Đề tài Phân tích ảnh hưởng của dịch SARS đến sự phát triển của du lịch Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm

Thời gian qua, chúng ta có thể thấy rằng tuy cơn bão SARS đã qua song hiện vẫn còn dư âm không nhỏ để lại gánh nặng cho ngành du lịch Bằng chứng là số lượng khách du lịch kể cả trong nước và quốc tế sụt giảm rất nhiều so với trước khi có dịch SARS. Đây là bài học quý giá cho rất nhiều nước trên thế giới khi không có sự chuẩn bị, kịp thời khắc phục. ở nước ta toàn Đảng, toàn dân cùng góp công góp sức để đẩy lùi dịch SARS và là nước đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố đã ngăn chặn được dịch SARS sau đó hơn một tháng. Nhưng không vì thế mà chúng ta xem nhẹ chủ quan, mà chúng ta phải đề cao cảnh giác sẵn snàg đối phó khi có dịch bệnh xảy ra nhằm bảo vệ cong người và nền kinh tế đất nước.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của dịch SARS đến sự phát triển của du lịch Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu chợ nông dân, chợ nông nghiệp nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh như chợ Bến Thành, Bình Tây hay chợ vỉa hè, các quầy hàng rong, nơi bán các sản phẩm nông nghiệp cũng là một phần quan trọng trong các dịch vụ du lịch ở đây. Các quầy hoa quả tươi, ray xanh, mật ong, rượu táo và các đồ uống khác và các sản phẩm ở vùng nông thôn gần đó thực sự làm cho du khách thích thú. Những hệ thống nông nghiệp điển hình là những điểm hấp dẫn đối với những người nông dân muốn đi thăm một khu nông nghiệp đặc trưng. Người Đan Mạch với ngành công nghệp sản xuất giò lợn nổi tiếng của mình rất quan tâm đến các nông trang nuôi lợn nhiều trên thế giới. Việc học hỏi kinh nghiệm canh tác trong chuyến đi có thể làm thay đổi tác phong, thái độ cư xử trong lao động. Điều này cũng có thể được coi là một ảnh hưởng tích cực của du lịch đến văn hoá nói chung. Trong các chuyến thăm quan nội địa bao gồm tham qua các cơ sở nông nghiệp như thế, khách du lịch có thể có điều kiện nhìn thấy quy trình hoạt động và sản phẩm nông nghiệp trong nước và có thể nếm thử một số sản phẩm nông nghiệp đó. Bằng các chuyến tham quan đến các miệt vườn ở Đồng bằng Nam Bộ, du khách có cơ hội thử các laọi quả chín cây tại các quầy bán gần những khu vườn cây ăn quả nổi tiếng. Công dân của một nước thường quan tâm đến hệ thống giáo dục của các nước khác. Các khuôn viên của các trường đại học của mỗi nước là điểm thu hút quan trọng đối với du khách. Trong số này có rất nhiều vùng đất đẹp ở những nơi đầy quyến rũ làm cho chuýen du lịch thoải mái và dễ chịu. Khuôn viên trường đại học Quốc Gia Mátcơva trên đồi Lênin là một ví dụ điển hình. Khu vực này không khác già một công viên lớn của thành phố với những đường phố rợp bóng cây. Những hoạt động của các trường Đại học, Trung hoc, Tiểu học cũng như các trương tư khác và hình thức tổ chức đào tạo, hướng nghiệp: là những đặc trưng của nền văn hoá khu vực đó và có thể được sử dụng ở mức đáng kể như những trung tâm thu hút khách. Các trung tâm đào tạo Đại học thường tạo ra những cơ hội thu hút các học viên từ những vùng khác nhau trong nước đó hay từ những nước khác trên thế giới. Điều này khuyến khích việc đi lại. Các hội nghị kinh doanh quốc tế của các tập đoàn công nghiệp cũng như các tổ chức giáo dục đào tạo và khoa học thường được tổ chức ở các trường đại học hoặc ở các viện giáo dục đào tạo khác. Nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế được các trường đại hoc, các viện nghiên cứu khởi xướng và tổ chức thu hút hàng ngàn người tham gia và có tiếng vang lớn. Hội thảo Việt nam học tổ chức hàng thang 7 năm 1998 là một ví dụ điển hình. Các thành tựu khoa học của một vùng hay một nước mặc dù có sức hút hạn chế hơn so với cá khía cạnh văn hoá khác nhau nhưng vẫn tạo thành một yếu tố quan trọng trong công việc thúc đẩy du lịch. Sách báo, tạp chí, sách nhỏ, tập gấp, sách bướm và các tác phẩm văn họcv.v… là những biểu hiện quan trọng của nền văn hoá của một nước. Du khách có thể đọc sách lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và lối sống cổ truyền của nơi đến thăm. Những chương trình giả trí cho du khách bằng việc tổ chức các buổi đọc thơ hay thảo luận về các cuốn sách hoặc các tác phẩm văn học tại các thư viện, trung tam văn hoá v.v… là những cơ hội để làm phong phú hiểu biết văn hoá đối với du khách. Việc quan tâm đến ngôn ngữ của một dân tộc hay một quốc gia khác là một động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Nước Pháp không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp tự nhiên, bãi biển chan hoà ánh nắng, các công trình kiến trúc đẹp mà còn bởi các tác phẩm kiệt xuất, bởi tiếng Pháp. Người làm khoa học thường có nhu cầu biết hoặc ít nhất là nghiên cứu một hai ngoại ngữ. Như vậy tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoại ngữ như tiếp xúc với một nhu cầu thực tế thúc đẩy nhu cầu con người đi du lịch. Điều này đặc biệt đúng đối với tầng lớp sinh viên đi du lịch tới nơi khác để thực hành tiến và làm quen với việc sử dụng từ thông dụng của ngôn ngữ đó. Các chương trình du lịch – học tập là những kinh nghiệm đặc biệt có giá trị. Tiếp thu những chỉ dẫn bằng ngoại ngữ ở nước ngoài có thể kết hợp với chương trình đào tạo du lịch – học tập toàn diện. Các viện nghiên cứu ngôn ngữ phát triển trên toàn thế giới. Chương trình học ở nước ngoài cho các sinh viên học năm thứ hai hay thứ nhất tạo được những cơ hội tuyệt vời để học các ngôn ngữ khác nhau. Các chương trình như thế có ở rất nhiều nơi trên thế giới. Những dịp học dành cho các viên chức cấp cao là một mô hình du lịch - học tập khác. Đa số các khách thích học một vài câu để sử dụng khi họ ở nước ngoài. Thường dưới dạng thể hiện, biểu lộ liên quan đến việc đặt món ăn trong khách sạn, trong đối thoại với các nhân viên khách sạn hay những du khách khác. Các hoạt động khoa học của một nước cũng là sự hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt với những người thuộc các ngành nghiên cứu khoa học, giáo dục hay kỹ thuật công nghiệp. Các tổ chức có nhiệm vụ thúc đẩy du lịch có thể phục vụ cho cộng đồng khoa học bằng cách đưa ra các phương tiện để trao đổi thông tin khoa học, tổ chức các buổi hội thảo khoa học, đi thăm các tổ chức, cơ quan khoa học và hoạt động khác để du khách tiếp xúc với thông tin khoa học. Các cơ sở khoa học được ưa cuộng rộng rãi nhất gồm các bảo tàng khoa học và công ngiệp, trung tâm thuỷ văn và các cuộc thăm quan các cơ sở khoa học đặc biệt như nhà máy năng lượng và các trung tâm khai thác. Các vườn bách thú, bể cá cũng rất được ưa chuộng. Tôn giáo cũng có thể để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ đến văn hoá giao tiếp. Những người theo đạo sẽ tìm thấy sự yên tâm khi đến du lịch tại đất nước có tôn giáo của họ. Họ cũng nhận dược sự đồng cảm của người dân địa phương có cùng tôn giáo. Ngược lại, sự hiềm khích, tranh chấp tôn giáo là một vật cản khó có thể vượt qua trong việc tổ chức hoạt động du lịch. I.3.4 Những ảnh hưởng của chính trị đến hoạt động du lịch Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội, dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. ổn định và an toàn là yéu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch nào đó thì khó có thể thuyết phục được du khách mua chương trình đến đó. Thậm chí sẽ có thể không ít khách hàng đã mua chương trình đòi huỷ hay thay đổi lịch trình. Vụ khủng bố 11-9-2001 là một ví dụ điển hình về ví dụ ảnh hưởng của tình hình an ninh chính trị đến du lịch(tài liêu) Chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch Trung Quốc, một đất nước rộng lớn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn. Trước năm 1978, chính sách bất hợp tác với các nước không cùng chính kiến là trở ngại to lớn kìm hãm phát triển du lịch Trung Hoa. Những biến đổi sôi động của tình hình chính trị trong 20 năm qua đã mở rộng cho Trung Quốc tiếp cận với Tây âu. Đường lối đổi mới mở của hợp tác với bên ngoài đã cho phép nước này nhanh chóng trở thành điểm ưa chuộng với hơn chục triệu khách quốc tế hàng năm, Tuy nhiên, hiện nay nhà nước vẫn quản lý toàn bộ các điểm du lịch chính trong nước. Các hoạt động lưu tu, lữ hành chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước. Trung Quốc hạn chế quan hệ với các công ty tư nhân nước ngoài. Ví dụ trên cho thấy rằng đường lối chính sách nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch nói riêng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch của quốc gia hoặc của một đơn vị hành chính cụ thể. I.3.5 ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động du lịch Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Du khách ở các đô thị, khu công nghiệp có nhu cầu về các địa phương có môi trường trong lành như các vùng biển, các vùng núi hay nông thôn. Trong các điều kiện đặc trưng đối với sự phát triển du lịch, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch đều khẳng định rằng tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Hiện nay đại đa số các tỉnh có hoạt động du lịch sôi động nhất là những tỉnh có môi trường tự nhiên đa dạng và độc đáo. Dòng khách truyền thống Bắc – nam đang chuyển dần về hướng Tây Nam. Đông và Đông nam, nơi còn nhiều cảnh thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành. Một trong những mục đích nghỉ biển và nghỉ núi cũng là được là vè nơi có môi trường ít ô nhiễm. Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi, tại những ku vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảnh đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo lên môi trường sống phù hợp với nhu cầu cảu khách. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch. Việc đó đòi hỏi việc tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên. Để gia tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách marketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn khách. Chương II: Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch sars II.1. Diễn biến của dịch SARS ở các nước trên thế giới Bắt đầu từ một vài ca viêm phổi ở Quảng Đông, Hồng Kông và lan truyền khắp vùng Đông Nam á, và nhờ vào ngành công nghệ hàng không, chứng bệnh bắt đầu “di chuyển” một cách nhanh chóng sang các nước “tiên tiến” như Canada, Châu úc và Anh. ở Anh và úc cho đến đầu tháng 5/2003 đã có 10 trường hợp nhiễm sars nhưng không có ai thiệt mạng. Tính đến đầu tháng 5/2003, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) trong số khoảng 6000 ca nhiễm Sars, tỉ lệ tử vong là 4.7%. II.1.1 Diễn biến của dịch sars Trong vòng 4 tháng kể từ khi bệnh nhân đầu tiên dược phát hiện vào tháng 3/2003, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước đều có những tin tức cập nhật hàng ngày về dịch đường hô hấp cấp (Sars) một dịch bệnh còn “mới tinh trong lịch sử y văn” thế giới. Tính đến ngày 13/5/1003, toàn thế giới có 7548 trường hợp nhiễm Sars tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 537 trường hợp tử vong. Chỉ so sánh con số này với ngày hôm trước (Ngày 12/5/2003) đã thấy tăng thêm 111 trường hợp nhiễm mới và 21 người tử vong vì sars (trong đó Trung quốc – 10; hồng Kông- 7; Đài loan – 4). Riêng Trung Quốc cho đến 13/5/2003 đã có tới 5086 trường hợp nhiễm và 262 người tử vong do sars, chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới. Mặc dù con người đã có những hành động khẩn trương và tích cực trong công cuộc phòng chống, nhưng dịch sars vẫn hoành hành và lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó cho chúng ta thấy mức độ nguy hiểm và phức tạp của Sars với những hậu quả không ngừng nếu như con người không nhanh chóng và kịp thời kiểm soát nó. Các vụ dịch tại Trung quốc, Canada, Hồng Kông, Việt nam, và Singapore đều bắt nguồn từ bệnh viện. Một trong những điều đáng lo nhất của Sars là bệnh lan truyền rất nhanh tại các cơ sở, khiến một lượng lớn nhân viên y tế bị ảnh hưởng. Do nhiều người cần được điều trị tích cực nên gây gánh nặng đè lên các cơ sở y tế và nhân viên của họ là vô cùng lớn. Trung Quốc: Sau khi điều tra tại trung Quốc vào tháng 5/2003 WHO số ca nhiễm Sars ở đây gấp 5 lần con số báo cáo của Trung Quốc là 1.461 ca nhiễm và ca tử vong. Nhóm điều tra còn cho biết những đối tượng siêu nhiễm ở Quảng Đông, trong đó có người được coi là có thể đã lây bệnh cho 100 người khác. Dịch Sars được xem là phát hiện ngày 16/11/2002, khi phất hiện ca bệnh đầu tiên tại thành phố Phật Sơn, Quảng Đông. Hong Kong: Với 988 ca bệnh (5/2003) và 30 trường hợp tử vong, đây vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất của dịch Sars. Các nhân viên y tế trong thời gian này tiếp tục bị nhiễm bệnh, số bện viện bị ảnh hưởng vẫn không ngừng gia tăng. Các cơ sở lúc này đã quá tải. Quyết định đóng cửa tất cả các nhà trẻ, trường học tới 6/4 đã được gia hạn lai 21/4. “Nóng” nhất thời kỳ này vẫn là vụ 268 người dân trong một toà nhà cao tầng của khu chung cư Amoy Gardens bị nhiễm sars. Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh đều liên quan đến cán hộ nằm trên cùng một trục thẳng đúng thuộc toà nhà duy nhất: nghiên cứu vụ dịch người ta đã cho rằng một dạng ô nhiễm môi trường đã gây ra dịch bệnh này đó là Sars đã lây qua con đường miệng. Việt Nam: kể từ khi chuyên gia của WHO phát hiện ca Sars đầu tiên vào ngày 28/2/2003 tại bệnh viện Việt Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh tăng lên nhanh chóng thành 58 người vào ngày 24/3, rồi dừng lại trong vòng 8 ngày. Tuy nhiên từ ngay 3/4, tại Ninh Bình lại xuất hiện một ca bệnh mới. Theo đánh giá của WHO mặc dù ca này liên quan đến Bệnh viện Việt pháp nhưng do bệnh nhân không được cách li ngay từ đầu và các biện pháp khống chế lây lan tại bệnh viện địa phương không được áp dụng kịp thời, nên có khả năng nhiều nhân viên y tế, bệnh nhân và người tới tham bệnh viện đã tiếp xúc với nguồn bệnh và đã làm xuất hiện làn sóng bệnh mới. Và tất cả các trường hợp nhiễm bệnh ở ninh bình đều liên quan tới bệnh nhân đầu tiên này. Canada: Sars xuất hiện trước khi Who ra lời báo động toàn cầu và tiếp tục lan truyền, bất chấp là thực tế bệnh nhân được cách li hết sức nghiêm ngặt và sự kiểm soát sự lây lan của bệnh là rất hoàn hảo thì Canada đã có tới 114 trường hợp bị nhiễm bệnh và 10 ca tử vong, tất cả bệnh nhân đều từ Châu á, hoặc tiếp súc gần với sars trong gia đình hoặc bệnh viện. Singapore: Đây là một trong những địa điểm bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất và nặng nhất của dịch Sars, với 126 ca nhiễm bệnh và nhà nước đã phải bỏ ra 130 triệu USD để khắc phục dịch Sars. Sự diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan một cách chóng mặt dịch sars đã làm cho loài người một phen điêu đứng mà nguy cơ và thiệt hại của chúng vẫn còn tồn tại. II.1.2 ảnh hưởng của dịch Sars ảnh hưởng tới kinh tế các nước Nền kinh tế thế giới đã bị dao động mạnh khi dịch sars hoành hành từ đầu năm ngoái. Gần như mọi sự quan tâm của thế giới đều hướng về diễn biến và tìm cách khắc phục hậu quả của dịch Sars. Các hoạt động kinh tế mà nhất là kinh tế đối ngoại của các nuớc bị đình trệ, trong đó kinh tế Châu á nơi ổ bệnh phát triển mạnh nhất. Nhiều chuyến bay đã bị huỷ bỏ, những tiệm ăn và các cơ sở du lịch phải đóng cửa. Các nhà nước thì bỏ ra hàng tiệu đô la để mua các trang thiết bị y tế để hạn chế và khắc phục hậu quả của dịch Sars. Ngân hàng á Châu (ADB) ước lượng rằng tỉ lệ tăng trưởng của Châu á nâm 2003 dự báo tăng 6.9% sẽ bị giảm ít nhất 0.4%. ảnh hưởng của Sars còn cao hơn rất nhiều ở các khu vực như Hong Kong. VN Airlines đã phải huỷ một số chuyến bay trong tháng 6 và tình hình bán vé tháng 5 đã giảm sút 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thời gian này có khoảng 27% đến 35% trong số các nhà kinh doanh được hỏi không muốn đi hay đúng hơn là tẩy chay những chuyến đi công tác Châu á trong việc làm ăn buôn bán. Chính phủ Thuỷ Sĩ đã đã ra lệnh cho ban tổ chức hội chợ vàng bạc không cho 2500 thợ vàng bạc của các nước Đông Nam á đến dự. Công ty Sony cũng ra lệnh cho nhân viên không ên đi công tác ở Singapore và Việt Nam làm cho đầu tư của các nước này giảm sút. Công ty du lịch lớn nhất của Nhật Bản là JTB tuyên bố rằng sẽ huỷ bỏ các chuyến đi du lịch Hong Kong ít nhất 2 tuần. Đúng vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đi xuống, chi tiêu cá nhân giảm, mối lo về khủng hoảng tăng, ảnh hưởng tiêu cực do chiến tranh Iraq, Sars quả là một cú đấm cực mạnh. Chịu đòn mạnh nhất là Hong Kong, đứng giữa khu vực mà không người dân nước nào miễn nhiễm. Từ những công nhân Việt Nam mất cơ hội tìm việc ở nước ngoài đến các chuyên gia Âu Mỹ vừa đạt chân xuống các cảng hàng không Đông Nam á. Để có những con số thiệt hại do Sars gây ra bằng tiền, Review đã căn cứ vào tuyên bố của chính phủ các nước và 8 tổ chức uy tín (gồmMerrill, Lynch, Goldman Sách, Jpmargan, lehman brother, Morgan Stanley, ING Finacial,market, BNP Paribas Pegrine, Standard & Poors, and IDEA Global). Kết qủa là cho đến nay Sars gây ra thiệt hại khoảng 10,6 tỉ USD (chưa kể lạm phát) cho nền kinh tế khu vực và con số này sẽ còn tăng nữa. Một số tổ chức còn đưa ra con số ảm đạm hơn. ANDI XIE giám đốc điều hành điều hành Morgan Stanley tại HongKong, ước tính trong năm nay, Sars sẽ làm giảm giảm 0.6% GDP của toàn Châu á- trừ Nhật Bản, ấn Độ và Australia. Còn tổ chức y tế thế giới tính toán rằng thiệt hại về kinh tế do căn bệnh hô hấp chết người đã lấy đi của thế giới ước tính khoảng 30 tỷ USD Morgan Stanley khẳng định tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực Châu á năm 2003, không kể Nhật Bản chỉ là 4.5% thay vì 5,1% như trước đây đã dự báo khi dịch bệnh chưa bùng nổ. Tỷ lệ 4,5% đó, tuy nhiên, đó là căn cứ vào kịch bản lạc quan nhất, tức là dịch Sars chỉ tồn tại trong vòng 6 tháng đầu năm. Nếu kéo dài thì tác hại đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Châu á sẽ được nâng lên gấp đôi. Đánh giá của tập đoàn Ngân hàng Pháp ghi rõ, do dịch Sars, tỉ lệ tăng trưởng GDP của HongKong giảm 0.7%, Singapore 0.5%, còn ở Đài Loan 0.3%. Thái Lan là 0.2%. Ông Gurinder Shahi, CEO của BioEnterpríe Asia, một công ty tư vấn về công nghệ sinh học, ước tính kể “giết người giấu mặt” sẽ đốt mất 50 tỷ USD của khu vực, và 152 tỷ USD của toàn cầu và những thiệt hại gián tiếp chưa được đánh giá đúng mức.Trung Quốc Airlines đã phải giảm 5% trong tháng 3 và 15% trong tháng 4 số chuyến bay trên tuyến quan trọng Thượng Hải – HongKong. Tỷ lệ phòng có khách của các khách sạn Malaysia xuống mức thảm hại 30%, lượng khách đặt chỗ trên các chuyến bay giảm 40%. Ngành kinh doanh hội nghị cũng rơi vào khủng hoảng. Các hội nghị lớn ở những điểm như Singapore, Thượng Hải, Bangkok đều bị huỷ bỏ. Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế thế giới, theo kế hoạch sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 4/2003, đã không thể diễn ra đúng lịch trình. Một hội chợ thường niên ở HongKong, thường thu hút khoảng 80000 khách, bị lùi sang tháng 7. Các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch như giải trí, hộp đêm, bán lẻ, nhà hàng ăn uống đều tụt dốc thảm hại. Theo các chuyên gia thuộc tập đoàn Ngân hàng Pháp có trụ sở tại Singapore, tác hại của dịch bệnh sars sẽ nặng nề hơn nhiều so với ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq. Tập đoàn đã hạ thấp từ 0.4% đến 1.5% các dự báo về tăng trưởng của nhiều quốc gia Châu á trong năm 2003. Tỷ lệ tăng trưởng của Singapore đã bị giảm tới 15% trong năm 2003. Tập đoàn kinh doanh thủ công mỹ nghệ của Mỹ ngày 3/4 đã thông báo là dịch bệnh Sars khiến họ bị mất nguồn cung cấp từ Trung Quốc. Còn số phận của hãng may mặc nổi tiếng nhất tại Đức thì đẫ rớt giá đáng kể sau khi xưởng sản xuất của họ tại HongKong bị đóng của. Kế hoạch quảng cáo sản phẩm điện tử ở Singapore hầu như không thực hiện được, các đơn đặt hàng theo đó cũng giảm mạnh. Hãng Motorla buộc phải đưa các nhân viên của mình về Mỹ sau khi trong hãng có một nguời bị nhiễm Sars. Trong bối cảnh ảm đạm đó, chỉ có dịch vụ viễn thông là nhờ Sars mà làm ăn khấm khá. Số thuê bao dịch vụ hội thảo bằng tiếng của hai nhà cung cấp lớn nhất Singapore tăng lên 50% trong 3 tháng. Lượng tin nhắn qua mạng viễn thông cũng tăng đột biến do người ta không đến gặp nhau mà giao dịch qua điịen thoại và các phương tiện thông tin viễn thông. “Nhu cầu sử dụng dịch vụ hội thảo hiện tiếng qua mạng của chúng tôi tăng 20% so với thời điểm trước khi bệnh viêm phổi lạ và chiến tranh Iraq bùng phát”, Adrienne tho, phát ngôn viên của Singapore Telecommunications, không giấu được vể hài lòng. II.1.3 ảnh hưởng của Sars đến du lịch Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chính vì thế nó có phản ứng cực kì nhạy bén trước những thay đổi trong môi trường vĩ mô. Trong năm 2003 ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt nam nói riêng phải đương đầu với cuộc chiến tranh Iraq và chưa kịp hết bàng hoàng thì dịch Sars bùng nổ làm cho thị trường du lịch chao đảo trước nhũng hậu quả của dịch bệnh. II.1.3.1 Du lịch của thế giới. Sars đã làm thức tỉnh ngành công nghiệp du lịch và hàng không thế giới, nhất là tại các khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Nó đã ảnh hưởng đến toàn bộ động thái du lịch của thế hệ mới và từ đó đặt ra một đòi hỏi về hệ thống quản lí rủi ro mới trong kinh doanh du lịch. Hiển nhiên Sars đang đe doạ nghiêm trọng tới mức tăng trưởng trong khu vực, với nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Hongkong, Singapore, Malayxia và Thái lan. ảnh hưởng của nó còn làm lan cả tới chi tiêu cá nhân cho du lịch. Phòng Thương Mại Thái Lan cho biết Sars đã làm giảm 1,6 tỷ USD thu nhập của ngành du lịch, ngành chiếm 6% GDP của đất nước Chùa Vàng. Du lịch và hàng không của các nước láng giềng cũng phải thực hiện việc cắt giảm đau đớn, chẳng hạn hãng China Eastern Airlines đã phải giảm 5% trong tháng 3 và 15% trong tháng 4. Wichit Na – Ranong một chủ khách sạn tại khu nghỉ mát nổi tiến miền Nam Thái Lan cho biết anh không bị nhiễm Sars, nhân viên của anh cũng hoàn toàn khoẻ mạnh. Nhưng mối lo ngại về căn bệnh chết người này đã quét sạch du khách khỏi khu nghỉ mát nổi tiếng này, biến khách sạn 4 sao Pearl Village Resort của anh thành nơi hoang vắng và việc kinh doanh đang bên miệng vực. Giá phòng của Pearl Village Resort đã hạ 30% kể từ khi có những thông tin đầu tin về sự bùng nổ của dịch Sars vào đầu tháng 3. Ranong đã đóng của 80 trong số 250 phòng và hạ giá thêm 40% nữa. nhân viên khách sạn phải chuyển sang lau dọn và sửa chữa phòng. Đèn trang trí ở sảnh và khuôn viên khách sạn phải tắt hết để tiết kiệm cho đỡ tốn điện và nước. Ranong khuyến khích nhân viên nghỉ không lương. “Cả ngành du lịch Thái Lan như bị kiểm dịch vậy”, anh ngán ngẩm nói. Thật vậy! cuộc khủng khoảng đã thự sự xảy ra trong ngành khách sạn của Thái Lan khi hệ số sử dụng phòng rớt xuống mức 25%, con số do hiệp hội khách sạn Thái Lan đưa ra hôm 20-5-2003. Các khách sạn tại Phuket bị nặng nề nhất có thể xuống dưới 10% trong tháng 6 từ mức 30% trong tháng 5 và 70% trong tháng tư. Sampan panpat, cố vấn cao cấp của hiệp hội này nói tình hình còn tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và cuộc chiến tranh Iraq trước đó vài tháng. Các khách sạn tại Phukhet đã cho nhân viên nghỉ việc bình quân 2000 người một tháng kể từ khi dịch Sars bùng phát. Cho đến nay có khoảng 14000 công nhân đẫ bị cho thôi việc. Bên cạnh đó để thu hút khách quay trở lại Thái Lan chính phủ Thái Lan đã phải thông qua một ngân sách trị giá 1 tỉ bath (khoảng 23.5 triệu USD) cho xúc tiến du lịch từ nay đến cuối năm 2003, đồng thời công bố bồi thường 1000000 USD cho gia đình của bất kỳ du khách nào bị nhiễm SARS tại Thái Lan và tử vong. Hội chợ du lịch thứ 2 tại Thái Lan đã giảm giá 80% tiền phòng, các tour đã giảm đến 70% . Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, khoảng một phần ba chỗ làm trong ngành công nghiệp du lịch tại các nước bị ảnh hưởng của dịch Sars bị cắt giảm do sự đình trệ của du lịch. Phần lớn trong tổng số việc làm bị mất khoảng 30% là tại những nơi ảnh hưởng trực tiếp như HongKong, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Trong đó tại Singgapore, theo thủ tướng của nước này thì Sars có thể gây thiệt hại cho nước này khoảng 1.5 tỷ đô la Singapore (848 triệu USD). Số khách đến Singapore vào tháng 4/2003 giảm 61%, đẩy hệ số sử dụng buồng khách sạn xuống mức 20%, so với mức 74% cùng kỳ năm ngoái. Ngành công nghiệp Singapore đóng góp thêm một mười trong kinh ttế 88 tỉ USD của đảo quốc này. Theo số liệu thống kê của Business Travel Corp, có tới 58% trong số 144 công ty lớn ở Mỹ cấm nhân viên đi du lịch Châu á. 50% của hàng bán lẻ và nhà hàng ở HongKong ngừng hoạt động. Doanh thu của các công ty dulịch giảm 90% so với cùng kỳ năm 2002. Sars đã thực sự gây sốc cho ngành công nghiệp du lịch trên phạm vi và thách thức chưa từng có. ảnh hưởng ngắn hạn trong năm 2003 đã quá rõ ràng còn trong dài hạn nó vẫn còn ảnh hưởng đến ngành du lịch của thế giới. II.1.3.2 Du lịch Việt Nam Cũng như các nước trên thế giới du lịch Việt nam cũng bị tê liệt bởi dịch sars bùng nổ vào tháng 3 năm 2003. Lượng khách lượng khách quốc tế đã giảm 50000 lượt người. Mức độ tăng trưởng chỉ đạt 1.3% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 4/2003 lượng khách quốc tế giảm nghiêm trọng. Các khách sạn cao cấp phục vụ khách quốc tế chỉ đạt công suất phòng khoảng 20% - 30%. Bên cạnh đó, lượng khách nội địa cũng giảm sút đáng kể do tâm lý sợ bệnh sars. Với riêng ngành du lịch, bệnh Sars không những ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú mà các dịch vụ liên quan đến du lịch như: Bán hàng lưu niệm, ăn uống và vận chuyển… Cũng bị thiệt hại nặng nề. ước tính doanh thu của ngành du lịch năm 2003 sẽ giảm khởng 500 triệu USD. Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Sars. Sự sợ hãi về bệnh đã làm cho dòng khách ngưng trệ trên toàn cầu. Trong 4 tháng kể từ tháng 3/2003 ngành du lịch đã giảm 50% doanh thu, mức thiệt hại tương đương 1.000 tỉ đồng. Theo tính toán của ông Klaus Rohrand, giám đốc WB tại Việt Nam, thiệt hại của ngành du lịch có thể làm giảm 0,5% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Cùng với ngành du lịch, ngành hàng không cũng mất một lượng khách tương đương. Chỉ trong một thời gian ngắn do ảnh hưởng của dịch SARS, chi nhánh Hà Nội của công ty du lịch Bến Thành đã thất thu hàng tỉ đồng doanh thu do các đoàn khách huỷ bỏ hợp đồng. Khách quốc tế đến Hà Nội giảm cũng làm cho các khách sạn lớn nhỏ trên địa bàn lâm vào tình trạng “ phòng bỏ trống, không có khách thuê”. Khách sạn Hoà Bình – Công ty du lịch Hà Nội trước đây vào thời điểm này hầu hết số phòng đã có khách thuê còn lúc này thì hoàn toàn ngược lại. Theo tin Reuter loan tải hôm 29/4 một ngày sau khi Hà Nội tuyên bố đã kiềm chế được chứng bệnh SARS, các khách sạn nổi tiếng phục vụ kỹ nghệ du lịch ở Việt Nam vẫn vắng vẻ như thường. Tại khách sạn 5 sao Melia ở Hà Nội người ta thấy số nhân viên đi tới đi lui trong phòng tiếp tân nhiều hơn khách trọ. Tuy may mắn đã tạm thoát khỏi dịch bệnh, Việt Nam vẫn còn giống như một con chim. Tay chân đã được cởi trói nhưng vẫn chưa thấy được tự do. Du khách đã huỷ bỏ chương trình du lịch đến Việt Nam không cứ phải nghe thấy tin tức như vậy lại ùn ùn quay trở lại ngay. Tình hình các tiệm ăn Hà Nội hôm 29/4/2003 vẫn thê thảm không một bóng du khách nào vào và cần phải ít nhất 3 tháng nữa tình hình du khách vào Việt Nam mới bình thường được. Cho nên các quan chức bộ cán bộ cầm đầu ngành du lịch cũng biết rằng tình trạng thê thảm này sẽ kéo dài. Họ tin tưởng tình hình sẽ tấp nập trở lại vào dịp cuối năm. Những nếu có một trường hợp lây nhiễm trở lại vấn đề lại khác thêm nữa. Theo tổng cục trưởng tổng cục du lịch nêu rõ dịch SARS bùng phát và lây lan ở một số khu vực và trên thế giới đã gây hậu quả hết sức nặng nề cho ngành du lịch và ngành hàng không. SARS bùng phát cũng kéo theo những tác dụng tiêu cực làm suy giảm không nhỏ đến các ngành kinh tế liên quan, làm thay đổi nghiêm trọng sự phát triển mà ngành du lịch Châu á đã giành được năm 2002 (Với 131 triệu khách quốc tế, vượt Châu Mỹ, trở thành khu vực hấp dẫn du khách thứ hai trên thế giới). Trong những năm qua, lượng khách du lịch tới Việt Nam luôn tăng ở mức hai con số. Năm 2002, Việt Nam đã đón 2,69 triệu lượt khách quốc tế, 13 triệu lượt khách nội địa. Hai tháng đầu năm 2003, lượng khách tiếp tục tăng 20%. Nhưng do ảnh hưởng của dịch SARS mà số khách đến Việt Nam trong năm nay chỉ đạt 70% so với năm trước. Cơn bão SARS đã làm thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam khoảng 500 triệu USD, 1 triệu khách quốc tế nếu so với kế hoạch đặt ra trong năm 2003 II.2 Các giải pháp đã được thực hiện ở Việt Nam: Thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự hoành hành của dịch SARS ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ mức độ nguy hiểm và phức tạp của bệnh dịch này là khôn lường. Việt Nam được trưởng đại diện tổ chức y tế tại Việt Nam công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế được dịch SARS. Do vậy, những kinh nghiệm của Việt Nam về các vấn đề dự báo, diễn biến của dịch bệnh, hợp tác quốc tế, công khai thông tin, đào toạ kiến thức về SARS cho nhân viên y tế.. trong việc khống chế thành công SARS đã trở thành một hình mẫu đáng học tập cả về khía cạnh y tế và du lịch được cả thế giới công nhận. II.2.1 Các biện pháp của chính phủ và ngành y tế Việt Nam: Nhìn lại quá trình chiến đấu chống dịch SARS của chính phủ và ngành y tế Việt Nam, chúng ta cảm thấy tự hào vì Việt Nam không thua kếm bất kỳ nước nào trên thế giới và là nước đầu tiên đẩy lùi được căn bệnh kỳ lạ này. Trường hợp măc bệnh đầu tiên ở Việt Nam là một thương gia người Mỹ - ông Johnny Chong Chan bay từ Hồng Kông đến Hà Nội ngày 23/2/2003 với biểu hiện ban đầu chỉ là sốt nhẹ và ho khan. Ngày 26/2/2003, bệnh nhân này vào điều trị tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội và sau 6 ngày dịch bắt đầu lan sang các nhân viên y tế và những người có liên quan đến bệnh viện này (bệnh nhân và người nhà của họ). Ngày 15/3/2003, ban đặc nhiệm phòng chống dịch SARS khẩn cấp được thành lập, cùng ngày bệnh nhân SARS đầu tiên người Việt Nam qua đời. Các thầy thuốc Việt Nam và những nhà nghiên cứu dịch tễ học đã theo dõi dịch bệnh và đã đưa ra được phát đồ chuẩn đoán và điều trị thích hợp của bệnh nhân SARS. Việc chuẩn đoán bệnh phải dựa trên các yếu tố liên quan đến dịch tễ học, sau đó là triệu chứng lâm sàng đặc trưng, các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, trong đó có các thay đổi về hình ảnh tổn thương phổi qua phim chụp X quang các chỉ số bạch cầu và tiểu cầu giảm là rất điển hình. Tuy nhiên, phải hơn 1 tháng sau khi Việt Nam phát hiện ra dịch SARS, trung tâm kiểm soát bệnh tật Alanta – Hoa Kỳ mới công bố những kết quả hướng tới vi rút Rona. Sau đó, một số phòng thí nghiệm cũng hướng tới căn nguyên này, và tiếp theo đã phân lập được vi rút và chế tạo các Pimer do kỹ thuật sinh học phân tử. Ngày 24/4/2003, khoa vi rút viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã hoàn chỉnh được kỹ thuật này và đưa ra áp dụng trong hệ thống chuẩn đoán và xác định SARS, giúp xác định căn nguyên trên căn cứ khoa học của một thử nghiệm sinh học phân tử tin cậy và có giá trị. Nhờ kỹ thuật này, chúng ta có thể phát hiện ra SARS sớm hơn, khi còn trong thời gian ủ bệnh, chưa phát triển đầy đủ các triệu chứng lâm sàng và có kết quả chuẩn xác chỉ sau 6 giờ. Thêm một lần nữa khoa học và công nghệ đã chứng minh là một yếu tố then chốt trong công tác phòng chống dịch bệnh. Về phương pháp điều trị bệnh SARS, Việt Nam vẫn cho bệnh nhân dùng kháng sinh kháng vi khuẩn thế hệ mới liều cao. Đồng thời sử dụng các biện pháp hỗ trợ trị liệu. Các bệnh nhân đã điều trị khỏi SARS vẫn sẽ được giám sát chặt chẽ bởi còn quá sớm để khẳng định khả năng không tái phát của căn bệnh lạ này. Vi rút ở Việt Nam tuy không đủ khả năng gây bệnh nặng nhưng có thể biến đổi khôn lường qua thời gian và xâm nhập vào cơ thể con người bất kỳ lúc nào. Tiêu chuẩn xuất viện của bệnh nhân SARS (đã được bộ y tế Việt Nam công bố chính thưc ngày 26/3/2003 ) là: tất cả những người có hội chứng SARS hết sốt và không có các triệu chứng lâm sàng của căn bệnh này trên 5 ngày, kết quả xét nghiêm máu bình thường cho thấy các tổn thương ở phổi ổn định và cải thiện, đồng thời đã được cách ly sau đó 7 ngày sẽ được xuất hiện. Trường hợp mắc bệnh cuối cùng được phát hiện tại Việt Nam là vào ngày 8/4/2003. Như vậy dịch SARS diễn biến trong thời gian 45 ngày với tổng số 63 trường hợp mắc, 5 trường hợp tử vong (3 bác sĩ, 2 y tá). Từ ngày phát hiện bệnh nhân SARS cuối cùng cho đến ngày Việt Nam tuyên bố đã khống chế thành công dịch SARS (28/4/2003) là 20 ngày, tương ứng với hai chu kỳ ủ bệnh của SARS, Việt Nam không có thêm trường hợp nào mắc mới. Hàng trăm trường hợp tiếp xúc với nguồn bệnh tại bệnh viện Việt Pháp đã được theo dõi hàng ngày tại cộng đồng và không ai có các biểu hiện của bệnh trong thời gian theo dõi qui định. Bên cạnh công tác giám sát tại cộng đồng, các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại các cửa khẩu, sân bay, hải cảng đã được tăng cường bằng nhiều biện pháp. Ngày 27/4/2003, ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã có buổi báo cáo với bộ chính trị về tình hình ngăn chặn SARS, theo đó quan niệm nhất quán là: “ Dù có phải trả giá về kinh tế, du lịch thì cũng phải thực hiện việc đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân”. Tuy Việt Nam đã đạt được các kết quả đáng mừng trong phòng chống dịch SARS và là nước đầu tiên khống chế được dịch SARS, nhưng trước tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới vẫn diễn biến phức tạp, chính phủ Việt Nam đã tăng cường đầu tư các nguồn lực chỉ đạo các địa phương trong cả nước phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác phòng chống dịch SARS. Ngành y tế, đặc biệt là y tế dự phòng cần tiếp tục các biện pháp giám sát chặt chẽ, cách li các trường hợp nghi ngờ và sử lí ngay trước khi các đối tượng nhập – xuất cảnh Việt Nam. Hoạt động kiểm dịch y tế biên giới là vấn đề hết sức quan trọng cần được trang bị máy móc hiện đại, bổ xung nguồn nhân lực để phát hiện và cách li sớm trường hợp nhiễm SARS. Đến cuối tháng 5/2003 cho lắp đặt 7 máy đo thân nhiệt phòng chống SARS tại các sân bay quốc tế tại các sân bay quốc tế và hai cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn và Quảng Ninh. Để góp phần phòng chống bệnh SARS trong đó có việc buôn bán các động vật hoang dã là nguồn gốc lây nhiễm SARS. Vì vậy, cần quản lí chặt chẽ việc buôn bán và vận chuyển động vật quí hiếm trái phép. Bên cạnh đó, cần có hình thức khen thưởng kịp thời cho các đơn vị và cá nhân, thông tấn báo chí có nhiều thành tích trong công tác phòng chống dịch SARS. Tăng cường tuyên truyền vận động toàn dân tham gia công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng dân cư. II.2.2 Các biện pháp của ngành du lịch hậu sars Cùng với những thành quả to lớn mà ngành y tế và chính phủ đã đạt được trong công tác phòng chống dịch sars đẫ tạo tiền đề cho các doanh nghiệp du lịch tiến hành các biện pháp nhằm thu hút quay lại với ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng hai tháng nhưng SARS đẫ gây râ những hậu quả nghiêm trọng đối với ngành du lịch. Khắc phục những hậu quả do SARS gây ra, ngoài việc phát huy sức mạnh nội lực của toàn ngành, Du lịch Việt nam cần có sự giúp đỡ từ phía chính phủ để nhanh chống ổn định hoạt động, tiếp tục phát triển theo định hướng của ngành kinh tế mũi nhọn. Nhận định đúng đắn những tác động bất lợi do SARS gây ra, ngành du lịch đã áp dụng những biện pháp tối ưu tạo điều kiện cho công tác phòng chống SARS. Việc khống chế được dịch SARS, Việt Nam đã tạo cho bạn bè quốc tế những ấn tượng tốn đẹp và còn thể hiện ý thức trách nhiệm của chính phủ đối với nhân dân và du khách. Dư luận nhiều nước (Nhật Bản, Pháp, Hồng Kông, Mỹ…) đánh giá cao thành công của ngành y tế Việt Nam. Đó là một lợi thế cho công tác quảng bá vai trò, vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Trước mắt, du lịch Việt Nam còn phải vượt qua những khó khăn, thử thách. Sau khi bệnh SARS chấm dứt, sẽ xuất hiện nhiều cuộc cạnh tranh quyết liệt về du lịch trong khu vực. Các nước sẽ đưa ra nhiều chính sách mới cạnh tranh nhằm thu hút tối đa khách đến với đất nước mình. Với lợi thế là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS, du lịch Việt Nam đang đi trước một bước. Trong thời gian qua đã có một chương trình tuyên truyền quảng bá về du lịch Việt Nam trên các phương tiện thông tin toàn cầu nhằm mục đích : Giới thiều Việt Nam đã sạch SARS, tô đậm thêm hình ảnh một đất nước an toàn, thân thiện và những sản phẩm mang đậm nét văn hoá, sắc thái Việt Nam. Khi ở Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore dịch SARS vẫn đang hoành hành, du lịch Việt Nam sẽ triển khai xúc tiến tiếp thị tới các thị trường Đông Bắc á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Tây Âu(Pháp, Anh, Đức), Bắc Âu, Bắc Mỹ và Australia. Ngành du lịch Việt Nam sẽ tiến hành đợt khuyến mại giảm giá xây dựng các tour du lịch chuyên đề với giá thấp nhằm khuyến khích du khách trở lại với thị trường Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam sẽ diễn ra một số sưk kiện văn hoá, thể thao quan trọng đó là Seagame 22; Năm du lịch Hạ Long; Kỷ niệm 110 năm Đà Lạt, 100 năm Sapa, lễ hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long… Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam thu hút khách và khẳng định mình. Bên cạnh đó, hơn 200 doanh nghiệp đã đề nghị được giảm mức thuế cả hai loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chi phí khác cho các công ty kinh doanh du lịch có điều kiện khắc phục hậu quả do dịch SARS gây ra. Và thời gian giảm thuế là 6 tháng, thuế VAT giảm từ 10% xuống còn 5% cho các công ty lữ hành và khách sạn từ 3 đến 5 sao. Các doanh nghiệp du lịch còn đề nghị nhà nước tập trung cho công tác tuyên truyền về thành công chống dịch SARS ở Việt Nam. Họ cho rằng nhà nước cần hỗ trợ để doanh nghiệp du lịch tham gia các hội chợ, xây dựg các Webside, in ấn… mạnh dạn làm công tác quảng bá với toàn thế giới rằng Việt Nam là điểm đến an toàn. Ngành du lịch cần phải huy động tất cả các kênh thông tin, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả quảng cáo trên hàng thông tấn CNN, không sợ tốn kém. Ngoài các giải pháp trong nước các doanh nghiệp du lịch yêu cầu chính phủ cần phải thay đổi một số cơ chế dành cho khách nước ngoài để thu hút khách du lịch quốc tế. Chẳng hạn Campuchia phí làm visa chỉ 25 USD. Còn Việt Nam thu đến 30 USD, trong khi tất cả các của khẩu ở campuchi thì Việt Nam chỉ làm ở hai nơi là Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán. Để tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến Việt Nam nhà nước cần xem xét giảm giácho khách du lịch. Trước những khó khăn do lượng khách quốc tế đến Hà Nội giảm mạnh, để hạn chế những tổn thất, các công ty lữ hành, khách sạn trên địa bàn thủ đô đã tập trung khai thác thị trường nội địa, đẩy mạnh các dịch vụ kinh doanh khác và tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động chờ cơ hội phục hồi. Triển khai một số biện pháp tình thế nhằm khắc phục khó khăn không để cho người lao động thiếu việc làm công ty Du lịch Bến Thành đã ký nhiều hợp đồng du lịch có giá trị lớn với các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong nước. Để cứu vãn tình hình cho các khách sạn ít người thuê cần mở rộng nhiều dịch vụ phục vụ người dân như ăn uống, giảm giá phòng cho khách du lịch trong nước. Ngành du lịch đã đẩy mạnh hoạt động tiếp thị nhằm quảng cáo cho du lịch Việt Nam sau dịch SARS. Từ ngày 21 – 27/05/2003 một đoàn nhà Báo gồm 7 phóng viên chuyên viết mảng du lịch của các tờ báo uy tín tại úc đã thực hiện chuyến Press tour đến Việt Nam. Chương trình do Việt Nam Airlines, Công ty lữ hành Sài Gòn Tourist – Hà nội và Công ty dịch vụ lữ hành Sài Gòn Tourist(thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn) tổ chức. Trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, đoàn nhà báo úc được giới thiệu các tuyến điểm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh như nhà thờ Đức Bà, địa đạo Củ Chi, khu du lịch Cần Giờ, tham quan Mỹ Tho(Tiền Giang), Hà Nội và Hạ Long. Đoàn nhà báo úc đã đánh giá tình hình an ninh, an toàn nói chung và bệnh SARS nói riêng tại Việt Nam, cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, đặc biệt là thái độ thân thiện của người Việt Nam đã tạo ấn tượng đặc biệt với du khách quốc tế – những người lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Hiện nay úc là một trong mười thị trương trọng điểm của du lịch Việt Nam, trong năm 2002 với 96.624 lượt khách và trong quý I năm 2003 có 29.400 lượt khách đến Việt Nam. Đối với thị trường du lịch Nhật – một trong những thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam – trong năm 2002 với số lượng khách đến đứng hàng thứ hai với 279.769 lượt khách, tăng 36.6% so với cùng kỳ năm 2001, chỉ sau Trung Quốc với 124.385, nhưng đứng về hiệu quả thì đây loà là đối tượng khách trọng điểm nhất của du lịch Việt Nam với tỷ lệ chi tiêu khá cao, tối thiểu 1.500 USD/khách/chuyến. Một cuộc họp báo diễn ra trong ngày 25/05/2003 tại thành phố Tokyo, đã tạo được hiệu ứng tốt với thị trường này. Để thuyết phục khách nước ngoài tin tưởng Việt Nam là một điểm đến an toàn, ban tổ chức cũng đã tiên hành họp báo thông tin đầy đủ hơn về Việt Nam. Tại cuộc họp báo phía Việt Nam có ông Vũ Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật, GSTS Hoàng Thuỷ Long viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ y tế, Cục quân y, các tổ chức hữu nghị Việt Nhật(Vietnam Airlines và Saigontourist). Phía Nhật với khoảng 50 khách mời, gồm các phóng viên, các báo, đài: Asaki, Fujikokusai Travel, Kinki Nippon Travel PIT Tour, Nokyo Tourist Corporation, JTB, Nippon Travel Agency… Tại cuộc họp báo, GSTS Hoàng Thuỷ Long đã thông báo tình hình SARS tại Việt Nam. Ông cũng nhắc lại với phóng viên nước ngoài rằng kể từ ngày 28/04/2003 Việt Nam đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) tuyên bố đã khống chế và Việt Nam đã được loại khỏi các quốc gia có nguy cơ nhiễm SARS. Ông cũng giới thiệu các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài vào Việt Nam rất hiệu quả qua các thiết bị đặt tại sân bay cũng nhưu chế độ cách ly với khách đến từ các nước có dịch SARS. Các chuyên gia y tế Việt Nam cũng đã trả lời các câu hỏi của đại diện các hãng truyền thông, lữ hành Nhật xoay quanh vấn đề này. Sau cuộc họp báo, đài Nhật đã thông tin tốt về tình hình du lịch tại Việt Nam. “Bên cạnh đó, với các chương trình khuyến mãi tour du lịch Việt Nam của các công ty lữ ahnhf Nhật, hình ảnh Việt Nam là một nước “SARS – free” đã được dân chúng Nhật đánh giá cao”, ông Nguyễn Đức Phương, đại diện Saigontourist tại Nhật cho biết. Cũng theo lời ông Phương, nhiều du khách Nhật đã có kế hoạch đi du lịch Việt Nam trong tháng tới. Ngày 15/08/2003 hãng hàng không Việt nam Vietnam Airlines mở một tuyến bay Hà Nội – Bắc Kinh và thành phố Hồ Chí Minh – Bắc Kinh, ba tháng sau khi các tuyến bay này bị huỷ bỏ do đại dịch SARS. Như vậy hiện Vietnam Airlines đã có hai tuyến Bắc Kinh mỗi tuần, bằng số tuyến hãng này có được trước khi dịch SARS hoành hành. Theo một chương trình du lịch kéo dài đến ngày 18/08/2003 do Vietnam Airlines và các công ty du lịch trong nước tài trợ, một đoàn gồm 14 doanh nhân và phóng viên du lịch Nga đã đến thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày đướ hình thức du lịch thân thiện. Trước đó, ngày 17/08, đoàn sẽ đến Hà nội và gặp gỡ các đại diện của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Vietnam Airlines cùng một số công ty lữ hành tại Hà Nội để bàn về giải pháp khuyến khích khách du lịch Nga đến Việt Nam. Tháng 4/2003, một chuyến du lịch tương tự đối với các đối tác Nga cũng đã được tổ chức nhằm thúc đẩy du khách nước này đến Việt Nam trong bối cảnh ngành du lịch đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch SARS. Trước năm 2000 mỗi năm Việt Nam đón hơn 10.000 khách du lịch Nga nhưng con số này gần đây đã sụt giảm mạnh. Đây cũng là lí do Việt Nam tổ chức những chuyến du lịch kiểu này để phục hồi tiềm năng của du lịch Nga. Vào tháng 5/2003, Vietnam Airlines sẽ đón các đoàn khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh theo chương trình du lịch thân thiện. Các đoàn cảu Thuỵ Điển và Indonesia đã đến vào cuối năm 2003. Từ khi Việt Nam được tổ chức Y tế thế giới(WHO) tuyên bố là nước đầu tiên khống chế được dịch SARS, Vietnam Airlines đã phối hợp cùng các công ty du lịch, khách sạn địa phương tổ chức hơn 13 chương trình du lịch thân thiện cho các đoàn đến từ Nhật bản Hàn Quốc, Thái Lan, Tây Âu và Australia. Ngày 14/08/2003 Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết tổng số khách du lịch đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2003 là 1.227.637 lượt người, đạt gần 44% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Hàn Quốc, Australia và Anh. Trong đó số khách đến từ Mỹ, Nhật tăng mạnh, tăng 24% so với tháng sáu. Chương III: Những bài học cần được rút ra sau dịch SARS đối với Du lịch Việt Nam Tuy có ý nghĩa “gỡ nút” nhưng sự kiện ngày 28/04/2003 chưa đủ để du lịch Việt Nam thoát khỏi cơn khửng hoảng SARS. Vì thế, ngay lập tức, du lịch và hàng không đã bắt tay vào “công cuộc tái thiết thị trường” với các giải pháp cấp bách: giảm giá vé máy bay, giá tour, đẩy mạnh quảng bá du lịch và tuyên truyền về một Việt Nam – SARS free. Vietnam Airlines đã công bố một chương trình giảm vé lớn, giảm vé trên nhiều đường bay trong và ngoài nước. Tại các thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật giá vé vào Việt Nam giảm tới 50%. Riêng chuyến bay từ Hàn Quốc tới Việt Nam giảm từ 50 – 70%. Với khách đi du lịch Campuchia và Thái Lan, giá vé giảm từ 30 – 50%. Tuy việc giảm giá máy bay chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định và tuỳ theo từng tuyến nhưng đã tạo cơ sở thuận lợi cho các công ty du lịch chào bán các tour hấp dẫn hơn. Giá dịch vụ tour trọn gói đã hạ đáng kể, giá chào tại thị trương Nhật, Pháp và một số nước châu âu thậm chí đã giảm tới 40%. Phát biểu trước báo giới, bà Võ Thị Thắng, tổng cục trưởng tổng cục du lịch cho biết, trong thời gian tới ngành sẽ tiếp tục tung ra nhiều tour mới, giá hạ hơn nữa nhằm phục hồi lượng khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour chuyên đề với giá thấp, ngành du lịch cũng đã ráo riết tuyên truyền với thế giới về một Việt Nam “điểm đến an toàn” và không còn SARS. Các công ty lữ hành quốc tế, các nhà hàng, khách sạn liên tục chuyển đi những thông tin nhằm phục hồi hình ảnh Việt Nam. Cuối năm 2003 đầu năm 2004 Việt Nam đã đích thân mời giới báo chí các nước đến để mục đích sở thị về đất nước con người Việt Nam sau đại dịch SARS. Tại thưòi điểm đó một số nước như Nhật, Pháp, Australia...đã bỏ khuyến cáo không nên du lịch Việt Nam và các hợp đồng du lịch đến Việt Nam nhờ đó cũng tăng trở lại. Để chuẩn bị cho giai đoanh hồi phục sau dịch SARS, ngành du lịch Việt Nam cũng nên phải xác định tăng cường công tác quảng bá tiếp thị và tổ chức nhiều hơn các hoạt động xúc tiến đến các thị trường trọng điểm. Từ tháng 6 đến tháng 11/2003 và sang năm 2004 Việt Nam tích cực tham gia các hội chợ thương mại du lịch, các tuần lễ văn hoá du lịch tại các nước như hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc và ASEAN nhằm “đánh bóng” lại hình ảnh của du lịch Việt Nam. Một chiến dịch quảng bá du lịch Việt Nam ngốn khoảng 1 triệu USD đã được tung lên các kênh truyền hình quốc tếảtong thời gian qua, song song với việc chú trọng đầu tư cho các lễ hội, liên hoan du lịch trong nước nhằm giành lại thị trường. Trên đó là các giải pháp hiện thời nhằm giảm thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam. Vậy còn để phát triển lâu dài thì sao. Bản thân em xin mạnh dạn rút ra các bài học kinh nghiệm hay các giải pháp lâu dài như sau. Thứ nhất:Từ khi ngành du lịch Việt Nam được mở rộng và phát triển. Ngành đã nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước song để phát triển ngành một cách toàn diện và bền vững thì Đảng và nhà nước phải quan tâm hơn nữa. Phải có những chính sách hợp lý để thu hút khách nước ngoài và khách nội địa. Khi có khó khăn như dịch SARS vừa qua thì Chính phủ phải chỉ đạo các Bộ ngành khác có liên quan nhằm phối kết hợp thực hiện nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Đảng và nhà nước cũng phải tác động hết sức mãnh liệt với giới báo chí trong và ngoài nước để giới thiệu về đất nước Việt Nam sau dịch SARS. Giúp cho khách du lịch cảm thấy an toàn khi đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta không nên bưng bít thông tin như Trung Quốc để hàng loạt mạng sống phải hi sinh cho thần chếtvà khó có thể khôi phục lại được hình ảnh ban đầu khi khách du lịch không còn tin vào chính quyền địa phương. Thứ hai: Bản thân ngành du lịch phải tác động đến ý thức của người dân. Đặc biệt là cư dân nơi có điểm du lịch Tất cả đều phải cùng nhau, sát cánh bên nhau đẩy lùi đại dịch SARS. Đó cũng là trách nhiệm chung của mọi ngành, mọi người nhằm ngăn chặn dịch bệnh cho khách và cho chính người dân nới bản xứ Thứ ba: Nhà nước chỉ đạo ngành du lịch phối hợp cùng ngành y tế xây dựng các chương trình quảng bá về Việt Nam không còn dịch SARS. Và thành công của Việt Nam như thế nào trong công tác ngăn chặn đại dịch SARS. Nhằm giúp cho khách thập phương cảm thấy thực sự an toàn khi đến Việt Nam. Các chương trình đó như họp báo, quảng cáo trên truyền hình các nước bạn. và trong năm vừa qua chúng ta cũng đã tổ chức khá nhiều chương trình này ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc,… Thứ tư: Bản thân ngành phải đầu tư cơ sở hạ tầng, vệ sinh đảm bảo trong hệ thống khách sạn, phối hợp với ngành hàng không đặt các thiết bị máy móc hiện đại nhằm kiểm tra tình trạng sức khoẻ của quý khách quốc tế trên các sân bay nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách khác. Nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam sao cho đảm bảo tốt nhất về hình ảnh cảu một đất nước Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, giàu lòng mến khách và an toàn Kết luận Thời gian qua, chúng ta có thể thấy rằng tuy cơn bão SARS đã qua song hiện vẫn còn dư âm không nhỏ để lại gánh nặng cho ngành du lịch Bằng chứng là số lượng khách du lịch kể cả trong nước và quốc tế sụt giảm rất nhiều so với trước khi có dịch SARS. Đây là bài học quý giá cho rất nhiều nước trên thế giới khi không có sự chuẩn bị, kịp thời khắc phục. ở nước ta toàn Đảng, toàn dân cùng góp công góp sức để đẩy lùi dịch SARS và là nước đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố đã ngăn chặn được dịch SARS sau đó hơn một tháng. Nhưng không vì thế mà chúng ta xem nhẹ chủ quan, mà chúng ta phải đề cao cảnh giác sẵn snàg đối phó khi có dịch bệnh xảy ra nhằm bảo vệ cong người và nền kinh tế đất nước. Qua nghiên cứu đề tài này, em cũng được trau dồi thêm kiến thức về du lịch nói chung và đặc biệt là về đại dịch SARS nói riêng. Song trong quá trình thực hiện bài viết này em không tránh khỏi các lỗi về chuyên môn. Em rất mong sự góp ý của cô để bài viết sau em thực hiện hoàn thiện hơn. Là một sinh viên kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch em nguyện sẽ cố gắng học tập tu dưỡng để sau này đảm bảo cuộc sống của mình và góp một phần sức lực nhỏ bé để giúp ngành du lịch của chúng ta phát triển. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Triết học Mác Lênin trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2001. 2. Giáo trình Kinh tế chính trị ĐH Kinh tế quốc dân ăm 2002. 3. Tạp chí cộng sản năm 2003, năm 2004. 4. Giáo trình nhập môn du lịch ĐH kInh tế quốc dân. 5. Dự án và phát triển du lịch Việt Nam 6. Tổng quan về du lịch, tác giả Vũ Đỗ Minh 7. Tạp chí du lịch Việt Nam văm 2000, 20001, 2002, 2003 và 2004. 8. Báo điện tử Tiepthisaigon.Net 9. Báo điện tử Vietnamtourision.Net 10. Báo điện tử Binhdinh.Net 11. Báo điện tử Chinatourist.Net 12. Báo điện tử Japantourist.Net 13. Báo điện tử Asean.Net 14. Tạp chí Lao động xã hội Số 7/2000. 15. Thời báo kinh tế Việt Nam 16. Non nước Việt Nam nhà xuất bản Văn hoá thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35544.doc
Tài liệu liên quan