Phân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (CSM)PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung luôn luôn đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế. Với vai trò là trung gian dẫn vốn, thị trường chứng khoán đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp cận được với một kênh huy động vốn mới cũng như cơ hội đầu tư cho cá nhân, tổ chức trong thị trường tài chính. Vì là một thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam bộc lộ thuộc tính đặc trưng của nó đó là tính không ổn định và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của” tâm lý bầy đàn” . Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính lớn. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải có một phương pháp đầu tư hiệu quả, vừa mang tính dài hạn đồng thời phải phù hợp với những biến động ngắn hạn của thị trường với mục đích cuối cùng là tối đa hóa giá trị của khoản đầu tư.
Dĩ nhiên, tùy thuộc vào quan điểm, mục tiêu và kỳ vọng của từng nhà đầu tư mà quy trình và phương pháp phân tích đánh giá cho từng loại cổ phiếu khác nhau. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nêu trên, đề tài của em mong muốn đưa ra một quy trình phân tích, đánh giá và lựa chọn cổ phiếu một cách cẩn trọng nhất và mang tính chuẩn mực giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc lựa chọn danh mục đầu tư của mình. Với hy vọng đó, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (CSM)”
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đưa ra một quy trình phân tích, đánh giá và lựa chọn cổ phiếu mang tính chuẩn mực, giúp cho việc ra quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả . Để đạt được mục tiêu của đề tài đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
- Phân tích tình hình chung nền kinh tế;
- Định giá cổ phiếu qua các phương pháp: dòng tiền cổ tức, dòng tiền hoạt động,P/E
- Phân tích kỷ thuật đưa ra khuyến nghị về thời điểm đầu tư
- Đưa ra kiến nghị đầu tư
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Trong đề tài này, chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp: số liệu do công ty cung cấp và các thông tin được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, Internet
Phương pháp phân tích và định giá công ty:
- Phương pháp phân tích: phân tích cơ bản (fundamental analysis), phân tích kỹ thuật (technical analysis);
- Phương pháp định giá: phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted cash flow - DCF) và phương pháp so sánh P/E;
4. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu của tập trung chủ yếu vào:
- Số liệu kinh tế vĩ mô trong vòng 5 năm gần nhất; số liệu thống kê về ngành cao su giai đoạn 2005-2010;
- Số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất;
- Biến số giả định về doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới;
- Số liệu về các doanh nghiệp trong ngành cao su đã được niêm yết trên HOSE và HASTC;
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (CSM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005-2010;
Số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất;
Biến số giả định về doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp…trong vòng 5 năm tới;
Số liệu về các doanh nghiệp trong ngành cao su đã được niêm yết trên HOSE và HASTC;
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ở chương này sẽ trình bày cơ sở lý luận của các phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài phân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam CSM. Việc phân tích đầu tư bao gồm phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và định giá công ty. Như đã trình bày ở trên, việc phân tích đầu tư không chỉ bao gồm việc đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, tiềm năng tăng trưởng của công ty mà còn liên quan đến diễn biến của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Do đó, điều cốt yếu đối với nhà đầu tư là phải biết kết hợp các công cụ với nhau nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện và thông suốt toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến khoản đầu tư của mình nhằm đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như giới hạn nội dung, ở đây chỉ xin trình bày những điều căn bản nhất liên quan đến những lý thuyết được áp dụng trong đề tài.
Các phương pháp phân tích
Phân tích cơ bản
Khái niệm phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản thông thường được áp dụng nhiều bởi các nhà đầu tư dài hạn. Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty chúng ta dự định đầu tư thông qua các báo cáo tài chính (bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ) của công ty để xem xét hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó dự báo các chuyển biến giá chứng khoán. Mục tiêu chính của việc phân tích cơ bản là đánh giá giá trị nội tại của doanh nghiệp hay một loại cổ phiếu nhằm đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Quy trình phân tích cơ bản
Buớc 1 - Phân tích nền kinh tế toàn cầu: Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nền kinh tế trong nước nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước nói riêng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Các yếu tố cần phải cân nhắc khi phân tích nền kinh tế toàn cầu là tình hình chính trị, chính sách bảo hộ, chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái,…
Bước 2 - Nền kinh tế quốc nội: Nền kinh tế vĩ mô là môi trường mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nó. Do đó, sức khỏe của nền kinh tế vĩ mô tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi phân tích vĩ mô là quy mô và tốc tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic products - GDP), tỷ lệ lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán của chính phủ, các chính sách tài chính và mức độ lạc quan của người dân,…
Bước 3 - Phân tích ngành: Xem xét quy mô, tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển của ngành; phân tích cung cầu và môi trường cạnh tranh…
Bước 4 - Phân tích doanh nghiệp: Khi phân tích doanh nghiệp cần cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các yếu tố liên quan đến hoạt động hiện tại cũng như triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Các vấn đề chủ yếu cần được làm rõ bao gồm:
Lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp đó đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Sản phẩm chính là gì?
Sản phẩm, thương hiệu và hệ thống phân phối - dịch vụ
Thực tế cho thấy doanh nghiệp có thương hiệu và sản phẩm uy tín trên thị trường, có những đối tác chiến lược, cùng với hệ thống phân phối và dịch vụ tốt thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp thường ở mức cao hơn so với mặt bằng chung.
Vị thế của công ty trong ngành
So sánh mối tương quan của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành về các chỉ tiêu như thị phần, mạng lưới phân phối sản phẩm, quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận, suất sinh lời…. để làm rõ vị thế của công ty.
Vốn và cơ cấu vốn
Xem xét quy mô vốn và cơ cấu vốn (nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm? Cổ đông chiến lược, cổ đông tổ chức, cá nhân nắm bao nhiêu phần trăm? Còn “room” cho nhà đầu tư nước ngoài hay không? Kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới? Các yếu tố này có thể tác động đến chiến lược kinh doanh và giá thị trường của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Ban quản trị công ty (HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát)
Ban giám đốc và HĐQT gồm những ai; năng lực quản trị, tầm nhìn chiến lược và đạo đức nghề nghiệp của họ có vai trò rất lớn đến khả năng tồn tại và phát triển của công ty. Do đó, chúng ta cần xem xét kỹ vấn đề này.
Phân tích tài chính
Phân tích cơ cấu doanh thu và chi phí; làm rõ được nguồn hình thành và tính hợp lý trong cơ cấu của nó; từ đó, có những nhận xét về tính hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và định hướng hoạt động của nó trong tương lai.
Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp: chỉ số thanh toán, chỉ số nợ, chỉ số hiệu quả hoạt động, chỉ số thanh khoản, đặc biệt là phân tích Dupont.
Đồng thời, cần so sánh chúng với các chỉ số của các doanh nghiệp khác cùng ngành và mức bình quân của ngành; để thấy rõ được ưu - nhược điểm của doanh nghiệp.
Phân tích rủi ro:
Phân tích các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích các rủi ro chung của cả nền kinh tế như lạm phát, lãi suất … cũng như các rủi ro về ngành cũng như các rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro giúp cho NĐT lường trước những biến động có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như đến khoản đầu tư vào doanh nghiệp.
Mục đích của phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là nhằm làm rõ những yếu tố nội tại của doanh nghiệp với mục đích cao nhất là giá thị thực sự của doanh nghiệp.
Phân tích cơ bản cung cấp những dự liệu căn bản quá trình định giá để xác định giá trị mua bán cổ phiếu.
Các phương pháp định giá
Định giá theo phương pháp so sánh P/E và P/B
Cơ sở lý thuyết của phương pháp so sánh P/E và P/B
P/E (Price/Earning Per Share)
P/E là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay được dùng để định giá cổ phiếu. Công thức để tính giá cổ phiếu của công ty A:
VA = EPS1 x (P/E)
Trong đó, để xác định P/E ta có thể lựa chọn một trong các cách sau:
Xác định hệ số P/E bình quân của toàn ngành mà công ty đó hoạt động hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ suất lợi nhuận, mức rủi ro, và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá.
P/B (Price/Book Value)
Giá cổ phiếu P = P/B ngành x BV công ty
Giá cổ phiếu là giá cổ phiếu hiện tại
P/B ngành, được tính theo bình quân các doanh nghiệp trong ngành
Ưu và nhược điểm của phương pháp so sánh P/E và P/B
P/E
Ưu điểm
Các giả định ban đầu ít hơn khi dùng phương pháp DCF
P/E dự báo được yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp
Phản ánh được sự đánh giá của các nhà đầu tư trên thị trường đối với cổ phiếu đó.
Nhược điểm
Dữ liệu để tính toán P/E là số liệu sổ sách vì thế nó không chỉ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh mà còn phụ thuộc vào chế độ kế toán được áp dụng.
P/E có thể tăng đột biến theo chu kỳ kinh doanh do đó không thể đánh giá P/E là quá cao hay quá thấp nếu không tính đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của công ty.
P/E của các ngành kinh doanh là không giống nhau do đó không thể so sánh chỉ số P/E của hai công ty trong hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
P/B
Ưu điểm:
Đơn giản, có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp
Dùng để định giá cho ngành ổn định
Khuyết điểm:
Tương tự P/E, ngoài ra chế độ kế toán có thể làm méo mó giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu từ đó khiến giá cổ phiếu không còn chính xác nữa
Định giá theo mô hình chiết khấu dòng cổ tức DDM
Cơ sở lý thuyết mô hình chiết khấu cổ tức
Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi (Mô hình định giá cổ tức của Gordon)
V = (giả định ke > g)
Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không:
Đây là trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi khi
g = 0.
V =
Mặc dù ít có cổ phiếu nào có tốc độ tăng trưởng bằng 0 mãi nhưng với những cổ phiếu nào có cổ tức ổn định và duy trì trong một thời gian dài thì công thức trên có thể áp dụng để tính gần đúng giá cổ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như là loại cổ phiếu có g = 0
Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi (không đều)
V = x
Mô hình này dựa trên giả định trong khoảng thời gian t (5 năm, 7 năm tùy dự báo về biến động tốc độ tăng trưởng cổ tức) cổ tức tăng trưởng với tốc độ khác nhau do đó phải tính được cổ tức của từng năm (từ năm 1 đến năm t). Từ sau năm t, giả định cổ tức sẽ tăng trưởng đều với tốc độ g.
Ưu, nhược điểm của mô hình chiết khấu cổ tức
Ưu điểm:
Ưu điểm chung của phương pháp chiết khấu dòng thu nhập là phản ánh tương đối đầy đủ bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì phương pháp này đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp.
Cách tính khá đơn giản, đưa ra mức giá tương đối hợp lý, rủi ro thấp, có thể áp dụng đối với doanh nghiệp ổn định như ngành điện, nước...
Nhược điểm:
Mô hình này không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và không chi trả cổ tức cho cổ đông.
Không tính đến lợi thế cạnh tranh, giá trị vô hình, tình hình thị trường, và dựa trên giả định nắm giữ dài hạn.
Khó dự đoán một cách chính xác tốc độ tăng trưởng cổ tức vì nó còn phụ thuộc nhiều vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó dùng phương pháp này dễ bị chi phối bởi cảm tính của người phân tích.
Định giá theo mô hình chiết khấu dòng ngân lưu (FCF)
Cơ sở lý thuyết của phương pháp FCF
Dòng ngân lưu cho công ty:
FCF = EBIT x (1-T) + Khấu hao – Capex – ΔNWC
Trong đó:
FCF: dòng ngân lưu
EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Capex: Chi đầu tư tài sản cố định = Nguyên giá tài sản cố định năm sau - nguyên giá tài sản cố định năm trước
ΔNWC = thay đổi vốn lưu động = vốn lưu động
năm sau - vốn lưu động năm trước
Giá trị doanh nghiệp
Trong đó: WACC = WD x RD x(1-T)+ WP x Rp + WE x RE
WD : Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn
RD : Lãi suất vay nợ
T :Thuế suất doanh nghiệp
WP :Tỷ trọng vốn cổ phần ưu đãi trong tổng vốn
Rp : Chi phí vốn cổ phần ưu đãi
WE : Tỷ trọng vốn cổ phần thường trong tổng vốn
RE : Chi phí vốn cổ phần phổ thông (tính theo mô hình CAPM
)
Nợ ròng của công ty:
Nợ ròng = Nợ - Tiền và các tài sản tương đương tiền
Giá trị của vốn chủ sở hữu:
Giá trị vốn chủ sở hữu = V – Nợ ròng
Trong đó:
V : giá trị doanh nghiệp
Giá cổ phiếu :
P = Giá trị vốn chủ sở hữu / Số cổ phiếu đang lưu hành.
Trong đó:
P : giá cổ phiếu
Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu
Ưu điểm
Giúp phân tích so sánh ngân lưu ở những thời điểm khác nhau với mức độ rủi ro khác nhau.
Phương pháp này mang tính thực tiễn cao và thường áp dụng cho các loại hình công ty nhắm vào giá trị, mức độ tăng trưởng của công ty trong tương lai.
Nhược điểm:
Kết quả định giá, khi ứng dụng mô hình vào phân tích những doanh nghiệp phức tạp, có mức độ chính xác thấp hơn do phải dựa vào nhiều giả định và dựa vào tính chủ quan của nhà phân tích.
Phương pháp này không thích hợp với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả vì nếu dựa trên sổ sách kế toán thì giá trị doanh nghiệp thường thấp hơn giá trị tài sản.
Không phù hợp với những công ty trả cổ tức cao, không tăng trưởng.
Cách ước tính giá cổ phiếu:
Sau khi thực hiện xong các bước định giá trên, chúng ta sẽ lấy giá bình quân dựa trên các kết quả tính được ( với tưng tỷ trọng khác nhau).
P = P1*W1 +P2*W2 +P3*W3 +P4*W4
P : Giá kỳ vọng của cổ phiếu .
P1 : Giá tính theo phương pháp P/E
P2 : Giá tính theo phương pháp P/B
P3 : Giá tính theo phương pháp DDM
P4 : Giá tính theo phương pháp FCF
Wn : tỷ trọng của các phương pháp trong bảng tổng hợp
Chương 2:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH RỒNG VIỆT
& PHÂN TÍCH CƠ HỘI DẦU TƯ VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM (CSM)
Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Rồng Việt
Công ty TNHH Rồng Việt là công ty TNHH hai thành viên trờ lên. Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 05/11/2009.
Địa điểm : số 25 đường số 3 Cư Xá Lữ Gia, Quận 11.
Vốn điều lệ : 4 tỷ đồng.
Website : www.phochungkhoan.com.vn.
Ngành nghề kinh doanh
Môi giới chứng khoán.
Dịch vụ giải trí.
Tư vấn chứng khoán.
Kinh doanh chứng khoán.
Các thành viên góp vốn
Nguyễn Quang Khánh
Lưu Chí Hòa
Lê Công Danh
Nguyễn Văn Định
Nguyễn Minh Ngọc.
Cơ cấu tổ chức công ty
Giám đốc : Lưu Chí Hòa.
Phó giám đốc : Lê Công Danh.
Trưởng phòng phân tích : Nguyễn Minh Ngọc.
Trưởng phòng quan hệ khách hàng : Nguyễn Quốc Tú.
Kế toán : Nguyễn Thị Ái Quỳnh.
Giới thiệu phòng phân tích
Phòng phân tích là phòng chịu trách nhiệm trực tiếp các bài phân tích cổ phiếu, các bài nhận định thị trường hằng ngày, cũng như đưa ra những nhận xét đầu tư cho phòng tự doanh. Bên cạnh đó, đưa ra những lời tư vấn đầu tư cho khách hàng.
Hiện nay công việc chính của phòng tư vấn công ty TNHH Rồng Việt cũng như công việc em đang thực tập tại đây là:
Hỗ trợ nhà đầu tư phân tích diễn biến thị trường, phân tích nhân tố có ảnh hưởng tới biến động của thị trường, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty niêm yết nhằm giúp nhà đầu tư hình thành chiến lược đầu tư phù hợp, xác định và thực hiện tốt các mục tiêu đầu tư.Giúp nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư hiệu quả.
Tư vấn kiến thức tổng hợp về kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thong tin pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tư vấn cập nhật thông tin về diễn biến của thị trường chứng khoán như giá cả, khối lương giao dịch của các loại chứng khoán, diễn biến thị trường và những thông tin ảnh hưởng tới biến động thị trường.
Tư vấn thông tin về các tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán nhằm giúp nhà đầu tư đánh giá lựa chọn ra quyết định đầu tư vào loại chứng khoán phù hợp với mục tiêu, sở thích và phong cách đầu tư.
Tư vấn cho nhà đầu tư về các yếu tố rủi ro liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, các phương pháp phòng ngừa rủi ro giúp nhà đầu tư nhìn nhận các cơ hội đầu tư và xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro.
Giới thiệu về đối tượng đầu tư, mục đích và phương pháp phân tích.
Công ty mà phòng đầu tư của Rồng Việt muốn đầu tư là công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam. Đây là một công ty hoạt động trong lãnh vực sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng, nguyên vật liệu hóa chất (trừ hóa chất có tính chất độc hại mạnh), thiết bị ngành công nghiệp cao su, đang được giao dịch trên sàn niêm yết HOSE. Đây là một khoản đầu tư mới của Phòng đầu tư và yêu cầu đặt ra ra phải đánh giá được mọi yếu tố tiềm năng của công ty cũng như phải nắm bắt được diễn biến của thị trường chứng khoán vào thời điểm hiện tại để có quyết định đầu tư phù hợp. Thông thường khi phân tích một công ty, Phòng đầu tư lựa chọn quy trình phân tích như sau:
Hình 9: Quy trình phân tích đầu tư của Phòng đầu tư
Phân tích nền kinh tế vĩ mô
Phân tích ngành
Quyết định đầu tư
Định giá công ty
Phân tích công ty
Phân tích cơ bản
Mục tiêu và các bước thực hiện.
Trên thực tế, đối với bất kỳ khoản đầu tư dài hạn nào thì bước quan trọng nhất trong việc phân tích công ty chính là phân tích cơ bản, tức là làm rõ các yếu tố tiềm năng của công ty trong bối cảnh tình hình chung của cả nền kinh tế cũng như cũng như của ngành kinh tế mà công ty đó đang hoạt động.
Chính vì vậy, việc áp dụng phân tích cơ bản trong đề tài của là một bước hết sức cần thiết và hợp lý. Các yếu tố cần phân tích trong phần này bao gồm: 1.Phân tích tình hình kinh tế thế giới (các vấn đề nổi cộm), 2.phân tích kinh tế Việt Nam và Ngành (GDP, lạm phát, lãi suất, cung cầu ngành…), 3.phân tích công ty (Ban quản trị, đối tác chiến lược, doanh thu, chi phí, các chỉ số tài chính..)
Phân tích tình hình thế giới.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, kiều hối và vay nợ quốc tế. Tất cả các yếu tố này đều suy giảm trong năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hệ quả là tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5.32% so với mức 6.23% và 8.5% qua các năm 2008 và 2007. Năm 2010 hứa hẹn nhiều chuyển biến tích cực hơn khi các nền kinh tế lớn –các đối tác chính , thương mại chính của Việt Nam dần thoát khỏi đáy suy thoái.Các nước phát triển đã bắt đầu tăng trưởng và điều này sẽ là động lực mạnh để hỗ trợ xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng mạnh hơn năm 2009.
Phân tích nền kinh tế Việt Nam:
Tình hình vĩ mô:
Bước những bước đầu tiên trên con đường hồi phục sau những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 là năm có những thăng trầm trên bình diện vĩ mô và doanh nghiệp kinh tế Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Sau một năm thực hiện, hiệu quả của các gói kich cầu là khá rõ rệt trên nhiều phương diện kinh tế xã hội. Với sự quyết liệt trong việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn giảm thuế , khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, từ mức GDP 3.1% (quý 1), tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2009, GDP đã tăn lên 4.5% trong quý 2, 5.76% trong quý 3, 6.8% trong quý 4. GDP năm 2009 ước đạt 5.32% so với 2008, đây là một kết quả đáng kích lệ trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, vượt xa mọi dự báo từ đầu năm. Mức tăng trưởng tín dụng 37.73% vào cuối năm 2009 trong khuôn khổ chính sách tiền tệ nới lỏng đã góp phần khích lệ sự tăng trưởng GDP và kích thích doanh nghiệp rõ rệt. Đây được coi là động lức chính cho sự tăng trưởng vượt trội thị trường chứng khoán Việt Nam đặc biệt là giai đoạn quý 3 và đạt được sự khởi đầu khá thành công cho năm 2010.Quý 1.2010, nước ta cũng đã đạt được mức tăng 5.83% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số CPI
Bên cạnh đó, lạm phát cũng được kiềm chế tốt. Nhìn vào bảng 4(phụ lục) ta có thể thấy được là tốc độ CPI tháng 2 vẫn được coi là chấp nhận được khi mà các năm trước đó (2005-2008) đều có tốc độ CPI khá cao, còn tốc độ CPI của tháng 1 do ảnh hưởng lớn từ tốc độ tăng giá của tháng 12, tốc độ của CPI tháng 3 là 0.75% khá cao so với các năm trước nhưng nếu trừ đi lạm phát do tăng giá điện, nước, giá xăng dầu thì lạm phát vẫn đang ở mức cho phép. Vì thế quý 1 tăng trưởng 5.83% mà vẫn giữ được CPI ổn định, và đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Nhưng nếu xem xét ở góc độ tăng trưởng tín dụng thì CPI lại cho chúng ta một cái nhìn hơi đáng lo, hiện tại tốc độ tăng trưởng tín dụng của quý 1 chỉ là 3.34% khá thấp. Trong khi đó mục tiêu năm nay dư nợ tín dụng sẽ là 25% vì thế những tháng tiếp theo sẽ là những tháng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, và điều này sẽ góp phần tăng CPI (CPI tăng cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng).
Lãi suất
Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 1 khá thấp là mức lãi suất hiện tại vẫn chưa được những người gửi tiền chấp nhận (10.5%), trong khi đó các doanh nghiệp lại không chịu được mức lãi suất vay qua cao (17-18%). Không chỉ thế, trái phiếu chính phủ đã ở mức lãi suất 12% mà trần lãi suất hiện tại vẫn chỉ là 10.5%, đây là sự trái ngược về chính sách giữa NHNN và chính phủ. Hiện tại nước ta vẫn chưa giải quyết được vẫn đề lãi suất. Hiện tại lãi suất đang ở mức cao khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc vay vốn, và điều này khiến kinh tế trì trệ khó phát triển nhanh được. Tại phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét để tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Cơ quan này cũng vừa ban hành chỉ thị tới các ngân hàng thương mại, trong đó một nội dung chính đề cập đến yêu cầu thực hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ. Và đề thực hiện điều này, Ngân hàng Nhà Nước cũng đã có những động thái nới lỏng tiền tệ, “bơm” tiền qua thị trường mở. Điều này có thể chưa thể kéo lãi suất xuống ngay lập tức nhưng lãi suất cũng sẽ dần ổn định hơn, và hơn nữa đây còn tác động tốt đến yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư ( lãi suất có xu hướng giảm thì dòng tiền sẽ chảy vào những thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao).
Phân tích ngành
Ngành xăm lớp có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã thu được lợi nhuận cao đột biến nhờ sự giảm giá của nguyên liệu đầu vào và đẩy mạnh mở rộng thị phần. Hơn thế, việc chính phủ Mỹ áp thuế bán phá giá 35% đối với lớp xe sản xuất từ Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội cho sản xuất lớp xe của Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đang hồi phục, thị trường oto đang có những dấu hiệu tốt. Nhu cầu đi lại trở thành nhu cầu tất yếu trong mọi nền kinh tế. Hiện nay phương tiện được sử dụng chính trong sản xuất kinh doanh, đi lại là ôtô, do đó nhu cầu săm lốp để thay thế và lắp mới là rất lớn. Nhu cầu đó ngày càng lớn lên với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành công nghiệp ôtô nói riêng. Thực tế trên thế giới nhu cầu lốp xe khoảng 1,3 tỷ chiếc lốp/năm, tăng bình quân 2%/năm trong đó nhu cầu lắp ráp mới theo xe chỉ khoảng 25-30%. Hiện có 2 loại lốp chính là lốp mành chéo (Bias) và lốp mành hướng tâm(Radial) trong đó lốp radial được sử dụng 92% đối với xe khách và xe tải nhẹ và 53% đối với xe tải nặng. Mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 1,2 triệu lốp Radial trong đó trong nước sản xuất chỉ có 50.000 chiếc và tiêu thụ 2,1 triệu lốp Bias trong đó trong nước chỉ sản xuất 1,7 triệu lốp. Là nước khai thác cao su thiên nhiên đứng thứ 5 thế giới do đó ngành sản xuất săm lốp tại Việt Nam có những lợi thế riêng về nguyên liệu đầu vào bởi cao su thiên nhiên chiếm 58% trong cơ cấu nguyên liệu. CSM sẽ tiếp cận được với nguồn cao su ổn định, đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý. Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trên sàn là các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lớn nhất trong ngành. Thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng mở rộng đặc biệt với loại lốp Radial. Tuy nhiên nguyên liệu cao su gần đây đã phục hồi mạnh mẽ cùng xu hướng tỷ giá gia tăng do đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào của các công ty sản xuất săm lốp sẽ tăng lên. Do đó lợi nhuận lợi nhuận sẽ không cao đột biến như năm nay, để có thể duy trì mức lợi nhuận như năm nay các doanh nghiệp cần phải có chiến lược mở rộng thị phần, đẩy nhanh đưa sản phẩm mới vào thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất năm 2010 sẽ không hấp dẫn như năm 2009, khi mà gói kích cầu chính phủ đã kết thúc.
Phân tích công ty
Giới thiệu chung về công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM
Tên tiếng anh : THE SOUTHERN RUBBER INDUSTRY JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : CASUMINA
Trụ sở chính : 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Email : casumina@casumina.com.vn
Website : www.casumina.com.vn. - www.casumina.vn
Vốn điều lệ : 250.000.000.000
Ngành nghề sản xuất kinh doanh : Sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng. Mua bán nguyên vật liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính chất độc hại mạnh), thiệt bị ngành công nghiệp cao su. Kinh doanh bất động sản.
Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hạch toán độc lập, được quyền sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật để giao dịch với các đơn vị trong và ngoài nước.
Các sản phẩm- dịch vụ và phương thức hoạt động.
Sản phẩm chủ lực của công ty là các loại xăm lốp xe và các sản phẩm hỗ trợ, cụ thể :
Săm lốp xe gắn máy : gần 200 sản phẩm khác nhau về quy cách, kích thước, độ bơm hơi tối đa, tốc độ, mức vận chuyển.
Săm lốp xe đạp : trên 80 loại.
Săm lốp xe công nghiệp : trên 90 loại.
Săm lốp xe oto (xe du lịch và oto tải) : trên 120 loại.
Săm lốp xe nông nghiệp : trên 10 loại sản phẩm.
Các sản phẩm khác : Ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phụ trợ như: ống cao su kỹ thuật( dùng để truyền dẫn nước, xăng, dầu, khí trong oto), găng tay,…
Ban quản trị
Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của công ty (tính đến ngày 20/07/2009)
Bảng 5 (phụ lục)
Cơ cấu cổ đông công ty tại thời điểm 20/07/2009
Bảng 6 (phụ lục)
Danh sách nắm giứ cổ phiếu nội bộ
Bảng 7 (phụ lục)
Vị thế của công ty trong ngành
Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành sản xuất săm lốp với nhà máy Casumina Bình Dương diện tích hơn 200 nghìn m2 từ năm 2001, công nghệ sản xuất hiện đại được đầu tư mới đồng bộ các sản phẩm tiêu chuẩn khắt khe của Nhật, Đức, công ty có kênh phân phối sản phẩm rộng trên 200 đại lý cấp 1.
Hiện tại, thị trường săm lốp trong nước đang được chi phối mạnh bởi 3 thành viên của Tổng công ty hóa chất Việt Nam là CSM, cao su Đà Nẵng (DRC) và cao su sao vàng (SRC). Mỗi công ty chuyên về một số sản phẩm và tập trung vào các phân khúc riêng. CSM chuyên về lốp xe máy và xe tải nhẹ, DRC chủ yếu sản xuất lốp công nghiệp và xe tải nặng, SRC tập trung vào phân khúc xe đạp. Tuy nhiên, CSM chiếm tổng thị phần lớn nhất với : oto và xe tải (32%), xe máy (47%), xe đạp (42%).
Phân tích doanh thu và chi phí
Doanh thu
Quy mô doanh thu tăng khá tốt, tốc độ tăng doanh thu vẫn ở mức khá tốt (16%) mặc dù tài sản năm 2009 hầu như là không thay đổi (đặc biệt tài sản cố định còn giảm). Vì:
Nam 2009, công ty CSM đẩy mạnh việc duy trì và mở rộng hệ thống thị phần ( tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh).
Nền kinh tế cũng đã có những dấu hiệu phục hồi.
Cơ cấu doanh thu : Nhìn vào bảng ta có thể thấy, doanh thu từ lốp oto, săm xe máy, lốp xe máy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của CSM
Bảng 8,9 (phụ lục)
Tỷ lệ này hầu nhu không thay đổi so với các năm trước, điều này chứng tỏ thị phần của công ty hiện tại vẫn không thay đổi và đang ngày càng mở rộng ( tăng trưởng đều cùng với doanh thu).
Chi phí
Cơ cấu chi phí Bảng 10 (phụ lục)
Năm 2009, cơ cấu chi phí / doanh thu thay đổi mạnh so với năm 2008, giá vốn hàng bán giảm mạnh ( xuống còn 74.73%), bên cạnh đó các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh. Tại sao năm 2009 lại có sự thay đổi như vậy, vì:
Giá đầu vào giảm mạnh. Giá cao su bình quân từ tháng 7 cuối năm 2009 tăng 17.2% so với giá bình quân 6 tháng đầu năm. Giá hiện tại đã tăng 125% so với thời điểm thấp nhất, nhưng vẫn giảm 38.8% so với thời điểm cao nhất. Vải mảnh giảm ,than đen tại thời điểm ngày 31/07/09 giảm 8% so với đầu năm và giảm so với 45% so với đỉnh điểm,…Cũng vì lý do này mà giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng ít nhất trong các năm gần đây.
Năm 2009, mặc dù CSM không đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại đầu tư khá nhiều cho việc mở rộng thị phần , đây là lý do mà doanh thu năm nay tăng mạnh hơn năm ngoái khá nhiều. Cũng vì vậy mà chi phí bán hàng và quản lý năm nay lại tăng mạnh.
Năm nay các khoản vay của CSM giảm nên năm nay chi phí tài chính cũng giảm.
Nhận xét : năm 2009, CSM đã có những bước khởi sắc vượt bậc cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Nhờ tình hình vĩ mô thế giới giá cao su, giá dầu giảm khiến giá vốn hàng bán giảm mạnh nhưng nếu như thế thì cũng chưa làm lợi nhuận và doanh thu tăng đột biến được. Chính sự mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu chi phí ( đẩy mạnh tỷ trọng định phí) công ty đã sử dụng thành công đòn bẩy hoạt động. Năm 2010, ước tính doanh thu của CSM lại tiếp tục tăng trưởng mạnh (nhờ tình hình vĩ mô đang tiến triển tốt, và sự chuẩn bị của năm 2009 để tăng thị phần) bên cạnh đó, theo kế hoạch năm 2010 định mở rộng và tái sản xuất các nhà máy sản xuất xăm lốp. Tuy nhiên, năm 2010 chi phí sẽ không thuận lợi như năm 2009, chi phí tài chính sẽ tăng cao, chi phí giá vốn hàng bán tăng ( mặc dù có CSM có lượng dự trữ hàng tồn kho khá lớn nhưng yếu tố về giá vẫn ảnh hưởng khá nhiều đên chi phí giá vốn), vì thế có lẽ lợi nhuận năm 2010 sẽ không có tỷ trọng cao như năm 2009 nhưng vẫn hứa hẹn sự đột phá.
Phân tích chỉ số tài chính
Chỉ số thanh toán
Bảng 11 (phụ lục)
Các chỉ số thanh toán tăng đều theo từng năm và có sự ổn định tốt. Đặc biệt là năm 2009, tỷ số thanh toán tăng không phải do tài sản ngắn hạn tăng (tỷ trọng tái ngắn hạn/tài sản thấp hơn mức trung bình các năm trước) nguyên nhân ở đây là do sự sụt giảm mạnh của nợ ngắn hạn (tỷ trọng nợ ngắn hạn chỉ là 51.9% so với mức trung bình 74.74%) và tỷ trọng hàng tồn kho cũng không có biến động mạnh (42.2%).Năm 2008,là một năm khó khăn đối với ngành cao su khi mà giá cao su giảm mạnh cùng với thị trường xăm,lốp xe giảm mạnh về lượng cầu, vì vậy năm 2009 ban quản trị đã cẩn thận hơn, hơn nữa việc thị trường tiêu thụ xăm,lốp xe chưa hồi phục mạnh thì CSM không mạnh tay vay tiền.Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một chính sách đúng khi mà năm 2009 chi phí vay khá rẻ (chính sách kích cầu của chính phủ), công ty hoàn toàn có thể tận dụng để mở rộng quy mô hoạt động là tiền để cho những năm sau khủng hoàng.
Tuy nhiên, nếu so sánh với hai công ty trong ngành là DRC (cao su Đà Nẵng), SRC (cao su Mai Vàng) và trung bình ngành thì CSM vẫn còn thấp hơn. Nhưng thấp không nhiều so với trung bình ngành và nếu xét chi tiết thì CSM chỉ sau DRC, và các chỉ số này cũng đã ở mức an toàn.
Chỉ số hoạt động
Bảng 12 (phụ lục )
Xét ở các chỉ số hoạt động ,nhìn vào những dữ liệu lịch sử công ty đã có những sự thay đổi và tăng trưởng theo từng năm.
Trước tiên, chúng ta nhìn vào chỉ số DSO ( số ngày phải thu) tăng mạnh vào năm 2009 (nguyên nhân là tốc độ tăng doanh thu của năm 2009 tuy đã khá cao 16.9% nhưng tốc độ tăng của của các khoản phải thu tới 71.83%)đây là sự thay đổi chính sách bán hàng của ban quản trị (sau khi giảm mạnh chỉ số DSO năm 2008 thì doanh thu và lợi nhuận là rất thấp so với các năm trước) , tuy nhiên so sánh với số ngày trả tiền bình quân thì độ chênh lệch là âm (khá lớn gần 10,cả 3 năm trước chênh lệch đểu dương ).Nhìn vào những số liệu cùng với tỷ trọng của các khoản phải thu (cao nhất trong 4 năm) ,chứng tỏ năm 2009 nhằm đảm bảo tăng trưởng công ty đã đẩy mạnh hình thức bán trả chậm (lần đầu tiên trong 4 năm công ty lại bị thâm dụng vốn nhiều như vậy) . Trong khi đó, so sánh với các công ty trong ngành thì CSM có sự chênh lệch khá lớn. Như vậy, ta có thể thấy năm 2009 công ty đã có sự thay đổi khá nhiều về cơ cấu tài sản cũng như chính sách bán hàng của mình, ở đây không phải DSO cao là xấu (công ty tích cực mở rộng thị phần, doanh thu đã có sự thay đổi tốt) nhưng việc bị thâm dụng vốn trong năm 2009 là một “điểm tối” trên bản báo cáo của CSM.
Đó là chính sách bán hàng của CSM trong năm 2009,còn khả năng sử dụng tài sản của CSM, nhìn vào 2 chỉ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản, ta thấy có một sự khác lạ. Vòng quay hàng tồn kho giảm nhưng vòng quay tài sản lại tăng mạnh và ngang bằng với các công ty trong ngành. Nguyên nhân do:
Công ty đã áp dụng đòn bẩy hoạt động (giảm biến phí và tăng định phí) để nâng cao lợi nhuận sau thuế, ngoài ra tỷ trọng của hàng tồn kho tăng mạnh,
Trong khi đó giá trị tài sản hầu như không thay đổi,nhưng doanh thu lại tăng trưởng khá tốt. Chứng tỏ sự thay đổi cơ cấu tài sản đã mang lại lợi nhuận cao hơn.
Vì thế, nếu xem xét kỹ thì ban giám đốc công ty đã có những biện pháp quản lý tài sản tốt (không cần mở rộng vốn mà vẫn có được suất sinh lời cao hơn). Nói tóm lại, năm 2009, CSM đã hoạt động khá thành công (không chấp nhận mạo hiểm khi công ty không có mở rộng sản xuất năm 2009,tỷ trọng tài sản cố định không đổi,tài sản không đổi). Tuy nhiên trong năm 2010, công ty cần phải có những chính sách đầu tư mạnh về tài sản (năm 2010 sẽ là năm nền kinh tế phục hồi và thị trường xăm,lớp xe sẽ tăng mạnh về cầu), không cần phải giảm mạnh DSO nhưng cần phải giảm sự thâm dụng vốn.
Chỉ số đòn bẩy tài chính
Bảng 13 (phụ lục)
Năm 2009, thị trường oto khó khăn, nhu cầu của người dân giảm mạnh (tuy nhiên nhờ giá đầu vào giảm mạnh nên các doanh nghiệp trong ngành vẫn đạt được mức lợi nhuận cao), chỉ vào cuối năm thị trường có chút khởi sắc. Vì thế, mặc dù năm 2009 có chính sách kích cầu và cho vay vốn với chi phí thấp nhưng các công ty trong ngành cao su hầu như không đẩy mạnh đòn bẩy tài chính mà còn hạ thấp, đây là một nước đi an toàn trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Nhìn vào các chỉ số nợ trong 3 năm 2006,2007,2008 thì ta sẽ thấy CSM đều sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính, đặc biệt là năm 2008, bất chấp thị trường khó khăn do khủng hoảng (vì thế mặc dù doanh thu năm 2008 có tăng nhưng với chi phí tài chính tăng mạnh khiến lợi nhuận giảm mạnh,thấp nhất trong 4 năm). Học được bài học năm 2008, năm 2009 công ty đã không sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính mà hạ về mức an toàn. Đặc biệt tỷ trọng vay nợ ngắn hạn/vay nợ dài hạn lại giảm, điều này cùng với tổng tài sản không thay đổi nhiều,ta có thể thấy CSM đã sử dụng chính sách cơ cấu và sử dụng vốn một cách thận trọng (không tăng trưởng quy mô vẫn đạt được mức tăng trưởng yêu cầu). So sánh với các công ty trong ngành thì cũng không có sự chênh lệch lớn (chỉ có DRC là hạ mạnh tỷ suất nợ). Tuy không đẩy mạnh sử dụng nợ nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu khá tốt (16% so với 10% của năm 2008).
Chỉ số lợi nhuận
Bảng 14 (phụ lục)
Năm 2009 là một năm mà tỷ suất lợi nhuận của CSM tăng trưởng vượt bậc, với những chính sách khác so với các năm trước: giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tăng chỉ số DSO mạnh đến lần đầu tiên bị thâm dụng vốn (kể từ năm 2006),không mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư và chính những chính sách đó công ty đã có những kết quả rất tốt. Nếu nhìn nhận xa hơn thì do CSM chi mạnh cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,(tỷ trọng chi phí bán hàng tăng từ 4.2% lên tới 7.32%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 1.43% đến 3.92%) điều này cũng đồng nghĩa với việc năm 2009 cơ cấu doanh thu của công ty CSM đã thay đổi mạnh (biến phí giảm từ 88.4% xuống 7472%,định phí tăng từ 5.64% lên tới 11.24%),năm 2009 công ty đã sử dụng tốt đòn bẫy hoạt động khá tốt khi mà doanh thu chỉ tăng 101% nhưng lợi nhuận thì lại tăng mạnh gấp 6.5 lần so với năm 2006 (gấp 32 lần so với năm 2008).Và điều này cũng cùng nhịp với chỉ số DSO, năm 2009, mặc dù công ty không mở rộng sản xuất nhưng lại chú ý đến khía cạnh thị phần.
Nhìn vào các tỷ số lợi nhuận ở bảng 14, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt rõ nét so với các năm còn lại. Trước tiên chúng ta xét 3 tỷ số :
Lợi nhuận gộp/doanh thu.
EBIT/doanh thu.
NI/Sales
Cả 3 chỉ số đều có sự biến chuyển mạnh trong năm 2009, 3 chỉ số này thể hiện cách sử dụng chi phí để đem lại lợi nhuận. Nhìn vào đây ta có thể khẳng định là lợi nhuận tăng mạnh là do phương pháp cắt giảm chi phí rất tốt trong năm 2009, sử dụng đòn bẩy hoạt động và giảm mạnh chi phí tài chính. Trước tiên, lợi nhuận gộp/doanh thu tăng mạnh chứng tỏ chi phí giá vốn hàng bán là khá thấp, trong khi đó EBIT/doanh thu lại thua tỷ suất trên gần 10% (so với các năm trước chỉ là 5%) đẩy mạnh sử dụng định phí. Tiếp đó, xét đến tỷ suất NI/Doanh thu thì năm 2009 cũng thể hiện sự vượt trội so vơi năm 2006,2007 (bỏ qua năm 2008 quá kém) mặc dù năm 2009 CSM đã bắt đầu chịu thuế. So sánh với các công ty trong ngành thì CSM vẫn xấp xỉ so với trung bình, tuy nhiên nếu nhìn chi tiết thì CSM chỉ thua DRC (cao su Đà Nẵng) còn các công ty còn lại thì đều vượt trội (thị trường cao su tiêu dùng 80% do CSM,DRC,SRC phân phối và sản xuất còn lại 20% là của thị trường nhập khẩu). Lý dó tỷ suất lợi nhuận của các công ty ngành xăm lốp đều đạt tỷ suất cao trong năm 2009 là giá nguyên vật liêu đầu vào giảm mạnh (giá cao su giảm mạnh, giá dầu mỏ cũng không ở mức cao), cùng với chính sách kích cầu của chính phủ.
Phân tích dupont
Bảng 15 (phụ lục)
Ta thấy so với các năm trước năm 2009 trội hơn tất cả từ tỷ suất lợi nhuận, khả năng hoạt động, còn đòn cân nợ thì giảm mạnh. Năm 2008, công ty mặc dù sử dụng nợ mạnh và sử dụng tài sản của CSM tốt nhưng gánh nặng về chi phí đã khiến cho CSM đã có một năm không thành công. Năm 2009, một sự thay đổi mạnh về chỉ số lợi nhuận/ doanh thu (tăng gấp 28 lần so với năm 2008 và đột biến so với các năm còn lại), chứng tỏ năm 2009 quản lý chi phí tốt và cùng với đó là khả năng sử dụng tài sản cũng đã có sư tăng trưởng tốt, thêm vào đó đòn cân nợ của CSM cũng khá an toàn. Tuy nhiên nếu so sánh với các công ty trong ngành thì CSM cũng chưa có sự nổi bậ trong ngành, mặc dù CSM là công ty chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường. Năm 2009, nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành đều hạ tỷ số tài sản/ vốn chủ sở hữu để có được sự an toàn khi thị trường chưa có được chuyển biến nhất định ( mặc dù chi phí vay năm 2009 “rẻ”).
Năm 2010, công ty muốn tăng ROE thì cần phải tăng đòn cân nợ lên , và điều này cũng sẽ tăng khả năng sử dụng vốn (tăng vòng quay tài sản) nếu ban quản lý công ty hoạt động tốt cùng với sự phục hồi của thị trường xăm lốp (đây cũng là điểm mạnh của công ty trong ngành sản xuất doanh thu thường tăng mạnh hơn tốc độ tăng của vốn).
Phân tích rủi ro
Hiện tỷ trọng xuất khẩu cao su của CSM là 20% doanh thu nhưng cũng đồng thời CSM cũng phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, chi phí chiếm khoảng 40% giá thành theo tính toán thì khi tỷ giá tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của CSM.
Nguyên liệu chủ yếu của sản xuất xăm lốp là cao su chiếm 58%. Do đó biến động giá nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến giá vốn bán hàng và lợi nhuận. Giá cao su hiện nay đang trong giai đoạn phục hồi và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới, giá dầu tăng trở lại sẽ tác động đến giá của vải mảnh, thép tanh, than đen và các hóa chất khác. Do đó lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất xăm lốp nói chung và của CSM nói riêng sẽ giảm xuống.
Định giá doanh nghiệp
Mục tiêu định giá và các bước thực hiện
Sau khi phân tích các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, kết quả cho thấy đây là một công ty tốt và là một món đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, bước cuối cùng trong việc phân tích đầu tư là định giá cổ phiếu của công ty nhằm đưa ra mức giá phù hợp để đầu tư.
Theo đánh giá của các tổ chức cũng như những nhà phân tích chuyên nghiệp, hiện nay có rất nhiều phương pháp định giá được sử dụng trong đó phương pháp FCF những phương pháp phổ biến nhất. Ưu điểm của nó là xác định giá trị cổ phiếu dựa vào phân tích các dòng tiền và kết quả hoạt động thể hiện một bức tranh khá đầy đủ về hoạt động kinh doanh công ty, yếu tố tăng trưởng cũng như cơ cấu vốn và tài sản trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là dựa vào quá nhiều giả định cho nên khi chính sách công ty thay đổi phương pháp này không còn tỏ ra chính xác nữa. Tuy nhiên, với tình hình công ty hiện tại và những phương tiện định giá hiện có, chúng ta nên lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp để định giá cổ phiếu của công ty .
Các bước thực hiện: Định giá theo P/E và P/B→Định giá theo DDM→Định giá theo FCF→Nhận xét.
Định giá theo P/E và P/B
Cơ sở định giá
Do vấn đề hạn chế số liệu tại thị trường Việt Nam, không có số liệu về P/E của ngành nên dựa vào số liệu của các công ty nguyên vật liệu nhựa, cao su, cao su tiêu dùng, plastoc đang niêm yết trên thị trường để tính P/E ngành.
PCSM = P/Ebình quân ngành x EPSCSM (năm 2009)
Định giá theo P/E và P/B
Phương pháp tính P/E được áp dụng như sau:
Theo phương pháp P/E
EPS 2009
11623
PE trung bình ngành
6.9
Giá cổ phiếu BCCI
= 11623*6.9 =
80205.26
Theo phương pháp P/B
BV 2009
223390.8
PB trung bình ngành
1.51
Giá cổ phiếu BCCI
= 223390.8*1.51
33818.92
Bước 1: Tính toán EPS dự kiến của các công ty trong ngành sản suất nhựa, cao su, plastic và thu thập mức giá hiện tại của các cổ phiếu trên sau đó tính P/E của mỗi cổ phiếu và P/E trung bình ngành
Bước 2: Tính EPS dự kiến của cổ phiếu CSM sau đó nhân với P/E trung bình ngành để xác định mức giá (2008) của cổ phiếu CSM.
Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là mức giá hiện tại phản ánh mức kỳ vọng của nhà đầu tư với phần thu nhập nhận được tương lai (giả định nắm giữ 1 năm).
Phương pháp tính P/B
Tính BV hiện tại của các công ty trong ngành sau đó tính P/B trung bình ngành và nhân với BV hiện tại của CSM để ra mức giá hiện tại.
EPS
P/E
Vốn chủ sở hữu
BV
P/B
DRC
25368.09
3.86
552,809,000,000.00
35,943.3680
2.73
BMP
7203.4
14.99
677,976,000,000.00
39,857.4956
2.71
NTP
14339.58
6.78
549,205,000,000.00
25,344.0240
3.84
TTP
5601.54
7.68
456,113,000,000.00
30,407.5333
1.41
CSM
11,623
6.32
559,769,895,977.00
22,390.7958
3.28
SRC
9503.15
5.95
241,270,000,000.00
22,339.8148
2.53
DNP
2967.17
6.23
73,415,000,000.00
21,980.5389
0.84
BPC
3824.5
5.10
80,061,000,000.00
21,068.6842
0.93
BBS
4517.11
5.18
52,117,000,000.00
17,372.3333
1.35
DPC
3231.86
5.35
37,081,000,000.00
16,554.0179
1.05
SPP
1683.34
18.12
139,671,000,000.00
39,906.0000
0.76
HBD
2390.81
5.35
20,385,000,000.00
13,237.0130
0.97
TPP
1766.92
7.58
33,411,000,000.00
16,705.5000
0.80
RDP
1554.65
11.00
169,409,000,000.00
14,731.2174
1.16
BXH
3135.92
4.34
39,320,000,000.00
13,106.6667
1.04
VPK
550.67
15.44
89,636,000,000.00
11,794.2105
0.72
VKP
-1071.7
(8.77)
145,007,000,000.00
18,125.8750
0.52
TPC
3208.5
3.71
327,124,000,000.00
21,269.4408
0.56
Trung bình
5,633.24
6.90
1.51
Định giá theo mô hình DDM:
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Cổ tức (D)
2849
3147.83
3720.95
4119.36
4520.41
486.835
Tăng trưởng cổ tức (g)
10%
18%
11%
10%
10%
Tỷ suất chiết khấu Re
12.2%
Giá trị tương lai (FV)
93083.44
Dòng tiền
2849
3147.83
3720.95
4119.36
4250.41
97920.27
Giá trị hiện tại (PV)
65174.64
Cổ tức được tính dựa theo bảng dự phóng doanh thu. Giải thích bảng dự phóng (bảng 16 phụ lục):
Năm 2010, CSM có dự án mở rộng và sữa chữa các nhà máy sản xuất với vốn đầu tư là 50 tỷ. Vì thế, thị trường hồi phục cùng với sự mở rộng của CSM hứa hẹn doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh nên cho g = 18%. Và năm 2012, dự án sản xuất lốp radian đi vào hoạt động chiếm lĩnh thị trường mới nên doanh thu cũng có khả năng biến động mạnh g= 15%. Còn năm 2011,2013,2014 CSM sẽ tăng trưởng ở mức 10% ( đây là mức phát triển lúc trước khủng hoàng).
Vì các năm trước công ty không chia cổ tức bằng tiền mà hoàn toàn bằng cổ phiếu (tương đương với 30% so với lợi nhuận sau thuế) nên xét về tương lai CSM trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30%.
Re được tính theo công thức CAPM với beta thị trường chứng khoán Việt Nam ,Rf= 12%, Rpm= 3%.
Bảng tính Re bảng 17(phụ lục).
Sau năm 2014, cổ tức sẽ tăng trưởng đều 10%, đây là tốc độ trung bình của cổ tức CSM (2006,2007,2008,2009 ước tính từ cổ phiếu).
Định giá theo phương pháp FCF
Cơ sở định giá
Các giả định về doanh thu:
Trong 3 năm từ 2011,2013,2014, tốc độ tăng trưởng không đổi là 10%, đây là tốc độ tăng trưởng trung bình của CSM trong giai đoạn trước khủng hoảng, và xem xét ở góc độ trung hạn (5 năm ) với yếu tố kinh tế sau khủng hoảng thì mức 10% khá chính xác.
Năm 2010, công ty có dự án mở rộng và tái sản xuất các nhà máy sản xuất xăm lốp với tổng vốn đầu tư là 50 tỷ đồng, hợp tác với công ty Phillips Carbon Black- Ấn Độ đầu tư vào nhà máy than đá với tổng vốn đầu tư là 16 triệu USD. Vì thế năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh hơn so với năm trước,giả định g =18%.
Năm 2012, công ty có dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp radian, mở ra thị trường mới, ước tính doanh thu sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn, g=15%.
Các giả định chi phí:
Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng đều theo doanh thu.
Tỷ lệ chi phí / doanh thu được ước tính theo bảng kết quả kinh doanh năm 2009.
Giữ nguyên cơ cấu chi phí hiện tại, thuế = 25% .
Tốc độ tăng trưởng dài hạn:
Tốc độ tăng trưởng dài hạn của công ty được tính dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ tăng trưởng GPD dài hạn.
Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á , GDP Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ 7-8%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Trong thời hạn dài hơn, tốc độ tăng trưởng GDP có thể thấp hơn con số trên. Nhưng, với những tiềm năng rất lớn của nền kinh tế, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các nước khác. Kinh tế Việt Nam được so sánh với giai đoạn đầu của nền kinh tế Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến trước cuộc khủng hoảng những năm 1970, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trung bình hơn 6%/năm. Do đó, có thể dự báo rằng GDP Việt Nam cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự trong 30 năm tới, tức là khoảng 6%/năm.
Mặt khác, ngành cao su tiêu dùng là ngành có sự tăng trưởng cùng chiều với ngành kinh tế (kinh tế phát triển thì cầu tiêu dùng mới tăng trưởng). do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các công ty trong ngành cũng tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với CSM, một công ty có quy mô tài sản tương đối lớn cùng với tốc độ tăng trưởng trung bình so với toàn ngành, dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu dài hạn (không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh) vào khoảng 6%/năm.
Tính tỷ suất chiết khấu (WACC)
Tính toán WACC là một trong những phần quan trọng nhất trong việc định giá vì chỉ một thay đổi nhỏ trong WACC sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá trị doanh nghiệp, cho nên việc tính toán WACC đòi hỏi sự cẩn trọng và kinh nghiệm của nhà phân tích.
Công thức tính WACC thường hay được sử dụng là:
WACC = Re *E/V + Rd*(1-T)*D/V.
WACC : tỷ suất chiết khấu.
Re : chi phí vốn.
E/V : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản.
Rd : lãi suất vay của doanh nghiệp.
D/V : Tỷ trọng nợ vay / tổng tài sản.
T : thuế suất.
Trong đó:
Re được tính theo công thức CAPM , beta được ước tính từ lịch sử giá của CSM và chỉ số VNINDEX, Rf = 12% (tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ), Rm = 15% (lãi suất cho vay trên thị trường Việt Nam ).
Rd = chi phí lãi vay / vay ngắn hạn
T = 25% mức thuế suất chung của nền kinh tế.
WACC = 12.2% * 58.67% + 11.83% * 41.33% = 10.82%.
Bảng dự phóng tài chính bảng 18( phụ lục)
Bảng dự toán báo cáo kết quả kinh doanh bảng 16 (phụ lục)
Kết quả định giá FCF
Phương pháp FCFF
Giá trị hiện tại
Giá trị hiện tại của dòng tiền (5 năm)
491,328,121,148
WACC
10.82%
Tốc độ tăng trưởng dài hạn
6%
Giá trị hiện tại của dòng tiền cuối kỳ
2,943,954,679,671.5
Hiện giá của dòng tiền cuối kỳ/tổng giá trị
85.7%
Giá trị công ty
3,435,282,800,819.5
- Nợ
603,915,774,539
+ Tiền và các tài sản tương đương tiền
46,513,632,297
Nợ ròng
557,402,142,242
Giá trị vốn chủ sở hữu
2,877,880,658,577.5
Số cổ phiếu hiện hành
25,000,000
Giá mỗi cổ phiếu
115,115
Bảng tổng hợp các phương pháp định giá:
Mô hình định giá
Giá
Tỷ trọng
Bình quân gia quyền
FCF
115,115
35%
40,290.33
DDM
65174.64
15%
9,776.2
P/E
80502.26
25%
20,051.32
P/BV
33818.92
25%
8454.73
Giá bình quân
78572.57
Trong 4 phương pháp định giá, chỉ có phương pháp DDM là có độ tin cậy thấp nhất vì CSM từ trước năm 2009 chưa trả cổ tức bằng tiền mà chỉ dưới hình thức cổ phiếu nên những giả định trong phần định giá theo phương pháp DDM không có yếu tố lịch sử. Vì thế, tỷ trọng của bảng tổng hợp lần lượt là:
Phương pháp FCF : 35%
Phương pháp DDM : 15%
Phương pháp P/E : 25%.
Phương pháp P/BV : 25%
So sánh kết quả định giá
Cổ phiếu CSM đang ở mức giá 64500 và giao dịch với mức cao nhất là 80,500 tại ngày 05/01/2010, thấp nhất là 58,000 tại ngày 09/02/2010 ( xét 3 tháng gần đây nhất ).Do đó, kết quả định giá cũng khá gần với mức giá giao dịch hiện tại.
Chương 3:
ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM (CSM)
3.1.Đánh giá cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (CSM)
Việc áp dụng các phương pháp phân tích đầu tư cụ thể vào công ty BCCI gặp nhiều khó khăn, nổi bật lên là những vấn đề sau đây:
*Phân tích cơ bản
Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài là nguồn số liệu đã được kiểm toán chính thức, tuy nhiên, việc xác minh tính xác thực của nó vẫn còn nhiều khó khăn, đây cũng tình trạng chung với hầu hết các công ty tại Việt Nam.
Ngành cao su tiêu dùng phục thuộc nhiều vào tình hình vĩ mô do ảnh hưởng khá nhiều bởi giá đầu vào, vì thế phân tích báo cáo tài chính không thế nhận biết được nhưng lúc nền kinh tế biến động không giống chu kỳ kinh tế. Bên cạnh đó, rủi ro về tỷ giá cũng không thể phản ánh hết trong phân tích cơ bản.
*Kết quả định giá
Việc tính toán các chỉ số P/E, P/B và các chỉ tiêu khác của ngành gặp nhiều khó khăn vì số lượng công ty trong ngành niêm yết vẫn còn khá khiêm tốn, chưa bao quát hết toàn bộ quy mô của ngành.
Việc tính toán tỷ suất chiết khấu Re của công ty chủ yếu dựa vào cảm nhận và kinh nghiệm của người phân tích, chưa được chuẩn hóa. Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới và được đánh giá là kém minh bạch về thông tin, do đó, việc đo lường các chỉ số của thị trường gặp nhiều khó khăn hơn so với các thị trường chứng khoán đã phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản..
Công thức tính toán trong phương pháp FCFF, FCFE theo lý thuyết chưa tính toán đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành nói chung và của CSM nói riêng liên quan rất nhiều đến mảng đầu tư tài chính, đây cũng là xu thế chung của các công ty nhằm đa dạng hoạt động của mình. Vì vậy, việc định giá công ty CSM mà không tính đến hoạt động tài chính là một thiếu sót lớn và làm giảm giá trị thực sự của doanh nghiệp
Hiện nay, các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại đang là những đề tài nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc định tính và định lượng các yếu tố nhạy cảm với giá cổ phiếu như Re, WACC, tỷ lệ tăng trưởng…làm giảm giá cổ phiếu. Về dài hạn, các yếu tố này có thể được cải thiện làm cho giá cổ phiếu càng tiến về giá trị thực của nó hơn. Do đó, việc định giá chỉ mang tính chất tham khảo, là cách nhìn nhận về doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định chứ không mang tính chất cố định, bất biến. Việc thay đổi điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ làm giá cổ phiếu thay đổi rất đáng kể.
3.2. Nhận xét và một số ý kiến khi áp dụng Quy trình phân tích đầu tư trong điều kiện thị trường Việt Nam.
Hiện tại giá CSM đang ở mức 64000 (16/04/2010) thấp hơn mức định giá khá nhiều. Mức giá này CSM đã ở được khoảng 1 tháng (xoay quanh mức giá 64000- 65000) và biên độ ngày càng thu hẹp. Cái mà cổ phiếu CSM thiếu để trở về mức giá trị thực ( 78,500 :giá định giá) chính là dòng tiền và sự tăng trưởng của thị trường. Bởi vì CSM là một cổ phiếu có lượng cổ phiếu lưu hành khá lớn nên muốn tăng trưởng dài hạn thì đòi hỏi phải có lượng cầu mạnh để đưa CSM lên mặt bằng giá mới.
Việc đầu tư CSM tại thời điểm hiện tại là khá an toàn (vì biên độ giao dịch rất thấp nên rủi ro thấp). Nhưng để xác lập xu hướng tăng trưởng mạnh thì CSM cần phải bức qua các mức giá 67,000 (hay xa hơn là 72,500) với khối lượng lớn ( 600,000) cùng với những tin tốt từ dòng tiền dự án của CSM thì sẽ là lúc đầu tư thích hợp nhất (sơ đồ giá của CSM).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phn tch c417 h7897i 2737847u t432 vo cng ty c7893 phamp.doc