Việc thực hiện phân phối đảm bảo hiệu quả và công bằng là hết sức to lớn vì chỉ có như vậy,người lao động mới yên tâm sản xuất,gắn bó với nghề nghiệp,khuyến khích người dân tích cực sản xuất.Vì vậy,Nhà nước có vai trò rất lớn đối với phân phối thu nhập và nó được thể hiện thông qua việc phân tích,đánh giá thực trạng các chính sách phân phối,hệ thống an ninh xã hội và mức sống của các tầng lớp dân cư,cũng như mức độ phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay.Các chính sách phân phối đã từng bước được đổi mới và trở thành công cụ có khả năng điều tiết thu nhập trong xã hội,thực hiện chủ trương,đường lối phảt triển kinh tế của Đảng:tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa.từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.Thuế tiêu dùng bao gồm một tập các sắc thuế có đối tượng đánh thuế là hàng hóa,dịch vụ.So với thuế thu nhập,thuế tiêu dùng chỉ đánh vào bộ phận thu nhập dành cho tiêu dùng hiện tại,những phạm vi của thuế tiêu dùng rộng,diễn ra trên hầu hết các giao dịch,mua bán phát sinh trong nền kinh tế.nên đây là loại thuế có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập,có khả năng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước,thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân.
b.Thuế thu nhập là loại thuế trực thu,đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân và các pháp nhân.Chính sách thuế thu nhập ra đời nhằm thực hiện chức năng tái sản phân phối thu nhập,đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường,việc phõn phối thu nhập được thực hiện chủ yếu dựa vào việc đúng gúp cỏc yếu tố sản xuất:người cú lao động với chất lượng cao hoặc người cú nhiều vốn đầu tư,thỡ cú ưu thế và cơ hội nhận được thu nhập cao.Ngược lại người cú trỡnh độ nghề nghiệp thấp hoặc vốn ớt thỡ sẽ nhận được thu nhập thấp hơn.Như vậy,cú thể sẽ dẫn đến sự phõn hoỏ giàu nghốo.Nhà nước cần sử dụng thuế thu nhập làm cụng cụ điều tiết thu nhập của cỏc chủ thể cú thu nhập cao.
Thực trạng vai trũ của chớnh sỏch thuế đối với điều tiết thu nhạp à bảo đảm cụng bằng xó hội ở nước ta thời gian qua:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCSVN là cỏi mốc đỏnh dấu sự đổi mới toàn diện của Việt Nam.Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để thớch ứng với cơ chế kinh tế mới,nhà nước đó chủ trương cải cỏch hệ thống chớnh sỏch thuế,thay thế chế độ thuế cụng thương nghiệp,thuế nụng nghiệp.Qua cải cỏch thuế bước 1 từ năm 1990 đó hỡnh thành hệ thống chớnh sỏch thuế,bao gồm:
-Luật thuế doanh thu
-Luật thuế tiờu thụ đặc biệt
-Luật thuế lợi tức
-Luật thuế xuất khẩu,thuế thu nhập khẩu
-Luật thuế sử dụng đất nụng nghiệp
-Phỏp lệnh thuế tài nguyờn
-Phỏp lệnh thuế thu nhập đối với người cú thu nhập cao
-Phỏp lệnh thuế nhà đất
-Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Nhằm nõng cao tớnh cụng bằng trong chớnh sỏch thuế và phục vụ chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,nhà nước chủ trương cải cỏch thuế bước 2 từ năm 1996,ban hành một số sắc thuế mới,sửa đổi bổ sung một số sắc thuế:
-Luật thuế giỏ trị gia tăng thay thế luật thuế doanh thu
-Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế luật thuế lợi tức
-Sửa đổi,bổ sung luật thuế tiờu thụ đặc biệt
-Sửa đổi,bổ sung luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu
-Sửa đổi luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
-Sửa đổi,bổ sung phỏp lệnh thuế thu nhập đối với người cú thu nhập cao.
-Huỷ bỏ thuế phỏt sinh
-Ban hành phỏp lệnh phớ,lệ phớ.
Hệ thống chớnh sỏch thuế hỡnh thành qua cải cỏch bước 1 và bươc 2 được thực hiện hơn 10 năm qua đó đạt kết quả tụt trong việc động viờn qua thuế và phớ,lệ phớ,cụ thể là năm 1996 đạt 21.1%GDP,năm 1997 đạt 19.4%GDP,năm 2001 đạt 20.4%GDP.Thuế và phớ,lệ phớ bảo đảm từ 95% trở lờn trong tổng thu nhõn sỏch nhà nước.
Qua cải cỏch thuế bước 1 và bước 2,từng chớnh sỏch thuế được dần dần hoàn thiện. Động viờn cụng bằng qua từng chớnh sỏch thuế cựng ngày một tốt hơn. Để hiờut rừ hơn ta xem xột vai trũ của một số loại thuế đối với phõn phối.
2.1. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 qui định:mọi tổ chức,cỏ nhõn sản xuất,kinh doanh hàng hoỏ,dịch vụ (gọi chung la cơ sở kinh doanh) cú thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Thu nhập chịu thuế là toàn bộ thu nhập của cơ sở kinh doanh nhận được sau khi trừ đi cỏc khoản chi phớ hợp lý cú liờn quan đến thu nhập chịu thuế và cỏc thu nhập chịu thuế khỏc.Thuế suất được ỏp dụng chung nhất cho cỏc doanh nghiệp trong nước là 32% (hiện nay là 28%),doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài là 25%.Luật qui định cỏc cơ sở kinh doanh cú thu nhập cao do lợi thế khỏch quan mang lại cũn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trờn phần thu nhập cao hơn đú.
Chớnh sỏch thuế thu nhập doanh nghiệp vận dụng cụng cụ miờng,giảm thuế để thực hiện mục tiờu khuyến khớch sản xuất cho một số doanh nghiệp và một số đối tượng thuộc diện thiện chớnh sỏch XH như: ỏp dụng miền thuế trong 2 năm kể từ khi cú thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo để khuyến khớch và động viờn cụng bằng đối với cỏc cơ sở sản xuõt mới thành lập,cơ sở kinh doanh di chuyển đến miền nỳi,hải đảo và cỏc vựng khú khăn. Áp dụng miền thuế 2 năm kể từ khi co thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo đối với cơ sở mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đói....
Sau thời gian thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp,số thu vờd thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dần qua cỏc năm.Năm 1999,tỷ trọng số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu về thuế và phớ là 18.3%,năm 2000 là 24%,năm 2001là 25.4%.Điều đú đó thể hiện vai trũ điều tiết thu nhập, động viờn nguồn thu tương đối lớn vào nhõn sỏch nhà nước,gúp phần bảo đảm cụng bằng trong phạm vi toàn XH.
2.2. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Phỏp lệnh thuế thu nhập với người cú thu nhập cap qui định:cụng dõn Việt Nam ở trong và ngoài nước hoặc đi cụng tỏc ,lao động ở nước ngoài và cỏ nhõn khỏc định cư tại Việt Nam cú thu nhập,người nước ngoài ở Việt Nam cú thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập.
Vận dụng động viờn cụng bằng theo nhiều hoàn cảnh khỏc nhau nờn thuế thu nhập đối với người cú thu nhập cao co 2 biểu thuế:một ỏp dụng cho người nước ngoài va một ỏp dụng cho người Việt Nam với mức khởi điểm chịu thuế: đối với người nước ngoài co thu nhập bỡnh quõn trờn 8 triệu đồng trờn một thỏng thỡ thuế suất la 0%.Đối với người Việt Nam cú thu nhập bỡnh quõn đến 5 triệu đồng trờn một thỏng thỡ thuế suất là 0%.
Bảng 1: Biểu thuế thu nhập đối với cụng dan Việt Nam va cỏc cỏ nhõn khỏc định cư ở Việt Nam.
Đơn vị:1.000đồng.
Bậc
Thu nhập bỡnh quõn thỏng/người
Thuế suất(%)
1
Đến 5.000
0
2
Trờn 5.000 đến 15.000
10
3
Trờn 15.000 đến 25.000
20
4
Trờn 25.000 đến 40.000
30
5
Trờn 40.000
40
Nguồn:Phỏp lệnh sửa đổi,bổ sung một số điều của phỏp lệnh thuế thu nhập đối với người cú thu nhập cao(23.4.03)
Bảng 2: Biểu thuế thu nhập đối với người nước ngoài cư trỳ tại Việt Nam và cụng dõn Việt Nam lao động,cụng tỏc nước ngoài.
Đơn vị:1.000đồng.
Bậc
Thu nhập bỡnh quõn thỏng/người
Thuế suất(%)
1
đến 8.000
0
2
Trờn 8.000 đến 20.000
10
3
Trờn 20.000 đến 50.000
20
4
Trờn 50.000 đến 80.000
30
5
Trờn 80.000
40
Nguồn: Phỏp lệnh sửa đổi,bổ sung một số điều của phỏp lệnh thuế thu nhập đối với người cú thu nhập cao(23.4.03)
3. Thực trạng một số chính sách xã hội
Cựng với quỏ trỡnh đổi mới kinh tế,chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Cỏc chớnh sỏch xó hội cũng được đổi mới, điều chỉnh,sửa đổi liờn tục theo hướng huy động mọi nguồn lực trong xó hội bao gồm nhà nước,cộng đồng và người dõn cựng thực hiện chớnh sỏch xó hội.Chớnh sỏch xó hội của Việt Nam là một hệ thống cỏc chớnh sỏch liờn quan đến lĩnh vực xó hội,cú phạm vi tỏc động toàn diện tới mọi đối tượng trong xó hội.
3.1. Chính sách giải quyết việc làm
Việt Nam là nước cú dõn số đụng và trẻ,nền kinh tế cũn kộm phỏt triển vỡ vậy vấn đề thất nghiệp ở thành thị (đầu thập kỷ 90 gần 10%) và thiếu việc làm ở nụng thụn (30-36%) là hết sức trầm trọng,xuất phỏt điểm của chớnh sỏch việc làm của Việt Nam là giải quyết việc làm trờn cơ sở phỏt triển kinh tế gắn với giải quyết cỏc vấn đề xó hội và kết hợp giữa hiện đại và thủ cụng tiến lờn hiện đại.Mục tiờu của chớnh sỏch việc làm là những chỗ làm việc,giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Để thực hiện mục tiờu này,Việt Nam đó phờ duyệt chương trỡnh quốc gia về việc làm với 3 hướng lớn cơ bản:
-Phỏt triển kinh tế tạo nhiều chỗ làm việc
-Cố gắng giữ chỗ làm việc đó cú(chống sa thải hàng loạt)
-Hỗ trợ cho người muốn tỡm kiếm việc làm.
Chương trình quốc gia về vịêc làm được thưch hiện trên phạm vi cả nước trên cơ sở thành lập quỹ quốc gia về hộ trợ việc làm bằng chách huy động các nguồn vốn của nhà nước,các tổ chức quốc tế,doanh nghiệp và dân cư cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng có dự án tạo việc làm,hỗ trợ phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.Nhờ đó,một mặt nhà nước huy động vốn đầu tư của dân để đầu tư,mặt khác,tạo việc làm nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động và cho xã hội.
Nhờ có chính sách đúng đắn và sự tham gia tích cực của các tổ chức và nhân dân,nên việc giải quyết việc làm đã xó chuyển biến tích cực:
+Các ngành,các cấo và các tổ chức đã có nhiều cố gắng trong việc huy động nguồn vốn đầu tư,trong giai đoạn 1991-1992 đã huy động được khoảng 57 tỷ USD.Quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm đã hình thành từ năm 1992 đến nay đã có trên 2.000 tỷ đồng,trong đó 1.300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước (chiếm 67.5% ).Doanh số cho vay là 4.000 tỷ đồng thu hút 3triệu lao động,trong đó 1,4 triệu người có việc làm mới và 1.6 triệu người có thêm việc làm.Cả nước đã có trên 143 trung tâm dịch vụ việc làm,hang năm tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho 20 van người,giới thiệu và cung ứng 8 vạn lao động.
+Hệ thống dạy nghề của nước ta đến nay đã có trên 154 trường dạy nghề,86 trung tâm dạy nghề,320 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp...
Kết quả về giai quyết việc làm,năm 1991 số người có việc làm đã tăng từ 30,9 triệu người lên đến 40,6 triệu người năm 2001,tăng từ 32,2%,bình quân hàng năm tăng khoảng 2,9%.chỗ việc làm mới hang năm cũng có xu hướng tăng,nếu thời kỳ 1991-1995 số việc làm mới tăng bình quân 863 nghìn người trên một năm thì thời kỳ 1996-2000 con số đó là 1,2 triệu người trên một năm.
Qua cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,lao động trong khu vực nhà nước giảm từ 14.7% năm 1991 xuống còn 9% năm 2000.Khu vực kinh tế tư nhân,kinh tế tập thể thu hút khoảng 90%,khu vực có vốn đầu tư nươc ngoài thu hút được 33 vạn lao động.Tuy nhiên,điều đáng lưu ý là từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực kinh tế nông nghiệp có xu hướng tăng trở lại, năm 2003 chiếm 10,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ10% năm 1991 xuống còn 6,44% năm 2000 và tiếp tục giảm trong những năm sau: năm 2001 là là 6,25%, năm 2002 là 6,01% và năm 2003 là 5,78%.
Bảng số 3. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
Đơn vị:%.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Cả nước
6,44
6,25
6,01
5,78
A.phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
7,34
7,07
6,64
6,37
Đông Bắc
6,49
6,73
6,10
5,94
Tây Bắc
6,02
5,62
5,11
5,19
Bắc Trung Bộ
6,87
6,72
5,82
5,45
Duyên hải Nam Trung Bộ
6,31
6,16
5,49
5,46
Tây Nguyên
5,16
5,55
4,92
4,39
Đông Nam Bộ
6,20
5,92
6,31
6,08
Đồng bằng sông Cửu Long
6,15
6,08
5,52
5,26
B.Một số thành phố lớn
TP.Hà Nội
7,95
7,39
7,08
6,84
TP.Đà Nẵng
5,95
5,54
5,30
5,16
TP.Hồ Chí Minh
6,48
6,04
6,73
6,58
nguồn: Niên giám thống kê( tóm tắt ) 2003,Nxb.Thống kê, Hà Nội;2004,tr.13
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động lại tăng từ 7% năm 2002 lên 7,2% năm 2003. Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp cao của phụ nữ so với tỷ lệ chung của cả nước chủ yếu tập trung ở những vung có thàng phố lớn, khu công nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có sức khỏe tốt. Đây là vấn đề thách thức đối với lao động nữ ở nước ta hiện nay.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng liên tục từ 10% năm 1996 lên khoảng 20% năm 2000. Năm 2003, lực lượng lao động co trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 20,99% trong tổng số lực lượng lao động nói chung. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn có sự khác biệt lớn. Vì vậy, cần có chính sách và giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng này.
+ Số lượng lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài cũng ngày càng tăng, từ 1.022 người năm 1991 lên 10.050 người năm 1995, năm 2000 là 30.000 người, năm 2003 tăng đột biến lên 67.000 người. Thông qua xuất khẩu lao động và chuyên gia, thu về cho đất nước mỗi năm khoảng 1,2 tỷ đôla đến 1,5 tỷ đôla.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề giải quyết việc làm còn có những hạn chế.Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.Cơ cấu và chât lượng lao động chuyển dịch còn chậm,tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp(20%),năng suất lao động không cao.Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư,khai thác,huy động các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm.
3.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèolà một trong những chính sách xã hội cơ bản,được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Đảng ta luôn có chủ trương "khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo".
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế,công tác xóa đói giảm nghèo được tiến hành bằng nhiều hình thức và đã có hiệu quả thiết thực.Các chương trình mục tiêu của Nhà nước đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo toàn diện tại các xa điểm đã góp phần làm cho nghèo đói giảm nhanh trong giai đoạn 1999-2002.theo tiêu chuẩn nghèo về lương thực,thực phẩm của Tổng cục Thống kê,tỷ lệ nghèo đã giảm từ 13.33% năm 1999 xuống còn 9.96% năm 2001-2002, trong đó khu vực nông thôn giảm từ 15,96% năm 1999 xuống 11,99%; khu vực thành thị giảm từ 4,61% xuống 3,61%.
Mức độ giảm nghèo giữa các vùng tuy khác nhau, nhưng tỷ lệ nghèo đều giảm; vùng đồng bằng sông Hồng từ 7,55% năm 1999 giảm xuống còn 6,85 năm 2001-2002. Tương tự, vùng Bắc Trung Bộ từ 19,29% xuống còn 18,51%; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ 14,02% xuống 9,95%; Tây Nguyên từ 21,27% xuống 17,59%; Đông Nam Bộ từ 5,17% xuống 2,22% và vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 10,22% xuống 7,57%. Riêng vùng Tây Bắc và Đông Bắc tỷ lệ nghèo năm 1999 là 17,07% đến năm 2002 tỷ lệ nghèo của vùng Đông Bắc là 14,14%và vùng Tây Bắc là 26,26%. Nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn(chiếm tới 90% tổng số hộ nghèo của cả nước).Các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ nghèo cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Để đạt được mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm đến năm 2005 đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách đã có như: tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo, chính sách khám chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục đào tạo, an sinh xã hội, đồng thời nghiên cứu ban hành một số chính sách mới như: hỗ trợ người nghèo về nhà ở, đất và tư liệu sản xuất . Khi nghiên cứu để hoàn thiện , bổ sung, ban hành chính sách mới cần xem xét nguyên nhân nghèo của từng vùng, tập quán truyền thống nơi họ đang sinh sống. Các chính sách đưa ra cần được tính toán được khả năng giải quyết nguồn lực, tránh tình trạng chính sách ban hành không có cơ sở để thực hiện. Cho đến nay, một số chính sách mới trong xóa đói giảm nghèo đã được ban hành:
a. Khám, chữa bệnh cho người nghèo
Trên thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được với dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt đối với những người mắc các căn bệnh hiểm nghèo (về tim, mạch, thận...).ở những địa phương kinh tế còn khó khăn thì sự trợ giúp cho người nghèo và khám chữa bệnh chưa được bao nhiêu.
Từ khi thực hiện Thông tư liên tịch số 05 về mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo đến nay, việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đã được các tỉnh, thành phố quan tâm. Hàng năm thông qua việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo hoặc áp dụng hình thức thực thanh, thực chi, đã có từ 1,2-1,4 triệu người nghèo thường xuyên được khám, chữa bệnh, miễn giảm viện phí.
Tiếp đó, ngày 15/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/QĐ_TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, nội dung cơ bản của Quyết định như sau:
_ Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Qũy khám, chữa bệnh cho người nghèo với định mức tối thiểu 70.000đ/người/năm. Qũy khám, chữa bệnh cho người nghèo là quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận.
_ Qũy khám, chữa bệnh cho người nghèo được hình thành từ nguồn: ngân sách Nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...
_ Đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh, bao gồm:
+ Người nghèo trong danh sách hộ nghèo đuược xác định qua điều tra theo tiêu chuẩn hộ nghèo hiện hanhg do bộ Lao động Thương binh và xã hội công bố.
+Nhân dân thuộc các xã thuộc địa bàn chương trình 135.
+Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên,6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc.
-Phương thức thực hiện:Các cơ sở y tế của Nhà nước có trách nhiệm tổ chức khám,chữa bệnh cho các đối tượng quy định trên và không thu tiền tạm ứng khi nhập viện.
b. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo
Từ năm 1996 đến nay ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập và đi vào hoạt động thực sự đã trở thành giải pháp tối ưu giúp người nghèo có vốn để tổ chức sản suất kinh doanh.Với việc cho vay lãi thấp,không phải tín chấp thông qua các tổ chức tương trợ,tổ vay vốn,đẫ có hàng ngàn trăm hộ nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Trong các khoản vốn tín dụng cho vay đối với các hộ nghèo và đối tượng chính sách,thì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội(trước đây là ngân hàng phục vụ người nghèo) là lớn nhất.Tổng số cốn của ngân hàng chính sách xã hội tính đến ngày 31.12.03 ước tính la 8.400 tỷ đồng,tăng 25% so với năm 2002.Về cho vay vốn đối với hộ nghèo,doanh số cho vay năm 2000 la 1.544 tỷ đồng,năm 2003 đạt 3.720 tỷ động.Doanh số thu nợ năm 2000 la 1.058 tỷ đồng,năm 2003 là 1.850 tỷ đồng.Hiện nay phải có 3 triệu hộ thuộc 208.000 tổ vay vốn dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
*Những hạn chế về xóa đói,giảm nghèo:
-Tỷ lệ đói nghèo ở nước ta còn cao.Theo chuẩn của bộ Lao động và Thương binh xã hội,tỷ lệ đói nghèo năm 1992-1993 là khoảng 30%,năm 1995 khoảng 20%,nă, 1999 khoảng 13%và năm 2000 còn 10%.Theo chuẩn của ngân hàng Thế giới(WB)
Đánh giá thì tỷ lệ đói nghèo của nước ta năm 1992-1993 khoảng 58%,năm 2001-2002 còn 32%.Đặc biệt tỷ lệ đói nghèo chiếm tỷ trọng cao ở một số vùng khó khăn,nhất là vùng đồng bằng dân tộc ít người.
-Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội càng ngày càng tăng.Nếu so sánh thu nhập của 20% nhóm hộ thu nhập cao nhất với thu nhập của 20% nhóm hộ có thu nhập thấp nhất,thì chênh lệch nhau la 7,3 lần(1996) đã tăng lên 8.9 lần(1999).Còn hệ số chênh lệch mức sống giữa dân cư thành thị và nông thôn hiện nay khoảng 5-7 lần.
-Các chỉ tiêu thực hiện còn rất thấp so với mục tiêu đề ra.Tỷ lệ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi ngưỡng đói nghèo còn cao,bình quân hàng năm khoảng 7%.
3.3. Chính sách bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động,mất việc làm trên cơ sở hình thànhvà sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ,góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Trong thời gian qua,hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam từng bước phát triển và hoàn thiện,tập chung vào 4 lĩnh vực chủ yếu là:Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm y tế,bồi thường tai nạn lao động và chính sách trợ cấp thôi việc đối với người lao động trong khu vực Nhà nước.Trong đó bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã được thể chế hóa và tổ chức thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương,chế độ trợ cấp thôi việc là một biện pháp mang tính cấp bách và tình thế,chỉ áp dụng cho lao đọng trong khu vực Nhà nước nhằm thực hiện tinh giảm biên chế và cải cách,sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.
-Thành tựu về chính sách bảo hiểm xã hội.
+các chính sách về bảo hiểm xã hội trong thời gian qua đã được đổi mới theo hướng mở rộng đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Năm 2002, số lao động tham gia bảo hiểm tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Điều đó đã tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách kinh tế_xã hội khác, nhất là chính sách về lao động, việc làm, huy động được tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
+Thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế:người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm y tế;việc bồi thường tai nạn lao động hoàn toàn thuộc về trách nhiệm người sử dụng lao động...Nguyên tắc này đã góp phần làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời lại nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động.
+Việc quỹ bảo hiểm xã hội tách khỏi ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập, thực hiện theo cơ chế tự quản với sự tham gia đóng góp của ba bên tham gia (đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước) là phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Bên cạnh đó, việc thiết lập mô hình tổ chức thống nhất quản lý của chế độ bảo hiểm xã hội (chuyển bảo hiểm y tế Việt Nam sang bảo hiểm xã hội Việt Nam) là phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta, giảm bớt phiền hà cho người sử dụng lao động khi thực hiện Luật lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Những thay đổi trên của bảo hiểm xã hội là phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
_Những hạn chế về chính sách bảo hiểm xã hội.
+Đối tượng than gia bảo hiểm xã hội có tăng, nhưng nhìn chung còn rất hạn chế.Lao động ngoài khu vực quốc doanh trong những năm gần đây tăng mạnh, nhưng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở khu vực mới chỉ có 351.784 nghìn người, chiếm 9,8% tổng số lao động của khu vực ngoài quốc doanh.
+Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội còn bị thất thu lớn. Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam thi năm 1997 dự kiến sẽ thu 3.600 tỷ đồng, nhưng trên thực tế mới chỉ thu được 3.150 tỷ đồng, năm 1999 dự kiến sẽ thu 4.500 tỷ đồng, thì chỉ thu được 4.188,4 tỷ đồng...
+Nguồn thu bảo hiểm xã hội hạn chế, trong khi nguồn chi cho bảo hiểm xã hội lai lớn, do đó nguồn chi chủ yếu phải lấy từ ngân sách, ngân sách cho bảo hiểm xã hội cho những năm gần đây đã có xu hướng giảm xuống.
Nguyên nhân của những hạn chế về chính sách bảo hiểm xã hội:nhận thức của người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội chưa cao; chưa được các ngành, các cấp quán triệt đầy đủ. Thêm vào đó, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế chưa phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, nhiều khi thua lỗ, tiền lương và thu nhập thấp...Do đó cả người lao động và người sử dụng lao động đều muốn trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, chưa thấy được tính chất nhân đạo, tính chất cộng đồng của bảo hiểm xã hội, nên không đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.Mặt khác, các biện pháp để duy trì và làm tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội còn đơn điệu, nghèo nàn, chủ yếu chỉ do Nhà nước vay bằng con đường tiết kiệm.
*Đánh giá kết quả chung và những vấn đề đặt ra đối với phân phối thu nhập.
1. Thu nhập và mức sống.
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế_xã hội đã có những chuyển biến sâu sắc và toàn diện, việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế_xã hội, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với tốc độ cao.
Theo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002, của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2002 theo đánh giá thực tế đạt 357 nghìn đồng/tháng, tăng 21% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 626 nghìn đồng, tăng 21,1% và khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 18,2%; nhóm 20% hộ nghèo đạt 108 nghìn đồng, tăng 11,7%. Nét mới trong thời kỳ này là tốc độ tăng thu nhập của dân cư nông thôn cao hơn thành thị, trong đó thu nhập của các vùng nghèo, vùng sâu, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, các hộ nghèo, hộ chính sách, neo đơn…đã có nhiều tiến bộ rõ nét do tác động tích cực của chương trình 135, xóa đói giảm nghèo; 773 và các chương trình, dự án khác về xã hội đã đi vào cuộc sống.
Đánh giá chung trong thời kỳ đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư nói chung và của nông dân nói riêng được cải thiện rõ rệt. Nguyên nhân của những thành tựu trên đây có nhiều, nhưng cơ bản vẫn là do tác động tích cực của các chính sách kinh tế, xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước. Các chính sách đó đã tạo thêm động lực mới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định gắn liền với đảm bảo sự công bằng xã hội. Nét nổi bật nhất về tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư trong thời kỳ này là chương trinh xóa đói giảm nghèo được Nhà nước quan tâm và đầu tư thỏa đáng nên đạt kết quả khả quan. Một nguyên nhân quan trọng là: sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hơn 17 triệu hộ gia đình trong lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo ra nhiều của cải vạt chất cho đất nước. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ và hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế thông qua nhiều chương trình, dự án đầu tư, cho vay với lãI suất ưu đãI, viện trợ không hoàn lại, xoá đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi...
2. Sự phân hoá giàu nghèo
Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cũng diễn ra sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hội theo mức sống ngày càng tăng. Kết quả số liệu điều tra qua các năm cho thấy:
Năm 1993, theo kết quả điều tra giàu nghèo của 91.732 hộ trên phạm vi cả nước, tính chung khoảng cách chênh lệch thu nhập thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo là 6,2 lần. Trong đó miền Đông Nam Bộ cao nhất là 7,8 lần, vùng Tây Nguyên 6,2 lần, những vùng đạt mức độ thấp hơn là đồng bằng sông Hồng 5,7 lần, Duyên hảI miền Trung 5,78 lần, miền núi và trung du miền núi phía bắc 4,9 lần, Bắc Trung Bộ 4,9 lần.
Các năm 1994, 1995, 1996, Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra hộ gia đình đa mục tiêu với cỡ mẫu 4,5 vạn hộ và năm 1999 điều tra 2,5 vạn hộ đại diện cho cả nước, 7 vùng sinh tháI, khu vực thành thị, nông thôn, thì chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo là 6,5 lần năm 1995, 7 lần năm 1996, 7,3 lần năm 1997 và 8,9 lần năm 1999. như vậy, hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo đều tăng qua các năm ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng.
Nếu phân chia số hộ điều tra theo 10 nhóm ( mỗi nhóm 10% số hộ ); 20 nhóm (mỗi nhóm 5% số hộ ) và 50 nhóm ( mỗi nhóm 2% số hộ ) thì năm 1999 chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất tương ứng như sau: 12,0 lần, 17,1 lần và 29,4 lần.
Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng dãn rộng sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác....điều đó đưa đến hệ quả không mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, tác động đến tư tưởng, tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội. Vì thế, cần tăng cường vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Những vấn đề đặt ra đối với các chính sách phân phối.
Chính sách tiền lương, chính sách thuế, các chính sách xã hội là những công cụ của Nhà nước để phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Trong thời gian qua, các chính sách đó đã được đổi mới về cơ bẳn và đã đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách đó vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, vấn đề đặt ra là cần phảI giảI quyết những mặt hạn chế đó trong quá trình cảI cách và hoàn thiện chúng.
a. Chính sách tiền lương là một trong những chính sách phân phối chủ yếu, nhưng hiện nay tiền lương tối thiểu thấp, không đủ chi phí cho nhu cầu thiết yếu của người lao động, tiền lương thực tế có xu hướng giảm, tiền lương còn mang tính bình quân. vì thế, tiền lương hiện nay còn chưa thực hiện tốt các chức năng của nó. Thu nhập từ lương của những người làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ khoảng 30%, thu nhập ngoàI lương chiếm 1 tỷ trọng lớn. điều đó đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, hệ thống phân phối bị rối loạn. tiền lương chưa thực sự là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thảo luận giữa người lao động và người sử dụng lao động, mà phần lớn các thoả thuận đó chỉ dựa trên điều kiện do người sử dụng lao động đưa ra. Do đó, cần phảI tiến hành cảI cách chính sách tiền lương, đảm bảo cho tiền lương thực hiện được các chức năng của nó và phù hợp với thể
Chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
b. Chính sách thuế cũng là chính sách phân phối cơ bản và là công cụ cơ bản chủ yếu để Nhà nước thực hiện táI phân phối. Hiện nay, hệ thống thuế chưa bao quát được hết các nguồn thu, tính công bằng của hệ thống thuế chưa cao, tỷ trọng thuế trực thu nhỏ hơn thuế gián thu cho thấy mức độ công bằng về thuế giữa các tầng lớp dân cư còn hạn chế. Thuế thu nhập mới chỉ điều tiết đối với những cá nhân có thu nhập cao, chưa điều tiết vào đại bộ phận dân cư. Còn có sự phân biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để hệ thống thuế thực sự trở thành công cụ phân phốiphân phối đắc lực của Nhà nước, đòi hỏi cần phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế nhằm xây dựng hệ thống thuế có tính linh hoạt, ổn định, công bằng và hiệu quả ; đảm bảo cho hệ thống thuế thực hiện được các chức năng của nó ; cơ cấu lại mức huy động của từng sắc thuế theo hướng tăng tỷ trọng của thuế trực thu trong tổng số thu về thuế vào ngân sách Nhà nước, mở rộng diện chịu thuế đối với cả thuế trực thu và thuế gián thu.
c. Các chính sách xã hội là công cụ của Nhà nước để giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. Trong thời gian qua, công tác giảI quyết việc làm đạt kết quả tích cực, công tác xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật, tỷ lệ đói nghèo dù đo lương theo tiêu chuẩn nào cũng giảm nhanh, tuy nhiên vẫn còn cao.
Hệ thống an sinh xã hội được hoàn thiện, có mạng lưới rộng khắp, nội dung hoạt động đa dạng và đã thực sự đI vào chiều sâu. tuy nhiên, phúc lợi xã hội còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của dân cư , điều đó có nghĩa là dân cư Việt Nam chủ yếu có thu nhập từ lao động cá nhân và gia đình. Vấn đề đặt ra là cần phảI tiếp tục hoàn thiện các chính sách xã hội theo hướng tập trung nguồn lực tạo việc làm, xây dựng hệ thống an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.
III. Quan điểm và giảI pháp thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập trong thời gian tới
1. Quan điểm
a. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phảI lấy nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa làm chủ đạo nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, và tương ứng với mỗi thành phần kinh tế, mỗi hình thức sở hữu có nguyên tắc ( hình thức ) phân phối nhất định. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập nhưng trong đó phảI lấy các nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội_ phân phối theo lao động và phân phối thông qua phúc lợi xã hội làm chủ đạo. bởi lẽ, phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. đại hội IX của Đảng đã nêu lên quan điểm: “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội “.
Phân phối theo lao động được thực hiện trong khu vực kinh tế dựa trên chế độ công hữu dưới hình thức tiền lương. để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, cần loại bỏ triệt để chế độ phân phối bình quân, tiền lương phảI phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có nhiều quyết định mức lương của mỗi người căn cứ vào năng suất, chất lượng công việc của người đó.
Phân phối thông qua phúc lợi xã hội cũng là nguyên tắc phân phối thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội. Sự phân phối này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Như vậy, để kinh tế thị trường phát triển thoe đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, phân phối theo lao động phảI dần chiếm vị trí chi phối trong quan hệ phân phối thu nhập, đồng thời phân phối thông qua phúc lợi xã hội cũng cần được mở rộng hợp lý và hoàn thiện.
b. Phân phối và điều tiết thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần kêt hợp hàI hoà các lợi ích kinh tế để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hệ thống lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội bao gồm lợi ích của người lao động, lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích xã hội mà Nhà nước là đại biểu, trong đó lợi ích của cá nhân người lao động là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế_ xã hội. Nếu các lợi ích kinh tế đó được kết hợp mọt cách hàI hoà sẽ tạo thành lực tổng hợp lớn nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế_ xã hội.
Chính sách thuế cũng có vai trò quan trọng đối với phân phối và điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thuế phản ánh quan hệ lợi ích giữa các cá nhân, các chủ thể kinh tế và Nhà nước. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thuế, trong đó có thuế trực thu đạt hiệu quả, công bằng đối với tất cả các đối tượng nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế. điều đó không những điều hoà được lợi ích kinh tế của các đối tượng, mà còn khuyến khích phát triển sản xuất.
c. Phân phối và điều tiết thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần giaỉ quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, nói cách khác đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng.
Mục tiêu chung của sự vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không ngừng phát triển của cảI xã hội để thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. điều đó đòi hỏi phảI có sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối, nếu thiên lệch về một phía, thì sự vận hành kinh tế sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mối quan hệ biện chứng của sự thống nhất giữa các mặt đối lập, vừa không phảI là sự thống nhất vô điều kiện, lại vừa không phảI là mâu thuẫn tuyệt đối.tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. chỉ có không ngừng tăng trưởng kinh tế mới làm tăng thêm khối lượng của cảI vật chất, do đó sự phân phối công bằng mới có điều kiện thực hiện và phát triển. Ngược lại, phân phối công bằng kích thích tăng trưởng kinh tế, vì nó khơI dậy, kích thích tính tích cực, sáng tạo của mọi người, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, nếu chúng ta biết giảI quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng thì sẽ đạt được sự haì hoà, tức là vừa thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện được công bằng và tiến bộ xã hội.
d. Phân phối và điều tiết thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần đặc biệt quan tâm đến tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, các vùng còn kém phát triển.
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường đồng thời diễn ra sự phân tầng xã hội theo mức sống, sự phân hoá giàu nghèo; những cơ hội phát triển của người giàu sẽ nhiều hơn người nghèo. Sự khác biệt như vậy diễn ra trước hết trong linh vực kinh tế, sau đó sẽ lan sang cac lĩnh vực khac như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác. một bộ phận dân cư rơI vào cảnh nghèo đói, xuất hiện những nhóm người dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường.
Do nhiều nguyên nhân, ở hầu hết các nước, khu vực nông thôn lạc hậu hơn so với khu vực thành thị; vùng núi, vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn tụt hậu hơn so với đồng bằng và vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế_ xã hội. Việt Nam cũng như vậy, đó là một hiện tượng lịch sử.
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được nhân dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, những người nghèo; thực hiện công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch về trình độ phất triển giữa thành thị với nông thôn và giữa các vùng.
2. Những giải pháp
a. Cải cách chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân phối thu nhập. để thực hiện cảI cách chính sách tiền lương có kết quả cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm cần quán triệt, nội dung và bước đi của tiến trình cảI cách chính sách tiền lương.
_Cải cách chính sách tiền lương phải đảm bảo cho tiền lương thực hiện được các chức năng của nó :
+Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động
+ Kích thích tăng năng suất lao động
+ Góp phần phân phối thu nhập công bằng
_ Trong tiến trình cải cách chính sách tiền lương, cần quán triệt các quan điểm:
+Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với sự phát triển kinh tế_ xã hội của đất nước, đảm bảo các nguyên tắc cân đối vĩ mô, giữ vững ổn định chính trị _ xã hội
+Chính sách tiền lương phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Cải cách chính sách tiền lương phải được thực hiện từng bước và đồng bộ với cải cách hành chính , đổi mới việc trả lương ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội.
_Xác định mức tiền lương tối thiểu_nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương. Việc xác định mức tiền lương tối thiểu là một nội dung quan trọng trong cải cách chính sách tiền lương, nhưng là một việc phức tạp, khó có thể xác định chính xác mức tiền lương tối thiểu bao nhiêu là hợp lý. Tuy nhiên, có một số nhân tố liên quan đến tiền lương tối thiểu mà khi xây dựng nó cần tính đến: mức sống tối thiểu của dân cư, tốc độ tăng năng suất lao động, quan hệ cung_ cầu về lao động.
_Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương phù hợp với kinh tế thị trường. Trong thời gian qua, chưa có sự phân biệt rõ ràng tiền lương khu vực với tiền lương khu vực có quan hệ lao động; đã gắn quá chặt giữa chúng với nhau, đặc biệt đã gắn trực tiếp tiền lương tối thiểu chung với các chính sách ưu đãi và trợ cấp xã hội. Do đó việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu không thể thực hiện được, vì mỗi lần điều chỉnh tiền lương là liên quan đến rất nhiều đối tượng khác nhau. để cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp với kinh tế thị trường cần: phân biệt các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước với các đối tượng trong khu vực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế quản lý tiền lương có hiệu quả hơn nữa, tạo ra khung pháp lý cho việc điều chỉnh lương theo mức độ trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
b. Tiếp tục cải cách chính sách thuế nhằm điều tiết thu nhập hợp lý
Chính sách tài chính là một trong những chính sách chủ yếu để Nhà nước phân phối và điều tiết thu nhập. Vì vậy đòi hỏi phải cải cách đồng bộ hệ thống thuế. Cải cách chính sách thuế theo hướng:
một là, hệ thống thuế phảI thực hiện được các chức năng cơ bản của thuế là động viên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng xã hội.
Hai là, cơ cấu lại mức huy động của từng sắc thuế, tăng mức động viên các loại thuế và phí, nâng tỷ trọng của thuế trực thu trong tổng số thu về thuế vào ngân sách Nhà nước không phảI bằng cách nâng thuế suất thuế thu nhập, mà bằng cách mở rộng diện chịu thuế thu nhập và thu hẹp diện miễn ,giảm thuế.
Ban là, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, giảm thuế suất, thực hiện mức thuế suất chung đối với các loại đối tượng, đặc biệt là đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo tỷ lệ động viên công bằng ( thuế suất như nhau)
Bốn là, thực hiện mở rộng diện chịu thuế đối với các thuế trực thu và thuế gián thu, đồng thời giảm đến mức thấp nhất các trường hợp ưu đãi miễn, giảm thuế. Việc miễn giảm thuế nhằm vào các mục tiêu xã hội cần được thay bằng các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng.
Năm là, tính phức tạp của hệ thống thuế vẫn còn là vấn đề lớn, do đó, yêu cầu cấp thiết của cảI cách hệ thống thuế là làm đơn giản hoá hệ thống thuế.
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các thể nhân và pháp nhân. nó không chỉ là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, mà còn là công cụ của Nhà nước để điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Phương hướng hoàn thiện thuế thu nhập trong thời gian tới là giảm mức thuế suất và mở rộng diện chịu thuế thu nhập cá nhân và các tổ chức kinh tế, đảm bảo tăng dần tỷ trọng của thuế thu nhập trong tổng số thu về thuế và phí vào ngân sách Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng cảI cách thuế trên thế giới.
c. Hoàn thiện các chính sách xã hội
_Tập trung nguồn lực tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo
+Tập trung nguồn lực tạo việc làm hiện nay, ở nước ta số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn lớn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khá cao ( 6,28% năm 2001 ), chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, đến nay vẫn còn hơn 70% lao động ở khu vực nông thôn và hơn 60% là lao đông nông nghiệp. Cơ chế, chính sách lao động _ việc làm còn thiếu đồng bộ, chưa có chính sách đủ mạnh và cơ chế phù hợp để huy động mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển sản xuất, tạo việc làm.
Tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế_ xã hội và là vấn đề cấp bách hiện nay. Vấn đề trọng tâm được đặt ra là đến năm 2005 phải thu hút và tạo việc làm thêm cho khoảng 7,5 triệu lao động trong các ngành kinh tế_ xã hội, bình quân 1,5 triệu lao động/ năm, trong đó thu hút và tạo việc làm thêm khoảng 1,78 triệu người ở thành thị và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng 5,4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 30%.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, cần giảI quyết hai vấn đề tghen chốt có tính chất quyết định: tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Việc giảI quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động là hết sức quan trọng, muốn vậy cần thực hiện một số giảI pháp tạo việc làm sau:
Thứ nhất, phát triển khu vực kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng đối với việc tạo nhiều việc làm mới, giảm bớt đói nghèo. Vì thế cần khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và để làm được điều đó cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với khu vực này:1) đơn giản hoá việc xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh.2)tiếp tục sửa đổi Luật đất đai.3) hoàn thiện chính sách lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động.4) tạo môI trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. để giảI quyết việc làm ở nông thôn cần tập trung sức đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong GDP của nông thôn. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đó sẽ thu hút lao động vào các ngành,nghề. Vì thế, phát triển ngành, nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giảI quyết việc làmcho lao động ở nông thôn.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nước ta đang thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật cao thuộc các ngành mũi nhọn, lao động nông thôn chưa qua đào tạo đang là trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. vì thế, cần phảI phát triển giáo dục_ đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới nội dung và cơ cấu ngành, nghề đào tạo phù hợp với ngành, nghề trong nền kinh tế thị trường, cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề một cách hợp lý...
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong những giải pháp nhằm giải quyết việc làm. để đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần phải tăng cường đào tạo nghề cho người lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động bằng cách tăng thị phần ở các thị trường hiện có, nghiên cứu mở rộng thị trường mới về xuất khẩu lao động, đa dạng hoá ngành, nghề,hình thức và thành phần tham gia xuất khẩu lao động.
Thứ năm, tăng Quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm và sử dụng có hiệu quả quỹ đó, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giải quyết việc làm.
+ thực hiện tốt chủ trương xoá đói giảm nghèo. đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Bước vào thiên niên kỷ mới, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn của nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc xoá đói giảm nghèo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. đảng và Nhà nước ta đã có một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nước ta trong thời gian tới.
Thứ nhất, tạo môi trường kinh tế_ xã hội, cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thành phần kinh tế, mọi công dân được quyền tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật.
Thứ hai, phát triển nông nghiệp và nông thôn
Thứ ba, tăng cường hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu
Thứ tư, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
Thứ năm, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá công tác xoá đói, giảm nghèo
_Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
+ Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong thời gian qua, chính sách BHXH và BHYT đã từng bước được hoàn thiện và trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Đảng. Mục tiêu của chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khoẻ cho người lao động. để thực hiện mục tiêu đó, cần phảI thiết lập một hệ thống đồng bộ và đa dạng về bảo hiểm và trợ cấp xã hội, bao gồm:
Thứ nhất,sớm xây dựng và ban hành Luật bảo hiểm xã hội ( bao gồm cả bảo hiểm y tế ), tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động BHXH
Thứ hai, khẩn trương mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH để thu hút tất cả lao động thuộc các thành phần kinh tế đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện BHXH
Thứ ba, mức đóng góp và mức hưởng các chế độ BHXH cần được nghiên cứu, xác định cho phù hợp để đảm bảo cuộc sông ổn định của đối tượng
Thứ tư, tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHYT, tiến tới thực hiện BHYT cho toàn dân
Thứ năm, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống bảo hiểm Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý...
_Thực hiện tốt chính sách cứu trợ và ưu đãi xã hội.
C. Kết luận
Từ trước đến nay,vấn đề phân phối nói chung và phân phối thu nhập nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong lý luận kinh tế.Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,chứ không phải la kinh tế thị trường TBCN.Việc làm rõ bản chất,đặc trưng của nền kinh tế thị trường XHCN nói chung và chế độ phân phối nói riêng có y nghĩa đặc biệt quan trọng trong lý luận và thực tiễn.Công trình nghiên cứu này cũng đã làm rõ giá trị khoa học lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về phann phối và Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận đố trong điều kiện kinh tế định hướng XHCN ở nước ta ,đồng thời làm rõ các nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,vai trò của Nhà nước và cơ chế điều tiết của Nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng.
Việc thực hiện phân phối đảm bảo hiệu quả và công bằng là hết sức to lớn vì chỉ có như vậy,người lao động mới yên tâm sản xuất,gắn bó với nghề nghiệp,khuyến khích người dân tích cực sản xuất...Vì vậy,Nhà nước có vai trò rất lớn đối với phân phối thu nhập và nó được thể hiện thông qua việc phân tích,đánh giá thực trạng các chính sách phân phối,hệ thống an ninh xã hội và mức sống của các tầng lớp dân cư,cũng như mức độ phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay.Các chính sách phân phối đã từng bước được đổi mới và trở thành công cụ có khả năng điều tiết thu nhập trong xã hội,thực hiện chủ trương,đường lối phảt triển kinh tế của Đảng:tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa.từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên,trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ,Đảng và Nhà nước ta chu trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phảt triển nền kinh tế hàng hóa theo định hướn XHCN thì vẫn còn sự tồn tại bất bình đẳng về phân phối thu nhập.Do đó trong thời gian tới,các chính sách phân phối cần được tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hơn nữa,phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Việc timg kiếm các giải pháp hữu hiệu để thưch hiện gắn bó tăng trưởng kinh tế với tiến và công bằng xã hội,giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa hiệu quả và công bẵng cần được tiếp tục năng cao.Sự nghiệp sây dựng CNXH đòi hỏi phải tạo ra những tiền đề,Những biện pháp để từng bước thu hẹp và xóa bỏ sự bất bình đẳng đó,tiến tới một xã hội:"Không có chế độ người bóc lột người,một xã hội binhg đẳng,nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền được lao động,ai làm nhiều thì hưởng nhiều,làm ít thì hưởng ít,không làm thì không hưởng".
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Mai Hữu Thực và trung tâm thông tin thư viện đã giúp đỡ em trong việc hoàn thành đề án đầu tay này.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,1996.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,2001.
3. Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo,Nxb.Lao động,Hà Nội,2002.
4. Lý Bân:Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã hội,Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,1999.
5. Chủ biên Mai Ngọc Cường-Đỗ Đức Bình.Nxb,Thống kê,Hà Nội,1994.
6. TS Đinh Đàng Định:Một số vấn đề về lao động,việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay,Nxb Lao động.
7. Tổng cục thống kê:Niên giám thống kê(tóm tắt),2003,Nxb.Thống kê.Hà Nội 2004.
8. TS Lê Đăng Doanh và TS Nguyễn Minh Tú:Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay,Nxb.Lao động,Hà Nội,2001.
9. Chủ biên:TS Nguyễn Công Như:Vấn đề phân phối thu nhập trong các lọai hình doanh nghiệp ở Việt Nam.Thực trạng,quan điểm và giải pháp hoàn thiện.Nxb Thống kê Hà Nội.
10. TS Vũ Vân Phúc-Trần Thị Minh Châu:Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
11. Các tạp chí:Tạp chí Cộng sản;Nghiên cứu kinh tế ;Kinh tế và dự báo;Kinh tế và tự do hóa;Lý luận chính trị...
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35681.doc