Đề tài Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - Xã hội - Môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệpT ằng Loỏng

MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 8 1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp 8 1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 8 1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp 8 1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 10 1.2.1. Mô hình phát triển cụm công nghiệp 10 1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp 10 1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam 12 1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 13 1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường 13 1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung 13 1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 17 Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 18 2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực thị trấn Tằng Loỏng 18 2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên 18 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 23 2.1.3. Tình hình xã hội 24 2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường 25 2.2. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng 31 2.2.1. Sự hình thành, phát triển 31 2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy 31 2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng 35 2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 36 Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN 38 3.1. Các ảnh hưởng kinh tế 38 3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực 38 3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực 43 3.2. Các ảnh hưởng xã hội 46 3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội 46 3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội 47 3.3. Các ảnh hưởng môi trường 48 3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất 48 3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 49 3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước 51 3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực 52 Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp 54 4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng 54 4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp và trong từng doanh nghiệp 55 4.2.1. Đối với cơ quan quản lý 55 4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp 57 4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật 58 Kết luận 61

doc76 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - Xã hội - Môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệpT ằng Loỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp chủ yếu là xỉ quặng, bao bì, thùng giấy, xỉ than của lò đốt và một lượng rất nhỏ cặn dầu thải, ắc quy, giẻ lau dính dầu mỡ…Nếu không có biện pháp xử lý, thu gom theo đúng quy định thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, tác động này tuy cường độ không lớn, nhưng lâu dài và xử lý phức tạp. Vì các chất ô nhiễm khi đã xâm nhập vào môi trường đất và nước ngầm thì việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng đến canh tác của dân cư khu vực lân cận. b) Ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ - Nói chung việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng đem lại nhiều tác động tích cực cho việc phát triển thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, khi cụm công nghiệp phát triển, nguy cơ ô nhiễm khói, bụi và tiếng ồn sẽ tạo ra cản trở đối với việc thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ. - Việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị thu hút một số lượng lớn dân cư tập trung, do đó làm tăng cầu về hàng hóa dịch vụ, theo đó có thể đẩy giá cả tiêu dùng lên cao hơn so với trước đây, gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các sản phẩm thiết yếu. - Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã kinh doanh từ trước tại địa phương, việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng tạo ra hiệu ứng tích cực để tiếp tục phát triển những cơ sở này song cũng tạo ra thách thức về việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh có thêm nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ mới tham gia vào thị trường tại khu vực. c) Tác động tới hệ thống cơ sở hạ tầng - Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trong các tuyến giao thông trong cụm công nghiệp gia tăng: xe chuyên chở vật liệu, xe chở đất đá, quặng, xe chở sản phẩm đi tiêu thụ…trọng tải lớn, không những gây ra tiếng ồn, độ rung, khói bụi mà còn làm xuống cấp hệ thống đường giao thông qua thị trấn. Hơn nữa, chất lượng đường giao thông bị giảm sút là nguyên nhân gây ra tai nạn hoặc ách tắc giao thông, gây ra chi phí cho người tham gia giao thông trên những tuyến đường này. - Các cơ sở hạ tầng khác như cống thoát nước, các công trình xây dựng công cộng, trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, bưu điện…và nhà dân bị ảnh hưởng từ tiếng ồn và khói bụi của các phương tiện vận tải, có thể dẫn đến việc bề mặt hoặc kết cấu bên trong của công trình bị xuống cấp. Do đó phát sinh các chi phí tu sửa, gia cố những công trình này, gây ra những khoản chi phí của ngân sách địa phương. Ngoài ra, các hộ dân chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và khói bụi sẽ phải mất thêm chi phí cho việc lắp đặt các thiết bị, công trình để giảm thiểu tác động của môi trường không khí như: cửa kính, cửa chống ồn…hay chi phí cho việc tu sửa nhà do tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện vận tải làm xuống cấp. 3.2. Các ảnh hưởng xã hội 3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội - Tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho những công nhân là người địa phương: Tổng số lao động sử dụng trong Cụm Công nghiệp gồm 1.428 lao động, bao gồm: lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên: 200 người; trung cấp: 140 người; công nhân kỹ thuật 934 người; lao động phổ thông 154 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng. Trong quy hoạch chung điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng đến năm 2025, dự kiến rằng cụm công nghiệp sẽ cung cấp công ăn việc làm cho khoảng 13.000 công nhân, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình và cho xã hội. Như vậy vai trò của cụm công nghiệp trong giải quyết việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội là rất lớn. - Ngoài việc tăng thu nhập cho người dân địa phương, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp còn tổ chức đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật, nhờ đó mặt bằng chung trình độ của người lao động địa phương được nâng cao. - Chất lượng cuộc sống của người dân địa phương được cải thiện và nâng cao do công nghiệp phát triển, tạo hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế khác của địa phương như nông nghiệp, dịch vụ…người dân có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ và sản phẩm tốt hơn. 3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội - Việc mở rộng đất quy hoạch cho cụm công nghiệp và đô thị sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất canh tác nông nghiệp,lâm nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp, khiến một bộ phận dân cư phải chuyển đổi hoạt động kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, những hộ dân này gặp phải khó khăn trong việc thích nghi, xây dựng kế hoạch trong hoàn cảnh mới, trong điều kiện sống đô thị. Khi số tiền đền bù chuyển giao đất không được người dân sử dụng đúng mục đích là để đảm bảo cuộc sống trong điều kiện mới, sẽ gây ra cảnh thất nghiệp, phá sản, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật. - Cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng thu hút một lượng lớn dân di cư và người lao động từ nhiều nơi đến sinh sống và làm việc, tuy góp phần làm đa dạng hóa văn hóa xã hội của địa phương, nhưng cũng có nguy cơ gây ra xung đột về văn hóa xã hội đối với người dân bản địa hoặc làm văn hóa địa phương bị lai căng, mất bản sắc. - Mặt khác, việc đô thị hóa cũng gây ra mặt trái là những tệ nạn xã hội gia tăng: ma túy, trộm cắp, mại dâm, cướp giật tài sản, cờ bạc…gây ra chi phí không chỉ cho những người bị hại mà còn gây tăng thêm chi phí cho công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại địa phương. 3.3. Các ảnh hưởng môi trường Theo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thì trong hiện tại mặc dù cụm công nghiệp Tằng Loỏng bước đầu mới đầu tư triển khai thực hiện một số dự án trong đó một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định nhưng hiện trạng môi trường khu vực đã có sự suy giảm về chất lượng: môi trường không khí ở nhiều nơi bị ô nhiễm bởi khói, bụi, khí thải; môi trường nước có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng; môi trường đất có nguy cơ bị nhiễm kim loại và thoái hóa; hệ sinh thái bị tổn thương; hoạt động chăn nuôi trồng trọt của người dân bị ảnh hưởng. Trong khi đó, cụm công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng hơn để trở thành khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, và do đó sẽ có thêm nhiều dự án được triển khai tại đây theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2025, nếu việc xử lý và quản lý môi trường không phù hợp thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực sẽ rất nghiêm trọng và khó khắc phục hơn. 3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất - Đất tại khu vực bên trong các nhà máy: các mặt bằng để tập kết nguyên liệu hoặc thành phẩm, thu gom tập trung chất thải rắn…sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các loại vật chất nói trên, đất trở nên chai cứng, mất chất dinh dưỡng và khó phục hồi. Tuy nhiên vì đây là đất được sử dụng với mục đích công nghiệp nên không gây ra thiệt hại kinh tế. - Đất xung quanh khu vực các nhà máy thuộc cụm công nghiệp: trong thời gian dài, dưới ảnh hưởng của dầu mỡ tích tụ, bãi rác thải, xỉ thải, nước thải, bụi đất, các hóa chất…từ hoạt động của các nhà máy và sinh hoạt của dân cư khu đô thị Tằng Loỏng, đất sẽ bị thoái hóa, suy giảm chất lượng, chứa chất ô nhiễm. Trong số các mẫu đất được phân tích, đã có mẫu đất ruộng có nồng độ kẽm cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu không có những biện pháp phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm đất, môi trường đất sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, đất bị chai cứng, làm suy giảm các loài sinh vật, vi sinh vật sống trong các tầng đất, đất mất khả năng canh tác, ảnh hưởng xấu đến nước ngầm của khu vực do hiện tượng thẩm thấu của các chất ô nhiễm từ môi trường đất vào trong mạch nước ngầm. Các chất ô nhiễm trong đất còn có thể bị hấp thụ vào cơ thể con người và động vật thông qua nước uống hoặc sản phẩm nông nghiệp từ cây trồng vật nuôi trong khu vực đất bị ô nhiễm. Hậu quả lâu dài là cuộc sống, sức khỏe của con người và sinh vật bị đe dọa. Như vậy sẽ gây ra chi phí trong tương lai cho xã hội trong việc cải tạo đất nông nghiệp, chi phí khám chữa bệnh và chi phí xã hội khác cho những người bị bệnh mất khả năng lao động. 3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí - Trong giai đoạn thi công việc đào, đắp, san ủi tạo mặt bằng là nguyên nhân phát sinh bụi, khí thải, chủ yếu là từ các hoạt động vận chuyển đất đá để san lấp mặt bằng và khí thải từ các phương tiện, máy móc tham gia thi công. Theo ước tính, tải lượng bụi phát sinh là 148,75 – 14.875 kg/tháng hay 4,96 - 496 kg/ngày. Quá trình thi công xây dựng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường như: tác động của bụi đất, bụi cát trong quá trình vận chuyển, thi công; tác động do khí thải đốt nhiên liệu (xăng, dầu) của các phương tiện vận tải, máy móc thi công trên công trường; tác động của ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung từ các máy móc thi công xây dựng và các tác động này được chia làm hai nhóm: + Tác động đến công nhân trực tiếp thi công trên công trường. + Tác động đến người dân sống xung quanh như bụi đất đá trong quá trình vận chuyển để san lấp, khói thải từ các phương tiện tham gia thi công. - Các bụi hạt nhỏ phát sinh từ những quá trình trên có thể ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, ảnh hưởng đến mắt, da và hệ thống tiêu hóa, ... của những người làm việc trong vùng dự án. Trường hợp nồng độ bụi tăng đến 200 mm/m3 (0,2 mg/m3) trong vòng 8 giờ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và động vật. Các hạt có kích thước nhỏ sẽ gây bệnh hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản. Bụi lắng đọng trên lá cây sẽ làm giảm quá trình quang hợp và làm cho cây chậm phát triển. Khi rơi xuống nước, bụi sẽ làm tăng độ đục và ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh. Nếu trong bụi có các chất độc hại, khi hòa tan trong nước chúng sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc làm chết các loài thủy sinh. Tuy nhiên, phần lớn bụi là các hạt cát nên tác động của chúng đến con người và môi trường là không cao do hạt cát thường lắng đọng nhanh trong không khí và không dính bám lên bề mặt lá cây hay các thiết bị máy móc. Ô nhiễm chất lượng không khí do các loại khí thải (NOx, SO2, CO, VOC) nhìn chung ở mức độ không lớn và mang tính chất tạm thời, cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặc dọc theo trục đường giao thông). - Trong giai đoạn cụm công nghiệp đi vào hoạt động ổn định: các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là khí thải, bụi, hơi kim loại từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy trong cụm công nghiệp và khí thải, bụi từ các phương tiện vận chuyển để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ra vào cụm công nghiệp. Tại một số nhà máy trong cụm công nghiệp việc thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường đã xây dựng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được chú trọng hoặc thực hiện chưa tốt, chưa có hoặc có thiết bị nhưng không thực hiện các biện pháp giảm thiểu khí thải, nên còn xả các chất khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm trong khí thải nếu không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ gây ra các ảnh hưởng như: không khí bị ô nhiễm (nhiều bụi lơ lửng, có mùi hóa chất, một số chất khí khi tích tụ trong khí quyển sẽ gây ra mưa a xít,…) gây thiệt hại mùa màng của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe trong lâu dài của công nhân trong nhà máy và người dân địa phương, như vậy sẽ làm tổn thất về kinh tế do cây trồng bị phá hại, chi phí chữa trị các bệnh về hô hấp, da liễu…cho những người bị ảnh hưởng. 3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước - Hoạt động san lấp mặt bằng, thi công xây dựng và vận tải với cường độ lớn trong cụm công nghiệp và thị trấn có thể làm cho môi trường nước mặt bị tác động do đất đá bụi thải tràn xuống dòng chảy, bụi, khí thải chứa chất ô nhiễm hấp thụ vào môi trường nước. Nước mặt dưới tác động của những hoạt động này có thể bị vẩn đục, dòng chảy bị tắc nghẽn, nước không thể phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. - Tác động tới môi trường nước của quá trình thi công xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và cán bộ trên công trường. Ước tính vào thời điểm xây dựng nhiều hạng mục công trình sẽ có khoảng 300 công nhân tham gia thi công xây dựng, mỗi ngày một người sử dụng 100 lít nước và 80% lượng nước sử dụng được thải ra ngoài thì tổng lượng nước thải sinh hoạt sẽ là 24 m3/ngày. Một số chỉ tiêu trong nước thải loại này vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều lần là coliform (gấp 106 lần), nhu cầu ô xi sinh hóa BOD (gấp 6,6 lần), nhu cầu ô xi hóa học COD (gấp 8 lần. Ngoài nước thải sinh hoạt còn có một số loại nước thải khác từ công trường xây dựng, gồm: nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh thiết bị máy móc, nước dưỡng hộ bê tông, nước chảy tràn…Đặc tính của loại nước thải này là có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao. Các loại nước thải nói trên chưa có nơi xử lý tập trung nên đưa thẳng vào môi trường nước, gây ra ô nhiễm cục bộ. - Trong giai đoạn cụm công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, nước thải từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy nếu không được xử lý thì khi xả vào môi trường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với các loài sinh vật và con người. Hiện tại toàn bộ nước thải của các nhà máy đang hoạt động trong cụm công nghiệp được xả vào khe Chom, sau đó gặp sông Hồng, cách cụm công nghiệp 10 km. Một số nhà máy trong cụm công nghiệp đã áp dụng những biện pháp xử lý nước thải như: xây dựng bể tuần hoàn nước thải, bể tự hoại…Tuy nhiên những biện pháp này không triệt để hoặc được thực hiện không thường xuyên và tự giác, do đó nồng độ một số chất ô nhiễm trong các mẫu nước thải cao hơn tiêu chuẩn cho phép. - Các loại bụi, mù, khí thải cũng có thể được hấp thụ vào môi trường nước mặt, khiến cho nồng độ các chất lơ lửng và chất hóa học trong nước tăng. - Các chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các nhà máy trong cụm công nghiệp nếu không được chôn lấp, xử lý đúng cách thì sẽ khiến các chất ô nhiễm trong các chất thải rắn này được hấp thụ vào môi trường đất và nước ngầm làm ô nhiễm môi trường nước của khu vực trong ngắn hạn và trong lâu dài. 3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực - Đối với hệ sinh thái trên cạn: + Hệ thực vật: cụm công nghiệp và đô thị được quy hoạch phải hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp thành đất công nghiệp, vì vậy thảm thực vật cây trồng ít bị thay đổi do quy hoạch của cụm công nghiệp. Khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thảm thực vật tại các đồi xung quanh khu vực triển khai các dự án chủ yếu là các trảng cây bụi, cây cỏ…có thể bị thay đổi khi các nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động. + Các loài động vật trong khu vực cụm công nghiệp: quá trình xây dựng và hoạt động của cụm công nghiệp và đô thị hóa của khu vực Tằng Loỏng làm thay đổi điều kiện sống của các loài động vật trên cạn bởi bụi, tiếng ồn, rung, và mặt bằng được san lấp. Do đó các loài động vật thuộc hệ sinh thái khu vực Tằng Loỏng sẽ tự rời bỏ môi trường sống tại đây và chuyển sang khu vực khác để sinh sống, như vậy, sự đa dạng các loài động vật: thú, chim, bò sát, ếch nhái…sẽ bị giảm sút. - Đối với hệ sinh thái dưới nước: Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt như ao, suối…bao gồm tảo, rong, cá tôm, vi sinh vật có ích cho con người có nguy cơ bị các chất vô cơ hữu cơ, bụi lơ lửng…trong nước thải và khí thải của các nhà máy hòa tan vào môi trường nước cản trở quá trình sống, hô hấp, quang hợp của các sinh vật này. Các loài sinh vật trong môi trường nước do đó bị chết và suy giảm về chất lượng. Đã có một số phản ánh về việc tôm cá nuôi trong các ao của người dân trong khu vực lân cận cụm công nghiệp bị chết, gây ra thiệt hại về kinh tế, hiện tại các cơ quan chức năng đang tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng này. Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép môi trường trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp 4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội: hiện nay các nhà quản lý và hoạch định chính sách đều nhận thức được vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành nghề kinh tế, tuy nhiên việc lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển sẽ được thực hiện hiệu quả và triệt để hơn với những đề xuất như sau: - Định hướng không gian phát triển một cách khoa học và thân thiện với môi trường: các yếu tố cần được xem xét bao gồm: + Hướng gió ổn định của khu vực + Hệ thống sông suối của khu vực, lưu lượng nước qua các mùa, hướng và tốc độ dòng chảy + Yếu tố địa hình địa chất của khu vực: + Định hướng không gian của từng doanh nghiệp: vị trí phân bố của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp cũng cần một sự tính toán cụ thể về các mặt: khoảng cách từ doanh nghiệp tới vùng nguyên liệu và vùng thị trường, khoảng cách tới các doanh nghiệp khác có liên quan về sản xuất trong cụm công nghiệp phải đảm bảo cho việc vận chuyển được tối ưu (giảm về số lượng và tăng về hiệu quả kinh tế của các chuyến vận chuyển), tiêu thụ được tối ưu, quản lý chất thải được tối ưu; mặt khác tùy theo đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu dân cư... + Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương - Cần đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng giai đoạn thực hiện dự án phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng về vấn đề bảo vệ môi trường: + Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương và cán bộ, công nhân viên trong khu vực cụm công nghiệp và đô thị. + Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công, xây dựng biện pháp để giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, giảm thiểu bụi và tiếng ồn. + Trong giai đoạn cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng đi vào hoạt động ổn định, các vấn đề môi trường cần được chú ý là: +) Chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt,nước thải: trước tiên cần giảm thiểu lượng chất thải này từ các nhà máy và từ hoạt động của thị trấn và sau đó là xây dựng biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải trong từng doanh nghiệp và toàn cụm công nghiệp. +) Cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy bằng các thiết bị giảm tiếng ồn, khói bụi, không gian xanh... +) Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp cần tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác của địa phương như nông nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển. Các giải pháp nói trên cần được thực hiện đồng thời và liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý Nhà nước về môi trường với ban quản lý cụm công nghiệp và với từng doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. 4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp và trong từng doanh nghiệp 4.2.1. Đối với cơ quan quản lý Một số đề xuất để tăng hiệu quả trong quản lý môi trường toàn cụm công nghiệp: - Đảm bảo các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường 2005 về bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. - Nghiên cứu áp dụng hiệu quả các công cụ quản lý môi trường: công cụ chính sách, công cụ pháp luật, công cụ kinh tế: + Về chính sách: hoàn thiện quy chế quản lý môi trường trong cụm công nghiệp phù hợp với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp hiện nay và phải đảm bảo hiệu quả cao. + Về luật pháp: các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cần nghiêm minh và chặt chẽ hơn để tránh tình trạng doanh nghiệp tìm cách “lách luật” (pha loãng nước thải để giảm nồng độ chất ô nhiễm, cố tình lắp đặt ống thải ra môi trường trái phép, xả nước thải vào ban đêm để cơ quan chức năng khó kiểm soát...). Việc thanh tra kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có sự phối hợp giữa các lực lượng (thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường và sự cộng tác của người dân) + Về kinh tế: áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn…hoặc cấp giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (Quota ô nhiễm); hoặc định mức xả thải, áp dụng thuế ô nhiễm…đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm để các doanh nghiệp này có sự điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho môi trường. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các khuyến khích kinh tế đối với các doanh nghiệp có biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường, đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ môi trường như trợ cấp, cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm…Các công cụ kinh tế sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất nếu có sự hỗ trợ và phối hợp của các công cụ khác. - Tăng cường sự phối hợp hoạt động của Ban quản lý các cụm công nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc giám sát, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. - Tăng cường chức năng, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách về môi trường của cụm công nghiệp: chức năng kiểm tra giám sát, chức năng xử lý vi phạm…Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP của chính phủ. - Theo dõi tình trạng hoạt động và lượng chất thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp một cách thường xuyên và chủ động, khách quan, không chỉ dựa vào báo cáo từ doanh nghiệp gửi lên, để kịp thời có biện pháp ngăn chặn nếu có biểu hiện bất thường. - Xây dựng một quỹ chung được đóng góp từ các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp để hỗ trợ cho người dân nếu có sự cố về môi trường xảy ra. - Tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân trong công tác bảo vệ môi trường: thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: tiêu dùng bền vững, lối sống tiết kiệm, giảm thiểu tác động tới môi trường từ chính sinh hoạt và sản xuất hằng ngày của các hộ gia đình. Động viên sự tham gia của người dân trong việc giám sát những hoạt động của các nhà máy để kịp thời thông báo với cơ quan chức năng nếu các nhà máy có biểu hiện vi phạm về môi trường. 4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghịêp Tằng Loỏng, hiện nay chưa có doanh nghiệp nào áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000, trong đó có tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường. Tại các doanh nghiệp, vấn đề môi trường được lồng ghép trong quản lý chung về an toàn lao động và an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Một số đề xuất để tăng cường hiệu quả quản lý môi trường trong các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp: * Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường: Hệ thống này có thể được thiết kế và hoạt động tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, nhưng cần bao gồm các yếu tố sau: - Chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, chương trình môi trường - Tổ chức và nhân sự - Nhận thức được tác động vào môi trường của quá trình sản xuất. - Kiểm tra cơ sở và kiểm tra quy trình - Quản lý môi trường - Kiểm toán môi trường doanh nghiệp. * Chuyên viên phụ trách về môi trường: có thể bao gồm chuyên viên về chất thải, chuyên viên về môi trường nước… việc bổ nhiệm chuyên viên về môi trường có thể dựa trên sự ủy nhiệm theo luật định, sự ủy nhiệm theo quy định, sự ủy nhiệm trên cơ sở tự nguyện. Chuyên viên bảo vệ môi trường còn có chức năng chỉ đạo doanh nghiệp về mặt môi trường, những trách nhiệm của chuyên viên có thể bao gồm các lĩnh vực: - Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch bảo vệ môi trường; - Điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường doanh nghiệp; - Khuyến khích lãnh đạo doanh nghịêp và cán bộ công nhân viên; - Thông tin trong và ngoài doanh nghiệp; - Kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường doanh nghiệp; - Đại diện cho doanh nghiệp trong các vấn đề về bảo vệ môi trường. 4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật - Đối với toàn cụm công nghiệp Tằng Loỏng: theo như nghiên cứu hiện trạng môi trường của cụm công nghiệp, nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp nói chung chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ngay cả khi các cơ sở này đã xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, thì khi thải ra môi trường vẫn xảy ra sự tương tác, phản ứng hoặc cộng hưởng tác động của các chất thải từ các nhà máy khác nhau, môi trường vẫn bị ô nhiễm. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng một khu xử lý tập trung các chất thải rắn, nước thải…để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường. + Kinh phí xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải: do nhà nước hoặc tư nhân đầu tư + Giám sát chất thải của từng nhà máy: đối với từng đường ống dẫn nước thải của mỗi nhà máy, đơn vị trong khu công nghiệp và thị trấn đều có lắp đặt đồng hồ đo tải lượng nước thải hằng ngày. Đối với chất thải rắn, yêu cầu doanh nghiệp phải có phân loại trước khi đưa đến khu xử lý, định lượng chất thải rắn của từng nhà máy bằng cân điện tử. + Thông qua việc kiểm soát số lượng chất thải, tiến hành thu phí xử lý chất thải tương ứng với từng đơn vị chất thải (m3, tấn, kg…) và từng loại chất thải: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn, chất thải nguy hại…Nhờ đó các doanh nghiệp và đơn vị phải có hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế chất thải để giảm chi phí xử lý; mặt khác đem lại khoản thu cho nhà đầu tư khu xử lý. - Đối với từng doanh nghiệp trong cụm công nghiệp: + Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn cho toàn bộ dây chuyền công nghệ của nhà máy… + Xây dựng và lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào và giảm thiểu chất thải tại các công đoạn sản xuất khác nhau trong dây truyền sản xuất của các nhà máy. - Đối với các cơ quan quản lý môi trường: tăng cường đầu tư các thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, đo nồng độ, giám sát chất lượng môi trường tại khu vực quản lý để kịp thời nhận định tình hình môi trường và chủ động có biện pháp khắc phục, giải quyết và ứng phó nếu có sự cố môi trường xảy ra. Kết luận Cụm công nghiệp Tằng Loỏng là một trong những cụm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh Lào Cai mà còn là của cả nước. Việc phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng nói riêng cũng như các cụm công nghiệp khác của đất nước là một yêu cầu tất yếu và cần thiết trong qúa trình hội nhập kinh tế Quốc tế và phát triển đất nước. Tuy nhiên phát triển kinh tế, xã hội cần đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một xã hội phát triển bền vững cho hôm nay và các thế hệ tương lai. Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp của Việt Nam đang ngày càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Các hệ lụy từ việc xử lý các hậu quả của ô nhiễm môi trường rất tốn kém, những chi phí phục hồi môi trường thậm chí có thể vượt quá những lợi ích kinh tế ban đầu, trong khi việc khắc phục các hậu quả đó lại khó triệt để và khó có thể trả lại nguyên trạng chất lượng môi trường ban đầu cũng như đền bù lại những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của người dân địa phương. Đề tài đã phân tích các tác động về kinh tế xã hội và môi trường của cụm công nghiệp với những giải pháp đặt ra, có thể phần nào giúp các nhà quản lý xây dựng những chương trình, phương án quản lý phù hợp, kịp thời ngăn chặn giảm thiểu những tác động xấu, duy trì và phát huy những tác động tích cực, hướng tới cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng phát triển về kinh tế, xã hội, an toàn về môi trường, trở thành trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Lào Cai và cả nước. Đây là công trình đầu tay của sinh viên nên sẽ không tránh khỏi những sai sót về cơ sở lý luận và nhận thức về một số vấn đề chưa chính xác, đề tài vẫn còn một số tồn tại như: Cách diễn đạt một số vấn đề chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa truyền tải được đầy đủ nội dung mà sinh viên muốn trình bày. Vì vậy kính mong sự góp ý của các thầy cô giáo và cán bộ hướng dẫn để luận văn của sinh viên được hoàn thiện hơn! PHỤ LỤC I Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng môi trường không khí và kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng Bảng 2.3: Vị trí các điểm lấy mẫu không khí TT Vị trí lấy mẫu không khí 1 Mẫu không khí xung quanh trước cổng nhà máy luyện đồng Lào Cai, cách cổng bảo vệ nhà máy 15m 2 Mẫu không khí xung quanh tại mặt bằng nhà máy gang thép trưóc mặt nhà chị Huyền, tổ dân phố số 1, Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào cai 3 Mẫu không khí xung quanh tại cổng sau Công ty Apatit Việt Nam nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng. 4 Mẫu không khí xung quanh tại khu vực hồ thải- Nhà máy Apatit 5 Mẫu không khí xung quanh tại khu vực 18A cách nhà ông Hồng Hiền (7A) thị trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai. 6 Mẫu không khí xung quanh trước cổng trường mầm non Sơn ca, phía sau Uỷ ban nhân dân thị trấn Tằng Loỏng 7 Mẫu không khí xung quanh trước cửa nhà ông Nguyễn Văn Lăng khu phố II thị trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 8 Mẫu không khí xung quanh tại góc phía Tây, cạnh cổng phụ nhà máy Photpho vàng Việt Nam 9 Mẫu không khí xung quanh trước cổng nhà máy Super lân Lào Cai 10 Mẫu không khí xung quanh tại ngã 3 khu tái định cư đội 4 và đội 6 thị trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai. Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu không khí (a) Chỉ tiêu Đơn vị KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 KK8 KK9 KK10 TCVN 5937-2005 Bụi lơ lửng mg/m3 0.1 0.12 0.12 0.1 0.11 0.08 1.05 0.15 0.13 0.1 0.3 CO mg/m3 1.02 1.01 1.04 2.06 1.07 1.04 1.06 1.08 1.14 1.08 30 NO2 mg/m3 0.018 0.014 0.02 0.034 0.016 0.014 0.017 0.024 0.025 0.017 0.2 SO2 mg/m3 0.023 0.021 0.026 0.035 0.021 0.019 0.022 0.026 0.024 0.02 0.35 CO2 % 0.038 0.042 0.037 0.041 0.037 0.036 0.034 0.042 0.038 0.039 - H2S mg/m3 0.31 0.12 0.98 1.5 0.28 0.86 0.18 0.31 0.21 0.35 - Tiếng ồn dBA 64.2 65.7 65.7 58.7 57.4 54.4 60.2 62.2 60.8 58.6 75 Nhiệt độ 0C 26 26 26.5 27 29 29 30 30 26.5 28.2 - Độ ẩm % 82 81 89 88 90 87 88 81 84 89 - Tốc độ gió m/s 1.7 1.6 1.6 1.8 1.6 1.8 1.7 1.6 1.7 1.8 - Bảng 2.5: Kết quả phân tích mẫu không khí (b) Chỉ tiêu Nồng độ KK11 KK12 KK13 KK14 KK15 KK16 KK17 KK18 KK19 KK20 TCVN 5937-2005 Bụi lơ lửng mg/m3 0.2 0.31 0.32 0.28 0.31 0.32 1.12 0.55 0.33 0.32 0.3 CO mg/m3 2.12 2.31 3.12 3.12 1.87 2.11 2.36 2.18 2.42 2.62 30 NO2 mg/m3 0.021 0.024 0.032 0.042 0.019 0.034 0.036 0.028 0.027 0.016 0.2 SO2 mg/m3 0.028 0.031 0.029 0.038 0.028 0.028 0.032 0.029 0.028 0.028 0.35 CO2 % 0.037 0.041 0.037 0.039 0.038 0.039 0.041 0.038 0.041 0.036 - H2S mg/m3 0.22 0.26 0.16 1.6 0.18 0.26 0.18 0.16 0.21 0.21 - Tiếng ồn dBA 67 68 68 65 64 58 62 65 63 59 75 Nhiệt độ 0C 26 26 27 28.5 29 29 29 28.5 27 26 - Độ ẩm % 81 80 84 88 89 88 89 85 86 87 - Tốc độ gió m/s 1.3 1.2 1.4 1.5 1.5 1.6 1.4 1.3 1.5 1.4 - Bảng 2.6: Kết quả phân tích mẫu không khí (c) Chỉ tiêu Nồng độ KK21 KK22 KK23 KK24 KK25 KK26 KK27 KK28 KK29 KK30 TCVN 5937-2005 Bụi lơ lửng mg/m3 0.26 0.35 0.41 0.35 0.36 0.36 1.08 0.43 0.39 0.39 0.3 CO mg/m3 2.35 2.46 3.45 2.92 1.95 2.43 2.42 2.25 2.28 2.56 30 NO2 mg/m3 0.027 0.021 0.028 0.031 0.016 0.029 0.032 0.026 0.023 0.019 0.2 SO2 mg/m3 0.022 0.033 0.022 0.029 0.022 0.021 0.026 0.024 0.021 0.024 0.35 CO2 % 0.039 0.039 0.039 0.038 0.039 0.04 0.039 0.038 0.039 0.038 - H2S mg/m3 0.26 0.21 0.21 1.12 0.23 0.23 0.24 0.21 0.18 0.17 - Tiếng ồn dBA 61 63 65 66 66 60 64 62 64 62 75 Nhiệt độ 0C 25 26 26.5 28 29 29.5 29 28 26 26 - Độ ẩm % 84 83 85 86 87 85 87 87 87 86 - Tốc độ gió m/s 1.1 1.4 1.3 1.2 1.2 1.4 1.2 1.4 1.3 1.2 - PHỤ LỤC II Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng nước mặt và kết quả phân tích chất lượng nước mặt Bảng 2.7: Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng nước mặt TT Vị trí Tọa độ NM1 Nước Khe Chom phía sau nhà máy Photpho Việt Nam. 104o 3622 - 24o 6515 NM2 Nước suối Nhuận tại cầu qua suối trước cổng nhà bác Diện 10465435 - 2438371 NM3 Nước mặt tại hồ thải nhà máy Apatit 0437572 - 2465456 NM4 Nước tại Ngòi Cù, Cống Cù, thị trấn Tằng Loỏng. 0434411 - 2469166 NM5 Nước suối Trát, tiểu khu 3 cách đường trục Tằng Loỏng – Văn Bàn 100m 0435291 - 2467690 NM6 Tại cống thoát nước cách trạm xăng Tằng Loỏng 30m về phía Bắc 0436369 - 2466663 NM7 Nước suối Nhuận tại cầu qua suối trước cổng nhà bác Diện 0465435 - 2438371 NM8 Nước Khe Chom phía sau nhà máy Photpho Việt Nam 0436223 - 2465147 NM9 Nước Khe Chom phía sau nhà máy Photpho Việt Nam 0436223 - 2465147 NM10 Tại Suối Trát, tiểu khu 3 cách đường trục Tằng Loỏng – Văn Bàn 100m 0435291 - 2467690 TT Chỉ tiêu phân tích NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 NM8 NM9 NM10 TCVN 5942:1995 A B 1 pH 7.12 7.12 6.72 7.24 6.5 6.3 7.09 7.27 7.46 6.8 6 – 8.5 5.5 – 9 2 DO 4.5 1.5 1 4.5 6.1 5.4 3.74 4.1 3.4 5.3 ³ 6 ≥ 2 3 TSS 72 145 212 74 77 78 172 97 102 79 20 80 4 TDS 68 266 342 63 66 67 197 134 146 73 - - 5 BOD5 18.1 128 119 13.2 14.2 17.4 57.8 27.5 31 16.5 < 4 < 25 6 COD 37.3 645 1205 29.8 26.4 30.1 145 67.8 69.2 33.6 < 10 < 35 7 SO42- 0.4 4.72 2.74 0.3 0.4 1.6 2.12 0.7 0.82 0.6 - - 8 NO2- 0.01 0.09 0.17 0.02 0.01 0.02 0.03 0.03 0.042 0.02 0.01 0.05 9 NO3- 1.7 28.5 27.5 1.7 1.4 2.1 18.5 2.5 3.6 1.58 10 15 10 PO43- 0.6 11.4 4.4 0.9 0.8 1.2 7.4 0.9 1.29 0.7 - - 11 CN- 0.001 0.014 0.024 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.01 0.004 0.004 < 0.001 0.01 0.05 12 Fe 0.8 3.5 4.2 0.4 0.7 1.1 0.5 1.2 1.62 0.8 1 2 13 As 0.006 0.09 0.17 0.001 0.001 0.002 0.09 0.027 0.032 0.001 0.05 0.1 14 Pb 0.02 0.01 0.28 0.01 0.009 0.03 0.009 0.047 0.052 0.008 0.05 0.1 15 Cd 0.005 0.007 0.047 0.003 0.001 0.004 0.006 0.024 0.046 0.001 0.01 0.02 16 Zn 0.01 2.97 5.97 0.22 0.008 0.05 1.97 0.74 0.84 0.009 1 2 17 Mn 0.2 1.5 2.8 0.1 0.07 0.1 0.2 0.4 0.5 0.08 0.1 0.8 18 Hg < 0.001 0.001 0.004 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.001 0.002 < 0.001 0.001 0.002 19 Tổng dầu mỡ 0.2 7.2 9.2 0.3 0.14 0.21 0.4 0.4 0.5 0.2 0 0.3 20 Tổng Coliform 2.1 x 103 1.8 x 105 1.3 x 106 1.5 x 103 2.1 x 103 2.3 x 103 1.8 x 103 2.2 x 104 2.3 x 104 2 x 103 5000 10000 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt đợt 1 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt đợt 2 TT Chỉ tiêu phân tích NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 NM8 NM9 NM10 TCVN 5942:1995 A B 1 pH 7.36 7.48 6.98 7.56 6.98 6.56 7.46 7.45 7.15 7.56 6 – 8.5 5.5 – 9 2 DO 3.8 1.9 1.56 3.8 4.87 4.36 3.12 3.86 3.1 4.12 ³ 6 ≥ 2 3 TSS 79 1255 2014 86 86 82 169 92 114 82 20 80 4 TDS 86 287 489 83 73 78 186 128 151 98 - - 5 BOD5 21.5 148 328 17.4 18.6 19.2 61.5 29.2 39.6 23.2 < 4 < 25 6 COD 43.4 315 1012 34.6 37.2 38.9 132.5 64.2 78.4 48.6 < 10 < 35 7 SO42- 0.6 4.98 2.98 0.8 0.52 1.86 4.25 0.4 0.91 0.56 - - 8 NO2- 0.02 0.12 0.21 0.04 0.02 0.019 0.01 0.01 0.021 0.021 0.01 0.05 9 NO3- 2.81 23.12 23.8 1.98 4.21 4.26 16.1 2.12 3.15 1.86 10 15 10 PO43- 0.7 10.25 4.19 1.3 0.68 5.26 5.87 0.7 2.14 0.6 - - 11 CN- 0.001 0.011 0.021 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.014 0.002 0.001 < 0.001 0.01 0.05 12 Fe 1.28 3.87 4.36 0.83 1.02 2.13 1.12 1.89 1.89 1.83 1 2 13 As 0.004 0.08 0.13 0.001 0.001 0.001 0.014 0.012 0.015 0.001 0.05 0.1 14 Pb 0.035 0.009 0.23 0.001 0.005 0.01 0.002 0.021 0.041 0.0027 0.05 0.1 15 Cd 0.003 0.005 0.038 0.002 0.001 0.002 0.003 0.014 0.035 0.0012 0.01 0.02 16 Zn 0.021 2.61 5.42 0.12 0.004 0.05 1.24 0.83 0.72 0.0046 1 2 17 Mn 0.31 1.28 2.25 0.18 0.02 0.41 0.18 0.52 0.48 0.081 0.1 0.8 18 Hg < 0.001 0.002 0.003 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.009 0.001 < 0.001 0.001 0.002 19 Tổng dầu mỡ 0.41 8.12 8.69 0.4 0.28 0.36 0.42 0.38 0.6 0.41 0 0.3 20 Tổng Coliform 5.2 x 103 1.2 x 105 1.1 x 105 1.3 x 104 1.2 x 104 1.2 x 104 1.1 x 103 1.5 x 104 1.3 x 104 9 x 103 5000 10000 PHỤ LỤC III Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng nước ngầm và kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm Bảng 2.10: Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng nước ngầm TT Vị trí Tọa độ 1 Giếng đào nhà anh Nghiêm Xuân Cương, Đội 6, thôn Khe Chom, thị trấn Tằng Loỏng 104o 35’21’’ – 24o 68’01’’ 2 Giếng đào nhà chị Đào Thị Biển, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận 104o 37’62’’ – 24o 65’23’’ 3 Giếng đào nhà bà Quý, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận 104 o37’62’’ - 24o65’227’’ 4 Giếng đào nhà anh Phạm Văn Cừ, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận, phía Bắc nhà máy Apatit 104o 37’686’’ - 24o65’272’’ 5 Giếng đào nhà anh Đào Viết Minh, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận 104o37’678’’ - 24o65’212’’ 6 Giếng đào nhà chị Nguyễn Thị Phượng, Đội 4, thị trấn Tằng Loỏng. 104o35’176’’ - 24o68’134’’ 7 Giếng đào nhà anh Phạm Văn Thắng, Đội 4, liền kề với khu tái định cư, thị trấn Tằng Loỏng 104o35’161’’ - 24o68’115’’ 8 Giếng đào nhà anh Phạm Văn Thắng, Đội 4, liền kề với khu tái định cư, thị trấn Tằng Loỏng 104o35’161’’ - 24o68’115’’ 9 Giếng đào nhà anh Phạm Văn Cừ, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận, phía Bắc nhà máy Apatit 104o37’686’’ - 24o65’272’’ 10 Giếng đào nhà chị Đào Thị Biển, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận 104o37’615’’ - 24o65’235’’ 11 Giếng đào nhà anh Nghiêm Xuân Cương, Đội 6, thôn Khe Chom, thị trấn Tằng Loỏng 104o35’214’’ - 24o68’012’’ 12 Giếng đào nhà chị Nguyễn Thị Phượng, Đội 4, thị trấn Tằng Loỏng 104o35’176’’ - 24o68’134’’ 13 Giếng đào nhà bà Quý, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận 104o37’620’’ - 24o65’227’’ 14 Giếng đào nhà anh Đào Viết Minh, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận 104o37’678’’ - 24o65’212’’ Bảng 2.11: Kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm đợt 1 T T Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6 NN7 NN8 NN9 NN10 NN11 NN12 NN13 NN14 TCVN 5944:1995 1 pH - 7.3 7.4 7.1 7.5 7.4 6.9 7 7.1 7.33 7.35 7.1 7 7.1 7.2 6.5 - 8.5 2 DO mg/l 4.7 3.8 4.5 4 4.6 3.5 4.6 4.5 3.6 3.4 4.6 3.8 4.4 4.6 - 3 TSS mg/l 12 14 33 30 14 16 13 15 31 12 15 13 31 13 - 4 TDS mg/l 48 35 25 24 48 47 46 44 22 31 49 46 26 47 - 5 BOD5 mg/l 10 11.2 10.4 10.8 11.4 12.4 12.6 13.2 9.8 10.4 11 13.4 10.4 12.5 - 6 COD mg/l 18.2 19 18.6 19.2 19.4 20.1 20.2 22.1 18.6 18.2 17.2 23.1 19.1 20.1 - 7 SO42- mg/l 223 220 216 226 226 227 226 221 221 214 220 237 211 223 200 – 400 8 NO2- mg/l 0.34 0.21 0.42 1 0.7 0.9 0.6 0.7 0,89 0.26 0.34 0.6 0.4 0.8 - 9 NO3- mg/l 7.2 7.7 7.8 6.8 8.1 7.5 7.4 7.32 6.62 7.6 7.1 7.8 7.5 7.9 45 10 PO43- mg/l 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.8 0.7 0.65 0.62 0.6 0.3 0.7 0.5 0.7 - 11 CN- mg/l < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.01 12 Fe mg/l 1.8 0.4 0.5 1.8 1.1 1.3 1.4 1.25 1.92 0.51 1.6 1.2 0.7 1.3 1 – 5 13 As mg/l < 0.001 0.001 0.002 0.001 0.001 0.001 0.001 0.0012 0.0015 0.001 < 0.001 0.001 0.001 0.002 0.05 14 Pb mg/l 0.001 0.002 0.001 0.001 0.003 0.001 0.001 0.0016 0.0014 0.001 0.001 0.001 0.001 0.003 0.05 15 Cd mg/l 0.002 0.001 0.003 0.001 0.002 0.001 0.001 0.0011 0.0011 0.001 0.002 0.001 0.005 0.001 0.01 16 Zn mg/l 0.02 0.01 0.03 0.02 0.02 0.02 0.01 0.012 0.015 0.016 0.03 0.03 0.02 0.03 5 17 Mn mg/l 0.23 0.25 0.28 0.22 0.26 0.2 0.22 0.21 0.202 0.282 0.2 0.1 0.25 0.26 0.1 – 0.5 18 Hg mg/l < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.001 19 Tổng dầu mỡ mg/l 0.01 0.02 0.01 0.01 0.01 0.02 0.01 0.02 0.008 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 - 20 Tổng Coliform MPN/100ml 0 2 1 0 1 3 2 4 2 3 1 1 0 3 3 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm đợt 2 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6 NN7 NN8 NN9 NN10 NN11 NN12 NN13 NN14 TCVN 5944: 1995 1 pH - 7.26 7.18 7.25 7.2 7.26 7,12 7.28 7.29 7.11 7.12 7.21 7,09 7.5 7.21 6.5-8.5 2 DO mg/l 4.6 3.8 3,9 3,8 4.2 3.3 4.21 4.17 3.23 3.21 4.1 3.91 3,03 3.92 - 3 TSS mg/l 10 12 28 25 11 12 11 11 24 9 12 15 31 13 - 4 TDS mg/l 41 31 22 21 32 33 32 32 19 22 39 30 19 29 - 5 SO42- mg/l 211 216 211 214 192 201 198 194 199 189 219 209 214 222 200-400 6 NO2- mg/l 0.021 0.12 0.21 0,92 0.35 0.7 0.3 0.52 0,46 0.12 0.019 0.5 0.32 0.37 - 7 NO3- mg/l 7.16 7.12 7.16 4.1 6.2 7.11 7.06 7.19 6.89 7.26 7.92 7.13 7.11 7.5 45 8 PO43- mg/l 0.36 0.23 0.46 0.4 0.5 0.42 0.68 0.41 0.58 0.3 0.25 0.35 0.4 0.2 - 9 CN- mg/l < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.01 10 Fe mg/l 1.37 0.28 0.38 1.56 1.28 1.64 1.27 1.38 1.71 0.36 1.81 1.51 0.41 1.35 1 – 5 11 As mg/l < 0.001 0.001 0.001 0.0009 0.0006 0.001 0.0005 0.0002 0.0011 0.0002 < 0.001 0.001 0.001 0.0008 0.05 12 Pb mg/l 0.0003 0.0012 0.0002 0.0089 0.003 0.0002 0.0008 0.00023 0.00018 0.0003 0.0002 0.0001 0.0001 0.002 0.05 13 Cd mg/l 0.0002 0.0002 0.002 0.0004 0.0002 0.0004 0.0004 0.00014 0.0002 0.0002 0.0002 0.0005 0.002 0.0001 0.01 14 Zn mg/l 0.003 0.016 0.019 0.05 0.036 0.031 0.026 0.019 0.021 0.028 0.006 0.051 0.026 0.043 5 15 Mn mg/l 0.19 0.42 0.25 0.31 0.31 0.36 0.29 0.36 0.31 0.318 0.21 0.37 0.22 0.29 0.1-0.5 16 Hg mg/l < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001 0.001 17 Tổng dầu mỡ mg/l 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - 18 Tổng Coliform MPN/100ml 2 4 5 5 5 7 6 7 8 8 1 5 3 2 3 PHỤ LỤC IV Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng nước thải và kết quả phân tích chất lượng nước thải Bảng 2.13: Vị trí các điểm lấy mẫu nước thải đợt 1 1 Mẫu nước thải nhà máy Photpho vàng Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý 2 Mẫu nước thải nhà máy Photpho Việt Nam Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý nước thải 3 Mẫu nước thải nhà máy Photpho Việt Nam Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý 4 Mẫu nước thải nhà máy Apatit Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý sơ bộ 5 Mẫu thải nhà máy luyện đồng Lào Cai Họng xả thải ra môi trường sau kênh dẫn nước thải từ Nhà máy 6 Mẫu nước thải nhà máy Photpho vàng Họng xả thải ra môi trườgn sau hệ thống xử lý 7 Mẫu nước thải nhà máy Photpho Việt Nam Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý nước thải 8 Mẫu nước thải nhà máy Photpho Việt Nam Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý 9 Mẫu nước thải nhà máy Apatit Họng xả thải ra môi trường sau hệ thống xử lý sơ bộ 10 Mẫu thải nhà máy luyện đồng Lào Cai Họng xả thải ra môi trường sau kênh dẫn nước thải từ Nhà máy Bảng 2.14: Vị trí các điểm lấy mẫu nước thải đợt 2 TT Vị trí Toạ độ 1 Cống thải nhà máy Luyện đồng X= 22o17’796”; Y =104o09’092” 2 Bể sau xử lý trước khi bơm vào hệ thống thải, Công ty luyện đồng lào cai 22o17’740”; 104o08’044” 3 Mẫu nước khe Chom (suối chung của 4 nhà máy luyện đồng, phốt pho vàng...) 22o17’809”; 104o09’106” 4 Tại bể sau xử lý trước khi thải ra môi trường, Côngty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì 22o17’935”; 104o08’544” 5 Nước thải tại hồ thải quặng đuôi, Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam 22o16’963”; 104o08’982” 6 Nhà máy Phốt Pho Vàng 22o17’868”; 104o08’896” Bảng 2.15: Kết quả phân tích mẫu nước thải đợt 1 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 TCVN 5945:2005 A B 1 pH - 7.42 7.56 7.18 7.21 7.27 7.46 7.24 7.61 7.1 7.34 6-9 5.5 – 9 2 DO mg/l 3.7 3.3 4.2 3.2 4.4 3.5 4.4 4.12 4.2 3,9 - - 3 TSS mg/l 120 128 87 150 95 142 2450 2410 68 71 50 100 4 TDS mg/l 250 260 210 189 221 179 910 920 97 102 - - 5 BOD5 mg/l 67 69 59 72 62 78 459 462 37 39 30 50 6 COD mg/l 98 119 105 120 121 159 1950 1962 72 78 50 80 7 SO42- mg/l 1.34 1.52 1.48 2.67 1.52 2.89 67.4 68.2 1.12 1.32 - - 8 NO2- mg/l 1.42 1.61 1.34 0.71 1.43 0.68 10.3 11.8 0.18 0.23 - - 9 NO3- mg/l 2.68 2.84 1.97 2.14 2.67 2.86 42.6 44.2 1.14 1.25 - - 10 PO43- mg/l 1.41 1.62 2.53 4.72 3.12 4.94 67.5 68.1 0.76 0.72 - - 11 CN- mg/l 0.24 0.22 0.37 0.47 0.41 0.51 0.72 0.71 0.09 0.08 0.07 0.1 12 Tổng P mg/l 32.4 33.6 25.4 45.4 26.2 46.8 15.4 16.2 1.45 1.41 4 6 13 As mg/l 0.02 0.03 0.03 0.05 0.02 0.04 0.72 0.79 0.007 0.006 0.05 0.1 14 Hg mg/l 0.001 0.0016 0.001 0.002 0.002 0.001 0.8 0.68 0.006 0.004 0.005 0.01 15 Pb mg/l 0.07 0.065 0.04 0.07 0.042 0.068 0.07 0.062 0.002 0.002 0.1 0.5 16 Zn mg/l 2.45 2.51 2.21 4.21 2.43 4.12 14.2 14.12 0.5 0.36 3 3 17 Cu mg/l 1.06 0.87 0.9 1.25 0.08 1.07 1.12 1.21 0.7 0.65 2 2 18 Fe mg/l 1.42 1.56 1.25 1.35 1.35 1.64 2.45 2.52 1.6 1.52 1 5 19 Mn mg/l 1.7 1.62 1.4 1.7 1.46 1.68 0.009 0.008 7.4 7.35 0.5 1 20 Tổng dầu mỡ mg/l 12.4 12.8 10.4 14.4 11.6 15.6 20.4 20.52 1.2 x 104 1.2 x 104 15 25 21 Tổng Coliform MPN/100ml 1.3 x 104 1.3 x 104 1.2 x 104 1.5 x 104 1.2 x 104 1.5 x 104 9.2 x 106 9.2 x 106 3000 5000 Bảng 2.16: Kết quả phân tích mẫu nước thải đợt 2 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 TCVN 5945:2005 A B 1 pH - 7.32 7.27 9.21 7.56 8.16 7.42 7.41 6-9 5.5 – 9 2 DO mg/l 6.29 6.12 5.76 6.4 6.4 5.4 5.6 - - 3 TSS mg/l 43 8 68 55 78 294 59 50 100 4 TDS mg/l 557 306 187 1259 142 60 26 - - 5 COD mg/l 9 10 10 3 4 32 1 50 80 6 BOD5 mg/l 4.85 5.58 5.14 1.02 1.78 19.8 0.42 30 50 8 SO42- mg/l 0.02 0.014 1.65 0.639 <0.01 0.078 0.018 0.2 0.5 9 NO2- mg/l 3.143 1.733 1.042 122.07 0.726 1.065 2.25 - - 10 NO3- mg/l 0.176 0.295 0.064 0,209 0,019 0.084 <0.013 - - 11 CN- mg/l <0.0008 <0.0008 0.0168 <0.0008 0.0019 0.0353 0.0025 0.07 0.1 12 As mg/l 0,018 0,021 0,016 0,015 0,002 0,019 0,014 0.05 0.1 13 Hg mg/l 0.00089 0.00054 0.0004 0.00052 0.00083 0.00034 0.00042 0.005 0.01 14 Pb mg/l 0,006 0,001 0,011 0,166 0,002 0,024 0,004 0.1 0.5 15 Zn mg/l 0.126 0.205 0.118 7.034 0.093 0.172 0.098 3 3 16 Cu mg/l 0.338 2.445 0.025 0.058 0.019 0.043 0.04 2 2 17 Fe tổng mg/l 2.334 2.108 1.488 0.664 0.287 3.039 0.768 1 5 18 Mn mg/l 1.783 1.453 0.133 0.245 0.327 0.24 0.125 0.5 1 19 Dầu mỡ tổng mg/l 0.3 0.2 0.5 2 0.8 0.3 1 15 25 20 Coliform tổng MPN/100ml 42000 40000 1100 56000 38000 61000 81000 3000 5000 PHỤ LỤC V Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng môi trường đất và kết quả phân tích chất lượng đất TT Vị trí Tọa độ 1 Khu phố 2, vị trí 1, Thị trấn Tằng Loỏng - Lào Cai N: 22o17’80; E: 104o09’10 2 Khu phố 2, vị trí 2, Thị trấn Tằng Loỏng - Lào Cai N: 22o17’81; E: 104o09’11 3 Mẫu đất Đội 3, vị trí 1, Tân Thắng, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o17’82”; E: 104o09’12” 4 Mẫu đất Đội 3, vị trí 2, Tân Thắng, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o17’83”; E: 104o09’14” 5 Mẫu đất Đội 3, vị trí 3, Tân Thắng – Tằng Loỏng – Lào Cai N: 22o18’32; E: 104o07’79” 6 Mẫu đất ruộng gần suối Trát, phía hạ lưu, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o18’35; E: 104o07’44 7 Mẫu đất ruộng gần suối Trát, phía thượng nguồn, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o18’35; E: 104o06’24 8 Mẫu đất, đội 6, vị trí 1, Thanh Bình, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o18’11; E: 104o08’61 9 Mẫu đất, đội 6, vị trí 2, Thanh Bình, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o18’21; E: 104o08’69 10 Mẫu đất tại khe Chom, Tằng Loỏng, Lào Cai N: 22o17’85; E: 104o09’18 Bảng 2.17: Vị trí các điểm lấy mẫu Chỉ tiêu Đơn vị Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 TCVN 7209-2002 pHKCl - 6,28 6,56 4,34 4,41 4,03 7,88 5,13 5,74 5,88 4,39 - P2O5 dễ tiêu ppm 0,866 0,812 0,567 0,505 0,615 0,618 0,514 0,412 0,387 0,310 - P2O5 tổng % 0,230 0,212 0,212 0,201 0,282 0,291 0,263 0,178 0,183 0,156 - CHC % 0,82 0,76 0,78 0,72 0,82 0,87 0,68 0,53 0,46 0,39 - K2O tổng số mg/100g đất 1112 1110 1108 1110 1113 1118 1112 1098 1110 1108 - N tổng % 0,048 0,042 0,042 0,040 0,049 0,051 0,047 0,035 0,031 0,029 - Fe mg/kg 0,462 0,421 0,154 0,150 0,163 0,165 0,161 0,125 0,120 0,131 - Pb mg/kg 15,43 15,19 33,214 33,201 27,35 465,507 85,50 76,50 71,45 40,51 - Zn mg/kg 305,6 301,2 64,651 64,602 85,802 371,61 71,62 69,98 66,76 63,45 70 As mg/kg 2,691 2,625 0,692 0,673 0,723 0,997 0,876 0,768 0,615 0,575 200 Hg mg/kg 1,062 1,158 1,052 1,034 1,051 1,125 1,171 1,035 1,170 1,240 12 Cu mg/kg 12,26 12,15 11,21 11,02 13,25 12,53 12,26 10,31 12,26 32,02 - Cd mg/kg 3,490 3,421 3,38 3,47 3,42 3,23 3,29 3,12 2,25 2,04 - Bảng 2.18: Kết quả phân tích các mẫu đất ở tầng mặt Chỉ tiêu Đơn vị Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 TCVN 7209-2002 pHKCl - 6,13 6,33 4,12 4,25 4,01 4,82 4,79 4,89 5,03 4,28 - P2O5 dễ tiêu ppm 0,673 0,621 0,256 0,221 0,487 0,546 0,521 0,401 0,325 0,301 - P2O5 tổng % 0,187 0,143 0,198 0,165 0,196 0,287 0,258 0,189 0,181 0,148 - CHC % 0,67 0,62 0,64 0,61 0,79 0,78 0,56 0,48 0,41 0,31 - K2O tổng số mg/100g đất 1102 1107 1121 1108 11211 1115 1108 1086 1108 1100 - N tổng % 0,043 0,040 0,046 0,042 0,038 0,048 0,045 0,029 0,022 0,020 - Fe mg/kg 0,513 0,41 0,150 0,152 0,158 0,160 0,158 0,119 0,110 0,114 - Pb mg/kg 17,27 17,12 28,210 28,208 26,98 453,621 63,52 63,06 65,27 39,05 - Zn mg/kg 296,2 299,8 58,326 58,301 82,135 365,2 46,2 45,12 43,38 54,42 70 As mg/kg 2,367 2,345 0,561 0,542 0,712 0,782 0,754 0,701 0,606 0,502 200 Hg mg/kg 1,024 1,055 1,021 1,018 1,047 1,120 1,110 1,020 1,070 1,180 12 Cu mg/kg 11,02 11,09 10,45 10,02 11,52 12,65 11,52 10,02 11,63 29,01 - Cd mg/kg 1,89 1,76 3,02 3,15 3,11 3,12 3,16 3,04 2,08 2,01 - Bảng 2.19: Kết quả phân tích các mẫu đất ở độ sâu 0,4 m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111365.doc
Tài liệu liên quan