MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHẨU VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẤU TƯ VÀO CỔ PHIẾU ACB 2
1.1 Tổng quan về ACB 2
1.1.1 Thụng tin chung 2
1.1.2 Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển 2
1.1.3 Mục tiêu và chiến lược của Ngân hàng 2
1.1.4. Các lĩnh vực hoạt động 4
1.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ACB 4
1.2.1 Điểm mạnh 4
1.2.2 Điểm yếu 8
1.2.3 Cơ hội 8
1.2.4 Thỏch thức 11
1.3 Các nhân tố rủi ro và những lưu ý đối với nhà đầu tư 12
1.3.2. Rủi ro về tớn dụng 12
1.3.3. Rủi ro về ngoại hối 13
1.3.4. Rủi ro về thanh khỏan 13
1.3.5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng 14
1.3.6. Rủi ro luật phỏp 15
1.3.7. Rủi ro khỏc 15
1.3.8 Lưu ý đối với nhà đầu tư 15
Phần 2: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ACB 16
Phần 3: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU ACB 19
Phần 4: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ 22
KẾT LUẬN 23
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cổ phiếu ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình dịch chuyển bộ máy điều hành các doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tạo điều kiện hơn cho quá trình hội nhập. Hệ thống ngân hàng, một trong những “mạch máu” của thị trường tài chính, gắn liền với “sức khỏe” nền kinh tế quốc gia, chính vì thế rủi ro ngành luôn được các nhà hoạch định chính sách đặt mối quan tâm hàng đầu và luôn tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất có thể.
Đó cũng chính là lý do tại sao các ngân hàng thương mại Việt Nam khi cổ phần hóa đều tạo nên những cú “huých” cho hệ thống ngân hàng trong nước. Bởi thế cổ phiếu ngành ngân hàng luôn giành một ưu thế và luôn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự kiện vượt room và hết room của hai cổ phiếu STB và ACB đã phần nào cho thấy sự kỳ vọng của NĐT nước ngoài đối với ngành ngân hàng Việt Nam.
Ngày 21/11/2006, với việc niêm yết chính thức tại trung tâm giao dịch chứng khóan Hà Nội với mức giá chào sàn 120.000 đồng/ cổ phiếu, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB) – Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần đã cho thấy tiềm năng phát triển của mình.
Trong bối cảnh như vậy, báo cáo phân tích cổ phiếu ACB là cần thiết. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian còn hạn chế nên báo cáo này chỉ phân tích một cách định tính có trọng tâm các nhân tố có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của ACB. Nội dung báo cáo này được chia làm bốn phần:
Phần 1: Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và những lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu ACB
Phần 2: Định giá cổ phiếu ACB
Phần 3: Ừng dụng phân tích kỹ thuật phân tích diễn biến giá của cổ phiếu ACB
Phần 4: Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHẨU VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẤU TƯ VÀO CỔ PHIẾU ACB
1.1 Tổng quan về ACB
1.1.1 Thông tin chung
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu
Tên Quốc Tế: Asia Commercial Bank
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Mã chứng khóan: ACB
Điện Thoại: +84 (0)8 9290999
Email: acb@acb.com.vn
Website:
Chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng hiện tại là ông Trần Mộng Hùng.
Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 20-04-1993, thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). - Năm 1994: Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng. - Năm 1996: Vốn điều lệ tăng lên 341 tỷ đồng. - Năm 2000: Thành lập Công ty chứng khoán ACB (ACBS). - Năm 2003: +Thành lập Sở Giao Dịch (Tp.HCM). + Vốn điều lệ tăng lên 424 tỷ đồng. - Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 481.138 tỷ đồng. - Năm 2005: + 16-02-2005: Tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. + 05-07-2005: Tăng vốn điều lệ lên 65.618 tỷ đồng. + 23-08-2005: Tăng vốn điều lệ lên 94.832 tỷ đồng. -Năm 2006: Tăng vốn điều lệ từ 948.316 tỷ đồng lên 1.100.046.560 đồng
1.1.3 Mục tiêu và chiến lược của Ngân hàng
1.1.3.1. Mục tiêu
“Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là Ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an tòan hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao”
1.1.3.2 Chiến lược
ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa
1.1.3.2.1 Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua 3 hình thức
- Tăng trưởng qua mở rộng hoạt động. Hiện nay, trên phạm vi tòan quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngòai ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với đối tác chiến lược. Hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối,…. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là SCB - ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập
- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập. ACB ý thức là phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
1.1.3.2.2. Đa dạng hóa
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB đang quan tâm thực hiện, ACB đã có công ty ACBS, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập công ty cho thuê tài chính và công ty quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính tòan diện thông qua các hoạt động sau:
Cung cấp và tăng cường hợp tác với công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng
Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe.
Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình chiến lược 5 năm 2006-2011 và tầm nhìn 2015.
Các lĩnh vực hoạt động
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng - Kinh doanh ngoại tệ và vàng - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ACB
1.2.1 Điểm mạnh
Về hình ảnh công ty: ACB đã tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp đối với khách hàng, nhiều định chế tài chính trong nước, quốc tế và xã hội. Điều này được chứng minh bởi những nhìn nhận và đánh giá tốt đẹp của khách hàng, của các định chế tài chính cũng như xã hội dành cho ACB qua các giải thưởng, các danh hiệu cao quý: ACB là NHTMCP duy nhất được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần vào xây dựng sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc, ACB được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng 3 (năm 2006), ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất (Best Retail Banker) Việt Nam và được tạp chí Euromoney chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Best Bank) (2006), ACB được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, Anh Quốc bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Best of the Year) năm 2005. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, ACB đoạt được ba danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của ba cơ quan thông tấn tài chính ngân hàng có uy tín trên thế giới.
Về hiệu quả hoạt động: ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vị thế là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Xem xét một số chỉ tiêu sau để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của ACB
Biểu kểt quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
TTS
15.419.534
24.272.864
38.177.588
Tổng vốn huy động
14.353.766
22.341.236
31.670.517
Tổng dư nợ
6.759.675
9.563.198
14.464.327
Tổng thu nhập kinh doanh
475.638
687.654
787.943
Thuế và các khoản phải nộp (**) Bao gồm tất cả các khoản thuế phải nộp trong kỳ báo cáo.
74.367
102.179
101.298
Lợi nhuận trước thuế
282.148
391.550
457.684
Lợi nhuận sau thuế
214.091
299.201
369.293
Tỷ lệ chia cổ tức (%)
36,7
28
38 (*)
Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá )
12
12
08 (*) Dự kiến đến 31/12/2006.
Bằng cổ phiếu (% trên số lượng)
24,7
16
30 (*)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006)
Các chỉ tiêu khác.
Thu nhập.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Thu nhập tín dụng
350.295
73,65%
514.265
74,79%
576.092
73,11%
Thu nhập phi tín dụng
125.343
26,35%
173.389
25,21%
211.851
26,89%
Tổng thu nhập
475.638
100,00%
687.654
100,00%
787.943
100,00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006.)
Chi phí.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Lương và chi phí liên quan
71.035
108.538
132.044
Chi phí khấu hao
17.874
25.520
30.588
Chi phí hoạt động khác
93.064
157.255
147.431
Tổng chi phí kinh doanh
181.973
291.313
310.063
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006)
Về tỷ lệ khấu hao TSCĐ
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Tòa nhà
4,0%
4,0%
4,0%
Thiết bị văn phòng
20,0%
33,0%
33,0%
Xe cộ
10,0%
14,0%
14,0%
Tài sản cố định khác
20,0%
20,0%
20,0%
Phần mềm vi tính
12,5%
12,5%
12,5%
Nguồn: ACB.
Hoạt động đầu tư.
ĐVT: triệu đồng
STT
Loại hình
Số dư đầu tư 2004
Tỷ trọng
Số dư đầu tư 2005
Tỷ trọng
Số dư đầu tư 30/9/2006
Tỷ trọng
1
Đầu tư trái phiếu
2.891.750
98,3%
4.823.767
97,2%
3.705.280
91,6%
2
Góp vốn đầu tư
51.273
1,7%
136.716
2,8%
338.231
8,4%
Tổng cộng
2.943.023
100%
4.960.483
100%
4.043.511
100%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
Ghi chú:
Đầu tư trái phiếu bao gồm: Sẵn sàng để bán và
Giữ đến ngày đáo hạn
Như vậy, qua các bản số liệu trên ta thấy ACB có sự tăng trưởng về cả lợi nhuận và quy mô hoạt động. Một vài nguyên nhân sâu xa của sự tăng trưởng trên là:
Tăng trưởng kinh tế cao (GDP 9 tháng đầu năm tăng 7.8% và dự kiến cả năm đạt mức trên 8%) thúc đẩy lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính ngân hàng.
Lạm phát được kiểm soát tốt (CPI chỉ tăng 5.1% trong 9 tháng đầu năm) và chính sách bình ổn tỷ giá USD/VND của ngân hàng Nhà Nước tạo môi trường kinh tế ổn định và niềm tin đối với người tiêu dung.
Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, đợt nâng lương tối thiểu cho cho công chức và nhân viên các doanh nghiệp nhà nước trong tháng 10/2006 sẽ khuyến khích tiêu dùng trong nước. Điều này đã và đang tạo điều kiện để các ngân hàng tăng dư nợ tín dụng phục vụ hoạt động đầu tư và tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, dư nợ của ACB trong 9 tháng đầu năm đã tăng 51,2%.
Bên cạnh đó, lãi suất VNĐ và USD sau thời gian dài tăng đã có dấu hiệu chững lại. Những yếu tố trên sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và cải thiện biên độ lợi nhuận của ngành ngân hàng.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh đang tạo cơ hội để Công ty chứng khoán ACB gia tăng hoạt động môi giới, repo, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thu phí như tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa và tài chính doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của Công ty Chứng khoán ACB 9 tháng đầu năm 2006 đạt 31,8 tỉ đồng, bằng 138% kế hoạch của cả năm 2006.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của tập đoàn ACB là 457,7 tỉ, bằng 82,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2006.
Về nhân sự: ACB rất quan tâm đến yếu tố con người, công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống. Nguồn lực ACB được đánh giá là được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.
Về vị thế: ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NHTMCP Việt Nam.
Bảng so sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP năm 2005 (đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
ACB
Sacombank
Eximbank
NH Đông Á
Tổng tài sản
242272864
14456182
11369233
8515912
Vốn huy động
22341236
12271905
10309077
7320507
Dư nợ cho vay
9563198
8379335
6427689
5947768
Lợi nhuận trước thuế TNDN
391550
306504
28557
138446
(Nguồn: Công khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên báo tài chính ngân hàng)
Tại Việt Nam, đến tháng 8/2006 có 5 NHTMNN, hai ngân hàng chính sách(Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng phát triểnViệt Nam), 37 NHTMCP, 5 NH liên doanh, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 45 văn phòng đại diện của các định chế tín dụng nước ngòai và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, 7 công ty tài chính. Trong nội bộ hệ thống NHTMCP, ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động và cho vay. Huy động vốn của ACB đến cuối năm 2005 chiếm khoảng 3.5% thị phần tòan ngành ngân hàng, cho vay chiếm thị phần 1.72%. Trong hệ thống NHTMCP, ACB chiếm thị phần huy động vốn là 19.28% và thị phần cho vay là 12.11% đến cuối năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn và dư nợ cho vay liên tục trong 2 năm 2004, 2005 và 9 tháng 2006, ACB đang tạo khỏang cách xa dần với các đổi thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP vể quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận.
Điểm yếu
Cũng như các ngân hàng khác, ACB có những điểm yếu về nguồn vốn, công nghệ và quản trị.
Cơ hội
Dự báo phát triển kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010-2011:
Các báo cáo của Chính phủ Việt nam, của IMF đều cho thấy 5 năm tới, từ nay cho tới 2011, kinh tế Việt nam sẽ phát triển nhanh với mức tăng trưởng GDP khoảng 8,5% - 9,0%/năm. Nhiều ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để phát triển nhanh và toàn diện hơn và khi đó Việt Nam có nhiều khả năng để GDP tăng trưởng hơn mức 10%/năm. Như vậy vào năm 2010/2011 GDP của Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 100 tỷ USD. Đây cũng chính là mục tiêu mà chính phủ đặt ra cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ chiếm tỷ trọng khá cao (xấp xỉ 50% GDP hiện nay) và theo dự báo sẽ cần phải ngày càng cao hơn phục vụ cho việc tăng trưởng bền vững. (Xin xem Bảng Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế và Biểu đồ Dự báo GDP).
Tuy nhiên sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn vững về chất lượng và không loại trừ khả năng diễn biến xấu không dự báo trước được do tác động từ bên ngoài hoặc thiên tai.
CƠ CẤU GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: %
Thành phần kinh tế
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Kinh tế nhà nước
38,53
38,40
38,38
39,08
39,23
38,42
Kinh tế ngoài QD
48,20
47,84
47,86
46,45
45,61
45,68
Đầu tư NN
13,27
13,76
13,76
14,47
15,17
15,89
Nguồn: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Với xu thế hiện nay, khi Việt Nam đang là một địa chỉ đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự báo dòng vốn sẽ tiếp tục chảy mạnh hơn nữa sau khi gia nhập WTO, có thể dự báo một cái nhìn rất lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới.
GDP bình quân đầu người Tỷ lệ tăng trưởng GDP
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
8.0
9.0
10.0
DỰ BÁO GDP CỦA VIỆT NAM
ĐỂ VƯỢT MỨC GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI LÀ 900 USD VÀO NĂM 2010
% Tăng trưởng GDP
GDP bình quân đầu người
Nguồn: Asian Development Bank, 2005 estimate from IMF
Sự tăng trưởng đầu tư quốc gia ổn định (từ mức 30% GDP năm 1990 lên 37% hiện nay) được dự báo tiếp tục duy trì và tăng thêm. Một làn sóng đầu tư mới, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu với tốc độ tăng trưởng và chất lượng cao hơn giai đoạn trước (Xin xem Bảng Tổng đầu tư xã hội).
TỔNG ĐẦU TƯ XÃ HỘI TỪ 2000 – 2004
ĐVT: ngàn tỷ VND
Năm
Nhà nước
Ngoài Quốc doanh
Đầu tư nước ngoài
Tổng
2000
68
26
21
115
2001
77
29
23
129
2002
83
39
26
148
2003
90
50
27
167
2004
100
58
29
187
(Nguồn: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh)
Trong giai đoạn này, khi GDP trên đầu người đạt mức từ 600 USD (hiện nay) lên tới 900 USD (dự đoán của IMF) hoặc 1050 USD (dự báo của chính phủ Việt Nam) vào năm 2010, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn “cất cánh”, giai đoạn công nghiệp hóa, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng có tốc độ phát triển cao. Nếu đạt mục tiêu này thì triển vọng phát triển của 5 năm tiếp theo (giai đoạn đầu nền kinh tế công nghiệp hóa) sẽ là sáng sủa, với tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì và có thể tăng thêm chút ít.
Quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế sẽ diễn ra sâu sắc hơn, với tổng mức tiền huy động vào ngân hàng từ 68% GDP hiện nay sẽ tăng lên 90-100% vào năm 2010/2011 và sau đó, đưa tổng lượng tiền huy động của ngành ngân hàng Việt nam từ mức 36 tỷ USD hiện nay lên gần 90 tỷ USD vào năm 2011. (Xin xem bảng bên dưới).
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2010 (ước)
Tiền gửi/GDP
37%
43%
48%
52%
60%
68%
100%
Tiền mặt/Tiền gửi
31%
31%
29%
28%
26%
23%
GDP (tỷ USD)
39
42
45
48
52
56
90
Nguồn: NHNN và ACNielsen Vietnam
Như vậy vẫn có thể kỳ vọng ngành ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 22%/năm như hiện nay trong vòng 5 năm tới. Lượng cho vay mới hàng năm cũng được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng trưởng ròng tín dụng hàng năm từ mức 10% GDP năm 2000 đã lên tới 16% năm 2005 và tiếp tục đạt 16 - 17% GDP trong 5 năm tiếp theo, đưa tổng mức tín dụng từ 66% GDP năm 2005 lên 80-90% GDP sau 2010. Nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của doanh nghiệp, và đặc biệt là của dân cư sẽ tăng mạnh. (Xem biểu đồ dưới đây).
Nguồn: Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh tăng trưởng chung toàn ngành cao, đã có sự dịch chuyển về thị phần tương đối rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng. Đặc biệt rõ nét nhất là thị phần của các ngân hàng quốc doanh đã giảm từ 75,8% năm 2002 xuống 69,3% năm 2005 (giảm 6,5% trong 3 năm) và thay vào đó, thị phần của các ngân hàng cổ phần tăng từ 11,1% năm 2002 lên 17,4% năm 2005 (tăng 6,3% trong 3 năm). Xu hướng này dự báo có thể còn tiếp tục tới 2010 và sau đó.
Với dự báo tình hình kinh tế và ngành ngân hàng nói chung, vị thế hiện tại và khả năng thực tại của ACB nói riêng, trong 5 năm tiếp theo ACB sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, an toàn và hiệu quả. Từ năm 2011đến năm 2015 là giai đoạn hậu WTO với đầy thách thức và cơ hội mới và với vị thế đã vững chắc trên thị trường, ACB sẽ tạo nên bước đột phá mới để thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quy mô ngang tầm khu vực.
Có thể dự báo một cách thận trọng rằng đến năm 2009, TTS của ACB sẽ khoảng 123.600 tỷ VND, VĐL đạt 4.552 tỷ VND và lợi nhuận trước thuế đạt 1.891 tỷ VND. Các con số này lần lượt sẽ đạt 221.650 tỷ, 7.546 tỷ và 3.344 tỷ vào năm 2011
Thách thức
Tại Việt Nam, đến tháng 8/2006 có năm NHTMNN, hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), 37 NHTMCP, năm ngân hàng liên doanh, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 45 văn phòng đại diện của các định chế tín dụng nước ngoài và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, bảy công ty tài chính. Số lượng như vậy có thể xem là khá nhiều so với qui mô nền kinh tế Việt Nam. Do vậy sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ rất mạnh, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đến cuối năm 2005, bốn NHTM lớn của Nhà nước ước tính chiếm khoảng 80% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường. Các NHTM còn lại và các ngân hàng nước ngoài chia sẻ 20% thị phần huy động vốn và 30% thị phần cho vay còn lại. Điều này thể hiện thị trường ngân hàng có độ tập trung cao vào các NHTMNN. ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khối các NHTMNN.
1.3 Các nhân tố rủi ro và những lưu ý đối với nhà đầu tư
1.3.1. Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất phát sinh khi có chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. ACB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap). Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration). Hệ số nhạy cảm (factor sensitivity). Báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của Hội đồng ALCO. Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.
1.3.2. Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có. Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng.
Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh. ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh. Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là HĐTD. HĐTD ACB bao gồm 11 thành viên trong đó có hai thành viên HĐQT và chín thành viên của Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh. HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.
1.3.3. Rủi ro về ngoại hối
Hoạt động ngoại hối của ACB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng không lớn. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Hội đồng ALCO quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối. HĐTD xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng.
1.3.4. Rủi ro về thanh khỏan
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động. Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO. Ban điều hành ngân quỹ. Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính. định lượng thanh khoản. xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền. xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra. Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.
Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chận và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.
Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.
1.3.5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng
Các hoạt động ngoại bảng của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay và các hình thức bảo lãnh. Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất nhỏ. ACB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng. phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài sản thế chấp. HĐTD quyết định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm định chặt chẽ, được xem xét như khoản vay.
1.3.6. Rủi ro luật pháp
Rủi ro luật pháp liên quan những sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc ngân hàng bị khởi kiện. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do con người hoặc hệ thống công nghệ thông tin.
Để phòng chống rủi ro này, Ngân hàng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đến tháng 9/2006 các quy trình nghiệp vụ chính đã được chuẩn hóa bao gồm: nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền, tín dụng, bao thanh toán, nghiệp vụ quyền chọn, kinh doanh vàng và ngoại hối. Bên cạnh đó các quy trình trong quản lý bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý tài sản khách hàng. v.v. đã được tiêu chuẩn hóa. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng thường được cải tiến để nâng cao tính ổn định. an toàn và bảo mật. Ban pháp chế thuộc Khối Giám sát điều hành của Ngân hàng có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo các quyền lợi hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.3.7. Rủi ro khác
Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai. lụt lội. cháy. nổ. v.v. Tại ACB, trên toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch và công ty trực thuộc, tất cả tài sản bao gồm nhà và thiết bị làm việc (hệ thống máy tính. các thiết bị văn phòng. v.v.) đều được mua bảo hiểm chống rủi ro cháy nổ. Ngoài ra. do đặc trưng của hoạt động ngân hàng, tiền và các tài sản giữ hộ của khách hàng trong kho và tiền vận chuyển trên đường đi đều được mua bảo hiểm.
Một loại rủi ro khác mà ACB rất quan tâm và có nhiều biện pháp phòng ngừa là rủi ro trong vận hành. Rủi ro trong vận hành là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc. v.v.
1.3.8 Lưu ý đối với nhà đầu tư
Trên đây là những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như những nhân tố rủi ro mà ACB có thể gặp phải. Do đó nhà đầu tư, cần xác định rõ phương hướng đầu tư của mình đồng thời nghiên cứu kỹ nắm bắt được những đặc điểm trên của ACB để ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Phần 2: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ACB
Dùng phương pháp chiết khấu dòng thu nhập (DCF) để tính toán giá cổ phiếu ACB. Ta tính được giá dự kiến của cổ phiếu ACB là 105000 đồng/ cổ phiếu.
Để tính giá trị cổ phiếu ACB vào năm 2011 cả phương pháp Giá thị trường/Giá sổ sách P/BV (bao gồm cả đánh giá lại tài sản) và phương pháp P/E/G cùng được xem xét. Việc dự báo sẽ thực hiện trên cơ sở thận trọng có tính đến các yếu tố đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi định giá cổ phiếu ACB tổ chức tư vấn dựa trên các giả thiết sau:
Các nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu ACB sẽ nắm giữ trong 5 năm. Giá trị cuối kỳ của khoản đầu tư sẽ được tính trên cơ sở giá cổ phiếu ACB vào cuối năm 2011.
Lợi nhuận kỳ vọng hay lãi suất chiết khấu (LSCK) cơ bản được tính bằng = Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (hiện là 8.4%-8.5%) + Mức rủi ro (Chúng tôi cho rằng mức rủi ro chấp nhận được là 5%). Như vậy lãi suất chiết khấu phù hợp nhất để chiết khấu dòng thu nhập phục vụ định giá là 13.5%. Tuy nhiên để các nhà đầu tư tham khảo. tổ chức tư vấn sử dụng thêm 2 mức chiết khấu nữa là 12% và 15%.
Trong lúc tính chỉ số EPS (lợi nhuận/cổ phiếu). để đảm bảo tính thận trọng. tổ chức tư vấn loại phần lợi nhuận sau thuế được trích lập vào quỹ Khen thưởng – Phúc lợi vì cho rằng quỹ này không thuộc cổ đông.
Khi tính toán dòng tiền. căn cứ dự phóng tài chính. tổ chức tư vấn thấy rằng các năm 2007-2009 ngân hàng dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế và sau các quỹ để nâng vốn. Các năm 2010-2011, lợi nhuận sau thuế và sau các quỹ sẽ được ngân hàng dùng để trả cổ tức bằng tiền mặt. Trái phiếu chuyển đổi sẽ được chuyển thành cổ phiếu cuối năm 2011.
Các chỉ số thị trường và xu thế.
Hiện nay các chỉ số P/E. P/BV của các chứng khoán Việt Nam. trong đó có các cổ phiếu ngân hàng. đang cao hơn các thị trường lân cận. Đó là đánh giá mới nhất của Credit Suisse trong báo cáo chiến lược đầu tư vào Châu Á – Thái Bình Dương ngày 04/10/2006 với tựa đề “Vietnam – Looking to Tomorrow”. Đối với cổ phiếu ACB trước ngày 30/9/2006 với hệ số P/BV là 10.4x và nếu đánh giá lại tài sản là 9.0x; chỉ số P/E/G (với G bình quân bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của ACB trong vòng 3 năm qua: 63%) là 33x (tương đương P/E = 20.5x ). P/E bình quân của các công ty niêm yết hàng đầu trên TTCK Việt Nam là 20x, của 5 NHTMCP lớn nhất là 23x trong đó của Sacombank là khoảng 33x. Lý giải cho vấn đề này. tổ chức tư vấn cho rằng lý do nằm ở sự sơ khai của thị trường tài chính. tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành tài chính ngân hàng hàng năm rất cao và liên tục (22% - 25%). Những công ty có mức tăng trưởng nhanh sẽ đạt giá trị thị trường cao. ACB là một ví dụ điển hình: chỉ trong 3 năm tăng trưởng tổng tài sản đạt 4.3 lần. Do vậy các phương pháp chỉ số nhân (Multiple Method) như P/E và P/BV đòi hỏi phải được cân nhắc và điều chỉnh theo yếu tố tăng trưởng. Đó cũng là lý do tổ chức tư vấn sử dụng phương pháp P/E/G thay vì P/E. Chúng tôi đánh giá rằng từ nay đến hết 2011, trước khi Việt Nam mở cửa toàn bộ thị trường tài chính, cơ hội tăng trưởng cho các ngân hàng nội địa vẫn cao hơn các ngân hàng nước ngoài.
Theo đánh giá của ACBS các chỉ số này của thị trường sẽ giảm dần theo đà hội nhập nhưng vẫn ở mức tương đối cao so với các nước khu vực vào năm 2011 bởi xu thế thị trường vẫn đang ở chiều đi lên. Chúng tôi xem xét hai tình huống:
Kịch bản 1.
Từ sau 2011 kinh tế Việt Nam và ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, bền vững như hiện nay (hoặc hơn) sau khi gia nhập WTO. Ngành ngân hàng tăng trưởng bình quân 20%/năm và tốc độ tăng trưởng của ACB vẫn sẽ duy trì ở mức 40%/năm. Khi đó P/E, P/BV bình quân thị trường có thể kỳ vọng sẽ vẫn ở mức cao như hiện nay hoặc thấp hơn chút ít. Một cách thận trọng có thể dự báo P/E/G sẽ ở mức 28.7x (tương đương P/E = 20.5x của hiện nay), P/BV sẽ ở mức 8x.
Giá cổ phiếu ACB khi đăng ký giao dịch tùy theo dự báo sẽ ở trong các khung sau đây:
Phương pháp
LSCK = 12%
LSCK = 13.5%
LSCK = 15%
P/E/G = 28.7
(P/E = 20.5)
20.5x
19.1x
18.0x
P/BV = 8
25.9x
24.2x
22.7x
Kịch bản 2.
Từ sau 2011, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, ngành ngân hàng chỉ còn tăng trưởng khoảng 10 – 12%/năm. Dự báo trong bối cảnh đó ACB sẽ tăng trưởng khoảng 20%/năm. P/E/G, P/BV bình quân thị trường sẽ xuống mức 16.5x và 4x (còn khoảng 50% giá trị hiện nay) đối với 5 ngân hàng có thị phần lớn nhất.
Giá của cổ phiếu ACB khi đăng ký giao dịch sẽ ở trong các khung sau đây:
Phương pháp
LSCK = 12%
LSCK = 13.5%
LSCK = 15%
P/E/G = 16.5
(P/E = 13.8)
11.9x
11.1x
10.4x
P/BV = 4
13.0x
12.2x
11.4x
Như vậy, theo các phương pháp định giá trên, có thể dự báo một cách thận trọng giá giao dịch dự kiến của cổ phiếu ACB khi đăng ký giao dịch sẽ ở mức 105.000 đồng/ cổ phiếu.
Vào thời điểm viết bản cáo bạch này, giá giao dịch của cổ phiếu ACB trên thị trường giao động trong khoảng 105.000-110.000 đồng/cổ phiếu tùy vào khối lượng của lô giao dịch
Phần 3: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU ACB
Theo qui định về mức biến động giá của Hastc với biên độ +/-10%, Hose với biên độ +/-5% trong mỗi ngày giao dịch, do đó lợi nhuận đầu tư tính theo ngày phải nằm trong giới hạn này. Trong tập dữ liệu gần 200 quan sát cho thấy những biến động của hai cổ phiểu phiếu STB và ACB là khá khác biệt. Nhà đầu tư có vẻ e dè hơn khi lựa chọn ACB trong mỗi quyết định mua và bán. Mặc dù biên độ dao động ACB lớn nhưng nó dao động thường xuyên nhất ở mức +/-2%.
Với mức độ biến động này, nhà đầu tư thường ít chịu thua lỗ hơn trong mỗi ngày giao dịch hay nói cách khác những thông tin của ACB không ảnh hưởng thường xuyên đến thị trường nên không làm ảnh hưởng đến động thái của nhà đầu tư (KLGD trung bình gần 140.000 Cp/ngày), những nhà đầu tư “lướt sóng” thường không chọn những cổ phiếu dạng này. Tại các nước phát triển, những cổ phiếu ít biến động thường là cổ phiếu của những doanh nghiệp sung mãn và những nhà đầu tư ngắn hạn thường ít quan tâm đến cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Mặc dù ACB cũng có những phiên biến động mạnh. Tuy nhiên, sự biến động đó chỉ hạn chế ở một vài phiên trong giai đoạn 9 tháng đầu năm.
Qua biểu đồ biến động giá chứng khóan ở trên ta thấy có một sự biến động của ACB trong thời gian qua.Giới phân tích cho rằng sự biến động của ACB trong thời gian qua một phần là do lực của thị trường, của nhà đầu tư trong nước bị chi phối bởi những cổ phiếu mới sau khi room của nhà đầu tư nước ngoài đạt đến mức tối đa. Mặt khác, những chính sách của ACB trong cấu trúc vốn cùng với việc chú trọng phát hành trái phiếu chuyển đổi dài hạn đã phần nào làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong giai đoạn này. Những cổ phiếu hấp dẫn thường là những cổ phiếu có mức độ biến động mạnh. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào “khẩu vị” của nhà đầu tư. Những nhà đầu tư không thích rủi ro thường chọn những cổ phiếu có mức độ ổn định cao hơn so với những cổ phiếu dạng này. Những biến động này chỉ là cơ sở cho thấy mức độ dao động trên giá thị trường của cổ phiếu đó nó đo lường sự quan tâm của nhà đầu tư trong mỗi phiên giao dịch.
Thực tế tương quan giữa hai thị trường này dừng lại ở mức gần 79% - thể hiện mức độ gắn chặt của hai chỉ số VN-Index và Hastc-Index hay nói cách khác khi VN-Index tăng, ở một mức độ nào đó nó cũng kéo theo sự gia tăng của chỉ số Hastc-Index, do đó khi xem xét độ nhạy cảm của cổ phiếu ACB với VN-Index
Hệ số bêta ở ACB và Hastc-Index rất ngạc nhiên , beta là 1.03 nó thể hiện lợi nhuận gia tăng nhanh hơn thị trường khi chỉ số Hastc-Index tăng vọt và sẽ giảm nhiều hơn khi thị trường có những tín hiệu điều chỉnh. Từ hai chỉ số có thể cho nhà đầu tư một cái nhìn sâu hơn trong giai đoạn vừa qua. Với ACB và Hastc-Index thì là 28.03% và 35.44%. Mức độ sụt giảm này càng khác biệt giữa cổ phiếu với chỉ số thị trường thì nó sẽ có mức tương quan càng bé và ngược lại. Tùy theo chiến lược của nhà đầu tư và theo từng giai đoạn nhà đầu tư có thể chọn lựa cho mình những cổ phiếu có rủi ro và tương quan phù hợp. Như việc một nhà đầu tư chọn cổ phiếu có tương quan yếu trong giai đoạn thị trường điều chỉnh và lựa chọn cổ phiếu có tương quan mạnh trong thị trường sôi động là một lựa chọn thông minh.
Cũng trong giai đoạn này tương quan ACB và Hastc-Index là rất cao (hơn 95%) với mức này có thể nói nhiều nhà đầu tư nắm giữ ACB khi thị trường phục hồi đã thật sự giành được chiến thắng. Tuy nhiên những kỳ vọng của nhà đầu tư mới thật sự là kim chỉ nam cho giá cổ phiếu thị trường. Theo lý thuyết Bước Đi Ngẫu Nhiên thì sự biến động giá chứng khoán là ngẫu nhiên và các thay đổi trong giá chứng khoán là tác động lẫn nhau và các khả năng thay đổi có thể xuất hiện với cùng một xác suất như nhau, qua thời gian, giá chứng khoán dường như luôn có xu hướng tăng nhưng theo lý thuyết Dow trong phân tích kỹ thuật thì quan điểm lại hoàn toàn trái ngược. Dow cho rằng tương lai sẽ lặp lại những gì đã xảy ra, nhà đầu tư thường nghĩ về những gì họ đã làm trong quá khứ. Và đây chính là một trong những điều thị trường Việt Nam đang muốn được chứng minh. Nếu Dow đúng thì những lựa chọn cổ phiếu theo tính chu kỳ dựa vào rủi ro, tương quan và lợi nhuận trong từng giai đoạn sẽ cho nhà đầu tư có những bước đi chính xác hơn mà không phải là những bước đi ngẫu nhiên trong thị trường tài chính Việt Nam.
Dải Bollinger của cổ phiếu ACB
Dải Bollinger gồm 3 đường thành phần upper band, middle band và lower band. Trong đó đường ở giữa (middle band) thực chất là đường trung bình động 20 ngày, ở trên biểu đồ là đường màu hồng và 2 đường cong còn lại là đường màu xanh. Dải Bolllinger có những đặc điểm sau:
Thứ nhất là giá có xu hướng biến động mạnh sau mỗi lần dải Bollinger có xu hướng thu hẹp.
Thứ hai là khi giá di chuyển ra ngoài phạm vi của dài thì xu hướng hiện tại còn được duy trì.
Thứ ba là các đỉnh và đáy nằm bên ngòai dải được theo sau bới các đỉnh và đáy nằm bên trong dải báo hiệu sẽ có một sự đảo ngược xu hướng của giá.
Nhìn vào biểu đồ, vào ngày 1/11/2007, đường giá cổ phiếu cắt từ dưới lên và dải Bollinger có xu hướng co hẹp cho thấy giá ACB có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới và điểm cắt là điểm mua vào.
Phần 4: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
Qua ứng dụng phân tích kỹ thuật để dự báo xu hướng giá của cổ phiếu ACB, ta thấy giá ACB có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nếu nắm bắt được cơ hội hòan tòan có thể bổ sung ngay ACB vào danh mục đầu tư của mình. Đồng thời, từ những kết quả phân tích qua mô hình SWOT, các nhà đầu tư dài hạn cũng có thể xem xét, lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu ACB.
KẾT LUẬN
Không có một mô hình hay một phương pháp tính toán cụ thể nào về giá chứng khóan trong tương lai vì giá cổ phiếu là biến động ngẫu nhiên. Các phương pháp phân tích trên chỉ cố gắng tính toán được xu hướng biến động của giá cổ phiếu và các thời điểm nên mua vào và bán ra. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kinh nghiệm bản lĩnh của từng người mà quyết định vì các dấu hiệu rất có thể là sai lầm, nhất là trong một môi trường thông tin không hoàn hảo như hiện nay.
Bản báo cáo này tuy đã cố gắng nhưng vẫn vấp phải những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm. Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72710.DOC