Đề tài Phân tích các kịch bản ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy - Nam Định

Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi SLR. Tại mức SLR 5 mét, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các khu vực của các nước đang phát triển. Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR, dân số bị ảnh hưởng là 2% đến 8,6%, trong khi ảnh hưởng của GDP là 2,09% đến 10,2%. Khu vực đô thị và diện tích đầm lầy cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng của SLR . Thứ nhất, sự dâng cao của mực nước biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai của khu vực Đông Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar là những quốc gia có đường bờ biển rất rộng. Sự mất mát đất đai này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện tích canh tác, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cũng như là nơi cư trú của các quốc gia này. Với từng kịch bản dâng cao của mực nước biển thì sự tác động là rất khác nhau, trong đó với sự dâng cao 5m thì thiệt hại về đất đai là rất lớn đối với Việt Nam (16% diện tích), Trung Quốc (5% diện tích) .

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các kịch bản ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t còn ngập nước thường xuyên Đất thịt + sét Đất cát & cát pha Tổng số Có RNM Đất trống Tổng Có phi lao Đất trống Tổng Có rừng Đất trống Tổng 5 xã 700 3577 3577 4276 4276 Bãi trong 708 844 992 1836 6 214 220 850 1914 2764 Cồn Ngạn 880 80 960 880 80 960 Tổng số 1.408 1724 4649 6373 6 214 220 1730 6270 8000 (Nguồn: Ban quản lý VQG Xuân Thủy) Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây ngập mặn được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thể rừng ngập nước, hình thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông ven biển. - Vùng lõi: rộng 7.100 ha, trong đó có 3.100 ha đất nổi, 4.100 ha đất còn đang ngập nước, 948 ha đất cát và cát pha, 2.152 ha đất thịt và đất sét. Rừng ngập mặn 1.855ha, rừng phi lao 93 ha. - Vùng đệm: rộng 8.000 ha; trong đó 1.407 ha còn ngập nước, 6.593 ha đất nổi, đất cát pha 220 ha, đất thịt và sét 6.373 ha, đất có rừng ngập mặn 1.724 ha, rừng phi lao 6 ha. 2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu - Khu vực ven biển huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông từ tháng 11đến tháng 3 năm sau. Đầu mùa đông không khí lạnh khô, cuối mùa đông không khí lạnh ẩm. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9 khí hậu nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới. - Lượng mưa trung bình năm là 1.175 mm. Số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Năm có lượng mưa cao nhất là 2.754 mm, năm thấp nhất là 978 mm. - Chế độ gió: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là đông bắc. Sang mùa hạ (tháng 4-9) hướng gió thịnh hành là gió đông nam. Vận tốc gió trung bình vào khoảng 4-6m/s. Vào những ngày bão vận tốc gió có thể đạt đến 40-50 m/s (Cơn bão lớn nhất bão C, gió trên cấp 12, xảy ra vào ngày 13/8/1968) hàng năm có khoảng 3- 5 trận bão, chủ yếu tập trung vào các tháng 7,8,9. Cơn bão đặc biệt nhất xảy ra vào ngày 26/8/1973. Mưa và gió to đã tạo ra lũ lớn cắt đôi Cồn Lu thành hai phần để sông Hồng mở cửa chạy thẳng ra biển - Độ ẩm không khí: Khá cao, khoảng từ 70- 90%, các tháng 10,11,12 có độ ẩm không khí thấp (thường nhỏ hơn 75%). Các tháng 2,3,4 có độ ẩm rất cao (80-90%) thường đi kèm theo mưa phùn ẩm ướt. Độ bốc hơi trung bình 86 - 126 mm tháng và đạt tối đa vào tháng 7. Độ bốc hơi trung bình năm là: 817,4mm. 2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn a. Thuỷ triều:Thuỷ triều ở khu vực thuộc chế độ "Nhật triều" với chu kỳ khoảng 25 giờ, thuỷ triều có biên độ khá lớn, biên độ trung bình 150-180 cm, thuỷ triều lớn nhất đạt đến: 4,5 m; nhỏ nhất là: 0,5 m. b. Thuỷ văn: Khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sông Hồng, có 2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên. - Sông Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12 km, là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Bãi trong. Năm 1986, Đập Vọp đã ngăn Sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp. Vì vậy không có nước lưu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía Sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy; Năm 2002 Cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại vẫn còn rất nhỏ. - Sông Trà: Chảy từ Cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển Giao Hải, dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông Trà bị lấp ở đoạn giữa (từ ngang Cồn Tàn - Bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển đẩy giồng cát ở ngang khu vực Ba mô (Cồn Lu) tràn qua vùng bãi bồi ngập nước và đã lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên (đoạn giữa Sông Trà bị lấp dài gần 3 km). Như vậy sông Trà chỉ thông thương khi thuỷ triều ngập tràn qua bãi sú vẹt. Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu. - Đặc điểm thuỷ văn của hệ thống Sông Hồng: Sông Hồng đoạn chảy qua Giao Thủy có tổng lượng nước bình quân là 114.109 m3/năm và dòng bùn cát là 115 triệu tấn/ năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sông Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83 m/năm. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy chiếm tới 75 - 90% tổng lượng nước cả năm và mang tới 90% lượng bùn cát, gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sông và làm cho khu vực cửa sông bị ngọt hoá. Ngược lại vào mùa kiệt, vùng cửa sông bị thu hẹp, thuỷ triều lên, đưa nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dòng sông, làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn (vào sâu trong lục địa tới trên 20 km). - Độ mặn nước biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của Sông Hồng. Vào mùa đông độ mặn trung bình của nước biển tương đối đồng nhất trong khoảng 28-30%. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông, dao động trong khoảng 20-27%. 2.1.2. Tài nguyên sinh vật ven biển Giao Thủy 2.1.2.1. Hệ thực vật a. Số lượng và thành phần loài : Hiện nay theo thống kê của Ban quản lý VQG Xuân Thủy, vườn có 95 loài thực vật, với rất nhiều loài quý hiếm, có giá trị cao. b. Diện tích & phân bố của các loại rừng : Có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất lầy thụt tạo nên trên 3.000 ha rừng ngập mặn. Trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu có gần 100 ha rừng phi lao. 2.1.2.2. Lớp chim - Theo điều tra bước đầu của Birdlife International ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. - Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả. - Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là: Cò thìa, Bồ nông, Cò trắng Trung quốc, Mòng bể mỏ ngắn, Choắt đầu đốm, Choi choi mỏ thìa, Choắt chân màng lớn, Te vàng. - Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Có thời điểm loài Cò thìa đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giới. Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm, hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể. Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú. - Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước. Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất; Vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 ngàn con (Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là: 20.000 con). 2.1.2.3. Lớp thú Theo điều tra sơ bộ trong khu vực Giao Thủy có nhiều loài thú ở trên cạn. Trong đó có các loài như: dơi, chuột, cầy, cáo... ở dưới nước có ba loài quí hiếm là: rái cá, cá heo và cá đầu ông sư. 2.1.2.4. Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, đã có hàng trăm loài sinh sống ở VQG Xuân Thủy tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hoà của hệ sinh thái. Số liệu về đa dạng sinh học của các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài. 2.1.2.5. Tài nguyên Thuỷ sản a. Thực vật thuỷ sinh Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển. Các loài rong có giá trị kinh tế thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh, tiêu biểu là Rong câu chỉ vàng. Trong các thuỷ vực của vùng cửa sông có lau sậy, cói và rong tảo. Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các loài động vật thuỷ sinh khác. b. Động vật nổi Đóng vai trò quan trọng vùng cửa sông Hồng bao gồm 165 loài của 14 nhóm chính. Tất cả các nhóm phù du động vật ở Sông Hồng đều rộng muối và rộng nhiệt, bắt nguồn từ biển nhiệt đới thích nghi với dao động lớn của độ muối ở môi trường cửa sông và mật độ của chúng cũng dao động rất lớn tuỳ theo các điều kiện cụ thể của môi trường. Sự phân bố cá thể động vật nổi chịu sự chi phối của độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài động vật nổi vào vùng cửa sông và kiểm soát sự phát triển về số lượng của chúng. Về mùa khô mật độ cá thể đạt mức hàng chục ngàn con /m3 nước. Về mùa mưa mật độ cá thể giảm xuống dưới 1000 con/m3. Nhìn chung mật độ cá thể giảm quá nửa. Riêng cửa Ba Lạt giảm chỉ còn 6%. Dù là mùa khô hay mùa mưa, giáp xác chân chèo vẫn là nhóm có số lượng cá thể cao nhất, tạo lên sinh khối lớn, làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật khác trong vùng. c. Động vật đáy - Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện 154 loài. Mùa khô chiếm 78%, mùa mưa chiếm 59% số loài đã gặp. Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như: Ngao, Vọp, Cua rèm, Ghẹ, Tôm he, Tôm rảo, Tôm vàng. Gần đây Tôm sú đã được đưa vào nuôi có giá trị kinh tế khá cao, bổ sung cho cơ cấu loài hải đặc sản của vùng. - Về định lượng của động vật đáy cỡ nhỏ thuộc nhóm giun nhiều tơ, ấu trùng, nhuyễn thể ở giai đoạn bám, ấu trùng giáp xác sống đáy. d. Cá Vào những năm 1980 đã thống kê được 156 loài, năm 2002 điều tra sơ bộ thấy 107 loài thuộc 12 bộ, 44 họ, có trên 40 loài cá có giá trị kinh tế sản lượng cá đạt khoảng 4000 tấn/năm. Một số loài có giá trị cao như: cá vược, cá bớp, cá đối, cá dưa, cá nhệch, cá tráp. Về mặt số lượng các loài cá trên chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên thời gian gần đây bị suy giảm do bị khai thác quá mức. 2.1.3. Các đặc điểm kinh tế, xã hội 2.1.3.1. Dân cư *Dân số và mật độ dân số Theo số liệu thống kê của UNBD huyện Giao Thủy, năm xã vùng ven biển của huyện có 45.967 người, 11.464 hộ với tổng diện tích tự nhiên là 38,66 km2. Thực tế cho thấy số người trung bình trong một hộ hơi thấp, bình quân 4 người/hộ. Rất ít số hộ có 9-10 người và có 4 thế hệ sống chung một mái nhà. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.189 người /km2. Xã có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1331 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 1023 người/km2. * Tỷ lệ tăng dân số Tỷ lệ tăng dân số của 5 xã tương đối đều, bình quân qua các năm là 1,2%. Số người sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn còn; thường tập trung ở các xã có nhiều người theo Đạo Thiên chúa giáo, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của dân chúng còn khá nặng nề với việc sinh con một bề và chịu nhiều ảnh hưởng của tập tục lạc hậu. * Cơ cấu Lao Động: Số người trong độ tuổi lao động ở các xã là 23.412 người, chiếm 50,7% dân số. Trong đó lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%). Trung bình mỗi hộ có 2 người ở trong độ tuổi lao động. * Cơ cấu ngành nghề Nhân lực trong khu vực tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại dịch vụ 2%, Công nghệp và tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng 3,2% và Thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động. Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16-44 tuổi chiếm 42,9 % tổng dân số, trong đó có khoảng 52% là lao động nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Vào những ngày nông nhàn thì số lao động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động. Nguồn nhân lực này đã gây áp lực lớn đến tài nguyên môi trường ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Nguyên nhân một phần là do không có ngành nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống, mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của VQG Xuân Thuỷ đã lôi kéo hầu hết số đông lực lượng dôi dư của vùng đệm. *Tình hình đời sống của nhân dân các xã trong vùng đệm - Tỷ lệ giàu nghèo Theo tiêu chí phân loại hộ gia đình và kết quả kiểm chứng trực tiếp một số hộ trong khu vực (căn cứ vào 2 nhân tố chủ yếu là: giá trị tài sản cố định và thu nhập bình quân hàng năm của hộ) cho thấy: trong mấy năm gần đây các xã vùng đệm có số hộ giàu và khá tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhiều, chỉ còn khoảng 13,4% số hộ nghèo (thấp hơn bình quân chung của huyện 1,4%), khá giàu 23,2%, trung bình 63,4%. - Tình hình thu nhập Thu nhập các xã chủ yếu từ nông nghiệp và kinh tế biển, bình quân thu nhập được tính dựa theo các nguồn sau: + Thu về lương thực chiếm: 39,3% + Thu từ chăn nuôi gia súc gia cầm các loại chiếm: 10,0% + Thu từ kinh tế biển chiếm: 36,1% + Các ngành nghề khác như dịch vụ thương mại, ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chiếm: 14,6% - Điều kiện sinh hoạt gia đình Trong những năm gần đây nền kinh tế trong khu vực đã có những bước phát triển đáng kể, điều kiện sinh hoạt trong các hộ cũng từng bước được cải thiện. Nhà cửa của các gia đình trong vùng chủ yếu là nhà xây kiên cố và bán kiên cố chiếm 63%. Nhà cấp bốn chiếm tỷ lệ nhỏ 37%. Các đồ dùng có giá trị phục vụ sinh hoạt tiện nghi cho gia đình như tivi,xe máy và các vận dụng có giá trị khác chiếm tỷ lệ khá cao . 2.1.3.2. Hoạt động kinh tế * Tình hình sử dụng đất - 5 xã ven biển vẫn là khu vực độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh chậm, thời gian nông nhàn kéo dài, lao động dôi dư nhiều từ đó đã trực tiếp tạo nên sức ép khai thác tài nguyên lên vùng lõi. - Bãi trong: Phần đầm tôm trắng hiệu quả thâm canh rất thấp, rủi ro nhiều. Diện tích rừng ngập mặn mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với nguồn lợi thủy sản . - Cồn Ngạn: Những đầm tôm có rừng nuôi quảng canh cải tiến đạt hiệu quả tốt nhất (đầu tư ít, thu nhập ổn định, ít rủi ro). Đất đai ở đây có thể chia thành các dạng chính gồm: Đất thổ cư, đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất bãi bồi có rừng ngập mặn và một số ít đất còn ngập nước ven theo các sông lạch. Đất thổ cư được cấu trúc theo mô hình sinh thái nhân văn, nhưng hiệu quả canh tác chưa cao vì còn khá manh mún. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu trồng 2 vụ lúa nước có năng suất khá cao, nhưng do bình quân diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa và làm nông nghiệp nói chung không đủ sống. Vùng đất nuôi trồng thuỷ sản bao gồm khu vực đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến rộng 2.000 ha và gần 300 ha nuôi ngao quảng canh. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản như trên đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương. Diện tích rừng ngập mặn rộng gần 800 ha mới được phục hồi từ dự án của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch đã có tác động rất tích cực đến môi trường sinh thái của khu vực. *Sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của 5 xã và VQG Xuân Thuỷ, với 2 ngành chính là: Trồng trọt và chăn nuôi. -Trồng trọt Những năm trước đây do độc canh lúa, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều nên năng suất cây trồng đạt thấp. Trong phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sản xuất trong vùng đệm không còn độc canh cây lúa hay cây màu, mà đã có thêm cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến nay, diện tích trồng lúa đã đạt 2.598 ha, chiếm 85,7% đất canh tác, đất trồng cây màu và cây công nghiệp khác chiếm 14,3% diện tích gieo trồng. Sản lượng quy thóc đạt 27.966 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 623 kg/ người/năm. Như vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm là đảm bảo. Đây cũng là một thuận lợi cho việc lấy ngắn nuôi dài để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực. - Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại đã được chú ý phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bình quân mỗi hộ có từ 3-4 con lợn; 10-15 con gia cầm các loại. So với những năm trước đây thì đàn lợn, đàn gia cầm có xu hướng tăng nhanh hơn, đàn trâu bò có xu hướng giảm. Trong các xã đã xuất hiện nhiều mô hình kiểu trang trại, các mô hình chăn nuôi công nghiệp mở rộng phát triển như: mô hình lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, ngan pháp, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong cơ cấu thu nhập kinh tế hộ gia đình. Các hộ còn lại chủ yếu chăn nuôi theo hình thức tận dụng nên năng suất và hiệu quả không cao. Ngành chăn nuôi ở các xã chỉ mới góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp. Hiện tại, mạng lưới thú y còn quá mỏng, vẫn còn một số bệnh dịch xảy ra như: lở mồm, long móng đối với trâu bò; bệnh phù đầu và phân trắng đối với lợn con, bệnh tụ huyết trùng với gia cầm đã hạn chế sự phát triển của đàn gia súc gia cầm trong vùng. * Phát triển kinh tế biển Trong những năm gân đây, việc phát triển kinh tế biển đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của khu vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15-20%, chiếm tỷ trọng từ 20-25% trong nhóm nông lâm thuỷ sản. Toàn bộ các xã đều đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên chiếm 48,5%. Nhiều xã đã thành lập Hợp tác xã khai thác và chế biến thuỷ sản như xã Giao Hải, xã Giao Thiện. Nghề nuôi trồng nhuyễn thể ở các xã Giao lạc, Giao Xuân và Giao Hải phát triển mạnh, với gần 500 ha bãi cát pha ở khu vực cuối Cồn Lu, Cồn Ngạn, hàng năm đã cho thu nhập nhiều chục tỷ đồng. Tuy nhiên đây vẫn là nghề nuôi trồng thủy sản mang tính tự phát, quảng canh, chưa ổn định, nên tính bền vững không cao. Nghề nuôi tôm trong hệ thống các đầm tôm ở khu vực, những năm gần đây có kết quả không tốt vì môi trường nuôi bị ô nhiễm, các sản phẩm thuỷ sản tự nhiên bị suy giảm do hoạt động khai thác quá mức và dần cạn kiệt của cộng đồng. Bình quân một ha chỉ thu được khoảng trên 100 kg tôm/năm, thu nhập bình quân dưới 10 triệu đồng/ha/năm. Nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự do ở vùng triều cũng đã đem lại thu nhập đáng kể cho cộng đồng người nghèo và trung bình ở địa phương. Tuy nhiên nghề này đã và đang tập trung hầu hết các lao động phổ thông trong khu vực vào thời vụ nông nhàn, nên đã gây ra nhiều xáo trộn và phức tạp cho công tác quản lý tài nguyên môi trường và an ninh trật tự ở vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ. Các nghề dịch vụ và chế biến thuỷ sản còn khá mới mẻ và ở quy mô nhỏ, chưa phát triển tương ứng với tiềm năng to lớn của ngành kinh tế biển ở khu vực. * Thương mại và dịch vụ Trong khu vực ngành thương mại dịch vụ quốc doanh hầu như không có,trong khi đó hoạt động của thương mại ngoài quốc doanh trong những năm qua ở khu vực đã có những bước phát triển khả quan.Tuy là ngành mới được đưa vào trong các ngành sản xuất của các xã vùng đệm, song mạng lưới thương mại của các xã phát triển cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh. Phương thức hoạt động cũng khá đa dạng như trao đổi, vận chuyển hàng hoá, mua bán các vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống. *Công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển,cơ sở vật chất còn yếu kém, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm làm ra có hàm lượng nhỏ chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ. Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn quá thấp, mới chỉ đạt 5%. Tuy nhiên cũng đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ của địa phương. 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật * Thuỷ lợi Các xã đã xây dựng các công trình thuỷ lợi như hệ thống cống cấp II và cấp III nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước trên địa bàn. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: định canh định cư,vốn của tỉnh huyện, và đóng góp của bà con bằng công lao động để đào đắp nạo vét kênh mương. Nhưng đến nay nhiều hệ thống đã bị xuống cấp hoặc cần được làm mới. Phần lớn hệ thống cần được nạo vét hoặc bê tông hoá mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất. * Giao Thông Hệ thống giao thông từ huyện đi trung tâm xã, đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá. Chỉ còn số ít là đường cấp phối. Việc đi lại trong khu vực tương đối thuận tiện và sạch sẽ. Tỷ lệ đường bê tông trong khu vực là 66,7%, đường nhựa chiếm 25,7%, đường cấp phối chiếm 7,6%. * Nước sạch và vệ sinh môi trường Có gần 50% bà con sử dụng giếng khoan và giếng đào. Nhưng chỉ có khoảng 20-30% là sử dụng nước hợp vệ sinh. Các giếng đào và giếng khoan này thường gặp phải nguồn nước lợ không thể dùng được trong sinh hoạt. Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước mưa và nước qua bể lọc nên rất bị hạn chế. Tình hình thiếu nước sinh hoạt thường vẫn diễn ra hàng năm vào mùa đông nhất là vào những năm ít mưa. Các công trình vệ sinh như nhà tắm, hố xí cũng đã được phần lớn người dân quan tâm xây dựng sạch sẽ. Tuy nhiên vấn đề rác thải trong sinh hoạt đang trở thành vấn đề bức xúc của các khu dân cư tập trung. Hầu như các xã chưa có phương án thu gom, xử lí rác thải thích hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường công cộng về lâu dài. * Giáo dục Các xã đều đã có 1 trường THCS, 01 trường tiểu học và 01 trường mẫu giáo. Riêng xã Giao Thiện có 2 trường tiểu học. Cả cụm 5 xã có 01 Trường THPT Giao Thuỷ C. Các trường THCS và tiểu học phần lớn đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của công tác giáo dục hiện đại. Một số trường vẫn còn học 2 ca như Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân. Cơ sở thực nghiệm và trang thiết bị giảng dạy cùng các công trình phù trợ khá thiếu thốn. Gần đây các xã hình thành các Trung tâm dục cộng đồng, đây là một hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc nâng cao nhận thức của dân chúng. Tuy nhiên do có những khó khăn khách quan (cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn) nên các trung tâm này chưa được đầu tư tương xứng để phát huy hết vai trò tác dụng của chúng. 2.2. Hiện tượng nước biển dâng và các ảnh hưởng tại Giao Thủy- Nam Định Hiện tượng nước biển dâng xuát hiện từ năm 2005 đến nay theo nhận xét của người dân. Theo ông Nguyễn Văn Đồng – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy – Nam Định, từ cơn bão tháng 5 năm 2005 đến nay mực nước biển đã dâng lên 20 cm. Nước biển dâng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và làm mất diện tích của vườn quốc gia Xuân Thủy. Cụ thể: + Vườn quốc gia Xuân Thủy mất 78,1 ha diện tích rừng ngập mặn. + Diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản mất 15,6 ha. + Diện tích đất canh tác nông nghiệp mất 7,6 ha. (Nguồn: UBND huyện Giao Thủy) 2.3. Tiểu kết chương II Chương II giải quyết các vấn đề mang tính chất thực tiễn bao gồm: vị trí địa lý, cơ cấu kinh tế xa hỗi, tài nguyên sinh vật tại vùng ven biển Giao Thủy - Nam Định và định hướng qui hoạch phát triển của vùng với trọng tâm là phát triển kinh tế ven biển. Thông qua chương II, đề tài chỉ rõ các đặc điểm nổi bật của vùng nghiên cứu. Đồng thời cung cấp sơ lược số liệu về những ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới khu vực nghiên cứu. Việc nghiên cứu của chương II sẽ tao tiền đề cơ sở về mặt thực tiễn, cùng với cơ sở lý luận của chương I giúp đề tài có thể phân tích các kịch bản và tính toán thiệt hại trong phần nghiên cứu tiếp theo. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIỂN DÂNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VÙNG VEN BIỂN GIAO THỦY NAM ĐỊNH 3.1. Các kịch bản nước biển dâng đối với Giao Thủy Để phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống người dân vùng Giao Thủy, Nam Định từ nay đến năm 2015, nghiên cứu được tiến hành với 3 kịch bản về hiện tượng nước biển dâng hàng năm so với thời điểm năm 2007, bao gồm: Phương án 1: mức nước biển dâng 5cm/ năm Phương án 2: mức nước biển dâng 10cm/ năm Phương án 3: mức nước biển dâng 15cm/ năm Nghiên cứu sử dụng phương pháp GIS để mô phỏng các vùng bị ngập nước và tính toán số liệu cụ thể về diện tích đất bị ngập do hiện tượng nước biển dâng theo các kịch bản nêu trên. Hình 3.1: Hiện trạng khu vực nghiên cứu và biển (Nguồn: xử lý của tác giả) 3.1.1. Kịch bản 1: Mực nước biển dâng 5 cm Với độ dốc là 1% tại đại phận các xã và vườn quốc gia Xuân Thủy, khi mực nước biển dâng lên 5 cm thì các điểm độ cao nằm dưới đường bình độ 5 sẽ bị ngập dưới nước. Hình ảnh 3.2 cho ta thấy các khu vực bị ngập nước khi mực nước biển tăng lên 5cm. Thông qua mô hình GIS ta tính được diện tích vùng ven biển bị ngập thêm năm 2008 là 5,07%. Với diện tích vùng nghiên cứu là 11000 ha thì diện tích vùng ven biển bị ngập tương ứng sẽ là: 11000 * 5,07% = 557,7 ha. Hình 3.2: Khu vực nghiên cứu khi mực nước biển dâng 5 cm năm 2008 (Nguồn: xử lý của tác giả) Tương tự, sử dụng mô hình GIS với mức mô phỏng nước biển dâng trung bình 5cm/ năm, các số liệu về diện tích bị ngập được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 3.1: Diện tích đất bị ngập qua các năm, kịch bản 1 Đơn vị: ha Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích bị ngập 557,7 1100,3 1652 2200,9 2750,6 3305 3850,5 4400,2 (Nguồn: xử lý của tác giả) 3.1.2 Kịch bản 2: Mực nước biển dâng 10 cm Với độ dốc là 1% tại đại phận các xã và vườn quốc gia Xuân Thủy, khi mực nước biển dâng lên 10 cm thì các điểm độ cao nằm dưới đường bình độ 10 sẽ bị ngập dưới nước. Hình ảnh 3.3 cho ta thấy các khu vực bị ngập nước khi mực nước biển tăng lên 10cm. Thông qua mô hình GIS ta tính được diện tích vùng ven biển bị ngập thêm năm 2008 là 7,8%. Với diện tích vùng nghiên cứu là 11000 ha thì diện tích vùng ven biển bị ngập tương ứng sẽ là: 11000 * 7,8% = 858 ha. Hình 3.3: Khu vực nghiên cứu khi mực nước biển dâng lên 10 cm (Nguồn: xử lý của tác giả) Tương tự, sử dụng mô hình GIS với mức mô phỏng nước biển dâng trung bình 10cm/ năm, các số liệu về diện tích bị ngập được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 3.2: Diện tích đất bị ngập qua các năm, kịch bản 2 Đơn vị: ha Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích bị ngập 858 1542,3 2311,4 3085 3852 4623,7 5394,8 6169,1 (Nguồn: xử lý của tác giả) 3.1.3 Kịch bản 3: Mực nước biển dâng 15 cm Với độ dốc là 1% tại đại phận các xã và vườn quốc gia Xuân Thủy, khi mực nước biển dâng lên 15 cm thì các điểm độ cao nằm dưới đường bình độ 15 sẽ bị ngập dưới nước. Hình ảnh 3.4 cho ta thấy các khu vực bị ngập nước khi mực nước biển tăng lên 15 cm. Hình 3.4: Khu vực nghiên cứu khi mực nước biển dâng lên 15 cm (Nguồn: xử lý của tác giả) Thông qua mô hình GIS ta tính được diện tích vùng ven biển bị ngập thêm năm 2008 là 10,2%. Với diện tích vùng nghiên cứu là 11000 ha thì diện tích vùng ven biển bị ngập tương ứng sẽ là: 11000 * 10,2% = 1122 ha. Tương tự, sử dụng mô hình GIS với mức mô phỏng nước biển dâng trung bình 15cm/ năm, các số liệu về diện tích bị ngập được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 3.3: Diện tích đất bị ngập qua các năm, kịch bản 3 Đơn vị: ha Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích bị ngập 1122 2134,6 3578,1 4823 5621,7 6895,3 7902,7 8869,6 (Nguồn: xử lý của tác giả) 3.2 Xác định các loại thiệt hại Liên hệ với các tiêu chí ở chương I ta xác định được các loại thiệt hại bao gồm: - C1: Thiệt hại do diện tích rừng phi lao bị ngập (gỗ). - C2: Thiệt hại do diện tích rừng ngập mặn bị ngập (củi đun). - C3: Thiệt hại do giảm năng suất nuôi trồng thủy sản. - C4: Thiệt hại do nguồn lợi biển. - C5: Thiệt hại do giảm diện tích nuôi ong trong khu vực. - C6: Thiệt hại do giảm diện tích cây làm thuốc. - C7: Thiệt hại do giảm lượng du khách du lịch tại vườn quốc gia. - C8: Thiệt hại do phải di chuyển nơi cư trú của người dân. - C9: Thiệt hại do giảm năng suất cây trồng (lúa). 3.3. Sơ bộ ước tính các thiệt hại do nước biển dâng tại Giao Thủy 3.3.1. Một số giả thiết và số liệu đầu vào cho tính toán Để thực hiện tính toán các thiệt hại do NBD đối với vùng ven biển Giao Thủy, một số giả thiết và số liệu đầu vào đã được sử dụng: - Giá trị thiệt hại về hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Giao Thủy được xác định theo số liệu nghiên cứu do IUCN công bố tại bản báo cáo: “Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsa” 2005; Các số liệu về giá trị này cũng được tính cho từng loại giá trị cụ thể. Mặt khác, nghiên cứu của IUCN tính các loại giá trị theo các phương án cao, thấp và trung bình. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng một phương án là giá trị trung bình. Bảng 3.4: Lượng giá kinh tế đất ngập nước ven biển Giao Thủy Đơn vị: Đồng Các giá trị Giá trị thấp (ước tính) Giá trị cao (ước tính) Giá trị trung bình 1.Gỗ 103620 108200 105910 2.Củi đun 82500 86400 84450 3.Nuôi trồng thủy sản 13500000 15000000 14250000 4.Nguồn lợi biển 2640000 2860000 2750000 5.Mật ong 112000 132000 122000 6.Cây làm thuốc 15600 18500 17050 7.Du lịch 12000 15000 13500 ( Nguồn: IUCN, 2005) Các mức độ thiệt hại (%/ha) của từng loại thiệt hại được tác giả sử dụng GIS để tính. Giá trị chi phí khắc phục thiệt hại về nơi cư trú trung bình 8 triệu đồng/ hộ (chưa kể chi phí đất xây dựng). Các số liệu về năng suất cây trồng (lúa) hiện tại ở địa phương là 7 tấn/ ha Các số liệu về giá nông sản (lúa) là 8000 đồng/kg. Để đơn giản, giá được giả thiết là không thay đổi qua các năm từ nay đến 2015. Tuy nhiên các số liệu này sẽ được điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi giá trị theo thời gian theo phương pháp tính giá trị tương lai với tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Chi phí do giảm 1 ha trồng lúa = 8000 đồng/kg * 7 tấn = 56.000.000 đồng Việc phân tích và đánh giá các thiệt hại kéo dài trong nhiều năm. Yếu tố thời gian sẽ làm cho giá trị của đồng tiền sẽ bị thay đổi do một số nguyên nhân như lạm phát, tăng trưởng kinh tế, những biến động về chính trị, xã hội. Chính vì lẽ đó để phản ánh chính xác hơn mức thiệt hại qua các năm, cần phải quy đổi các giá trị thiệt hại về giá trị của năm tính toán hay còn được gọi là giá trị tương lai theo công thức: FVt = PV * (1 + r)t Trong đó: FVt: Giá trị thiệt hại được quy đổi tại năm thứ t PV: Giá trị thiệt hại năm 2008 r: tỷ lệ tăng giá trị hàng năm t: thời điểm từ năm 2008 đến năm 2015 (t = 1 – 7 tương ứng với các năm 2009, 2010. 2015). Tỷ lệ tăng giá trị hàng năm được tính tương đương với tỷ lệ chiết khấu hiện hành là 12% (là tỉ lệ lãi suất tối thiểu huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). 3.2.2. Ước tính thiệt hại do NBD theo các kịch bản 3.2.2.1. Kịch bản 1 Theo trình bày ở trên ta có bảng thiệt trên 1 ha khi mực nước dâng lên 5cm. Bảng 3.5: Thiệt hại trên 1ha khi mực nước biển dâng lên 5 cm Đơn vị: Đồng Các giá trị Giá trị trung bình Mức độ thiệt hại (%/ha) Giá trị thiệt hại /ha 1.Gỗ 105.910 0,8 84.728 2.Củi đun 84.450 0,4 33.780 3.Nuôi trồng thủy sản 14.250.000 1,2 17.100.000 4.Nguồn lợi biển 2.750.000 1,3 3.575.000 5.Mật ong 122.000 0,3 36.600 6.Cây làm thuốc 17.050 0,4 6.820 7.Du lịch 13.500 0,5 67.500 8. Giá trị cư trú 8.000.000 0,06 480.000 9.Thiệt hại về lúa 56.000.000 0,11 6.160.000 Tổng 5,07 27.544.428 (Nguồn: xử lý của tác giả) Thiệt hại tính trên một hecta là 27.544.428 đồng. Như vậy ta có tổng thiệt hại được tính bằng công thức : PV2008 = Diện tích bị mất * Thiệt hại/ha = Diện tích bị mất * 27.544.428 (đồng) FVt = PV2008 * (1+r)t Thiệt hại ở các năm từ 2009 đến 2015 được điều chỉnh theo gía trị tương lai với tỷ lệ thay đổi giá trị 12%/ năm.Ta có bảng tổng thiệt hại tính theo các năm như sau: Bảng 3.6: Tổng thiệt hại tính theo các năm Năm Diện tích bị mất (ha) Thiệt hại(đồng) Thiệt hại (đồng) (tính theo giá trị từng năm) 2008 557,7 15.361.527.496 15.361.527.496 2009 1100,3 30.307.134.128 33.943.990.224 2010 1652 45.503.395.056 57.079.458.758 2011 2200.9 60.622.531.585 85.170.292.055 2012 2750,6 75.763.703.657 119.215.654.489 2013 3305 91.034.334.540 160.433.602.362 2014 3850,5 106.059.820.014 209.343.278.730 2015 4400,2 121.200.992.086 267.936.779.763 TÔNG 545.853.438.562 (Nguồn : xử lý của tác giả) Vậy tổng thiệt hại ở khi mực nước biển dâng 5 cm là: 545.853.438.562 (đồng) 3.2.2.2. Kịch bản 2 Theo trình bày ở trên ta có bảng thiệt trên 1 ha khi mực nước dâng lên 10 cm. Bảng 3.7: Thiệt hại trên 1ha khi mực nước biển dâng lên 10 cm Đơn vị: Đồng Các giá trị Giá trị trung bình Mức độ thiệt hại (%/ha) Giá trị thiệt hại /ha 1.Gỗ 105.910 1,1 116.501 2.Củi đun 84.450 0,5 42.225 3.Nuôi trồng thủy sản 14.250.000 1,9 27.075.000 4.Nguồn lợi biển 2.750.000 1,9 5.225.000 5.Mật ong 122.000 0,5 61.000 6.Cây làm thuốc 17.050 0,6 10.230 7.Du lịch 13500 0,9 121.500 8.Giá trị cư trú 8.000.000 0,1 800.000 9.Thiệt hại về lúa 56.000.000 0,3 16.800.000 Tổng 7,8 50.251.456 (Nguồn: xử lý của tác giả) Thiệt hại tính trên một hecta là 50.251.456 (đồng). Như vậy ta có tổng thiệt hại được tính bằng công thức : PV2008 = Diện tích bị mất * Thiệt hại/ha = Diện tích bị mất * 50.251.456 (đồng) FVt = PV2008 * (1+r)t Thiệt hại ở các năm từ 2009 đến 2015 được điều chỉnh theo gía trị tương lai với tỷ lệ thay đổi giá trị 12%/ năm.Ta có bảng tổng thiệt hại tính theo các năm như sau: Bảng 3.8: Tổng thiệt hại tính theo các năm Năm Diện tích bị mất (ha) Thiệt hại (đồng) Thiệt hại (đồng) Tính theo giá trị tương lai 2008 858 43.668.515.264 43.668.515.264 2009 1542,3 77.502.820.589 86.803.159.059 2010 2311.4 116.151.215.398 145.700.084.596 2011 3085 155.025.741.760 217.800.005.319 2012 3852 193.568.608.512 304.583.952.982 2013 4623,7 232.347.657.107 409.475.961.114 2014 5394.8 271.096.554.829 535.096.529.796 2015 6169,1 310.006.257.210 685.325.068.993 TÔNG 1.399.367.370.669 (Nguồn : xử lý của tác giả) Vậy tổng thiệt hại ở khi mực nước biển dâng 10 cm là: 1.399.367.370.669 (đồng) 3.2.2.3. Kịch bản 3 Theo trình bày ở trên ta có bảng thiệt trên 1 ha khi mực nước dâng lên 15cm. Bảng 3.9: Thiệt hại trên 1ha khi mực nước biển dâng lên 15 cm Đơn vị: Đồng Các giá trị Giá trị trung bình Mức độ thiệt hại (%/ha) Giá trị thiệt hại /ha 1.Gỗ 105910 1,6 169.456 2.Củi đun 84450 0,8 67.560 3.Nuôi trồng thủy sản 14250000 2,3 32.775.000 4.Nguồn lợi biển 2750000 2,2 6.050.000 5.Mật ong 122000 0,8 97.600 6.Cây làm thuốc 17050 0,8 13.640 7.Du lịch 1350 1,0 135.000 8. Giá trị cư trú 8000000 0,2 1.600.000 9. Thiệt hại về lúa 56000000 0,5 28.000.000 Tổng 10,2 68.908.256 (Nguồn: xử lý của tác giả) Thiệt hại tính trên một hecta là 68.908.256 (đồng). Như vậy ta có tổng thiệt hại được tính bằng công thức : PV2008 = Diện tích bị mất * Thiệt hại/ha = Diện tích bị mất * 68.908.256 (đồng) FVt = PV2008 * (1+r)t Thiệt hại ở các năm từ 2009 đến 2015 được điều chỉnh theo gía trị tương lai với tỷ lệ thay đổi giá trị 12%/ năm.Ta có bảng tổng thiệt hại tính theo các năm như sau: Bảng 3.10: Tổng thiệt hại tính theo các năm Năm Diện tích bị mất (ha) Thiệt hại(đồng) Thiệt hại tính theo giá trị từng năm (Đồng) 2008 1122 77.315.063.232 77.315.063.232 2009 2134,6 147.091.563.258 164.742.550.849 2010 3578,1 246.560.630.794 309.285.655.267 2011 4823 332.344.518.688 466.920.119.951 2012 5621,7 387.381.542.755 609.552.357.232 2013 6895,3 475.143.097.597 837.364.486.380 2014 7902,7 544.561.274.691 1.074.867.397.458 2015 8869,6 611.188.667.418 1.351.143.423.477 Tổng 2.821.586.358.432 (Nguồn : xử lý của tác giả) Vậy tổng thiệt hại ở khi mực nước biển dâng 15 cm là: 2.821.586.358.432 (đồng) Hình 3.5: Mô hình so sánh thiệt hại ở các kịch bản khác nhau (Nguồn: xử lý của tác giả) Từ mô hình ta có thể thấy mực nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích của vùng nghiên cứu và gây ra các thiệt hại rất to lớn tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân trong khu vực ven biển Giao Thuỷ. 3.4. Giải pháp nhằm hạn chế các thiệt hại do NBD Như đã phân tích và đánh giá ở trên, các thiệt hại do NBD đối với Giao Thủy có thể rất lớn, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống người dân trong vùng. Để hạn chế những tác động tiêu cực của hiện tượng NBD, ngay từ bây giờ cần có các giải pháp thích hợp và nỗ lực từ phía các cơ quan ban ngành, các tổ chức và từ cộng đồng dân cư trong vùng. 3.4.1Từ phía các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương 3.4.1.1 Các cơ quan ban ngành Trung ương Nghiên cứu dự báo mực nước biển dâng, đánh giá tổng quan tác động môi trường của hiện tượng này, đưa ra các cảnh báo sớm về vùng ảnh hưởng trực tiếp , gián tiếp.Những hậu quả tiêu cực cũng như những mặt tích cực cần khai thác . Rà xoát lại qui hoạch vùng ven biển trong tầm ảnh hưởng của lụt biển, để có những điều chỉnh cần thiết về cao độ nền cơ sở, cho tất cả các dự án qui hoạch Chỗ cần bảo đảm tránh lụt an toàn thì nâng cao độ lên trên mức nước ngập dự báo;Nơi cần giữ nước biển lại để tận dụng lợi ích cảnh quan môi trường hoăc nuôi trồng thuỷ sản ,thì có thể giữ lại những vùng trũng hoặc đào hạ cốt trước để lấy đất đắp đê ,đắp nền Qui hoạch lại hệ thống đê kè cho bờ biển và cho các con sông đặc biệt là các sông lớn có hạ lưu đổ trực tiếp ra biển; Hoạch định giải pháp trị thuỷ tổng quan cho cả nước và chi tiết cho vùng ven biển Giao Thủy nói riêng. 3.2.1.2 Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương Các cơ quản lý, chính quyền địa phương cần xây dựng các phương án cải tạo cơ sở vật chất (tôn cao nền các công trình, di dời xa bờ hơn..) đồng thời có các chương trình tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương các cách thức thích nghi với tình trạng nước biển dâng ( di dời nhà cửa, thay đổi thói quen sinh hoạt, ứng phó được với những tình huống xấu khi nước biển dâng cao.) Chính quyền địa phương buộc phải đầu tư, xây dựng các cơ chế chính sách phục vụ cho sự phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện bằng giải pháp nâng cao các cao trình của tuyến đường và làmcác quy hoạch toàn bộ các công trình xây dựng phục vụ cho phát triển du lịch của thị trấn phải tôn cao lên đảm bảo nhu cầu phục vụ và an toàn tuyệt đối cho du khách, đảm bảo môi sinh của khu vực này tốt hơn. 3.2.1.3 Các tổ chức trong nước và quốc tế Các tổ chức trong nước và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do mực nước biển dâng lên đối với vùng ven biển Giao Thủy. Thứ nhất, họ bao gồm nhiều nhà chuyên gia có kinh nghiệm, có trình độ, kiến thức về các vấn đề liên quan đến mực nước biển dâng, các biện pháp phòng tránh, thích nghi với hiện tượng này. Chính vì lẽ đó, để có được các biện pháp, các kịch bản ứng phó với mực nước biển đạt hiệu quả cao nhất thì sự giúp đỡ của các tổ chức, các chuyên gia là rất cần thiết. Đặc biệt khu vực ven biển huyện Giao Thủy có vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, với một khu vực rừng ngập mặn rộng lớn, vì vậy các tổ chức cần phải có các dự án, các chương trình nhằm bảo tồn và phát triển khu vực vườn quốc gia này. Thứ hai, các tổ chức trong nước và quốc tế là những đơn vị có khả năng thu hút kinh phí tài trợ cho các dự án, các chương trình mang tính chất nhân đạo. Chính vì vậy các tổ chức trong nước và quốc tế cần vận động, thu hút nguồn tài chính để thực hiện các dự án, các chương trình giúp đỡ người dân địa phương vùng ven biển huyện Giao Thủy ( di dời nhà cửa, đào tạo nghề, tôn cao đê biển). Thứ ba, các tổ chức cần có các chương trình, hoạt động giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng những hậu quả nghiêm trọng do hiện tượng mực nước biển dâng đồng thời đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp với người dân địa phương. 3.2.2 Giải pháp từ phía người dân Như đã nghiên cứu ở trên, hiện tượng nước biển dâng là do sự biến đổi khí hậu gây ra. Chính vì lẽ đó, việc đầu tiên mà người dân có thể ngăn ngừa hiện tượng nước biển dâng cao đó chính là giảm bớt những tác động tiêu cực đến khí hậu của trái đất. Mỗi người dân phải tự có trách nhiệm trong việc bảo vệ khí hậu của trái đất như: hạn chế chặt phá rừng, sử dụng hạn chế tối đa nhiên liệu hóa thạch, trồng nhiều cây xanh. Thứ hai, đối với người dân địa phương là những người trực tiếp chịu tác động của thảm họa nước biển dâng cần phải tự có ý thức trong việc tìm hiểu các hậu quả của hiện tượng này, đồng thời cần có kế hoạch biện pháp di dời nhà cửa, sửa chữa, tôn cao để đảm bảo an toàn ứng phó với hiện tượng nước biển dâng.Đồng thời, người dân cũng cần phải tự thích nghi với hiện tượng nước biển dâng bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt đặc biệt những người dân trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản cần phải có kế hoạch học nghề, làm các công việc khác vì trong tương lai nếu mực nước biển tăng thì đất đai nuôi trồng của họ sẽ bị ngập. Thứ ba, người dân địa phương cần tích cực tham gia các công tác ứng phó với hiện tượng nước biển dâng như tham gia đắp đê biển, cải tạo, tôn cao nền các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng của địa phương. 3.3 . Kiến nghị Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hiện tượng nước biển dâng. Việc đưa ra các giải pháp là một việc quan trọng nhưng để các giải pháp đó được thực hiện hiệu quả trong thực tế, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, các Bộ, ban ngành Trung ương, địa phương cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các phuơng án ứng phó phù hợp nhất cho vùng ven biển huyện Giao Thủy theo từng kịch bản nước biển dâng, Bên cạnh đó cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, để đảm bảo các kế hoạch, các chương trình được thực hiện một cách hiệu quả và triệt để nhất. Thứ hai, cần thúc đẩy các nghiên cứu khoa học, phát minh, ứng dụng mới về các biện pháp tối ưu ứng phó với hiện tượng nước biển dâng, đặc biệt khuyến khích các biện pháp phòng tránh hơn là các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo việc bảo vệ các vùng đất quan trọng của vùng ven biển. Thứ ba, giữa cơ quan địa phương và người dân cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các biện pháp ứng phó một cách hiệu quả nhất trong thực tế. Thứ tư, người dân địa phương cần phải tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia tích cực vào các kế hoạch ứng phó với hiện tượng này. Họ cần phải ý thức được rằng việc tham gia tích cực vào các kế hoạch, các chương trình ứng phó sẽ bảo vệ an tòan cho cuộc sống của chính họ, gia đình họ và của toàn bộ người dân vùng ven biển Giao Thủy. KẾT LUẬN Nước biển dâng là một thảm họa đến nhân loại, ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nước như Việt Nam. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của con người trên trái đất. Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế giới Việt Nam sẽ là 1 trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng. Đặc biệt là những vùng như Nam Định, Thái Bình, Cần Thơ, . Hiện tượng này sẽ làm mất đi hàng ngàn hecta đất của Việt Nam, làm triệu người mất nhà cửa, đất trồng trọt, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Chính vì lẽ đó chuyên đề “phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định” đã được nghiên cứu rút ra 1 số kết luận sau: Đưa ra các lý luận liên quan đến hiện tượng nước biển dâng và ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống của người dân.Đây sẽ là cơ sở khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để ứng phó với hiện tượng nước biển dâng Tổng hợp hiện trạng các khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng bỏi hiện tượng nước biển dâng.Đồng thời chuyên đề đã đưa ra các kịch bản trong tương lại về khả năng mực nước biển dâng lên. Từ việc đưa ra các kịch bản này nghiên cứu đã tính toán được các thiệt hại đến hoạt động kinh tế và đời sống của người dân trong khu vực đến năm 2015. Kết quả tính toán cho thấy thiệt hại này là rất to lớn tới người dân ở khu vực bị ảnh hưởng. Chuyên đề đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị để ứng phó với hiện tượng nước biển dâng một cách hiệu quả nhất trong thực tế. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và số liệu chưa đầy đủ nên chuyên đề mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thiệt hại của giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp mà chưa tính được tổng giá trị thiệt hại do hiện tượng nước biển dâng gây ra đối với khu vực Giao Thủy – Nam Đinh. Trong tương lai nếu có điều kiện nghiên cứu sâu và kĩ càng hơn tôi hi vọng đề tài nghiên cứu sẽ được làm tốt hơn để có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Tôi hi vọng sẽ được sự góp ý của thầy cô và các bạn. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy Phụ lục 2: Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Giao Thuỷ - Nam Định Phụ lục 3: Bản đồ hiện trạng VQG Xuân Thủy Phụ lục 4: Bản đồ quy hoạch nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản Phụ lục 5: Bản đồ quy hoạch vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thuỷ Phụ lục 6 : Các loài động thực vật ở vườn quốc gia Xuân Thủy Số thứ tự Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh 1 Cây ngập mặn Mangrove 2 Khuyết thực vật Psilotophyta 3 Thực vật hạt kín Angiospermae 4 Thực vật hai lá mầm Dicotyledones 5 Thực vật một lá mầm Monocotyledones 6 Họ Cỏ Poaceae 7 họ Cúc Compocitae 8 họ Cói Cyperaceae 9 họ Đậu Leguminosae 10 Cò thìa Platalea minor,P.leucorodia 11 Bồ nông Penecanus philippensis 12 Cò trắng Trung quốc Egretta eulophotes 13 Mòng bể mỏ ngắn Larus saundersi 14 Choắt đầu đốm Tringa guttifer 15 Choi choi mỏ thìa Erynorhynchus pygmeus 16 Choắt chân màng lớn Limodromus semipalmatus 17 Rái cá Lutra lutra 18 cá Heo Lipotes vexilifer 19 Cá Đầu ông sư Neophocaera phocaenoides 20 Rong câu chỉ vàng Gracilaria bodgettii 21 Ngành tảo Silic Bacillariophyta 22 Ngành tảo Lam Cyanophyta 23 Ngành tảo lục Chlorophyta 24 Ngao Meretrix lusoria 25 Vọp Mactra quadrangularis 26 Cua rèm Scylla serrata 27 Ghẹ Portunus penaeus 28 Tôm he Penaeus Merguiensis 29 Tôm rảo Metapennaus ensis 30 Tôm vàng Metapenmus soyneri 31 Tôm sú Pennaeus monodon 32 Cá Vược Lates calcarifer 33 Cá bớp Bostrichthys sinénsis 34 Cá đối Mugil nepalensisreus 35 Cá dưa Muraenesox cinereus 36 Cá nhệch Pisoodonophifboro 37 Cá Tráp Taius tumifrons Tài liệu tham khảo Barry Field & Nancy Olewiler, Kinh tế môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi Trường Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, NXB Nông Nghiệp 2004. IUCN: Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước RAMSA, Cục Bảo vệ Môi trường 2005. Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bài giảng Kinh tế môi trường, 1998. Ngân hàng Thế giới, Phát triển và môi trường, Bộ KH CN và MT, Hà Nội, 1993. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê 2005, 2007. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập và quản lý các dự án đầu tư , NXB Thống kê 2005. Nguyễn Hoàng Trí, Các phương pháp lượng giá rừng ngập mặn, NXB Thống kê 2005. Nguyễn Hữu Ninh, Thích ứng của biến dổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai (nghiên cứu điển hình tại Việt Nam), IPCC 2007 Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, NXB Thống kê, 2003. UBND huyện Giao Thuỷ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Giao Thuỷ đến năm 2010 (2003) Trang web tham khảo www.combatclimatechange.ie www.biodiversityday.info/uploads/media/4.Pilgrim_Effects_SLR.ppt www.namdinh.gov.vn www.iucn.com.vn www.gso.com.vn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của tôi tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, trưởng khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Vũ Tấn Phương, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã góp ý và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiêp. Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành chuyên đề, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn, Ban quản lý vườn Quốc gia Xuân Thủy - Nam Định, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên KTMT - K46 Bạch Hồng Hải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường. Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2008 Bạch Hồng Hải DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Thay đổi nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất trong vòng 140 năm qua 5 Hình 1.2: Các sinh cảnh tự nhiên quan trọng bị ảnh hưởng (Vùng Đồng bằng sông Hồng) 8 Hình 1.3: Các sinh cảnh tự nhiên quan trong bị ảnh hưởng (Đồng bằng sông Cửu Long) 9 Hình 1.4: Tác động tiềm năng của hiện tượng nước biển dâng tại Băngladesh 10 Bảng 1.1: Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với khu vực Đông Á 11 Hình 1.5: Dân số bị ảnh hưởng ở khu vực Đông Á 12 Hình 1.6: Ảnh hưởng tới GDP các quốc gia khu vực Đông Á 13 Hình 1.7: Các đô thị bị ảnh hưởng ở khu vực Đông Á 13 Hình 1.8: Các khu vực bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng 14 Hình 1.9: Tiếp cận phân tích và đánh giá thiệt hại của NBD tại Giao Thủy 22 Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu ven biển Giao Thủy - Nam Định 24 Hình 2.2: Hình ảnh vệ tinh vùng ven biển Giao Thủy trong vùng Bắc Bộ 25 Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQG Xuân Thủy 28 Bảng 2.2: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm 29 Hình 3.1: Hiện trạng khu vực nghiên cứu và biển 47 Hình 3.2: Khu vực nghiên cứu khi mực nước biển dâng 5 cm năm 2008 48 Bảng 3.1: Diện tích đất bị ngập qua các năm, kịch bản 1 48 Hình 3.3: Khu vực nghiên cứu khi mực nước biển dâng lên 10 cm 49 Bảng 3.2: Diện tích đất bị ngập qua các năm, kịch bản 2 50 Hình 3.4: Khu vực nghiên cứu khi mực nước biển dâng lên 15 cm 50 Bảng 3.3: Diện tích đất bị ngập qua các năm, kịch bản 3 51 Bảng 3.4: Lượng giá kinh tế đất ngập nước ven biển Giao Thủy 52 Bảng 3.5: Thiệt hại trên 1ha khi mực nước biển dâng lên 5 cm 54 Bảng 3.6: Tổng thiệt hại tính theo các năm 55 Bảng 3.7: Thiệt hại trên 1ha khi mực nước biển dâng lên 10 cm 56 Bảng 3.8: Tổng thiệt hại tính theo các năm 57 Bảng 3.9: Thiệt hại trên 1ha khi mực nước biển dâng lên 15 cm 58 Bảng 3.10: Tổng thiệt hại tính theo các năm 59 Hình 3.5: Mô hình so sánh thiệt hại ở các kịch bản khác nhau 60 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SLR Sea level raise Nước biển dâng UNEP United nations environmental program Chương trình môi trường của Liên hợp quốc UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn quốc gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7534.doc
Tài liệu liên quan