MỤC LỤC
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA 3
CHƯƠNG 1: 3
NỘI DUNG BẢN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 3
1.1Sơ lược về nội dung của bản di chúc 3
1.2. Nội dung của bản di chúc 5
CHƯƠNG 2: 7
GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢN DI CHÚC 7
2.1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm. Khẳng định và dự báo, đề xuất 7
2.2- Những băn khoăn 9
2.3- Góc nhìn chủ nghĩa duy vật nhân văn và ý nghĩa lý luận 10
2.4- Vấn đề thực hiện Di chúc 11
2.5. sức sống của bản di chúc 13
2.6. Đảng Cộng sản VN sau hơn 40 năm thực hiện theo lời di chúc của Bác 14
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu.Di chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời và đã trở thành một nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một số điều chưa được công bố. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) thấy có trách nhiệm thông báo đến toàn Đảng, toàn dân một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời. Từ khi bản di chúc của người được công bố một cách đầy đủ thì đã có rất nhiều bài báo cáo, nghiên cứu về nội dung và giá trị di chúc của Người. Ngày nay sau hơn 40 năm thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy rõ những giá trị quí báu mà bản di chúc để lại cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Bản di chúc đã được mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội coi nó là tài sản vô giá của dân tộc, của quốc gia. Chúng em, những người thuộc thế hệ trẻ Việt Nam cũng muốn bày tỏ những hiểu biết về nội dung và giá trị của bản di chúc để từ đó phấn đấu làm theo bản di chúc để lao động xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc như Bác hằng mong muốn.
Thông qua đề tài này chúng em rất muốn tìm hiểu, làm rõ nội dung và giá trị của bản di chúc Hồ Chí Minh để có thể lĩnh hội và làm theo ý nguyện của Người, góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Qua đề tài này, chúng em cũng muốn góp phần nhỏ bé những sự hiểu biết của mình vào việc tìm hiểu và làm rõ thêm nội dung và giá trị của bản di chúc.Trước khi bắt đầu đề tài của mình, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô thuộc bộ môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH khoa MÁC-LÊNIN trường đại họcBÁCH KHOA HÀ NỘI đã hết lòng, hết sức giảng dạy cho sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội chúng em trong suốt thời gian qua và đặc biệt, qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo . là người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu.Di chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời và đã trở thành một nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một số điều chưa được công bố. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) thấy có trách nhiệm thông báo đến toàn Đảng, toàn dân một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời. Từ khi bản di chúc của người được công bố một cách đầy đủ thì đã có rất nhiều bài báo cáo, nghiên cứu về nội dung và giá trị di chúc của Người. Ngày nay sau hơn 40 năm thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy rõ những giá trị quí báu mà bản di chúc để lại cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Bản di chúc đã được mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội coi nó là tài sản vô giá của dân tộc, của quốc gia. Chúng em, những người thuộc thế hệ trẻ Việt Nam cũng muốn bày tỏ những hiểu biết về nội dung và giá trị của bản di chúc để từ đó phấn đấu làm theo bản di chúc để lao động xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc như Bác hằng mong muốn.
Thông qua đề tài này chúng em rất muốn tìm hiểu, làm rõ nội dung và giá trị của bản di chúc Hồ Chí Minh để có thể lĩnh hội và làm theo ý nguyện của Người, góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Qua đề tài này, chúng em cũng muốn góp phần nhỏ bé những sự hiểu biết của mình vào việc tìm hiểu và làm rõ thêm nội dung và giá trị của bản di chúc.Trước khi bắt đầu đề tài của mình, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô thuộc bộ môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH khoa MÁC-LÊNIN trường đại họcBÁCH KHOA HÀ NỘI đã hết lòng, hết sức giảng dạy cho sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội chúng em trong suốt thời gian qua và đặc biệt, qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo …………………………. là người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này.
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
CHƯƠNG 1:
NỘI DUNG BẢN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1.1Sơ lược về nội dung của bản di chúc
1.1.1 Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng hồi bấy giờ.
- Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.
-10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm 1 trang viết tay.
- Các năm 1966, 1967 Bác không có những bản viết riêng.
1.1.2. Về bản Di chúc đã được công bố chính thức tháng 9-1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
Hội nghị bất thường của BCH TW(khóa III) họp chiều ngày 3-9-1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Cụ thể cơ cấu của bản Di chúc đã công bố chính thức như sau:
- Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.
- Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới và nguyên văn bản Bác viết năm 1965.
- Đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Bác dặn dò về việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro, xương cho miền Nam; năm 1968, Bác viết lại đoạn này dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp.Ngoài ra còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Bản Di chúc đã công bố lấy nguyên văn đoạn Bác viết về bản thân năm 1968, trừ đoạn nói về hỏa táng.
- Đoạn cuối, từ chữ “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu...” cho đến hết là nguyên văn đoạn Bác viết năm 1965. Về đoạn này, năm 1968 và năm 1969 Bác không sửa lại hoặc viết thêm.
- Trong bản Di chúc đã công bố, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại. Bản năm 1965 Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; bản công bố chính thức sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.
1.1.3. Bộ Chính trị BCH TW (Khóa VI) khẳng định bản Di chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Việc chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng lúc đó.
- Lấy đoạn mở đầu Bác viết năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965 là hoàn toàn hợp lý vì Bác qua đời năm 1969, và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn.
- Đoạn “về việc riêng”, bổ sung thêm phần Bác viết năm 1968 vào bản Bác viết năm 1965 là rất cần thiết, để phản ánh được cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân vì nước của Bác. Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị BCH TW Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn.
- Việc chưa công bố một số đoạn viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn. Đó là vì năm 1969 khi Bác qua đời, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn đang gay go, ác liệt, chúng ta chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nên việc công bố những đoạn văn nói trên lúc ấy là chưa thích hợp. Mặt khác, có một số câu Bác viết rồi lại xóa, hình như Bác đang cân nhắc, chưa coi là đã xong hẳn, chưa thật rõ ý Bác là thế nào. Vì vậy sau khi Bác qua đời chưa thể đưa vào bản Di chúc công bố chính thức bấy giờ.
- Khi Bác mất, cuộc kháng chiến còn đang diễn ra rất khó khăn và ác liệt, vì vậy Bộ Chính trị đã quyết định sửa lại mấy chữ trong câu sau đây của Bác: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa” thành “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.
- Về việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, trước đây chưa có điều kiện thực hiện. Nay mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị BCH TW Đảng (khóa VI) thấy cần có kế hoạch thực hiện điều mong muốn ấy của Bác. Bộ Chính trị giao cho Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội thực hiện việc này.
- Bộ Chính trị BCH TW Đảng (khóa III) dự định đến một thời điểm thích hợp sẽ công bố những điều chưa được công bố trong các bản viết Di chúc của Bác. Nay, nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị BCH TW Đảng (khóa VI) quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2. Nội dung của bản di chúc
Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/5/1965 có chữ ký của tổng bí thư Lê Duẩn
Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm. Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”. Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa? Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
***
Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi,chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
CHƯƠNG 2:
GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢN DI CHÚC
2.1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm. Khẳng định và dự báo, đề xuất
Tư tưởng chủ đạo và bao trùm trong vẫn là tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập tự do, hòa bình thống nhất, dân chủ và dân giàu nước mạnh, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, vì hạnh phúc của con người. Nghĩa là Di chúc thấm đượm tư tưởng và triết lý của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn Việt Nam - Hồ Chí Minh, nhưng được thể hiện bằng văn bản có tính Di chúc và nói về những việc cụ thể chung cho Đảng, cho Dân và cho mỗi ngườ i Việt Nam ta và cả đời riêng của Người
Có thể tóm tắt mấy ý chính từ Di chúc (qua các bản viết từ năm 1965 đến 1968) như sau:
- Vấn đề quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời kỳ cuối cùng của cuôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.
- Vấn đề phải có kế hoạch chu đáo, chủ động (“tránh bị động, thiếu sót, sai lầm”) khắc phục hậu quả chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội; tình thương và trách nhiệm con người và các tầng lớp xã hội (thư tháng 5/1968).
- Vấn đề kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội, sinh thái, xây dựng lại quê hương đất nước nhằm phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
- Vấn đề mục tiêu và động lực cách mạng và phát triển: độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và giàu mạnh,
- Vấn đề cái cách, chống trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng dân chủ.
- Vấn đề Đảng cầm quyền (chỉnh đốn lại Đảng). Đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên.
- Vấn đề đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và đoàn kết quốc tế, niềm tin ở sức mạnh của nhân dân. - Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau. - Vấn đề phong trào cộng sản thế giới và việc cảm ơn nhân dân các nươc giúp đỡ cuộc kháng chiến của VN. Vấn đề đền ơn đáp nghĩa những người đã hy sinh, thương binh, gia đình có công với cách mạng.
- Vấn đề quan niệm về cuộc sống và cái chết, với việc ứng xử vơí chính thi hài của Người và việc riêng, vấn đề văn hóa đối với người đã khuất.
Như vậy là có 10 vấn đề mà Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc, toát lên tinh thần duy vật nhân văn và tinh thần đổi mới - phát triển.
Những nội dung quan trọng ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự phát triển liên quan tới số phận và sự nghiệp của Đảng và mỗi người Việt Nam ta. Hồ Chí Minh quan tâm đến những vấn đề mà Người trăn trở nhiều và cốt yếu đối với cách mạng. Dù gắn với thời điểm lịch sử cuối cuộc chiến tranh và sau chiến tranh nhưng nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trong những nội dung ấy có nội dung mang tính khẳng định và có nội dung mang tính dự báo. Như, khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ giành thắng lợi hoàn toàn; và dự báo là chỉ mấy năm nữa. Hoặc có những dự báo và đề xuất như về trước hết phải chỉnh đốn Đảng, hoặc vấn đề miễn thuế nông nghiệp cho nông dân- khoan thư sức dân, vấn đề cải cách giáo dục, vấn đề chống bảo thủ, hư hỏng, dự cảm về đổi mới…
2.2- Những băn khoăn
Băn khoăn thứ nhất là tại sao Hồ Chí Minh không nhắc đến nhà nước, cải cách nhà nước mà chỉ nói chỉnh đốn Đảng. Đảng cầm quyền thì liên quan nhiều đến nhà nước, chỉnh đốn Đảng cầm quyền là tiền đề để chỉnh đối nhà nước, nhưng thật ra chưa phải trực tiếp là vấn đề nhà nước, hoặc lúc ấy vấn đề cải cách nhà nước chưa đặt ra.
Băn khoăn thứ hai là nói phát triển kinh tế , nhưng theo hướng và mô hình như thế nào? Vẫn như mô hình thời tập trung, bao cấp chăng? Đúng là lúc này Người chưa thể thấy được những vấn đề mà chỉ đến thời Đổi mới, Đảng và nhân dân ta mới nhận thức ra, cái gì lạc hậu và cái gì phải thay đổi và vươn tới trong lĩnh vực kinh tế , lĩnh vực nhà nước.
Băn khoăn thứ ba là ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên vấn đề điện táng, hỏa táng và tự mình muốn thực hiện điều đó sau khi mất, phải chăng ngoài ý nghĩa sinh thái và tiết kiệm tiền bạc, phải chăng còn là Người muốn nêu gương, trong khi tập quán này còn hạn chế ở nước ta. Nhưng chúng ta không theo ý Bác mà lại thực hiện hình thức ướp di hài và làm lăng, với lý do riêng và có ý nghĩa riêng của nó. Thế thì hiện nay, chúng ta thực hiện chủ trương nhân rộng hình thức hỏa táng điện táng như thế nào?
Băn khoăn thứ tư: Trong khi nói về xây dựng nước VN mới ngoài mục tiêu hòa bình, thống nhất Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh xây dựng Dân chủ và Giàu mạnh. Còn các mục tiêu khác như Tự do, Hạnh phúc thì không thấy Di chúc nhắc tới. Vậy thì dân chủ và tự do phải chăng là đồng nhất? Ta hay nói tự do dân chủ. Trong trường hợp này, tự do như quyền công dân thì nó gắn liền với dân chủ. Nhưng quyền tự do độc lập của dân tộc và tự do cá nhân trong bản thân họ thì nó là tự do chứ không đơn giản chỉ thuộc phạm trù dân chủ như là quyền công dân. Do vậy không chỉ là quyền dân tộc, quyền công dân mà còn là quyền làm người, như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Cho nên không chỉ là dân chủ, công bằng mà còn là tự do hạnh phúc là những mục tiêu lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chế độ mới do cách mạng ấy tạo ra và phát triển.
- Về hạnh phúc thì trong tư tưởng Hồ Chí Minh thường được đề cập tới. Nó là một mục tiêu lớn không chỉ hạnh phúc cá nhân, gia đình như trong văn kiện Đảng đại hội X khi nói về con người, mà ngày nay còn có phạm trù hạnh phúc xã hội, hạnh phúc quốc gia, như xây dựng nền kinh tế hạnh phúc, xây dựng xã hội hạnh phúc. Giàu mạnh là cần nhưng chưa đủ mà còn là tự do và hạnh phúc.
- Về dân chủ, ngày nay ta hay nói phát huy dân chủ XHCN, nhưng Hồ Chí Minh rất nhấn mạnh thực hành dân chủ rộng rãi, hoặc mở rộng dân chủ.
Về những “hạn chế” nói trên, có thể giải thích rằng, Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh những mục tiêu cốt lõi nhất chăng?
Cần nêu thêm một đề nữa là so với bản Di chúc mà BCH TW công bố chính thức với các bản bổ sung của Hồ Chí Minh thì thấy còn sót vấn đề gì quan trọng nhất. phải nói rằng bản Di chúc công bố chính thức đã bổ sung và sắp xếp theo lô gích và đảm bảo các ý tứ chính của Hồ Chí Minh rất thuyết phục. Nhưng có 4 ý quan trọng đang bị bỏ sót hay chưa chú ý:
1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng (đây là vấn đề quan trọng bậc nhất); 2) bỏ thuế nông nghiêp một năm cho nông dân;
3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỹ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề sửa đổi chế độ giáo dục, tạo ra những cái mới tốt tươi, và phải dưạ vào sức mạnh nhân dân mới có thể giải quyết được.
4) Vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào;
Có thể lúc ấy, những vấn đề này công bố chưa thích hợp, hoặc chúng ta chưa thấy hết ý nghĩa thựcc tiễn của nó, hoặc có nhận thức khác. Dầu sao thì tất cả những vấn đề đó đã được công khai trong thời kỳ đổi mới (HCM toàn tập, tập 12) và được Trung ương giải thích.
2.3- Góc nhìn chủ nghĩa duy vật nhân văn và ý nghĩa lý luận
Chủ nghĩa duy vật nhân văn là lý luận triết học tổng quát, hoàn chỉnh nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, cơ cấu, hoạt động của con người và sự nghiệp giải phóng, phát triển con người, khắc phục những quan niệm duy tâm, phiến diện, siêu hình và duy vật tầm thường, phản nhân văn về con người và sự nghiệp giải phóng phát triển con người tự do, toàn diện.
Tư tưởng Hồ Chí Minh hay nội dung trong Di chúc là sự quan tâm tới con người, tin tưởng ở con người, cá nhân, tầng lớp, giai cấp mà cả dân tộc, toàn dân với tình thương, lẽ phải và trách nhiệm, nhất là vấn đề dân sinh sau thời kỳ chiến tranh với nhiều hậu quả nặng nề… của một Đảng cầm quyền, của những người cộng sản.
Muốn vậy phải phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Nghĩa là độc lập dân tộc phải vươn tới nội dung mới: tự do, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người. Để thực hiện nhiệm vụ đó phải đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài xã hội, đoàn kết quốc tế, phải dựa vào sức mạnh nhân dân, thực hiệ n (thực hành) dân chủ rộng rãi; phải cải cách, đổi mới chống sự trì trệ , bảo thủ, hư hỏng và mở rộng tư do và dân chủ , phải xây dựng con người mới, lực lượng cách mạng, nhất là thế hệ trẻ, phát triển và phát huy nhân tố con người. Đó là một sự thay đổi có tính cách mạng lâu dài, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, phải tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa,vừa dổi mới, cải cách và phát triển, quá độ và rút ngắn, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Mỗi người chủ động phát huy năng lực của mình, vừa cải tạo xã hội vừa cải tạo bản thân mình, vừa qua thực tiễn vừa qua giáo dục và tự giáo dục. Sống là cống hiến, hiến thân, phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của dân tộc,dân chủ và giàu mạnh của quốc gia và hạnh phúc của đồng bào. Chết là thanh thản trở về với thiên nhiên, với ông bà tổ tiên và các vị tiền bối cách mạng, và để lại tình thương yêu cho thế hệ trẻ và tinh thần, trí tuệ, đạo đức cho dân cho nước, tạo nên nguyên khí quốc gia, hồn thiêng sông núi, tiếp tục sống mãi với non sông đất nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên.
2.4- Vấn đề thực hiện Di chúc
Như nói ở trên, việc nhận thức và công bố trọn vẹn Di chúc cũng là phải có thời gian, có khi do hoàn cảnh lịch sử chưa cho phép, hay nhận thức chưa thống nhất.
Dưới đây là các vấn đề chưa thấy rõ hay chưa thống nhất:
1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng;
2) bỏ thuế nông nghiệ p một năm cho nông dân;
3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỷ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề “sửa đổi chế độ giáo dục”, tạo ra những cái mới tốt tươi, và nhất thiết phải dưạ vào sức mạnh nhân dân.
4) vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào. Riêng vấn đề cuối cùng này thì BCH TWcó quyết định khác. Nhưng đây là vấn đề Hồ Chí Minh suy nghĩ rất kỹ và nhắc lại ít nhất là 2 lần và nói khá tỉ mỉ. Tuy nhiên con cháu của Bác mà cụ thể là BCH TW, vì nhiều lý do đã chọn một cách khác cũng rất có ý nghĩa.
Hơn 40 năm thực hiện Di chúc cũng là một chặng đường không ngắn. Trong thời kỳ này chúng ta đã giành được 2 thắng lợi có tầm chiến lược và có ý nghĩa lịch sử to lớn là kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp đổi mới. Nhưng trong thời kỳ sau chiến tranh cũng đã phạm nhiều sai lầm duy ý chí và giáo điều. Trong thời kỳ đổi mới cũng có lúc chận chạp, để lỡ cơ hội phát triển và cũng có những nhược đểm sai lầm và sai sót. Trong một cuộc hội thảo về Di chúc gần đây có ý kiến cho rằng, chúng ta chưa thực hiện nghiêm túc Di chúc của Hồ Chí Minh. Điều này có mặt đúng, nhưng nếu cho rằng chúng ta thực hiện ngược Di chúc thì phải bàn thêm. Có lẽ ý kiến này muốn nói về việc chúng ta không hỏa táng Bác, hay thực hiện chậm miễn thiếu nông nghiệp cho nông dân, chậm đỉnh đốn Đảng… Điều này là một thực tế, nhưng không nên/ không thể nói rằng thực hiện ngược lại mà nên hiểu thực hiện có phần khác đi và thực hiện chậm, có mặt thiếu nghiêm túc.
Tất nhiên, cần hiểu rằng thực hiện Di chúc là một quá trình, với các mức độ khác nhau.Trên nét lớn là chúng ta đã thực hiện từng nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh nhắc nhở trong Di chúc và có nhiều mặt sáng tạo do hoàn cảnh mới mà trước đó HCM cũng không thể hình dung ra và nhắc tới, nhất là về đường lối và sự nghiệp đổi mới. Quả là nhiều vấn đề mới, nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh ngày nay mà thời Hồ Chí Minh chưa thể hình dung và dự báo. Ngay vấn đề tham nhũng thì thời trước chỉ là tham ô nhỏ và chưa thật sự phổ biến, rộng lớn, mang tính hệ thống, chùm dây, kiểu mafia, đầy thế lực, rất phức tạp như bây giờ.
Qua nội dung cơ bản của Di chúc, chúng ta thấy nổi lên 2 loại quan điểm chính như sau:
1) về gắn độc lập dân tộc, dân chủ với việc chấn hưng, đổi mới, chống trí trệ, bảo thủ nhằm phát triển đất nước bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa;
2) quan điểm nhân dân nhân văn, quan tâm đến số phận con người và phát huy cao độ tính chủ động của con người, dựa vào nhân dân, đoàn kết, nhất là trong đảng để cùng phát triển…
Từ đó, căn cứ vào tình hình hiện nay, cần tập trung giải quyết một số vấn dề như tiếp tục chỉnh đốn, đổi mói Đảng, nhất là:
1) Về chống tham nhũng, củng cố và xây dựng đạo đức cách mạng nhất là trong đội ngũ cán bộ các cấp;
2) Về đổi mới phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng;
3) Mở rộng dân chủ, đặc biệt trong công tác cán bộ, tạo cơ chế thật sự phát hiện và sử dụng nhân tài, nhân lực chất lượ ng cao;
4) Tăng cường giám sát và phản biện xã hội…
5) Tập trong giải quyết các vấn đề của nông dân, công nhân lao động, nhất là các vấn đề an sinh xã hội, công bằng xã hội, trong quá trình phát triển, tránh gạt họ khỏi lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế, tránh bất ổn và thiệt thòi cho họ đang rất nóng bỏng hiện nay;
6) kiên quyết cải cách giáo dục một cách cơ bản, toàn diện nhắm vào mục tiêu phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ và nhân cách của con người, tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và năng động ngày nay, vv và vv…
Đúng là hiểu rõ và thực hiện triệt để những tư tưởng của Hồ Chí Minh không phải dễ. Dân chúng nêu vấn đề: chính quyền của chúng ta có thật sự của dân, do dân vì dân và có thật sự thực hiện Di chúc, tư tưởng Hồ Chí Minh hay không, khi trong chính sách, luật pháp và các dự án còn nhiếu bất cập, sơ hở chậm đượ c sửa đổi để cho những kẻ cơ hội trục lợitrong chính quyền lấy đất của dân và để họ đi đến bần cùng, nếu còn “nhẹ trên năng dưới”, không nghiêm trị họ triệt để, bình đẳng. Không thể “vơ đũa cả nắm”, nhưng không thể thỏa mãn với cách giải quyết hiện nay.Quả thật là khi đào sâu vào từng vấn đề , chúng ta thấy còn nhiều bài toán chưa có lời giải thỏa đáng.
Như vậy, là cần tiếp tục nghiên cứu sâu và rà soát lại các tư tưởng quan trọng trong Di chúc nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung để triệt để vận dụng sáng tạo và phát triển trong thời kỳ mới…
2.5. sức sống của bản di chúc
Đất nước đã bước qua hơn 40 năm kể từ khi công bố Bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2010). Ngày 2 tháng 9 năm 1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bác Hồ kính yêu của dân tộc ra đi. Trong một ngày đau thương, hàng chục vạn đồng bào tụ họp trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, cùng hàng chục triệu người Việt Nam từ mọi phương trời, miền Bắc và miền Nam, trong và ngoài nước, khóc lặng, thành kính đón nhận từng dòng, từng chữ trong Di Chúc Người gửi lại.
Trước khi từ giã cõi đời, dù cả nước đang trải qua cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, Bác Hồ vẫn đặt niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của dân tộc, vẫn ấp ủ những ước mơ, dự định và quyết tâm đưa đất nước ta tiến lên “sánh vai với năm châu bốn biển”. Bác viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”. Từ năm 1975 đến nay, chúng ta đã có 35 năm để xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện điều mong muốn nói trên của Bác. Tuy vậy, trong thực tế, chỉ có được hơn hai mươi năm gần đây, đất nước mới có được con đường đi lên đúng đắn - đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế. Chính nhờ đó, nhân dân ta mới có thời cơ đồng lòng đồng sức xây dựng cuộc sống mới, phát triển đất nước “đạt được những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .
Tuy vậy, quá trình phát triển đó đáng lẽ ra có thể nhanh hơn nhiều, bộ mặt đất nước ta đáng lẽ phải biến đổi nhiều hơn, khoảng cách so với thế giới và nhiều nước trong khu vực lẽ ra đã được rút ngắn chứ không cách xa như bây giờ, nếu như chúng ta xóa bỏ mạnh mẽ hơn những lực cản của tư duy lỗi thời, những tàn dư của cơ chế quản lý cũ kỹ còn rơi rớt lại, một số chính sách kinh tế, xã hội, sử dụng con người… không thích hợp.Dù sao, đứng dậy từ vấp ngã bao giờ cũng thu lượm được những bài học lớn. Ở đây, bài học về vai trò lãnh đạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu không nói là quyết định. Quả vậy, trước khi từ giã cõi đời, Bác kính yêu đã không quên căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Với sức sống bất diệt của bản di chúc thiêng liêng của Bác, mọi công dân Việt Nam đều ước mong nhìn thấy viễn cảnh đó của đất nước và có quyền hy vọng mọi điều Người căn dặn được thực hiện trọn vẹn
2.6. Đảng Cộng sản VN sau hơn 40 năm thực hiện theo lời di chúc của Bác
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức trọng thể kỷ niệm lần thứ 65 Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 41 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước ta.
Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giải phóng nhân dân khỏi kiếp lầm than, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của đất nước và dân tộc ta. Tổng kết những thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, Đảng ta khẳng định: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, mặc dù cách mạng có lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam chứng minh hùng hồn những bài học mang tầm chân lý mà Đảng ta đã nêu lên :
Một là, trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là nền tảng để đi lên chủ nghĩa xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới củng cố vững chắc và phát huy thành quả của độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
Ba là, không ngừng củng cố và tăng cường đoàn kết : đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Bốn là, thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay là kết quả của sự kết hợp đúng đắn sức mạnh của dân tộc đã được lịch sử đấu tranh quật cường hàng nghìn năm hun đúc nên với sức mạnh của thời đại.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng nước ta.
Thành quả vĩ đại và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trở thành hành trang, thành động lực thúc đẩy toàn dân và toàn quân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ trong suốt 30 năm, đánh thắng các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược; thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là hành trang và động lực cổ vũ nhân dân ta tiếp tục giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử.
Di chúc là bản tổng kết thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và phương hướng phát triển của dân tộc, đồng thời thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Di chúc kết tinh những giá trị lịch sử, văn hoá, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của Người, là một chương trình hành động trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau khi nước nhà thống nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn". Thấu hiểu những gian khổ của nhân dân ta trong cách mạng và kháng chiến, Người căn dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng,không phải chỉ trong Di chúc, mà hầu hết những tác phẩm của Hồ Chí Minh từ năm 1945, khi Đảng Cộng sản bắt đầu cầm quyền sau Cách mạng tháng Tám, Người đã luôn luôn nhắc đến việc chính quyền do Đảng Cộng sản phải là chính quyền vì dân, do dân, gắn bó với dân, trung thành với dân, người đầy tớ trung thành của dân. Cho nên, bài học lớn nhất mà chúng ta rút ra từ Di chúc của Người chính là phần cốt lõi này.
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết, gắn bó với nhân dân, đại diện cho quyền lợi của giai cấp và của dân tộc, được nhân dân tin yêu, đùm bọc, ủng hộ, giúp đỡ. Điều này làm chúng ta càng thấm thía lời cǎn dặn của Bác trước lúc đi xa: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân hǎng hái đấu tranh từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Bác căn dặn cho cán bộ, đảng viên một luận điểm quan trọng như sau: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”,... Bác Hồ có nhắc nhở rằng trong học tập, lao động, công tác cũng như trong cuộc sống đời thường của từng người ở xã hội ta vào thời kỳ cách mạng nào cũng thế, nếu sự bất liêm, bất chính, lãng phí, tham ô, lười biếng, vô trách nhiệm, thu vén cá nhân, ích kỷ vì lợi ta hại người… còn lẩn khuất đâu đó bằng sự dối trá với chính mình, với tập thể và cộng đồng thì đó là “kẻ thù nội xâm” nguy hiểm khôn lường.
Bác Hồ đặt trọn niềm tin vào sức mạnh và vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước. Bác căn dặn Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo thanh niên thành những người kế tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên". Phải coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết.
Bác căn dặn Đảng phải không ngừng chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống, khoan thư sức dân, bảo đảm việc làm, học tập, thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với từng đối tượng : thương binh; liệt sĩ; gia đình thương binh, liệt sĩ; những người trẻ tuổi đã tham gia kháng chiến; phụ nữ; các nạn nhân của chế độ cũ... Làm như vậy là để tất cả mọi người có điều kiện phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc kiến thiết, bảo vệ Tổ quốc.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Người chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho đoàn viên thanh niên phải gắn liền việc học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội. Người nói: "Đoàn thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế hệ cộng sản trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với việc tham gia cuộc đấu tranh chung của những người lao động chống lại bọn bóc lột". Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội".
Hồ Chí Minh xem xét thanh niên một cách toàn diện, thấy rõ vị trí, vai trò của thanh niên: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Trong Di chúc, Người đặt ra yêu cầu cho Đảng đối với công tác giáo dục thanh niên và xem đây là trách nhiệm của Đảng, các cơ quan giáo dục, đến các đoàn thể quần chúng: “Đoàn viên, thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Theo Người, cách mạng là sự nghiệp lâu dài khó khăn và là trách nhiệm của nhiều thế hệ. Vì vậy, việc bàn giao thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà điều quan trọng và khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị và trang bị cho thế hệ sau những điều cần thiết, định hướng cho thanh niên những công việc phải làm để họ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng. Người căn dặn thanh niên phải: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật”.
Đặt chữ “Đức” lên hàng đầu, nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn coi trọng cái “Tài”. Người nhìn nhận “Đức” và “Tài” trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện: “Có tài mà không có đức là người vô dụng” nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Ngày nay, chữ “Tài” đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nhiều con người tài năng sẽ góp phần dựng xây đất nước Việt Nam giàu đẹp. Thế nhưng, đôi khi vì quá chú trọng cái “Tài”, có một số người đã thiếu tu dưỡng chữ “Đức”. Từ ấy đã nảy sinh ra những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những kẻ quyết tâm leo lên con đường quan chức bằng mọi giá để rồi quay lại nhũng nhiễu nhân dân, tham ô tài sản nhà nước. Tham nhũng đã bị Đảng ta coi là một trong những “nguy cơ” lớn. Do đó, đấu tranh chống tham nhũng cũng chính là việc đấu tranh chống lại tệ sùng bái cá nhân chủ nghĩa, chống lại nạn suy thoái đạo đức.
Rõ ràng, các tiêu chuẩn mà Hồ Chí Minh nêu ra về đức - tài của người cán bộ cách mạng là yêu cầu cụ thể đối với mỗi người cán bộ, chứ không phải chỉ là điều mong muốn, là lời nói suông. Đức – Tài là hai nhân tố làm cho cán bộ nói riêng, con người nói chung trở lên hữu ích đối với xã hội, không thể tách rời cũng không thể tuyệt đối hoá mặt này mà phủ nhận hay xem nhẹ mặt kia.
Tóm lại, những quan điểm của Hồ Chí Minh về “vừa Hồng vừa Chuyên”, Đức - Tài của người cán bộ cách mạng cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và sức sống trong thực tiễn. Chúng ta đang có nhiều tấm gương đảng viên, đoàn viên và cán bộ được dân tin, dân yêu, được như vậy là do các đồng chí đã tự mình rèn luyện và thực hiện tốt lẽ sống mình vì mọi người, trong đó lời nói luôn đi đôi với việc làm, lấy việc mình làm để cổ vũ người khác.
Di chúc thể hiện tình thương yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tất cả mọi người, từ mỗi người dân Việt Nam cho đến những bạn bè trên thế giới. Từ trái tim mình, Bác viết: "Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Kết thúc bản Di chúc, Bác nói đến điều mong muốn cuối cùng: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Khắc sâu những lời thề trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta do đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn tuyên đọc trước anh linh của Người, 40 năm qua, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đoàn kết một lòng, đem hết tinh thần và nghị lực, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến, quyếtthắng, đã anh dũng tiến lên, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Bằng một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chưa từng có, quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay là một công trình sáng tạo lớn. Trải qua hơn 20 năm phấn đấu bền bỉ, phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, công cuộc đổi mới đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt đất nước có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế mới và lực mới để đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Đó là những thành tựu rất đáng tự hào mà hôm nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xin được kính báo trước anh linh Bác.
Song, nước ta hiện nay vẫn là một nước có tiềm lực kinh tế, công nghệ hạn chế, năng lực cạnh tranh chưa cao; khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trong khu vực vàtrên thế giới còn lớn. Kinh tế nước ta có bước phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc, nhiều vấn đề xã hội còn rất bức xúc. Thực trạng đó đang đặt ra cho chúng ta những trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn dân tộc, tận dụng các cơ hội để vượt qua thách thức, xây dựng ý chí tự cường dân tộc, động viên mọi người vươn lên làm giàu chính đáng cho mình, cho cộng đồng và toàn xã hội, quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh", đưa nước ta vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong khi lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã dành sự chú trọng đặc biệt đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xác định đây là nhiệm vụ then chốt, là điều kiện có tính quyết định để bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Những kết quả bước đầu quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, được thể hiện bằng việc thực hành ngày càng tốt hơn dân chủ trong Đảng và trong xã hội, thúc đẩy việc phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, nâng cao tính tích cực của nhân tố con người. Vào những lúc khó khăn hay khi thuận lợi, Đảng đều chỉ đạo tăng cường công tác tư tưởng, lý luận nhằm khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ. Đó là cơ sở quan trọng nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận của xã hội.
Tuy nhiên, trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đã và đang có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hoá về lối sống, quan liêu, xa rời quần chúng. Một số đảng bộ, chi bộ vẫn còn tình trạng mất dân chủ, hoạt động tự phê bình và phê bình còn nặng hình thức, để cho chủ nghĩa cá nhân chi phối, nội bộ mất đoàn kết, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là một nguy cơ tiềm tàng của Đảng cầm quyền, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục thực hành những biện pháp đồng bộ, có hiệu quả nhằm khắc phục và loại trừ, bảo đảm Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh.
Đối với lớp trẻ, thực hiện Di chúc của Bác, Đảng ta đã đề cập nghiêm túc công tác giáo dục, bồi dưỡng, chăm sóc thanh niên và thiếu niên, coi thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặt vấn đề thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con ng ười. Đảng quan tâm chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng.
Trong quan hệ với bên ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi đường lối và chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Mục tiêu của chúng ta là: "Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh và phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Sự nghiệp đổi mới trong những năm tới có nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời cũng đứng rước không ít khó khăn, thách thức. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã giành được trong gần một phần tư thế kỷ đổi mới, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế phát triển thấp, lại đang trong giai đoạn suy giảm và thiếu ổn định; bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống chính trị còn chưa thật tinh giản, hiệu quả, hiệu lực chưa cao; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, coi thường kỷ cương, phép nước và các tệ nạn xã hội khác đang gây bức xúc trong xã hội. Trên thế giới và khu vực, tình hình còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường gây ảnh hưởng đến quốc gia bất cứ lúc nào.
Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhận biết thật rõ và đánh giá thật đúng tình hình, đâu là khó khăn, thách thức, đâu là thuận lợi, thời cơ. Những khó khăn và thách thức mà chúng ta phải đối mặt hiện nay không thể so sánh với những khó khăn và thách thức trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà Bác Hồ nói tới khi viết Di chúc. Những thuận lợi và thời cơ mà đất nước có được ngày hôm nay cũng lớn hơn nhiều so với những thuận lợi và thời cơ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt trước kia. Đứng trước tình hình đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm: Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
KẾT LUẬN
Giá trị của bản di chúc của bác là tài sản vô giá cho toàn dân tộc ta trong suốt những năm qua và là tâm gương sáng cho toàn dân tộc ta soi vào và làm theo những gì bác căn dặn trước lúc bác đi xa và bản di chúc cũng luôn thôi thúc mỗi người dân chúng ta ngày càng phấn đấu cố gắng trong học tập, lao động để cố gắng hết mình xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh văn minh và mọi người dân ta đều được hưởng ấm no hạnh phúc. Mong muốn tâm huyết và vĩ đại nhất suốt cuôcc đời Bác là mong cho dân ta được độc lập tự do, ấm no và hạnh phúc chắc có lẽ bản di chúc của người cũng hướng tới một mong muốn tuột bậc này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP
DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TÀI LIỆU TỪ MỘT SỐ TRANG WEB : VNEXPRESS.COM , TAILIEU.VN……. VÀ MỘT SỐ VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC ĐƯỢC TRÍCH DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_di_chuc_ho_chi_minh_4724.doc