Đề tài Ở một số nước đang phát triển,trong khi các quan chức chính phủ mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài thì một số nhà chính trị lại tỏ ra dè dặt lo ngại

Phải khẳng định rằng, FDI là một trong số các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Khu vực có vốn FDI luôn là khu vực năng động nhất của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%. Chẳng hạn "năm 1998 tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước đạt 12,1% thì riêng khu vực FDI đạt tốc độ tăng trưởng là 23,3%, năm 1999 tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước là 10,4% thì của khu vực FDI là 20,0%"(2) Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đi vào hoạt động nhìn chung sản xuất kinh doanh có hiệu quả: trong năm 2000 doanh thu của khu vực có vốn FDI đạt khoảng 5.500 triệu USD so với năm 1999 là 4.600 triệu USD. Như vậy, xét về tốc độ tăng trưởng lẫn cả về doanh thu, giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đều đạt mức cao so với trung bình cả nước. Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam của FDI còn được khẳng định qua tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm: "năm 1993 đạt 3,65%/năm, đến năm 1995 đạt 6,3%/năm, năm 1998 đạt 10,03% và năm 1999 đạt 11,75%"(3). FDI đã góp phần giúp Việt Nam phục hồi dần kinh tế sau cuộc khủng hoảng, thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định trong những năm qua. Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho đến năm 2020 là trong tầm tay.

doc23 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ở một số nước đang phát triển,trong khi các quan chức chính phủ mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài thì một số nhà chính trị lại tỏ ra dè dặt lo ngại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội, trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Xu hướng này đã lôi kéo tất cả các quốc gia trên thế giới, dù muốn hay không cũng phải từng bước hội nhập vào quỹ đạo phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế đó thì hoạt động đầu tư nước ngoài có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế. Một mặt, đầu tư nước ngoài là hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế, mặt khác nó là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam - là một quốc gia đang phát triển, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam đó là phải phát huy tối đa nội lực, "phát huy ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tận dụng khai thác những lợi thế của đất nước trong sự trao đổi và sự phân công lao động quốc tế" (Văn kiện Đại hội Đảng). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam phủ nhận vai trò của đầu tư nước ngoài bởi Samuelson đã từng nói :" nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm tiết kiệm trong nước để tạo nguồn vốn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn bên ngoài? ". Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế, nguồn vốn ĐTNN đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giúp Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu phát triển so với các nước khác. Việt Nam hiểu được tầm quan trọng này nên luôn đưa ra những chính sách ngày càng thông thoáng hơn nhằm khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam. Điều 1 của Luật ĐTNN tại Việt Nam đã quy định: "Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi".Nhưng trong quá trình đầu tư nước ngoài đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Chính vì vậy trong phạm vi của một chuyên đề thực tập, chúng em đã chọn đề tài: "ở một số nước đang phát triển,trong khi các quan chức chính phủ mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài thì một số nhà chính trị lại tỏ ra dè dặt lo ngại “ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Đàu tư nước ngoài là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình.Tuy nhiên không phảI tất cả các nguồn lực cần thiết cho một hoạt động đầu tư đều đuợc di chuyển từ nuớc này sang nuớc khác mà nhà đầu tư nuớc ngoài luôn sử dụng một số nguồn lực của nuớc nhận đầu tư như:nhân lực,nguồn tài nguyên.Trong đó nuớc nhận đầu tư gọi là nuớc chủ nhà,nuớc của chủ đầu tư là nuớc đầu tư. ĐẶC ĐIỂM Đầu tư nuớc ngoài phụ thuộc nhiều vào quan hệ ngoại giao giữa nuớc nhận đầu tư với các nuớc đI đầu tư cũng như tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới. Với việc di chuyển các nguồn lực sang nuớc khác,chủ đầu tư sẽ phảI đối mặt với những vấn đề về thúê nhập khẩu,thủ tục hảI quan và hàng loạt những chính sách liên quan như chính sách tiền tệ,tỉ giá hối đoáI,thúê thu nhập doanh ngiệp,sử dụng đất,thuê lao động Một trong những nguồn lực mà chủ đầu tư thuờng mang sang nuớc khác là công nghệ, có thể là công nghệ sản xuất hay công nghệ quản lí Đầu tư nuớc ngoài có 2 hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đối với các nuớc đang phất triẻn như Việt Nam thì hình thức đầu tư nuớc ngoài gián tiếp dưói dạng hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Ngoài ra hình thức đầu tư trực tiếp nuớc ngoài FDI cũng có vai trò không kém quan trọng. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I/ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NUỚC NGOÀI FDI: 1/Khái niệm FDI: Trên thế giới có nhiều cách diễn giải khái niệm về FDI, tuỳ theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Trong số đó, ta có thể đưa ra một khái niệm có tính chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ ĐTNN đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn. 2/Hình thức FDI: Xét trên giác độ toàn cầu, FDI thường có các hình thức là: Một là, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co-operation) Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà ĐTNN trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng mà không tạo nên một pháp nhân mới. Hai là, Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise) Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm - nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại. Ba là, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise) Đây là doanh nghiệp do các nhà ĐTNN đầu tư 100%, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà ĐTNN, chịu sự điều hành, quản lý của nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước sở tại còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế hoặc là áp dụng các hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Building Operate Transfer) xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Building Transfer Operate) hay xây dựng - chuyển giao (BT: Building - Transfer). Tại Việt Nam, Luật ĐTNN quy định có 3 hình thức đầu tư chủ yếu là xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng và hình thức ký hợp đồng BOT với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam. Để phát triển nhanh các công trình kết cấu hạ tầng, Luật sửa đổi luật ĐTNN năm 1996 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng BTO và BT. Trong các loại hình đầu tư trực tiếp trên thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức FDI dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng sẽ là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần,xu hướng của sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế. DNLD là loại hình được chủ nhà ưa chuộng vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi bên nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả mong muốn. Xu hướng chung của tất cả các nước là muốn tăng dần tỷ lệ góp vốn của nước sở tại trong quá trình liên doanh từ đó nâng cao tính chủ động trong việc cùng đưa ra những quyết định nhằm kiểm soát và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này lại ngày càng mất đi sự quan tâm của chủ ĐTNN vì những phiền phức do nguyên tắc nhất trí trong quản lý, đối tác tác đầu tư chưa ngang tầm... Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không được người nước ngoài ưa thích vì do chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước sở tại, họ muốn chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà; mặt khác, nước chủ nhà cũng không thích hình thức này vì họ muốn được chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Song cho đến nay, hình thức này lại được các nhà ĐTNN lựa chọn ngày càng nhiều vì nó có phần dễ thực hiện và thuận lợi hơn cho họ. Chủ ĐTNN có thể sự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do các thành quả đầu tư mang lại. Còn đối với nước sở tại, mặc dù hình thức này chỉ đem lại cho họ những lợi ích trước mắt song họ buộc phải chấp nhận để cạnh tranh thu hút FDI trong bối cảnh tự do hoá và toàn cầu hoá ngày càng gia tăng. II/HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA 1/Khái niệm: Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB...) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài. 2/Hình thức ODA: Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ. Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách. Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc. Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ. Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hoặc tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư. Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội. NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ 1 SỐ NHÀ CHÍNH TRỊ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI: I/CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ MONG ĐỢI THU HÚT ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI: 1/Đối với FDI: Nguồn lợi mà FDI đem lại cho nước nhận đầu tư là rất lớn: * Trước hết, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển ở trong nước thông qua quá trình chuyển giao vốn. Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Song đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ còn hạn hẹp thì vốn ĐTNN đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Ở những nước này thường có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu nên chưa có điều kiện để khai thác các tiềm năng ấy. Các nước này chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để thực hiện được việc này, các nước đang phát triển cần phải có nhiều vốn đầu tư. Trong khi đó, trên thế giới có rất nhiều nước nắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, đó chính là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn ĐTNN phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của quốc gia mình * Không chỉ thế, FDI còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển (nước chủ đầu tư) sang các nước kém phát triển hơn (nước nhận đầu tư). Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... (còn gọi là công nghệ cứng) và cả vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường ... (còn gọi là công nghệ mềm). Thông qua hoạt động FDI, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Với các nước đang phát triển, do trình độ còn hạn chế cho nên việc tự nghiên cứu để phát triển khoa học công nghệ cho kịp với trình độ của các nước phát triển là việc khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, con đường nhanh nhất đối với các nước này là phải tận dụng những thành tựu KHCN tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Việc tiếp nhận FDI chính là một phương thức giúp các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ KHCN hiện đại trên thế giới, tuy nhiên mức độ hiện đại đến đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. * FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước này thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gia đó sẽ tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. * FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu Trong quá trình hoạt động, FDI cũng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư: thứ nhất, FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới ở nước nhận đầu tư; thứ hai, FDI kích thích một số ngành phát triển song bên cạnh đó cũng làm cho nhiều ngành dần bị mất đi do không phù hợp với tình hình mới, FDI cũng góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở nhiều ngành kinh tế đồng thời làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. * Bên cạnh đó, FDI còn góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế, tăng khả năng sản xuất và nhập khẩu hàng hoá. Về mặt xã hội, FDI tạo thêm nhiều việc làm cho nước nhận đầu tư, giảm bớt nạn thất nghiệp ở những nước này. VÍ DỤ: VỚI VIỆT NAM: Ở Việt Nam từ khi ban hành luật ĐTNN đến nay đã được 13 năm. Trong khoảng thời gian đó, FDI vào Việt Nam có những bước thăng trầm. Mặc dù số thời gian chưa đủ dài để đánh giá hết những gì thành công và chưa thành công trong lĩnh vực này song việc thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam trong 13 năm qua đã có những tác động khá sâu sắc đối với nền kinh tế của đất nước. a- FDI đã bước đầu bổ sung thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển Có thể nói, tỷ lệ vốn tích luỹ từ trong nước còn ở mức thấp là một trở ngại lớn cho quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội. Vì thế, thu hút FDI là một hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn 1996 - 2000, vốn FDI chiếm khoảng 31% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam (khoảng 22,4 đến 23,0 tỷ USD). Dự tính giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng này sẽ là 36,9% (24,2 - 26,0 tỷ USD). Trong khi đó, "vốn từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng là 21% (giai đoạn 1996 - 2000) và 18,5% (giai đoạn 2001 - 2005); vốn tín dụng Nhà nước là 16,6% và 14,3% trong giai đoạn tương tự; phần còn lại là nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhà nước và vốn từ dân cư và tư nhân" . Thực tế cũng đã chứng minh qua các dự án liên doanh được cấp giấy phép đầu tư, số vốn do phía Việt Nam đóng góp chỉ chiếm 25 - 30% mà chủ yếu cũng bằng quyền sử dụng đất, giá trị nhà xưởng, rất ít tiền mặt, 70 - 75% còn lại là vốn của các đối tác nước ngoài. Không chỉ thế, FDI của các công ty nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác như ODA, NGO; tạo ra một hình ảnh đẹp, đáng tin cậy về Việt Nam trong các tổ chức và cá nhân nước ngoài... Như vậy, FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế b- FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Phải khẳng định rằng, FDI là một trong số các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Khu vực có vốn FDI luôn là khu vực năng động nhất của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%. Chẳng hạn "năm 1998 tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước đạt 12,1% thì riêng khu vực FDI đạt tốc độ tăng trưởng là 23,3%, năm 1999 tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước là 10,4% thì của khu vực FDI là 20,0%" Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đi vào hoạt động nhìn chung sản xuất kinh doanh có hiệu quả: trong năm 2000 doanh thu của khu vực có vốn FDI đạt khoảng 5.500 triệu USD so với năm 1999 là 4.600 triệu USD. Như vậy, xét về tốc độ tăng trưởng lẫn cả về doanh thu, giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đều đạt mức cao so với trung bình cả nước. Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam của FDI còn được khẳng định qua tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm: "năm 1993 đạt 3,65%/năm, đến năm 1995 đạt 6,3%/năm, năm 1998 đạt 10,03% và năm 1999 đạt 11,75%" . FDI đã góp phần giúp Việt Nam phục hồi dần kinh tế sau cuộc khủng hoảng, thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định trong những năm qua.. Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho đến năm 2020 là trong tầm tay. c- FDI làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách quốc gia. FDI đã nâng cao nhanh chóng tiềm lực xuất khẩu của đất nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực ĐTNN tăng nhanh. Nếu như năm 1991, khu vực có vốn FDI chỉ mới xuất khẩu được 52 triệu USD thì năm 1995 đã đạt 336 triệu USD; năm 1998 đạt 1.982 triệu USD; năm 1999 đạt 2.547 triệu USD; năm 2000 là 3.320 triệu USD và "4 tháng đầu năm 2001 khu vực có vốn FDI xuất siêu 868 triệu USD" Cho đến nay, hàng hoá của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 140 nước ở khắp các châu lục trên thế giới, riêng các nước ASEAN chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% kim ngạch nhập khẩu (năm 1997) của Việt Nam. Hàng sản xuất tại Việt Nam cũng đang tiếp cận, củng cố và mở rộng dần chỗ đứng ở một số thị trường khác như thị trường EU, Châu Mỹ, các nước Trung Đông. Ngoài xuất khẩu, các khu vực có vốn FDI còn sản xuất nhiều hàng hoá cung ứng cho nhu cầu trong nước, góp phần thay thế cho nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ. khu vực ĐTNN không chỉ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước mà còn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch và các dịch vụ thu ngoại tệ. Nguồn thu ngân sách quốc gia từ khu vực FDI cũng tăng nhanh trong những năm qua: "nếu như năm 1994, khu vực FDI nộp ngân sách là 128 triệu USD thì đến năm 1996 là 263 triệu USD; năm 1997 là 315 triệu USD; năm 1999 tuy có giảm đi song vẫn đạt 271 triệu USD và năm 2000 đạt khoảng 260 triệu USD. Sự đóng góp này chiếm từ 6% đến 7% tổng thu ngân sách hàng năm và nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí thì tỷ trọng này đạt khoảng 20%" d- FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế Thông qua FDI, chúng ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, thăm dò dầu khí, xi măng, sắt thép, hoá chất, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy... Phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng thu hút được công nghệ thuộc loại trung bình và tiên tiến ở khu vực. FDI đã nâng cao năng lực công nghệ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các khu vực có vốn FDI có trình độ công nghệ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn các doanh nghiệp trong nước và đạt độ phổ cập ở các nước trong khu vực. FDI đã đem lại những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. e- FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam Trong điều kiện nền kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Trong đó, FDI là một động lực mạnh mẽ, có ý nghĩa to lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Trước hết, cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch mang xu hướng tích cực. Nó được thể hiện ở tỷ trọng các ngành công nghệp, nông nghiệp, dịch vụ trong GDP. Tất cả các nhóm ngành trong nền kinh tế đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của các nhóm ngành khác nhau nên đã làm cho tỷ trọng của các ngành trong GDP thay đổi. Cơ cấu ngành kinh tế (%) Năm Ngành kinh tế 1990 1995 2000 Tổng GDP 100,00 100,00 100,00 - Nông nghiệp 38,74 27,18 24,30 - Công nghiệp 22,67 28,76 36,61 - Dịch vụ 38,59 44,06 39,09 (Nguồn: Niên giám thống kê 2000 - Tổng cục Thống kê) Như vậy, công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Động lực chủ yếu tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành là do tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp và dịch vụ - hướng tập trung của các dòng FDI vào Việt Nam. Xét về mặt lượng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 13 năm qua ở nước ta là khá mạnh, cả tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDI đến tăng trên 10% còn nông nghiệp giảm gần 21%. Có thể nói, FDI thực sự đã có vai trò to lớn đối với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế thông qua việc đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp, tạo điều kiện để ngành công nghiệp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Trong các năm qua (tính đến hết quý I năm 2001), ĐTNN vào ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng nhanh với 1712 dự án (chiếm 63%) với vốn đầu tư đăng ký là 20,3 tỷ USD (chiếm 55,40%). Các ngành dịch vụ có 663 dự án (23,2%) với 14 tỷ USD (38,4%). Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp thu hút 380 dự án (13,8%) với 2,3 tỷ USD (6,2%). Nhìn chung, quy mô đầu tư bình quân cho một sự án trong lĩnh vực này tương đối nhỏ so với các lĩnh vực khác, khoảng 3 triệu USD/dự án, trong khi đó ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ là 12 triệu USD/dự án. Về thực hiện vốn cam kết thì các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng có tỷ lệ giải ngân cao nhất (trên 5,1%) Nhìn một cách tổng quát hơn, dựa trên những kết quả đã tích luỹ được trong thời gian qua và những xu hướng FDI trong thời gian gần đây, trong những năm tới, cơ cấu kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện theo hướng tích cực hơn và với tốc độ nhanh hơn. f- FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động. Trong năm 2000, khu vực đầu tư nước ngoài đã trực tiếp giải quyết việc làm cho khoảng 350.000 lao động trong đó có trên 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ lỹ thuật và hàng chục vạn công nhân lành nghề. Ngoài ra, còn gián tiếp tạo thêm việc làm cho trên 1 triệu lao động làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan đến đầu tư nước ngoài. Tuy có quy mô đầu tư khá khiêm tốn (gần 7 triệu USD/ dự án) song ngành công nghiệp nhẹ lại tạo ra nhiều việc làm nhất với hơn 15 vạn chỗ làm việc, chiếm 50% lao động trong khu vực FDI. Môi trường lao động mới đã tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn luyện tác phong và kỷ luật, kỹ năng lao động công nghiệp, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn FDI cũng cao hơn cùng ngành nghề ở các khu vực khác từ 30% đến 50% với tổng thu nhập của lao động hàng năm lên tới 300 đến 350 triệu USD. Theo số liệu của Bộ thương mại, trong năm 1996 thu nhập bình quân một lao động trong doanh nghiệp có vốn FDI là 136 USD/tháng, trong đó thu nhập bình quân của người Việt Nam là 94 USD/tháng. Thu nhập cao của người lao động trong khu vực FDI ở Việt Nam đã góp phần làm tăng sức mua thị trường nói chung và cải thiện trực tiếp đời sống của những người lao động. Thực tiễn đã chứng minh, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI là chủ trương đúng đắn và cần thiết, phù hợp với nhu cầu của đất nước và xu thế chung của thời đại. Những đóng góp tích cực của FDI vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian qua là to lớn và đáng khích lệ; đáp ứng cơ bản những mục tiêu đặt ra về vốn, công nghệ, thị trường kinh nghiệm quản lý; tạo dựng được những cơ sở vật chất quan trọng phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần đáng kể vào thành công của công cuộc đổi mới, đồng thời vẫn đảm bảo được tính độc lập tự chủ và định hướng phát triển của đất nước. Đó chính là vai trò tích cực của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. 2/Đối với ODA Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận ODA đã đạt được. Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo... ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp. Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước đây: tập trung cho an ninh của hệ thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản đã sắp đặt khuyến khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào... VÍ DỤ Ở VIỆT NAM Từ thực tế chu chuyển luồng vốn ODA trên thế giới từ thực tiễn huy động, tiếp nhận, sử dụng, quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam từ 1993 đến nay cho thấy Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có tỷ trọng huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua hỡnh thức ODA khỏ lớn. Tổng số vốn cam kết mà cộng đồng các nhà tài trợ ODA dành cho Việt Nam giai đoạn 1993-2005 đạt trên 32 tỷ USD. Số vốn đó hợp thức hoỏ bằng cỏc Hiệp định vay ước đạt trên 26 tỷ USD, chiếm 80% tổng số vốn đó cam kết. Tổng số vốn đó giải ngõn ước đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 62% tổng số vốn đó ký kết. Số vốn đó giải ngõn núi trờn đó sử dụng để xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng kinh tế, xó hội quan trọng của quốc gia; giải quyết cú hiệu quả cỏc vấn đề về xó hội như xoá đói giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục và khao học công nghệ; bảo vệ môi trường; cải cách hành chính, luật pháp; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất. Hàng loạt công trỡnh đầu tư bằng nguồn vốn ODA đến nay đó được đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Nếu xột trờn bỡnh diện tổng thể, trong 13 năm qua (1993 – 2006), nguồn vốn ODA đó hoà cựng với cỏc nguồn vốn trong nước, góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta lên gấp 2,4 lần từ 3,5% năm 1993 lên 8,4% năm 2005; tỷ lệ đói nghèo giảm xuống một nửa; xuất khẩu tăng gấp 6 đến 7 lần; Bên cạnh những kết quả đạt được mang tính định lượng nói trên, nguồn vốn ODA cũn giỏn tiếp hỗ trợ cho Việt Nam từng bước cải cách có hiệu quả các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trỡnh thực hiện đầy đủ các cam kết giữa Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ ODA. Những kết quả trên đó và đang tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA đối với cộng đồng các nhà tài trợ ODA. + Một số ưu thế của ODA: Rừ ràng, nhờ lợi thế riờng cú của ODA so với cỏc nguồn vốn vay thụng thường khác, nên Việt Nam đó ưu tiên phần lớn nguồn vốn này vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xó hội quan trọng mang tính dài hạn của quốc gia. Vậy sự khác nhau giữa nguồn vốn vay ODA với các nguồn vốn vay thông thường khác ở chỗ nào? Theo định phần “khái niệm về ODA” cho thấy: sự khác biệt chính giữa nguồn vốn ODA so với nguồn vốn vay thông thường chính là ở “thành tố hỗ trợ”. Thành tố hỗ trợ bao gồm các yếu tố cơ bản như: lói suất cho vay thấp, thậm chớ là bằng khụng, kết hợp với thời hạn vay dài, thời hạn õn hạn cao đó tạo nờn tớnh ưu đói của ODA so với cỏc nguồn vốn khỏc. Vớ dụ: hiện nay Việt Nam vay ODA của Hiệp hội Phỏt triển quốc tế (LDA) thuộc nhúm WB với mức lói suất bằng khụng, chỉ tớnh phớ sử dụng vốn 0,75% năm, thời hạn vay 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn (tức đến năm thứ 11 bên vay vốn mới bắt đầu trả vốn gốc cho đến thời hạn vay). ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng tương tự, không có lói, chỉ trả phớ 1% năm, thời hạn vay 30 – 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn. ODA của Nhật Bản (JBLC) có mức lói suất dao động từ 0,75% - 2,3% năm tuỳ thuộc vào tính chất của từng dự án, thời hạn cho vay từ 30 – 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn. Tóm lại: để được gọi là ODA thỡ khoản vay đó phải đạt ít nhất là 25% cho đến 100% phần cho không kết tính trong từng khoản vay mà các nhà cung cấp ODA dành cho các nước tiếp nhận ODA. II/MỘT SỐ QUAN ĐIỂM DÈ DẶT VÀ LO NGẠI CỦA CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ Bên cạnh mặt tích cực do thu hút vốn đầu tư nước ngoài đem lại,nó cũng có những điểm hạn chế khiến cho các nhà chính trị tỏ ra lo ngại: Vốn đầu tư nước ngoài làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quá trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu Các nước càng yếu kém, định chế quốc tế, tệ tham nhũng và quan liêu càng nặng, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu thì càng chịu tác động nặng nề hơn. Vốn đầu tư nước ngoài phát triển còn nảy sinh những mặt tiêu cực khác như: sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước giàu và nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các nền văn hoá khác nhau có thể xảy ra, các nước lớn có thể bị phân rã,sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Sự gia tăng phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và giữa các vùng trong 1 quốc gia ngày càng rừ ràng hơn.Các nước giàu viện trợ cho các nước nghèo vay.Bề ngoài là để tăng vốn đầu tư,cải thiện đời sống nhưng bản chất lại là 1 sự cho vay cú tớnh lói,chỉ cú 1 phần nhỏ là vốn viện trợ khụng hoàn lại.Vỡ vậy,khi cỏc nước đang phát triển có vốn ở trong tay nhưng do chưa có trỡnh độ và kinh nghiệm nên thường lúng túng để ứ đọng vốn hoặc kinh doanh không có lói,thậm chớ là lỗ,vậy mà những khoản vay đó vẫn phải trả cả gốc lẫn lói.Vỡ thế cỏc nước nghèo càng nghèo hơn,cũn cỏc nước giàu dùng những hoạt động cho vay này để nâng giá trị đồng tiền và ngoài vốn ban đầu cũn thu được lói của những năm sau đó.Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu rót vào các khu công nghiệp,khu chế xuất hoặc các ngành dịch vụ ở các đô thị lớn nên càng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong 1 quốc gia.Sự phân hóa đó thể hiện rừ ở nụng thụn so với thành thị,cỏc khu cụng nghiệp so với cỏc vựng hẻo lỏnh,cỏc đặc khu kinh tế so với vựng sõu vựng xa v.v.. Sự xung đột giữa các nền văn hóa khác nhau,sự gia tăng vốn đầu tư kéo theo 1 lượng không nhỏ các chuyên gia,kĩ thuật viên,công nhân người nước ngoàiđến các nước nhận đầu tư.Sự giao lưu giữa các nền văn hóa tạo nên sụ đa dạng trong các mối quan hệ,nhưng đồng thời tạo nên những rắc rối tiêu cực do sự không hũa hợp giữa cỏc quốc gia mang lại.Ngụn ngữ,cỏch sinh hoạt,lối sống,văn hóa ứng xử khác nhau đôi khi đó tạo ra những rào cản.Cụng nhõn các nước đang phát triển trình độ còn hạn chế nên đôi khi gặp phải khó khăn khi làm việc trong những nhà máy,xí nghiệp liên doanh hoặc của nước ngoài đũi hỏi sự chớnh xỏc cao.Văn hóa ứng xử của các ông chủ người nước ngoài đôi khi cũn bị đánh giá mang tính chất bóc lột,đũi hỏi quỏ cao. Nền kinh tế đối phó với khả năng bất ổn định hơn, suy thoái kinh tế có thể xảy ra, khó lường trước được.Sự luõn chuyển cỏc dũng tiền ở trong và ngoài nước đó tạo nờn những bất ổn khủng hoảng của nền kinh tế *Một số hạn chế điển hình của hai nguồn vốn FDI và ODA a)Về ODA: Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước đây: tập trung cho an ninh của hệ thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản đã sắp đặt khuyến khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào.Vì vậy vốn ODA thuờng đi kèm với các mặt ràng buộc về kinh tế và chính trị đối với nuớc tiếp nhận.Kể từ khi ra đời đến nay,các khoản viện trợ luôn chúă đựng 2 mục tiêu song song cùng tồn tại.Các nuớc cho vay đều tìm thấy lợi ích từ hỗ trợ các nuớc đi vay để mở mang thị truờng tiêu thụ sản phẩm và vốn,xét về lâu dài các nhà tài trợ có lợi về an ninh,kinh tế và chính trị khi mà kinh tế của các nưóc nghèo tăng truởng.Ví dụ:Gluzia buộc phải đồng ý cho Mỹ đặt căn cứ quân sự trong nuớc khi chấp nhận khoản viện trợ này từ Mỹ. Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA,do những điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố nợ nần thuờng chuă xuất hiện,1 số nuớc đi vay chủ quan với nguồn vốn này và không sử dụng 1 cách có hiệu quả.Kết quả là đã sử dụng 1 nguồn vốn ODA lớn nhưng lại không tạo ra đuợc những điều kiện tuơng ứng để phát triển kinh tế.Nuớc đi vay không trả đuợc lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nợ nuớc ngoài cho thế hệ sau. b)Về FDI FDI sẽ làm tăng sự phụ thuộc của các nước sở tại đối với các công ty tham gia đầu tư. Nếu dựa càng nhiều vào FDI thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn và sự phát triển của nền kinh tế chỉ là sự phồn vinh giả tạo bởi chỉ có sức mạnh nội lực mới là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của một quốc gia; trong quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI, các quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải tiếp nhận những công nghệ không phù hợp, thậm chí cả những công nghệ lạc hậu, những thiết bị đã cũ. Tuy rằng, nó có thể hiện đại hơn các thiết bị đang sử dụng song vô hình chung các nước này đã trở thành "bãi rác thải" của các nước phát triển mà đây chính là một thiệt hại lớn; một trong những lo ngại nữa đối với các nước tiếp nhận đầu tư đó là thông qua FDI các nước có thể bị can thiệp bất lợi về chính trị, xã hội thông qua nhiều thủ đoạn khác nếu như bản thân mỗi nước không có những chính sách đúng đắn.Ngoài ra nuớc chủ nhà thuờng hay chịu những thiệt thòi do bên nuớc đầu tư gây ra:các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nuớc ngoài thuờng cài nguời của mình vào những vị trí then chốt vì thế mà hoạt động quản lí sản xuất kinh doanh đều do bên đầu tư điều khiển và chỉ đạo. ----------------------------------------------------------- KẾT LUẬN Ngày nay ở các nuớc đang phát triển nền kinh tế còn thấp kém do nhiều nguyên nhân khác nhau:xuất phát điểm thấp,cơ sở hạ tầng yếu kém,công nghệ còn lạc hậu,thiếu vốn trầm trọng...Để có thể đưa đất nuớc đi lên chúng ta thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.Muốn làm đuợc điều đó chúng ta phải tranh thủ các nguồn lực từ cả trong nuớc lẫn nuớc ngoài.Đặc biệt là phải tận dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nuớc ngoài.Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực do đầu tư nước ngoài mang lại, thì còn tồn tại những mặt tiêu cực chưa thể nhanh chóng khắc phục được,vì thế mà còn tồn tại những quan điểm khác nhau đối với nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài này:trong khi các quan chức chính phủ thì mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài thì một số nhà chính trị lại tỏ ra dè dặt lo ngại. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 A/Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài 2 Khái niệm về đầu tư nước ngoài 2 Đặc điểm 2 B/Tình hình đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển 2 I/Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 2 1.Khái niệm FDI 2 2.Hình thức FDI 3 II/Hỗ trợ phát triển chính thức ODA 5 1.Khái niệm ODA 5 2.Hình thức ODA 5 C.Những quan điểm của các quan chức chính phủ và 1 số nhà chính trị ở các nước đang phát triển về đầu tư nước ngoài 6 I/Các quan chức chính phủ mong đợi thu hút đầu tư nước ngoài 6 1.Đối với FDI 6 2.Đối với ODA 13 II/Một số quan điểm lo ngại của các nhà chính trị 16 Kết luận 19 Lớp KTDT-48C Danh sách nhóm: TRẦN THU HẰNG LÊ NGUYÊN HẢI LÊ THỊ THU TRANG LÊ ANH DŨNG NGUYỄN THU HOÀI B (1/10/1988) ĐINH THỊ THU HUYỀN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6040.doc
Tài liệu liên quan