1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển dâng, dân số tăng nhanh, . Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giời và cả nước ta, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường
Nước biển dâng là một trong số những vấn đề lớn nhất hiện nay đặt ra cho chúng ta, theo các nhà khoa học thì khoảng cuối thế kỉ này mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 0,8 đến 1,5m vì vậy nếu không có các giải pháp và biện pháp kịp thời thì tới cuối thế kỉ này nhiều khu vực của trái đất sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Mặc dù vậy không phải ai cũng nhận thức được vấn đề đặc biệt nguy hiểm này.
Giao Thủy là một huyện ven biển tỉnh Nam Định nằm ở hữu ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi sông và biển. Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng lên, thế nhưng từ năm 2005 biểu mức nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân trong khu vực.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế tài nguyên và môi trường tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề mực nước biển dâng cá ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuốc sống của chúng ta trong thời điểm hiện nay.
Đó là những lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định”
2.Mục tiêu của đề tài
- Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống người dân tại Xuân Thủy – Nam Định
- Đề xuất các giải pháp duy trì, cải thiện hoạt động kinh tế và đời sồng người dân đồng thời với việc phòng tránh/ giảm thiểu các thiệt hại do nước biển dâng
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: vườn quốc gia Xuân Thủy và 5 xã vùng đệm gồm Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
- Phạm vi thời gian: phân tích các ảnh hưởng của mực nước biển chủ yếu từ năm 2005đến đầu 2008 và dự báo tác động cho thời kỳ đến năm 2015
_ Phạm vi khoa học: nghiên cứu về thiệt hại của giá trị trực tiếp và gián tiếp, bên cạnh đó có rất nhiều các giá trị khác nhưng đề tài không đề cập đến ( ví dụ như giá trị bảo tồn, giá trị môi trường )
4. Phương pháp nghiên cứu
- Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích trên cơ sở kế thừa các số liệu thống kê và các tài liệu nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp khảo sát thực địa: để khảo sát tìm hiểu hiện trạng vùng nghiên cứu
- Phương pháp so sánh.
- Mô hình hóa hiện tượng nước biển dâng bằng phương pháp GIS
5. Cấu trúc chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục chuyên đề gồm 3 chương chính
Chương I:Những vấn đề chung về tác động của nước biển dâng đối với hoạt động kinh tế và đời sống con người
Chương II:Thực trạng hoạt động kinh tế và đời sồng người dân và các ảnh hưởng của nước biển dâng vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định.
Chương III:Phân tích ảnh hưởng của NBD tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân vùng Giao Thủy – Nam Định.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 4
Chương I: Những vấn đề chung về tác động của nước biển dâng đối với hoạt động kinh tế và đời sống con người 6
1.1 Nhận thức về hiện tượng nước biển dâng 6
1.2.Những tác động tiêu cực của nước biển dâng 8
1.2.1 Về môi trường 8
1.2.2Thiệt hại về kinh tế, xã hội 9
1.2. Những tác động tích cực của NBD 15
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh tê và đời sồng người dân và các ảnh hưởng của NBD vùng ven viển Giao Thủy –Nam Định 16
2.1. Giới thiệu chung về vùng ven biển Giao Thủy 16
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Giao Thủy 16
2.1.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.1.2 Địa hình và cảnh quan toàn vùng 16
2.1.1.3 Đặc điểm đất đai 19
2.1.1.4 Đặc điểm khí hậu 22
2.1.1.5 Đặc điểm thủy văn 23
2.1.2.Tài nguyên sinh vật ven biển Giao Thủy 24
2.1.2.1 Hệ thực vật 24
2.1.2.2 - Lớp chim 26
2.1.2.3- Lớp thú 28
2.1.2.4 - Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng : 28
2.1.2.5 - Tài nguyên Thuỷ sản : 29
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế, xã hội 32
2.1.3.1. Dân cư 32
2.1.3.2.Hoạt động kinh tế (ngành nghề, thu nhập, tăng trưởng kinh tế.) 35
2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 40
2.2. Hiện tượng NBD và các ảnh hưởng tại GT, NĐ 43
Chương III Phân tích ảnh hưởng của NBD tới HĐKT và đời sống người dân vùng GT, NĐ 44
3.1 Tổng giá trị kinh tế 44
3.2 Các kịch bản đề ra với GT – NĐ 47
3.2.1 Tỉ lệ chiết khấu. 47
3.2.2 Các kịch bản đối với Giao Thủy_ Nam Định 48
3.3. Giải pháp 54
3.3.1Từ phía các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương 54
3.3.1.1 Các cơ quan ban ngành Trung ương 54
3.3.1.2 Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương 54
3.3.1.3 Các tổ chức trong nước và quốc tế 55
3.3.2 Giải pháp từ phía người dân 56
3.4 . Kiến nghị 57
65 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏ nhất là : 0,0 m
b- Thuỷ văn : Khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sông Hồng, có 2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên.
- Sông Vọp : Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12 km, là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn & Bãi trong. Năm 1986, Đập Vọp đã ngăn Sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp . Vì vậy không có nước lưu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía Sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy; Năm 2002 Cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại vẫn còn rất nhỏ .
- Sông Trà : Chảy từ Cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển Giao Hải , dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông Trà bị lấp ở đoạn giữa ( từ ngang Cồn Tàn-Bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển đẩy giồng cát ở ngang khu vực Ba mô ( Cồn Lu) tràn qua vùng bãi bồi ngập nước và đã lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên ( đoạn giữa Sông Trà bị lấp dài gần 3 km ).
Như vậy sông Trà chỉ thông thương khi thuỷ triều ngập tràn qua bãi sú vẹt . Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn & Cồn Lu.
- Đặc điểm thuỷ văn của hệ thống Sông Hồng: Sông Hồng có tổng lượng nước bình quân là 114.109 m3/năm và dòng bùn cát là 115 triệu tấn/ năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sông Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83 m/năm. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy chiếm tới 75 - 90 % tổng lượng nước cả năm và mang tới 90 % lượng bùn cát , gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng , bồi lấp luồng lạch cửa sông và làm cho khu vực cửa sông bị ngọt hoá. Ngược lại vào mùa kiệt , vùng cửa sông bị thu hẹp , thuỷ triều lên , đưa nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dòng sông , làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn (vào sâu trong lục địa tới trên 20 km).
- Độ mặn nước biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của Sông Hồng . Vào mùa đông độ mặn trung bình của nước biển tương đối đồng nhất trong khoảng 28-30%o.. Vào mùa hè , độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông, dao động trong khoảng 20-27 %o.
2.1.2.Tài nguyên sinh vật ven biển Giao Thủy
2.1.2.1 Hệ thực vật
a- Số lượng và thành phần loài :
Theo kết quả điều tra của TS.Phan Kế Lộc & TS Nguyễn Tiến Hiệp ( Một số dẫn liệu về thực vật ở KBT XT, tháng 9/1998) đã phát hiện 95 loài (xem danh mục ở phần phụ lục) và phát hiện bổ xung của VQG Xuân Thuỷ trong thời gian gần đây (đó là môt số loài ít phổ biến)
*Thành phần thực vật bậc cao có mạch VQG Xuân Thuỷ:
Có các ngành: Khuyết thực vật – Psilotophyta(6loài) Thực vật hạt kín Angiospermae(109 loài)Thực vật hai lá mầm- Dicotyledones(85 loài) Thực vật một lá mầm- Monocotyledones(34lòai) . Tuy nhiên, thành phần họ và chi thực vật rất đa dạng so với tổng số loài, với chỉ có 116 loài nhưng đó là sự đóng góp của 42 họ, 99 chi thực vật. Có tới 24 họ chỉ có 1 loài trong họ, 6 họ có 2 loài, 4 họ có 3 loài, 2 họ có 4 loài, 6 họ còn lại có từ 5 loài trở lên. Họ có số loài lớn nhất là Họ Cỏ (Poaceae) 18 loài, sau đó là họ Cúc (Compocitae) 14 loài, họ Cói (Cyperaceae) 10 loài và họ Đậu (Leguminosae) 8 loài. Đối với các loài cây gỗ ở rừng ngập mặn thường mọc tự nhiên thuần loài hoặc nếu được trồng thì cũng thuần loài nên chúng càng nghèo về thành phần loài. VQG Xuân Thuỷ có 14 loài cây gỗ, trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào rừng ngập mặn và rừng phi lao tập trung, đó là các loài: Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước và Phi lao.
b- Diện tích & phân bố của các loại rừng :
Có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất lầy thụt tạo nên trên 3000 ha rừng ngập mặn.
Trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu có gần 100 ha rừng phi lao.
Bảng2.3 Diện tích các loại rừng& bãi bồi ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
Đơn vị tính : ha
Hạng mục
Bãi bồi
Diện tích đầm tôm
Rừng
Rừng
Tổng DT
Khu vực
cồn cát trống
Có RNM
Không rừng
Tổng
ngập mặn
phi lao
không kể đất khác
Bãi trong
187
36
812
848
808
6,0
1849
Cồn ngạn
340
960
80
1040
556
1936
Cồn lu
639
67
67
1051
93,0
1850
Cồn Xanh
124
124
Tổng DT
1290
1063
892
1955
2415
99,0
5759
Phần diện
tích thuộc
VQGXT
1103
217
217
1545
93
2958
2.1.2.2 - Lớp chim
- Theo điều tra bước đầu của Birdlife international ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ.
- Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau đó là bộ Rẽ ,bộ Hạc ,bộ Sếu và bộ Sả . Bộ Chim Lặn chỉ có hai loài . Nếu so sánh với Danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có:
+ 219 loài bằng 26,5 % của tổng số loài chim cả nước 828 loài
+ 41 họ bằng 50,61 % tổng số họ chim cả nước 81 họ
+ 13 bộ bằng 68,42% tổng số bộ chim cả nước 19 bộ
Như vậy sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là tương đối cao nếu so sánh với Vườn quốc gia khác .
- Các sinh cảnh chính thường gặp là : rừng ngập mặn (64,6% ), bãi sậy và cói ( 67,4 %) ,bãi bồi và cồn cát trống (55,1%) ,rừng phi lao (42,2%)
- Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là : Cò thìa ( Platalea minor,P.leucorodia) ,Bồ nông (Penecanus philippensis) ,Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes) ,Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), Choắt đầu đốm ( Tringa guttifer ) ,Choi choi mỏ thìa ( Erynorhynchus pygmeus),Choắt chân màng lớn (Limodromus semipalmatus), Te vàng (Vanellus cinereus)
- Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . Có thời điểm loài Cò thìa đã chiếm tới 20 % số cá thể còn lại của thế giới . Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm ,hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể . Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.
- Trong số 219 loài chim , có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước . Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất ; Vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 ngàn con ( Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là : 20.000 con )
Hàng năm vào mùa đông ( Từ tháng 11 , 12 năm nay ) chim di trú từ Xibêri , Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía nam, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim. Đến VQGXT chim di trú dừng chân để nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài hàng ngàn km của mình. Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam ( Australia, Malayxia, Indonêxia) trở về nơi sinh sản (khoảng tháng 3,4) lại dừng chân ở Xuân Thuỷ. Có những loài đã trú đông ở Xuân Thuỷ thời gian khá dài , như Cò Thìa ( Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) . VQG XT cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều loài chim định cư .Chính vì vậy VQGXT có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo tồn các loài chim , bao gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế .
2.1.2.3- Lớp thú
Theo điều tra sơ bộ có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài : Dơi, chuột, cầy, cáo ... , ở dưới nước có ba loài quí hiếm là :
Rái cá (Lutra lutra), cá Heo (Lipotes vexilifer) và Cá Đầu ông sư
(Neophocaera phocaenoides). Cá heo thường gặp vào mùa mưa bão( Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm )
2.1.2.4 - Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng :
Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ,đã có hàng trăm loài sinh sống ở VQGXT tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hoà của hệ sinh thái . Số liệu về ĐDSH của các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài ( chi tiết được thể hiện ở các phụ lục : Danh mục các loài động vật hoang dã)
2.1.2.5 - Tài nguyên Thuỷ sản :
a,Thực vật thuỷ sinh :
Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển . Các loài rong có giá trị kinh tế thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh,tiêu biểu là Rong câu chỉ vàng ( Gracilaria bodgettii ) . Trong các thuỷ vực của vùng cửa sông có lau sậy, cói và rong tảo. Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các loài động vật thuỷ sinh khác .
Theo số liệu của Sở thuỷ sản, mùa khô 1996 có kết quả thu mẫu của 37 loài thuộc 4 ngành tảo như sau :
Ngành tảo Silic (Bacillariophyta) : 15 chi, 27 loài , chiếm 73%
Ngành tảo Giáp ( Pirophy) : 2 chi, 4 loài, chiếm 10,8 %
Ngành tảo Lam (Cyanophyta) : 2 chi; 3 loài, chiếm 8 %
Ngành tảo lục ( Chlorophyta) : 3 chi, 3 loài, chiếm 8 %
Hai chi có số loài cao thuộc ngành tảo Silic, các chi còn lại chỉ chiếm từ 1 đến 2 loài .
Kết quả thu mẫu mùa mưa ( '96) được 40 loài theo tỷ lệ :
Ngành tảo Silic : 15 chi, 3 loài , chiếm 75%
Ngành tảo Giáp : 1 chi, 5 loài, chiếm 12,5 %
Ngành tảo Lam : 2 chi; 2 loài, chiếm 2 %
Ngành tảo Lục : 3 chi, 3 loài, chiếm 7,5 %
Số tảo Giáp, Lục, Lam không có giá trị làm thức ăn cho thuỷ hải sản chiếm 25 % tổng số loài .
Mặc dù số loài phát hiện ở trên còn thấp nhưng lại có mặt nhiều loài ưu thế ở vùng cửa sông ven biển , ngành tảo Silic chiếm tỷ lệ lớn tạo lên sinh khối lớn làm thức ăn phong phú cho các loài động vật thuỷ sinh .
Mật độ tế bào trung bình trong mùa mưa và mùa khô là : Mùa mưa : 140.370 tế bào /m3 nước, mùa khô : 2.275.644 tế bào /m3 nước . Như vậy có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa .Mùa khô mật độ tế bào cao gấp 16 lần mùa mưa. Đặc biệt là tảo Thalassiothrix có mật độ cá thể cao và xuất hiện phổ biến ở tất cả các Trạm thu mẫu .
b, Động vật nổi :
Đóng vai trò quan trọng vùng cửa sông Hồng bao gồm 165 loài của 14 nhóm chính như : Copepoda. Cladocera, Siphonophora, Chaetognatha, Nauphius.
Tất cả các nhóm phù du động vật ở Sông Hồng đều rộng muối và rộng nhiệt, bắt nguồn từ biển nhiệt đới thích nghi với dao động lớn của độ muối ở môi trường cửa sông và mật độ của chúng cũng dao động rất lớn tuỳ theo các điều kiện cụ thể của môi trường .
*Định tính ( Kết quả của Sở thuỷ sản 1996)
Về mùa khô : Thu được 33 loài , thuộc 7 nhóm . Chiếm ưu thế là Copepoda với 19 loài, chiếm 57,5 %.
Về mùa mưa : Thu được 42 loài , thuộc 7 nhóm , nhóm Copepoda chiếm ưu thế có 27 loài , chiếm 64,3 %
*Định lượng :
Sự phân bố cá thể động vật nổi chịu sự chi phối của độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài động vật nổi vào vùng cửa sông và kiểm soát sự phát triển về số lượng của chúng. Về mùa khô mật độ cá thể đạt mức hàng chục ngàn con /m3 nước .Về mùa mưa mật độ cá thể giảm xuống dưới 1000 con/m3 . Nhìn chung mật độ cá thể giảm quá nửa . Riêng cửa Ba Lạt giảm chỉ còn 6 %. Dù là mùa khô hay mùa mưa, giáp xác chân chèo vẫn là nhóm có số lượng cá thể cao nhất , tạo lên sinh khối lớn , làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật khác trong vùng .
c, Động vật đáy :
- Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện 154 loài , thuộc các nhóm phổ biến như Polychaeta, Mollusca và Crustacea, Mùa khô chiếm 78 %, mùa mưa chiếm 59 % số loài đã gặp . Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như : Ngao ( Meretrix lusoria) Vọp ( Mactra quadrangularis), Cua rèm ( Scylla serrata), Ghẹ (Portunus penaeus), Tôm he (Penaeus Merguiensis), Tôm rảo (Metapennaus ensis) , Tôm vàng ( Metapenmus soyneri). Gần đây Tôm sú ( Pennaeus monodon) đã được đưa vào nuôi có giá trị kinh tế khá cao, bổ xung cho cơ cấu loài hải đặc sản của vùng .
- Về định lượng của động vật đáy cỡ nhỏ thuộc nhóm giun nhiều tơ, ấu trùng , nhuyễn thể ở giai đoạn bám , ấu trùng giáp xác sống đáy với kết quả như sau :
Mùa khô: 2.400 cá thể/m3 nước (trung bình)
Mùa mưa: 450 cá thể/m3 nước ( trung bình)
d,Cá : Vào những năm 1980 đã thống kê được 156 loài , năm 2002 điều tra sơ bộ thấy 107 loài thuộc 12 bộ , 44 họ, có trên 40 loài cá có giá trị kinh tế sản lượng cá đạt khoảng 4000tấn/năm.Một số loài có giá trị cao như : Cá Vược (Lates calcarifer), Cá bớp (Bostrichthys sinénsis), Cá đối ( Mugil nepalensisreus). Cá dưa ( Muraenesox cinereus), Cá nhệch (Pisoodonophifboro), Cá Tráp ( Taius tumifrons)
Về mặt số lượng các loài cá trên chiếm tỷ lệ khá lớn . Tuy nhiên thời gian gần đây bị suy giảm do bị khai thác quá mức.
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế, xã hội
2.1.3.1. Dân cư
*Dân số và mật độ dân số:
Năm xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có 45.967 người, 11.464 hộ với tổng diện tích tự nhiên là 38,66 Km2 ( theo số liệu thống kê của các xã năm 2002).Thực tế cho thấy số người trung bình trong một hộ hơi thấp,bình quân 4 người/hộ.Rất ít số hộ có 9-10 người và có 4 thế hệ sống chung một mái nhà.Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều ,trung bình 1.189 người /Km2.Xã có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1331 người/Km2,xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 1023 người/km2 .
* Tỷ lệ tăng dân số:
Tỷ lệ tăng dân số của 5 xã vùng đệm tương đối đều ,bình quân qua các năm là 1,2%.Trong năm 2002 số người sinh con thứ 3 ,thứ 4 vẫn còn;Thường tập trung ở các xã có nhiều người theo Đạo Thiên chúa giáo, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của dân chúng còn khá nặng nề với việc sinh con một bề và chịu nhiều ảnh hưởng của Luật tục lạc hậu.
* Tôn giáo và dân tộc:
Khu vực 5 xã vùng đệm VQGXT là nơi sinh sống chủ yếu của người kinh.Tỷ lệ dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41% ,nhưng phân bố trong các xã không đồng đều ;Trong đó Giao Thiện chiếm : 72%,xã Giao An 32%,xã Giao Lạc 71%,Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. Hiện nay trên địa bàn 5 xã có 23 nhà thờ lớn nhỏ.Riêng ở xã Giao Thiện có một nhà thờ xứ có Linh mục ( xứ Phú Thọ).
* Cơ cấu Lao Động :
Số người trong độ tuổi lao động ở các xã Vùng đệm là 23.412 người ,chiếm 50,7% dân số.Trong đó lao động nữ là 12.046 người ( chiếm 51,5%) .Trung bình mỗi hộ có 2 người ở trong độ tuổi lao động.
* Cơ cấu ngành nghề :
Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp ,chiếm 78,6% số lao động,còn lại là các ngành nghề khác như: : Thương mại dịch vụ 2%,Công nghệp & tiểu thủ công nghiệp,Xây dựng 3,2% và Thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động.
Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16-44 tuổi chiếm 42,9 % tổng dân số,trong đó có khoảng 52% là Lao đông nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.Vào những ngày nông nhàn thì số lao động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động.Nguồn nhân lực này đã gây áp lực lớn đến TN-MT ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ .Nguyên nhân một phần là do không có ngành nghề phụ,thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống,mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã lôi kéo hầu hết số đông lực lượng dôi dư của vùng đệm.
*Tình hình đời sống của nhân dân các xã trong vùng đệm :
- Tỷ lệ giàu nghèo :
Theo tiêu chí phân loại hộ gia đình ( năm 2002 ) và kết quả kiểm chứng trực tiếp một số hộ trong khu vực ( căn cứ vào 2 nhân tố chủ yếu là : giá trị tài sản cố định và thu nhập bình quân hàng năm của hộ ).Kết quả cho thấy : trong mấy năm gần đây các xã vùng đệm có số hộ giàu và khá tăng nhanh,số hộ nghèo giảm nhiều,chỉ còn khoảng 13,4% số hộ nghèo (thấp hơn bình quân chung của Huyện 1,4%) ,khá giàu 23,2%,trung bình 63,4%.
-Tình hình thu nhập :
Thu nhập các xã vùng đệm chủ yếu từ nông nghiệp và kinh tế biển,bình quân thu nhập được tính dựa theo các nguồn sau:
+ Thu về lương thực chiếm : 39,3 %
+ Thu từ chăn nuôi gia súc gia cầm các loại chiếm : 10,0%
+ Thu từ kinh tế biển chiếm : 36,1%
+ Các ngành nghề khác như dịch vụ thương mại, ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ,chiếm 14,6%
- Điều kiện sinh hoạt gia đình:
Trong những năm gần đây nền kinh tế trong khu vực đã có những bước phát triển đáng kể,điều kiện sinh hoạt trong các hộ cũng từng bước được cải thiện.Nhà cửa của các gia đình trong vùng chủ yếu là Nhà xây kiên cố và bán kiên cố chiếm 63%.Nhà cấp IV chiếm tỷ lệ nhỏ 37%.Các đồ dùng có giá trị phục vụ sinh hoạt tiện nghi cho gia đình như tivi,xe máy và các vận dụng có giá trị khác chiếm tỷ lệ khá cao .
2.1.3.2.Hoạt động kinh tế (ngành nghề, thu nhập, tăng trưởng kinh tế….)
* Tình hình sử dụng đất :
Vùng đệm theo Luận chứng được phê duyệt năm 1995 bao gồm phần đất còn lại của Cồn Ngạn được giới hạn bởi đê Vành lược và lạch sông Vọp, với tổng diện tích 960 ha.
Đây là một bất cập lớn, vì diện tích Vùng đệm cũ quá hẹp không đủ bao hàm ý nghĩa của một vùng đệm: "là khu vực áp sát KBT, có dân cư
sinh sống, từ đây gây ra áp lực xâm hại TN - MT vào vùng lõi của KBT"
Chính vì vậy những năm gần đây, các dự án về vùng đệm đã được Ban quản lý Khu bảo tồn triển khai ở vùng dân cư áp sát Khu bảo tồn gồm các xã : Giao Thiện , Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân. Kết quả khả quan của các dự án đã chứng minh tính khả thi của diện tích vùng đệm được mở rộng như trong quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 21/1/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ đã khẳng định " Vùng đệm của VQG XT có tổng diện tích 8000 ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn 960 ha ( Ranh giới tính từ phía trong đê biển - đê Vành Lược - đến lạch sông Vọp) diện tích của Bãi Trong 2764 ha và diện tích của 5 xã : Giao Thiện, Giao An, Giao lạc, Giao Xuân và Giao Hải- huyện Giao Thuỷ rộng 4276 ha "
Bảng 2.4 THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÙNG ĐỆM
Đơn vị tính : ha
Hạng mục
Diện tích đầm tôm
D.Tích
DT
Diện tích rừng trồng
Đất
Tổng DT
Khu vực
Có rừng
đất trống
Tổng
thổ cư
Canh tác
RNM
Phia lao
Tổng
khác
tự nhiên
5 xã vùng đệm
272,8
2569,7
1433,5
4276,0
Bãi trong
36,0
812,0
848,0
180,0
808,0
6,0
814,0
922,0
2764,0
Cồn Ngạn
880,0
80,0
960,0
960,0
Tổng cộng
916,0
892,0
1808,
452,8
2569,
808,0
6,0
814,0
2355,
8000,
- Địa dư 5 xã vùng đệm vẫn là khu vực độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu SXKD chậm, thời gian nông nhàn kéo dài , lao động dôi dư nhiều từ đó đã trực tiếp tạo nên sức ép khai thác tài nguyên lên vùng lõi.
- Bãi trong : Phần đầm tôm trắng hiệu quả thâm canh rất thấp , rủi ro nhiều. Diện tích RNM mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với NLTS .
- Cồn Ngạn : Những đầm tôm có rừng nuôi quảng canh cải tiến đạt hiệu quả tốt nhất (đầu tư ít, thu nhập ổn định , ít rủi ro)
Đất đai ở vùng đệm có thể chia thành các dạng chính gồm: Đất thổ cư,đất canh tác nông nghiệp,đất nuôi trồng thuỷ sản ,đất bãi bồi có RNM và một số ít đất còn ngập nước ven theo các sông lạch.Đất thổ cư được cấu trúc theo mô hình sinh thái nhân văn VAC,nhưng hiệu quả canh tác chưa cao vì còn khá manh mún.Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu trồng 2 vụ lúa nước có năng suất khá cao,nhưng do bình quân diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa & làm nông nghiệp nói chung không đủ sống.Vùng đất nuôi trồng thuỷ sản bao gồm khu vực đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến rộng 2000 ha và gần 300 ha nuôi Ngao quảng canh.Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản như trên đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương.Diện tích RNM rộng gần 800 ha mới được phục hồi từ dự án DRC ( Hội chữ thập đỏ Đan Mạch ) đã có tác động rất tích cực đến môi trường sinh thái của khu vực .
*Sản xuất nông nghiệp :
Nông nghiệp là ngành trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, với 2 ngành chính là : Trồng trọt và chăn nuôi
-Trồng trọt :
Những năm trước đây do độc canh lúa, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều nên năng suất cây trồng đạt thấp. Trong phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sản xuất trong vùng đệm không còn độc canh cây lúa hay cây màu, mà đã có thêm cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đến nay, diện tích trồng lúa đã đạt 2.598 ha, chiếm 85,7% đất canh tác, đất trồng cây màu và cây công nghiệp khác chiếm 14,3% diện tích gieo trồng. Sản lượng quy thóc đạt 27.966 tấn/năm,bình quân lương thực đạt 623 kg/ người/năm. Như vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm là đảm bảo. Đây cũng là một thuận lợi cho việc lấy ngắn nuôi dài để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực.
- Chăn nuôi :
Chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại đã được chú ý phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bình quân mỗi hộ có từ 3-4 con lợn; 10-15 con gia cầm các loại. So với những năm trước đây thì đàn lợn ,đàn gia cầm có xu hướng tăng nhanh hơn, đàn trâu bò có xu hướng giảm. Trong các xã đã xuất hiện nhiều mô hình kiểu trang trại, các mô hình chăn nuôi công nghiệp mở rộng phát triển như: mô hình lợn siêu lạc, vịt siêu trứng, ngan pháp, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong cơ cấu thu nhập kinh tế hộ gia đình. Các hộ còn lại chủ yếu chăn nuôi theo hình thức tận dụng nên năng xuất và hiệu quả không cao.
Ngành chăn nuôi ở các xã vùng đệm chỉ mới góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp. Hiện tại, mạng lưới thú y còn quá mỏng, vẫn còn một số bệnh dịch xẩy ra như: lở mồm, long móng đối với trâu bò; Bệnh phù đầu và phân trắng đối với lợn con,bệnh tụ huyết trùng với gia cầm đã hạn chế sự phát triển của đàn gia súc gia cầm trong vùng.
* Phát triển kinh tế biển :
Trong những năm gân đây ,việc phát triển kinh tế biển đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của khu vực.Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15-20%,chiếm tỷ trọng từ 20-25% trong nhóm nông lâm thuỷ sản.Toàn bộ các xã vùng đệm đều đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nuôi trồng,khai thác tự nhiên và dịch vụ.Trong đó ngành nuôi trồng chiếm 51,5%,khai thác tự nhiên chiếm 48,5%.Nhiều xã đã thành lập Hợp tác xã khai thác và chế biến thuỷ sản như xã Giao Hải, xã Giao Thiện.
Nghề nuôi trồng nhuyễn thể ở các xã Giao lạc,Giao Xuân và Giao Hải phát triển mạnh ,với gần 500 ha bãi cát pha ở khu vực cuối Cồn lu,Cồn Ngạn ,hàng năm đã cho thu nhập nhiều chục tỷ đồng ( Năm 2004 đạt gần 100 tỷ đồng ). Tuy nhiên đây vẫn là nghề NTTS mang tính tự phát, quảng canh, chưa ổn định,nên tính bền vững không cao.
Nghề nuôi tôm trong hệ thống các đầm tôm ở khu vực, những năm gần đây có kết quả không tốt vì môi trường nuôi bị ô nhiễm,các sản phẩm thuỷ sản tự nhiên bị suy giảm do hoạt động khai thác quá mức và dần cạn kiệt của cộng đồng.Bình quân một ha chỉ thu được khoảng trên 100 kg tôm/năm,thu nhập bình quân dưới 10 triệu đồng /ha,năm.
Nghề khai thác NLTS tự do ở vùng triều cũng đã đem lại thu nhập đáng kể cho cộng đồng người nghèo và trung bình ở địa phương.Tuy nhiên nghề này đã và đang tập trung hầu hết các lao động phổ thông trong khu vực vào thời vụ nông nhàn ,nên đã gây ra nhiều xáo trộn và phức tạp cho công tác quản lý TN-MT và an ninh trật tự ở vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
Các nghề dịch vụ và chế biến thuỷ sản còn khá mới mẻ và ở quy mô nhỏ, chưa phát triển tương ứng với tiềm năng to lớn của ngành kinh tế biển ở khu vực
* Thương mại và dịch vụ :
Trong khu vực ngành thương mại dịch vụ quốc doanh hầu như không có,trong khi đó hoạt động của thương mại ngoài quốc doanh trong những năm qua ở khu vực đã có những bước phát triển khả quan.Tuy là ngành mới được đưa vào trong các ngành sản xuất của các xã vùng đệm, song mạng lưới thương mại của các xã vùng đệm phát triển cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh.Phương thức hoạt động cũng khá đa dạng như trao đổi,vận chuyển hàng hoá,mua bán các vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống.
*Công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển,cơ sở vật chất còn yếu kém,trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu,sản phẩm làm ra có hàm lượng nhỏ chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ.Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn quá thấp,mới chỉ đạt 5%.Tuy nhiên cũng đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,thu hút lao động và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ của địa phương.
2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Thuỷ lợi :
Các xã vùng đệm đã xây dựng các công trình thuỷ lợi như hệ thống cống cấp II và cấp III nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước trên địa bàn.Các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: Định canh định cư,vốn của tỉnh huyện,và đóng góp của bà con bằng công lao động để đào đắp nạo vét kênh mương.Nhưng đến nay nhiều hệ thống đã bị xuống cấp hoặc cần được làm mới.Phần lớn hệ thống cần được nạo vét hoặc bê tông hoá mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất.
* Giao Thông :
Hệ thống giao thông từ Huyện đi trung tâm xã ,đường liên xã,liên thôn đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá.Chỉ còn số ít là đường cấp phối .Việc đi lại trong khu vực tương đối thuận tiện và sạch sẽ.Tỷ lệ đường bê tông trong khu vực Vùng đệm là 66,7%,đường nhựa chiếm 25,7%,đường cấp phối chiếm 7,6%.
* Nước sạch và vệ sinh môi trường :
Có gần 50% bà con sử dụng giếng khoan và giếng đào .Nhưng chỉ có khoảng 20-30% là sử dụng nước hợp vệ sinh.Các giếng đào và giếng khoan này thường gặp phải nguồn nước lợ không thể dùng được trong sinh hoạt .Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước mưa và nước qua bể lọc nên rất bị hạn chế.Tình hình thiếu nước sinh hoạt thường vẫn diễn ra hàng năm vào mùa đông ken. Nhất là vào những năm ít mưa.
Các công trình vệ sinh như nhà tắm ,hố xí cũng đã được phần lớn người dân quan tâm xây dựng sạch sẽ.Tuy nhiên vấn đề rác thải trong sinh hoạt đang trở thành vấn đề bức xúc của các khu dân cư tập trung.Hầu như các xã vùng đệm chưa có phương án thu gom ,xử lí rác thải thích hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường công cộng về lâu dài.
* Điện :
Các xã vùng đệm đều đã được kết nối mang lưới điện quốc gia thông qua Trạm 35 KV Giao Thanh.Điện lưới đã xuống tới tận các thôn xóm.Hiện nay 100% các hộ trong khu vực đã được dùng điện lưới.Nguồn điện hiện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.
* Giáo dục :
Các xã Trong vùng đệm đều đã có 1 trường THCS ,01 Trường tiểu học và 01 trường mẫu giáo. Riêng xã Giao Thiện có 2 trường tiểu học.Cả cụm 8 xã có 01 Trường THPT Giao Thuỷ C.Tuy nhiên trong khu vực nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã cho con em theo học ở các Trường THPT Giao Thuỷ A & B ( ở Thị Trấn & ở Trung tâm #).
Các Trường THCS và tiểu học phần lớn đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của công tác giáo dục hiện đại.Một số trường vẫn còn học 2 ca như Giao An,Giao Lạc,Giao Xuân.Cơ sở thực nghiệm và trang thiết bị giảng dạy cùng các công trình phù trợ khá thiếu thốn.
Gần đây các xã hình thành các Trung tâm gíao dục cộng đồng,đây là một hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc nâng cao nhận thức của dân chúng.Tuy nhiên do có những khó khăn khách quan (cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn ) nên các Trung tâm này chưa được đầu tư tương xứng để phát huy hết vai trò tác dụng của chúng.
* Y tế :
Trong vùng đệm mỗi xã đều có một Trạm y tế và có từ 3-7 cán bộ y tế .Ngoài các Trạm xá nói trên còn có mạng lưới y tá thôn xóm,đây là lực lượng cán bộ y tế hết sức quan trọng vì họ sinh sống gần gũi với cộng đồng địa phương,trực tiếp thực hiện sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân.Ngoài ra các y tá thôn bản còn tham gia giám sát dịch bệnh,tiêm chủng,vận động kế hoạch hoá gia đình.
Nhìn chung cơ sở vật chất ,trang thiết bị khám và chữa bệnh của các Trạm xá còn nhiều khó khăn.Phòng khám và điều trị đều là nhà cấp IV,trang thiết bị cũng như thuốc men chỉ đảm bảo chữa bệnh thông thường hoặc chỉ đủ sơ cứu cho các bệnh nhân nặng sau đó chuyển lên tuyến trên.Bình quân trên địa bàn cứ 3.535 người dân mới có 01 Y, Bác sỹ; 2.983 người dân/01phòng bệnh và 1.491 người có 01 giường bệnh.
* Các cơ quan trên địa bàn :
Trong khu vực có Đồn biên phòng 84 đóng tại xã Giao An và Trạm Biên phòng số 9 ( thuộc Đồn Biên phòng 88 ) đóng tại xã Giao Hải.Những năm qua các lực lượng bộ đội biên phòng trên ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng tuyến biển còn phối hợp rất tốt với chính quyền các xã và Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tham gia công tác phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ TN-MT trong khu vực .Đây là lực lượng cần phối hợp tốt trong chương trình quản lí bảo vệ của Vườn Quốc gia.
2.2. Hiện tượng NBD và các ảnh hưởng tại GT, NĐ
Hiện tượng nước biển dâng xuát hiện từ năm 2005 đến nay theo nhận xét của người dân
NBD ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và làm mất diện tích của vườn quốc gia Xuân Thủy
Điển hình là con bão số 7 đổ bộ vào Nam Định gây ảnh hưởng lớn đến vùng.
Chương III Phân tích ảnh hưởng của NBD tới HĐKT và đời sống người dân vùng GT, NĐ
3.1 Tổng giá trị kinh tế
Khái niệm tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value – TEV) ra đời vào những năm 1980, được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện về giá trị hàng hoá môi trường mà sự nhìn nhận đó không chỉ bao gồm những giá trị trực tiếp có thể lượng hoá được mà còn cả những giá trị gián tiếp - những giá trị ẩn khó nhìn thấy nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội.
Một khu rừng có thể đồng thời cung cấp gỗ phục vụ cho nhu cầu của con người, các dịch vụ sinh thái cho cộng đồng địa phương, lọc nước cho các nhà máy thuỷ điện, các nguồn gen cho các công ty dược phẩm đa quốc gia và là nơi hấp thụ carbon cho phát thải CO2 toàn cầu. Như vậy, tổng của tất cả các loại giá trị liên quan đến một tài nguyên thì được gọi là tổng giá trị kinh tế (TEV).
Các nhà khoa học đã phân tích TEV theo nhiều cách khác nhau. Callan (2000) cho rằng:
Tổng giá trị = Giá trị sử dụng + Giá trị tồn tại
(trực tiếp và gián tiếp) (tiêu dùng của người khác và
giữ gìn cho thế hệ tương lai)
Theo Tom Tietenberg: TEV = UV + OV + NUV
Trong đó: UV là giá trị sử dụng
OV là giá trị tuỳ chọn
NUV là giá trị không sử dụng
Như vậy, các nhà kinh tế học môi trường đã làm được rất nhiều khi phân loại giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường thiên nhiên. Tuy vấn đề thuật ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng nhìn chung họ đều dựa trên cơ sở sự tương tác giữa con người (người định ra giá trị) và môi trường (vật được đánh giá). Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, và TEV đã được khái quát hoá bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)
Mức độ khó dần của việc định giá
TEV
NUVNUVUV
UV
UV
DUV
IUV
OV
BV
EXV
Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp.
- IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp.
- OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn.
- NUV (Nonuse values) là giá trị không sử dụng.
- BV (Bequest values) là giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.
- EXV (Existence values) là giá trị tồn tại.
Sự phân biệt đầu tiên và quan trọng nhất đó là giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.
Giá trị sử dụng là những giá trị bắt nguồn từ lợi ích của xã hội do sử dụng hoặc có tiềm năng sử dụng một tài nguyên môi trường nhất định hay các dịch vụ của nó. Nói cách khác, giá trị sử dụng được hình thành từ việc thực sự sử dụng môi trường. Trên thực tế, nó bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung cấp mà chúng ta có thể tính được về giá cả và khối lượng trên thị trường. Một cá nhân có thể trực tiếp thưởng thức nguồn tài nguyên bằng cách tiêu dùng nó (ví dụ: chặt gỗ để đốt hay câu cá để nuôi sống bản thân...) hoặc bằng cách tăng lợi ích từ bản thân thị trường tài nguyên (ví dụ: giá trị cảnh quan của một công viên hay một khu rừng).
Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường, hay nói cách khác đây là các chức năng môi trường cơ bản gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và và lợi ích của mọi người. Ví dụ: một khu rừng bảo vệ lưu vực sông hay tầng ôzone bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Giá trị tuỳ chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn lực hoặc một phần sử dụng nguồn lực đó, để sử dụng cho tương lai. Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị này không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó. Ví dụ, bảo tồn một khu vực tự nhiên là một lựa chọn, cho chúng ta khả năng biến đổi khu vực đó trong tương lai hoặc giữ lại nó, dựa vào những thông tin được thu thập về giá trị tương đối của khu vực tự nhiên.
Giá trị phi sử dụng thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của sự vật, không liên quan đến việc sử dụng thực tế hoặc thậm chí việc lựa chọn sự vật này. Tuy nhiên, thay vào đó, những giá trị này thường liên quan nhiều về lợi ích của con người. Giá trị phi sử dụng bao gồm:
Giá trị tuỳ thuộc (giá trị để lại) phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong một hàm nhiều biến và có thể có sự thay đổi trên cơ sở phát hiện của khoa học cũng như nhận thức của con người. Một số người cho rằng giá trị tuỳ thuộc là giá trị của việc để lại các giá trị sử dụng và phi sử dụng cho con cháu. Những người khác đưa cả giá trị tuỳ chọn và giá trị tồn tại vào trong dạng giá trị này.
Giá trị tồn tại xuất phát từ nhận thức của con người về tài nguyên và môi trường mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trước mắt mà kể cả lâu dài buộc người ta phải duy trì giống loài đó bằng mọi giá. Trong việc tính toán giá trị này thì việc xác lập tiền tệ là khó khăn nhưng sự xác lập nhận thức về mặt giá trị rất dễ dàng.
3.2 Các kịch bản đề ra với GT – NĐ
3.2.1 Tỉ lệ chiết khấu.
Khi đưa ra các kích bản về thiệt hại do mực nước biển dâng lên, thông thường người ta đánh giá trong nhiều năm. Việc kéo dài trong nhiều năm sẽ làm cho giá trị của đồng tiền sẽ bị thay đổi do một số nguyên nhân như lạm phát, tăng trưởng kinh tế, những biến động về chính trị, xã hội. Chính vì lẽ đó để xac định đúng mức thiệt hại mà hang năm chúng ta mất thì cần phải quy đổi về giá trị của năm tính toán hay còn được gọi là giá trị tương lai.
Tỉ lệ chiết khấu thực được tính theo công thức:
i: tỉ lệ chiết khấu
m: tỉ lệ lạm phát
Hiện nay, tỉ lệ chiết khấu được tính bằng lãi suất huy động vốn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là 12%.
Tỉ lệ lạm phát quý I năm 2008 là 9,19%.
Như vậy tỉ lệ chiết khấu thực là
3.2.2 Các kịch bản đối với Giao Thủy_ Nam Định
Các số liệu đất đai bị ngập do hiện tượng NBD được tính toán bằng phương pháp GIS.
Bảng 3.1 Lượng giá kinh tế đất ngập nước ven biển GT – NĐ
Các giá trị
Giá trị thấp (ước tính)
Giá trị cao (ước tính)
Giá trị trung bình
Giá trị trực tiếp
Gỗ
103620
108200
105910
2. Củi đun
82500
86400
84450
Giá trị gián tiếp
1.Nuôi trồng thủy sản
13500000
15000000
14250000
2.Nguồn lợi biển
2640000
2860000
2750000
3.Mật ong
112000
132000
122000
4.Cây làm thuốc
15600
18500
17050
5.Du lịch
12000
15000
13500
( nguồn IUCN)
Bảng 3.2 kịch bản1khi mực nước tăng 5cm, diện tích mất đi là 5%
Đơn vị: Đồng
Các giá trị
Giá trị thấp(ước tính)
Giá trị cao (ước tính)
Giá trị trung bình
Mức độ thiệt hại (%/ha)
Giá trị thiệt hại /ha
Giá trị trực tiếp
1.Gỗ
103.620
108.200
105.910
0.8
84.728
2.Củi đun
82.500
86.400
84.450
0.4
33.780
Giá trị gián tiếp
1.Nuôi trồng thủy sản
13.500.000
15.000.000
14.250.000
1.3
18.525.000
2.Nguồn lợi biển
2.640.000
2.860.000
2.750.000
1.3
3.575.000
3.Mật ong
112.000
132.000
122.000
0.3
36.600
4.Cây làm thuốc
15.600
18.500
17.050
0.4
6.820
5.Du lịch
12.000
15.000
13.500
0.5
6.750
Tổng
5
22.268.678
Hàng năm mực nước biển dâng lên 5m sẽ làm mất 5% diện tích đất đai tương ứng với :
11000 * 5% = 550 ha
Thiệt hại tính trên một hecta là 22.268.678 đồng.
Như vậy ta có tổng thiệt hại được tính bằng công thức :
Tổng thiệt hại = Diện tích bị mất * Thiệt hại/ha
Tổng thiệt hại = Diện tích bị mất * 22.268.678 (đồng)
Tổng thiệt hại( giá trị tương lai) = Tổng thiệt hại * (1+r)t
Trong đó r: tỉ lệ chiêt khấu
t: năm tính toán
Bảng 3.3 Tổng thiệt hại tính theo các năm
Năm
Diện tích bị mất (ha)
Thiệt hại(đồng)
Thiệt hại (đồng) (tính theo giá trị từng năm)
2008
550
12.247.772.900
12.247.772.900
2009
1100
24.495.545.800
25.125.081.327
2010
1650
36.743.318.700
38.656.193.876
2011
2200
48.991.091.600
52.866.210.744
2012
2750
61.238.864.500
67.781.090.451
2013
3300
73.486.637.400
83.427.677.370
2014
3850
85.734.410.300
99.833.730.125
2015
4400
97.982.183.200
117.027.950.845,17
TÔNG
440.919.824.400
Bảng 3.4 kịch bản 2 khi mực nước tăng 10cm, diện tích mất đi là 7%
Đơn vị: Đồng
Các giá trị
Giá trị thấp(ước tính)
Giá trị cao (ước tính)
Giá trị trung bình
Mức độ thiệt hại (%/ha)
Giá trị thiệt hại /ha
Giá trị trực tiếp
1.Gỗ
103.620
108.200
105.910
1.1
116.501
2.Củi đun
82.500
86.400
84.450
0.5
42.225
Giá trị gián tiếp
1.Nuôi trồng thủy sản
13.500.000
15.000.000
14.250.000
1.9
27.075.000
2.Nguồn lợi biển
2.640.000
2.860.000
27.50.000
1.9
5.225.000
3.Mật ong
112.000
132.000
122.000
0.4
48.800
4.Cây làm thuốc
15.600
18.500
17.050
0.5
8.525
5.Du lịch
12000
15000
13500
0.7
9.450
Tổng
32.525.501
Hàng năm mực nước biển dâng lên 10m sẽ làm mất 7% diện tích đất đai tương ứng với :
11000 * 7% = 770 ha
Thiệt hại tính trên một hecta là 32.525.501đồng.
Như vậy ta có tổng thiệt hại được tính bằng công thức :
Tổng thiệt hại = Diện tích bị mất* Thiệt hại/ha
Tổng thiệt hại = Diện tích bị mất * 32.525.501 (đồng)
Tổng thiệt hại( giá trị tương lai) = Tổng thiệt hại * (1+r)t
Trong đó r: tỉ lệ chiêt khấu
t: năm tính toán
Bảng 3.5 Tổng thiệt hại tính theo các năm
Năm
Diện tích bị mất (ha)
Thiệt hại(đồng)
Thiệt hại (đồng) Tính theo giá trị tương lai
2008
770
25.044.635.770
25.044.635.770
2009
1540
50.089.271.540
51.376.565.819
2010
2310
75.133.907.310
79.045.415.340
2011
3080
100.178.543.080
108.102.510.019,22
2012
3850
125.223.178.850
138.600.930.658,39
2013
4620
150.267.814.620
170.595.569.491,58
2014
5390
175.312.450.390
204.143.188.232,10
2015
6160
200.357.086.160
239.302.477.908,18
TÔNG
901.606.887.720
Bảng 3.6 Kịch bản 3 khi mực nước tăng 15cm, diện tích mất đi 10%
Đơn vị: Đồng
Các giá trị
Giá trị thấp(ước tính)
Giá trị cao (ước tính)
Giá trị trung bình
Mức độ thiệt hại (%/ha)
Giá trị thiệt hại /ha
Giá trị trực tiếp
1.Gỗ
103620
108200
105910
1.6
169.456
2.Củi đun
82500
86400
84450
0.8
67.560
Giá trị gián tiếp
1.Nuôi trồng thủy sản
13500000
15000000
14250000
2.6
37.050.000
2.Nguồn lợi biển
2640000
2860000
2750000
2.6
7.150.000
3.Mật ong
112000
132000
122000
0.6
73.200
4.Cây làm thuốc
15600
18500
17050
0.8
13.640
5.Du lịch
12000
15000
13500
1
13.500
Tổng
44.537.356
Hàng năm mực nước biển dâng lên 15m sẽ làm mất 10% diện tích đất đai tương ứng với :
11000 * 10% = 1100 ha
Thiệt hại tính trên một hecta là 44.537.356 đồng.
Như vậy ta có tổng thiệt hại được tính bằng công thức :
Tổng thiệt hại = Diện tích bị mất* Thiệt hại/ha
Tổng thiệt hại = Diện tích bị mất * 44.537.356 (đồng) Tổng thiệt hại( giá trị tương lai) = Tổng thiệt hại * (1+r)t
Trong đó r: tỉ lệ chiêt khấu
t: năm tính toán
Bảng 3.7 Tổng thiệt hại theo các năm
Năm
Diện tích bị mất (ha)
Thiệt hại(đồng)
Thiệt hại tính theo giá trị từng năm (Đồng)
2008
1100
48.991.091.600
48.991.091.600
2009
2200
97.982.183.200
100.500.325.308,24
2010
4400
195.964.366.400
206.166.367.337,32
2011
8800
391.928.732.800
422.929.685.955,79
2012
17600
783.857.465.600
867.597.957.769,70
2013
35200
1.567.714.931.200
1.779.790.450.568,76
2014
70400
3.135.429.862.400
3.651.062.130.296,75
2015
140800
6.270.859.724.800
7.489.788.854.090,76
TÔNG
12.492.728.358.000
3.3. Giải pháp
3.3.1Từ phía các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương
3.3.1.1 Các cơ quan ban ngành Trung ương
Nghiên cứu dự báo mực nước biển dâng ,đánh giá tổng quan tác động môi trường của hiện tượng này, đưa ra các cảnh báo sớm về vùng ảnh hưởng trực tiếp , gián tiếp .Những hậu quả tiêu cực cũng như những mặt tích cực cần khai thác .
Rà xoát lại qui hoạch vùng ven biển trong tầm ảnh hưởng của lụt biển ,để có những điều chỉnh cần thiết về cao độ nền cơ sở, cho tất cả các dự án qui hoạch Chỗ cần bảo đảm tránh lụt an toàn thì nâng cao độ lên trên mức nước ngập dự báo ;Nơi cần giữ nước biển lại để tận dụng lợi ích cảnh quan môi trường hoăc nuôi trồng thuỷ sản ,thì có thể giữ lại những vùng trũng hoặc đào hạ cốt trước để lấy đất đắp đê ,đắp nền …
Qui hoạch lại hệ thống đê kè cho bờ biển và cho các con sông đặc biệt là các sông lớn có hạ lưu đổ trực tiếp ra biển; Hoạch định giải pháp trị thuỷ tổng quan cho cả nước và chi tiết cho vùng ven biển Giao Thủy nói riêng.
3.3.1.2 Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương
Các cơ quản lý, chính quyền địa phương cần xây dựng các phương án cải tạo cơ sở vật chất (tôn cao nền các công trình, di dời xa bờ hơn..) đồng thời có các chương trình tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương các cách thức thích nghi với tình trạng nước biển dâng ( di dời nhà cửa, thay đổi thói quen sinh hoạt, ứng phó được với những tình huống xấu khi nước biển dâng cao….)
Chính quyền địa phương buộc phải đầu tư, xây dựng các cơ chế chính sách phục vụ cho sự phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện bằng giải pháp nâng cao các cao trình của tuyến đường và làmcác quy hoạch toàn bộ các công trình xây dựng phục vụ cho phát triển du lịch của thị trấn phải tôn cao lên đảm bảo nhu cầu phục vụ và an toàn tuyệt đối cho du khách, đảm bảo môi sinh của khu vực này tốt hơn.
3.3.1.3 Các tổ chức trong nước và quốc tế
Các tổ chức trong nước và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do mực nước biển dâng lên đối với vùng ven biển Giao Thủy.
Thứ nhất, họ bao gồm nhiều nhà chuyên gia có kinh nghiệm, có trình độ, kiến thức về các vấn đề liên quan đến mực nước biển dâng, các biện pháp phòng tránh, thích nghi với hiện tượng này. Chính vì lẽ đó, để có được các biện pháp, các kịch bản ứng phó với mực nước biển đạt hiệu quả cao nhất thì sự giúp đỡ của các tổ chức, các chuyên gia là rất cần thiết. Đặc biệt khu vực ven biển huyện Giao Thủy có vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, với một khu vực rừng ngập mặn rộng lớn, vì vậy các tổ chức cần phải có các dự án, các chương trình nhằm bảo tồn và phát triển khu vực vườn quốc gia này.
Thứ hai, các tổ chức trong nước và quốc tế là những đơn vị có khả năng thu hút kinh phí tài trợ cho các dự án, các chương trình mang tính chất nhân đạo. Chính vì vậy các tổ chức trong nước và quốc tế cần vận động, thu hút nguồn tài chính để thực hiện các dự án, các chương trình giúp đỡ người dân địa phương vùng ven biển huyện Giao Thủy ( di dời nhà cửa, đào tạo nghề, tôn cao đê biển…).
Thứ ba, các tổ chức cần có các chương trình, hoạt động giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng những hậu quả nghiêm trọng do hiện tượng mực nước biển dâng đồng thời đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp với người dân địa phương.
3.3.2 Giải pháp từ phía người dân
Như đã nghiên cứu ở trên, hiện tượng nước biển dâng là do sự biến đổi khí hậu gây ra. Chính vì lẽ đó, việc đầu tiên mà người dân có thể ngăn ngừa hiện tượng nước biển dâng cao đó chính là giảm bớt những tác động tiêu cực đến khí hậu của trái đất. Mỗi người dân phải tự có trách nhiệm trong việc bảo vệ khí hậu của trái đất như: hạn chế chặt phá rừng, sử dụng hạn chế tối đa nhiên liệu hóa thạch, trồng nhiều cây xanh….
Thứ hai, đối với người dân địa phương là những người trực tiếp chịu tác động của thảm họa nước biển dâng cần phải tự có ý thức trong việc tìm hiểu các hậu quả của hiện tượng này, đồng thời cần có kế hoạch biện pháp di dời nhà cửa, sửa chữa, tôn cao để đảm bảo an toàn ứng phó với hiện tượng nước biển dâng.Đồng thời, người dân cũng cần phải tự thích nghi với hiện tượng nước biển dâng bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt đặc biệt những người dân trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản cần phải có kế hoạch học nghề, làm các công việc khác vì trong tương lai nếu mực nước biển tăng thì đất đai nuôi trồng của họ sẽ bị ngập.
Thứ ba, người dân địa phương cần tích cực tham gia các công tác ứng phó với hiện tượng nước biển dâng như tham gia đắp đê biển, cải tạo, tôn cao nền các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng của địa phương.
3.4 . Kiến nghị
Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hiện tượng nước biển dâng. Việc đưa ra các giải pháp là một việc quan trọng nhưng để các giải pháp đó được thực hiện hiệu quả trong thực tế, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, các Bộ, ban ngành Trung ương, địa phương cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các phuơng án ứng phó phù hợp nhất cho vùng ven biển huyện Giao Thủy theo từng kịch bản nước biển dâng, Bên cạnh đó cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, để đảm bảo các kế hoạch, các chương trình được thực hiện một cách hiệu quả và triệt để nhất.
Thứ hai, cần thúc đẩy các nghiên cứu khoa học, phát minh, ứng dụng mới về các biện pháp tối ưu ứng phó với hiện tượng nước biển dâng, đặc biệt khuyến khích các biện pháp phòng tránh hơn là các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo việc bảo vệ các vùng đất quan trọng của vùng ven biển.
Thứ ba, giữa cơ quan địa phương và người dân cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các biện pháp ứng phó một cách hiệu quả nhất trong thực tế.
Thứ tư, người dân địa phương cần phải tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia tích cực vào các kế hoạch ứng phó với hiện tượng này. Họ cần phải ý thức được rằng việc tham gia tích cực vào các kế hoạch, các chương trình ứng phó sẽ bảo vệ an tòan cho cuộc sống của chính họ, gia đình họ và của toàn bộ người dân vùng ven biển Giao Thủy.
KẾT LUẬN
Nước biển dâng là một thảm họa đến nhân loại, ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nước như Việt Nam. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của con người trên trái đất. Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế giới Việt Nam sẽ là 1 trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng. Đặc biệt là những vùng như Nam Định, Thái Bình, Cần Thơ, …. Hiện tượng này sẽ làm mất đi hàng ngàn hecta đất của Việt Nam, làm triệu người mất nhà cửa, đất trồng trọt, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Chính vì lẽ đó chuyên đề “phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định” đã được nghiên cứu rút ra 1 số kết luận sau:
Đưa ra các lý luận liên quan đến hiện tượng nước biển dâng và ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống của người dân.Đây sẽ là cơ sở khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để ứng phó với hiện tượng nước biển dâng
Tổng hợp hiện trạng các khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng bỏi hiện tượng nước biển dâng.Đồng thời chuyên đề đã đưa ra các kịch bản trong tương lại về khả năng mực nước biển dâng lên. Từ việc đưa ra các kịch bản này nghiên cứu đã tính toán được các thiệt hại đến hoạt động kinh tế và đời sống của người dân trong khu vực đến năm 2015. Kết quả tính toán cho thấy thiệt hại này là rất to lớn tới người dân ở khu vực bị ảnh hưởng.
Chuyên đề đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị để ứng phó với hiện tượng nước biển dâng một cách hiệu quả nhất trong thực tế.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và số liệu chưa đầy đủ nên chuyên đề mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thiệt hại của giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp mà chưa tính được tổng giá trị thiệt hại do hiện tượng nước biển dâng gây ra đối với khu vực Giao Thủy – Nam Đinh. Trong tương lai nếu có điều kiện nghiên cứu sâu và kĩ càng hơn tôi hi vọng đề tài nghiên cứu sẽ được làm tốt hơn để có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Tôi hi vọng sẽ được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, GS.TS Đặng Như Toàn,GVC Lê Trọng Hoa : “Bài giảng Kinh tế môi trường”
IUCN: “Tổng quan hiện trang đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước RAMSA”
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Lập dư án đầu tư, NXB Thống kê Hà Nội 2005.
Th.S Vũ Tấn Phương: “Đánh giá nguồn lợi rừng Việt Nam”
Trần Võ Hùng Sơn, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Nhập môn phân tích chi phí-lợi ích , NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2003.
Nguyễn Hoàng Trí : “Các phương pháp lượng giá rừng ngập mặn”
TRANG WEB
PHỤ LỤC
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
BV
Bequest Value
Giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại
DUV
Direct Use Value
Giá trị sử dụng trực tiếp
EXV
Existence Value
Giá trị tồn tại
IUV
Indirect Use Value
Giá trị sử dụng gián tiếp
NBD
Nước biển dâng
NUV
Non Use Value
Giá trị phi sử dụng
OV
Option Value
Giá trị tuỳ chọn
SER
Sea level raise
Mức nước biển dâng
TEV
Total Economic Value
Tổng giá trị kinh tế
VQG
Vườn Quốc Gia
DANH M ỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Đặc điểm vật lý của băng có trên trái đất 7
Hình 1.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua 8
Bảng 1.2. Đông á: ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao 10
Hình 1.2. Đông á: diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng 11
Hình 1.3 Đông á: dân số bị ảnh hưởng 11
Hình 1.4. Đông á: khu dân cư bị ảnh hưởng 12
Hình 1.5. Đông á: GDP bị ảnh hưởng 13
Hình 1.6: Đông á: khu vực đô thị bị ảnh hưởng 13
Hình 1.7. Đông á: Khu vực nông nghiệp bị ảnh hưởng 14
Hình 1.8. Đông á: khu vực đầm lầy bị ảnh hưởng 14
Bảng 2.1. Thống kê diện tích các loại đất ở VQGXT 21
Bảng 2.2. Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm 21
Bảng 2.3. Diện tích các loại rừng và bãi bồi ở VQGXT 26
Bảng 2.4. Thống kê hiện trạng sử dụng đất ở vùng đệm 35
Bảng 3.1. Lượng giá kinh tế đất ngập nước ven biển GT -NĐ 49
Bảng 3.2. Kịch bản 1 khi mực nước tăng 5 cm 49
Bảng 3.3. Tổng thiệt hại tính theo các năm 50
Bảng 3.4. Kịch bản 2 khi mực nước biển tăng 10cm 51
Bảng 3.5. Tổng thiệt hại tính theo các năm 52
Bảng 3.6. Kịch bản 3 khi mực nước tăng 15cm 52
Bảng 3.7. Tổng thiệt hại qua các năm 53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT1.docx