Đề tài Phân tích các cơ hội quốc tế

Các QG sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau để đánh giá tính khả thi của các DA. Trong khi các công ty tìm kiếm cá DA tạo ra cho họ giá trị hiện tại thuần lớn nhất, nhưng các chính phủ lại quan tâm đến ảnh hưởng của dự án đố đối với toàn xã hội. QG không chỉ quan tâm đến lợi ích tài chính do DA tạo ra, mà qòn quan tâm ddeesn ảnh hưởng của DA đó như giả quyết việc làm, NSLĐ, môi trường, an toàn xã hội, CCTTQT. NHững yêu tố quan trọng nhất mà các chính phủ các QG thường xem xét khi đánh giá tính khả thi cra các DA. 1. Những nhận định của nước chủ đầu tư Có hai yếu tố chính mà nước chủ nhà cân nhắc khi đánh giá ảnh hưởng của các DAĐTQT đối với nước họ. Một là, ảnh hưởng của DAĐT đó đối với tình trạng việc làm trong nước. Hai là, Các nước chủ nhà quan tâm đến ảnh hưởng của DAĐTQT đến CCTTQT. Như chúng ta đã xem xét trong chương 7, CCTTQT của một QG sẽ bị ảnh hưởng không tốt của các dòng vốn chảy ra. Như vậy, các QG đôi khi hạn chế dong vốn FDI để khuyến khích đầu tư trong nước. Mặc dù ban đầu việc đưa vốn ra nước ngoài đầu tư có ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của CCTTQT, nhưng về sau nó lại đưa lại những ảnh hưởng tốt đến CCTTQT về dài hạn do việc các nhà đầu tư sẽ chuyển lợi nhuận thu được ở nước ngoài trong về nước. 2. Những nhận định của nước sở tại Một trong những yếu tố mà nước tại quan tâm nhất khi xem xét ảnh hưởng của các DAĐTQT là ảnh hưởng đến tiền lương, đến chất lượng cuộc sống. Điều này lại càng đúng hơn ở các nước ĐPT và các thị trường mới nổi vì quy mô của dòng vốn đầu tư lớn hơn so với quy mô của nền kinh tế. Các công ty mới thường đưa ra mức tiền công cao để thu hút lao động cho DA.Tiền công cao hơn cho pháp người dân tiêu dùng nhiều hàng hoá hơn và chất lượng cuộc sống được nang cao. Thư vậy, hâu hết các QG ủng hộ các DA đầu tư của các công ty quốc tế. Thứ hai, là ảnh hưởng của các DA đó đối với hoạt động của các công ty trong nước. Mục tiêu chính của nhiều chính phủ là đảm bảo hoạt đọng của các công ty trong nước trước sự xâm nhập của nhiều công ty ĐQG lớn. Tuy nhiên, cạnh tranh của các công ty quốc ttế đoi khi khuyếch khích các công ty trong nước tăng NSLĐ, cải tiến công nghệ,. Hơn nữa, các công ty này trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đào tạo trình độ can bộ quản lý và trình đọ tay nghề cho người lao động. Điều này sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc thu hút FDI trong tương lai. Thứ ba, Các chính phủ quan tâm đến ảnh hưởng của các DA đầu tư này đến chi phí vay vốn. Nếu các công ty quố tế huy động tài chính cho các DA của họ ngày tại nước sở tại, chi phí vay vốn sẽ tăng lên. Khi lãi suất vay vốn tăng lên sẽ hấp dẫn các tổ chức tài chính, ngân hàng, thậm chí có thể xảy ra trường hợp các dòng vốn đầu tư cho khu vực công cộng như trường jọc, bệnh viện cũng được huy động cho các DA FDI.

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các cơ hội quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích các cơ hội quốc tế I/ xác định thị trường kinh doanh. Hai vấn đề quan trọng đối với các nhà kinh doanh khi lựa chọn thị trường đó là: Thứ nhất, họ muốn giữ cho chi chí nghiên cứu càng thấp càng tốt. Thứ hai, họ muốn phân tích kỹ thị trường tiềm năng để lựa chọn các cơ hội kinh doanh. Để đạt được đồng thời cả hai mục tiêu trên, các nhà giám đốc phải sử dụng phương pháp lựa chọn thị trường thích hợp. Chúng ta có thể chia quá trình này thành 3 bước: 1. Xác định cơ hội kinh doanh (thị trường, luật pháp, và nguồn lực,..) 2. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia (luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hoá,..) Đánh giá và lựa chọn thị trường và địa điểm kinh doanh Bước 1: Xác định cơ hội kinh doanh Sơ đồ 9.1 * Sự phù hợp của môi trường, những hạn chế tuyệt đối * Tiếp cận các nguồn nguyên liệu, lao động, tài trợ Quá trình lựa chọn thị trường và địa điểm tiềm năng. Bước 2: Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia * Ngôn ngữ, thái độ, niềm tin, truyền thống, đạo đức làm * Quy địng của chính phủ, bộ phận hành chíng, sự ổng định chính trị * Các chính sách tài khoa và tiền tệ, các vấn đề tiền tệ * Chi phí vận chuyển hàng hoá, hình ảnh quốc gia Bước 3: Đánh giá và lựa chọn thị trường * Doanh thu hiện tại, có giãn thu nhập, chỉ số thị trường tiềm năng * Chất lượng nguồn lao động, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng * Các chuyến đi thực địa * Phân tích cạnh tranh Nhìn vào sơ đồ 9.1 ta thấy rằng quá trình lựa chọn thị trường để kinh doanh đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Vì vậy, các nhà kinh doanh không thể nghiên cứu dàn trải, ngược lại nên tập trung vào một số thị trường trọng điểm, có nhiều hứa hẹn thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu chính của thị trường đó. I. Xác định cơ hội kinh doanh. Các công ty tham gia vào thị trường quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, hoặc là tiếp cận các nguồn lực mới. Xác định nhu cầu cơ bản: Đầu tiên trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng là xem quốc gia đó có nhu cầu về hàng hoá đó không. Như ở một số quốc gia cấm kinh doanh một số hàng hoá nhất định. Điểm quan trọng trong việc xác định cơ hội kinh doanh là nghiên cứu môi trường kinh doanh của quốc gia đó.. Ví dụ, các nước theo đạo hồi cấm nhập khẩu các sản phẩm rượu, và phạt rất năng khi buôn lậu. Xác định sự sẵn có của các nguồn lực Công ty nước ngoài cần phải xem xét khả năng huy động các nguồn lực cho dự án, bao gồm nguồn nguyên vật liệu, nguồn lao động, và nguồn vốn. Các nguồn lực có thể sẵn có tại quốc gia đó, hoặc phải được nhập khẩu từ một quốc gia khác. (Phải chịu thuế quan, hạn ngạch, hoặc các cản trở khác của chính phủ,... làm cho chi phí tăng lên) Nguồn lao động rất cần thiết cho kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào. Rất nhiều các công ty muốn thực hiện kinh doanh ở những quốc gia có chi phí tiền công thấp hơn ở trong nước. Điều này phù hợp với những sản phẩm sử dụng nhiều lao động, hoặc chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí. Nếu công ty dự định huy động vốn từ bên ngoài cần xem xét khả năng cung ứng vốn ở nước đó. Nếu tỷ lệ lãi suất ở nước ngoài quá cao, công ty phải huy động tài chính ở trong nước hoặc ở một thị trường khác có chi phí thấp hơn. Nói cách khác, tiếp cận các nguồn tài chính với chi phí thấp sẽ tạo cho công ty một sức mạnh khi mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu thị trường nào không đáp ứng được các yêu cầu của công ty các nhu cầu cơ bản trên thì cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Xem xét bên cạnh những bất lợi đó, thì thị trường này ccó những điểm gì hấp dẫn hơn các thị trường khác. Ví dụ, như là các ưu đãi của Chính phủ hoặc vì một lý do nào đó. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia Trong các chương 2, chương 3 và chương 4, chúng ta đã đề cập đến môi trường kinh doanh quốc gia và các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia. Nếu môi trường kinh doanh giữa các quốc gia như nhau, việc lựa chọn thị trường nào để kinh doanh quá dễ dàng đối với các nhà kinh doanh quốc tế. Thực tế la môi trường king doanh ở các quốc gia không giống nhau. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải so sánh và lựa chọn thị trường thích hợp nhất. 2.1 Các yếu tố văn hoá Văn hoá ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và thay đổi sản phẩm. Thông thường, các các quốc gia trong cùng khu vực là những nước có nền văn hoá tương đồng nhau. Do yếu tố tương đồng này mà một số sản phẩm có thể bán ở một vài thị trường mà không cần thay đổi. Số sản phẩm này thường là máy móc công nghiệp như là thiết bị đóng gói, các sản phẩm tiêu dùng bao gồm kem đắnh răng và nước giải khát. Trong khi đó, một số sản phẩm khác lại phải thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của từng thị trường như đồ ăn uống, một vài loại sách, báo và tạp chí. Văn hoá còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn chủng loại và cách thức phân phối sản phẩm. Các nhà kinh doanh phải xác định xem yếu tố văn hoá ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, xem xét kinh nghiệm của Coca-Cola ở Trung quốc nơi mà rất nhiều người sử dụng y học cổ truyền để trị bệnh cúm và triệu chứng cảm lạnh. Nhưng có một điều là hương vị loại thuốc này không được tất cả mọi người thích thú như Coke. Bởi vì chính sách marketing của Coca-Ccola là sử dụng hương vị đồng nhất trên toàn cầu, công ty đẫ phải vượt qua mọi trở ngại để tìm ra một hương vị Coke cho tất cả mọi người dân Trung quốc. Nó thực hiện bằng cách tạo ra một chiến lược quảng cáo hỗ trợ mua Coke với một số kinh nghiệm của người Mỹ. Mới đầu, đây có vẻ là thị trường không hấp dẫn nhưng với chính sách quảng cáo hỗ trợ thích hợp, công ty đã rất thành công ở thị trường này. Văn hoá có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh. Khi một sản phẩm phải thay đổi vì lý do văn hoá, công ty phải lựa chọn dự án đáp ứng thị trường mục tiêu, thay vì việc đáp ứng tất cả các loại nhu cầu vì hiệu quả kinh tế theo quy mô. Ví dụ, mặc dù hãng NOKIA sản xuất điện thoại trên toàn thế giới, nhưng nó đảm bảo rằng bất kỳ nhà máy nào cũng có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu khác nhau về điện thoại di động trên các thị trường khác nhau trong vòng 24 giờ. Chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn địa điểm cụ thể. Nếu lao động ở nước ngoài có một ý thức cao thì năng suất lao động cũng rất cao. Các nhà kinh doanh phải cân nhắc xem nguồn lao động ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, sản phẩm, R&D, marketing,... Trong một số trường hợp, công ty phải tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề thêm cho nguồn lao động địa phương. Nếu lao động địa phương không có khả năng đáp ứng các nguồn lao động có chất lượng cao thì các nhà kinh doanh cần phải cân nhắc thêm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm vì khi đó phải sử dụng lao động chính quốc làm cho giá thành SF tăng cao (Trường hợp của công ty P&G). 2.2. Các yếu tố chính trị và luật pháp Các yếu tố chính trị và luật pháp cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường và địa điểm. Những yếu tố quan trọng bao gồm (1) các quy định của Chính phủ, (2) hệ thống hành chính, và (3) sự ổn định chính trị. 2.2.1. Các quy định của Chính phủ Chính phủ mỗi quốc gia có thái độ khác nhau đối với thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài do sự khác biệt về văn hoá, lịch sử và các điều kiện hiện tại. Một số QG thực hiện chính sách bảo hộ chặt chẽ, trong khi đó một số QG khác lại khuyến khích tự do hoá thương mại và đầu tư nước ngoài. Thái độ của chính phủ đối với thương mại và đầu tư được đánh giá thông qua các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại của quốc gia đó.. Các quy định của Chính phủ có thể là rào cản buộc các nhà đầu tư phải từ bỏ thị thị trường đó. Những quy định này được quy đinhj trong Luật đầu tư như giới hạn sở hữu vốn trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Chính phủ ấn độ bắt công ty Pespi Co.ltd sở hữu tối đa 51% vốn trong liên doanh với nước chủ nhà. Đồng thời buộc công ty Pepsi phải tái đầu tư một tỷ lệ doanh thu nhất định dưới dạng trái phiếu của ấn độ. Các chính phủ còn giới hạn sự cạnh tranh của các công ty quốc tế trong một số ngành nhất định, không cho phép sự tham gia của các công ty nước ngoài. Vì đó là những ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển một QG hoặc đó là bí mật quốc phòng. Thứ hai, Các chính phủ có thể hạn chế các công ty quốc tế di chuyển lợi nhuận về nước. Quy định này buộc các công ty hoặc là giữ ngoại tệ ngay tại nước sở tại hoặc là tái đầu tư vào các dự án mới tại đây. Những chính sách này bắt nguồn từ việc thiếu khả năng trang trải ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. Ví dụ như chi nhánh Motorola ở Trung quốc buộc phải chuyển đổi tiền tệ địa phương sang đô la trước khi chuyển lợi nhuận về công ty mẹ của nó ở Mỹ. Tất nhiên, nó chỉ đồng ý khi Chính phủ Trung quốc đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ cho nó. Thứ ba, Các chính phủ có thể đưa ra các quy định rất nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Những quy định này buộc các công ty phải lắp đặt các thiết chống ô nhiễm môi trường và quan tâm hơn đến những vấn đề xử lý chất thải. 2.2.2. Bộ máy hành chính Các cơ quan hành chính của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động KDQT. Nếu các cơ quan này hoạt động thông thoáng sẽ hấp dẫn hơn FDI, ngược lại, môi trường đầu tư ở nước đó ít hấp dẫn hơn. ở nhiêu QG đang phát triển, việc xin giấy phép dầu tư tương đối đơn giản, chỉ cần các nhà đầu tư có được một số loại giấy tờ nhất định. Một thực tế là các cơ quan này lại khong mấy quan tâm đến việc cải tiến chất lượng phục vụ. Như vậy, các công ty sẵn sàng chập nhận sự chờ đợi nếu họ cảm thấy lợi nhuận ở đó bù đắp được những thiệt hại và chi phí. Các công ty vào thị trường Trung quốc và Việt nam rất phàn nàn về thủ tục hành chính quá rườm ra ở đây, vì có quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào quá trình cấp giấy phép nên các nhà kinh doanh phải đi gõ cửa các cơ quan đó. Sở dĩ có điều này vì Trung quốc đang trong quá trình cải cách kinh tế và sửa đổi luật pháp về kinh doanh. Nhưng khung pháp luận chưa được định hình rõ ràng hay thủ tục hành chính quá rườm rà không thể ngăn cản và làm nản trí các nhà kinh doanh vì đây là một thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh. 2.2.3. Sự ổn định chính trị MTKD của một QG chịu sự tác động của yếu tố rủi ro chính trị. Rủi ro chính trị là những thay đổi trong hệ thống chính trị mà gây tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe doạ thị trường của nhà xuất khẩu, và khả năng chuyển lợi nhuận của công ty về nước. Yếu tố chủ chốt của rủi ro chính trị mà các nhà kinh doanh quan tâm là không dự báo được những thay đổi trong hệ thống chính trị. Điều này lại đòi hỏi các nhà kinh doanh có được những thông tin về những biến động chính trị của nước đó trong quá khứ. Các công ty quốc tế phải cố gắng xá định và dự báo các sự kiện chính trị trong tương lai ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Ví dụ, môi trường chính trị ở Nga ngày nay thiếu ổn định, nên khi kinh doanh ở Nga phải chấp nhận mức độ rủi ro chính trị cao hơn các QG khác. Các câu hỏi được đặt ra là sau thời Boris Yeltsin, liệu Nga có quay về chế độ Cộng sản không? Liệu người dân Nga có đình công và nổi loạn không?... việc đặt những câu hỏi như vậy có thể giúp các nhà giám đốc chủ động lập kế hoạc đối phó những những biến động này khi nó xảy ra trên thực tế. 2.2.4. Yếu tố kinh tế và tài chính Bao gồm các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ của QG đó. Nếu NHTƯ không đưa ra các chính sách tiền tệ và tài khoá thích hợp sẽ là mầm mống tạo ra lạm phát cao, tăng thâm hụt ngân sách, giảm giá tiền tệ, giảm NSLĐ, và hạn chế quá trình sáng tạo. Những biến động này có thể làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn hơn. Tiền tệ và việc chuyển đổi tiền tệ là một thách thức lớn cho các công ty quốc tế. Giá trị tiền tệ hay thay đổi làm cho các giám đốc khó dự đoán thu nhập khi chuyển đổi về tiền tệ nước mình. Sự biến động mạnh của giá trị tiền tệ sẽ rất khó xác định giá trị vốn đầu tư vào các dự án mới. Để bổ sung cho các nguồn lực của Chính phủ nước chủ nhà, các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm thông tin về các điều kiện kinh tế và tài chính từ các thể chế như WB, IMF, ADB. Các nguồn thông tin khác bao gồm các xuất bản phẩm kinh tế và kinh doanh,... 2.2.5. Các yếu tố khác Chi phí vận chuyển NVL và hàng hoá và hình ảnh QG cũng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định về lựa chọn địa điểm. Chúng ta xem xét khai quát về các yếu tố này. Hình ảnh quốc gia Hình ảnh QG ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất và lắp ráp sản phẩm vì tất cả các sản phẩm được sản xuất đề phải ghi tên QG sản xuất ra sản phẩm đó, như là “sản xuất ở Nhật bản”, hay “sản xuất ở Trung quốc”. Đối với các sản phẩm điện tử, chắc chắn người tiêu dùng thích sản phẩm mà “sản xuất ở Nhật bản ” hơn. Các SF được sản xuất ở các nước phát triển thường được đánh giá cao hơn các sản phẩm được sản xuất ở các nước ĐPT. Sự so sánh này xuất hiện do tư tưởng của người cho rằng công nhân ở các nước phát triển có trình độ tay nghề cao hơn. Ví dụ, P&G và Unilever đều sản xuất hàng tiêu dùng có tiếng và đề đã có mặt ở VN. Nhưng người tiêu dùng Việt nam lại không thích tiêu dùng sản phẩm kem đánh răng hiệu Close-up và bột giặt Tide và cố gắng tìm kiếm nhãn hiệu quen thuộc được sản xuất ở Thái lan. Một người bán hàng Việt nam giải thích:”Tide sản xuất ở Thái lan thơm hơn”. Một nhận thức chung của người tiêu dùng Việt nam cho rằng hàng hoá được sản xuất ở Nhật bản hay ỏ Singapore là tốt nhất, sau đó đến hàng hoá của Thái lan. Rất khong may cho P&G và Unilever ở Việt nam là có rất nhiều hàng hoá của hai công ty này sản xuáat ở các nước khác được đưa lậu vào thị trường Việt nam và bán ở thị trường đen, điều này đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu của 2 công ty này. Hình ảnh QG có thể là tích cực đối với sản phẩm này nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến các sản phẩm khác. Ví dụ, người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một số tiền cho bia Corona nhập khẩu từ Mexico. Tương tự, xe Beetle loại mới của Volkswagen được sản xuất ở Mexico để cung cấp cho thị trường Mỹ không gây hại đến doanh thu xe này ở thị trường Mỹ. Liệu giới khách hàng thượng lưu có mua xe hơi của hãng Roll-Roys khi nó chuyển sang sản xuất ở Mexico, vì từ trứơc tới giờ người tiêu dùng mua xe Roll-Roys là do hình ảnh sang trọng của nó, vì thể liệu hình ảnh của nó còn tồn tại khi chuyển sang sản xuất ở Mexico. Cuối cùng nên nhớ rằng hình ảnh QG không cố định mà có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, “sản xuất ở ấn độ” thường đi với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp như bóng đoá và nhiều loại sản phẩm dệt khác. Nhưng hiện nay, trên thế giới, các ông ty sản xuất phần mềm máy tính lại chủ yếu dựa vào kỹ năng phát triển phầm mềm của các kỹ sư ở khắp các vùng như Madras và Bangalore ở miên Bắc ấn độ. Đánh giá và lựa chọn thị trường và địa điểm kinh doanh Đánh giá thị trường và địa điểm kinh doanh Đánh giá thị trường tiềm năng Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế làm cho các rào cản đối với thương mại quốc tế ngày càng được cắt giảm trên toàn thế giới. Với sự xuất hiện của một trung tâm kinh tế thế giới mới - khu vực Châu á-Thái Bình Dương, các công ty có khuynh hướng gia tăng kinh doanh ở các nước đã CNH và các thị trường mới nổi. Do môi trường kinh doanh ở các quốc gia này khác nhau, đôi khi đối lập nhau nên rất ít khi các công ty có thể thực hiện một chiến lược marketing đồng nhất cho tất cả các sản phẩm của họ trên các thị trường khác nhau. Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến chủng loại hàng hoá đem bán và cách thức phân phối những hàng hoá đó. Ngoài ra, mức độ phát triển kinh tế khác nhau đòi hỏi áp dụng các phương thức tiếp cận thị trường khác nhau. Các thị trường đã CNH: Các thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc dự báo nhu cầu về một sản phẩm nào đó ở các nước phát triển sẵn có hơn ở các nước kém phát triển.. Thực tế, ở các nước phát triển thường có các tổ chức chuyên nghiên cứu và cung cấp các thông tin về thị trường. Euromonitor là một trong những công ty như vậy, công ty này chuyên nghiên cứu về thị trường hàng hoá tiêu dùng và thực hiện các nghiên cứu theo yêu cầu của khách hàng. Một số thông tin mà công ty này thường cung cấp như: Tên, số lượng, và thị phần của các nhà cạnh tranh chủ yếu Khối lượng X-N khẩu của một loại sản phẩm nhất định Mạng lưới phân phối bán buôn và bán lẻ Các thông tin cơ sở về thị trường như dân số, các xu hướng xã hội quan trọng, và mô phỏng các phương pháp marketing có thể áp dụng. Tổng chitiêu cho sản phẩm Doanh thu bán lẻ và mức giá trên thị trường Dự báo thị trường và các cơ hội tiềm năng Qua những nghiên cứu đó cho phép ta có thể hình dung tổng quan về thị trường như quy mô và cơ cấu thị trường về một SF nào đó. Chi phí của các nghiên cứu đó biến động rất lớn, khoảng từ 750$ đến 1.500$. Các công ty cũng có thể khai thác các nghiên cứu đã công bố trên trang WEB của công ty theo địa chỉ www.euromonitor.com. Chúng ta sẽ quay lại thảo luận các nguồn cung cấp thông tin khác ở cuối chương này. Như vậy, các công ty khi thâm nhập thị trường các nước phát triển thường rất thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin. Vấn đề quan trọng tiếp theo là dự đoán sự biến động của thị trường trong tương lai. Một cách để dự báo nhu cầu về một sản phẩm lá xác định độ co giãn thu nhập của sản phẩm. Hệ số co giãn thu nhập được tính bằng cách chia tỷ lệ phần trăm thay đổi nhu cầu cho tỷ lệ phần trăm thay đổi thu nhập. Nếu hệ số lớn hơn 1 thì sản phẩm đó được gọi là co giãn theo thu nhập, có nghĩa là nhu cầu thay đổi lớn hơn so với sự thay đổi của thu nhập. Những sản phẩm thuộc loại này là những sản phẩm không thiết yếu như máy vi tính, vedio, đồ trang sức. Sản phẩm không co giãn là những sản phẩm có hệ số trên nhỏ hơn 1. Đó là những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng của đời sống của con người như quần áo, gạo, thực phẩm,... Các thị trường mới nổi Hầu như tất cả các công ty quốc tế đều mong muốn minh doanh ở các thị trường mới nổi, có quy mô lớn như Trung quốc, ấn độ, và Brazil. Với lợi thế về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng cao, các thị trường này sẽ nhanh chóng có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trong bảng 11.1 đưa ra những chỉ tiêu so sánh cơ bản giữa 3 thị trường này và thị trường Mỹ. Bảng 11.1 Quy mô thị trường: Các thị trường mới nổi và thị trường Mỹ Sản phẩm Trung quốc ấn độ Brazil Mỹ Tivi (triệu đơn vị) Bột giặt (kg/người) (triệu tấn) Xà phòng (tỷ đô la) Dược phẩm (tỷ đô la) Ô tô (triệu đơn vị) Năng lượng (MGW) 13.6 2.5 3.5 1.0 5.0 1.6 236.542 5.2 2.7 2.3 0.8 2.8 0.7 81.736 7.8 7.3 1.1 1.0 8.0 2.1 59.950 23.0 14.4 3.9 1.5 60.6 15.5 810.964 Các công ty khi thâm nhập các thị trường mới nổi phải đối phó với tình trạng thiếu thông tin. Các dữ liệu thường không sẵn có hoặc rất khó thu thập. Nhưng có rất nhiều cách công ty có thể đánh giá cơ hội ở các thị trường mới nổi này. Một cách là công ty sắp xếp các thị trường khác nhau theo chỉ số thị trường tiềm năng. Phương pháp này, tuy nhiên, có tác dụng hơn cho các công ty cân nhắc khi xuất khẩu. Các công ty dự định đầu tư vào các thị trường mới nổi đều phải cân nhắc thêm các nhân tố khác đề cập ở phần sau chương này. Khi phân tích thị trường tiềm năng phải cân nhắc các nhân tố sau đây: 8 Quy mô thị trường. Nhân tố này cho biết quy mô thị trường tại các thời điểm khác nhau. Nó không dự báo nhu cầu về một sản phẩm cụ thể, mà là quy mô của toàn nền kinh tế. Dữ liệu về quy mô thị trường cho phép các giám đốc xắp sếp các thị trường theo trật tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất về nhu cầu một loại sản phẩm nào đó. Quy mô thị trương co sthể dự báo từ tổng số dân hoặc mức độ tiêu dùng năng lượng. 8 Tốc độ tăng trưởng thị trường. Cùng với quy mô thị trường, tốc đọ tăng trưởng thị trường cũng là một nhân tố quan trọng. Nó giúp cho các giám đốc tránh các thị trường tuy quy mô lớn nhưng lại không tăng trưởng, hoặc tăng trưởng rất chậm.. Nó được dự báo chủ yếu thông qua tăng trưởng GDP hoặc tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng năng lượng. 8 Sức mạnh thị trường. Yếu tố này phản ánh sức mua thị trường, bao gồm cả khu vực cá nhân và tổ chức. Nhân tố này được tính từ GNP bình quân đầu người và thuyết ngang bằng sức mua. 8 Khả năng tiêu dùng thị trường. Mục tiêu của nhân tố này là xác định khả năng chi tiêu. Nó được tính toán từ việc xác định từ số dân thuộc tầng lớp trung lưu. vì đây là lực lượng tiêu dùng chính trong thị trường. 8 Cơ sở hạ tầng thương mại. Nhân tố này đánh giá các kênh phân phối và thông tin. Bao gồm số điện thoại, tivi, máy fax, hoặc số máy vi tính trên đầu người; mật độ giao thông hoặc số phương tiện giao thông trên đầu người, hoặc sô dân trên cửa hàng bán lẻ. Đối với các công ty kinh doanh sử dụng internet cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về số người nối mạng intternet. 8 Mức độ tự do của nền kinh tế. Nhân tố này phản ánh mức độ điều tiết của thị trường. Nó tổng kết các chính sách thương mại của chính phủ, các chính sach về kinh doanh, hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ, và sức nmạh củea các thị trường đen. 8 Bảo hộ thị trường. Biến này nhấn mạnh độ mở của thị trường. Một cách để dự báo là xác định khối lượng thương mại quốc tế của QG đó so với GDP. 8 Rủi ro quốc gia. Biến này dự báo rủi ro khi kinh doanh ở một QG nào đó, bao gồm các rủi ro về chính trị, kinh tế, và tài chính. Nhân tố này có thể đạt được từ các tổ chức dịch vụ, như là Dịch vụ Rủi ro Chính trị (www.prsgroup.com). Sau khi phân tích từng nhân tố, chúng ta sắp xếp và cho điểm các nhân tố đó theo tầm quan trọng của nó đối với nhu cầu của từng sản phẩm. Sau đó, sẽ sắp xếp các thị trường tiềm năng. Những nhân tố này đã được phân tích và chỉ ra trong phần môi trường kinh doanh quốc tế và quốc gia. Đánh giá địa điểm tiềm năng Trong bước này, các nhà kinh doanh phải cân nhắc cẩn thận chất lượng các nguồn lực mà công ty sẽ sử dụng. Đối với nhiều công ty, điều quan trọng nhất là nguồn nhân lực, bao gồm cả lao động công nhân và nhà quản lý. ở một số thị trường, do dư thừa lao động, hay thiếu lao động có kỹ năng nên tiền công thấp. Công nhân có thể không được đào tạo hoặc đào tạo không bài bản về một công việc cụ thể nào đó. Trong trường hợp này, công ty lại phải tính đến chi phí đào tạo và đào tạo lại. Công ty phải cân nhắc xem nên sử dụng lao động địa phương hay lao động chính quốc. Việc đào tạo các nhà quản lý địa phương đòi hỏi thời gian và chi phí nhất định. Việc thiếu những nhà quản lý có trình độ đôi khi buộc công ty phải cử nhân viên của mình cho việc điều hành các dự án ở nước ngoài. Điều này cũng buộc công ty phải chi trả một khoản tiền phụ cấp và sinh hoạt phí. Các nhà quản lý nên kiểm tra cơ sở hạ tầng ở nước sở tại như đường xá, cầu cống, sân bay, và hệ thống thông tin liên lạc khi lựa chọn địa điểm. Các nhân tố này đều ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển các yếu tố đầu vào và đầu ra. Một điều tối quan trọng ngày nay, là hệ thống thông tin liên lạc của một QG, vì các công ty đều có xu hướng sử dụng rộng rãi hơn hệ thống Internet trong giao dịch kinh doanh với khách hàng và với các chi nhánh khác trên khắp thế giới. Lựa chọn thị trường và địa điểm kinh doanh. Nhiệm vụ của giai đoạn này là chọn ra thị trường và địa điểm có tính khả thi nhất trong một số thị trường và địa điểm đã sơ chọn. Để đưa ra một quyết định chuẩn xác nhất, các nhà quản lý muốn khảo sát thực tế các địa điểm đã sơ chọn và xem xét các đối thủ cạnh tranh. Trong bản phân tích cuối cùng, các nhà quản lý phải đánh giá đóng góp của mỗi địa điểm dự kiến đến dòng tiền thu được. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể trong cuối chương này, sau khi chúng ta xem xét thêm về quá trình lựa chọn và các nguồn thông tin cần thiết cho quá trình lựa chọn. Khảo sát thực tế Tầm quan trọng đối với cá nhà quản lý cấp cao trong công ty là khảo sát thực tế các thị trường và địa điểm chính. Đây là dịp mà họ có thể gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, để tận mắt nhìn thấy những gì mà trước đây chỉ được báo cáo trên giấy tờ. Nó là cơ hội tốt giúp họ đánh giá nền văn hoá địa phương, xem xét nguồn lao động mà họ sẽ tuyển dụng, hoặc tiếp xúc với khách hàng và các nhà phân phối tiềm năng. Những vấn đề tồn tại thường được xem xét và giải quyết nốt trong lần khảo sát thực tế này. Kết quả cuối cùng của chuyến đi là đưa ra quyết định lựa chọn và địa điểm cụ thể cho hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh cao sẽ ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm của công ty. Hơn nữa, các chi phí cho sản xuất và cho R&D của từng địa điểm là tăng chi phí kinh doanh nói chung. Về nguyên tắc, cạnh tranh cao làm cho mâu thuẫn giữa giá cả thấp và chi phí cao càng khó giải quyết, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải cân nhắc trong mối quan hệ với lợi ích thu được của từng địa điểm. Trong khi phân tích đối thủ cạnh tranh, ít nhất phải phân tích các nhân tố sau đây: 8 Số lượng các đối thủ cạnh tranh trên mỗi thị trường (kể cả trong nước và quốc tế) 8 Thị phần của từng đối thủ cạnh tranh 8 Thị trường mục tiêu của từng đối thủ cạnh tranh 8 Các đối thủ cạnh tranh tập trung vào chất lượng cao hay giá cả thấp 8 Các đối thủ cạnh tranh có quản lý chặt chẽ các kênh phân phối hay không 8 Lòng trung thành của khách hàng đối với đối thủ cạnh tranh 8 Đe doạ từ các sản phẩm thay thế 8 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trên thị trường 8 Quản lý của đối thủ đối với những yếu tố sản xuất chủ yếu (như lao động, vốn, nguyên vật liệu thô) Chúng ta vừa mới xem xét mô hình mà các công ty áp dụng để lựa chọn thị trường hoặc địa điểm để kinh doanh. Chúng ta chỉ mới xem xét các bước mà công ty phải thực hiện khi lựa chọn thị trường và địa điểm, chứ chưa đi vào áp dụng trong những tình huống phức tạp. Bây giờ chúng ta xem xét những vấn đề mà các công ty phải đối mặt khi thực hiện những nghiên cứu quốc tế, và các công cụ sử dụng khi thực hiện những nghiên cứu đó. II/ thực hiện các nghiên cứu về thị trường quốc tế. 1. Vai trò của việc thực hiện các nghiên cứu quốc tế. Do cạnh tranh quốc tế ngày càng cao, buộc các công ty phải thực hiện các nghiên cứu có chất lượng trước khi quyết định lựa chọn thị trường và địa điểm mới để kinh doanh. Các công ty đang tìm kiếm những thông tin giúp họ hiểu hơn về khách hàng, về MTKD ở nước ngoài. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý thông tin giúp các nhà kinh doanh ra các quyết định. Chúng ta định nghĩa nghiên cứu thị trường ở đây để áp dụng trong việc đánh giá thị trường và địa điểm kinh doanh. Nghiên cứu thị trường quốc tế ngoài việc cung cấp các thông tin về MTKD quốc gia, bao gồm văn hoá, chính trị, các quy định, và kinh tế. Nó còn cho các nhà kinh doanh các thông tin về quy mô thị trường, hành vi người tiêu dùng, và hệ thống phân phối... Thực hiện nghiên cứu thị trường mới giúp các nhà kinh doanh trong việc hoạch định chiến lược marketing và hiểu rõ hơn về sở thích và thái độ của người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường còn cho phép các công ty nắm được các thông tin về lao động, tiền công,... trước khi quyết định gia nhập thị trường nào đó. Nó cung cấp cho các nhà kinh doanh các thông tin để dự doán vận động của thị trường, sự thay đổi của các quy định hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Những khó khăn khi thực hiện các nghiên cứu quốc tế. Do mỗi quốc gia có hoàn cảnh và môi trường khác nhau nên các phương pháp nghiên cứu thị trường cũng phải khác nhau. Điều quan trọng là tính khả thi của các kết quả nghiên cứu ra sao, những kết quả đó có được áp dụng trong điều kiện có những biến động trong môi trường kinh doanh của nước đó không. Cuối cùng, kết quả của việc nghiên cứu là phải đưa ra được quyết định về lựa chọn địa điểm. Có 3 khó khăn mà các công ty phải đối mặt khi thực hiện một nghiên cứu quốc tế. Đó là (1) sự sẵn có của dữ liệu, (2) tính hữu dụng của các dữ liệu, và (3) ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hoá. Sự sẵn có của dữ liệu Trong khi xác định thị trường mục tiêu, các nhà nghiên cứu marketing đòi hỏi phải có những thông tin càng chi tiết càng tốt. Các công ty thường chia sẻ nguồn lực và thời gian để thu thập những thông tin sơ cấp cho các mục đích đơn giản, trong khi các thông tin đó đã được thu thập. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với các nước đã công nghiệp hoá như úc, Canada, Nhật bản, các nước Tâu âu, và Mỹ nơi có các tổ chức của Chính phủ và tư nhân cung cấp các thông tin về thị trường. Ví dụ một số nhà cung cấp thông tin như Công ty cung ứng thông tin (information supply Conpamy), Nhóm nghiên cứu điều tra (Research Group), Công ty nghiên cứu marketing Nielsen (Nielsen Marketing Research Company). Tính hữu dụng của các dữ liệu Sau khi đã thu thập được thông tin, vấn đề đặt ra tiếp theo là làm thế nào để so sánh những thông tin này trong điều kiện trình độ phát triển ở các quốc gia khác nhau. Cùng một mức sống bình quân đầu người như nhau nhưng mức sống thực tế ở hai quốc gia lại rất khác nhau, do chỉ số giá cả ở hai quốc gia đó không như nhau. Các thông tin thu được từ các QG phải được biên dịch cẩn thận. Bởi vì các điều kiện như là đói ngèo, tiêu dùng và văn hoá khác nhau rất lớn giữa các QG. Ví dụ, ở Canada, một gia đình được coi là đói ngèo khi thu nhập hàng năm của nó thấp hơn 32.372 USD. Cùng mức thu nhập đó ở Việt nam lại được xếp vào giới đại thượng lưu. Các phương pháp thống kê dữ liệu khác nhau ở các QG cũng ảnh hưởng đến việc so sánh các thông tin. Một số QG, tổng kết tình hình FDI theo giá trị, trong khi đó một số QG khác lại thống kê theo số DA trong năm. Nhưng một DA đầu tư vào các nước công nghiệp phát triển có giá trị gấp nhiều lần dự án đầu tư vào các nước ĐPT. Như vậy đẻ so sánh FDI ở các QG, các nhà đầu tư phải thu thập cả hai loại dữ liệu đó. Hơn nữa, số liệu thống kê lại không phân biệt giữa FDI và đầu tư tài chính. Việc dịc sai các dữ liệu cũng ảnh hưởng đến chất lượng kế hoạc marketing và các chiến lược sản xuất. ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hoá Các nhà điều tra thị trường phải xem xét ảnh hưởng của yếu tố văn hoá đến thông tin. Trong số các yếu tố cấu thành văn hoá có lẽ yếu tố quan trọng nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ chính xác của các thông tin thu được. Nếu các công ty có ít kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghiên cứu quốc tế thì nên thuê các tổ chức tư vấn. Các nhà nghiên cứu địa phương hiểu rõ văn hoá địa phương hơn ai hết. Họ hiểu những thực tế nào có thể chấp nhận được và những loại câu hỏi nào nên hỏi. Họ còn biết rõ hơn nên tìm kiếm từng loại thông tin từ đâu. Có lẽ điều tối quan trọng là việc dịch các thông tin đã thu thập thập được có thể tin cậy được không. Nguồn thông tin thứ cấp. Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố như tin tức và tài liệu thương mại, tạp chí, sach báo,... Các công ty có thể sử dụng tư vấn để thu thập thông tin về môi trường kinh doanh ở một quốc gia nào đó. Việc lựa chọn nguồn thông tin nào tuỳ thuộc vào mặt hàng và phụ thuộc vào quốc gia mà công ty dự định thâm nhập. Các nhà kinh doanh thường dựa vào nguồn thông tin thứ cấp để đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm và môi trường kinh doanh của nước đó. Thông tin thứ cấp thường có chi phí thấp vì nó đã được sử dụng và có tính cập nhật không cao. Bảng 11.2 cung cấp địa chỉ trang Web của nhiều tổ chức cung cấp thông tin trên thế giới. Bảng 11.2 Địa chỉ trang Web của các nguồn dữ liệu quốc tế Các tổ chức quốc tế Liên Hiệp Quốc Ngân hàng thế giới Quỹ tiền tệ quốc tế Tổ chức Thương mại thế giới Ngân hàng phát triển Châu á Hiệp hội các QG ĐNA Diễn đàn kinh tế Châu á -TBD Thị trường chung phí Nam Trung tâm thương mại quốc tế (Thuỵ sỹ) (www.un.org) (www.worldbank.org) (www.imf.org) (www.wto.org) (www.asiandevebank.org) (www.asean.or.id) (www.apecsec.org.sg) (www.mercosuinvestment.com) (www.intracen.org) Các tổ chức của Chính phủ Trung tâm thông tin thương mại (US) STAT-USA Sự thực thế giới (CIA) Kinh doanh ở Mỹ Latinh ProChilê Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật bản Cộng hoà Thổ Nhỹ Kỳ (www.ita.doc.gor/tic) (www.stat-usa.gov) (www.odci.gov/cia/publications/nsolo/wfb-all.htm.) (www.chileinfo.com.) (www.jetro.go.ij) (www.boj.or.ip.) (www.turkey.org) Các Hiệp hội thương mại và công nghiệp PRISM quốc tế Liên hiệp các nhà sản xuất Malaysia Hiệp hội pasta quốc gia (US) Hiệp hội Onion quốc gia (Mỹ) (www.prismintl.org) (www.fmm.org.my) (www.ilovepasta.org) (www.onions-usa..org) Các tổ chức dịch vụ Điều hành Châu âu Công ty quốc tế Janaky Xuất khẩu ngày nay Tiếp cận kinh doanh toàn cầu (www.euromonitor.com) (www.indiaintl.com) (www.exportoday.com) (www.globalatd.com) Các tổ chức quốc tế: Có rất nhiều tổ chức quốc tế cung cấp các thông tin về thị trường. Ví dụ, niên giám thống kê về thương mại quốc tế được LHQ ấn hành thống kê tình hình xuất nhập khẩu một số sản phẩm của các nước thành viên. Trung tâm thương mại quốc tế đặt ở Geneva, Thuỵ sỹ cung cấp bức tranh chung về tình hình xuất nhập khẩu của hơn 100 quốc gia trên thế giới. Các tổ chức phát triển quốc tế như WB, IMF, ADB cũng cung cấp những thông tin có giá trị. Ví dụ, WB hàng năm xuất bản thông tin về dân số và tốc độ tăng dân số của mỗi nước thành viên, hầu hết các nguồn thông tin thứ cấp cung cấp dữ liệu trong CD-ROM và internet. Các tổ chức thuộc Chính phủ: Các tổ chức thương mại quốc tế của hầu hết các quốc gia cung cấp các thông tin về quy định xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn chất lượng và quy mô của các thị trường khác nhau. Trung tâm thông tin thương mại (TIC - Trade Information Center) thuộc Phòng Công nghiệp của Mỹ cung cấp các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm của các quốc gia khác, về các chương trình trợ giúp xuất khẩu của Liên Bang cho các nhà kinh doanh lần đầu tiên tham gia vào thị trường xuất khẩu, Luật Thương mại và các quy định khác của quốc gia; Các hội chợ, triển lãm về thương mại; Thuế nhập khẩu và các thủ tục về hải quan; Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang các nước khác. Hội đồng thương mại Chilê trực thuộc Bộ ngoại giao Chi lê khuyến khích các công ty phát triển các quan hệ thương mại với thế giới. Hội đồng này gọi là ProChile có 35 văn phòng đại diện trên toàn thế giới. Nó giúp thực hiện các thủ tục xuất khẩu, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh quốc tế, khuyến khích thương mại quốc tế, hấp dẫn đầu tư, và thúc đẩy liên minh chiến lược. Nó cung cấp những thông tin có giá trị về những ngành công nghiệp chủ yếu của Chilê và cung cấp các thông tin về môi trường kinh doanh. Nó còn cung cấp các quy định chi tiết về thương mại và các tiêu chuẩn quan trọng mà các nhà xuất nhập khẩu và đầu tư phải nắm bắt được. Các văn phòng thương mại của các Bang và các tỉnh của nhiều nước cũng có văn phòng đại diện ở các nước khác để khuyếch trương thương mại và đầu tư. Những văn phòng này thường nhằm thu hút đầu tư và thương mại từ nước ngoài vào địa phương mình. Ví dụ, công ty phát triển Lorraine ở Atlanta là văn phòng khuyếch trương thương mại và đầu tư của vùng Lorraine của Pháp. Công ty này giúp các công ty của Mỹ đánh giá và tìm hiểu các cơ hội kinh doanh ở vùng Loraine -một vùng thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Cuối cùng, có rất nhiều Chính phủ mở cửa thư viện của họ cho giới kinh doanh đến từ tất cả các quốc gia. Ví dụ, JETRO ở Trung tâm TOKYO có thư viện rất lớn gồm đầy đủ các thông tin thương mại phục vụ cho các công ty quốc tế ở Nhật. Hơn nữa, JETRO còn có trang WEB rất hữu ích cho các nhà kinh doanh quốc tế muốn đến Nhật bản để đầu tư và kinh doanh, hoặc trợ giúp các công ty kinh doanh ở nước ngoài. Các Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp: Cụ thể, các công ty cố gắng tham gia các hiệp hội như vậy để duy trì liên lạc với các thành viên khác. Các xuất bản phẩm của các tổ chức này cung cấp cho các thành viên những sự kiện cập nhật để giúp các nhà KDQT có thể tìm kiếm cơ hội mới và tránh các rủi ro. Ngoài ra, nó còn liệt kê các thành viên theo lĩnh vực kinh doanh, theo qui mô kinh doanh,.. cùng với những địa chỉ liên lạc cần thiết. Ngày nay, có rất nhiều sự trợ giúp duy trì cung cấp thông tin thông qua trang Web. Hai ví dụ điển hành, đó là Hiệp hội Pasta quốc gia Địa chỉ Web là www.ilovepasta.org và Hiệp hội Onion Địa chỉ Web là www.onion-usa.org Đôi khi, các Hiệp hội này thực hiện các nghiên cứu và điều tra sau đó bán lại cho các thành viên với gía hấp dẫn. Những nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào tìm kiếm và khai thác các cơ hội mới. Ví dụ, Hiệp hội các nhà sản xuất kakao của Mỹ đã thuê công ty Gallup nghiên cứu nhu cầu về các sản phẩm có đường ở Trung quốc. Kết quả nghiên cứu được cung cấp cho các thành viên để giúp các thành viên tìm kiếm các cơ hội kinh doanh ở Trung quốc. Các tổ chức dịch vụ: Rất nhiều tổ chức dịch vụ quốc tế trong một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn quản lý và kế toán cung cấp các thông tin cho khách hàng của họ về văn hoá, các quy định, và các điều kiện về tài chính. Ví dụ, Doanh nghiệp về kế toán tên là Ernst &Young phát thành cuốn “Kinh doanh ở...” một số QG. Mỗi cuốn sách nhỏ bao gồm các thông tin về môi trường kinh doanh quốc gia, các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài, các hình thức kinh doanh, lực lượng lao động, thuế và văn hoá. Internet và trang Web: Các công ty muốn lĩnh hội những thông tin nhanh chóng về thị trường thế giới có thể lấy trên internet và trong các trang web. Nguồn dữ liệu thông tin điện tử này chứa đựng một khối lượng khổng lồ thông tin. Một kênh cung cấp thông tin hàng đầu là LEXIS-NEXIS (www.lexis-nexis.com). LEXIS-NEXIS bao gồm các dữ liệu luôn cấp nhật về thị trường thế giới. Nó còn cung cấp các thông tin chuyên dề về sản phẩm, về tình hình tài chính, các chiến lược marketing, các mối quan hệ công chúng của các công ty đa quốc gia. Ngoài ra nó còng cung cấp các thôgn tin về chỉ số DOW JONES, DIALOG, PuSERVE,... Nguồn thông tin trên internet có tác dụng trong việc tìm kiếm các địa điểm đầu tư. Các chuyến đi khảo sát thường đòi hỏi chi phí tốn kém, ngược lại, các thông tin trên internet cho phép tiết kiệm chi phí về thời gian và tiền bạc. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu tìm kiếnm thông tin về một cùng hay một quốc gia cụ thể. Sau dó, bạn thu hẹp dần phạm vi thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về một ngành nghề, lĩnh vực hay một vài địa điểm cụ thể. Tất cả đều sẵn sàng. Nguồn thông tin sơ cấp Nguồn thông tin thứ cấp rất đa dạng và thường có tác dụng trong những giai đoạn đầu của quá trình lựa chọn thị trường. Thông tin thứ cấp không phải lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ mục tiêu nghiên cứu. Trong điều kiện đó cần thực hiện những nghiên cứu thị trường sơ cấp - quá trình thu thập và phân tích các thông tin ban đầu và áp dụng các kết quả vào nghiên cứu hiện tại. Loại nghiên cứu này có tác dụng trong việc bổ sung những thông tin thứ cấp không có. Tuy nhiên, thông tin sơ cấp thường đắt hơn so với thông tin thứ cấp. Dưới đây giới thiệu một vài phương pháp thu thập thông tin sơ cấp có thể áp dụng trong quá trình lựa chọn thị trường và địa điểm kinh doanh. Hội chợ và phái đoàn thương mại: Các thành viên của một ngành công nghiệp hoặc một nhóm giới thiệu những sản phẩm mới nhất của họ, xem xét những gì các đối thủ cạnh tranh đang làm, và tìm hiểu những xu hướng và cơ hội hiện tại được gọi là triển lãm thương mại. Cac hội chợ này thường tổ chức theo từng ngành công nghiệp nên hấp rất các nhà kinh doanh trên toàn thế giới. Nó thường được tổ chức bởi Hiệp hội thương mại và công nghiệp của một QG như “Hội chợ phần cứng quốc tế” ở Cologne, Đức, năm 1999. Nó cũng co sthê tổ chức bởi một tổ chức của Quốc gia như “Triển lãm dệt ở ấn độ năm 1999” do Tổ chức khuyếch trương Thương mại ở ấn độ. Một kênh tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại đặc biêt là công ty hướng dẫn EXPO, địa chỉ trang Web của nó là (www.expogiude.com) Không có gì ngạcn nhiên, về phạm vi và nội dung các cuộc triển lacm này khá cnhau ở các QG. Ví dụ, do thị trường quá rộng lớn nên các hội chợ thương mại ở Mỹ chủ yếu nhằm khai thác các cơ hội kinh doanh trong thị trường Mỹ. Trong các hội chợ này, các card kinh doanh liên tịc được trao đổi cho bất kỳ khách hàng nào. Ngược lại, do Đức là một thị trường nhỏ nên các hội trợ triển lãm thương mại ở Đức chủ yếu là giới thiệu các cơ hội kinh doanh ở Châu âu. Khác với Mỹ, các cảda kinh doanh ở đây chỉ được đưa cho các klhách hàng có nhiều hứa hẹn.16 Phái đoàn thương mại là các chuyến đi khảo sát quốc tế của các quan chức chính phủ và các nhà kinh doanh được tổ chức bởi các bang hoặc các tỉnh nhằm mục tiêu khái thác các cơ hội kinh doanh quốc tế. Các nhà kinh doanh tham gi avào các phái đoàn thương mại thường là những nhà kinh doanh lớn và có mối quan hệ đặc biệt với các quan chức địa phương. Các công ty quy mô vừa và nhỏ mong muốn tham gia vào các phái đoàn thương mại bởi hai lý do. Thứ nhất, họ có cơ hội tham quan các quốc gia quan trọng và có thể gặp gỡ các quan chức chính phủ. Thứ hai, chi phsi cho các chuyến đi như vậy rất đắt và thương là các công ty quy mo nhỏ không thể tự trang trải được. Các phái đoàn thương mại thương thăm quan một vài QG để tiết kiệm chi phí và tối đa hoá lợi ích chuyến đi của họ.Ví dụ, phái đoàn thương mại của các nhà kinh doanh Châu au đến Mỹ la tinh bao gồm các QG như argentina, Brazil, Chilê, và Mexico. Phái đoàn thương mại của Mỹ hoặc các công ty Châu âu đến Châu á thường gé qua các nước như Hong kong, Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan và cả Việt nam. Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn nhóm Mặc dù các dữ liệu công nghiệp có tác dụng cho các công ty trong quá trình lựa chọn thị trường tiềm năng, các bước tiếp theo là phải đánh giá thái độ, hành vi tiêu dùng và các giá trị văn hoá. Các dữ liệu công nghiệp không thể giúp ta biết được thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty. Việc quyết định có tham gia vào thị trường hay không và giúp cho việc xây dựng một kế hoạch marketing có hiệu quả đòi hỏi những loại thong tin này về khách hàng. Rất nhiều công ty ở các QG cung cấp các thông tin như vậy. Các cuộc phỏng vấn phải được thực hiện cẩn thận nếu họ cần những thông tin đảm bảo độ tin cậy cao. Những người được phỏng vấn ở một số QG không muốn trả lời một số loại câu hỏi nhất định hoặc đưa ra những câu trả lời thiếu chính xác. Ví dụ, những người dân ở Mỹ sẵn sàng trả lời những câu hỏi về thói quen và cuộc sống của họ, nhưng một số người dân nước khác lại không thích thói quen này Một cuộc phỏng vấn khong chính thức một nhóm người, khỏng từ 8 đến 10 người, để tìm hiểu thái độ của họ đối với những sản phẩm của công ty gọi là phỏng vấn nhóm. Những người phỏng vấn hướng dẫn những người tham gia phát biểu ý kiến một cách thoải mái, tự do. Cuộc phỏng vấn được ghi âm lại để giúp cho việc đánh giá về sau. Những thông tin từ những cuộc phỏng vấn nhóm giúp cho việc xây dựng chiến lược marketing có hiệu quả. Nhưng do sự khác biệt ngôn ngữ giưa những người tham gia phỏng vấn và người phprng vấn nên hiệu quả đôi khi không cao. Tốt hơn hết là để người đị phương hcỉ đạo cuộc phỏng vấn sau đó dịch ra ngôn ngữ của những người đang thực hiện nghiên cứu thị trường. Các cuộc điều tra Điều tra là một cách nghiên cứu thông tin về người tiêu dùng dưới dạng sử dụng các bảng các câu hỏi viết. Ví dụ, nếu Reebok muốn tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng về giầy của phụ nữ ở Anh, họ có thể chọn một vài người phụ nữ để hỏi thái độ của họ về những đôi giày này. Các câu hỏi miệng cũng có thể được sử dụng cho từng người hoặc phỏng vấn qua điện thoại, thông qua email, hoặc thông qua các trang web. Các kết quả sau đó sẽ được thu thập, phân tích và ứng dụng vàp các chiến lược marketing. Lợi ích nhất của phương pháp nghiên cứu này là khả năng thu thập một lượng thông tin lớn. Nhưng một vấn đề có tính nguyên tắc, là phương pháp này phải thích hợp ở từng thị trường. Ví dụ, điều tra có thể sử dụng các phương tiên công nghệ ở các nước phát triển, chẳng hạn thông qua điện thoại hoặc các trang web. Nhưng nếu sử dụng điện thoại ở Banglades lại tỏ ra không hiệu quả bởi vì chỉ một tỉ lệ nhỏ người dân nước này sử dụng điện thoại. Hơn nữa, sử dụng internet rt dễ thu thập thông tin, nên nhớ rằng ở các nước công nghiệp phát triển số người sử dụng internet chỉ là những người ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Quan sát môi trường Một quá trình liên tục thu thập, phân tích và xử lý thông tin cho các mục tiêu chiến lược và chiến thuật gọi là quan sát môi trường. Quá trình quan sat môi trường nahừm thu thập các thông tin chi tiết về MTKD mà công ty đang hoạt động hoặc đang cân nhắc thâm nhập. Việc liên tục cập nhật các thông tin có thể giúp các nhà KDQT có thể đánh giá và tìm kiếm các cơ hội hoặc phát hiện những rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Quan sát môi trường giúp các nhà KD ra các quyết định quan trọng về chiến lược marketing. Nó còn giúp các công ty xây dựng các chiến lược phòng chống với những biến động của môi trường trong những hoàn cảnh khác nhau. Việc các chi phí về nghiên cứu hị trường nước ngoài có xu hướng giảm là điều kiện thuận lợi cho các công ty vừa và nhỏ tham gia vào thị trường thế giới. “Thế giới có phải là con sò của bạn?” chỉ ra kinh nghiệm làm thế nào các công ty vừa và nhỏ thực hiện các nghiên cứu quốc tế và đưa ra kinh nghiệm của một vài công ty trong việc khai thác các cơ hội quốc tế. III. các quốc gia đánh giá các dự án đầu tư như thế nào Các QG sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau để đánh giá tính khả thi của các DA. Trong khi các công ty tìm kiếm cá DA tạo ra cho họ giá trị hiện tại thuần lớn nhất, nhưng các chính phủ lại quan tâm đến ảnh hưởng của dự án đố đối với toàn xã hội. QG không chỉ quan tâm đến lợi ích tài chính do DA tạo ra, mà qòn quan tâm ddeesn ảnh hưởng của DA đó như giả quyết việc làm, NSLĐ, môi trường, an toàn xã hội, CCTTQT. NHững yêu tố quan trọng nhất mà các chính phủ các QG thường xem xét khi đánh giá tính khả thi cra các DA. Những nhận định của nước chủ đầu tư Có hai yếu tố chính mà nước chủ nhà cân nhắc khi đánh giá ảnh hưởng của các DAĐTQT đối với nước họ. Một là, ảnh hưởng của DAĐT đó đối với tình trạng việc làm trong nước. Hai là, Các nước chủ nhà quan tâm đến ảnh hưởng của DAĐTQT đến CCTTQT. Như chúng ta đã xem xét trong chương 7, CCTTQT của một QG sẽ bị ảnh hưởng không tốt của các dòng vốn chảy ra. Như vậy, các QG đôi khi hạn chế dong vốn FDI để khuyến khích đầu tư trong nước. Mặc dù ban đầu việc đưa vốn ra nước ngoài đầu tư có ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của CCTTQT, nhưng về sau nó lại đưa lại những ảnh hưởng tốt đến CCTTQT về dài hạn do việc các nhà đầu tư sẽ chuyển lợi nhuận thu được ở nước ngoài trong về nước. Những nhận định của nước sở tại Một trong những yếu tố mà nước tại quan tâm nhất khi xem xét ảnh hưởng của các DAĐTQT là ảnh hưởng đến tiền lương, đến chất lượng cuộc sống. Điều này lại càng đúng hơn ở các nước ĐPT và các thị trường mới nổi vì quy mô của dòng vốn đầu tư lớn hơn so với quy mô của nền kinh tế. Các công ty mới thường đưa ra mức tiền công cao để thu hút lao động cho DA.Tiền công cao hơn cho pháp người dân tiêu dùng nhiều hàng hoá hơn và chất lượng cuộc sống được nang cao. Thư vậy, hâu hết các QG ủng hộ các DA đầu tư của các công ty quốc tế. Thứ hai, là ảnh hưởng của các DA đó đối với hoạt động của các công ty trong nước. Mục tiêu chính của nhiều chính phủ là đảm bảo hoạt đọng của các công ty trong nước trước sự xâm nhập của nhiều công ty ĐQG lớn. Tuy nhiên, cạnh tranh của các công ty quốc ttế đoi khi khuyếch khích các công ty trong nước tăng NSLĐ, cải tiến công nghệ,... Hơn nữa, các công ty này trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đào tạo trình độ can bộ quản lý và trình đọ tay nghề cho người lao động. Điều này sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc thu hút FDI trong tương lai. Thứ ba, Các chính phủ quan tâm đến ảnh hưởng của các DA đầu tư này đến chi phí vay vốn. Nếu các công ty quố tế huy động tài chính cho các DA của họ ngày tại nước sở tại, chi phí vay vốn sẽ tăng lên. Khi lãi suất vay vốn tăng lên sẽ hấp dẫn các tổ chức tài chính, ngân hàng, thậm chí có thể xảy ra trường hợp các dòng vốn đầu tư cho khu vực công cộng như trường jọc, bệnh viện cũng được huy động cho các DA FDI. Các dòng vốn FDI có thể ảnh hưởng đến tình trạng của CCTTQT của nước sở tại. Khi các công ty chuyển lợi nhuận về nước, họ làm xấu tình trạng CCTTQT của nước sở tại. Ngược lại, nướ sở tại có thể tang nguồn dự trưc nếu các công ty này tái đầu tư lợi nhuận thu được. Việc tái đầu tư vào sản xuất ở nước sở tại co sthể làm tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương và kích thích xuất khẩu các sản phẩm của nước sở tại - như vậy sẽ cải thiện được tình hình CCTTQT Các nhà kinh doanh phải biết được cả những cân nhắc của nước đi đầu tư và nước sở tại khi đánh giá cá dự án đầu tư tiềm tàng. Họ nên nắm được những sự quan tâm của các nước này và đưa ra những cam kết thực hiện. Họ nên có quan hệ mật thiết với các quan chức của cẩ hai nước và chỉ rõ những lợi ích mà dự án có thể đưa lại cho cả hai bên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29606.doc
Tài liệu liên quan