Đề tài Phân biệt Ký báo chí và Ký văn học
GIỚI THIỆU
Ký là một trong cỏc thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, được nhiều người sử dụng trong sáng tác văn học và làm báo. Tuy nhiên, phân biệt hai thể loại này là khá khó nhưng rất cần thiết cho việc viết báo. Trước tiên, thể loại Ký có nhiều đặc điểm lớn sau:
- Ký phản ánh những vấn đề, sự kiện, con người có thật, điển hình, luôn cố gắng đảm bảo tính chân thực, chớnh xác của nội dung.
- Ký có hình thức co giãn thể loại linh hoạt, giọng điệu phong phú.
- Cái tôi trần thuật trong thể loại Ký báo chí là nhân chứng thẩm định hiện thực.
Những đặc điểm trên đó tạo cho Ký một diện mạo riêng, tiếng nói riêng trong văn học và báo chí. Cũng chính những đặc điểm này đó giúp cho Ký tạo ra một kênh giao tiếp riêng đối với công chúng.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân biệt Ký báo chí và Ký văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật
Đề bài: Trong thể loại Ký có Ký báo chí và Ký văn học. Hãy phân biệt
hai loại Ký này.
Ký là một trong các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, được nhiều người
sử dụng trong sáng tác văn học và làm báo. Tuy nhiên, phân biệt hai thể loại này là
khá khó nhưng rất cần thiết cho việc viết báo. Trước tiên, thể loại Ký có nhiều đặc
điểm lớn sau:
- Ký phản ánh những vấn đề, sự kiện, con người có thật, điển hình, luôn cố
gắng đảm bảo tính chân thực, chính xác của nội dung.
- Ký có hình thức co giãn thể loại linh hoạt, giọng điệu phong phú.
- Cái tôi trần thuật trong thể loại Ký báo chí là nhân chứng thẩm định hiện
thực.
Những đặc điểm trên đã tạo cho Ký một diện mạo riêng, tiếng nói riêng trong
văn học và báo chí. Cũng chính những đặc điểm này đã giúp cho Ký tạo ra một kênh
giao tiếp riêng đối với công chúng.
Xung quanh sự tồn tại và phát triển của Ký nói chung đã từng có nhiều ý kiến
tranh luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Ký có phải là văn học không? Trong Ký có hư
cấu không? Nếu là văn học, Ký đứng ở vị trí nào trong hệ thống? Đặc trưng của các
thể Ký là gì? Liệu có nên phân chia thành Ký văn học và Ký báo chí không?..
Trong quá trình giải quyết những câu hỏi trên có nhiều phương pháp khác
nhau. Có người căn cứ vào phương thức biểu hiện và chất liệu kết cấu để chia ký
thành ba loại: ký tự sự, ký trữ tình và ký chính luận. Lại có người căn cứ vào bút
pháp và đối tượng được phản ánh để chia ký thành hàng chục thể loại như: phóng sự,
ký sự, tuỳ bút, hồi ký, truyện ký, nhật ký, du ký, bút ký chính luận, tản văn…Về đặc
trưng của Ký, quan điểm hầu như vẫn chưa thống nhất. Có người cho rằng đặc trưng
ấy là ở chỗ do Ký viết về người thật, việc thật.
Đứng trước câu hỏi liệu có nên phân chia thành Ký văn học và Ký báo chí hay
không, đã từng có những quan niệm trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng sự phân
chia đó là cần thiết. Tuy nhiên, cơ sở phân chia lại ở chất lượng nghệ thuật. Theo
quan điểm này thì ký báo chí là những bài ký có chất lượng nghệ thuật thấp hoặc
không có nghệ thuật mà chỉ đơn giản là cung cấp thông tin đối với công chúng, còn
Ký văn học có chất lượng nghệ thuật cao hơn.
Ngược lại với quan niệm trên, lại có những người cho rằng không nên có sự
phân chia đó. Theo họ, thực ra thì bản chất của Ký chỉ có một. Nếu có sự khác nhau
thì lại là ở chỗ: nhà văn viết ký không giống với nhà báo viết ký.
Sự không nhất trí nói trên đã kéo dài trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn
học trong những năm trước đây. Có một thực tế là trong các bài giảng cho sinh viên
báo chí, thông thường người ta chỉ giới thiệu về ký một cách chung chung trên cơ sở
tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu lý luận văn học. Trong khi đó các thể
ký báo chí đích thực lại bị tách riêng ra thành những thể loại báo chí hoàn toàn
không có liên quan gì đến ký. Nguyên nhân còn do khoa học báo chí vẫn chưa xác
định được hệ thống thể loại dựa trên cơ sở phân loại đúng đắn. Chính sự lúng túng
trong lý luận đã có ảnh hưởng không tốt đến thực tiến. Trên các báo hiện nay thường
xuyên có những bài ghi không dúng tên thể loại, thậm chí nhiều nhà báo hoàn toàn
không phân biệt được bài viết của mình thuộc thể loại nào chứ chưa nói đến những
sự phân biệt khó hơn như phân biệt giữa ký báo chí và ký văn học.
Nếu xét ở mục đích, mặc dù thấy cùng xuất phát từ người thật, việc thật
nhưng ký văn học luôn cố gắng xây dựng những hình tượng nghệ thuật. Đặc trưng
hình tượng luôn luôn chi phối trong các tác phẩm. Nhà văn không bao giờ chỉ dừng
lại ở chỗ trình bày sự thật. Hiện thực chỉ là xuất phát điểm, là cái cớ để thông qua đó
trình bày quan niệm thẩm mỹ của mình. Sự thẩm định có thể là ý kiến trực tiếp,
những hình ảnh, hình tượng hoặc cũng có thể là cách lựa chọn trình bày chi tiết…
Về bút pháp, văn học sử dụng những cách của văn học nói chung để tạo ra một
giọng điệu phong phú, sinh động. Trong thể ký văn học, cái Tôi bao giờ cũng là cái
tôi thẩm mỹ. Bản chất thẩm mỹ của thể loại được đặc biệt chú trọng. Chính bởi vậy,
bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật khác, thủ pháp hư cấu vẫn thường được tác giả
văn học sử dụng. Tuy nhiên, mức độ hư cấu trong tác phẩm ký báo chí không giống
như các thể loại văn học khác. Tức là nhà văn có thể sử dụng những hình thức không
xác định để trình bày cái xác định. Hư cấu nghệ thuật sử dụng trong văn học còn do
ở chỗ: trong thực tế, tác giả không thể đồng thời chứng kiến tất cả các khía cạnh của
sự việc đang xảy ra. Muốn có được một bức tranh toàn cảnh của sự việc, nhà văn
phải hỏi những người khác mà thông qua đó, sử dụng sự hồi tưởng hay trí tưởng
tượng để tái tạo hiện thực.
Có thể coi hư cấu là yếu tố quan trọng để phân biệt giữa ký văn học và ký báo
chí. Ký báo chí ( và các thể loại báo chí nói chung) không chấp nhận hư cấu dưới bất
cứ hình thức nào. Các thể ký báo chí dù có bút pháp linh hoạt và sinh động như thế
nào chăng nữa, cũng không được phép vượt qua nguyên tắc mang tính quy luật loại
hình này. Thông tin báo chí phải đạt tới sự xác thực tối đa.
• Ký báo chí:
Xuất hiện là do nhu cầu truyền đạt thông tin, nhu cầu phản ánh thực tiễn. Với
tư cách là người truyền đạt thông tin tới công chúng, nhà báo luôn tìm tòi những
hình thức mới để vượt qua khỏi cái khung của lối văn thông tấn mà vẫn đảm bảo
được tính xác thực, tính thời sự của nội dung được phản ánh. Các thể ký báo chí đã
đáp ứng được nhu cầu đó. Với hình thức kết cấu tương đối co giãn, với bút pháp đa
dạng và đặc biệt là sự xuất hiện của cái Tôi trần thuật sẽ giúp nhà báo có thể truyền
đạt thông tin một cách phong phú, hấp dẫn hơn so với các thể loại báo chí khác. Với
ý nghĩa đó có thể thấy rằng sự hình thành và phát triển của ký báo chí gắn liền với
hoạt động sáng tạo của nhà báo. Việc tìm tòi những hình thức biểu hiện mới nhằm
đạt tới những hiệu quả cao hơn vốn là thuộc tính của quá trình sáng tạo và dĩ nhiên
nhà báo không thể nằm ngoài quy luật đó.
• Sự khác biệt giữa ký báo chí và ký văn học:
Điểm khác biệt được coi là căn bản giữa ký báo chí và ký văn học là ở chỗ:
Mặc dù đều xuất hiện cái Tôi trần thuật, nhưng cái Tôi trong ký báo chí không phải
là cái Tôi thẩm mỹ. Nhà báo không thẩm định được hiện thực trên cơ sở của những
cảm xúc thẩm mỹ. Do phải chịu sự chi phối của yêu cầu thông tin thời sự, thông tin
xác thực nên mặc dù tác giả vẫn có cơ hội trình bày sự thẩm định của mình, sự thẩm
định ấy phải là kết quả của quá trình tư duy lôgic. Hiện thực được trình bày trong ký
báo chí phải luôn đảm bảo độc chính xác tối đa và lập luận phải xuất phát từ tư duy
lôgic của sự thực. Cái tôi trong ký báo chí phải là cái tôi nhân chứng tỉnh táo và lý
trí. Ở đây không loại trừ cảm xúc trước sự thật để phản ánh sự thật.
• Ký văn học:
Với ký văn học thì chất suy nghĩ và tình cảm của chủ đề là chất men. Hiện
thực đã được lên men trong tác phẩm đem đến cho công chúng những cách nhìn,
cách cảm đa dạng, nhiều chiều. Nói tóm lại, nhân vật trần thuật và cảm hứng trữ tình
cùng với những quy luật đặc thù khác của sáng tạo nghệ thuật luôn chi phối trong
các tác phẩm Ký văn học. Trên cơ sở kết hợp được những cách khác nhau, Ký văn
học vừa có giọng điệu phong phú, vừa độc đáo. Với các thể ký báo chí mặc dù tác
giả luôn có ý thức tạo nên sự hấp dẫn trong tác phẩm của mình bằng việc xây dựng
những kết cấu co giãn và sử dụng bút pháp gần gũi với văn học, nhưng do chịu sự
chi phối của đặc điểm thông tin xác thực nên mục đích đối tượng của nó vẫn là
thông tin về người thật, việc thật, sao cho kịp thời nhất, cụ thể nhất, chính xác và hấp
dẫn nhất.
Ký văn học và ký báo chí giống nhau ở chỗ đều tôn trọng tính xác thực và tính
thời sự, nhưng ở ký báo chí tính xác thực phải được đảm bảo ở mức tuyệt đối và tính
thời sự cũng mang tính thật cấp bách có khi hàng ngày, hàng giờ. Ký văn học không
đòi hỏi như vậy. Ngược lại, nó đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm
cảm của chủ thể.
Trong thực tế của đời sống báo chí và đời sống văn học, thường xuyên xảy ra
quá trình giao thoa, chuyển đổi, chuyển hoá lẫn nhau. Đó là một quy luật của sự vận
động, phát triển. Điều đó không thể hạ thấp vai trò của thể loại, mà ngược lại càng
làm cho chúng phong phú, sinh động hơn.
Văn học và báo chí thường xuyên giao thoa với nhau. Các thể ký văn học và
ký báo chí không chỉ thường xuyên giao thoa với nhau mà còn giao thoa với những
thể loại khác trong hệ thống thể loại của chính nó. Quá trình giao thoa đó được thể
hiện bằng những tác phẩm mà trong thực tế rất khó phân biệt rạch ròi những tính
chất của các thể loại. Sự xâm nhập này có thể là khách quan, nhưng cũng có thể là
do tác giả hoàn toàn có ý thức để nhằm tạo cho tác phẩm của mình những phẩm chất
khác lạ.
Sự phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí là hết sức cần thiết. Việc xoá nhoà
danh giới giữa chúng hay phân biệt chúng một cách cực đoan đều là những thái độ
nên tránh. Với tư cách là hai thể loại thuộc hai lĩnh vực khác nhau, không nên quan
niệm một cách đơn giản rằng Ký báo chí là những bài ký viết vội để đáp ứng yêu
cầu thời sự, còn tác phẩm ký văn học được tác giả đầu tư nhiều công sức hơn để viết
ra bằng văn phong bóng bẩy hơn. Trong thực tế nhiều tác phẩm ký báo chí đa gây
được những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc đối với công chúng - điều mà không phải
tác phẩm ký văn học nào cũng có được.
Cần phải thấy được sự phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí trước hết là sự
khác biệt trong tư thế của tác giả khi tiếp cận, thẩm định và tái hiện hiện thực. Trong
khi tác phẩm ký văn học cái tôi bao giời cũng là cái tôi thẩm mỹ. Người nghệ sỹ tái
tạo hiện thực trên cơ sở những cảm xúc thẩm mỹ, trình bày những quan niệm thẩm
mỹ của mình qua tác phẩm. Không giồng như vậy, cái tôi trong tác phẩm ký báo chí
trước hết phải là cái tôi xuất phát từ trách nhiệm công dân. Trong ký báo chí không
loại trừ những cảm xúc thẩm mỹ nhưng đó không phải là cơ sở của việc tái hiện hiện
thực. Điều này cho thấy trong ký văn học đều xuất hiện hai vai trò của cái tôi – nhân
vật trần thuật, nhưng đó chỉ là sự gần gũi về hình thức. Ngay cả sự xác thực trong
hai loại ký này cũng có sự khác nhau, mặc dù đối tượng chủ yếu của chúng cùng là
người thật, việc thật. Đó là chưa kể đến sự khác biệt về giọng điệu, cảm hứng, về
cách lựa chọn và trình bày chi tiết … Ngoài ra, điểm cuối cùng là chỉ có ký báo chí
với tư cách là một loại thể thuộc hệ thống thể loại báo chí mới chịu những quy định
gắt gao về yêu cầu thời sự. Đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự là một đòi hỏi có tính
khách quan đối với thông tin báo chí nói chung và các thể ký báo chí không nằm
ngoài yêu cầu đó. Chính đặc điểm này đã góp phần quyết định trong việc quy định
đặc trưng và đặc điểm của ký báo chí.
Việc phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí không chỉ là công việc của
những người làm công tác lý luận mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc ấn định
kênh giao tiếp giữa tác giả và công chúng. Rõ ràng không thể tiếp nhận những tác
phẩm ký văn học như tiếp nhận các tác phẩm ký báo chí, đồng thời cũng không thể
phủ nhận quá trình giao thoa, xâm nhập lẫn nhau về nhiều phương diện của hai loại
ký này. Trong thực tế đời sống văn học và đời sống báo chí, quá trình đó xảy ra và
còn tiếp tục xảy ra như một động lực của sự phát triển. Bởi lẽ đó khi đứng trước một
tác phẩm được kết hợp nhiều tính chất, đặc điểm của những thể và loại khác nhau,
tiêu chí căn bản để đánh giá tác phẩm là ở giá trị thông tin và hiệu quả mà nó đem lại
cho công chúng./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1.PDF