Đề tài Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn
Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước của công ty thực hiện tốt,năm sau cao hơn năm trước.Năm 1999 nộp 18,6 tỷ đồng,tăng 82,35% so với năm 1998;năm 2000 nộp 28 tỷ đồng,tăng 50,54% so với năm 1999;năm 2001 nộp 28,5 tỷ đồng tăng 1,8% so với năm 2000.
Dệt Thái Tuấn tuy là công ty trách nhiệm hữu hạn,vốn của công ty do một số cổ đông đóng góp, công nhân thực chất chỉ là người làm thuê,nhưng mối quan hệ giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo không có sự cách biệt thái quá mà là mối quan hệ cùng chia sẻ trách nhiệm.Để giúp Ban giám đốc và Hội đồng quản trị làm tốt hơn công tác lãnh đạo công ty đã sớm thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi và thực hiện các chính sách bảo hộ cho người lao động.Theo quan điểm của giám đốc Chí thì tổ chức công đoàn giúp giám sát con người mình trong mối quan hệ đối nhân xử thế,có điều gì không nên không phải anh chị em công nhân ai đó ngại nói trực tiếp thì có tổ công đoàn để phản ánh những thắc mắc và đề đạt những nguyện vọng.Mỗi cán bộ công nhân được công ty coi là thành viên trong đại gia đình Thái Tuấn,mỗi thành viên trong đại gia đình được tôn trọng xứng đáng với công lao đóng góp và được tạo cơ hội đồng đều trong thăng tiến.Chính vì thế Dệt Thái Tuấn từ ngày thành lập đến nay chưa xảy ra tình trạng bãi công hay mâu thuẫn giữa Ban giám đốc và công nhân.
8 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế hội nhập trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và một thời đại “ nền kinh tế tri thức” đang lên ngôi thì vai trò to lớn của lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng được chú trọng. Đây là lực lượng tạo nên các bước đột phá trong thương mại và công nghiệp, nhờ đó nền kinh tế mới tăng trưởng. Để đáp ứng được vai trò to lớn đó, các doanh nhân những người giữ vị trí chủ chốt trong phát triển hoạt động kinh tế, nhất thiết phải là những doanh nhân có văn hóa. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Vì vậy trong bất cứ một lĩnh vực văn hóa nào con người đều đóng vai trò trung tâm và mang tính quyết định. Đặc biệt doanh nhân với tư cách là chủ thể của hầu hết các hoạt động kinh doanh, chính là tác giả của văn hóa kinh doanh và đóng vai trò quyết định tới văn hóa kinh doanh.
Sau khi nước nhà giành được độc lập. Giữa trăm công nghìn việc liên quan tới vận mệnh quốc gia, tới chính quyền đang còn non trẻ. Nhưng một trong những công việc đầu tiên Bác nghĩ đến là viết thư cho giới doanh nhân. Bác viết : Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công Thương nỗ lực và khuyên các nhà thương nghiệp mau mau gia nhập “ Công Thương cứu quốc đoàn ”. Điều này là một minh chứng hùng hồn cho tầm quan trọng to lớn của tầng lớp doanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia.
Vì những lí do trên, nên em chọn đề bài là :
Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.
II. NỘI DUNG
Vài nét sơ lược về doanh nhân Thái Tuấn Chí Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.
Giám đốc Thái Tuấn Chí sinh năm 1963, là người con thứ 7 trong gia đình có 11 người con. Ông bố làm nghề bốc thuốc đông y, bà mẹ buôn bán lặt vặt. Nhà đông anh em nên cuộc sống của gia đình luôn thiếu thốn, phải ở thuê trong căn nhà thấp nhất của khu phố, mỗi lần mưa xuống là anh em Chí phải tát nước thấy mồ.
Thuở nhỏ Thái Tuấn Chí vừa đi học vừa phải bỏ dép cho các sạp để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Học hết PTCS thì Thái Tuấn Chí phải nghỉ học. Ông bố muốn cậu con trai học nghề thuốc, nhưng Thái Tuấn Chí lại thích giúp mẹ buôn bán. Đầu tiên là buôn nước tương thấy nước tương chỉ phục vụ cho ăn uống Thái Tuấn Chí không thích. Được gia đình cho 5 chỉ vàng Thái Tuấn Chí đi học nghề kim hoàn, với bàn tay khéo léo và tính kiên trì, thành phẩm của Thái Tuấn Chí làm ra bao giờ cũng được thầy khen.
Ý tưởng ban đầu của doanh nhân Thái Tuấn Chí.
Trong quá trình học việc Thái Tuấn Chí quan sát thấy nghề kim hoàn thường kén khác nhiều tiền, trong lúc đó về gia đình tuy còn nghèo nhưng trong bữa ăn Thái Tuấn Chí thấy chị và em gái toàn nói chuyện may mặc. Một ý tưởng vụt lóe lên trong đầu Thái Tuấn Chí sẽ kinh doanh vải. Vừa sạch sẽ lại vừa gọn gàng.
3. Năng lực và tố chất của doanh nhân Thái Tuấn Chí đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.
Trong vai người buôn vải, Thái Tuấn Chí tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng. Lúc đó vải gấm Hàn Quốc đang chiếm lĩnh thị trường dù giá rất đắt. Các đầu mối nhập xuất vải toàn tìm mặt hàng của Hàn Quốc. Tại sao ta không sản xuất lấy để dùng nhỉ ? Câu hỏi liền câu hỏi. Tại sao nước ngoài sản xuất ra được những sản phẩm này? Tại sao Việt Nam mình lại không sản xuất được? Tại sao người Việt mình lại có tâm lý chuộng hàng ngoại? Phải chăng do chất lượng mẫu mã đẹp hay yếu tố tâm lý? Còn nữa tại sao trong thập niên 70 hàng hóa nước ta trong đó có vải ka-ki, sa-tanh Nam Định đã từng xuất khẩu mà nay nhiều mặt hàng của ta lại trở thành thư yếu? Tại sao? Và rồi Thái Tuấn Chí cũng tự tìm ra được nguyên nhân để trả lời cho những câu hỏi đặt ra: Vải gấm nước ngoài đáp ứng được thị hiếu làm đẹp của phụ nữ Việt Nam, trong khi đó nước ta chưa có nơi nào sản xuất được.
Vậy tại sao ta không sản xuất nhỉ? Lại một loạt câu hỏi đặt ra. Muốn sản xuất thì phải bắt đầu từ đâu? Trước nhất là ở vốn? Sau đó là con người? Đầu tư máy móc, thiết bị chọn loại nào? Càng ấp ủ, càng trăn trở, càng trăn trở lại càng muốn thực hiện, càng muốn thực hiện thì lại thấy vô vàn khó khăn. Và với ý chí phi thường của một doanh nhân, cuối cùng qua sáu tháng khát khao Thái Tuấn Chí đi đến một quyết định: bằng mọi giá phải xây dựng một nhà máy dệt với máy móc thiết bị hiện đại, để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao. Trong đầu óc Thái Tuấn Chí đã hình dung sự ra đời của nhà máy sẽ giúp mình đạt được ba ước nguyện : Thứ nhất ổn định kinh tế bản thân ; thư hai là góp phần giải quyết việc làm cho bạn bè, người thân và xã hội ; thứ ba là thỏa khát khao và hoài bão được đóng góp, cống hiến của cải vật chất cho xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu Thái Tuấn Chí lập dự án xây dựng nhà máy dệt.
Dự án xây dựng nhà máy dệt là một dự án quá lớn. Với hai bàn tay trắng, cũng có người ủng hộ, song cũng có người cho là Thái Tuấn Chí hoang tưởng. Quyết không nản phải đi từng bước một. Nghĩ thì dễ, nhưng đến khi đi vào thực hiện thì khó khăn lại chồng chất khó khăn. Đầu tiên là tài chính và ngân hàng, cụ thể là tiền đâu? Thứ đến là giấy phép thành lập công ty TNHH, thứ ba là giấy phép nhập khẩu trực tiếp, thứ 4 là kĩ thuật và công nghệ? Gian nan là vậy nhưng Thái Tuấn Chí vẫn không nản lòng, vẫn quyết tâm đi tới.
Nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của người thân, bạn bè ý tưởng thành lập công ty TNHH lấy tên người khởi xướng làm tên công ty – Công ty dệt Thái Tuấn – đặt theo phần tên họ của người sáng lập đã ra đời vào cuối năm 1994; vốn điều lệ ban đầu chỉ có vài tỉ đồng thì làm thế nào để xây dựng được nhà máy? Sau khi đã xác định được nhu cầu thị trường tiêu thụ vải gấm, công ty yên tâm mạnh dạn dầu tư. Từ vai người buôn vải giờ đây ở vai người giám đốc nhưng làm gì đã có quân. Thế là đích thân giám đốc Thái Tuấn Chí phải chạy vạy, gõ cửa các ngân hàng Nhà nước để thuyết phục ủng hộ dự án. Nhưng họ đều từ chối, giám đốc Thái Tuấn Chí vẫn không nản lòng. Và ngân hàng Thương mại cổ phần đã cho vay với mười lần chờ đợi. Thế là dự án vay được tiền bằng cách thế chấp toàn bộ máy móc, thiết bị nhập về và vốn điều lệ để xây dựng nhà xưởng.
Như vậy vấn đề đầu tiên tức ngân hàng, tài chính đã có. Giám đốc Thái Tuấn Chí họp Hội đồng quản trị để xây dựng phương án, kế hoạch, sản xuất. Nhưng lại có một vấn đề nữa mới phát sinh, phải có giấy phép nhập khẩu trực tiếp mới nhập được máy móc và nguyên liệu về. Trong khi đó chưa có tiền lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phép làm điều này. Giám đốc Thái Tuấn Chí lại vào cuộc, đến xin phép Phòng xuất nhập khẩu Sở thương mại, rồi trực tiếp gặp giám đốc Sở trình bày dự án và những mong muốn cống hiến cho xã hội bằng sản phẩm cao cấp của mình, góp phần làm đẹp cho thành phố. Cuối cùng trước những lý lẽ táo bạo và một bản lĩnh quyết tâm giám chịu trách nhiệm của giám đốc Thái Tuấn Chí với quan điểm đổi mới công bằng trong cách nhìn nhận doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, lãnh đạo Sở thương mại đã đồng ý.
Với nhiều nỗ lực đến tháng 4 năm 1996 nhà máy dệt số một của công ty Thái Tuấn cho xuất xưởng những mét vải đầu tiên trong niềm hân hoan, phấn khởi của những người chung lưng đấu cật khởi nghiệp công ty. Thế là công ty dệt Thái Tuấn chính thức giới thiệu với thị trường trong nước một sản phẩm cao cấp lần đầu tiên được sản xuất trên ngay quê hương mình – vải gấm – chất liệu và mẫu mã đáp ứng sở thích làm đẹp của mọi phụ nữ Việt Nam. Và chỉ hai tháng sau, kể từ ngày giám đốc Thái Tuấn Chí ôm vải đi chào hàng, sản phẩm dệt của Thái Tuấn đã được thị trường chấp nhận. Bởi ngay từ đầu dệt Thái Tuấn đã nghiêm túc đặt ra cho mình phải đảm bảo ba triết lý trên từng mét vải: Trong sản xuất lấy chất lượng làm tiêu chí, trong kinh doanh là hợp tác đôi bên cùng có lợi, trong đối ngoại đặt chữ tín lên hàng đầu.
Nhờ vậy sản phẩm của Thái Tuấn sản xuất ra đã đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Song làm thế nào để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam? Có như vậy mới thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển? Chỉ có hàng Việt Nam nhưng chất lượng ngoại mới có thể thuyết phục được tâm lý ăn chắc mặc bền của người phụ nữ Việt Nam.
Qua tìm hiểu và đọc trong cuốn : “ Các doanh nhân thế giới” giám đốc Thái Tuấn Chí thấy mỗi sản phẩm thành danh đều có thương hiệu riêng. Và thực tiễn sản phẩm có thương hiệu uy tín đã làm tăng tới 30% giá trị sản phẩm. Giám đốc Thái Tuấn Chí quyết định thành lập Ban nghiên cứu gồm lãnh đạo kinh doanh và Trung tâm nghiên cứu phát triển của thành phố bàn bạc tìm ra một thương hiệu cho sản phẩm của mình, dù mẫu mã có luôn thay đổi thì thương hiệu vẫn giữ nguyên, như các thương hiệu sản xuất xe Honda của Nhật Bản, đồ điện tử hãng Samsung của Hàn Quốc Qua khảo sát thị trường và đánh giá năng lực đầu tư, tái sản xuất mở rộng của mình, công ty dệt Thái Tuấn quyết định in nhãn hiệu Thái Tuấn lên biên vải và lấy thị trường đồng bằng sông Cửu Long làm thí điểm. Có thể nói đây là một sự kiện khá ấn tượng đánh dấu một bược phát triển của đơn vị là việc cho in nhãn hiệu Thái Tuấn - Hàng Việt Nam chất lượng cao lên biên vải do đơn vị sản xuất, với hi vọng góp phần xóa đi tâm lý sính hàng ngoại dù chất lượng hàng ngoại thua xa hàng nội. Đây cũng là lần đầu tiên vải Việt Nam được in chữ Việt Nam chất lượng cao lên biên vải.
Năm 1997,dệt Thái Tuấn tung mặt hàng gấm có in thương hiệu lên biên vải tham dự Hội chợ thương nghiệp ở thành phố Cần Thơ đã tạo nên một Hội chứng Thái Tuấn.Hàng đưa về đến đâu hết đến đấy.
Sau khi có được thị trường,giám đốc Chí không dừng lại đó.Nhờ mạnh dạn đầu tư hiện đại hóa các máy móc thiết bị,nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao,có sức cạnh tranh và đẩy lùi hàng ngoại nhập. Dệt Thái Tuấn đã tăng cường tích lũy lợi nhuận và khấu hao vật tư để đầu tư phát triển mở rộng liên tục. Đặc biệt trong năm 1998, dù ảnh hưởng tình hình kinh tế trong khu vực Đông Nam Á có biến động xấu khi phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, song công ty vẫn sản xuất ổn định, thị trường tiêu thụ lan rộng ra thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hàng bán được, đồng vốn quay vòng nhanh, công ty đã trả nợ được 2,5 triệu USD trước và đúng hạn, không những thế còn dành toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất, tạo ra sự phát triển đột biến trong năm 1999.
Công ty ngày càng phát triển về quy mô sản xuất, bộ máy tổ chức điều hành sản xuất được hoàn thiện dần theo hướng tinh, gọn, hiệu quả. Số lượng công nhân cũng đông dần lên, đời sống công nhân ngày càng ổn định qua mức lương bình quân hàng tháng trong năm. Những ngày đầu mới thành lập công ty chỉ có 33 cán bộ công nhân; năm 1998 lên 312 người; năm 1999 lên 594 người lương bình quân là 1.401.000 đồng; năm 2000 lên 721 người lương bình quân là 1.580.000 đồng; năm 2001 lên 1100 người lương bình quân là 1.650.000 đồng; đến hết quý I năm 2002 là 1200 người trong đó tỉ lệ nữ chiếm 50% và mước lương vẫn giữ được như năm 2001.
4.Đạo đức và phong cách của doanh nhân Thái Tuấn Chí đối với hoạt động kinh doanh của công ty Dệt Thái Tuấn.
Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước của công ty thực hiện tốt,năm sau cao hơn năm trước.Năm 1999 nộp 18,6 tỷ đồng,tăng 82,35% so với năm 1998;năm 2000 nộp 28 tỷ đồng,tăng 50,54% so với năm 1999;năm 2001 nộp 28,5 tỷ đồng tăng 1,8% so với năm 2000.
Dệt Thái Tuấn tuy là công ty trách nhiệm hữu hạn,vốn của công ty do một số cổ đông đóng góp, công nhân thực chất chỉ là người làm thuê,nhưng mối quan hệ giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo không có sự cách biệt thái quá mà là mối quan hệ cùng chia sẻ trách nhiệm.Để giúp Ban giám đốc và Hội đồng quản trị làm tốt hơn công tác lãnh đạo công ty đã sớm thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi và thực hiện các chính sách bảo hộ cho người lao động.Theo quan điểm của giám đốc Chí thì tổ chức công đoàn giúp giám sát con người mình trong mối quan hệ đối nhân xử thế,có điều gì không nên không phải anh chị em công nhân ai đó ngại nói trực tiếp thì có tổ công đoàn để phản ánh những thắc mắc và đề đạt những nguyện vọng.Mỗi cán bộ công nhân được công ty coi là thành viên trong đại gia đình Thái Tuấn,mỗi thành viên trong đại gia đình được tôn trọng xứng đáng với công lao đóng góp và được tạo cơ hội đồng đều trong thăng tiến.Chính vì thế Dệt Thái Tuấn từ ngày thành lập đến nay chưa xảy ra tình trạng bãi công hay mâu thuẫn giữa Ban giám đốc và công nhân.
Từ nghèo khó đi lên,con người thường nặng tình nặng nghĩa với những cảnh đơì còn nghèo khó.Cùng với nỗ lực sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy ngành dệt Việt Nam phát triển,giám đốc Thái Tuấn Chí luôn tâm niệm phải có trách nhiệm góp phần cùng Nhà nước chia sẻ những khó khăn,bởi thế dù còn phải dành nhiều lợi nhuận để phát triển mở rộng sản xuất,công ty vẫn luôn thể hiện tinh thần tương thân tương ái,tham gia tích cực phong trào xã hội do Nhà nước và thành phố phát động như ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,xây dựng nhà tình thương tình nghĩa,hỗ trợ bệnh nhân nghèovới tổng số tiền đóng góp trên 2 tỷ đồng.
III KẾT LUẬN
Với tầm nhìn chiến lược,trình độ chuyên môn sâu rộng,khả năng thích ứng với môi trường,nhạy cảm,linh hoạt,sáng tạo.Tính độc lập quyết đoán tự tin.Say mê yêu thích kinh doanh,sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm,có đầu óc kinh doanh.Thái Tuấn Chí là một điển hình cho doanh nhân thành đạt.Công ty tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh đánh giá là một doanh nghiệp tư nhân trẻ,năng động có nhiều đóng góp cho thành phố được thành phố tặng nhiều Bằng khen.Được thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.Còn riêng giám đốc Thái Tuấn Chí,người dám nghĩ,dám làm để thực hiện ý tưởng tốt đẹp là được cống hiến nhiều cho xã hội,cho đất nước.Đã được thủ tướng Chính phủ tặng 2 Bằng khen,được Hội đồng các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tặng danh hiệu Sao Đỏ năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0199.doc