Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trong nhiều năm nay khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam khá lớn nhưng kim ngạch thu về lại không tương xứng. Giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới luôn luôn thấp hơn các nước xuất khẩu gạo chính khác nhất là so với Thái Lan. Giá gạo xuất khẩu thì do nhiều yếu tố cấu thành nên, vậy để nâng cao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế thì ta cần xem xét và đề ra biện pháp cho từng yếu tố:  Giá gạo và chất lượng gạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chất lượng gạo xuất khẩu quyết định giá gạo xuất khẩu. Gạo có chất lượng càng cao thì bán được giá càng cao, do đó để tăng giá gạo thì cần quan tâm đến khâu chất lượng gạo. Trước hết cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch vùng lúa xuất khẩu cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên, đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Bên cạnh đó cần thâm canh tăng năng suất lúa gạo chọn giống lúa xuất khẩu có chất lượng cao cộng với công nghệ chế biến hiện đại, hệ thống kho tàng bến bãi bảo quản gạo xuất khẩu đúng tiêu chuẩn quốc tế Khi chất lượng gạo xuất khẩu được nâng cao sẽ dẫn đến giá gạo của Việt Nam cũng cao hơn.  Những năm qua thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam chủ yếu là nước đang và kém phát triển, do đó gạo phẩm cấp thấp, cụ thể là tỷ lệ gạo gãy 2 – 2,5%, vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng gạo xuất khẩu, tuy nhiên để giá gạo cao hơn Việt Nam cần sản xuất nhiều gạo chất lượng cao phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các thị trường khó tính. Đặc biệt các loại gạo đặc sản truyền thống cần được phát triển sản xuất trên quy mô lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của một số nước như Nhật Bản, Mỹ ưa chuộng gạo thơm của Việt Nam.Thực tế cho thấy giá các loại gạo đặc sản thường cao gấp đôi những loại gạo khác, chẳng hạn như gạo đặc sản Hoa nhài của Thái Lan luôn xuất đi với mức giá từ 740-800 USD/tấn trong khi đó loại gạo 5% tấm chỉ bán được với giá vào khoảng 280-320 USD/tấn.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐBSCL. Còn loại gạo hạt trắng số 1 với 100% hạt nguyên, gạo đặc sản, gạo thơm còn rất ít. Việt Nam chỉ mới bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở Miền Bắc, gạo Nàng Hương, Chợ Đáo ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Nhìn chung chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của nước ta trong chừng mực nào đó còn thấp, nhất là so với gạo Thái Lan, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Với những cố gắng hiện nay của ngành trồng lúa trong việc cải tạo giống, công nghệ xay xát, đánh bóng, chọn màu, chúng ta có thể hy vọng rằng phẩm cấp gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện nhiều hơn trong vài năm tới. 3.3.2. Về giá. Giá cả do chất lượng, điều kiện thương mại, quan hệ cung cầu quyết định. Hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều loại gạo, với mỗi loại gạo, sự biến động về giá cũng khác nhau, giá cả biến động còn phụ thuộc vào thời vụ. Giá gạo của thế giới trong những năm qua thường xuyên biến động, do đó giá gạo Việt Nam cũng có xu hướng dao động theo giá cả của thị trường thế giới. Mặc dù chúng ta đạt kết quả cao trong xuất khẩu gạo nhưng hiệu quả chưa cao. Giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu bình quân trên thế giới (FOB - Thái Lan). Trong 5 năm qua giá gạo bình quân của Việt Nam là 262,6 USD/tấn, còn của Thái Lan bán cùng kỳ là 295 USD/tấn. Như vậy giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn giá gạo của Việt Nam 10 – 13%, nhưng không phải do Việt Nam tự động hạ giá mà buộc phải chấp nhận mức giá thấp, cách biệt khá xa so với mặt hàng gạo quốc tế vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như: chất lượng sản phẩm còn thấp và không đồng đều, cơ sở hạ tầng phụcvụ xuất khẩu gạo vừa thiếu vừa kém, năng lực bốc xếp thấp, chi phí cao, thiếu ổn định trong việc cung ứng hàng. Bảng dưới đây cho thấy sự thua thiệt về gía gạo xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan. Bảng7: Giá gạo của Việt Nam và Thái Lan trên thị trường thế giới. (Đơn vị: USD/tấn). Năm Giá FOB Thái Lan- loại 5% tấm Giá FOB Việt Nam- loại 5% tấm Chênh lệch 1989 311 236 - 75 1997 265 245 - 20 1998 285 270 -15 1999 240 232 - 8 2000 190 174 -16 2001 181 198 +17 2002 200 197 - 3 (Nguồn: Ngoại thương 1 – 2002) Từ thập kỷ 60 trở lại đây người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (điều kiện giao hàng FOB – Băngkok) làm giá quốc tế mặt hàng gạo, giá này được xem là giá chuẩn mực, phản ánh được thực chất quan hệ cung – cầu và quy luật vận động của giá cả trên thị trường gạo thế giới. Giá gạo thế giới trong những năm qua thường xuyên thay đổi và có xu hướng giảm. Trong thập kỷ 90, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á và yếu tố thời tiết đã làm giảm nhu cầu gạo trên thị trường, gây ra việc giảm giá gạo quốc tế. Có thể dẫn ra đây giá gạo FOB – Bangkok, loại gạo 5% tấm: năm 1989 là 311 USD/tấn, thì đến năm 1999 là 240 USD/tấn. Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, giá gạo trên thị trường thế giới đã “khởi sắc” hơn do các nước Đông Á nền kinh tế đang đi vào giai đoạn phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên, cộng với tốc độ tăng thu nhập bình quân trên đầu người cao ở một số nước Châu Á dẫn đến nhu cầu gạo tăng đặc biệt là gạo phẩm cấp cao. Cho đến nay Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính, thêm vào đó xuất khẩu gạo của Việt Nam còn mang tính chất từng chuyến, từng đợt nên khó tìm được bạn hàng và thị trường ổn định. Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam phải xuất sang Singapore để tái xuất khẩu vì không tìm được thị trường trực tiếp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo Việt Nam thua thiệt rất nhiều. Mặt khác nước ta nằm trong khu vực Châu Á, nơi có nhiều nước cũng xuất khẩu gạo nên thường bị cạnh tranh, chèn ép giá trên thị trường xuất khẩu. Việc thiếu hụt thông tin thị trường và kinh nghiệm kinh doanh đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các nước láng giềng. Một trong những nguyên nhân chính của sự chênh lệch giữa giá gạo Thái Lan và giá gạoViệt Nam vẫn là yếu tố chất lượng. Giá gạo Việt Nam cũng tăng dần cùng xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung cầu với thị trường lúa gạo thế giới. Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với giá gạo Thái Lan đã giảm dần: từ 40 - 55 USD/tấn những năm 1989 - 1994 xuống còn 20 - 25 USD/tấn những năm 1995 - 2000. Năm 1998 do đồng Batt Thái Lan mất giá, nên giá gạo Việt Nam đã tiếp cận giá gạo Thái Lan. Do nhu cầu giảm so với cùng kỳ năm 1998 giá thị trường thế giới năm 1999 luôn ở mức thấp, vì vậy nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, giá xuất khẩu cả năm trung bình chỉ ở mức xấp xỉ 221 USD/tấn. Đây là mức giá thấp nhất so với giá trung bình từ năm 1995 trở lại đây. Sang năm 2000 tổng lượng xuất khẩu đạt 3,5 triệu tấn, tổng kim ngạch đạt 668 triệu USD, so với năm 1999 thì lượng giảm 1,17 triệu tấn và giá trị giảm 360 triệu USD. Với kết quả xuất khẩu như trên, tính toán cho thấy giá xuất khẩu bình quân năm 2000 đạt 188 USD/tấn, thấp hơn mức giá bình quân năm 1999 là 3USD/tấn và năm 1998 tới trên 87 USD/tấn. Nguyên nhân là do lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới giảm liên tục từ 25 triệu tấn năm 1999, xuống còn 22,3 triệu tấn năm 2000. Sự sút giảm liên tục như vậy đã làm cho giá thị trường gạo thế giới giảm mạnh và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cuối năm 2000 và đầu năm 2001 giá gạo thế giới liên tục giảm, nhưng bắt đầu tăng từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2001. Cụ thể giá gạo FOB tại Việt Nam vào tháng 5/2001, loại 5% tấm là 158 USD/tấn, loại 25% tấm là 137 USD/tấn. Song từ tháng 8/2001giá gạo Việt Nam đột ngột tăng, lần đầu tiên kể từ nhiều năm nay giá gạo Việt Nam đắt hơn giá gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá 175 USD/tấn trong khi đó giá gạo Thái Lan cùng loại là 169 USD/tấn. Tính đến cuối tháng 12/2001 giá gạo Việt Nam cao hơn trên 20 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan, trong khi thông thường giá gạo Việt Nam rẻ hơn 15 – 25 USD/tấn. Nguyên nhân là do trong năm 2001 lũ lụt lại xảy ra ở ĐBSCL, mặc dù không gây thiệt hại nhiều tới sản lượng nhưng việc thu gom, phơi sấy và vận chuyển gạo gặp nhiều khó khăn, đẩy chi phí lên cao. Cùng với chi phí cao là việc Việt Nam khan hiếm nguồn cung gạo xuất khẩu do các nhà xuất khẩu đã mua gạo bằng mọi giá để gấp rút hoàn thành những hợp đồng đã ký với Irăc, Châu Phi, Philippin và Cuba, trong khi đó nông dân lại không muốn bán thóc ra vì chưa biết tiến triển lũ lụt và sản lượng vụ thu hoạch sau thế nào. Bước sang 2002, chất lượng gạo được nâng cao, các loại gạo cao cấp, gạo tám thơm, gạo đồ của DNTN khi đưa mẫu chào hàng đã được các công ty nước ngoài đặt mua ngay với giá cao. Năm 2002, Việt Nam tuy xuất khẩu gạo với khối lượng thấp hơn 2001 nhưng lại thu về giá trị cao hơn. Như vậy trong cạnh tranh xuất khẩu gạo thì vấn đề chất lượng và giá cả có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hiện trạng của gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới là không khả quan, giá gạo không ổn định và bị cạnh tranh khốc liệt thường ở mức thấp so với các nước khác đặc biệt là Thái Lan. Điều này lý giải tại sao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa tương xứng với khối lượng xuất khẩu. Để xuất khẩu đạt hiệu quả cao chúng ta cần có đầy đủ thông tin, nhu cầu khách hàng, xu hướng biến động giá cả trên thị trường đồng thời phải thay đổi chiến lược phương thức kinh doanh, cần phải tính toán nên xuất khẩu một khối lượng nào mà tương ứng với nó là quy mô đầu tư tối ưu. 3.3.3.Phương thức thanh toán. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thử thách vì vậy chương trình xuất khẩu gạo của ta chủ yếu là đổi hàng và trả nợ, còn bán theo phương thức thanh toán L/C chỉ ở mức độ nhỏ, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của Việt Nam thời gian này rất kém. Qua nhiều năm xuất khẩu gạo phương thức thanh toán có nhiều tiến bộ, phương thức L/C dần chiếm tỷ trọng cao hơn và đã trở thành phương thức thanh toán chủ yếu. Điều đó đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Do khó khăn về thị trường, bạn hàng và giá cả nên trong những năm đầu Việt Nam quay lại thị trường xuất khẩu thì phương thức đổi hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp hiện tượng này lại có tác dụng quan trọng đôí với Doanh nghiệp để có chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Đến năm 1994 - 1995 thì hai phương thức thanh toán trực tiếp và đổi hàng không còn nữa mà thay vào đó là hình thức thanh toán qua L/C, gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Hiện nay trong phạm vi quy định chung của Nhà nước, phương thức kinh doanh và thanh toán được vận dụng linh hoạt ở tầm Doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tác thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả. Hiệp Hội Xuất khẩu lương thực Việt Nam cảnh báo, các Doanh nghiệp tham gia vào thị trường gạo thế giới muốn làm ăn có lãi và tránh thua thiệt thì cần phải có phương thức kinh doanh và thanh toán linh hoạt, đa dạng. Phương thức thanh toán của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay khá đa dạng và linh hoạt cụ thể là: bán trả chậm, đại lý, gửi bán, đổi hàng, tham gia đấu thầu bán lẻ cho các siêu thị, hợp tác liên doanh với người tiêu thụ. Kết quả đó đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ như ở thị trường Châu Phi, hiện nay khối lượng gạo Việt Nam được tiêu thụ nhiều hơn gạo Thái Lan đó là do Việt Nam đã xác định rằng, thị trường này tuy nhập khẩu nhiều gạo nhưng lại có khả năng thanh toán kém, do đó Việt Nam đã áp dụng phương thức trả chậm, phương thức trả sau và phương thức tuần hoàn cho thị trường này, nhờ vậy mà gạo Việt Nam có ưu thế hơn gạo Thái Lan. Hay với thị trường Irắc, ngoài các hợp đồng mua bán gạo thông thường Việt Nam còn xuất khẩu gạo sang nước này theo chương trình “Đổi dầu lấy lương thực”, qua đó Việt Nam không chỉ bán được gạo mà còn giữ vững và mở rộng hơn thị trường này. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và mở rộng phạm vi thanh toán nhằm đa dạng hoá phương thức thanh toán. Đây cũng là điều kiện để thu hút và giữ khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp gạo của Việt Nam có khả năng bán được và phù hợp với những đặc điểm mới của thanh toán quốc tế. 3.4. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo. Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nhanh chóng chiếm được vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch, chất lượng gạo đã có những tiến bộ. Một trong những yếu tố dẫn đến kết quả trên là chúng ta đã có cơ chế đièu hành xuất khẩu gạo. Cơ chế này được hoàn thiện liên tục qua từng năm. Trong đó, Nhà nước thực hiện tổ chức thu mua gạo xuất khẩu thông qua các đầu mối xuất khẩu, và hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhằm điều tiết lượng gạo xuất khẩu. Nhà Nước phân bổ đầu mối cho các tỉnh vùng lúa, Nhà Nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu gạo nhằm thực hiện nguyên tắc ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra Chính Phủ còn phân bổ hạn ngạch cho các tỉnh vùng lúa, uỷ nhiệm cho lãnh đạo các tỉnh điều hành và quản lý nhằm đảm bảo cơ chế xuất khẩu gạo được linh hoạt hơn. Nhiều năm qua đầu mối xuất khẩu gạo là một điểm nóng trong hoạt động xuất khẩu gạo. Thời gian đầu, nhiều Doanh nghiệp nhà nước tìm mọi cách để được trực tiếp xuất khẩu gạo. Nhiều hoạt động tranh mua tranh bán trong nước thương nhân nước ngoài lợi dụng để ép giá, ép cấp gây tổn hại lợi ích quốc gia trong xuất khẩu gạo. Nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh tự phát hỗn loạn, năm 1992 Bộ Thương Mại không chỉ quyết định mức giá tối thiểu mà còn cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tinh giảm số doanh nghiệp nhà nước được phép xuất khẩu gạo nhằm nâng cao trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều trở ngại phức tạp nảy sinh. Tuy Nhà Nước quy tụ được phần lớn (khoảng 70%) lượng gạo xuất khẩu vào số ít doanh ngiệp đầu mối chính nhưng số doanh nghiệp nhỏ vẫn còn khá đông. Do đó tổng số doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn nhiều, thậm chí còn tăng qua các năm như sau: năm 1989 : 23 đầu mối xuất khẩu gạo, 1991:26, 1992:43, 1993:43, 1994:45, 1996:15, 1997:16, 1998: 33, 1999:40 Sau khi sắp xếp lại hệ thống lương thực quốc doanh thành 2 Tổng Công ty lương thực Trung Ương vào năm 1995, sang năm 1996 chính phủ lại rà soát kĩ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Do vậy lần đầu tiên vào năm 1996 cả nước chỉ còn 15 doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trực tiếp và cũng là lần đầu tiên đảm bảo xuất khẩu gạo vượt ngưỡng 3 triệu tấn. Đến các năm gần đây số đầu mối lại có hướng tăng nhanh và thực tế lại xuất khẩu với không ít bất cập. Hàng năm Chính phủ có quyết định riêng về điều hành xuất khẩu gạo và tiêu thụ lúa gạo. Nhà nước còn hỗ trợ tài chính mua lúa gạo tạm trữ, lượng mua tạm trữ năm 1999 là 1,5 triệu tấn quy ra thóc, năm 2000 là 1 triệu tấn quy gạo được hỗ trợ lãi vay Ngân hàng trong 6 tháng. Trong thời gian gần đây, cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, chính sách khuyến khích xuất khẩu, mức thuế xuất khẩu của Việt Nam đã giảm dần và năm 1999 thuế xuất khẩu gạo được quy định: gạo 25% tấm thuế suất 0%, các loại khác thuế suất 1%. Từ cuối năm 1999 đến nay, giá gạo thị trường thế giới liên tục giảm làm cho giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng phải giảm theo. Để tiêu thụ kịp thời lúa hàng hoá cho nông dân và để ngăn chặn tình trạng giá lúa liên tục xuống thấp, Chính phủ quyết định giao cho tổng công ty lương thục Miền Nam và công ty kinh doanh xuất khẩu gạo ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo và doanh nghiệp được hỗ trợ lãi vay ngân hàng trong 12 tháng, đồng thời áp dụng các giải pháp kích cầu và hạn chế cung. Đến năm 2001 Nhà nước thực hiện bãi bỏ qui định về hạn ngạch xuất khẩu gạo, để bất cứ Doanh nghiệp nào có đăng ký kinh doanh trong ngành lương thực cũng có thể xuất khẩu gạo trực tiếp. Bên cạnh đó Chính phủ còn chủ trương quy hoạch gắn các công ty kinh doanh lương thực xuất khẩu vơí từng vùng lúa gạo để công ty phối hợp với địa phương có nhiệm vụ bao tiêu sản phẩm, thu mua lúa cho nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân các yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo lợi ích của người nông dân và ổn định thị trường các doanh nghiệp chế biến kinh doanh gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra còn có một số trung tâm giao dịch ở những vùng lúa tập trung được xây dựng để người sản xuất có thể giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua lương thực theo phương thức và giá sàn qui định của Nhà nước. Mục đích hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo này là nhằm làm cho gạo Việt Nam có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. 3.5. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua. 3.5.1. Những thành tựu đạt được. Tổng cộng 14 năm (1989 – 2002) sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được bốn thành tựu nổi bật sau: Thứ nhất: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với nhịp độ cao và khá ổn định (tăng bình quân 4,5% một năm). Đặc biệt sản xuất lương thực tăng bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm, từ một đất nước thiếu lương thực, trở thành một nước không chỉ bảo đảm đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn có khối lượng ngày một tăng, là nước đứng thứ 2 (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Thứ hai: Góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới CNH- HĐH. Từ năm 1989 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Theo đánh giá tổng quát của các cơ quan chức năng mặc dù trong cùng thời gian qua tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức khá cao với bình quân từ 1,8 - 2%/năm, đồng thời những năm gần đây những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra nặng nề trên diện rộng song chúng ta vẫn có lượng gạo dư thừa cho xuất khẩu hằng năm. Những kết quả xuất khẩu cho thấy đã tiêu thụ hết lúa hằng năm của nông dân khiến nông dân phấn khởi đẩy mạnh việc sản xuất lương thực. Thứ ba: Sau 14 năm xuất khẩu gạo (1989 - 2002), lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức trên 35 triệu tấn. Thu nhập từ xuất khẩu gạo đã gần 8 tỷ USD dù giá gạo thị trường thế giới không ổn định. Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp – nông thôn, những năm qua xuất khẩu gạo góp phần khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nông dân ở thời vụ thu hoạch, ngăn chặn sự ép giá của tư thương nhằm giữ giá cho nông dân có lợi nhuận 25 - 40%. Do vậy chính xuất khẩu gạo đang góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy nông dân canh tác hơn nữa. Thứ tư: Xuất khẩu gạo góp phần tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn, sản xuất và dịch vụ xuất khẩu gạo mở rộng nhanh chóng đang thu hút nhiều lao động nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng vận chuyển…Xuất khẩu gạo khai thác được lợi thế về phân công lao động, tranh thủ được cơ hội trên thị trường gạo thế giới, có lợi cho người sản xuất và xuất khẩu gạo. Do vậy xuất khẩu gạo mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho tích luỹ và tiêu dùng, cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo. Đời sống ở nông thôn không ngừng được nâng cao, bình quân thu nhập năm 1998 đạt 9,8 triệu đồng/hộ/năm, 58% số hộ có máy thu hình. Tuổi thọ bình quân năm 1990 là 65 tuổi thì đến năm 1999 là 67 tuổi. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân 2%/1 năm. Hộ giàu tăng từ 8,08% năm 1990 lên 20% năm 2000. 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng có những hạn chế như sau: 3.5.2.1.Thị trường xuất khẩu: Trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn là thị trường có sức mua thấp thiếu tính bền vững, tính rủi ro cao. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu vẫn là thị trường các nước trong khu vực và thị trường Châu Á chiếm đến 6% đến 65% kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu tuy nhiều nhưng không vững chắc, gạo trong nhiều thời điểm còn phải xuất qua trung gian, nên bị ép cấp và bị thua thiệt về giá. Hơn nữa thị trường sức mua thấp hoặc tái chế, tái xuất không phù hợp với định hướng chiến lược xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam trong giai đoạn tới. Triển vọng về mở rộng thị trường các nước và khu vực (Châu Âu, Châu Mỹ, EU, Nhật Bản, Mỹ…) vẫn gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu đổi mới và cải tiến liên tục về tiêu chuẩn vệ sinh thành phẩm, chất lượng, mẫu mã và kể cả các quy định và thông lệ thương mại quốc tế. 3.5.2.2.Về chất lượng gạo xuất khẩu: Chất lượng gạo của Việt Nam còn kém là do hai nguyên nhân chính sau: Thứ nhất: Là do giống lúa kém. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và triển khai chương trình cải tạo giống lúa nhưng diện tích gieo trồng các loại giống có chất lượng cao chưa nhiều. Người nông dân mới chỉ chú trọng đến việc nâng cao năng suất mà chưa quan tâm đến việc nâng cao giống lúa và các biện pháp kỹ thuật để cải thiện chất lượng gạo phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Có đến 90% diện tích hiện đang sử dụng các giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp. Các giống lúa đặc sản truyền thống của Việt Nam chiếm một diện tích không đáng kể, trong khi có qúa nhiều giống lúa khác nhau được gieo trồng trên cùng một khu vực, trong cùng một mùa vụ là một thực trạng đáng lo ngại cả cho việc sản xuất lúa đến chế biến gạo hiện nay. Theo số liệu từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng năm chưa kể nhập khẩu, chúng ta công nhận và đưa vào sản xuất 60 đến 80 giống lúa mới chưa kể sử dụng thóc thịt làm giống khá phổ biến. Thứ hai: Công nghệ chế biến lạc hậu cũng đang là những trở ngại lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở các thành phố HCM, Cần Thơ, Mỹ Tho trong khi đó những vùng xa và địa phương có nhiều lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng…..lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Ở khu vực vựa lúa ĐBSCL, đến nay năng lực sấy chỉ bảo đảm được từ 10% - 15% sản lượng thóc hè thu cộng thêm vấn đề kho tàng và công nghệ bảo quản lương thực còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là thông thoáng tự nhiên, đảo trộn và bốc dỡ thủ công nên tổn thất trong quá trình bảo quản còn cao (1,5% - 2%). Hiện nay hệ thống kho tàng chuyên dụng hầu như không có, đa phần là loại kho cuốn và kho khung thép, xây dựng đã lâu, hết thời hạn sử dụng, hư hỏng và cần phải sửa chữa nhiều. Nhìn chung công nghệ và thiết bị xay sát gạo phần lớn là lạc hậu, ít cải tiến chi phí sản xuất cao, chất lượng thành phẩm thấp. Đây là nguyên nhân chính làm cho gạo xuất khẩu của Việt Nam thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả kinh tế chưa cao. 3.5.2.3.Về giá gạo xuất khẩu: Khi bước vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới, giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn trên dưới 20USD/ tấn so với giá gạo của một số nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ…Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực, khoảnh cách này từng bước được thu hẹp và đến năm 2000, chênh lệch giá gạo của ta so với giá gạo các nước nói trên chỉ còn dưới 10 USD/1 tấn. Nhiều người nghĩ rằng, chẳng mấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ theo kịp giá gạo của thế giới. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy, phải đến năm 2001 sự chênh lệch đã bị đẩy lên hơn 10USD/1tấn. Đây là vấn đề bức xúc cần được giải quyết, nhưng trước hết ta phải xem xét những nhân tố tác động đến giá gạo xuất khẩu: Thứ nhất: Là chất lượng gạo xuất khẩu còn kém, phẩm cấp thấp, mẫu mã chưa đáp ứng được các thị trường khó tính đã làm giá gạo của ta thấp hơn giá gạo quốc tế. Thứ hai: Là khả năng dự báo dự phòng các loại rủi ro trong sản xuất chưa cao, chưa đủ sức dự báo chính xác, nhất là phòng chống thiên tai. Thứ ba: Việc quản lý gạo trong xuất khẩu còn bị buông lỏng, gạo có chất lượng kém vẫn được tham gia vào thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác các chi phí từ sản xuất lúa đến vận chuyển và bảo quản còn khá cao so với các nước trong khu vực cũng trực tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu của ta trong thời gian qua. Thứ tư: Dự báo thị trường nông sản của các nước trong khu vực và trên thế giới chưa nhanh nhạy, thiếu chính xác. Chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động tới giá cả gạo trong nhiều năm. Hơn nữa phải kể đến khả năng hạn chế của Doanh nghiệp xuất khẩu về maketing trong việc tiếp cận thông tin nắm bắt thị trường cũng như trong khâu giao dịch và ký kết hợp đồng. Thứ năm: Mức chênh lệch giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác nữa như Việt Nam chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm như Thái Lan, do đó doanh thu xuất khẩu cũng giảm do phải chi khoản hoa hồng môi giới. Trong thực tế, còn một hạn chế nữa đang làm đau đầu các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách là hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam xảy ra hiện tượng càng xuất khẩu thì càng lỗ. Trong nhiều năm hoạt động xuất khẩu gạo vẫn rơi vào cái vòng luẩn quẩn: lúa trúng mùa rớt giá, Nhà nước bỏ tiền bù giá mua tạm trữ; gạo xuất khẩu lỗ, Nhà nước lại dốc tiền bù lỗ cho Doanh nghiệp. Điều này xảy ra do những nguyên nhân sau: Đó là công tác nhận định đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai liên tục diễn ra, chưa được quan tâm đúng mức và chưa chuẩn xác. Do các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo không chủ động được nguồn hàng. Các Doanh nghiệp đã ký hợp đồng khi kho rỗng, không có chân hàng. Còn lượng hàng hoá lại nằm trong tay các trung gian như lại vựa, chủ xay xát. Doanh nghiệp còn nhận định sai, dẫn đến việc ký hợp đồng với giá thấp, đến khi giao hàng phải mua với giá cao nên phát sinh lỗ. - Mặt khác việc thực hiện các quyết định của Chính Phủ về tạm trữ gạo đều nhằm điều chỉnh giá lúa không xuống dưới giá sàn và khi đạt sẽ ngừng mua tạm trữ, về cơ bản các Doanh Nghiệp đã thực hiện khá nghiêm túc. Nhưng như thực tế xảy ra, nhiều Doanh nghiệp không mua lúa gạo để tạm trữ mà là để mua bán lòng vòng. Ví dụ trong năm 2001, kể từ tháng 5, khi giá thóc trong nước đã vượt 1300 đồng/kg, nhiều Doanh nghiệp được giao nhận vụ này đã không còn giữ lượng gạo tạm trữ trong kho theo đúng chỉ tiêu nữa. Theo con số được công bố đến ngày 31 tháng 7 lượng gạo trong kho của các Doanh nghiệp chỉ đạt 661.000 tấn, do đó đã không đủ lượng gạo để trả nợ cho các hợp đồng đã ký kết. Các Doanh nghiệp phải tìm mọi cách mua gom, giá gạo trên thị trường lên tới 2600 đồng/kg. Sự tăng giá ảo khiến nhiều Doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo chịu lỗ cả chục USD/tấn. Bước vào những tháng cuối năm, giá gạo vẫn lên cao, có lúc gạo xuất khẩu lên đến mức cao nhất (5% tấm: 198 - 200 USD/tấn, gạo 25% tấm: 178 - 180 USD/tấn) tất cả các đầu mối đều không có gạo tạm trữ cũng như không thể mua gạo nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vì giá quá cao. Vấn đề không phải chúng ta thiếu gạo theo ước tính mà lượng gạo tạm trữ ở trong dân còn nhiều nhưng do yếu tố tâm lý nên các hộ sản xuất giữ lại không bán ra, tạo ra sự thiếu ảo trong quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính từ việc gạo ta đánh gạo ta trên thị trường thế giới nên các thương nhân nước ngoài đã tận dụng triệt để để ép giá gạo Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm giá xuống, việc tìm đầu ra cho xuất khẩu gặp khó khăn. Chương 4 : MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM. 4.1. Các biến trong mô hình: 4.1.1. Biến phụ thuộc: Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta, em sử dụng biến phục thuộc của mô hình là sản lượng gạo xuất khẩu. 4.1.2. Biến độc lập: Tổng sản lượng gạo trong nước từ năm 1989 đến 2005 (nguồn: Tổng Cục Thống Kê) Diện tích trồng lúa ở Việt Nam (nguồn: Tổng Cục Thống Kê) Giá xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1989 đến 2005 (nguồn: Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam) Giá phân ure từ năm 1989 đến năm 2005 (nguồn: CAP) 4.1.3. Phân tích mô hình: Sử dụng mô hình kinh tế lượng ước lượng sự phụ thuộc của sản lượng gạo xuất khẩu vào tổng sản lượng gạo trong nước, diện tích, giá gạo xuất khẩu và giá phân ure ta có mô hình: GaoXK = a1 + a2*TSL + a3*DT + a4*DG + a5*GP + U Trong đó: GaoXK: sản lượng gạo xuất khẩu ( nghìn tấn) TSL: tổng sản lượng gạo trong nước (nghìn tấn) DT: diện tích trồng lúa (nghìn ha) DG: đơn giá 1 tấn gạo xuất khẩu GP: giá 1kg phân ure U: sai số ngẫu nhiên Ước lượng mô hình trên ta có: Dependent Variable: GAOXK Method: Least Squares Date: 04/26/09 Time: 08:49 Sample: 1989 2005 Included observations: 17 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.973265 0.415821 4.745467 0.0005 DIENTICH 0.011354 0.001325 -8.566438 0.0000 DONGIA 0.003866 0.000219 17.67133 0.0600 GIAPHAN -1.53E-07 1.13E-07 -1.346005 0.2032 TONGSL 3.62E-05 1.09E-05 3.331051 0.0060 R-squared 0.894990 Mean dependent var 2.933529 Adjusted R-squared 0.993320 S.D. dependent var 1.242195 S.E. of regression 0.101529 Akaike info criterion -1.497017 Sum squared resid 0.123698 Schwarz criterion -1.251954 Log likelihood 17.72465 F-statistic 595.7701 Durbin-Watson stat 2.475959 Prob(F-statistic) 0.000000 Từ mô hình ta thấy: Diện tích trồng lúa và tổng sản lượng gạo trong nước có ý nghĩa thống kê, điều này là hợp lý. Đơn giá và giá phân không có ý nghĩa thống kê. Tương quan của mô hình cao. Do đơn giá và giá phân không có ý nghĩa thống kê nên ta ước lượng mô hình khi không có đơn giá và giá phân: Dependent Variable: GAOXK Method: Least Squares Date: 04/26/09 Time: 09:33 Sample: 1989 2005 Included observations: 17 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 4.055320 1.049229 -3.865046 0.0017 DIENTICH 0.008036 0.003578 2.246199 0.0413 TONGSL 0.000190 2.01E-05 9.443638 0.0000 R-squared 0.864506 Mean dependent var 2.933529 Adjusted R-squared 0.845150 S.D. dependent var 1.242195 S.E. of regression 0.488817 Akaike info criterion 1.565126 Sum squared resid 3.345183 Schwarz criterion 1.712164 Log likelihood -10.30357 F-statistic 44.66280 Durbin-Watson stat 2.115858 Prob(F-statistic) 0.000001 Từ mô hình trên em thấy rằng nếu tăng diện tích trồng gạo hoặc sản lượng gạo của cả nước tăng lên thì lượng gạo xuất khẩu của năm đó tăng. Trên thực tế, ta thấy sản lượng xuất khẩu gạo có thể bị ảnh hưởng bởi giá gạo những năm trước đó do kỳ vọng của người nông dân, nên em đưa đơn giá gạo xuất khẩu trễ 1 năm vào mô hình. Kết quả chạy mô hình như sau: Dependent Variable: GAOXK Method: Least Squares Date: 04/26/09 Time: 09:06 Sample(adjusted): 1990 2005 Included observations: 16 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3.000474 1.024327 -2.929216 0.0126 DIENTICH 0.005167 0.003186 1.621652 0.0408 DONGIA(-1) 0.001658 0.000612 2.711066 0.0189 TONGSL 0.000139 2.80E-05 4.946078 0.0003 R-squared 0.908868 Mean dependent var 3.031250 Adjusted R-squared 0.886086 S.D. dependent var 1.213573 S.E. of regression 0.409595 Akaike info criterion 1.265024 Sum squared resid 2.013220 Schwarz criterion 1.458171 Log likelihood -6.120191 F-statistic 39.89261 Durbin-Watson stat 3.065580 Prob(F-statistic) 0.000002 Từ mô hình trên ta thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ lượng gạo xuất khẩu của nước ta phụ thuộc vào diện tích trồng lúa, tổng sản lượng gạo trong cả nước và giá gạo xuất khẩu của năm trước đó. 4.1.4. Kiểm định: Kiểm tra tính dừng của chuỗi phần dư ta có: ADF Test Statistic -13.30993 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(RESID,2) Method: Least Squares Date: 04/26/09 Time: 09:18 Sample(adjusted): 1992 2005 Included observations: 14 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(RESID(-1)) -1.879373 0.141201 -13.30993 0.0000 C 0.031485 0.089596 0.351412 0.7314 Do |ADF|>|CV| nên chuỗi phần dư dừng. Kiểm định phương sai sai số thay đồi như sau: Kiểm định giả thiết: H0: phương sai sai số không đổi H1: phương sai sai số thay đổi. White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.006559 Probability 0.167036 Obs*R-squared 6.155683 Probability 0.165010 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/26/09 Time: 09:20 Sample: 1990 2005 Included observations: 16 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.695127 2.205550 1.221975 0.2528 DIENTICH -0.015388 0.012841 -1.198322 0.2614 DIENTICH^2 3.52E-05 2.95E-05 1.193484 0.2632 DONGIA(-1) -0.003413 0.001355 -2.518232 0.0329 DONGIA(-1)^2 2.61E-06 9.40E-07 2.780837 0.0214 TONGSL -2.13E-05 9.44E-05 -0.225604 0.8265 TONGSL^2 7.31E-10 1.60E-09 0.458315 0.6576 R-squared 0.572230 Mean dependent var 0.125826 Adjusted R-squared 0.287050 S.D. dependent var 0.138113 S.E. of regression 0.116617 Akaike info criterion -1.160205 Sum squared resid 0.122396 Schwarz criterion -0.822197 Log likelihood 16.28164 F-statistic 2.006559 Durbin-Watson stat 2.773588 Prob(F-statistic) 0.167036 Tiêu chuẩn bác bỏ: nR2~c2(3)(3)=7.814 (thì không có cơ sở bác bỏ H0 (3 là hệ số của mô hình không kể hệ số chặn) Giá trị thống kê F=có p_value=0.87956>0.05 (3)=7.814>nR2=6.15 có p_value=0.165>0.05 Do đó ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Hay phương sai sai số là không đổi. Kiểm định tự tương quan: Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 5.220583 Probability 0.068020 Obs*R-squared 8.172658 Probability 0.066801 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 04/26/09 Time: 09:30 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.264702 0.850665 0.311171 0.7621 DIENTICH -0.000247 0.002513 -0.098399 0.9236 DONGIA(-1) 0.000377 0.000513 0.736381 0.4784 TONGSL -1.63E-05 2.46E-05 -0.663115 0.5222 RESID(-1) -0.750396 0.381334 -1.967816 0.0774 RESID(-2) 0.076015 0.374884 0.202769 0.8434 R-squared 0.510791 Mean dependent var -5.20E-16 Adjusted R-squared 0.266187 S.D. dependent var 0.366353 S.E. of regression 0.313829 Akaike info criterion 0.800058 Sum squared resid 0.984885 Schwarz criterion 1.089779 Log likelihood -0.400466 F-statistic 2.088233 Durbin-Watson stat 1.498224 Prob(F-statistic) 0.150586 Do thống kê F có p_value =0.066801> 0.05 nên mô hình không có tự tương quan 4.1.5. Dự báo sản lượng gạo: Chương 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM. 5.1. Dự báo thị trường gạo thế giới đến năm 2010. Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), dân số thế giới năm 2010 sẽ đạt 6,7 tỷ người, trong đó có khoảng 4 tỷ người dùng gạo là lương thực chính. Châu Phi và Trung Đông có tốc độ tăng dân số bình quân cao nhất là 2,3% và 2,5%. Các khu vực có tốc độ tăng dân số thấp hơn là Châu Á và Châu Mỹ – Latinh 1,3% và 1,4%. Tốc độ tăng dân số ở các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi thấp hơn 0,5%, thấp nhất ở Nga, Đông Âu, Nhật và Cộng đồng chung châu Âu. Vì vậy các thị trường xuất khẩu gạo lớn trên thế giới trong 10 năm tới sẽ như sau: Thị trường Châu Á: dân số 3637 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực còn chiếm 4% dân số – khoảng 145,5 triệu người, hiện hằng năm phải nhập khẩu 11 - 12 triệu tấn gạo. Châu Á thiếu gạo tập trung ở một số nước đông dân là Trung Quốc (2,3 triệu tấn), Ấn Độ (1,9 triệu tấn), Inđônêsia (1,2 triệu tấn), Bănglađet (1 triệu tấn), Iran (0,5 triệu tấn), Irắc (0,3 triệu tấn). Trong thời gian tới sản xuất tuy có tăng lên nhưng chưa đủ đảm bảo cung cấp theo đà tăng dân số. Đến năm 2010 với mức tăng dân số và tăng trưởng bình quân 1,3% và 5-6%, dân số Châu Á lên đến 4328 triệu người, nhu cầu gạo cần 415 triệu tấn. Thành phần gạo trong cơ cấu khẩu phần lương thực có xu hướng giảm xuống 10 - 15% và được thay thế bằng các lương thực thực phẩm khác ở nhiều nước. Vì vậy tuy dân số tăng lên nhưng nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng chậm hơn. Các nước nhập khẩu gạo quan trọng ở Châu Á vẫn là: Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Malaisia, Iran, Irắc, Inđônêsia và Ấn Độ. Nhu cầu gạo nhập khẩu ổn định từ 10 - 11 triệu tấn/năm. Thị trường Châu Phi: dân số 771 triệu người, trong đó 231,3 triệu người chiếm 30% dân số đang ở trong tình trạng nghèo lương thực. Ngoài các lương thực khác, hiện gạo đang phải nhập khẩu ổn định từ 10-11 triệu tấn mỗi năm. Châu Phi hiện sản xuất được 4 triệu tấn lúa. Dự kiến đến 2010 dân số Châu Phi lên đến 963,7 triệu người, trong khi khả năng mở rộng sản xuất ngô, lúa mì, tiểu mạch và đại mạch tăng chậm, vì vậy nhu cầu phải nhập thêm gạo sẽ tiếp tục tăng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 3,5 - 4%, Châu Phi vẫn còn nhiều khó khăn để giảm tỷ lệ dân số nghèo lương thực, đến hết thập kỷ tới ước tính vẫn còn khoảng 20% dân số đói nghèo, trong đó 10% là nghèo lương thực. Thị trường Mỹ La Tinh và Caribê: dân số 513 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực chiếm 3% dân số tương đương 15,4 triệu người, đang phải nhập khẩu hàng năm 1 - 1,5 triệu tấn gạo. Khu vực Mỹ La Tinh và Caribê hiện sản xuất được 6 triệu tấn gạo mỗi năm, với tốc độ tăng dân số bình quân 1,7%, đến năm 2010 dự kiến có khoảng 615 triệu người, với tốc độ sản lượng 2,5% năm có thể đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gạo. Trong thời gian tới khu vực này vẫn tiếp tục nhập khẩu 5 - 5,5 triệu tấn gạo mỗi năm để thay thế sản xuất trong nước. Các khu vực khác( Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương): hiện mỗi năm nhập khẩu khoảng 0,8 triệu tấn; chủ yếu là gạo chất lượng cao. Đến 2010, các thị trường này- đặc biệt là Bắc Mỹ do chi phí lao động cao nên sẽ thay thế sản xuất bằng nhập khẩu gạo lên 1,4 triệu tấn một năm. Vì vậy đây sẽ là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu gạo phẩm cấp cao. Dự đoán đến năm 2010 sản lượng gạo thế giới sẽ đạt 429 triệu tấn, tính bình quân mỗi năm tăng 2,7%. Sản lượng gạo tăng chủ yếu do năng suất tăng 21,1% năm, diện tích gieo trồng lúa 0,51% năm. Theo USDA thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng với tốc độ 2%/năm, và sẽ đạt 26,7 triệu tấn vào năm 2010. Trong tương lai nhu cầu về gạo phẩm cấp cao sẽ tăng lên, nhu cầu về gạo phẩm cấp thấp giảm. Các nước xuất khẩu chính trên thế giới vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ. Thái Lan tiếp tục dẫn đầu song sẽ bị mất thị phần cho Việt Nam. Qua đó có thể thấy rằng tiềm năng thị trường gạo thế giới trong tương lai vẫn còn rất lớn cho các nước xuất khẩu gạo. Đối với Việt Nam trong kế hoạch xuất khẩu gạo đến năm 2010, Bộ Thương mại dự báo, Việt Nam vẫn là một trong 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong 10 năm tới. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt cao nhất khoảng 4,6 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2001- 2005 và 5,4 triệu tấn/năm giai đoạn 2006 - 2010. Khách hàng tiêu thụ gạo quan trọng của Việt Nam vẫn là Châu Phi với lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt 1,9 - 2,7 triệu tấn, Châu Á: 1,3 - 1,5 triệu tấn, khu vực Mỹ La Tinh và Caribê: 0,5 - 0,9 triệu tấn. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này Việt Nam cần đầu tư thoả đáng cho nông nghiệp. Bảng 8: Thị trường nhập khẩu gạo thế giới giai đoạn 2000-2010. (Đơn vị: triệu tấn) Thị trường 2000 2005 2010 Thế Giới 23,8 28,5 32,7 Châu Á 11,5 11 10,5 Châu Phi 10,3 13 15,5 Mỹ Latinh và Caribê 1,2 3,5 5,3 Các khu vực khác 0,8 1 1,4 ( Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 284- tháng 1/2002) 5.2. Một số giải phỏp nõng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam. 5.2.1. Củng cố thị trường hiện có và mở thêm thị trường mới: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, để hạt gạo Việt Nam ngày càng đi xa hơn và gây được nhiều tiếng tăm trên thế giới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo. Đó là: Để củng cố và mở thêm thị trường mới, Việt Nam cần tăng năng suất và chất lượng sản xuất lúa gạo trong nước để giảm chi phí đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, từng bước tham gia vào công cuộc hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách thương mại mở. Trên cơ sở tăng cường công tác tiếp thị, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo ngoài nước. Đối với thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường các nước Châu Á có mối quan hệ tốt đối với nước ta (Inđônêsia, Ấn Độ…) và một số nước Trung Đông (Iran, Irắc) Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam. Với thị trường Châu Phi, tuy có nhu cầu lớn về gạo nhưng khả năng thanh toán lại có hạn và một phần còn dựa vào nguồn vốn viện trợ quốc tế để thanh toán, do đó ta sẽ bán gạo cho Châu Phi qua phương cách khai thác các nguồn vốn viện trợ quốc tế. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, thì bên cạnh việc tiếp thị thì Việt Nam cần phải sản xuất, chế biến các loại gạo phù hợp với yêu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, chỉ bán gạo ở thị trường cao cấp thì mới có hiệu quả cao do bán được giá cao. Cần đa dạng hoá các kênh lưu thông với các cấp độ lưu thông lúa gạo, chú trọng các hình thức lưu thông vừa và nhỏ tương ứng với quy mô cung- cầu ở thị trường từng vùng và cơ sở hạ tầng, đồng thời xây dựng các kênh và cấp độ lớn nhằm thúc đẩy mở rộng và thống nhất thị trường toàn quốc, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm đáp ứng thị trường thế giới. Ngoài ra trong tương lai cần giảm bớt và dần dần đi đến chấm dứt việc bán gạo qua trung gian, đẩy mạnh bán trực tiếp để tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Tóm lại để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay còn phải có nhiều giải pháp đồng bộ hơn, bên cạnh việc mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá cần đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường…..bỏ Quota xuất khẩu gạo, mở rộng và khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào hoạt động xuất khẩu gạo, tiến tới thành lập các tập đoàn xuất khẩu gạo lớn có quan hệ với các tập đoàn xuất khẩu gạo của Thái Lan. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 5.2.2. Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Chất lượng gạo là quyết định hiệu qủa của kinh doanh xuất khẩu gạo, bởi nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá cả và khả năng cạnh tranh, trên thị trường, gạo chất lượng càng cao bán được giá càng cao. Gạo chất lượng cao được hiểu là gạo được xay xát ở mức độ vừa phải sao cho giữ được phần lớn hoặc toàn bộ giá trị dinh dưỡng. Vấn đề chất lượng liên quan đến nhiều yếu tố do đó phải giải quyết đồng bộ các yếu tố đó: Giống lúa: Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần tăng cường đầu tư và mở rộng dự án giống lúa xuất khẩu có năng suất cao và phù hợp với thị hiếu của thị trường quốc tế. Trước hết cần hoàn thiện bộ giống lúa xuất khẩu, xây dựng vùng lúa nguyên liệu tập trung sản xuất 1-2 giống chủ lực có đủ cơ sở hạ tầng (cơ sở nhân giống, giao thông thuận lợi, cụm thu mua, chế biến, hệ thống kho, bến bãi). Có chính sách hỗ trợ giá giống, xác nhận, khuyến cáo nông dân chỉ sử dụng nhóm giống lúa xuất khẩu. Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của từng khu vực thị trường để có những giống lúa thích hợp với đòi hỏi của thị trường đó, hiện nay, ở nước ta đa số giống lúa đang trồng phục vụ cho xuất khẩu như: IR 64, OM 2031, OM 1490, 23MTL 250, VNĐ 95-20 đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn chung của thế giới về gạo dài. Khâu chế biến: Sau khi có giống lúa tốt thì khâu xay xát chế biến đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra gạo thành phẩm xuất khẩu chất lượng cao. Việt Nam cần huy động vốn đầu tư từ ngân hàng, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào khâu chế biến, tích cực ứng dụng các thành tựu mới của khoa học – công nghệ vào sản xuất để vừa tăng sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Đầu tư và quy hoạch theo chiều sâu mạng lưới xay xát theo hướng CNH-HĐH. Các Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên hợp tác và cùng với Nhà nước nhập các công nghệ xay xát chế biến hiện đại của Nhật Bản, Nam Triều Tiên để giảm tỷ lệ tấm, đánh bóng gạo, giảm độ ẩm trong gạo. Điều này đòi hỏi một hệ thống kho đệm để bảo quản bao gói và vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật mới có khả năng bảo quản và tăng được chất lượng gạo cho xuất khẩu. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn gạo quốc gia phù hợp với tổ chức quốc tế để tăng sức cạnh tranh. Chất lượng gạo chính là kết quả cuối cùng khi có đầu tư thoả đáng, có kế hoạch và theo dõi tốt việc thực hiện. Do đó để có sản phẩm gạo chất lượng cao Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan kiểm định, giám sát chặt chẽ chất lượng gạo khi chế biến xong và đặc biệt là chất lượng gạo xuất cảng, không nên để gạo chất lượng thấp xuất ra ngoài vì nó gây thiệt hại về giá, khó cạnh tranh trên thị trường. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu mới chú ý vào chất lượng, tạo điều kiện áp lực nâng cao chất lượng gạo. Để thực hiện được điều đó biện pháp quyết định là quản lý kiểm tra chặt đầu vào bao gồm : giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và phơi sấy, thu mua và chế biến, tồn trữ, tiếp thị và phân phối… Bên cạnh đó cần có hình thức tổ chức bình chọn khen thưởng các doanh nghiệp sản xuất gạo chất lượng cao. 5.2.3. Nõng cao giỏ gạo xuất khẩu. Trong nhiều năm nay khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam khá lớn nhưng kim ngạch thu về lại không tương xứng. Giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới luôn luôn thấp hơn các nước xuất khẩu gạo chính khác nhất là so với Thái Lan. Giá gạo xuất khẩu thì do nhiều yếu tố cấu thành nên, vậy để nâng cao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế thì ta cần xem xét và đề ra biện pháp cho từng yếu tố: Giá gạo và chất lượng gạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chất lượng gạo xuất khẩu quyết định giá gạo xuất khẩu. Gạo có chất lượng càng cao thì bán được giá càng cao, do đó để tăng giá gạo thì cần quan tâm đến khâu chất lượng gạo. Trước hết cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch vùng lúa xuất khẩu cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên, đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Bên cạnh đó cần thâm canh tăng năng suất lúa gạo chọn giống lúa xuất khẩu có chất lượng cao cộng với công nghệ chế biến hiện đại, hệ thống kho tàng bến bãi bảo quản gạo xuất khẩu đúng tiêu chuẩn quốc tế… Khi chất lượng gạo xuất khẩu được nâng cao sẽ dẫn đến giá gạo của Việt Nam cũng cao hơn. Những năm qua thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam chủ yếu là nước đang và kém phát triển, do đó gạo phẩm cấp thấp, cụ thể là tỷ lệ gạo gãy 2 – 2,5%, vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng gạo xuất khẩu, tuy nhiên để giá gạo cao hơn Việt Nam cần sản xuất nhiều gạo chất lượng cao phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các thị trường khó tính. Đặc biệt các loại gạo đặc sản truyền thống cần được phát triển sản xuất trên quy mô lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của một số nước như Nhật Bản, Mỹ… ưa chuộng gạo thơm của Việt Nam.Thực tế cho thấy giá các loại gạo đặc sản thường cao gấp đôi những loại gạo khác, chẳng hạn như gạo đặc sản Hoa nhài của Thái Lan luôn xuất đi với mức giá từ 740-800 USD/tấn trong khi đó loại gạo 5% tấm chỉ bán được với giá vào khoảng 280-320 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu còn chịu ảnh hưởng của giá thóc gạo trong nước. Vì vậy muốn ổn định và nâng cao giá gạo xuất khẩu thì cần quan tâm ổn định giá gạo trong nước. Hiện nay Nhà nước đã thực hiện chính sách thu mua tạm trữ và quy định giá sàn. Trước hết nhằm giảm bớt thiệt hại cho nông dân trồng lúa, Chính Phủ đã áp dụng quy định giá sàn đối với hoạt động thu mua thóc, đồng thời năm 2000 và đầu năm 2001 thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với mục tiêu quan trọng là nhằm xuất khẩu gạo đạt được giá cao ở mức có thể đạt được chứ không phải là để xuất khẩu ồ ạt vào thời điểm mất giá nhiều nhất như thực tế đã xảy ra. Nhà Nước còn hỗ trợ chi phí vay vốn và những khoản lỗ phát sinh cho các DN thực hiện mua tạm trữ và xuất khẩu lượng gạo dự trữ. Nhà nước rất quan tâm đến việc bình ổn giá cả và thu mua lúa gạo. Chính sách này nhằm hạn chế tình trạng tranh mua – tranh bán và làm cho người nông dân có lợi ích thoả đáng. Tránh tình trạng như vụ Đông Xuân năm 1997, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được mùa, các công ty quốc doanh tổ chức các điểm mua bán lúa tận dân với giá sàn 1500 – 1600 đ/kg. Tuy nhiên khi bước vào vụ thu hoạch lại để cho tư thương thao túng thị trường mua ép với giá khoảng 1000đ/kg. Do vậy, Nhà nước cần quan tâm, chỉ đạo thu mua nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng một cách thống nhất và đồng bộ nhằm khuyến khích người dân sản xuất cũng như tăng hiệu quả xuất khẩu gạo. Trong chính sách này Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân khi giá lúa xuống thấp hơn giá sàn, cần phát huy vai trò quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong vùng trong vấn đề vốn và tổ chức thu mua, cuối cùng nên có những chính sách điều tiết lợi nhuận cho người trồng lúa. Phân tích và dự báo thị trường thế giới để có các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu sự xuống giá của gạo xuất khẩu Việt Nam. Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Chính phủ có thể quản lý và điều khiển hoạt động xuất khẩu gạo qua tỷ giá hối đoái, nhằm ổn định giá gạo của Việt Nam so với giá gạo quốc tế. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả xuất khẩu gạo vì nó biểu hiện mối quan hệ tương đối về giá (giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ USD). Nếu giá trị đồng đôla lên cao hơn so với tiền Việt Nam thì xuất khẩu là có lợi do thu mua bằng tiền Việt Nam và bán bằng đôla, nhưng điều này lại có hại đến các nhà xuất khẩu hàng hoá khác. Vì tỷ giá luôn có sự biến động nên các Doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bị ảnh hưởng nhất định theo hướng có lợi và bất lợi. Nhưng tỷ giá nào là phù hợp ? Đó là cả quá trình điều chỉnh có tính nghệ thuật xuất phát từ lợi ích của nền kinh tế xã hội. Do vậy cần có sự linh hoạt cần thiết. Đối với Việt Nam trước cạnh tranh ưu thế về chất lượng kỹ thuật, giá thành và trợ giá hàng nông phẩm so với các nước xuất khẩu khác thì nới rộng tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp khắc phục tình thế để tăng khả năng cạnh tranh đối đầu, giữ thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Theo dự đoán tốc độ tăng tỷ giá hối đoái của các nước trong khu vực ở mức 1 - 2%, giá trị đồng đôla vẫn tiếp tục tăng cùng nhịp tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Vì vậy để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thanh toán giao dịch của đồng bản tệ cho xuất khẩu gạo so với các nước xung quanh, tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam cần được nới lỏng xung quanh mức bình quân 3 - 4% năm trong thời kỳ tới. Hiện nay chúng ta đang áp dụng chính sách tỷ giá cố định có linh hoạt, xét ở góc độ nào đó nó thể hiện sự ổn định của một nền kinh tế, nhưng chúng ta duy trì quá lâu, lạc hậu so với thị trường tự do nên phần nào ảnh hưởng tới xuất khẩu và hầu hết các Doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn và không có lãi. Từ tháng 3 năm 1997 chính phủ đã áp dụng chính sách phá giá đồng tiền, gần đây nhất là năm 1998 (tháng 7 - 8) theo các cách thức khác nhau bằng: hạ thấp tỷ giá chính thức (VNĐ/USD) hoặc thông qua điều chỉnh phạm vi giá thương mại. Đến nay thời gian hoạt động chính thức VNĐ/USD đã được hai lần điều chỉnh, tăng lên 16,3%. Những tiến bộ này cho thấy sự phản ứng với các điều kiện của thị trường, tạo lợi thế về giá tương dối cho hàng xuất khẩu nói chung và củng cố khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm gạo nói riêng. Nhà Nước cần thiết phải tham gia vào quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo. Chính Phủ cần tăng cường tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu gạo dạng G - G (hợp đồng ký kết giữa 2 chính phủ) để phân bổ lại cho Doanh nghiệp thực hiện. Chính phủ cần có những chuyên gia dự báo thị trường gạo thế giới dày dạn kinh nghiệm để Việt Nam không bị thiệt thòi lớn khi giá gạo thế giới tăng lên. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22161.doc
Tài liệu liên quan