Đề tài Nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai cấp đất nước được lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn cách mạng mới từ sau đại thắng mùa Xuân 1975, trên đất nước ta đã và đang diễn ra biết bao sự kiện lịch sử - chính trị trọng đại. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ nhưng cũng gặp không ít khó khăn và vấp váp. Công cuộc đổi mới mà Đảng đề ra từ năm 1986 là một tất yếu. Nhờ công cuộc đổi mới đó mà nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng và giữ được chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ sau cuộc đổi mới nông nghiệp và nông dân nước ta có nhiều chuyển biến. Đây là một nội dung quan trọng mà nhiều đề tài nghiên cứu đến. Trong bài tiểu luận này tôi xin chọn khoảng thời gian có nhiều biến động, đó là: Nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 NỘI DUNG 2 I. Đường lối chỉ đạo của Đảng với nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới 2 II. Sự chuyển biến của nông nghiệp gắn với sự phân hóa của giai cấp nông dân 3 1. Sự chuyển biến trong nông nghiệp 4 2. Sự phân hóa của giai cấp nông dân 5 KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai cấp đất nước được lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn cách mạng mới từ sau đại thắng mùa Xuân 1975, trên đất nước ta đã và đang diễn ra biết bao sự kiện lịch sử - chính trị trọng đại. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ nhưng cũng gặp không ít khó khăn và vấp váp. Công cuộc đổi mới mà Đảng đề ra từ năm 1986 là một tất yếu. Nhờ công cuộc đổi mới đó mà nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng và giữ được chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ sau cuộc đổi mới nông nghiệp và nông dân nước ta có nhiều chuyển biến. Đây là một nội dung quan trọng mà nhiều đề tài nghiên cứu đến. Trong bài tiểu luận này tôi xin chọn khoảng thời gian có nhiều biến động, đó là: Nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. NỘI DUNG I. Đường lối chỉ đạo của Đảng với nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới Từ cuối năm 1985 đến cuối năm 1986 tình hình kinh tế xã hội nước ta đã trở nên gay gắt đến mức: đại đa số các tầng lớp nhân dân cảm thấy không thể tiếp tục sống như cũ được nữa, các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ không thể tiếp tục duy trì những cơ chế, chính sách đã lỗi thời, hoặc chỉ điều chỉnh một số chính sách riêng lẻ, cục bộ nào đó. Trước yêu cầu của dân tộc và xu thế phát triển của thế giới, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về “những sai lầm nghiêm trọng trong nhiều chủ trương chính sách lớn” thời gian trước đây, nhận thức lại một loạt quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội, qua đó đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước: Đường lối đổi mới bao gồm nhiều nội dung phong phú , trong đó có những nội dung cơ bản: Một là, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thành quốc doanh và tập thể là chủ yếu sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, dân chủ hóa đời sống xã hội phát huy yếu tố con người và từng bước xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân do dân, vì dân. Ba là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới, tham gia rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế, thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ mới của nước ngoài để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ sau Đại hội VI của Đảng nhiều cải cách thể chế đã được thực hiện, như thực hiện cơ chế một giá, chính sách tự do hóa lưu thông, đổi mới công tác kế hoạch, sự tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở, xóa bỏ bao cấp và mốc đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (năm 1988) về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là “khoán 10”. Tiếp đó là Nghị quyết 22 của Bộ chính trị (năm 1989) và quyết định 72 của chính phủ (1990) về “Phát triển kinh tế - xã hội miền núi”, “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội từ nam 1991 đến năm 2000”, “Luật đất đai năm 1993” cùng nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác, trong đó hàm chứa những điểm rất quan trọng sau: a. Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài và bình đẳng trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế. b. Thừa nhận quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài (bao gồm các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê) của hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ. c. Những hợp tác xã nào còn có tác dụng thì tinh giảm bộ máy quản lý, chuyển đổi chức năng hoạt động, tập trung vào một số khâu dịch vụ cho sản xuất mà từng hộ riêng lẻ làm không có hiệu quả bằng. Hình thành các loại hình hợp tác mới đa dạng ở nông thôn, trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. d. Chuyển nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, căn cứ vào đặc điểm và lợi thế so sánh từng vùng, hướng dẫn khôi phục lại các làng nghề, mở mang tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn. đ. Ngoài thuế sử dụng ruộng đất, nông dân không còn phải bán lương thực, thực phẩm, nghĩa vụ cho nhà nước theo giá quy định mà được tự do bán trên thị trường theo giá thỏa thuận. e. Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi đầu mối, các dự án trông lại rừng, lập ngân hàng cho người nghèo vay vốn, mở rộng công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cung cấp các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt cho nông dân. f. Hỗ trợ việc xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, mạng lưới điện, nguồn cung cấp nước sạch… ở nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. II. Sự chuyển biến của nông nghiệp gắn với sự phân hóa của giai cấp nông dân 1. Sự chuyển biến trong nông nghiệp Những cải cách thể chế nói trên đã đáp ứng nguyện vọng đông đảo của quần chúng nhân dân, tạo nên động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển khá liên tục của nông nghiệp và nông thôn: ví dụ diện tích các loại cây trồng năm 1986 là 8,5 triệu ha, thì năm 1995 là 10,5 triệu ha, sản lượng lương thực qui thóc từ 18,3 triệu tấn tăng lên 27,57 triệu tấn, gạo xuất khẩu năm 1986 không có thì năm 1995 là 2,1 triệu tấn, trồng rừng tập trung năm 1986 không có thì 1995 là 165,3 nghìn ha. Số hộ có máy thu thanh năm 1986 là 7%, thì năm 1995 là 37,3%, số hộ có ti vi năm 1986 là 1,2 %, năm 1995 là 21%. Rõ ràng khi ta xóa bỏ cơ chế quản lý cũ để chuyển sang cơ chế quản lý mới đã khai thông các ách tắc ở cả đầu vào và ra của nông nghiệp và nông thôn khiến nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đạt nhiều thành tựu đáng kể. Sự phát triển đó đã bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước, tăng nguồn dự trữ quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống các tầng lớp nhân dân, trong đó 80% là dân cư nông thôn. Tới đây hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được nhận khoán ruộng đất dài hạn, trong khoảng 10 - 15 năm đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, người nông dân hăng hái tin tưởng vào chế độ mới. Đây là điều mà mô hình sản xuất cũ không thể tạo ra được. Hợp tác xã phải chuyển đổi nông dân, phương thức hoạt động phải chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ là chủ yếu. Đổi mới cơ chế tạo ra sức bật mới cho nông nghiệp phát triển về năng suất: Từ năm 1989 ta xuất khẩu gạo. Có thể nói, sự “đột phá” thành công của quá trình đổi mới nông nghiệp và nông thôn đã góp phần đặc biệt quan trọng đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bao gồm cả công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn như Đại hội VIII của Đảng (1996) đã khẳng định. Nhưng vấn đề nảy sinh là vấn đề ruộng đất manh mún, công nghiệp chế biến không phát triển nên giá trị nông sản thấp, xuất hiện tiêu cực về mặt xã hội: kết cấu hạ tầng nông thôn, văn hóa giáo dục. Từ năm 1996 đến nay ta tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, quyền tự chủ của nông dân được nâng lên, tự chủ với ruộng đất, với quá trình sản xuất kinh doanh, nhiều hộ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi và hình thành nên các trang trại. 2. Sự phân hóa của giai cấp nông dân Dưới tác động của cơ chế thị trường, các hộ nông dân có sự phân hóa đáng kể về các mặt. a. Về nguồn lực sản xuất: là qui mô sử dụng đất đai, lao động, vốn, có hộ không có ruộng đất, có hộ hàng chục ha. b. Sự phân hóa về ngành nghề: có hộ thuần nông, chuyên ngành nghề hoặc kiêm ngành nghề. Xuất hiện những hộ chuyên làm thuế. Sự phân hóa này diễn ra ở miền Nam nhanh hơn. c. Phân hóa về năng lực và mục tiêu sản xuất: Có hộ tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa nhỏ, sản xuất hàng hóa lớn. d. Phân hóa về thu nhập giàu nghèo: nước ta rất tích cực xóa đói giảm nghèo nhưng xu hướng phấn hóa giàu nghèo vẫn ngày càng rộng ra. Tòm lại đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Đồng thời cơ cấu giai cấp xã hội ở nông thôn nói chung và đối với nông dân nói riêng có biến đổi to lớn. Năm 1988 cả nước có trên 100 nghìn trang trại sản xuất nông nghiệp. Riêng tỉnh Yên Bái có 11.728 trang trại qui mô từ 2 đến 500 ha, trong đó 45 đến 55 trang trại thường xuyên thuê từ 5 - 25 lao động. Tỷ suất hàng hóa bình quân của 50 trang trại được chọn kiểm soát là 60 - 85%. Về thu nhập thì 32 trang trại có lãi dòng chiếm 50% tổng thu nhập và 18 trang trại có lãi dòng từ 25 - 30% tổng thu nhập. Nông trại gắn liền với sự tập trung lớn ruộng đất để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, sử dụng máy móc, đây là một phương thức giải phóng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp làm cho nó vận động và phát triển. Phát triển kinh tế thị trường dẫn đến hai hệ quả một là giải phóng những người lao động không có khả năng kinh doanh nông nghiệp sang hoạt động kinh tế khác thích hợp hơn, sử dụng lao động thuê mướn sẽ giảm bớt gánh nặng dư thừa lao động ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới trên cơ sở chất lượng lao động. Về thu nhập trên phạm vi cả nước: hộ giàu chiếm 15 - 20% tổng số hộ, hộ nghèo từ 10 -25%, hộ trung bình 50 - 60%. Đặc trưng của hộ giàu: biết tổ chức sản xuất kinh doanh, có vốn, kỹ thuật, sử dụng hợp lý lao động. Có diện tích đất cao, có sự kết hợp nhiều ngành nghề, phát triển hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập hàng trăm triệu một năm. Đây là lớp nông dân kiểu mới ở nông thôn, phần lớn có vai trò tích cực phát triển và xây dựng nông thôn mới. Hộ nghèo năm 1995 cả nước có trên 3 triệu hộ đói nghèo, hộ trung bình: chiếm số đông. Trong số 6 triệu lao động thừa ở nông thôn, có 40% số hộ không đủ việc làm ở trong nhóm hộ trung bình, nguy cơ “nghèo hóa” xuất hiện. Nguyên nhân của sự phân tầng là điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành nghề: có sự chênh lệch lớn về ruộng đất giữa các hộ nông dân, bình quân ruộng đất của hộ giàu lớn hơn hộ nghèo 4 lần, có xu hướng tăng, nhất là ở Nam Bộ do quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất giữa các hộ. Hiệu suất sử dụng đất của hộ giàu quá cao, thường hướng vào sản xuất hàng hóa. Trong đất nông nghiệp của hô nghèo 88% là đất trồng lúa, chỉ 11% là đất màu, hệ số sử dụng ruộng đất quá thấp (1,2 lần/năm). Về vốn và hiệu quả sử dụng vốn khác nhau, chất lượng lao động hộ giàu cao hơn, khả năng tiếp cận thị trường, sự khác nhau về ngành nghề ở phạm vi rông: ở nơi nào chuyển mạnh sang đa dạng hóa ngành nghề thì nhanh chóng trở thành khá giả và giàu có, sự phân tầng này về cơ bản là tích cực. Sự phân hóa trong giai cấp nông dân có xu hướng ngày càng tăng, sự phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân là một hiện tượng tự nhiên, kết quả tất yếu của sản xuất hàng hóa. Chuyển sang kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo là tất yếu khách quan. Đây là vấn đề phải quan tâm giải quyết một mặt phải có chính sách tiếp tục giải quyết tiềm năng đất nước để phát triển kinh tế, khuyến khích làm giàu hợp pháp, mặt khác phải có chính sách xã hội với xóa đói giảm nghèo. Sự phân hóa ở nước ta hiện nay là phân hóa tích cực là chủ yếu. Nếu khai thác hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội. Thu nhập giàu nghèo có khoảng cách ngày càng rộng: xu hướng hộ giàu càng giàu, hộ nghèo vẫn nghèo. Việc xóa đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn, giá cả nông sản quá thấp so với sức lao động và tiền vốn bỏ ra, nạn ứ thừa sản phẩm nông nghiệp, các khoản phụ thu ở các địa phương quá nặng nề ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Thiếu việc làm, số hộ nghèo và không có khả năng vươn lên. Nhưng tích cực của sự phân hóa là đảm bảo nguyên tắc phân phối lao động “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, phân hóa trong nông dân gắn với sự phân công lại hợp lý hơn lao động xã hội nông thôn. Xu hướng hình thành nhóm tư sản nông thôn. Trên địa bàn cả nước xuất hiện nhiều tổ hợp xí nghiệp nhỏ và vừa do những hộ nông dân có vốn thành lập nên, có trang trại để sản xuất. Sự tồn tại của những hộ này với tư cách là hộ tư sản được nhà nước chính thức công nhận. Tính đến ngày 30/10/1995 kinh tế tư bản nhà nước trong nông nghiệp là 1.275 doanh nghiệp chiếm 17,6% doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong cả nước. Có 3 loại hình phổ biến. Một là, hình thức hộ gia đình đầu tư sản xuất với qui mô lớn có tính chất hàng hóa : tỷ lệ sản phẩm bán ra thị trường chiếm trên 70% tổng sản phẩm. Tiêu biểu như doanh nghiệp tư nhân của bà Nguyễn Thị Kim Hai, ở Xuân Lộc, Đồng Nai chuyên kinh doanh chế biến thực phẩm, doanh thu năm 1998 lên tới 27 tỷ, thuê gần 1000 công nhân làm việc thường xuyên. Hai là, doanh nghiệp tư nhân do nguồn vốn ở ngoài địa phương đầu tư trồng cây nông nghiệp, ăn quả dài ngày có giá trị lớn. Ví vụ Công ty TNHH của bà Phạm Thị Thiền ở Long An đầu tư 720 tỷ làm kênh mương, thuê nhân công khai hoang trông 1600 ha mía trên diện tích gần 2000ha đất phền hoang hóa. Ba là, doanh nghiệp tư nhân do các công ty TNHH ở thành phố dùng một phần lợi nhuận kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở thành phố về đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Ví dụ Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Long An trích lợi nhuận đầu tư trông 500ha soài, 300ha chàm, 150 ha chân châu ở đồng Tháp Mười. Về tình hình thuê nhân công: theo thống kê sơ bộ có 50% chủ trang trại, 100% doanh nghiệp tư nhân và công ty thuê mướn người công. Huyện Yên Bình (Yên Bái) có 113 trang trại trong đó 9 trang trại thuê từ 101 đến 200 công/năm, 8 trang trại thuê từ 201 à 660 công/năm. Rõ rang quan hệ bóc lột còn tồn tại. Sự tồn tại của nhóm tư sản nông thôn kéo theo đội ngũ nông dân làm thuê trong nông thôn hiện nay có 672.319 hộ chuyển làm thuê với trên một triệu lao động (năm 1998). KẾT LUẬN Do tác động của đổi mới nên nông nghiệp và nông thôn Việt Nam có nhiều biến đổi, kéo theo giai cấp nông dân nước ta có sự phân hóa. Nhưng những biến đổi trên mới chỉ là những biến đổi về lượng đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi có thời gian, nhất là trong điều kiện Việt Nam, vì ở nước ta các tiêu chí phân biệt về quy mô sản xuất và kinh doanh giữa cá thể và tư nhân và tư bản tư nhân chưa xác định được. Hơn nữa cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam nói chung vẫn được xác định là giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật. Hà Nội. 1991. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam : Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật. Hà Nội. 1991. 3. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 - 2002. Nguyễn Sinh Cúc. Nxb chính trị quốc gia. 2002. 4. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Số 6 (271). 1993. 5. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (318). 2001. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSU53t.doc