Về tổ chức thực hiện có những lúc chưa phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể. Việc thực hiện chính sách ở nhiều cơ sở còn thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do trình độ chuyên môn yếu nhưng phòng LĐTB và XH chưa tích cực đôn đốc dẫn tới việc giải quyết chính sách, chế độ còn tồn đọng. Cụ thể là một số trường hợp do cơ sở không hoàn tất hồ sơ hoặc không chuyển lên phòng xác nhận. Nhưng phòng chưa đôn đốc kịp thời do đó đã không được hưởng trợ cấp kịp thời điều đó gây ra sự thiệt thòi không đáng có cho đối tượng.
Việc thực hiện chế độ ưu đãi kháng chiến cho những trường hợp nếu theo đúng chính sách thì đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Nhưng do tồn đọng hưởng theo chính sách mới thì họ sẽ phải hưởng trợ cấp 1 lần. Việc này gây ra một tâm lý không tốt cho các đối tượng ưu đãi bởi có những người bằng nhau về cống hiến nhưng vì họ trục trặc hồ sơ mà bị thiệt thòi.
Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm phải báo cáo sở LĐTB XH để Sở có công văn xin ý kiến chỉ đạo của cục thương binh liệt sỹ và người có công. Vậy thì vướng mắc tồn đọng này sẽ sớm được giải quyết.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của phòng lao động và thương binh xã hội huyện Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh xuất
Số người hưởng nửa nôi dưỡng
95
109.440.000
54
37.907.824
102
0
2.4. Công tác quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH
2.4.1. Công tác quản lý thu
- BHXH Huyện Từ Liêm có trách nhiệm quản lý thu 158 đơn vị số lao động 14.938 người. Nhiệm vụ thu một năm trên 13 tỷ đồng. Thực hiện nhiệm vụ trên, BHXH Từ Liêm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phân công cán bộ giám sát cơ sở, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở. Tăng cường các biện pháp tích cực như: Gửi công văn, đích thân giám đốc xuống từng đơn vị làm việc tiến hành đối chiếu thu BHXH hàng quý, qua đó đôn đốc các đơn vị đóng BHXH. Phòng LĐTB và XH huyện tích cực đôn đốc các xã triển khai việc lập danh sách đăng ký đóng BHXH đúng thời hạn.
2.4.2. Công tác chi toàn diện năm chế độ BHXH
- Đẩy mạnh việc đôn đốc các cơ quan đơn vị thanh quyết toán 2 chế độ ốm đau, thai sản kịp thời hàng quý. BHXH Từ Liêm đã tiến hành đối chiếu chứng từ, duyệt và chuyển tiền kịp thời cho các đơn vị. Tổ chức triển khai, quán triệt thông tư liên tịch số 11 của Bộ y tế Việt Nam về việc quy định cấp giấy nghỉ ốm cho người bệnh tham gia BHXH thanh toán trợ cấp BHXH.
- Việc chi lương hưu và trợ cấp BHXH thực hiện vào ngày mông 7 háng tháng. Tổ chức tốt việc chi trả đảm bảo an toàn, chính xác tiền đến tay đối tượng kịp thời, đủ số, đúng nguyên tắc, thủ tục tài chính kế toán.
2.4.3. Công tác quản lý quỹ BHXH
- Thực hiện thu chi đúng nguyên tắc, chế độ và quy định về tài chính kế toán
- Mở hệ thống sổ sách kế toán hàng năm đầy đủ, vào sổ kịp thời, số liệu chính xác, rõ ràng.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ lập dự toán, thực hiện dự toán.
Nộp quyết toán hàng quý đúng thời hạn quy định, thu chi đúng nội dung, chứng từ đầy đủ, hợp lệ.
3. Lĩnh vực cứu trợ xã hội ( cứu trợ xã hội)
3.1. Công tác cứu trợ xã hội thường xuyên
3.1.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng hưởng chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên.
Biểu số 03:
Tổng hợp đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên năm 2002
Đối tượng
Người già cô đơn
Trẻ em mồ côi
Người tàn tật
Người tâm thần
Cộng
Tây Mỗ
11
1
16
28
Mễ Trì
16
4
20
Xuân Phương
10
5
15
Đông Ngạc
6
1
1
3
11
Cổ Nhuế
5
6
11
Xuân Đỉnh
11
4
15
Đại Mỗ
9
8
17
Phú Diễn
5
6
9
20
Thượng Cát
8
7
15
Minh Khai
7
5
12
Tây Tựu
5
5
Thuỵ Phương
4
3
7
Trung Văn
2
3
5
Liên Mạc
3
8
11
Cầu Diễn
1
1
2
Mỹ Đình
8
2
5
15
Cộng
111
13
82
3
209
Nguồn số liệu phòng LĐTB và XH huyện Từ Liêm ( tháng 4/2002)
Nhận xét: Đối tượng hưởng chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên trên địa bàn loại Từ Liêm không lớn với 209 đối tượng chiếm 0,11% tổng số dân. Tập trung chủ yếu vào hai nhóm đối tượng là người già cô đơn và người tàn tật, hai nhóm này chiếm tới 92,34% tổng số đối tượng được cứu trợ thường xuyên
3.1.3. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ cứu trợ xã hội thường xuyên.
Theo quyết định 167/TTg ngày 8/4/1994 của Thủ Tướng chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ thường xuyên và hướng dẫn thực hiện theo thông tư 22/LB -TT ngày 21.7.1994 của Liên bộ LĐTBXH và tài chính như sau mức trợ cấp cứu trợ thường xuyên tại cộng đồng cho người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật và người tâm thần với mức 24.000đ/người/tháng.
Mức độ trợ cấp trên được chính phủ quy định từ tháng 4 năm 1994 khi tiền lương tối thiểu là 1.200.000đ. Trong 8 năm qua giá cả biến động dẫn đến mức trợ cấp trên không đảm bảo đời sống cho các đối tượng. Vì vậy mà thành phố cũng như huyện đã chủ động nâng mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên từ 24.000 đ/người/ tháng lên mức 45.600.000 đ/người/ tháng. Các đối tượng thuộc diện được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện đều đã và đang được hưởng chế độ chính sách của nhà nước với mức 45.600 đ/người/ tháng. Cho đến nay (tháng 7/2002) chưa có điều chỉnh gì mới.
3.2. Công tác cứu trợ xã hội đột xuất
3.2.1. Những trường hợp được giải quyết cứu trợ xã hội đột xuất
Sống trong cộng đồng xã hội con người luôn luôn có những mối quan hệ tác động với tự nhiên và tác động lẫn nhau trong cuộc đấu tranh để tồn tại này con người đã gặp không ít những nhân tố tác động bất lợi gây ra những hậu quả tiêu cực ở các mức độ khác nhau, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của một bộ phận dân cư. Để giúp họ có thể nhanh chóng vượt qua được sự hụt hẫng, ổn định được cuộc sống cần có sự trợ giúp kịp thời và thiết thực.
Đối tượng cứu trợ đột suất là những người có hoặc không có khả năng lao động, thu nhập, cuộc sống bấp bênh. Nhưng vì lý do nào đó mà không may gặp phải hoạn nạn, ốm đau, khó khăn tạm thời có thể kể đến các đối tượng sau đây:
- Những người bị thiên tai mà hậu quả là mất một phần hoặc toàn bộ nhà ở và hoa màu.
- Thương bệnh binh: Gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn không may ốm đau
- Hộ nghèo gặp khó khăn., tạm thời mất nguồn sinh sống
- Người lang thang cơ nhỡ.
3.2.2. Nguồn lực huy động và chi cho cứu trợ xã hội đột xuất
Xuất phát từ quan điểm đa dạng hoá nguồn trợ cấp cứu trợ đột xuất nhà nước và nhân dân cùng lo. Mặc khác ngân sách có hạn hẹp nên nguồn lực trợ giúp cũng rất eo hẹp. Tuy vậy công tác chi cứu trợ đột suất trên địa bàn vẫn đạt được những kết quả thiết thực.
Do chưa có văn bản pháp lý quy định cụ thể nên nguồn lực từ ngân sách phục vụ cho công tác cứu trợ xã hội đột xuất nằm trong kinh phí hoạt động thường xuyên của phòng LĐTB và XH. Vì vậy việc chi cho đối tượng chủ yếu theo trường hợp, dựa vào hoàn cảnh và tình hình thực tế của đối tượng cũng như cân đối kinh phí của cơ quan mà có những trợ giúp phù hợp. Tuy vậy trong năm 2001 phòng LĐTB và XH đã trợ cấp khó khăn đột suất cho 4 nhóm đối tượng với tổng số tiền là 33.388.000đ.
- Đối tượng thương bệnh binh, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn không may ốm đau phải nằm viện được cấp từ 100.000 đến 200.000đ
- Những người bị thiên tai mà mất một phần nhà ở được trợ cấp từ 300.000 đến 400.000đ.
- Những người lang thang cơ nhỡ thì tuỳ theo hoàn cảnh thực tế mà phòng có những trợ giúp phù hợp.
3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo ở phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
3.3.1. Thực trạng đói nghèo
Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã cải thiện cơ bản đời sống của đại đa số nhân dân. Song một bộ phận nhân dân trong huyện do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn phải sống dưới chuẩn mực nghèo.
Biểu số 4
Tỷ lệ hộ nghèo ở Huyện Từ Liêm
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Tỷ lệ hộ nghèo
2,60
2,42
2,10
1,8
1,5
Nguồn số liệu: Phòng thống kê Huyện Từ Liêm
Có được kết quả trên phải kể đến sự tác động mạnh mẽ của phát triển kinh tế xã hội. Tiếp đến là hoạt động tích cực của phòng trào xoá đói giảm nghèo. Từ đó mà Huyện Từ Liêm đã cơ bản xoá được đói, công tác giảm nghèo đã và đang đạt được những kết quả tích cực.
3.3.2. Nguyên nhân của đói nghèo
- Việc xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn, và cần thiết, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Song cơ chế mới ra đời, nhiều chính sách mới còn thiếu hoặc không đồng bộ. Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới, nhiều xã tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm tới 40 - 50%. Giá cả giữa 3 khu vực: nông nghiệp - công nghiệp- dịch vụ có sự chênh lệch lớn, thiệt thòi cho nông dân, cho người nghèo.
* Nguyên nhân chủ quan của người nghèo ở Huyện Từ Liêm là thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất, gia đình đông con, thiếu sức lao động do ốm đau, bệnh tật, thiếu vốn, đất đai, các tệ nạn xã hội như cơ bạc, nghiện ma tuý... làm cho người nghèo lại có nguy cơ nghèo hơn.
3.3.3. Các hoạt động xoá đói giảm nghèo
- Phòng LĐTBXH tổ chức điều tra, khảo sát hộ nghèo và đã đề nghị thành phố duyệt trợ cấp cho 15 gia đình với tổng kinh phí 75 triệu đồng.
- Cùng với các ngành chức năng tổ chức cho vay vốn phát triển sản xuất với tổng số vốn vay hàng năm là. Năm 2000 là 2 tỷ đồng, Năm 2001 là 1,799 tỷ đồng.
- Theo dõi và làm thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT cho người nghèo được 10/10 xã thị trấn.
3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội và những kết quả đạt được
* Tệ nạn ngoại dâm:
Phòng LĐTBXH đã phối hợp với các ngành như công an, Văn hoá thông tin kiểm tra 26 nhà hàng phát hiện 4 cơ sở vi phạm nghị định 87/CP tổ kiểm tra đã lập biên bản yêu cầu cơ sở thực hiện đúng nghị định của chính phủ Công an huyện đã lập hồ sơ quản lý, bắt 15 đối tượng hoạt động mại dâm đưa đi cải tạo.
* Tệ nạn nghiện ma tuý
Công tác phòng chống ma tuý đã được triển khai đồng bộ trên toàn huyện và đã được một số kết quả cụ thể:
+ 3.608 hộ đăng ký cam kết phòng chống ma tuý
+ 139 đối tượng cam kết không tái nghiện
+ 72 tổ dân phố tuyên truyền, phòng chống tệ nạn ma tuý đưa 91 đối tượng nghiện, nghi nghiện ra kiểm điểm.
- Hàng tháng phòng LĐTB và XH tổ chức họp giao ban với cán sự phòng chống tệ nạn xã hội ở các xã, thị trấn để nắm tình hình và đề ra biện pháp chỉ đạo kịp thời.
- Phòng LĐTBXH đã trích 9 triệu đồng để mua thanh thử chất ma tuý phục vụ cho công tác phát hiện và phòng chống tệ nạn ma tuý.
- Tổ chức cai nghiện tại gia đình được 50 trường hợp
- Dạy nghề cho 26 đối tượng và đưa 28 đối tượng tái hoà nhập cộng đồng
Phần II
Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho đối tượng chính sách xã hội của phòng LĐTB và XH huyện từ liêm
Phòng LĐTB và XH trực thuộc UBND Huyện Từ Liêm là một đơn vị sự nghiệp thuần tuý không có thu, nên hàng năm họ chỉ quản lý quá trình chi ngân sách các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn huyện.
Muốn quản lý tốt chi ngân sách của đơn vị sự nghiệp thì phải quản lý qua 3 qúa trình.
- Lập kế hoạch chi
- Tổ chức thực hiện kế hoạch chi
- Quyết toán chi hàng năm
I. Lập kế hoạch chi cho đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội
Hàng năm phòng LĐTB và XH lập kế hoạch chi vào tháng 12.
Phòng lập kế hoạch chi muộn hơn so với chế độ
1. Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu khi lập kinh phí ưu đãi xã hội trên địa bàn Huyện Từ Liêm đó là.
+ Dự toán chi ưu đãi xã hội phản ánh một cách đầy đủ các khoản chi dự kiến có thể phát sinh trong kỳ kế hoạch theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do sở LĐTB và XH ban hành.
+ Dự toán chi phí lập theo đúng biểu mẫu, thời gian, đúng mục lục ngân sách nhà nước và chi tiết tới từng tiểu mục để gửi kịp thời cho cơ quan tài chính, sở LĐTB và XH xét duyệt tổng hợp.
2. Căn cứ lập dự toán chi ngân sách cho các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội kỳ kế hoạch. Đây chính là căn cứ mang tính định hướng cho việc xác lập cách chi tiêu chi của dự án chi ưu đãi xã hội. Hàng năm phải dựa vào mức tăng hay giảm của từng đối tượng để lập kế hoạch chi.
- Phân định rõ nhiệm vụ chi mà phòng LĐTB và XH phải đảm bảo.
- Các luật, tiêu chuẩn định mức chi cho đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội do sở LĐTB và XH quyết định, các chế độ chính sách hiện hành làm cơ sở lập toán chi ưu đãi xã hội.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán chi cho các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội năm báo cáo vào các năm trước đó để thống kê và phát hiện ra những hiện tượng trong quá trình quản lý chi ưu đãi xã hội thường xuyên xảy ra như: Tỷ trọng từng khoản chi chiếm bao nhiêu % tổng chi. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn cao.
3. Trình tự lập dự toán ưu đãi xã hội của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
3.1. Tiếp nhận số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán chi ưu đãi xã hội do Sở LĐTB và XH Thành phố Hà Nội giao.
Trong văn bản hướng dẫn thì Sở LĐTB và XH phải cụ thể tổng chi dự kiến kết hợp Phòng LĐTB và XH phải phấn đấu đạt trong 5 kế hoạch tới tình hình cụ thể của đối tượng hướng ưu đãi xã hội Huyện Từ Liêm mà bộ phận kế toán phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm tiến hành lập dự toán kinh phí ưu đãi xã hội.
3.2. Lập dự toán chi ưu đãi xã hội
4. Mẫu biểu lập kế hoạch chi ưu đãi xã hội của phòng LĐTB và XH
- Tên biểu mẫu: dự toán kinh phí ưu đãi xã hội
Mục đích: Lập dự toán kinh phí ưu đãi xã hội là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu chi ưu đãi xã hội dự kiến có thể thực hiện được kỳ kế hoạch, xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế, tài chính và hành chính để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chi đó.
- Dự toán kinh phí ưu đãi xã hội do kế toán lập, sau đó trưởng phòng duyệt và được sở LĐTB và XH Hà Nội kiểm tra.
II. Phân tích tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch chi ưu đãi xã hội
Thời gian phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm thực hiện dự toán kinh phí ưu đãi xã hội là vào tháng 1 hàng năm.
Công việc đầu tiên của lập dự toán kinh phí ưu đãi xã hội là lập dự toán chi ưu đãi xã hội theo quý.
Mục đích:
- Phân bổ các khoản chi ưu đãi xã hội của cả năm được giao phù hợp vưói đặc điểm tình hình kinh tế và số người được hưởng ưu đãi xã hội ở mỗi quý.
- Làm cơ sở cho việc điều chỉnh các khoản trong từng quý, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch mỗi quý, kịp thời, rút kinh nghiệm cho quý sau.
Tình hình thực hiện dự toán chi ưu đãi xã hội của phòng lao động thương binh xã hội Huyện Từ Liêm nói chung là tốt các khoản chi thực hiện của phòng đều đạt 100% so với dự toán. Trong 3 năm thì tổng chi năm 2001 là lớn nhất: 16.367.190.000đ.
Tổng chi năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 8.486.139.000đ và năm 2002 là: 5.461.808.000đ. Có kết quả như vậy là do biến động của các khoản chi trong tổng chi:
- Về khoản chi trợ cấp một lần năm, 2000 đạt 3.052.400.000, năm 20001 đạt 11.700.600.000đ ước tính năm 2002 là 6.280.600.000đ.
+ Chi trợ cấp một lần năm 2001 tăng 8.648.200.00đ so với năm 2000. Đây là khoản chi tăng nhiều nhất trong tổng chi. Nó làm cho tổng chi của Phòng LĐTB và XH tăng lên khá nhiều so với năm trước. Sở dĩ khoản chi này tăng lên như vậy là do Sở LĐTB và XH Hà Nội quyết định tổ chức chi một lần cho các đối tượng chính sách nhiều đợt hơn. Vì vậy năm 2001 tổ chức kế toán ở phòng LĐTB và XH phức tạp hơn do phòng phải thường xuyên thu thập đầy đủ, chính xác những đối tượng có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp một lần.
+ Chi trợ cấp một lần của năm 2002 cũng giảm đi so với năm 2001 là 5.420.000.000đ và tăng lên 3.228.200.000đ so với năm 2000.
Như vậy trong khoản chi trợ cấp một lần của phòng LĐTB và XH thì năm 2000 có số chi nhỏ nhất , năm 2002 có số chi thứ 2 và năm 2001 có số chi lớn nhất.
Chi trợ cấp một lần được phân ra làm 7 khoản chi cụ thể:
+ Ưu đãi kháng chiến
+ Thờ cúng
+ Báo tử liệt sỹ
+ Mai táng phí
+ Tù đầy
+ Tuất lần đầu
+ 1 lần khác
Những đối tượng của các khoản chi trên được hưởng trợ cấp một lần. Tuy nhà nước ta chưa thể đền bù hết được những cống hiến của họ vì tình hình ngân sách có hạn nhưng khoản chi này đã một phần bù đắp cho họ, động viên họ về tinh thần, giải quyết những khó khăn trước mắt.
- Chi trong cấp thương, bệnh binh nặng
Năm 2000 chi 20.000.000đ, nhiều hơn năm 2001 và 2002 là 18.000.000đ khoản chi này thường xuyên đạt kế hoạch 100%.
Khoản chi trong cấp thương bệnh binh nặng của phòng LĐTB và XH năm 2001 và 2002 nhỏ hơn nhiều so với năm 2000. Cụ thể lớn hơn gấp 9 lần so với tổng chi hoặc các khoản chi khác thì khoản chi này không lớn. Nhưng so với năm khác thì chi trong cấp thương bệnh binh năm 2000 là một con số đáng kể. Sở dĩ trợ cấp thương bệnh binh năm 2001 và 2002 giảm đi như vậy là vì năm 2000 phòng LĐTB và XH đã trang cấp cho một số thương bệnh binh nặng, hiện bị tàn tật một số dụng cụ ( đồ vật) thiết yếu như: xe đẩy, nạng, chân giả (làm bằng gỗ và sắt).... giúp họ có điều kiện để gần gũi, hoà nhập với cộng đồng hơn đồng thời giảm bớt việc khó khăn do đi lại. Điều đó có thể khiến những người đã huy sinh một phần xương máu cho tổ quốc tiếp tục làm việc giúp ích cho quê hương. Là tấm gương sáng cho các thế hệ đi sau noi theo. Chính nhờ sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền - Phòng LĐTB và XH là đơn vị trực tiếp thực hiện quyết định chi trang cấp thương binh nặng mà các thương bệnh binh thể hiện, thể hiện được nghị lực của mình" Tàn nhưng không phế".
- Chi Bảo hiểm y tế:
Chi bảo hiểm y tế là một trong các khoản chi công tác xã hội của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm. Khoản chi này luôn đạt 100% so với kế hoạch.
Trong nhiều năm qua chi bảo hiểm y tế là một khoản chi đáng trú trọng của phòng LĐTB và XH. Tình hình sức khoẻ của các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội thường là yếu hơn những người không thuộc đối tượng này mà đời sống cũng vẫn còn khó khăn, chính vì vậy họ cần được các cấp chính quyền quan tâm cả về sức khoẻ. Khoản chi BHYT của phòng LĐTB và XH đã phần nào giúp họ được chăm sóc một cách tận tình nhất.
Chi BHYT năm 2001 ước tính năm 2002 là 160.000.000đ, lớn hơn năm 2000. 60.000.000đ. Sở dĩ khoản chi này tăng lên như vậy là vì bên cạnh những gia đình chính sách thương, bệnh binh đã vơn lên, vượt qua mọi khó khăn làm giàu trên mảnh đất quê hương mình thì còn có những gia đình, cá nhân nằm trong đối tượng chính sách còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chưa thoát khỏi ngưỡng nghèo. Trong đó lý do về sức khoẻ yếu chiếm một phần đa số vì vậy phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đã đề nghị với Sở LĐTB và XH, UBND Huyện Từ Liêm tăng kinh phí để đáp ứng đủ các yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách và đảm bảo 100% đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có BHYT. Khoản chi này tăng lên là rất hợp lý, nó đã gián tiếp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Muốn phát triển được nền kinh tế thì điều đầu tiên là phải có những con người mạnh khoẻ, khoản chi này cũng có ảnh hưởng tốt đến công tác của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm. Vì phòng là đơn vị trực tiếp chi và cấp thẻ BHXH các đối tượng trên địa bàn huyện.
- Chi quà lễ tết.
Quà lễ tết là một khoản chi nhằm động viện, an ủi những gia đình, cá nhân có công với cách mạng. Khiến họ cảm thấy rằng các cấp chính quyền vẫn luôn quan tâm đến họ, làm cho họ tự hào về những cống hiến của mình, lạc quan tin tưởng vào Đảng và nhà nước.
Năm 2001, 2002 khoản chi này là 36.000.000đ lớn hơn năm 2000, 4.000.000, khoản chi này tăng lên là hợp lý vì từ năm 2001 đến 2002 UBND huyện Từ Liêm, Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm tổ chức nhiều cuộc viếng thăm hơn qua các dịp lễ tết đối với các gia đình chính sách xã hội đạt 100% đối tượng chính sách được nhận quà thăm hỏi của UBND Huyện Từ Liêm.
Chi quà lễ tết thường xuyên đạt 100% so với kế hoạch
- Chi ưu đãi giáo dục
Ưu đãi giáo dục là một khoản ưu đãi học đường cho học sinh, sinh viên là con em đối tượng được hưởng chính sách xã hội (con liệt sỹ, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng...) khoản chi này nhằm tạo điều kiện tốt cho các em để trong tương lai những đối tượng này có trí thức, làm cho đất nước ngày càng phát triển.
Năm 2001, 2002 khoản chi ưu đãi giáo dục là 130.000.000 đ. Lớn hơn số chi năm 2000 là 30.000.000.
Sở dĩ năm 2000 có chênh lệch như vậy so với năm 2001 và 2002 vì:
Trong năm 2000 có một số trường hợp do cơ sở không hoàn tất hồ sơ hoặc không chuyển lên phòng xác nhận, xét duyệt do đó đã không được hưởng trợ cấp kịp thời. Điều đó không chỉ gây ra sự thiệt thòi cho các đối tượng mà còn gây nên sự tồn đọng việc giải quyết chính sách, chế độ sang những năm sau. Chính vì vậy mà năm 2001, 2002 khoản chi này tăng lên so với năm 2000.
Khoản chi này tăng lên vì những trường hợp như vậy thì nó có gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm vì họ phải giải quyết việc tồn đọng của những năm trước nên tương đối phức tạp.
- Chi trợ cấp hàng tháng:
Trợ cấp hàng tháng là một trong những khoản chi chiếm con số tương đối cao (sau khoản chi trợ cấp một lần) của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
Chi trợ cấp hàng tháng mang tính chất bảo đảm cuộc sống ổn định cho những đối tượng được hưởng chính sách xã hội. Cứ mỗi tháng họ được hưởng một lần trợ cấp theo mức độ được hưởng của mỗi người.
Khoản chi này thường xuyên đạt 100% so với dự toán.
Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 thì năm 2000 đạt con số cao nhất: 4.497.651.000đ, năm 2001 đạt con số thứ hai là: 4.251.840.000đ, năm 2002 là thấp nhất: 4.213.032.000đ.
Chi trợ cấp hàng tháng năm 2000 lớn hơn năm 2001: 245.811.000đ vì ở năm 2001 việc thực hiện chế độ ưu đãi một lần cho những trường hợp nếu theo đúng chính sách thì đang được hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng do tồn đọng hường theo chính sách mới thì họ phải hưởng trợ cấp một lần. Vì thế khoản chi trợ cấp hàng tháng năm 2001 giảm đi mà trợ cấp một lần thì lại tăng lên ở khoản chi này.
Chi trợ cấp hàng tháng năm 2001 lại lớn hơn 2002 là 38.808.000đ vì có một số đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng bị chết đi do già yếu hoặc do trường hợp khác.
Trong khoản chi trợ cấp hàng tháng được phân ra cho từng đối tượng cụ thể sau:
+ Hoạt động cách mạng
+ Thương binh
+ Bệnh binh
+ Quân nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Phục vụ
+ Ưu đãi tuất
+ Người có công với cách mạng
+ Mẹ Việt Nam anh hùng.
- Khoản chi sách báo lão thành cách mạng
Khoản chi này dùng để trợ cấp báo cho các đối tượng là lão thành cách mạng ( báo an ninh, Hà Nội mới, nhân dân....) theo định kỳ.
Đây là một khoản chi nhằm gián tiếp nâng cao trình độ về văn hoá cho người có công.
Năm 2000 phòng LĐTB và XH đã chi 12.000.000đ cho khoản sách báo lão thành cách mạng, năm 2001: 11.200.000đ và năm 2002 vẫn giữ nguyên số chi của năm 2001.
Trong 2 năm 2001 và 2002 thì chích sách báo lão thành cách mạng giảm đi 800.000 so với năm 2000. Đó là một số lão thành cách mạng chết đi do già yếu vì vậy đối tượng hưởng sách báo bị giảm đi.
Khoản chi này rất hợp lý, nó như một món ăn tinh thần cho các lão thành cách mạng từ đó tạo ra niềm vui, phấn khởi tin tưởng vào đường lối của Đảng của họ.
- Chi lệ phí, nghiệp vụ phí
Là chi cho các cuộc họp, hội nghị, họp giao ban, tiếp khách... mà phòng tổ chức ngoài ra dùng để mua giấy, bút, mực và các đồ văn phòng phẩm khác phục vụ hoạt động trong phòng.
Năm 2000 số chi là 67.000.000đ năm 2001: 75.550.000đ, năm 2002 bằng số chi năm 2001.
Trong 2 năm 2001 và 2002 các hoạt động của phòng nhiều hơn nên số tiền để chi phí phục vụ các công tác chuyên môn cũng tăng lên cụ thể số chi năm 2000 nhỏ hơn năm 2001 và 2002 là 8.550.000đ.
Khoản chi lệ phí, nghiệp vụ phí tăng lên là rất tốt làm cho phòng LĐTB và XH có đủ điều kiện để thực hiện tốt công tác chuyên môn của mình.
Tình hình thực hiện kế hoạch chi của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm năm 2000, 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 đều đạt 100% so với kế hoạch. Tỷ lệ của các khoản chi ưu đãi xã hội có nhiều biến động qua 3 năm vì tổng chi của phòng qua 3 năm chênh lệch nhau khá lớn.
Biểu số 6
Cơ cấu khoản chi của phòng qua 3 năm 2000, 2001, 2002
Đơn vị: 1000đ
Nội dung
2000
2001
2002
TH
Cơ cấu %
TH
Cơ cấu %
ƯTH
Cơ cấu %
I. Trợ cấp hàng tháng
4.497.651
57,0
4.251.840
26,0
4.213.032
38,4
II. Trợ cấp một lần
3.052.400
38,8
11.700.600
71,5
6.280.600
57,2
III. Trang cấp TBB nặng
20.000
0,3
2000
0,01
2000
0,02
IV. BHYT
100.000
1,3
160.000
1,0
160.000
1,4
V. Quà lễ tết
32.000
0,4
36.000
0,22
36.000
0,3
VI Sách báo LTCM
12.000
0,1
11.200
0,006
11.200
0,1
VII. Lệ phí NV phí
67.000
0,8
75.550
0,46
75.550
0,7
VIII. Ưu đãi Giáo dục
100.000
1,3
130.000
0,8
130.000
1,2
Tổng
7.881.051
100%
16.367.190
100%
10.980.382
100%
Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 tổng chi năm 2001 là cao nhất: 16.367.190.000 đ, năm ước thực hiện 2002 đứng thứ 2: 10.980.382.000đ và năm 2000 có số chi nhỏ nhất 7.881.051.000đ
Cơ cấu các khoản so vưói tổng chi không ngừng biến động qua các năm.
- Trong năm 2000 khoản chi trợ cấp hàng tháng đạt tỷ trọng lớn nhất 57% và đứng thứ 2 là khoản chi trợ cấp một lần ( 38,8%). Còn các khoản chi khác như trang cấp thương bệnh binh nặng, BHYT, quà lễ tết, sách báo lão thành cách mạng, lệ phí, nghiệp vụ phí, ưu đãi giáo dục thì chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể khoản sách bão lão thành cách mạng chỉ chiếm tỷ trọng 0,1%, đây là khoản chiếm tỷ trọng thấp nhất. Như vậy trong năm 2000 thì khoản chi trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần là hai khoản chi rất quan trọng. Nó có tác động lớn đến khối lượng công việc và tình hình chi trả ưu đãi xã hội của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
+ Năm 2000 khoản chi trợ cấp hàng tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất:
Trong các khoản chi của phòng LĐTB và XH vì tổng số đối tượng được hưởng chính sách xã hội năm 2000 là 20.630 người ( biểu số 02)
Trong đó đối tượng được hưởng ưu đãi hàng tháng chiếm đa số 19.672 người.
Trong đó:
Mẹ Việt Nam anh hùng : 14 người
Lão thành cách mạng : 20 người
Cán bộ hoạt động kháng chiến : 17.180 mgười
Người có công giúp đỡ cách mạng : 10 người
Gia đình liệt sỹ : 1453 người
Thương bệnh binh các hạng : 954 người
Quân nhân tai nạn lao động : 41 người
Người phục vụ thương binh nặng : 43 người
Còn lại là 958 người được hưởng trợ cấp một lần
Ngoài những đối tượng ở biểu 02 thì phòng LĐTB và XH còn chi trợ cấp một lần cho những đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp một lần khác không có trong biểu cơ cấu đối tượng hưởng chính sách xã hội.
Do đó cơ cấu của khoản chi ưu đãi một lần đứng thứ hai trong biểu cơ cấu các khoản chi của phòng năm 2000.
- Khoản chi sách báo lão thành cách mạng có cơ cấu nhỏ nhất vì số đối tượng là cán bộ lão thành cách mạng chỉ có 20 người ( biểu số 02) vì vậy nên khoản chi mua sách báo cho các đối tượng này là ít nhất trong các khoản chi của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
* Năm 2001
Khác với năm 2000, năm 2001 khoản chi trợ cấp một lần chiếm tỷ trọng cao nhất: 71,5% và khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai là trợ cấp hàng tháng: 26,0% trong tổng các khoản chi năm 2001.
Nguyên nhân vì năm 2001 nhiều người có đầy đủ giấy tờ được UBND huyện xem xét và quyết định cho họ được hưởng trợ cấp xã hội (Biểu 02) nhưng việc thực hiện chế độ ưu đãi kháng chiến cho những trường hợp nếu theo đúng chính sách thì đang được hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng do tồn đọng hưởng theo chính sách mới thì họ sẽ phải hưởng trợ cấp một lần. Vì vậy phòng LĐTB và XH đã làm theo lệnh của sở LĐTB và XH Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm tổ chức nhiều đợt chi trả một lần cho các đối tượng chính sách . Vì vậy năm nay khoản chi trợ cấp một lần chiếm tỷ trọng cao nhất trên khoản chi trợ cấp hàng tháng trong tổng chi 2001.
* Năm 2002
- Khoản chi trợ cấp một lần vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 57,2% và trợ cấp hàng tháng chiếm tỷ trọng thứ hai: 38,4%. Vì tình hình giải quyết chi trả các đối tượng lẽ ra được hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng vì tồn đọng hưởng theo chính sách mới họ phải hưởng trợ cấp một lần vẫn chưa chấm dứt. Phòng LĐTB và XH phải tổ chức chi trong năm nay và do các đối tượng được hưởng chính sách xã hội tăng từ năm 2000 đến 2002 là 209 người ( biểu 02) số người này được xếp vào đối tượng hưởng trợ cấp một lần.
Vì thế chi trợ cấp một lần chiếm tỷ trọng cao nhất trên chi trợ cấp hàng tháng trong tổng chi 2002.
- Khoản chi trang cấp thương bệnh binh nặng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong năm 2001 và 2001 vì theo định kỳ thì thương binh nặng cứ 3 năm được trang cấp dụng cụ chỉnh hình 1 lần mà các thương binh nặng trong huyện đã được trang cấp năm 2000 vì thế năm 2001 và 2002 chưa đến hạn phải trang cấp lại mà chỉ chi vào sửa chữa dụng cụ cho thương binh. Do đó khoản này có tỷ trọng nhỏ nhất trong các khoản chi năm 2001 và 2002.
* Chi trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần chiếm một phần lớn tỷ trọng trong tổng các khoản chi của cả 3 năm. Nó là hai khoản chi chủ yếu của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
Sau đây là tình hình thực hiện khoản chi trợ cấp hàng tháng qua các năm phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
Biểu số 07
Tình hình thực hiện khoản chi trợ cấp hàng tháng qua các năm
Đơn vị: 1000đ
Chi tiêu
2000
2001
2002
DT
TH
% S2
DT
TH
% S2
DT
ƯTH
% S2
1. Hoạt động CM
1.769.720
1.769.720
100
112.032
112.032
100
112.032
112.032
100
2. Thương binh
907.400
907.400
100
1.323.372
1.323.372
100
1.323.372
1.323.372
100
3. Bệnh binh
404.328
404.328
100
671.952
671.952
100
671.952
671.952
100
4. QNTNLĐ, BNN
54.045
54.045
100%
76.536
76.536
100
76.536
76.536
100
5. Phục vụ TB nặng
67.574
67.574
100
94.308
94.308
100
94.308
94.308
100
6. Ưu đãi tuất
1.210.488
1.210.488
100
1.879.308
1.879.308
100
1.863.708
1.863.708
100
7. Người có công với CM
11.232
11.232
100
15.084
15.084
100
15.084
15.084
100
8. Bà mẹ Việt nam anh dùng
72.864
72.864
100
79.248
79.248
100
56.040
56.040
100
Tổng số
4.497.651
4.497.651
100
4.251.840
4.251.840
100
4.213.032
4.213.032
100
Tình hình thực hiện khoản chi trợ cấp hàng tháng năm 2000, 2001 và sáu tháng đầu năm 2002 đều đạt 100% so với dự toán.
Khoản chi hoạt động cách mạng năm 2000 là 1.769.720.000đ.
Đây là một con số lớn so với năm 2001 và ước thực hiện 2002 số chi năm 2000 lớn gấp gần 16 lần so với năm 2001 và ước thực hiện năm 2002 khoản chi này dùng để chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng: lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ hoạt động kháng chiến.
- Chi cho thương binh: Năm 2001 và ước thực hiện là: 1.323.372 nghìn đồng lớn hơn so với 2000: 415.972.000đ. Nguyên nhân năm 2001 và 2002 số đối tượng được hưởng chính sách xã hội là thương binh được UBND huyện xác nhận tăng lên so với năm 2000.
Hầu hết số đối tượng là thương binh tăng lên được xét hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài những thương binh vượt lên hoàn cảnh khó khăn, tình trạng sức khoẻ yếu thì đối với hầu hết các đồng chí là phải sống dựa vào khoản chi trợ cấp hàng tháng này.
- Chi cho quân nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Là chi cho những người bị thương trong kháng chiến nhưng không phải trực tiếp chiến đấu, những người công tác trong môi trường có hại cho sức khoẻ mắc phải bệnh do môi trường làm việc.
Năm 2001, ước thực hiện 2002 có số chi: 76.536.000đ tăng 22.491.000đ so với năm 2000 sở dĩ tăng lên như vậy là vì số đối tượng tăng lên do có đầy đủ giấy tờ và được UBND huyện xem xét xác nhận.
- Chi cho người phục vụ TB nặng năm 2001 ước thực hiện 2002 đạt 94.308.000 tăng 26.734.000đ so với năm 2000. Vì số người được xác nhận là thương binh nặng năm 2001, 2002 tăng lên nên nó tác động đến đối tượng phục vụ làm cho đối tượng này cũng tăng lên.
- Chi ưu đãi tuất: Là một khoản chi ưu đãi cho thân nhân (Bố, mẹ, vợ) của liệt sỹ, thương bệnh binh, lão thành cách mạng từ trần.
Năm 2001, ước thực hiện 2002 chi 1.879.308.000đ tăng 668.820.000đ so với năm 2000 do số gia đình liệt sỹ tăng lên vì có nhiều trường hợp là liệt sỹ nhưng đến năm 2001 thì nhân dân và UBND Huyện Từ Liêm mới công nhận.
- Chi cho người có công với cách mạng năm 2001, ước thực hiện 2000 là 15.084.000đ tăng so với năm 2000 là: 3.852.000đ vì năm 2000 người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp là 72.000đ/tháng. Nhưng từ năm 2001 thì chính sách đối với người có công có thay đổi, các đồng chí được hưởng 114.000đ/ tháng. Do đó khoản chi ưu đãi người có công với cách mạng năm 2001 và ước thực hiện 2002 của phòng LĐTB và XH tăng hơn so với năm 2000.
- Khoản chi nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm 2001 chi 79.248.000đ tăng 6.384.000đ so với năm 2000 và tăng 23.208.000 so với ước thực hiện năm 2002.
Tất cả các mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trong huyện đều được phụng dưỡng rất chu đáo. Mỗi tháng các mẹ được hưởng trợ cấp từ 434.000đ đến 660.000đ/ tháng. Khoản chi này đã mang đến một cuộc sống vật chất ổn định cho các mẹ.
Việc thực hiện chi trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng chính sách xã hội của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm luôn đạt được kết quả tốt. Khoản này nhằm mang lại cuộc sống ổn định cho các đối tượng chính sách.
Tất cả các chỉ tiêu trong chi trợ cấp hàng tháng năm 2001 và ước thực hiện năm 2002 đều tăng so với năm 2000 trừ chi tiêu cho người hoạt động cách mạng.
Bảng 08
Cơ cấu tình hình thực hiện các khoản chi trợ cấp hàng tháng qua các năm
Đơn vị 1000đ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
TH
Cơ cấu %
TH
Cơ cấu %
ƯTH
Cơ cấu %
1. Hoạt động CM
1.769.720
39,3
112.032
2,6
112.032
2,7
2. Thương binh
907.400
20,2
1.323.372
31,1
1.323.372
31,4
3. Bệnh binh
404.328
9,0
617.952
15,8
671.952
15,9
4. QNTNLĐ, BNN
54.045
1,3
76.536
1,8
76.536
1,8
5. Phục vụ TB nặng
67.574
1,5
94.308
2,2
94.308
2,2
6. Ưu đãi Tuất
1.210.448
26,9
1.879.308
44,2
1.863.708
44,2
7. Người có công với CM
11.232
0,2
15.084
0,4
15.084
0,4
8. Mẹ Việt Nam anh hùng
72.864
1,6
79.248
1,9
56.040
1,4
Tổng số
4.497.651
100%
4.251.840
100%
4.213.032
100%
Cơ cấu tình hình thực hiện các khoản chi trợ cấp có nhiều biến động từ chi tiêu thực hiện năm 2000 tới ước thực hiện năm 2002
* Trong năm 2000 khoản chi cho các đối tượng hoạt động cách mạng chiếm tỷ trọng lớn nhất: 39,3% trong tổng số trợ cấp. Như vậy nó là khoản chi quan trọng nhất trong tổng chi trợ cấp hàng tháng. Vì số đối tượng cán bộ hoạt động cách mạng rất nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người được hưởng chi tiêu,trợ cấp, chiếm tỷ trọng thứ hai trong khoản chi trợ cấp hàng tháng là chi ưu đãi Tuất, chỉ tiêu này chiếm tới 26,9% trong khoản chi trợ cấp hàng tháng năm 2000. Như vậy nó cũng là chỉ tiêu quan trọng của khoản chi này chỉ đứng sau chi cho đối tượng hoạt động cách mạng.
Sở dĩ khoản chi này chiếm tỷ trọng cao vì số đối tượng được hưởng ưu đãi tuất tương đối lớn. Ưu đãi tuất được chia làm các loại cụ thể như sau:
+ Tuất liệt sỹ, tuất lão thành cách mạng
+ Tuất lão thành cách mạng hưởng chênh lệch
+ Tuất thân nhân có 2 liệt sỹ
+ Tuất thương bệnh binh từ trần
Tất cả các gia đình, thân nhân liệt sỹ thương bệnh binh từ trần, lão thành cách mạng từ trần đều được hưởng ưu đãi tuất. Mà số người thuộc đối tượng hưởng ữu đãi tuất cũng lớn. Vì vậy chỉ tiêu này là chỉ tiêu có cơ cấu đứng thứ hai trong khoản ưu đãi hàng tháng.
Người có công với cách mạng là chỉ tiêu có cơ cấu nhỏ nhất trong năm 2000, 2001, 2002 chiếm 0,2% trong khoản chi.
Khoản chi này chiếm tỷ trọng như vậy là do trong toàn huyện số đối tượng là người có công với cách mạng có ít nhất so với các đối tượng khác trong tổng số đối tượng. Vì vậy khoản chi cho những đối tượng này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.
* Năm 2001, 2002:
- Chỉ tiêu có tỷ trọng cao nhất trong khoản chi này là ưu đãi tuất chiếm 44,2% trong tổng chi. Nguyên nhân do huyện đã công nhận và quy tập thêm 113 liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ của huyện ( biểu 02). Vì vậy đối tượng được hưởng ưu đãi tuất liệt sỹ tăng, nên đây là khoản chi tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Chi tiêu chiếm tỷ trọng thứ hai trong khoản chi này là chỉ tiêu trợ cấp chi thương binh. Năm 2001 chiếm 31,1% năm 2002 chiếm 31,4% là thương binh.
Nguyên nhân do các đối tượng được hưởng chính sách xã hội trong năm 2001, 2002 tăng và được UBND huyện xác nhận là thương binh.
* Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần là những khoản chi lớn nhất trong tổng chi của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm. Nó góp phần lớn vào việc thực hiện tốt các khoản chi cho đối tượng chính sách của phòng.
Sau đây là tình hình thực hiện các khoản chi trợ cấp.
Biểu số 09
Tình hình thực hiện các khoản chi trợ cấp một lần
Đơn vị: 1000 đ
Chi tiêu
2000
2001
2002
DT
TH
% S2
DT
TH
% S2
DT
ƯTH
% S2
1. UĐKC
2.400.000
2.400.000
100
11.420.000
11.420.000
100
6.000.000
6.000.000
100
2. Thờ cúng
120.000
120.000
100
90.000
90.000
100
90.000
90.000
100
3. Báo tử liệt sỹ
3.600
3.600
100
1.200
1.200
100
1.200
1.200
100
4. Mai táng phí, quy tập mồ mả liệt sỹ
169.800
169.800
100
14.400
14.400
100
14.400
14.400
100
5. Tù đầy
10.000
10.000
100
10.000
10.000
100
10.000
10.000
100
6. Tuất lần đầu
15.000
15.000
100
15.000
15.000
100
15.000
15.000
100
7. 1 lần khác
307.000
307.000
100
150.000
150.000
100
150.000
150.000
100
Tổng số
3.052.400
3.052.400
100
11.700.600
11.700.600
100
6.280.600
6.280.600
100
Khi trợ cấp một lần có nhiều biến động qua 3 năm năm 2000 là thấp nhất ước thực hiện năm 2002 đứng thứ 2 và năm 2001 có số chi lớn nhất chi trợ cấp một lần năm 2001 tăng chủ yếu là ở chỉ tiêu ưu đãi kháng chiến.
- Chỉ tiêu ưu đãi kháng chiến là chi một lần cho các đối tượn hoạt động kháng chiến nhằm đền bù một phần công lao đối với nhân dân của họ.
Năm 2001 chi cho chỉ tiêu này là 11.420.000.000đ tăng rất nhiều so với năm 2000 và ước thực hiện năm 2002. Vì trong năm 2001 phòng lao động thương binh và xã hội dưới sự chỉ đạo của sở LĐTB và XH Hà Nội đã tổ chức chi trợ cấp một lần nhiều đợt hơn. Những đối tượng của chỉ tiêu này tăng lên ở năm 2001. Họ chỉ đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng vì lý do tồn đọng từ những năm trước nên huyện quyết định cho những đối tượng này hưởng trợ cấp một lần vì vậy số người được hưởng trợ cấp một lần tăng lên rất nhiều và phòng LĐTB và XH đã tổ chức nhiều đợt chi trợ cấp một lần hơn ở năm 2001.
- Chỉ tiêu thờ cúng là khoản chi cho những đối tượng hiện đang thờ cúng liệt sỹ, năm 2000 chi 120 triệu đồng nhiều hơn so với năm 2001 và ước thực hiện năm 2002 là 30.000.000đ. Nguyên nhân vì năm 2000 phòng tổ chức chi nhiều đợt hơn năm 2001, 2002.
- Chi tiêu báo tử liệt sỹ năm 2000 là 3.600.000đ tăng 2.400.000đ so với năm 2001 và ước thực hiện năm 2002 và chỉ tiêu mai táng quy tập mồ mả liệt sỹ năm 2000 là 169.800.000đ, tăng 115.400.000đ so với năm 2001 và ước thực hiện 2002.
Vì năm 2000 huyện đã tổ chức tìm kiếm mồ mả các liệt sỹ để đưa về quy tập tại nghĩa trang liệt sỹ của huyện, số liệt sỹ được quy tập về xây dựng mồ mả khá nhiều nên hai chỉ tiêu báo tử liệt sỹ, mai táng quy tập mồ mả liệt sỹ lớn hơn năm 2001 và ước thực hiện 2002.
- Chi tiêu cán bộ tù đầy qua 3 năm là bằng nhau. Chi cho chỉ tiêu này là 10.000.000đ. Năm 2000 huyện có 88 cán bộ tù đầy.
Năm 2001, 2002 có 101 cán bộ tù đầy nhưng trong số 101 cán bộ tù đầy ở năm 2001, 2002 thì có 13 cán bộ được hưởng trợ cấp hàng tháng vì vậy số cán bộ được hưởng trợ cấp một lần qua 3 năm vẫn là 88 người nên chỉ tiêu này qua 3 năm là bằng nhau.
- Chỉ tiêu tuất lần đầu qua 3 năm đều có số chi 15.000.000.
- Chỉ tiêu truy lĩnh một lần khác: Năm 2000 là 307.000.000đ, lớn hơn 2001, ước thực hiện 2002: 157.000.000đ.
Dưới sự lãnh đạo của Sở LĐTB và XH Hà Nội và UBND Huyện Từ Liêm
Phòng LĐTB và XH đã thực hiện tốt các khoản chi trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần.
Sau đây là cơ cấu khoản chi trợ cấp 1 lần qua 3 năm của Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
Biểu số 10
Cơ cấu tình hình thực hiện các khoản chi trợ cấp một lần
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
TH
Cơ cấu %
TH
Cơ cấu %
ƯTH
Cơ cấu %
1. UĐKC
2.400.000
79,6
11.420.000
97,6
6.000.000
95,5
2. Thờ cúng
120.000
3,9
90.000
0,7
90.000
1,5
3. Báo Tử liệt sỹ
3.600
0,1
1.200
0,01
1.200
0,02
4. Mai táng phí, quy tập mồ mả liệt sỹ
169.800
5,6
14.400
0,1
14.400
0,2
5. Tù đầy
10.000
0,3
10.000
0,09
10.000
0,1
6. Tuất lần đầu
15.000
0,5
15.000
0,2
15.000
0,3
7. 1 lần khác
307.000
10
150.000
1,3
150.000
2,4
Tổng số
3.052.400
100
11.700.600
100
6.280.600
100
- Chi tiêu ưu đãi kháng chiến chiếm tỷ trọng cao nhất: 79,6% trong năm 2000, 97,6% năm 2001, 95,5% trong ước thực hiện năm 2002
Như vậy nó là chỉ tiêu quan trọng nhất trong khoản chi trợ cấp qua 3 năm.
- Chỉ tiêu ưu đãi kháng chiến một lần chiếm tỷ trọng 10% năm 2000, 1,3% năm 2001, 2,4% ước thực hiện 2002 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong chi trợ cấp lần đầu qua 3 năm.
- Chi tiêu báo tử liệt sỹ là chi tiêu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong chi trợ cấp một lần. Năm 2000 chiếm tỷ trọng 0,1%, năm 2001 chiếm tỷ trọng 0,01%. Năm 2002 chiếm tỷ trọng 0,02% trong tổng số chi trợ cấp một lần của mỗi năm.
Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm thực hiện kế hoạch chi luôn đạt 100% so với kế hoạch. Thực hiện tốt khoản chi trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần chính là phần lớn nguyên nhân dẫn đến thành công của quá trình thực hiện chi ngân sách cho các đối tượng chính sách của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
2. Mối quan hệ giữa phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm với Sở LĐTB và XH Hà Nội và chi cục kho Bạc trong quá trình thực hiện chi.
- Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm là một đơn vị theo ngành dọc của sở LĐTB và XH Hà Nội. Phòng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo sự chỉ đạo của Sở.
Hàng năm phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm lập dự toán sau đó trình lên Sở LĐTB và XH duyệt. Phòng nhận kinh phí của Sở gửi về để chi cho các đối tượng chính sách xã hội qua chi cục kho bạc huyện Từ Liêm.
3. Hình thức kế toán phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đang sử dụng
Hiện nay phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đang sử dụng hình thức kế toán nhật ký sổ cái:
Phòng LĐTB và XH đang sử dụng các Tài khoản cụ thể sau:
STT
Số hiệu Tài khoản
Tên Tài khoản Kế toán
1
111
Tiền mặt
2
211
Tài sản cố định hữu hình
3
214
Hao mòn TSCĐ
4
312
Tạm ứng
5
311
Các khoản phải thu
6
334
Phải trả viên chức
7
461
Nguồn kinh phí hoạt động
4611
Năm trước
4612
Năm nay
8
466
Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
9
661
Chi hoạt động
6611
Năm trước
6612
Năm nay
Tài khoản ngoài bảng cân đối
008: Hạn mức kinh phí
3. Hệ thống sổ sách chứng từ của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
- Sổ quỹ tiền mặt: ghi toàn bộ các khoản thu chi bằng tiền mặt của Phòng
- Sổ quỹ: ghi toàn bộ các khoản thu, chi để kế toán, thủ quỹ đối chiếu.
- Sổ kiểm kê tiền mặt: Để kiểm kê toàn bộ thu, chi, số dự của toàn bộ các quỹ trong phòng nhằm xác nhận số tiền mặt hiện còn ở quỹ làm căn cứ để ghi sổ quỹ và ghi sổ kế toán.
- Sổ theo dõi hạn mức kinh phí: Dùng để theo dõi tình hình kinh phí, hạn mức kinh phí được cấp, thực thi, thực dút tại kho bạc.
- Sổ kho: theo dõi số nhập, số chi văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động trong phòng.
4. Đường đi của phiếu chi ở phòng LĐTB và XH
Kế toán là người viết phiếu chi giao cho người nhận tiền. Người nhận tiền sẽ mang phiếu chi đến thủ quỹ làm thủ tục nhận tiền. Sau đó thủ quỹ giữ lại phiếu chi. Cuối tháng tất cả những phiếu chi trong tháng được thủ quỹ gửi lên chi Cục kho Bạc huyện Từ Liêm sau khi kiểm tra Chi Cục Kho Bạc sẽ gửi phiếu chi về và lưu ở phòng LĐTB và XH.
+ Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực LĐTB XH của huyện theo đúng quy định.
III. Một số giải pháp để góp phần thực hiện tốt hơn công tác xã hội của phòng lao động thương binh xã hội Huyện Từ Liêm :
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước " Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giũp đỡ cách mạng.
Duy trì đẩy mạnh các hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện pháp lệnh người có công ở huyện, các xã, thị trấn. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc người có công với cách mạng, tập trung là chương trình cải thiện nhà ở, xây dựng, quản lý quỹ " Đền ơn đáp nghĩa" Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công có hoàn cảnh khó khăn.
- Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu hỏi về chế độ chính sách đối với người có công. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý những sai sót trong việc thực hiện chế độ chính sách.
- Duy trì công tác giao ban, tập huấn đối với cán bộ làm công tác lao động Thương binh và Xã hội trên địa bàn huyện.
Phần III
Kết luận và kiến nghị
I. Tầm quan trọng của việc thực hiện chi ưu đãi xã hội cho các đối tượng chính sách.
Tình hình thực hiện chi cho các đối tượng chính sách là nhiệm vụ rất quan trọng của phòng LĐTB và XH.Nó đảm bảo một khoản ổn định cho đối tượng chính sách. Phần lớn các gia đình chính sách đều có cuộc sống khó khăn phải sống dựa vào tiền trợ cấp của nhà nước mà phòng LĐTB và XH là đơn vị trực tiếp chi trả trên địa bàn huyện. Do đó việc thực hiện chi ưu đãi xã hội là một trong những nhiệm vụ đáng chú trọng của phòng LĐTB và XH
Ii. Mặt thành công và mặt còn yếu của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
1. Mặt thành công của phòng LĐTB và XH
Trong các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng trên địa bàn huyện. Phòng LĐTB và XH đã thực hiện tốt nhất chương trình xây dựng nhà tình nghĩa và xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.
1.1. Chương trình nhà tình nghĩa
Bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, nhằm thu hút sự giúp đỡ của các cộng đồng như xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở cho các đối tượng chính sách, phòng đã vận động nhân dân, hội đoàn thể, các cơ quan đơn vị ủng hộ công tiền, hiện vật để xây mới, sửa chữa nhà ở diện chính sách. Phòng LĐTB và XH lập kế hoạch từ đầu năm, kết hợp với các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát về tình trạng nhà ở đồng thời phát động các phong trào ủng hộ " quỹ đền ơn đáp nghĩa" tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động.
Kết quả là 5 chương trình tình nghĩa
Trong 3 năm gần đây:
+ Xây mới 45 nhà tình nghĩa trị giá 1.102.500.000đ
+ Sửa chữa 121 nhà trị giá: 181.500.000đ
1.2. Công tác ổn định đời sống thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động 31% trở lên.
Hiện nay toàn huyện có 46 thương binh, bệnh binh và quân nhân bị tai nạn lao động hạng 1.
Phòng LĐTB và XH đã chi trợ cấp cho các đồng chí rất đúng thời hạn và tiêu chuẩn.
Hàng năm phòng tổ chức thường xuyên các đợt khám và cấp thuốc cho 100% thương binh, bệnh binh nặng đồng thời mời các đồng chí đi điều dưỡng tại trung tâm và tại nhà.
Cho đến nay phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm luôn được công nhận là đơn vị làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chính sách đối với người có công.
2. Mặt còn yếu của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
Về tổ chức thực hiện có những lúc chưa phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể. Việc thực hiện chính sách ở nhiều cơ sở còn thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do trình độ chuyên môn yếu nhưng phòng LĐTB và XH chưa tích cực đôn đốc dẫn tới việc giải quyết chính sách, chế độ còn tồn đọng. Cụ thể là một số trường hợp do cơ sở không hoàn tất hồ sơ hoặc không chuyển lên phòng xác nhận. Nhưng phòng chưa đôn đốc kịp thời do đó đã không được hưởng trợ cấp kịp thời điều đó gây ra sự thiệt thòi không đáng có cho đối tượng.
Việc thực hiện chế độ ưu đãi kháng chiến cho những trường hợp nếu theo đúng chính sách thì đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Nhưng do tồn đọng hưởng theo chính sách mới thì họ sẽ phải hưởng trợ cấp 1 lần. Việc này gây ra một tâm lý không tốt cho các đối tượng ưu đãi bởi có những người bằng nhau về cống hiến nhưng vì họ trục trặc hồ sơ mà bị thiệt thòi.
Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm phải báo cáo sở LĐTB XH để Sở có công văn xin ý kiến chỉ đạo của cục thương binh liệt sỹ và người có công. Vậy thì vướng mắc tồn đọng này sẽ sớm được giải quyết.
III. Một số kiến nghị
Qua nhiều lần điều chỉnh trợ cấp của nhà nước đã góp phần hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ ưu đãi về trợ cấp được điều chỉnh trong những năm vừa qua đã tạ điều kiện cải thiện một phần đời sống người có công. Tuy nhiên với mức độ trợ cấp như hiện nay thì còn thấp, còn được hỗ trợ thêm và không nên phụ thuộc vào mức lươơng tối thiểu.
- Nếu xoá bỏ sự phân biệt giữa chế độ ưu đãi đối với đối tượng là con chính sách khi học công lập và dân lập, thực hiện chế độ ưu đãi với con thương binh, bệnh binh, QNBTLĐ, Bệnh nghề nghiệp ngay cả khi đối tượng đã chết (số lượng này không nhiều vì đa số các cháu đã lớn).
- Cần bổ sung chính sách hỗ trợ học nghề, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các đơn vị trong việc tiếp nhận, hỗ trợ tạo thêm công ăn việc làm cho các con của đối tượng chính sách phù hợp với trình độ chuyên môn.
- Cần thực hiện, cấp đầy đủ thẻ BHYT cho con thương bệnh binh nặng.
Vì thời gian và trình độ của bản thân có hạn, nên chuyên đề này có nhiều thiếu sót nên em rất mong sự thông cảm, sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng LĐTB và XH và các phòng ban khác trong huyện. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô giáo trong trường, các cán bộ phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc thực hiện chuyên đề này.
Mục lục
Phần mở đầu 1
Phần I. Những vấn đề chung về tình hình - kết quả
Hoạt động công tác xã hội ở Huyện Từ Liêm 3
I. Đặc điểm, tình hình ở Từ Liêm liên quan đến lĩnh vực
Chi ngân sách cho công tác xã hội 3
1. Đặc điểm tình hình chung 3
1.1. Đặc điểm tình hình 3
1.2. Những thuận lợi và khó khăn 7
2. Tình hình chung của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm 7
2.1. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng LĐTB và XH
Huyện Từ Liêm 7
2.2. Số người biên chế của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm 10
2.3. Phân công nhiệm vụ ở phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm 10
2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng LĐTB và XH
Huyện Từ Liêm 12
2.5. Sơ đồ bộ máy tổ chức của phòng LĐTB
và XH Huyện Từ Liêm 12
II. Đánh giá thực trạng tình hình kết quả hoạt động
Công tác xã hội ở phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm 13
1. Lĩnh vực TBLS và người có công 13
1.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng 13
1.2. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ đối với
TBLS là người có công 16
1.3. Thực trạng đời sống của TBLS và người có công 18
1.4. Công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện 5 chương trình
chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công 19
2. Lĩnh vực BHXH 20
2.1. Đối tượng tham gia BHXH 20
2.2. Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động 20
2.3. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH
đối với người lao động 20
2.4. Công tác quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH 21
3. Lĩnh vực cứu trợ xã hội ( Cứu trợ xã hội) 22
3.1. Công tác cứu trợ xã hội thường xuyên 22
3.2. Công tác cứu trợ xã hội đột suất 24
3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo ở phòng LĐTB
và XH Huyện Từ Liêm 25
3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội và
những kết quả đạt được 26
Phần II. Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho đối tượng
chính sách xã hội của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm 28
I. Lập kế hoạch chi cho đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội 28
1. Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đã đảm bảo đầy đủ
các yêu cầu khi lập dự toán kinh phí ưu đãi xã hội trên địa bàn
Huyện Từ Liêm 28
2. Căn cứ lập dự toán chi ngân sách cho các đối tượng được
hưởng ưu đãi xã hội 28
3. Quá trình lập dự toán chi ưu đãi xã hội của phòng LĐTB và XH
Huyện Từ Liêm 29
3.1. Tiếp nhận sổ kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán
chi ưu đãi xã hội do Sở LĐTB và XH Hà Nội giao 29
3.2. Lập dự toán chi ưu đãi xã hội 29
4. Biểu mẫu lập kế hoạch chi ưu đãi xã hội của phòng
LĐTB và XH 29
II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi ưu đãi xã hội 30
1. Tình hình thực hiện các khoản chi của phòng LĐTB và XH
Huyện Từ Liêm 31
2. Mối quan hệ giữa phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm với
Sở LĐTB và XH Hà Nội và chi cục kho bạc trong quá trình
thực hiện chi 45
3. Hình thức kế toán phòng LĐTB và XH Huyện
Từ Liêm đang sử dụng 46
4. Đường đi của phiếu chi ở phòng LĐTB và XH 47
III. Một số giải pháp để góp phần thực hiện tốt hơn
công tác xã hội của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm 47
Phần III. Kết luận và đề nghị 48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0126.doc