Đề tài Ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây ( 2005-2010)

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu, Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏecon người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), . Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn,thực trạng này đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học những nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý và kiểm soát tình trạng ô nhiễm. Để làm tốt vấn đề này, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và của từng người dân trong xã hội. Xuất phát từ vấn đề trên chúng em chọn đề tài “ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây ( 2005-2010)” làm đề tài nghiên cứu của chúng em. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái niệm ô nhiễm không khí 1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập thông tin 3.2 Phương pháp phân tích số liệu PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở một số nơi trên thế giới 4.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị tại Viêt Nam 4.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội 4.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh 4.2.3. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đăk Lăk 4.3. Hậu quả của ô nhiễm không khí 4.3.1. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người 4.3.2. Gây thiệt hại kinh tế 4.3.3. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu 4.4. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí PHẦN 5: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây ( 2005-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ ˜˜@&?™™ TÊN ĐỀ TÀI : Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 5 NĂM GẦN ĐÂY (2005-2010) \ DANH SÁCH NHÓM STT Mã Số Sinh Viên Họ Và Tên 1 07401003 Ngô Văn Hải 2 07401067 Lê Đình Nguyên 3 07401076 Phạm Hoàng Tâm MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC ẢNH Ảnh1: Mây khói độc che khuất đường nhìn ra quận Wan Chai 5 Ảnh 2: Một góc thành phố Lâm Phần 6 Ảnh 3: Bầu trời Ulan Bator nhiều khi khói phủ đặc tới vài giờ đồng hồ 7 Ảnh 4: Người dân đi bộ tại trung tâm Moscow trong làn khói dày đặc 7 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 1.3.1. Đối tượng 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1.1 Khái niệm ô nhiễm không khí 3 1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí 3 PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 3.1 Phương pháp thu thập thông tin 4 3.2 Phương pháp phân tích số liệu 4 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 4.1. Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở một số nơi trên thế giới 5 4.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị tại Viêt Nam 8 4.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội 8 4.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh 11 4.2.3. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đăk Lăk 14 4.3. Hậu quả của ô nhiễm không khí 16 4.3.1. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người 16 4.3.2. Gây thiệt hại kinh tế 17 4.3.3. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu 17 4.4. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí 17 PHẦN 5: KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC 22 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT API : Chỉ số ô nhiễm không khí CO : Monoxyd carbon CO2 : Dioxyd carbon ĐH : Đại học EU (European Union) : Liên minh châu Âu GTVT : Giao thông vận tải H : Huyện KCN : Khu công nghiệp NO2 : Dioxyd nitơ Pb : Chì Q : Quận SO2 : Dioxid lưu huỳnh Tp : Thành phố TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TS : Tiến sĩ UBND : Ủy Ban Nhân dân DANH MỤC ẢNH Ảnh1: Mây khói độc che khuất đường chân trời nhìn ra quận Wan Chai Ảnh 2: Một góc thành phố Lâm Phần Ảnh 3: Bầu trời Ulan Bator nhiều khi khói phủ đặc tới vài giờ đồng hồ Ảnh 4: Người dân đi bộ tại trung tâm Moscow trong làn khói dày đặc PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu, Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, thực trạng này đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học những nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý và kiểm soát tình trạng ô nhiễm. Để làm tốt vấn đề này, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và của từng người dân trong xã hội. Xuất phát từ vấn đề trên chúng em chọn đề tài “ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây ( 2005-2010)” làm đề tài nghiên cứu của chúng em. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị ở Việt Nam Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu được tình trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị trên thế giới - Đánh giá được thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam - Xác định được hậu quả của ô nhiễm không khí - Nêu ra được giải pháp hạn chế ô nhiễm khí 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng: Đô thị lớn ở Việt Nam như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số đô thị khác 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thông tin chủ yếu ở một số đô thị lớn tại Việt Nam - Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài là số liệu thứ cấp do điều tra thu thập thông tin từ sách, báo, internet trong năm 2005-2010, các số liệu đã được công bố. PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái niệm ô nhiễm không khí "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... 1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. * Nguồn tự nhiên: + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. * Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu đã được công bố lấy từ sách, báo và trên internet . 3.2 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp miêu tả: Miêu tả tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đô thị ở Việt Nam, hậu quả và giải pháp hạn chế ô nhiễm PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở một số nơi trên thế giới * Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì màn “mây khói độc” Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối với dân chúng. Ảnh1:Mây khói độc che khuất đường chân trời nhìn ra quận WanChai (nguồn: internet) Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà hoặc tránh tiếp xúc lâu với những khu vực đông xe cộ. Chỉ số API hiện nay đang ở mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay.  Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này.   Tháng 7/2008, cơ quan môi trường thành phố đo được mức ô nhiễm không khí là 202, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 413 hiện nay ở một nhà ga ven đường. Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp được khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có chỉ số API hơn 200. Một nghiên cứu của cơ quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi đô thị) vào năm ngoái cho hay khí thải trên đường phố của chính Hồng Kông là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở thành phố đông đúc, 7 triệu dân này.  * Lâm Phần (Trung Quốc) Số người bị ảnh hưởng: Khoảng 3 triệu Tác nhân gây ô nhiễm: Than đá và các hạt bụi siêu nhỏ Nguồn gây ô nhiễm: Các mỏ than và phương tiện cơ giới Ảnh 2: Một góc thành phố Lâm Phần. (nguồn: internet) Thành phố được mệnh danh là "đô thị màu nhọ nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá tại Trung Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, xuất hiện nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố nên bầu không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng than gây ra. Tại Lâm Phần, bạn không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất lượng không khí thấp nhất cả nước. * London (Anh) đứng đầu châu Âu về ô nhiễm không khí London đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ phải chịu án phạt của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí đạt mức nguy hiểm, vượt mức quy định của EU. Kỷ lục "thành phố ô nhiễm nhất châu Âu" được thiết lập sau khi thiết bị kiểm soát chất lượng không khí cho thấy số ngày có mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô London chạm mức nguy hiểm đã lên tới con số 36 ngày kể từ đầu năm nay. Theo quy định của EU, trong một năm, Anh chỉ được phép có tối đa 35 ngày khi chất lượng không khí "được phép" ở mức độ "nguy hiểm." Việc phá vỡ quy định của EU chỉ trong nửa năm là điều rất đáng lo ngại đối với chính phủ Anh, bởi nước này vừa nhận cảnh báo cuối cùng từ Ủy ban châu Âu cách đây ba tuần về việc phải cải thiện chất lượng không khí. Một nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng cho thấy chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300 người tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ bảng mỗi năm. * Ulan Bator (Mông cổ) Mông cổ nổi danh là miền đất của Bầu Trời Xanh. Thế nhưng, trong những tháng mùa đông, thủ đô Ulan Bator thường bao phủ với bầu trời dày đặc khói. Ảnh 3: Bầu trời Ulan Bator nhiều khi khói phủ đặc tới vài giờ đồng hồ nguồn: internet Mông Cổ là một trong những quốc gia có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới, với chừng 2,6 triệu dân. Tuy nhiên, quốc gia này đang ngày càng trở nên đô thị hoá. Theo Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc, 60% người dân sống tại các vùng thành thị, trong đó có chừng một phần ba tụ về thủ đô Ulan Bator. Thành phố nằm trong một thung lũng lọt giữa những đỉnh núi. Do vậy, những đám mây khói đen đặc thường bị kẹt phía trên thành phố trong hàng giờ đồng hồ. Ở một số nơi, khói phủ khiến người ta không còn nhìn thấy các toà nhà. Các hãng hàng không hoạt động ở Ulan Bator thường đổ lỗi cho tầm nhìn kém khi huỷ hay hoãn các chuyến bay quốc tế. Khói khiến người ta khó thở và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân Ulan Bator. Giám đốc trung tâm nghiên cứu sức khoẻ môi trường tại Ulan Bator, tiến sỹ N Saijaa nói: "Tỷ lệ tử vong đang tăng lên, sức khoẻ người dân kém đi, các bệnh dịch về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và ung thư phổi thì tăng lên." * Moscow khói bụi mịt mờ Tại Kremlin và Nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do màn khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến rất nhiều trong số 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng. Ảnh 4: Người dân đi bộ tại trung tâm Moscow trong làn khói dày đặc. (Ảnh: Reuters) Hôm 6/8/2010, Tổng thống Dmitry Medvedev cùng các quan chức y tế Nga đã tới thăm một trạm cứu thương Moscow. Ông được báo cáo rằng số lượng các cuộc gọi khẩn cấp trong thời gian gần đây tăng 10%, liên quan tới nắng nóng và khói mù. Khói bụi từ hàng trăm đám cháy rừng đã khiến cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng gấp 5 lần mức được cho là an toàn, theo Bộ Y tế Nga. Người dân thành phố được khuyến khích ở yên trong nhà. Trả lời phỏng vấn báo RIA Novosti, các quan chức y tế so sánh mức độ ô nhiễm không khí hiện nay tương đương với hút vài bao thuốc mỗi ngày. Một số chuyến bay tới Moscow phải chuyển hướng do tầm nhìn kém. Percy von Lipinski, một khách du lịch ở Nga, miêu tả mặt trời trông “chỉ như trái cam nhỏ xíu đang cố gắng thắp sáng bầu trời”. 4.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị tại Viêt Nam Theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí xảy ra tại hầu hết các đô thị trong vùng và các tuyến quốc lộ, những nơi có mật độ xây dựng và giao thông cao ở Việt Nam. * Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại I Các đô thị loại I được lựa chọn phân tích trong báo cáo này bao gồm Tp. Hải Phòng, Tp. Huế và Tp. Đà Nẵng. Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị nêu trên đã bắt đầu bị ô nhiễm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không cao như tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các thông số CO, NO2, SO2, Pb nhìn chung đều nằm trong giới hạn TCVN. Tuy nhiên, bụi tổng số và tiếng ồn tại hầu hết các điểm quan trắc ở cả 3 thành phố đều xấp xỉ hoặc lớn hơn TCVN. * Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại II Các đô thị loại II được lựa chọn phân tích trong phần này bao gồm Thái Nguyên, Hạ Long, Việt Trì, Biên Hoà, Nha Trang (các đô thị loại II). Chất lượng môi trường không khí của các đô thị này đều có dấu hiệu ô nhiễm ở những mức độ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đặc trưng nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Các thành phần khí độc hại khác như CO, NO2, SO2 mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng cũng đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. 4.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội Những kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất thời gian gần đây (2007) tại trạm khí tượng Láng Hạ (Hà Nội) do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện cho thấy, trung bình trong một mét khối không khí ở Hà Nội có: 80 µg (mi-crô gram) bụi khí PM10, vượt tiêu chuẩn quy định 50 µg/m3; bụi khí SO2 cũng vượt tiêu chuẩn châu Âu 20 µg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5lần. + Ô nhiễm bụi: Tại khu vực nội thành, chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy thoái. Số liệu quan trắc qua các năm ghi nhận: Nồng độ bụi tăng rõ rệt và đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Khảo sát tại một số tuyến đường lớn như Giải Phóng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật và Phạm Văn Đồng cho thấy, người đi xe máy chịu tác động ô nhiễm không khí nhiều nhất. Nồng độ bụi đối với người đi phương tiện này là: 580 (µg/m3), người đi bộ: 495 (µg/m3), ôtô con 408 (µg/m3), xe buýt: 262 (µg/m3). Nồng độ CO đối với người đi xe máy là: 18,6 (ppm), đi bộ: 8,5 (ppm); ôtô con 18,5 (ppm), xe buýt 11,5(ppm). Đặc biệt, tại các nút giao thông, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-2,5 lần, điển hình là Ngã tư Kim Liên đường Giải Phóng, nồng độ bụi cao hơn 2-3 lần so với tiêu chuẩn cho phép 0,2 mg/m3. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng cho thấy:  Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5-4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các khu vực: Từ Liêm, Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là do bụi từ đường bộ, bụi thứ cấp của các phương tiện vận tải tham gia giao thông và của hoạt động xây dựng. + Ô nhiễm khí độc hại SO2, CO, NO2: Theo số liệu của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, nồng độ khí SO2, NO2, CO trong các khu dân cư đô thị ở nội và ngoại thành đều nhỏ hơn tiêu chuẩn, tức là chưa có hiện tượng ô nhiễm khí độc hại. Tuy nhiên, ở một số nút giao thông lớn trong thành phố như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã tư Kim Liên… nồng độ CO đang có xu hướng tăng và ở mức xấp xỉ giới hạn cho phép. Nguyên nhân của tình trạng này là do lưu lượng xe tham gia giao thông quá lớn, chất lượng xe lưu hành không đảm bảo 59% số xe máy lưu hành tại Hà Nội không đạt tiêu chuẩn về khí thải và hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên tại các nút giao thông.  Khi xảy ra ách tắc, vận tốc của các phương tiện giao thông dừng ở mức 5 km/h, thậm chí bằng 0. Trong tình trạng này, xe máy và ô tô con sẽ thải ra một lượng khí CO nhiều gấp 5 lần; xe buýt, xe tải nhiều gấp 3,6 lần so với khi chạy  ở tốc độ 30 km/h + Hoạt động sản xuất công nghiệp: Với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%/năm, hoạt động sản xuất công nghiệp được coi là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội. Kết quả điều tra 400 cơ sở công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố cho thấy: Gần 200 cơ sở có tiềm năng thải các chất thải gây ô nhiễm không khí, trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp cũ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX với công nghệ lạc hậu và hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Trước đây, các cơ sở này nằm ở ngoại thành hay ven nội, thì nay đã nằm ngay trong nội thành, giữa các khu dân cư đông đúc do quá trình mở rộng ranh giới đô thị. Những cơ sở mới được xây dựng tập trung ở các khu công nghiệp, nhưng chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các khí thải độc hại phát sinh từ những cơ sở này chủ yếu do quá trình chuyển hóa năng lượng đốt than, xăng và dầu các loại. Theo Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, hàng năm các cơ sở công nghiệp ở Hà Nội tiêu thụ khoảng 240.000 tấn than, 250.000 tấn xăng, dầu và thải vào bầu không khí hơn 80.000 tấn bụi khói, 10.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NOx, 46.000 tấn khí CO, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí một số khu vực của thành phố. Trong đó, các cơ sở sản xuất thuộc ngành hoá chất, dệt và chế biến thực phẩm gây ô nhiễm lớn nhất. + Các hoạt động giao thông vận tải: Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông ở Hà Nội tăng nhanh. Năm 2001, thành phố có gần 1 triệu xe máy và hơn 100.000 ô tô. Cuối năm 2007, con số này đã tăng gấp đôi, với khoảng 1,9 triệu xe máy và 200.000 ô tô. Tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông giai đoạn 2001-2007 là 12%/năm đối với xe ô tô, 15%/năm đối với xe máy. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Lưu lượng xe lớn và chất lượng nhiên liệu sử dụng chưa tốt hàm lượng benzen khoảng 5% so với 1% ở các nước trong khu vực; hàm lượng lưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5-1% so với 0,05% ở các nước trong khu vực là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm + Các hoạt động xây dựng đô thị và sinh hoạt cộng đồng: Quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh với các hoạt động xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhà ở; mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn Hà Nội luôn có trên 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ được thi công; mỗi tháng có khoảng 10.000 m2 đường bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Các hoạt động xây dựng này thường xuyên phát tán bụi vào môi trường, khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, hoạt động sinh hoạt của nhân dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí đun nấu bằng than, dầu, đặc biệt là than tổ ong, ước tính góp vào khoảng 10% chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội. 4.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh Tại TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm không khí cũng đang ở mức đáng lo ngại, đặc biệt là xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzen, nitơ ôxit... Nồng độ một số chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh (dân cư) lẫn chất lượng không khí ven đường. Không khí xung quanh khu dân cư có nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micrômét) có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có khu vực nồng độ PM10 đạt hơn 80 micrôgam/mét khối, trong khi tiêu chuẩn cho phép thấp hơn con số này nhiều lần. Tương tự, tiêu chuẩn về ôxít lưu huỳnh (SO2), qua kết quả quan trắc cũng cho thấy nồng độ chất ô nhiễm này tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Một số nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ SO2 lên đến khoảng 30 micrôgam/mét khối Nhưng theo các nhà chuyên môn, điều cần đặc biệt quan tâm là nồng độ các chất ô nhiễm cực kỳ độc hại hiện đang ở mức cao. Năm 2005 là năm đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu quan trắc nồng độ benzen hiện diện trong không khí tại nhiều khu vực của thành phố. Theo đó, kết quả quan trắc tại 6 điểm cho thấy nồng độ benzen ghi nhận được có nơi đạt 35-40 micrôgam/mét khối, trong khi theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ thì nồng độ cho phép chỉ 10 micrôgam/mét khối (hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về chất độc hại này trong không khí). Nồng độ benzen trong không khí cao là do xăng dầu và hoạt động của các loại phương tiện giao thông gây nên. . + Ô nhiễm bụi: Theo kết quả quan trắc nồng độ bụi không khí năm 2008 của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM tại sáu điểm nằm trên các cửa ngõ ra vào thành phố thì cả sáu điểm đều vượt chuẩn cho phép từ 1,24 đến 2,59 lần, hay có mức dao động trong khoảng từ 0,37mg/cm3 đến 0,78mg/cm3 (TCVN 5937-2005: 0,3mg/ cm3). Cao nhất là tại trạm ngã tư An Sương, nồng độ bụi trong không khí vượt chuẩn cho phép tới 4,8 lần, ở mức 1.443mg/cm3. Theo TS Trần Thị Ngọc Lan - khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM: Theo khảo sát và đo đạc của chúng tôi, TP.HCM bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng; mùa khô ô nhiễm nặng hơn mùa mưa. Thành phố Hà Nội cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm tương tự. Cũng qua phân tích nhiều mẫu bụi, chúng tôi ghi nhận được bụi gây ô nhiễm không khí ở những khu vực này vào những tháng ít mưa có tính axit. Đây là điều rất đáng lo ngại vì bụi có tính axit tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài. Cụ thể, kết quả đo đạc cho thấy bụi có kích thước nhỏ hơn 2,1mm chiếm 50% tổng lượng bụi (mùa khô) và con số này là 20% vào mùa mưa. Chính các hạt bụi mịn này mang tính axit, trong khi các hạt bụi lớn thường trung tính. Cũng cần nói thêm do bụi mịn có kích thước rất nhỏ nên khó sa lắng, vì thế chúng tồn tại rất lâu trong không khí và phát tán rất xa. Mũi và đường hô hấp trên chỉ có khả năng loại các hạt bụi có kích thước lớn hơn 2,5mm, nên bụi mịn dưới kích thước này xâm nhập rất sâu vào phổi, thậm chí vào máu gây nên một số bệnh về hô hấp và tim mạch, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. + Ô nhiễm khí độc: Ngoài nồng độ bụi trên các con đường vượt mức cho phép, nồng NO2 trong không khí trên toàn bộ sáu trạm quan trắc dao động ở mức 0,15-0,24mg/m3, một số điểm thấp hơn năm 2007, nhưng tại ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ và An Sương, nồng độ NO2  vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN trung bình giờ: 0,2mg/m3). Tương tự, năm 2008 kết quả quan trắc nồng độ ô-xít các-bon (CO) tại các trạm đều đạt tiêu chuẩn cho phép, riêng tại ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ và ngã sáu Gò Vấp nồng độ CO vẫn không đạt tiêu chuẩn, chỉ có vòng xoay Hàng Xanh nồng độ CO giảm đi 1,06 lần, nhưng nồng độ C02 là khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 2007 lại tăng từ 1,02 đến 1,62 lần.   + Các hoạt động giao thông vận tải: Đánh giá mới nhất của UBND TPHCM về các nguồn ô nhiễm không khí cũng cho thấy: Khí thải từ các phương tiện giao thông và do hệ thống giao thông kém chất lượng là nguyên nhân trực tiếp. Gần 90% xe cộ ở TP là xe máy, là loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, CO và hydrocacbon. Tình trạng kẹt xe gia tăng càng làm nồng độ bụi hạt tăng cao. Số liệu tổng hợp ghi nhận: Tổng tải lượng bụi hạt, CO, NO2, CO2 từ nguồn khí thải của phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp, khí thải từ đốt cháy các nguồn nguyên liệu trong sinh hoạt tại TP vào khoảng 60.000 tấn/năm. Trong đó, hơn 80% là tải lượng khí thải giao thông, hơn 14% là tải lượng khí thải công nghiệp.  Đặc biệt tại các trạm quan trắc ở ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ là nơi mật độ giao thông rất cao, liên tục ùn ứ, kẹt xe nên ô nhiễm bụi, hạt chì, tiếng ồn và các khí gây ô nhiễm khác vượt chuẩn gấp nhiều lần. Số liệu từ Sở GTVT TP.HCM, hiện TP có 3,6 triệu mô tô, xe gắn máy, 360.000 ô tô và mỗi ngày có 700.000 lượt xe gắn máy, 600.000 lượt ô tô từ các nơi lưu thông qua TP nhưng diện tích mặt đường chỉ có thể phục vụ nhu cầu lưu thông khoảng 2,5 triệu xe. Hiện nay 98% hộ dân tại TP có xe gắn máy.  Sự gia tăng liên tục các phương tiện giao thông đã là một chỉ báo đáng ngại về chất lượng không khí, nhưng nguy hiểm hơn là chất lượng xăng dầu. Quan trắc tại TP, từ năm 2005 đến nay, nồng độ chì trung bình tăng 1,4 đến 2,4 lần. Nồng độ khí benzene, toluene và xylem tăng cao gấp 2 đến 4 lần ở những trục giao thông có lưu lượng phương tiện giao thông cao.  + Hoạt động sản xuất công nghiệp: Hiện nay Tp.HCM có trên 14 khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có 13 khu chính thức hoạt động, có trên 1.100 dự án đầu tư, thu hút hơn 250.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 tỷ USD. Hoạt động của các khu công nghiệp này đã mang lại sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, điều bất lợi phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo kết quả khảo sát của ngành chức năng, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí của TP.HCM chủ yếu từ hoạt động sản xuất của nhà máy công nghiệp nằm ở các khu vực ngoại thành hoặc nằm ngay trong nội thành như các khu công nghiệp Tân Bình, khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung , các nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thép Thủ Đức... và rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, khói bụị. Cụ thể như trong số 170 trường hợp nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi trường thì hiện cũng còn tới 81 doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải đang ngày đêm thải ra luợng khói bụi rất lớn mang nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường vào không khí, gây ảnh huởng trực tiếp đến đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh. Điển hình như hàng loạt nhà máy công nghiệp sản xuất mì ăn liền, dầu thực vật, hóa chất, dệt nhuộm...nằm dọc bờ kênh Tham Luơng (quận Tân Bình) thuờng xuyên thải khói bụi độc hại vào không khí mỗi ngày đến nay vẫn chưa di dời. + Các hoạt động xây dựng đô thị: Ở TP. HCM, các trạm quan trắc đo nồng độ bụi chỉ được đặt ở các nút giao thông mà chỉ số nồng độ bụi đo được đã lên tới 0,57mg/m³, gấp đôi mức cho phép; chủ yếu là bụi lơ lửng, loại bụi người dân dễ hít vào nhất. Nguồn gốc chủ yếu của bụi lơ lửng chính là các công trường xây dựng. TP. HCM lại “nổi tiếng” có nhiều công trường, công trường thi công cẩu thả. Trong 6 tháng đầu năm 2007, có hàng trăm vụ các đơn vị thi công bị Sở Giao thông Công chính TP xử phạt do thi công cẩu thả, tái lập mặt đường nhếch nhác. Chỉ riêng đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đã có nhiều công trường quy mô lớn: Saigon Pearl, cầu Thủ Thiêm, chỉnh trang khu vực phường 22, gói thầu số 8 kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè,... Và sắp tới là công trường sửa chữa cầu Văn Thánh 2. Trên công trình lắp đặt đường ống dẫn nước ở xa lộ Hà Nội, phần đường dành cho xe 2, 3 bánh bị đất cát lấn chiếm gần một nửa. Con đường nối xa lộ Hà Nội với cảng Cát Lái thì nhầy nhụa, mỗi xe chở vật liệu xây dựng để lại một phần đất, cát khi đi qua những ổ gà rộng hàng mét.. Còn hàng trăm con đường ở TP. HCM đang chịu cảnh đào đắp của các đơn vị khác nhau. Mỗi khi trời nắng, bùn đất khô lại, xe cộ chạy qua là bụi cuốn mịt mù. 4.2.3. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đăk Lăk Cao Nguyên Dak Lak không chỉ có đầy nắng đầy gió mà dân gian còn nói Buôn Ma Thuột là “Bụi Mù Trời” nữa. Bụi mù trời rất khó chịu khi gió mùa Đông Bắc hoạt động trong 6 tháng khô hanh hằng năm. Trong mùa làm đất, khai vỡ hoang, những chiếc máy MTZ, DKZ, máy xới nông nghiệp đã tung khối bụi đỏ nâu vàng, vây kín lấy máy và người khi ngưng máy, bước xuống đã thấy anh ta “tóc trắng như mây” chỉ còn đôi mắt; khói xăng, khói dầu hôi, bụi bình ắc quy theo gió đã bám vào da, vào theo đường hô hấp, đường tiêu hoá. Bữa cơm ngoài rẫy, những cơn gió mang cát bụi phủ lên cơm, canh và những thức ăn không kịp che đậy, họ cũng đành ăn những bữa ăn gồm có cả bụi, mặc dù lấy mũ nón che tạm - những mùa rẫy vẫn thường xảy ra như thế, đúng là “như cơm bữa”. Ở vùng ven Buôn Ma Thuột, hướng Đông Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc là các hướng gió mùa chủ đạo của Cao Nguyên. Thổi tới những bãi khai thác cát, đá, những lò gạch ngói nung mang khói bụi toả ra ngày đêm – Các khói bụi lưu huỳnh, nitơ khi bị đốt cháy sinh khí SO2, NO2, CO2. Những khí này sẽ chuyển hoá, ngưng tụ cùng hơi nước, sương mù hoặc mây, tạo thành những trận mưa axit sunphuric, axit nitric … Các điểm đại lý vật liệu xây dựng (xi măng, cát, gạch, đá các loại); các điểm khoan đục, sản xuất đá hộc, đá dăm, cơ sở máy nghiền bột đá, bốc dỡ ở các bãi sản xuất vật liệu này là những nơi khói bụi chứa silic, oxyt magiê, vôi, natri, kali, crôm, hạt bụi than, hạt bụi sắt, bụi gỗ, bụi rơm rạ …đều là nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp, bệnh hen, bệnh ngoài da, lao phổi … Những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, do nạn núi lửa phun ở Philipin, cháy rừng ở Inđônêxia, Malayxia mà hạt bụi khói đã vượt trùng dương hàng ngàn cây số, tro bụi đã phủ lên Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ một lượng khá dày. Tại EaHding (huyện Cư Mgar) vùng cao su mới trồng lượng tro phủ mặt đất có bề dày 2 – 3 cm! Nhà máy Dầu thực vật Đak Lak tại xã Eatu TP Buôn Ma Thuột mặc dù có ống khói cao 15m, nhưng bụi khói lan trực tiếp ra 4 thôn, buôn chung quanh làm cho sổ bũi, ngạt thở cho người, nhất là trẻ em – sau đó nhà máy đã di dời nơi khác để sản xuất. Ai cũng cảm nhận được ít nhiều tác hại của bụi. Nó là cái giá phải trả của một nền công nghiệp hoá mà không tính đến bảo vệ môi trường, tiêu biểu nhất là gây căn bệnh về phổi – ung thư phổi. Những đô thị loại 1 như Thành phố Buôn Ma Thuột tính trung bình các loại đất do gió, do xe cộ chạy tung lên chiếm 26%, hạt bụi tại chỗ và vùng lân cận khoảng 22%, các hạt bụi có chứa sulfate từ nơi khác chiếm 18%; hạt bụi chứa nitrat bắt nguồn từ xe cộ (vận tải hàng hoá) khoảng 15%; bụi khói xe cộ, bụi khói do đốt nhiên liệu, các chất hữu cơ chiếm khoảng 18%… Tuy nhiên, tỷ lệ và thành phần hạt bụi luôn thay đổi theo mùa và thời tiết – mùa khô hanh hạt bụi tăng cao hơn, mùa lạnh ẩm ướt bụi đất giảm nhiều, nhưng bụi sulfate từ nơi xa đến lại nhiều hơn. Hiện nay, vấn đề rác thải sinh hoạt và rác thải y tế ở tỉnh Đăk Lăk cũng là một nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường không khí, rác thải sinh hoạt và y tế không qua phân loại mà tập trung đổ trực tiếp tại một địa điểm (bãi đổ rác). Rác thải quá nhiều, bốc hơi phát tán xung quanh, bay vào vùng khu dân cư ở gần đó, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Điều đặc biêt ở Đăk Lăk, xe rác khi thu gom rác thải cũng gây ô nhiễm khi không thu gom triệt để và để rơi vãi trong quá trình thu gom. Không chỉ việc thu gom rác mà ở khâu xử lý rác thải sau khi thu gom cũng còn yếu, không giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, do công nghệ tiêu hủy và xử lý rác hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa tiên tiến, vẫn còn xử lý thô sơ: rác thải vẫn còn đốt lộ thiên làm bụi khói độc hại phát tán xung quanh, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. 4.3. Hậu quả của ô nhiễm không khí 4.3.1. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch... và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, trên toàn quốc, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp là cao nhất. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì... Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mạn tính, ung thư. Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm không khí, môi trường đến sức khỏe con người, tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em là thực trạng rất đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đã cho thấy điều đó: Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp từ gần 2.800 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 3.800 trường hợp vào năm 2005; bệnh suyễn từ hơn 3.000 trường hợp năm 1996 tăng lên trên 11.000 trường hợp vào năm 2005; bệnh viêm tai giữa: từ chỉ 441 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 2.000 trường hợp năm 2005... Các quận, huyện vùng ven như: Q.Tân Bình, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8, Q.11... là những địa bàn có tỷ lệ bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh), lượng bệnh nhi mắc các bệnh lý đường hô hấp (như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản...) đến khám cũng ngày càng gia tăng - chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại đây. Các bác sĩ cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường không chỉ tác hại đến hệ hô hấp, mà còn gây ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai, làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não, tâm thần và vận động ở trẻ... 4.3.2. Gây thiệt hại kinh tế Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên. 4.3.3. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. 4.4. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của đô thị: Xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng lượng… Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ, sử dụng đồng thời các công cụ về chính sách, kinh tế và khoa học, công nghệ với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và địa phương. Vai trò của chính quyền các địa phương là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí. Sau đây là các giải pháp cụ thể: Một là, hoàn thiện tổ chức cơ quan quản lý môi trường không khí đô thị: Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống các cơ quan quản lý môi trường không khí từ cấp trung ương đến địa phương theo hướng phân định rõ chức năng của các cơ quan, đơn vị và đầu mối về quản lý môi trường không khí trong hệ thống các cơ quan quản lý môi trường. Hai là, xác lập cơ chế thông tin về môi trường không khí đô thị: Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin về môi trường không khí đô thị giữa các bộ/ngành và các thành phố phục vụ nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, dự báo về tình hình chất lượng môi trường không khí đô thị trên cả nước. Hình thành Mạng lưới không khí sạch đô thị. Ba là, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp: Tăng cường pháp chế về bảo vệ môi trường không khí, bao gồm nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo hướng “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; tiến tới xây dựng Luật Không khí sạch; rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn quốc gia về môi trường không khí. Bốn là, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường không khí vào các quy hoạch: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thực sự lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường không khí vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, đặc biệt là các quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp. Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí quốc gia và tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Năm là, tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí: Tăng tỷ lệ chi cho bảo vệ môi trường không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí đô thị. Sáu là, đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường không khí đô thị: Đẩy nhanh việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại các thành phố lớn, khu công nghiệp để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Bảy là, tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí đô thị: Tăng cường phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như cồn nhiên liệu, biodiesel và điện. Ứng dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm như sản xuất sạch hơn; lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại nguồn phát thải; cải tiến quy trình đốt nhiên liệu trong sản xuất, thay thế nhiên liệu ít gây ô nhiễm. Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị. Tám là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí. Tăng cường lồng ghép các nội dung đào tạo về môi trường vào trong các chương trình đào tạo các chuyên ngành. Chín là, nâng cao nhận thức của cộng đồng đô thị: Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về chất lượng không khí cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khoẻ của cộng đồng. PHẦN 5: KẾT LUẬN Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu... đã thải vào môi trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc... gây ảnh hưởng không chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư khu vực lân cận. Quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, KCN thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã góp phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí ở các khu đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các đô thị, trong đó do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ 70%. Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển của trẻ em. Sự phát triển kinh tế như vậy thì không thể nói là ổn và bền vững. Việc giải quyết thì cũng vô cùng nan giải, đòi hỏi phải có sự cần một chiến lược dài, một sự phối hợp của tất cả các ban ngành và người dân… điều này không chỉ riêng cho một vấn đề ô nhiễm không khí mà cả các vấn đề ô nhiễm môi trường từ các nguyên nhân khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo môi trường quốc gia 2007: “môi trường không khí đô thị Việt Nam” KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC Nhận đề tài 15/8/2010 Phân công việc cụ thể cho từng thành viên thu thập tài liệu 17/8/2010 đến ngày 30/8/2010 Công việc của từng thành viên STT Tên công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện 1 Thảo luận chọn đề tài 13/08/2010 Cả nhóm 2 Các thành viên tự thu thập tài liệu liên quan đến đề tài 17/8 – 30/8/2010 Cả nhóm 3 Thảo luận và hoàn thành đề cương sơ bộ 01/09/2010 Cả nhóm 4 Phần I 01-02/09/2010 Tâm, Nguyên 5 Phần II 01-02/09/2010 Hải 6 Phần III 01-02/09/2010 Nguyên 7 Phần IV 03-05/09/2010 Cả nhóm 8 Thảo luận, sữa chữa đề cương chi tiết 05/09/2010 Cả nhóm 9 Thảo luận, sữa chữa và hoàn thành đề cương chi tiết 12/9 – 20/9/2010 Cả nhóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT08.doc
Tài liệu liên quan