Đề tài Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi

MỞ ĐẦU Trong dinh dưỡng động vật, việc tăng cường sức khoẻ hệ thống tiêu hoá của vật nuôi thông qua những tác động tới hệ vi sinh vật đường ruột được coi là một giải pháp rất hữu hiệu. Hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi rất phong phú về chủng loại và số lượng, những biến động về cơ cấu, số lượng các loài vi sinh vật đường ruột là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những rối loạn trong tiêu hoá và hấp thu. Bởi vậy, việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật thông qua thức ăn và nuôi dưỡng nhằm tạo nên một thế cân bằng tối ưu giữa các loài vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ đã và đang là hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Có nhiều biện pháp để cải thiện quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm. Biện pháp cổ điển được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1950 của thế kỷ trước là sử dụng kháng sinh liều thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ngày càng bị hạn chế (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, các nước thuộc EU cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi -Hector Cervanter, 2006), nên nhu cầu tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh ngày càng trở thành cấp bách. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là probiotic. Probiotic - theo Fuller (1992)- là chất bổ sung vi sinh vật sống hữu ích trong thức ăn nhằm cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ. Các sản phẩm probiotic nhập khẩu dùng trong chăn nuôi có mặt trên thị trường Việt Nam nhiều nhưng các đáp ứng tích cực cho vật nuôi chưa được rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng có thể là các vi sinh vật đó không phù hợp với hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ bản địa. Mặt khác, các nghiên cứu sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi ở nước ta còn rất hạn chế. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi” với định hướng đưa ra được các giải pháp công nghệ để sản xuất các chế phẩm nói trên bằng các nguyên liệu trong nước. Đề tài này được thực hiện thành công sẽ mở ra triển vọng trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi hữu cơ (hoàn toàn dựa vào các nguyên liệu từ thiên nhiên) theo hướng công nghiệp ở nước ta, hạn chế nhập khẩu. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 – TỔNG QUAN 3 1.1. Lịch sử và định nghĩa probiotic 3 1.1.1. Lịch sử probiotic 3 1.1.2. Định nghĩa probiotic 4 1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe của vật nuôi 4 1.3. Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic 7 1.3.1. Vai trò của probiotic 7 1.3.2. Cơ chế tác động 8 1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn chủng vi sinh vật probiotic 10 1.4.1. Lựa chọn các chủng probiotic 10 1.4.2. Các chủng vi sinh vật dùng phổ biến trong probiotic 11 1.4.3. Công thức chế phẩm probiotic 12 1.4.4. Yêu cầu an toàn đối với các chủng vi sinh vật probiotic 12 1.4.5. Phân loại vi sinh vật 13 1.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng probiotic trên thế giới và Việt nam 13 1.5.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất và sử dụng các chế phẩm probiotic trên thế giới 13 1.5.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất và sử dụng các chế phẩm probiotic ở Việt nam 15 Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Nguyên liệu 18 2.1.1. Nguồn vi sinh vật 18 2.1.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng 18 2.1.3. Môi trường nghiên cứu 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu 20 2.2.1. Các phương pháp định tính và định lượng 20 2.2.2. Phương pháp phân lập 21 2.2.3. Phương pháp tuyển chọn 22 2.2.4. Phương pháp phân loại 23 2.2.5. Phát triển chế phẩm 33 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích. 36 3.2. Tuyển chọn các vi sinh vật có đặc tính probiotic 37 3.2.1. Vi khuẩn lactic. 37 3.2.2. Vi khuẩn Bacillus 39 3.2.3. Nấm men 42 3.3. Phân loại các chủng được tuyển chọn 43 3.3.1. Nghiên cứu phân loại vi khuẩn lactic 43 3.3.2. Nghiên cứu phân loại vi khuẩn Bacillus 45 3.3.3. Nghiên cứu phân loại vi khuẩn nấm men 47 3.4. Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thích hợp lên khả năng sinh trưởng của các chủng vi sinh vật được lựa chọn 48 3.4.1. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic 48 3.4.2. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus 52 3.4.3. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của nấm men 53 3.5. Phát triển chế phẩm 55 3.5.1. Kết quả về tính đối kháng của các chủng được lựa chọn 55 3.5.2. Các kết quả nghiên cứu về tính tương thích của các chủng được lựa chọn với một số thành phần có hoạt tính bổ sung trong thức ăn 55 3.5.3. Kết quả đánh giá khả năng bám dính của các chủng probiotic 57 3.5.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con. 58 Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 69

doc82 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NC2 1,657 2,34 1,885 2,58 1,053 1,1 0,725 0,49 HA: Hàm lượng axit lactic (g/l) Kết quả ở bảng 19 cho thấy, khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic thể hiện bằng mật độ quang OD660 tăng khi nhiệt độ tăng từ 30oC lên đến 37oC. Khi nhiệt độ tăng lên trên 37oC (40 và 45oC) mật độ quang giảm rõ rệt. Qui luật này quan sát thấy ở cả 09 chủng vi khuẩn. Các số liệu ở bảng 19 cũng cho thấy, nhiệt độ từ 30oC đến 37oC là thích hợp nhất đối với các chủng vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, trong vùng nhiệt độ tối thích này, mật độ quang của các chủng cũng rất khác nhau. Khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ 37oC thể hiện qua chỉ số OD660 xếp theo thứ tự cao (OD660≥2) gồm 4 chủng (1K8, Đ2, C3, Đ7), trung bình (1,5<OD660<2) gồm 4 chủng (Đ12, 2M33, NC1 và NC2) và thấp (OD660 ≤1,5) gồm 1 chủng (6H2). Khả năng sản sinh axit lactic của các chủng vi khuẩn cũng có xu hướng tương tự như khả năng sinh trưởng. Nhìn chung, những chủng có khả năng sinh trưởng tốt cũng là những chủng có khả sản sinh axit lactic cao. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan và ctv (2003) cho thấy, khi phân lập từ phân gà tươi 789 chủng vi khuẩn lactic, có hai chủng được lựa chọn (CH123 và CH156) là có các đặc tính probiotic và cả hai chủng đều có khả năng sinh trưởng ở khung nhiệt độ từ 15 đến 45oC. 3.4.1.2. Ảnh hưởng của pH môi trường dịch nuôi cấy Nuôi lắc 220 vòng/phút các chủng lactic trong môi trường MRS có pH khác nhau từ 2,0 đến 7,0 ở nhiệt độ 370C trong 48 giờ. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 20. Kí hiệu chủng pH 2 3 4 5 6 7 OD HA OD HA OD HA OD HA OD HA OD HA 1K8 0,175 1,76 0,191 2,06 0,713 2,21 0,181 1,89 0,163 0,72 0,162 0,42 2M33 0,043 1,01 0,081 1,52 0,696 1,78 0,044 1,04 0,038 0,58 0,029 0,33 6H2 0,022 1,42 0,042 1,63 0,732 2,04 0,038 1,53 0,019 1,01 0,007 0,45 C3 0,019 1,04 0,024 1,44 0,73 2,04 0,021 1,13 0,012 0,68 0,008 0,38 Đ2 0,015 0,95 0,019 1,27 0,645 1,85 0,017 1,04 0,015 0,9 0,013 0,42 Đ12 0,048 0,72 0,08 1,94 0,671 2,32 0,052 1,04 0,014 0,65 0,012 0,35 Đ7 0,046 1,49 0,092 1,96 0,585 2,29 0,077 1,89 0,038 0,95 0,01 0,62 NC1 0,609 2,55 0,73 2,5 0,725 2,48 0,71 2,56 0,400 2,45 0,173 2,4 NC2 0,690 2,18 0,8 2,18 0,805 2,12 0,789 2,2 0,578 2,08 0,257 2,0 Bảng 20: Ảnh hưởng pH nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng (OD660) và khả năng sản sinh axit lactic (g/l). HA= Hàm lượng axit lactic (g/l) Kết quả ở bảng 20 cho thấy với dải pH rộng: 2; 3; 4; 5; 6 và 7, đáp ứng về sinh trưởng và khả năng sản sinh axit lactic của 09 chủng vi khuẩn lactic là khác nhau. Các số liệu ở bảng 20 cũng cho thấy mật độ quang (OD660) ở môi trường có độ pH 4 của 07 chủng là cao nhất (dao động từ 0,58 đến 0,8), riêng chủng NC1 thì tại pH 3 mật độ quang và hàm lượng axit lactic sinh ra là cao hơn cả. Ở môi trường có độ pH cao hơn (từ 5 trở lên) mật độ quang giảm. Khả năng sản sinh axit lactic cũng có xu hướng tương tự. Điều đó chứng tỏ các vi khuẩn lactic chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường có độ pH thấp (3-4) và ở môi trường pH cao hơn (pH từ 5-7) tốc độ sinh trưởng của chúng chậm, nhưng chúng vẫn tồn tại. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan và ctv (2003) trên hai chủng CH123 và CH156 thuộc các vi khuẩn lactic, hai chủng này cũng chỉ sinh trưởng tốt ở môi trường có độ pH thấp (pH = 4). 3.4.1.3. Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy Khả năng chịu được muối mật ở các nồng độ khác nhau là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá các đặc tính probiotic của các chủng vi khuẩn đã được lựa chọn. Nồng độ muối mật trong dưỡng chấp của đường tiêu hoá của động vật có vú dao động từ 1 đến 3% (Sameh. H. M, 2003). Các chủng vi khuẩn hữu ích muốn khu trú và phát huy tác dụng được trong đường tiêu hoá của các loài vật nuôi phải sống và sinh trưởng bình thường trong môi trường có hàm lượng muối mật tương tự. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường có hàm lượng muối mật khác nhau đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn lactic được trình bày ở bảng 21. Bảng 21: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy có nồng độ muối mật khác nhau đến khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn lactic. Ký hiệu chủng Nồng độ muối mật (%) 0,2 0,5 1 2 3 4 5 1K8 ++ +++  +++ ++++ +++ +++ ++ 2M33  + +  + +++ ++ - - 6H2 ++ +++  +++ +++ +++ ++++ ++ C3  + ++  ++ +++ + + - Đ2  ++ ++  ++ +++ + - - Đ12  ++ +++  +++ ++ ++ ++++ ++ Đ7  + +  + +++ + + - NC1 ++ +++ +++  +++  +++  ++  ++  NC2 +  ++  +++  +++  +++  ++  +  (+): biểu thị khả năng sinh trưởng; (-):biểu thị khả năng không sinh trưởng. Kết quả bảng 21 cho thấy, nhìn chung tất cả các chủng đều chịu được nồng độ muối mật 1-3%, đó là nồng độ muối mật bình thường trong dưỡng chấp của ruột non. Tuy nhiên, khả năng chịu muối mật giữa các chủng là không giống nhau. Trong số 09 chủng, có 5 chủng có khả năng sinh trưởng ở nồng độ muối mật 5%; 4 chủng chịu được nồng độ muối mật 4%. Các chủng có khả năng sinh trưởng trong môi trường muối mật cao (từ 4-5%) là 1K8; 6H2; Đ12; Đ7; NC1; NC2 và C3. 3.4.2. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus 3.4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy Nuôi lắc 02 chủng vi khuẩn Bacillus trong bình tam giác chứa 20ml môi trường LB dịch thể ở các nhiệt độ khác nhau từ 30-550C. Sau 24 giờ nuôi cấy thu dịch lên men đo OD và định lượng hàm lượng enzym tạo ra. Kết quả được trình bày ở bảng 22. Bảng 22: Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng (OD660) và sản sinh enzym của 02 chủng Bacillus Nhiệt độ(oC) Chủng H3 Chủng H4 OD660 Amylaza (D-d, mm) Xenlulaza (D-d, mm) OD660 Amylaza (D-d, mm) Xenlulaza (D-d, mm) 300C 2,213 29 26 2,013 27 24 370C 2,534 34 30 2,234 30 27 400C 1,876 35 30 1,576 29 28 450C 1,185 28 24 0,885 22 23 (D-d, mm: vòng phân giải cơ chất) Kết quả ở bảng 22 cho thấy, khả năng sinh trưởng của 2 vi khuẩn Bacillus tăng khi nhiệt độ tăng từ 30oC lên đến 37oC. Khi nhiệt độ tăng lên trên 37oC (40 và 45oC) mật độ quang giảm, tuy nhiên sự giảm này không nhiều như vi khuẩn lactic. Điều này có thể hiểu được vì các chủng Bacillus chịu các điều kiện bất lợi tốt hơn vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp cho enzym amylaza, xenlulaza hoạt động của chủng H4 là 400C, chủng H3 là 370C. Ở nhiệt độ nuôi cấy cao hơn (450C), hoạt tính của các enzym giảm dần. Do đó, nhiệt độ 37oC là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và sản sinh enzym của 02 chủng vi khuẩn Bacillus. 3.4.2.2. Ảnh hưởng của pH môi trường dịch nuôi cấy Nuôi lắc 220 vòng/phút các chủng Bacillus trong môi trường LB có pH khác nhau từ 2,0 đến 7,0 ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 chủng Bacillus sinh trưởng ở môi trường có pH từ 5-7 tốt hơn khi so với môi trường có pH <5. Tuy nhiên hoạt tính enzym mạnh nhất là khi nuôi cấy tại môi trường có pH 7. 3.4.2.3. Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy Tương tự như với vi khuẩn lactic, kết quả về sự ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy có nồng độ muối mật khác nhau được trình bày ở bảng 23. Bảng 23: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy có nồng độ muối mật khác nhau đến khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn Bacillus. Ký hiệu chủng Nồng độ muối mật (%) 0,2 0,5 1 2 3 4 5 H4 ++ +++  +++ ++++ +++ +++ ++ H3  + + + ++ +++ ++++ +++ ++ (+): biểu thị khả năng sinh trưởng Kết quả bảng 23 cho thấy, cả 2 chủng đều chịu được nồng độ muối mật 0,2-5% nhưng khả năng chịu muối mật giữa các chủng là không giống nhau. Trong đó chủng H4 sinh trưởng tốt nhất là ở môi trường có nồng độ muối mật 2% còn chủng H3 là 3%. Nói chung, nồng độ muối mật thích hợp cho sự sinh trưởng của 2 chủng Bacillus là 1-4%. 3.4.3. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của nấm men 3.4.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy Nuôi cấy lắc 120 vòng/phút chủng nấm men SB trong bình tam giác chứa 20ml môi trường YM dịch thể ở các nhiệt độ khác nhau từ 30-450C. Sau 24 giờ nuôi cấy, dịch nuôi cấy được đếm số lượng tế bào (CFU/ml). Kết quả được trình bày trong bảng 24. Bảng 24: Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của chủng nấm men SB (CFU/ml). Nhiệt độ nuôi cấy (oC) Số lượng tế bào (CFU/ml) 30 oC 2 x 109 37 oC 6 x 107 40 oC 4 x 106 450C 3,8 x 103 Kết quả ở bảng 24 cho thấy chủng nấm men SB phát triển tốt ở phạm vi nhiệt độ từ 30-37oC, sinh trưởng tốt nhất là 300C. Khi nuôi cấy ở nhiệt độ cao hơn (40 và 45oC) sinh khối giảm rõ rệt (từ 2 x 109 ở 30oC xuống 3,8 x 103 cfu/ml ở 45oC). Đáp ứng về sinh trưởng đối với nhiệt độ nuôi cấy ở chủng nấm men SB có xu hướng tương tự như đối với nhóm vi khuẩn lactic. 3.4.3.2. Ảnh hưởng của pH nuôi cấy Một đặc tính rất quan trọng khác của các vi sinh vật probiotic là khả năng sống trong các môi trường có độ pH khác nhau. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng nấm men SB được trình bày ở bảng 25. Bảng 25: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của chủng nấm men SB. pH môi trường 2 3 4 5 6 7 Số lượng tế bào (CFU/ml) 1x107 2,7x108 4,6x108 2,2x109 4x109 2,5x108 Kết quả ở bảng 25 cho thấy khả năng sinh trưởng của chủng SB không thay đổi nhiều khi pH môi trường thay đổi (2; 3; 4; 5; 6 và 7). Tuy nhiên, chủng SB phát triển mạnh hơn ở môi trường có độ pH 5 và 6. Ở môi trường pH 7 mật độ các chủng giảm nhưng vẫn duy trì được ở mức 2,5 x 108 cfu/ml. Kết quả này cho thấy, chủng SB được lựa chọn đều có khả năng sống trong môi trường pH thay đổi từ rất toan (pH = 2) đến trung tính. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các vi sinh vật probiotic vì muốn phát huy tác dụng, chúng phải thích ứng được với môi trường trong đường dạ dày-ruột của lợn và gà, nơi mà độ pH môi trường thay đổi (từ rất toan ở dạ dày đến gần trung tính ở ruột non). 3.4.3.3. Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy Khi thực hiện thí nghiệm đánh giá khả năng chịu muối mật của chủng SB chúng tôi nhận thấy chủng này đều phát triển bình thường (không có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu thí nghiệm có nồng độ muối mật khác nhau (1-5%) và mẫu đối chứng khi không có mặt muối mật). Trên cơ sở phân loại, đánh giá các đặc tính probiotic, 6 chủng vi sinh vật được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. Các chủng vi sinh vật bao gồm: 4 chủng vi khuẩn lactic (6H2, C3, Đ7, NC1); 1 chủng vi khuẩn Bacillus (H4) và 1 chủng nấm men (SB). 3.5. Phát triển chế phẩm 3.5.1. Kết quả về tính đối kháng của các chủng được lựa chọn Bằng phương pháp cấy vạch để thử tính đối kháng, kết quả thu được cho thấy 6 chủng nghiên cứu không có tính đối kháng lẫn nhau. 3.5.2. Các kết quả nghiên cứu về tính tương thích của các chủng được lựa chọn với một số thành phần có hoạt tính bổ sung trong thức ăn Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống và hoạt tính của các vi sinh vật probiotic thì sự tương tác của chúng đối với các thành phần khẩu phần (chủ yếu là các thành phần có hoạt tính như một số loại muối vô cơ, các chất axit hóa và một số loại kháng sinh) có một ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu về tương thích của các vi sinh vật lựa chọn đối với một số thành phần có hoạt tính bổ sung trong khẩu phần (gồm các loại kháng sinh thương mại BMD (50 ppm); Saigon Nox (100 ppm), Colistine 98% (100 ppm), CTC 15% (100 ppm); một số loại khoáng CuSO4 (250 ppm Cu); ZnSO4 (100 ppm Zn) và hỗn hợp axit hữu cơ (gồm axit lactic axit, axit formic, axit citric...) với liều 200mg/lít) được trình bày ở bảng 26. Bảng 26: Khả năng sinh trưởng của các chủng vi sinh vật được lựa chọn trong môi trường có chứa một số thành phần có hoạt tính bổ sung trong khẩu phần ăn. Thành phần Số lượng tế bào ( CFU/ml) C3 Đ7 6H2 NC1 SB H4 Đối chứng 7,0 x 108 8 x 1010 7,6 x 109 5,2 x 109 2,0 x 109 6 x 1010 Kháng sinh - BMD 4,3 x 103 2,5 x 106 3,9 x 109 4,8 x 109 7,5 x 108 6,2 x 108 - Saigon Nox 120 4 x 104 4,8 x 103 1,1 x 103 6,8 x 108 9,8 x 105 - Colistine 7,0 x 108 3,2 x 109 5,8 x 109 2,8 x 109 5,6 x 108 2,0 x 1010 - CTC 3,7 x 104 6 x 104 3,4 x 104 2,6 x 104 1,0 x 108 2,0 x 105 Muối khoáng - CuSO4.5H2O 5,7 x 108 1 x 1010 6,8 x 109 1,8 x 109 1,0 x 109 7,2 x 109 - ZnSO4.5H2O 6,0 x 108 9,3 x 109 4 x 109 8,8 x 108 9,0 x 108 8,0 x 109 Hỗn hợp axit hữu cơ 5,2 x 107 1 x1010 9,2 x 108 4 x109 1,8 x109 3,0 x 109 *Saigon Nox: Kitasamycin 50g/kg + Sulphamethazon 50g/kg. BMD: Bacitracin Methylene disalicylate CTC: Chlotetracyline Kết quả ở bảng 26 cho thấy, chủng nấm men (SB) và vi khuẩn Bacillus (H4) vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường hiện diện một số loại kháng sinh, các muối sulfat của đồng và kẽm cũng như hỗn hợp một số loại axit hữu cơ với liều tương tự như liều khuyến cáo bổ sung trong khẩu phần. Trong số các vi khuẩn lactic, chủng 6H2 và NC1 sống tốt trong môi trường có BMD, Colistine, CuSO4.5H2O và ZnSO4.5H2O và hỗn hợp axit hữu cơ, ngoại trừ Saigon Nox và CTC. Hai chủng vi khuẩn lactic còn lại (C3 và Đ7) phát triển yếu trên môi trường có BMD, Saigon Nox và CTC. Qua kết quả đó cho thấy, các chủng vi khuẩn nghiên cứu có tính tương thích cao với các axit hữu cơ, các muối sulfat của đồng và kẽm và một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hướng dẫn sử dụng các sản phẩm probiotic có chứa các chủng trên trong chăn nuôi lợn và gà. Với những sản phẩm probiotic mà các chủng vi sinh vật có tính tương thích càng cao với các thành phần có hoạt tính trong khẩu phần thức ăn thì tính ứng dụng càng lớn. Bởi trong công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi, probiotic chỉ là một chất bổ sung cùng với các thành phần khác vào thức ăn (như một số loại kháng sinh, các muối sulfat của đồng và kẽm cũng như hỗn hợp một số loại axit hữu cơ với tỷ lệ tượng tự như thí nghiệm và kết quả ở bảng 26). 3.5.3. Kết quả đánh giá khả năng bám dính của các chủng probiotic Khả năng bám dính vào niêm mạc đường tiêu hoá của 06 chủng sinh vật được trình bày ở bảng 27. Bảng 27: Khả năng bám dính của các chủng vi sinh vật trên biểu mô ruột. TT Ký hiệu chủng Nồng độ ban đầu (CFU/ ml) Khả năng bám dính (CFU/ gam ruột) 1 Đối chứng âm 6 x 109 1,8 x 102 2 Đ7 7,6 x 108 1 x 107 3 NC1 6,28 x 109 1,5 x 108 4 6H2 2,4 x 109 1 x 108 5 H4 5 x 109 2 x 108 6 C3 4,6 x 109 2,6 x 107 7 SB 3,8 x 109 4 x 108 Các kết quả ở bảng 27 cho thấy, các chủng vi sinh vật đều bám dính tốt vào niêm mạc ruột nhưng mức độ không giống nhau. Chủng nấm men tỏ ra có độ bám dính cao hơn so với các chủng vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn lactic, Bacillus và nấm men đều có khả năng sống và phát triển trong môi trường tương tự như trong đường tiêu hóa của lợn và gia cầm. Điều này rất thích hợp khi phát triển các chế phẩm probiotic sau này. 3.5.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con. Chúng tôi sử dụng 6 chủng cho phát triển sản phẩm thử nghiệm theo 2 tổ hợp khác nhau: tổ hợp PBB1 có hai chủng Bacillus (H4) và nấm men Sacharomyces boulardii (SB) và tổ hợp PBB2 gồm 6 chủng nghiên cứu (4 chủng lactic: 6H2, C3, NC1, Đ7; 01 chủng Bacillus (H4) và chủng nấm men Sacharomyces boulardii (SB)). Theo đánh giá của chúng tôi đây là các chủng tiềm năng nhất. Kết quả sử dụng chế phẩm PBB1 và PBB2 trên lợn con (trọng lượng 7,7 - 8,1kg) sau 50 ngày thí nghiệm được trình bày trong bảng 28. Bảng 28: Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm Probiotic vào khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con. Chỉ tiêu Lô 1 ĐC (-) Lô 2 ĐC (+) Lô 3 (PBB1) Lô 4 (PBB2) SE P SL lợn mỗi lô (c) 24 24 24 24 KL bắt đầu (kg) 7.7 8.0 8.1 7.9 0.09 0.762 KL Kết thúc (kg) 26.7a 29.8b 28.2ab 29.9b 0.29 0.021 TĐST (g/c/ngày) 396a 454b 421ab 462b 5.36 0.013 TĂĂV (g/c/ng) 604 631 655 654 19.41 0.388 TTTĂ/kg TT (kg) 1.53ab 1.39a 1.56b 1.42ab 0.036 0.021 Ghi chú: SL: Số lượng; KL: Khối lượng; TĐST: Tốc độ sinh trưởng; ĐC (-): Đối chứng tiêu cực; ĐC (+): Đối chứng tích cực; TĂĂV: Lượng thức ăn ăn vào; TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn. Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau ở mức P<0.05. Sau 50 ngày thí nghiệm, lợn con ở các lô được ăn khẩu phần có bổ sung colistin và chế phẩm PBB2 có khối lượng cơ thể cao hơn các lô khác (29,8 và 29,9 kg tương ứng). Tốc độ sinh trưởng thể hiện ở chỉ tiêu tăng trọng ngày cao nhất quan sát thấy ở lợn lô 4, cao hơn so với lô đối chứng âm 16,7% (P 0,05). Ngoại trừ lô 1, 2 và 4, tốc độ sinh trưởng của lợn ở các lô 3 dao động từ 421 đến 434 g/con/ngày và sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (bảng 28). Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tốt nhất quan sát thấy ở lợn lô 2 với mức tiêu tốn là 1,39 kg thức ăn/kg tăng trọng (thấp hơn so với lô 1 9,15%), sau đến là lô 4 (1,42 kg) (thấp hơn so với lô 1 là 7,19%). Sự khác biệt về tiêu tốn thức ăn ở lô 2 và lô 4 so với các lô khác là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở lô 3 là 1,56 kg và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Thông qua những kết quả về sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm như đã trình bày ở trên, có thể thấy bổ sung kháng sinh liều thấp (colistin với liều 100g/tấn) và chế phẩm probiotic đa chủng dạng bột đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn con so với đối chứng âm (tăng 16,7%) và hiệu quả chuyển hóa thức ăn (mức tiêu tốn thấp hơn 7,19%). Mức độ cải thiện năng suất sinh trưởng ở vật nuôi của các sản phẩm probiotic rất khác nhau phụ thuộc vào đặc tính sinh học, mật độ, sức sống, hoạt tính của các chủng vi sinh vật probiotic được sử dụng (Sanders, 2001). Trong trường hợp của nghiên cứu này, một chế phẩm probiotic đa chủng gồm cả vi khuẩn lactic, Bacillus và nấm men ở dạng bột tỏ ra có tác dụng rõ rệt và tương tự các kết quả nghiên cứu trên lợn con sau cai sữa của một số các tác giả khác như Lessard và Brisson (1987) với sản phẩm probiotic gồm 3 chủng vi khuẩn lactic (L. bulgaricus, L. casei và S. thermophilus); Fialho và ctv (1998) với sản phẩm probiotic gồm 2 chủng vi khuẩn lactic và 1 chủng Bacillus (L. acidophilus; Streptococcus faecium và Bacillus toyoi). Các số liệu ở bảng 28 cũng cho thấy, cùng là chế phẩm dạng bột nhưng chế phẩm PBB1 kém hiệu quả hơn so với PBB2, nguyên nhân rất có thể do trong sản phẩm PBB2 không có các vi khuẩn lactic. Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Trong 254 chủng được phân lập (164 chủng vi khuẩn lactic, 45 chủng vi khuẩn Bacillus và 45 chủng nấm men) đã đánh giá, tuyển chọn và phân loại được 12 chủng gồm 9 chủng lactic, 2 chủng Bacillus và 1 chủng nấm men. Kết quả cho thấy chúng thuộc về các loài Enterococcus faecium (6H2); Lactobacillus acidophilus (C3); Lactobacillus plantarum (1K8, Đ2, Đ12, 2M33); Pediococcus pentosaceus (Đ7); Lactobacillus casei (NC2); Lactobacillus fermentum (NC1); Bacillus licheniformic (H3); Bacillus subtilis (H4); Saccharomyces boulardii (SB). 2. Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho các chủng vi sinh vật được lựa chọn: vi khuẩn lactic (nhiệt độ nuôi cấy 370C, pH 3-4, nồng độ muối mật 1-3%); vi khuẩn Bacillus (nhiệt độ nuôi cấy 370C, pH 5-7, nồng độ muối mật 1-4%); nấm men (nhiệt độ nuôi cấy 300C, pH 5-6 và nồng độ muối mật 1-5%). 3. Sáu chủng vi sinh vật (4 chủng vi khuẩn lactic (C3, NC1, Đ7 và 6H2), 1 chủng Bacillus (H4) và 1 chủng nấm men (SB)) được dùng để phát triển sản phẩm. Trong đó chủng vi khuẩn Bacillus (H4) và nấm men (S. boulardii) có tính tương thích cao với một số thành phần có hoạt tính bổ sung trong khẩu phần thức ăn; 4 chủng vi khuẩn lactic có tính tương thích yếu hơn. Sáu chủng này đều có khả năng bám dính tốt vào biểu mô ruột. Sử dụng chế phẩm probiotic đa chủng dạng bột (PBB2) đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng (tăng 16,7% so với lô đối chứng âm), tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn (giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 7,2%), giảm tỷ lệ tiêu chảy và chi phí kháng sinh điều trị ở lợn con sau cai sữa 31%. KIẾN NGHỊ Thử nghiệm các chế phẩm probiotic từ các chủng đã được lựa chọn trên diện rộng và trên nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau và từ đó cho sản xuất thử chế phẩm probiotic có hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Nguyễn La Anh, Đinh Mỹ Hằng, Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Thị Lộc (2003), “Đặc điểm chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum có ứng dụng trong công nghệ sản xuất nước CVAS”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003, pp. 159-161. Lê Thanh Bình, Phạm Thị Ngọc Lan, Yoshimi Benno (1999), “Tác dụng tăng trưởng đối với gia cầm của chế phẩm vi sinh vật PRO 99”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 1999, pp. 139-144. Nguyễn Thị Hồng Hà, Lê Thiên Minh, Nguyễn Thuỳ Châu (2003), “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn lactic probiotic”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003, pp. 251-255. Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Trương Thị Hồng Vân., Võ Minh Sơn (2003), “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic BIO II và kết quả thử nghiệm trên ao nuôi tôm”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003, pp. 75-79. Phạm Thị Ngọc Lan, Lê Thanh Bình (2003), “Đặc điểm phân loại chủng Lactobacillus probiotic CH123 và CH 126 phân lập từ đường ruột của gà”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003, pp. 101-105. Võ Thị Thứ, Lã Thị Nga, Trương Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương, Nguyễn Liêu Ba (2003), “Nghiên cứu tạo chế phẩm BIOCHE và đánh giá tác dụng của chế phẩm đến môi trường nước nuôi tôm cá”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003, pp. 119-122. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Dương Văn Hợp, Vũ Thành Lâm (2007), “Nghiên cứu các thông số kỹ thuật sản xuất probiotic dạng lỏng và dạng bột dùng trong chăn nuôi”, Báo cáo khoa học năm 2007 – Phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, pp. 204 – 214. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI Apajalahti. J.H.A, L.K. Sarkilabti, B.R.E. Maki, J.P. Heikkinen, P.H. Nurminen and W.E. Holben (1998), “Effective recovery of bacteria DNA and percent-guanine-plus-cytosin-based analysis of community structure in the gastrointestinal tract of broiler chickens”, Appl Environ. Microbiol, 64, pp. 4084 - 4088. Arturo. A., Mario Rosa M., and Maria A. M., (2006), “Probiotic for animal nutrition in the European Union”, Regulation and safety assessments, 45, pp. 91-95. Bergey's Manual of Systematic Bacteriology (1984), Williams & Wilkins, pp. 158-168. Breton. J and Munoz. A (1998), “Effects of probiotics in the incidence and treatment of neonatal diarrhea”, 15th International Pig Veterinary Society Congress. Nottingham University Press, pp. 24-32. Buts. J. P., Bernasconi. P., Van Craynest. M.P., Maldague. P. and De Meyer. R. (1986), “Response of human and rats small intestinal mucosa to oral administration of Saccharomyces boulardii”, Pediatr., Res, 20(2), pp. 251-256. Castagliuolo I., Riegler M.F., Valenick L., Lamont J.T. and Pothoulakis C. (1999), “Saccharomyces boulardii protease inhibits the effects of Clostridium difficile Toxins A and B in Human Colonic Mucosa”, Infect. Immun. 67, pp. 302-307. Cebra. J. J. (1999), “Influences of microbiota on intestinal immune system development”, American Journal of Clinical Nutrition, 69, pp. 1046S-1051S. Conway. P. L. (1994), “Function and regulation of gastrointestinal microbiota of the pig”. In: Proceedings of the VIth International Symposium on Digestive Physiology in Pigs. EAAP Publication no. 80. Edited by Souffrant, W.B., Hagemeister, H. pp. 231-240. Conway. P. L. (1996), “Development of the intestinal microbiota. Gastrointestinal microbes and host interactions”, In: Gastrointestinal Microbiology: Vol. 2. Edited by Mackie, R.L., White, B.A., Isaacson, R.E. pp. 3-39. Chapman and Hall, London. Czerucka. D. and Rampal. P. (2002), “Experimental effects of Saccharomyces boulardii on diarrheal pathogens”, Microbes and infection, 4, pp. 733-739. Dai. D., Nanthkumar. N. N., Newburg. D. S. and Walker. W.A. (2000), “Role of oligosaccharides and glycol conjugates in intestinal host defense. J. Pediatric Gastroenterol. Nutr, 30, pp. S23–S33. Damgaard and Mclaren (2006), “Probiotics for pigs”, www.pigsite. Dugas. B., Mercenier. A., Lenoir – Wijnkoop. I., Arnaud. C., Dugas. N. and Postaire. E. (1999), “Immunity and prebiotics”, Immunology Today, 20, pp. 387-390. FAO/WHO. (2001), “Health and Nutritional Properties of Probiotics in Food Including Powder Milk with Live Lactic Acid Bacteria”, Report of a Joint FAO/WHO Expert Consultation on Evaluation of Health and Nutritional Properties of Probiotics in Food Including Powder Milk with Live Lactic Acid Bacteria. Argentina October. 2001. FAO/WHO (2002), Guidelines for the Evaluation of Probiotics in Food, Joint FAO/WHO Working Group Report on Drafting Guidelines for the Evaluation of Probiotics in Food London, Ontario, Canada, April 30 and May 1, 2002. Fialho. E.T., Vassalo. M, Lima. J.A.F. and Bertechine. A.G. (1998), “Probiotics utilization for piglets from 10 to 30 kg (performance and metabolism assay)”, In: Proceedings. Contributed Papers - Vol. 1. The 8th. World Conference on Animal Production. June. 28-July 4, 1998, Seoul National University, Seoul, Korea. pp. 622-623. Fonty. G, Jouany. J.P, Forano. E. and Gouet P. (1995), Cited by Didier Jans. 2005, Probiotic in animal nutrition, pp. 2-20. Fontaine. N., Meslin. J. C., Lory. V and Andrieux. C (1996), “Intestinal mucin distribution in the germ-free and in the heteroxenic rather boring a human bacterial flora: Effect of inulin in the diet”, Br. J. Nutr, 75, pp. 881–892. Fuller. R. (1989), “Probiotics in man and animals”. J Appl Bacteriol, 66, pp. 65–78. Fuller. R. (1992), “History and development of probiotics”, In: R. Fuller (Ed.) Probiotics: The Scientific Basis. pp 1−8. Chapman & Hall, London. Galassi. G.; Sandrucci. A.; Tamburini. A.; Succi. G. (2001), “Energy utilization of a low N-diet added with an antibiotic or with a probiotic in fattening pigs”,  Animal physiology – Nutrition, Proceedings of the 15th symposium on energy metabolism in animals, Wageningen, p. 145-148. Gardiner. G.E., O’Sullivan. E., Kelly. J., Auty. M.A.E., Fitzgerald. G.F. (2000), “Comparative Survival Rates of Human-Derived Probiotic Lactobacillus paracasei and L. salivarius Strains during Heat Treatment and Spray Drying”, Applied and Environmental Microbiology. 66(6), pp. 2605-2612. Gibson. G. R and Fuller. R. (2000), “Aspect of in vitro and in vivo research approaches directed toward identifying probiotics and prebiotics for human use”, J. Nut, 130, pp. 391-395. Glick. B. (1995), The immune system of poultry, Poultry Production. P. Hunton, ed. Elsevier Science, Amsterdam, pp. 55-62. Gong. J, Forster. R. J., Yu. H., Chamber. J.R., Sabour. P.M., Wheatcroft. R. and Chen. S. (2002), “Diversity and phylogenetic analysis of bacteria in the muscosa of chicken ceca and comparison with bacteria in the cecal lumen”, FEMS. Microbiol. Lett, 208, pp. 1-7. Hector. C (2006), Assessing The Results Of The EU Ban On Antibiotic Feed Additives, poultry site.com Feature Article on Feed and Nutrition. Henrich. S (2006), “Acute pancreatitis: ABCs”, Ann Surg, 243, pp. 154–168. Hershberg. R.M. and L. F. Mayer (2000), “Antigen processing and presentation by intestinal epithelial cells – polarity and complexity”, Immunol. Today 21, pp. 123–128. Jans. D. (2005), “Probiotics in Animal Nutrition”, Booklet. www. Fefana.org. pp. 4-18. Jin. L. Z., Ho. Y. W., Abdullah. N., Ali. M.A. and Jalaludin S. (1998), “Effects of adherent Lactobacillus cultures on growth, weight of organs and intestinal microflora and volatile fatty acids in broilers”, Animal Feed Science, 70, pp. 197–209. Kalavathy. R, Abdullah. N, Jalaludin. S and Ho. Y. W (2003), “Effects of Lactobacillus cultures on growth performance, abdominal fat deposition, serum lipids and weight of organs of broiler chickens”, Br Poult Sci, 79, pp. 886–891. Kozaki. M., Uchimura. T., and S. Okada (1992), “ Identification method for lactic acid bacteria”, In Experimental Manual for Lactic acid bacteria, Akasurashoten, Tokyo, pp. 21-73. Lessard. M. and Brisson. G. J. (1987), “Effect of a Lactobacillus fermentation product on growth, immune response and fecal enzyme activity in weaned pigs”, Can. J. Anim. Sci, 67, pp. 509-516. McCracken. V. J. and R. G. Lorenz (2001), “The gastrointestinal ecosystem: Aprecarious alliance among epithelium, immunity and microbiota”, Cell. Microbiol, 3, pp. 1–11. Navas Sánchez, Yannellys; Quintero Moreno, Armando; Ventura, Max; Casanova, Angel; Páez, Angel y Romero, Santos (1995), “Use of probiotics in the feeding of pigs in the postweaning phase”, Revista Científica, 5(3), pp. 193-198 Netherwood. T, Gilbert. H.J., Parker. D.S. and O’Donnell. A.G. (1999), “Probiotics shown to change bacterial community structure in the avian gastrointetinal tract”, Appl. Environ. Microbiol, 65, pp. 5134-5138. Patterson. J.A and Burkholder. K.M. (2003), “Application of prebiotics and probiotics in poultry production”, J. Animal Science, 82, pp. 627-631. Qamar. A., Aboudola. S. and Warny. M (2001), “Saccharomyces boulardii stimulates intestinal immunoglobulin A immune response to Clostridium difficile toxin A in mice”, Infect Immun, 69, pp. 2762. Rolfe. R.D. (2000), “The role of probiotic cultures in the control of gastro-intestinal health”, J. Nutr, 130, pp. 396S–402S. Sakiyama, Y., Nguyen, K. N. T., Nguyen, M. G., Miyadoh, S., Duong, V. H. & Ando, K. (2009), “Kineosporia babensis sp. nov., isolated from plant litter in Vietnam”, Int J Syst Evol Microbiol, 59, pp. 550-554. Sameh. H. M. (2003), “Influence of Different Capsule Materials on the Physiologycal Properties of Microencapsulated Lactobacillus acidophilus”, Dessertation at the University of Bonn. pp. 49-50. Sanders. M. E. and Klaenhammers. T. R. (2001), “The scientific basis of Lactobacillus acidophilus NCFM functionality as a probiotic”, J. Dairy Sci. 84, pp. 319-321. Savage. D.C. (1987), “Factors influencing biocontrol of bacterial pathogens in the intestine”, Food Technol, 41, pp. 82-97. SCAN (2000): Report of the Scientific Committee on Animal Nutrition on the Safety of Use of Bacillus Species in Animal Nutrition. European Commission Health & Consumer Protection Directorate-General. Schat. K.A. and Myers. T. J. (1991), “Avian Intestinal Immunity”, Crit. Rev. Poult. Biol, 3, pp. 19–34. Schillinger U. (1996), “Potential of antagonistic microorganisms and bacteriocins for the biological preservation of foods”, Trend in food Science and Technology, 64, pp. 158-164. Ng. S. C., Hart. A. L., Kamm. M. A., Stagg. A. J. and Knight. S. C. (2009), “Mechanisms of Action of Probiotics: Recent Advances”, Inflamm Bowel Dis, 15(2), pp. 300 – 310. Steiner. T. (2006), Managing Gut Health, First published 2006. Nottingham University Press, Nottingham, UK, pp. 45-56. Tannock. G.W. (1999), “Analysis of the intestinal microflora: A renaissance.”, Antonie van Leenwenhoek, 76, pp. 265-278. Vahjen. W., Glaser. V and Simon. O. (1998), “Influence of xylanase supplemented feed on the development of selected bacterial groups in the intestinal tract of broiler chicks”, J. Agr. Sci., 130, pp. 489-500 Van der Wielen. P.W.J, Biesterveld. J. S., Notermans. S., Hofstra. H. and Van knapen. F. (2000), “Role of volatile fatty acid development of the cecal microflora in broiler chicken during growth”, Appl. Environ. Microbiol, 66, pp. 2536-2540. Yeo. J. and Kim. K. (1997), “Effect of feeding diets containing an antibiotic, a probiotic or yucca extract on growth and intestinal N rease activity in broiler chicks”, Poult. Sc., 76, pp. 381-38. Zhu. S.Y., Zhong. T., Pandya. Y. and Joerger. R. D. (2002), “16S rRNA-based analysis of microbiota from the cecum of broiler chickens”, Appl. Microbiol, 68, pp. 124–137. www.OzScientific.com PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 (ẢNH MINH HỌA HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN KIỂM ĐỊNH, HOẠT TÍNH ENZYM CỦA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT ĐƯỢC TUYỂN CHỌN) Hình 4: Hoạt tính kháng Shigella flexneri của các chủng lactic, số 1 (NC2); 2 (Đ12); 3 (C3); 4 (5H4); 5 (Đ7); 6 (6H2); 7 (NC1); 8 (3K2) và ĐC (đối chứng). Hình 5: Hoạt tính kháng E.coli của các chủng lactic: ĐC (đối chứng); 1 (C3); 2 (Đ7); 3 (NC2); 4 (NC1); 5 (3K2) Hình 6. Hoạt tính xenlulaza của 1 số chủng Bacillus: ĐC- Đối chứng; 1- M73; 2- B75; 3- H3; 4- H4 Hình 7. Hoạt tính amylaza của 1 số chủng Bacillus: ĐC- Đối chứng; 1-H3; 2-M12; 3-M17; 4-M16 Hình 8: Hoạt tính amylaza của 1 số chủng Bacillus: ĐC- Đối chứng; 1 (M21); 2 (M75); 3 (M71); 4 (M51); 5 (M17); 6 (M12); 7 (H4); 8 (M73) Hình 9: Hoạt tính kháng Shigella flexneri của các chủng vi khuẩn Bacillus: 1 (H4); 3(H3); 2 (đối chứng) và 4 (M71) PHỤ LỤC 2 (KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ GEN MÃ HÓA CHO rARN 16S VÀ ITS CỦA CÁC CHỦNG NGHIÊN CỨU) 1. Chủng 1K8 GAAACCTGCCCAGAAGCGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCTAATACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCGAGTTTGAAAGATGGCTTCGGCTATCACTTTTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATGATACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACGCCGCGTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCTGAGAGTAACTGTTCAGGTATTGACGGTATTTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGATTTATTGGGCGTAAAGCGAGCGCAGGCGGTTTTTTAAGTCTGATGTGAAAGCCTTCGGCTCAACCGAAGAAGTGCATCGGAAACTGGGAAACTTGAGTGCAGAAGAGGACAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTGTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCTCGAAAGTATGGGTAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATACCGTAAACGATGAATGCTAAGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGCCTGGGGAGTACGGCCGCAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTATGCAAATCTAAGAGATTAGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATCAGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTTGCGAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTCGGATTGTAGGCTGCAACTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTGTAACACCCAAAGTCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAACCAGCCGCCTAAGGTGGGACAGATGATTAGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTAGGAGAACCTGCGGCTGGATCACCTCCTTT Trình tự rADN 16S của chủng 1K8 tương đồng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus arizonensis 100 % (1400/1400 bp); Lactobacillus pentosus 100 % (1400/1400 bp); Lactobacillus plantarum 99,9 % (1/1400 bp ); Lactobacillus paraplantarum 99,9 % (1/1400 bp). 2. Chủng 6H2 CTTCTTTTTCCACCGGAGCTTGCTCCACCGGAAAAAGAGGAGTGGCGAACGGGTGAGTAACACGTGGGTAACCTGCCCATCAGAAGGGGATAACACTTGGAAACAGGTGCTAATACCGTATAACAATCAAAACCGCATGGTTTTGATTTGAAAGGCGCTTTCGGGTGTCGCTGATGGATGGACCCGCGGTGCATTAGCTAGTTGGTGAGGTAACGGCTCACCAAGGCCACGATGCATAGCCGACCTGAGAGGGTGATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCGGCAATGGACGAAAGTCTGACCGAGCAACGCCGCGTGAGTGAAGAAGGTTTTCGGATCGTAAAACTCTGTTGTTAGAGAAGAACAAGGATGAGAGTAACTGTTCATCCCTTGACGGTATCTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGATTTATTGGGCGTAAAGCGAGCGCAGGCGGTTTCTTAAGTCTGATGTGAAAGCCCCCGGCTCAACCGGGGAGGGTCATTGGAAACTGGGAGACTTGAGTGCAGAAGAGGAGAGTGGAATTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGATATATGGAGGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTCTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCTCGAAAGCGTGGGGAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCACGCCGTAAACGATGAATGCTAAGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCACTCCGCCTGGGGAGTACGACCGCAAGGTTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCAACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCCTTTGACCACTCTAGAGATAGAGCTTCCCCTTCGGGGGCAAAGTGACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTGTTAGTTGCCATCATTCAGTTGGGCACTCTAGCAAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGGAAGTACAACGAGTCGCGAAGTCGCGAGGCTAAGCTAATCTCTTAAAGCTTCTCTCAGTTCGGATTGCAGGCTGCAACTCGCCTGCATGAAGCCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCACGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCACGAGAGTTTGTAACACCCGAAGTCGGTGAGGTAACCTTTTGGAGCCAGCCGCCTAAGGTGGGATAGATGATTGGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTATCGGAAGGTGCGGCTGGATCACCTCCTTT Trình tự rADN 16S của chủng 6H2 tương ứng với trình tự rADN 16S của Enterococcus lactis 99,6% (1302/1306 bp); Enterococcus faecium 99,8% (1304/1306 bp). 3. Chủng Đ2 GTGGGAAACCTGCCCAGAACGGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCTAATACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCGAGTTTGAAAGATGGCTTCGGCTATCACTTTTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATGATACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACGCCGCGTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCTGAGAGTAACTGTTCAGGTATTGACGGTATTTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGATTTATTGGGCGTAAAGCGAGCGCAGGCGGTTTTTTAAGTCTGATGTGAAAGCCTTCGGCTCAACCGAAGAAGTGCATCGGAAACTGGGAAACTTGAGTGCAGAAGAGGACAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTGTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCTCGAAAGTATGGGTAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATACCGTAAACGATGAATGCTAAGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGCCTGGGGAGTACGGCCGCAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTATGCAAATCTAAGAGATTAGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATCAGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTTGCGAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTCGGATTGTAGGCTGCAACTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTGTAACACCCAAAGTCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAACCAGCCGCCTAAGGTGGGACAGATGATTAGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTAGGAGAACCTGCGGCTGGGATCACCTCCTTT Trình tự rADN 16S của chủng Đ2 tương ứng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus arizonensis 99,8% (1268/1270 bp); Lactobacillus pentosus 99,8 % (1268/1270 bp); Lactobacillus plantarum 99,7% (1267/1270 bp); Lactobacillus paraplantarum 99,7 % (1267/1270 bp). 4. Chủng C3 AcAtttGAGGTGAGTGGCgAACTGGTGAGTAaCGCGTGGGAAACCTGTCCCagAAGCGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCTAATACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCGAGTTTGAAAGATGGCTTCGGCTATCACTTTTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATGATACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCaaacTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACGCCGCGTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCTGAGAGTAACTGTTCAGGTATTGACGGTATTTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGATTTATTGGGCGTAAAGCGAGCGCAGGCGGTTTTTTAAGTCTGATGTGAAAGCcTTCGGCTCAACCGAAGAAGTGCATCGGAAACTGGGAAACTTGAGTGCAGAAGAGGACAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTGTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCTCGAAAGTATGGGTAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATACCGTAAACGATGAATGCTAAGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGCCTGGGGAGTACGGCCGCAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTtAATTcGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTATGCAAATCTAAGAGATTAGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATCAGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTTGCGAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTCGGATTGTAGGCTGCAACTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAAtACGTTCCCGGGCcTTGTACACaCCGCCCGTCACACCAtGAgAGTTTGT Trình tự rADN 16S của chủng C3 tương ứng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus arizonensis 99,8% (1397/1400 bp); Lactobacillus pentosus 99,8% (1397/1400 bp); Lactobacillus plantarum 99,7% (1396/1400 bp). 5. Chủng NC1 GCCAACGAGTGGCGGACGGGTGAGTAACACGTAGGTAACCTGCCCAGAAGCGGGGGACAACATTTGGAAACAGATGCTAATACCGCATAACAGCGTTGTTCGCATGAACAACGCTTAAAAGATGGCTTCTCGCTATCACTTCTGGATGGACCTGCGGTGCATTAGCTTGTTGGTGGGGTAACGGCCTACCAAGGCGATGATGCATAGCCGAGTTGAGAGACTGATCGGCCACAATGGGACTGAGACACGGCCCATACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGGCGCAAGCCTGATGGAGCAACACCGCGTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAGCTCTGTTGTTAAAGAAGAACACGTATGAGAGTAACTGTTCATACGTTGACGGTATTTAACCAGAAAGTCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTATCCGGATTTATTGGGCGTAAAGAGAGTGCAGGCGGTTTTCTAAGTCTGATGTGAAGCCTTCGGCTTAACCGGAGAAGTGCATCGGAAACTGGATAACTTGAGTGCAGAAGAGGGTAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGGAATGCGTAAATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTACCTGGTCTGCAACTGACGCTGAGACTCGAAAGCATGGGTAGCGAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATGCCGTAAACGATGAGTGCTAGGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCCGGAGCTAACGCATTAAGCACTCCGCCTGGGGAGTACGACCGCGAGGTTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCTTGCGCCAACCCTAGAGATAGGGCGTTTCCTTCGGGAACGCAATGACAGGTGGTGCATGGTCGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTGTTACTAGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTAGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGACGACGTCAGATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGACGGTACAACGAGTCGCGAACTCGCGAGGGCAAGCAAATCTCTTAAAACCGTTCTCAGTTCGGACTGCAGGCTGCAACTCGCCTGCACGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCCCACCATGAGAGTTTGTAACACCCAAAGTCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAGCCAGCCGCTAAGGTGGGACAGATGATTAGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTAGGAGAACCTGCGGCTGGATCACCTCCTTT Trình tự rADN 16S của chủng NC1 tương đồng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus fermentum 99,7 % (1446/1450). 6. Chủng NC2 ACGCTGGCGGCGTGCCTAATACATGCAAGGCGAACGAGTTCTCGTTGATGATCGGTGCTTGCACCGAGATTCAACATGGAACGAGTGGCGGACGGGTGAGTAACACGTGGGTAACCTGCCCTTAAGTGGGGGATAACATTTGGAAACAGATGCTAATACCGCATAGATCCAAGAACCGCATGGTTCTTGGCTGAAAGATGGCGTAAGCTATCGCTTTTGGATGGACCCGCGGCGTATTAGCTAGTTGGTGAGGTAATGGCTCACCAAGGCGATGATACGTAGCCGAACTGAGAGGTTGATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGCAAGTCTGATGGAGCAACGCCGCGTGAGTGAAGAAGGCTGTCGGGTCGTAAAACTCTGTTGTTGGAGAAGAATGGTCGGCAGAGTAACTGTTGTCGGCGTGACGGTATCCAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTATCCGGATTTATTGGGCGTAAAGCGAGCGCAGGCGGTTTTTTAAGTCTGATGTGAAAGCCCTCGGCTTAACCGAGGAAGCGCATCGGAAACTGGGAAACTTGAGTGCAGAAGAGGACAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTGTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCTCGAAAGCATGGGTAGCGAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATGCCGTAAACGATGAATGCTAGGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCCGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGCCTGGGGAGTACGACCGCAAGGTTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCAACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCTTTTGATCACCTGAGAGATCAGGTTTCCCCTTCGGGGGCAAAATGACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATGACTAGTTGCCAGCATTTAGTTGGGCACTCTAGTAAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTTGCGAGACCGCGAGGTCAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTCGGACTGTAGGCTGCAACTCGCCTACACGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCACGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTGTAACACCCGAAGTCGGTGGCGTAACCCTTTTAGGGAGCGAGCCGTCTAAGGTGGGACAAATGATTAGGGG Trình tự rADN 16S của chủng NC2 tương đồng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus casei 99,7 % ( 1483/1486 ). 7. Chủng Đ7 CGATGATTCTAAGTGTTGGAGGTTCCGCCCTTCATGCTGCAGCTAACGCTTTAAGTAATCCGCCTGGGGAGTACGACCGCAAGGTTGAAACTCAAAAGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCTTCTGACAGTCTAAGAGATTAGAGGTTCCCTTCGGGGACAGAATGACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTACTAGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTAGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGCGGGGACGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTCGCGAGACCGCGAGGTTAAGCTAATCTCTTAAAACCATTCTCAGTTCGGACTGTAGGCTGCAACTCGCCTACACGAAGTCGGAATGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTGTAACACCCAAAGCCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAGCTAGCCGTCTAAGGTGGGACAGATGATTAGGGTGAGTCGTTACAAGGTAACAA Trình tự rADN 16S của chủng Đ7 tương đồng với trình tự rADN 16S của Pediococcus pentosaceus 99,7 % ( 1542/1547). 8. Chủng Đ12 TTCCGCCCATTCAGTGCTGCAGCTAACGCTTTAAGCATTCCGCCTGGGGAGTACGGCCGCTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGCCTGGGGAGTACGGCCGCAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAAAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTATGCAAATCTAAGAGATTATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTATGCAAATCTAAGAGATTAGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATCAGTTGCCAGCATTAAGTAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATCAGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTTGCGATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGATGGTACAACGAGTTGCGAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTCGGATTGTAGGCTGCAACAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTCGGATTGTAGGCTGCAACTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTGTAACACCCAAAGTCGGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTGTAACACCCAAAGTCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAACCAGCCGCCTAAGGTGGGACAGATGATTAGGGTGAAGGGGGTAACCTTTTAGGAACCAGCCGCCTAAGGTGGGACAGATGATTAGGGTGAAG Trình tự rADN 16S của chủng Đ12 tương đồng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus plantarum 99,9 % ( 1531/1532). 9. Chủng 2M33 CCCTCCAACACATTAGCATTCATCGTTTACGGTATGGACTACCAGGGTATCTAATCCTGTTTGCTACCCATACTTTCGAGCCTCAGCGTCAGTTACAGACCAGACAGCCGCCTTCGCCACTGGTGTTCTTCCATATATCTACGCATTTCACCGCTACACATGGAGTTCCACTGTCCTCTTCTGCACTCAAGTTTCCCAGTTTCCGATGCACTTCTTCGGTTGAGCCGAAGGCTTTCACATCAGACTTAAAAAACCGCCTGCGCTCGCTTTACGCCCAATAAATCCGGACAACGCTTGCCACCTACGTATTACCGCGGCTGCTGGCACGTAGTTAGCCGTGGCTTTCTGGTTAAATACCGTCAATACCTGAACAGTTACTCTCAGATATGTTCTTCTTTAACAACAGAGTTTTACGAGCCGAAACCCTTCTTCACTCACGCGGCGTTGCTCCATCAGACTTTCGTCCATTGTGGAAGATTCCCTACTGCTGCCTCCCGTAGGAGTTTGGGCCGTGTCTCAGTCCCAATGTGGCCGATTACCCTCTCAGGTCGGCTACGTATCATTGCCATGGTGAGCCGTTACCCCACCATCTAGCTAATACGCCGCGGGACCATCCAAAAGTGATAGCCGAAGCCATCTTTCAAACTCGGACCATGCGGTCCAGTTGTTATGCGGTATTAGCATCTGGTTCCAGGTGTTATCCCCGCTTCTGGGCAGGTTCCCACGTGTTACTCACATCGCCTCCTCAATGTAATCATGAGGAAGCCATCATACAATCGTCGATTGCAGTATAGCCCAGGTGCTAAACGAAAAAAAAGGTGA Trình tự rADN 16S của chủng Đ12 tương đồng với trình tự rADN 16S của Lactobacillus plantarum 99,7 % ( 1528/1532). 10. Chủng H4 TGGcTCAGgACGAACGCTGGCGGCGtgCCTAATACATGCAaGTCGAGCGGACAGATGGGAGCTtgcTCCCTGATgTTAGCGGCGGACGGGTGAGTAACACGTGGgTAACCTGCcTGTAAGACTGGGATAAcTCCGGGAAACCGGGCTAATACCGGATGGTTGTTTGAACCGCATGGTTCAAACATAAAAGGTGGCTTCGGCTACCACTTACAGATGGACCCGCGGCGCATTAGCTAGTTGGTGAGGTAACGGCTCACCAAGGCAACGATGCGTAGCCGACcTGAGAGGGTGATCGGCCACACTGGGACTGAGACACGGCCCAGACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCGCAATGGACGAAAGTCTGACGGAGCAACGCCGCGTGAGTGATGAAGGTTTTCGGATCGTAAAGCTCTGTTGTTAGGGAAGAACAAGTACCGTTCGAATAGGGCGGTACCTTGACGGTACCTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGAATTATTGGGCGTAAAGGGCTCGCAGGCGGTTTCTTAAGTCTGATGTGAAAGCCCCCGGCTCAACCGGGGAGGGTCATTGGAAACTGGGGAACTTGAGTGCAGAAGAGGAGAGTGGAATTCCACGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGAGATGTGGAGGAACACCAGTGGCGAAGGCGACTCTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGAGCGAAAGCGTGGGGAGCGAACAGGATTAGATACTCCTGGTAGTCCACGCCGTAAACGATGAGTGCTAAGTGTTAGGGGGTTTCCGCCCCTTAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCACTCCGCCTGGGGAGTACGGTCGCAAGACTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCAACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCCTCTGACAATCCTAGAGATAGGACGTCCCCTTCGGGGGCAGAGTGACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTGATCTTAGTTGCCAGCATTCAGTTGGGCACTCTAAGGTGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGACAGAACAAAGGGCAGCGAAACCGCGAGGTTAAGCCAATCCCACAAATCTGTTCTCAGTTCGGATCGCAGTCTGCAACTCGACTGCGTGAAGCTGGAATCGCTAGTAATCGCGAATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCACGAGAGTTTGTAACACCCGAAGTCGGTGAGGTAACCTTTTAgGAGCCAGCCGCCGAAGGTGGGACAGATGATTGGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTATCGGAAGGTGCGGCTGGATCACCTCCTTT Trình tự rADN 16S của chủng H4 tương đồng với trình tự rADN 16S của Bacillus subtilis 99,8 % (1529/1532) 11. Chủng H3 AGTTtgATcCTGGcTCAGgACGAACGCTGGCGgCGTgCTTaATACATGCAAgTCGAGCGgACCGACGGGAGCtTGcTCCcTTAGGTCAGCGGCGGACGGGTGAGTAACACGTGGgTAACCTGCCTGTAAGACTGGGATAACTCCGGGAAACCGGGGCTAATACCGGATGCTTGATTGAACCGCATGGTTCAATCATAAAAGGTGGCTTTTAGCTACCACTTACAGATGGACCCGCGGCGCATTAGCTAGTTGGTGAGGTAACGGCTCACCAAGGCGACGATGCGTAGCCGACCTGAGAGGGTGATCGGCCACACTGGGACTGAGACACGGCCCAGACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCGCAATGGACGAAAGTCTGACGGAGCAACGCCGCGTGAGTGATGAAGGTTTTCGGATCGTAAAACTCTGTTGTTAGGGAAGAACAAGTACCGTTCGAATAGGGCGGtACCTTGACGGTACCTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGAATTATTGGGCGTAAAGCGCGCGCAGGCGGTTTCTTAAGTCTGATGTGAAAGCCCCCGGCTCAACCGGGGAGGGTCATTGGAAACTGGGGAACTTGAGTGCAGAAGAGGAGAGTGGAATTCCACGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGAGATGTGGAGGAACACCAGTGGCGAAGGCGACTCTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCGCGAAAGCGTGGGGAGCGAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCACGCCGTAAACGATGAGTGCTAAGTGTTAGAGGGTTTCCGCCCTTTAGTGCTGCAGCAAACGCATTAAGCACTCCGCCTGGGGAGTACGGTCGCAAGACTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCAACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCCTCTGACAACCCTAGAGATAGGGCTTCCCCTTCGGGGGCAGAGTGACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTGATCTTAGTTGCCAGCATTCAGTTGGGCACTCTAAGGTGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGGCAGAACAAAGGGCAGCGAAGCCGCGAGGCTAAGCCAATCCCACAAATCTGTTCTCAGTTCGGATCGCAGTCTGCAACTCGACTGCGTGAAGCTGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCATGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCACGAGAGTTTGTAACACCCGAAGTCGGTGAGGTAACCTTTTGGAGCCAGCCGCCGAAgGTGGGACAGATGATTGGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTATCGGAAgGTGCGGCTGGATCACCTCCTTT Trình tự rADN 16S của chủng H4 tương đồng với trình tự rADN 16S của Bacillus lichenifomics 99,9 % (1540/1541) 12. Chủng SB-I1 GCCGGGCCTGCGCTTAAGTGCGCGGTCTTGCTAGGCTTGTAAGTTTCTTTCTTGCTATTCCAAACGGTGAGAGATTTCTGTGCTTTTGTTATAGGACAATTAAAACCGTTTCAATACAACACACTGTGGAGTTTTCATATCTTTGCAACTTTTTCTTTGGGCATTCGAGCAATCGGGGCCCAGAGGTAACAAACACAAACAATTTTATCTATTCATTAAATTTTTGTCAAAAACAAGAATTTTCGTAACTGGAAATTTTAAAATATTAAAAACTTTCAACAACGGATCTCTTGGTTCTCGCATCGATGAAGAACGCAGCGAAATGCGATACGTAATGTGAATTGCAGAATTCCGTGAATCATCGAATCTTTGAACGCACATTGCGCCCCTTGGTATTCCAGGGGGCATGCCTGTTTGAGCGTCATTTCCTTCTCAAACATTCTGTTTGGTAGTGAGTGATACTCTTTGGAGTTAACTTGAAATTGCTGGCCTTTTCATTGGATGTTTTTTTTCCAAAGAGAGGTTTCTCTGCGTGCTTGAGGTATAATGCAAGTACGGTCGTTTTAGGTTTTACCAACTGCGGCTAATCTTTTTTTATACTGAGCGTATTGGAACGTTATCGATAAGAAGAGAGCGTCTAGGCGAACAATGTTCTTAAAGTTTACCTCTCAAATCAGGTAGGAGTACCCGCTGAACTTAAGCATAC Trình tự gen của SB tương đồng 100% với Saccharomyces boulardii MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van thac sy hoan chinh.doc