Đề tài Phân tích bản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty cổ phần đầu tư, xây dựng bưu điện và công ty TNHH Huy Hùng

Hoạt động kinh tế là một loại hoạt động sôi động và không thể thiếu được trong bất kỳ xã hội nào. Tuy nhiên trong hoạt động kinh tế không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đầy đủ. Mà giữa các chủ thể thường xẩy ra những tranh chấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc quản lý kinh tế bằng pháp luật là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường và là sự quản lý khoa học nhất mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều phải dựa vào pháp luật để điều hành nền kinh tế đất nước của mình. Bởi vậy đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì việc nắm chắc pháp luật để vận dụng đúng và hợp lý vào trong kinh doanh là việc làm rất cần thiết. Mà đặc biệt là việc hiểu biết về những quy định của pháp luật trong việc ký kết các loại hợp đồng kinh tế, mà thông dụng nhất là hợp đồng mua bán hàng hoá là điều thiết yếu nhất hiện nay.

doc14 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích bản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty cổ phần đầu tư, xây dựng bưu điện và công ty TNHH Huy Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu …2 Nội dung ……………….3 1.Lý do dẫn đế việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá giữa CTCP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và CTTNHH Huy Hùng……………. 3 2.Phân tích bản HĐMB giữa CTCP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và CTTNHH Huy Hùng……………………………………….… 4 2.1. Nhận xét chung ...4 2.2Phân tích các điều khoản của bản hợp đồng ...6 3. Những thiết sót thường có trong 1 bản HĐMB và biện pháp khắc phục …..11 3.1. Những thiếu sót thường gặp 11 3.2. Biện pháp khắc phục 12 Kết luận 13 Lời mở đầu Kể từ khi bộ luật kinh tế ban hành năm 1989 với những chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển kinh doanh buôn bán được thi hành đến nay thì việc mua bán hàng hoá cả ở trong nước lẫn xuất – nhập khẩu ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn, đặc biệt là việc mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên để việc mua bán, trao đổi hàng hoá trở nên dễ dàng và đảm bảo hơn thì việc lập và ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá là điều cấp thiết. Chính vì thế mà việc tìm hiểu và nắm rõ những quy định của pháp luật về việc lập và ký kết một bản hợp đồng mua bán hàng hoá là việc hết sức quan trọng đối với một nhà doanh nghiệp. Do đó trong bài tiểu luận này em chọn đề tài : “Phân tích bản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty Cổ Phần Đầu Tư, Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng” để mong có thể qua đó hiểu rõ hơn những quy định của pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng nhà nước ban hành ngày 25/09/1989 cũng như việc áp dụng nó trên thực tế. Với lượng kiến thức còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đánh giá, phê bình của các thầy cô, em xin chân thành cảm ơn! Nội dung Lý do dẫn đến việc ký kết hợp đồng mua bán giữa Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng : Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện là 1 công ty nhà nước do ông Nguyễn Phong làm đại diện chuyên nhận thầu khoán những công trình xây dựng dân dụng . Do vậy công ty cũng là một trong những khách hàng tiêu thụ những sản phẩm về vật liệu xây dựng. Công ty TNHH Huy Hùng là một công ty tư nhân do ông Nguyễn Văn Huấn làm đại diện chuyên kinh doanh các mặt hàng về vật liệu xây dựng cũng có nghĩa là một trong những nhà cung cấp vật liệu xây dựng cho các nhà thầu xây dựng. Vào đầu năm 2005, do nhu cầu cần mua một số lượng nguyên vật liệu xây dựng để phục vụ cho việc xây dựng những công trình mà công ty đã nhận thầu, Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện đã tìm hiểu và đồng ý mua một số lượng gạch granite của công ty TNHH Huy Hùng – pháp nhân có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện. Vì lý do trên nên hợp đồng mua bán số 04/HĐMB đã được ký kết giữa 2 công ty : Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng trên cơ sở thoả thuận tự nguyện giữa hai bên vào ngày 10/04/2005 tại Hà Nội dựa trên những căn cứ sau : Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/ 09 /1989 Căn cứ Nghị định 17- HĐBT ngày 16/ 11 / 1990 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên mua và bán. Phân tích bản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng : 2.1 Nhận xét chung Như ở phần 1 đã nói, hợp đồng số 04/HĐMB ký kết giữa công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng được ký kết căn cứ trên những quy định của pháp luật và do sư thoả thuận giữa hai bên. Đồng thời bản hợp đồng này cũng được lập lên trên hình thức là 1 văn bản. Vậy có thể nói nó tuân thủ những qui định về một bản hợp đồng mua bán hàng hoá : Hợp đồng mua bán hàng hoá là một loại văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thoả thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hoá. (Trích giáo trình Luật kinh tế – trường ĐHQL và Kinh doanh Hà nội) Hơn nữa bản hợp đồng này có đầy đủ các điều kiện : Được thoả thuận bằng văn bản. Ký kết về việc thực hiện trao đổi mua bán hàng hoá Trong hợp đồng có quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên (ở từng điều khoản của hợp đồng mà chúng ta sẽ phân tích sau đây) Nên nó hoàn toàn thoả mãn điều 1 của pháp lệnh hợp đồng kinh tế : Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật và thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. .(Trích pháp lệnh luật kinh kế năm 1989) Ngoài ra bản hợp đồng này cũng tuân thủ điều 2 của pháp lệnh hợp đồng kinh tế : “Hợp đồng kinh tế phải được ký kết giữa : Pháp nhân với pháp nhân Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.” .(Trích pháp lệnh luật kinh kế năm 1989) Bản hợp đồng được ký kết giữa hai pháp nhân là công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng. Phần đầu của bản hợp đồng có nghi rõ họ tên, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên : Bên A(bên bán) : Công ty TNHH Huy Hùng Địa chỉ : 105 – Phố mới - Đồng Nguyên – Từ Sơn - BN Điện thoại :(0241)832405 Fax : 02418938 Tài khoản số : 431101000286 tại NHNN Từ Sơn – BN Mã số thuế : 230021502 – 4 Đại diện là : Ông Nguyễn Văn Huấn Chức vụ : GĐCT Bên B(bên mua) : Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện Địa chỉ : Pháp Vân –Hoàng Liệt – Hoàng Mai--HN Điện thoại : (04)8612360 Fax : 94. 48611511 Mã số thuế : 0100686544 Tài khoản số : 1110000000548 tại NH Đầu Tư và Phát Triển HN Đại diện là : Ông Nguyễn Phong Chức vụ : TGĐCT Từ điều trên cho thấy bản hợp đồng này cũng đã tuân thủ điểm a, khoản 1, điều 22 trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế đó là : ghi rõ ràng tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên.(Trích pháp lệnh luật kinh kế năm 1989) Như vậy nhìn chung sơ bộ bản hợp đồng này là hợp lệ bởi nó có đầy đủ những điều kiện cơ bản của một bản hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật đã quy định. Tuy nhiên vì đây là một bản hợp đồng mua bán hàng hoá nên nó cũng phải có những nội dung chủ yếu được quy định của một bản hợp đồng mua bán hàng hoá. 2.2Phân tích các điều khoản của hợp đồng Những nội dung chủ yếu của bản hợp đồng mua bán hàng hoá như sau : Tên hàng ; số lượng ; quy cách, chất lượng ; giá cả ; phương thức thanh toán ; địa điểm và thời hạn giao hàng ; những phương thức giải quyết khi có tranh chấp. . Dưới đây là các điều khoản của bản hợp đồng mua bán giữa Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng : Điều 1 : Chủng loại hàng hoá, số lượng và giá cả Bên A đồng ý bán cho bên B mặt hàng gạch granite nhãn hiệu Viglacera do Công ty Gạch granite Tiên Sơn sản xuất, cụ thể theo đơn giá và số lượng như sau : STT Mã số Sản phẩm kích thước số lượng (m2) đơn giá (đ/m2) cộng (đ) 1 NV.3045 300 x 300 2.500 80.000 200.000.000 2 NV.4003TN 400 x400 450 95.000 42.750.000 3 NV.4045 200 x 200 220 95.000 20.900.000 Tổng cộng 3.170 263.650.000 Tổng giá trị hợp đồng là: hai trăm sáu mươi ba triệu, sáu trăm lăm mươi nghìn đồng. Nhìn vào điều khoản 1 của hợp đồng ta có thể thấy điều khoản này bao gồm các nội dung : tên hàng, số lượng, giá cả là ba nội dung nằm trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá. Tại điều khoản này, đối tượng của hợp đồng là mặt hàng gạch granite nhãn hiệu Viglacera. Đây là một trong những mặt hàng được phép lưu hành và đã đi vào lưu thông theo qui định của pháp luật và sự cho phép của các cơ quan chuyên trách. Như vậy điều khoản này đã tuân thủ những quy định của pháp luật về đối tượng hàng hoá của hợp đồng mua bán hàng hoá : Phải là hàng hoá không bị cấm lưu thông hoặc chưa được phép lưu thông. Đồng thời cũng tuân thủ những qui định về điều khoản số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sử dụng đơn vị đo lường m2 - đơn vị đo lường được pháp luật công nhận. Vì thế tại điều khoản này hợp đồng mua bán số 04/HĐMB vẫn còn có hiệu lực. Điều 2 : Chất lượng và qui cách đóng gói Chất lượng hàng hoá được sản xuất theo tiêu chuẩn của bên A đã đăng ký tại chi cục TCĐL CL Bắc ninh, tiêu chuẩn số BN 200/2002/CBTC.TĐC. Bao bì sản phẩm được làm bằng giấy cacton, trên bao bì ghi rõ các thông số kỹ thuật của sản phẩm bao gồm : thương hiệu, ký mã hiệu sản phẩm, nhóm mầu, kích thước sản phẩm, chủng loại, thời gian sản xuất. Hàng hoá được đóng gói bao bì theo quy cách của nhà sản xuất. Trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì việc thoả thuận rõ ràng về quy cách chất lượng hàng hoá mua, bán là việc hết sức quan trọng. Bởi nếu không có sự thoả thuận rõ ràng sẽ dễ dẫn đến việc tranh chấp khi giao hàng. Chính vì vậy, tại hợp đồng này điều khoản về quy cách chất lượng cũng rất rõ ràng. Hàng hoá được nhắc tới trong hợp đồng những là hàng hoáđã được tiêu chuẩn hoá do chi cục TCĐL CL Bắc ninh công nhận các bên đã căn cứ vào đó để xác định chất lượng hàng và nghi vào hợp đồng như chúng ta đã thấy ở trên. Đồng thời về mẫu mã bao bì cũng được nhắc đến và quy định một cách kỹ càng trong hợp đồng.Như vậy, bản hợp đồng đã hợp lệ về điều khoản chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên về quy cách hàng hoá thì lại chưa đầy đủ. Bởi mặc dù trong hợp đồng đã nghi rõ ràng kích thước của từng loại nhưng để chặt chẽ hơn nên bổ xung thêm yêu cầu màu sắc và hình dáng hàng hoá. Điều 3 : Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A toàn bộ giá trị mua hàng trong vòng 60 ngày kể từ ngày bên A giao hàng cho bên B và có hoá đơn thuế GTGT. Quá thời hạn trên, bên B chưa thanh toán hết cho bên A thì số nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi tính theo lãi suất cho vay của Ngân hàng cho bên A vay vốn lưu động tại thời điểm đó. Tại điều khoản này tuy hai bên đã thoả thuận rất rõ ràng về thời điểm thanh toán nhưng lại không hề nói đến địa điểm thanh toán và cũng chưa thoả thuận về đơn vị tính giá cũng như loại tiền tệ dùng để thanh toán. Vì vậy về mặt nào đó hợp đồng đã không đủ tiêu chuẩn thoả mãn những quy định về một bản hợp đồng mua bán trong nội dung điều khoản giá cả mà một bản hợp đồng mua bán phải có : “Các bên cần thoả thuận về đơn vị tính giá, phương thức định giá phù hợp với từng loại hợp đồng đặc biệt trong hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài” (Trích Giáo trình luật kinh tế trường ĐH QL và KD Hà nội) Điều 4 : Phương thức giao hàng Hàng hoá được bên A giao hàng sau 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giao hàng của bên B Bên A chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến công trình của bên B tại kho của công trình Bưu Điện Hưng Yên—Thị Xã Hưng Yên. Bên B chịu trách nhiệm bốc hàng xuống, kiểm tra số lượng, quy cách phẩm chất hàng hoá khi nhận hàng. Các loại hàng hoá không đảm bảo chất lượng, không đúng mẫu mã được duyệt, bên B có quyền đổi lại và không chịu chi phí vận chuyển, bốc xếp. Điều khoản giao nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường được quy định như sau : Trách nhiệm của người bán là phải thông báo cho người mua về hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải liệt kê những chứng từ giao hàng mà người bán phải giao khi giao hàng. Trong hợp đồng cần qui định rõ lịch giao nhận, trong lịch giao nhận cần xác định cụ thể số lượng cần giao, thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận và điều kiện của người giao nhận cụ thể. Đồng thời cần nghi vào hợp đồng thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận thì cần thoả thuận cụ thể về địa chỉ, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện, cố gắng giao thẳng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, bỏ bớt các khâu trung gian. Về phương thức giao nhận thì phải qua cân, đong, đo, đếm, tính, khi cần thiết phải kiểm nghiệm. Về nguyên tắc đầu giao và đầu nhận phải cùng một phương thức. Và khi người nhận hàng phải xuất trình giấy tờ đảm bảo tin tưởng : Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán Chứng minh nhân dân Qua đây ta có thể thấy, điều 4 của bản hợp đồng mua bán ký kết giữa công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng là điều khoản về giao nhận hàng hoá. Nội dung của điều 4 trong bản hợp đồng này đã nói được rõ về địa chỉ giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của mỗi bên khi giao nhận hàng. Tuy nhiên còn một số điều chưa rõ ràng như về thời điểm giao hàng tuy đã nói là bên A sẽ giao hàng sau 5 ngày kể từ ngày bên B thông báo giao hàng nhưng lại không nói cụ thể thời hạn bên B phải thông báo giao hàng là bao nhiêu ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bên B kéo dài thời gian mua hàng đến không hạn định và hậu quả là bên A bị ứ đọng hàng hoá dẫn đến những tranh chấp giữa hai bên. Hay như về phương thức giao nhận cũng không nói rõ cách kiểm tra hàng hoá khi giao nhận của bên B là như thế nào. Ngoài ra những giấy tờ mà bên bán phải giao khi giao hàng cũng không được liệt kê trong hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến việc sai sót trong qua trình trao đổi giấy tờ và tạo điều kiện cho những việc không đúng có thể phát sinh. Điều 5 : Điều khoản chung Bất kỳ sự sửa đổi bổ sung nào của hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu được hai bên thoả thuận bằng văn bản. Trường hợp có tranh chấp xẩy ra mà hai bên không tự giải quyết được thì trình Toà án kinh tế Tp Hà nội để xử lý. Phán quyết của Toà án được coi là quyết định cuối cùng buộc hai bên phải tuân theo, án phí do bên vi phạm chịu. Hợp đồng kinh tế có hiệu lực 60 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản làm căn cứ. Điều khoản trên có thể coi là điều khoản quy định về trách nhiệm của hai bên khi có những sự thay đổi của hợp đồng, cách giải quyết khi có những tranh chấp xảy ra, cơ quan giải quyết tranh chấp và thời gian hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên tại điều khoản này lại không có những quy định về mức phạt do vi phạm hợp đồng,cũng như các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Tuy những điều trên không hẳn là cần thiết nhưng cũgn nên áp dụng để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện tốt. Điều khoản 5 cũng là điều khoản cuối cùng của bản hợp đồng. Phần cuối của bản hợp đồng là con dấu của hai công ty và chữ ký của người đại diện. Trong bản hợp đồng này ta cũng không thấy có điều khoản nào nói về phương thức thanh toán. Điều khoản này giúp cho việc thanh toán trong khi thực hiện hợp đồng được thuận tiện hơn và tránh những tranh chấp đáng tiếc nhất là khi mua bán với nước ngoài. Chính vì vậy điều khoản này là rất cần thiết cho một bản hợp đồng mua bán. Điều khoản về bảo hành hàng hoá và giấy hướng dẫn sử dụng cũng không có nói đến. Tuy đây chỉ là điều khoản phụ nhưng để bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng và bảo đảm quyền lợi của người mua thì trong mỗi bản hợp đồng mua bán hàng hoá nên có điều khoản này. Bản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện và công ty TNHH Huy Hùng tuy còn một số thiếu sót nhưng nhìn chung cũng có đầy đủ những quy định về một bản hợp đồng mua bán nên được pháp luật chấp nhận và vẫn có hiệu lực trong thời hạn nghi trên hợp đồng. Những thiếu sót thường có trong một bản hợp đồng mua bán hàng hoá và giải pháp khắc phục : 3.1 Những thiếu sót thường có Qua thực tế hiện nay cho thấy, các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng là không ít. Và lý do cơ bản là do khi viết hợp đồng việc xác định các điều khoản và nội dung không rõ ràng cụ thể, và chủ yếu là do người viết không nắm chắc pháp luật. Những lỗi thường gặp là : Quá đơn giản hoá bản hợp đồng dẫn đến nhiều phát sinh trong quá trình thực hiện Do người viết không nắm được những nội dung cơ bản của một bản hợp đồng mua bán nên có những điều khoản không được nhắc tới và từ đấy tạo ra những mâu thuẫn do hai bên mua hoặc bán không rõ yêu cầu của nhau. Những người thực hiện hợp đồng không nắm chắc pháp luật Hoặc đôi khi cũng là do những quy định của pháp luật về việc viết và thực hiện hợp đồng mua bán con lỏng lẻo nên đã tạo cơ hội cho một số kẻ bất chính. Giữa người mua và người bán không rõ về nhau Có quá nhiều các khâu trung gian Đôi khi việc thực hiện hợp đồng không được suôn sẻ ngoài những lý do trên còn có thể có những lý do ngoại cảnh như thiên tai lũ lụt… 3.2 Những giải pháp khắc phục Bởi những lý do trên nên khi soạn thảo hợp đồng kinh tế nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng, ta cần chú ý đến mấy điểm sau : Nếu các doanh nghiệp tự mình thảo hợp đồng thì nên nắm chắc pháp luật hoặc nếu không có thể nhờ các trung tâm tư vấn pháp luật có uy tín. Đối với các công ty cụ thể, những đặc thù hàng hoá riêng có thể thảo sẵn mẫu hợp đồng với các điều khoản cần thiết và hợp lý Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá mà các bên có thể thêm vào hoặc bớt đi một số điều khoản nếu thấy cần thiết, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản của một bản hợp đồng mua bán Trước khi ký kết hợp đồng các bên nên tìm hiểu rõ về nhau để tranh gây tổn thất không đáng có Và điều quan trọng nhất là người soạn thảo hợp đồng phải nắm rõ pháp luật, nội dung các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể, tránh hiểu lầm. kết luận Hoạt động kinh tế là một loại hoạt động sôi động và không thể thiếu được trong bất kỳ xã hội nào. Tuy nhiên trong hoạt động kinh tế không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đầy đủ. Mà giữa các chủ thể thường xẩy ra những tranh chấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc quản lý kinh tế bằng pháp luật là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường và là sự quản lý khoa học nhất mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều phải dựa vào pháp luật để điều hành nền kinh tế đất nước của mình. Bởi vậy đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì việc nắm chắc pháp luật để vận dụng đúng và hợp lý vào trong kinh doanh là việc làm rất cần thiết. Mà đặc biệt là việc hiểu biết về những quy định của pháp luật trong việc ký kết các loại hợp đồng kinh tế, mà thông dụng nhất là hợp đồng mua bán hàng hoá là điều thiết yếu nhất hiện nay. Tóm lại hợp đồng mua bán hàng hoá là một loại hợp đồng kinh tế hết sức quan trọng được ký kết bằng văn bản trên cơ sở tự nguyện giữa hai bên chủ thể có tính chất thoả thuận một cách bình đẳng nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá. Đồng thời cũng là công cụ giúp cho nhà nước quản lý được việc mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp được rõ ràng hơn. TàI Liệu tham khảo Giáo trình Luật kinh tế trường (DHQL và KD Hà Nội ) Pháp lệnh luật kinh tế năm 1989. 819 mẫu soạn thảo văn bản hành chính, văn phòng, tư pháp, quản lý,hợp đồng kinh tế, dân sự thường dùng trong kinh doanh (NXB Tài Chính 2004)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0161.doc
Tài liệu liên quan