Đề tài Nhượng quyền thương mại - Thực trạng và biện pháp phát triển tại Việt Nam

Muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong tình hình đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu phân theo chỉ tiêu lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, còn theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ thì nhượng quyền thương mại là phương thức phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh chính là bên nhận quyền. Điều này có thể giúp cho bên nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh bằng vốn của ngưới khác và giảm chí phí xâm nhập thị trường Hai là,mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Hình thức nhượng quyền thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, xấy dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng ở trong và ngoài nước mà không một hình thức kính doanh nào có thể làm được. Ví dụ như Mc Donald’s, tính tới thời điểm cuối năm 2007,có tổng số 31000 nhà hàng tại 119 quốc gia, trong đó có tới 78% số cửa hàng là do nhượng quyền và chỉ có 22% là cửa hàng do công ty lập nên. Ba là, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Việc mở rộng thương hiệu và sự xuất hiện ở khắp mọi nơi sẽ đưa ra hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh sẽ rất nhỏ. Giúp cho bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đặc biệt tạo dựng được hình ảnh của thương hiệu đối với khách hàng giúp cho bên nhượng quyền và nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại - Thực trạng và biện pháp phát triển tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh. Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền.Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 1/1/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Để thúc đẩy doanh nghiệp nội địa phát triển thì Chính phủ nên đưa ra những biện pháp bảo vệ ngành bán lẻ trong nước đối với nước ngoài như quy định mỗi tập đoàn chỉ được mở một siêu thị thay vì nhiều siêu thị, quy định tỉ lệ thị trường nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước Điều này đã khiến những doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam “lên cơn sốt”. Theo dự báo từ nay đến năm 2010 sẽ có ít nhất 10 tập đoàn bán lẻ trong nước có thể cạnh tranh ngang ngửa với các siêu thị 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, xuất hiện dưới nhiều hinh thức nhưng nhượng quyền thương mại là phổ biến nhất. Nhận thức về giá trị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và ý thức bảo vệ thương hiệu bằng công cụ pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, tài sản vô giá của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã có ý thức và kỹ năng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu riêng của mình song song cùng với quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp của công ty Foci, đã tiến hành bảo vệ thương hiệu thời trang Foci bằng cách không chỉ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Foci bằng cách không chỉ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Foci mà còn đăng ký sở hữu trí cho hơn 20 cái tên có thể mang lại ảnh hưởng đến Foci, chẳng hạn như Foxi, Focy, Focci,..theo số liệu thống kê Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam thì năm 2005 có 21000 nhãn hiệu nộp đơn xin bảo hộ độc quyền và đến năm 2006 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho 120000 nhãn hiệu hàng hóa trong đó có 30.000 nhãn hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam và đa số là các doanh nghiệp nhượng quyền. Rất nhiều hợp đồng nhượng quyền thương mại đã triển khai thành công. Theo báo cáo của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam số lượng nhãn hiệu số lượng nhãn hiệu thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại tăng rất nhanh. thì theo số liệu thống kê cho thấy đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng và 811 nhãn hiệu được chuyển quyền sở hữu. Năm 2006 công ty cổ phần văn hóa Phương Nam (PNBC) đã mua nhượng quyền thương hiệu của hãng Walt Disney và hiện nay đang phát triển thành công chuỗi cửa hàng cho 2 nhãn hiệu là Disney Corner (DC, chuyên kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm) và Disney Princess (DP, kinh doanh trang phục, phụ kiện danh cho bé gái ). Phương thức nhượng quyền với những ưu điểm riêng của mình đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiến hành nhận quyền nhiều hơn, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng hình ảnh của minh trên trường quốc tế với những thương hiệu có tên tuổi của nước ngoại. Hoạt động nhượng quyền thương mại đã giải quyết được bài toán xã hội về lao động và giáo dục. Phát triển mạnh ở lĩnh vực thực phẩm một lĩnh vực thu hút được nhiều lao động nhất, nhượng quyền thương mại đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục đã tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí du học của nhà nước, xã hội ; đồng thời trình độ tay nghề người dân được nâng cao. Xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải tự thân vận động, đào tạo tay nghề cho nhân viên nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa và năng lực cạnh tranh. Nếu thuê đối tác nước ngoài đào tạo thì chi phí rất lớn nên các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu theo lối thuê chuyên gia trong nước đào tạo. Còn các doanh nghiệp gia công thì do gia công chủ yếu tiến hành những khâu đơn giản không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên nhìn chung tay nghề của nhân viên không được cải thiện nhiều. chỉ có nhượng quyền thương mại nhất là doanh nghiệp Việt Nam là người nhận quyền sẽ dễ dàng hơn trong việc tham gia các khóa đào tạo bài bản, chuyên nghiệp của nước ngoài, đặc biệt là của các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đã được chứng minh trên thế giới như Mc Donald’s, KFC, Pizza Hut, Lotteria . 3.2 Những tồn tại Những tồn tại trong môi trường pháp lý -Với sự ra đời của Luật thương mại 2005, nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 và thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật quản lý,hướng dẫn hoạt động nhượng quyền thương mại đã được hoàn chỉnh -Tuy nhiên khi tổ chức vẫn còn một số vướng mắc đã phát sinh do một số nội dung trong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, cũng như việc kết nối giữa các đạo luật liên quan vẫn chưa thể liên thông do gặp phải các trở ngại mang tính kỹ thuật lập pháp. Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. -Trong điều 291 luật thương mại 2005, điều 17 và 18 Nghị định 35 bất kì doanh nghiệp nào trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ thương mại hoặc sở Thương mại. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký, bản giới thiệu về NQTM do doanh nghiệp soạn theo mẫu và các văn bản khác để xác định cơ sở pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ đối tượng liên quan hoạt động nhượng quyền .do bộ thương mại quy định tại mục II.1 thông tư 09. Bộ thương mại hoặc Sở thương mại là cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại, các điều kiện để được nhượng quyền (Điều 5 của Nghị Định 35) để quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đăng ký nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp. Do vẫn chưa có chế tài ràng buộc cụ thế đối với trường hợp bị từ chối đăng ký nhượng quyền, nên trong thực tế , những doanh nghiệp bị xét không đủ điều kiện nhượng quyền nhưng vẫn có thể tiếp tục nhượng quyền bằng cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối tác, trong đó có thỏa thuận cho phép đối tác được sử dụng thương hiệu và tổ chức kinh doanh theo phương thức hoạt động của mình. Vấn đề xây dựng, cung cấp bản giới thiệu về NQTM. -Về nguyên tắc, việc yêu cầu doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền xây dựng Bản Giới thiệu về NQTM là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền. Bản Giới thiệu về NQTM của doanh nghiệp thực chất đó là tài liệu quan trọng, còn gọi là UFOC (Uniform Franchise Offering Circular), mà Bên nhượng quyền phải cung cấp cho Bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. Do đó, Bản giới thiệu NQTM phải thể hiện đầy đủ, trung thực, chính xác mọi thông tin về Bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền và các vấn đề cơ bản liên quan đến việc ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là bắt buộc theo luật định, tài liệu này luôn đảm bảo 02 chức năng cơ bản: cung cấp chính xác thông tin liên quan đến nội dung NQTM, quảng bá cho Bên nhượng quyền. Tại Việt Nam, Bộ Thương mại cũng ban hành mẫu Bản Giới thiệu NQTM kèm Thông tư 09, có nội dung khá chi tiết gồm 02 phần và 13 mục. Tuy nhiên, Bản Giới thiệu mẫu được soạn thảo hơi cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ như chủ yếu để phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý nhà nước, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá của Bên dự kiến nhuợng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết, cụ thể như sau: -Trùng lắp tiêu đề tại Mục I Phần A và mục I Phần B. Theo nội dung được nêu, Mục I Phần A nhắm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh cùa Bên nhượng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành “Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền”, tiêu đề Mục I Phần B thành “Thông tin về tổ chức-hoạt động của Bên nhượng quyền”. -Điểm 2 Mục V Phần B nói về khả năng cho phép Bên nhận quyền có được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Thực chất đây chính là quyền của Bên nhận quyền do Bên nhượng quyền quy định, thế nhưng lại được sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền. -Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lượng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Có vẻ như những yêu cầu này can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của Bên nhượng quyền, và có thể gây ra rủi ro cho Bên nhượng quyền nếu Bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở đây, chỉ cần Bên nhượng quyền cung cấp thông tin về số lượng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt trong thời gian 03 năm gần nhất, đối với trường hợp nào đã ký kết hợp đồng mà vẫn chưa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thể là đủ. Mục X Phần B yêu cầu Bên nhượng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất. Việc cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên yêu cầu phải có kiểm toán có thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam không? Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của bên nhượng quyền phải có kiểm toán xác nhận mà thôi. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn chưa quen với việc kiểm toán, do đó thiết nghĩ chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận là được. -Mục XI Phần B có tiêu đề “Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần phải tham gia” hoàn toàn không phù hợp với nội dung thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhượng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản Giới thiệu NQTM. Do đó, tiêu đề này đề xuất nên sửa lại là “Sự cam kết, chế tài và cơ quan tài phán được lựa chọn để đảm bảo thực hiện”. Những quy định đối kháng, “dẫm chân” giữa các văn bản pháp luật liên quan -Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẩn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự. -Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 LSHTT).  Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan. -Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế hiện tại vẫn chưa có quy định chính thức trong việc xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động NQTM, Điều 24 Nghị định 35 đã liệt kê các hành vi phạm cụ thể và quy định việc xử lý được thực hiện bằng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực NQTM. Những tồn tại về phía doanh nghiệp Về phía doanh nghiệp nhượng quyền Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc xây dựng mô hình kinh doanh mẫu Điều này thể hiện ở sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Ngay cả đến một mô hình nhượng quyền điển hình như Ca Phê Trung Nguyên, ta cũng có thể nhận ra sự thiếu đồng bộ và chuẩn hóa của hệ thống này. Đó là sự chênh lệch về giá cả, chất lượng cà phê, cung cách phục vụ, cách bài trí không gian tại các cửa hàng Trung Nguyên khác nhau: có những quán rất đẹp và bề thế nhưng lại có những quán lại rất đơn sơ, khiêm tốn; có những quán máy lạnh sang trọng, phục vụ chuyên nghiệp, có quán lại rất bình dân, tay nghề kém; cùng một ly cà phê như nhau tại mỗi quán lại khác nhau. Điều đó là do trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, những yếu kém trong việc đào tạo nhân viên và xây dựng cẩm nang hoạt động Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm xây dựng hợp đồng nhượng quyền. Theo ông Trần Anh Tuấn đại diện nhóm công ty tư vân FT-Pathfinder Cónulting Group, một trong những công ty tư vấn lớn ở Châu Á chuyên về kinh doanh nhượng quyền thì hợp đồng nhượng quyền của các doanh nghiệp Việt Nam nay còn “lỏng lẻo và không toàn diện” phần lớn các hợp đồng là “nhượng quyền một phần, ví dụ như nhượng quyền phân phối sản phẩm như cà phê Trung Nguyên, cấp phép sử dụng công thức pha chế sản phẩm như quán trà T- BarCác hợp đồng “nhượng quyền một phần” này thường thiếu ràng buộc chặt chẽ đối với bên nhận quyền về tính nhất quán, đồng bộ trong việc xây dựng thương hiệu và khai thác thương hiệu. Nhận thức về giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt nam còn chưa cao. Nhận thức về giá trị thương hiệu của đa số các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã cải thiện hơn so với trươc nhưng nhìn chung vẫn chưa cao. Số nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tuy đã tăng lên hàng năm song vẫn còn ít so với tổng số nhãn hiệu có trên thị trường Việt Nam và có rất it thương hiệu có thể cạnh tranh với thương hiệu quốc tế.Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, cần phải có thời gian và chiến lược, trong khi đó các doanh nghiệp việt nam thường chỉ đi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi sản phẩm đó bán chạy trên thị trường. Hoạt động hỗ trợ bên nhận quyền của chủ thương hiệu Việt Nam chưa tốt. Nhiều chủ thương hiệu phàn nàn về việc không nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Đối với hầu hết các hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay, hoạt đông hỗ trợ bên nhận quyền chủ yếu tập trung ở việc đào tạo ban đầu, giúp đỡ xây dựng, bài trí, quảng cáo cửa hàng trước khi khai trươn, còn lại sự hỗ trợ cửa hàng thường xuyên sau khi cửa hàng đi vào hoạt động còn rất kém. Ngay cả Trung Nguyên hệ thống nhượng quyền lớn nhất của Việt Nam, cũng vướng vào nhiều vụ tranh chấp với bên nhận quyền. Chẳng hạn như trường hợp tranh chấp từ chất lượng vật phẩm hỗ trợ cho bên nhận quyền. Theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền, công ty Trung Nguyên có chính sách và nghĩa vụ hỗ trợ vật phẩm phục vụ kinh doanh cho cửa hàng của bên nhận quyền. Các vật phẩm này đều do bên Trung Nguyên tự đặt hàng sản xuất và giao cho bên nhận quyền. chi tiết các vật phẩm hỗ trợ đều được ghi thành danh sách đính kèm với hợp đồng. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế chất lượng vật phẩm hỗ trợ của Trung Nguyên đều kém chất lượng chỉ dùng được 2-3 tháng là hư hỏng. Bên nhận quyền đã nhiều lần thông báo yêu cầu thay đổi nhưng phía Trung Nguyên vẫn không trả lời khiến khách hàng phải đi mua nguồn vật phẩm thay thế từ nơi khác và tranh chấp nảy sinh. Về phía doanh nghiệp nhận quyền Các doanh nghiệp nhận quyền ở Việt Nam còn thiếu kiến thức pháp luật về nhượng quyền thương mại chưa chủ động tìm kiếm đối tác nhượng quyền. Các thuật ngữ về chuyên môn về nhượng quyền thương mại như: tài liệu UFOC, cẩm nang hoạt động, nhượng quyền phát triển khu vực, nhượng quyền đơn lẻ còn khá lạ với doanh nghiệp Việt Nam. Sự hạn chế về vốn cũng là nguyên nhân gây ra cản trở với các doanh nghiệp Việt Nam khi tìm mua nhượng quyền. Việc mua nhượng quyền của các thương hiệu nước ngoài tốn hàng triệu USD cho việc trả phí nhượng quyền và đầu tư ban đầu trong khi đa phần các doanh nghiệp Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ, lại chưa có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Bà Nguyễn Phi Vân giám đốc điều hành Gloria Jeans Coffees ở Việt Nam đã nhận định “ Vì giới hạn về năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý trong ngành nhượng quyền thương mại mà các công ty trong nước khó lọt vào “ mắt xanh” của những thương hiệu toàn cầu”. Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng mua nhượng quyền. nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm tưởng hợp đồng nhượng quyềndo bên bán soạn thảo và đã được cố định sẵn, hoàn toàn không thể thay đổi nhưng trên thực tế các điều khoản trong hợp đồng đều có thể đàm phán và điều chỉnh được vì bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam còn thiếu kiến thức và thực tiễn trong việc điều hành cửa hàng nhượng quyện. Trong quá trình triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền, nhiều bên nhận quyền tại Việt Nam còn cố tình vi phạm hoặc do năng lực quản lý kém không giữ được các chuẩn mực về phía đồng bộ của các hệ thống. Bên cạnh đó, nhiều chủ thương hiệu cũng phàn nàn rằng các bên nhận quyền tại Việt Nam không chiu hợp tác với họ trong việc quảng cáo, tiếp thị hệ thống, đào tạo huấn luyện nhân viên. Một số tồn tại khác Chủng loại, tập hợp các sản phẩm dịch vụ được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền chưa đủ lớn, chưa phong phú, đa dạng và phù hợp với kinh doanh nhượng quyền. chất lượng và giá cả sản phẩm của cơ sở nhượng quyền thiếu cạnh tranh do giá cao hơn nhiều so với giá của hàng cung loại trên thị trường và các dịch vụ khách hàng tuy cải tiến hơn trước nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức, còn nghèo nàn, không toàn diện và đồng bộ. Nhiều cửa hàng nhỏ còn không đáp ứng được tiều chuẩn về số lượng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, ghi nhãn. Số lượng hệ thống nhượng quyền tăng nhanh nhưng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, quy mô còn nhỏ, phân bố bất hợp lý và thiếu sự quản lý và điều tiết phù hợp của nhà nước và cơ quan quản lý. Hệ thống hậu cần chưa đáp ứng được yêu cầu: nhượng quyền thương mại muốn phát triển đòi hỏi một hệ thống hậu cần vật tư chuyên nghiệp như dịch vụ về ngân hàng, kế toán, tư vấn pháp lýMặc dù ở việt nam các ngân hàng đã chuyển đổi sang cơ chế giao dịch hiện đại, các công ty kế toán kiểm toán, tư vấn pháp lý đã xuất hiện khá nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được như yêu cầu so với hệ thống hậu cần ở các nước phát triển nơi mà hoạt động nhượng quyền thương mại đang phát triển mạnh. Chưa có hệ thống hộ trợ thích đáng: các cơ quan chưc năng chưa tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển và quảng bá nhượng quyền thương mại. nguồn thông tin từ các cp quan chưc năng như Bộ Công Thương, Phòng Thương Mại, Cục Sở Hữu trí tuệ Bộ khoa học và công nghệ.về pháp luật, về quy định mới của tổ chức, chính phủ liên quan đến nhượng quyền còn thiếu và chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó tại Việt Nam dịch vụ tư vấn về nhượng quyền thương mại chưa phát triển, chúng ta chưa có các hiệp hội các doanh nghiệp nhượng quyền hay hội đồng tư vấn cấp quốc gia về nhượng quyền thương mại để giúp đỡ, giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp khi bắt đầu xây dựng mô hình nhượng quyền. - Hệ thống nhượng quyền của Việt Nam chưa thiết lập được kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa chủ thương hiệu và các đối tác nhận quyền. Chính điều đó khiến cho việc duy trì chất lượng và phát triển hệ thống của chủ thương hiệu rất khó khăn. Chương 3: Những Giải Pháp Phát Triển Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam Cơ Hội Và Thách Thức để Phát Triển Nhượng Quyền Thương Mại Ở Việt Nam 1.1 Cơ hội phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Chưa bao giờ có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới xuất hiện nhiều tại Việt Nam như hiện nay như MCDonald, Lotteria, Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, KFC Nhiều thương hiệu khá thành công, số lượng cửa hàng tăng lên nhanh chóng. KFC là một ví dụ, nếu như đầu năm 2007 KFC chỉ có khoảng 20 cửa hàng trên cả nước thì đến nay đã lên đến 55 cửa hàng. Cùng với đó là các thương hiệu của Việt Nam như Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24, Nhât là gần đây, các Thương vụ, cơ quan hợp tác thương mại của những cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp cũng đã thực hiện các hoạt động thăm dò, xúc tiến liên quan đến thị trường franchise ở Việt Nam. Các nghiên cứu, đánh giá, phân tích mức độ quan tâm của nhà đầu tư Việt Nam đối với phương thức kinh doanh franchise đang được nhiều tổ chức xúc tiến thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện theo đơn đặt hàng của các hiệp hội franchise quốc tế, tập đoàn nhượng quyền xuyên quốc gia. vào ngày 18/11/2008, Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM đã phối hợp với Thương vụ Anh để tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong ngành bán lẻ của Vương quốc Anh”, thông qua đó, các tập đoàn có thương hiệu nổi tiếng của Anh quốc như BHS International, Debenhams, Marks&Spencer, Woolworths, Boots... đã giới thiệu về các dự kiến nhượng quyền thương mại vào Việt Nam kể từ sau 01/01/2009. Một đại diện của một trong những thương hiệu nói trên đã cho biết Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng, và phương thức kinh doanh theo mô hình franchise sẽ giúp họ thuận lợi hơn, tiết giảm được chi phí, dễ tiếp cận với đặc thù của xã hội Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường bán lẻ này. Trung tuần tháng 12/2008, Thương vụ Hoa Kỳ đã tổ chức hội thảo “Cơ hội kinh doanh franchise với các công ty Hoa Kỳ” tại TP.HCM và Hà Nội, nhằm giới thiệu 05 thương hiệu nổi tiếng tại Hoa Kỳ và Bắc Mỹ dự định sẽ nhượng quyền vào Việt Nam, đó là: Abrakadoodle (chuyên về giáo dục nghệ thuật sáng tạo trẻ em), Melting Pot (lĩnh vực nhà hàng ăn uống), Round Table Pizza (thương hiệu bánh piza lớn thứ 5 tại Mỹ), Sign Now (cung cấp giải pháp chỉ dẫn cho các công ty) và Carl's Jr (bánh mì kẹp thịt). Thông qua hội thảo, Thương vụ Hoa Kỳ muốn giới thiệu thế mạnh của các thương hiệu nhượng quyền của Mỹ. Và dự kiến, trong năm 2009, sẽ có hơn 15 cuộc hội thảo, triển lãm về cơ hội franchise sẽ được tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội, theo nhận định của một chuyên gia thuộc Trung tâm Tư vấn Thông tin Thương Quyền (VietFranchise Center). Nhượng quyền thương mại đang nóng lên tại Việt Nam ly do lớn nhất là Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 1/1/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.do còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối với đơn vị bán lẻ 100% vốn nước ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới). Vì vậy, các đơn vị nước ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nước để nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nước là sự am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, luật pháp Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 - 500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhượng quyền thứ cấp cho một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Luật Nhượng quyền thương hiệu mới của Việt Nam cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đặc biệt Việt Nam là một thị trường bán lẻ được xếp thứ 3 thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ USD. Bên cạnh đó còn nhiều điều kiện thuận lợi như: Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đều tăng trưởng cao cao nhất là năm 2007 với 8.5 % đứng thứ 3 Châu Á. Cho dù năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới. nhưng theo chuyên gia tư vấn nhượng quyền thương mại Albert Kong của Singapore cho biết mặc dù sức cầu nhìn chung có sụt giảm từ giữa năm 2008, nhưng thị trường Việt Nam vẫn còn nguyên mức độ hấp dẫn mà nhiều nhà thương mại trên thế giới đang muốn chen chân vào, nhất là ngành bán lẻ. Mặt khác, ông cũng cho rằng “trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, quá trình kinh doanh nhượng quyền sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn các ngành kinh tế khác, kể cả sản xuất hàng hóa và dịch vụ tài chính”. Đặc điểm vô cùng có lợi cho hoạt động nhượng quyền đối với Việt Nam là Việt Nam là một nước nông nghiệp nổi tiếng với mặt hàng nông, lâm, thủy sản và các mặt hàng ngành nghề truyền thống chính vì vậy cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho các lĩnh vực trong hệ thống nhượng quyền là rất phong phú trong khi theo Ông Ngô Dương Hoàng Thao, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhượng quyền thương hiệu Việt Nam, cũng cho rằng, thị trường franchise Việt Nam giàu tiềm năng nhưng chưa được khai phá.  Trong “bánh xe” thị phần về franchise thì ngành thực phẩm chiếm hơn 20%, những ngành khác chỉ khoảng 10%. Đây là một tiềm năng lớn - Với môi trường chính trị ổn định, vững chắc và it biến động rủi ro là điều kiện rất tốt để nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam mà không phải lo về bạo lực, xung đột sắc tộc, khủng bố. Với dân số gần 86 triệu người trong đó độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao là lực lượng lao động rồi rào cho xã hội. Đặc biệt đội ngũ dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm 65% dân số cả nước là đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng của chuỗi cửa hàng nhượng quyền thực phẩm. theo Tổng giám đốc chuỗi cửa hàng Phở 24, Lý Quý Trung nhận xét: "Giới trẻ ngày càng quen với thức ăn nhanh” là điều kiện thuận lợi phát triển nhượng quyền thương mại. 1.2 Những thách thức phát triển mô hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Sự thiếu kinh nghiệm của nhà nhượng quyền Việt Nam và kém hiểu biết Của nhà nhận quyền Sự mới mẻ của hình thức này cả về lý luận và thực tiễn làm cho các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chuỗi cửa hàng nhận quyền của mình như cà phê Trung Nguyên là một điển hình. Nhiều nhà nhượng quyền muốn phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của mình nhưng do trình độ còn kém nên họ vẫn phải loay hoay tìm hướng đi cho mình thách thức rât lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt sự xâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền đem lại nhiều sự học hỏi cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng vấn đề đặt ra trước tiên là các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam phải đối mặt thách thức rất lớn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn từ nước ngoài. Điều này làm hạn chế nhiều sự phát triển của hình thức này Bên cạnh đó thì nhà nhận quyền thì do sự kém hiểu biết nên khi làm đối tác của nước ngoài không cẩn thận sẽ rất dễ bị lừa, gặp phải đối tác làm ăn bất tín sau khi nhận phí nhượng quyền ban đầu thì bỏ chốn. nhiều nhà nhận quyền còn phi phạm hợp động đã kí kết dẫn đến những tránh chấp giữa hai bên điều này có thể do nhà nhận quyền cố tình làm thế vì lợi nhuận như hệ thống bài trí, biển hiệu, phong cách phục vụ khách hàng cũng có thể do họ không biết nhưng nhin chung đều làm ảnh hưởng tới sự phát triển và mở rộng hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam. Nạn vi phạm về sở hữu công nghiệp Nhiều cơ sở kinh doanh tự treo biển hiệu và sử dụng thương hiệu của chủ thương hiệu khi chưa được sự cho phép của nhà nhượng quyền, gây thiệt hại về vật chất và uy tín của chủ thương hiệu. nhất là khi bán những mặt hàng kém chất lượng cùng với thái độ phục vụ không ra gì sẽ Ảnh hưởng tới chủ thương hiệu và những nhà nhận quyền khác, không cận thận có thể làm cho hệ thống nhượng quyền bị sụt đổ vì mất khách hàng. Bên cạnh đó còn việc làm hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại nhiều cho cả bên nhận và nhượng quyền thương mại và người tiều dùng trong khi chế tài xử phạt chưa có tính chất răn đe Kênh thông tin liên lạc còn kém phát triển Thách thức lớn nhất đối vợi việc nhận quyền từ các thương hiệu quốc tế chính là kênh thông tin liên lạc giữa nhà nhận quyền và nhượng quyền. đối với những thương hiêu quốc tế lớn và nổi tiếng thì họ phải có văn phòng đại diện tại mỗi quốc gia nhưng do thông tin liên lạc còn kém nên ảnh hưởng nhiều tới việc quản lý của bên nhận quyền phát hiện những sai xót hay gian lận trong việc đóng phí của bên nhận quyền hay những vấn đề của bên nhận quyền cần sự giúp đỡ của nhà nhượng quyền những lúc cấp bách hạn chế sự xâm nhập của thương hiêu quốc tế vào thị trường Viêt Nam. Còn việc mở chuỗi cửa hàng bán lẻ thì gặp phải những khó khăn nhất định do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, các yếu tố về nguồn hàng, địa điểm thuê mướn hay đặc điểm hệ thống phân phối hay nguồn nhân lực thiếu và yếu. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2.1 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước và cơ quan chức năng Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại. Các quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay đã được xây dựng theo hướng ngày càng phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới. Cho tới thời điểm này, luật thương mại Việt Nam 2005 đã điều tiết hoạt động nhượng quyền thương mại. Về cơ bản đây là một dấu hiệu đáng mừng, tạo được hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài và hoạt động trong khuôn khổ một quốc gia. Tuy nhiên hệ thống luật pháp vẫn còn tồn tại một số chưa phù hợp và chưa đáp ứng được so với yêu cầu của quốc tế vì thê: Thứ nhất. Cần xóa bỏ sự chồng chéo giữa các quy định pháp lý. Việc quản lý nhượng quyền thương mại chỉ nên đưa về một mối là Bộ Công Thương để đơn giản hóa mọi thủ tục đăng ký. Pháp luật cũng phải rõ ràng, được thực hiện nhất quán trong cả nước chứ không thể để pháp luật không rõ ràng, được giải thích và vận dụng khác nhau, chồng chéo lên nhau như hiện nay. Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần sớm ban hành mức thuế, cách tính thuế đối với phí nhượng quyền và các khoản thu liên quan đến nhượng quyền cũng như những quy định sử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quền thương mại. Thứ ba, cần điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đối với một số quy định theo đúng chuẩn mực quốc tế nhưng chưa phù hợp với bối cảnh và điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay ( như quy định kiểm toán đối với doanh nghiệp nhượng quyền), nhà nươc nên cân nhắc cơ chế áp dụng có thời hạn. Hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ Hoạt động nhượng quyền thương mại luôn gắn với một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, có thể là nhãn hiệu, tên thương mại hoặc bí mật kinh doanh. để Luật SHTT đi vào cuộc sống cũng rất cần nâng cao trình độ về SHTT cho đội ngũ cán bộ thẩm phán chuyên trách. Việc xây dựng Luật theo hướng giảm bớt biện pháp hành chính sang tăng tố tụng dân sự tại toà án là một bước chuyển đổi quan trọng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hành lang pháp lý về SHTT và một số điều kiện khác ở Việt Nam hiện nay, việc giải quyết tại toà án sẽ gây không ít khó khăn cho các chủ sở hữu và sẽ nảy sinh những tranh chấp pháp lý mới. Do đó các chủ sở hữu vẫn chọn biện pháp hành chính vì vừa nhanh, vừa đỡ tốn kém hơn. Ngay cả khi đã ra được quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì các cơ quan thực thi cũng chưa thể vận dụng các văn bản pháp lý về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHTT được. Bởi lẽ Luật SHTT cho phép mức xử phạt tối đa từ 1-5 lần giá trị hàng hoá vi phạm. Trong khi đó, nhiều vụ vi phạm có giá trị hàng hoá rất lớn, thậm trí tới hàng tỷ đồng, nhưng căn cứ theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì mức phạt tối đa chỉ đến 100 triệu đồng. Mức phạt như trên thì quá nhẹ đối với những hợp đồng hàng tỉ đồng không có tác dụng răn đe, phòng ngừa các hiện tượng vi phạm. Các cơ quan chưc năng cần có nhựng quy định khắt khe hơn, thậm trí xử phạt hình sự đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Bên cạnh đó nhà nước cấn phối hợp với cơ quan chức năng như cơ quan thế, công an kinh tế, cơ quan quản lý thị trường trong việc kiểm tra giám sát thị trường nhằm xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh hàng giả hàng nhái nhãn hiệu, ăn cắp hoặc tự ý sử dụng nhãn hiệu, bảng hiệu của các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại mà chưa được phép. Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam Thứ nhất: Hiện tại, Bộ Công thương là cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên theo cá nhân tôi, bấy nhiêu thôi thì chưa đủ và chưa kích thích được sự hình thành và phát triển mô hình này tại nước ta, nhất là những thương hiệu “ Việt” chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mực và mô hình trung là manh mún. Nên để từng bước phát triển thì chúng ta cần phải thành lập một tổ chức chuyên sâu để hỗ trợ và phát triển lĩnh vực này, chẳng hạn “Hiệp hội phát triển nhượng quyền Việt Nam” hay và từng bước đưa những kiến thức này vào các trường đại học thông qua giáo trình giảng dạy, tài liệu nghiên cứu cho sinh viên cũng như tạo điều kiện hơn nữa cho các chương trình hội chợ về nhượng quyền nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu và quan tâm đúng mức cũng như có sự hỗ trợ kịp thời Và thực tế cho thấy, điều này đã và đang phát huy rất hiệu quả ở các số nước. Ví dụ như các nước trong khu vực Đông Nam Á đang làm (Thái Lan, Malaysia ). Thứ hai: Chính phủ cần phải có Ngân sách trợ giúp phát triển bước đầu nhằm đảm bảo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc áp dụng và triển khai mô hình này. Thông qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài. Vì thực tế cho thấy, có rất nhiều thương hiệu “Việt” khi tham gia thị trường nước ngoài thì đã bị các nhà phân phối độc chiếm và gằn với những thương hiệu của nhà phân phối, chẳng hạn như các sản phẩm thuỷ sản, chế biến gỗ của Việt Nam và cũng nhiều người cho rằng đấy là hình thức mà các doanh nghiệp trong nước chỉ gia công mà thôi. Thêm vào đó, đối với đặc thù của nước ta thì mô hình nhượng quyền này còn có thể vận dụng và kết hợp hiệu quả hơn khi thực hiện cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại, phân phối, du lịch đây là những lĩnh vực mà hình thức này phát triển rất mạnh, mà hiện đang có tầm và quy mô rất lớn trong số các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi theo hình thức cổ phần hoá từ nay cho đến 2010. Thông qua phương pháp này nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các thương hiệu mà các doanh nghiệp nhà nước đang có. Đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc xác định và tính toán giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá mà trong đó có một phần giá trị được cho là “Giá trị lợi thế vị trí địa lý” từ các lô đất ở khu vực đô thị. Cải thiện cơ chế cung cấp thông tin về nhượng quyền thương mại Theo các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin về thị trường Việt Nam đang là khó khăn lớn nhất không chỉ riêng đối với họ do Việt Nam thiếu một cơ chế về cung cấp thông tin như một dịch vụ hành chính. Đã đến lúc chính phủ cần quy định các doanh nghiệp tham gia vào mô hình nhượng quyền thương mại phải cung cấp thông tin đầy đủ về hệ thống nhượng quyền của mình. Bên nhượng quyền cũng cần phải cung cấp đầy đủ hồ sơ UFOC ( chứa đựng các thông tin về doanh nghiệp và hệ thống cũng như quy định nhượng quyền) cho đối tác nhận quyền trong lần gặp gỡ chính thức đầu tiên và những hỗ trợ cần thiết khác về thông tin trong quá trình nhận quyền. Ngoài ra, nhà nước cần phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo, khóa đào tạo để tăng cường tuyên truyền và giới thiệu về nhượng quyền thương mại. Thành lập hiệp hội nhượng quyền cấp quốc gia Hiệp hội nhượng quyền thương mại là một tổ chức không thể thiếu khi một quốc gia muốn thu hút nhượng quyền thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển theo mô hình này. Hiệp hội này sẽ đóng góp chức năng rất lớn là làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nhượng quyền trong và ngoài nước cũng như các đối tác tiềm năng; hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền giải quyết những khó khăn liên quan đến lĩnh vực này cũng như hỗ trợ về mặt tài chính, chuyên môn; xúc tiến các hoạt động hội chợ, triển lãm về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước quảng bá thương hiệu của mình và tìm kiếm đối tác nhận quyền.Vì vậy, việc thành lập hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam là rất cần thiết và nhà nước cần có những hỗ trợ cần thiết để hiệp hội hoạt động tốt. 2.2 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhượng quyền thương mại Để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng môt hệ thống các qui trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ cho hệ thống nhượng quyền của mình. Trước tiên doanh nghiệp cần hiểu chất lượng chuyển giao là chất lượng của toàn bộ các yếu tố ngắn hạn được chuyển từ nhà nhượng quyền cho nhà nhận quyền từ lúc khởi nghiệp. Chất lượng chuyển giao tập trung nhận diện và nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của nhà nhận quyền trong việc khởi nghiệp, cụ thể là xem xét các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc khởi sự và quản lý của nhà nhận quyền cho phù hợp và hiệu quả. Thông thường, các yếu tố này thường được nhà nhượng quyền thể hiện trong hồ sơ nhượng quyền và cụ thể hoá trong hợp đồng nhượng quyền. Trong đó, cả hai bên cam kết thực hiện hàng loạt các cam kết nhằm tối đa hoá lợi ích của hai bên. Chất lượng chuyển giao thường được quan tâm nhất là chất lượng của sản phẩm cung ứng, mô hình kinh doanh, thời gian hoạt động, qui trình đào tạo, vấn đề về cấp phép, thời gian cung cấp hàng hóa - dịch vụ, về quyền phân phối, độc quyền, phí chuyển nhượng, phí vận hành hàng tháng, hiệu quả của các chương trình tiếp thị, kinh doanh và những hỗ trợ khác như vận hành, tài chính, tiếp cận và cung cấp thông tin hệ thống, bí quyết kinh doanh, các qui định bắt buộc nhà nhận quyền tuân theo, thương hiệu, các qui trình kinh doanh, qui trình huấn luyện, khả năng phát triển kinh doanh của nhà nhận quyền, thái độ tham gia huấn luyện, cam kết thanh toán của các nhà nhận quyền, cam kết của nhà nhận quyền về tính đồng nhất và minh bạch trong kinh doanh Chất lượng quan hệ là chất lượng của các yếu tố niềm tin, sự cam kết, sự tranh luận, mối quan hệ, hợp tác và rất nhiều các yếu tố “mềm” khác được xây dựng và phát triển trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học trên thế giới, chất lượng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho cả hệ thống. Trong khi chất lượng chuyển giao được qui định rất rõ bằng các thước đo cụ thể trong ngắn hạn thì chất lượng quan hệ được xây dựng xuyên suốt trong suốt thời gian tồn tại của hệ thống hay trong dài hạn. Vì vậy, có thể thấy rằng muốn phát triển một cách bền vững hệ thống theo hình thức nhượng quyền thương mại, cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hệ. Vì bản thân hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển cần có sự cam kết của cả nhà nhượng quyền và nhận quyền trong một thời gian dài, từ đó sẽ gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành của khách hàng. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Vì vậy, dưới góc độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, nhà nhượng quyền cần cân nhắc hệ thống các giải pháp sau: - Trước hết, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn thật rõ ràng và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm khác biết vể địa lý, văn hóa Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dễ dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu. Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể module hoá dễ dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai. - Hai là cần xây dựng Hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới. - Ba là xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính sách từ nhà nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ nhà nhuợng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. - Bốn là chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Bài học của Starbuck, MacDonald là những minh chứng cụ thể cho sự khác biệt này. Do vậy, trong những lúc như vậy, vai trò của nhà nhượng quyền cần được thể hiện hơn bao giơ hết. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực. - Năm là đào tạo, và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanhtừ nhà nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã cung cấp những nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển. Hình thức kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Thực vậy, niềm tin sẽ tạo cho các nhà nhận quyền sư tin tưởng vào nhà nhượng quyền và vào hệ thống mà mình là một thành viên. Sự cam kết sẽ làm cho hệ thống được vận hành đúng và qui chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào. Sự cam kết và niềm tin sẽ có được và phát huy hiệu quả của nó thông qua quá trình hợp tác và thông qua một văn hóa trung thực, giàu khát vọng. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong một năm, hai năm mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng cho mình hê thống các giải pháp để không những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và phát triển trong dài hạn. Góp phần tô điểm cho bức tranh sống động của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mới. 2.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhận quyền thương mại Doanh nghiệp nhận quyền nắm rõ thông tin của nhà nhượng quyền Doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền (franchisor) như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới...tìm hiểu thông tin nhà nhượng quyền qua tài liệu UFOC do phía chủ thương hiệu cung cấp.tuy nhiên cần phải hỏi thêm ý kiến các chuyên gia, nhà tư vấn và nhiều nguồn khác. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai. Nghiên cứu thị trường mục tiêu Doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào? Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác. Nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền Cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên... Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác. Nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền Cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam. Hiểu rõ các cam kết và nghiêm túc tuân thủ các cam kết Doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình. Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền, mà còn cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh. Kết Luận Nhượng quyền thương mại đã được chứng mình là một phương thức kinh doanh hiệu quả đối với hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đem lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. nó còn là phương thức kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khung hoảng kinh tế của thế giới. Nhượng quyền thương mại đã phát triển ơ Việt Nam gần 20 năm nay nhưng nó cũng đã chứng minh được tính ưu thế của mình và đang ngay càng phát triển mạnh trong thời gian tới. Nhưng hiện tại vẫn chưa xứng với tiềm năng của nước ta vì vậy việc nghiên cứu đề tài đóng góp nâng hiệu quả hoạt động nhượng quyền thương mại. những đóng góp của đề tài nghiên cứu là: Đã giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về nhượng quyền thương mại giúp cho doanh nghiệp hiểu được và lợi ích của nó mang lại cũng như những rui ro cơ bản có thể gặp phải. Đã đề cập được đến những văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại tai Việt Nam. Tìm hiểu phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại nước ta chỉ ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại kìm chế sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời gian qua. Trên cơ sở những lý luận và những tồn tại để xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu nghiên cứu cung như kinh nghiệm của người viết đã không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.Để Hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đặng Đình Đào đã hướng dẫn tận tình. Tài liệu tham khảo Nhượng quyền thương mại và cấp li-xăng. Hai phương thức tăng trưởng hiệu quả bất chấp những biến động kinh tế. Tạp chí phát triển kinh tế số 216 và 219 Luật thương mại năm 2005 Bộ thương mại – thông tư số 09/2006/TT – BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Nghị định số 11/2005/NĐ – CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp Nghị định số 35/2006/NĐ – CP quy định tri tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại Quyết định số 106/2008/QD – BTC về lệ phí đăng ký nhượng quyền thương mại một số website - www.vietfranchise.com - www.news.vibonline.com.vn - www.vietbao.vn - www.nciec.gov.vn - - - www.saga.vn - www.dantri.com.vn - - www.smenet.com.vn - www.mof.gov.vn - www.lantabrand.com - www.luatvietnam.vn - - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1977.doc
Tài liệu liên quan