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác mua franchise Sự hợp tác “cùng có lợi” của cả hai bên là rất cần thiết trong kinh doanh franchise. Người bán franchise cần giữ lời hứa đối với người mua franchise, đặc biệt là có thể áp dụng hệ thống quản trị hiệu quả. Thực vậy, nguời mua franchise lúc nào cũng mong đợi sự liên lạc, hỗ trợ, giúp đỡ thường xuyên từ phía chủ thương hiệu. Do đó, chủ thương hiệu nên ưu tiên tập trung sự giúp đỡ vào những việc có thể cải tiến thuận lợi cho đối tác mua franchise trước, sau đó mới đòi hỏi hay yêu cầu đối tác tuân thủ các nội quy của hệ thống franchise. Xây dựng chiến lược marketing cho hệ thống franchise Xây dựng chiến lược marketing cho thương hiệu và hệ thống franchise là một mảng quan trọng nếu muốn đạt được lợi nhuận cao, cả chủ thương hiệu và đối tác mua franchise đều mong muốn thương hiệu đang kinh doanh trở lên nổi tiếng hơn. Do đó, chủ thương hiệu và đối tác mua franchise cần phải phối hợp bài bản trong các khâu kinh doanh, dịch vụ cũng như khuyếch trương thương hiệu. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI NGHÀNH HÀNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Quá trình hình thành và phát triển chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam. Việt Nam không chỉ được biết đến như một vùng đất hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài mà còn là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng đối các nhà phân phối đa quốc gia. Sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ đang tạo ra một cuộc chạy đua của những nhà phân phối trong và ngoài nước. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ ba không chỉ ở châu Á mà cả thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Nga trong bảng xếp hạng của Cty nghiên cứu thị trường AT Kearney (Hoa Kỳ). So với năm ngoài sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam tăng năm bậc nhưng đó là sự thay đổi lớn đối với Việt Nam khi Việt Nam được xem là một trong 10 ngôi sao mới nổi của thế giới. Theo Tổng cục thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của Việt Nam năm 2004 đạt gần 372,48 nghìn tỉ đồng, tăng 18,5% so với năm 2003 và con số này tăng mạnh trong năm 2005 với khoảng 475,38 nghìn tỷ đồng, tức tăng 20,5% so với 2004. Bốn tháng đầu năm 2006 có gần 175,85 nghìn tỷ đồng hàng hoá và dịch vụ được tiêu thụ tương đương với mức tăng là 20% của cùng kỳ năm ngoái. Khoảng 50% dân số dưới 30 tuổi trong tổng hơn 84 triệu dân, Việt Nam hứa hẹn là trhị trường bán lẻ hấp dẫn không thua kếm bất kỳ thị trường nào ở Đông Nam Á, nơi có dân số đông nhất thế giới. Mô hình siêu thị xuất hiện tại Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nhưng chỉ dừng ở mức độ tương đối sơ khai của một mô hình bán hàng hiện đại. Sau sự ra đời đầu tiên của siêu thị coopmart Cống Quỳnh, thuộc liên hiệp HTX thương mại TP HCM tháng 2.1996, đến nay hơn 110 siêu thị, Trung tâm thương mại đã hình thành tại Thành phố này. Ngoài các siêu thị, Trung tâm thương mại có vốn đầu tư trong nước như hệ thống siêu thị Coopmart, siêu thị Sài Gòn, siêu thị Hà Nội, Maximark…, nhiều siêu thị, Trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động như Parkson, Zen Plaza, Metro, Big C… dự kiến thị trường bán lẻ nước ta có nhiều biến chuyển. Theo Bộ Thương mại, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá mỗi năm đạt doanh thu hơn 20 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng đến 30%/năm, với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị, Trung tâm thương mại. Không dừng ở đây, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ráo riết cho ra đời mạng lưới bán lẻ hiện đại. Tháng 7.2006 vừa qua, Saigon Coop đã đồng loạt khai trương 12 cửa hàng Coopmart. Ngày 5.8.2006 Cty G7-Mart đã tạo một cuộc đổi mới thị trường bán lẻ bằng việc ra đời 500 cửa hàng tiện lợi do G7 trực tiếp quản lý, 9.500 cửa hàng G7 thành viên và 70 trung tâm phân phội. Tại thị trường Hà Nội lớn nhất vào thời điểm này Fivimart mở ra được 5 siêu thị, intimex có hai, còn lại là các siêu thị nhỏ lẻ. Chính bởi vậy, khi một vài tên tuổi lớn như Metro, BigC xuất hiện. các siêu thị nhỏ như ngồi trên lửa. Sức hút về giá cả, về cách kinh doanh bài bản, về những chiến lược tiếp cận khách hàng khiến cho những đại siêu thị và trung tâm phân phối lớn này thu hút một lượng khách hàng khổng lồ. Thị trường trong nước đang hình thành một số mô hình phân phối theo kiểu chuỗi cửa hàng tiện ích và nhượng quyền thương mại. Ông Lý Quý Trung – GĐ Nam An Group và Phở 25 cho rằng: “Với một thị trường dang chuẩn bị hội nhập như Việt Nam, một trong những mô hình phân phối phù hợp là nhượng quyền kinh doanh. hình thức bán lẻ hiện đại này sẽ giúp chia sẻ gánh nặng về rủi ro và tài chính; làm tăng giá trị thương hiệu, tăng doanh thu, đầu tư an toàn, được sự giúp đỡ của chủ thương hiệu và đặc biệt là tinh đồng hoá và ổn định.” Với ông Hoàng Anh Tuân GĐ chuỗi cửa hàng 24 Seven tại Hà Nội thì hình như chuỗi cửa hàng tiện ích cũng là một mô hình khá hiệu quả trong việc phân phối hàng hoá tại Việt Nam. Ở Việt Nam, ngoài 24 Seven, đã có thêm Day & Night cũng đi theo mô hình phân phối này. được biết, với mỗi cửa hàng nhượng quyền, chi phí đầu tư khoảng 700-900 triệu đồng, còn cửa hàng tiện lợi có mức đầu tư it hơn, chỉ khoảng 100-300 triệu đồng. Tuy nhiên, không ít chuyên gia đã khuyến cáo rằng, những chuyển biến trong ngành thương mại hiện nay chủ yếu mang tính tự phát. Do vậy, nếu ngành bán lẻ không kịp thời xây dựng, tổ chức lại hệ thống phân phối hiện đại, với một chiến lược đúng đắn, chúng ta sẽ khó cạnh tranh khi các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn lớn đặt chân vào thị trường này. Dưới đây là trường hợp điển hình về Nhượng quyền thương mại trong nghành bán lẻ ở Việt Nam đó là Dự án Chuỗi cửa hàng “tiện lợi quá” của G7-Mart “Tiện lợi quá” đó là khẩu hiệu đề bên ngoài cửa hàng của chuỗi cửa hàng mang thương hiệu G7-Mart đang được hình thành. Hoạt động từ ngày 5/8, mô hình G7-Mart hoạt động bằng phương thức Nhượng quyền thương mại, bước đầu gồm chuỗi 500 cửa hàng chính, 9.500 cửa hàng thành viên và 70 trung tâm phân phối. Mô hình này được coi là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay bởi sự tiện ích cho cả nhà cung cấp lẫn khách hàng. Hệ thống G7-Mart hình thành trên cơ sở tập hợp các cửa hàng tạp hoá, với mục tiêu là trang bị nâng cấp, thay đổi phương thức quản lý, cung cách phục vụ để hướng các cửa hàng này thành chuỗi các cửa hàng tiện lợi theo mô hình phân phối hiện đại. Cửa hàng G7-Mart chuẩn phải đạt được điều kiện có diện tích rộng hơn 200m2, phải đầu tư khoảng 50 – 200 triệu đồng/cửa hàng bao gồm việc thiết kế, trang trí lại cửa hàng, tổ chức lại cách trưng bày hàng hoá, chuẩn hoá dịch vụ thông qua việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý… Những cửa hàng tạp hoá mà Cty G7 nhắm mời vào hệ thống G7-Mart là những cửa hàng vốn đang kinh doanh thuận lợi. Đây là những cửa hàng có vị trí tốt, diện tích mặt bằng phù hợp và oanh thu vài trăm triệu đồng/tháng trở lên. Ngành hàng kinh doanh chủ yếu của G7-Mart là: thực phẩm ngọt, thực phẩm mặn, hoá mỹ phẩm, rựu bia nước giải khát, thuốc lá; thuốc tây, báo chí, thẻ điện thoại trả trước, quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hoá đơn, máy ATM, điện thoại công cộng… Quyền lợi của các bên khi tham gia hệ thống nhượng quyền của G7-Mart Đối với bên bán nhượng quyền (Cty G7-Mart) Nhận phí từ quá trình nhượng quyền thương mại, khoản phí này chỉ gồm có phí đào tạo nhân sự, thiết kế cửa hàng… không có phí doanh thu từ kinh doanh của hàng. Nhận 50% doanh thu từ biển quảng cáo treo trên cửa hàng Phân phối các mặt hàng mà G7-Mart có Được phép kiểm tra quá trình quản lý kinh doanh ( phương cách phục vụ , bố trí kệ hàng…) Đối với bên mua nhượng quyền (cửa hàng, đại lý) Được bên G7-Mart thiết kế, trang trí lại cửa hàng, tổ chức lại cách trưng bày hàng hoá, chuẩn hoá dịch vụ thông qua việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý… Nhận 50% doanh thu từ biển quảng cáo treo trên cửa hàng Chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng mà G7-Mart không có. Rõ ràng, nếu xét về tương quan lực lượng, kênh phân phối truyền thống của Việt Nam đang có lợi thế cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, trước những tập đoàn bán lẻ nước ngoài hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu lẫn kinh nghiệm quản lý thì việc chiếm ưu thế đơn thuần về mặt số lượng là chưa đủ mà cần phải có những hạt nhân giữ vai trò đầu tầu liên kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Sự xuất hiện của G7 - Mart trong bối cảnh đó thực sự là một việc cần thiết nhằm tạo ra một sức sống mới cho hệ thống bán lẻ trong nước, từng bước tạo thế đối trọng với các hệ thống phân phối  hùng mạnh của nước ngoài Chính sách và Luật pháp Việt Nam quy định về Nhượng quyền thương mại Một số điều khoản trong Luật Thương mại quy định về Nhượng quyền thương mại Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, quy định rõ về Nhượng quyền thương mại như sau: Nhượng quyền thương mại (Điều 284) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Quyền của các bên mua và bán nhượng quyền (Trừ trường hợp có thỏa thuận khác) Quyền của bên bán nhượng quyền Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại; Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ; Quyền của bên mua nhượng quyền Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Nghĩa vụ của các bên mua và bán nhượng quyền (Trừ trường hợp có thỏa thuận khác) Nghĩa vụ của bên bán nhượng quyền Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Nghị định Chính phủ quy định hoạt động Nhượng quyền thương mại Chính phủ vừa ban hành Nghị định ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, ngoài những quy định tại Điều 7 Nghị định này, chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam. Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền là thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Thương nhân đó đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo Quy định 18 của Nghị định này. Đối với bên nhận quyền là thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh, nhượng quyền thương mại không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh. Nghị định quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin và hợp đồng trong nhượng quyền thương mại; đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại và thẩm quyền xử lý vi phạm. Thực trạng của việc thẩm định và xây dựng hệ thống Nhượng quyền thương mại trong thị trường bán lẻ ở Việt Nam Thực trạng việc thẩm định trước khi nhượng quyền Thẩm định mặt bằng kinh doanh: Do Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh mới mẻ tại Việt Nam, bởi vậy quy định về thẩm định mặt bằng kinh doanh hầu hết là do doanh nghiệp tự mình đưa ra dựa trên học hỏi thực tế từ các mô hình Nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm kinh doanh. Đối với các cửa hàng hay siêu thị thì việc thẩm định mặt bằng kinh doanh là điều tất yếu. Một địa điểm mà các công ty khi thẩm định thường xem xét đến là tại mặt bằng được chọn kinh doanh thì chỗ đỗ xe cho khách hàng ở đầu? Khoảng cách từ điểm đỗ xe đến cửa hàng là gần hay xa? Mặt khác, cần tính đến lưu lượng khách qua lại tại khu vực cửa hàng nhượng quyền. Mức sống dân cư, mật độ dan sô khu vực đó như thế nào? Đối với G7-Mart, vị trí lý tưởng nhất đối với cửa hàng G7-Mart là ở đầu ngõ của tuyến phố, và diện tích mặt bằng kinh doanh phải từ 200m2 trở nên. Nếu các cửa hàng không đủ điều kiện đưa ra thì có thể là cửa hàng thành viên của G7-Mart. Bên cạnh đó, các công ty cần phải thẩm định khu vực kinh doanh nhượng quyền có hợp lệ ( các quy định, quy hoạch của nhà nước) và phù hợp với mô hình kinh doanh hay không? Để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ sở nhận nhượng quyền cũng như hợp đồng ký kết giữa chủ doanh nghiệp với cơ sở trong thời gian còn hiệu lực thì các doanh nghiệp yêu cầu bên nhận nhượng quyền phải có đầy đủ giấy tờ công nhận quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực và thường ưu tiên những người có mặt bằng chủ sở hữu. G7-Mart khi tìm đối tác phần lớn tập trung vào nhừng chủ cửa hàng là chủ sở hữu khu đất đó. - Thẩm định năng lực của đối tác mua nhượng quyền Ở Việt Nam do chưa có khung pháp lý quy định chặt chẽ đối với hình thức Nhượng quyền thương mại, do đó các đối tác chủ yếu dựa trên sự hợp tác và quá trình thẩm định dự án. Trong đó, trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm am hiểu thị trường là một nhân tố quan trọng. Các chủ thương hiệu trước khi nhượng quyền thường phải đào tạo những kiến thức bài bản và kiểm tra xem họ có tiếp thu được kiến thức đó hay không? sau đó mới tiến hành công việc nhượng quyền. G7-Mart hướng vào các cửa hàng, đại lý đã kinh doanh lâu năm, các cửa hàng mà người chủ có trình độ cũng như kinh nghiệm hiểu biết về phương thức kinh doanh hiện đại. Thẩm định khả năng tài chính của đối tác mua nhượng quyền Các đối tác muốn mua franchise thì cần phải đảm bảo một lượng tài chính tối thiểu chủa bên nhượng quyền, do bên mua franchise phải trả một khoản phí franchise cho bên nhượng quyền và một khoản đầu tư vào dự án. Đối với, các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam, thì mức đầu tư ban đầu vào cửa hàng khoảng 300 đến 800 triệu đồng/cửa hàng. Thực trạng việc xây dựng tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền Mặt tiền trước cửa hàng: Các cửa hàng nhượng quyền cần phải bố tri sao cho mặt tiền được nhiều nhười chú ý nhất, tên cửa hàng cần phải sắp sếp sao cho người tiêu dùng có thể quan sát được, và dễ thấy. Qua khảo sát các cửa hàng G7-Mart trên địa bàn Hà Nội, thì tên G7-Mart thường được nhô ra khoảng từ 50-70cm so với mặt tiền của cửa hàng. Cách bài trí trong cửa hàng: Cách bài trí trong cửa hàng thường được bên nhượng quyền thiết kế và hướng dần để cửa hàng mang tính đồng bộ: nội thất, mằu sắc, cách bài trí các kệ hàng… Sản phẩm và dịch vụ: Đối với các sản phẩm trong cửa hàng G7-Mart thì phải kinh doanh những sản phẩm mà Công ty G7 có và được phép kinh doanh những mặt hàng mà cty G7 chưa có. Ngoaig ra Cty G7 còn trang bị miễn phí phầm mền quản lý hàng hoá cho các cửa hàng, các máy móc khác như: máy đọc mã vạch hàng hoá, máy in hoá đơn bán lẻ… thì cửa hàng phải bỏ tiền ra mua. Đồng phục nhân viên: Đầy là yếu tố mang bản sắc văn hoá kinh doanh. Ở Việt Nam, đồng phục ở công sở đối với nữ thường là Áo dài và đối với nam là quần đen áo trắng hoặc cóp lê. Tuy nhiên, qua khảo sát một số cửa hàng của G7-Mart, cà phê Trung Nguyên… thì dường như nhân viên bán hàng vẫn chưa được trang bị đồng phục, hoặc có cửa hàng có, có cửa hàng không. Mặt khác, Khí hậu của các vùng, miền rất khác nhau nên yếu tố đồng phục vẫn chưa có sự đồng bộ. Đánh giá chung Những thành công Tại Việt Nam, khái niệm Nhượng quyền thương mại nghe thì rất mới nhưng trên thực tế cũng đã có gần 10 năm phát triển dù còn lẻ tẻ. Đi tiên phong là các hệ thống Nhượng quyền thương mại toàn cầu như: Five Star Chicken, Jollibe, Baskin Robbins, Kentucky Fried Chicken (KFC)… trong đó KFC được đánh giá là thành công nhất với các sản phẩm gà rán tại TP. HCM Các doanh nghiệp trong nước cũng không hẳn xa lạ với hình thức này, bằng chứng là chuỗi cà phê Trung Nguyên được nhân bản rầm rộ khắp các tỉnh thành. Hiện Trung Nguyên đã có hơn 1.000 cửa hàng hoạt động theo phương thức Nhượng quyền thương mại. Tiếp bước trung nguyên nhưng triển khai một cách cẩn trọng hơn là chuỗi Bakery của Kinh đô và mô hình phở sang trọng - Phở 24 của tập đoàn Nam An. Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện một chuỗi hàng trăm cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu G7-Mart của Trung Nguyên, tạo một bước đột phá mới trong hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại cũng như trong ngành kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam. Những hạn chế Bên cạnh những thành công thì cũng có nhiều hạn chế như nảy sinh tranh chấp về doanh thu, giữ gìn bí quyết nghề nghiệp, luật pháp chưa đầy đủ. Muốn kinh doanh Nhượng quyền thương mại phải có ít nhất hai điều kiện, đó là: Một nền tảng luật pháp đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi bên chủ thương hiệu và một hệ thống marketing tốt để xây dựng được những đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ. Hai điều này Việt Nam đều thiếu, đặc biệt là nền tảng pháp lý vì Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh rất dễ nảy sinh tranh chấp, phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu hay sẽ phá hỏng. Hệ thống càng lớn, hệ thống càng lớn người quản lý càng dễ mất quyền kiểm soát. khi đó, việc bảo vệ thương hiệu là vấn đề sống còn của bên nhượng. Ông Vũ Văn Minh – Giám đốc Vina Giầy lo ngại “Một khi thương hiệu đã được nhượng thì sẽ là của chung, nếu người kinh doanh không bảo vệ thì sẽ gây tổn thất rất lớn của doanh nghiệp nhượng quyền” vì chỉ cần một, hai đối tác làm sai quy cách sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống. Ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc thương hiệu cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nhượng quyền cho chuỗi các quán cà phê Trung Nguyên cũng đã than thở về tình trạng “giả mạo” Trung Nguyên. Hiện doanh nghiệp này có đến hơn nghàn quán cà phê nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng cũng đã có không ít trường hợp vẫn là quán cà phê Trung Nguyên, vẫn cách bày trí đó nhưng giữa chủ nhân thực sự và chủ quán chẳng có mối liên hệ nào. Ông Quang cho rằng, đây là tình trạng vi phạm bản quyền nhưng tiếc thay, khó có thể xử lý triệt để. Cũng vì lý do này, Công ty bất động sản Hoàng Quân tại TP HCM tỏ ra hết sức dè dặt khi có nhiều lời đề nghị được nhượng quyền thương hiệu Hoàng Quân và chuyển giao công nghệ kinh doanh bất động sản. “Tiêu chí nào để quản lý bên nhận chuyển nhượng và bảo vệ thương hiệu? Chúng tôi không đủ tự tin và kiến thức để triển khai nhượng quyền thương hiệu”, đại diện công ty Hoàng Quân băn khoăn. Còn đại diện liên minh HTX TP HCM Saigon Coop thì có nỗi lo toan khác: “Chắc chắn xu hướng sắp tới Saigon Coop sẽ phải chuyển sang kinh doanh theo hình thức Nhượng quyền thương mại nhưng hiện nay chưa nắm vững kỹ thuật chuyển nhượng, ví dụ như phí nhượng quyền được tính như thế nào, nên áp dụng phí chọn gói hay từng phần”. Do vậy, các nhà kinh doanh nhận định phương thức này mới và hay nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và tất cả đều mong chờ Việt Nam gia nhập WTO - sự đảm bảo tốt nhất về môi trường pháp lý cho Nhượng quyền thương mại bùng nổ. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI NGÀNH HÀNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước về nhượng quyền thương mại đối với Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Giải pháp nâng cao nhận thức và hiểu biết của về kinh doanh nhượng quyền: Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh khá mới ở Việt Nam, các kiến thức về nhượng quyền hay tài liệu bằng tiếng Việt về nhượng quyền hầu như chưa có nhiều. Do đó, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách nhằm định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trước xu thế hội nhập phải tìm hiểu, hiểu biết về kiến thức Nhượng quyền thương mại. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh Nhượng quyền thương mại. Pháp luật về Nhượng quyền thương mại thì chưa rõ ràng, quy định chưa cụ thể. trong Luật thương mại quy định rất ít về nhượng quyền. Do đó, giải pháp để khơi thông, kích thích sự phát triển Nhượng quyền thương mại là Nhà nước cần nghiên cứu và bàn hành đầy đủ và kịp thời về pháp luật Nhượng quyền thương mại. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội về Nhượng quyền thương mại. Ở Việt Nam, Mặc dù đã có sự xuát hiện của thương hiệu nhượng quyền cách từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, nhưng chưa có một hiệp hội Việt Nam nào về Nhượng quyền thương mại thành lập để hướng dân hay thông tin cho các doanh nghiệp về Nhượng quyền thương mại. Do đó, Nhà nước cần có chỉ đạo cho các Bọ có liên quan thành lập các hiệp hội về Nhượng quyền thương mại để đáp ứng nhu cầu trên. Các giải pháp khác Ngoài ra, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu để Nhượng quyền thương mại, Thành lập trung tâm xúc tiến về Nhượng quyền thương mại… Một số giải đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp Nhượng quyền thương mại. Nâng cao hiệu quả thẩm định, kiểm tra, giám sát hệ thống nhượng quyền. Muốn nâng cao hiệu quả của dự án nhượng quyền, thì các doanh nghiệp cần phải chú ý ở khâu thẩm định trước khi nhượng quyền, vì nó sẽ là bằng chứng chứng tở dự án sắp nhượng quyền có khả thi hay không, giúp cho các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin mới về đối tác. Mặt khác, khi trao Nhượng quyền cho các chủ cơ sở kinh doanh trong khu vực sẽ tạo sự tin tưởng lẫn nhau. Phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm trong hệ thống nhượng quyền. Với một đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu thị trường và hiểu biết về nhượng quyền do chính công ty trang bị đào tạo, thì việc chấp nhận thiệt hại để học hỏi mô hình là hoàn toàn có thể xảy ra. Giải pháp đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần phải có những dòng sản phẩm mang bản sắc riêng biệt do chính doanh nghiệp tự sản xuất và chỉ thực hiện phân phối trong hệ thống Nhượng quyền. Liên kết các doanh nghiệp trong nước với nhau Để cạnh tranh được với các tập đoàn lớn trên thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự liên kết, đoàn kết trong nước để tạo bàn đạp vững chắc cho khả năng cạnh tranh trên thương trường khi hội nhập. Chẳng hạn, nếu G7-Mart không liên kết các cửa hàng tạp hoá với nhau thì khả năng để cạnh tranh rất kém, nhưng nếu có sự liên kết giữa các cửa hàng tạo hoá trong nước và các nhà phân phối tạo thành một tập thể đoàn kết thì khả năng cạnh tranh của G7-Mart rất cao. Kết Luận Qua đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được cái nhìn toàn cảnh về hình thức Nhượng quyền thương mại. Từ đó có thể thấy được thực trạng về Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu được cách thức thực hiện nhượng quyền của một số mô hình nhượng quyền điển hình trên thế giới. Đây chính là cơ sở để thấy được những mặt tiến bộ cũng như những hạn chế trong quá trình vận dụng mô hình kinh doanh này ở Việt Nam, từ đó có thể rút ra được bài học kinh nghiệm từ hệ thống nhượng quyền này. Quá trình gia nhập WTO cũng đang đến gần, đây chính là công cụ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng thời cơ “đi trước”, “đón đầu”, để tăng sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Mặt khác, qua hệ thống Nhượng quyền thương mại Nhà Nước đã thấy được những yếu kem về hệ thống luật pháp ở Việt Nam, qua đó có thể nhanh chóng tự hoàn thiện đẻ hội nhâp cùng thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Franchis – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh TS Lý Quí Trung, Nhà Xuất Bản Trẻ, 2005 Luật Thương Mại Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2005 Nghị Định số 11/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ Nghị Định số 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam và Viện sở hữu Trí tuệ Liên bang Thuỵ Sỹ: Tóm tắt các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Hà Nội, 7-2002. PGS. TS Lê Trịnh Minh Châu Và các đồng giả (2004): Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Trương Hồng Việt 2001: Siêu thị - loại hình kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại ở Việt Nam. Ts. Nguyễn thị Nhiễu, Viện Nghiên Cứu Thương mại-BTM: Siêu thị-Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. NXB Lao động - Xã hội, 2006. . Các website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35748.doc
Tài liệu liên quan