Đề tài Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và tác động của các ngành tới tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế và đòi hỏi của nền kinh tế trong quá trình phát triển, qua bài thảo luận ta có thể thấy rõ hơn được quá trình chuyển dịch của các ngành trong nền kinh tế cũng như sự chuyển dịch trong nội bộ ngành. Trong năm 2001 – 2005 nền kinh tế của Việt Nam đã có những chuyển dịch tuy diễn ra còn chậm và gặp nhiều khó khăn xong sự chuyển dịch vẫn diễn ra theo hướng đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch 2001-2005: tăng lên về giá trị tuyệt đối của các ngành đồng thời giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp và nâng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đảm bảo ổn định nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. sự chuyển dịch này khiến cho tỉ lệ phần trăm đóng góp của các ngành trong GDP cũng thay đổi tương ứng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và những mục tiêu chung: xu hướng đóng góp của các ngành nông nghiệp có xu hướng giảm đi và ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định và ngày càng cao của toàn nền kinh tế. Mặt khác sự chuyển dịch đúng hướng phát triển này đảm bảo sử dụng tới ưu các thành tựu khoa học kĩ thuật vào nền kinh tế. Tăng dần các ngành có hàm lượng vốn và khoa học kỹ thuật, giảm các ngành sử dụng nhiều lao động, đồng thời cũng phải tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của đất nước để đảm bảo cho sự đúng đắn của các chuyển dịch. Đẩy mạnh tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Chuyển dịch kinh tế cũng là một yếu tố vô cùng quản trọng trong tiến trình phát triển của xã hội. Cơ chế và chiều hướng của chuyển dịch kinh tế thể hiện được hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trong nền kinh tế của chúng ta. Trong những năm 2001 -2005 chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đạt được nhiều thành công xong bên cạnh đó có rất nhiều hạn chế và khó khăn để đảm bào hiệu quả và sự đúng đắn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta cần có một số các giải pháp phù hợp thực hiện kế hoạch trong giai đoạn sau 2006-2010.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và tác động của các ngành tới tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hơn hai mươi năm kể từ đại hội đảng VI năm 1986, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo cơ sở vững chắc để đẩy mạnh công nghiệp hoá, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình tổng quát là xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 1995, lần đầu tiên hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo được những tiền đề để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế cũng có những chuyển biến tích cưc theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với thị trường. Nước ta tiến hành chuyển dịch cơ cấu phải gắn với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước, phải dựa trên hiệu quả và lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tiến hành từng bước với sự nỗ lực đồng bộ của các ngành, các cấp và cả người lao động, sức người, sức của và tổ chức thực hiện, cần kết hợp cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ. Dựa trên những quan điển cơ bản và tình hình thực tế của các ngành cũng như những cam kết Việt Nam đã đưa ra trong định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành. Trên cơ sơ đó, trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đều nhấn mạnh tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn, phải kể đến chuyển dịch cơ cấu giai đoạn 2001-2005. Nhóm chúng tôi xin “Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và tác động của các ngành tới tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005”. Bài viết của chúng tôi gồm 3 phần chính: Phần I - Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Phần II - Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005 Phần III - Các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2006-2010. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của chúng tôi không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo và sự đóng góp ý kiến của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện: 2 + 7 PHẦN I - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ I. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 Đến năm 2005, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành nông - lâm - thuỷ sản và tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ nhưng đảm bảo giá trị tăng thêm của các ngành đều tăng lên đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng tỉ lệ xuất khẩu, ổn định nền kinh tế quốc dân. Theo kế hoạch giai đoạn 2001-2005, đến năm 2005 tỷ trọng của các ngành kinh tế chiếm trong tổng GDP toàn nền kinh tế như sau: GDP toàn nền kinh tế 100% Nông - lâm - thủy sản 20-21% Công nghiệp – Xây dựng 38-39% Dịch vụ 41-42% Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư. II. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2005 Trong 5 năm 2001-2005, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7.5%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh khó khăn cả ở trong nước và nước ngoài thì đó là một thành tựu to lớn, Nước ta đã có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong thời kỳ qua, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng giảm dần của khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền công nghiệp hiên đại. Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế qua các năm theo giá hiện hành. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP(%) 100 100 100 100 100 Nông-lâm-thuỷ sản(%) 23.24 23.03 22.54 21.8 20.9 Công nghiệp (%) 38.13 38.49 39.47 40.2 41 Dịch vụ (%) 38.63 38.48 37.99 38 38.1 Nguồn: Tổng cục thống kê. Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ trong khu vực 1 giảm 1.44%, khu vực 2 tăng gần 2% và khu vực 3 giảm không đáng kể 0.53%. Với kết quả đó, chúng ta yên tâm vì mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do Đại hội IX đề ra đã đạt và vượt, chỉ có khu vược 3 là không đạt. Ở khu vực 1, tuy tỷ trọng đóng góp của ngành giảm nhưng quy mô về sản lượng lương thực tăng qua các năm, đảm bảo được an ninh lương thực và hướng ra xuất khẩu. Quy mô nền kinh tế ngày càng có sự tăng lên rõ rệt. Bảng 2: Quy mô sản lượng của toàn nền kinh tế (tỷ đồng) Năm Tổng GDP Nông-lâm-thuỷ sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 2001 481295 111858 183515 185922 2002 535762 123383 206197 206182 2003 613443 138285 242126 233032 2004 715307 155992 287616 271699 2005 837858 175048 343807 319003 Nguồn: Tổng cục thống kê. Như vậy nhận tháy rằng chúng ta đã chuyển dịch đúng hướng và có sự thay đổi về chất theo hướng công nghiệp hoá tạo tiiền đề cho sự phát triển kinh tế. Bảng 3: Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005(%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 6.89 7.08 7.26 7.57 8.43 Nông-lâm-thuỷ sản 2.98 4.17 3.25 3.3 4.04 Công nghiệp-xây dựng 10.39 9.48 10.35 10.25 10.65 Dịch vụ 6.10 6.54 6.57 7.25 8.48 Nguồn: Tổng cục thống kê. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành cũng liên tục tăng. Cụ thể: tăng nhẹ trong ngành nông lâm thuỷ sản. Mặc dù trong năm 2001 có sự giảm đáng kể so với năm 2000 nhưng trong những năm tiếp theo đã có sự tăng trở lại. Tăng cao nhất trong ngành công ngiệp và xây dựng luôn giữ tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Riêng ngành du lịch mức 7% và cao hơn trong năm 2005(8.48%). Trong khi đó đóng góp của khu vực dịch vụ nhìn chung còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, đang chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu theo 3 khu vực kinh tế, các số liệu động thái về tỷ trong gia tăng trong tổng sản phẩm trong nước còn cho thấy nội bộ từng khu vực kinh tế cũng có sự dịch chuyển nhất định. Trong nội bộ khu vực nông -lâm -thuỷ sản sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành thuỷ sản. tỷ trọng của ngành lâm nghiệp tương đối nhỏ do vậy ít ảnh hưởng. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, tức giữa trồng trọt và chăn nuôi thì chưa thật rõ nét. Ngành trồng trọt vẫn chiếm trên 80%, chăn nuôi hàng năm chỉ tạo được gần 20% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp do chăn nuôi ở nước ta quy mô nhỏ, phân tán, khó chủ động trong phòng chống bệnh dịch. Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và tỷ trọng của ngành xây dựng. Ngành điện, ga và nước giữ được tỷ trọng ổn định. Tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ trong công nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm gần đây tăng trương nhanh nhưng chủ yếu tăng trong các ngành may mặc, giầy da, lắp ráp ôtô, lắp ráp tivi, lắp ráp xe máy có giá trị tăng thêm chỉ chiếm 10-15% giá trị sản xuất. Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong nước chủ yếu là do những ngành dịch vụ có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm vẫn chua được đầu tư thích đáng, nhất là đầu tư chiều sâu cho các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ bưu chính vận tải, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã có một số ngành tăng trưởng tương đối khá: thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tín dụng, tài chính. Nhìn chung các ngành đều có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp. Trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch hợp lý trong nội bộ ngành: trồng trọt từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lâm nghiệp chú trọng bảo vệ rừng, từng bước chuyển từ lâm nghiệp do nhà nước quản lý sang lâm nghiệp có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thuỷ sản phát triển nhanh về nuôi trồng. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ giảm sản xuất thương nông, nhiều làng nghề được khôi phục, kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp. Công nghiệp và xây dựng duy trì ở mức cao và tương đối ổn định tuy nhiên hiệu quả chung của toàn ngành chưa được cải thiện, sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh, tiến độ chậm. Giá trị sản xuất(GO) ngành công nghiệp 5 năm 2001-2005 tăng 16.5%/năm nhưng giá trị gia tăng chưa tương xứng, bình quân chỉ tăng 10.2%/năm. Công nghệ hiện đại sử dụng trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, giá thành cao, một số dự án triển khai còn chậm, gây lãng phí lớn và giảm hiệu quả đầu tư, chưa có sự gắn kết giữa triển khai công nghệ chế biến và phát riển các vùng nguyên liệu nông sản, hạ tầng còn yếu kém. Khu vực dịch vụ tuy có sự phát triển bùng nổ của khu vực tư nhân sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, đã tạo ra khá nhiều việc làm xong không có khả năng xoay chuyển tình hình một cách nhanh chóng và căn bản. Điều đó làm tăng áp lực thất nghiệp vốn đã gay gắt. Do tác động của xu hướng đầu tư kích cầu trong những năm qua nhằm vào khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều vốn thay vì sử dụng nhiều lao động. Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành về mặt số lượng đã cõ những bước tiến nhất định, nhưng lại hầu như không tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Do tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ nên đóng góp của từng ngành trong GDP cũng thay đổi, rõ nhất trong những năm gần đây. Bảng 4: Tỷ lệ đóng góp của từng ngành vào tốc độ tăng GDP cả nước Đơn vị % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng GDP 6.89 7.08 7.26 7.57 8.43 Nông-lâm-ngư nghiệp 0.69 0.93 0.79 0.92 0.82 Công nghiệp-xây dựng 3.68 3.47 3.92 3.93 4.19 Dịch vụ 2.52 2.68 2.63 2.94 3.42 Nguồn: Tổng cục thống kê PHẦN II – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG TỪNG NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2005 I. THÀNH TỰU 1. Ngành nông – lâm - thuỷ sản 1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông - lâm - thuỷ sản Cơ cấu nông – lâm - thuỷ sản trong những năm 2001 - 2005 vừa qua có sự chuyển đổi đúng hướng và phát huy được những lợi thế của từng vùng trên phạm vi lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tuy chậm có xu hướng giảm tỷ trọng những ngành nông nghiệp trong 5 năm tỉ trọng ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm còn khoảng 20.7% năm 2005 để thấy rõ sự chuyển dịch trong nội bộ ngành và sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua như thế nào chúng ta có thể xem xét kỹ hơn qua các số liệu mà nền kinh tế đã đạt được trong 5 năm 2001 – 2005. Bảng 5 - Giá tri sản lượng của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 2001 – 2005 (tỷ đồng) Phân theo ngành kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 87861 96543 106385 119107 132633 Lâm nghiệp 6093 6500 7775 9412 10052 Thuỷ sản 17904 20340 24125 27474 32363 (Nguồn từ niên giám thống kê 2006) Bảng 6 - Cơ cấu ngành trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp đơn vị % Phân theo ngành kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 78.55 78.25 78.93 76.35 75.77 Lâm nghiệp 5.45 5.27 5.62 6.03 5.74 Thủy sản 16 16.48 17.45 17.62 18.49 ( Nguồn từ tính toán từ bàng trên) Từ hai bảng trên ta có thể thấy sự chuyển dịch trong ngành nông nghiệp có xu hướng tăng dần về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng tương đối lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Ngành nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành nông nghiệp và ngành này có xu hướng tăng dần về giá trí tuyệt đối từ 87861 năm 2001 tới 132633 năm 2005 nhưng giảm dần về tỉ trọng tương đối cuả nó trong toàn ngành nông nghiệp từ 18.55% năm 2001 còn 75.77% năm 2005. Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong toàn ngành nông lâm ngư nghiệp. Xong trong ngành nông nghiệp cũng thể hiện sự chuyển dịch thay đổi. những sự chuyển dịch này chậm và nhẹ nhưng nó cũng thể hiện sự thay đổi dần trong cơ cấu kinh tế của toàn ngành. Ta có thể thấy được sự chuyển dịch này thể hiện qua bảng sau: Bảng 7 - Chuyển dịch kinh tế trong ngành nông nghiệp qua các năm 2001 -2005 GTSX nông nghiệp giá thực tế theo thành phần qua các năm (tỷ đồng) Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2001 130177,6 101403,1 25501,4 3273,1 2002 145021,3 111171,8 30574,8 3274,7 2003 153955,0 116065,7 34456,6 3432,7 2004 172494,9 131551,9 37343,6 3599,4 2005 185218,8 138047,1 43353,5 3818,2 Cấu trúc % 2001 100,0 77,9 19,6 2,5 2002 100,0 76,7 21,1 2,2 2003 100,0 75,4 22,4 2,2 2004 100,0 76,3 21,6 2,1 2005 100,0 73,5 24,47 1.8 ( nguồn từ niên giám thống kê 2006) Ta thấy trong ngành nông nghiệp trồng trọt luôn giữ một vai trò rất lớn trong giá trị và là ngành chủ đạo trong ngành nông nghiệp( chiếm tỉ trọng hơn 70%) trong những năm qua ngành này lại có xu hướng giảm tỉ trọng ( từ 77.9% năm 2001 xuống còn 73.5% năm 2005 ) do diện tích sử dụng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp giảm khoảng 220 nghìn ha phục vụ cho những chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp và dịch vụ , nhiưng năng suất và chất lượng của ngành luôn tăng do áp dụng những khoa học kĩ thuật mới nâng cao năng suất chất lượng của các sản phẩm từ trồng trọt. trong những năm 2001 – 2005 Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước mà còn có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả: gạo, cà phê, sảnphẩm đặc sản, hạt điều, hạt tiêu…. Trong đó giá trị xuất khẩu gạo và cà phê, hạt điều, hạt tiêu đứng đầu thế giới. an ninh lương thực được đảm bảo. sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hàng năm là 1 triệu tấn ( năm 2005 đạt 39.5 triệu tấn). trrồng trọt đã tứng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, chú ý nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. phát huy thế mạnh cuả mình với những cây công nghiệp và những cây có lợi thế xuất khẩu như cà phê, cau su, hồ tiêu, hạt điều…đóng góp một phần lớn trong giá trị xuất khầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó ngnàh Chăn nuôi là ngành mang lại thu nhập cao trong ngành nông nghiệp có tỉ trọng ngày càng tăng từ 19.6% năm 2001 lên tới 24.7% năm 2005. ngành chăn nuôi trong những năm gần đây được quan tâm đầu tư nhiều vì ngành này mang lại giá trị lớn cho người dân góp phần lớn vào thu nhập của người dân, nâng cao cuộc sống của nhân dân cả về thu nhập lẫn giá trị dinh dưỡng mà những sản phẩm của ngành mang lại, ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp nhiều mô hình chăn nuôi trang trại lớn được hình thành được áp dụng những công nghệ mới trong công tác tuyển chọn giống, chăm sóc, nhân giống, nguồn thức ăn…tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và năng suất cao. Các ngành dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng giảm tỉ trọng 2.5% năm 2001 còn 1.8 % năm 2005) do áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. chất lượng cao, khả năng bao trùm lớn do vậy ngành không đòi hỏi nhiều dịch vụ như trước nữa vì thế ngành dịch vụ cho nông nghiệp có xu hướng giảm về tỉ trọng song chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu cho phát triển nông nghiệp Ngành lâm nghiệp cũng có sự chuyển dịch mặc dù không rõ nhưng nó cúng phản ánh được sự thay đổi tỉ trọng của ngành lâm nghiệp trong qui mô toàn ngành này có tỷ trọng tương đối tăng mặc dù tăng châm 5.45% năm 2001 tới 5.74% năm 2005. trong giai đoạn này tỉ trọng của ngành lâm nghiệp có những biến đổi nhưng nói chung là chuyển dịch tăng khồn rõ ràng giao động lên xuống Ngành lâm nghiệp tiếp tục có những bước chuyển biến trong cơ cấu. công tác bảo vệ rừng ngành càng được chú ý, tứng bước chuyển hướng lâm nghiệp từ nhà nước quản lý là chính sang giao khoán, phát triển lâm nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. chú trọng công tác trồng cây gây rừng bảo vệ các loài động vật quí hiểm. do vậy tỉ trọng củ nhành trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng lên ( từ 13.2% năm 2001 lên tới 14.8% năm 2005) đây là một chuyển biến theo hướng tích cực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch chung của ngành. Trong ngành khai thác một ngành chiếm một tỉ trọng lớn nhất trong ngành lâm nghiệp ( luôn chiếm trên 79% toàn ngành) lả nguồn thu nhập tạo ra giá trị chính trong ngành. Nhưng trong những năm gần đây công tác bảo vệ và hạn chế vịêc khai thác lâm sản, các loài động vật quí hiếm ngày càng được chú trọng hơn, số lượng rừng và các sản phẩm của rừng cũng ngày cnàg cạn kiệt do không có những chính sách bảo vệ thích đáng nên giá trị gia tăng của ngành khai thác lâm sản có xu hướng giảm, tỉ trọng của nó trong ngành cũng có xu hướng giảm (82.8% năm 2001 xuống còn 79.5% năm 2005) Chính sự chú trọng của các cấp chính quyền với những chính sách bảo vệ rừng được thắt chặt nên các dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp cũng được chú trọng và phát triển, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành lâm nghiệp. Bảng 8 - Thành phần cơ cấu trong nội bộ ngành lâm nghiệp (%) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 Trồng và nuôi rừng 13.2 13.9 14.4 15 14.8 Khai thác lâm sản 82.8 81.5 79.5 79.2 79.5 Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác 4.0 4.6 6.1 5.8 5.7 (nguồn: tổng cục thống k ê) Ngành thuỷ sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng về tỉ trọng trong toàn ngành nông nghiệp cả về sản lượng tuyệt đối cả về tỉ trọng tương đối . năm 2001 sản lượng tuyệt đối của ngành thuỷ sản là 17904 tỷ đồng và chiếm 16% trong toàn ngành tới năm 2005 sản lượng này là 32363 tỉ đồng( gần gấp đôi) và tỷ trọng chiém trong toàn ngành là 18.49%. Ngành thủy sản là ngành chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế là một lợi thế kinh tế của nước ta. Trong những năm 2001- 2005 ngành thủy sản cũng có sự chuyển biến lớn trong cơ cấu ngành. Thể hiện trong bảng sau: Bảng 9 -Thành phần cơ cấu trong nội bộ ngành thuỷ sản (%) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 Khai thác 47.7 42.7 39.8 36.5 35.8 Nuôi trồng 52.3 57.3 60.2 63.5 64.2 (nguồn: tổng cục thống kê) Từ bảng trên ta có thể thấy xu hướng chuyển dịch của ngành thuỷ sản: tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng 52.3% năm 2001 tới 64.2% năm 2005 sự chuyển dịch này là do trong những năm gần đây đảng và chính phủ ta chú trọng hơn vào các ngành chăn nuôi thuỷ sản xuất khẩu, nhiều mô hình nuôi thuỷ sản có giá trị cao được đưa vào. Thay co việc khai thác thuỷ sản từ những nguồi tài nguyên sẵn có, sông, biển…bảo vệ môi trường tự nhiên, và những môi trường sinh thái đang dần biến mất. Người dân đã đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động nuôi trồng đảm bảo sự phát triển vững trắc của ngành. Cũng vì thế tỉ trọng của ngành khai thác giảm đáng kể ( từ 47.7% năm 2001 còn 35.8% năm 2005) mặc dùng tỉ trọng của ngành luôn cao hơn tỉ trọng ngành nuôi trồng. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 3.43 triệu tấn, tăng hơn 1.52 lấm sao với năm 2000, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.44 triệu tấn, khai thác đạt 2 triệu tấn. Nguyên nhân của xu hướng chuyển dịch của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong nền kinh tế là do: Điều kiện địa lý, khí hậu của nước ta mặc dù có những biến động lớn những thay đổi thất thường xong chính điều kiện khí hậu này cũng là một thế mạnh của nước ta trong việc phát triền nông lâm ngư nghiệp. Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thích hợp với nhiều loại cây con. nên mặc dù giảm về tỉ trọng xong giá trị tuyệt đối cuả ngành vẫn tăng cao Xu hướng chuyển dịch chung của nền kinh tế tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng tương đối cuả ngành nông nghiệp từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế, trong những năm vừa qua chúng ta đầu tư và trú trọng nhiều hơn vào các ngành có tiềm năng, phát triển dịch vụ đảm bảo đời sống của nhân dân 1.2. Tác động của ngành nông lâm thuỷ sản tới tăng trưởng kinh tế: Bảng 10 - Cơ cấu ngành nông – lâm - thuỷ sản chiếm trong tổng GDP Chỉ tiêu Năm Tổng GDP(tỷ đồng) GDP của ngành nông-lâm-thuỷ sản(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 2001 481295 111858 23,24 2002 535762 123383 23,03 2003 613443 138285 22,54 2004 715307 155993 21,81 2005 839211 175984 20,97 2. Ngành công nghiệp 2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp Là ngành đóng góp nhiều cho tăng trưởng vởi trên 40% GDP, công nghiệp và xây dựng vẫn luôn là ngành được quan tâm và đầu tư nhiều nhất. Trong những năm qua ngành công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/ năm đã góp phần duy trì tốc độ trưởng chung của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 10,1%/năm, trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển biến đáng kể. Trong giai đoạn 01-05, tỷ trọng ngành CN-XD chiếm trong GDP đã tăng từ 38,12% lên 41%, như vậy là đạt kế hoạch đề ra. Trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng từ 9,21% lên 10,59%, công nghiệp chế biến tăng từ 19,78% lên 20,63%, sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt tăng đều lên khoảng gần 3,5%. Bảng 11 - Tỷ trọng ngành CN-XD chiếm trong GDP ( %) Các ngành Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng 38,12 38,5 39,46 40,21 41,02 CN khai thác mỏ 9,21 8,62 9,34 10,23 10,59 CN chế biến 19,78 20,59 20,45 20,34 20,63 SX và PP điện khí nước 3,33 3,4 3,62 3,51 3,45 Xây dựng 5,8 5,89 6,05 6,23 6,35 (Nguồn niên giám thống kê) Đây là xu hướng chuyển dịch đúng đắn để đảm bảo cho sự phân triển ôn định và lâu dài, phát huy được lợi thế của từng ngành, hình thành được một số ngành mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất có công nghệ cao, đồng thời phát triển một số ngành chế biến nông sản Trong nội bộ ngành công nghiệp, cơ cấu chuyển dịch ngành công nghiệp theo hướng tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hợp lý. Các ngành công nghiệp khai thác, cơ khí, sản xuất kim loại, điện tử và công nghệ thông tin, hoá chất đều tăng tỷ trọng, những ngành còn lại có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy những ngành công nghệ cao đang dần dần tăng tỷ trọng phù hợp với xu thế chung của thế giới. Có thể thấy Công nghiệp khai thác đã giảm tỷ trọng khá nhiều cà thay vào đó tỷ trọng cua ngành cơ khí tăng thêm đáng kể, chứng tỏ ngành công nghiệp đang trên đường phát triển theo xu hướng CNH-HĐH. Giảm dần tỷ trọng các ngành khai thác, xuất khẩu sản phẩm thô, tiến tới xây dựng những ngành công nghiệp có vốn lớn, công nghệ cao. Bảng 12 - Bảng cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 Cơ cấu ngành CN(%) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 CN khai thác 13,78 12,8 11,62 10,74 10,59 9,11 Cơ khí 11,21 12,08 12,85 13,53 13,84 14,81 SXKL 2,98 3,01 3,26 3,42 3,17 3,27 Điện tử và CNTT 2,87 2,81 2,75 2,85 2,77 2,82 Hoá chất 8,89 9,37 9,48 9,16 9,8 10,15 Chế biến Nông lâm-Thuỷ sản 30,68 30,92 30,31 30,41 30,75 30,71 Dệt may, da dày 12,58 11,89 12,11 12,53 12,58 13,01 Sản xuât VLXD 9,21 9,51 9,92 9,79 9,47 9,13 Điện, ga, nước 6,5 6,47 6,54 6,37 6,18 5,98 Công nghiệp khác 1,22 1,15 1,17 1,22 1,14 1,01 Bảng 13 - Tốc độ tăng và CDCC ngành CN phân theo ngành Ngành Tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 Giá trị sản xuất 16,2 Công nghiệp khai thác mỏ 6,79 Công nghiệp chế biến 17,49 SX và PP điện khí đốt 14,11 Nguồn: Viện NCCL, chính sách công nghiệp Qua bảng số liệu trên đồ cho thấy nền công nghiệp nước ta còn đang ở điểm phát triển thấp so với các nước trong khu vực, xu hướng chuyển dịch của ngành trong 5 năm vừa qua mặc dù có những khả quan nhưng chưa đủ để trở thành nhân tố thúc đẩy nền công nghiệp phát triển nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung. Những ngành có tỷ trọng tăng như: Cơ khí ( tăng 3,6%), sản xuất kim loại (tăng 0,29%), hoá chất ( tăng 1,17%), dệt may và da dày(tăng 0,43%), chế biến Nông Lâm Thuỷ Sản (tăng 0.03%). Những ngành có xu hướng giảm tỷ trọng là : công nghiệp khai thác (4,67%), Điện tử và CNTT (0,05%), Sản xuất vật liệu xây dựng (0.08%), Điện, ga (0,52%). Theo khía cạnh phân ngành khác, ngành công nghiệp chế biến chiếm trên 84% và có xu hướng tăng lên do một số ngành sản phẩm mới có điều kiện tăng trưởng cao như sản xuất ô tô, xi măng, các phương tiện vận tải khác và một số ngành từ kim loại ( trừ máy móc thiết bị) may mặc, sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại . Công nghiệp khai thác mỏ vốn chiếm tỷ trọng nhỏ lại liên tục giảm chỉ còn 9% năm 2006 (ước tính), tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất trong các ngành CN-XD (6,8%) (nguyên nhân chủ yếu chủ yếu là ngành khai thác dầu khí chiếm 70% GTSX của ngành kinh tế, trong khi đó tỷ trọng giảm dần xuống còn 6,1% năm 2006 (ước tính). Thêm vào đó tốc độ tăng trưởng của ngành dầu khí chậm Ngành sản xuất điện nước năm 2006 chiếm 6% trong ngành công nghiệp (Điện: chiếm 5,6%, Nước: 0,4%). Với tỷ trọng này cho thấy sản xuất điện nước ở mực thấp, đặc biệt là từ năm 2000 lại đây tỷ trọng chiếm toàn ngành đã không tăng mà còn giảm nhẹ ở năm 2005. Ngành có tốc độ tăng trưởng 14,1% đảm bảo được cân đối nhu cầu phát triển sản xuất của nền kinh tế và tiêu dung dân cư Tuy nhiên sự mất cân đối về cung cầu điện, nước luôn tiềm ẩn ảnh hưởng đến tăng trưởng, lâu dài đến nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng. Đánh giá sự chuyển dịch theo hướng tích cức qua chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp Bảng 14 – Tốc độ tăng GTSX ngành công nghiệp Năm Tốc độ tăng GTSX(%) 2001 14,6 2002 14,8 2003 16,8 2004 16 2005 17,2 (Nguồn: Niên giám thống kế) Với tốc độ tăng trưởng khá cao thể hiện ngành công nghiệp trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, và cũng chuyển dịch theo hướng hợp lý. 2.2. Tác động của ngành công nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế Bảng 15 – Đóng góp ngành công nghiệp vào GDP Chỉ tiêu Năm Tổng GDP (tỷ đồng) GDP của ngành CN Tỷ trọng(%) 2001 481295 183515 38,13 2002 535762 206197 38,49 2003 613443 242126 39,47 2004 715307 287616 40,21 2005 839211 344224 41,02 3. Ngành dịch vụ 3.1. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ Khu vực dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm, cao hơn kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng gần 7.0%/năm( kế hoạch là 6.2%). Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ năm 2005 có tốc độ tăng trưởng vượt trội, ước đạt 8,48% ( năm 2004 là 7,26%, năm 2003 – 6,45%, năm 2002 – 6,54%, năm 2001 – 6,1%). tốc độ tăng cao hơn so với bốn năm trước cũng thể hiện ở cả ba nhóm ngành, đó là : nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường (8,67%), nhóm dịch vụ sự nghiệp (8,08%), nhóm dịch vụ quản lý hành chính công (7,2%). Bảng 16 - Tăng trưởng tăng thêm và đóng góp của từng ngành dịch vụ vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ, 2001-2005 Đơn vị: % 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng trưởng ( giá năm 1994) Khu vực dịch vụ Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường Dịch vụ sự nghiệp Dịch vụ quản lý hành chính công 6,1 6,23 5,85 5,22 6,54 6,57 7,62 3,89 6,45 6,3 7,83 5,24 7,26 7,31 7,65 5,91 8,48 8,67 8,08 7,2 Đóng góp vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực DV theo tỷ lệ % Khu vực dịch vụ Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường Dịch vụ sự nghiệp Dịch vụ quản lý hành chính công 100 79,84 14,09 6,07 100 78,74 17,07 4,19 100 76,48 17,94 5,58 100 78,69 15,79 5,52 100 79,99 14,32 5,69 Chú thích: khu vực dịch vụ được chia thành 3 nhóm ngành: a) nhóm dịch vụ kinh doanh có tinh thị trường ( bao gồm các ngành : thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, bưu điện và du lịch; tài chính ngân hàng, và bảo hiểm; kinh doanh BĐS và dịch vụ tư vấn; phục vụ cá nhân và cộng đồng và dịch vụ làm thuê hộ gia đình); b) nhóm dịch vụ sự nghiệp ( bao gồm các ngành: khoa học, văn hoá, y tế, giáo dục và hiệp hội); c) nhóm dịch vụ quản lý hành chính công ( bao gồm quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng). Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ Năm 2005, nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường đóng góp tới 79,99% cho tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ. Các ngành thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường có tôc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ và cao hơn so với năm 2004 là : khách sạn và nhà hàng (16,98%, năm 2004: 8,13%); vận tải, bưu điện và du lịch ( 9,61%, năm 2004: 8,12%); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm( 9,37%, năm 2004:8,07%) Nhóm dịch vụ sự nghiệp: tốc độ tăng giá trị tăng thêm đứng ở vị trí thứ 2 trong số 3 nhóm dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ tăng thêm của nhóm dịch vụ sự nghiệp dường như có dấu hiệu chững lại. Nhóm dịch vụ sự nghiệp hiện có đóng góp còn tương đối hạn chế cho tăng trưởng của khu vực dịch vụ nói riêng cũng như cho tăng trưởng kinh tế nói chung. Một nguyên nhân là do nhóm dịch vụ này còn chưa nhìn nhân đầy đủ dưới góc độ dịch vụ thương mại. Nhóm dịch vụ quản lý hành chính công có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 3 nhóm dịch vụ, song lại cao hơn hẳn so với những năm trước. Nguyên nhân một phần quan trọng là do nhà nước thực thi chính sách lương mới (điều chỉnh hệ số lương và lương tối thiểu từ 290.000 VNĐ lên 350.000 VNĐ). Mức đóng góp của nhóm dịch vụ quản lý hành chính công cho tăng trưởng của khu vực dịch vụ thấp, chỉ chiếm 5,69% do nhóm nay có tỷ trọng giá trị tăng thêm nhỏ, xấp xỉ 6% khu vực dịch vụ. 3.1.Tình hình cụ thể của một số ngành dịch vụ Cơ cấu khu vực dịch vụ có những chuyển biến tích cực. các ngành dịch vụ truyền thông như thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn, nhà hang phát triển khá. đặc biệt một số ngành dịch vụ có tỷ lệ chi phí trung gian thấp như ngân hang, bảo hiểm… đã phát triển nhanh, góp phần làm tăng thêm của ngành dịch vụ. cụ thể một số ngành như sau: Ngành thương mại hoạt động khá sôi động, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng liên tục với tốc độ cao, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, đã thực sự thể hiện vai trò nối giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới. hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, tiêu dung trong nước, đảm bảo dự trữ và dành khối lượng lớn cho xuất khẩu. tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân 5 năm đạt khoảng 16,9% ( kế hoạch 11-12%). Ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh. lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng từ 2,1 triệu lượt người năm 2000 lên 3,47 triệu lượt người năm 2005, vượt mục tiêu đề ra. Du lịch nội địa đã được chú trọng phát triển. lượng khách du lịch nội địa đã tăng từ 11,2 triệu lượt người năm 2000 lên 15 triệu lượt người năm 2005. thị trường du lịch được mở rộng. các loại hình du lịch phát triển đa dạng với các sản phẩm du lịch phong phú và hấp dẫn hơn để khai thác tiềm năng du lịch. Thu nhập từ du lịch tăng mạn, góp phần tạo thêm việc làm, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện, môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch từng bước được hoàn thiện, lien kết du lịch, vận tải và các ngành được tăng cường. Ngành dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân với nhiều loại phương tiện và thuận tiện. cơ sở vật chất lượng dịch vụ vận tải tăng lên đáng kể. khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân 9,78%; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 10,61%. khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng bình quân 9,8%. Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển nhanh; mạng lưới viễn thông tiếp tục được hiện đại hoá. Trong 5 năm 2001-2005, phát triển mới 12,56 triệu máy điện thoại. đến cuối năm 2005, hầu hết các xã đều có điểm bưu điện; 2,89 triệu thuê bao Internet, bình quân 3,2 thuê bao/100 dân. Doanh thu toàn ngành và số nộp ngân sách nhà nước tăng bình quân 19,9%/năm. Ngành bưu chính viễn thông từ một ngành độc quyền mang tính phục vụ là chủ yếu, đến nay ngành đã xây dựnh được một thị trường dịch vụ cạnh tranh khá sôi động và có tốc độ tăng trưởng cao. Thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính- Viễn thông cho biết tốc độ internet của Việt Nam hiện nay đạt 20%/ năm, toàn ngành công nghệ thông tin đạt mức tăng trưởng 35-40%/năm. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ và tin học, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, thể dục thể thao…đều có bước tiến bộ. đến nay, bước đầu hình thành thị trường dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. thị trường chứng khoán bước đầu được xây dựng, phát triển với bước đi thận trọng và đảm bảo an toàn đã góp phần huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư. tổng khối lượng giá trị cổ phiếu,m trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán 5 năm qua đạt trên 30 nghìn tỷ đồng ( khoảng 2 tỷ USD). dịch vụ tài chính ( kiểm toán, kế toán …) đạt được tốc độ phát triển khá, tăng 18%/năm. dịch vụ bảo hiểm tăng trên 30%/năm. Sau đây là bảng thể hiện cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ: Bảng 17 - Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ Đơn vị % 2001 2002 2003 2004 2005 Thương nghiệp 36,46 36,67 35,74 35,7 35,66 Vận tải 10,45 10,23 10,61 11,19 11,48 Nhà hang – khách sạn 8,29 8,32 7,93 8,29 9,19 Tài chính – ngân hàng 4,71 4,74 4,66 4,69 4,72 Các ngành DV khác 41,29 40,04 41,06 40,13 38,95 Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ 3.2.Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ đối với tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây khu vực dịch vụ luôn có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP ( gần 40% tổng sản phẩm trong nước). Tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ trong GDP từ năm 2001 đến 2005 có xu hướng giảm ( từ 38,6% xuống còn 38,1%), trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng dần qua các năm. tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thấp hơn so với tốc đọ tăng trưởng kinh tế chung. Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm của khu vực dịch vụ là 7% trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nền kinh tế là 7,5%. tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau. Sau đây là bảng số liệu thể hiện sự đóng góp giá trị tăng của ngành dịch vụ vào GDP: Bảng 18 – Đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP Chỉ tiêu Năm Tổng GDP (tỷ đồng) Giá trị tăng thêm của ngành DV(tỷ đồng) Tỷ trọng ngành DV chiếm trong tổng GDP(%) 2001 481295 185922 38,63 2002 535762 206182 38,48 2003 613443 233032 37,98 2004 715307 271698 37,98 2005 839211 319003 38,01 Như vậy tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ vào tổng GDP của toàn nền kinh tế còng thấp, chưa đạt được kế hoạch đề ra. II. HẠN CHẾ 1. Những vấn đề chnng Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa thật gắn chặt chẽ với các quy hoạch, chiến lược tổng thể có tầm nhìn xa, với lộ trình hợp lý. Nhìn chung chuyển dịch ngành kinh tế trong 5 năm qua còn chậm, một phần vẫn được định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ của riêng các ngành, các địa phương. Vì thế, quy hoạch tổng thể thường bị phá vỡ, cơ cấu chuyển dịch chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển bền vững. trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chú chú trọng nhiều đến việc tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong tất cả các ngành, lĩnh vực. nhiều cơ sở công nghiệp có công nghệ lạc hậu, chi phí lớn, hiệu quả kinh tế thấp và đòi hỏi bảo hộ cao. Trong một số lĩnh vực vẫn tồn tại xu hướng phát triển hướng nội, nhằm vào một số ngành được bảo hộ. điều này có nguy cơ làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong tương lai của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Hạn chế đối với từng ngành 2.1. Ngành nông - lâm - thuỷ sản Cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp tuy có những chuyển dich đúng hướng nhưng sự chuyển dịch này còn rất chậm và chưa có sự khác biệt rõ nết, mặc dù đã phát huy được những lợi thế so sánh của từng ngành song đóng góp của nó trong tăng trưởng kinh tế trong những năm 2001-2005 2.2. Ngành công nghiệp Mặc dù xu hướng chuyển dịch là khả quan nhưng tốc độ tăng chuyển dịch còn khá chậm, nền công nghiệp còn phụ thuộc lớn và ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da dày chưa thể phát triển nển công nghiệp cao hơn. Những ngành này tuy đem lại giá trị gia tăng không nhiều như ngành công nghiệp cao, nhưng có ưu điểm là thu hút lao động, giải quyết việc làm 2.3. Ngành dịch vụ Sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại. Đóng góp của dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm ( những dịch vụ có giá trị gia tăng cao và thể hiện trình độ của nền kinh tế thị trường phát triển) chỉ chiếm dưới 2% GDP. Xu hướng này đang hạn chế nhiều việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt nam và gây bất lợi cho tăng trưởng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Ngoài ra nhiều lĩnh vực dịch vụ như tư vấn xúc tiến đầu tư, pháp lý, công nghệ và xuất khẩu lao động cũng chưa được khai thác tốt và còn kém phát triển. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành tài chính – tín dụng thấp là do vốn đầu tư vào ngành tài chính – ngân hàng luôn ở mức thấp, chỉ duy trì ở mức gần 1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bảng 20 - Cơ cấu vốn đầu tư của ngành dịch vụ trong tổng vốn đầu tư xã hội Đơn vị % 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng của ngành dịch vụ 38,8 36,9 37,9 37,8 37,8 Thương mại 12,9 12,1 11,6 11,7 11,7 Tài chính – tín dụng 1,2 0,6 0,8 0,8 0,8 Các ngành dịch vụ khác 24,7 24,3 25,5 25,3 25,3 Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ III. NGUYÊN NHÂN 3.1. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được Thứ nhất, rút kinh nghiệm từ bài học không thành công trong quá trình về phân bổ nguồn lực phát triển, vấn đề CNH nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng được nhìn nhận lại theo tinh thần đổi mới tư duy kinh tế. Thứ hai, có sự đổi mới mạnh mẽ về chính sách cơ cấu ngày càng hợp lý, phù hợp hơn với tình hình thực tế nên đã có nhiều tác động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ CNH. Những chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phân bổ lại nguồn lực của nền kinh tế nói chung và nguồn ngân sách nói riêng đã có tác dụng làm giảm bớt mức độ căng thẳng do chủ trương tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp nặng quá sức chịu đựng của nền kinh tế gây ra. Các chính sách khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế đa hình thức sở hữu. Những chính sách trên đã tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện và các nguồn lực đã có điều kiện tốt hơn để hướng vào những lĩnh vực có lợi thế của nển kinh tế. Thứ ba là chính phủ cũng như các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả tạo môi trường thong thoáng tháo gỡ khó khăn về vốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cũng đã phát huy tác dụng tích cực, thu hut được nhiều vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Nhờ đó đem lại sức sản xuất lớn, tính năng động, sang tạo cao hơn, tạo nhịp độ tăng trưởng ở cả 3 khu vực sở hữu nhất là khu vực tư nhân, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 3.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế Thứ nhất là do nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường gặp nhiều lực cản nên có xu hướng chậm chạp về tốc độ và kéo dài về thời gian, cũng đồng thời có nghĩa là những nguyên nhân chủ yếu cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây vẫn tồn tại mà chưa bị loại bỏ hoàn toàn thậm chí còn có xu hướng hồi phục trở lại. Thứ hai, nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ chính sách đã được dành cho ngày càng nhiều hơn các dự án đầu tư đang thực hiện dở dang, vừa chưa tạo được nhiều việc làm như mong đợi, lại vừa chưa hoàn thành để có thể đưa vào sử dụng, thậm chí nếu có đưa vào sử dụng thì hiệu quả lại rất kém dẫn đến tình trạng yếu kém trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. PHẦN III – CÁC GIẢI PHÁP ĐẢY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 I. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 Căn cứ vào kế hoạch và những kết quả đạt được trong quá trinh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005, Bộ Kế hoạch đầu tư đã đưa ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu được thể hiện thông qua các chỉ số về tỷ trọng các ngành kinh tế như sau: Tổng GDP toàn nền kinh tế 100% Nông-lâm-thuỷ sản 15-16% Công nghiệp-Xây dựng 40-41% Dịch vụ 43-44% Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư II. CÁC GIẢI PHÁP CHO TỪNG NGÀNH 1. Ngành nông lâm thuỷ sản - Rà soát lại quy hoạch sản xuất nông lâm thuỷ sản cho phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới. - Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và tập trung vào các khâu giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sau thu hoạch. - Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất; tăng đầu tư cho thuỷ lợi và các công trình bổ sung nước ngầm, đảm bảo tưới tiêu cho nông nhiệp. - Tăng cường thu hút vốn đàu tư FDI,ODA, vốn của dân và doanh nghiệp, ngân sách nhà nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực chính: thuỷ lợi, giao thông, cung cấp nước sạch. - Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản làm cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả. 2. Ngành công nghiệp Huy động các nguồn lực cho phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may măc, cơ khí đóng tàu … chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công ngiệp bổ trợ, công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển công nghiệp. Thu hút mạnh mẽ mọi nguồ lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp. Tiếp tục nâng cao uy tín của sản phẩm, tạo dựng, boả vệ, khuếch trương thương hiệu của từng doanh nghiệp trên thị trường Áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ và quản lý để hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch vùng, lãnh thổ. Xác định cụ thể các ngành công nghiệp được ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn với các chính sách khuyến khích rõ rang và nhất quán. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng, đồng thời mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia đàu tư xây dựng nhằm đảm bảo đúng tiến độ. 3. Ngành dịch vụ 3.1. Ngành dịch vụ du lịch - Tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khuyến khích đàu tư hạ tầng du lịch, đặc biệt ở các vùng trọng điểm. - Đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch - Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch. Thực hiệ liên doanh liên kết kinh doanh du lịch với các nước có công nghệ du lịch cao. 3.2. Dịch vụ vận tải Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách trong cả nước, đảm bảo một phần nhu cầu vận tải hang hoá xuất nhập khẩu với chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng cao. Thiết lập mạng lưới đa phương thức, chuyển dịch cơ cấu vận tải theo hướng tăng khối lượng luân chuyển bằng con đường biển, đường song … 3.3. Dịch vụ bưu chính viễn thông - Ban hành các chính sách mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông phù hợp với các cam kết của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế khác. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. - Đổi mới cơ chế quản lý giá cước theo hướng Nhà nước chỉ quản lý trực tiếp cước cảu các dịch vụ còn bị ảnh hưởng của yếu tố độc quyền theo nguyên tắc cước dựa trên giá thành và phù hợp với khu vực. - Ban hành cơ chế, chính sách thu hút thành phần kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông. 3.4. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm - Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý và chính sách cho hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán. Ban hành Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức trong đó có các tổ chức tài chính như bảo hiểm xã hội, bưu điện… Tăng cường tính công khai trong đấu giá chứng khoán. - Mở rộng hơn nữa quyền được tham gia góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. - Đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội chứng khoán. - Thực hiện các giải pháp để tăng vốn điều lệ cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế và đòi hỏi của nền kinh tế trong quá trình phát triển, qua bài thảo luận ta có thể thấy rõ hơn được quá trình chuyển dịch của các ngành trong nền kinh tế cũng như sự chuyển dịch trong nội bộ ngành. Trong năm 2001 – 2005 nền kinh tế của Việt Nam đã có những chuyển dịch tuy diễn ra còn chậm và gặp nhiều khó khăn xong sự chuyển dịch vẫn diễn ra theo hướng đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch 2001-2005: tăng lên về giá trị tuyệt đối của các ngành đồng thời giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp và nâng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đảm bảo ổn định nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. sự chuyển dịch này khiến cho tỉ lệ phần trăm đóng góp của các ngành trong GDP cũng thay đổi tương ứng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và những mục tiêu chung: xu hướng đóng góp của các ngành nông nghiệp có xu hướng giảm đi và ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định và ngày càng cao của toàn nền kinh tế. Mặt khác sự chuyển dịch đúng hướng phát triển này đảm bảo sử dụng tới ưu các thành tựu khoa học kĩ thuật vào nền kinh tế. Tăng dần các ngành có hàm lượng vốn và khoa học kỹ thuật, giảm các ngành sử dụng nhiều lao động, đồng thời cũng phải tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của đất nước để đảm bảo cho sự đúng đắn của các chuyển dịch. Đẩy mạnh tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Chuyển dịch kinh tế cũng là một yếu tố vô cùng quản trọng trong tiến trình phát triển của xã hội. Cơ chế và chiều hướng của chuyển dịch kinh tế thể hiện được hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trong nền kinh tế của chúng ta. Trong những năm 2001 -2005 chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đạt được nhiều thành công xong bên cạnh đó có rất nhiều hạn chế và khó khăn để đảm bào hiệu quả và sự đúng đắn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta cần có một số các giải pháp phù hợp thực hiện kế hoạch trong giai đoạn sau 2006-2010. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm đầu thế kỷ 21 2. Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia SNA. Trường ĐH KTQD khoa KHPT. Nxb trường ĐH KTQD 3. Niên giám thống kê 2005. Nxb chính trị quốc gia 4. Niên giám thống kê 2006. Nxb chính trị quốc gia 5. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -2010. Hà nội tháng 7 năm 2006 6. Tạp trí kinh tế 7. Trang web: Bộ kế hoạch đầu tư: www.mpi.gov.vn Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36087.doc
Tài liệu liên quan