Đề tài: Phân tích các phương pháp tính chỉ số giá. Liên hệ thực tiễn Việt Nam. Bình luận về diễn biến giá chứng khoán trên sàn giao dịch TPHCM trong thời gian qua.Bài viết nghiên cứu về các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán và các chỉ số chứng khoán Việt Nam đang sử dụng.Đồng thời đưa ra những ví dụ tính toán giúp bạn dễ hiểu các cách tính toán đó hơn.
Nghiên cứu sự biến động giá cả của thị trường chứng khoán trong thời gian qua từ năm 2007 đến 2009,sự biến động về giá cả và những nguyên nhân gây ra sự biến động đó.qua đó đưa ra những nhận định chung về chứng khoán việt nam.
Hãy nghiên cứu để hiểu nó được sau sắc hơn .
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các phương pháp tính chỉ số giá. Liên hệ thực tiễn Việt Nam. Bình luận về diễn biến giá chứng khoán trên sàn giao dịch TPHCM trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài : Phân tích các phương pháp tính chỉ số giá. Liên hệ thực tiễn Việt Nam. Bình luận về diễn biến giá chứng khoán trên sàn giao dịch TPHCM trong thời gian qua.
Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.
Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá.
Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá.
Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là:
- Chọn phương pháp
- Chọn rổ đại diện
- Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự biến động của riêng giá.
Chỉ số giá cổ phiếu:
Chỉ số giá cố phiếu được xem là phong vũ biểu thế hiện tình hình hoạt dộng của TTCK. Đây là thông tin quan trọng đối với hoạt động của thị trường của nhà đầu tư và các nhà phân tích kinh tế.
Tất cả các TTCk đều xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình.
Giá bình quân thời kỳ gốc trong so sánh chỉ số giá thường là 100, Thí dụ, khi thông báo về TTCK như chỉ số giá Vn-Index ngày 30-03-2011 là 460.02 điểm có nghĩa đó là chỉ số giá cổ phiếu ngày 30-03-2011 so với ngày gốc đã chọn là 28-07-2000 (là khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động) với giá gốc là 100. So sánh giá trị chỉ số giữa 2 thời điểm khác nhau ta được mức biến đổi giá giữa 2 thời điểm đó. Nếu trị giá chỉ số VN-Index ngày 31-03-2011 là 461.11 điểm thì có nghĩa là “TTCK Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi với chỉ số VN-Index đã tăng 1.09 điểm (+0.24%) trong ngày 31-03-2011”. Nếu đem số này so sánh với giá đóng cửa hôm trước và nhân với 100 thì ta có được sự biến đổi theo%: (1.09 : 460.02) x 100 = 0.24%
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho:
Từng cổ phiếu.
Tất cả cố phiếu của từng thị trường. Ví dụ: VN-index, …
Từng ngành, nhóm ngành như: chỉ số ngành công nghiệp Mỹ (DJIA)
Thị trường quốc tế như MSCI Asia Pacific (Morgan Standley Capital International All Countries Asia Pacific Index) là chỉ số đo mức độ vốn hóa thị trường trung bình trọng số tự do điều chỉnh của các chứng khoán ở Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Phillipins, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.
Ngoài ra, một số chỉ tiêu sau cũng được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá và thông báo rộng rãi: chỉ số giá trong ngày, ngày đó so với ngày trước, so với đầu năm, chỉ số cao nhất và thấp nhất trong năm …
Chỉ số giá có thể tính theo thời gian (so sánh theo thời gian) hoặc theo không gian để so sánh giữa các vùng lãnh thổ với nhau.
Hiện nay các nước trên thế giới thường dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là:
a. Phương pháp số bình quân giản đơn:
Phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:
pi
Ip = -------------
n
Trong đó:
I p : giá bình quân;
Pi : giá của hứng khoán i;
n : số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.
Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn (s) của nó thấp.
b. Chỉ số giá bình quân gia quyền:
Là chỉ số giá bình quân được tính có sự tham gia của khối lượng, có nghĩa là biến đổi giá của nhưũgn nhân tố có tỷ trọng khối lượng trong tổng thế càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến chỉ giá chung và ngược lại.
Trong đó: I : là chỉ số giá bình quân gia quyền
pi : là giá thời kỳ báo cáo
p0 : là giá thời kỳ gốc
q : là khối lượng (quyền số), có thể theo thời kỳ gốc hoặc thời kỳ báo cáo, cũng có thể là cơ cấu của khối lượng.
Ưu điểm : có đề cập đến quyền số trong quá trình tính toán. Phương pháp tính phức tạp hơn phương pháp bình quân giản đơn.
Nhược điểm : do chọn rổ đại diện theo nhiều tiêu thức và mỗi tiêu thức cũng có ưu nhược điểm riêng, nên trong nhiều trường hợp chỉ số này không phản ánh đúng tình hình giao dịch của thị trường.
Theo phương pháp tính bình quân gia quyền:
- Chọn q theo thời kỳ gốc thì là phương pháp Laspeyres.
- Chọn q theo thời kỳ tính toán thì là phương pháp Passcher.
c. Phương pháp Laspeyres.
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy, kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:
Trong đó:
IL : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
pt : Là giá thời kỳ báo cáo
po : Là giá thời kỳ gốc
qo: Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc
i : Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n : là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Ưu điểm : không phải theo dõi liên tục sự biến động của quyển số, vì quyền số gốc đã có sẵn ngay ở lần tính đầu tiên.
Nhược điểm : không cập nhật được sự thay đổi của khối lượng trong quá trình giao dịch, mua bán.
Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức
d. Phương pháp Passcher:
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:
Trong đó:
IP : Là chỉ số giá Passcher
pt : Là giá thời kỳ t
po : Là giá thời kỳ gốc
qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán (t) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
i : Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n : là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.
Nhược điểm: Phải thường xuyên cập nhật quyền số (tỷ trọng) và phương pháp tính cũng phức tạp hơn.
Ưu điểm: Phải thường xuyên cập nhật khối lượng hàng hoá thời kỳ báo cáo, và vì thế khả năng phản ánh biến động của thị trường tốt hơn.
Các chỉ số KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); các chỉ số của Thuỵ Sỹ,.. và VN-Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này.
e. Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres:
Trong đó:
IF : Là chỉ số giá Fisher
IP : Là chỉ số giá Paasche
IL : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và Kỳ tính toán.
Ưu điểm : loại trừ được nhược điểm của hai phương pháp Paasche và Laspeyres mắc phải.
Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào.
e. Phương pháp bình quân nhân giản đơn
Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn (s) khá cao, cao.
Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này.
Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết.
Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây (80 .. 90%).
f. Một số chỉ số giá chứng khoán quốc tế:
- Mỹ:
+ Chỉ số Dow Jones (Dow Jone Average)
+ Chỉ số Dow Jones Công nghiệp (DJIA - Dow Jones Industrial Average)
+ Chỉ số Dow Jones Vận tải (DJTA - Dow Jones Transportation Average)
+ Chỉ số ngành phục vụ công cộng ( DJUA - Dow Jones Utility Average)
+ NASDAQ Composite index (NASDAQCI – National Association of Securities Dealers Automated Quatation System)
+ Chỉ số S&P 500 (Standard & Poors)
+ New York Stock Exchange Index (NYSEI)
+ AMEX Major Market Index (XMI)
+ AMEX Market Value Index (XAM)
+ Dow Joné World Stock Index của Mỹ
+ NASDAQ – 100 Index
+ Russell Indexes
+ Value Line Composite Average
+ Wilshire 5000 Equity Index
- Anh
+ FT-30
+ FT-SE 100
- Hồng Kông:
+ Chỉ số Hang Seng (HSI)
+ Chỉ số tổng hợp cổ phiếu thường Hồng Kông (AOI)
+ Chỉ số tham chiếu Hang Seng London của Hồng Kông (HSLRI)
+ Chỉ số Hang Seng Châu Á của Hồng Kông (HSAI)
- Hàn Quốc: KOSPI tổng hợp
- Nhật Bản
+ Nikkei 225
+ TOPIX
- Pháp: CAC
- Đức: DAX
- Malaysia: Chỉ số tổng hợp chứng khoán KLSE
Ngoài ra:Chỉ số giá trái phiếu:
Chỉ số trái phiếu chỉ so sánh mức giá trái phiếu tại thời điểm so sánh với mức giá tại thời điểm gốc đã chọn. Chỉ số giá trái phiếu phản ánh sự biến động của mức lãi suấ (nếu là một loại trái phiếu) và mức lãi suất bình quân (nếu là một danh mục các loại trái phiếu)
2. Chọn rổ đại diện.
Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. Ở Sở giao dịch chứng khoán New york có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11/1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át.
Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).
Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.
3. Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu
Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số.
Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá.
Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức...
Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.
Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau:
Cổ phiếu
Giá ngày giao dịch 1
Giá ngày giao dịch 2
Giá ngày giao dịch 3
A
B
C
17
13
15
19
13
16
19
13
8
Tổng giá
45
48
30
DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)
DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7%
Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi.
Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn đồng (hay điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất.
Cụ thể là:
48 == ====> Hệ số chia là 3 (Do)
30 =======> Hệ số chia là D1
Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch.
Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau:
å qt pt å qt pt
I p = ------------- => --------------
å qt po Dt
Dt: giá trị giao dịch ngày t.
Chứng khoán
Khối lượng niêm yết
Giá đóng cửa 21/7
Giá đóng cửa ngày 31/7
Giá đóng cửa ngày 2/8
A
B
C
1000
2000
5000
10
15
12
16
18
13
17
20
Do = 1000x10+2000x15 = 40000
- Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100% (điểm)
S(Qo x Po) / Do = 100 = 100 x (1000x10+2000x15) / (1000x10+2000x15) = 100
Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm
- Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm
S(Q1 x P1)/ D1 = 110S = 100x (1000x12 + 2000x16) / (1000x10+2000x15) = 110
Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31/7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi.
- Chỉ số giá ngày 2/8 là tính như sau: S(Q2 x P2) / D2
Các giá trị Q2 và P2 đã biết. Tính D2 như sau:
( 12x1000 + 16x2000) ==> Hệ số chia là (10x1000+ 15x2000)
( 12x1000 + 16x2000 +18x5000) ==> Hệ số chia là D2
Từ đó:
(10x1000+ 15x2000)x( 12x1000 + 16x2000 +18x5000)
D2 = -------------------------------------------------------------------- = 121.818,1818
( 12x1000 + 16x2000)
Hệ số chia đã thay đổi từ 40.000 (Do và D1) thành 121.818,1818 (D2).
Từ đó, S(Q2 x P2) / D2 = 100 x (1000x13+2000x17+5000x20) / 121818.1818 = 120, 67 tức là tăng 10,67 điểm
Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy, chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2-8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy, kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.
Liên hệ Việt Nam
Hiện nay trên sàn chứng khoán Việt Nam, cách tính VN-Index, cũng như HNX-Index và UPCoM-Index đều giống nhau là theo phương pháp Passcher, tức là các chỉ số của TTCK Việt Nam hiện nay được tính bằng chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Với cách tính này thì mã nào có giá trị vốn hóa càng lớn thì sự ảnh hưởng của nó tới các chỉ số càng cao.
1. VN-Index
VN-Index là một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam. VnIndex được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số Passcher. VN - Index được tính theo công thức sau:
Vn-Index =
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
Các trường hợp điều chỉnh và cách điều chỉnh:
Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau:
D1 =
Trong đó:
D1: Hệ số chia mới
D0: Hệ số chia cũ
V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết: V1 =
AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu
Khi huỷ niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới sẽ được tính như sau:
D1 =
2. HNX-Index
Chỉ số HNX-Index (trước đây là chỉ số Hastc-Index) được tính toán và công bố bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100.Công thức tính chỉ số thị trường:
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)
HNX-Index = -------------------------------------------------- x 100 Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)
Hoặc: ∑ Pit x Qit
HNX-Index = --------------------- x 100
∑ Pio x Qit
Trong đó,
Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại.
Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc)i : 1,……, n.
Trong phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số HNX-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch và tạo nên biểu đồ HNX-Index trực tuyến. Chỉ số HNX-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.
Ví dụ :
a. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 14/7/2005:
#
Mã CK
Giá đóng cửa
SL Đăng ký giao dịch
Giá trị thị trường
01
CID
17.800
541.000
9.629.800.000
02
GHA
16.500
1.289.480
21.276.420.000
03
HSC
55.000
580.000
31.900.000.000
04
KHP
15.000
15.252.260
228.783.900.000
05
VSH
13.000
122.500.000
1.592.500.000.000
06
VTL
22.000
1.800.000
4.050.000.000
Tổng
1.924.590.120.000
1.924.590.120.000=> HNX-Index = ---------------------------- x 100 =100 1.924.590.120.000Giá trị thị trường thời điểm gốc = 1.924.590.120.000
b. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 18/7/2005:
#
Mã CK
Giá đóng cửa
SL Đăng ký giao dịch
Giá trị thị trường
01
CID
16.000
541.000
8.656.000.000
02
GHA
18.200
1.289.480
23.468.536.000
03
HSC
53.600
580.000
31.088.000.000
04
KHP
14.500
15.252.260
221.157.770.000
05
VSH
13.000
122.500.000
1.592.500.000.000
06
VTL
21.000
1.800.000
37.800.000.000
Tổng
1.914.670.306.000
1.914.670.306.000=> HNX-Index = --------------------------- x 100 =99,48 1.924.590.120.000
3. UPCoM-Index
Theo HNX, cách tính chỉ số của UPCoM-Index tương tự như cách tính chỉ số HNX-Index; được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 24/6/2009), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá đối với các giao dịch thỏa thuận điện tử của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100.
Công thức tính chỉ số thị trường:
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)
UPCoM-Index = --------------------------------------------------- x 100
Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)
Hoặc:
∑ Pit x Qit
UPCoM-Index = ----------------- x 100
∑Pio x Qit
Trong đó:
Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại.
Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc) i: 1,……, n.
Trong phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số UPCoM-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.
Ví dụ :
Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 24/06/2009:
Mã CK
Giá đóng cửa
Số lượng Đăng ký giao dịch
Giá trị thị trường
1
AAA
20.000
12.000.000
240.000.000.000
2
BBB
50.000
5.000.000
250.000.000.000
3
CCC
55.000
1.000.000
55.000.000.000
4
DDD
15.000
15.000.000
225.000.000.000
Tổng
770.000.000.000
770.000.000.000
=> UPCoM-Index = ------------------------- x 100 =100
770.000.000.000
Giá trị thị trường thời điểm gốc = 770.000.000.000
b. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 25/06/2009:
Mã CK
Giá đóng cửa
Số lượng Đăng ký giao dịch
Giá trị thị trường
1
AAA
22.000
12.000.000
264.000.000.000
2
BBB
49.000
5.000.000
245.000.000.000
3
CCC
52.000
1.000.000
52.000.000.000
4
DDD
16.000
15.000.000
240.000.000.000
Tổng
801.000.000.000
801.000.000.000
=> UPCoM-Index = --------------------------- x 100 =113,29
770.000.000.000
4. Nhận định chung
Trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, một số mã có vốn hóa lớn như VCB, BVH, VIC, MSN, VNM… trên sàn HOSE hay ACB, PVS, PVX… trên sàn HNX có ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ số. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, các mã BVH, VIC, MSN có thanh khoản rất thấp, nhưng ảnh hưởng của nó tới VN-Index là khá cao. Có thể nói, chỉ một lượng nhỏ cổ phiếu của các mã này giao dịch, nó sẽ “chấp” đại bộ phận các mã còn lại. Chính vì vậy, chỉ cần một lượng tiền nhỏ, một nhóm nào đó có thể “điều khiển” VN-Index một cách dễ dàng được đề cập trong bài viết “1 tỷ đồng để “điều khiển” VN-Index” đăng trên ĐTCK số ra ngày 3/1/2011. Từ đó, có thể thấy, chỉ số VN-Index – “nhiệt kế” của TTCK Việt Nam hiện đã không còn chính xác, nó làm méo mó thực trạng của thị trường và ảnh hướng lớn đến nhận định của nhà đầu tư, hiện nay cũng có một số nhà đầu tư giao dịch mà không quan tâm đến diễn biến của VN-Index nữa, mà chỉ quan tâm đến diễn biến của từng cổ phiếu cụ thể. Như vậy, ý nghĩa của VN-Index là nhiệt kế đo diễn biến của thị trường sẽ không còn nữa. đã đến lúc các nhà quản lý TTCK Việt Nam xác định lại cách tính chỉ số thị trường, để nó phản ánh xác thực nhất thực trạng của thị trường, giúp nhà đầu tư dễ dàng trong việc theo dõi xu hướng của thị trường.chúng ta nên áp dụng cách tính chỉ số như Dow Jone hay Nasdaq của Mỹ là tính giá trung bình của một số cổ phiếu được lựa chọn., trong nước hiện nay, Báo Đầu tư Chứng khoán cũng có chỉ số VIR50-Index tính theo cách này. VIR50-Index là chỉ số về giá cổ phiếu được tính theo phương pháp tính chỉ số Dow Jones – chỉ số chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới - được sáng lập vào năm 1896 và được công bố trên tờ The Wall Street Journal bắt đầu từ năm 1929. VIR50-Index biểu trưng cho sự biến động giá của 50 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC). Rổ cổ phiếu sẽ được tính toán, xem xét và thay đổi lại mỗi quý một lần. cách tính này vừa đơn giản, lại vừa phản ánh khá chính xác xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, các cổ phiếu trong VIR50-Index chỉ có tiêu chuẩn vốn hóa, nên cũng phản ánh chưa thực sự chính xác diễn biến của thị trường.
III. Diễn biến giá chứng khoán tại SGDCK TP.HCM trong thời gian qua:
Như chúng ta đã biết,VN-index được tính dựa trên rổ hàng hóa trên sàn HoSE,vậy,việc chúng ta ghi nhận thông tin diễn biến của sàn thành phố Hồ Chí Minh chính là việc chúng ta rút ra những nhận xét,đánh giá về VN-Index.Trong khuôn khổ đề tài,nhóm thực hiện quyết định sẽ tổng hợp các diễn biến của VN-Index trong 4 năm gần đây,cụ thể giai đoạn 2007-2010.
1.Những diễn biến chính VN-Index năm 2007:
Biểu đồ 2007
Nguồn:
Với sàn TP Hồ Chí Minh,năm 2007 là năm “Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chính thức thành Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE)”-Một trong 10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu năm 2007.
Tháng 01/2007 đến giữa tháng 03/2007: Thời kỳ hoàng kim
Dư âm của các sự kiên lớn năm 2006 như sự kiện gia nhập WTO, tổ chức hội
nghị APEC, Mỹ thông qua PNTR( Thương mại bình thường vĩnh viễn) với Việt Nam cùng với việc hết hạn ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp niêm yết vào ngày 31/12 đẩy mạnh tiến trình “chạy đua” niêm yết tại HOSE và HASE của các doanh nghiệp tăng sự đa dạng hóa các “mặt hàng” trên thị trường chứng khoán đã tạo đà cho VN-Index tăng vọt kể từ cuối năm 2006 cho đến giữa tháng 3 năm 2007.
Ngày 26/02/2007 thị trường chứng khoán mở cửa trở lại sau Tết Đinh Hợi.Chỉ sốVN-Index lần đầu tiên vượt mốc 1.100 điểm kể từ đầu năm. Thị trường có nhiều thông tin và tâm lý thuận lợi, các doanh nghiệp cũng trong thời kỳ công bố kết quả kinh doanh tốt đẹp năm 2006 và tổ chức đại hội cổ đông. Đỉnh của năm 1.175 được thiết lập ngày 12/03/2007.
Nửa sau của tháng 03/2007 đến cuối tháng 04/2007: Đợt sụt giảm đầu tiên
VNIndex từ đỉnh 1.175 điểm đã thiết lập đáy 905 điểm. Giá trị giao dịch hàng ngày trên thị trường đã giảm xuống còn khoảng 500 tỷ đồng một ngày trong tháng 4 so với mức 1.000 tỷ đồng một ngày trong tháng 3. Giao dịch mua bán của nhà đầu tư nước ngoài cả tháng 4 sụt giảm mạnh, giá trị mua khoảng 2.400 tỷ đồng và bán khoảng 1.300 tỷ đồng.
Nguyên nhân: nhiều ý kiến cho rằng trên thị trường, cung ít trong khi cầu quá nhiều và lượng tiền từ ngoài đổ vào đang tạo nên cơn sốt. Thông tin về một thị trường tăng trưởng nóng được giới tài chính nhắc đến thường xuyên, cùng với các báo cáo khuyến nghị nhà đầu tư về hiện tượng này của các tổ chức có tên tuổi và uy tín trong đó có HSBC cho rằng PE của thị trường Việt Nam hiện quá cao và mức 900 điểm của VNIndex mới là hợp lý. Quan điểm này gây xôn xao dư luận và nhận được không ít lời phản đối. Báo cáo của họ sau đóđược ghi nhận có sai sót trong tính toán chỉ số PE tuy nhiên vẫn tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư. Ngoài ra, một yếu tố tác động tới thị trường lúc này còn là quy luật giảm lặp lại như năm 2006. Đối với các thị trường mới nổi, quy luật thường được duy trì trong một thời gian tương đối dài, yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhà đầu tư.
Tháng 05/2007: Tạm phục hồi
VNIndex bắt đầu tăng trở lại trong tháng 5. Đỉnh điểm của tháng 5, VNIndex đạt 1123 điểm ngày 23.
Tháng 06/2007 đến hết tháng 08/2007: Đợt sụt giảm thứ hai, đánh dấu một giai đoạn suy thoái.
Thị trường bước vào giai đoạn suy thoái chỉ số VN index đã có vài phiên tăng giá, tuy nhiên sức tăng không mạnh. VN-Index chạm đáy thấp nhất của năm vào ngày 06/08 ở mức gần 884 điểm.
Nguyên nhân: Chỉ thị số 03/2007/CT–NHNN, ngày 28/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% tổng dư nợ của Tổ chức tíndụng đó được ban hành. Tuy được ban hành từ cuối tháng năm nhưng có hiệu lực từ đầu tháng 07/2007, sau đó được hướng dẫn thi hành với hạn chót là ngày 31/12/2007 Dẫn đến việc ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi các khoản nợ cũ, đồng thời không cho vay mới khiến nhà đầu tư lúng túng quay vòng tiền, cầu chứng khoán sụt giảmkhiến giá trị giao dịch giảm mạnh so với chu kỳ trước đó, dần về mứcgiao dịch trong tháng 4.Đánh giá về chỉ thị 03 của NHNN,giới đầu tư và phân tích nhận xét,đó là một trong 10 sự kiện nổi bật của TTCK Việt Nam năm 2007.
Tháng 09/2007 đến hết tháng 10/2007: Tăng vọt trở lại
Đỉnh cao nhất của chukỳ VN-Index đạt 1.110 điểm ngày 10/10.
Nguyên nhân : Không còn xu hướng bán tháo cổ phiếu cắt lỗ của nhà đầu tư Một số công ty niêm yết đã công bố lợi nhuận kinh doanh khá lạc quan, trong đó theo dự đoán kết quả kinh doanh cuối năm của các doanh nghiệp này sẽ còn tốt đẹp hơn.Những cổ phiếu thuộc nhóm tài chính ngân hàng sau một thời gian dài điều chỉnh đã tăng trở lại tạo đà cho các cổ phiếu khác và VN-Index.
Tháng 11/2007 đến hết tháng 12/2007: Không có sức bật, suy giảm.
VN-Index sụt giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 11. Nhiều nhà đầu tư cho rằng mức hỗ trợ 1.000 điểm là mạnh, tuy vậy ngưỡng này đã bị phá vỡ hoàn toàn giữa tháng 11, tiếp đó mốc 970 điểm đượcgiới phân tích kỹ thuật nhắc tới nhiều lần. Không chắc chắn hơn là mấy, mốc này tiếp tục bị xuyên thủng, đáy thấp nhất của chu kỳ rơi vào ngày 17/12 ở mức 911 điểm. Mốc 1.200 điểm mà nhiều nhận định lạc quan đầu năm cho rằng VN-Index sẽ cận kề vào cuối năm đã trở thành quá xa.
Nguyên nhân : ngoài các yếu tố kinh tế vĩ mô và một phần tác động của thị trường thế giới mà tâm điểm làcuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ còn các yếu tố trong nước nhưviệc chỉ thị 03 càng gần kề với đích thực hiện không được thay đổi,mặc dù có nhiều đề xuất của các Ngân hàng lên Chính phủ.Ngày 20/11, Quốc hội đã thông qua Dự luật Thuế thu nhập cá nhân.Mức thuế suất từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoánlà 20% chênh lệch giá hoặc 0.1% trên giá trị giao dịch. Luật sẽ cóhiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2009. Dự luật tuy chưa lập tức tác độngtới nhà đầu tư nhưng đã kịp tác động tới tâm lý của họ trong thời điểm thông qua Dự luật.
Như vậy,tính đến hết ngày 28/12/2007, thị trường có thêm 32 loại cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ được niêm yết mới, nâng tổng số cổ phiếu trên sàn HOSE là 138 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ; và thêm 17 loại trái phiếu (trong đó có 12 trái phiếu chính quyền địa phương và 5 trái phiếu công ty). Số lượng cổ phiếu niêm yết tăng trưởng gần 30% so với năm 2006.
Năm 2007, VN-Index không hề sụt giảm. Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2007, chỉ số VN- Index dừng ở mức 741,27 điểm. Ngày 28/12/2007 (phiên giao dịch cuối cùng của năm) đạt mức 927,02 điểm, tăng hơn 25% sau một năm.
Như vậy,đến hết năm 2007, quy mô thị trường chứng khoán tăng mạnh , tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007.Trong đó,sàn HoSE là một nhân tố chính quan trọng góp phần tạo nên sự tăng trưởng đó.
2.Những diễn biến chính VN-Index năm 2008:
Bảng:
2.1. Thống kê cơ bản TTCK Việt Nam
- Tính đến ngày 31/12/2008, mức vốn hóa thị trường của cổ phiếu đạt khoảng 169.346 tỉ VND tại SGD TpHCM, chiếm 11,45% GDP. Hiện nay, mức vốn hóa thị trường giảm chủ yếu do các chứng khoán giảm giá mạnh.
-Tính đến cuối năm 2008 (ngày 31/12/2008), có 170 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán Tp .HCM.
- Trong năm 2008 (tính đến ngày 31/12/2008) Sở Giao dịch Tp.HCM đã thực hiện được 249 phiên giao dịch với tổng khối lượng gần 3,404 triệu chứng khoán tương ứng giá trị 152.615,908 tỉ đồng.
- Trên thị trường đến ngày 26/12/2008 đã có 101 công ty chứng khoán và 42 công ty quản lí quỹ đang hoạt động.
- Tính đến 31/12/2008 đã có 12.720 tài khoản giao dịch thuộc khối đầu tư nước ngoài, trong đó 887 tài khoản là của tổ chức còn lại là của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.
- Tính đến 31/12/2008 khối đầu tư nước ngoài đã giao dịch 2.263.341.354 chứng khoán với giá trị 202.534,873 tỷ đồng tại sàn Hà Nội và tương ứng là 1.119.037.618 chứng khoán với giá trị 68.974,151 tỷ đồng tại Sở GD TpHCM. Như vậy, khối nhà đầu tư nước ngoài tính đến hiện tại có giao dịch chiếm khoảng 68,07% doanh số giao dịch toàn thị trường và khoảng 48,82% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
- Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài về trái phiếu ở sàn HoSE: Tại SGD TpHCM vẫn còn niêm yết 1 loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành và 7 loại trái phiếu do BIDV TpHCM phát hành còn lại là 50 loại trái phiếu do địa phương phát hành.
2.2. Diễn biến Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2008
-Trong Quý I, VN-Index có 9 phiên giảm điểm liên tục từ ngày 14/3/2008 đến ngày 26/3/2008 cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm VN-Index mất 21,6% điểm so với ngày 14/3/2008. Trong khi cả quý 1 VN-Index mất 43,9% so với đầu năm (921,07 ngày 2/1/2008). Đáy của quý 1 là 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008 .
- Trong Quý II, cả giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch đều giảm và là quý có tính thanh khoản kém nhất trong năm (bình quân mỗi phiên giao dịch với khối lượng 5.942.920 cổ phiếu). Cũng trong quý này VN-Index có 25 phiên giảm điểm liên tục từ 5/5/2008 đến 11/6/2008 với 28,9% điểm bị mất so với ngày 5/5/2008 trong khi cuối quý giảm 23,5% so với đầu quý. Đáy của quý 2 là 366,02 điểm vào ngày 20/6/2008.
- Quý III, VN-Index có tính thanh khoản cao nhất trong năm với khối lượng giao
dịch bình quân ngày là 17.486.971 cổ phiếu. Trong quý 3, VNIndex thiết lập đỉnh sau 10 phiên tăng điểm liên tục với mức giá đóng cửa 561,85 vào ngày 27/8/2008. Đáy của VN-Index trong quý 3 ở mức giá đóng cửa 409,61 điểm vào ngày 1/7/2008. Trong 10 phiên tăng điểm liên tục đã giúp VNIndex tăng 18,08% so với ngày 5/8/2008.
-Quý IV, VN-Index lại tiếp tục xu hướng giảm điểm với đáy là 286,85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008. Đáy của quý này giảm 29,97% so với đáy của quý 3 và giảm 21,63% so với đáy của quý 2. VNIndex đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là 315,62 điểm giảm 73,04% so với đỉnh của VN_Index (giá đóng cửa ngày 12/3/2007 với 1170,67 điểm) và giảm 65,73% so với ngày đầu năm 2008.
3.Những diễn biến chính VN-Index năm 2009:
(Bảng:
Sự vận động thị trường chứng khoán 2009 của VN-Index tạo thành 4 xu hướng chính với 2 quá trình tăng mạnh và 2 quá trình giảm,phản ánh khách quan các sự kiện kinh tế cũng như tâm lý,tập quán đầu tư của các thành phần thị trường.
-Giai đoạn 1 (cuối tháng 2 tới giữa tháng 6): Đây là quá trình các chỉ số chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh khi thị trường được hỗ trợ bởi những thuận lợi đặc thù của giai đoạn:
+ Sau Tết Nguyên Đán, VN-Index bắt đầu rơi điểm sâu và đạt mức đáy 235,5 điểm vào cuối tháng 2/2009 – mức điểm sâu nhất trong 4 năm của chỉ số này. Thời điểm này, thị trường có mức P/E thấp (xấp xỉ 8), với không ít mã chứng khoán có thị giá dưới giá trị sổ sách, đã tạo ra lợi thế của một thị trường bị đánh giá thấp, ẩn chứa một sức bật tiềm năng.
+ Từ cuối Quý I/2009, dồn dập những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế thế giới cũng như từ những nỗ lực phục hồi kinh tế của Việt Nam (ban hành gói kích cầu trị giá 8 tỉ USD, nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản...) đã mang lại cho nhà đầu tư sự kỳ vọng lớn về một kịch bản khả quan cho kinh tế Việt Nam 2009 .
Giai đoạn này, VN-Index tăng 117,6%. Hầu hết chứng khoán đều có sức tăng mạnh, không phụ thuộc vào qui mô doanh nghiệp phát hành, tính thanh khoản của cổ phiếu hay triển vọng tăng trưởng... Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường với sức tăng mạnh từ 150% đến 400% phải kể đến là nhóm Tài chính – Ngân hàng (tiêu biểu là nhóm Chứng khoán). Đây cũng là giai đoạn mà giao dịch thị trường được cải thiện đáng kể về khối lượng và giá trị so với thời gian trước đó. Lượng tài khoản mở mới tăng lên đáng kể, trong khi nhà đầu tư cũng tăng cường sử dụng các chiến thuật và công cụ đầu tư tạo thanh khoản nhưđòn bẩy tài chính, xoay vòng, đảo danh mục đầu tư chu kỳ ngắn.
Từ 24/02/2009 đến 09/06/2009: Cũng chính sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục của thị trường, tăng trưởng “nóng” đã xuất hiện cuối giai đoạn này khi sự tăng trưởng của thị trường có biểu hiện phản ánh thái quá thực tế phục hồi của nền kinh tế vĩ mô. Kết quả là quá trình điều chỉnh đã khiến VN-Index mất xấp xỉ 100 điểm trong 1 tháng sau đó.
-Giai đoạn 2: (09/06/2009 - 20/07/2009):Giai đoạn điều chỉnh.
Đà quán tính đẩy TT tăng vượt mốc 500 đã phản tác dụng. TT điều chỉnh, tìm về giá trị thực để củng cố và xác lập xu thế mới. Mất gần 100 điểm song thị trường không có những biểu hiện tiêu cực thường thấy trong các gia đoạn điều chỉnh kỹ thuật như hiện tượng bán tháo cổ phiếu, mất thanh khoản giao dịch...Trái lại, khi VN-Index đã được nâng đỡ rất tốt bởi lực cầu khi đi vào vùng hỗ trợ 430 điểm – 460 điểm.
-Giai đoạn 3: (20/07/2009 – 22/10/2009): Quá trình tăng trưởng lần 2:
Trung tuần tháng 7, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II của các doanh nghiệp với những con số báo lãi ấn tượng, cùng với mức điểm thị trường đã ở vào mức hấp dẫn sau điều chỉnh,đã thổi bùng một xu thế tăng trưởng mới với cảm hứng chủ đạo đến từ nhóm Xây dựng – Bất động sản. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn ghi nhận sự dấu ấn mờ nhạt, trước ngược hoàn toàn với giai đoạn tăng trưởng lần 1của nhóm cổ phiếu Ngân hàng – nhóm chứng khoán vốn có nhiều ảnh hưởng tới diễn biến thị trường.
Giai đoạn tăng trưởng lần 2 cũng là thời gian sự vận động thị trường mang đậm dấu ấn của các công cụ tài chính, công cụđầu tư phi chính thức nhưđòn bẩy tài chính, “T+”. Giống như trong giai đoạn tăng trưởng 1, sức tăng của thị trường giai đoạn này hàm chứa khá nhiều rủi ro khi xu thế thị trương phụ thuộc chặt chẽ vào sự vận động của nhóm chứng khoán (Xây dựng – Bất động sản), và có biểu hiện tăng trưởng nóng khi sức tăng không phản ánh đúng thực tế bối cảnh nền kinh tế.
Bên cạnh đó, tác động của đòn bẩy tài chính (vốn là công cụ ngắn hạn) được sử dụng một cách triệt đểđã khiến VN-Index tăng “quán tính” vượt mức 600 điểm, chính thức đặt thị trường trước một quá trình điều chỉnh giá trị.
-Giai đoạn 4: (từ 22/10/2009)
Khởi xướng bởi áp lực giải chấp (do sử dụng đòn bẩy tài chính) khi thị trường rơi qua mức 600 điểm, cùng với sự lo ngại trước những diễn biến bất thường trong hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô mà điển hình là chính sách tỉ giá, lãi suất đã khiến cho quá trình điều chỉnh kỹ thuật cần thiết sau giai đoạn tăng trưởng trước đó chìm sâu thành một xu thếđảo chiều thị trường. Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index giảm 190 điểm trong chưa đầy 2 tháng. Cùng với đó, thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể. Nhóm dẫn dắt thị trường là Xây dựng – Bất động sản trong xu thế tăng trước đó giảm đáng kểảnh hưởng, thị trường thiếu hụt lực đỡ từ những nhóm chứng khoán vốn được coi là “bluechips”.
Tuy vậy, trải qua 4 giai đoạn thăng trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam 2009 nói chung và trên sàn HoSE nói riêng vẫn được đánh giá là có một năm thành công với mức tăng trưởng 56,8% của VN-Index và 60% của HNX-Index – một kết quả ấn tượng khi 2009 được coi là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung, của thị trường chứng khoán nói riêng.
4.Những diễn biến chính VN-Index năm 2010:
Bảng:
4.1.Xu thế vận động chính trong năm 2010: Xu thế thị trường năm 2010 được chia làm 4 giai đoạn chính:
-Giai đoạn 1: giảm nhẹ,đi ngang xen kẽ các đợt tăng nhẹ.Giai đoạn này kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5.
Thị trường chứng khoán mở cửa năm 2010 với liên tiếp các phiên giảm điểm.
+Nguyên nhân:Do thông tin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản và Dragon Cpital thoái vốn,VN-Index rơi mạnh từ 530 xuống còn 478 điểm.Tiếp đó,VN-Index tăng quay lại test ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ tại Mỹ.Việc ANZ thoái vốn tại STB cũng là nhân tố chính khiến VN-Index bắt đầu giai đoạn giảm nhẹ.Kỳ vọng về kết quả kinh quý I của các DN khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng 4.
-Giai đoạn 2: Giảm,đi ngang và giảm mạnh.Giai đoạn này kéo dài tư đầu tháng 5 đến cuối tháng 8.
Bảng:Lập xong đỉnh 550 vào đầu tháng 5,VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm.
Nguyên nhân:Do ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ châu Âu lan rộng và khơi ngòi là Hy Lạp.Tiếp đó,tin đồn về thông tư 13 ra đời khiến cho VN-Index tiếp tục rơi.Chỉ trong vòng 10 phiên giao dịch,VN-Index từ 550 xuống còn 480.Sụt giảm khá mạnh nên vào cuối tháng 5,VN-Index có một khoảng hồi phục nhẹ.
Ghi nhận tiếp VN-Index từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi ngang.
Nguên nhân chính được xem xét là do thị trương một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới.Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào giao dịch chiếm khoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới năm 2010.
Vào cuối tháng 7,VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ thông tin chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin.Với khoản nợ là 4,5 tỷ USD,cũng góp một phần không nhỏ vào việc tiếp tục đẩy VN-Index rơi mạnh vào đầu tháng 8.Việc rơi tự do của VN-Index,còn được củng cố thêm bằng việc bán giải chấp của hầu hết các mã chứng khoán do cùng đòn bẩy tài chính.Cuối tháng 8,VN-Index tạo đáy tại vùng 420-424.
Giai đoạn 3:Tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ.Giai đoạn này kéo dài từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11.
Sau một thời gian giảm khá mạnh với lực bán giải chấp cao,hầu hết các mã cổ phiếu đã rơi về ngưỡng khá hấp dẫn,kết hợp với sự hỗ trợ từ thông tin rò rì về thông tư 13 sẽ được điều chỉnh lãi suất cơ bản được giữ nguyên khiến cho thị trường bật mạnh với hầu hết các mã tăng trần.VN-Index tăng liền gần 50 điểm trong vòng 5 phiên liên tiếp.
Sau một quá trình tăng mạnh ngắn ngủi,VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài.Nguyên nhân được xem xét là do không có tin tức vĩ mô gì đột biến hỗ trợ.Đồng thời,với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời điểm từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11(chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng 1.830.529.826 cổ phiếu,chiếm khoảng 25% tổng số lượng cố phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ sung cả năm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự tăng giá của VN-Index.
Giữa tháng 11,VN-Index giảm nhẹ ,yếu tố chính là do dòng tiền đã ra khỏi thị trường,để tìm kiếm lợi nhuận ở kênh đầu tư khác như vàng,USD.Đây là thời điểm vàng và USD tăng khá mạnh.
Giai đoạn 4: Tăng trưởng:bắt đầu từ cuối tháng 11 đến gần cuối năm.
Sau một thời gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11,khi mà tất cả các tin tức vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm,như lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%,vàng và USD đề có một giai đoạn tăng nóng.Dòng tiền bắt đầu chảy mạnh vào chứng khoán khi nhận thấy kênh này đem lại lợi nhuận cao.Khởi đầu cho đợt tăng trưởng này là hai cố phiếu AAA và VE9,sau 4 phiên trần liên tiếp dưới áp lực chốt lời đã không làm lung lay bên mua,khiến cho niềm tin nhà đầu tư tăng dần,tiếp đó là một loạt các cố phiếu khác đã có quá trình giảm sâu,giảm mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của VN-Index đồng loạt tăng trần đã kích thích lòng tham của các nhà đầu tư khiến cho dòng tiền vào mạnh.Các cổ phiếu chứng khoán,tài chính,bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo theo thị trường tăng mạnh từ 421 đến 495 vào thời điểm gần cuối năm.Tại thời điểm này thanh khoản của thị trường tăng mạnh,bình quân khoảng trên 100 triệu Cp được chuyên nhượng mỗi phiên cho cả hai sàn.
Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh.Thị trường đón nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục.
Bình quân.
Tổng cộng.
Khối lượng CK
Giá trị (Tỷ VND)
Khối lượng CK
Giá trị (Tỷ VND)
Quý I
41.474.105
1.812
2.405.498.070
105.135
Quý II
54.835.447
1.930
3.399.797.688
109.695
Quý III
42.889.963
1.189
2.745.597.641
76.112
Quý IV
84.186.335
1.854
5.556.298.093
122.403
Bảng:Quy mô giao dịch sàn HoSe
Nguồn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TTCK210_5 2737873 ti nhm.doc