Cũng theo bảng phân tích tỷ suất sinh lời ở trên thì trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kì tạo ra 0,929 đồng lợi nhuận sau thuế và 0,136 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự với năm 2002 ta thấy chỉ tiêu này tăng lên do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Điều đó khẳng định hiệu quả sử dụng vốn là chưa cao, do vậy trong những năm tới công ty cần chú ý đến tốc độ luân chuyển vốn cũng như sử dụng vốn sao cho có hiệu quả hơn nữa, giảm giá thành sản phẩm.
Tóm lại, năm 2002 các chỉ tiêu sinh lời của công ty đều tăng so với năm 2001, điều này cho thấy khả năng kinh doanh của công ty có xu hướng tốt. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được chưa cao, lãi vay phải trả quá lớn làm giảm lợi nhuận trước thuế khá lớn.Để nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu sinh lời công ty cần cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ nhanh sản phẩn nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng cũng như qui mô tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận.
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhân có 114 người, nhà máy vừa sản xuất vừa đầu tư xây dựng cơ bản.
Đến năm 1988 tổng vốn kinh doanh đã đạt 10 tỷ đồng, tổng cán bộ công nhân viên trong biên chế là 1079 người trong đó 986 người là công nhân sản xuất. Về thiết bị lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành, Trung Quốc chỉ cung cấp cho ta 2 máy dệt vải mành. Trong quá trình phát triển nhà máy đã tự trang bị, tự chế thêm 6 máy dệt vải mành đưa tổng số máy lên 8 máy để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu vải sợi bông làm lốp xe đạp trong nước, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
Trong giai đoạn này nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước đảm nhận, nhà máy chỉ lo tổ chức sản xuất để hoàn thành được mức kế hoạch được giao, do đó tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và được tiêu thụ từ Bắc vào Nam. Các sản phẩm chủ yếu đạt mức tiêu thụ cao nhất như : vải mảnh năm 1988 tiêu thụ 3,608 triệu m2, vải bạt 1,2 triệu m2, vải 3024( dùng may quân trang cho quân đội ) 1,4 triệu m2, dây chuyền sản xuất làm việc theo chế độ 3 ca/ ngày.
1.1.2.3. Giai đoạn chuyển đổi cơ chế từ 1989 đến nay.
Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Một số khách hàng quen thuộc của nhà máy đã tìm ra sản phẩm tương tự trên thị trường, dẫn đến thị trường của nhà máy dần bị thu hẹp.
Đứng trước thực trạng đó nhà máy đã tìm mọi biện pháp để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thay thế nguyên liệu sản xuất cũ, đầu tư mua sắm các trang thiết bị dây chuyền hiện đại, tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư thêm phân xưởng may, chủ động tìm kiếm khách hàng mới.
Tháng 7 – 1994 nhà máy được Bộ Công Nghiệp đổi tên thành Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội với chức năng hoạt động đa dạng hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Năm 1994 tiến hành liên doanh với Pháp và Trung Quốc để sản xuất vải mành, ni lông làm nhiên liệu cho các công ty cao su. Đến 1998 liên doanh bị giải thể, công ty nhận lại số thiết bị và thành lập xí nghiệp mành nhúng keo. Cũng trong năm đó công ty đầu tư thêm dây chuyền công nghệ với 150 máy từ Nhật Bản.
Ngày 15-10-2002 công ty khánh thành xí nghiệp vải không dệt với công nghệ mua từ Đức.
Qua 36 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật, trình độ quản lý, có đội ngũ công nhân có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Với những cố gắng và nỗ lực kể trên Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng hai và ba về thành tích sản xuất. Xí nghiệp vải không dệt và xí nghiệp vải mành đã được cấp hệ thống quản lý chất lượng ISO9001, 2000.
Qua nhiều năm không ngừng cố gắng và phấn đấu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, đầu tư các trang thiết bị đến nay Công ty có 4 Xí nghiệp thành viên là:
- Xí nghiệp vải mành
- Xí nghiệp vải bạt
- Xí nghiệp may
- Xí nghiệp vải không dệt
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ của một số mặt hàng chủ yếu.
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất vải mành.
Xí nghiệp vải mành chuyên sản xuất các loại vải mành để cung cấp cho các công ty sản xuất lốp ô tô, xe máy, xe đạp.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vải mành
Sợi đơn
Máy đậu
Máy xe lần 1
Máy xe lần 2
Sợi dọc
Nhập kho
Kiểm vải
Mành nylon
Nhúng keo
Máy dệt
Sợi ngang
Máy suốt
Sợi đơn
1.2.2. Quy trình sản xuất vải bạt.
Xí nghiệp vải bạt sản xuất ra các loại vải bạt để cung cấp cho các công ty sản xuất giầy…
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vải bạt
Sợi đơn
Máy đậu
Máy xe
Máy ống
Máy lờ
Nhập kho
Kiểm vải
Mành nylon
Nhúng keo
Máy dệt
Sợi ngang
Máy đậu
Sợi đơn
Máy dồn
Máy go
Sợi dọc
Máy suốt
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1.3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội là đơn vị trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam. Công ty được quyền tổ chức bộ máy quản lý trong nội bộ để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình Trực tuyến – chức năng. Theo kiểu cơ cấu tổ chức này toàn bộ mọi hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của giám đốc. Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc cùng 6 trưởng phòng và 4 quản đốc các xí nghiệp.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
Giám đốc
Pgđ kỹ thuật sản xuất
Pgđ hành chính
Xí nghiệp vải Mành
Phòng Kỹ thuật đầu tư
Phòng Sản xuất kinh doanh
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Dịch vụ đời sống
Phòng Bảo vệ quân sự
Xí nghiệp vải không dệt
Xí nghiệp vải Bạt
Xí nghiệp May
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. * Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và là người chỉ huy cao nhất, điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo việc làm và thu nhập cho toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty theo luật của Nhà nước ban hành.
* Phó giám đốc
- Phó Giám đốc kỹ thuật - sản xuất.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kỹ thuật và vấn đề kinh doanh của công ty.
- Phụ trách việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào cải tiến mẫu mã, an toàn kỹ thuật.
- Phụ trách công tác đầu vào, các vấn đề tài chính của công ty, đồng thời phụ trách việc tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phó giám đốc hành chính:
Là người giúp giám đốc trong việc quản lý lao động, đào tạo và tuyển dụng lao động, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
* Phòng kỹ thuật đầu tư.
Chức năng: xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của công ty, quản lý các hoạt động kỹ thuật của công ty.
Nhiệm vụ: tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm định mức kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới, tổ chức quản lý đánh giá các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công ty, tổ chức kiểm tra, xác định trình độ tay nghề cho công nhân, kiểm tra, quản lý các định mức kỹ thuật, quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty.
* Phòng sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu.
Chức năng: điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư.
Nhiệm vụ: tổng hợp, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, chỉ đạo sản xuất, điều hoà thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu, cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ cung ứng vật tư và quản lý kho, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, giám sát, xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả cao nhất.
* Phòng tài chính - kế toán.
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty, giám sát, kiểm tra công tác tài chính kế toán ở các đơn vị trực thuộc công ty.
Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, theo dõi, giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, theo dõi đôn đốc thu hồi khoản nợ, quản lý nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công ty, chủ trì công tác kiểm tra trong công ty theo định kỳ quy định, xây dựng, quản lý, giám sát giá bán và giá thành sản phẩm.
* Phòng bảo vệ - quân sự.
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản của công ty, không để thất thoát hư hỏng, thường xuyên làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ việc tiêu cực có hiệu quả. Hàng năm tham gia vào công tác huấn luyện quân sự dự bị.
* Phòng tổ chức - hành chính.
Chức năng : Tham mưu cho giám đốc về quản lý hành chính, quản trị, tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương.
Nhiệm vụ : Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo, sắp xếp cán bộ nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế pháp lý, sử dụng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ quản trị.
* Phòng dịch vụ đời sống
Chức năng: Khám chữa bệnh, tổ chức bữa ăn công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác.
Nhiệm vụ : Tổ chức bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động của công ty, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.
Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, ở các xí nghiệp còn có quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất ở phân xưởng mình, bố trí từng đội tổ sản xuất cho phù hợp với khả năng và trình độ của từng công nhân viên, thường xuyên giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân.
Phần 2: Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
dệt vải công nghiệp Hà Nội.
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing.
2.1.1. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Sản phẩm của công ty tiêu thụ tại thị trường trong nước là chủ yếu. Các sản phẩm vải mành và vải bạt được công ty da giầy, công ty sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy đặt hàng. Vải không dệt là công nghệ sản xuất mới được đưa vào Việt Nam, hiện nay ở trong nước chỉ có công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội là sản xuất loại vải này. Còn các sản phẩm may của công ty chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. Hiện nay các sản phẩm của công ty chưa trực tiếp xuất khẩu sang các nước khác mà thường là xuât khẩu gián tiếp qua các công ty khác như công ty giầy, xăm lốp…
Bảng: Trích sơ kết sản xuât kinh doanh tháng 12/2002 và năm 2002
Chỉ tiêu
Đvị
Kế hoạch 2002
Kế hoạch T12/2002
Thực hiện T12/2002
SS %TH/KH12
Luỹ kế 12 tháng
So sánh %
Kế hoạch T1/2003
năm 2002
năm 2001
1. Vải các loại
m
1,000,000
200,000
150,021
75
1,383,864
138
123
100,000
Đơn vị quy đổi
m2
158,205
1,407,543
Vải phin các loại
m
300,000
25,000
13,358
53
308,425
103
87
Các loại vải khác
175,000
136,663
78
1,075,439
139
2. Sợi xe các loại
khả năng
5,000
3,772
75
99,059
119
2,000
3. Vải mành PA
khả năng
800,000
95,000
106,579
112
863,949
108
144
50,000
4. Tổng SP may
sản phẩm
193,000
39,000
27,558
71
25,000
5. Vải không dệt
m2
700,000
300,000
424,889
142
750,791
107
150,000
(Nguồn số liệu: phòng sản xuất kinh doanh và XNK)
2.1.2. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty.
Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội thiết lập mạng lưới phân phối trực tiếp, bán buôn theo hợp đồng và phương thức gửi đại lý.
- Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức này, khách hàng đến mua hàng có thể trả tiền ngay hoặc trả chậm.
- Phương thức bán buôn theo hợp đồng: Theo phương thức này hàng được gửi cho bên mua như đã ghi trong hợp đồng, khi khách hàng chấp nhận thanh toán một phần hoặc toàn bộ thì khi đó hàng hoá coi như đã bán được.
- Phương thức gửi đại lý: Công ty ký hợp đồng mở đại lý với mức hoa hồng đại lý như đã thoả thuận, các đại lý hiện nay được mở trên toàn quốc.
2.1.3. Các hình thức xúc tiến bán hàng công ty đã áp dụng.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.
- Quảng cáo: Công ty đã áp dụng biện pháp đưa những sản phẩm của công ty lên đài, báo, truyền hình, mạng internet để quảng bá sản phẩm của mình đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Ngoài ra công ty còn tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, mục đích vừa để bán hàng, quảng cáo thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp khác.
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty.
Hiện nay, tại thị trường trong nước thì các sản phẩm như vải mành, vải không dệt chưa có đối thủ cạnh tranh. Còn sản phẩm vải bạt thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các công ty tư nhân. Về sản phẩm may mặc công ty sản xuât chủ yếu theo đơn đặt hàng, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các công ty như công ty may 8-3, công ty may 10. Các sản phẩm vải mành và vải không dệt thường có đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, đòi hỏi công ty không ngừng cải tiến chất lượng cũng như không ngừng quảng bá sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp.
2.2. Công tác lao động, tiền lương tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội.
2.2.1. Cơ cấu lao động.
Hiện nay mặc dù đã có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất, nhiều thiết bị tiên tiến được đưa vào sử dụng nhưng nguồn lao động vẫn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự thành công.
Bảng: Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo các phòng ban năm 2002
Tên đơn vị
Tổng lao động (người)
Nữ (người)
Tỷ lệ Nữ (%)
Trình độ
Đại học
Trung cấp
Học nghề
Phòng TC-HC
18
6
33
5
8
5
Tài chính kế toán
8
6
75
6
2
0
Kinh doanh XNK
20
8
40
16
4
0
Kỹ thuật đầu tư
19
5
26
6
11
2
Dịch vụ đời sống
28
27
96
0
1
27
Bảo vệ quân sự
19
1
5
5
14
0
Xí nghiệp Bạt
254
202
80
11
90
153
Xí nghiệp May
274
234
85
6
52
216
Xí nghiệp Mành
153
94
61
22
70
61
Xí nghiệp Vải không dệt
24
0
0
1
23
0
Tổng
818
583
71
78
275
464
(%)
100
10
34
56
(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức hành chính)
2.2.2. Tổng quỹ lương và cách thức xây dựng đơn giá tiền lương.
Dựa trên đặc thủ riêng về tình hình sử dụng lao động của công ty, phòng tổ chức lao động có trách nhiệm về việc tính tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. Mô hình tính tổng quỹ lương của công ty được tính theo tổng doanh thu.
Xác định quỹ lương thực hiện.
Tổng quỹ lương thực hiện = K x Doanh thu thực hiện
K: đơn giá tiền lương theo doanh thu.
QKH
K=
Doanh thu kế hoạch
Xác định quỹ tiền lương kế hoạch (Qkh)
QKH = TLminDN x HScbcvbq x Lđb x 12tháng
Trong đó:
TLminDN: Tiền lương tối thiểu doanh nghiệp.
HScbcvbq: Hệ số cấp bậc công việc bình quân.
Lđb : Lao động định biên.
Xác định doanh thu kế hoạch (DTKH): Doanh thu này xác định căn cứ vào số sản lượng theo kế hoạch sản xuất, theo giá gốc cố định của một năm nào đó.
Xác định tiền lương tối thiểu (TLminDN).
TLminDN = TLminDN x ( 1+K1+K2 )
Trong đó:
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng.
K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.
Tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội thì K1 = 0.3 và K2 = 1.0
Do đó TLminDN = 290.000 x (1 + 0.3 +1.0 ) = 667.000 (đồng)
Như vậy tiền lương tối thiểu được công ty quyết định trong khoảng ( 290.000 – 667.000 )
Xác định hệ số lương cấp bậc bình quân ( HCBCVBQ).
Hệ số lương bình quân của công ty hiện nay là 2.51. Hệ số này được tính toán bằng cách: Tính bình quân gia quyền hệ số lương cấp bậc công việc của toàn công ty.
Xác định lao động định biên (LĐB): Lao động định biên sử dụng trong kế hoạch sản xuất.
2.2.3. Các hình thức trả lương, trả thưởng ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội.
- Hình thức tiền lương thưởng cho công nhân trực tiếp.
Đối tượng áp dụng hình thức này là toàn bộ công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Việc chi trả lương theo sản phẩm của công ty đã áp dụng hai chế độ lương theo sản phẩm: chế độ lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp và chế độ lương theo sản phẩm tập thể.
Hình thức tiền lương khối hưởng lương theo thời gian.
Đối tượng của hình thức tiền lương này là những lao động không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hình thức này áp dụng cho các lãnh đạo, các cán bộ quản lý, các phòng ban, quản đốc,…Cơ sở của hình thức này mà công ty áp dụng là lương cấp bậc công việc và số người định biên hợp lý.
Hình thức thưởng của công ty.
Hình thức thưởng của công ty chủ yếu là thưởng do hoàn thành nhiệm vụ với các chỉ tiêu năng suất, chất lượng công việc và ý thức kỷ luật của người lao động.
Hiện nay công ty xếp mức thưởng theo tháng để làm căn cứ thưởng và trả lương theo năm cho người lao động của công ty. Hàng năm căn cứ vào kết quả thi đua của từng người được thực hiện qua việc xếp loại để trả thưởng vào cuối năm.
Nhận xét: Với cách xây dựng mức lao động như trên đã thể hiện không có sự phối hợp khoa học trong việc xây dựng định mức. Bên cạnh đó việc xây dựng định mức áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu đã bộc lộ những nhược điểm mang tính chủ quan. Nếu cứ áp dụng mãi sẽ dẫn đến tính đơn giá sai ảnh hưởng rất lớn tới công tác tổ chức lao động tiền lương.
2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định.
2.3.1. Nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuât kinh doanh chủ yếu là:
Sợi : Ne20CT, 20/1 cotton, N6-840D/136F, N66-930dtex/140F, N6-840D/110F loại A …
Xơ : Polyester Staple 100%, tổng hợp, PP, PES staple 14Dx38mm loại A …
Vải : DKTTS 25, 5441A, TS25-K4m …
Vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho các loại vải bạt, vải mộc … dùng để bán ra ngoài.
Vật liệu trong kho chủ yếu là cho các phân xưởng sản xuất để sản xuât ra các sản phẩm cung ứng trên thị trường, ngoài ra công ty còn xuất vật liệu ra ngoài để thuê gia công chế biến hoặc nhượng bán cho các đơn vị sản xuất khác.
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu.
Mức sử dụng nguyên vật liệu được quy định cho từng đơn đặt hàng. Phòng tài chính sẽ tính tiêu hao vật tư, sau đó phòng sản xuât kinh doanh sẽ lên hạn mức vật tư cho đơn đặt hàng đó, hạn mức vật tư được cấp cho từng xí nghiệp.
Phần 3: phân tích hoạt động tài chính - kế toán ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
3.1. Đặc điểm công tác kế toán của công ty.
3.1.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán của công ty.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu giản đơn gửi về phòng tài chính kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ.
3.1.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
Kế TOáN TRƯởNG
Phó trưởng phòng
(Kiêm toán thành phẩm & tiêu thụ)
Phó trưởng phòng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
Thủ
quỹ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tiền lương
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư
Kế toán các phân xưởng
3.1.3. Nhiệm vụ của phòng tài chính.
Phòng tài chính kế toán có 8 người dưới sự quản lý trực tiếp của kế toán trưởng, 02 phó trường phòng và các nhân viên kế toán và thủ quỹ nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
Tổ chức mọi công tác kế toán: Bao gồm cả công tác hạch toán và tài chính, thực hiện báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành.
Kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hướng việc ghi chép ban đầu phục vụ cho công tác hạch toán và việc điều hành quản lý hoạt động trong công ty.
Tham mưu cho giám đốc Công ty những vấn đề có liên quan nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra bộ máy kế toán còn tham gia kiểm kê, tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán.
3.1.4. Phân loại chi phí ở Công ty.
Để phục vụ cho công việc quản lý thuận lợi Công ty phân loại chi phí theo công dụng kinh tế tức phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, ở mỗi xí nghiệp thì từng khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khác nhau.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp,các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại phát sinh ở bộ phận sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp.
3.1.5. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty
Như đã biết mọi số liệu ghi chép vào sổ sách kế toán đều phải có cơ sở đảm bảo tính pháp lý được mọi người thừa nhận. Tức là những số liệu đó phải được chứng minh một cách hợp lý hợp pháp theo những quy định của nhà nước về công tác kế toán các doanh nghiệp.
Theo điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước ban hành thì: “ Mọi nghiệp vụ tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độ chứng từ kế toán và ghi chép đầy đủ, kịp thời với sự thực nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh”. Như vậy chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh hay đã hoàn thành.
Theo quy định thì hệ thống chứng từ kế toán bao gồm hai loại:
Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc.
Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.
Hệ thống chứng từ trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội bao gồm:
+ Lao động tiền lương:
Bảng chấm công: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ BHXH, bảng thanh toán BHXH, phiếu xác nhận hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm,biên bản điều tra tai nạn lao động.
+ Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
+ Bán hàng: hoá đơn GTGT, mẫu số 02 GTGT 3LL, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
+ Hợp đồng thuê nhà
+ Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ.
+ Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ.
3.1.6. Hệ thống sổ sách vận dụng ở công ty.
Doanh nghiệp áp dụng sổ sách kế toán là hình thức nhật ký chứng từ và ghi sổ bằng tay.
Niên độ bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm, đơn vị tính VNĐ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
3.2. Phân tích chi phí và tính giá thành.
3.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là các xí nghiệp, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất ở công ty hạch toán theo xí nghiệp vải mành, xí nghiệp bạt, xí nghiệp may, xí nghiệp vải không dệt. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng mặt hàng, còn các chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu phụ, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh ở các xí nghiệp được phân bổ cho từng mặt hàng, mã hàng theo tiêu thức chi phí kế hoạch. Trình tự phân bổ chi phí chế biến cho từng mặt hàng như sau:
+Tính hệ số phân bổ chi phí chế biến: H
Tổng chi phí chế biến phát sinh trong kỳ của xí nghiệp
H=
Tổng chi phí chế biến kế hoạch của xí nghiệp
Căn cứ vào hệ số phân bổ chi phí chế biến từng loại, kế toán tính ra chi phí chế biến được phân bổ cho từng mặt hàng, mã hàng theo công thức
Chi phí chế biến phân chi phí chế biến kế hoạch
bổ cho từng mặt hàng = Hệ số phân bổ của từng mặt hàng,mã hàng
Chi phí chế biến kế hoạch của từng mặt hàng, mã hàng được tính trên cơ sở định mức chế biến cho từng đơn vị sản phẩm của từng mặt hàng, mã hàng và sản lượng nhập kho của từng mặt hàng, mã hàng.
+ ở xí nghiệp vải mành đối tượng tính giá thành là các loại vải mành.
+ ở xí nghiệp vải bạt có quy trình sản xuất kiểu phức tạp liên tục, kết quả sản xuất thu được là các vải nhập kho thành phẩm. Do đó đối tượng tính giá thành được xác định là các loại vải nhập kho thành phẩm.
+ ở xí nghiệp may việc sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, kết quả sản xuất là thành phẩm. Do đó đối tượng tính giá thành được xác định là từng thành phẩm.
+ ở xí nghiệp vải không dệt đối tượng tính giá thành là các mã hàng.
3.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành.
3.2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất.
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, ở mỗi xí nghiệp thì từng khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại khác nhau.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ ở xí nghiệp mành nguyên liệu chính là các loại sợi đơn như sợi N6, 840D/1, 849D/2…
+ ở Xí nghiệp bạt nguyên liệu chính là các loại sợi đơn như sợi đơn 14, 20/1cot, 17/1pêcô…
+ ở các xí nghiệp may do đặc điểm là nhận may thuê, may gia công cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nên nguyên vật liệu chính gồm các loại vải do bên thuê gia công cung cấp theo hợp đồng đã ký kết.
+ ở các xí nghiệp vải không dệt là các loại bông, xơ sợi dùng để dệt thảm.
Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp.
+ ở xí nghiệp mành vật liệu phụ là các hợp chất hoá học, đầu vít, xăng A76, trục mành , lưới B40…
+ ở xí nghiệp may vật liệu phụ bao gồm chỉ may, cúc, nhãn, mác…
+ ở các xí nghiệp khác không có nguyên vật liệu phụ trực tiếp
* Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp: Mỗi xí nghiệp có cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác nhau.
+ Đối với xí nghiệp mành, vải bạt, vải không dệt: Dựa vào kế hoạch sản xuất từng loại, định mức sử dụng vật liệu chính trên một đơn vị sản lượng của phòng khoa học công nghệ, phòng sản xuất kinh doanh tiến hành lập phiếu xuất kho cho sản xuất.
+ Đối với xí nghiệp may:Kế toán chỉ hạch toán nguyên vật liệu của hàng sản xuất để bán và trong tháng không có sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị hạch toán. Đối với nguyên vật liệu chính phục vụ cho may gia công do khách hàng cung cấp, kế toán chỉ theo dõi về mặt hiện vật.
Cuối tháng căn cứ vào dòng tổng cộng cột giá thực tế của TK1521, TK1522 trên bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ để ghi vào sổ tổng hợp chi phí TK 621 theo định khoản.
Chi phí nguyên vật liệu chính xuất kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất.
Nợ TK 621 4.052.580.612
Nợ TK 621 XN vải mành: 3.283.469.684
Nợ TK 621 XN vải bạt: 566.951.280
Nợ TK 621 XN may: 4.102.662
Nợ TK 621 XN vải không dệt 198.056.986
Có TK 1521: 4.052.580.612
Chi phí nguyên vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất
Nợ TK 621 185.977.991
Nợ TK 621 XN mành: 171.685.033
Nợ TK 621 XN may: 14.292.958
Có TK 1522 156.457.991
Có TK 1523 29.520.000
Sau khi đã ghi vào sổ tổng chi phí sản xuất TK 621 sẽ được kết chuyển vào TK154 trên sổ tổng hợp chi phí sản xuất.
Nợ TK 154 XN mành: 3.455.154.717
Nợ TK 154 XN vải bạt: 566.951.280
Nợ TK 154 XN may: 18.395.620
NợTK 154 XN vải không dệt 198.056.986
Có TK 621: 4.238.558.603
621C 4.052.580.612
621P 185.977.991
Đồng thời ghi vào bảng kê số 4
Nợ TK 621 XN mành: 3.455.154.717
Nợ TK 621 XN bạt: 566.951.280
Nợ TK 621 XN may: 18.395.620
Nợ TK 621 XN vải không dệt: 198.056.986
Có TK 152: 4.238.558.603
Từ dòng tổng cộng của sổ tổng hợp chi phí sản xuất TK621, kê toán tổng hợp chi phí sản xuất lấy số liêu ghi vào sổ cái TK621. Số liệu ở sổ cái TK621 chỉ được ghi một lần cuối tháng và được mở cho toàn doanh nghiệp.
Công ty dệt công nghiệp Hà Nội
Phòng tài chính – kế toán
tk621
Tháng 2 năm 2003
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu tài khoản
Ghi nợ TK621
Ghi có các TK khác
Ghi có TK621 ghi nợ TK 154
TK1521
1522
TK 1523
Tổng nợ
TK 621
4.052.580.612
156.457.991
29.520.000
4.238.558.603
4.238.558.603
1.Xí nghiệp mành
2.Xí nghiệp vải bạt
3.Xí nghiệp may
4.Xí nghiệp vải không dệt
3.283.469.684
566.951.280
4.102.662
198.056.986
142.165.033
14.292.958
29.520.000
3.455.154.717
56.695.128
18.395.620
198.056.986
3.455.154.717
56.695.128
18.395.620
198.056.986
Cộng
4.052.580.612
156.457.991
29.520.000
4.238.558.603
4.238.558.603
Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
Phòng tài chính - kế toán.
sổ cái tk 621
năm 2003
Đơn vị tính: Đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng Nợ TK 621
Tháng 1
Tháng 2
…
Tháng 12
Cộng
TK 1521
4.052.580.612
TK 1522
156.457.991
TK 1523
29.520.000
Cộng PS
Nợ
4.238.558.603
Có
4.238.558.603
SD cuối tháng
Nợ
Có
3.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hai hình thức là lương sản phẩm và lương thời gian. Lương thời gian được trả cho bộ phận gián tiếp như các phòng ban, nhân viên xí nghiệp, còn lương sản phẩm được trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất.
Các khoản khấu trừ tính trên lương cơ bản gồm:
5% BHXH phải nộp trên tiền lương cơ bản
1% BHYT phải nộp trên tiền lương cơ bản
lương chính = lương sản phẩm + lương thời gian
Các khoản phụ cấp
Lương thực tế = lương chính + các khoản phụ cấp
Các khoản trích theo tiền lương:
2% KPCĐ trích trên tiền lương thực tế
15% BHXH trích trên tiền lương cơ bản
2% BHYT trích trên lương cơ bản
Sau khi có bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán tiền lương chuyển sang, kế toán chi phí sản xuất tiến hành ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất, TK 622 theo định khoản
Nợ TK 622 223.299.794
Nợ TK 622 XN mành: 62.105.859
Nợ TK 622 XN bạt: 67.015.764
Nợ TK 622 XN may: 87.439.792
Nợ TK 622 XN vải không dệt 6.738.379
Có TK 334: 223.299.974
Nợ TK 622 70.569.901
Nợ TK 622 XN vải mành 21.314.119
Nợ TK 622 XN vải bạt 27.857.799
Nợ TK 622 XN may 20.766.271
Nợ TK 622 XN vải không dệt 631.712
Có TK 338 70.569.901
4.465.996
58.326.975
7.776.930
Đồng thời số liệu này được ghi vào bảng kê số 4.
Chi phí nhân công trực tiếp sau khi được tổng hợp ở sổ tổng hợp chi phí sản xuất – TK 622 được kết chuyển vào TK 622 trên bảng phân bổ số 1 và trên sổ tổng hợp chi phí sản xuất TK 622, kế toán ghi vào sổ cái TK 622.
Trích số tổng hợp chi phí sản xuất.
Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
Phòng tài chính – kế toán
tk622
Tháng 2 năm 2003
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Ghi nợ TK 622, Ghi có các TK khác
Ghi có TK 622,Ghi Nợ TK 154
Ghi chú
334
338
…
Tổng nợ
1.XN vải mành
2.XN bạt
3.XN may
4.XN vải không dệt
62105859
67015764
87439792
6738379
21314119
27857799
20766271
631712
83419978
94873563
108206063
7307091
83419978
94873563
108206063
7307091
Cộng
223299794
70569901
293869695
293869695
Công ty dệt công nghiệp Hà Nội
Phòng tài chính – kế toán
sổ cái tk 622
năm 2003
Đơn vị tính: đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ TK 622
Tháng 1
Tháng 2
….
Tháng 12
Cộng
TK 334
223,399,794
TK 338
70,569,901
Cộng PS
Nợ
293,869,695
Có
295,869,695
SD cuối tháng
Nợ
Có
3.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Do chi phí sản xuất chung phát sinh toàn bộ công ty nên đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp. Vậy để hạch toán chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng sản phẩm kế toán cần tiến hành phân bổ chi tiết cho từng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.
a. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
Nhân viên phân xưởng gồm quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế phân xưởng, thủ kho… Bộ phận này ngoài tiền lương thời gian và các khoản phụ cấp như tiền ăn ca, lễ phép… họ còn nhận được thêm khoản phụ cấp trách nhiệm. Cách tính tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp.
Số liệu tính toán được ghi vào bảng phân bổ số 1 của từng xí nghiệp để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất TK 627, đồng thời ghi vào sổ cái TK 6271 một lần vào cuối tháng theo định khoản.
Nợ TK 6271 135.529.751
Có TK 334 135.529.751
Nợ TK 6271 15.335.832
Có TK 338 15.335.832
b. Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho xí nghiệp.
Chi phí bật liệu dùng cho xí nghiệp bao gồm những chi phí về vật liệu dùng chung cho bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, dầu mỡ, giẻ lau… và được hạch toán vào TK 6272 “ Chi phí vật liệu”.
Trình tự hạch toán: Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để vào bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ. Sau đó kế toán nguyên vật liệu chuyển bảng phân bổ số 3 cho kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để vào sổ tổng chi phí cho sản xuất TK 627 theo định khoản.
+ Chi phí vật liệu dùng cho xí nghiệp.
Nợ TK 6272 35.811.956
Có TK 152 35.811.956
Nợ TK 6273 20.998.157
Có TK 153 20.998.157
c. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất.
Trích khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trong khoảng thời gian nhất định để tái sản xuất. Khi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Để tính khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời hạn sử dụng của TSCĐ được căn cứ vào khung thời gian sử dụng của từng loại máy móc thiết bị được ghi trực tiếp trên TSCĐ hoặc khung thời gian TSCĐ kèm theo.
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao TSCĐ/năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao TSCĐ/năm
Mức khấu hao TSCĐ/tháng =
12
Hàng tháng kế toán không lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ mà căn cứ trên “Bảng TSCĐ theo đơn vị” của từng xí nghiệp để tính ra mức khấu hao tháng cho từng đối tượng.
Ví dụ: Trên bảng “TSCĐ theo đơn vị năm 2003 – xí nghiệp mành” có số liệu tổng trích khấu hao TSCĐ năm 2003 của xí nghiệp vải mành là 2,550,000,000đ. Do đó số TSCĐ dùng vào sản xuất cho xí nghiệp vải mành tháng 2 năm 2003 là:2.550.000.000/12=212.500.000
Tương tự ta tính được TSCĐ trong tháng ở các xí nghiệp còn lại.
Số liệu tính được, kế toán tính được ghi theo định khoản
Nợ TK 6274 721.067.000
Có TK 214 721.067.000
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 721.067.000
Công ty Dệt công nghiệp Hà Nội
Phòng tài chính – kế toán
Tài sản cố định theo đơn vị 2003
Xí nghiệp vải mành
Số tt
Tên tài sản
đơn vị tính
Số lượng
Nguyên giá
Khấu hao trong năm
Cộng dồn khấu hao
Giá trị còn lại
1
Nhà xưởng sợi
M2
2,095
700,000,000
14,000,107
649,466,321
50,533,679
2
Nhà sản xuất chính
M2
2,337
5,034,215,057
100,057,209
396,894,894
4,637,320,163
3
Kho nguyên liệu
M2
540
519,757,820
10,395,156
51,975,780
467,782,040
4
Tủ phân phối điện
Cái
38
235,029,240
19,594,103
93,538,598
141,490,642
5
Máy xe tinh R814
Cái
4
812,394,187
67,699,515
390,489,099
421,905,088
6
.
.
.
Máy dệt mành (mới)
Cái
6
1,315,542,166
109,628,513
408,366,213
907,175,953
Cộng
37,394,272,479
2,550,000,000
6,188,836,868
31208435611
d. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán tập hợp và theo dõi trên TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài.
Nợ TK 6277 204.215.412
Có TK 335 204.215.412
e. Chi phí khác bằng tiền.
Loại chi phí này bao gồm các chi phí khác ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng như chi phí giao dịch, phôtô, in ấn tài liệu, chi bồi dưỡng công nhân làm thêm giờ, chi tạm ứng cho nhân viên ở xí nghiệp vải mành, xí nghiệp bạt, xí nghiệp may, xí nghiệp vải không dệt, xe ô tô, nhà ăn, trong tháng mua công cụ dụng cụ xuất dùng ngay không qua nhập kho. Tất cả các chi phí này được theo dõi và ghi trên sổ quỹ do kế toán thanh toán quản lý.
Kế toán thanh toán sử dụng TK 6278 để tập hợp các chi phí mua ngoài
Nợ TK 6278 69.458.475
Có TK 111 69.458.475
Nợ TK 6278 – XN may 2.845.993
Có TK 112 2.845.993
Nợ TK 6278 33.722.859
Có TK 141 33.722.859
Chi phí đã tập hợp được, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng theo tỷ lệ tiền lương của công nhân sản xuất của xí nghiệp nào theo xí nghiệp đó.
3.2.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm.
Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Toàn bộ chi phí phát sinh được phản ánh chi tiết trên sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 154, bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái TK154.
Cuối tháng dựa trên sổ tập hợp chi phí sản xuất các tài khoản 621,622,627 kế toán kết chuyển các chi phí này vào TK154, đồng thời ghi vào bảng kê số 4 và NKCT số 7 phần ghi Nợ TK 154- Có TK 621, TK 622, TK 627 theo định khoản
Nợ TK 154 5,811,301,913
Có TK 621 4,238,558,603
TK 622 293,869,695
TK 627 1,278,873,615
3.2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Do ở công ty, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 65%-75%) trong tổng chi phí sản xuất của các loại vải và công ty có tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Vì thế công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho cả sản phẩm chính.
Công thức tính toán
Chi phí NVL chính PS trong kỳ
Chi phí NVL SPDD đầu kỳ
+
Sốlượng SPDDck
Chi phí SPDD ck
=
Số lượng SPDD đầu kỳ
Số lượng NVL chính nhập kho trong kỳ
+
3.2.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Do chi phí sản xuất được tập hợp theo từng xí nghiệp, trong đó chi phí NVL chính trực tiếp được tập hợp riêng cho từng loại vải, từng mặt hàng, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại vải, từng mặt hàng. Do đó, đến cuối tháng kế toán căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất đã được tập hợp, được phân bổ trên sổ tập hợp chi phí sản xuất –TK 154 và những tài liệu liên quan để lập bảng tính giá thành cho từng loại mặt hàng của xí nghiệp theo phương pháp giản đơn.
Công thức tính:
Tổng giá thành sản phẩm
Chi phí SPDDck
Chi phí sản xuất trong kỳ
Chi phí của SPDDđk
= + -
Giá thành đơn vị sản phẩm
giá thành sản phẩm
=
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
bảng tính giá thành sản xuất vải mành 840d/1
xí nghiệp vải mành
Tháng 2 năm 2003
Sản lượng:17,252.6kg
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục phí
Chi phí sản xuất SPDDđk
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí SPDDck
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí NVL chính trực tiếp
1,252,862,566
1,518,074,605
2,206,998,057
563,939,114
32,687.2
Chi phí NVL phụ trực tiếp
48,907,325
48,907,325
2,834.8
Chi phí nhân công trực tiếp
25,517,312
25,517,312
1,479
Chi phí sản xuất chung
134,428,507
134,428,507
7,791.8
Phân bổ lao vụ
980,252
980,252
56.8
Tổng
1,252,862,566
1727,908,001
2,206,998,057
773,772,510
44,849.6
3.3. Phân tích hoạt động tài chính của công ty.
3.3.1. Cơ hội kinh doanh tại công ty.
Tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội từ khi thành lập đến nay đã có nhiều dự án đầu tư được triển khai tạo ra được nhiều khoản thu nhập ngày càng lớn và thu hút được hàng trăm lao động. Nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về nghành công nghiệp dệt may sẽ được đầu tư đẩy mạnh phát triển làm một trong những nghành mũi nhọn của đất nước, ban lãnh đạo của công ty đã luôn tiến hành xem xét, đánh giá các dự án đầu tư khả thi của công ty để có thể liên tục cải thiện tình hình phát triển của công ty theo xu thế cạnh tranh và hội nhập tốt trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn 2 năm 2001 và 2002 công ty đã liên tục cho đầu tư chiều sâu bằng cách thay thế và đổi mới công nghệ. Cụ thể trong năm 2002 công ty đã cho đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất vải không dệt mới trị giá gần 60 tỷ đồng, đầu tư thêm 2 máy xe và 1 máy dệt mành, mua sắm trang thiết bị. Ngoài ra công ty còn cho cải tạo cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm mục đích nâng cao và cải thiện môi trường làm việc ngày càng hiện đại hơn.
Trong thời gian tới công ty cũng đang xem xét khả năng hợp tác làm ăn với một số các đối tác trong cùng lĩnh vực ở trong nước và ngoài nước nhằm cải tiến cung cách làm ăn cũng như đặt cho công ty có một mục tiêu cao hơn trong việc đưa các sản phẩm của mình không chỉ tới tay những khách hàng trong nước mà còn đưa các sản phẩm đó ra thị trường quốc tế một cách rộng rãi hơn nữa.
3.3.2. Đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn kinh doanh của công ty.
3.3.2.1. Cơ cấu vốn: Từ bảng cơ cấu vốn kinh doanh ta thấy so với đầu năm 2002 tổng tài sản của công ty ở cuối năm tăng 84 567 095 305 đồng, tương ứng với tăng 101.45% điều này cho thấy công ty có sự mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Trong đó Tài sản cố định (TSCĐ) và Đầu tư dài hạn (ĐTDH) tăng nhiều nhất (tăng 71 137 332 130 đồng với tỷ lệ tăng 229.17%) còn Tài sản lưu động (TSLĐ) và Đầu tư ngắn hạn (ĐTNH) cũng tăng nhưng tăng với tốc độ thấp (tăng
13 429 763 175 đồng với tỷ lệ tăng 25.67%). Điều đó do công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật máy móc thiết bị. Cụ thể đã đầu tư dây chuyền sản xuất vải không dệt, mua thêm 02 máy xe và một máy dệt mành, cải tạo nhà xưởng, ngoài ra công ty còn giảm được chi phí xây dựng cơ bản dở dang…
Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội là một công ty mà hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất các loại sợi, vải mành, vì vậy về cơ bản tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản phải lớn hơn so với tỷ trọng của TSLĐ và ĐTNH. Thực tế đầu năm 2001 TSLĐ và ĐTNH chiếm tới 59.36% Còn TSCĐ và ĐTDH chỉ chiếm 40.64% đến cuối năm 2001 tỷ trọng này cũng không thay đổi đáng kể. Như vậy trong năm 2001 cơ cấu vốn như trên là chưa được hợp lý dối với doanh nghiệp sản xuất như công ty. Trong năm 2002 công ty đã khắc phục tình trạng này thông qua việc nâng dần tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH lên đến 60.85% Giảm tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản còn 39.15%.
Tóm lại: Với cơ cấu tài sản như trên ta thấy phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Trong năm 2002 với những sự thay đổi lớn như thế dấn đến kết quả quy mô kinh doanh của công ty tăng lên. Để đấnh giá thêm về khả năng tự tài trợ về tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà công ty phải đương đầu ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.
3.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ 2 nguồn chính là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn do huy động, trong đó nguồn huy động do vay dài hạn và vay ngắn hạn là chủ yếu. Trong tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2002 (167 922 915 768 đồng) thì nợ phải trả chiếm tới 90.47% còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 9.53%.
Qua các số liệu trên bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ta thấy hệ số nợ của công ty trong 2 năm 2001 và 2002 cao hơn rất nhiều so với hệ số vốn chủ sở hữu, chứng tỏ công ty không có khả năng độc lập về tài chính, vốn kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào vay nợ. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao ( vay nợ nhiều) được ví như con dao 2 lưỡi cụ thể là làm: khi doanh lợi trước lãi vay và thuế mà doanh nghiệp đạt được lớn hơn lãi suất vay vốn thì việc sử dụng nhiều vốn vay ( sử dụng đòn bảy tài chính ở mức độ cao ) sẽ làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu gia tăng càng lớn; ngược lại khi lãi suất vay vốn lớn hơn doanh lợi trước lãi vay và thuế mà doanh nghiệp đạt được, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay càng nhiều sẽ càng làm triệt tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu. Đồng thời khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều thì càng xuất hiện khả năng rủi ro về mặt tài chính. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, vòng luân chuyển sản xuât kinh doanh là khá dài nên tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình mà công ty áp dụng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Một đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp dệt may là sử dụng nợ vay khá nhiều, vì vậy trong năm 2002 do thị trường có sự biến động cùng với sự biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh ( đầu tư mua sẵm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới) làm nhu cầu vốn kinh doanh của công ty tăng, trong khi đó vốn chủ sở hữu quá nhỏ không đủ tài trợ do đó công ty phải tăng vốn kinh doanh bằng cách tăng vốn chủ sở hữu và đồng thời tăng vốn vay ( trong đó chủ yếu là tăng vay dài hạn ). Tuy nhiên quy mô tăng của nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với quy mô tăng của vốn chủ sở hữu đã làm tăng hệ số nợ của công ty và làm giảm hệ số vốn chủ sở hữu, làm tăng sức ép tài chính và tăng các khoản lãi vay phải trả ngân hàng cũng như các chủ nợ khác.
3.3.3. Khả năng thanh toán của công ty.
Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thường phát sinh các khoản phải thu, phải trả giữa khách hàng, nhà cung cấp với công ty. Do đó thông qua việc nghiên cứu khả năng thanh toán người ta có thể đánh giá được tình hình tài chính của công ty, qua đó biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Bảng: Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
1. Tổng TSLĐ (1)
Đồng
52 314 321 774
65 744 084 949
2. Vốn bằng tiền (2)
Đồng
4 298 535 729
4 362 036 199
3. Khoản phải thu (3)
Đồng
29 563 184 387
35 147 012 369
4. Nợ ngắn hạn (4)
Đồng
46 260 236 735
61 519 827 519
5. Hệ số thanh toán hiện thời( 1/4)
Lần
1.13
1.07
6. Hệ số thanh toán nhanh (2+3)/4
Lần
0.73
0.64
7. Hệ số thanh toán tức thời (2/4)
Lần
0.09
0.07
(Số liệu trích từ Bảng cân đối kế toán - Phòng Tài chính Kế toán)
Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty đều có xu hướng giảm, vì vậy khi nhìn vào các hệ số này các nhà đầu tư, các chủ nợ khó có thể yên tâm đối với các khoản đầu tư, khoản nợ của mình mặc dù lợi nhuận của công ty năm 2002 tăng nhiều hơn so với năm 2001. Bên cạnh đó, số chênh lệch giữa số phải thu và số phải trả của công ty là rất lớn, thậm chí còn phải sử dụng nợ vay là chủ yếu. Vì vậy để giữ được uy tín với nhà cung cấp cũng như các nhà đầu tư và các chủ nợ công ty cần có biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm làm tăng hệ số khả năng thanh toán ở trên, từ đó giúp cho tình hình tài chính của công ty ngày một lành mạnh hơn. Ví dụ công ty có các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu ( đặc biệt là phải thu từ khách hàng ) tránh bị ứ đọng vốn lưu động dưới hai hình thức này. Mặt khác cần phải giảm việc vay vốn từ bên ngoài nhằm làm giảm tốc độ tăng của nợ phải trả, nợ ngắn hạn so với tốc độ tăng của tổng tài sản cũng như tốc độ tăng của TSLĐ và ĐTNH.
3.3.4. Khả năng sinh lời tại công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2001 và 2002 được thể hiện qua bảng dưới đây:
bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(Đơn vị: Đồng)
chỉ tiêu
năm 2001
Năm 2003
Tổng doanh thu
79 502 010 005
83 955 037 770
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
4 861 983 640
Cá khoản giảm trừ
708 141 925
904 664 100
Triết khấu:
Giảm giá
134 361 947
Hàng bán bị trả lại
573 779 978
904 664 100
Thuế tiêu thụ đặc biệt,Thuế XK phải nộp
1.Doanh thu thuần
78 793 868 080
83 050 373 670
2.Giá vốn hàng bán
72 071 654 262
74 541 824 365
3.Lợi nhuận gộp
6 722 213 818
8 508 549 305
4.Chi phí bán hàng
1 067 362 160
1 500 564 270
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
2 592 302 302
3 191 841 429
6.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
3 062 549 356
3 816 143 606
Thu nhập từ hoạt động tài chính
445 910 548
238 319 604
Chi phí hoạt động tài chính
3 540 837 316
3 929 877 177
7.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
-3 094 926 768
-3 691 557 573
Các khoản thu nhập bất thờng
289 652 272
264 320 966
Chi phí bất thờng
151 091 949
54 547 600
8.Lợi nhuận bất thờng
138 560 323
209 773 366
9.Tổng lợi nhuận trớc thuế
106 182 911
334 359 399
10.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
33 978 532
106 995 008
11.Lợi nhuận sau thuế
72 204 379
227 364 391
Tỷ suất sinh lợi của công ty được phản ánh bằng các chỉ tiêu thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
1.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/DT
0,135%
0,403%
2.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /DT
0,092%
0,274%
3.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/VKD
0,136%
0,267%
4.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / VKD
0,136%
0,267%
5.Tỷ suất lợi nhuận /VCSH
0,479%
1,455%
Qua các số liệu trên bảng kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 tăng 753.594.250 đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2002 đạt 3.816.143.606 đồng, trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 3.691.577.573 đồng làm tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 334.359.399 đồng. Nguyên nhân của lợi nhuận trước thuế năm 2002 so với năm 2001 là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng và hoạt động bất thường tăng. Tuy nhiên do tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế, sau thuế cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần nên tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu và sau thuế trên doanh thu năm 2002 đều tăng lên. Tuy nhiên từ lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm khá nhiều làm giảm quy mô tăng của tổng lợi nhuận trước thuế, do vậy kì tới công ty cần giảm hệ số nợ xuống ngang bằng với mức trung bình của ngành nhằm làm giảm chi phí lãi vay phải trả, góp phần tăng lợi nhuận hoạt động tài chính từ đó sẽ làm tăng hơn nữa tổng lợi nhuận của công ty và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Cũng theo bảng phân tích tỷ suất sinh lời ở trên thì trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kì tạo ra 0,929 đồng lợi nhuận sau thuế và 0,136 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự với năm 2002 ta thấy chỉ tiêu này tăng lên do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Điều đó khẳng định hiệu quả sử dụng vốn là chưa cao, do vậy trong những năm tới công ty cần chú ý đến tốc độ luân chuyển vốn cũng như sử dụng vốn sao cho có hiệu quả hơn nữa, giảm giá thành sản phẩm.
Tóm lại, năm 2002 các chỉ tiêu sinh lời của công ty đều tăng so với năm 2001, điều này cho thấy khả năng kinh doanh của công ty có xu hướng tốt. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được chưa cao, lãi vay phải trả quá lớn làm giảm lợi nhuận trước thuế khá lớn.Để nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu sinh lời công ty cần cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ nhanh sản phẩn nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng cũng như qui mô tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận.
Phần IV: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài
Nhìn một cách tổng quát, công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đang tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách khá thuận lợi và tích cực. Từ lĩnh vực sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động Marketting, hoạt động tài chính kết toán… đều được thực hiện một cách khá bài bản và nghiêm túc. Riêng với công tác kế toán tại công ty đã thể hiện được tính chuyên nghiệp cao đem lại hiệu quả một cách trực tiếp cho ban lãnh đạo công ty trong việc kiểm soát và đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời. Phòng kế toán được đảm trách bởi các cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ cao, vì vậy mọi thông tin kết toán ở đây đã được xử lý một cách kịp thời và đẩy đủ. Tuy nhiên, để tiến kịp với tình hình chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp, thì công tác kết toán cũng cần được tổ chức một cách hợp lý hơn nữa trong một số mảng của hoạt động này để có thể nâng cao tính hiệu quả trong công tác kết toán và tạo tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của công ty.
Trải qua một thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy vấn đề về hạch toán tính chi phí của công ty đang còn một số bất cập. Chính vì vậy em xin chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội” để làm đồ án tôt nghiệp của mình. Qua đây em mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của quý công ty cũng như của thầy giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Văn Long để em có thể hoàn thành tốt để tài tốt nghiệp của mình !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC520.doc