Đề tài Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay

Việc thực hiện chuyên môn hóa,phân công lao động phù hợp làm tăng hiệu quả,năng suất,tiết kiệm thời gian,nâng cao chất lượng sản phẩm • Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện. Có hai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động cá biệt là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí nghiệp, cơ sở.Ví dụ sản xuất ra cái thì cần người cưa, người bào, người đục.Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất. Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặc mua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa. Thứ hai, Phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện .mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy. Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm đó được gọi là hàng hóa. • Phân công lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, đồng thời mỗi bước tiến của sự phân công lao động xã hội lại có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển, lực lượng sản xuất của xã hội phát triển lại tạo ra năng suất lao động xã hội cao, thúc đẩy cao, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất diễn ra mạnh hơn. Bởi bậy xã hội hoá sản xuất vừa là tiền đề vừa là kết quả của phân công lao động xã hội. Xã hội hoá sản xuất cao chính là cái đảm bảo cho phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa chiến thắng phương thức sản xuất cũ.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
billion) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số - Total 15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770 Chi cho xây dựng cơ bản Capital Expenditure   2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530 Chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo Regurar expenditure 10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240 Kinh phí CTMT giáo dục và đào tạo National target program 600 600 710 970 1250 1770 2970 3380 Chia ra - Of which: * Giáo dục For education 415 495 725 925 1305 2328 2333 Dạy nghề Vocational training 90 110 130 200 340 500 700 Trung học chuyên nghiệp Professional Secondary Education 20 25 30 35 35 37 50 Đại học và cao đẳng Higher education 75 80 85 90 90 105 297 * Chương trình mục tiêu. Nguồn: Tổng cục thống kê Trên thực tế, tính theo thu nhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước chi cho giáo dục cao nhất thế giới : trung bình hàng năm khoảng 8% GDP/năm, ở Mĩ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%... ; nếu tính theo thu nhập hộ gia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa.Ví dụ Trung Quốc, họ chi trung bình cho một học sinh là 332 $US một năm, so với Việt Nam là 227 $US. Tất nhiên so sánh này cũng còn khập khiễng vì thu nhập trên đầu người Trung Quốc gấp 3 Việt Nam (2 055 $US so với 643 $US), và giá cả cao hơn Việt Nam khoảng 20%. Nhưng như vậy cũng cho thấy là về con số tuyệt đối, sau khi điều chỉnh giá, Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho giáo dục của họ. Bên cạnh đó có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính như việc miễn học phí và trợ cấp cho sinh viên có gia đình thuộc diện đối tượng chính sách, cho sinh viên nghèo vay tiền ngân hàng để chi cho học tập. Chính phủ sẽ dành 4 tỷ USD tạo một quỹ cho người Việt Nam đủ tiêu chuẩn được duyệt đi học. Sau 1 năm triển khai, 2007-2008 số sinh viên được vay đã tăng từ 100.000 lên hơn 750.000 (tăng gấp hơn 7 lần), khẳng định không có học sinh- sinh viên nào phải bỏ học vì không có điều kiện đóng học phí. Tổng số tiền cho vay là gần 5.300 tỷ đồng, trong đó 1,7% số học sinh được vay thuộc diện mồ côi; 16,5% thuộc gia đình nghèo; 67% cận nghèo và 14% là gia đình có hoàn cảnh khó khăn. II.2. Đầu tư cho hệ thống giáo dục. Việt Nam có hệ thống giáo dục tương tự hệ thống giáo dục của hầu hết các nước châu Á. Chính phủ quản lý các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ; tỉnh thành phố quản lý giáo dục trung học ; quận huyện quản lý giáo dục tiểu học. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp (theo chương trình 3 năm), giáo dục đại học và cao đẳng (3-5 năm) ; cuối cùng là giáo dục sau đại học (từ 3-5 năm) . II.2.1. Đầu tư giáo dục mầm non. Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao vai trò của Gia đình trong chức năng giáo dục trẻ em (thông qua hàng loạt các chương trình, chính sách như: Chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2001-2010, luật giáo dục....) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 đã được phê duyệt theo quyết định số 149/2006/QD-TT ngày 23-5-2006 của thủ tướng chính phủ Nhà nước chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu thực tế. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong giai đoạn 1999-2007 số lượng các trường mầm non tăng lên 20%, từ 9.598 đến 11.509 trường và đến 2009 con số này là 12190 trường . Không chỉ số lượng giáo viên tăng lên, mà chất lượng giáo viên cũng đã được nâng cao hơn trước (nhiều trường đại học, cao đẳng đã thực hiện chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non). II.2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông. Đầu tư xây dựng mạng lưới trường phổ thông đã được tương đối ổn định. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn trường tiểu học và trung học cơ sở; hầu hết các xã đã có trường tiểu học; phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Các địa phương bắt đầu chú ý quy hoạch mạng lưới trường gắn với quy hoạch kinh tế xã hội. Các trường ngoài công lập đang hình thành và phát triển mạnh. Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh huyện được củng cố; hầu hết các bản làng ở vùng núi cao, vùng sâu đã mở lớp học. Loại hình trường bán trú đang phát triển mạnh. Hiện nay đã có 239 trường dân tộc nội trú, đảm bảo điều kiện học tập, ăn ở nội trú cho 45 nghìn học sinh dân tộc. Số trường phổ thông trong cả nước tăng liên tục. Năm học 1999-2000 cả nước có 23960 trường phổ thông thì năm học 2006-2007 có 27595 trường , tăng 15,17%, năm học 2008-2009 có 28144 trường. II.2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng Hệ thống giáo dục đại học của Việt  Nam áp dụng mô hình của Liên Xô cũ, từ sau khi đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam đến nay Việt Nam đã có 322 trường đại học và cao đẳng trong đó 275 trường công lập và 47 trường ngoài công lập. Hầu hết các tỉnh đều ít nhất có một trường đại học. Để có được số lượng này một mặt do nhu cầu học đại học gia tăng, một mặt do ở các tỉnh, thành phố đều có chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục đại học. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất cho các trung tâm, viện, trường đại học có uy tín quốc tế đầu tư vào khu công nghệ cao (Q.9). Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm đến những mặt hạn chế trong việc đào tạo - giáo dục bậc đại học – cao đẳng ở nước ta: ·        Những năm gần đây tốc độ phát triển quy mô đào tạo đại học và cao đẳng quá nhanh so với các điều kiện dạy và học. Tỷ lệ bình quân số sinh viên so với giáo viên của ta hiện nay đang quá tải (26,5 sinh viên/giáo viên), là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo giảm thấp. Một số trường đại học phát triển quy mô quá mức, thiên về lợi ích kinh tế (nhất là hệ tại chức). Một số trường đại học dân lập tuyển sinh quá mức cho phép, vượt xa các điều kiện bảo đảm việc dạy và học, tổ chức quản lý đào tạo lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao. Quy mô một số trường đại học của nước ta còn quá lớn : Ø     Đại học Quốc gia TPHCM : 81.000 Ø     Đại học Kinh tế TPHCM    : 34.000 Ø     Đại học Huế                        : 81.000 Ø     Đại học Đà Nẵng                : 52.000 Trong khi đó ở Mỹ, đại học lớn nhất là Arizona State cũng chỉ có khoảng 52.000 sinh          viên. Các trường đại học hàng đầu chỉ khoảng 15.000 sinh viên. ·        Cơ cấu đào tạo mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, người học dồn nhiều vào bậc đại học và một số ngành nghề có nhu cầu trước mắt, không có sự hướng dẫn, điều chỉnh của Nhà nước về ngành nghề đào tạo. Trong đào tạo mất cân đối theo vùng và lãnh thổ, học sinh tốt nghiệp đại học tập trung xin việc ở thành phố và đồng bằng, nhiều trường hợp làm việc trái nghề. Trong hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 5/1/2008, cả nước chỉ có 25 trường, có tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng nghề, trên 60%. ·        Cơ sở vật chất của ngành giáo dục đào tạo mặc dù đã được chú ý đầu tư, nhưng so với nhu cầu nâng cao chất lượng thì ở mức rất thấp, đặc biệt là thiếu thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, thư viện nghèo nàn, thiếu ký túc xá cho học sinh, sinh viên. Sự tăng cơ sở vật chất thấp xa so với tăng quy mô học sinh, sinh viên. ·        Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, “thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao” và “nhiều chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành". Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hoá, ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới. Sự hẫng hụt về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản”. 2.2.2.4. Đào tạo  cho giáo dục sau đại học Để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ từ trình độ đại học trở lên, đạt chuẩn quốc tế tại cơ sở nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, mỗi năm đề án 332 (Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”) tuyển 400 chỉ tiêu, trong đó 50% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, cử nhân và 10% thực tập khoa học đi đào tạo ở nước ngoài. Đối tượng được cử đi đều là những cán bộ, sinh viên xuất sắc, trải qua các vòng thi tuyển và đáp ứng đủ yêu cầu ngoại ngữ. Theo thống kê năm 2005 của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 38.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại hơn 20 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó gần 20% du học bằng ngân sách Nhà nước. 2.2.2.5. Đầu tư cho hệ thống dạy nghề Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho dạy nghề từ nay đến năm 2010 dự kiến khoảng 7.000 tỉ đồng. Hệ thống các trường dạy nghề cũng sẽ được nâng cấp để đến năm 2010 có 40 trường chất lượng cao, 3 trường tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và có khoảng 7,5 triệu LĐ được qua đào tạo nghề. Trong những năm gần đây, số trường trung học chuyên nghiệp không tăng hoặc tăng không đáng kể. So với năm học 2005-2006, năm học 2006-2007 số trường dạy nghề giảm đi. Trước vấn đề này, đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 50% vào năm 2010 và 75% năm 2015 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm xóa bỏ tình trạng “thừa thầy thiếu thợ “ hiện nay, tăng cường số lượng công nhân có tay nghề cao. Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo.Đến nay trong cả nước có 2052 cơ sở dạy nghề (trong đó có 62 trường cao đẳng nghề, 235 trường trung cấp nghề). Số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 789 cơ sở dạy nghề công lập. 2.3. Đầu tư tạo việc làm. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế phát triển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, trong những năm qua công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động đã thu được nhiều kết quả khả quan. 2.3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động Vai trò của nhà nước chuyển tự tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Trong những năm qua đã có sự lồng ghép hiệu quả với chương trình phát triển  kinh tế xã hội khác, thực hiện các dự án vê tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo và tự tạo việc làm cho từ 300-350 nghìn lao động trên năm. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm có mục tiêu hỗ trợ những người lao động tự tạo việc làm, tính đến năm 2007 tổng nguồn vốn cho vay lên trên 2.900 tỷ, tạo ra 25-30% việc làm được giải quyết mỗi năm. Tuy nhiên ngân sách đầu tư cho phát triển tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu hàng năm, bình quân mỗi năm chưa tới 300 tỷ, chỉ đáp ứng được 35-40% nhu cầu vay vốn tạo việc làm cho nhân dân. Suất đầu tư cho mỗi chỗ làm việc trong thực hiện cấc dự án cho vay theo chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo thấp nên chất lượng của giải quyết việc làm theo các dự án đạt được chưa cao. Nhà nước đã thực hiện vai trò bà đỡ thông qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với người lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư ... góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thị trường. Đến nay đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người. Các hội chợ việc làm, tháng tạo việc làm, sàn giao dịch việc làm được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là những trang thông tin chuyên về việc làm như www.vietnamworks.com.vn đã tích cực gắn kết người lao động và người sử sụng lao động. Đối với nhà khoa học công nghệ, nhất là với những tài năng đỉnh cao, để tạo việc làm cho họ phải cung cấp được tài chính và tạo những điều kiện làm việc cần thiết như cung cấp thông tin, trang thiết bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Tuy nhiên nguồn tài chính này nếu chỉ đơn giản là do nhà nước cấp để cho các nhà khoa học nghiên cứu mà không có đơn đặt hàng từ phía sản xuất thì việc nghiên cứu đó sẽ không đem lại hiệu quả thực. Ø     Thống kê cho thấy, hiện nay đầu tư cho Khoa học - Công nghệ ở Việt Nam chiếm 0,56% GDP so với 1% của Trung Quốc và 5,5% của Hàn Quốc và có năm (2005-2006) cũng không chi hết số tiền này. Ø     Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (tháng 9/2005) hay gọi là ”khoán 10 trong khoa học công nghệ”. Nghị đinh này cho phép ngoài việc thực hiện các chức năng chính là nghiên cứu như trước đây, khi đăng ký chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các tổ chức khoa học công nghệ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh như một doanh nghiệp. Đây được coi là bước chuyển lớn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ để họ tự thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu của mình để góp vốn liên doanh qua đó họ có điều kiện để nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ 2.4. Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động 2.4.1. Đầu tư toàn xã hội Muốn tạo việc làm phải tăng vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh vì phát triển lao động mà không có vốn đầu tư thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giảm xét từ góc độ kinh tế. Theo báo cáo của bộ kế hoạch và dầu tư giai đoạn 2005-2010 để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động hiện có cần lượng vốn đầu tư ít nhất sấp xỉ 50 tỷ USD. Để có được lượng vốn lớn như vậy phải tạo vốn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó nhà nước phải có chính sách hấp dẫn, tin cậy để thu hút nguồn vốn trong nhân dân, nước ngoài dưới nhiều hình thức. Ø     Trong những năm gần đây tỷ lệ tiết kiệm nội địa so với GDP tăng nhanh và ổn định ở mức 31% - 33% (đây là cũng là mức tiết kiệm của Nhật bản trong giai đoạn bùng nổ kinh tế ). Ø     Bên cạnh đó để thu hút vốn đầu tư trước tiếp FDI chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách thủ tục đầu tư, ban hành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, cùng với luật đầu tư nước ngoài được ban hành đã biến Việt Nam thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã thu hút mới 772 dự án với 46,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bằng 79,2% về số dự án và tăng gấp 5 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI giải ngân được đạt trên 7 tỷ USD, tuy thấp hơn so với vốn đăng ký nhưng tăng tới 32,1% so với cùng kỳ năm 2007 và là mức cao nhất kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đến nay. 2.4.2. Xuất khẩu lao động Để giải quyết sức ép việc làm trong nước, phát triển thu nhập cho người lao động, nhà nước đã tiến hành các chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Ở một số địa phương đã phối hợp cùng các ngân hàng tiến hành cho người lao động đi vay tiền để xuất khẩu. Ví dụ người lao động sẽ được vay 20 triệu để đi Malaysia với thu nhập trung bình 4 triệu/tháng.Theo thống kê, hiện nay, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài nhiều nhất là Malaysia là trên 100 nghìn người, trong đó một số nghề thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Thứ hai là Đài Loan có trên 90 nghìn người có thu nhập lên tới 300 – 500 USD/tháng và sau đó là Hàn Quốc có trên 30 nghìn,  thu nhập bình quân của lao động khoảng 900 - 1000 USD/tháng. 2.5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động 2.5.1. Tiền lương Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trước chủ lao động, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều quy định định mức lương tối thiểu cho lao động. Khác với các nước trên thế giới áp dụng một mức lương tối thiểu chung cho cả nước thì chúng ta phân biệt mức lương tối thiểu ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu giữa 2 khu vực này tạo ra lợi thế tương đối về chi phí của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Đây là sự ưu đãi của chính phủ dành cho các doanh nghiệp trong nước khi sức cạnh tranh của chúng còn yếu, tuy nhiên 2 mức lương tối thiểu này sẽ dần được tăng lên theo hướng mức tăng ở doanh nghiệp trong nước tăng nhanh hơn mức tăng ở doanh nghiệp FDI. Dự kiến đến năm 2012, 2 mức lương này sẽ được thống nhất theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO. Lương tối thiểu ở Việt Nam có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh. Nếu như ở các nước, lương tối thiểu gắn với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dựa trên những thay đổi về chỉ số giá sinh hoạt, thì ở Việt Nam, lương tối thiểu còn là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc. Mục đích của nhà nước là  rất rõ ràng, đó là tạo ra sự công bằng hơn cho tất cả mọi đối tượng hưởng lương, nhưng điều đó lại tạo ra sự mất linh hoạt trong cơ chế điều chỉnh lương, đặt lên vai ngân sách nhà nước một gánh nặng quá lớn. Bảng 5: Mức lương tối thiểu chung áp dụng từ 1/1/2008 Đơn vị :đồng/tháng Hà Nội, TP HCM Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu (*) Địa bàn khác Doanh nghiệp trong nước 620.000 580.000 540.000 Doanh nghiệp nước ngoài 1.000.000 900.000 800.000 (*) Các huyện thuộc TP Hải Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Mức lương tối thiểu vùng 1/1/2010: Mức lương tối thiểu chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công tiền lương và mức sống tại mỗi vùng. Cụ thể mức lương tối thiểu tại từng vùng dùng để trả công đối với người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp trong nước được quy định tại Nghị định 97/2009/NĐ-CP,lần lượt như sau: Vùng I là 980.000 đồng/tháng; Vùng II là 880.000 đồng /tháng; Vùng III là 810.000 đồng/tháng;Vùng IV là730.000đồng/tháng. Đối với lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Nghị định 98/2009/NĐ-CP, Vùng I: 1.340.000 đồng/tháng; Vùng II: 1.190.000 đồng/tháng; Vùng III: 1040.000 đồng/tháng; Vùng IV: 1.000.000 đồng/tháng Hiện nay, thị trường lao động trong khu vực nhà nước có một số vấn đề cần giải quyết: sự bảo hộ về cạnh tranh, sự thiếu ràng buộc về ngân sách, và việc đảm bảo việc làm vĩnh viễn đã dẫn đến tình trạng tuyển quá nhiều lao động so với mức cần thiết,nhiều doanh nghiệp quốc doanh trả lương cho công nhân rất hậu và thường cao hơn nhiều so với hiệu quả công việc của họ. Tiền lương có xu hướng bình quân hơn: trả lương quá cao cho lao động không có trình độ chuyên môn cao, đối với lao động có trình độ chuyên môn cao lại trả lương thấp hơn khu vực ngoài quốc doanh. Điều này dẫn đến hiện tượng ”chảy máu chất xám” đối với các lao động có trình độ cao từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, các hợp đồng lao động quá chặt chẽ không những làm cho chi phí kinh doanh tăng thêm mà còn giới hạn quyền của người chủ sử dụng lao động trong quá trình thuê, sử dụng, sa thải và tổ chức lao động. 2.5.2. Bảo hiểm Pháp luật Việt Nam đã quy định mọi tổ chức thuê lao động phải có nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động mà tổ chức đó thuê. Tuy nhiên việc trốn, nợ bảo hiểm xã hội vẫn còn xảy ra thường xuyên, theo một cuộc khảo sát việc thực hiện chính sách lao động và BHXH tại 12.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP.HCM cũngchỉ có 1.530 đơn vị đã thực hiện trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động, chiếm tỷ lệ chưa tới 13%. Có đơn vị 8 lao động  cũng nợ tiền trên 400 triệu. Việc mua bảo hiểm cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp giúp ổn định được tâm lý của người lao động, bảo đảm nguồn tài chính vững mạnh của doanh nghiệp khi có bất kỳ biến cố nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Những vụ sập hầm ở các mỏ than, những vụ tai nạn lao động ở các công trình xây dựng... và mới đây nhất là vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/09/2007, cho thấy vấn đề bảo hiểm con người hiện vẫn chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. 2.5.3. Công đoàn Trong nền kinh tế thị trường, muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động có hiệu phải cần đến vai trò của các tổ chức công đoàn, đặc biệt vai trò của công đoàn cơ sở là rất quan trọng. Chúng ta có một hệ thống tổ chức công đoàn từ trung ương tới cơ sở, hoạt động theo luật Công đoàn và luật Lao động. Tuy nhiên trong sự chuyển biến kinh tế hiện nay hoạt động của các tổ chức công đoàn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hiện nay, 85% doanh nghiệp dân doanh, 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Số cuộc đình công qua các năm đều tăng, nhưng 100% tất cả các cuộc đình công đó đều không do công đoàn cơ sở lãnh đạo. Năm 2006, cả nước xảy ra 387 vụ đình công, năm 2007 xảy ra 541 vụ; song chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2008 đã có tới gần 300 vụ. Mặc dù có quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn nhưng thực tế cho thấy chủ doanh nghiệp mới là người trả lương chính cho cán bộ công đoàn nên CBCĐ không dám đứng ra lãnh đạo, tổ chức đòi quyền lợi cho công nhân. Đã có nhiều trường hợp, chủ DN lại chấm dứt HĐLĐ với CBCĐ vào thời điểm hết HĐLĐ, chứ không phải ngay sau thời điểm diễn ra đình công. 2.5.4. Điều kiện làm việc Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn về điều kiện lao động của công nhân áp dụng cho mọi doanh nghiệp như điều kiện vê vệ sinh, tiêu chuẩn không khí... nhưng qua kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm của Trung tâm SKLĐ-MT ở các khu công nghiệp ở Bình Dương cho thấy, điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp (DN) hiện nay là đáng lo ngại, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ, DN tư nhân nằm ngoài các khu công nghiệp (KCN)”. Khoảng 50 - 60% DN không có cơ sở riêng, họ phải thuê hoặc sử dụng ngay nhà mình để làm cơ sở sản xuất, trong khi sản xuất không ổn định, ngại đầu tư sửa chữa nâng cấp. Bên cạnh đó, tình hình vệ sinh kém chiếm tỷ lệ rất cao - trên 30%, vệ sinh trung bình khoảng 25% và khoảng 70% DN ngoài các KCN không có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ống khói không bảo đảm, các công trình vệ sinh, công trình phúc lợi không bảo đảm yêu cầu; điều kiện vệ sinh nhà xưởng, bảo hộ lao động không bảo đảm; thiếu cán bộ theo dõi sức khỏe và an toàn lao động (nếu DN nào có thì kiến thức cũng còn hạn chế nhiều)... Nhìn chung, điều kiện làm việc, môi trường làm việc ở các DN lớn, DN trong các KCN thì có khá hơn nhiều so với các DN nằm ngoài KCN, 100% các DN đều xây dựng ống khói tương đối đạt tiêu chuẩn, có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp riêng theo từng DN, sau đó được thải ra hệ thống xử lý chung của từng khu, cụm công nghiệp; hàng năm đều cải tạo nâng cấp và trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ cho NLĐ... Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn còn khoảng 15% DN lớn có tình hình vệ sinh kém. Kết quả kiểm tra vệ sinh lao động tại hơn 485 đơn vị xí nghiệp trên địa bàn TP HCM cho thấy, gần 40% cơ sở không có đơn vị chăm sóc sức khoẻ cho công nhân. Mạng lưới y tế ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ và một số khu chế xuất vẫn nằm ngoài quản lý của Sở Y tế. Có khoảng 300 xí nghiệp có trạm y tế. Trong số này, gần 80% số trạm thực hiện khám chữa bệnh định kỳ, gần 60% các trạm y tế thu hút 80-100% công nhân tham gia khám. Số đơn vị có cán bộ y tế tự động kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 36,8%. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động. Nhiều đơn vị có cán bộ y tế đổ lỗi do chưa được tập huấn nên không thực hiện các nhiệm vụ của y tế cơ sở. Vì thế, "việc chăm sóc sức khoẻ người lao động mới chỉ dừng ở khám bệnh, phát thuốc đơn thuần”. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho công nhân ở một số khu chế xuất còn tản mạn, thiếu tập trung, thiếu chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của Trung tâm và các đội y tế dự phòng. Nhiều trạm y tế được trang bị túi sơ cứu nhưng không tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cho người lao động. Việc này dẫn đến hậu quả khôn lường. "Nếu có những tai nạn nặng như điện giật, cháy, nổ...công nhân sẽ hoàn toàn không biết cách xử lý, tính mạng người lao động bị đe doạ". Việc đo kiểm môi trường lao động cũng chỉ có tính chất "lấy lệ", nên hầu như không có đơn vị nào thực hiện kiểm nghiệm kết quả, đề xuất biện pháp cải thiện môi trường lao động, bồi dưỡng độc hại hoặc khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Hiện nay, sự huấn luyện, đào tạo chuyên môn cho các trạm y tế xí nghiệp chưa tương xứng. Số lượng cán bộ hướng dẫn, theo dõi trực tiếp hoạt động của các trạm còn hạn chế. Vì thế, sẽ đầu tư cho các trạm lớn, trạm nhỏ chỉ cần dừng lại ở trang bị tủ thuốc và phương tiện sơ cấp cứu". 2.6. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2.6.1. Về sức khỏe Ø     Chiều cao trung bình: Nam:163,5cm. Nữ :152,7cm Ø     Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi :16 phần ngàn ( 2007); Ø     Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 21,2% (2007) Ø     Tuổi thọ trung bình :71,3 tuổi Chiều cao trung bình của thanh thiếu niên và người trưởng thành đã được cải thiện rõ rệt, trong đó chiều cao trung bình của thanh niên từ 18-19 tuổi tăng 4,5 cm và nữ tăng 4,5 cm so với lứa tuổi này cách đây 25 năm .Hiện tại, nam thanh niên VN 20 tuổi đã cao hơn 4,7cm so với năm 1975 (163,7cm so với 159cm), nữ thanh niên cao hơn (153m so với 149cm) nhưng vẫn chậm nếu đem so với quốc tế.Tuy nhiên, so với Nhật Bản, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn 8 cm (Việt Nam 163,5 cm - Nhật Bản: 172 cm); chiều cao trung bình của nữ thanh niên cũng thấp hơn 4 cm (Việt Nam: 152,7 cm - Nhật 157 cm). Nếu so với chỉ số trung bình của thế giới thì càng kém (hiện nay, chiều cao trung bình của thế giới là 176,8 cm với nam và 163,7 cm với nữ).So với thanh niên Singapore kém 6-7cm , so với Thái Lan kém 2cm.Tầm vóc nam thanh niên 18 tuổi của ta kém châu Âu 13,1cm (163,7cm so với 176,8cm), nữ thanh niên thì kém 10,7cm (153cm và 163,7cm). Thể lực cũng thua kém nhiều, đặc biệt là sức bền. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ ngang thanh niên Lào , Myanmar và thấp hơn chiều cao trung bình của thanh niên Campuchia. Các chỉ số khác như: dung lượng tim, sức bền... của thanh niên Việt Nam cũng thấp.Chỉ số công năng tim trong vận động (theo dõi nhịp tim khi đứng lên ngồi xuống 30 lần/30 giây), thanh niên VN đạt loại kém... phản ánh thực trạng ít vận động, dẫn đến béo phì, trầm cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4 phần ngàn năm 1989 xuống còn 16 phần ngàn năm 2007; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5%năm 1990 xuống còn 21,2% năm 2007. Năm 2007, chiều cao trung bình của trẻ dưới 2 tuổi đã tăng 5 cm so với 22 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn 5 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Đó là kết quả điều tra mới nhất của ngành dinh dưỡng, vừa hoàn thành vào cuối năm 2007. Theo điều tra này, lứa tuổi càng lớn, khoảng cách giữa chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam với chuẩn càng xa. Trẻ 5 tuổi tuy đã cao hơn gần 6 cm so với thời điểm 1985 nhưng vẫn phải cố 7 cm nữa mới đạt mức chuẩn 109,4 cm mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Trong những năm qua tuổi thọ trung bình của Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 2003 tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 68,6 tuổi, năm 2004-69 tuổi, năm 2005-70,5 tuổi và năm 2006 tăng lên 71,3 tuổi. Mặc dù tuổi thọ bình quân của nước ta đạt khá cao là 71,3 tuổi so với mức thu nhập của nền kinh tế, nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới thì tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116 so với 174 nước trên thế giới. 2.6.2.Về trình độ văn hóa Tỷ lệ người biết chữ từ 88% năm 1989 tăng lên 93% năm 2000. Đến hết năm 2000, 100% các tỉnh thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù, các tỉnh thành phố đã thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở. 2.6.3. Về chuyên môn kỹ thuật Thống kê cho thấy, cho đến nay, tỉ lệ công nhân đã tốt nghiệp tiểu học là 7,4%, tốt nghiệp THCS là 28,4% và tốt nghiệp PTTH trở lên là 62,3%. Cả nước có khoảng 25% công nhân và 39% lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề, đặc biệt là lao động trong một số khu vực ngành nghề như cao su, thuỷ sản…(12/02/2007) Hiện nay cả nước có 65% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 53 triệu người), trong đó, chỉ có 27,5% đã qua đào tạo (trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 60 – 70%). Theo Bộ LĐ-TB-XH, lực lượng lao động ở VN chủ yếu là lao động nông thôn (chiếm trên 50%), trong khi có đến khoảng 70% lao động ở khu vực này chưa qua đào tạo,0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% ở trình độ đại học và tương đương, trình độ chuyên môn, tay nghề yếu, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém.           Trong những năm gần đây, trình độ học vấn của lao động cả nước nói chung và nông thôn nói riêng không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên có sự cách biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các vùng lãnh thổ kinh tế về trình độ giáo dục. Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở nông thôn, dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần và nhân lực, trong đó đào tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị. Cơ cấu lao động theo trình độ kỹ thuật cũng có những điểm mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Lao động trí óc ở thành thị chiếm 30%, ở nông thôn chỉ là 4,4%. Hiện tại VN đang nhập khẩu khoảng 2% lao động đối với một số nhóm ngành đặc biệt. Hiện tại, các doanh nghiệp ở một số khu công nghiệp đang trong tình trạng thiếu lao động, trong khi một số địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu về nhân lực. Năng suất lao động của VN chỉ đứng thứ 77/125 quốc gia, thấp hơn nhiều với cả các nước như Philíppin, Thái Lan, Malaixia. Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. 2.6.4. Chỉ số tổng hợp 1985_0,582; 1988_0,608; 1990_0,603; 1995_0,646; 1997_0,664; 1998_0,671; 1999_0,682; 2000_0,688; 2001_0,687; 2002_0,691; 2003_0,704; 2004_0,709 HDI của Việt Nam liên tục tăng trong 20 năm qua. Đó là thành tựu của sự nỗ lực không ngừng của Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đất nước, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các chính sách phát triển  giáo dục - đào tạo. Nước có chỉ số HDI cao nhất thế giới là Iceland với 0,968 điểm. So với thế giới, Việt Nam đứng thứ 105 trong tổng số 177 nước điều tra với chỉ số HDI là 0.7333 điểm. So với khu vực ASEAN, Việt Nam ở mức cao hơn mức trung bình 0.703 của các nước trong khu vực.Nhìn chung,so với các nước khác chỉ số HDI của Việt Nam ở mức trung bình. Do đó cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các đường lối, chính sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. D. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 1.Phát triên nguồn nhân lực theo chiều rộng: Thu hút và nâng cao nguồn nhân lực từ nông thôn, vùng núi Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trường lao động tại khu vực này chưa thực sự phát triển, nó còn phân mảng, phân tán và sơ khai. Bản than lao động nông thôn chưa có cơ hội phát huy khả năng cống hiến của mình cho sự nghiệp phát triển nông thôn. Đây là thách thức lớn đối với chính lao động nông thôn cũng như các nhà làm chính sách trước yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Giải pháp nào giúp cho người lao động nông thôn có cơ hội hội nhập được với thế giới việc làm, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững. Liệu chất lượng đào tạo có đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội không? Muốn vậy công tác giảng dạy, đào tạo luôn phải đổi mới, cập nhật và chuẩn hóa giáo trình cũng như đội ngũ giáo viên, kiên quyết với hiện tượng “dạy chay” và “học chay”, đồng thời bám sát nhu cầu thị trường chứ không dạy tràn lan, dẫn đến dư thừa cục bộ và gây lãng phí xã hội.Những năm gần đây, công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khóa đào tạo tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên mạng lưới dạy nghề vẫn chưa bao phủ được hết các địa phương cấp huyện và rất cần sự trợ giúp của các ngành, các cấp. Phấn đấu mỗi huyện có một cơ sở dạy nghề và được trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ công tác đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Chương trình đầu tư cơ sở vật chất của Tổng cục dạy nghề còn đang tập trung cho các trường trọng điểm dạy nghề, chưa thể đồng loạt triển khai xuống hết các địa phương như mong muốn được. Mới đây chúng ta lại có chính sách và chương trình dạy nghề cho thanh niên nông thôn; dạy nghề và chuyển đổi nghề cho nông dân vùng mất đất và dân tộc thiểu sô v.v., nhiều địa phương đã triển khai tốt việc này. Song một số nơi thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân một phần do cán bộ địa phương chưa nắm rõ nhu cầu thực tế của đối tượng để áp dụng linh hoạt, cũng có thể do chương trình chưa bám sát nhu cầu thực tế của người muốn học và một phần do khả năng tiếp thu hạn chế của người được học. Tình trạng này tiếp diễn sẽ hạn chế đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thích hợp vào phát triển sản xuất ở nông thôn. Vì vậy, rất cần những cán bộ kỹ thuật kiên trì bám sát cơ sở, hướng dẫn chỉ bảo kỹ thuật theo cách cầm tay chỉ việc và hướng dẫn đầu bờ trong thời gian dài, giúp họ tin tưởng và tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật đã được dạy, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Về cầu lao động, để nông thôn thực sự phát triển bền vững theo hướng CNHHĐH,trước hết phải phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có làng nghề và kinh tế trang trại, nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn. Thực tê cho thấy các loại hình kinh tế này có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật tốt hơn và có tiềm lực kinh tế để sẵn sàng đầu tư khi cần thiêt. Kinh tế trang trại có khả năng làm tăng giá trị sản phẩm theo hướng xuất khẩu và hình thành các thị trường nông sản ngay tại địa phương.Ngoài ra, kinh tế trang trại còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môitrường sinh thái và điều hòa khí hậu trong vùng-một trong các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững. Kinh tế Việt nam phát triển theo hướng kinh tế thị trường, các sản phẩm đưa ra đều phải có khả năng cạnh tranh thì mới có chỗ đứng trong thị trường. Sản phẩm nông nghiệp không phải là ngoại lệ, nó cần được nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị của sản phẩm, bên cạnh đó các TT hàng hóa, TT đất đai, TT vốn, TT lao động và TT tín dụng cần phát triển đồng bộ. Các thị trường này một mặt phải hoà nhập với thị trường trong nước, mặt khác phải hướng vào xuất khẩu để hoà nhập với thị trường ngoài nước (đặc biệt là thị trường hàng hoá). Thiếu một trong các thị trường này kinh tế nông thôn phát triển sẽ kém hiệu quả, ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu lao động CNH nông thôn là chủ trương xây dựng nông thôn Việt nam phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa nông thôn thành thị. Vì vậy, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn, tạo cơ hội để người lao động tiếp cận được thị trường và có việc làm bền vững, tăng thu nhập cũng là một trong các cách góp phần làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và phát triển. Hy vọng các tổ chức quốc tế, các ngành, các cấp địa phương cùng nỗ lực góp tâm sức xây dựng công nghiệp nông thôn phát triển. Phát triển cơ sở hạ tầng ,xây dựng thêm nhà máy xí nghiệp : Không riêng gì nước ta, đối với bất cứ nước nào, cơ sở hạ tầng ( CSHT ) là rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, không có CSHT thì không thể có điểm tựa cho nền kinh tế được. Cũng không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới CSHT cũng không theo kịp nền kinh tế. Mỗi năm có khoảng một triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố của Việt Nam . Để đối phó với dòng người đổ vào thành thị này, cần phải nâng cao việc quản lý và lập kế hoạch đô thị. Đặc biệt cần phải kiểm soát tốt hơn những nhu cầu xây dựng nhà ở không theo qui hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành xây dựng. Trao thêm trách nhiệm cho chính quyền địa phương và thông qua các phương pháp lập kế hoạch linh động hơn sẽ giúp đạt được yêu cầu trên. Sự tăng nhanh dân số thành thị đã làm quá tải đối với các dịch vụ, cơ sở hạ tầng đô thị và gây ra những vấn đề môi trường như việc đổ rác thải bừa bãi, ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông. Do đó việc đầu tư vào cơ sơ hạ tầng là rất cần thiết. Đó cũng đang là vấn đề bức xúc và nổi cộm hiện nay. Cần phải có các chính sách kịp thời từ nhà nước để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Các nguồn đầu tư có thể đến từ tư nhân,nhà nước hay nước ngoài dưới dạng hoàn lại hoặc không hoàn lại. Đặc biệt, việc đầu tư vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp…sẽ thu hút nguồn lao động, nâng cao chất lượng việc làm. Xây dựng môi trường, thực hiện an toàn lao động Nhμ n−íc ban hμnh tiªu chuÈn kü thuËt an toμn, vÖ sinh lao ®éng, quy ph¹m qu¶n lý ®èi víi tõng lo¹i m¸y, thiÕt bÞ, c«ng tr×nh, kho tμng, ho¸ chÊt n¬i lμm viÖc. Ng−êi sö dông lao ®éng ph¶i c¨n cø ®Ó x©y dùng néi quy, quy tr×nh lμm viÖc an toμn. Tiªu chuÈn an toμn vÖ sinh lμ tiªu chuÈn b¾t buéc thùc hiÖn nghiem ngÆt vÒ an toμn vÖ sinh lao ®éng th× chñ ®Çu t− ph¶i b¶o vÖ vμ lËp luËn chøng vÒ an toμn vμ vÖ sinh lao ®éng. C¬ quan thanh tra an toμn vμ vÖ sinh lao ®éng tham gia ®¸nh gi¸ tÝnh kh¶ thi cña nã. Danh môc c¸c c¬ së, m¸y mãc, thiÕt bÞ, vËt t−, c¸c chÊt cã yªu cÇu nghiªm ngÆt vÒ an toμn vμ vÖ sinh lao ®éng do Bé Khi triÓn khai thùc hiÖn c¸c dù ¸n, chñ ®Çu t− ph¶i thùc hiÖn ®óng c¸c luËn chøng vÒ an toμn vμ vÖ sinh lao ®éng trong dù ¸n ®· ®−îc Héi ®ång thÈm ®Þnh dù ¸n chÊp thuËn. -Ng−êi sö dông lao ®éng ph¶i ®Þnh kú kiÓm ®Þnh, b¶o d−ìng, söa ch÷a m¸y mãc, thiÕt bÞ, nhμ x−ëng vμ ®Þnh kú ®o ®¹c c¸c yÕu tè vÖ sinh lao ®éng t¹i n¬i lμm viÖc vμ thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p b¶o ®¶m ng−êi lao ®éng lu«n lu«n ®−îc lμm viÖc trong ®iÒu kiÖn an toμn vμ vÖ sinh lao ®éng theo tiªu chuÈn ®· nªu ë ®iÓm a). C¸c m¸y mãc cã yªu cÇu nghiªm ngÆt vÒ an toμn vμ vÖ sinh lao ®éng ®Òu ph¶i ®−îc ®¨ng ký, kiÓm ®Þnh vμ ®−îc cÊp giÊy phÐp tr−íc khi ®−a vμ sö dông. T¹i nh÷ng n¬i lμm viÖc cã yÕu tè nguy hiÓm, cã h¹i dÔ g©y tai n¹n lao ®éng, sù cè s¶n xuÊt ®e do¹ ®Õn tÝnh m¹ng, søc khoÎ cña ng−êi lao ®éng, ng−êi sö dông lao ®éng ph¶i lËp ph−¬ng ¸n xö lý sù cè trong tr−êng hîp khÈn cÊp; ph¶i trang bÞ ph−¬ng tiÖn cÊp cøu kü thuËt, cÊp cøu y tÕ ®¶m b¶o øng cøu kÞp thêi, cã hiÖu qu¶. C¸c trang thiÕt bÞ nμy ph¶i ®−îc ®Þnh kú kiÓm tra vÒ sè l−îng, chÊt l−îng vμ thuËn tiÖn khi sö dông. -C¸c c¬ quan ®¬n vÞ, doanh nghiÖp co thiÕt bÞ, vËt t−, c¸c chÊt cã yªu cÇu nghiªm ngÆt vÒ an toμn lao ®éng ®Òu ph¶i th«ng qua c¬ quan thanh tra an toμn thuéc Bé L§-TB vμ XH thÈm ®Þnh vÒ mÆt an toμn tr−íc khi xin Bé Th−¬ng m¹i cÊp giÊy phÐp nhËp khÈu. tÕ kü thuËt c¸c dù ¸n x©y dùng míi hoÆc c¶i t¹o, më réng c¬ vËt t− cã yªu cÇu nghiÖm L§-TB vμ XH vμ Bé Y tÕ ban hμnh. Xây dựng mục tiêu đảm bảo vệ sinh – an toàn lao động (VS-ATLĐ), cải thiện điều kiện lao động và chủ động thực hiện tốt các chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, ATLĐ, VSLĐ đến 2010 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Tránh tình trạng không xây dựng kế hoạch cho chương trình quốc gia ở một số tỉnh như hiện nay. Cải tạo các cơ quan chức năng ở địa phương, phối hợp với các bộ ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra về AT-VSLĐ ở tất cả các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế, tập trung thanh tra các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, sử chữa và sử dụng điện, khai thác khoáng sản và khai thác đá. Sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ ở các chương trình xây dựng trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với liên đoàn lao động, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động. Đẩy mạnh đầu tư cho công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ cho người sử dụng lao động, người lao động nhằm phòng ngừa và hạn chế thấp nhất TNLĐ, BNN, cháy nổ, đặc biệt là trong các lĩnh vực có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại đe dọa đến tính mạng, sức khỏe người lao động, tăng cường phổ biến các biện pháp cải thiện điều kiện lao động dến các doanh nghiệp. Các chính sách lao động và việc làm của nhà nước ngày càng bao quát rộng rãi hơn đến toàn bộ lực lượng lao động xã hội và từng bước đáp ứng được những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Song, thực tế, chính sách đầu tư và chính sách việc làm chưa thực sự gắn kết với nhau: vốn đầu tư liên tục tăng nhưng chất lượng việc làm được tạo ra thấp và sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm chạp. 2. Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu 2.1. Tích cực thực hiện đầu tư cho giáo dục đào tạo Đây là nhiệm vụ bắt buộc nhăm nâng cao chất lượng lao động,đặc biêt là về trình đọ nghiệp vụ Chất lượng lao động thấp tác động xấu đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thị trường lao động vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên và gần như hoàn toàn tự phát. Bộ LĐ-TB-XH đã đưa ra mục tiêu nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Trong đó, trọng tâm là dạy nghề cho lực lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung. Để làm được điều này, kế hoạch của bộ là đầu tư nâng cấp hệ thống trường đào tạo nghề lên ngang tầm khu vực. Dự kiến, sẽ có 25 trường và 10 trung tâm đào tạo được đầu tư từ nguồn vốn ODA. Ngoài ra, 30 trường trọng điểm và khoảng 100 trung tâm dạy nghề của cả nước cũng sẽ được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều DN quan tâm là dạy cái gì và dạy thế nào để “đầu ra” có thể sử dụng; nếu phải đào tạo lại thì chỉ là đào tạo cho phù hợp với thực tế máy móc thiết bị, nội quy, quy trình làm việc tại đơn vị chứ không phải đào tạo lại từ đầu. Trao đổi với chúng tôi, giám đốc nhiều DN nhận định: Sắp tới, việc đào tạo theo địa chỉ chắc chắn sẽ trở thành xu hướng. DN sẽ đặt hàng cho trường nghề để có những sản phẩm phù hợp chứ không để bị động như thời gian qua. Trong định hướng phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010, Bộ LĐ-TB-XH có đề cập đến vấn đề hoàn thiện thị trường lao động bằng cách quy hoạch và phát triển các cơ sở giới thiệu việc làm; đầu tư hiện đại hóa 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam). Ngoài ra, sẽ đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động; xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động để thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời... Nếu làm được những điều này, hy vọng thị trường lao động sẽ phát triển đúng hướng, góp phần tạo động lực cho cung - cầu lao động, phục vụ tốt nhất sự phát triển kinh tế đất nước. Chuyên môn hóa hệ thống làm việc Việc thực hiện chuyên môn hóa,phân công lao động phù hợp làm tăng hiệu quả,năng suất,tiết kiệm thời gian,nâng cao chất lượng sản phẩm Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện. Có hai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động cá biệt là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí nghiệp, cơ sở....Ví dụ sản xuất ra cái thì cần người cưa, người bào, người đục...Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất. Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặc mua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa. Thứ hai, Phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện ...mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy. Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm đó được gọi là hàng hóa. Phân công lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, đồng thời mỗi bước tiến của sự phân công lao động xã hội lại có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển, lực lượng sản xuất của xã hội phát triển lại tạo ra năng suất lao động xã hội cao, thúc đẩy cao, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất diễn ra mạnh hơn. Bởi bậy xã hội hoá sản xuất vừa là tiền đề vừa là kết quả của phân công lao động xã hội. Xã hội hoá sản xuất cao chính là cái đảm bảo cho phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa chiến thắng phương thức sản xuất cũ. Thực hiện các chính sách thu hút, lôi kéo nhân tài Các ngành, các địa phương cần kiểm kê, rà soát, đánh giá lại đội ngũ có học vị cao để xác định người tài thật và người tài dỏm. Nên chăng định kỳ tổ chức sát hạch để đánh giá đúng năng lực từng người… Việc tuyển chọn người để bồi dưỡng, đào tạo thành nhân tài trong tương lai, nhất là đào tạo ở nước ngoài phải được tiến hành chặt chẽ dựa trên những tiêu chí cụ thể và tổ chức thi sát hạch công khai, minh bạch, dân chủ, trong sáng. Đối với những nhân tài xuất hiện từ thực tế, cần tạo điều kiện cho họ được bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học. Sử dụng nhân tài - "dụng nhân như dụng mộc" - phải căn cứ vào sở trường, sở đoản mà bố trí đúng ngành nghề, đúng năng lực đi đôi với thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo điều kiện để nhân tài phát huy tốt năng lực sở trường, vai trò chuyên gia giỏi đầu ngành. Không nên lấy lý do nhu cầu, lý do cấp ủy viên này nọ mà tùy tiện cất nhắc, bố trí nhân tài trái ngành nghề dẫn đến chỗ triệt tiêu năng lực chuyên sâu, thành thạo của họ. Là nhân tài đích thực, không có ai vì ham chức quyền mà đánh mất năng lực sở trường, từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học. Chính sách thu hút nhân tài về địa phương phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà "trải thảm" mời đón những nhà khoa học, nhà quản lý giỏi, những chuyên gia đầu ngành mà địa phương đang thiếu và cần. Không nên mời đón tràn lan, hễ ai có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tốt nghiệp đại học loại giỏi thì mời về mặc dù địa phương đang có quá đủ hay chưa cần đến những người này. Chính sách hỗ trợ phải hợp lý, công bằng, nhất quán. Ví như người được cơ quan cho đi đào tạo được hưởng nguyên lương cũng được hỗ trợ ngang bằng những thạc sĩ, tiến sĩ được gia đình nuôi ăn học thành tài, hay người về địa phương trước thiệt thòi hơn người về sau là không thỏa đáng. Sau một thời gian thực thi chính sách "trải thảm", thiết nghĩ cần tổ chức hội thảo đánh giá kết quả, lắng nghe ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị sử dụng nhân tài và dư luận xã hội, thông qua đó đánh giá xem những ai là nhân tài đích thực địa phương đang rất cần, những ai là của "để dành", hữu danh vô thực, chưa phát huy tác dụng… để có những cải tiến phù hợp. E. Kết luận Ch­a bao giê trong lÞch sö, nh©n tè con ng­êi l¹i ®ãng vai trß quan träng trong ph¸t triÓn kinh tÕ nh­ thêi ®¹i ngµy nay. "M¸y mãc kh«ng chØ thay thÕ lao ®éng c¬ b¾p mµ cßn nh©n lªn søc m¹nh trÝ tuÖ con ng­êi, lùc l­îng s¶n xuÊt chuyÓn tõ dùa vµo vËt chÊt sang dùa nhiÒu h¬n vµo trÝ lùc vµ søc s¸ng t¹o cña con ng­êi, søc s¸ng t¹o cña con ng­êi lµ v« h¹n, tµi nguyªn lµ h÷u h¹n. Cho nªn kinh tÕ dùa vµo tri thøc më ra nh÷ng triÓn väng to lín, nh÷ng kh¶ n¨ng v« h¹n cña con ng­êi, gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vµ cÊp b¸ch mµ m×nh ®ang ph¶i ®èi mÆt". [§Æng H÷u - Ph¸t triÓn bÒn v÷ng dùa trªn tri thøc - T¹p chÝ lý luËn chÝnh trÞ/sè 11 - 2004. tr 9 - 10]. ViÖc ph¸t triÓn vµ sö dông nguån nh©n lùc trong ph¸t triÓn kinh tÕ ViÖt Nam trong thêi kú qu¸ ®é ®· ®­îc §¶ng vµ Nhµ n­íc ta x¸c ®Þnh ®óng h­íng. Trong ®iÒu kiÖn n­íc ta hiÖn nay ®Ó chiÕn l­îc ph¸t triÓn theo h­íng c«ng nghiÖp hãa - hiÖn ®¹i hãa ®Õn th¾ng lîi, chóng ta ph¶i lÊy nguån nh©n lùc con ng­êi ViÖt Nam - nguån nh©n lùc quan träng nhÊt lµm ®éng lùc cho sù ph¸t triÓn l©u bÒn. §Ó båi d­ìng vµ ph¸t h Tuy nguån lùc con ng­êi ViÖt Nam víi t­ c¸ch ®ã, chóng ta cÇn t¹o ra mèi quan hÖ hµi hãa gi÷a t¨ng tr­ëng kinh tÕ vµ tiÕn bé x· héi t¹o ra mèi quan hÖ hµi hßa gi÷a lîi Ých l©u dµi vµ lîi Ých tr­íc m¾t, lîi Ých quèc gia, d©n téc vµ lîi Ých tËp thÓ, lîi Ých c¸ nh©n kh«ng ngõng n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn cho ng­êi lao ®éng mang tÇm quèc tÕ, x©y dùng con ng­êi ViÖt Nam x· héi chñ nghÜa tiªn tiÕn nh­ng vÉn lu«n coi träng nh÷ng gi¸ trÞ truyÒn thèng v¨n hãa d©n téc, kh«ng ®¸nh mÊt m×nh. Tõ ®ã x©y dùng vµ ph¸t triÓn ViÖt Nam tiªn tiÕn, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc; t¹o c¬ së vËt chÊt kü thuËt hiÖn ®¹i ®­a n­íc ta tiÕn lªn chñ nghÜa x· héi. Tài liệu tham khảo: - Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm Thành Nghị - Vũ Hoàng Ngân, Nhà xuất bản khoa học xã hội. - Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.,Ts Đoàn Văn Khải, Nhà xuất bản lý luận chính trị. - Giáo trình Kinh tế đầu tư, PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Diệp, PGS.TS. Từ Quang Phương, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân. - www.na.gov.vn, trang web của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nguồn vốn nhân lực, Bryan Caplan, George Mason University. Dịch viện: Lê Nga, www.kinhtehoc.com. - Thời báo kinh tế Việt Nam, www.vneconomy.vn - www.gso.gov.vn, trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26123.doc
Tài liệu liên quan