Đề tài Phân tích báo cáo tài chính VietcomBank giai đoạn 2007 - 2010

Mục lục Sơ lược về NHTMCP Vietcombank I. Đánh giá khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn. 3 1. Về tài sản. 3 2. Về nguồn vốn. 3 II. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng. 3 1. Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng. 3 2. Phân tích vốn huy động : 3 III. Phân tích tình hình sử dụng vốn. 3 1. Phân tích tình hình dữ trữ. 3 2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng. 3 IV. Phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân và tổng tài sản bình quân 3 1. Lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân. 3 2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. 3 V. Phân tích về cơ cấu thu nhập: 3 VI. Phân tích về hiệu quả hoạt động. 3 1. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 2. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 3 3. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA VIETCOMBANK TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010. 3 Kết luận.52 Tài liệu tham khảo.53

docx44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính VietcomBank giai đoạn 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục “TSCĐ”, “TS có khác” và “Góp vốn, đầu tư dài hạn” của VCB (giai đoạn 2007-2010) (đv: triệu đồng) “TSCĐ” của ngân hàng khá ổn định qua các năm. Năm 2010, TSCĐ của ngân hàng là 1.586.004 tr đồng, tăng 536.847 tr đồng tương ứng mức tăng 51,2% so với năm 2007. Trong 3 khoản mục trên, “ TS có khác” có mức tăng nhiều nhất. Năm 2010 tăng thêm 2.591.750 tr đồng, tương đương tăng 114,7% so với năm 2007. Về nguồn vốn Nhìn chung, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VCB tăng qua các năm từ 2006-2010: Biểu đồ: Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VCB (2006-2010) (đv: triệu đồng) Tổng nguồn vốn năm 2010 là 307.496.090 triệu đồng tăng 110.088.054 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 55,8%. Điều này cho thấy tính hiệu quả của VCB trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn của VCB thì “ tiền gửi khách hàng” chiếm tỷ trọng lớn nhất. Biểu đồ: thể hiện “Tiền gửi khách hàng” và “Tiền gửi tại các TCTD khác” (2006-2010) (đv:triệu đồng) “Tiền gửi khách hàng” tăng dần theo từng năm. Năm 2007, “ tiền gửi khách hàng” chiếm gần 71,7% trong nguồn vốn thì tới năm 2010 “ tiền gửi khách hàng” đã tăng thêm 92.839.612 triệu đồng tương đương với tăng 82,9% . Giống như “tiền gửi khách hàng” thì mục “ tiền gửi của các TCTD khác” cũng tăng dần theo từng năm. Từ 2007 tới 2010 tăng thêm 47.100.536 triệu đồng. Hai khoản mục này tăng lên làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên liên tục biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín của VCB trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Biểu đồ: Vay các TCTD khác; Các khoản nợ khác (2007-2010) (đv: triệu đồng) Mục “ Vay các TCTD khác” và “ các khoản nợ khác” tăng giảm không liên tục qua các năm. “Vay các TCTD khác” tăng cao nhất vào năm 2007 là 11.089.652 triệu đồng nhưng đã giảm xuống còn 5.584.940 triệu đồng vào năm 2010 tương ứng với mức giảm sút là 49,6% “ Các khoản nợ khác” ở năm 2010 là 8.774.055 triệu đồng giảm 23,9% so với mức cao nhất vào năm 2008. Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn ngân hàng là vốn và các quỹ. Đây là phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng không quá lớn nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực tiễn hoạt động của bất cứ ngân hàng nào. Biểu đồ: Vốn điều lệ; Vốn khác (2007-2010) (đv: triệu đồng) Vốn điều lệ của VCB đã tăng lên rất mạnh từ 2007-2010: cụ thể, năm 2007 Vốn điều lệ của ngân hàng là 4.429.337 triệu đồng (chiếm 2,2% trong tổng nguồn vốn) tới năm 2010 vốn điều lệ của VCB đã tăng thêm 8.794.378 triệu đồng, tương đương tăng 198,5% (chiếm 4,3% tổng nguồn vốn) Ngược lại, “ Vốn khác” lại sụt giảm: năm 2007, khoản mục này đạt 1.258.266 triệu đồng, tới năm 2010 giảm đi 1.213.106 triệu đồng tương ứng với 96,4%. Việc tăng, giảm nhanh chóng của 2 khoản mục trên là do VCB tiến hàng cổ phần hóa vào khoảng giữa năm 2008. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng Khi phân tích nguồn vốn các nhà quản trị VCB quan tâm phân tích 2 khoản mục: vốn tự có và vốn huy động. Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng Bằng phương pháp phân tích biểu đồ cột nhà phân tích có thể thấy sự biến động của khoản vốn tự có qua các năm như biểu đồ dưới đây: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn và các quỹ qua các năm (đơn vị: triệu đồng) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng ổn định của vốn và các quỹ qua các năm. Cụ thể, năm 2006,vốn và các quỹ của VCB là 11.228.106 triệu VND chiếm 6,718% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, vốn và các quỹ tăng thêm 2.323.440 triệu lên 13.551.546 triệu, chiếm 6,865% tổng nguồn vốn. Năm 2008 tăng chậm hơn, chỉ tăng thêm 394.283 triệu, chiếm 6,28% tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn tự có tiếp tục tăng mạnh, lên tới 16.710.333 triệu chiếm 6,54%. Năm 2010 là năm mà vốn tự có tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2006-2010, tăng thêm tới 3.959.146 triệu để có 20.669.479 triệu vốn và các quỹ, chiếm 6,721%. So sánh mức vốn năm nay so với năm trước, so sánh từng khoản mục trong vốn và các quỹ của ngân hàng thông qua bảng 2 nhà quản trị có thể đánh giá tình hình vốn tự có và sự biến động trong cơ cấu vốn và các quỹ của ngân hàng, cụ thể như sau: Biểu đồ đánh giá vốn và các quỹ của VCB (đv:triệu đồng) (Nguồn:báo cáo tài chính của VCB qua các năm) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy vốn và các quỹ tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của vốn điều lệ và vốn của các tổ chức tín dụng hay nói cách khác chính là sự gia tăng của vốn tự có. Năm 2007 vốn điều lệ của VCB chỉ là 4.429.337 nhưng chỉ 1 năm sau vào năm 2008 vốn điều lệ của VCB đã tăng vọt lên con số 12.100.860, tăng tới 7.671.523 triệu đồng tương đương tăng lên 172%. Đây là 1 con số tăng ấn tượng chỉ sau 1 năm. Sự tăng trưởng đột biến này có lẽ cũng là dễ hiểu bởi năm 2008 là năm đầu tiên mà VCB hoạt động với tư cách là ngân hàng thương mại cổ phần. Trong số vốn điều lệ này thì số cổ phần của nhà nước (do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đại diện) là 1.097.800.600 triệu đồng (mệnh giá 10.000/1 cổ phiếu) chiếm 90,72%, số còn lại 112.285.426 triệu đồng, tương đương 9,28% là số cổ phần sở hữu khác. Năm 2009 vốn điều lệ không có sự thay đổi. Năm 2010 vốn điều lệ tăng lên 14.225.875 triệu VND, tăng thêm 2.125.015 triệu tương đương tăng 17,56%. Đây chính là kết quả thu được từ phương án tăng vốn điều lệ lên 9,8%, nhưng phương án này đã thu được kết quả ngoài mong đợi khi mà ngay tháng 8/2010 VBC đã đạt được mốc đó và tiếp tục tăng lên vào quý cuối năm. Góp phần vào sự gia tăng của nguồn vốn và các quỹ là sự gia tăng vốn của các tổ chức tín dụng.Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy có sự sụt giảm mạnh vào năm 2008.Qũy của các tổ chức tín dụng hay còn gọi là quỹ dự trữ bao gồm 4 khoản mục là quỹ bổ sung vốn điều lệ,quỹ dự phòng tài chính,quỹ phát đầu tư và phát triển và quỹ khen thưởng và phúc lợi.Đặc điểm của khoản mục này là nếu những năm kinh doanh mà ngân hàng gặp quá nhiều rủi ro làm lợi nhuận ngân hàng giảm thấp thì quỹ dự trữ trích ra cũng sẽ rất thấp.Năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu ,khiến cho rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn,rủi ro cao do vậy mà các khoản trích dự phòng cũng theo đó bị giảm xuống rất nhiều.Qua năm 2009,2010 thì khoản mục này đã tăng trở lại,tuy nhiên chưa thể phục hồi để đạt mức cao như năm 2007. Tuy có sự gia tăng trong hầu hết các khoản mục trong cơ cấu vốn và các quỹ nhưng khoản mục vốn khác lại có sự sụt giảm qua các năm, tuy nhiên do khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không tác động nhiều tới tình hình chung của vốn và các quỹ. Để đánh giá về nguồn vốn tự có của ngân hàng thì người ta thường quan tâm tới hệ số an toàn vốn, trong giai đoạn vừa qua thì hệ số an toàn vốn của VCB luôn duy trì ở mức cao. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ so sánh hệ số an toàn vốn của VCB Theo quy định của Thông tư số 13/TT-NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng: từ 1/10/2010 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng được nâng từ 8% lên 9%. vì vậy, để nâng tỷ lệ an toàn vốn, VCB đã có các đợt tăng vốn điều lệ, bán một lượng lớn cổ phiếu của các ngân hàng khác để tăng vốn tự có. qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn của VCB giảm dần trong gia đoạn 2007-2009. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ này là 8.37%, sau khi tiến hành phân phối lợi nhuận 2010 và tăng vốn điều lệ đợt 2 (tăng 33%) thì tỷ lệ này mới đạt xấp xỉ 9%. Khi phân tích về vốn tự có một chỉ tiêu nữa mà các nhà quản trị quan tâm đó là Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có, tỷ lệ này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Tỷ số vốn tự có/tổng tài sản có (hệ số đòn bẩy) là hệ được đưa ra để giúp đánh giá mức độ rùi ro của tổng tài sản có của 1 ngân hàng. Qua biểu đồ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hệ số tỷ lệ đòn bẩy này của VCB khá ổn định và ở mức an toàn (trên 5% thì được đánh giá an toàn theo quyết định 107/QĐ/NH5). Điều này thể hiện được mức độ an toàn của tổng tài sản có của VCB, nhờ chỉ số này nên các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào VCB. Phân tích vốn huy động : Dưới đây là biểu đồ cơ cấu vốn huy động của VCB trong giai đoạn 2007-2010 2007 2008 2009 2010 Các khoản nợ CP và NHNN 12,685,256 9,515,633 22,578,400 10,076,936 Tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác 17,939,810 23,900,514 38,835,516 59,535,634 Tiền gởi của khách hàng 141,589,093 157,067,019 169,071,562 204,755,949 Phát hành giấy tờ có giá 3,221,058 2,922,015 386,058 3,563,985 175,435,217 193,405,181 230,871,536 277,932,504 Qua biểu đồ , dễ dàng nhận thấy rằng , TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu huy động vốn của VCB với tỷ lệ luôn trên 70% , theo sau là TIỀN GỞI VÀ VAY CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC và CÁC KHOẢN NỢ CHÍNH PHỦ VÀ NHNN.PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ , khoảng 2%,trong cơ cấu huy động vốn của VCB .Tổng số vốn huy động cúa VCB tăng dần qua các năm , đặc biệt là từ sau năm 2008 , sau khi VCB tiến hành cổ phần hoá , mức tăng trưởng huy động vốn đạt khoảng 20% mỗi năm trong khi đó , giai đoạn 2007-2008 mức tăng trưởng này chỉ là 10% Năm 2007 , tổng số vốn ngân hàng VCB huy động được là 175.435.217 triệu đồng trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG chiếm 81% (141.589.093 triệu đồng) ,TIỀN GỞI VÀ VAY CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC chiếm 10% ( 17.939.810 triệu đồng) ,CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN chiếm 7% (12.685.256 triệu đông) và 2% còn lại thuộc về PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ Sang năm 2008 , tổng số vốn huy động tăng 10% đạt mức 193.405.181 .Cơ cấu huy động như năm 2008 , tuy nhiên có sự dịch chuyển nhẹ 2% từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN sang TIỀN GỞI VÀ VAY CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC Năm 2009 , tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh với mức tăng 37.466.355 triệu đồng , tăng gần 20% so với năm trước . Tuy nhiên , trong cơ cấu huy động vốn tỷ trọng TIỀN GỞI CÚA KHÁCH HÀNG và PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ giảm mạnh .So với năm 2008 , số tiền huy động từ TIỀN GỞI KHÁCH HÀNG vần tăng với mức 12.004.543 triệu đồng , tuy nhiên tốc độ tăng không nhanh như tổng số vốn huy động nên tỷ trọng TIỀN GỞI CÚA KHÁCH HÀNG giảm xuống còn 73% . Tuy nhiên , số tiền thu được từ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ giảm mạnh xuống chỉ còn 386.058 triệu đồng từ mức 2.922.015 triệu đồng năm 2008 . Năm 2010 , tổng số tiền huy động được là 277.932.504 triệu đồng , trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG là 204.755.949 triệu đồng (tăng 21,1% so với cùng kì năm ngoái) chiếm tỷ trọng 74% , theo sau là TIỀN GỞI VÀ VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG với mức tăng 20.700.118 triệu đồng ,mức tăng đáng chú ý với hơn 53% so với năm 2009.Cũng trong năn nay , số tiền huy động được từ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ tăng mạnh trở lại với 3.563.985 triệu đồng , tuy nhiên , vẫn chỉ chiếm 1% trong tổng cơ cấu huy động vốn của VCB. Nhận xét : -Thực tế cho thấy , sau khi thực hiện cổ phần hoá , các doang nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn hẳn và VCB cũng không phải là một ngoại lệ. Năm 2008, khả năng huy động vốn của VCB đã tăng lên 20%/năm so với trước đó chỉ là 10%. - Qua bảng số liệu, ta có thể thấy, VCB đã huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá. Năm 2007 là năm thành công với nhiều dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của VCB mà một trong số đó là phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 26/12/2007 -Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của VCB. Thứ nhất, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi rầm rộ để thu hút khách hàng. Thứ hai, hoạt động huy động USD gặp nhiều khó khăn, nhất là từ dân cu do lãi suất USD có xu hướng giảm vì Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỷ giá bất lợi cho người giữ tiền vì USD mất giá. - Kết thúc năm 2007, VCB đã huy động được 175.435.217 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144.810.151 triệu đồng, chiếm 82,5% tổng số vốn huy động. -Trong năm 2008, tình hình thế giới có nhiều yếu tố không thuận lợi, khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới với việc sáp nhập hoặc phá sản của hàng loạt các tổ chức tài chính tên tuổi đã khởi đầu cho thời kì suy thoái của thế giới. Tại VN, thiên tai dịch bệnh đẩy giá cả tăng cao, xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường bất động sản đình trệ…làm suy giảm đáng kể tình hình kinh tế thế giới. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ ổn định thị trường tài chính, NHNN đã thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua các giải pháp như là tăng tỉ lệ dự trự bắt buộc tăng 1%, tăng lãi suất cơ bản, lãi tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Đồng thời thông qua nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện việc chuyển tiền từ các tổ chức tín dụng về NHNN nên số tiền huy động từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN giảm mạnh. -Song song, việc tăng lãi suất cơ bản của NHNN, đã dẫn đến việc gia tăng lãi suất huy động giúp cho lượng tiền huy động từ TỔ CHỨC TÍN DỤNG và TIỀN GỞI KHÁCH HÀNG gia tăng đáng kể. -Năm 2009, tình hình thế giới và trong khu vực có nhiều biến động phức tạp. Nền kinh tế thế giới tuy đã vượt qua được giai đoạn suy giảm và đã có những dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng nhưng chưa thực vững chắc. Chính vì vậy, chính phủ đã ban hành các gói kích thích kinh tế, các gói cho vay hỗ trợ lãi suất (4%). Đây chính là nguyên nhận chính làm cho số tiền huy động từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN tăng mạnh trở lại lên mức 22.578.400 triệu đồng. Lãi suất huy động được hỗ trợ, nên trong năm 2009, số giấy tờ có giá VCB phát hành giảm mạnh, vì thực tế, kênh huy động này không có lợi như kênh huy động từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN. - Ngày 5/11/2010, NHNN đã ban hành các quyết định điều chỉnh tăng 1% đối với các mức LS bằng VND của NHNN, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2010. Như vậy, các mức lãi suất thị trường sẽ lập tức tăng theo lãi suất do NHNN công bố. Mặc dù về trần mức lãi suất huy động VND, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đưa ra đề nghị đồng thuận ở mức 12%/năm, nhưng lãi suất cho vay thì không có sự đồng thuận trần và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nhiều. Chính điều này đã nâng số tiền huy động TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG và TIỀN GỞI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG tăng cao một cách đáng chú ý. Bên cạnh đó , do không còn được hỗ trợ vay ưu đãi , nên VCB lại tiếp túc phát hành GTCG để huy động nguồn vốn từ dân cư . Ngoài ra, việc Chính phủ thắt chặt tiền tệ để thực hiện mục tiêu lạm phát cũng đã làm giảm số tiến VCB thu được từ CÁC KHOẢN NỢ CỦA CP VÀ NHNN. Khoản mục chiếmn tỉ trọng lớn nhất là tiền gởi khách hàng. Vì vậy , ta phân tích sâu về cơ cấu của khoản mục này : Tiền gửi khách hàng Hoạt động huy động vốn có chi phí thấp dựa trên nền tảng khách hàng vững chắc. Tốc độ tăng trưởng khách hàng của VCB luôn ở mức thấp hơn trung bình ngành, tuy nhiên nguồn huy động từ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cho thấy hoạt động huy động từ khách hàng luôn giữ vai trò cốt lõi tạo nguồn vốn cho VCB. 1, Tiền gửi theo kỳ hạn: 2007 2008 2009 2010 Tiền gửi không kỳ hạn 72.645.901 52.456.086 47.256.093 48.693.603 Tiền gửi có kỳ hạn 64.666.381 101.118.042 112.061.369 151.132.566 Tiền gửi khác 4.276.811 3.492.891 4.754.100 4.929.780 Tổng cộng 141.589.093 157.067.019 169.071.562 204.755.949 Qua bảng số liệu ta thấy: -Tiền gửi không kỳ hạn: + Năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007, từ 72.645.901 triệu đồng giảm 20.189.815 triệu đồng xuống 42.456.086 triệu đồng (giảm 27,8%). + Năm 2009 tiếp tục giảm còn 47.256.093 triệu đồng tương đương 9,9% nhưng năm 2010 lại tăng 1.437.510 triệu đồng, mức tăng không đáng kể. Tiền gửi không kì hạn chiếm 1 tỷ trọng tương đối trong tổng vốn huy động, đây là 1 nguyên nhân khiến cho chi phí huy động vốn của VCB thấp hơn so với các NH khác. - Tiền gửi có kỳ hạn: tăng thêm rất lớn và tăng đều qua các năm: + Năm 2008 tăng 36.451.661 triệu đồng (tăng 46,36%) so với năm 2007. + Năm 2009 tăng 10.943.327 triệu đồng (tăng 10,82%) so với năm 2008 + Năm 2010 tăng 39.071.197 triệu đồng (tăng 34.86%) so với năm 2009 Nguồn vốn có kì hạn dồi dào hơn cho thấy khả năng chủ động đầu tư và cho vay của VCB bởi NH có thể hoạch định được các khoảng thời gian trả tiền, không giống như viêc chi trả các khoản tiền gửi ko kì hạn là rất bất ngờ và khó dự tính trước bởi khách hàng có thể đến rút tiền 1 cách đột xuất. 2. Tiền gửi theo đối tượng: 2008 2009 2010 Tổ chức kinh tế 99.146.339 90.216.895 104.560.117 Cá nhân 57.242.440 76.964.703 98.879.938 Khác 678.240 1.889.964 1.285.894 Tổng cộng 157.067.019 169.071.562 204.755.949 Năm 2009, trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.879.938 triệu đồng, tăng 28,5% so với năm trước. Số dư huy động từ TCKT đạt 104.560.117 triệu đồng, tăng 16,3%. Trong khi đó, huy động vốn từ tổ chức kinh tế lại giảm dần qua các nam. Tuy nhiên đối tượng huy động vốn chủ yếu của VCB là khách hàng tổ chức. Đây là nguồn huy động có tính ổn định cao hơn so với khách hàng cá nhân, tạo cho VCB lợi thế có 1 nguồn vốn ổn định hơn so với các NH khác. Phân tích tình hình sử dụng vốn Phân tích tình hình dữ trữ Dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. Hai khoản mục này đều được quan tâm như nhau trong khoản mục dự trữ của ngân hàng. a. Phân tích dự trữ bắt buộc. Chúng ta quan tâm đến việc xác định mức thừa thiếu trên cơ sở so sánh dự trữ thực tế và dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước. 2007 2008 2009 2010 VIETCOMBANK Tiền mặt, và tiền gửi tại NHNN 11.662.669 30.561.417 25.174.674 8.239.851 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 4.098.428 7.491.646 3.058.043 Tiền gửi không kỳ hạn bằng USD 26.462.989 17.683.028 5.181.808 TCB Tiền mặt, và tiền gửi tại NHNN 1.298.682 2.296.574 2.719.744 2.752.951 ACB Tiền mặt, và tiền gửi tại NHNN 5.144.737 2.121.155 1.741.755 2.914.353 Tiền gửi tại NHNN bao gồm quỹ dự trữ bắt buộc (“DTBB”) và tài khoản tiền gửi thanh toán. Năm 2009 tiền gửi tại NHNN của Vietcombank là 25.174 tỷ đồng, trong đó tiền gửi VND là 7.491,646 tỷ đồng và ngoại tệ là 17.683.028 t ỷ đồng ; tuân thủ theo đúngquyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 là 3% đối với tiền gửi bằng VND và 7% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn dưới 12 tháng. Năm 2010 tiền gửi tại NHNN tại Vietcombank là 8.239,851 tỷ đồng trong đó đều đảm bảo khoản dự trữ bắt buộc là đúng theo luật định đối với VND và ngoại tệ. Mức tiền mặt gửi tại NHNN 2010 giảm 67,3% so với năm 2009 ,và 73,1% so với năm 2008,sỡ dĩ có mức dự trữ này là do Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tớn dụng,từ 7% xuống 4% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn dưới 12 tháng,và từ 3% xuống 2% đối với tiền gửi bằng ngạo tệ có thời hạn trên 12 tháng ,còn VND thì không đổi,đồng thời Vietcombank là NH có lượng tiền gửi bằng ngoại tệ rất lớn so với nội tệ ( biểu đồ trên ) trong số các ngân hàng nên việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN ảnh hưởng đã ảnh hường lớn đến VCB.Bên cạnh đó là tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 rất cao 11,75% nên các khách hàng tập trung vào các kênh đầu tư khác để tránh mất giá VNĐ ,phần đông khách hàng chuyển qua ngoại tệ để gửi NH với mức lãi suất hấp dẫn hơn.Nhưng nhìn chung Vietcombank đã đảm bảo tốt phần dự trữ. b. Phân tích dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. 2007 2008 2009 2010 TS thanh khoản/Tổng tài sản 49,1% 47,9% 42,96% 40,9% Cho vay/Tổng tài sản 49,4% 50,8% 55,4% 57,5% Cho vay/Huy động 68,9% 71,8% 84% 86% Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động đến 31/12/2010 là 86%, so với năm 2009,2008 tương ứng là 84% và 71,8% phản ánh Vietcombank thực hiện cho vay nền kinh tế chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ khách hàng, là nguồn tiền gửi mang tính ổn định cao,ngày càng gia tăng đặc biệt là từ năm 2009, Tỷ lệ dư nợ cho vay nền kinh tế trên tổng tài sản ổn định, đạt 57,5% .Chỉ số tài sản có “lỏng” trên tổng tài sản đạt 40,9%, giảm hơn so với mức 42,96 % của năm 2009.Tài sản có “lỏng” chủ yếu là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hoá thành tiền hoặc trở thành vật bảo đảm để vay vốn khi cần thiết. Bao gồm các giấy tờ có giá sẵn sàng để bán như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN. Chúng ta có thể thấy là chỉ số tài sản có “lỏng” trên tổng tài sản của Vietcombak ngày càng giảm. Điều này gồm có hai mặt. Một là, có thể Vietcombank đã không duy trì được khả năng thanh khoản cao. Hai là,VCB đã quản lí những tài sản có tính “lỏng” ngày càng hiệu quả hơn. 2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng phân tích quy mô và tăng trưởng của hoạt động tín dụng VCB là ngân hàng có vị thế lớn trong ngành ngân hàng. VCB chiếm khoảng 10.41% thị phần cho vay của toàn hệ thống Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng qua các thời kì. Biểu đồ thể hiện dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm hoạt động. Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2008 đạt gần 112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007 và tiếp tục đà tăng trong các năm tiếp theo 2009 (25,5%) và 24,8% trong năm 2010. Điều này đã thể hiện sự tăng trưởng liên tục trong tín dụng. Để phân tích công tác tín dụng một cách chi tiết, các nhà quản trị VCB đã sử dụng phương pháp phân tổ với nhiều tiêu thức khác nhau: Phân tích cơ cấu nợ theo đối tượng khách hàng và các loại hình doanh nghiệp 2007 2008 2009 2010 DN nhà nước 47.123.489 52.919.287 56.228.609 61.249.054 CT TNHH 14.132.512 15.780.959 21.992.871 32.851.968 DN có vốn đầu tư nước ngoài 11.675.679 9.640.296 11.495.821 9.744.238 HTX và CT tư nhân 2.715.917 3.673.869 6.190.863 6.510.681 Cá nhân 9.246.674 10.859.365 13.676.950 18.709.093 Khác 12.637.523 19.919.189 32.036.012 47.748.872 97.531.894 112.792.965 141.621.126 176.813.906 Đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu của VCB là nhóm khách hàng tổ chức, trong đó khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là đối tượng khách hàng có độ rủi ro tín dụng khá cao, vòng đời dự án dài, khả năng thu hồi vốn chậm nên rủi ro tín dụng thường cao hơn nhóm SMEs. Điển hình là vụ việc mất khả năng trả nợ của tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong khi dư nợ của Vietcombank chiếm 16% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm đặc biệt là sau khi cổ phần hóa, từ 48,3% năm 2007 xuống còn 47% ở năm 2008 và 39,7% (2009), 34,6% (2010). Đang có một sự dịch chuyển cơ cấu tương đối tích cực từ nhóm khách hàng các doanh nghiệp lớn sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân chưa có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân chỉ xoay quanh mức 9,5%-10%. Hiện nay, khi tín dụng bị thắt chặt để đảm bảo ngưỡng tăng trưởng tín dụng 25% của Chính phủ, nhóm khách hàng cá nhân sẽ gặp nhiều bất lợi. Phân tích cơ cấu nợ theo ngành nghề kinh doanh: 2007 2008 2009 2010 xây dựng 6.351.442 7.552.473 11.144.304 10.479.503 sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 5.112.208 4.734.813 8.125.594 14.158.727 sản xuất và gia công chế biến 37.569.013 44.831.131 54.568.332 63.622.119 khai khoáng 9.271.668 8.176.716 8.831.119 11.454.950 nông, lâm và thủy hải sản 3.614.146 2.414.403 1.944.886 2.071.144 vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 5.923.301 7.434.487 10.416.625 12.167.693 thương mại dịch vụ 18.560.451 24.990.989 35.928.224 38.862.585 nhà hàng khách sạn 3.305.780 2.843.598 3.042.568 3.969.130 ngành nghề khác 7.823.885 9.814.355 7.619.474 20.028.055 97,531,894 112,792,965 141,621,126 176,813,906 Xét về cơ cấu nợ theo ngành nghề kinh doanh, danh mục cho vay của VCB cũng chú trọng đến nhóm ngành sản xuất, gia công chế biến và thương mại. Đây là những nhóm ngành chịu nhiều tác động xấu trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng khá cao trong những năm khủng hoảng. Tuy nhiên, cùng với sự phục hồi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tỷ lệ này đang dần được cải thiện. Dư nợ tín dụng của nhóm ngành nông, lâm thủy hải sản có dấu hiệu giảm qua các năm. phân tích chất lượng tín dụng việc quan tâm đánh giá chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra trong thực tiễn hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng cam kết trả nợ với ngân hàng. Vì vậy mà trong năm này, tỷ lệ nợ xấu tăng cao (4.61%). Trong những năm tiếp theo, VCB đã tăng cường cải thiện chất lượng tín dụng, giảm dần tỉ lệ nợ xấu. Trong năm 2010, VCB đã tiến hành điều chỉnh phân loại nợ theo Điều 6 và Điều 7 của Quyết định 493. Điều này đã làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2010 tăng so với 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của VCB vẫn thuộc loại cao so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng cùng quy mô như Vietinbank. 31/8/2010,  Fitch Ratings, một trong 3 công ty định mức tín nhiệm lớn nhất thế giới đã công bố hạ mức tín nhiệm của Vietcombank từ “D” xuống “D/E”. Việc hạ tín nhiệm lần này cho thấy bản cân đối kế toán của Vietcombank đang bị đánh giá là “yếu”, do tăng trưởng cho vay mạnh và chất lượng các khoản cho vay không tốt. Xếp hạng cá nhân của Vietcombank vẫn đang chịu sức ép, do các rủi ro bắt nguồn từ chi phí tín dụng cao từ các khoản vay chất lượng kém và hạn chế trong việc huy động vốn. dự phòng rủi ro cho vay 5.689.082 triệu đồng 4.625.120 triệu đồng 4.175.342 triệu đồng 2007 2.102.199 triệu đồng Hiện nay, các khoản cho vay (bao gồm cho vay các DNNN) đã được ngân hàng rà soát, đánh giá lại theo các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng và đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ hiện hành của NHNN. Điều này đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của VCB. Phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân và tổng tài sản bình quân Lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân Biểu đồ về lợi nhuận trước thuế và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROAE) từ 2006-2010 ( số liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên của VCB) Năm 2008, lợi nhuận trước thuế là 3590 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2007, 1 con số khá thấp, nguyên nhân là do năm này cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ảnh hưởng đến tình hình vĩ mô trong nước, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao 4.61% (so với chỉ tiêu là <3.5%), làm cho quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao đột biến lên mức 2757 tỷ đồng ( tăng hơn 200% so với năm 2007), ngoài ra thì tác động của cuộc biến động lãi suất mạnh trong quý III cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của VCB. Nhưng tuy mức lợi nhuận không cao như vậy nhưng VCB cũng đã vượt chỉ tiêu đề ra là 3320 tỷ đồng. Nếu nhìn từ số liệu thống kê thì ROAE và lợi nhuận tăng dần qua các năm từ 2007-2010, tuy nhiên năm 2010, ROAE lại thấp hơn so với ROAE của năm 2009, dù cho lợi nhuận tăng khá cao so với năm 2009. Nhìn chung thì ROAE của VCB năm 2009 và 2010 có một sự tăng trưởng đặc biệt so với các năm trước, và cao hơn hẳn so với mức bình quân của khu vực châu Á là 15% và thế giới là 17%. Trước tiên chúng ta xem xét năm 2009, nguyên nhân của sự tăng trưởng ROAE và lợi nhuận : Nhìn từ một góc nhìn gần nhất thì ta có thể thấy rằng: lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng vọt từ mức 2728 tỷ đồng năm 2008 lên đến 3945 năm 2009, việc gia tăng lợi nhuận sau thuế là nguyên nhân trực tiếp làm ROAE gia tăng mạnh như vậy. Ngoài ra nếu xét đến tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu với tốc độ tăng lợi nhuận thì cũng có sự chênh lệch khá lớn, tốc đô tăng vốn chủ sở hữu ở mức trên 19% nhưng tốc độ tăng lợi nhuân là hơn 44%, điều đó làm cho ROAE có một bước tiến mạnh mẽ như vậy. Nếu nhìn từ góc độ chu kỳ kinh tế thì năm 2009 là năm mà nền kinh tế trở lại sau khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động trở lại làm cho nhu cầu về vốn vay tăng lên đáng kể với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25.6% , thu nhập từ lãi cho vay tăng lên đến hơn 15000 tỷ đồng so với mức của năm 2008 là xấp xỉ 11000 tỷ, với mức tăng thu nhập cao như thế, đồng thời là chi phí từ lãi vay tăng không đáng nhanh bằng với trên 1000 tỷ đồng tăng thêm, đã làm cho lợi nhuận tăng vọt. Đồng thời thì một yếu tố hỗ trợ nữa là mức huy động vốn từ thị trường I, II và khu vực dân cư khá tốt, cụ thể tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. Với việc huy động được nguồn vốn tốt như vậy, đã tạo điều kiện cho công tác cho vay được tốt hơn, tạo điều kiện để tăng trưởng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh năm 2009 là 183,297 tỷ đồng tăng 115,406 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương tốc độ tăng 70%, đã góp phần không nhỏ vào mức tăng của thu nhập hoạt động kinh doanh, năm 2009 là năm mà thị trường chứng khoán chạm đáy và bắt đầu đi lên, dù thu nhập từ hoạt đồng mua bán chứng khoán giảm nhưng chi phí giảm mạnh với tốc độ nhanh hơn, đó là nguyên nhân chính của việc tăng trưởng lợi nhuận ngoài ra thì các cổ phiếu mà VCB đầu tư thì chủ yếu nằm ở khu vực tài chính ngân hàng, đây chính là khu vực phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, giá cổ phiếu của khu vực này tăng lên trở lại, đó là một trong những lý do làm cho lãi thuần từ mua bán chứng khoán tăng lên đáng kể. Một yếu tố nữa là tỷ lệ cho vay trên tổng số vốn huy động năm 2009 tăng rất mạnh, chứng tỏ hoạt động cho vay diễn ra rất tốt, tránh được tình trạng huy động nhiều mà cho vay thì ít, việc tỷ lệ cho vay tăng như vậy, đã làm cho khoản lãi từ hoạt động cho vay tăng mạnh và từ đó hỗ trợ cho mức tăng của doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Cao hơn nhiều so với các năm từ 2005 trở lại đây với mức 83,57%. Biểu đồ tỷ lệ cho vay trên tổng huy động từ 2005-2009 (số liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên) Nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng nhất để làm cho ROAE tăng cao như thế, ở đây chúng ta cần chú ý đến mức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là thấp hơn hẳn so với các năm trước: chỉ là 789 tỷ năm 2009 nếu so với 2757 tỷ năm 2008 và 1337 tỷ năm 2007, điều đó có thể cho thấy rằng hoạt động tín dụng của năm 2009 là rất tốt và tương đối là an toàn cao hơn so với các năm về trước. Một con số đáng chú ý nữa là tỷ lệ nợ xấu năm 2009 chỉ là 2.47% thấp hơn nhiều so với năm 2008 với mức 4.61%, và là thấp nhất trong 4 năm trở lại đây kể từ năm 2005, sự chênh lệch tỷ lệ nợ xấu này cho thấy những khoản nợ năm 2009 của VCB có mức độ an toàn cao hơn, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm đi mạnh mẽ như vậy. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của VCB qua từ 2005-2009 ( số liệu từ báo cáo thường niên) Nguyên nhân của việc gia tăng độ an toàn của các khoản nợ là do năm 2009 chính phủ có đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp, từ đó làm cho ngân hàng chắc chắn có thể thu được những khoản tiền từ chính phủ nếu như doanh nghiệp phá sản hay bỏ trốn, làm cho rủi ro tín dụng của VCB phần nào giảm đi, một yếu tố nữa là do VCB là một ngân hàng quốc doanh lớn , khách hàng của nó rất đông và đa dạng,do đó khi được hỗ trợ như thế này thì các khoản rủi ro tín dụng của nó giảm đi hẳn. Ngoài ra thì việc chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất như thế đã làm cho gánh nặng nợ nần của các doanh nghiệp được vơi đi phần nào, đồng thời là có khả năng tập trung nguồn lực để trả nợ cho ngân hàng, làm cho các khoản nợ xấu giảm đi. Một nguyên nhân khác nữa, đó là do VCB được sự hỗ trợ từ nguồn vốn giá rẻ từ các tập đoàn quốc gia hay những nguồn vốn viện trợ tạm thời chưa giải ngân, đó là những nguồn vốn lớn với chi phí sử dụng rất thấp, nhưng cũng phải kể đến khả năng vận dụng nguồn vốn nhàn rỗi ấy một cách tài tình của VCB để mang thêm lợi nhuận về cho ngân hàng. Việc các công ty con của VCB hoạt động tốt cùng với đó là mức lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối cũng là nhân tố thúc đẩy cho lợi nhuận của VCB tăng mạnh như vậy, tiêu biểu là công ty chứng khoán VCBS và mức lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối 918,309 tỷ đồng tăng 326,907 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương tốc độ tăng 55,3%. Tuy nhiên có một điều khá lạ là, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn năm 2009 lại cao hơn 3 lần so với năm 2008 ( 404 tỷ đồng năm 2009 so với 102.976 tỷ đồng). Như vậy, việc ROAE năm 2009 tăng cao đột biến là một điều hết sức bình thường thông qua những nguyên nhân trên, cho thấy một sự vươn mình mạnh mẽ của một ngân hàng tầm cỡ như VCB sau cuộc khủng hoảng, cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của VCB. Năm 2010, ROAE tuy có giảm so với năm 2009 (khoảng 3,03%) về mức 22,55% nhưng đây vẫn là một con số khá cao nếu tính trên bình quân ngành ở khu vực châu Á và trên thế giới như đã liệt kê ở trên. Trước hết nếu xét đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu thì ta dễ dàng nhận thấy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 7,37% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu là 23,6%, đây là nguyên nhân trực tiếp nhất để ROAE rơi về mức thấp hơn so với năm 2009. Lý do của sự gia tăng vốn chủ sở hữu mạnh mẽ như vậy là trong năm 2010 VCB đã tăng vốn điều lệ 2 lần thành công với mức tăng 9,28% (lần 1) và 33% (lần 2), đưa tổng vốn điều lệ lên mức 17.588 tỷ đồng, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo nhà đầu tư và cổ đông về đảm bảo an toàn vốn; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác, đồng thời sử dụng để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh vốn. Nhưng mức ROAE thấp hơn như vậy, không có nghĩa là VCB hoạt động không hiệu quả, trong năm 2010 với tình hình kinh tế đầy biến động, lãi suất thị trường tăng cao nhưng VCB đã thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 đó là: Thứ nhất tăng trưởng tổng tài sản là 15%, nhưng thực tế tổng tài sản của VCB đã tăng đến 20,35% từ mức 255,496 ngàn tỷ lên đến 307,496, đó là một sự thành công rất lớn của VCB. Thứ hai đó là, tăng trưởng huy động vốn từ dân cư 23% , đó là mục tiêu trọng tâm và quan trọng nhất trong năm 2010 của VCB, và kết quả VCB đã thực hiện gần như thành công mục tiêu này với mức độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư là 22,9338%, đó là một nỗ lực rất lớn của VCB. Thứ ba, về mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, chỉ tiêu của năm 2010 là 20% nhưng thực tế VCB đã làm vượt chỉ tiêu một cách xuất sắc, dư nợ tín dụng năm 2010 đạt mức 176,814 tăng 24,85% so với mức 141,621 của năm 2009, dư nợ cho vay SMEs chiếm tỷ trọng 29,6% trên tổng dư nợ - đạt kế hoạch do Tổng Giám đốc giao. Thứ tư là chỉ tiêu về nợ xấu, nợ xấu năm 2010 là 2,83%, thấp hơn nhiều so với mức 3,5% chỉ tiêu đề ra cho năm này, đó là một tín hiệu đáng mừng trong thời điểm mà thị trường rất bất ổn, việc đạt được cả 2 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nợ xấu một lúc thể hiện một tính hiệu quả rất cao trong hoạt động của VCB, bởi thường thì gia tăng dư nợ tín dụng thường đi kèm với mức gia tăng nợ xấu rất nhanh. Chỉ tiêu thứ năm đó là lợi nhuận trước thuế đạt trên 4500 tỷ đồng, nhưng thực tế lợi nhuận trước thuế đạt đến 5479 tỷ đồng, vượt xa 21,75% so với chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu thu nhập của VCB cũng rất đa dạng, năm 2010 tổng thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng lên đến 30%. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Biểu đồ về mức sinh lợi trên tổng tài sản từ 2006-2010 ( số liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên của VCB) Sự tăng trưởng của ROAA cũng gần như là tương tự so với ROAE, năm 2008 cũng là năm tăng trưởng thấp, nhưng sau đó sang đến năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi rõ rệt khi nền kinh tế bắt đầu quay trở lại quỹ đạo của nó. ROAE năm 2010 vẫn thấp hơn năm 2009 bởi vì khi tăng vốn điều lệ vào năm 2010 thì cũng đồng nghĩa là tổng tài sản tăng lên , do đó tài sản trung bình cả năm cũng tăng cao và làm cho ROAA tăng trưởng chậm lại đôi chút so với năm 2009, nhưng cũng như đã nói ở trên, điều đó không có nghĩa là hoạt động yếu đi mà đơn giản chỉ là một sự điều chỉnh. Phân tích về cơ cấu thu nhập: 2007 2008 2009 2010 Tr.đồng Tỷ trọng Tr.đồng Tỷ trọng Tr.đồng Tỷ trọng Tr.đồng Tỷ trọng 1.Thu nhập lãi thuần 4.099.875 73,7% 3.695.245 67,25% 6.498.666 69,98% 8.188.413 71,05% 2.Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 601.359 10,8% 468.057 8,52% 989.213 10,65% 1.416.410 12,29% 3.Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 354.532 6,37% 591.402 10,76% 918.309 9,89% 561.680 4,87% 4.Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 260.915 4,69% 67.891 1,24% 183.297 1,97% 18.149 0,16% 5.Lỗ/lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 0 -83.583 (1,52%) 172.876 1,86% 268.381 2,33% 6.Lãi thuần từ hoạt động khác 71.450 1,28% 211.185 3,84% 128.006 1,38% 579.747 5,03% 7.Thu nhập từ góp vốn mua cổ phiếu 174.914 3,14% 544.970 9,91% 396.437 4,27% 492.026 4,27% Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập lãi thuần tăng dần qua các năm ( trừ 2008) nhưng tỷ trọng của nó trong tổng thu nhập lại giảm dần qua các năm. Trong khi đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng nhanh chóng qua các năm về giá trị tuyệt đối cũng như là gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập, qua đó có thể nhận thấy rằng cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp đang dần thay đổi theo hướng hướng về các thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhiều hơn và tránh sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi. Một con số đáng lưu ý là thu nhập từ góp vốn mua cổ phiếu năm 2008 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm đồng thời cũng là mức thu nhập tuyệt đối cao nhất của khoản mục này từ 2007 đến nay. Ngoài ra thì năm 2008, khoản thu nhập khác 211.185 cũng rất đáng chú ý, khoản thu nhập khác này cao hơn hẳn năm 2009 (128,006) , trong khi năm 2009 là một năm hoạt động rất tốt còn năm 2008 là một năm hoạt động không hiệu quả lắm với tác động của các tác nhân kinh tế….Đây là một điều khá lạ và cần chú ý xem xét. Phân tích về hiệu quả hoạt động 2007 2008 2009 2010 Thu nhập lãi thuần 4.099.875 3.695.245 6.498.666 8.188.413 Tổng tài sản sinh lời bình quân(TTSSL) 167836312 195527613 228004481 276746481 NIM (Net Interest Margin) 0,024427819 0,01889884 0,028502361 0,029588138 Nhìn chung thì tỷ lệ thu nhập lãi ròng trên tổng tài sản sinh lời bình quân tăng dần qua các năm ( năm 2008 giảm vì một số nguyên nhân khách quan đã bàn ở trên), năm 2010 tăng lên xấp xỉ 3% chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động của VCB tăng dần, nhưng nếu so sánh với một số ngân hàng thương mại khác ví dụ như Sacombank thì tính hiệu quả không cao bằng ( năm 2010: 3.13%, năm 2009 3.09%) điều đó chứng tỏ rằng VCB còn rất nhiều việc để làm trong quá trình gia tăng tính hiệu quả của mình. Tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng còn thường được đánh giá qua chỉ số Chi phí hoạt động/ Thu nhập hoạt động: Biểu đồ về chi phí hoạt động trên thu nhập của VCB từ năm 2007-2010 ( Thống kê từ VCBS) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tăng dần qua các năm, có thể cho thấy hiệu quả hoạt động của VCB không hẳn là tốt như ta đã nghĩ. VII. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN 1. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009 2010 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được 11,750,422 10,954,380 15,363,180 19,846,888 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả -7,329,203 -6,442,097 -9,781,794 -11,603,496 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận được 110,209 468,057 989,213 1,416,410 4 Chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ hoạt động kinh doanh (ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán) 354,530 651,634 1,151,756 904,205 5 Thu nhập/ (chi phí) khác -449,447 74,277 -26,780 244,707 6 Tiền thu từ các khoản nợ đã được xử lý, bù đắp bằng nguồn rủi ro 392,802 134,829 147,561 334,053 7 Tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ -592,946 -1,060,224 -2,979,744 -3,969,690 8 Tiền thuế thu nhập thực nộp trong kỳ -518,350 -556,799 -681,015 -1,336,828 Quan sát số liệu trên ta thấy, thu nhập lãi và các khoản phải thu nhập tương tự nhận được đã tăng lên đáng kể từ 11,750,422 trong năm 2007 lên đến 19,846,888 trong năm 2010. Bên cạnh đó các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng tăng lên không ngừng. Điều này chứng tỏ trong năm qua hoạt động tín dụng của Ngân Hàng đã hoạt động có hiệu quả. Chi phí lãi và các chi phí tương tự phải chi ra nhiều hơn, nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong việc huy động vốn. Ta nhận thấy tiền chi trả cho công nhân viên và hoạt động quản lý công cụ nhiều hơn qua các năm, là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dich nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng sức cạnh tranh và tăng quy mô hoạt động nên tuyển thêm nguồn lao động. Thay đổi về tài sản hoạt động 2007 2008 2009 2010 9 Các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 605,230 1,779,997 -4,845,843 1,966,969 10 Các khoản về kinh doanh chứng khoán -8,810,320 -11,102,728 10,528,995 6,045,940 12 Các khoản cho vay khách hàng -29,789,375 -3,030,438 -28,828,161 -35,192,780 13 Giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản cho vay khách hàng -288,022 -463,705 -261,711 -306,069 14 Tài sản hoạt động khác -388,141 97,908 -888,918 -869,328 Trong thay đổi về tài sản hoạt động, ngân hàng đã chuyển vốn từ kinh doanh chứng khoán sang gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Trong năm 2010, Vietcombank hoạt động khá năng động trên thị trường liên ngân hàng. Trong khi thị trường giao dịch chứng khoán đã chững lại trong suốt năm vừa qua và không còn là mảnh đất màu mỡ để cho các ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thì các hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng lại rất sôi động, tuy chúng có ẩn chứa không ít rủi ro nhưng lại đem đến nguồn thu nhập rất lớn. Hoạt động cho vay khách hàng tăng lên đáng kể, cụ thể từ 2007 là 29,789,375 triệu đồng tăng lên đến 35,192,780 triệu đồng năm 2010. Vietcombank được biết đến như là một ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiên nay trong nền kinh tế. Trong những năm qua, Vietcombank đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn kèm theo các chương trình khuyến mãi, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng và chăm sóc khách hàng chu đáo. Thay đổi về công nợ hoạt động 2007 2008 2009 2010 15 Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -4,106,172 -11,765 13,062,767 -12,501,464 16 Các khoản tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng 5,769,237 2,823,140 12,388,451 20,700,118 17 Các khoản tiền gửi của khách hàng 29,672,756 31,384,174 12,004,543 35,684,387 18 Các khoản phát hành giấy tờ có giá -5,557,725 316,145 -2,535,957 3,177,927 19 Các khoản vốn tài trợ, ủy thác, đầu tư cho vay mà tổ chức tín dụng chịu rủi ro 3,527 133,651 -555,225 20 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 81,843 -196,987 21 Công nợ hoạt động 1,248,529 -6,398,442 -3,534,479 1,114,803 22 Chi từ các quỹ của tổ chức tín dụng -195,288 -1,654 -146,182 -438,643 Về thay đổi về công nợ hoạt động, Vietcombank đã chi trả đáng kể các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu như cuối năm 2007, con số này là -4,106,172 triệu đồng thì đến năm 2010 con số này đã là -12,501,464 triệu đồng, riêng trong năm 2009, có sự thay đổi đáng kể vì con số này là 13,062,767 triệu đồng. Bên cạnh đó, các khoãn tiền gửi, tiền vay các TCTD và các khoản tiền gửi của khách hàng đạt được những con số rất lớn. Trong năm, Vietcombank đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn kèm theo các chương trình khuyến mãi, dầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng và chăm sóc khách hàng chu đáo. Việc huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá cũng tăng lên. Nhờ tính sinh lời tốt nên thu hút các nhà đầu tư Tóm lại, dòng tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh năm 2009 giảm ít đi là do diễn biến thay đổi của thị trường vốn, còn năm 2010 tăng lên là do ngân hàng huy đông được lượng vốn lớn. Còn trong năm 2008, do sự bất ổn của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của lạm phát nên hoạt động kinh doanh cũng bị thu hẹp lại. 2. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 2006 2007 2008 2009 2010 1 Mua sắm tài sản cố định -334.729 -291.571 -643.134 -545.666 -543.493 2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 855 575 2.346 7.463 1.536 3 Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định -182 -238 -443 7 Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác -321.746 -564.310 -784.644 -455.942 -503.980 8 Tiền thu đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác 0 93.188 292.195 9 Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn 118.992 160.681 138.726 II Tiền thuần sử dụng cho hoạt động đầu tư -655.620 -855.306 -1.306.622 -740.514 -615.459 Từ biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy sự biến động trong tổng mức hoạt động đầu tư có sự dao động đáng kể. Dòng tiền tăng nhẹ từ năm 2006 đến năm 2007 sau đó có biến động lớn năm 2008 tăng từ 855 tỷ lên đến 1306 tỷ, rồi lại giảm mành xuống còn 740 tỷ. Vậy tại sao có những biến động này? Câu trả lời là vào cuối năm 2007, NH Vietcombank đã có những chuẩn bị, dự tính chuyển thành NH thương mại cổ phần. Đến giữa năm 2008 thì NH Vietcombank chính thức lên sàn, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động lớn này. Nhìn vào bảng số liệu có thể thầy luồng tiền đổ dồn vào việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định tăng vọt từ 291 tỷ lên hơn gấp đôi 643 tỷ vào năm 2008, vào những năm tiếp theo thì Vietcombank vẫn tiếp tục đầu tư đẩy mạnh vào tài sản cố định. Việc đầu tư lớn vào tài sản cố định giúp cho Vietcombank nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Dòng tiền đổ vào tài sản những năm 2009 2010 vẫn khá cao tuy nhiên lại có sự sụp giảm trong tiền thuần sử dụng cho hoạt động đầu tư. Ở đây chúng ta có thể dễ dàng đưa ra lý do đó chính là sư thoái vốn trong luồng tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác. Nói về việc đầu tư vào các doanh nghiệp khác cua NH thì chúng ta cần lưu ý rằng, tổng nguồn tiền đầu tư phải nằm trong giới hạn vốn tự có của NH. Và thêm 1 đặc điểm ở các NH nước ta thì hầu như viêc kinh doanh lại chủ yếu kiếm từ viêc cho vay tín dụng nên nguồn vốn đầu tư vào các doanh ngiệp khác để thu lời không được đánh giá cao. Việc đầu tư của NH Vietcombank cũng theo chiều phát triển của chứng khoán Việt Nam, phát triển manh từ giai đoạn 2006 2008 tăng từ 321 tỷ lên hơn gấp đôi 784 tỷ tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính ở mỹ nổ ra và lan rồng ra khắp thế giới thị trường chứng khoán đi xuống mạnh và Việt Nam không phải là 1 ngoại lệ. Nên các năm về sau có sự sup giảm trong đầu tư của Vietcombank. Ngoài ra còn 1 ly do khác là do Vietcombank nắm giữ khá nhiều cổ phiểu của các NH khác như Eximbank, SaigonBank, Ngân hàng Quân đội… Tuy nhiên, để thực hiện yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định sắp được áp dụng về việc hạn chế các ngân hàng đầu tư chéo, Vietcombank đang thực hiện thoái vốn và bán dần cổ phần tại một số nơi kể từ năm 2010. 3. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA VIETCOMBANK TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 Sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 02/06/2008, mức cổ tức trả cho cổ đông của Vietcombank qua các năm 2009, 2010 tăng nhanh. So sánh dòng tiền chi trả cổ tức trong hoạt động tài chính của Vietcombank ở giai đoạn này với ACB, có thể thấy rằng có một sự khác biệt khá lớn trong chính sách chi trả cổ tức của hai ngân hàng. Biểu đồ trên đây thể hiện Lãi cơ bản trên cổ phiếu của hai ngân hàng. Biểu đồ cho thấy một chính sách chi trả cổ tức cao ở ACB và thấp hơn ở Vietcombank. Như vậy có thể nói Vietcombank đã trích lập các quỹ dự trữ và tổ chức thực hiện tái đầu tư một cách kĩ lưỡng. Tuy mức chi trả cổ tức không cao, nhưng không có nghĩa VCB kinh doanh không hiệu quả. Bằng chứng đây là biểu đồ thể hiện Lợi nhuận sau thuế của hai ngân hàng từ năm 2007 đến 2010. Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận kinh doanh của VCB cao gấp đôi ACB trong giai đoạn 2009 - 2010 Kết luận Theo kết quả phân tích tình hình báo cáo tài chính của VCB từ năm 2007-2010, ta có thể nhận thấy được là hoạt động của VCB đang dần tốt lên, hiệu năng hoạt động của năm sau cao hơn năm trước, đang từng bước đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình, đồng thời hướng đến phát triển an toàn và giảm thiểu các loại rủi ro. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế rằng, hiệu quả hoạt động của VCB vẫn chưa xứng đáng với tầm mức của nó, với những lợi thế so sánh riêng biệt mà một ngân hàng thương mại nhà nước như VCB có được thì mức hiệu quả hoạt động của nó so với các ngân hàng thương mại khác là hoàn toàn không có gì nổi trội, ngoài ra thì quá trình đa dạng hóa thu nhập của VCB diễn ra khá chậm, phần lớn doanh thu là đến từ mảng bán buôn (kinh doanh trên thị trường tiền tệ và các khoản cho vay lớn) chưa phát triển hiệu quả thị trường bán lẻ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu hoạt động còn cao và tăng dần qua các năm. VCB vẫn còn rất nhiều điều phải làm trên con đường trở thành một ngân hàng lớn mạnh của quốc gia và vươn ra tầm khu vực Tài liệu tham khảo: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2007-2010), báo cáo thường niên ,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,báo cáo lưu chuyển tiền tệ Gíao trình Quản trị ngân hàng Đại học Kinh Tế TP HCM ( 2010) ,Chủ biên PGS.TS Trần Huy Hoàng Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2011,Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Doanh Nghiệp 2007 , Luật NHNN Việt Nam 2010 Tạp chí công nghệ ngân hàng ấn phẩm của Đại Học Ngân Hàng các số năm 2008,2009 và 2010 Giaó trình Kế Toán Ngân Hàng (2010),PGS.TS Trương Thị Hồng,Đại Học Kinh Tế TPHCM Giaó trình Tài Chính Doanh Nghiệp,PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại Học Kinhh Tế TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan tich bctc vcb.docx
Tài liệu liên quan