- Năm 1990 bù giá những mặt hàng nhà nước điều chỉnh giá( điện, dàu thắp sáng ), bổ sung sửa đổi một số chế đọ bất hợp lí qui định tại nghị định235/HĐBT; bổ sung một số chế độ đối với một số đối tượng chính sách xã hội.
- Tháng 5.1993,Đảng,Nhà nước tiến hành cải cách tiền lương, ban hành hệ thống lương mới theo hướng , thiết lập hệ thống tiền lương theo hệ số với mức lương tối thiểu la 120000 đồng/tháng, tương đương vói 60 kg gạo đảm bảo cho mỗi người 2100 calo/ngày. nhưng mức lương tối thiểu này không thể duy trì được năng lực lao động cho banr thân người lao động chưa nói gì tới việc nuôi con cái và học hành. Do đó đầu năm 2000, Nhà nước đã nâng mức lương tối thiểu lên 180000 đồng/tháng, đến năm 2001, mức lương này được nâng lên 210000 đồng/tháng, năm 2003 nâng lên 290000 đồng/ tháng, năm 2006 là 360000 đồng/tháng, năm 2007 là 450000 đồng/ tháng, năm 2008 là 540000 đồng/tháng. Sở dĩ phải nâng mức lương tối thiểu lên một cách liên tục là để bù vào sự trượt giá vào lương nhằm đảm bảo lương thực tế cho người lao động
29 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động , hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội".
Một là, phân phối theo lao động: Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế trên cơ sở sở hữu công công về tư liệu sản xuất hoặc các hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên băng nhau. Các thanh phần kinh tế nay đêùu dựa trênchế độ cong hữu về tư liệu sản xuát ở trình độ khác nhau. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất, nên tất yếu cũng phải làm chủ phân phối thu nhập vì vậy phân phối phải vì lợi ích của người lao động.
Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản , tức là chủ nghĩa xã hội cũng chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu và cung không thể thực hiện phân phối theo bình quân mà chỉ có thể phân phối theo lao động.
Tất yếu phải thực hiện phân phối theo lao động trong các đơn vị kinh té thuộc thành phần kinh tế dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất vì:
Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, chưa đến mức có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. Vì phân phối do sản xuất quyết định nên Mác đã viết :"quyền khong bao giờ được ở một mức cao hơn chế đọ kinh tế và sự phát triển kinh tế và sự phát triển văn hóa xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định".
Sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động dẫn tới việc mỗi người có sự cống hiến khác nhau , do đó phải căn cứ vao sự cống hiến của mỗi người để phân phối.
Lao động chưa trở thành một nhu cầu của cuộc sống, nó còn là phương tiện để kiếm sống, là nghĩa vụ quyền lợi. Hơn nữa, còn những tàn dư ý thúc, tư tưởng của xã hội cũ để lại, như: coi khinh lao động, ngại lao động chân tay, so bì cống hiến và hưởng thụ...
Trong những điều kiện đó, phải phân phối theo lao động để khuyến khích người chăm, người giỏi ,giáo dục kẻ lười, người xấu, gắn sự hưởng thụ của mỗi người với sự cống hiến của họ.
Phân phối theo lao động là hình thúc phân phối thu nhập căn cứ vao số lượng và chất lượng lao động của từng người đóng góp cho xã hội . theo quy luật này, người làm nhièu hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, lao đong kĩ thuật cao. Lao động trong điều kiện độc hại, khó khăn phải được hương phần thu nhập xứng đáng
Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là:
Số lượng lao động được do bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra;
Trình độ thành thao và chất lượng sản phẩm làm ra;
điều kiện và môi trường lao động;
tính chất của lao động;
các ngành nghề được khuyến khích.
Phân phối theo lao động được thưc hiệ thông qua những hình thức cụ thể như:
tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh;
tiền thưởng;
tiền phụ cấp;
tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp;
phân phối lao động có tác dụng:
thúc đây moi người nâng cao năng suất lao động, xây dựng tinh thần trách nhiệm, thúc dây nâng cao năng suất lao động,xây dựng tinh thần trách nhiệm và thái độ lao động đúng đắn
thúc đẩy mọi người nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ văn hóa ,ổn định lao động tạo điều kiện thuân lợi cho việc tổ chức lao động xã hội
tác động mạnh đến đời sống vật chất và văn hóa của người lao động, vừa tạo mọi điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện.
Phân phối theo lao động là hợp lí nhất công băng nhất so vơi các hình thúc phân phối đã có trong lịch sử . cơ sỏ của sự cong băng trong xã hội của sự phân phối đó là sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Hai là, phân phối theo vốn và các nguồn lực khác ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng các hình thúc sở hữu và các hình thức tổ chức, kinh doanh. Do đó, ngoài hinh thúc phân phối theo lao động, trong thời kì quá độ còn tòn tại các hình thức thu nhập khác. dó là:
Trong các đơn vị kinh tế tập thể bậc thấp có sự kết hợp phân phối theo vốn và theo lao động
trong thành phần kinh tế tiểu chủ thì thu nhập phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất ,vốn đầu tư sản xuất và khả năng sản xuất kinh doanh của chinh nhũng người lao động
trong kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước ,việc phân phối dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần , sở hữu sức lao động ,sở hữu tư bản ...
ba là,phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội.
Để nâng cao mức sống vật chất của nhân dân, sự phân phối thu nhập còn được thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. Sự phân phối này có ý nghĩa hết sức qua trọng vì nó góp phần:
phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của moi thành viên trong xã hội;
nâng cao mức sống toàn dân, đặc biệt đối vơi những người thu nhập thấp
giáo dục ý thúc cộng đồng , xây dựng chế độ xã hội mới.
Thưc trạng phân phối thu nhâp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Thực trang và giải pháp tiền lương ở nước ta
a) Thực trạng chính sách tiền lương ở nuớc ta
Tiền lương là hình thức thu nhập tương ứng với nguyên tắc phân phối theo lao động
Nhận định chung về chính sách tiền lương của công nhân viên chức trước tháng 9/1985
Chế độ tiền lương đến trước tháng 9/1985 là chế độ tiền lương ban hành năm 1960 và được bổ sung năm 1963 băng chế độ cung cấp một số mặt hàng thiết yếu định lượng theo tem phiếu. Nói cách khac lương mang tinh chất hiện vật. đồng thời nhà nước duy trì chế độ bán cung cấp về nhà ở, điện, nước sinh hoat. Nhìn chung, chế độ lương trong thời kì này, vừa bằng tiền vừa bằng hiện vật với giá quá thấp, vừa chăp vá và bình quân kéo dài quá lâu, nên đã gây nhiều tiêu cực, trong tỏ chức, quản li lao động, trong lĩnh vực phân phối lưu thông không thê phát huy hết tiem lực sáng tạo của những người lao động cũng như các tập thể sản xuất.
Diễn biến quá trình điều chỉnh tiền lương sau khi ban hành Nghị định 235/HĐBT
Sau khi có nghị định 235/HĐBT, nhà nước tếp tục có những biện pháp về tiền lương cụ thể như sau:
- Năm 1986: 2 lần điều chỉnh tiền lương danh nghĩa bằng chế độ phụ cấp đắt đỏ 15% và 40%. Ngoài ra, áp dụng trở lại bán 6 mặt hàng định lượng (gạo, thịt, nước mắm, nước mắm, đường, chất đốt và xà phòng) theo giá thấp và theo 3 nhóm mức lương.
- Năm 1987: trợ cấp thêm bằng 100% trên mức lương cấp bậc(chức vụ) từ tháng 5 đến tháng 9/1987. từ tháng 10/1987 điều chỉnh lại mức lương theo giá một số mặt hàng tính lương. đối với các đơn vị sản xuất kinh doanhhệ số điều chỉnh bằng 13-15 lần, hành chính sự nghiệp băng 10-68 lần , các lực lượng vũ trang băng 11-51 lần
- Năm 1988; sau khi điều chỉnh thống nhất hệ số tiền lương của công nhân viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang lên13-15 lần , nhà nước còn thực hiện 3 lần phụ cấp với mức 30%, 60%, 90%trên tiền lương dã tính lại theo hệ số 13-15 lần . đồng thời duy trì 6 mặt hang nhưng khong bán theo giá thấp mà chỉ để tính bù giá vào lương theo sát giá thị trường
- Năm 1989, tiền lương, trợ cấp,sinh hoạt phí của người hưởng lương và đối tượng chính sách xã hội được tính lại trên cơ sở mức lương tối thiểu là 22.500đ/tháng theo quyết định số 202/HĐBT và 203/HĐBT ngày 28/12/1989. đối với các đơn vị sản xuất kinh doanhthì tiền lương tính lại chỉ làm thông số tính dơn giá tiền lương theo sản phẩm hoặc dịch vụ và tính nộp bảo hiểm xã hội ; còn quĩ lương đơn vị , mức thu nhập thực tế của mỗi cán bộ công nhân viên cũng như phân phối và hạch toán giá thành vẫn thực hiện theo đúng các quyết định 217HĐBT và nghị định 50/HĐBT của hội đồng bộ trưởng. Mặc dù chỉ số tăng giá lương vào khoảng 204.5 lần nhưng chỉ số giá tinh cho 44 mặt hàng trong cơ cấu lương tối thiểu đã tăng xấp xỉ 700 lần.
- Năm 1990 bù giá những mặt hàng nhà nước điều chỉnh giá( điện, dàu thắp sáng ), bổ sung sửa đổi một số chế đọ bất hợp lí qui định tại nghị định235/HĐBT; bổ sung một số chế độ đối với một số đối tượng chính sách xã hội.
- Tháng 5.1993,Đảng,Nhà nước tiến hành cải cách tiền lương, ban hành hệ thống lương mới theo hướng , thiết lập hệ thống tiền lương theo hệ số với mức lương tối thiểu la 120000 đồng/tháng, tương đương vói 60 kg gạo đảm bảo cho mỗi người 2100 calo/ngày... nhưng mức lương tối thiểu này không thể duy trì được năng lực lao động cho banr thân người lao động chưa nói gì tới việc nuôi con cái và học hành. Do đó đầu năm 2000, Nhà nước đã nâng mức lương tối thiểu lên 180000 đồng/tháng, đến năm 2001, mức lương này được nâng lên 210000 đồng/tháng, năm 2003 nâng lên 290000 đồng/ tháng, năm 2006 là 360000 đồng/tháng, năm 2007 là 450000 đồng/ tháng, năm 2008 là 540000 đồng/tháng. Sở dĩ phải nâng mức lương tối thiểu lên một cách liên tục là để bù vào sự trượt giá vào lương nhằm đảm bảo lương thực tế cho người lao động
Ngoài việc tiền lương thực tế bị hạ quá thấp, hệ thống tiền lương còn bộc lộ sự chênh lệch bất hợp lí giữa lương của các loại lao động, của các ngành nghề các đơn vị khác nhau. thí dụ có trương hợp thu nhập của lao động giản đơn cao hơn thu nhập của lao động phức tạp; thu nhập của doanh nghiệp trung ương cao hơn thu nhập của doanh nghiệp đia phương... Điều này được phản ánh qua số liệu diều tra về tiền lương của 637 doanh nghiệp do sở lao động thương binh xã hội thành phố Hồ Chí Minh tiến ành năm 1999: doanh nghiệp Nhà nước trung ương 1,5-1,9 triệu đồng/ người/ tháng, con số đó đối với các doanh nghiệp thành phố là 1-1,5; doanh nghiệp Nhà nước quận, huyện là 0,6-0,8, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài la 0,975, đơn vị hành chính sự nghiệp là 0,6-0,8.
Tính chung từ năm 2003-2007 đã qua 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu bình quân tăng 38,2%, trong khi giá tiêu dùng tăng 6,8%/năm, GDP bình quân tăng 7,96%/năm, giá tiền công bình quân tăng 10%/năm.
Về thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp, qua điều tra 1000 donh nghiệp, 10000 lao động thuộc 12 tinh thành phố trực thuộc trung ương cộng với số liệu của các tổng công ty hạng đặc biệt, các tập đoàn kinh tế đạt gần 4 triệu đồng/tháng, trong doanh nghiệp doanh dân đạt 1,85 triệu đồng/tháng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2,5 triệu đồng/tháng. Có một thực tế là tiền lương thấp nhất bình quân thực trả cho các doanh nghiệp năm 2007 đều cao hơn so với qui định của Nhà nước khoảng 1 triệu đồng/tháng.
Theo Vụ Tiền lương, tiền công( Bộ LĐTB&XH), mức lương tối thiểu nói chung còn thấp, chưa đạt mục tiêu đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực doanh nghiệp chưa được điều chỉnh theo nguyên tắc thị trường , cơ bản vẫn phụ thuộc ngân sách nhà nướ, ngoài ra đó là sự phân biệt theo loại hình doanh nghiệp tạo ra sự chênh lệch, không bình đẳng. Hệ thống bảng lương của công ty nhà nước chưa trở thành thước đo giá trị để trả lương cho người lao động mà chỉ là cơ sở dể hưởng đống bảo hiểm xã hội.
Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, mới chỉ có khoảng 305 đăng kí bảng lương theo qui định, nhiều doanh nghiệp chỉ đăng kí để đối phó, xây dựng bảng lương không theo qui định, kéo dài số bậc lương, có trường hợp tới hơn 40 bậc lương, khoảng cách bậc lương quá thấp chỉ khoảng 2-3%, gây thiệt thòi cho người lao động. Cơ chế phân phối tiền lương của doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường , quan hệ phân phối giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất chỉ khoảng 5-6 lần, trong khi đó trên thị trường chênh lệch hàng chục lần, thâm chí có những ngành dịch vụ khoảng cách này là 50-60 lần.
Vụ Tiền lương, tiền công cho rằng tình trạng thiếu cơ chế phù hợp để điều tiết các yêú tố lợi thế ngành nghề khi xác định tiền lương dẫn đến nhiều công ty nhà nước lương cao không phải do năng suất lao dộng và hiệu quả kinh doanh. Tại nhiều doanh nghiệp nhà nước, vẫn ép mức tiền công của người lao động, nhất là những ngành sử duụng lao động trình độ chuyên môn không cao như da giày, dệt may, chế biến... Một số doanh nghiệp có lợi dụng chia thu nhập của người lao động thành phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng để trốn đóng bảo hiểm xã hội , không đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Về cơ chế chính sách tiền lương. nhà nước trực tiếp định mức lao động định mức tiền lương, duyệt quĩ lương , qui định thang lương , bảng lương bậc, bậc lương cụ thể cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thúc hiện chuyển sang một cơ chế mới, trong đó tiền lương đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ còn là thông só để tính toán, nhà nước chỉ không chế lương tối thiểu, không khống chế thu nhậo tối đa.
Trong khu vực hành chính sự nghiẹp, tiền lương vẫn thực hiện theo nghi định 235/HĐBT. đồng thời nhà nước cho phép các cơ quan thuộc lĩnh vực này được hoạt động dịch vụ đời sống để tăng thêm thu nhập
Các cơ quan nghiên cứu khoa học ngoài phần ngân sách nhà nước cấp , được trục tiếp kí hợp đồng với các cơ quan đơn vị có nhu cầu để tăng thêm thu nhập.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước , cố lĩnh vực chuyển nhanh như xác định tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở kinh tế , có lĩnh vực chưa chuyên lập như cơ chế kiểm soát và diều tiết tiền lương, thu nhập của nhà nước khi các đơn vị kinh tế chuyên sang kinh doanh,...
Trong các đơn vị sản xuát kinh doanh vẫn đồng thới tồn tại song song hai kiểu hạch toán : tổng doanh thu trừ tổng chi phí và đơn giá tiền lương trên đơn sản phẩm. Kiểu hạch toán này dẫn đến lãi thì xí nghiệp hưởng , lỗ thì Nhà nước chịu.
Chính sách tiền lương theo nghị định 235/HĐBT chỉ giữ được thời gian ngắn, sau đó tiền lương thực tế bắt đầu giảm manh và giảm liên tục. Trên thực tế diễn ra tình trang tốc đọ tăng lương danh nghĩa chậm hơn tốc độ tăng giá.
Từ năm 1993 đến nay, mức tăng giá đã tăng 1,79 lần, mức tăng GDP là 2,21 lần, mức tăng dân số là 1,15 lần.nếu tính ra mức tăng lương phải đạt 3,42 lần mới có thể tương đương với mức tăng giá và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. nhưng nếu tính cả mức tăng lương vao 1/10 sắp tới thì chỉ đạt 2,42 lần thấp hơn con số 3,42 nêu trên là 17%. Như vây tính trên mặt bằng kinh tế chung thì người làm công ăn lương đã nói chung bị thiệt. Vấn đề đặt ra ở đây là cứ khi nao tăng lương thì giá cả lại tăng trước. tinh từ năm 1993 nước ta đã thực hiện 5 lần tăng lương, trung bình mỗi lần khoảng 20%, mức tăng này thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát tính từ lần tăng trước nhưng lại cao hơn gáp 2 lần mức tăng trưởng cộng với lạm phát năm trước đó.
Trước tình hình biến động của giá làm cho tièn lương thực tế , đời sống dân cư ngày càng sa sút đã gây ra phản ứng của các đối tượng trong xã hội . cu thể như sau:
- ở bộ máy nhà nước các cấp:mặc dù nhà nước trung ương đã có biện pháp che chắn, kiểm soát liên tục, nhưng các nhà nước địa phương đã có nơi tự ý định lại mức lương tối thiểu ví dụ Long An nâng lên 2 lần , Vũng Tau nâng lên 1,5 lần ... không theo chính sách chung
- ở các đơn vị sản xuất - kinh doanh; dựa vào quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và những sơ hởcủa cơ chế quản lí đang trong bước giao thời, đều tìm mọi cách tăng thu nhập cho mình. Nhiều xí nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng thu nhập của họ vẫn cao.
Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh,có thể phâ ra 3 loại xí nghiệp:
+ loại xí nghiệp làm ăn thực sự có lãi , có điều kiện phát triển chưa nhiều .
+ loại này lương và thu nhập thực sự gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. điều đáng quan tam là khi thu nhập của họ quá cao cũng không bị điều tiết.
+ Loại xí nghiệp ở trang thái bấp bênh, nay lãi, mai lỗ ,sản xuất không ổn định. Loại này thường tìm mọi cách để tăng thu nhập, thậm chí xí nghiệp đang lỗ mà thu nhập của người lao động vẫn cao, nguồn thu nhập này được tạo ra một cách không chính đáng.
+ Loại xí nghiệp lam ăn thua lỗ liên tục, thiếu việc làm, có nguy cơ giải thể , thu nhập của người lao động thực chát là ăn dần vào vốn cho đến khi toàn bộ tài sản bị khánh kiệt, nhưng không chịu phá sản như các xí nghiệp tư doanh.
+ ở các đơn vị hành chính sự nghiệp: phải thực hiện theo Nghị định 235/HĐBT nhưng lại được nhà nước cho phép mở ra các hoạt động dịch vụ đời sống đủ loại để tăng thu nhập.
toàn bộ những thực tế này đã tạo nên sự chênh lệch về thu nhập rất lớn .
+ ngoài cán bộ công nhân viên chức nhà nước trong khi mức lương tối thiểu do nhà nước qui định là 22.500đ/tháng , thì ngoài xã hội tiền công lao động trả cho lao động bình thường từ 3000-5000đ, lương kĩ thuật15000-20000đ/công. trong khi Nhà nước qui định tiền lương tối đa bằng 3,5 lần tiền lương tối thiểu, thì ngoài xã hội đang thực hiện băng 7-8 lần. đặc biệt ở khu vực này tiền công đã được tiền tệ hóa hoàn toàn và đã tính đến quan hệ cung cầu về lao động
Ngoài những phản ứng trên, nhà nước còn thực hiện sự phân phối gián tiếp qua ngân sách cho công nhân viên chức. ví dụ vấn dề phân phối nhà ở tuy đã có quyết định 150/ CP, nhưng khi thực hiện lại rất tùy tiện;chế độ trang cấp đồ dùng gia đình, chế độ chi cho phương tiện, thì tùy từng địa phương , từng đơn vị cũng thực hiện khác nhau không thông nhất.
Từ sự phân tích khái quát cho phép chúng ta rút ra một số kết luận sau:
+ việc giải quyết vấn đề tiền lương ở ta trong thời gian qua chưa phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang hoạt động trong một thị trương thống nhất.
+ tiền lương đó chưa thực sự là thước đo giá trị-sức lao động , chưa đảm bảo tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động không ngừng , chưa trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động làm công ăn lương. điều đó dẫn đến một hiện tượng là trong một thời gian dài (vài thập niên vừa qua ) hàng chục triệu người lao động làm việc với một động lực mờ nhạt, không tha thiết với công việc. Nói cách khác tiền lương chưa thực sự trở thành đòn bẩy kích thích người lao động làm việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao.
+ Tiền lương vừa mang tính chất bình quân, vừa mang tính bao cấp. Mặc dù từ giữa cuối năm 1993 chúng ta triển khai thí điểm chính sách tiền lương mới nhưng trong nó vẫn đang chứa đựng nhiều điều bất hợp lí đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết.
+ Trong nhiều năm chính sách tiền lương và các chính sách kinh tế xã hội như nhà ở, phân phối điện, nước sinh hoạt... có liên quan mật thiết với nhau. Song trong quá trình giải quyết vấn đề tiền lương chưa tính toán cân đối với từng chính sách một cách cụ thể, do đó phát sinh nhiều hiện tượng mâu thuẫn khó giải quyết gây ra sự bất bình dẳng lớn trong xã hội
+ Nhà nước chưa thực sự hoàn toàn làm chủ trong việc kiểm soát và quản lí tiền lương và thu nhập nói chung của người lao động.
b)Nguyên nhân của tình hình trên:
lương tối thiểu được tính toán chỉ dựa theo yêu cầu đảm bảo tái sản xuất
sức lao động, dựa trên cân đối kế hoạch của các yếu tố đảm bảo, chưa tính đến biến động của chúng trong quá trình thực hiện , không xác định được mức sống tối thiểu đang tồn tại trong xã hội ở thời điểm đó.
Bội số tiền lương không phải là thước đo chung cho toàn xã hội cho toàn xã hội, quan hệ tiền lương không phản ánh quan hệ thu nhập chung trong toàn xã hội. Toàn bộ chính sách tiền lương chỉ áp dụng cho công nhân viên chức nhà nước và một số đối tượngđặc biệt, không có tác động đối với lao động xã hội, với người nước ngoài thuê lao động ở Việt Nam, với những người có chức vụ cao hơn bộ trưởng. Một bộ phận khá lớn chi tư ngân sách Nhà nước cho CNVC được để ngoài lương như nhà ở, bảo hiểm...
Từ một hệ thống tiền lương thống nhất khi cho khu vực sản xuất kinh doanh chuyển sang cơ chế mới, thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh là đúng. Nhưng tiền lương do nhà nước qui định chỉ còn là thông số tính toán, nhà nước lại không khống chế thu nhập tối đa trong khi nhà nước chưa có công cụ kiểm soát và điều tiết, chưa có luật chống độc quyền...
Chưa phân biệt rõ quyền tự chủ của xí nghiệp và kiểm soát và điều tiết của nhà nước về mặt tiền lương và thu nhâp.
Việc thực hiện các chính sách điều chỉnh lương thương thiếu đồng bộ và không thống nhất. Đặc biệt là những tác động của chính sách giá-lương-tiền năm 1985 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương làm xuất hiện những chênh lệch quá đáng, bất công xã hội trong tiền lương và thu nhập của các loại lao động.
c) Những giải pháp cơ bản về vấn đề tiền lương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Việc không ngừng đổi mới hoàn thiện chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong hệ thống các quan hệ phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay. Sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đổi mới đã đặt con người vào vị trí trung tâm. Họ có thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, khi lợi ích kinh tế của họ được đảm bảo trước hết là tiền lương và nói rộng hơn là thu nhập. chính vì vậy để phát huy hết khả năng sáng tạo của nhân tố con người trong nền kinh tế , tất yếu và trước hết phải giải quyết vấn đề tiền lương - với tư cách là một trong những hình thức phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay
Hệ thống các quan điểm cơ bản đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam
tiền lương tối thiểu có đảm bảo phải là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền lương mới.
nội dung cơ bản của đổi mới các chính sách tiền lương phải là thay đổi kết cấu lương ( lương tối thiểu , tiền tệ hóa tiền lương...) và thay đổi cơ chế tiền lương ( nhà nước kiểm soát điều tiết mức lương tối thiểu, tiền thưởng...)
phải xây dựng lại hệ thống tiền lương trên cơ sở tách hệ thống tiền lương cũ ra thành hệ thống tiền lương riêng biệt cho khu vực hành chính Nhà nước , khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực sự nghiệp và lực lượng vũ trang theo tính chất lao động, vị trí và hình thức tổ chức và quản lí lao động cơ chế hình thành nguồn tiền lương và mô hình phân phối tiền lương
Xây dưng cơ chế quản lí tiền lương mới phải đảm bảo vừa tăng cường vai trò quản lí điều tiết vĩ mô của nhà nước, vừa mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị cơ sở,
Tiến hành lại công cuộc phân công lao động xã hội trên phạm vi toàn xã hội, tinh giảm biên ché trong khu vực nhà nước. Trước hết thực hiện khẩn trương mạnh mẽ chủ trương sắp xếp lại lao động trong cả hai khu vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp, coi dó là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới tiền lương. chỉ có như vậy mới làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đi vào cơ chế tị trường, làm ăn có hiệu quả,, các đơn vị hành chính tăng cường hiệu lực của bộ máy, nâng cao chất lượng công tác.
Đổi mới chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, phải tính đến các quan hệ cơ bản trong tiền lương và những cân đối trong nền kinh tế, đặc biệt là quan hệ giữa việc làm, tiền lương, thu nhập; giữa cung và cầu lao động trên thị trường; giữa sức mua và nhu cầu hàng hóa có khả năng thanh toán, quan hệ giá, lương, tiền... tất cả các quan hệ đó phải được giải quyết theo một quan điểm động.
Tiền lương là vấn đề kinh tế xã hội phức tạp liên quan trực tiếp đến việc làm và đời sống của hàng chục triệu người. Vì vậy, viêc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền lương luôn cấp bách và thiét thực nhưng rất khó khăn.cho nên chúng ta phải giải quyết một cách thận trọng khong nóng vội.
Các giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề tiền lương ở Việt Nam
Những tồn tại nêu trên đã đặt ra cho công cuộc cải cách tiền lương nhiều vấn đề cần phải xử lí đê làm cho tiền lương thực sự là một đòn bẩy kunh tế và là động lực khai thác nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội. để đạt được điều này, trong thiết kế tiền lương cần phải quán triệt một số quan điểm. Trước hết phải nhận thức đúng vai trò của tiền lương trong kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiền lương là yếu tố của sản xuất, là giá cả của lao động thông qua thỏa thuận giữa những người lao động thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên cần phải tuân thủ nguyên tắc phân phối dưa trên kết quả lao động, chênh lệch thu nhập của những người lao động thuộc các thành phần xã hội phải có quan hệ hợp lí thông qua các cơ chế phù hợp. Bên cạnh đó chính sách tiền lương phải tăng cường vai trò đòn bẩy kinh tế - xã hội và phải đảm bảo bình đẳng trong phân phối, đảm bảo cho mọi người lao động được trả lương tương ứng với khả năng làm việc của họ.
Đối với những người làm công ăn lương thì tiền lương phải là nguồn thu nhập chính để nuôi sống họ, từ họ có thể hoàn toàn an tâm và say mê với nghề nghiệp. Vì vậy việc giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ có tác dụng kích thích sản xuất phát triẻn , ổn định và cải thiện đời sống không chỉ với gia đình của cán bộ cong nhân viên mà còn ảnh hưởng đến mức sống chung của toàn xã hội. Trên nghĩa đó,việc giải quyết tốt vấn đề tiền lương trong khu vực nhà nước còn có tác dung to lớn hướng đạo tiền công ra ngoài khu vực quốc doanh. chính vì vậy cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương
Phải làm cho tiền lương trở thành giá cả của sức lao động
Hiện nay ở Việt Namthị trường sức lao động đang được hinh thành, sức lao động cũng trở thành hàng hóa, người lao động có quyền chọn lựa nơi làm việc đáp ứng các nhu cầu và khả năng của mình theo đúng hợp đồng lao động. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương thực sự là giá cả của sức lao động, điều đó đòi hỏi phải tính đúng tính đủ giá trị sức lao động để làm cơ sở cho việc xác định mức tiền lương. Muốn vậy,mức lương cho người lao động phải thể hiện trình độ học vấn, tay nghề, quá trình lao động, lao động giản đơn hay lao động phức tạp. mức lương đó phải thõa mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động, đảm bảo cho người lao đọng sống đủ... Chỉ trên cơ sở như vậy tiền lương mới khuyến khích người lao động luôn nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích thế hệ trẻ ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa , khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường
Để cho tiền lương thực sự trở thành một đòn bẩy thúc dẩy người lao động làm việc với sức sáng tạo cao, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương. Trong việc xác định tiền lương cần quán triệt các quan điểm sau đây:
+ Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, nó phải là bộ phậnthu nhập chủ yếu của người lao động
+ Tiền tệ hoa tiền lương một cách triệt để ( xóa bỏ tận gốc các khoản bao cấp trong phân phối )
+ mức lương phải găn liền với trình độ phát triển kinh tế và xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu lao động, mức cống hiến của từng các nhân, sự biến đọng của giá cả vả lạm phát
+ Chống chủ nghĩa bình quân trong việc trả công lao động
Để hoàn thiện giải quyết vấn đề tiền lương cần xác định hợp lí mức tiền lương tối thiểu. Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống cho người lao động và trỉơ thành lưới an toàn chung cho người lao động trong xã hội , không phân biệt khu vưc hay thành phần kinh tế
+ Tiền lương tối thiểu ở đây được hiểu là tiền lương tối thiểu có đảm bảo , tức là một mức lương có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Tuy nhiên mức sống của con người phải phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Mức lương đó phải đảm bảo tính toán đầy đủ các yếu tố cần thiết của quá trình tái sản xuất sức lao động ( cả về sinh lí, nhân văn và các quan hệ xã hội).
+ Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tính thống nhất sẽ tao điều kiện để giữ vững vai trò điều tiết của nhà nước và phát huy quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực lao động. Tiền lương tối thiẻu thống nhất là công cụ cần thiết để bảo hộ sức lao độngcho những người lao động ko phân biệt họ là thành phần kinh tế nào.
+ Nhà nước cần sớm luật pháp hóa tiền lương tối thiểu nhằm ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp giữa chủ và thợ, buộc những người chủ lao động phải tìm cách khác để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ người làm công ăn lương. Việc luật pháp hóa tiền lương tối thiểu bao gồm việc xác định mức tiền lương cụ thể và phải điều chỉnh nó trong từng thời kì theo đà phát triển của sản xuất và mức tăng năng suất lao động, đồng thời cũng điều chỉnh trong thời gian những mức lương tối thiểu áp dụng cho từng vùng khác nhau.
+ Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể là các doanh nghiệp quốc doanh, nguồn tiền để chi trả không phải từ ngân sach mà phải từ kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Ngân sách nhà nước phải tiếp tục thực hiện việc cắt hẳn các khoản chi phí bao cấp về tiền lương và thu nhập. Các doanh nghiệp này sau khi bù đắp các khoản chi phí , hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, tổng thu nhập còn lại của doanh nghiệp do doanh nghiệp toàn quyền sử dụng phân chia cho các quỹ xí nghiệp. Nhà nước cần thực hiện việc kiểm soát và điều tiết Tổng thu nhập của doanh nghiệp.
+ Trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp: Nhà nước trả lương phải trên cơ sở biên chế nghiêm ngặt và tiếp tục thực hiện khoán quĩ lương.
Trong lĩnh vực này thực hiện khoán quĩ lương theo khối lượng công việc. Nếu thực hiện mạnh mẽ việc sang lọc sa thải và thực hiện tuyển dụnglại theo qui chế mới với phương châm chú ý chất lượng, trình độ, hạn chế dần số lượng tiến tới tinh giảm bộ máy hành chính nhà nước đến mức tối ưu. Cũng trong lĩnh vực này có một số bộ phận có thêm nguồn thu ví dụ như hoạt động y tế, nghiên cứu khoa học,... thì nhà nước cần có qui định riêng để một mặt tăng thu cho ngân sách, nặt khác khuyến khích các hoạt động này phát triển.
Cuối cùng, chính sách tiền lương phải được đặt trong tổng thể các cải cách kinh tế - xã hội liên quan mà trước hết là chính sách tài chính trong các doanh nghiệp. đồng thời phải ban hành các chính sách hiệu quả hợp lí , thực hiện các chính sách điều tiết thu nhập thông qua nhiều biện pháp vĩ mô khác nhau, đảm bảo sự cân đói ngang và dọc về mặt tiền lương, thu nhập giữa các ngành nghề , khu vực, dung hòa được lợi ích của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động trong chính sách phân phối
2. Thực trạng và các giải pháp về lợi nhuận trong nền kinh tế Việt Nam
a) Lợi nhuận với tư cách là thu nhập của nhà kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường cái mà các nhà kinh doanh quan tâm trước hết là lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh được thể hiện chủ yếu ở lợi nhuận nhiều hay ít. Lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí sản xuất. Để đạt được lợi nhuận tất yếu các nhà sản xuất kinh doanh phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau tìm mọi cách giảm chi phí để thu được lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường , lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh ngoài phần thu nhập là tiền lương còn khoản thu nhập khác đó là lợi nhuận và phần này ngày càng tăng lên và chiếm ưu thế trong tổng thu nhập. Tổng thu nhập mà mỗi người lao động nói chung, mỗi nhà sản xuất kinh doanh nói riêng phản ánh kết quả lao động. vì vây đẻ thúc đẩy tăng trươngr kinh tế cần không ngừng cải tiến cơ chế quản lí và các chính sách kinh tế, trong đó có chính sách phân phối lợi nhuận.
b)Thực trạng về vấn đề lợi nhuận
- Thời kì trước năm 1989: Nhà nước chưa đặt các doanh nghiệp hoạt động
trong mối quan hệ trực tiếp với thị trưòng. Kinh phí do nhà nước cấp, sản xuất kinh doanh thua lỗ có nhà nước bù , sản xuất tiêu thụ do nhà nước định đoạt và lo liệu. tính quan liêu bao cấp gây lãng phí rất lớn . điều đó dẫn đến kinh tế tăng trưỏng chậm và hiệu quả thấp. Quan điểm cho rằng kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, nhà nước đã thực hiện ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp quốc doanhgây ra sự ỷ lại của các doanh nghiệp đó vào nhà nước. Bên cạnh đó, cơ chế hình thành và phân phối thu nhập nói chung và phân phối lợi nhuận nói riêng không phù hợp gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Trong một thời gian dài chung ta chưa chú ý đúng mức đối với đòn bẩy lợi nhuận. Lợi nhuận chưa được coi là động lực chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng trong nhiều năm trước đây do quá nhấn mạnh phát triển kinh tế quốc doanh và phát triển nó một cách tràn lan không có sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa các ngành, các doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp ngay càng tạo ra nhiều lợi nhuận nhiều doanh nghiêp lại ngày càng làm ăn thua lỗ. Có thể khẳng định trong một thời gian dài phạm trù lợi nhuận đã xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam nhưng chưa thực sự được coi là hình thức thu nhập đối với người sản xuất kinh doanh. điều đó đã làm mất đi động lực thúc đẩy đòn bẩy lợi nhuận, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của các dơn vị sản xuất kinh doanh.
- Thời kì từ năm 1989 đến nay
Từ năm 1989 đến nay nền kinh tế việt nam đã có những chuyển biến quan trọng trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Để đưa nền kinh tế dần đi vào hoạt động có hiệu quả nhằm phát huy các tiềm năng vốn có trong và ngoài nước, trong đó có sức sáng tạo của quần chúng, của các nhà kinh doanh giỏi, nhà nước đã đưa nhiều chính sách kinh tế nhằm từng bước tạo lập môi trường kinh doanh và buộc các doanh nghiệp phải hoạt động trong mối quan hệ trực tiếp với thị trường, phải chuyển sang hạch toán kinh doanh thực sự. để thực hiện được điều đó nhà nước mở rộng quyền tự chủ cho các doanh ngghiệp trong kinh doanh , khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật.
Mặc dù đã có sự sắp xếp bố trí lại doanh nghiệp nhưng số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vẫn còn nhiều đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương. điều này buộc Nhà nước phải thực hiện hỗ trợ, tạo diều kiện cùng doanh nghiệp khắc phục tình trạng đình đốn , suy thoái ngừng trệ trong kinh doanh. Nhà nước đã áp dụng một ssó biện pháp sau đây:
+ Tập trung chỉ đạo thanh toán tình trạng nợ dây chuyền và chiếm dụng vốn lẫn nhau của các đơn vị kinh tế nhà nước
+ Cho doanh nghiệp vay vốn tín dung với lãi suất ưu đãi
+ Trợ giá cho một số ngành công nghiệp nặng
+ Tính toán lại mức thu nhập quốc doanh; tạm hoãn hoặc miễn thu quốc doanh đối với các doanh nghiệp đang thực sự gặp khó khăn.
Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước qui định và cho pháp các doanh nghiệptính lợi nhuận theo cấu thnhf giá thành và lợi nhuận đó là lãi bình quân. Theo quy định này, khi hạch toán, các doanh nghiệp được phép tính 6% lãi, 5% thuế vào giá thành. Tổng số lợi nhuận nhà nước thu 40%, tổng số lợi nhuậnvượt địng mức nhà nước chỉ thu 20%. Tình hình này đã dẫn đến một nghịch lí là các doanh nghiệp tìm mọi cách để biến tướng để phải nộp ít nhất và hưởng nhiều nhất.. trường hợp này dẫn đến tăng quĩ lương và quĩ bảo hiểm xã hội. Nhưng mức tăng này luôn nhỏ hơn mức lợi nhuận phải nộp. Cụ thẻ tỉ lệ nộp bảo hiểm xã hội:17% quĩ lương nhưng thực ra trong số này 5% trả cho doanh nghiệp và công nhân viên chức, nhà nước chỉ thu 12% lợi nhuận. Với cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận như vậy tất yếu đã dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền thì cán bộ công nhân viên có thu nhập rất cao nhưng một số doanh nghiệp khác thì thưòng xuyên thua lỗ thậm chí phá sản. chính sách, cơ chế hình thành và phân phối thu nhập còn nhiều hạn chế, bát hợp lí nên đã tạo ra sự bất bình đăng lớn trong xã hội. Khi chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất hiện và đang góp phần làm sôi động nền kinh tế. Nhìn bề ngoài các doanh nghiệp này hoạt động rấ hiệu quả và thu nhập của những người làm công ăn lương ở đây rất cao và thậm chi cao gấp nhiều lần so với thu nhập của các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên chúng ta cần phải chỉ ra một tình hình khác thuộc góc độ quản lí. Thực ra Nhà nước chưa quản lí được thu nhập của các doanh nghiẹp ngoài quốc doanh, vì vậy chưa có căn cứ chính xác để tính thuế.
Như vậy , cơ chế phân phối ở nước ta chưa đủ động lực để kích thích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. chính vì vậy để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tất yếu phải đổi mới cơ chế phân phối lợi nhuận ở nước ta.
c) Giải pháp về lợi nhuận nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
- thực hiện nhất quán quan điểm kết hợp hài hòa các loại lợi ích kinh tế trong sự phát triển kinh tê. Các mối quan hệ kinh tế cần được giải quyết tốt trong phân phối thu nhập , nhằm tao ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đó là:
+ quan hệ lợi ích kinh tế giưa người lao động, tập thể, nhà nước
+ quan hệ lợi ích kinh tế giữa các ngành kinh tế, các vùng, các địa phương với nhà nước
+ quan hệ lợi ích kinh tế giữa các thành phần kinh tế với nhau
+ quan hệ giữa tích lũy tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng xã hội
- đổi mới cơ chế hình thành và cơ chế phân phối lợi nhuận
+ về cơ chế hình thành lợi nhuận: không nên xác định lợi nhuận bình quân như trước đây,nhà nước nên qui định lạitỉ lệ lợi nhuận định mức khác nhau. Nhà nước phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát để năm chính xác nguồn vốn của doanh nghiệp
+ về cơ chế phân phối lợi nhuận: phải tăng thu nhập cho người lao động vì đây là động lực chủ yếu của sự phát triển. Nhà nước nên dành dành phần lớn thu nhậpcho doanh nghiệp và người lao động. Muốn vậy nhà nước chỉ nên thu phần lợ nhuận trong lợi nhuận định mức. Phần lợi nhuận ngoài định mức, Nhà nước nên đẻ doanh nghiệp nhà nước toàn quyền sử dụng. Trong 60% lợi nhuận định mức để lai cho doanh nghiệp không nên chia đều cho 3 quĩ: quĩ phát triển sản xuất, quĩ khên thưởng và quĩ phúc lợi mà nên tăng tỉ lệ quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi để giải quyết tốt lợi ích của người lao động nói chung.
3) Thực trạng và giải pháp về địa tô
Địa tô là thu nhập của chủ sở hữu ruộng đất . địa tô bao gồm địa tô chênh lệch địa tô tuyệt đối ,địa tô độc quyền.
a) Thực trạng phân phối địa tô
Phân phối địa tô chênh lệch
phân phối địa tô chênh lệch 1:
+ phân phối địa tô chênh lệch 1 qua giá thu mua được thưc hiện theo cơ chế 2 giá: giá nghĩa vụ và giá khuyến khích. Giá khuyến khích được Nhà nước ấn định cao hơn giá nghĩa vụ nhưng không nhiều. Cơ chế nay tồn tai trong thời kì chiến tranh và hòa bình cho đến khi thực hiện khoán 10
+ phân phối địa tô chênh lệch 1 qua thuế nông nghiệp: căn cứ hạng đất để tính thuế, dựa vào năng suất trung bình đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường của cây trồng, thực tế thu cả thuế sử dung đất và thuế hoa lợi trên đất. điều đó dẫn đến không khuyến khích đầu tư, thâm canh phát triển sản xuất, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Biểu thuế bất hợp lí , thể hiện ở chỗ nơi nào có điều kiện sản xuất thuận lợi sau khi nộp thuế cho nhà nước thu nhập còn lại vẫn cao hơn rất nhiều so với nông dân vùng đất xấu và điều kiện sản xuất khó khăn
phân phối địa tô chênh lệch 2: thông qua phân phối nguồn thu quá thấp qua thủy lợi phí , mặc dù tỉ lệ rất thấp so với đầu tư
- phân phối đia tô tuyệt đối: về thực chất nhà nước thu địa tô tuyệt đói, nhập cục với các loại địa tô khác và đưa tất cả vào thuế
b) Những kiến nghị về vấn đề địa tô hiện nay
- Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp nói chung và phân phối địa tô nói riêng nổi lên hàng loạt vấn đề lí luận và thực tiễn hết sức cấp bách . đặc biệt là vấn đề sở hữu ruộng đất. Trong hiến pháp và luật đất đai nêu rõ"đất đai là sở hữu toàn dân nghĩa là người nông dân chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu nhưng trên thực tế có sự mua bán đất canh tác.
- Phải đánh giá lại ruộng đất vvề mặt kinh tế và xác định giá các loại ruộng đất, đánh thuế vào tất cả các chủ thể sử dung tài nguyên đất đai
- Đổi mới chính sách thuễ phải dựa vào lí luận địa tô và tình hình thực tiễn đất đai nước ta đảm bảo cho người kinh doanh nông nghiệp ở mỗi loại đất phải được hưởng một tỉ lệ lãi tương tự như nhau.
- Về nguyên tắc căn cứ xác định thuế đất phải dựa vào hạng đất và định suất thuế trên một đơn vị diện tích theo tưng hạng đất. Mức thu cho từng định mức thuế, về giảm miễn thuế và mức động viên và tỉ lệ huy động thuế phải đảm bảo cho người sản xuất kinh doanh nông nghiệp yên tâm đầu tư sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo tỉ lệ hợp lí trong phân phối kết quả sản xuất.
- Phân biệt rõ hai loại thuế đất và thuế hoa lợi.
-Tăng thu và phân phối địa tô chênh lệch 2 qua thủy lợi phí và những công trình đầu tư trong nông nghiệp để tái đầu tư trong nông nghiệp, để tái đầu tư nhanh hơn.
- Cần có chính sách thuế và các chính sách khác để khuyến khích phục hồi, mở mang phát triển đối với những cây, con, những hàng truyền thống.
Những kiến nghị chung về phân phối thu nhập ở việt nam
Để giải quyết đúng đắn vai trò của phân phối thu nhẩp trong nền kinh tế thị trường trước hết phải quán triệt đặc trưng và nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hiện nay nước ta đang chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trưòng có sự quản lí của nhà nước. nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn nhiều ý kiến khác nhau về mô hình kinh tế này. Bình đẳng là đặc trưng chung của mô hình CNXH tuy nhiên việc hiểu về bình đẳng còn hết sức khác nhau. Trong phân phối thu nhập, bình đẳng khác với bình quân. ở đây mỗi người có quyền sở hữu về lao động, đất đai, vốn, năng lực kinh doanh đều nhận được thu nhập từ việc trả công các yếu tố sản xuất căn cứ vào mức độ đóng góp của nó vào sản xuất và được tính toán theo nguyên tăc thích hợp. đồng thời với việc trả công đúng đắn cho các yếu tố sản xuất, sự bình đăng còn được thể hiện ở việc đảm bảo xã hội cho mỗi người sao cho giàu có ngày càng tăng lên, sự nghèo khổ ngày càng giảm đi nhằm hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo. Muốn vậy, phải phân bổ hợp lí nguòn lực đầu vào và có một hệ thống điều tiết phân phối thu nhập như chương trình làm việc, phân bổ tài nguyên, chương trình giáo dục, thuế thu nhập, hệ thống bảo hiểm và trợ cấp xã hội ... Từ đó sự bình đăng trong phân phối thu nhập ở nước ta đòi hổi phải đảm bảo ba yêu cầu. Một là phải trả giá đúng đắn cho các yếu tố sản xuất theo nguyên tắc năng suất giới hạn. hai là nhà nước phải tác động tích cực tới việc phân bổ nguồn lực đầu vào thông qua chương trình phát triển linh tế - xã hội. Ba là có được hệ thống đảm bảo trợ giúp xã hội đối với người già, không nơi nương tựa, gặp rủi ro, khó khăn hoạn nạn để họ có dược mức sống bình thường tìm cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế.
Nói đến CNXH là phải nói đến nền kinh tế ngày càng phát triển ở đó có nhiều hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trong phân phối thu nhập, thu nhập của các yếu tố sản xuất, không chỉ bù đắp được những hao phí đã chi ra như hao mòn máy móc , thiết bị nhà xưởng,tiêu hao sưc lao động... mà còn thể hiện ở chỗ có được ngày càng nhiều hơn phần thu nhập giành cho tích lũy. Điều này có nghĩa là các yếu tố sản xuất được tái sản xuất mở rộng
Văn minh là sự phản ánh toàn diện các tiêu chuẩn đặc trưng của một chế độ xã hội có trình độ phát triển cao. Đó là thước đo, là tiêu chuẩn của xã hội sau so với xã hội trước. văn minh thể hiện ở mọi lĩnh vực hoạt độngkinh tế xã hội trong dó có lĩnh vực phân phối thu nhập. văn minh trong phân phối thu nhập không chỉ phản ánh ở sự phân phối ngày càng bình đẳng hơn mà còn thể hiệnở chỗ chế đọ phân phối ngày càng đáp ứng nhu cầu và lợi của con người
Từ những đặc trưng như vậy, phân phối thu nhập cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, phân phối thu nhập theo quyền sở hữu của các yếu tố sản xuất tức là người lao động nhận được tiền lương, người sở hữu đất đai nhận được địa tô, người sở hữu vốn nhận được lơi tức, nhà kinh doanh nhận được lợi nhuận
Thứ hai, phải dựa trên nguyên lí năng suất giói hạn để đánh giá mức đóng góp của các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất làm căn cứ tính toán thu nhập cho các yếu tố sản xuất
Thứ ba, phân phối thu nhập phải dựa trên thị trường thông qua hoạt động của hệ thống cung cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường nhằm đảm bảo tính linh hoạt và sự cân đối thích ứng giữa các thị trường
Thứ tư, Nhà nước thông qua các chính sách và công cụ kinh tế để tác động vào phân phối thu nhập bằng cách phân bổ nguồn lực đầu vào và điều tiết thu nhập cuối cùng của các chủ thể tham gia kinh tế thị trường
Từ đó phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc, nội dung phân phối thu nhập cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Tăng cường nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các công cụ kinh tế để điều tiết phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước phải đóng vai trò tích cực trong việc phân bổ tài nguyên, đất đai, chính sách lãi suất cho vay, chính sách xuất nhập khẩu... Để tác động phân phối thu nhập cuối cùng Nhà nước phải tác đọng tích cực vào tiền lương , lợi nhuận, địa tô thông qua các chính sách tiền lương , thuế thanh toán chuyển khoản để diều hòa thu nhập.
Nhà nước phải nắm được thu nhập của mỗi người. Muốn vậy cần phải hoàn thiện bộ máy tổ chức , quản lí của hoạt động tài chính ngân hàng để có thể nắm được và điều tiết mọi luồng vận động của tiền tệ ra vao các doanh nghiệp cũng như hộ dân cư
Xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống luật trong lĩnh vực phân phối thu nhập phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam.
C. kết luận
Phân phối thu nhập đóng vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó nối liền sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, nối liền các thị trường trong nền kinh tế. Chế độ phân phối đúng đắn góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo được sự bình đẳng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường phân phối thu nhập được xác định theo nguyên tắc sở hữu, năng suất giới hạn và phương tiện cung cầu. điều dó đảm bảo trả công và trả giá đúng đắn sự đóng góp của các yếu tố sản xuất. Song phân phối thu nhập một cách tự phát dẫn đến sự phân hóa bất bình đẳng. Vì vậy cần phải có sự can thiệp của nhà nước.
Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất. Mỗi phương thức sản xuất có qyu luật phân phối của cải thích ứng với nó. ở mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất của quan hệ sản xuất của xã hội ấy. Lí luận về phân phối có vị trí quan trọng trong kinh tế chớnh trị. Nó là vấn đề rộng lớn, liên quan đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước và nhân dân lao động. Phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế-xã hội,thự hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Lí thuyết phân phối thu nhập được nghiên cứu và vận dụng vào nước ta cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đảng và nhà nước. ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề phân phối thu nhập. đặc biệt rõ nét là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nayhàng loạt chính sách kinh tế được áp dung để giải quyết vấn đề tiền lương, lợi nhuận, lợi tức địa tô, bảo hiểm, trợ cấp xã hội... nhằm tháo gỡ những khó khăn trong phân phối lưu thông để cởi trói cho lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên vấn đề phân phối thu nhập vẫn còn nhiều hạn chê kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để phân phối thu nhập phải dựa trên nguyên tắc của kinh tế thị trường một cách triệt để.
Để giải quyết đúng đắn vai trò của phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường trước hết phải quán triệt đặc trưng và nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hiện nay nước ta đang chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trưòng có sự quản lí của nhà nước. nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn nhiều ý kiến khác nhau về mô hình kinh tế này. Bình đẳng là đặc trưng chung của mô hình CNXH tuy nhiên việc hiểu về bình đẳng còn hết sức khác nhau. Trong phân phối thu nhập, bình đẳng khác với bình quân. ở đây mỗi người có quyền sở hữu về lao động, đất đai, vốn, năng lực kinh doanh đều nhận được thu nhập từ việc trả công các yếu tố sản xuất căn cứ vào mức độ đóng góp của nó vào sản xuất và được tính toán theo nguyên tăc thích hợp. đồng thời với việc trả công đúng đắn cho các yếu tố sản xuất, sự bình đăng còn được thể hiện ở việc đảm bảo xã hội cho mỗi người sao cho giàu có ngày càng tăng lên, sự nghèo khổ ngày càng giảm đi nhằm hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo. Muốn vậy, phải phân bổ hợp lí nguòn lực đầu vào và có một hệ thống điều tiết phân phối thu nhập như chương trình làm việc, phân bổ tài nguyên, chương trình giáo dục, thuế thu nhập, hệ thống bảo hiểm và trợ cấp xã hội ...
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xa hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thưc hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vẫn còn sự tồn tại bất bình đẳng về phân phối thu nhập. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải tạo ra những tiền đề, những biện pháp để từng bước thu hẹp và xóa bỏ những bất bình đẳng đó, tiến tới một xã hội: "không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng".
Để từng bước phân phối công bằng hợp lí, cần có chính sách phân phối đảm bảo thu nhập của những người lao động có khả năng tái sản xuất sức lao động. Gắn chặt tiền công , tiền lương với năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ đảm bảo quan hệ hợp lí về thu nhập cá nhân giữa các ngành nghề . Trong thời kì qua độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phải thừa nhận có sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các tập thê, cá nhân là khách quan; mặt khác nhà nước phải hạn chế sự chênh lệch thu nhập qua đáng kể không dẫn tới sự phân hóa xã hội thành 2 cực đối lâp bằng cách điều tiết thu nhập và các giải pháp quản lí . Mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh. Dân có giàu thì nước mới mạnh , nước mạnh mới có khả năng thực hiện công băng xã hội và có cuộc sống văn minh.
Tài liệu tham khảo
1. C.Mác và PH. Ănghen: toàn tập, Nxb.Chính ttrị quốc gia, Hà Nội.4
2. Các Mác tư bản
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
4. Tạp chí triết học số 8(171), tháng 8/2005
5. Tap chí Đảng Cộng sản số 4, tháng 2 năm 2006
6. Tìm hiểu chế đô tiền lương mới.
NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1993
7. Vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Trung tâm thông tin tư liệu học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
8. giàu nghèo trong nông thôn hiện nay.
NXB nông nghiệp hà nội
9.Luật thuế sử dung đất nông nghiệp và hướng dãn thi hành
NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 1994
10. Luật thuế lợi tức và các văn bản hướng dẫn thi hành
NXB chính trị quốc gia
11. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường.
NXB thống kê
12. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập.
NXB KH-XH Hà Nội
13.Thị trường lao động và giải quyết việc làm.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Trung tâm thông tin khoa học lao động và xã hội Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7390.doc