Đề tài Phân tích chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà

Trong quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mũn cả về mặt hiện vật cũng như giá trị. Để bù đắp sự hao mũn đó của tài sản cố định các doanh nghiệp phải tiến hành trớch khấu hao tài sản cố định, đây được coi là một khoản CPCĐ của doanh nghiệp. Theo quy định thỡ TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn sử dụng trên 1 năm. Như vậy tài sản cố định dựa vào tiêu chuẩn trên ở công ty bao gồm: Phương tiện vận tải, thiết bị văn phũng, phần mềm quản lý (Tài sản cố định vô hỡnh). Nguồn vốn khấu hao tài sản cố định dùng để mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh. Lỳc nụng nhàn quỹ này cũng cú thể được đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhưng phải hoàn trả kịp thời khi cần thiết. Công ty TNHH Thương mại Đức Hà sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao cho các tài sản cố định của doanh nghiệp

doc70 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng. Việc tổ chức kinh doanh của công ty theo mô hình sau: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty Đơn đặt hàng Bán hàng Mua hàng Phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng của các công ty cửa hàng, đại lý buôn bán xe máy yêu cầu công ty bán cho họ một số lượng xe máy nhất định tổng hợp lại trình lên phó giám đốc kinh doanh và giám đốc để tiến hành mua hàng. Công ty tiến hành mua hàng theo hợp đồng tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy. Hàng hóa công ty mua về có thể chuyển về kho của công ty sau đó chuyển tới địa điểm giao hàng theo yêu cầu trong hợp đồng mua hàng của khách hàng hoặc chuyển ngay tới kho của bên mua không qua kho của công ty sao cho thuận tiện và tiết kiệm được chi phí mà vẫn đáp ứng yêu cầu giao hàng của bên mua. 3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty TNHH Thương mại Đức Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban, thực hiện chức năng quản lý nhất định. a. Ban giám đốc Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động cũng như đưa ra những quyết định chiến lược mang tính chất chiến lược phát triển công ty. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Hai phó giám đốc: tham mưu về các mặt kinh doanh, tài chính phụ trách chỉ đạo các phòng ban và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các việc làm của mình trên lĩnh vực được giao. b. Các phòng ban chức năng Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, tìm hiểu thăm dò và phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Xây dựng hệ thống các kênh phân phối, các cửa hàng, đại lý, các chiến lược về giá bán… Phòng kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, giao cho các bộ phận thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận. Phòng bảo hành và đăng kiểm: Sau khi công ty tiến hành mua xe từ các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy hoặc từ các đại lý chính hãng thì phòng bán hàng và đăng kiểm có nhiệm vụ ghi chép số khung, số máy của số lượng xe đã nhập để giao cho khách hàng mua xe phục vụ cho công việc đăng ký xe máy của người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời phòng cũng có nhiệm vụ xem xét việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng khi sản phẩm có trục trặc kỹ thuật nằm trong phạm vi được bảo hành. Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ ghi chép, xử lý và phân tích các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức hạch toán các hoạt động đúng với chế độ kế toán của Nhà nước, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động của công ty về mặt tài chính đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PGĐ tài chính Phòng tài chính kế toán PGĐ kinh doanh Phòng bảo hành và đăng kiểm Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch 3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 3.1.3.1.Đặc điểm bộ máy kế toán Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Đức Hà có chức năng tham mưu cho giám đốc trong hoạt động của công ty về mặt tài chính. Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính của công ty. Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tiêu thụ và thanh toán Kế toán kho Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi Thủ quỹ Nhiệm vụ của mỗi phần hành kế toán: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi công việc của phòng kế toán. Thực hiện việc tập hợp số liệu, định kỳ lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Kế toán kho: Theo dõi, tính toán giá thành sản phẩm hàng hóa xuất kho. Làm báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn hàng hóa. Kế toán tiêu thụ và thanh toán: Theo dõi việc hạch toán, tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu, lãi lỗ tiêu thụ sản phẩm. Theo dõi tình hình công nợ phải thu, số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng liên quan tới việc tiêu thụ hàng hóa. Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho bên cung cấp hàng hóa cho công ty theo các hợp đồng đã ký kết Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi: Quản lý và hạch toán các khoản vốn vay bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Thủ quỹ: Làm thủ quỹ của công ty, có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng và mất mát xảy ra. Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên đối chiếu số dư với kế toán quỹ. 3.1.3.2. Hình thức kế toán sử dụng Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính để tiến hành các hoạt động hạch toán kế toán. Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm Fast với hình thức ghi sổ được thực hiện là chứng từ ghi sổ. Một số chính sách kế toán ở công ty được áp dụng như sau: Phương pháp khấu hao: Theo đường thẳng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kế khai thường xuyên, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trình tự hạch toán trên máy vi tính do kế toán trưởng phân công cho từng kế toán chi tiết, nhập dữ liệu vào máy và trong quá trình tính toán từ đầu cho đến kết thúc được thực hiện theo trình tự, nếu sai sót sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Tùy vào từng thời điểm cần thiết các kế toán viên thực hiện các thao tác khóa sổ theo yêu cầu phần hành của mình. Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán Phần mềm kế toán Sổ kế toán Sổ cái Sổ chi tiết Các báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Chứng từ kế toán Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 3.1.4. Tình hình lao động Để tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải hội đủ 3 yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc sử dụng đúng lao động theo chuyên môn và đầy đủ về mặt số lượng là một trong những nguyên tắc thúc đẩy kinh doanh phát triển. Để tìm hiểu tình hình lao động của công ty chúng tôi tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1: Tình hình lao động của công ty trong 2 năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) % Tổng lao động 39 100,00 32 100,00 (7) (17,95) 1. Phân theo giới tính Lao động nam 25 64,10 22 68,75 (3) (12,00) Lao động nữ 14 35,90 10 31,25 (4) (28,75) 2. Phân theo trình độ Đại học 19 48,72 18 56,25 (1) (5,26) Cao đẳng 10 25,64 10 31,25 0 0,00 Trung cấp 8 20,51 2 6,25 (6) (75,00) THPT 2 5,13 2 6,25 0 0,00 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Như vậy tổng số lao động của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 7 người, tương đương giảm 17,95%. Nguyên nhân của việc giảm lao động trong năm 2006 là do công ty đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp làm giảm số lao động trong doanh nghiệp. Nhìn chung, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng tương đối cao, số lao động có trình độ trung cấp, THPT chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2006 mặc dù số lao động trong công ty giảm nhưng số lao động giảm chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp (giảm 6 người tương đương với 75%). Do đặc trưng mặt hàng kinh doanh của công ty là xe máy nên lao động nam trong công ty chiếm ưu thế, năm 2006 chiếm 68,75 % trong tổng số lao động của công ty. Có thể nói chất lượng lao động của công ty khá cao. Đây sẽ là một trong các yếu tố thúc đẩy quá trình kinh doanh của công ty ngày một phát triển. 3.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp, là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động của tất cả các doanh nghiệp. Tài sản thể hiện tiềm lực mà các đơn vị có quyền quản lý và sử dụng, nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sản được hình thành bằng nguồn vốn vay và trách nhiệm của doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ phải trả đối với các nhà cung cấp, đối với ngân sách Nhà nước và người lao động. Như vậy để tạo điều kiện cho công tác quản lý cần xem xét toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai hình thức biểu hiện là giá trị của tài sản và nguồn hình thành tài sản. Qua bảng 2 cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12,73 % tương đương với 696,71 triệu đồng, trong đó TSLĐ tăng 11,82 % tương đương với 599,9 triệu đồng, TSCĐ tăng 22,61% tương đương 89,6 triệu đồng. Sở dĩ trong năm 2006 có sự tăng lớn về TSCĐ của công ty là do trong năm này công ty đã mua thêm nhà kho tại TP. Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho việc mở chi nhánh tại khu vực phía Nam cũng trong năm này công ty đã mua và đưa vào sử dụng hai phần mềm là phần mềm kế toán và phần mềm quản lý bán hàng. Là một doanh nghiệp thương mại công ty TNHH Thương mại Đức Hà có tỷ trọng TSLĐ trong cơ cấu tài sản lớn chiếm 92,76% năm 2005 và 92,01% năm 2006, do yêu cầu hàng hóa quay vòng nhanh đòi hỏi vốn lưu động phải đáp ứng kịp thời để có mua hàng hóa giao cho khách hàng. Bảng 2a. Tình hình tài sản của công ty qua hai năm Chỉ tiêu Năm Năm 2005 Năm 2006 Thay đổi 2006 so với 2005 Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Mức % A.TSLĐ và ĐTNH 5075,65 92,76 5675,55 92,01 599,90 11,82 1. Tiền 1.036,75 20,42 1361,91 24,00 325,16 31,36 2.Các khoản phải thu 2098,04 41,34 2766,72 48,75 668,68 31,87 3.Hàng tồn kho 1940,86 38,24 1546,92 27,25 -393,96 -20,30 B. TSCĐ và ĐTDH 396,34 7,24 485,95 7,88 89,61 22,61 TSCĐ 396,34 100,00 485,95 100,00 89,61 22,61 1. TSCĐ hữu hình 396,34 100,00 478,75 98,52 82,41 20,79 2. TSCĐ vô hình 0,0 7,20 1,48 7,20 TỔNG TÀI SẢN 5472,00 100,00 6168,70 100,00 696,71 12,73 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng trên đã thể hiện tổng quát tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2005 và 2006. Năm 2006, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 696,71 triệu đồng, tương đương với tăng lên 12,73% so với năm 2005. Lý do chủ yếu của sự tăng lên này là do nợ phải trả tăng 633,38 triệu đồng, tương đương tăng 16,01 %. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của nợ phải trả trong năm 2006 nhưng nguyên nhân chủ yếu là có số vay nợ ngắn hạn tăng lên 249,74% tương đương tăng 2.497,4 triệu đồng so với năm 2005 và số phải trả cho người bán giảm 1917,74 triệu đồng, tương đương giảm 65,18% so với năm 2005. Nguồn vốn chủ sở hữu giữa hai năm không có nhiều biến động, năm 2006 tăng 63,83 triệu đồng tương đương tăng 14,74% so với năm 2005 mà nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng lên. Có thể nói 2 năm 2005 và 2006 là 2 năm đất nước ta có nhiều biến động cả về kinh tế lẫn chính trị ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và công ty TNHH Thương mại Đức Hà nói riêng tuy nhiên công ty TNHH Thương mại Đức Hà vẫn tìm được hướng đi đúng cho mình và làm ăn ngày càng có lãi. Bảng 2b: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm NGUỒN VỐN Năm 2005 Năm2006 Thay đổi 2006 so với 2005 Giá trị (Tr. đ) Cơ cấu (%) Giá trị ( Tr. đ) Cơ cấu (%) Mức (Tr. đ) % A. Nợ phải trả 3955,90 72,29 4589,27 74,39 633,38 16,01 I. Nợ ngắn hạn 3955,90 100,00 4589,27 100,00 633,38 16,01 1. Vay ngắn hạn 1000,00 25,28 3497,44 76,21 2497,44 249,74 2. Phải trả cho người bán 2942,21 74,38 1024,47 22,32 -1917,74 -65,18 3. Người mua trả tiền trước 0,00 0,00 57,67 1,26 57,67 4. Thuế và các khoản phải nộp 3,00 0,08 -10,01 -0,22 -13,01 -433,67 5. Phải trả công nhân viên 10,69 0,27 19,71 0,43 9,02 84,33 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1516,10 27,71 1579,93 25,61 63,83 4,21 I. Nguồn vốn, quỹ 1515,60 99,97 1579,43 99,97 63,83 4,21 1. Nguồn vốn kinh doanh 1000,00 65,98 1000,00 63,31 0,00 0,00 2. Quỹ đầu tư phát triển 82,53 5,45 82,53 5,23 0,00 0,00 3. Lợi nhuận chưa phân phối 433,07 28,57 496,90 31,46 63,83 14,74 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 0,50 0,03 0,50 0,03 0,00 0,00 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 0,50 100,00 0,50 100,00 0,00 0,00 TỔNG NGUỒN VỐN 5.472,00 100,00 6169,20 100,00 697,21 12,74 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp sau quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá vấn đề này là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất (tái sản xuất mở rộng) thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường càng vững. Ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì sự phá sản là một tất yếu. Nghiên cứu bảng 3 về tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm cho thấy tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 tăng 1.409,18 triệu đồng tương đương tăng 14,51%. Điều này chứng tỏ khối lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty năm 2006 cao hơn năm 2005. Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần thay đổi không đáng kể. Năm 2005 chiếm 89,39% năm 2006 chiếm 80,08%, điều đó khẳng định sự ổn định của giá hàng hóa mua vào qua 2 năm. Các khoản chi phí của công ty như chi phí bán hàng, chi phí quản lý thay đổi theo từng khoản mục qua 2 năm. Chi phí tài chính tăng 253,13 triệu đồng tương đương tăng 131,01 % so với năm 2005, điều này được lý giải bằng số tiền vay ngắn hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.497,4 triệu đồng như đã trình bày ở phần trên. Chi phí tài chính tăng cao chiếm tỷ trọng 4,01% so với tổng doanh thu thuần năm 2006, vì vậy công ty cần có các chính sách và biện pháp thích hợp để điều chỉnh chi phí này cho thích hợp. Chi phí bán hàng năm 2006 tăng 46,20 triệu tương đương tăng 14,10%. Tuy nhiên việc tăng chi phí bán hàng này là hợp lý do doanh số bán hàng của năm 2006 lớn hơn năm 2005 đã kéo theo chi phí bán hàng tăng lên theo, tỷ lệ chi phí bán hàng so với tổng doanh thu năm 2006 chiếm 3,36% gần như xấp xỉ bằng tỷ lệ này của năm 2005 (năm 2005 tỷ lệ này chiếm 3,37%) đã chứng tỏ điều này. Về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2005 là 51,88 triệu đồng do trong năm 2006 công ty đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp làm giảm chi phí nhân viên quản lý, điều này đã ảnh hưởng tích cực tới việc góp phần làm giảm các khoản chi phí trong doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 45,95 triệu đồng tương đương với tăng 14,74 %, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu năm 2005 là 3,21 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu, năm 2006 là 3,22 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả và có triển vọng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức và các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện các mục đích nhất định. Phương pháp là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động, nhận thức và cải tạo thực tiễn trên cơ sở điều kiện khách quan đã có. Phương pháp càng đúng thì kết quả càng cao. Phương pháp phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, mục đích đặt ra để tiếp cận đối tượng và giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thống kê kinh tế: Tổ chức thu thập số liệu theo nguồn tài liệu tham khảo và điều tra thu thập tại công ty TNHH thương mại Đức Hà. Phương pháp hạch toán kế toán: Thông qua số liệu tài liệu, thu thập được để hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm, từ đó phân tích lợi ích chi phí đánh giá vốn kinh doanh của công ty. Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý chỉ đạo của công ty, các anh chị trong phòng kế toán, ý kiến của các thầy cô về các vấn đề liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích CVP: Dùng phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tìm và phân tích điểm hòa vốn, đưa ra một số quyết định trong kinh doanh. Phương pháp nhận diện và phân loại chi phí: Để chọn ra những thông tin thích đáng. Với phương pháp nhận diện chi phí trong nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp lấy báo cáo dạng lãi đóng góp. Trong phương pháp này bắt buộc phải vận dụng cụ thể từng khoản chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Các yếu tố CVP Là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ. Hoạt động kinh doanh chính của công ty TNHH Thương mại Đức Hà là bán buôn, bán lẻ các loại xe máy. Hiện nay công ty vẫn chưa áp dụng các kiến thức của kế toán quản trị vào quản lý kinh doanh nên các tính toán của công ty vẫn dựa trên cách hạch toán của kế toán tài chính, cụ thể công ty hạch toán như sau: Doanh thu: Là giá trị sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán được thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán, cung cấp sản phẩm hoặc ghi trên hóa đơn bán hàng. Chi phí: Bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh hợp lý trong doanh nghiệp. Lợi nhuận: Là chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí. 4.1.1.Xác định chỉ tiêu phản ánh khối lượng Hai chỉ tiêu phản ánh khối lượng kinh doanh là số xe công ty bán được trong năm và doanh thu từ việc tiêu thụ số xe này. Bảng 11: Kết quả tiêu thụ năm 2006 Tháng Drama Model II SL (xe) ĐG (n.đ) Thành tiền (n.đ) SL (xe) ĐG (n.đ) Thành tiền (n.đ) 1 67 5.700 381.900 33 5.750 189.750 2 39 5.700 222.300 19 5.750 109.250 3 73 5.600 408.800 12 5.750 69.000 4 7 5.600 39.200 10 5.750 57.500 5 32 5.600 179.200 17 5.750 97.750 6 30 5.500 165.000 6 5.750 34.500 7 12 5.500 66.000 - 5.750 - 8 46 5.500 253.000 7 5.750 40.250 9 43 5.400 232.200 18 5.750 103.500 10 19 5.400 102.600 8 5.700 45.600 11 14 5.400 75.600 17 5.700 96.900 12 22 5.400 118.800 79 5.700 450.300 Tổng 404 2.244.600 226 1.294.300 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Giá bán trung bình xe Drama = 2.244.600 404 = 5.555,94( ngàn đồng) Giá bán trung bình xe Model II = 1.294.300 226 = 5.726,99(ngàn đồng) 4.1.2. Các tính toán và phân loại chi phí 4.1.2.1. Chi phí nhân công Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có mối quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi người lao đông nhận được tiền lương thỏa đáng sẽ kích thích năng lực sáng tạo, làm tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó lợi ích của người lao động cũng tăng theo. Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng mức lương thỏa đáng sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ đi sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động với người lao động làm cho người lao động có trách nhiệm hơn với hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm qua công ty TNHH Thương mại Đức Hà luôn quan tâm đến cán bộ công nhân viên làm cho họ an tâm và có niềm tin vào sự phát triển hiện tại cũng như trong tương lai của công ty. Bên cạnh khoản lương chính công ty còn có các khoản tiền thưởng cho công nhân viên, riêng đối với nhân viên phòng kinh doanh nếu nhân viên nào phát triển mở rộng được thị trường giới thiệu được thêm khách hàng, làm tăng doanh số bán ra của công ty thì sẽ được thưởng dựa trên doanh thu bán ra cho khách hàng mà nhân viên đó giới thiệu trong nửa năm đầu tiên khách hàng đó mua hàng của công ty. Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cho nên chi phí nhân công của công ty chính là chi phí nhân công gián tiếp, bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Đây là một khoản chi phí cố định, riêng khoản tiền thưởng cho nhân viên thuộc vào chi phí biến đổi vì tiền thưởng do công ty xét dựa vào doanh số bán hàng, lãi thực và số lượng hàng hóa mà khách hàng mới của nhân viên phòng kinh doanh giới thiệu bán ra.(0.5% trên doanh thu) Chi phí công nhân của công ty năm 2006 là: QL = ∑( Si x Li x 12 tháng) Trong đó Si là số lao động hưởng mức lương tháng giống nhau. Li là mức lương tháng của nhóm thứ i.. Mức lương tháng của người lao động đã được quy định trong hợp đồng lao động. * Các khoản tiền mà công ty nộp thay cho người lao động bao gồm: BHXH: Mức hiện hành là 20%, trong đó: 15% trích vào chi phí tiền lương 5% do người lao động đóng góp BHYT: Mức hiện hành là 3%, trong đó: 2% trích vào chi phí tiền lương 1% do người lao động đóng góp KPCĐ: 1% do công nhân viên đóng góp Như vậy, ngoài số tiền lương công ty phải thanh toán cho người lao động công ty phải đóng góp cho họ thêm 17% BHXH, BHYT theo quy định của Nhà nước. Sau đây là bảng chi phí nhân công của công ty năm 2006: Bảng 4: Chi phí nhân công của Công ty năm 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí Phân loại CPCĐ CPBĐ Lương CBCNV 472.320 472.320 Các khoản trích theo lương 80.294 80.294 Thưởng cuối năm 19.200 19.200 Thưởng mở rộng thị trường 8.186 8.186 Tổng 580.000 552.614 27.386 4.1.2.2. Giá mua xe tại nhà máy sản xuất và lắp ráp Là một doanh nghiệp bán buôn các loại xe máy, trong năm 2006 công ty TNHH Thương mại Đức Hà đã bán ra thị trường 12 nhãn hiệu xe gắn máy: Drama, Rossino, Model II, Ganassi, Anssi, Kshahi, VCM, Fuzeko, Honlei, Vigour, SH 150i, PS 150i. Số lượng xe tiêu thụ của mỗi loại xe trong năm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả, hình dáng, màu sắc, thị hiếu khách hàng… Năm 2006 công ty đã tiêu thụ được 2172 xe máy các loại, trong đó xe Drama tiêu thụ được 404 xe, xe Model II tiêu thụ được 226 xe. Giá vốn của 2 loại xe này được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 5: Tổng hợp giá vốn của 2 loại xe Tháng Drama Model II SL (xe) ĐG (Tr.đ) Thành tiền (tr.đ) SL ( xe) ĐG (Tr. đ) Thành tiền ( Tr. đ) 1 67 4,60 308,20 33 4,50 148,50 2 39 4,50 175,50 19 4,50 85,50 3 73 4,50 328,50 12 4,50 54,00 4 7 4,50 31,50 10 4,50 45,00 5 32 4,30 137,60 17 4,50 76,50 6 30 4,30 129,00 6 4,50 27,00 7 12 4,30 51,60 0 4,50 0,00 8 46 4,10 188,60 7 4,50 31,50 9 43 4,10 176,30 18 4,10 73,80 10 19 4,10 77,90 8 4,10 32,80 11 14 4,10 57,40 17 4,10 69,70 12 22 4,10 90,20 79 4,10 323,90 Tổng 404 1.752,30 226 968,20 ( Nguồn : Tổng hợp từ phòng kế toán) 4.1.2.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định Trong quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn cả về mặt hiện vật cũng như giá trị. Để bù đắp sự hao mòn đó của tài sản cố định các doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định, đây được coi là một khoản CPCĐ của doanh nghiệp. Theo quy định thì TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn sử dụng trên 1 năm. Như vậy tài sản cố định dựa vào tiêu chuẩn trên ở công ty bao gồm: Phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, phần mềm quản lý (Tài sản cố định vô hình). Nguồn vốn khấu hao tài sản cố định dùng để mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Lúc nông nhàn quỹ này cũng có thể được đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhưng phải hoàn trả kịp thời khi cần thiết. Công ty TNHH Thương mại Đức Hà sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao cho các tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong năm 2006 tình hình chi phí khấu hao của công ty như sau. Bảng 6: Chi phí khấu hao TSCĐ ĐVT: Nghìn đồng Tên tài sản Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao năm (%) Chi phí phải trích 1. Phương tiện vận tải 489.615 14,29 69.945 2. Máy móc. thiết bị văn phòng 73.845 20,00 14.769 3. Phần mềm máy tính 8.000 10,00 800 Tổng CPCĐ 571.460 85.514 (Nguồn: Phòng kế toán) 4.1.2.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm: Chi phí điện nước, chi phí điện thoại giao dịch, chi phí khác như chi phí chuyển phát nhanh, chi phí chuyển tiền…. Chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm của công ty được tập hợp trong bảng sau: Bảng 7: Chi phí dịch vụ mua ngoài ĐVT: nghìn đồng Các loại chi phí dịch vụ mua ngoài Tổng chi phí Phân loại CPCĐ CPBĐ Chi phí điện, nước sinh hoạt 24.782,8 24.782,8 0,0 Chi phí điện thoại giao dịch 68.844,0 68.844,0 0,0 Chi phí khác 36.000,0 36.000,0 0,0 Tổng 129.626,8 129.626,8 0,0 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) 4.1.2.5. Chi phí trả lãi vay ngân hàng và chi phí bằng tiền khác Là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh, để đáp ứng được yêu cầu cũng như thời cơ trong kinh doanh công ty cần một lượng vốn lưu động lớn. Do nhu cầu vốn cho các hoạt động của công ty có mức độ nhiều, ít khác nhau giữa các thời kỳ nên khi vốn chủ sở hữu không đủ bù đắp nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải vay vốn ngân hàng chính vì thế mà hàng năm công ty phải trả chi phí vốn tương đối lớn. Năm 2006 lãi tiền vay ngân hàng phải trả của công ty là 446,34 triệu đồng. Chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm: Chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí bất thường xảy ra, … trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí bằng tiền phát sinh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, tổ chức kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của công ty. Năm 2006 chi phí phát sinh bằng tiền của công ty là 245,64 triệu đồng. 4.1.2.6. Chi phí thuê văn phòng, thuê kho Là một doanh nghiệp bán buôn các loại xe máy để có thể tiến hành giao dịch kinh doanh thuận tiện và hoạt động giao hàng cho khách hàng được kịp thời, hiện nay công ty đang thuê tầng 1 và tầng 2 số nhà 09 Tuệ Tĩnh- Hà Nội và 1 kho tại khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định. Tầng 1 số 09 Tuệ Tĩnh Hà Nội được sử dụng làm kho hàng để chứa các loại xe máy mà công ty đặt hàng tại các công ty sản xuất và lắp ráp xe hay các đại lý chính hãng tại Hà Nội với giá thuê cố định là 8 triệu đồng/ tháng. Tầng 2 được sử dụng làm văn phòng công ty với giá thuê cố định là 7 triệu đồng/ tháng. Do công ty chủ yếu đặt mua hàng tại công ty sản xuất và lắp ráp xe máy tại khu công nghiệp Hòa Xá tỉnh Nam Định nên khi có đơn đặt hàng của khách hàng công ty tiến hành đặt hàng tại công ty sản xuất và lắp ráp xe máy thì số xe công ty tiến hành mua được giao tại kho tại khu công nghiệp Hòa Xá. Giá thuê cố định là 4 triệu đồng/ tháng. Chi phí thuê văn phòng, thuê kho được tập hợp trong bảng sau: Bảng 8: Chi phí thuê văn phòng, thuê kho năm 2006 ĐVT: Nghìn đồng Chi phí Số tiền/ tháng Tổng cả năm Thuê Văn phòng 7.000 84.000 Thuê kho 12.000 144.000 Tổng CPCĐ 19.000 228.000 4.1.2.7. Chi phí vận chuyển hàng hóa Với đặc điểm hàng hóa kinh doanh của công ty là xe gắn máy nên việc chuyển hàng hóa từ kho tới địa điểm giao hàng rất tốn kém. Nếu khách hàng của công ty ở khu vực Hà Nội hoặc vùng lân cận mua hàng với số lượng ít thì công ty sẽ dùng xe của công ty để vận chuyển. Nếu khách hàng của công ty ở khu vực miền Nam hoặc khu vực Hà Nội, lân cận Hà Nội mua hàng với số lượng lớn thì công ty sẽ thuê xe của công ty vận tải để vận chuyển hàng hóa tới địa điểm giao hàng. Chi phí vận chuyển tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển. Bảng tổng hợp chi phí vận chuyển của 2 loại xe Drama và Model II trong năm 2006 như sau: Bảng 9: Chi phí vận chuyển 2 loại xe năm 2006 Loại xe SL xe bán ra (xe) Chi phí vận chuyển (ngàn đổng) Drama 404 60.905,00 Model II 226 34.330,00 Tổng 95.235,00 4.1.2.8. Phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm Do công ty kinh doanh các loại xe máy với nhiều nhãn hiệu khác nhau nên chi phí chung như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí bằng tiền… được phân bổ theo tiêu thức dựa trên tỷ lệ doanh thu tiêu thụ của từng loại xe. Trong năm 2006 công ty đã tiêu thụ được 2172 xe. Tỷ lệ phân bổ chi phí như sau: Xe Drama Tỷ lệ phân bổ = 2.244.600 11,119,670 = 20,19 % Xe Model II Tỷ lệ phân bổ = 1.294.300 11.119.670 = 11,64% Bảng 10: Tập hợp chi phí Chi phí Drama Model II CPCĐ CPBĐ CPCĐ CPBĐ Chi phí chung phân bổ 340.655,43 5.528,02 196.431,58 3.187,61 Giá mua xe 1.752.300,00 968.200,00 Chi phí vận chuyển 60.905 34.330 Tổng 340.655,43 1.818.733,02 196.431,58 1.005.717,61 4.2. Phân tích điểm hòa vốn 4.2.1. Lãi đóng góp Khi tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tính được chi phí sản xuât trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ để đảm bảo kinh doanh có lãi hay nói cách khác doanh nghiệp phải xác định được mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập. Để đảm bảo cho sự tồn tại trước mắt cũng như lâu dài thì doanh thu của sản phẩm sản xuất kinh doanh phải lớn hơn chi phí bỏ ra Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí = SL x g - SL x CPBĐ đơn vị- CPCĐ = SL x (g – CPBĐ đơn vị) - CPCĐ Trong năm 2006, công ty TNHH Thương mại Đức Hà tiêu thụ được 404 xe Drama và 226 xe Model II. Ta có bảng xác định lãi đóng góp Bảng 12: Xác định lãi đóng góp Chỉ tiêu Xe Drama Xe Model II Tổng 404 xe Đơn vị Tổng 226 xe Đơn vị Doanh thu 2.244.600,00 5.555,94 1.294.300,00 5.726,99 CPBĐ 1.818.733,02 4.501,81 1.005.717,61 4.450,08 Lãi đóng góp 425.866,98 1.054,13 288.582,39 1.276,91 Tổng CPCĐ 340.655,43 196.431,58 Lợi nhuận trước thuế 85.211,56 92.150,81 Như phần lý thuyết đã trình bày lãi đóng góp đơn vị là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi, lãi đóng góp trước hết dùng để bù đắp chi phí cố định, phần còn lại là lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy lãi đóng góp đơn vị của xe Model II là 1.276,91 ngàn đồng lớn hơn lãi đóng góp đơn vị của xe Drama. 4.2.2.Tỷ lệ lãi đóng góp Lãi đóng góp là thuật ngữ rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp công ty chỉ sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm. Nhưng để nói lên vấn đề quản lý CPBĐ người ta lại dùng thêm thuật ngữ tỷ lệ lãi đóng góp. Tỷ lệ này rất có ích và nó cho ta biết lãi đóng góp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi thêm một đồng doanh số. Tỷ lệ lãi đóng góp được xác định bằng công thức sau: Tỷ lệ lãi đóng góp = Lãi đóng góp Doanh thu Áp dụng vào 2 loại xe Drama và Model II, ta có bảng tính tỷ lệ lãi đóng góp của 2 loại xe trên . Bảng 13: Tỷ lệ lãi đóng góp ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Xe Drama Xe Model II Doanh thu 2.244.600,00 1.294.300,00 CPBĐ 1.818.733,02 1.005.717,61 LĐG 425.866,98 288.582,39 Tỷ lệ LĐG 18,97% 22,30% Bảng trên cho thấy xe Model II có tỷ lệ LĐG cao hơn tỷ lệ LĐG của xe Drama. Ý nghĩa của tỷ lệ LĐG cụ thể đối với xe Drama như sau: Cứ 100 đồng doanh thu thì có 18,97 đồng là CPCĐ và lợi nhuận. Nếu vượt qua điểm hòa vốn thì cứ 100 đồng doanh thu thì có 18,97 đồng là lợi nhuận. Tương tự đối với xe Model II cứ 100 đồng doanh thu thì có 22,30 đồng là lợi nhuận và nếu vượt qua điểm hòa vốn thì cứ 100 đồng doanh thu thì có 22,30 đồng là lợi nhuận. Như vậy sau điểm hòa vốn có thể tính nhanh doanh thu bằng cách lấy doanh thu nhân với tỷ lệ LĐG. Để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua khái niệm tỷ lệ LĐG, giả sử trong năm 2007 công ty dự tính tăng doanh thu thu được từ việc tiêu thụ 2 loại xe máy trên là 100.000 ngàn đồng đối với mỗi loại , khi đó nếu các CPCĐ khác không đổi, nhà quản trị có thể dự đoán được lãi đóng góp tăng lên đối với xe Drama là 18,97% x 100.000=18.970 ngàn đồng và lợi nhuận cũng tăng lên 18.970ngàn đồng. Cũng tương tự như vậy lãi đóng góp tăng lên đối với xe Model II là 22,30% x 100.000 = 22.300 ngàn đồng và lợi nhuận cũng tăng lên 22.300 ngàn đồng. Có thể kiểm tra qua bảng 14: Cũng giống như LĐG, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ LĐG để dự kiến lợi nhuận khi có biến động của doanh thu cũng rất dễ dàng, bằng con số tương đối có thể nhận thấy được loại xe nào có tỷ lệ LĐG cao nhất. Điều này có ý nghĩa đối với công ty trong việc chú trọng đến những nhãn hiệu xe có LĐG sinh ra cao nhất để bù đắp CPCĐ và để thu được lợi nhuận, tuy nhiên để quyết định đúng đắn nhà quản lý còn nên xem xét đến các yếu tố khác như: mức bão hòa của thị trường, model sản phẩm… 4.2.3. Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh là một khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu và được xác định theo công thức: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = LĐG = LĐG Lợi nhuận LĐG – CPCĐ Ở mức doanh thu đạt được, độ lớn đòn bẩy kinh doanh của 2 loại xe được xác định như sau: Xe Drama 425,866.98 = 5,00 85,211.56 Xe Model II 288,582 = 3,13 92,151 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào CPCĐ và tỷ lệ thuận với CPCĐ. Đòn bẩy kinh doanh của xe Drama lớn hơn của xe Model II do CPCĐ của xe Drama chiếm tỷ trọng lớn hơn của xe Model II, vì vậy mà lợi nhuận chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. 4.2.4. Xác định điểm hòa vốn 4.2.4.1. Phương pháp đại số a. Sản lượng hòa vốn Sản lượng hòa vốn là số lượng hàng hóa tiêu thụ mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa đó. Công thức xác định sản lượng hòa vốn SLHV = CPCĐ = CPCĐ g – CPBĐ đơn vị LĐGđơn vị Từ công thức trên ta có sản lượng hòa vốn của 2 loại xe như sau: Xe Drama = 340.655,43 = 323 xe 1.054,13 Xe Model II = 196.432 = 154 xe 1.276,91 Sản lượng hòa vốn của 2 loại xe trên là khác nhau và tại mức sản lượng hòa vốn của mỗi loại xe thì công ty không lỗ cũng không lãi khi buôn bán loại xe đó.Nếu công ty muốn có lợi nhuận thu được khi buôn bán nhãn hiệu xe đó thì phải bán vượt qua sản lượng hòa vốn của mình, cứ 1 xe bán ra sau sản lượng hòa vốn sẽ được lợi nhuận chính bằng LĐG của loại xe đó. Cụ thể đối với loại xe Drama công ty phải bán được 323 xe thì sẽ đạt hòa vốn và đến xe thứ 324 bán ra thì mỗi xe bán tăng thêm công ty sẽ thu được lợi nhuận bằng chính LĐG đơn vị của loại xe này, tức là từ xe thứ 324 công ty sẽ thu được lợi nhuận là 1.054,13 ngàn đồng/xe. Tương tự đối với loại xe Model II công ty phải bán được 154 xe thì mới đạt được hòa vốn, từ xe thứ 155 được tiêu thụ trở lên mỗi xe bán ra công ty sẽ thu được lợi nhuận là 1.276,91 ngàn đồng. b. Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu hòa vốn là doanh thu tối thiểu cần đạt được để đủ trang trải các chi phí đã phát sinh trong kinh doanh, phần doanh thu sau hòa vốn là doanh thu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu hòa vốn được xác định bằng cách lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán. Doanh thu hòa vốn = SLHV X G Áp dụng công thức trên vào tính toán ta có doanh thu hòa vốn 2 loại xe trên như sau: Xe Drama = 323 x 5.555,94 = 1.795.478,88 (ngàn đồng) Xe Model II = 154 x 5.726,99 = 881.001,06 (ngàn đồng) Ngoài ra doanh thu hòa vốn còn được xác định bằng cách lấy CPCĐ chia cho tỷ lệ LĐG. DTHV = CPCĐ Tỷ lệ LĐG Theo công thức này ta có doanh thu hòa vốn của 2 loại xe trên như sau: Xe Drama: 340.655,43 = 1.795.478,88 (ngàn đồng) 18,97% Xe Model II: 196.431,58 = 881.001,06 (ngàn đồng) 22,30% Như vậy để đạt được hòa vốn công ty phải đạt được doanh thu đối với xe Drama là 1.795.478,88 (ngàn đồng), đối với xe Model II là 881.001,06 (ngàn đồng). c. Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng có thể khai thác hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu có thể khai thác trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán là không đổi). Tỷ lệ hòa vốn được tính toán theo công thức sau: Tỷ lệ hòa vốn = SLHV x 100 SLTT Sử dụng công thức trên để tính toán ta xác định được tỷ lệ hòa vốn đối với 2 loại xe như sau: Xe Drama Tỷ lệ hòa vốn = 323 x 100 404 = 79,95 % Xe Model II Tỷ lệ hòa vốn = 154 x 100 226 = 68,14 % Như vậy tỷ lệ hòa vốn đối với xe Drama là 79,95 %, đối với xe Model II là 68,14 %. d. Thời gian hòa vốn Khi đã xác định được sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, nhà quản trị cần phải xác định thời gian bao lâu để đạt được sản lượng hòa vốn và công suất cần thiết phải huy động đạt được doanh thu hòa vốn. Thời gian hòa vốn được xác định như sau: TGHV = SLHV x 12 tháng SL thực hiện Vận dụng công thức này ta có thời gian hòa vốn của 2 loại xe như sau: Xe Drama: 323 x 12 tháng = 9,06 tháng hay 9 tháng 18 ngày 404 Xe Model II: 154 x 12 tháng = 8,17 tháng hay 8 tháng 5 ngày 226 Cũng có thể xác định thời gian hòa vốn dựa vào doanh thu hòa vốn bằng cách sử dụng công thức sau: TGHV = DTHV x 12 tháng DT thực hiện Xe Drama: 1.795.478,88 x 12 tháng = 9,06 tháng hay 9 tháng 18 ngày 2.244.600,00 Xe Model II: 881.001,06 x 12 tháng = 8,17 tháng hay 8 tháng 5 ngày 1.294.300,00 Như vậy công ty phải mất 9 tháng 18 ngày mới tiêu thụ đủ số lượng hòa vốn cho loại xe Drama va 8 tháng 5 ngày mới tiêu thụ được đủ số lượng hòa vốn cho loại xe Model II. e. Doanh thu an toàn Với tính chất cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường để có thể đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp bên cạnh việc tích cực tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phải lường trước nguy cơ thị trường bị co hẹp để chủ động có các quyết định kinh doanh đúng đắn. Để đo lường rủi ro của doanh nghiệp, người ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu hệ số an toàn được nhiều nhà quản trị quan tâm. Chỉ tiêu hệ số an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối, được xác định như sau: Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn Đối với xe Drama Mức doanh thu an toàn = 2.244.600 – 1.795.478,88 = 449.121,12 ngàn đồng Đối với xe Model II Mức doanh thu an toàn = 1.294.300 - 881.001,06 = 413.298,94 ngàn đồng Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn X 100 Mức doanh thu đạt được Tỷ lệ sô dư an toàn càng lớn thì độ rủi ro của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại tỷ lệ số dư an toàn càng nhỏ thì độ rủi ro của doanh nghiệp càng cao. Tỷ lệ số dư an toàn được tính toán đối với 2 loại xe trên như sau: Xe Drama = 449.121,12 x 100 2.244.600 = 20,01 % Xe Model II = 413.298,94 x 100 1.294.300 = 31,93 % Như vậy nếu số lượng tiêu thụ của xe Drama có giảm 20,01 % và 31,93 % cho xe Model II so với hiện tại thì công ty vẫn không bị lỗ. 4.2.4.2. Phương pháp đồ thị Đồ thị của điểm hòa vốn là một hình thức biểu hiện mối quan hệ CVP. Nó được biểu hiện dưới 2 loại đồ thị là đồ thị hòa vốn dạng tổng quát và đồ thị hòa vốn dạng phân biệt. Đối với xe Drama Hàm định phí YĐP = 340.655,43 Hàm biến phí YBP = 4.501,81 x Hàm tổng chi phí YTC = 340.655,43+ 4.501,81 x Hàm doanh thu YDT = 5.555,94 x YTC = 340.655,43+ 4.501,81 x YĐP = 340.655,43 YDT = 5.555,94 x x 340.655,43 x y M 323 xe Ngàn đồng 1.795.478,88 Đồ thị dạng tổng quát YTC = 340.655,43+ 4.501,81 x YĐP = 4.501,81 x YDT = 5.555,94 x x 340.655,43 x M 323 xe Ngàn đồng 1.795.478,88 YBP = 4.501,81 x y Đồ thị dạng phân biệt YBP = 4.501,81 x Xe Model II Hàm định phí YĐP = 196.431,58 Hàm biến phí YBP = 4.450,08 x Hàm tổng chi phí YTC = 196.431,58 + 4.450,08 x Hàm doanh thu YDT = 5.726,99 x YTC = 196.431,58 + 4.450,08 x YĐP = 196.431,58 YDT = 5.726,99 x 196.431,58 x y M 154 xe Ngàn đồng 881.001,06 YTC = 196.431,58 + 4.450,08 x YĐP = 196.431,58 YDT = 5.726,99 x 196.431,58 x y M 154 xe Ngàn đồng 881.001,06 YBP = 4.450,08 x Đồ thị dạng tổng quát Đồ thị dạng phân biệt 4.3. Phân tích các quyết định làm tăng lợi nhuận 4.3.1. Dự toán mức hoạt động theo kế hoạch lợi nhuận Để đạt được mức lợi nhuận mong nuốn trong tình trạng tài chính chủ đọng và lành mạnh các doanh nghiệp phải lập được kế hoạch về sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Giả sử các yếu tố khác không đổi, để kinh doanh với một mức lãi dự tính ta xét phương trình thể hiện quan hệ doanh thu, chi phí và số lãi như sau: Doanh thu mục tiêu – CPBĐ – CPCĐ = Lãi thuần mục tiêu CPCĐ + Lãi thuần mục tiêu Lãi đóng góp đơn vị Số sản phẩm mục tiêu = CPCĐ + Lãi thuần mục tiêu Tỷ lệ LĐG Doanh thu mục tiêu = Xe máy là mặt hàng liên tục thay đổi mẫu mã, kiểu dáng mỗi năm lại ra đời nhiều mẫu xe khác nhau, vì vậy mục tiêu tiêu thụ các nhãn hiệu xe máy trong mỗi năm là khác nhau. Loại xe Drama mặc dù năm 2006 số lượng tiêu thụ lớn nhưng do đã có mặt trên thị trường được hơn 1 năm nên năm 2007 công ty dự đoán số lượng xe Drama tiêu thụ trong năm 2007 sẽ giảm, kế hoạch lợi nhuận thu được từ loại xe này của công ty năm 2007 là 50.000 ngàn đồng. Còn đối với loại xe Model II do mới ra đời năm 2006, nhưng được các khách hàng khá ưa chuộng nên dự đoán năm 2007 loại xe này sẽ tiêu thụ mạnh hơn nữa, kế hoạch lợi nhuận thu được từ xe Model II trong năm nay là 200.000 ngàn đồng. Để đạt được kế hoạch này thì số sản phẩm và doanh thu thu được từ việc tiêu thụ 2 loại xe trên phải đạt được như sau: Xe Drama Số sản phẩm mục tiêu = 340.655,43 +50.000 1.054,13 = 371 xe Doanh thu mục tiêu = 340.655,43 + 100.000 18,97% = 2.059.332,79 ngàn đồng Xe Model II Số sản phẩm mục tiêu = 196.431,58 +200.000 1.276,91 = 310 xe Doanh thu mục tiêu = 196.431,58 +200.000 22,30% = 1.777.720,09 ngàn đồng Như vậy trong điều kiện các yếu tố như giá bán, chi phí … không thay đổi công ty muốn thu được 50.000 ngàn đồng từ việc tiêu thụ xe Drama và 200.000 ngàn đồng từ việc tiêu thụ xe Model II trong năm 2007 thì công ty phải đạt được mức tiêu thụ 371 xe đối với xe Drama và 310 đối với xe Model II. 4.3.2. Thay đổi định phí và doanh thu Người quản lý công ty dự tính trong năm 2007 sẽ đầu tư cho hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức như: lập trang web giới thiệu sản phẩm, cho nhân viên đi giới thiệu sản phẩm, phát tờ rơi và dự tính chi phí cho hoạt động này là 50.000 ngàn đồng, nhà quản lý dự tính rằng nếu thực hiện hoạt động này thì trong năm tới khối lượng xe tiêu thụ sẽ tăng lên trong đó loại xe Drama sẽ tăng lượng tiêu thụ nên khoảng 20 xe, xe Model II sẽ tăng lượng tiêu thụ nên khoảng 40 xe. Doanh thu tăng thêm là (20 x 5.555,94) + (40 x 5.726,99) = 340.198,4 ngàn đồng Khi đó lãi đóng góp tăng thêm (20 x 5.555,94) x 18,97 % + (40 x 5.726,99) x 22,30 % = 72.163,99 ngàn đồng Chi phí quảng cáo là 50.000 ngàn đồng Lãi thuần tăng thêm 72.163,99 – 50.000 = 22.163,99 ngàn đồng Nếu dự kiến này được thực hiện thì lãi thuần tăng lên từ việc số xe Drama và Model II tiêu thụ tăng lên là 222.163,99 ngàn đồng. Vậy công ty nên thực hiện chi thêm cho hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm. 4.3.3. Thay đổi biến phí và doanh thu Ban lãnh đạo công ty dự tính trong năm 2007 sẽ tăng biến phí của công ty bằng cách đặt hàng có chất lượng tốt hơn như sơn tốt hơn các bộ phận như yếm, xăm lốp, vành …có chất lượng hơn để phục vụ khách hàng làm cho CPBĐ tăng lên 200 ngàn đồng/ xe. Khi ấy chất lượng xe tăng cao lượng xe bán ra sẽ tăng thêm, lãnh đạo công ty dự đoán nếu thực hiện dự tính này thì lượng xe tiêu thụ của xe Drama tăng lên 30 cái, lượng xe Model II tiêu thụ tăng lên 45 cái. Vấn đề đặt ra là công ty có nên áp dụng điều này trong năm tới không? Tổng CPCĐ và giá bán không thay đổi nên chỉ xét tới sự tăng giảm của LĐG. CPBĐ đơn vị của xe Drama tăng từ 4.500,74 ngàn đồng/xe lên 4.700,74 ngàn đồng/xe. CPBĐ đơn vị của xe Model II tăng từ 4.447,47 ngàn đồng/xe lên 4.647,47 ngàn đồng/xe. Khi đó LĐG đơn vị của xe Drama giảm còn 855,20 ngàn đồng/xe, của xe Model II giảm còn 1079,53 ngàn đồng/xe. Tổng LĐG dự tính là 855,20 x (404 + 30) + 1079,53 x (226 + 45) = 652.914,1 ngàn đồng Tổng LĐG hiện nay là 426.301,18 + 289.172,65 = 715.473,8 ngàn đồng Tổng LĐG giảm đi 652.914,1 - 715.473,8 = - 62.559,7 ngàn đồng Vậy phương án này thực hiện sẽ làm cho tổng LĐG giảm đi 62.559,7 ngàn đồng, tức là làm lợi nhuận trước thuế tăng lên 115.277,3 ngàn đồng, ban lãnh đạo công ty không nên thực hiện phương án này. 4.3.4. Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu Giám đốc công ty muốn thay thế việc trả lương cho bộ phận bán hàng hiện nay là 37.140 ngàn đồng bằng hoa hồng hàng tháng là 25 ngàn đồng cho một xe được bán ra. Giám đốc cho rằng việc thay đổi đó sẽ làm doanh số tăng lên 3% đối với xe Drama và 6% đối với xe Model II. Nếu thực hiện thì phương án này có khả thi không ? Thay tiền lương cho bộ phận bán hàng sẽ ảnh hưởng đến cả CPCĐ và CPBĐ. CPCĐ sẽ giảm đi 37.140 ngàn đồng, CPBĐ sẽ tăng 25 ngàn đồng/xe, LĐG sẽ giảm xuống còn 1.030,20 ngàn đồng đối với xe Drama và 1.254,53 ngàn đồng đối với xe Model II. Tổng LĐG khi đó là (404 + 3% x 404) x 1030,20 + (226 + 10% x 226) x 1254,53 = 740.562,98 ngàn đồng Tổng LĐG hiện nay là 426.301,18 + 289.172,65 = 715.473,8 ngàn đồng Tổng LĐG tăng lên là 740.562,98 – 715.473,8 = 25.089,182 ngàn đồng Trừ CPCĐ không phải chi trả là 37.140 ngàn đồng. Thu nhập tăng thêm 25.082,182 + 37.140 = 62.229,182 ngàn đồng Như vậy việc thay đổi có lợi cho cả doanh nghiệp và nhân viên, công ty nên thực hiện dự tính này 4.3.5. Quyết định khung giá bán của sản phẩm Giá là một trong những nhân tố cạnh tranh lợi hại của mỗi công ty. Nếu chiến lược giá cả đưa ra không hợp lý sẽ đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Người quản lý cần nắm vững khung giá cho từng sản lượng ở các mức độ sản lượng khác nhau. Để từ đó theo từng điều kiện cụ thể mà điều chỉnh giá cho phù hợp. Khung giá bán là giá vốn ở mức độ khối lượng khác nhau: Pi = CPCĐ + CPBĐđơn vị Q Dựa vào số liệu thống kê ở trên, khung giá bán của Công ty được xây dựng cho các mức độ khác nhau cho 2 loại xe như sau: Bảng 15: Khung giá bán hòa vốn Số lượng xe tiêu thụ Tổng CPCĐ CPCĐ đơn vị CPBĐ đơn vị Giá bán hòa vốn Xe Drama 323,00 340.655,43 1.054,66 4.500,74 5.555,40 350,00 340.655,43 973,30 4.500,74 5.474,04 400,00 340.655,43 851,64 4.500,74 5.352,38 Xe Model II 154,00 196.431,58 1.275,53 4.447,47 5.723,00 200,00 196.431,58 982,16 4.447,47 5.429,63 300,00 196.431,58 654,77 4.447,47 5.102,24 4.4. Một số biện pháp nhằm vận dụng tốt hơn phương pháp phân tích CVP vào công ty Phương pháp phân tích CVP là một nội dung của kế toán quản trị, là một phương pháp mới trong cung cấp thông tin cho quản lý nội bộ. Về cơ bản phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận liên quan đến việc tìm ra một sự kết hợp ưu việt nhất giữa CPCĐ, CPBĐ, giá bán và doanh thu. Việc phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ giúp nhà quản lý nhận thức rõ những thay đổi nào sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận. Tuy nhiên đây là một phương pháp mới trong cung cấp thông tin quản lý nội bộ và không phải nhà quản trị nào cũng nắm bắt rõ. Để vận dụng được và vận dụng tốt phương pháp phân tích CVP vào công ty chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: Về cách ghi chép Hiện nay công ty TNHH Thương mại Đức Hà đang dùng hệ thống chứng từ sổ sách của kế toán tài chính để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế dã xảy ra thông qua hệ thống các phương pháp kế toán để cung cấp thông tin dưới dạng tổng quát. Nhưng kế toán quản trị không dừng lại ở việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ đã xảy ra mà còn sử dụng phương pháp phân tích chi tiết, diễn giải các dữ kiện, dữ liệu và giải trình những ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện các dự toán giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn. Chính vì thế vận dụng kế toán quản trị vào công việc kinh doanh đòi hỏi công ty phải tổ chức ghi chép sổ sách kế toán phù hợp với kế toán quản trị đặc biệt khi vận dụng phương pháp phân tích CVP vào công ty phải quan tâm đến tiêu thức phân chia chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động (CPCĐ, CPBĐ) và cách ghi chép riêng cho các chi phí đó khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đào tạo kiến thức Phương pháp phân tích CVP của kế toán quản trị là một phương pháp cần thiết đối với sự cạnh tranh gay gắt trong tương lai. Kế toán và nhà quản lý cần tiếp thu môn học này bằng cách tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc nghiên cứu qua sách báo, tài liệu. Mạnh dạn áp dụng phương pháp quản trị mới này vào trong thực tế, có thể phương pháp phân tích CVP sẽ cho các nhà điều hành công ty một cái nhìn mới về tình hình công ty. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lý thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hóa lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặt khác công ty sẽ dựa trên mô hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Qua quá trình nghiên cứu đề tài tại công ty chúng tôi đã xác định được một số chỉ tiêu như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh, tỷ lệ hòa vốn, doanh thu an toàn… cho 2 loại xe máy Drama và Model II của công ty. Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và khả năng còn hạn chế đề tài không tránh khỏi sai sót kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,các bạn và những người nghiên cứu cho đề tài được hoàn thiện hơn. 5.2. Kiến nghị Sau một thời gian thực tập tìm hiểu hoạt động của công ty chúng tôi có một số kiến nghị đối với công ty như sau: Về hệ thống sổ sách kế toán: Hiện nay công ty chưa có hệ thống sổ sách riêng cho kế toán quản trị, vì vậy trước mắt công ty nên bố trí thêm sổ sách để ghi chép chi tiết hơn các khoản chi phí phát sinh trong công ty để từ đó các nhà quản trị công ty có các biện pháp hữu hiệu để giảm các khoản chi phí không cần thiết, giảm giá thành sản phẩm tạo ra thế cạnh tranh vững vàng cho sản phẩm của công ty đứng vững trên thị trường. Về hình thức trả lương: Công ty nên có hình thức trả lương cho phòng bán hàng cho phù hợp vì đây là bộ phận liên quan trực tiếp đến việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cho công ty. Về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty: Công ty là doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Công ty nên có biện pháp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn nữa, tránh tình trạng lãi vay ngân hàng quá lớn hoặc chiếm dụng vốn của người bán quá lâu, làm giảm uy tín của công ty. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0068.doc
Tài liệu liên quan